You are on page 1of 3

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?


Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Nó
thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm và sưng hạch bạch huyết. Phát
ban trên mặt hoặc cơ thể có thể xuất hiện vài ngày sau đó. Kể từ tháng 5 năm 2022,
nhiều ca bệnh đậu mùa ở khỉ đã được tìm thấy ở các quốc gia.
2. Bệnh đậu mùa ở khỉ lây lan như thế nào?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người
này sang người khác khi:
 Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng
trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da
 Ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với các vật dụng của người
bệnh (chăn ga gối nệm, khăn mặt, quần áo,…) hoặc tiếp xúc với các
tổn thương da của người bệnh cũng có thể khiến một người bị nhiễm
bệnh đậu mùa khỉ.
 Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến
bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá
trình sinh nở và sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ
đang mắc bệnh.
3. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi một người mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

 Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên)


 Đau đầu dữ dội
 Đau mỏi lưng và các cơ
 Ớn lạnh
 Mệt mỏi uể oải
 Nổi hạch

Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1
đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:

 Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban
trên mặt)
 Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương
đối cao, lên đến khoảng 75%)
 Miệng
 Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)
 Cơ quan sinh dục

4. Biện pháp phòng tránh


Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm

 Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa
khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa
khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
 Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ,
đã qua kiểm định.
 Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật
dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
 Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
 Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ
sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
 Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine ngừa bệnh đậu mùa
khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85%
nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
 Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông
tin bệnh.

You might also like