You are on page 1of 16

CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI

PHÁT SINH TRONG SẢN XUẤT


VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Người trình bày: Nguyễn Thị Thảo Nguyên


Đơn vị: Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và DV BHLĐ
CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI PHÁT SINH TRONG
SẢN XUẤT

  Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an


toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho
con người trong quá trình lao động.
  Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm
suy giảm sức khỏe con người trong quá
trình lao động.
Anh (chị) cho biết
các yếu tố nguy hiểm, có hại trong bức tranh này ?
Các yếu tố nguy hiểm và có hại

truyền động, Hoá chất


chuyển động Vi khí hậu độc
Nguồn Nguồn
nhiệt điện Vi
Ánh sáng sinh vật
Nhóm Nhóm
Yếu tố Yếu tố
Nguy
Vật rơi, hiểm

đổ, sập Vật văng, hại Làm việc
bắn Bụi quá sức

Nổ Nổ Rung và
vật lý hoá học Ồn chấn động

Tai nạn lao động Bệnh nghề nghiệp


CÁC NHÓM NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
PHÁT SINH TRONG SẢN XUẤT

1. Nhóm nguyên nhân kỹ thuật


 Máy, Thiết bị sản xuất, quá trình công
nghệ bao hàm các yếu tố nguy hiểm &
có hại ...
 Máy, thiết bị sản xuất, công cụ làm
việc, bàn ghế được thiết kế, kết cấu
không thích ứng với các đặc điểm về
Giải phẫu, Sinh lý, Tâm lý của người sử
dụng ...

 Kết cấu, chi tiết máy, thiết bị không đảm bảo độ bền, độ ổn định,
dụng cụ hoặc vỏ máy không đảm bảo độ cách điện...
 Thiết bị che chắn thiếu, không đảm bảo độ bền hoặc khoảng cách,
kích thước.
2. Nhóm nguyên nhân về tổ chức-kỹ thuật
 Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý, không gian thao tác
chật hẹp, vị trí tư thế thao tác gò bó, khó khăn...
 Bố trí sắp đặt máy, thiết bị sản xuất sai nguyên tắc an
toàn, sự cố trên một máy có thể gây nguy hiểm cho người
và các máy khác...
 Bố trí mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển thiếu
hợp lý, không an toàn: chật hẹp, gồ ghề, giao cắt nhau...
 Bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm không đúng
nguyên tắc an toàn: để lẫn các hoá chất có thể phản ứng
với nhau, xếp đặt quá cao không vững chắc...
 Không cung cấp đúng và đủ cho NLĐ những PTBVCN
chuyên dụng phù hợp;
 Huấn luyện BHLĐ không đạt yêu cầu: không đúng định kỳ,
thiếu quy định hướng dẫn an toàn vận hành thiết bị tại chỗ
làm việc, thiếu các tín hiệu dấu hiệu, biển báo an toàn.
Hình ảnh: Nhóm nguyên nhân về tổ chức-kỹ thuật
3. Nhóm nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp

 Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp khi thiết kế mặt bằng xí
nghiệp, phân xưởng sản xuất: bố trí các nguồn phát, sinh hơi, khí bụi
độc ở đầu hướng gió thịnh hành hoặc ở tầng dưới, không khử độc, lọc
độc trước khi thải ra ngoài, bố trí các nguồn gây ồn cao nơi tập trung
đông Công nhân...
 Phát sinh bụi, hơi khí độc trong không khí gian sản xuất do rò rỉ từ
thiết bị, đường ống, bình chứa, thiếu hệ thống thu lọc, khử độc ở các
nguồn phát thải...
 Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm các tiêu chuẩn cho phép như: quá
cao, quá thấp, bức xạ lớn, không khí không được lưu thông...
 Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý: độ rọi thấp, phân bố độ rọi
không đều, bố trí nguồn sáng gây chói loá hoặc lấp bóng...
 Tiếng ồn, rung động vượt TCCP.
 PTBVCN không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, gây bất tiện cho người
sử dụng.
 Không thực hiện đúng các yêu cầu vệ sinh cá nhân.
Hình ảnh: Nhóm nguyên nhân về vệ sinh lao động
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TNLĐ, BNN

Tất cả ba loại biện pháp kiểm soát trên có thể được sử dụng kết
hợp với nhau nhưng ưu tiên bao giờ cũng được dành cho các biện
pháp kiểm soát công nghệ trước các biện pháp khác.

Nhóm biện pháp Nhóm biện pháp Nhóm biện pháp


Kiểm soát công nghệ Kiểm soát hành chính PTBVCN
1. Các biện pháp kiểm soát công nghệ

 Là biện pháp tốt nhất loại trừ được nguy cơ và khả năng tiếp
xúc với nguy cơ của NLĐ
 Trực tiếp giải quyết nguy cơ có hiệu quả và không phải phụ
thuộc vào hành động của NLĐ.
 Các biện pháp kiểm soát công nghệ bao gồm:

• Thiết kế lại qui trình.


• Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa.
• Thay thế nguyên vật liệu có nguy cơ bằng nguyên vật
liệu an toàn hơn.
• Cách ly máy, thiết bị công nghệ hoặc cách ly người
lao động khỏi nguy cơ.
• Lắp đặt “hệ thống thông gió cục bộ”.
• Lắp đặt cơ cấu phòng ngừa.
2. Biện pháp kiểm soát hành chính

 Không loại trừ được nguy cơ nhưng hạn chế được thời gian tiếp xúc
với nguy cơ của nguời lao động.
 Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào hành động của con người.
 Các biện pháp kiểm soát hành chính, bao gồm:
• Luân chuyển người lao động từ nhiệm vụ có độc hại đến nhiệm vụ
không độc hại để giảm thời gian tiếp xúc;
• Tăng số lần nghỉ giữa ca nhằm giảm thiểu thời gian tiếp xúc;
• Thay đổi kế hoạch làm việc, thời gian biểu làm việc tiếp xúc với nguy
cơ stress nhiệt vào buổi tối khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp;
• Sắp xếp và giữ gìn ngăn nắp khu vực làm việc nhằm giảm khả năng
tai nạn và hỏa hoạn; bảo vệ công cụ và thiết bị; và tránh tích tụ vật liệu
độc hại;
 Tăng cường thiết bị và thực hành vệ sinh cá nhân để người
lao động:
- Rửa tay rửa mặt trước khi ăn uống,
- Cấm sử dụng thực phẩm tại nơi làm việc,
- Tắm rửa sau ca làm việc
- Để quần áo nhiễm bẩn tại nơi làm việc;

 Tăng cường đào tạo người lao động và thực hành công việc:
- Nhằm nâng cao khả năng của người lao động nhận biết và
đánh giá nguy cơ,
- Tiến hành và thực hiện hành động để bảo vệ họ.

 Tăng thêm thời gian nghỉ thường xuyên.


3. Biện pháp kiểm soát nguy cơ bằng
phương tiện bảo vệ các nhân (PTBVCN)

 Là biện pháp kiểm soát nguy cơ kém nhất và được sử dụng


cuối cùng sau khi không áp dụng được các biện pháp kiểm
soát công nghệ và kiểm soát hành chính cũng như trong
trường hợp cấp cứu.
 PTBVCN không loại trừ được nguy cơ hay giảm được thời
gian tiếp xúc. Chỉ giảm thiểu khối lượng tiếp xúc bằng việc xử
dụng một phương tiện bảo vệ ngăn cách giữa nguy cơ và
người lao động.
Sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân
AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT

Xin cảm ơn !

You might also like