You are on page 1of 2

Etanol

1. Công thức hoá học

Tên khác: cồn, acol, rượu etylic


2. Điều chế
Phần lớn được điều chế bằng cách lên men rượu, các chất có glucid khác nhau..
hydrat hoá ethylene ở thể khí bằng acid sulfuric có xúc tác ở 300 o C, 70 atm.
Hiệu suất có thể đạt đến 95%.

3. Tính chất
Etanol tan trong nước theo mọi tỷ lệ
4. Kiểm nghiệm
Định tính
- Đo tỷ trọng và quang phổ hâos thu hôngf ngoại
- Phản ứng màu với KMnO4, tạo kết tủa với NaOH và iod

Thử tinh khiết

Độ trong, tính acid- base, tỷ trọng, hấp thu UV, tạp chất bay hơi

5. Cơ chế tác động


Etanol hoà tan màng lipid ở tế bào vi khuẩn gây ra sự rò rỉ các thành phần trong tế
bào chất và làm biến tính không thuận nghịch protein của vi khuẩn. tác động này
đòi hỏi phải có nước để thấm vào bên trong tế bào nên ethanol tuyệt đối lại kém
tác đọng hơn loại 70o. ngược lại, sự pha loãng quá mức sẽ làm cho sự biến tính trở
nên thuận nghịch và etanol chỉ có tác dụng kìm khuẩn.
Etanol có khả năng diệt khuẩn ( giảm 90% mầm hiện diện trong khoảng 30s). diệt
được mycobacterium tuberculosis, không diệt được bào tử.
6. Chỉ định
Được dùng để sát khuẩn da bình thường trước khi tiêm, sát khuẩn cho các vật liệu
nhỏ( ống tiêm bằng thuỷ tinh, nhiệt kế, đầu ống nghe) sau khi được rửa cẩn thận,
ngâm hoàn toàn dụng cụ từ 20 đến 30 phút trong vật chứa kín và vô trùng có
chứa alcol 70o.
Etanol thường được pha them chất màu là xanh methylene nên có màu xanh, việc
này không gây nguy hiểm gì cho người sử dụng mà chỉ nhằm tránh việc etanol
làm thức uống.
7. Chống chỉ định
Đắp lên màng nhầy, vết thương, da trẻ em dưới 30 tháng do lớp sừng còn mỏng
nên bị kích ứng và nguy cơ ngộ độc alcol đi vào máu
8. Tác dụng phụ
Kích ứng da bị tổn thương và màng nhầy, nhất là đối với trẻ sinh non, trẻ sơ sinh
do có lớp sừng rất mỏng.
9. Cẩn thận khi dùng
Tương kỵ với xà phòng
Rất dễ bay hơi, dễ cháy

You might also like