You are on page 1of 16

Phụ lục 3

HƯỚNG DẪN VỀ NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

I. Cơ sở pháp lý
- Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010 của Bộ Công Thương
Quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương.
- Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh
giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt
điện.
- Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2016 của Bộ LĐTBXH
Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN IEC/ISO 31010:2013 Quản lý rủi ro - Kỹ
thuật đánh giá rủi ro.
II. Thuật ngữ, định nghĩa
Mối nguy (Hazard) là nguồn hay tình trạng có sự tiềm ẩn sự nguy hại về
chấn thương hay bệnh tật, thiệt hại tài sản, thiệt hại môi trường làm việc, hay là
sự kết hợp các dạng nguy hại trên (OHSAS 18001).
Nhận diện mối nguy (hazard identification) là quá trình chủ động nhằm
nhận ra sự tồn tại và tiềm ẩn của các mối nguy liên quan đến an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp, và xác định đặc trưng của chúng (đặc điểm, tính chất, nguồn
gốc phát sinh,…) để từ đó có thể kiểm soát thông qua các biện pháp phù hợp.
Sự cố (accident) là sự hư hỏng thiết bị, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao
động.
Rủi ro (Risk) là sự kết hợp khả năng xảy ra các sự cố và hậu quả của chúng.
Nói cách khác, rủi ro là khả năng của mối nguy trở thành sự cố cụ thể.
Đánh giá rủi ro (Risk assessment) là việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng trên
cơ sở các tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được và chỉ tiêu được chấp thuận, đồng
thời xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý với thực tế chấp
nhận được.
Đánh giá mức độ rủi ro (Hazard rating number - HRN) là đánh giá các mối
nguy hiểm đã được nhận biết dựa trên hậu quả và khả năng xảy ra.
Quản lý rủi ro (Risk management) là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật,
quản lý nhằm đảm bảo tất cả rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích,
đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công
nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
2

Hành động/Biện pháp khắc phục là hành động hoặc biện pháp được thực
hiện ngay lập tức nhằm loại trừ hoặc kiểm soát một mối nguy hoặc rủi ro ở mức
độ cao hoặc được cho là có thể gây sự cố.
Hành động/Biện pháp phòng ngừa là hành động hoặc biện pháp được thực
hiện theo trình tự, có kế hoạch nhằm loại trừ hoặc kiểm soát một mối nguy hoặc
rủi ro; đồng thời ngăn ngừa sự lặp lại hoặc tái diễn của mối nguy hoặc rủi ro
trong tương lai.
III. Các bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro (NDMN&ĐGRR)

Thành lập nhóm NDMN&ĐGRR

Phạm vi
Lựa chọn phương pháp

Nhận diện mối nguy

Đánh giá khả năng xảy ra Đánh giá mức độ nghiêm trọng

Xác định mức độ rủi ro

Xác định biện pháp kiểm soát

Hình 1. Sơ đồ tổng quan về đánh giá rủi ro

1. Thành lập nhóm NDMN&ĐGRR và phân công nhiệm vụ các thành


viên
- Trưởng nhóm phải là người có thẩm quyền của đơn vị (Giám đốc, Phó
Giám đốc kỹ thuật).
- Thành viên nhóm phải gồm những người trực tiếp quản lý vận hành thiết
bị, người làm công tác an toàn, người làm công tác quản lý kỹ thuật tại đơn vị và
những người khác nếu thấy cần thiết.
3

- Phân công nhiệm vụ các thành viên: trưởng nhóm có trách nhiệm phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để đảm bảo thực hiện công việc hiệu
quả.
2. Phạm vi và phương pháp đánh giá rủi ro
2.1. Xác định phạm vi

Các đơn vị tiến hành đánh giá rủi ro căn cứ đặc điểm sản xuất kinh doanh
của mình.
- Nhà máy nhiệt điện: đánh giá rủi ro cho toàn bộ nhà máy bao gồm các
khu vực/hệ thống/thiết bị như hệ thống nhiên liệu, hệ thống đốt, hệ thống nước
cấp, hệ thống nước tuần hoàn, hệ thống nước ngưng, hệ thống nước làm mát, hệ
thống gió, hệ thống xử lý khói thoát, lò hơi, hệ thống hơi tự dùng, hệ thống
tuabin, máy phát điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống khí nén, thiết bị xử lý
nước thải,…
- Nhà máy thủy điện: đánh giá rủi ro cho toàn bộ nhà máy bao gồm các khu
vực/hệ thống/thiết bị như hồ chứa, đập, cửa nhận nước, đường hầm dẫn nước,
gian máy, gian biến áp, trạm biến áp, thiết bị cơ khí thủy lực (tuabin, van đĩa, hệ
thống dầu áp lực, hệ thống điều tốc, …), hệ thống điện (máy phát, hệ thống kích
từ, hệ thống bảo vệ, máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, cáp…), hệ thống nước
kỹ thuật, hệ thống nước cứu hỏa, hệ thống thông gió, hệ thống khí nén, hệ thống
dầu,…
- Công ty Truyền tải điện, Công ty Điện lực, Công ty lưới điện cao thế:
đánh giá rủi ro cho các trạm biến áp, lộ đường dây mà mình quản lý.
2.2. Chọn lựa phương pháp đánh giá rủi ro
4

Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp
định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo phương pháp
định lượng thì đơn vị có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định
tính.
Phương pháp luận đánh giá định lượng rủi ro được hướng dẫn trong phụ
lục của Thông số 50/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá
định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện.
3. Nhận diện mối nguy
3.1. Khu vực/vị trí làm việc
- Xác định các khu vực/vị trí làm việc và giới hạn của nó (tham khảo sơ đồ
mặt bằng nhà máy, trạm biến áp, đường dây,…).
- Xác định sơ bộ các mối nguy tiềm ẩn từ đáng kể đến không đáng kể.
- Lập danh mục tất cả các khu vực/vị trí làm việc cần thực hiện
NDMN&ĐGRR của đơn vị.
Phương pháp nhận diện mối nguy: quan sát thực tế, phỏng vấn người lao
động, danh mục kiểm tra, động não tập thể, nghiên cứu mối nguy và khả năng
vận hành,…(Tham khảo TCVN IEC/ISO 31010:2013).
3.2. Hệ thống, thiết bị, máy móc làm việc
- Xác định các hệ thống, thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ làm việc theo
đặc thù của đơn vị. Lưu ý các thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATVSLĐ.
- Xem xét hồ sơ, sổ tay vận hành để hiểu về các mối nguy liên quan đến
công nghệ và vận hành.
- Xác định sơ bộ các mối nguy tiềm ẩn từ từ đáng kể đến không đáng kể.
- Lập danh mục tất cả hệ thống, thiết bị, máy móc cần thực hiện
NDMN&ĐGRR của đơn vị.
Phương pháp nhận diện mối nguy: quan sát thực tế, phỏng vấn người lao
động, danh mục kiểm tra, động não tập thể, nghiên cứu mối nguy và khả năng
vận hành (HAZOP),…(Tham khảo TCVN IEC/ISO 31010:2013).
3.3. Các công việc thực hiện
- Xác định các công việc theo đặc thù của đơn vị. Lưu ý các công việc có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Xác định khu vực/vị trí mà người lao động thực hiện công việc. Tham
chiếu danh mục khu vực/vị trí làm việc.
- Xác định các hệ thống, thiết bị, máy móc mà người lao động thực hiện
công việc. Tham chiếu danh mục hệ thống, thiết bị, máy móc làm việc.
5

- Lập danh mục tất cả các công việc cần thực hiện NDMN&ĐGRR của đơn
vị.
Phương pháp nhận diện mối nguy: quan sát thực tế, phỏng vấn người lao
động, danh mục kiểm tra, động não tập thể, nghiên cứu mối nguy và khả năng
vận hành (HAZOP),…(Tham khảo TCVN IEC/ISO 31010:2013).
3.4. Phân loại các dạng mối nguy
a. Các mối nguy vật lý
- Trượt, vấp: chất lỏng đổ ra sàn gây cản trở lối đi, nếu không lau chùi có
thể dẫn đến trượt ngã gây chấn thương;…
- Vật rơi: vật rơi, đổ từ trên cao có thể va đập dẫn đến chấn thương đầu;…
- Bề mặt nóng, lạnh: tiếp xúc với bề mặt nóng, lạnh có thể dẫn đến bị bỏng.
- Va đập: trần thấp, các thiết bị ở phía trên đầu có thể dẫn đến va đập gây
chấn thương đầu;…
- Ngã cao: làm việc trên cao có thể bị ngã dẫn đến chấn thương;…
- Điện: điện giật, hồ quang, điện cảm ứng,…
-…
b. Các mối nguy hóa học
- Chất dễ cháy.
- Chất ăn mòn.
- Chất độc.
- Chất gây ung thư.
-…
c. Các mối nguy sinh học
- Vi khuẩn, virus.
- Côn trùng.
-…
d. Các mối nguy ergonomic, môi trường công việc: Các điều kiện làm
việc gây nên sự căng thẳng về thể chất và tinh thần.
- Chuyển động lặp đi lặp lại.
- Thiết kế, bố trí không hợp lý.
- Nghỉ ngơi không đủ.
- Tư thế làm việc sai.
- Ánh sáng, bụi, tiếng ồn, rung, nhiệt độ,…
-…
6

4. Đánh giá rủi ro


4.1. Nguyên tắc chung
Sự cố phát sinh từ một mối nguy cụ thể nếu không được kiểm soát hợp lý
và rủi ro xảy ra sự cố được xác định mức độ thông qua chỉ số HRN (Hazard
rating number).
Chỉ số HRN là kết quả của sự phân tích 02 yếu tố liên quan đến sự cố:
- Mức độ nghiêm trọng của sự cố (S: severity) được phân theo 5 cấp từ 1
đến 5.
- Khả năng xảy ra sự cố (L: likelihood) được phân theo 5 cấp từ 1 đến 5.
- Chỉ số HRN là sự kết hợp giữa mức độ nghiêm trọng của sự cố và khả
năng xảy ra sự cố.
Chỉ số HRN được xác định có sự xem xét và xác định tính hiệu quả của các
biện pháp kiểm soát đang được thực hiện.
4.2. Đánh giá mức độ nghiêm trọng
Mức độ nghiêm trọng (Severity) Mức độ
Cực kỳ nghiêm trọng, thảm họa (ví dụ: tai nạn lao động làm chết 2
5
người trở lên hoặc bị thương nặng 03 người trở lên).
Nghiêm trọng (ví dụ: tai nạn lao động làm chết 01 người hoặc bị
4
thương nặng 02 người trở lên).
Vừa hoặc trung bình (ví dụ: tai nạn lao động làm 1 người bị thương
3
nặng cần hỗ trợ chuyển công việc nhẹ hơn).
Nhẹ (ví dụ: tai nạn lao động có người bị thương nhẹ nhưng người
này không phải nghỉ làm, không cần các hỗ trợ đặc biệt nhưng cần 2
điều trị y tế bởi bác sỹ).
Không đáng kể (ví dụ: tai nạn lao động có người bị thương nhẹ như
1
trầy xước ngoài da và chỉ cần sơ cứu là đủ).
Việc xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố phụ thuộc vào kinh nghiệm,
sự phán đoán và ý kiến chủ quan của người đánh giá. Do vậy, số điểm tương
ứng với mức độ nghiêm trọng của sự cố có thể không chính xác. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp sau đây điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố
có thể tương đối chính xác:
- Sự cố cực kỳ nghiêm trọng, được coi là thảm họa sẽ xảy ra trong một số
trường hợp như: sập đổ công trình xây dựng; sập đổ giàn giáo; nhiều người cùng
làm việc trong khu vực hạn hẹp, trong buồng kín hoặc bồn kín; sự cố gây chảy
tràn hóa chất nguy hiểm hoặc độc hại với số lượng lớn; sự cố cháy nổ; sự cố nổ
các thiết bị áp lực như nồi hơi,…
- Sự cố nghiêm trọng sẽ xảy ra trong một số trường hợp như: cá nhân một
công nhân làm việc và tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy như thiết bị truyền
động không được che chắn; nâng nhấc các vật nặng quá sức cho phép; các hành
vi leo trèo lên thiết bị để sửa chữa; làm việc với hóa chất khi không có đầy đủ
7

trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp; các công tác bảo trì và sữa chữa thiết bị,
dây chuyền mà không thực hiện cách ly cô lập phù hợp,…
- Sự cố vừa hoặc trung bình: cá nhân một công nhân làm việc và tiếp xúc
trực tiếp với các mối nguy như cạnh sắc của vỏ thiết bị có thể gây đứt tay; khu
vực làm việc hạn hẹp và có nhiều thiết bị, vật dụng treo trên cao gây đụng đầu;
mặt sàn có các mối nguy như cạnh sắc, đinh nhọn trong khi công nhân không
được trang bị bảo hộ lao động phù hợp,…
- Sự cố nhẹ hoặc không đáng kể: cá nhân một công nhân làm việc và tiếp
xúc trực tiếp với các mối nguy như mặt sàn trơn trượt; cầu thang dốc và trơn
trượt; bề mặt nóng của thiết bị; các mối nguy gây rủi ro và đụng vào canh, góc
của thiết bị,…
4.3. Đánh giá khả năng (tần suất) xảy ra
Khả năng xảy ra (Likelihood) Tần suất
Sự cố chắc chắn xảy ra: sự cố chắc chắn xảy ra. Sự cố đã từng xảy
5
ra tại đơn vị và được lặp lại.
Khả năng xảy ra lớn: sự cố hoàn toàn có thể xảy ra. Thực tế sự cố
đã từng xảy ra với tần suất từ 2-5 năm/ trường hợp tại đơn vị hoặc 4
đơn vị tương tự mình.
Khả năng xảy ra trung bình: sự cố có thể xảy ra. Thực tế sự cố đã
từng xảy ra với tần suất từ 5-10 năm/ trường hợp tại đơn vị hoặc 3
đơn vị khác tương tự mình.
Sự cố ít có khả năng xảy ra: sự cố khó có khả năng xảy ra. Tần
suất xảy ra sự cố từ 10-20 năm/trường hợp tại đơn vị hoặc đơn vị 2
khác tương tự mình.
Sự cố hầu như không thể xảy ra: sự cố hầu như không thể xảy ra
1
tại đơn vị. Sự cố chưa từng xảy ra tại các đơn vị tương tự mình.
Cũng giống như việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố, việc đánh
giá khả năng xảy ra sự cố cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự phán đoán và ý
kiến chủ quan của người đánh giá. Tuy nhiên, có một vài yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng xảy ra sự cố cần xem xét trong quá trình đánh giá:
- Vị trí của mối nguy: vị trí mối nguy càng xa người lao động thì khả năng
xảy ra sự cố càng thấp.
- Thời gian tiếp xúc với mối nguy: đây là yếu tố quan trọng. Ví dụ: một
người công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao nhưng thời gian tiếp xúc ngắn (30
phút/ca làm việc 8 giờ) thì rủi ro bị điếc nghề nghiệp thấp.
- Tần suất thực hiện công việc: các công việc không thường xuyên hoặc rất
không thường xuyên. Tuy nhiên cần lưu ý các công việc với tần suất thực hiện
rất không thường xuyên (10-20 năm/lần) nhưng mức độ nghiêm trọng cao hoặc
rất cao như công tác bảo trì mái nhà; bảo trì các đường ống nước nóng bên trong
bồn chứa dầu,…
- Tình trạng của hệ thống, thiết bị, máy móc,…
- Khả năng, kinh nghiệm của người lao động.
8

- Sự tập trung, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của người lao động
(nóng, ồn, bụi,…).
- Các yếu tố môi trường lao động, các yếu tố vi khí hậu.
4.4. Xác định chỉ số HRN và phân loại mức độ rủi ro
HRN = Mức độ nghiêm trọng (S) x Khả năng xảy ra (L)

Mức 5 5 10 15 20 25
độ 4 4 8 12 16 20
nghiê 3 3 6 9 12 15
m 2 2 4 6 8 10
trọng 1 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5
Khả năng xảy ra
Hình 2. Ma trận rủi ro
Chỉ thị Mức độ rủi ro
15-25 Extremely high - Rủi ro cực kỳ cao
10-12 High risk – Rủi ro cao
5-9 Moderate risk – Rủi ro mức độ trung bình
1-4 Low risk – Rủi ro mức độ chấp nhận được
5. Biện pháp kiểm soát rủi ro bổ sung
5.1. Nguyên tắc chung
Ngay sau khi có kết quả đánh giá rủi ro thể hiện bằng chỉ số HRN (có xem
xét đến việc áp dụng và tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát hiện tại),
nhóm NDMN&ĐGRR thảo luận và ra quyết định xử lý rủi ro.
a. Extremely high - Rủi ro cực kỳ cao
- Hành động ngay lập tức: khu vực/thiết bị cần cách ly và cô lập; yêu cầu
ngừng/tạm dừng công việc; thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát cần thiết để
đưa mức độ rủi ro về mức cao;...
- Chỉ tiến hành công việc khi: phiếu công tác; các biện pháp kiểm soát
được xác nhận đã thực hiện; giám sát an toàn; …
b. High risk – Rủi ro cao
- Hành động ngay lập tức: khu vực/thiết bị cần được cảnh báo về mối nguy
và biện pháp kiểm soát; biện pháp thi công và đánh giá rủi ro tại thời điểm thực
hiện và kiểm tra các biện pháp kiểm soát; thực hiện ngay các biện pháp kiểm
soát cần thiết để đưa mức độ rủi ro về mức trung bình;…
- Chỉ tiến hành công việc khi: thông tin an toàn (mối nguy, rủi ro) liên quan
đến khu vực, thiết bị đều rõ ràng và sẵn sàng; hoàn thành các thủ tục: biện pháp
9

thi công, đánh giá rủi ro; các biện pháp kiểm soát hiện tại được áp dụng và cho
thấy tính hiệu quả; các biện pháp bổ sung cần thiết được thực hiện; …
c. Moderate risk – Rủi ro mức độ trung bình
- Hành động ngay lập tức: kiểm tra sự tuân thủ và thực hiện các yêu cầu,
tiêu chuẩn vận hành thao tác an toàn; thực hiện các cải tiến để đưa mức độ rủi ro
về mức chấp nhận được; …
- Không được tiến hành công việc khi: có bằng chứng và dấu hiệu cho thấy
các yêu cầu, tiêu chuẩn vận hành và thao tác an toàn bị khác đi hoặc bị làm thay
đổi so với trước đó; có bằng chứng và dấu hiệu cho thấy sự không tuân thủ hoặc
không thực hiện các yêu cầu, tiêu chuẩn vận hành và thao tác an toàn; các yếu tố
bất thường khác xuất hiện; …
d. Low risk – Rủi ro mức độ chấp nhận được
- Hành động ngay lập tức: kiểm tra sự tuân thủ và thực hiện các yêu cầu,
tiêu chuẩn vận hành thao tác an toàn; duy trì các yêu cầu, tiêu chuẩn trong mọi
trường hợp; liên tục cải tiến nhằm duy trì mức độ rủi ro ở mức chấp nhận được.
- Không được tiến hành công việc khi: có bằng chứng và dấu hiệu cho thấy
các yêu cầu, tiêu chuẩn vận hành và thao tác an toàn bị khác đi hoặc bị làm thay
đổi so với trước đó; có bằng chứng và dấu hiệu cho thấy sự không tuân thủ hoặc
không thực hiện các yêu cầu, tiêu chuẩn vận hành và thao tác an toàn; các yếu tố
bất thường khác xuất hiện; …
Mức độ rủi ro có thể được làm cho giảm đi thông qua việc thực hiện các
biện pháp kiểm soát và liên tục cải tiến.
5.2. Xác định các biện pháp kiểm soát rủi ro bổ sung
Eli
mi
na
tio
n
Hiệu quả và mức độ tin cậy

Subtitution

Engineering controls

Administration controls

Personal protect equipment

Hình 3. Hiệu quả các biện pháp kiểm soát rủi ro


10

Biện pháp kiểm soát Hiệu quả


Elimination – Loại trừ hoàn toàn mối nguy/rủi ro 100%
Substitution – Thay thế nhằm giảm bớt tính nguy hại của mối nguy/rủi ro <90%
Engineering control – Biện pháp cơ khí/can thiệp phần cứng 50%-80%
Administration control – Biện pháp hành chính <50%
Personal protect equipment – Trang thiết bị bảo vệ cá nhân 20%-40%
Không kiểm soát 0%

a. Elimination – Loại trừ hoàn toàn mối nguy/rủi ro


Đây là biện pháp kiểm soát tối ưu nhất. Ví dụ: không sử dụng xe nâng
hàng. Thay vào đó sử dụng hệ thống băng tải kết nối từ vị trí đầu ra của thành
phẩm đến thẳng khu vực đóng gói.
Thuận lợi: Loại trừ hoàn toàn mối nguy/ rủi ro. Không mất thời gian, công
sức, nỗ lực để kiểm soát. Không có sự cố.
Khó khăn: Khó khả thi. Chi phí cao. Sự thay đổi lớn (sắp xếp lại, thay đổi
thiết kế,…). Đòi hỏi nhiều công sức, nỗ lực,…
b. Substitution – Thay thế nhằm giảm bớt tính nguy hại của mối nguy/rủi ro
Đây là biện pháp kiểm soát được đánh giá hiệu quả và có tính khả thi cao.
Ví dụ: thay vì nhập acid HCL đậm đặc rồi pha thành dung dịch 5% để sử dụng
thì yêu cầu nhà cung cấp giao hàng thành phẩm là acid HCL 5%.
Thuận lợi: Nhanh chóng giảm bớt tính độc hại, sự nguy hiểm của mối
nguy. Trực tiếp góp phần làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của sự cố. Có tính
khả thi.
Khó khăn: Chi phí. Phải quản lý các thay đổi phát sinh. Đòi hỏi nguồn lực
(thời gian, công sức,…) để tìm kiếm sự thay thế thỏa đáng. Phụ thuộc vào nguồn
cung cấp.
c. Engineering control – Biện pháp cơ khí/can thiệp phần cứng
Đây là biện pháp mang tính đối phó tích cực với sự tồn tại không thể loại
trừ hoặc bị thay thế của mối nguy. Ví du: che chắn bộ phận truyền động của
thiết bị.
Thuận lợi: Cách ly/giảm tiếp xúc giữa mối nguy và người lao động. Trực
tiếp góp phần làm giảm khả năng xảy ra sự cố. Có tính khả thi. Ít thay đổi. Có
thể thực hiện nhanh chóng.
Khó khăn: Chi phí gia công. Đòi hỏi nguồn lực (thời gian, công sức,…).
Yêu cầu tính tự giác tuân thủ và sự hợp tác của người lao động. Không giải
quyết được nguyên nhân gốc của tai nạn. Dễ bị dỡ bỏ, vô hiệu hóa do đó luôn
luôn cần giám sát.
d. Administration controls – Biện pháp hành chính
11

Đây là biện pháp mang tính hệ thống. Ví dụ: nghiên cứu đổi ca/đổi vị trí để
giảm bớt thời gian người lao động tiếp xúc với mối nguy. Các hoạt động đào tạo
nâng cao nhận thức về mối nguy.
Thuận lợi: Chí phí thấp. Có thể thực hiện được ngay. Bằng chứng pháp lý.
Giải quyết được mối nguy liên quan đến hành vi người lao động.
Khó khăn: Khó xác định tính hiệu quả. Thời gian dài. Phụ thuộc vào tính tự
giác, sự tuân thủ, nhận thức, trình độ và kinh nghiệm của người lao động. Đòi
hỏi người thực hiện phải có kiến thức, kính nghiệm, năng lực,… Phải có kế
hoạch chi tiết và sự phối hợp thực hiện giữa các phòng ban.
e. Personal protect equipment – Trang thiết bị bảo vệ cá nhân
Đây là biện pháp kiểm soát mang tính đối phó tiêu cực với sự tồn tại không
thể loại trừ hoặc bị thay thế hoặc giảm bớt của mối nguy/rủi ro. Ví dụ: khu vực
có bụi độc hại nhưng không có biện pháp loại trừ hoàn toàn bụi, không thể thay
thế nguyên liệu gây bụi, không thể làm giảm được bụi nên trang bị cho người
lao động khẩu trang phù hợp.
Thuận lợi: Có thể thực hiện nhanh chóng. Trông có vẻ tuân thủ. Trực tiếp
làm giảm mức độ nghiêm trọng của sự cố khi xảy ra. Trong một vài trường hợp
có thể coi là biện pháp vừa là bảo vệ vừa là phòng ngừa.
Khó khăn: Chi phí cao và lâu dài. Không giải quyết được nguyên nhân gốc
của sự cố. Phức tạp (xác định nhu cầu, chủng loại phù hợp,…). Đòi hỏi sự tuân
thủ của người lao động. Gây khó khăn trong quản lý vận hành, đặc biẹt với các
loại bảo hộ lao động đặc biệt. Có thể bị thỏa hiệp.
6. Phê duyệt, định kỳ cập nhật báo cáo NDMN&ĐGRR
Người có thẩm quyền tại đơn vị có trách nhiệm phê duyệt báo cáo
NDMN&ĐGRR và đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh ít nhất 01 lần trong năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy
định khác. Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức
sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động nghiêm trọng.
IV. NỘI DUNG HỒ SƠ BÁO CÁO NDMN&ĐGRR
1. Mục tiêu và phạm vi
2. Mô tả khu vực, thiết bị, công việc
3. Phương pháp luận đánh giá
4. Kết quả nhận diện rủi ro và đánh giá rủi ro
4.1. Dữ liệu, giả định và xác nhận giá trị của mối nguy
4.2. Kết quả phân tích rủi ro và định mức rủi ro
5. Các kết luận và khuyến nghị
6. Tài liệu tham khảo
12
13

Bảng 1. Hướng dẫn nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Mức độ rui ro HRN = Mức độ nghiêm trọng (S) x Khả năng xảy ra (L)
Phân loại mức độ rủi ro:
- Từ 1 - 4: Rủi ro mức độ chấp nhận được. Viết tắt:
- Từ 5 - 9: Rủi ro mức độ trung bình. Elimination (E) – Loại trừ hoàn toàn mối nguy/rủi ro (100%)
- Từ 10 - 12: Rủi ro mức độ cao. Substitution (S) – Thay thế nhằm giảm bớt tính nguy hại của mối nguy/rủi ro (<90%)
- Từ 15 - 25: Rủi ro mức độ rất cao. Engineering control (EC)– Biện pháp cơ khí/can thiệp phần cứng (50-80%)
Administration controls (AC) – Biện pháp hành chính (<50%)
Personal protect equipment (PPE) – Trang thiết bị bảo vệ cá nhân (20-40%)

Ghi chú: Các đơn vị tham khảo bảng NDMN&ĐGRR để thực hiện đánh giá cho đơn vị mình. Tùy mức độ rủi ro và tính kinh tế, kỹ thuật các biện pháp kiểm soát để áp dụng cho phù hợp, đảm bảo
an toàn.

RỦI RO
NHẬN DIỆN MỐI NGUY ĐÁNH GIÁ RỦI RO BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BỔ SUNG CÒN
LẠI
Thời
gian
thực
hiện
(Ghi dự
Khu vực Biện pháp Phâ kiến
Tài liệu Hậu Tần Hiệu
TT Thiết bị Mối nguy Ảnh hưởng kiểm soát HRN n Chi tiết thời  
liên quan quả suất quả
Công việc hiện tại loại gian
thực
hiện
các
biện
pháp)
1 Nhà máy nhiệt điện                        

Công việc

Thiết bị

Vị trí

2 Nhà máy thủy điện


14

Công việc

Thiết bị

Vị trí

3 Trạm biến áp

Công việc

Thiết bị

Vị trí

4 Đường dây

Công việc

Thiết bị

Vị trí
15

Bảng 2. Hướng dẫn các tiêu chí đánh giá rui ro


Ảnh hưởng
Khả năng xảy ra Tần
Mức độ Mức độ ảnh hưởng của mối nguy nếu xảy ra sự cố
Khả năng mối nguy có thể gây sự cố suất
Con người Tài sản Môi trường

- Sập đổ công trình xây dựng; sập đổ


giàn giáo; nhiều người cùng làm
việc trong khu vực hạn hẹp, trong
buồng kín hoặc bồn kín; sự cố gây
chảy tràn hóa chất nguy hiểm hoặc
độc hại với số lượng lớn; sự cố cháy
- Sự cố gây chảy tràn hóa
nổ; sự cố nổ các thiết bị áp lực như
chất nguy hiểm hoặc độc hại - Tai nạn, sự cố chắc chắn xảy ra (theo chủ quan
nồi hơi,…
- Làm 02 người chết với số lượng lớn hoặc của nhóm đánh giá) nếu không có biện pháp
- Sự cố hư hỏng nhiều thiết bị chính,
trở lên hoặc - Sự cố gây ô nhiễm môi kiểm soát phù hợp hoặc
5 công trình quan trọng hoặc 5
- Làm 03 người bị trường ảnh hưởng nghiêm - Tai nạn, sự cố có tính chất lặp đi lặp lại hoặc
- Sự cố nghiêm trọng hệ thống điện
thương nặng trở lên trọng cho môi trường xung - Tần suất sự cố ít nhất 2 trường hợp/năm trong
như :
quanh hoặc lịch sử hoạt động của đơn vị.
+ Sự cố gây tan rã hệ thống điện
Sự cố vỡ đập
miền hoặc tan rã hệ thống điện Quốc
gia.
+ Sự cố hư hỏng công trình chính
của NMĐ dẫn đến các nguy cơ vỡ
đập, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, dừng vận hành toàn nhà máy.

- Sự cố hoàn toàn có thể xảy ra (theo chủ quan


- Sự cố hư hỏng một số thiết bị
- Làm 01 người chết của nhóm đánh giá) nếu không có biện pháp
chính, công trình quan trọng nhưng - Sự cố môi trường ảnh
trở lên hoặc kiểm soát phù hợp hoặc
4 không gây nên sự cố nghiêm trọng hưởng nghiêm trọng cho môi 4
- Làm 02 người bị - Tần suất sự cố sự cố ít nhất 1 trường hợp/(2-5
hệ thống điện hoặc trường nội bộ
thương nặng trở lên năm) trong lịch sử hoạt động của đơn vị hoặc
- Sự cố cấp I
hoặc đơn vị khác tương tự mình
16

Ảnh hưởng
Khả năng xảy ra Tần
Mức độ Mức độ ảnh hưởng của mối nguy nếu xảy ra sự cố
Khả năng mối nguy có thể gây sự cố suất
Con người Tài sản Môi trường

- Sự cố có thể xảy ra (theo chủ quan của nhóm


đánh giá) nếu không có biện pháp kiểm soát
- Sự cố hư hỏng nhiều thiết bị phụ - Sự cố môi trường gây ảnh
- Có 01 người bị phù hợp hoặc
3 trợ hoặc hưởng giới hạn cho môi 3
thương nặng trở lên - Tần suất sự cố ít nhất 1 trường hợp/(5-10 năm)
- Sự cố cấp II trường nội bộ
trong lịch sử hoạt động của đơn vị hoặc đơn vị
khác tương tự mình

- Có người bị - Sự cố môi trường tuy nhiên - Sự cố khó có khả năng xảy ra hoặc
- Sự cố hư hỏng một số thiết bị phụ
thương nhẹ nhưng gây ảnh hưởng ít đến môi - Tần suất sự cố ít nhất 1 trường hợp/(10-20
2 trợ hoặc 2
cần phải điều trị bởi trường tại khu vực và nội bộ năm) trong lịch sử hoạt động của đơn vị hoặc
- Sự cố cấp III
nhân viên y tế đơn vị đơn vị khác tương tự mình

- Tai nạn, sự cốhầu như không có khả năng xảy


- Sự cố môi trường tuy nhiên
- Có người bị ra hoặc
chưa gây ảnh hưởng đến môi
1 thương nhẹ nhưng - Hiện thương bất thường - Tần suất sự cố ít nhất 1 trường hợp/(20-50 1
trường tại khu vực và nội bộ
chỉ cần sơ cứu năm) trong lịch sử hoạt động của đơn vị hoặc
đơn vị
đơn vị khác tương tự mình

You might also like