You are on page 1of 26

Chương 2

QUẢN TRỊ RỦI RO


NỘI DUNG

2.1. Khái niệm.


2.2. Nội dung quản trị rủi ro
2.3. Quản trị rủi ro trong thực tế
2.1.Khái niệm

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất
mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
(Kloman Haimes và các tác giả khác)
2.2. Nội dung

 Nhận dạng;

 Phân tích;

 Đo lường rủi ro;

 Kiểm soát;

 Phòng ngừa rủi ro;

 Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện.


Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ


thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ
chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát hiện các
thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm,
hiểm hoạ, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Phương pháp nhận dạng rủi ro
 Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều
tra;

 Phân tích các báo cáo tài chính;

 Phương pháp lưu đồ;

 Thanh tra hiện trường;

 Phân tích các hợp đồng.


Công ty ABC
Số 1 Lê Duẩn, q.1, TP.HCM
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
Xin chào các anh chị , chúng tôi là công ty ABC. Chúng tôi là 1
công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hang hoá, có trụ sở tại
Tp.HCM. Với tư cách là 1 nhà xuất nhập khẩu, chúng tôi đang thực
hiện 1 cuộc điều tra để nghiên cứu các loại, các tình huống rủi ro có
thể xảy ra cho chúng tôi và cho các doanh nghiệp cùng ngành, qua
đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế tủi ro. Xin các bạn vui lòng
trả lời đầy đủ các câu hỏi theo mẩu của chúng tôi. Xin chân thành
cám ơn
1. Công ty của các anh chị hoạt động trong lĩnh vực nào?
a. XNK b. Xây dựng c. Hành chính sự nghiệp d. khác…..
2. Trong quá trình hoạt động, làm việc, anh chị có gặp rủi ro không?
Có Không
3. Các loại rủi ro nào mà các anh chị từng gặp?
a. Rủi ro thiên nhiên b. Rủi ro văn hoá
c. Rủi ro pháp luật d. Rủi ro kinh tế
e. Rủi ro nhận thức f. Cac rui ro khác ……….
4. Bao lâu rủi ro xảy ra cho các anh chị?
a. Hàng ngày b. Hàng tuần
c. Hàng tháng d. Hàng năm
5. Tổn thất do các rủi do gây ra như thế nào?
a. Rất lớn b. Lớn
c. Trung bình d. Thấp
6. Các biện pháp mà các anh chị sử dụng để phòng tránh rủi ro?
…………………………………………………………………
7. Các biện pháp mà các anh chị sử dụng để hạn chế rủi ro ?
…………………………………………………………………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Năm Năm
Chỉ tiêu ĐVT
nay trước
Cơ cấu tài sản
- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 42.86 58.70
- Tài sản dài hạn /Tổng tài sản % 57.14 41.30
Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 26.25 35.87
- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 73.75 64.13
Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán nhanh lần 0.06 0.08
- Khả năng thanh toán hiện hành lần 3.81 2.79
Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 4.68 9.95
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần % 3.16 3.89
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu % 6.35 15.52
Qui trình 1 ngày

Thức Ăn Làm Ăn
giấc sáng việc trưa

Đi Đi Ăn Làm
ngủ học tối việc
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG CỦA 1
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
ARTICLE: COMMODITY/ NAME ,DESCPIPTION OF GOOD
ARTICLE : SPECIFICATION, QUALITY
ARTICLE : QUANTITY
ARTICLE : PRICE
ARTICLE : PACKING
ARTICLE : SHIPMENT/ DELIVERY
ARTICLE : PAYMENT
ARTICLE : INSPECTION
ARTICLE : FORCE MAJEURE
ARTICLE : CLAIM
ARTICLE: ARBITRATION
ARTICLE : PENALTY
ARTICLE : INSURANCE
Phân tích rủi ro
Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, phải
xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên
cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa
Đo lường rủi ro

Cần phân loại rủi ro, cần biết được đối với tổ chức loại
rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại
nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn loại nào ít
nghiêm trọng hơn…Để làm việc này cần tiến hành đo
lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với tổ chức.

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích,


đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro
và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả
thu thập được, lập Ma trận đo lường rủi ro
Ma trận đo lường rủi ro
Tần xuất
Mức độ Xuất hiện Cao Thấp
Nghiêm trọng

Cao I II

Thấp III IV
Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro
Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro.

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật,


công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để
ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất,
những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức
Các biện pháp cơ bản
để kiểm soát rủi ro
 Các biện pháp né tránh rủi ro;

 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất;

 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất;

 Các biện pháp chuyển giao rủi ro;

 Các biện pháp đa dạng rủi ro.


Các biện pháp né tránh rủi ro;

Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc


những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có
thể có. Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai
biện pháp:

- Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra.

- Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi


ro.
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất;
Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số
lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro
mang lại. Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm:

- Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn
ngừa tổn thất.

- Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro.

- Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và
môi trường rủi ro.
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất;
Các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát
do rủi ro mang lại, bao gồm:

- Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được.

- Chuyển nợ.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro.

- Dự phòng.

- Phân tán rủi ro.


Các biện pháp chuyển giao rủi ro;

Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng cách:

- Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người
khác/ tổ chức khác;

- Chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với


người/ tổ chức khác, trong đó quy định chỉ chuyển
giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận
rủi ro. Ví dụ: Mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập
khẩu.
Các biện pháp đa dạng rủi ro.

Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hoá rủi ro
thường được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp,
như: đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá mặt hàng, đa
dạng hoá khách hàng… để phòng chống rủi ro.
Tài trợ rủi ro
Tổn thất xảy ra thì phải giải quyết bằng cách nào?

 Trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được
chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá
trị pháp lý.

 Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các
biện pháp này được chia làm 2 nhóm:

- Tự khắc phục rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro.


Tự khắc phục rủi ro
(còn được gọi là lưu giữ rủi ro) là phương pháp mà người/ tổ
chức bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù
đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với
các nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn
trả.

Để có thể tự khắc phục rủi ro một cách có hiệu quả thì cần
lập quỹ tự bảo hiểm và lập kế hoạch tài trợ tổn thất một
cách khoa học.
Chuyển giao rủi ro

Đối với những tài sản/ đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi
tổn thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi
bồi thường.
=>Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro
 Giúp tổ chức của họ nhận dạng, phân tích đo lường, phân
loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức;

 Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi
ro, với những biện pháp phù hợp với từng tổ chức cụ thể

 Xây dựng và thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro một
khi rủi ro xảy ra
2.3 . Quản trị rủi ro trong thực tế
Trong điều kiện hiện đại, rủi ro, khủng hoảng ngày càng nhiều
và phức tạp, do đó công tác quản trị rủi ro và khủng hoảng
càng chiếm vị trí quan trọng hơn. Nhận thức rõ điều đó, các
tập đoàn lớn trên thế giới đều rất quan tâm đến mảng hoạt
động này. Người ta tiến hành hoạt động rất bài bản, nghiêm
túc: thành lập lực lượng quản trị rủi ro, khủng hoảng, hoạch
định các chiến lược quản trị rủi ro rất khoa học, tổ chức huấn
luyện định kỳ hàng năm,… Nhờ vậy, đã ngăn ngừa được nhiều
rủi ro, hạn chế được những tổn thất mất mát khi xảy ra khủng
hoảng, gìn giữ và phát triển được thương hiệu, danh tiếng
ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.

You might also like