You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA ATLĐ VÀ SKNN


BỘ MÔN:VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

------------------֎------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
KHOA ATLĐ VÀ SKNN
BỘ MÔN:VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
------------------֎------------------

BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành:Bảo Hộ Lao Động

Nhóm 2:
Sinh viên thực hiện:
Trần Hải Dương
Trần Hoàng Minh
Lê Trung Kiên
Nguyễn Thanh Hằng
Lớp:BH28C
Khóa: 2020-2024
Giáo viên :Tô Thị Đức Hạnh

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang phụ
DANH MỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét,tìm hiểu,quan sát
của nhóm chúng em về 1 trong 34 bệnh nghề nghiệp của Bộ Y Tế Hà Nội đưa ra quy
định trong Thông Tư 15/2016/TT-BYT.Chúng em xin phép được tóm tắt sơ lược về 1
trong 34 bệnh nghề nghiệp.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Tô Thị Đức Hạnh của trường Đại Học Công
Đoàn – người đã cung cấp cơ sở kiến thức về vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp
để chúng em có thể hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này
I.Tổng quan về BNN nói chung
1.1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

-Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên
quan đến nghề nghiệp, do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.
1.2 Nguyên nhân gây ra BNN
Từ khi có lao động, con người đã chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và bị bệnh
nghề nghiệp.
-Trước Công nguyên, Hippôcrat (Hippocrate, 460 - 377 TCN) đã phát hiện bệnh nhiễm
độc chì. Thế kỉ l, Pline đã phát hiện những ảnh hưởng xấu của bụi đến cơ thể người.
-Thế kỉ II, Galien đã tả những bệnh mà công nhân mỏ mắc phải.
-Những thế kỉ sau đó đã phát hiện bệnh nhiễm độc thủy ngân và những bệnh nghề nghiệp
khác.
-Vấn đề bệnh nghề nghiệp được pháp luật của tất cả các nước quan tâm với các nội dung:
ghi nhận danh mục bệnh và chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
-Danh mục bệnh nghề nghiệp ở các nước khác nhau có thể khác nhau do trình độ công
nghệ và khả năng kinh tế xã hội của từng nước.
-Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có một số công ước về bệnh nghề nghiệp, xếp bệnh
nghề nghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau và bổi thường
cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp như Công ước số 18 (1925), Công ước số 142
(1934), Công ước số 121 (1964).
1.3 Danh muc BNN:
-Ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát dịch bệnh học, danh mực bệnh nghề
nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành sau khi đã
tham khảo ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Tổ chức đại diện giới sử
dụng lao động. Năm 1976, Nhà nước đã quy định 8 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và
năm 1991 đã công nhận thêm 8 bệnh nghề nghiệp, đến nay có 16 bệnh nghề nghiệp được
công nhận bảo hiểm:
-Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp chủ yếu là do vệ sinh lao động không đảm bảo
hoặc do các nguồn độc hại trong môi trường làm việc gây ra, hậu quả của nó là người
lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc tử vong.
-Vì vậy, người sử dụng lao động luôn luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa bệnh nghề
nghiệp; trả các chỉ phí cấp cứu, điều trị và tiền lương trong thời gian điều trị, bổi thường
cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định
của pháp luật.

STT Bệnh nghề nghiệp


1 Bệnh bụi phổi do silic
2 Bệnh bụi phổi do amiăng
3 Bệnh bụi phổi bông
4 Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.
5 Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
6 Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
7 Bệnh hen nghề nghiệp.
8 Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
9 Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
10 Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.
11 Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
12 Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.
13 Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.
14 Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
15 Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16 Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
17 Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp

18 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

19 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp


20 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
21 Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
22 Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
23 . Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
24 Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
25 Bệnh sạm da nghề nghiệp
26 Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
27 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
28 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su
29 Bệnh Leptospira nghề nghiệp
30 . Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
31 . Bệnh lao nghề nghiệp
32 Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
33 Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
34 Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

Trong 34 BNN thì lao là một bệnh đã được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến nay
vẫn là một trong những bệnh lây truyền có số người mắc và tử vong cao trên thế
giới. . Mặc dù từ khi phát hiện được nguyên nhân cũng như tìm ra thuốc điều trị
bệnh có hiệu quả nhưng bệnh lao không những không giảm mà còn có xu hướng
gia tăng ở nhiều nước

II Bệnh lao nghề nghiệp:


1 Bệnh lao là gì?
Bệnh lao (TB) là do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là
một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan từ người sang người thông qua không khí. Khi
người bị bệnh lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ sẽ phát tán vi khuẩn lao vào không khí,
người bình thường chỉ cần vô tình hít phải một vài trong số những vi khuẩn lao này đều có
nguy cơ cao bị nhiễm bệnh tại phổi.

Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công mỗi phổi mà nó có thể thông qua đường
máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình như thận, cột sống
và não để gây bệnh tại đó. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể
dẫn tới tử vong.

2.1 Thực trạng bệnh lao trên thế giới:

Bệnh lao là một bệnh nhiều người mắc, tỷ lệ tử vong cao và có tính chất dễ lây lan trong
cộng đồng [02]. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là nguy cơlây nhiễm bệnh cao nhất
[25], [38]. Bệnh Lao được xếp vào một trong các bệnh lây truyền theo đường thở cho
nhân viên y tế[42], [129]. Nguy cơbịnhiễm khuẩn liên quan đến nghề nghiệp là một phần
không thể tránh khỏi trong công tác tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân hàng ngày. Trong
giai đoạn 1985 đến 1991, một sốnghiên cứu tại Đan mạch, Ý và Thụy sỹ đã chỉra các
nguy cơnhiễm lao của nhân viên y tế[37], [98], [57]. Ở Mỹ, tình hình nhiễm lao ở các
nhân viên y tế đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu [44], [110],[128] . Kết quả điều
tra trong một sốbệnh viện cho thấy từ18 đến 35% các nhân viên y tếcó phản ứng
Mantoux chuyển từâm tính sang dương tính [103], [34], [63]. Cho tới năm 1995, ít nhất
có 17 nhân viên y tế(trong đó có 8 người nhiễm HIV) mắc lao do các chủng lao đa kháng
thuốc và 5 (4 nhiễm HIV) đã chết [126]. Tham khảo kết quảkhám sức khỏe định kỳcủa
nhân viên y tếBệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình năm 1998, có 58/65 người (89,2%)
cho kết quả phản ứng Mantoux dương tính. Một sốnhân viên y tếcủa bệnh viện có tiền sử
điều trịbệnh lao. Cơquan An toàn và Sức khỏe nghềnghiệp của Mỹ(OSHA - Occupational
Safety HealthAdministration) công nhận bệnh lao là một trong những bệnh liên quan đến
nghềnghiệp [39]. ỞViệt Nam, bệnh lao được xếp vào nhóm các bệnh nhiễm khuẩn
nghềnghiệp nằm trong danh mục 25 bệnh nghềnghiệp được bảo hiểm [9]. 2 Những năm
gần đây, vấn đềkiểm soát lây nhiễm đã được Tổchức Y tế Thếgiới (TCYTTG) ưu tiên
quan tâm nhưmột cấu phần cơbản trong kiểm soát bệnh lao nhất là lao đa kháng và siêu
kháng thuốc, trong đó có vấn đề kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm lao cho nhân viên y
tế[05]. Kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện là vấn đề ưu tiên hiện nay của Chương trình
Chống lao Quốc gia. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụthể nào vềvấn đềô nhiễm vi
khuẩn lao và nguy cơlây nhiễm lao của nhân viên y tếlàm việc trong môi trường Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi tại Việt Nam. Đềtài luận án “Thực trạng lây nhiễm lao ởBệnh viện
Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một sốgiải pháp can thiệp ” có các mục tiêu sau: 1. Xác
định thực trạng nhiễm lao của nhân viên y tếtại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình
và cộng đồng dân cưxung quanh bệnh viện trước can thiệp (năm 2002). 2. Mô tảkết
quảxét nghiệm vi khuẩn lao tại một sốvịtrí trong Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình
trước can thiệp (năm 2002). 3. Đánh giá hiệu quả của một sốbiện pháp can thiệp kiểm
soát lây nhiễm lao trong môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình (năm 2006
và 2011).

2.2 Số liệu thống kê về bệnh Lao trên thế giới năm 2018:
 2.3 Nguyên nhân gây ra bệnh lao
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB- vi
khuẩn hiếu khí) lây lan từ người sang người thông qua các giọt cực nhỏ phát tán vào không
khí. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn MTB không hoạt động ngay lập tức mà
nó sẽ ở trong trạng thái ngủ- đây chính là giai đoạn ủ bệnh. Hầu hết, giai đoạn này không
xuất hiện bất cứ triệu chứng nào và không gây lây lan sang người khác. Tuy nhiên khi làm
xét nghiệm, người bệnh vẫn có thể nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn lao mặc dù
không có dấu hiệu của bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn
này, nguy cơ mắc bệnh lao sẽ giảm đáng kể.

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ mười người nhiễm vi khuẩn lao MTB thì sẽ có một người
phát triển thành bệnh. Vi khuẩn gây bệnh thường không hoạt động ngay mà sẽ chờ cho tới
khi hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi và không còn đủ sức chống cự lại, đặc biệt là ở
người già và những người bị nhiễm HIV. Điều này cũng có nghĩa là thời gian ủ bệnh của
mỗi người sẽ khác nhau, một khi vi khuẩn lao đã hoạt động, chúng sẽ phát triển từ phổi và
theo máu đi sang các cơ quan khác của cơ thể.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao, tuy nhiên có một số yếu tố nhất định có thể làm tăng
nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố này bao gồm:

2.4 Hệ thống miễn dịch yếu


Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường chiến đấu thành công với vi khuẩn lao, nhưng
cơ thể sẽ không thể phòng thủ hiệu quả nếu sức đề kháng của bạn thấp. Một số bệnh và
các loại thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, bao gồm:

 HIV / AIDS

 Bệnh tiểu đường

 Bệnh thận nặng

 Mắc một số bệnh ung thư

 Điều trị ung thư, như hóa trị

 Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, hóa chất điều trị ung thư

 Sử dụng một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến và
bệnh Crohn

 Suy dinh dưỡng

 Tuổi rất trẻ hoặc cao

2.5 Các triệu chứng của bệnh Lao:


Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh có thể thấy cơ thể hoàn toàn bình thường và không
xảy ra bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh trong giai đoạn này thường không lây lan sang cho
người khác. Sau khi bệnh đã phát triển, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt.

Các triệu chứng của bệnh lao sẽ phụ thuộc vào nơi vi khuẩn lao đang phát triển trong cơ
thể. Vi khuẩn lao thường phát triển trong phổi (lao phổi). Bệnh lao ở phổi có thể gây ra các
triệu chứng như:

 Ho nặng kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn

 Đau ở ngực

 Ho ra máu hoặc đờm (đờm từ sâu bên trong phổi)

Các triệu chứng khác của bệnh lao, bao gồm:

 Cơ thể yếu hoặc mệt mỏi

 Giảm cân
 Chán ăn

 Sốt, ớn lạnh

 Đổ mồ hôi vào ban đêm

2.6 Những công việc dễ bị mắc bệnh Lao:


1. Nghề xây dựng
2. Bác sĩ, nhân viên chăm sóc sức khỏe
3. Nhân viên dọn dẹp vệ sinh
4. Công nhân làm việc tại các nhà máy có nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp
5. Khai thác mỏ

You might also like