You are on page 1of 33

BÀI 1:

ĐẠI CƯƠNG HÓA SINH HỌC


1. KHÁI NIỆM

Cổ điển: hoa sinh là môn học nghiên cứu về cơ sở hóa học của sự
sống.

Ngày nay: hóa sinh học là môn học nghiên cứu về thành phần hóa học
của các tế bào trong cơ thể sống, cùng với các phản ứng và các quá
trình mà chúng trải qua.
• Là ngành khoa học cơ bản, đồng thời cũng là một khoa học ứng dụng,

• Là ngành khoa học cơ sở cho các khoa học cơ bản quan trọng khác nhƣ
công nghệ sinh học, sinh học phân tử; hóa sinh học tác động lớn hay
nói rộng hơn là mũi nhọn để định hƣớng và giải quyết các vấn đề phục
vụ cho nông, lâm, ngƣ nghiệp, phục vụ cho y học...

• Chính vì vậy, hóa sinh học không chỉ là công cụ của sinh học mà còn
là công cụ của các chuyên ngành khác liên quan đến sinh học nhƣ
nông, lâm, ngƣ, y dƣợc.
2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
. Môn học hóa sinh đƣợc hình thành trên cơ
sở của sinh học và hoá học. Nó còn liên
quan mật thiết với tế bào học vì hầu hết các
phản ứng hoá học đều xảy ra ở tế bào.

Hoá sinh học gồm 2 phần:

• Hoá sinh tĩnh

• Hoá sinh động.


Hóa sinh tĩnh

Nghiên cứu các chất cấu tạo có trong thành phần của cơ thể sinh
vật ở mức độ phân tử, nguyên tử dựa vào các phƣơng pháp hóa, lý,
các phƣơng pháp phân tích hiện đại. Hóa sinh tĩnh gắn liền rất mật
thiết với hoá hữu cơ. Đây chính là hóa sinh mô tả thành phần và
cấu trúc của phân tử hóa học.
Hóa sinh động

Nghiên cứu các quá trình chuyển hoá, số phận của các chất khi vào cơ
thể, tính đặc hiệu của những phản ứng sinh học nhƣ phản ứng giữa
enzym và cơ chất, phản ứng giữa hormon và các chất tiếp nhận, nghiên
cứu về mặt hoá học của sự trao đổi chất trong mối liên quan với toàn bộ
cơ thể sống và môi trƣờng xung quanh.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Từ thế kỷ XVIII, nhiều hợp chất hữu cơ đã đƣợc tách ra từ thực vật và từ các tổ
chức động vật: acid citric, acid malic, acid tatric, acid oxalic, urea và các
alkaloid.
Năm 1974, Lavoisier đã giải thích đƣợc cơ chế hoá học của sự hô hấp và sự
cháy.
Năm 1828, Friedrich Wöhler điều chế đƣợc carbamid (urea) bằng phƣơng pháp
nhân tạo từ các chất vô cơ.
Cuối thế kỷ 19, đã tìm ra những số liệu về cấu trúc hóa học của axit amin,
saccarit, lipit, bản chất của liên kết peptit, bắt đầu nghiên cứu axit
nucleic.
• Năm 1937, Hans Krebs tìm ra chu trình acid citric (chu trình Krebs),
Lohmann và Shuster tìm ra vitamin B1 là coenzym của pyruvat
decarboxylase.

• Năm 1944 Avery, Maclesa và Mac Carty chỉ ra DNA là cơ sở của sự di


truyền, mở đầu cho môn hóa sinh di truyền.

• Từ năm 1950, cơ bản đã xác định các tính chất chủ yếu cuả các chất và con
đƣờng chuyển hoá các chất trong cơ thể, nghiên cứu cấu trúc phân tử
protein, axit nucleic, liên quan cấu trúc – chức năng, tổng hợp đƣợc insulin.
• Năm 1961, tìm ra mô hình điều hòa gen tổng hợp protein, các
quá trình tổng hợp purin, acid amin, glicid, lipid cũng đƣợc làm rõ.

• Từ 1970, bắt đầu nghiên cứu tổng hợp gen bằng phƣơng pháp hóa học
và tiếp tục nghiên cứu các quá trình sinh tổng hợp acid nucleic,
protein, sự liên quan giữa biến đổi di truyền và các bệnh lý y học.
3. MỤC ĐÍCH CỦA HÓA SINH HỌC
• Mô tả và giải thích ở mức độ phân tử tất cả các tiến trình hóa học diễn
ra trong tế bào và cơ thể sống.
• Hóa sinh học sẽ cho biết:
+ Các phân tử hiện diện trong tế bào và cơ thể.
+ Cấu trúc của các phân tử
+ Chức năng của từng phân tử.
+ Mối liên quan giữa quá trình hoá học và sinh vật học.
+ Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng sống của các cơ quan trong
cơ thể.
+ Cơ chế điều hoà toàn bộ quá trình sống
4. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CƠ THỂ SỐNG

Trong cơ thể sống, nƣớc là thành phần quan trọng nhất. Trừ một số mô
hoặc loại tế bào (các hạt thực vật, các bào tử mô xƣơng, mô mỡ), lƣợng
nƣớc của chúng không đạt đến 80%, còn lƣợng nƣớc của một số sinh vật
khác cũng vƣợt quá 90% (toàn bộ lƣợng nƣớc của cơ thể con 14 ngƣời
khoảng 50-70%).
Chúng ta đã phát hiện đƣợc hơn 60 nguyên tố có trong cơ thể sống.
Các nguyên tố này có trong cơ thể với những lƣợng rất khác nhau.
Một số đƣợc coi là những nguyên tố cần thiết để xây dựng cơ thể
và phục vụ cho sự phát triển bình thƣờng của cơ thể; một số khác
thì chức năng sinh học của chúng chƣa đƣợc biết rõ
C,H,O,N,S,P,Cl,Ca,Mg,K,Na đều là những nguyên tố rất cần thiết đối
với cơ thể sống, 11 nguyên tố này chiếm gần 100% khối lƣợng toàn phần
của thực vật và động vật. Những nguyên tố ở dạng vết đƣợc gọi là yếu tố
vi lƣợng, vai trò quan trọng của chúng đối với cuộc sống cũng dần dần
đƣợc sáng tỏ đó là những ion kim loại nặng Co, Zn, Mn, Mo; trong
trƣờng hợp các cơ thể động vật bậc cao còn có I.
Nhiều hợp chất hữu cơ trƣớc đây đƣợc coi nhƣ là riêng biệt thuộc giới sinh
vật, nay cũng đã đƣợc nghiên cứu, tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Đó
là các protein, nucleic acid, glucid, lipid, enzyme và vitamin.

Đây là những chất chiếm vị trí hàng đầu trong sinh học và cũng chính là
đối tƣợng nghiên cứu chính của hóa sinh học
5. MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA HÓA
SINH
Trong quá trình phát triển của mình, nhiều ngành nhỏ của hoá
sinh đã ra đời.

Về hoá sinh một số chức phận hệ thống quan trọng có hoá sinh
miễn dịch, hoá sinh di truyền, đặc biệt một ngành mới gần đây
đã xuất hiện đó là công nghệ hoá sinh.

.
Năm 1980, Paul Berg đƣợc giải thƣởng Nobel bởi công trình nghiên cứu
gắn các mẫu DNA. Năm 1981-1982, thành tựu tổng hợp gen α -
interferon gồm 514 đôi base bởi Leicester đã đƣợc thực hiện.

Từ đó đến nay hàng loạt công trình khác về nghiên cứu hoá sinh
đã đƣợc áp dụng trong lĩnh vực khoa học.
• Gần đây, năm 1997 giải thƣởng Nobel y học trao cho Staley Prusiner
về công trình nghiên cứu prion, một khái niệm mới về "nhiễm khuẩn",
gây bệnh não thể xốp ở ngƣời và động vật.

• Prion (PrP) là protein tồn tại hai dạng đồng phân alpha và bêta. Ở cơ
thể khoẻ mạnh thì PrP có dạng alpha còn khi cơ thể bị bệnh thì dạng
alpha bị duỗi ra và xếp thành các băng song song gọi là PrP bêta.

• Dạng này rất bền với enzyme tiêu hoá và không bị phá huỷ ở nhiệt độ
cao (đến 200o C).
Do vậy prion nhƣ là tác nhân gây bệnh hoàn toàn mới đƣợc bổ sung vào
danh sách những tác nhân gây bệnh nhƣ virus, vi khuẩn, nấm.

Công trình này đƣa ra khái niệm bệnh lý phân tử hoàn toàn mới trong
sinh học và y học. Công trình không chỉ phát hiện ra tác nhân gây bệnh
xốp não mà còn đặt nền móng cho sự tìm hiểu cơ chế mất trí liên quan
đến bệnh già và bệnh Alzheimer, cũng nhƣ đặt nguyên tắc chặt chẽ cho
việc ghép các cơ quan phủ tạng của động vật cho con ngƣời và thuốc
men chế từ động vật dùng cho ngƣời.
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC (tt)
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC (tt)
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC (tt)
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC (tt)
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC (tt)
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC (tt)
6. VAI TRÒ HÓA SINH HỌC (tt)
7. DỰ ÁN BỘ GEN NGƢỜI
(HUMAN GENOME PROJECT – HGP)
• Dự án Bản đồ gene Ngƣời là một dự án nghiên cứu khoa học mang tầm
quốc tế. Mục đích chính của dự án là xác định trình tự của các cặp cơ
sở (base pairs) tạo thành phân tử DNA và xác định khoảng 25.000
gene trong bộ gen của con ngƣời.
7. DỰ ÁN BỘ GEN NGƢỜI
(HUMAN GENOME PROJECT – HGP)
• Dự án khởi đầu vào năm 1990
với sự đứng đầu của James D.
Watson và sau đó là Francis
Collins.
• Bản phác thảo đầu tiên của bộ
gene đã đƣợc cho ra đời vào năm
2000 và hoàn thiện vào năm
2003.
7. DỰ ÁN BỘ GEN NGƢỜI
(HUMAN GENOME PROJECT – HGP)
Nguồn quĩ dự án đến 3 tỉ đôla đƣợc thành lập năm 1990 bởi Bộ Năng lƣợng
Mỹ và Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ và các tổ chức Từ thiện tại Anh, tổ chức
Wellcome Trust tài trợ cho Viện Sanger (mà sau này là Trung tâm Sanger) tại
Anh Quốc, cũng nhƣ nhiều nhóm khác trên khắp thế giới.

Các nhà di truyền học từ khắp nơi trên thế giới đã đƣợc mời tham gia Dự án.
Ngoài Hoa Kỳ, tập đoàn quốc tế bao gồm các viện và trƣờng đại học từ
Vƣơng quốc Anh, Pháp, Úc, Trung Quốc và Đức. Các nhà khoa học từ nhiều
quốc gia khác cũng tham gia.
7. DỰ ÁN BỘ GEN NGƢỜI (tt)

Dự án bộ gen ngƣời đã hình thành kế hoạch chi tiết đầu tiên cho một
ngƣời và vẫn là dự án sinh học hợp tác lớn nhất mà nhân loại đã từng
hoàn thành. Vì dự án đã giải trình tự bộ gen của nhiều sinh vật, nhà
khoa học có thể so sánh chúng để khám phá các chức năng của gen và
xác định gen nào cần thiết cho cuộc sống.
7. DỰ ÁN BỘ GEN NGƢỜI (tt)
Các nhà khoa học đã lấy thông tin và kỹ thuật từ Dự án và sử dụng chúng để
xác định gen bệnh, đƣa ra các xét nghiệm bệnh di truyền, và sửa chữa các
gen bị hƣ hại để ngăn chặn các vấn đề trƣớc khi chúng xảy ra.

Thông tin đƣợc sử dụng để dự đoán cách một bệnh nhân sẽ đáp ứng với một
điều trị dựa trên một hồ sơ di truyền.

Trong khi bản đồ đầu tiên mất nhiều năm để hoàn thành, các tiến bộ đã dẫn
đến trình tự nhanh hơn, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sự biến đổi
di truyền trong quần thể và xác định nhanh hơn những gen cụ thể làm.
8. VỊ TRÍ MÔN HÓA SINH TRONG ĐÀO
TẠO DƯỢC SĨ
• Là môn cơ sở phục vụ cho các môn nghiệp vụ
• Cấu trúc, tính chất và nồng độ các phân tử sinh học trong các tế bào,
dịch sinh học.
• Qúa trình sinh tổng hợp, thoái hóa các chất trong quá trình sử dụng
thuốc
• Các quá trình trao đổi các chất, vận chuyển các chất và năng lượng
cung cấp khi sử dụng thuốc.
• Dễ dàng tiếp cận môi trường dược lâm sàng tại bệnh viện.
Cám ơn đã lắng nghe!

You might also like