You are on page 1of 7

Ths.Bs. Hồ Thị Mộng Lành.

Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh

QUÁ MẪN VÀ DỊ ỨNG


I. Giới thiệu:

Ở đa số trường hợp, chất gây “dị ứng” thường không độc, không gây đáp ứng
miễn dịch hoặc chỉ là gây đáo ứng sinh học, không có biểu hiện lâm sàng. Tuy
nhiên ở một số người thì đáp ứng thể hiện bằng hiện tượng quá mẫn, xuất hiện
những triệu chứng ở da niêm mạc, hô hấp, hay tiêu hóa. Chất gây dị ứng gọi là dị
nguyên. Bệnh dị ứng là một trong những nguyên nhân thường gặp, ngày càng
nhiều và đã đặt ra một vấn đề thực tế cho sức khỏe cộng đồng.

1
Ths.Bs. Hồ Thị Mộng Lành. Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh

II. Cơ chế bệnh sinh


Cơ chế chủ yếu về những biểu hiện quá mẫn xảy ra là đa dạng và toàn thân.
Theo phân loại của Gell và Coombs thì quá mẫn được chia làm 4 typ.
Quá mẫn typ I hay dị ứng nhanh
- Cơ địa dị ứng ( cơ địa atopy)
- Sản xuất IgE đặc hiệu. Liên quan với IgE
- Triệu chứng hô hấp, mắt, tiêu hóa, da và niêm mạc
- Pảnh vệ gần với quá mẫn nhanh
- Xảy ra ở những người có cơ địa atopy và không có atopy
- Tiếp xúc với các dị nguyên

Quá mẫn typ II hay độc tế bào


- Liên quan các kháng thể IgG và IgM gắn với các kháng nguyên có trên
bề mặt tế bào
- Các kháng thể dẫn đến sự phá hủy tế bào bằng cách hoạt hóa hệ thống
bổ thể hay độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC)

Quá mẫn typ III hay quá mẫn bán cấp


- Liên quan sự tạo thành và lắng đọng các phức hợp miễn dịch (CI)
- Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu:
+ Bệnh huyết thanh: do phức hợp miễn dịch lưu hang và lắng đọng tại
tổ chức
+ Các bệnh phổi do quá mẫn: Các dị nguyên hít vào sẽ tạo thành các
phức hợp miễn dịch tại tổ chức đích, nơi dẫn đến phản ứng viêm
+ Hiện tượng Arthus: Các phức hợp miễn dịch tạo thành ở nơi kháng
nguyên xâm nhập, thường gặp ở da.

Quá mẫn typ IV hay quá mẫn chậm


- Kết quả của sự tụ tập và hoạt hóa các đại thực bào và tế bào lympho T
dưới tác động của các cytokine được tiết ra bởi tế bào lympho T hoạt
hóa do dị nguyên
- Một số biểu hiện lâm sàng của quá mẫn muộn:
+ Chàm do tiếp xúc
+ Phản ứng tuberculin

1.Quá mẫn typ I hay dị ứng nhanh

2
Ths.Bs. Hồ Thị Mộng Lành. Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh

Những biểu hiện của dị ứng nhanh là rất thường gặp và có tỷ lệ mắc tăng
dần. Sự gia tăng này do sự biến đổi của môi trường sống gắn liền với đời sống
công nghiệp hóa, đặc biệt là sự đô thị hóa. Những khuyến cáo liên quan đến tình
trạng dinh dưỡng trẻ em và các yếu tố làm nặng như nhiễm khói thuốc thụ động, ô
nhiễm môi trường… Phản ứng xảy ra nhanh trong vòng vài phút, đôi khi chỉ vài
giây sau khi tiếp xúc với dị nguyên ở người đã được mẫn cảm
1.1. Chế bênh sinh
1.1.1. Yếu tố di truyền (atopy): Cooke là người mô tả đàu tiên về vai trò của tiền
sử gia đình ở người có cơ địa dị ứng. Trẻ không có tiền sư gia đình dị ứng thì tỷ lệ
viêm mũi dị ứng là 17,2%, có cha hay mẹ có cơ địa dị ứng thì tỷ lệ viêm mũi dị
ứng là 25,8%, và nếu cả cha và mẹ cùng có cơ địa dị ứng thì tỷ lệ này là 52,4%.
Những nghiên cứu về gen và nhiễm sắc thể chứng tỏ có sự liên quan giữa các cụm
gen đặc biệt và dị ứng. Tuy nhiên vai trò của yếu tố môi trường góp phần trong sự
gia tăng của bệnh dị ứng.
1.1.2. Yếu tố môi trường làm dễ:
- Các yếu tố lý hóa: nóng lạnh, luyện tập thể thao, lao động nặng, môi trường
ẩm
- Ô nhiễm môi trường trong nhà và bên ngoài: dị nguyên từ mạt bụi nhà, vật
nuôi, nấm mốc, dán, chuột, khói thuốc lá; môi trường bên ngoài như phấn
hoa, khí thải, hóa chất thải công nghiệp, nhiễm xạ, nấm mốc, côn trùng…
1.1.3.Các thành phần tham gia quá mẫn nhanh
- Kháng thể lớp IgE
Những người atopy sản xuất một lượng lớn IgE nhằm đáp ứng kích thích
kháng nguyên.
- Tế bào mast: cư trú ở lớp niêm mạc, ở phổi, ở da và lớp dưới niêm mạc. Các
tế bào mastmang thụ thể gắn với mảnh Fc của IgE (FcεR) có ái lực với IgE.
Sau khi gắn với dị nguyên, chúng dduqoqcj hoạt hóa và giải phóng histamin,
yếu tố co sợi cơ trơn và chất tiền viêm (interleukin -4, IL-5, TNF-α,…)

3
Ths.Bs. Hồ Thị Mộng Lành. Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh

Hình. Các kiểu quá mẫn và cơ chế sinh học gây tổn thương tổ chức
- Bạch cầu ái kiềm: hiện diện chủ yếu trong máu và mang những thụ thể ái
tính mạnh FcεRI. Các hạt bào tương chứa những chất trung gian có sẵn sẽ
giải phóng ra ngoài khi hoạt hóa và gây viêm
- Bạch cầu hạt toan tính: mang những FcεRI có ái lực mạnh với IgE, chứa một
số enzyme, hóa chất trung gian được giải phóng sau khi hoạt hóa tế bào. Các
enzyme bạch cầu hạt ái toan gây độc tế bào biểu mô da, niêm mạc, các tiêm
mao, chất tiền viêm và độc thần kinh (hoạt hóa đầu tận cùng thần kinh phó
giao cảm) gây ngứa, tăng phản ứng mũi hay phế quản. Bạch cầu ái toan tăng
trong máu, lớp nhầy niêm mạc mũi, chất tiết ở mũi, phế quản.
1.1.4. Chẩn đoán gián biệt
- Phản vệ không do IgE (giả phản vệ)
Phản vệ như phản ứng quá mẫn nhanh, tuy nhiên có thể xảy ra ở cá thể
không atopy. Sốc giả phản vệ (anaphylactoid shock) có thể xảy ra do vừa
giải phóng histamin trực tiếp, vừa hoat hóa tế bào mast do hoat hóa bổ thể
(C3a và C5a). Những chất thường gặp là chất thay thế huyết tương , kháng
sinh hay các chất cản quang. Cách điều trị sốc giả phản vệ giống như sốc
phản vệ.

4
Ths.Bs. Hồ Thị Mộng Lành. Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh

- Ngất do cường dây X: hồi phục trong vài phút


- Sốc độc tố hay sau chấn thương xảy ra ở bệnh nhân nhập viện trong phòng
hồi sức, có thể đặt ra vấn đề chẩn đoán gián biệt giữa sốc phản vệ hay sốc á
phản vệ do thuốc.
- Khó thở thanh quản có nhiều nguồn gốc khác nhau (nuốt vật lạ ở trẻ em) có
thể gây triệu chứng như rối loạn hô hấp trong phản vệ.
1.1.5.Dị nguyên
- Thuốc và dược phẩm; nguyên nhân hàng đầu, trong số này là nhóm beta
lactamin. Tuy nhiên, tất cả mọi thuốc đều có khả năng gây dị ứng.
- Huyết thanh kháng uốn ván và kháng bạch hầu có nguồn gốc từ ngựa, là
thủ phạm của sốc phnar vệ trong lịch sử, nhưng gần đây do thay thế bởi huyết
thanh của người nên ít nguy hiểm hơn.
- Truyền máu và những sản phẩm của máu: xảy ra ở người được truyền máu
hay huyết tương, tiêm globulin gamma người,…
- Những chất khác: thúc ăn, nọc độc của côn trùng, latex (găng tay), long vật
nuôi, phấn hoa,…
2. Quá mẫn typ II
Quá mẫn do kết hợp dị nguyên và kháng thể sẽ hoạt hóa bổ thể. Kháng thể
tham gia thuộc lớp IgM và Ig G do ở vị trí 2 củ chuỗi nặng có vị trí hoạt hóa bổ
thể. Bổ thể đươ hoạt hóa sẽ khoeir động phản ứng viêm và hình thành các phức
hợp tấn công màng tạo nên các lỗ thủng trên bề mặt tế bào đích (vi khuẩn) và ly
giải tế bào đích theo cơ chế thẩm thấu.
Loại quá mẫn này có thể gặp trong bệnh tan máu tự miễn do dị ứng với
thuốc (penicciline)
3.Quá mẫn do phức hợp miễn dịch (kháng nguyên- kháng thể)
Nhiều phức hợp miễn dịch có mặt thường xuyên trong cơ thể mà không có
biểu hiện bệnh lý nào, những phức hợp này thường được loại bỏ bởi hệ thống đại
thực bào/ đơn nhân ở gan, lách và phổi. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kích thước,
ái tính tổ chức, và sau khi hoạt hóa bổ thể , sự tạo thành phức hợp miễn dịch có thể
dẫn đến các hiện tượng viêm mạch trong một số bệnh nhiễm trùng ( viêm cầu thận
liên cầu, viêm nội tâm mạc, viêm gan virus C, bệnh phong…), bệnh tự miễn (bệnh
lupus ban đỏ, viêm mạch) hay dị ứng. Phản ứng này có tên gọi là quá mẫn typ III

5
Ths.Bs. Hồ Thị Mộng Lành. Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh

hay quá mẫn bán cấp. Bệnh điển hình như bệnh huyết thanh do sử dụng các loại
kháng huyết thanh (chống bệnh uốn ván, bệnh bạch hầu, chống nọc rắn hoặc dung
gamma globulin điều trị)
4. Quá mẫn muộn (typ IV)
Biểu hiện lâm sàng của quá mẫn muộn là viêm da tiếp xúc ( chàm tiếp xúc).
Cơ chế bệnh sinh của loại này rất khác với các loại quá mẫn trên đây. Cơ chế
không có sự tham gia của Ig cũng như bổ thể mà chỉ là tế bào lympho T và gọi là
quá mẫn qua trung gian tế bào.
4.1. Cơ chế quá mẫn muộn
Sự hoạt hóa tế bào lymphoo T trinh sau khi nhận biết mảnh peptid kháng
nguyên đa được xử lý bởi tế bào trình diện kháng nguyên. Tế bào trình diện kháng
nguyên cần thiết cho sự phát triển và biệt hóa dòng tees bào T sang những tế bào
hiệu ứng. Các tế bào lympho biệt hóa thành tế bào Th1 và đáp ứng miễn dịch sẽ
phát triển theo hướng miễn dịch qua trung gian tế bào. Nếu phản ứng quá mạnh
dẫn đến quá mẫn typ IV
Quá trình này diến ra hai thì: (1) tế bào T hiệu ứng rời tổ chức lympho để
vào tuần hoàn hay hệ bạch huyết, (2) sau cùng nhờ vào các phản ứng bộc lộ trên
màng tế bào, tế bào hoạt hóa phải di chuyển vào tổ chức ngoại vi nơi nó tìm thấy
kháng nguyên. Tế bào T hoạt hóa đến nơi hợt động do sự thay đổi cục bộ bề mặt tế
bào nội mạc ở ổ viêm, các phân tử dính, yếu tố hóa hướng động.
4.2. Những biểu hiện của quá mẫn muộn
Phản ứng quá mẫn muộn kinh điển bằng ban đỏ ngạch hóa(induration)
thường kèm theo và tạo thành những bọng nước ddawwcj trưng trong chàm do tiếp
xúc.
Trong nhiều giờ đầu sau khi tiếp xúc lại kháng nguyên, người ta thấy sự tẩm
nhuận đa dạng các tế bào đơn nhân, bạch cầu hạt trung tính,bạch cầu ái kiềm đồng
thời.
Loại thẩm nhuận này quan sát ở những trường hợp bị mày đay mãn tính. Các
hóa chất trung gian giải phóng bởi tế bào coshatj ái kiềm lamftang thấm thành
mạch, tạo điều kiện cho dòng tế bào đi vào nơi viêm. Mặc khác, tăng tính thấm
mạch bởi các hóa chất trung gian có lẽ có vai trò trong sự tọa xốp và các mụn nước
ở chàm tiếp xúc và mày đay mạn tính.

6
Ths.Bs. Hồ Thị Mộng Lành. Bộ môn Miễn dịch- Sinh lý bệnh

You might also like