You are on page 1of 65

Huấn luyện ATVSLĐ nhóm 4

Kiến thức chung về ATLĐ,


VSLĐ
Bảo hộ lao động:
 Là hệ thống các giải pháp về pháp
luật, khoa học, kỹ thuật, tổ chức,
kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm an
toàn và sức khỏe NLĐ trong quá
trình lao động sản xuất.
An toàn lao động
 Là tình trạng nơi làm việc đảm bảo
cho NLĐ được làm việc trong điều
kiện không nguy hiểm đến tính
mạng, không bị tác động xấu đến
sức khỏe
Vệ sinh lao động:
 Là hệ thống các biện pháp và
phương tiện về tổ chức vệ sinh và kỹ
thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự
tác động của các yếu tố có hại trong
lao động sản xuất đối với NLĐ

 An toàn – vệ sinh lao động (BHLĐ)


I. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của
công tác ATLĐ, VSLĐ; quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng lao động
và người lao động trong việc chấp
hành quy định về ATLĐ, VSLĐ tại cơ
sở
1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo
hộ lao động
 Mục đích của công tác bảo hộ lao động là
gì?
- Bảo đảm an toàn thân thể NLĐ;
- Bảo vệ sức khỏe NLĐ;
- Chăm sóc, hồi phục kịp thời sức khỏe
NLĐ;
- Bảo đảm sự tuân thủ nội quy , quy trình,
quy phạm về ATVSLĐ của NSDLĐ và
NLĐ.
1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo
hộ lao động (tt)
 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
- Ý nghĩa chính trị:
+ Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển;
+ Bảo đảm ATVSLĐ là góp phần cũng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất;
+ Phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐ trong lao động sản xuất;
+ Sản xuất phát triển, xã hội ổn định.
- Ý nghĩa kinh tế:
+ Giảm chi phí do TNLĐ, BNN và sự cố sản xuất;
+ NLĐ yên tâm sản xuất; chất lượng sản phẩm tốt;
+ Phúc lợi tập thể tăng;
+ Thu nhập của NLĐ cao; DN phát triển bền vững.
- Ý nghĩa xã hội:
+ Chăm lo đời sống, hạnh phúc NLĐ và gia đình; tính nhân đạo xâu sắc;
+ Xã hội phát triển lành mạnh; NLĐ khỏe mạnh, làm việc hiệu quả;
+ Dành kinh phí cho đầu tư các công trình phúc lợi.
1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo
hộ lao động (tt)
 Tính chất của công tác bảo hộ lao động
- Tính chất quần chúng:
+ NLĐ trực tiếp thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ;
+ NLĐ trực tiếp phát hiện những sai sót về ATVSLĐ và nguy cơ TNLĐ, BNN;
+ Trách nhiệm các cấp, ngành, mọi người; Mọi người tự giác thực hiện.
- Tính chất khoa học kỹ thuật:
+ Nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm có
hại trên cơ sở khoa học;
+ Khoa học – công nghệ càng phát triển, càng đòi hỏi chú trọng công tác
nghiên cứu KHKT BHLĐ đáp ứng sự phát triển sản xuất.
- Tính chất pháp luật:
+ Thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật về BHLĐ, ATVSLĐ;
+ Các văn bản pháp luật về BHLĐ, ATVSLĐ bắt buộc thực hiện;
+ Nhà nước ban hành các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lao
động.
2. Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ
trong việc chấp hành quy định về ATLĐ,
VSLĐ tại cơ sở
SỰ CẦN THIẾT, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA
ViỆC THỰC HiỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
Con người là vốn quý nhất
- Lao động là hoạt động quan trọng nhất

của con người;


- Bảo đảm an toàn sức khỏe NLĐ, cải

thiện điều kiện làm việc cho NLĐ là bảo


vệ sức khỏe lao động xã hội;
Vai trò chủ yếu trong công tác ATVSLĐ
thuộc về NSDLĐ.
NLĐ có vai trò quan trọng
Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ

 Quyền: 3 quyền
1. Buộc NLĐ phải tuân thủ các quy định, nội
quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ.
2. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ
luật người vi phạm trong việc thực hiện
ATLĐ, VSLĐ.
3. Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về quyết định của Thanh tra viên lao
động về ATLĐ, VSLĐ nhưng vẫn phải
nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
Nghĩa vụ của NSDLĐ
1. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch SXKD của DN phải lập kế hoạch, biện pháp
ATLĐ, VSLĐ và cải thiện ĐKLV.
2. Trang bị đầy đủ PTBVCN và thực hiện các chế độ khác về ATLĐ, VSLĐ đối với
NLĐ theo quy định của Nhà nước.
3. Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp ATLĐ,
VSLĐ trong DN; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt
động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên.
4. Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết bị,
vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo
tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
5. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn,
VSLĐ đối với NLĐ.
6. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.
7. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra TNLĐ, BNN và định kỳ 6
tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình ATLĐ, VSLĐ, cải thiện ĐKLV với Sở
LĐTB&XH nơi DN hoạt động.
Quyền và nghĩa vụ của NLĐ
 Quyền: 3 quyền
1. Yêu cầu NSDLĐ bảo đảm ĐKLĐ an toàn, vệ sinh, cải thiện
ĐKLĐ; trang cấp đầy đủ PTBVCN, huấn luyện, thực hiện biện
pháp ATLĐ, VSLĐ.
2. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có
nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức
khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp;
từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa
được khắc phục.
3. Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
khi NSDLĐ vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực
hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao
động, thoả ước lao động.
Quyền và nghĩa vụ của NLĐ
 Nghĩa vụ: 3 nghĩa vụ
1. Chấp hành những quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

2. Phải sử dụng và bảo quản các PTBVCN đã được trang


cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu
làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

3. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi
phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, BNN, gây độc hại hoặc
sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu
quả TNLĐ khi có lệnh của NSDLĐ.
II. Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ
sinh lao động đối với người lao động
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi;
2. Bồi thường, trợ cấp TNLĐ;
3. Bồi dưỡng hiện vật;
4. Phương tiện bảo vệ cá nhân;
5. Quản lý sức khỏe người lao động;
6. Điều kiện lao động đối với một số
đối tượng đặc thù.
1. Thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
 Chương II – Thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi (Bộ luật Lao động năm
2012).
 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (tt)
 Thời giờ làm việc theo điều kiện bình thường: không quá
8 giờ trong một ngày; không quá 48 giờ trong một tuần.
 Thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong một ngày đối với
những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm theo danh mục do BLĐTBXH chủ trì phối
hợp với Bộ Y tế ban hành.
 Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương:
nghỉ giữa ca, giải lao theo công việc; nghỉ được tính theo
định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên con
người; cho con bú; phải ngừng việc mà không do lỗi của
NLĐ; học tập, huấn luyện ATVSLĐ; hội họp do yêu cầu
của người sử dụng lao động hoặc được NSDLĐ cho phép.
Thời giờ làm thêm
 Thời giờ làm thêm của người lao động trong
ngày không quá 50% số giờ làm việc,
 Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo
tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và
số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một
ngày, không quá 30 giờ trong một tháng và
tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm.
 Trừ một số trường hợp đặc biệt do chính phủ
quy định thì được làm thêm giờ không quá
300 giờ trong 1 năm.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người
làm công việc có tính chất đặc biệt
 Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh
vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường hàng không, thăm dò khai
thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh
vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt
nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc
của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản
xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo
đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ
thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với
Bộ LĐTBXH và phải tuân thủ quy định tại Điều 108
của Bộ luật này
3. Bồi dưỡng hiện vật
(TT số 25/2013/TT-BLĐTBXH)
Điều kiện bồi dưỡng hiện vật, độc hại
 Điều kiện cần: làm các chức danh nghề có trong danh mục nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm;
 Điều kiện đủ: (Một trong 2 điều kiện)

+ Môi trường có một trong các yếu tố vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép theo quy định của Bộ y tế;
+ Trực tiếp tiếp xúc với nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động
thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và
chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập DN của cơ sở lao
động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập DN;
riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề,
tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
Các nguyên tắc về bồi dưỡng hiện vật
 Bồi dưỡng đúng số lượng, cơ cấu theo quy định; NLĐ
làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại
từ 50% thời gian làm việc bình thường trở lên của ngày
làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; nếu
làm dưới 50% thời gian làm việc bình thường của ngày
làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng; nếu
làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được
tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
 Bồi dưỡng tại chỗ theo ca làm việc; đảm bảo thuận tiện
và vệ sinh. Trường hợp do tổ chức không ổn định,
không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được như
làm việc lưu động, phân tan, ít người, NSDLĐ phải cấp
hiện vật cho NLĐ.
Các nguyên tắc về bồi dưỡng
hiện vật (tt)
 Cấm trả tiền thay bồi dưỡng hiện
vật, không được đưa vào đơn giá tiền
lương.
 NLĐ làm việc trong các ngành, nghề
đặc thù được hưởng chế độ ăn định
lượng theo quy định của Chính phủ
sẽ không được hưởng các mức bồi
dưỡng hiện vật.
4. Phương tiện bảo vệ cá nhân
(TT số 04/2014/TT-BLĐTBXH)
 NLĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm,
độc hại phải được trang cấp đầy đủ
PTBVCN đúng quy cách và chất lượng
theo tiêu chuẩn;
 NSDLĐ phải thực hiện biện pháp kỹ thuật
để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại
của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức
có thể, cải thiện điều kiện lao động trước
khi thực hiện biện pháp trang bị PTBVCN.
4. Phương tiện bảo vệ cá nhân

(tt)
NSDLĐ có trách nhiệm hướng dẫn NLĐ sử
dụng PTBVCN;
 NLĐ được trang bị PTBVCN bắt buộc phải sử
dụng;
 NLĐ không phải trả tiền về việc sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân;
 Cấm cấp phát tiền, thay cho việc cấp phát
trang bị;
 Các chi phí mua sắm trang bị được hạch
toán vào giá thành.
5. Quản lý sức khỏe NLĐ
(TT số 19/2016/TT-BYT)
 NLĐ phải được khám sức khỏe khi được
tuyển dụng. NSDLĐ không được nhận NLĐ
không có giấy chứng nhận sức khỏe vào
làm việc;
 Căn cứ kết quả khám sức khỏe, y tế cơ sở
đề xuất với NSDLĐ sắp xếp công việc phù
hợp;
 Đối với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc
hại khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng
1 lần.
6. Điều kiện lao động đối với một số đối
tượng đặc thù
 Lao động nữ: Quy định ĐKLĐ có hại và các công việc không được
sử dụng lao động nữ…(chương X Bộ luật Lao động năm 2012, TT
số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013);
 Lao động chưa thành niên: nghiêm cấm lạm dụng sức lao động
của NLĐ chưa thành niên, (mục 1, chương XI Bộ luật Lao động
năm 2012);
 Lao động người cao tuổi: được rút ngắn giờ làm việc hằng ngày;
(mục 2, chương XI Bộ luật Lao động năm 2012);
 Lao động là người tàn tật: Tỷ lệ lao động là người tàn tật trong
một số ngành nghề, công việc DN phải nhận hoặc đóng góp vào
quỹ việc làm. (mục 4, chương XI Bộ luật Lao động năm 2012);
 Một số nghề, công việc người nhiễm HIV/AIDS không được làm:
dịch vụ y tế, dịch vụ phẩu thuật chỉnh hình, dịch vụ thẩm mỹ có
tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của cơ thể người (TT số
29/2000/TTLT –BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2000)
III. Điều kiện lao động, các yếu
tố nguy hiểm, độc hại gây tai
nạn lao động, bệnh nghể nghiệp
và biện pháp phòng ngừa
1. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là gì?
Là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức
lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên,
thể hiện qua quá trình công nghệ,
công cụ lao động, đối tượng lao động,
năng lực của NLĐ và sự tác động qua
lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều
kiện làm việc của con người trong quá
trình lao động sản xuất.
1. Điều kiện lao động (tt)
 Các yếu tố điều kiện lao động:
Các yếu tố của lao động
- Máy, thiết bị, công cụ
- Nhà xưởng
- Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu
- Ðối tượng lao động
- Người lao động
Các yếu tố liên quan đến lao động
- Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc.
- Các yếu tố kinh tế, xã hội; Quan hệ, đời sống hoàn
cảnh gia đình liên quan đến tâm lý NLĐ.
2. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động
 Nhóm các yếu tố cơ học: Các bộ phận, cơ cấu truyền
động, chuyển động quay và định tiến tốc độ lớn, các
mảnh văng của dụng cụ hoặc vật liệu gia công, các vật
rơi từ trên cao, sự sập gãy hay sụt lở công trình, trơn
trượt ngã v.v…
 Nhóm các yếu tố về điện: Điện giật, bỏng điện, chập
cháy nổ do điện, sét đánh v.v…
 Nhóm các yếu tố hóa học: Các chất gây nhiễm độc cấp
tính, ví dụ khí axit như SO2, SO3, các oxit cacbon CO và
CO2; oxit nitơ NO2; hydrosunfua H2S , các hóa chất bảo
vệ thực vật, các loại hóa chất độc hại khác nằm trong
danh mục phải khai báo đăng ký hoặc bỏng hóa chất (độ
2, độ 3).
VẬT
RƠI, ĐỖ Tiếng
SẬP ồn

TRƠN CHÁY
NỔ, Nồng Rung
TRƯỢT,
VẤP BỎNG độ
NHIỆT
NGÃ
CÁC YẾU bụi
Các yếu
TỐ NGUY tố ảnh
HIỂM GÂY hưởng
TNLĐ đến sức
TAI NẠN khỏe
CUỐN VẬT Nhiệt
Hóa
KẸP, VĂNG độ
BẮN chất
CẮT cao
độc
ĐIỆN
Môi
GIẬT,
BỎNG trường
ĐIỆN ô
nhiễm
2. Các yếu tố nguy hiểm trong
lao động (tt)
 Nhóm các yếu tố gây nổ: nổ hóa học
(nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc
nổ…), nổ vật lý (nổ nồi hơi, bình khí
nén…)
 Nhóm yếu tố về nhiệt: Các môi chất
truyền nhiệt thể lỏng, hơi, khí, rắn có
thể gây bỏng (nóng hoặc lạnh), gây
cháy do ngọn lửa, tia lửa, vật nung
nóng - nấu chảy, hơi khí xả nóng…
3. Các yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao
động và biện pháp phòng ngừa
 Vi khí hậu nóng: là nơi có nhiệt độ bằng hoặc

lớn hơn 32oc với lao đông mức bình thường (với
lao động nhẹ là 34oc , lao động nặng 30oc)
Tác hại do nóng:
- Say nóng (làm trong môi trường quá nóng, độ

ẩm cao, kém thông thoáng).


- Say nắng (bức xạ nhiệt trực tiếp chiếu vào

đầu).
- Co giật (ra nhiều mồ hôi, cơ thể mất nhiều

muối khoáng).
- Tác hại da, tác hại mắt.
 Biện pháp phòng ngừa vi khí hậu nóng
- Che chắn nguồn sáng phát nhiệt, nơi làm
việc rộng, thoáng mát; quần áo BHLĐ
mỏng, màu sáng…
- Làm việc ngoài trời phải đội nón lá, mũ
rộng màu sáng; có đủ nước uống…
- Cần có đủ nước uống như chè giải nhiệt,
uống nhiều nước…
3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động
và biện pháp phòng ngừa (tt)
 Vi khí hậu lạnh: tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh
ví dụ: ngành chế biến thủy sản, các yếu tố như gió rét
và ẩm độ cao…
Tác hại do lạnh:
- Giảm khả năng miễn dịch của cơ thể

- Làm cơ thể bị rét buốt, mất khả năng bù trừ thân

nhiệt dẫn đến rối loạn thần kinh, huyết áp hạ, tim
loạn nhịp…
- Da bị phù nề, sưng tấy…

- Bệnh tê cóng làm da ngứa, đau…

- Bệnh bợt ngón tay, ngón chân bị lạnh

- Làm trong nhà lạnh không mặc quần áo BHLĐ có thể

bị bệnh mãn tính như: viêm loét dạ dầy, viêm họng,


viêm phổi…
 Biện pháp phòng ngừa vi khí hậu lạnh
- Mặc quần áo đủ ấm, đeo găng tay,
đội mũ…
- Đeo khẩu trang
- Làm việc ngoài trời bố trí thời gian
thích hợp
- Phải có buồng đệm ngồi nghỉ 10 – 15
phút trước khi ra ngoài.
- Ăn no, ăn đủ mỡ, chất đạm…
3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động và biện
pháp phòng ngừa (tt)
 Bụi: là tập hợp của nhiều hạt có kích
thước nhỏ bé tồn tại trong không khí,
nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ
0,5 – 5 micrômét.
Các loại bụi:
- Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật,
thực vật.
- Bụi nhân tạo: nhựa, cao su…
- Bụi kim loại: sắt, đồng…
- Bụi vô cơ: silic, amiăng
Tác hại của bụi
 Tùy đặc tính hạt bụi và điều kiện tiếp xúc:
- Đối với phổi: Một số bụi có thể gây viêm phổi cấp

tính (bụi phốt phát, bụi xỉ lò có chứa nhiều nguyên


tố Vanadi).
- Đối với mắt: Các loại bụi gây viêm kết mạc, bụi sắc

cạnh gây xước giác mạc, bụi kim loại làm giảm cảm
giác của giác mạc…
- Đối với da: làm bít các lỗ tuyến nhờn trên bề mặt

da gây khô da và có thể bị viêm loét…


- Đối với toàn thân: gây sốt dị ứng

Ví dụ: bệnh sốt của thợ đúc do hít bụi kim loại, thợ
dệt do hít phải bụi bông.
- Tác hại lâu dài và nguy hiểm nhất của bụi là các
bệnh bụi phổi
Biện pháp phòng ngừa bụi
 Nơi làm việc thông thoáng, có đủ hệ thống xử
lý bụi thích hợp.
 Làm việc xong phải tắm sạch sẽ, thay quần áo.
 NLĐ sử dụng trang bị phòng hộ lao động: khẩu
trang, mặt nạ, kính, quần áo bảo hộ…
 Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và điều trị
kịp thời.
 Phải được tập huấn để hiểu biết tác hại của bụi
và cách phòng chống từng yếu tố bụi.
3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động
và biện pháp phòng ngừa (tt)
 Tiếng ồn: là những âm thanh
gây cảm giác khó chịu cho con
người, phát sinh do sự chuyển
động của các chi tiết hoặc bộ
phận của máy do va chạm như:
dệt sợi, cơ khí, nghề mộc, vận
hành máy nén khí…
Tác hại của tiếng ồn
 Dễ gây các BNN như điếc, rối loạn cảm
giác, giảm khả năng tập trung trong
lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy
bén; mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ.

 Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ giảm thính


lực, điếc nghề nghiệp, bệnh thần kinh…
dễ dẫn đến tai nạn lao động
Biện pháp phòng ngừa tác hại của ồn
 Nhà xưởng đặt cách xa khu vực sản
xuất khác, có nhiều cửa, tránh công
hưởng.
 Máy, thiết bị được bảo hành thường
xuyên.
 Sử dụng nút tai, bịt tai.
 Hàng năm được khám sức khỏe nghề
nghiệp, đo điếc.
3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động
và biện pháp phòng ngừa (tt)
 Rung chuyển: là một trong những yếu
tố tiếp xúc có hại thường gặp ở một số
loại công cụ lao động cơ giới hóa gồm
hai dạng:
- Rung tần số thấp: xe chở hàng, máy
kéo nông nghiệp, xe ủi đất…
- Rung tần số cao: khoan máy, búa tán ri
vê, máy cưa cầm tay…
Tác hại của rung chuyển
 Tổn thương các khớp xương, làm teo
cơ nhẹ vùng quanh khớp.
 Tổn thương gân cơ và dây thần kinh,
xương bị biến dạng, mất chất vôi, lồi
xương…
 Rung tần số thấp: đau quanh vùng
cột sống, nhất là lao động ở tư thế
gò bó.
 Rung tần số cao: gây bệnh rung
chuyển nghề nghiệp.
Biện pháp phòng ngừa rung chuyển
 Thiết kế máy, thiết bị sản xuất làm
giảm biên độ, tần số.
 Sử dụng găng tay cao su xốp, đệm
mút.
 Giảm thời gian làm việc trong ca.
 Khám sức khỏe nghề nghiệp hàng
năm, chụp X quang các khớp xương bị
tiếp xúc.
3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động
và biện pháp phòng ngừa (tt)

Bức xạ
Bức xạ ion hóa: làm việc ở cơ sở sản
xuất phóng xạ, sử dụng các tia
phóng xạ ion hóa từ các nguyên tố
phóng xạ như chụp bằng tia gamma
để xác định cấu trúc bên trong của
các vật đặc như: kim loại, gỗ,
bêtông…..
Tác hại của bức xạ ion hóa
 Tác hại cấp tính: nạn nhân bị nhiễm
xạ sau vài giờ biểu hiện: nhức đầu,
chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
 Tác hại lâu dài: gây tổn thương da,
viêm loét giác mạc, làm đục nhân mắt,
tổn thương caca1 tuyến sinh dục, biến
đổi gen di truyền…
 Gây bệnh ung thư: da, máu, xương,
vú, tuyến giáp, phổi, dạ dày…
Biện pháp phòng ngừa bức xạ ion hóa

 Che chắn
 Lọc bụi, lọc khí, thu gom các chất thải
có nguồn phóng xạ để xử lý
 Nhà tắm có đủ nước và có phòng riêng
 Trang bị BHLĐ phù hợp
 Cấm ăn uống, hút thuốc nơi làm việc
có bức xa
 Khám sức khỏe 6 tháng 1 lần
3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động
và biện pháp phòng ngừa (tt)

 Bức xạ không ion hóa: là bức xạ


không có đủ cường độ để gây cho
các phân tử ion hóa, hoặc phá vỡ hạt
nhân nguyên tử
Bảng phân loại bức xạ
 Ion hóa  Không ion hóa
- Tia X - Tia cực tím
- Tia gamma - Ánh sáng thấy được
- Hạt alpha (bao gồm tia laser)
- Hạt beta
- Tia hồng ngoại (lò
nung, bếp,…)
- Neuton
- Tần số vô tuyến
- Tia vũ trụ (sóng viba, FM,
TV…)
Tác hại của bức xạ
Với sóng cực ngắn điện từ trường RF:
- Rối loạn chức năng thần kinh, do điện đồ

không bình thường, bất thường về máu,


một số bệnh nhân có suy nhược nhẹ.
Với bức xạ hồng ngoại: với liều cao tổn
thương trên da và giác mạc.
Với bức xạ tử ngoại: chủ yếu lên da và mắt
Biện pháp phòng ngừa bức xạ
Với sóng cực ngắn điện từ trường RF:
Hạn chế sự tiếp xúc, có biện pháp kỹ thuật,
chu vi bảo vệ an toàn, có dấu hiệu bất
thường phải đi khám.
Với bức xạ hồng ngoại:
Đeo kính, sử dụng quần áo bằng sợi bông nhẹ.
Với bức xạ tử ngoại:
Đeo kính, mặc quần áo mỏng, che chắn nguồn
bức xa
3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động
và biện pháp phòng ngừa (tt)
 Hóa chất độc: là những chất gặp trong lao

động, khi xâm nhập vào cơ thể dù với liều


lượng rất nhỏ cũng gây nên những chức
năng sinh lý, bệnh lý ảnh hưởng xấu sức
khỏe, thậm chí gây tổn thương hoặc tử
vong.
Xâm nhập vào cơ thể qua 3 đường:
- Tiêu hóa

- Hô hấp

- Da
Tác hại của hóa chất
 Nhiễm độc cấp tính
 Nhiễm độc mãn tính

Một số dấu hiệu hay triệu chứng liên quan đến


vấn đề nhiễm độc:
- Răng và lợi

- Hệ hô hấp

- Da

- Mũi họng

- Hệ thần kinh

- Hệ sinh dục
Biện pháp phòng ngừa hóa chất độc
 Các hóa chất phải có thông tin ảnh hưởng của nó
tới sức khỏe để có cách phòng ngừa khi tiếp xúc.
 Thay thế 1 loại hóa chất ít độc hơn
 Thay đổi quy trình công nghệ
 Dùng hệ thống hút hơi khí độc
 Vệ sinh nhà xưởng thường xuyên
 Trang bị BHLĐ cá nhân
 Kiểm tra môi trường lao động
 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
 NLĐ phải thực hiện tốt vệ sinh cá nhân
 Tuân thủ nội quy tại doanh nghiệp
IV. Kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ
sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao
động của cơ sở
 Kỹ thuật an toàn:

- Xác định vùng nguy hiểm;

- Các biện pháp quản lý, tổ chức, thao tác


làm việc an toàn;
- Sử dụng các thiết bị an toàn:

+ Thiết bị che chắn;


+ Thiết bị phòng ngừa;
+ Thiết bị bảo hiểm;
+ Trang bị PTBVCN;
+ Biển báo, tín hiệu ATLĐ…
IV. Kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ
sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao
động của cơ sở
 Vệ sinh lao động:
- Xác định k/c an toàn vệ sinh;
- Xác định các yếu tố có hại tới sức khỏe;
- Biện pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục về VSLĐ;

- Theo dõi, quản lý sức khỏe NLĐ;

- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi

trường;
- Kỹ thuật vệ sinh: thông gió, điều hòa nhiệt độ,

chống bụi, khí độc; chống ồn, chống rung, kỹ thuật


chiếu sáng;
- Kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường…
Nội quy an toàn lao động
 Người lao động được trang bị bảo hộ lao động và các
dụng cụ được cung cấp trong thời gian làm việc.
Người lao động phải sử dụng đúng mục đích và đủ các
trang bị đã được cung cấp.
 Trong thời gian làm việc người lao động không được
đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình.
 Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể
xảy ra thì người lao động phải báo ngay cho Tổ
trưởng để xử lý.
 Nếu không được phân công thì người lao động không
được tự ý sử dụng và sửa chữa thiết bị.
Nội quy an toàn lao động (tt)
 Các sản phẩm, hàng hóa vật tư, thành phẩm đóng gói, để
cách tường, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện
chữa cháy, tủ thuốc cấp cứu.
 Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có đặt biển báo
mới được sửa chữa.
 Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải
kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không
có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành.
 Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn xưởng, nơi
làm việc.
 Trong kho phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để dụng
cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trở ngại đi lại.
Nội quy an toàn lao động (tt)
 Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động,
những người có mặt tại hiện trường
phải:
- Tắt công tắc điện cho ngừng máy.
- Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo cáo
ngay cho nhân viên phụ trách An toàn
và Y tế của doanh nghiệp.
- Tham gia bảo vệ hiện trường để người
có trách nhiệm xử lý.
Nội quy an toàn lao động (tt)
 Người lao động có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện
lãnh đạo An toàn và Sức khỏe về sự cố tai nạn lao
động, về việc vi phạm nguyên tắc An toàn Lao
động xảy ra tại doanh nghiệp.
 Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc
của mình, người lao động lập tức rời khỏi khu vực
nguy hiểm và báo ngay cho An toàn viên để xử lý.
 Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các
thiết bị An toàn Lao động có trong doanh nghiệp.
 Người lao động phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của
bảng cấm, bảng hướng dẫn An toàn nơi sản xuất.
Nội quy vệ sinh lao động
 Trong giờ làm việc, phải sử dụng đầy đủ trang
bị bảo hộ lao động, phương tiện dụng cụ đã
được doanh nghiệp cấp phát trong thời gian
làm việc.
 Toàn thể người lao động phải giữ gìn vệ sinh

sạch sẽ và gọn gàng nơi làm việc của mình


gồm:
- Vệ sinh công nghiệp chung toàn doanh nghiệp.
- Các thiết bị do mình phụ trách phải được kiểm
tra định kỳ do doanh nghiệp quy định.
Nội quy vệ sinh lao động (tt)
 Người lao động phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người giữ
sạch sẽ nơi làm việc, ăn uống và nơi vệ sinh công cộng.
 Người lao động phải tham gia chương trình chống dịch
bệnh và khám sức khỏe định kỳ hàng năm do doanh
nghiệp tổ chức.
 Doanh nghiệp chỉ cho phép người lao động vào doanh
nghiệp làm việc với trạng thái cơ thể tâm lý bình thường.
Tổ trưởng có thể buộc người lao động ngừng việc khi phát
hiện người lao động có sử dụng chất kích thích như ma
túy, rượu, bia v.v...
 Những người lao động vận hành máy móc thiết bị khi cơ
thể tâm lý bình thường. Trong khi làm việc hoặc vận hành
máy, nếu người lao đông cảm thấy cơ thể không bình
thường có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải ngưng
việc ngay và báo cho Tổ trưởng giải quyết kịp thời.
Nội quy vệ sinh lao động (tt)
 Người lao động phải báo cáo với Trạm Y tế
doanh nghiệp về bệnh của mình (đặc biệt
là bệnh truyền nhiễm, dễ lây) để được
chữa kịp thời. Người lao động nghiện ma
túy phải đi trung tâm cai nghiện bắt buộc
theo quy định của pháp luật.
 Người lao động phải báo cáo với những
người có trách nhiệm và Trạm Y tế doanh
nghiệp mọi trường hợp vi phạm nguyên
tắc Vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

You might also like