You are on page 1of 11

Câu 1: Hãy nêu khái niệm VSLĐ và cho biết các đối tượng nghiên

cứu VSLĐ?
-Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố
có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong
quá trình lao động
-Đối tượng nghiên cứu của VSLĐ là:
+các yếu tố có hại đối với sức khỏe
+biện pháp cải thiện điều kiện LĐ

Câu 2: Hãy nêu các khái niệm: tác hại nghề nghiệp; yếu tố nguy hiểm
và yếu tố có hại? Hãy phân tích các nguyên nhân gây ra tác hại nghề
nghiệp?
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố xuất hiện trong QTSX và có ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người LĐ;
•Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử
vong cho con người trong quá trình lao động;
•Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con
người trong quá trình lao động;
Có nhiều cách phân loại tác hại nghề nghiệp (phụ thuộc vào môi trường
LĐ, mức độ nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng...) nhưng dựa vào môi
trường LĐ được chia ra:
TÁC HẠI LIÊN QUAN TỚI QTSX
Yếu tố vật lý, hoá học và sinh vật :
- Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ
ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh;
- Bức xạ điện từ, bức xa cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô
tuyến, tia hồng ngoại, tử ngoại ...Các chất phóng xạ và tia phóng xạ như
α, β, γ..
.- Tiếng ồn và rung động;
- Áp suất cao (thợ lặn ,thợ làm trong thùng chìm ) hoặc áp suất thấp (lái
máy bay, leo núi ...);
- Bụi và các chất độc hại trong sản xuất;
- Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh;
TÁC HẠI LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
- Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ,
làm thông ca...
- Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khoẻ
công nhân
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi bố trí không hợp lí
- Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác
quan như hệ thần kinh, thị giác ,thính giác ...
- Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể về trọng lượng, hình dáng,
kích thước ...
TÁC HẠI LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH VÀ AN TOÀN
- Thiếu hoặc thừa ánh sáng hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng
không hợp lí;
- Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè lạnh về mùa
đông;
- Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn mất trật tự
ngăn nắp;
- Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng chống tiếng ồn, chống
hơi khí độc;
- Thiếu trang bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng bảo quản
không tốt;
- Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và an toàn lao động chưa triệt để và
nghiêm chỉnh;

Câu 3: Hãy nêu khái niệm bệnh nghề nghiệp và phân tích các biện
pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp?
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với người lao động
BIỆN PHÁP KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ
- Cải tiến kĩ thuật
- Đổi mới công nghệ
Ví dụ: sản xuất chitin bằng công nghệ hóa học và công nghệ enzim
BIỆN PHÁP KĨ THUẬT VỆ SINH
-Cải tiến hệ thống thông gió, chiếu sáng
BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ CÁ NHÂN
- Đây là biện pháp bổ trợ, khi chưa đảm bảo được 2 yếu tố
KTCN và KTVS trong sản xuất
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC
Phân công LĐ hợp lí (theo giới, tuổi, sức khỏe);
LĐ và nghỉ ngơi KH;
Bố trí nhà xưởng hợp lý;
BIỆN PHÁP Y TẾ BẢO VỆ SỨC KHỎE
Khám tuyển;
Khám định kí: nam 1 lần/năm; nữ 2 lần/năm
Bồi dưỡng độc hại cho người LĐ;

Câu 4: Hãy cho biết 05 nhóm bệnh nghề nghiệp được BHXH chi trả
theo Luật AT, VSLĐ năm 2015?
Nhóm 1: Bệnh bụi phỏi và phế quản
-Bệnh bụi phổi- Silic nghề nghiệp
-Bệnh bụi phổi atbet(BP-amiawng)
-Bệnh bụi phổi bông
-Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp(VPQ-NN)
Nhóm 2: Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
-Nhiễm độc chì và các hợp chất của chì
-Nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẵng
-Nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân
-Nhiễm độc mangan và các hợp chất mangan
-Nhiễm độc TNT( Trinitrotoluen)
-Nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp
-Nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
-Nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
-Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
-Bệnh Cadimi nghề nghiệp
Nhóm 3: BNN do yếu tố vật lí
- Bệnh do quang tuyến X và các chất phisng xạ
- Bệnh điếc do tiếng ồn ( điếc nghề nghiệp)
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
- Bệnh rung toàn thân nghề nghiệp
Nhóm 4: Bệnh da nghề nghiệp
- Bệnh xạm da nghề nghiệp
- Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
- Viêm loét da, viêm móng và quanh móng nghề nhiệp
Nhóm 5: Bệnh nhiễm khuản nghề nghiệp
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
- Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp
- Bệnh HIV

Câu 5:Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao


động của người lao động theo Luật AT, VSLĐ năm 2015?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau
đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ
sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo
đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình
lao động tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào
tạo,huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động
đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng
đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức
suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong
trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh
tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau
khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả
đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy
rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính
mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người
quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi
người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh
lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ
sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ
sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được
trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc
phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu
khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 6: Hãy cho biết các cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động theo Luật AT, VSLĐ năm
2015?
Trang 22 chương 1

CHƯƠNG 2
Câu 2: Thế nào là vi khí hậu không tốt? Hãy cho biết cách phòng
chống vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh?
Cách phòng chống vi khí hậu nóng:
- Tổ chức sản xuất hợp lý;
- Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị;
- Thông gió;
- Làm nguội;
- Thiết bị và quá trình công nghệ
- Phòng hộ cá nhân;
- Chế độ uống: bổ sung vitamin và khoáng chất;
Biện pháp phòng chống vi khí hậu lạnh:

- Do bị mất nhiều nhiệt, nên đầu tiên là phải đủ quần áo ấm, quần áo nên
xốp ấm và thoải mái. Bảo vệ chân tay cần có ủng, giày ấm, găng tay ấm,
phải chú ý giữ khô;
- Phải chú ý đến chế độ ăn đủ năng lượng phục vụ lao động và chống rét;
- Khẩu phần ăn cần những chất giàu năng lượng như dầu mỡ (nên đạt 35-
40%);
Câu 1: Hãy cho biết các thông số của loại hình vi khí hậu ổn định?
Câu 3: Hãy nêu các khái niệm và phân loại bụi công nghiệp? Hãy cho biết
nguyên lý cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Cyclone lọc bụi.

- Bụi là tập hợp của nhiều hạt kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí. Nguy
hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0.5 – 5 micromet. Khi hít phải loại bụi này sẽ
có 70 – 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây ra bệnh
liên quan đến phổi.
-Phân loại của bụi:
1. Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật
2. Bụi nhân tạo: nhựa, cao su,...
3. Bụi vô cơ: silic, amiăng,...
4. Bụi kim loại: sắt, đồng,...
5. Bụi chứa vi sinh vật và chế phẩm sinh học: virus, vi khuẩn, enzyme...
Câu 4: Hãy cho biết tác hại và cách khắc phục tiếng ồn và rung động?
TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN:

- Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự chuyển động
của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. .
- Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc,
viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung
trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt,
buồn ngủ. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc
bệnh thần kinh, dễ dẫn đến tai nạn lao động.
TÁC HẠI CỦA RUNG ĐỘNG

- Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm
việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay, mất
cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ
bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ
tuần hoàn nội tiết.
- Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện
giao thông, máy hơi nước, máy nghiền...Chấn động làm co hệ thống huyết
mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tuỳ theo đặc tính chấn động tạo ra thay
đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.
CÁCH KHẮC PHỤC TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG:

- Quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy phù hợp, giữa các phân xưởng cần đảm
bảo khoảng cách và trồng cây xanh
- Chống tiếng ồn và rung động tại nơi xuất hiện bằng cách:
1. Hiện đại hóa thiết bị, hoàn thiện quá trình công nghệ;
2. Quy hoạch thời gian làm việc của xưởng ồn;
Câu 5:Theo bạn, có thể phòng chống phóng xạ bằng các biện pháp nào?
- Buồng làm việc phải được che chắn xung quanh bằng tấm chì, cao su
chì,tường trát vữa barít và phải có biển báo theo quy định của luật pháp.
- Căn cứ vào tính nguy hiểm của nguồn phóng xạ, phải bố trí các phòng làm
việc thích hợp theo từng khu vực.
- Các chất thải sau khi thu gom lại phải để khu vực riêng, phải để một thời
gian cho nguồn phóng xạ bán phân rã rồi đưa đến nơi quy định để xi măng
hoá,chôn sâu xuống đất (theo tính phân rã của mỗi chất).
- Thùng chứa chất thải sơn màu vàng, gắn nhãn phóng xạ để phân biệt, thùng
phải kín.
- Chất thải phóng xạ lỏng, chất phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn có thể thu vào
bể chứa trong một thời gian nhất định rồi thải ra ngoài (trước khi thải ra
ngoài phải kiểm tra hoạt độ phóng xạ). Phóng xạ lỏng có chu kỳ bán rã dài
áp dụng phương pháp keo tụ để lắng trong (trao đổi ion - hoá hơi), hoặc đưa
xi măng hoá hay bitum hoá.
- Nguồn phóng xạ hở và kín chưa dùng phải để trong kho riêng. Liều xuất
ngoài kho không được vượt quá 0,1 mrem/h. Kho phải có hệ thống thông
gió,có sơ đồ sắp xếp các chất phóng xạ.
Câu 6: Hãy phân tích các tác hại của điện từ trường?
Câu 7: Hãy cho biết các quy định về chiếu sáng trong sản xuất công
nghiệp?

CHƯƠNG 3
Câu 1: Hãy cho biết các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế, xây dựng
nhà máy?
KHUYẾN NGHỊ TRONG XÂY DỰNG NHÀ MÁY
- Lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy hợp lý;
- Đảm bảo giao thông thuận tiện;
- Có nguồn cung cấp điện (điện cao thế, trung thế, hạ thế), cung cấp
nước hợp lý;
- Sử dụng đúng và hợp lý các chỉ số: khoảng cách vệ sinh, khoảng
cách an toàn, hệ số xây dựng, hệ số sử dụng;
- Bảo đảm thông gió, chiếu sáng và trồng cây xanh;
- Bảo đảm xử lý chất thải;
QUY CHUẨN VỀ XÂY DỰNG
- Ksd Fsd/F
Trong đó: Ksd: Hệ số sử dụng;
Fsd: Diện tích sử dụng khu đất.
Fsd = Fcx + Fgt + Fxd + Fhl + Fhr , (m2).
Câu 2:Hãy cho biết nhu cầu về nước, tiêu chuẩn cấp nước và yêu cầu về
chất lượng nước cho các mục đích công nghệ trong nhà máy?

NHU CẦU VỀ NƯỚC TRONG NHÀ MÁY


Nguồn nước: Có thể sử dụng nguồn nước lộ thiên, nước ngầm, nước do các
nhà máy cấp nước cung cấp nhưng phải có biện pháp dự trữ nước để phòng
sự cố.
Nhu cầu về nước nhằm phục vụ các mục đích:
- Phục vụ công nghệ;
- Vệ sinh công nghiệp (thiết bị, nhà xưởng);-
- Sinh hoạt công nhân;-
- Cấp cho lò hơi, cho các thiết bị trao đổi nhiệt;

- Nước cứu hỏa


TIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC
- Tiêu chuẩn cấp nước có thể xác định theo đơn vị sản phẩm, theo đầungười
làm việc, theo thời gian làm việc nhưng không giống nhau đối vớicác nhà
máy.
- Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải xác địnhtrên
cơ sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sảnxuất
tượng tự. Khi không có số liệu cụ thể, có thể lấy trung bình:
1. Đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến
thựcphẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày.
2. Đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày.
YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
- Nước dùng cho mục đích khác nhau có yêu cầu về chất lượng
khônggiống nhau.
- Nước cho sinh hoạt công nhân theo tiêu chuẩn cấp nước đô thị
(nướcthủy cục).
- Nước lò hơi: nước mềm
- Nước phục vụ công nghệ tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm
(ví dụ,trong thực phẩm dùng nước R.O)
- Nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị tùy thuộc vào nhà máy cũng
cónhững yêu cầu riêng.
Kết luận: Để đáp ứng yêu cầu thì nước cần phải được xử lý.
Câu 7:Hãy cho biết nguyên tắc xử lý khí thải và liệt kê các
phương pháp xử lý khí thải công nghiệp?
- Khí thải là do sử dụng các nguồn đốt nguyên liệu. nhiên
liệu, hoạt động của phương tiện giao thông vận tải, hoạt
động của ngành công nghiệp.
- Trong các loại khí thải có thể lẫn cả bụi, axit, kim loại nặng và
các hợp chất hữu cơ.
- Để xử lý khí thải có nhiều phương pháp. Đầu tiên phải tiến hành
xử lý bụi, tách bụi nếu có chứa bụi, sau đó tùy theo thành phần
và tính chất của khí thải mà sử dụng phương pháp xử lý cho
hợp lý.
- PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ
- PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ
- PHƯƠNG PHÁP ĐỐT CHÁY CÓ CHẤT XÚC TÁC
- PHƯƠNG PHÁP NGƯNG TỤ

You might also like