You are on page 1of 10

KINH TẾ DƯỢC

KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG KINH DOANH DƯỢC


*Lưu ý: Kiểm soát rủi ro và quản trị rủi ro là khác nhau.
 Mục tiêu:
1. Rủi ro là gì?
2. Những rủi ro trong hoạt động kinh doạnh dược.
3. Các giải pháp.

Khái niệm.
Khái niệm rủi ro.
- Là các sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra.  Xác suất rủi ro từ 0 < x < 100.
- Gây tổn hại vật chất và phi hoặc chất.  Giá trị hậu quả x > 0.
- Không đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức  gây thiệt hại và để lại hậu
quả.
VD1: Đi học trễ
+ Nếu nhà ở quận 11, bắt đầu đi học lúc 7g15 mà giờ học bắt đầu lúc 7g30 
Chắc chắn trễ, không phải rủi ro.
+ Có thể trễ hoặc không  Rủi ro
 Mô tả tùy tình huống.
Phân loại rủi ro.
*Phân loại tùy quan điểm (theo hoạt động kinh doanh dược, theo nhân sự - hoạt
động – pháp lý – thanh toán…).
 Nếu không có tiêu chí mà nói chỉ có 3 nhóm rủi ro là SAI (phân loại theo rủi
ro).
*Theo tiêu chuẩn bản chất (học tên tiếng Anh).
- Rủi ro hoạt động (Operation risk)
- Rủi ro uy tín (Prestige risk)
- Rủi ro thanh toán (Payment risk)
- Rủi ro thị trường (Market risk)
- Rủi ro tuân thủ (Compiance risk)
1
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

Rủi ro hoạt động (Operation risk)


a. Khái niệm.
- Xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong
quá trình hoạt động.
VD: Máy chiếu không hoạt động có phải rủi ro hay không còn phải tùy thuộc tình
hình thực tế là rủi ro với ai.
b. Một số rủi ro hoạt động.
- Chịu sự cạnh tranh:
VD: Có thể có nhà thuốc mới mở bên cạnh cạnh tranh với nhà thuốc của mình là
rủi ro.
 Cạnh tranh của các nhà thuốc xung quanh khu vực KHÔNG phải là rủi ro (do
đặc tính kinh tế thị trường là cạnh tranh).
- Sản xuất: bài toán chất lượng – giá thành.
- Hàng tồn kho:
+ Xác suất 0% rủi ro khi nhập < nhu cầu.
+ Xác suất 100% thị trường không có nhu cầu.
c. Rủi ro liên quan đến nhân sự.
- Thiếu nhân sự chủ chốt: quản lý, phụ trách chuyên môn.
VD1: Công ty đa quốc gia training cho nhân viên làm giảm rủi ro.
VD2: Các công ty tư nhân nhỏ lẻ có nguy cơ rủi ro nhân viên bỏ việc  thu tiền
dằn cọc để giảm rủi ro thất thoát.
 Kiểm soát rủi ro: tác động lên giá trị hậu quả (giảm thiệt hại) hoặc giảm xác
suất rủi ro ( 0) để làm giảm nguy cơ rủi ro.
- Không ổn định.
VD3: Nhân sự cấp cao nguy cơ nghỉ việc sẽ làm rối loạn hệ thống quản lí hoạt
động.
Rủi ro tuân thủ (Compliance risk).
- Rủi ro mà tổ chức phải đối mặt trong trường hợp nhân viên vi phạm hoặc không
tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế, đạo đức nghề nghiệp.
+ ĐK cần: không tuân thủ quy định, ….

2
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

+ ĐK đủ: hậu quả do việc không tuân thủ gây ra.


 KHÔNG phải là những rủi ro mà nhân viên không thủ quy định mà là hậu quả
từ việc nhân viên không tuân thủ quy định. Không tuân thủ quy định là rủi ro hoạt
động.
 Rủi ro hoạt động dẫn đến rủi ro tuân thủ. Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro
tuân thủ.
Rủi ro thanh toán (Payment risk).
- Là rủi ro khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc không thể chuyển giao
tài sản đúng hạn như cam kết.
VD1: Nợ khó đòi – thường xảy ra ở các công ty tư nhân trong các chương trình
cho nợ gói đầu.
VD2: Nợ xấu – giữa hai doanh nghiệp A cho doanh nghiệp B mượn tiền đầu tư
nhưng doanh nghiệp B không trả phải siết nợ (tiền của tập thể).
 Giảm rủi ro thông qua hình thức đòi nợ thuê.
Giá trị rủi ro: Risk value
- Giá trị rủi ro là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi phát
sinh các rủi ro được xác định tại một thời điểm nhất định và theo một phương
pháp cụ thể.
- Giá trị rủi ro có thể tính toán cho:
+ Từng loại rủi ro.
+ Cho toàn thể tổ chức.
+ Từng bộ phận.
+ Từng hoạt động nghiệp vụ, từng vị trí công việc.
VD: Giá trị rủi ro của máy chiếu bị hư trong buổi học  tính giá trị rủi ro cho
GV, cho SV hay cho cả hai.
- Hình thức đối phó rủi ro:
+ Bỏ qua rủi ro  đặt lợi ích của việc khác lên trên rủi ro (mặc kệ nó).
+ Đưa ra giải pháp kiểm soát hoàn toàn.
+ Giảm xác suất và hậu quả tối đa.
Giá trị rủi ro tổng hợp (Agrregate risk).

3
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

- Là tổng hợp của các giá trị rủi ro.


- Yêu cầu: đảm bảo mọi rủi ro được tính toàn
+ Đầy đủ.
+ Không trùng lắp.
- Thực hành: Giả sử tất cả các rủi ro được nhận dạng đầy đủ và độc lập với nhau
và không trùng lắp.  Tính tổng giá trị các rủi ro.
Giới hạn rủi ro (Risk limit).
- Giới hạn rủi ro (Risk limit) là mức tối đa mà tổ chức chấp nhận (trước khi phải
đưa ra giải pháp).
- Giới hạn rủi ro có thể được phân bổ theo:
+ Từng loại rủi ro.
+ Cho toàn bộ tổ chức.
+ Cho từng bộ phận.
+ Từng vị trí công viện.
VD: Ma trân Framer.
Ngưỡng cảnh báo rủi ro (Risk Threshold)
- Ngưỡng cảnh báo rủi ro (Risk Threshold) là các mức giá trị do tổ chức thiết
lập để cảnh báo khi giá trị rủi ro tiến gần đến giới hạn rủi ro.  Vượt qua
ngưỡng đó phải dưa ra các giải pháp hoặc tăng mức độ giải pháp (trung bình 
nặng).
- Ngưỡng cảnh báo rủi ro có thể được trình bày theo:
+ Giá trị tuyệt đối.
+ Theo giá trị tương đối (% so với giới hạn rủi ro).
VD: 1-3_4-6_8-16.
Trạng thái tập trung rủi ro
- Là trạng thái tập trung chủ yếu vào một hoặc một số rủi ro trọng yếu mà tổn thất
từ các rủi ro này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ chức.
 Vì sao phải có trạng thái tập trung rủi ro? - vì nguồn lực của mình là có giới
hạn, rủi ro xảy ra khắp mọi nơi và bất cức lúc nào.

4
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

 Phản ứng trước rủi rỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh và đánh giá hậu quả rủi ro
của mỗi người. (hậu quả là cái quyết định xử lý).
Nguyên tắc kiểm soát rủi ro.
Đặc điểm rủi ro:
- Khả năng xảy ra sự cố
- Mức độ nghiêm trọng của hậu quả.
 Thay đổi đặc điểm rủi ro bằng cách giảm khả năng xảy ra rủi ro và giảm hậu
quả.
Mục đích kiểm soát rủi ro.
- Sắp xếp ưu tiên dự phòng các rủi ro.
- Quản lý và giảm thiểu tối đa các rủi ro.
+ Giải quyết vấn đề đang xảy ra.
+ Không cho xảy ra vấn đề nữa.
 Đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nguyên tắc kiểm soát rủi ro.
- Nhận dạng rủi ro.
- Tìm hiểu nguyên nhân
 Đưa ra giải pháp phù hợp: Các quy định yêu cầu hoạt động nhằm dự phòng.
- Quy định + Trách nhiệm pháp lý  Thực hiện đúng (chế định + chế tài).
Ý nghĩa của việc kiểm soát rủi ro.
- Tránh những sự việc không mong muốn xảy ra.
Quy trình kiểm soát rủi ro.
*Quy trình (Học thứ tự quy trình).
1. Nhận dạng rủi ro.
2. Phân tích rủi ro  xác định nguyên nhân.
3. Đo lường rủi ro.
4. Phân loại rủi ro.
5. Đề xuất giải pháp kiểm soát (không phải thực hiện giải pháp).

5
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

Nhận dạng rủi ro.


Yêu cầu:
- Xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau của các rủi ro (các rủi ro nào dẫn đến rủi ro nào
 giải quyết cái gốc). VD: bán thuốc – người bệnh bị phản ứng không mong
muốn, thuốc không đảm bảo chất lượng, bán nhầm thuốc.

- Nhận dạng đầy đủ.


- Nhận dạng chi tiết nhất có thể.
- Thu thập thông tin đa nguồn (thực tế/ giả định) của bản thân và người khác.
- Thu thập thông tin đa chiều.
- Rủi ro dành cho ai: quản lý, nhân viên/ hình thức kinh doanh.
Quy trình nhận dạng.
1. Liệt kê các sự việc không mong muốn xảy ra.
2. Sản lọc để loại bỏ các sự kiện không phải là rủi ro (dựa vào khả năng xảy ra –
xác suất).
VD: chắc chắn xảy ra không phải là rủi ro.
3. Tổng hợp danh sách các ủi ro đã được nhận diện.
4. Xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau của các rủi ro.
Các phương pháp nhận dạng rủi ro.
- Để có thể nhận dạng rủi ro được thì phải làm việc nhóm
- Các phương pháp để nhận diện rủi ro.
+ Từ trải nghiệm của bản thân.
+ Từ nguồn thông tin cung cấp bên ngoài.
+ Tình huống giả định tự nghĩ ra.
Phân tích rủi ro.
Mục đính.
- Xác định được nguyên nhân rủi ro  đưa ra giải pháp phù hợp. Nếu không xác
định được nguyên nhân thì giải pháp đưa ra không phù hợp.
6
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

Ý nghĩa.
- Tác động lên nguyên nhân sẽ giúp thay đổi và phòng ngừa được rủi ro.
Kỹ thuật.
- Đặt câu hỏi và trả lời đến khi không còn câu hỏi nào.
Phân loại nguyên nhân rủi ro.
1. Yếu tố nguy cơ tìm ẩn: làm cho xác suất sự kiện xảy ra 0 < x < 100%.
2. Tình huống bất ngờ ngoài ý muốn.
 Thiếu 1 trong 2 thì rủi ro không xảy ra.
 Kiểm soát rủi ro là kiểm soát yêu tố nguy cơ tìm ẩn.
- Nguyên nhân:
+ Lỗi con người: khó kiểm soát nhất.
+ Hiện tượng tự nhiên.
+ Lỗi kỹ thuật.
+ Kinh tế.
+ Môi trường.
+…
Mô hình Reason.
- Mô hình phomat Thụy Sĩ = Mô hình Reason.
- Hoạt động bao gồm nhiều thành phần cấu thành, chỉ cần mộ bộ phận không
hoàn hảo sẽ làm cho hoạt động không hoàn hảo.
- Lỗ hổng càng to nguy cơ tìm ẩn càng lớn, càng nhiều lỗ hỗng càng nhiều rủi ro.
 Phân tích các nhóm nguyên nhân:
+ Nguyên nhân trước mắt: tình huống bất ngờ ngoài ý muốn.
+ Nguyên nhân sâu xa: yếu tố nguy cơ tìm ẩn.
 Đứng trên quan điểm kiểm soát rủi ro thì cần xác định nguyên nhân sâu xa,
khó xác định hơn nhưng phải xác định.
- Ý nghĩa mô hình Reason: xác định có những cấu phần nào liên quan đến hoạt
độn, trong những cấu phần đó có những lỗ hổng nào có thể xảy ra, kích thước lỗ

7
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

hỗng, số lượng, tình huống nào thì xảy ra sự cố.  Chỉ tập trung vào những đường
thẳng  Trạng thái tập trung rủi ro.
Đo lường rủi ro.
Tiêu chí đo lường.
1. Khả năng xảy ra.
2. Mức độ thiệt hại.
3. Khả năng kiểm soát: thay đổi 1 và 2.
Các chỉ số đo lường.
C = F*S
Trong đó:
C: Mức độ rủi ro
F: Xác suất ảy ra rủi ro.
S: Mức độ thiệt hại.
a. Đo lường xác suất F.
- Định tính sự việc  Thang đo định lượng  Thang đo Farmer.
- Thang đo định lượng phụ thuộc vào phương pháp sẽ cho các giá trị rủi ro khác
nhau.
VD: Khám sức khỏe 1 lần/ năm là thỉnh thoảng nhưng tổ chức sinh nhật 1 lần/
năm là thường xuyên.
Thang đo định lượng Khả năng xảy ra Tần suất xuất hiện
1 Hiếm < 1 lần/ năm
2 Thỉnh thoảng ≥ 1 lần/ tháng
3 Thường xuyên ≥ 1 lần/ tuần
4 Rất thường xuyên ≥ 1 lần/ ngày

b. Đo lường thiệt hại S.


- Định tính sự việc  Thang đo định lượng

Thang đo Hậu quả Mức độ định lượng


định lượng
1 Không đáng kể Sửa được

8
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

2 Trung bình Sửa được và không ảnh hưởng


3 Nghiêm trọng Sửa được nhưng ảnh hưởng
4 Rất nghiêm trọng Không sửa được

- Lấy mức độ thiệt hại cao nhất, không cộng dồn. VD: tài chính = 3, tinh thần =
1S=3
c. Đo lường mức độ rủi ro C.
- Băt đầu từ định lượng từ F và S  Định tính.
- Giá trị phân loại mức độ rủi ro C nằm trong khoảng 1 đến 16 và không liên tục:
+ C = 1,2,3: Rủi ro thấp.
+ C = 4,6: Rủi ro trung bình.
+ C = 8,9,12,16: Rủi ro cao.
- Không có các giá trị 5,7,10,11,13,14,15.
- Kiểm soát rủi ro bằng cach giảm C, giúp C tiến về 0.
Phân loại rủi ro.
Nhiều cách phân loại cho ra các nhóm rủi ro khác nhau.
Theo mức độ rủi ro C.
- Phụ thuộc vào thang đo.
- Phân thành ít nhất 03 mức:
+ Cao: Không thể bỏ qua.
+ Trung bình: Có thể kiểm soát.
+ Thấp: Có thể bỏ qua.
- Có thể phân thành 4 mức: Cao, trung bình cao, trung bình thấp, thấp. Hoặc nhiều
hơn tùy thang đo.
Theo đối tượng chịu tác động.
- Cơ sở kinh doanh: quản lý.
- Người lao động: nhân viên
Theo loại hình doanh nghiệp.
- Tư nhân, cổ phần,…

9
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16
KINH TẾ DƯỢC

Theo bản chất.


- Rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro thanh toán….
Dự kiến, đề xuất giải pháp kiểm soát rủi ro.
- Chấp nhận rủi ro.
- Chia sẻ rủi ro. VD: mua bảo hiểm cho kho hàng.
- Dự phòng.
+ Né tránh rủi ro  Ngưng một dự án.
+ Giảm xác suất xảy ra rủi ro  Giảm nguyên nhân gây ra rủi ro.
- Kiểm soát hậu quả:
+ Giảm mức độ thiệt hại: giảm số lần xuất hiện và kiểm soát mức độ nghiêm
trọng.
+ Các biện pháp chỉnh sửa, khắc phụ  Ngăn ngừa tình huống xấu hơn.
Học biện pháp  giải quyết vấn đề gì.
VD1: Bình chữa cháy là phương pháp kiểm soát hậu quả rủi ro bằng cách giảm
mức độ thiệt hại và ngăn ngừa tinh huống xấu hơn.
VD2: Hệ thống báo động cháy là để dự phòng và kiểm soát hậu quả.
VD3: Tùy nơi tùy tình huống mà hoạt dộng đó để dùng dự phòng hay kiểm soát
hậu quả.

10
NGUYỄN ĐẮC NHÂN – D16

You might also like