You are on page 1of 6

TRẮC NGHIỆM BỔ SUNG MIỄN DỊCH HỌC

1. Phản ứng quá mẫn do:


A. Mẫn cảm với kháng nguyên
B. Cơ thể đáp ứng sinh miễn dịch
C. Ban đỏ xuất hiện ở da
D. Đáp ứng miễn dịch quá mạnh
E. Tất cả các câu trên đều đúng
2. Suy giảm miễn dịch (thiếu hụt miễn dịch )
A. Do tế bào miễn dịch giảm số lượng
B. Gặp trong nhiễm HIV
C. Suy giảm đáp ứng loại bỏ kháng nguyên
D. Có thể gây thực nghiệm ở chuột
E. Tăng cơ hội loạn sản tương bào
3. Bệnh tự miễn có đặc điểm:
A. Không cần vai trò kháng nguyên
B. Xuất hiện tự kháng thể
C. Kháng thể kháng nhân (+)
D. Tự kháng thể chống kháng nguyên bản thân
E. Tất cả các câu trên đều đúng
4. Đặc điểm của IgE
A. Có thể tồn tại hàng tháng trong tổ chức
B. Thời gian bán lưu ngắn trong máu
C. Có thụ thể Fc trên tế bào mast
D. Liên kết chéo có hoạt tính sinh học
E. Tất cả các câu trên đều đúng
5. Cơ chế giải phóng histamin có thể xảy ra:
A. Không nhất thiết phải có IgE
B. Sự hiện diện IgE là tất yếu
C. Vai trò của kháng nguyên mẫn cảm
D. Sự tham gia của yếu tố di truyền
E. Tất cả các câu trên đều sai
6. Tinh thể Charcot - Leyden trong hen phế quản do
A. Tăng tiết nhầy do phản ứng viêm
B. Tế bào ái toan hướng động đến ổ viêm
C. Tế bào biểu mô đường hô hấp tổn thương
D. Cách gọi của chất hyalin
E. Lắng đọng của dị nguyên hô hấp
1
7. Histamin là chất hoạt mạch có sẳn.
A. Làm giãn mạch tăng tính thấm
B. Gây đau
C. Có nhiều thụ thể chức năng sinh học khác nhau
D. Có trong hạt kiềm bào tương
E. Tất cả các câu trên đều đúng
8. Các hoá chất trung gian có sẳn trong các hạt ái kiềm:
A. Yếu tố hoá hướng động BCAT
B. Histamin
C. TNF - beta
D. Prostaglandin
E. PAF -acether
9. Các hoá chất trung gian thứ phát (hóa chất tân tạo) trong quá mẫn
typ I:
A. Leucotrien
B. Histamin
C. TNF - beta
D. Serotonin
E. Tất cả những câu trên đều đúng
10. Có thể phát hiện tại ổ viêm của phản ứng quá mẫn typ I, các tế
bào:
A. Đại thực bào
B. Bạch cầu trung tính
C. Bạch cầu ái toan
D. Tế bào mast
E. Tất cả những câu trên đều đúng
11. Co thắt cơ trơn tiểu phế quản trong hen phế quản là do:
A. Phản ứng co thắt do kích thích hệ phó giao cảm
B. Vai trò của serotonin
C. Histamin gắn vào thụ thể H1
D. Vai trò của các thụ thể H2 và H3
E. Tất cả các câu trên đều sai
12. Phản ứng muộn của phản vệ chịu ảnh hưởng của:
A. Anti Histamin
B. Nor -Adrenalin
C. Histamin
D. Corticoid
E. Serotonin
2
13. Phù Quinck có thể nguy hiểm do:
A. Bong da toàn thân
B. Thiếu oxy do phù nề đường hô hấp
C. Suy thận
D. Co thắt khí quản cấp tính
E. Tất cả các câu trên đều đúng
14. Triệu chứng hay gặp nhất trong dị ứng thể da và niêm mạc
A. Viêm long đường hô hấp
B. Nổi mề đay
C. Ngứa
D. Phản ứng viêm đỏ
E. Phù nề
15. Điều kiện để kháng nguyên gây quá mẫn typ I:
A. Đã mẫn cảm ít nhất 1 lần
B. Cấu trúc hoá học đơn giản
C. Ở dạng kết hợp
D. Kết hợp với protein bản thân
E. Tất cả các câu trên đều đúng
16. IgE tăng tổng hợp trong điều kiện môi trường
A. Hút thuốc lá
B. Ô nhiễm
C. Sữa bò đối với trẻ em
D. Nhiễm virus
E. Tất cả các câu trên đều đúng
17. Sự khác biệt giữa quá mẫn typ II và typ III về kháng nguyên
A. Bản chất hoá học
B. Đường xâm nhập
C. Ai tính với protein cơ thể
D. Kháng nguyên tế bào/tự do trong máu
E. Sự lắng đọng tổ chức
18. Sự giống nhau về cơ chế bệnh sinh của 2 loại quá mẫn typ II và
typ III:
A. Vai trò của kháng nguyên
B. Vai trò của kháng thể
C. Vai trò của hệ thống bổ thể hoạt hoá
D. Vai trò của các enzym
E. Biểu hiện phản ứng quá mẫn
19. Sử dụng huyết thanh chống nọc rắn độc, cần quan tâm
3
A. Có thể bị nhiễm độc nọc rắn
B. Bệnh huyết thanh cấp và mãn
C. Hiệu quả không cao
D. Quá mẫn phản vệ
E. Phản ứng phụ như suy thận
20. U hạt là
A. Phản ứng quá mẫn muộn
B. Tổn thương dạng tiền ung thư
C. Ung thư dạng tổ chức hạt
D. Có nguyên nhân nhiễm trùng
E. Phản ứng quá mẫn do phức hợp miễn dịch
21.Suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS có cơ chế như sau:
A. Dung giải tế bào TCD4+ trực tiếp
B. Suy giảm chức năng tế bào TCD4+
C. Hiện tượng độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC)
D. Một số tế bào cũng bị dung giải theo như đại thực bào
E. Tất cả các câu trên đều đúng
22. Tổn thương trong bệnh tự miễn
A. Kiểu quá mẫn kích thích
B. Kiểu quá mẫn typ II (IgE)
C. Kiểu quá mẫn typ III (IgG và M)
D. Kiểu quá mẫn typ IV (tế bào)
E. Tất cả câu trên đều đúng
23. Đáp ứng miễn dịch ở người mẹ mang thai giảm do:
A. Nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng tăng
B. Thiếu máu kèm theo
C. Ảnh hưởng nội tiết tố
D. Đáp ứng miễn dịch sinh lý
E. Tất cả các câu trên đều đúng
24. Bệnh globulin miễn dịch đơn dòng
A. Bệnh do rối loạn tổng hợp chuổi globin
B. Bệnh do một dòng tương bào sản xuất chỉ một loại Ig
C. Tổn thương chủ yếu ở sọ
D. Rối loạn điện di protein vùng alpha
E. Tất cả câu trên đều đúng
25. Điều kiện chẩn đoán bệnh tự miễn
A. Vai trò tự kháng thể
B. Vai trò tự kháng nguyên
4
C. Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể
D. Tổn thương thực thể và chức năng tế bào/tổ chức
E. Tất cả câu trên đều đúng
26. Nồng độ IgG tăng trong trong suy dinh dưỡng do:
A. IgG có tốc độ sản xuất mạnh
B. Bù đắp cho tế bào lympho T
C. Không bị ức chế bởi tế bào Ts (tế bào TNF- ức chế)
D. Hoạt hoá đa dòng do nhiễm trùng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
27. Các dòng tế bào lympho "cấm" là những dòng tế bào
A. Bị ức chế hoạt động bởi tế bào Tc (tế bào T độc)
B. Đã bị loại trừ ở giai đoạn huấn luyện tại tuyến ức
C. Không nhận diện các peptid bản thân trong bào thai
D. Chọn lọc thụ động/chọn lọc (+)
E. Tất cả các câu trên đều đúng
28. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh phong ác tính
A. Đáp ứng miễn dịch tế bào suy giảm
B. Phản ứng Misuda dương tính
C. Không tìm thấy trực khuẩn phong ở hạch lympho
D. Chức năng đại thực bào tăng
E. Tất cả các câu trên đều đúng
29. Cơ chế bệnh sinh bệnh tự miễn liên quan:
A. Vai trò của di truyền
B. Vai trò của nhiễm trùng
C. Sự giống nhau giữa kháng nguyên bản thân và ngoại lai
D. Kháng nguyên chưa có dịp tiếp xúc hệ miễn dịch trong thời kỳ
bào thai
E. Tất cả các câu trên đều đúng
30. Kiểm soát sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch quan trọng nhất
A. Vai trò của bổ thể
B. Tốc độ dòng máu tại chổ
C. Tỷ lệ nồng độ kháng nguyên và kháng thể
D. Tích điện tại tổ chức
E. Hiện tượng viêm kèm theo tại tổ chức
1.Thuốc cản quang có thể gây sốc phản vệ nhưng không phải là sốc
phản vệ
(anaphylactiod)
Đúng Sai
5
2.Viêm da tiếp xúc là kiểu quá mẫn phụ thuộc IgE
Đúng Sai
3.Tế bào Langhans là tế bào trình diện kháng nguyên
Đúng Sai
4.Dị ứng thức ăn có thể biểu hiện ngoài đường tiêu hoá
Đúng Sai
5. Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hen phế quản do hít phải
Đúng Sai
6. Sốc thuốc penicillin có thể xảy ra ở người chưa hề có tiền sử dùng
họ beta lactam
Đúng Sai
7. Bệnh tự miễn xuất hiện khi có kháng thể tự miễn trong máu
Đúng Sai

8. Bệnh tự miễn hệ thống hay còn gọi bệnh tổ chức liên kết và viêm
mạch
Đúng Sai
9. Bệnh nhược cơ nặng là bệnh tự miễn hệ thống
Đúng Sai
10. Thụ thể đối với Fc của IgE chỉ có trên tế bào có hạt ái kiềm
Đúng Sai
ĐÁP ÁN
1D 2C 3D 4E 5A 6B 7E 8B 9A 10E
11C 12D 13B 14C 15E 16E 17D 18C 19B 20A
21E 22E 23D 24B 25E 26D 27B 28A 29E 30C
31Đ 32S 33S 34Đ 35Đ 36Đ 37S 38Đ 39S 40S

You might also like