You are on page 1of 7

Nguyễn Minh Hiếu

9A

TẬP SAN
THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ
SINH HỌC VIỆT NAM &
QUỐC TẾ
Từ 2021-nay
I. Việt Nam

1. Trong phòng ngừa bệnh tật

Năng lực nghiên cứu, triển khai công nghệ sinh học của nước ta hiện nay đã tiến
được một bước khá dài: từ chỗ chỉ tiến hành những nghiên cứu đơn giản và thường
dừng lại ở phòng thí nghiệm, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu công nghệ
cao được thế giới công nhận và nhiều công nghệ đã được đưa vào sản xuất.

Hiện nay, đã và đang sử dụng các loại vắc xin được sản xuất bằng phương pháp
công nghệ sinh học tiên tiến nhất trên thế giới cũng như trong nước để đáp ứng nhu
cầu phòng bệnh cho nhân dân, loại trừ một số bệnh truyền nhiễm lây lan trong
cộng đồng, như: Công tác khám bệnh, chữa bệnh, công tác tiêm chủng mở rộng
được duy trì thực hiện tại 100% xã, phường, đảm bảo chất lượng, không có tai biến
sau tiêm chủng. Cụ thể, đang sử dụng hiệu quả 56 loại vaccine, trong đó có 8 loại
vaccine sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng phòng chống bệnh trẻ em:
bệnh bại liệt, uốn ván trẻ sơ sinh, bạch hầu, ho gà, sởi, lao, viêm gan B, viêm
phổi/viêm màng não mủ do HIV và nhiều loại vaccine phòng bệnh khác như: quai
bị, viêm gan A, đã tiếp cận chuyển đổi một số loại vaccine thế hệ mới: viêm não
nhật bản, viêm gan siêu vi B, bệnh dại; Sử dụng các men vi khuẩn sống trong điều
trị loạn khuẩn đường ruột.

Nguồn: husta.vn
2. Trong điều trị một số bệnh

Trong chẩn đoán, điều trị bệnh, việc ứng dụng CNSH được thực hiện trong hoạt
động phân tích miễn dịch, phát hiện một số protein có liên quan đến sự hình thành
khối u, xác định sự có mặt của các loại vi khuẩn khác nhau… giúp cho các bác sĩ
xác định bệnh một cách nhanh chóng và chính xác, như: Phương pháp Real time
PCR: định lượng DNA HBV, RNA HCV trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị các
bệnh viêm gan B và C; phát hiện vi khuẩn lao; xác định genotype HCV; xác định
các đột biến kháng Lamivudin của virus HBV; Phương pháp PCR: xác định type
của virus sốt xuất huyết Dengue; virus HPV. Sử dụng một số sản phẩm CNSH
trong điều trị như insulin chữa bệnh tiểu đường, kháng sinh, vitamin, enzyme, các
chế phẩm chẩn đoán, thuốc chữa bệnh. Qua ứng dụng các kỹ thuật CNSH ngành Y
tế phát triển một số mô hình, phương thức khám chữa bệnh mới có hiệu quả. Xây
dựng quy trình ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong việc quản lý và giám sát
công tác điều trị một số bệnh làm giảm lộ trình và kinh phí điều trị bệnh, làm giảm
sự lan truyền bệnh trong cộng đồng.

Nhiều cơ sở y tế đã ứng dụng thành công công nghệ tế bào gốc vào chẩn đoán và
điều trị một số bệnh lý về máu; thực hiện các xét nghiệm phục vụ ghép tủy như
HLA Typing, giải trình tự gen, đếm các marker CD trên hệ thống đếm dòng chảy,
tách tế bào gốc phục vụ ghép tủy….
Nguồn: husta.vn
3. Trong công tác bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các công nghệ,
sản phẩm thân thiện với môi trường, xử lý các chất thải ô nhiễm, phục hồi và phát
triển các hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất nhiên liệu sinh học phục vụ mục tiêu sản
xuất sạch hơn và bảo đảm an ninh năng lượng.

Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo, là một ứng dụng mang tính nhân văn cao của
Công nghệ sinh học. Hiện nay, hiếm muộn ngày càng phổ biến ở cả nam lẫn nữ,
đang là một vấn đề nan giải nhiều người quan tâm. Với sự can thiệp của công
nghệ sinh học trong sinh sản, bao gồm những kỹ thuật như thụ tinh trong ống
nghiệm, vi tiêm tinh trùng vào trứng, … các nhà khoa học và bác sĩ đã đem đến
hạnh phúc cho nhiều gia đình. Thực tế, có rất nhiều trẻ em được ra đời nhờ phương
pháp thụ tinh nhân tạo.

Kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng tối ưu vào quá trình giám định pháp y
như những vấn đề xâm hại tình dục, xác định quan hệ huyết thống hay những dấu
vết sinh học… đem lại tính tiện ích cao trong đời sống của con người.

Công nghệ sinh học được ứng dụng trong nghiên cứu. tìm kiếm. sản xuất thực
phẩm hỗ trợ điều trị, thực phẩm chức năng, tầm soát bệnh tật…Nhờ những thành
tựu của ngành công nghệ sinh học mà đời sống sinh hoạt hàng ngày được đảm bảo
an toàn, tốt hơn rất nhiều. Các sản phẩm sạch, hữu ích cho cuộc sống được sản
xuất trên quy mô công nghệ, ứng dụng vào mọi mặt của đời sống hàng ngày.

Nguồn: husta.vn
II. Quốc Tế
1. Tiềm năng của các loại thuốc điều trị Covid-19

Năm 2021, các nhà sản xuất thuốc Pfizer và Merck đã công bố những kết quả khả
quan của các thử nghiệm lâm sàng một số loại thuốc kháng vi-rút. Hãng Merck
tuyên bố rằng, thuốc Molnupiravir làm giảm 30% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong
ở những người có nguy cơ cao, chưa được tiêm chủng, theo dữ liệu cuối cùng được
gửi cho các cơ quan quản lý. Thuốc kháng vi-rút của Pfizer, PF-07321332 giúp
giảm tỷ lệ nhập viện đến 89% nếu bắt đầu điều trị trong vòng 3 ngày kể từ khi có
triệu chứng.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, thuốc kháng vi-rút không thể thay thế việc tiêm
phòng, nhưng vẫn rất quan trọng và sẽ còn cần thiết hơn nữa khi biến thể mới
Omicron đang lây lan với tốc độ rất nhanh.  
Nguồn: vjst.vn
2. Cơ hội phát triển từ phôi động vật
Trước đây, các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn để có thể nuôi cấy phôi chuột
bên ngoài cơ thể chuột mẹ lâu hơn 3 hoặc 4 ngày. Tuy nhiên đến năm 2021, một
nhóm nghiên cứu đã báo cáo một phương pháp để kéo dài thời gian nuôi cấy đến
11 ngày. Họ đã quay các lọ chứa phôi trên một thiết bị giống như bánh xe Ferris
thu nhỏ. Thiết bị này liên tục trộn lẫn nước dinh dưỡng để tắm cho phôi và đảm
bảo nồng độ oxy, áp suất khí quyển là đồng nhất. Các phôi được nuôi cấy sẽ trải
qua một giai đoạn quan trọng của quá trình tổ chức lại tế bào, phát triển các cơ
quan và mọc ra các chân sau.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng các tế bào da trải qua quá
trình chuyển đổi sang tế bào iPS tạo ra các cấu trúc giống như phôi bào. Những
phôi nang này không phải là phôi thật, nhưng một số trong số chúng có thể cung
cấp một phương pháp thay thế mang tính hướng dẫn và ít gây tranh cãi hơn. Vào
tháng 5/2021, Hiệp hội nghiên cứu quốc tế về tế bào gốc (ISSCR) đã nới lỏng lệnh
cấm về việc nuôi cấy phôi người trong phòng thí nghiệm, theo đó, cho phép thực
hiện các thí nghiệm nuôi cấy phôi kéo dài hơn 14 ngày. Đây được coi là quyết định
mở đường cho các nghiên cứu giúp tháo gỡ các vấn đề từ sảy thai liên tiếp cho đến
cải thiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Nguồn: vjst.vn
1. Hình thành cấu trúc protein - đột phá khoa học của năm
Năm 2021, các dự đoán cấu trúc protein bằng AI đã có bước phát triển vượt bậc
với sự ra đời chương trình mã nguồn mở của mạng nơ-ron học sâu RoseTTAFold,
giúp giải quyết được cấu trúc của hàng trăm loại protein. Không lâu sau đó, số
lượng protein được giải mã đã lên đến 350.000 loại, tương ứng với khoảng 44% tất
cả các loại protein đã biết của con người.
Hiện nay, mã nguồn AlphaFold2 và RoseTTAFold hiện đã được tiết lộ rộng rãi, là
cơ sở dữ liệu phong phú cho các nhà khoa học. Vào tháng 11, các nhà nghiên cứu
ở Đức và Mỹ đã sử dụng AlphaFold2 và cryo-EM để lập bản đồ cấu trúc của phức
hợp lỗ hạt nhân, một tổ hợp gồm 30 loại protein khác nhau kiểm soát việc tiếp cận
nhân tế bào. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng AlphaFold2
để lập bản đồ cấu trúc của gần 200 protein liên kết với DNA, có thể liên quan đến
mọi thứ, từ sửa chữa DNA đến biểu hiện gen.
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu về SARS-CoV-2 đang sử dụng phần mềm
AlphaFold2 để lập mô hình tác động của các đột biến trong protein đột biến của
biến thể Omicron. Bằng cách chèn các axit amin lớn hơn vào protein, các đột biến
đã thay đổi hình dạng của protein, giúp giữ các kháng thể không liên kết với
chúng, từ đó vô hiệu hóa vi-rút.
Bước đột phá trong quá trình dự đoán cấu trúc protein là một trong những tiến bộ
vĩ đại nhất từ trước đến nay, cả về thành tựu khoa học lẫn khả năng tạo cơ sở cho
các nghiên cứu trong tương lai.

You might also like