You are on page 1of 29

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y- DƯỢC ĐÀ NẴNG

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, NGUY CƠ VÀ PHÒNG


NGỪA MẮC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
KHI THỰC TẬP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
CỦA SINH VIÊN KHOA XÉT NGHIỆM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG NĂM 2023

NHÓM: 5
LỚP: ĐHKTXN Y HỌC 10A
CHUYÊN NGÀNH: KĨ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

ĐÀ NẴNG – 2023
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y- DƯỢC ĐÀ NẴNG

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, NGUY CƠ VÀ PHÒNG


NGỪA MẮC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
KHI THỰC TẬP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
CỦA SINH VIÊN KHOA XÉT NGHIỆM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG NĂM 2023

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : CÔ BÙI THỊ MỸ LINH


CÔ NGÔ THỊ BÍCH NGỌC
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ HIỀN THƯƠNG
TRẦN THỊ THÙY TRANG
NGÔ PHƯƠNG UYÊN
TRẦN NGUYỄN KHÁNH VÂN
NGUYỄN NGỌC XUÂN VY
VÕ THỊ XUÂN MAI
LÊ THỊ TRÀ MY
PHẠM NGUYỄN THẢO NGUYÊN

ĐÀ NẴNG – 2023
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................2
1.1 Các khái niệm..............................................................................2
1.2 Một số yếu tố liên quan................................................................4
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.........................4
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......6
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................6
2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu...............................6
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................6
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................15
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..............................15
3.2 Mô tả kiến thức và thái độ về nguy cơ phòng ngừa mắc bệnh
truyền nhiễm....................................................................................15
3.3 Phân tích các yếu tố đến kiến thức và thái độ về nguy cơ phòng
ngừa mắc bệnh truyền nhiễm...........................................................16
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU............................................................18
DỰ TRÙ KINH PHÍ.........................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................20
PHỤ LỤC...........................................................................................21
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC................................................25
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lây nhiễm trong các cơ sở y tế là một mối quan tâm hàng đầu trong công
tác thực hành y khoa, vì khác biệt với môi trường cộng đồng, trong môi trường
của cơ sở y tế là nơi tập hợp nhiều nguồn lây nhiễm kết hợp với điều kiện đặc
thù như cường độ làm việc cao, trực đêm, cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ lây
nhiễm cho nhân viên y tế và sinh viên thực tập thông qua các đường máu, hô
hấp, tiếp xúc trực tiếp [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong tổng số 35 triệu
nhân viên y tế trên thế giới, mỗi năm có 2 triệu người tiếp xúc qua da với bệnh
truyền nhiễm. Trong đó, khoảng 40% bị phơi nhiễm virus viêm gan B, 40% phơi
nhiễm virus viêm gan C, 2,5% phơi nhiễm HIV do tổn thương vì kim đâm.
Trong dịch SARS năm 2003, có 1% ca nhiễm bệnh qua tiếp xúc là nhân viên y
tế [2]. Nguy cơ lây nhiễm sẽ còn cao hơn với đối tượng là sinh viên thực tập tại
các cơ sở y tế vì đây là những đối tượng còn thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi do áp
lực học tập và phải tham gia vào môi trường làm việc rất khẩn trương và có
nhiều nguyên tắc phải tuân thủ. Một số nghiên cứu liên quan cho thấy chỉ có
36,8% sinh viên trường cao đẳng Y tế Kiên Giang thực hành xử lý vết thương
đúng sau tổn thương [3]. Tại trường Đại học Y khoa Vinh có 63% sinh viên xử
lý sai vết thương sau khi bị tổn thương [4]. Sinh viên ngành Kỹ thuật xét nghiệm
y học có thời gian thực hành lâm sàng chiếm thời lượng lớn trong chương trình
đào tạo cùng với đặc thù công việc thu thập, xử lý và phân tích mẫu bệnh phẩm
nên nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố lây nhiễm là tương đối cao. Việc tiến hành
nghiên cứu về kiến thức, thái độ của sinh viên về bệnh truyền nhiễm và cách
phòng ngừa để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh cho phù hợp trong
chương trình đào tạo là hết sức cần thiết. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu
tương tự trên đối tượng sinh viên của Khoa Xét nghiệm y học, Trường Đại học
Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng. Với những điều kiện trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện nghiên cứu này với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ sinh viên có kiến thức và thái độ đúng về nguy cơ mắc các bệnh
truyền nhiễm khi thực tập.

1
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng về nguy cơ
mắc các bệnh truyền nhiễm khi thực tập.

2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các khái niệm
1.1.1. Bệnh truyền nhiễm và phân loại bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ
động vật sang người, do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gây ra. Tác nhân gây
bệnh truyền nhiễm có thể là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Tuy nhiên,
không phải bệnh truyền nhiễm nào cũng có mức độ nặng – nhẹ giống hệt nhau.
Phân loại bệnh truyền nhiễm tùy thuộc đặc điểm của bệnh:
Bệnh truyền nhiễm nhóm A
Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có
khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa
rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại
liệt, cúm A-H5N1, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la
(Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg) gây ra, bệnh sốt Tây sông Nile,
bệnh sốt vàng, bệnh tả, viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh và chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Bệnh truyền nhiễm nhóm B
Bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng
lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm: Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno), bệnh
do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS),
bệnh bạch hầu, cúm, dại, ho gà, lao phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người, lỵ A-
míp, lỵ trực trùng, quai bị, sốt Dengue), sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, sốt phát
ban, bệnh sởi, tay-chân-miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, thương hàn, uốn ván,
bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon), viêm gan vi rút, viêm màng não do não mô cầu, viêm
não vi rút, bệnh xoắn khuẩn vàng da, tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota). Các yếu tố
liên quan………
Bệnh truyền nhiễm nhóm C

3
Bệnh truyền nhiễm nhóm C bao gồm các bệnh ít nguy hiểm và có khả năng lây
truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm: Bệnh do Chlamydia, giang mai,
bệnh do giun, bệnh lậu, bệnh mắt hột, bệnh do nấm Candida albicans, bệnh
Nocardia, bệnh phong, bệnh do vi rút Cytomegalo, bệnh do vi rút Herpes, bệnh
sán dây, sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột, bệnh sốt mò, ,sốt do Rích-két-si-a
(Rickettsia), sốt xuất huyết do vi rút Hanta, bệnh do Trichomonas, bệnh viêm da
mụn mủ truyền nhiễm, viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Coxsackie,
viêm ruột do Giardia, viêm ruột do Vibrio Parahaemolyticus và các bệnh truyền
nhiễm khác.[5]
1.1.2. Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong phòng thí nghiệm
Phòng ngừa chuẩn được định nghĩa là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp
dụng cho tất cả những người bệnh trong bệnh viện không tùy thuộc vào chẩn
đoán và tình trạng nhiễm trùng của người bệnh. Mục tiêu của phòng ngừa chuẩn
là nhằm phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm chéo qua máu, dịch tiết cơ thể, chất
tiết (trừ mồ hôi) cho dù chúng được nhìn thấy có chứa máu hay không, và da
không lành lặn và niêm mạc. Coi tất cả máu, dịch sinh học, các chất tiết, chất bài
tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Đây là biện pháp phòng
ngừa quan trọng nhất, nhằm hạn chế cả sự lây truyền từ người sang người cũng
như từ người sang môi trường.
Các biện pháp phòng ngừa chuẩn:
- Vệ sinh tay
- Mang phương tiện phòng hộ
- Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp
- Sắp xếp người bệnh thích hợp
- Xử lí dụng cụ y tế để dùng lại cho người bệnh
- Tiêm an toàn và phòng ngừa phơi nhiễm do vật sắc nhọn
- Xử lí đồ vải
- Vệ sinh môi trường
- Quản lí chất thải rắn y tế[6]
4
1.1.3 Các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong phòng thí nghiệm
Nhân viên y tế (NVYT) có nguy cơ bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh lây
truyền qua đường máu, bao gồm viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và virus
HIV. Phơi nhiễm xảy ra do kim hoặc các vật bén bị vấy máu /dịch tiết của người
bệnh đâm phải (phơi nhiễm qua da) hoặc do máu /dịch tiết của người bệnh bắn
vào mắt, mũi, miệng, da không lành lặn của nhân viên (phơi nhiễm qua đường
niêm mạc)[7]

1.2 Một số yếu tố liên quan


1.2.1. Giới tính
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Thủy năm 2018 cho thấy sinh viên nữ có thái
độ tích cực về phòng ngừa cao gấp 4,1 lần so với sinh viên nam với CI 95%
(1,7 - 7,9).[4]
Theo nghiên cứu của Trần Phước Thịnh năm 2023 không có sự khác biệt đáng
kể khi các tỷ lệ sinh viên có thái độ đúng giữa các nhóm nam và nữ tỷ lệ lần lượt
là 55,2% và 55,6% (p>0,05) [8]
1.2.2. Năm học
Theo nghiên cứu của Trần Phước Thịnh năm 2023 sinh viên năm 3 có kiến thức
đúng hơn so với sinh viên năm 4 , tỷ lệ lần lượt là 56,1% và 52,3% [8]
1.2.3. Yêu nghề
Theo nghiên cứu của Trần Phước Thịnh năm 2023 sinh viên yêu nghề đều có
kiến thức và thái độ kém hơn sinh viên không yêu nghề [8]
1.2.4 thời gian đọc và học tài liệu liên quan đến bệnh truyền nhiễm
Theo nghiên cứu của Trần Phước Thịnh năm 2023 Nhóm sinh viên có thời gian
học, đọc tài liệu về bệnh truyền nhiễxm trong 3 tháng gần đây có kiến thức tốt
hơn so với sinh viên có thời gian đọc tài liệu xa hơn và chưa bao giờ đọc. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi p=0,003 [8]
1.2.5. Đã từng được hướng dẫn những nội dung liên quan bệnh truyền
nhiễm
Theo nghiên cứu của Trần Phước Thịnh năm 2023 kiến thức tốt hơn ở sinh viên
có được hướng dẫn học và đọc những kiến thức liên quan tới bệnh truyền nhiễm
tại cơ sở thực hành. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với
p=0,177 [8]
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
1.3.1. Trong nước:
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu và báo cáo liên quan đến việc phòng ngừa
mắc các bệnh truyền nhiễm khi thực tập của sinh viên các trường đại học.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Thủy và Trương Tuấn Anh tại trường
Đại học Y khoa Vinh năm 2018 có 5,9% sinh viên cử nhân điều dưỡng có kiến
thức đạt về phòng ngừa chuẩn. Có 65,9% sinh viên có thái độ tích cực về phòng

5
ngừa chuẩn, 33,2% có thái độ trung tính và chỉ có 0,9% có thái độ tiêu cực trong
phòng ngừa chuẩn.[4]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Thư, Dương Lê Hiền Thục và cộng sự
tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021 tỷ lệ sinh viên đạt yêu cầu chung
về kiến thức và thực hành dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS lần
lượt là 57,2% và 14,1%. Tỷ lệ sinh viên phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS
là 8%. Sinh viên ở nhóm kiến thức đạt và không đạt có tỷ lệ thực hành đạt lần
lượt là 18,7% và 7,8% (OR=2,708, p<0,001).[9]
Theo nghiên cứu của Minh Thị Thùy Trang , Nguyễn Minh Tân và cộng
sự tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022 tỷ lệ sinh viên đạt kiến thức
chung đúng về nguy cơ mắc và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khi thực tập
đạt 53,9% (160/297) và đạt thái độ chung đúng đạt 55,6% (165/297). Có mối
liên quan giữa yếu tố thời gian học, đọc tài liệu về bệnh truyền nhiễm với kiến
thức đúng về nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm (p=0,003).[10]
1.3.2 Nước ngoài
Đánh giá kiến thức của sinh viên Đại học Khoa học Y khoa Zahedan về
VHI và các yếu tố liên quan. Được thực hiện trên 356 sinh viên của Đại học
Khoa học Y khoa Zahedan. Điểm kiến thức tối đa là 100.Tổng điểm trung bình
của học sinh là 40,2±18,2. Điểm kiến thức trung bình về viêm gan A và E
(32,8±22,7), viêm gan B, C và D (47±18,6), về triệu chứng và cách điều trị
(32,1±13,5) và về cách phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng này là 58±27,3. Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức của sinh viên với trình độ
trung bình, ngành, học kỳ và trình độ sau đại học (p<0,05)[11]
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong tổng số 35 triệu nhân viên y tế trên thế
giới, mỗi năm có 2 triệu người tiếp xúc qua da với bệnh truyền nhiễm. Trong
đó, khoảng 40% bị phơi nhiễm virus viêm gan B, 40% phơi nhiễm virus viêm
gan C, 2,5% phơi nhiễm HIV do tổn thương vì kim đâm. Một nghiên cứu
tại Palestine cho thấy có hơn 40% sinh viên đã trải qua ít nhất một tổn thương
do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn khi thực hành. . Trong dịch SARS năm 2003,
có 1% ca nhiễm bệnh qua tiếp xúc là nhân viên y tế.[2]

6
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên năm 1, 2, 3, 4 khoa xét nghiệm y học trường
Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng năm 2023
- Tiêu chí lựa chọn: sinh viên năm 1 2 3 4 hệ chính quy khoa xét nghiệm y học
trường đại học KTYD đà nẵng
- Tiêu chí loại trừ: sinh viên từ chối tham gia , sinh viên hệ lưu thông vừa học
vừa làm, sinh viên bảo lưu kết quả học tập

2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu


2.2.1. Thời gian nghiên cứu: 10/2023 - 6/2024
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: khoa xét nghiệm y học trường Đại học Kỹ thuật Y
Dược Đà Nẵng

2.3. Phương pháp nghiên cứu


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu (nếu có): toàn bộ
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu (nếu có cỡ mẫu): chọn mẫu toàn bộ
2.3.4. Biến số nghiên cứu và phương pháp đo lường các biến số
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
ST Tên biến Mô tả biến Loại biến Phương pháp thu
T thập
1 Họ và tên Định danh Bộ câu hỏi tự điền
2 Tuổi Tính theo năm Định lượng Bộ câu hỏi tự điền
dương lịch
3 Giới tính Nam /Nữ Nhị phân Bộ câu hỏi tự điền
4 Sinh viên năm 1/2/3/4 Định danh Bộ câu hỏi tự điền
5 Tình trạng gia đình Tình trạng hôn Định danh Bộ câu hỏi tự điền
nhân của bố mẹ
(bố mẹ sống

7
chung/ bố mẹ
ly hôn/ từ chối
trả lời)
6 Điểm GPA Thang điểm 4 Định lượng Bộ câu hỏi tự điền
(<2/ 2-2.5/
>2.5- 3.2/
>3.2)

Nguồn thông tin


ST Tên biến Mô tả biến Loại biến Phương pháp thu
T thập
1 Bạn đã từng được Đã từng/ chưa Nhị phân Bộ câu hỏi tự
hướng dẫn những từng được điền
nội dung liên quan hướng dẫn
đến bệnh truyền
nhiễm chưa?
2 Thời gian đọc tài Thời gian đọc Định lượng Bộ câu hỏi tự
liệu về bệnh truyền tài liệu là bao điền
nhiễm trước khi nhiêu trước khi
thực tập? thực tập
3 Yêu nghề Có/ không Nhị phân Bộ câu hỏi tự
điền

Kiến thức về nguy cơ và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm


STT Tên biến Mô tả biến Loại biến Phương pháp thu
thập
1 Công dụng màu Có 4 màu sắc Định danh Bộ câu hỏi tự
sắc rác thải y tế rác thải y tế: điền
-màu vàng: rác
8
thải lây nhiễm
-màu xanh: rác
thải sinh hoạt
-màu đen: rác
thải nguy hại
-màu trắng: rác
thải tái chế
2 Quy trình rửa tay 6 bước rửa tay Định lượng Bộ câu hỏi tự
thường quy gồm điền
mấy bước?
3 Có thể hút pipet Không Nhị phân Bộ câu hỏi tự
bằng miệng điền
không?
4 Sinh viên/ nhân Có Nhị phân Bộ câu hỏi tự
viên y tế có nguy điền
cơ phơi nhiễm
nghề nghiệp hay
không?
5 Khi bị máu, chất Đúng Nhị phân Bộ câu hỏi tự
dịch cơ thể người điền
bệnh bắn vào niêm
mạc mắt, nhân
viên y tế cần rửa
mắt bằng nước cất
hoặc dung dịch
nước muối NaCl
0,9% liên tục trong
vòng 5 phút là?
6 Khi bị thương tích Đúng Nhị phân Bộ câu hỏi tự
do kim tiêm nhiễm
9
máu, nhân viên y điền
tế có nguy cơ bị
nhiễm viêm gan B
và viêm gan C?
7 Chất thải nguy hại Đúng Nhị phân Bộ câu hỏi tự
gồm 3 nhóm: chất điền
thải lây nhiễm,
chất thải hóa học
nguy hại và chất
thải phóng xạ là ý
kiến?
8 Biển báo an toàn Biohazard Định danh Bộ câu hỏi tự
sinh học ở phòng điền
thí nghiệm là gì?
9 Có được dùng Không Nhị phân Bộ câu hỏi tự
chung bơm tiêm để điền
chích máu không?
10 Các dụng cụ bảo Quần áo bảo Định danh Bộ câu hỏi tự
hộ cần thiết khi hộ, mũ, găng điền
vào phòng thí tay, dép, khẩu
nghiệm gồm: trang, kính

Thái độ về nguy cơ và phòng ngừa lây nhiềm trong phòng thí nghiệm
STT Tên biến Mô tả biến Loại biến Phương pháp thu
thập
1 Theo bạn, ở phòng Có thể Nhị phân Bộ câu hỏi tự
thực tập có khả
10
năng nhiễm các tác điền
nhân gây bệnh
truyền nhiễm
không?
2 Bạn đã từng vi Đã từng hoặc Nhị phân Bộ câu hỏi tự
phạm các nguyên chưa điền
tắc an toàn trong
phòng thí nghiệm
chưa?
3 Bạn có đồng ý Đồng ý Nhị phân Bộ câu hỏi tự
nguyên nhân làm điền
gia tăng tỉ lệ tổn
thương trong tiêm
truyền là do thực
hiện tiêm thiếu an
toàn hay không?
4 Bạn có đồng ý Đồng ý Nhị phân Bộ câu hỏi tự
tiêm phòng vaccin điền
viêm gan B là biện
pháp chủ động bảo
vệ an toàn cho bản
thân trước khi thực
tập lâm sàng?
5 Bạn có cảm thấy Có Nhị phân Bộ câu hỏi tự
sợ hãi, lo lắng khi điền
phơi nhiễm với các
tác nhân nguy
hiểm như HIV,
viêm gan B, viêm

11
gan C hay không?
6 Sau khi xảy ra sự Có Nhị phân Bộ câu hỏi tự
cố có nguy cơ lây điền
nhiễm trong phòng
thực tập, cá nhân
bạn cảm thấy
không nghiêm
trọng thì có cần
thiết báo với người
phụ trách không?
7 Nếu có lớp đào tạo Có Nhị phân Bộ câu hỏi tự
về kĩ năng, kiến điền
thức về phòng và
xử trí tổn thương
trong tiêm và lấy
máu xét nghiệm
bạn sẽ tham gia
chứ?

2.3.5. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá


Đánh giá theo câu trả lời đúng về kiến thức thái độ về nguy cơ và phòng ngừa
mắc bệnh truyền nhiễm khi đi thực tập trong bộ câu hỏi tự điền.
- Kiến thức về nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm trong phòng
thí nghiệm :
+ Công dụng màu sắc rác thải y tế có 4 màu vàng là của chất thải lây nhiễm,
xanh là của rác thải sinh hoạt, đen là rác thải nguy hại, trắng là rác thải tái chế
(tối đa là 4 điểm, tùy và số màu sắc sinh viên chọn lựa, chọn đúng một màu sắc
là 1 điểm)
+ Quy trình rửa tay gồm 6 bước (trả lời đúng được 1 điểm)
12
+ Không thể hút pipet bằng miệng (trả lời đúng được 1 điểm)
+ Sinh viên có nguy cơ bị phơi nhiễm (1 điểm)
+ Khi bị máu, chất dịch cơ thể người bệnh bắn vào niêm mạc mắt, nhân viên y tế
cần rửa mắt bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối NaCl 0,9% liên tục trong
vòng 5 phút (1 điểm)
+ Khi bị thương tích do kim tiêm nhiễm máu, nhân viên y tế có nguy cơ bị
nhiễm viêm gan B và viêm gan là đúng (1 điểm)
+ Chất thải nguy hại gồm 3 nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy
hại và chất thải phóng xạ là ý kiến đúng (1 điểm)
+ Biển báo an toàn sinh học ở phòng thí nghiệm là biohazard (1 điểm)
+ Không được dùng chung bơm tiêm để chích máu (1 điểm)
+ Các dụng cụ bảo hộ cần thiết khi vào phòng thí nghiệm gồm: Quần áo bảo hộ,
Mũ, Găng tay, Kính, Dép, Khẩu trang (tối đa là 6 điểm, tùy vào số dụng cụ mà
sinh viên chọn lựa, cứ mỗi dụng cụ đúng là 1 điểm)
Sinh viên trả lời đúng ≥75% số điểm được cho là có kiến thức đạt

- Thái độ về nguy cơ và phòng ngừa lây nhiễm trong phòng thí nghiệm:
+ Ở phòng thực tập có khả năng nhiễm các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (1
điểm)
+ Bạn chưa từng vi phạm các nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm (1
điểm)
+ Đồng ý nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tổn thương trong tiêm truyền là do thực
hiện tiêm thiếu an toàn (1 điểm)
+ Đồng ý tiêm phòng vaccin viêm gan B là biện pháp chủ động bảo vệ an toàn
cho bản thân trước khi thực tập lâm sàng (1 điểm)
+ Có cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi phơi nhiễm với các tác nhân nguy hiểm như
HIV, viêm gan B, viêm gan C (1 điểm)
+ Sau khi xảy ra sự cố có nguy cơ lây nhiễm trong phòng thực tập, cá nhân bạn
cảm thấy không nghiêm trọng thì phải báo cáo cho người phụ trách (1 điểm)

13
+Nếu có lớp đào tạo về kĩ năng, kiến thức về phòng và xử trí tổn thương trong
tiêm và lấy máu xét nghiệm bạn sẽ tham gia (1 điểm)
Sinh viên trả lời đúng ≥75% tổng số điểm được cho là có thái độ đạt
2.3.6. Qúa trình thu thập số liệu
Bước 1: Xin giấy giới thiệu của trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng.
Bước 2: Gặp sinh viên khoa xét nghiệm y học năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 sau
đó phát phiếu bộ câu hỏi tự điền
Bước 3: Thu lại toàn bộ phiếu bộ câu hỏi tự điền
2.3.7. Phương pháp phân tích số liệu
2.3.7.1. Phương pháp làm sạch số liệu:
- Đọc lại tất cả các phiếu điều tra.
- Lọc lại số liệu và kiểm tra các phiếu không hợp lệ.
2.3.7.2. Phần mềm nhập số liệu: Phần mềm Epidata 3.1.
2.3.7.3. Phần mềm phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê
y học trên phần mềm STATA.

2.3.7.4. Các test thống kê phân tích: Sử dụng test 2 ở mức ý nghĩa α= 0,05 để
so sánh sự khác biệt giữa 2 hay nhiều tỷ lệ.
2.3.8. Đạo đức nghiên cứu
- Không ép buộc đối tượng nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng các nguyên lý về
nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu.
- Tất cả thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và mã hóa
trước khi nhập.
- Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho bệnh nhân và phục vụ sức khỏe cộng
đồng, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.
- Không phân biệt đối xử trong nghiên cứu, trong việc lựa chọn đối tượng theo
các khía cạnh giới tính, tôn giáo, dân tộc.

14
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu


Bảng 1 : Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Số lượng Tuổi nhỏ Tuổi lớn Tuổi trung Độ lệch
(n) nhất nhất bình chuẩn
(min) (max) (mean)
Tuổi

Bảng 2 : Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu


Tần số (n) Tỉ lệ(%)
Giới tính Nam
Nữ
Sinh viên năm 1
2
3
4
Tình trạng gia đình Bố mẹ sống
chung
Bố mẹ ly hôn
Từ chối trả lời
Điểm GPA học kì <2
gần nhất 2 - 2.5
> 2.5 - 3.2
> 3.2

3.2 Mô tả kiến thức và thái độ về nguy cơ phòng ngừa mắc


bệnh truyền nhiễm
Bảng 3 : Kiến thức về nguy cơ phòng và ngừa mắc bệnh truyền nhiễm
Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Đạt
Không đạt
Bảng 4 : Thái độ về nguy cơ phòng và ngừa mắc bệnh truyền nhiễm
Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Đạt
Không đạt

15
3.3 Phân tích các yếu tố đến kiến thức và thái độ về nguy
cơ phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm
Bảng 5: Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học đến kiến thức về nguy
cơ phòng và ngừa mắc bệnh truyền nhiễm khi thực tập trong phòng thí
nghiệm
Kiến thức P
Đạt Chưa đạt
Giới tính Nam
Nữ
Năm học Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
GPA <2
2 – 2.5
>2.5 – 3.2
>3.2

Bảng 6: Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học đến thái độ về nguy
cơ phòng và ngừa mắc bệnh truyền nhiễm khi thực tập trong phòng thí
nghiệm

Thái độ P
Đạt Chưa đạt
Giới tính Nam
Nữ
GPA <2
2 – 2.5
>2.5 – 3.2
>3.2

Bảng 7: Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về nguy cơ phòng và
ngừa mắc bệnh truyền nhiễm khi thực tập trong phòng thực hành
Kiến thức Thái độ P
Đạt Chưa Đạt Chưa đạt
đạt

16
Bạn đã từng Đã từng
được hướng
dẫn những
nội dung liên Chưa từng
quan đến
bệnh truyền
nhiễm chưa?
Thời gian Chưa đọc
đọc tài liệu Dưới 3 tháng
về bệnh 3 – 6 tháng
truyền nhiễm
trước khi Hơn 6 tháng
thực tập?
Yêu nghề Có
Không

17
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

10/202 11/202 12/202 01/202 02/202 03/202 04/202 05/202 06/202


3 3 3 4 4 4 4 4 4
1
2
3
4
5

SƠ ĐỒ GANTT

HD1: Viết đề cương nghiên cứu


HD 2: Xét duyêt đề cương nghiên cứu
HD 3: Thu tập dữ liệu
HD 4: Phân tích số liệu
HD 5: Viết trình bày kế hoạch nghiên cứu

18
DỰ TRÙ KINH PHÍ

STT Thành tiền


Khoản chi Giá (VNĐ) Số lượng
(VNĐ)
1 Photo bộ câu 385 385.000
hỏi 1.000/bộ
2 Bút 50.000/hộp 1 50.000
Tổng 435.000

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Anh Thư, Nguyễn Duy Bảo và Nguyễn Việt Hùng (2016), “Nguy cơ
và thực trạng lây nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế trên thế giới và
Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, 26 (11), tr.12
2. Bonita, Ruth, Beaglehole, et al (2006), dịch tễ học cơ bản, tổ chức y tế
thế giới, tr.131
3. Hồ Văn Luyến (2014), tỷ lệ sang chấn do vật sắc nhọn và kiến thức, thực
hành phòng ngừa xử lý của sinh viên khoa y trường Cao Đẳng y tế Kiên
Giang, luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh.
4. Vũ Thị Thu Thủy và Trương Tuấn Anh (2018), “thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên
điều dưỡng trường Đại học Y khoa Vinh năm 2018”, Tạp chí khoa học
điều dưỡng, 1(2), tr.84-89
5. Trạm y tế phường Linh Tây (2023), Tiêu chí phân loại danh mục các bệnh
truyền nhiễm
6. Viện nghiên cứu và đào tạo khoa học sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh,
các biện pháp phòng ngừa chuẩn (2023).
7. Lê Thị Anh Thư (2010).Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi
nhiễm do nghề nghiệp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học Thành Phố
Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 429-435.
8. Trần Phước Thịnh, kiến thức thái độ về nguy cơ phòng và ngừa mắc
bệnh truyền nhiễm khi đi thực tập của sinh viên điều dưỡng, xét nghiệm y
học trường đại học y dược Cần Thơ năm 2023
9. Nguyễn Minh Thư, Dương Lê Hiền Thục và cộng sự, “nghiên cứu kiến
thức thực hành dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS của sinh
viên trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021”
10.Minh Thị Thùy Trang , Nguyễn Minh Tân và cộng sự, (2022) “kiến
thức, thái độ về nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm khi thực

20
tập của sinh viên điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, trường Đại học
Y dược Cần Thơ”

PHỤ LỤC

Kính chào các bạn sinh viên


Chúng tôi là nhóm sinh viên trường Đại học kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến, thức thái
độ về nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm của sinh viên, từ đó đề ra
các giải pháp cải thiện vấn đề mà các bạn gặp phải, chúng tôi thực hiện đề tài
"Đánh giá kiến thức, thái độ về nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh truyền
nhiễm khi thực tập trong phòng thí nghiệm của sinh viên khoa xét nghiệm
tại trường đại học KTYD Đà Nẵng". Chúng tôi xin cam đoan rằng tất cả
những thông tin mà các bạn cung cấp hoàn toàn phục vụ mục đích nghiên cứu
và sẽ được giữ bí mật. Các bạn có quyền không trả lời bất cứ câu hỏi nào mà
bạn không muốn trả lời, cũng như ngừng tham gia phỏng vấn giữa chừng. Tuy
nhiên, để đạt được ý nghĩa trong cuộc khảo sát, chúng tôi hy vọng các bạn tham
gia trả lời đầy đủ các câu hỏi một cách trung thực nhất

Nếu có gì thắc mắc về nghiên cứu của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ:
Nguyễn Ngọc Xuân Vy - Sinh viên trường Đại học ktyd Đà Nẵng.
SĐT: 0989878250 Email: xuanvy11022004@gmail.com

Bộ Câu hỏi tự điền


STT Câu hỏi Câu trả lời Ghi chú
Phần 1: Thông tin chung
1 Họ và tên :
2 Tuổi:
3 Giới tính: 1. Nam
2. Nữ
4 Sinh viên năm: 1. Năm 1
2. Năm 2
3. Năm 3
4. Năm 4
5 Tình trạng gia đình 1. Bố mẹ sống chung
2. Bố mẹ ly hôn
3. Từ chối trả lời

21
6 Điểm GPA học kì gần nhất 1. < 2
2. 2 - 2.5
3. >2.5-3.2
4. >3.2
Nguồn thông tin
1 Bạn đã từng được hướng 1. Đã từng
dẫn những nội dung liên
quan đến bệnh truyền 2. Chưa từng
nhiễm chưa?
2 Thời gian đọc tài liệu về 1. Chưa bao giờ đọc
bệnh truyền nhiễm trước 2. Dưới 3 tháng
khi thực tập? 3. 3-6 tháng
4. >6 tháng
3 Bạn có yêu nghề không 1. Có
2. Không
Phần 2: Kiến thức về nguy cơ và phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm
1 Công dụng của màu sắc 1. Màu vàng: Chất thải
rác thải y tế nào sau đây là lây nhiễm
đúng? 2. Màu xanh: chất thải
sinh hoạt thông thường
3. Màu đen: chất thải
nguy hại (hóa chất học
hoặc chất phóng xạ)
4. Màu trắng: chất thải
tái chế
2 Quy trình rửa tay thường 1. 4 bước
quy gồm mấy bước? 2. 5 bước
3. 6 bước
4. 7 bước
3 Có thể hút pipet bằng 1. Có
miệng được không?
2. Không
4 Sinh viên/ nhân viên y tế 1. Có
có nguy cơ phơi nhiễm
2. Không
nghề nghiệp hay không?
5 Khi bị máu, chất dịch cơ 1. Đúng
thể người bệnh bắn vào
niêm mạc mắt, nhân viên y 2. Sai
tế cần rửa mắt bằng nước
cất hoặc dung dịch nước
3. Không rõ
muối NaCl 0,9% liên tục
trong vòng 5 phút là?
6 Khi bị thương tích do kim 1. Đúng
22
tiêm nhiễm máu, nhân viên 2. Sai
y tế có nguy cơ bị nhiễm 3. Không rõ
viêm gan B và viêm gan
C?
7 Chất thải nguy hại gồm 3 1. Đúng
nhóm: chất thải lây nhiễm, 2. Sai
chất thải hóa học nguy hại
và chất thải phóng xạ là ý 3. Không rõ
kiến?
8 Biển báo an toàn sinh học 1. Biohazard
ở phòng thí nghiệm là gì?
2. Stop
9 Có được dùng chung bơm 1. Có
tiêm để chích máu không?
2. Không
10 Các dụng cụ bảo hộ cần 1. Quần áo bảo hộ
thiết khi vào phòng thí 2. Mũ
nghiệm gồm: 3. Găng tay
4. Kính
5. Dép
6. Khẩu trang
7. Đồ ăn
8. Trang sức
Phần 3: Thái độ về nguy cơ và phòng ngừa lây nhiễm trong phòng thí nghiệm

1 Theo bạn, ở phòng thực 1. Có


tập có khả năng nhiễm các
tác nhân gây bệnh truyền 2. Không
nhiễm không?
2 Bạn đã từng vi phạm các 1. Đã từng
nguyên tắc an toàn trong
2. Chưa
phòng thí nghiệm chưa?
3 Bạn có đồng ý nguyên 1. Đồng ý
nhân làm gia tăng tỉ lệ tổn
thương trong tiêm truyền
là do thực hiện tiêm thiếu 2. Không đồng ý
an toàn hay không?
4 Bạn có đồng ý tiêm phòng 1. Đồng ý
vaccin viêm gan B là biện
pháp chủ động bảo vệ an 2. Không đồng ý
toàn cho bản thân trước khi
thực tập lâm sàng? 3. Không biết

5 Bạn có cảm thấy sợ hãi, lo 1. Không, việc lây


23
lắng khi phơi nhiễm với nhiễm ở phòng thực
các tác nhân nguy hiểm tập là không thể
như HIV, viêm gan B, 2. HIV thì sợ nhưng
viêm gan C hay không? viêm gan B, viêm gan
C thì không
3. Có, tôi rất sợ bị lây
nhiễm
6 Sau khi xảy ra sự cố có 1. Có
nguy cơ lây nhiễm trong
phòng thực tập, cá nhân
bạn cảm thấy không 2. Không
nghiêm trọng thì có cần
thiết báo với người phụ
trách không?
7 Nếu có lớp đào tạo về kĩ 1. Có, tôi sẵng sàn
năng, kiến thức về phòng tham gia
và xử trí tổn thương trong 2. Không, tôi không có
tiêm và lấy máu xét thời gian
nghiệm bạn sẽ tham gia 3. Có nhưng nếu bận
chứ? việc thì tôi sẽ không đi
được đều đặn

24
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

% đóng Ký tên
TT Họ và tên Nhiệm vụ
góp
1 Lê Thị Hiền Thương -Chương 1, 2, 3 14
-Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo
-Đọc và sửa lỗi
-Dự trù kinh phí
2 Ngô Phương Uyên -Chương 1, 2, 3 14
-Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo
-Đọc và sửa lỗi
-Tổng hợp tài liệu
-Dự trù kinh phí
3 Nguyễn Ngọc Xuân Vy -Chương 1, 2, 3 12
-Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo
4 Trần Nguyễn Khánh Vân -Chương 1, 2, 3 12
-Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo
5 Trần Thị Thùy Trang -Chương 1, 2, 3 12
-Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo

25
6 Lê Thị Trà My -Chương 1, 2, 3 12
-Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo
7 Võ Thị Xuân Mai -Chương 1, 2, 3 12
-Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo
8 Phạm Nguyễn Thảo -Chương 1, 2, 3 12
Nguyên -Bộ câu hỏi
-Tài liệu tham
khảo
-In và đóng tập
Tổng 100%

26

You might also like