You are on page 1of 14

QUẢN TRỊ RỦI RO

Câu 1: Quản trị rủi ro là gì? Trình bày tóm tắt các nội dung chính trong quản trị rủi
ro ở doanh nghiệp? Quản trị rủi ro của doanh nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào?
Khái niệm: Quản trị rủi ro là nỗ lực phát hiện và quản lý các nguy cơ có thể gây nên tác
động lớn, bao gồm:
- Đánh giá các hoạt động.
- Phát hiện các nguy cơ tiềm năng, khả năng xảy ra của chúng và thiệt hại.
- Thực hiện các hành động phù hợp để xử lý các nguy cơ có nhiều khả năng xảy ra
nhất và thiệt hại lớn nhất.
Từ khái niệm như đã trình bày, chúng ta thấy quản trị rủi ro bao gồm các nội dung:
 Nhận dạng – Phân tích – Đo lường rủi ro,
 Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro,
 Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện,
 Tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
Quản trị rủi ro của doanh nghiệp phụ thuộc vào:
- Quy mô doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ
- Tiềm lực doanh nghiệp mạnh hay yếu
- Môi trường doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp
- Nhận thức của lãnh đạo có coi trọng công tác quản trị rủi ro hay khoonh? Có bộ
phận quản trị rủi ro chuyên nghiệp không.
Câu 2: Rủi ro là gì? Phân loại rủi ro trong doanh nghiệp theo nguồn gốc.
Khái niệm rủi ro: Có nhiều định nghĩa về rủi ro:
- Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất.
- Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại.
- Điều không tốt lành, bất ngờ xảy đến. May ít rủi nhiều.
Tuy nhiên có sự khác biệt nhưng khái niệm rủi ro luôn có hai thuộc tính:
- Kết quả không xác định chắc chắn.
- Kết quả không mong muốn, thường được hiểu là một tổn thất hay thiệt hai.
Phân loại rủi ro doanh nghiệp theo nguồn gốc:
 Rủi ro do môi trường thiên nhiên: thường gây ra các thiệt hại to lớn về người và
của, làm cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bị tổn thất nặng nề.
 Rủi ro do môi trường văn hóa: do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của dân tộc khác từ đó có các hành xử không
phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh.

1
 Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con
người, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được
các điều này sẽ có thể gánh chịu các thiết hại nặng nề.
 Rủi ro do môi trường chính trị: Do sự bất ổn về chính trị, gây ra thiệt hại nặng nề
đặc biệt những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế do chuẩn mực pháp luật khác nhau,….
 Rủi ro do môi trường luật pháp: Xã hội tiến bộ phát triển, các chuẩn mực luật
pháp không phù hợp, không thay đổi kịp sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại, nếu luật pháp
thay đổi quá nhiều, thường xuyên, không ổn định, cũng gây ra khó khăn. Các tổ chức
không nắm vững pháp luật sẽ gặp nhiều rủi ro.
 Rủi ro do môi trường kinh tế: Do ảnh hưởng môi trường kinh tế toàn cầu và môi
trường kinh tế trong mỗi quốc gia như lạm phát, tỷ giá, lãi suất…….
 Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: rủi ro có thể phát sinh ở mỗi lĩnh
vực: nhân sự, công nghệ, văn hóa tổ chức, … Rủi ro trong môi trường hoạt động của tổ
chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: thiếu thông tin, sự cố của máy móc, thiết bị, tai
nạn lao động, hoạt động quảng cáo sai sót, …
 Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích không đúng dẫn
đến kết luận sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro càng lớn.
Câu 3: Có bao nhiêu loại rủi ro tồn tại ở mọi tổ chức doanh nghiệp? Cho ví dụ và
giải thích. Theo anh chị, rủi ro nào là quan trọng nhất?
Có 6 loại rủi ro tồn tại trong một tổ chức, doanh nghiệp:
1. Rủi ro danh tiếng:
- Không có ấn tượng tốt với giới truyền thông.
- Quản lý khủng hoảng không tốt.
- Nhận thức của khách hàng ( về công ty hoặc sản phẩm) không tốt.
2. Rủi ro về hoạt động:
- Định giá (quá thấp, quá cao…..)
- Rủi ro kỹ thuật, công nghệ.
- Bảo mật.
3. Rủi ro về vấn đề đầu tư mới.
- Toàn cầu hóa (hội nhập các nền kinh tế trên thế giới).
- Các đối tác mới.
- Thị trường mới.
4. Rủi ro về môi trường
- Nhà cung cấp.
- Thuê ngoài(gia công)
- Cạnh tranh.
5. Rủi ro về pháp luật.
- Các công cụ luật pháp
- Khiến nại pháp luật
- Những bất đồng về hợp đồng
- Tính tuân thủ

2
- Vi phạm hợp đồng.
6. Rủi ro về tài chính.
- Rủi ro về thị trường.
- Rủi ro về tín dụng.
- Rủi ro về tính thanh khoản.
- Rủi ro về bảo hiểm.
Tùy phạm vi kinh doanh, môi trường kinh doanh, giai đoạn phát triển, qui mô của
doanh nghiệp,….mà mỗi rủi ro có mức độ quan trọng khác nhau.
Câu 4: Nhận dạng rủi ro là gì? Trình bày 7 nguồn rủi ro chính của một tổ chức. Cho
ví dụ về hiểm họa, mối nguy hiểm và đối tượng rủi ro.
Khái niệm: Quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro của tổ chức.
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của
một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu
tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro.
Mối hiểm họa: Các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất
Mối nguy hiểm: Các nguyên nhân dẫn đến tổn thất.
Nguy cơ rủi ro: Các đối tượng chịu tổn thất.
Ví dụ: Trong nhà, khi để bình xăng gần nguồn lửa, dẫn dến khả năng cháy cao.
- Bình xăng là mối hiểm họa.
- Lửa là mối nguy hiểm.
- Căn nhà là đối tượng rủi ro
Khi ta để miếng giẻ có dính dầu gần bên lò sưởi.
- Miếng giẻ là hiểm họa
- Lò sưởi là mối nguy hiểm
- Ngôi nhà là đối tượng rủi ro.
Bảy nguồn rủi ro chính của một tổ chức.
1. Rủi ro kinh tế:
- Suy thoái kinh tế: Sức mua của các cá nhân giảm -> doanh thu của doanh nghiệp
giảm.
- Thâm hụt ngân sách chính phủ
- Lạm phát cao
- Mất khả năng thanh toán.
- Dự trữ ngoại tệ thấp.
- Nợ nước ngoài lớn.
2. Rủi ro chính trị:

3
- Chính sách phát triển KT-XH, chính sách về thuế, hạn ngạch và các giới hạn
thương mại khác.
- Chính sách tài chính, lưu động tiền tệ, kiểm soát ngoại hối, lãi suất.
- Chính sách lao động và tuyển dụng lao động.
- Chính sách môi trường, sức khỏe.
- Quốc hữu hóa và sung công.
3. Rủi ro pháp lý
Các rủi ro liên quan đến pháp lý – kiện tụng, làm hao tổn sức người và tài sản như:
- Vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư.
- Tranh chấp nhãn hiệu và thương hiệu.
- Bồi thường khiếu nại đối với khách hàng.
- Thay đổi luật pháp liên quan đến kinh doanh.
4. Rủi ro xã hội:
- Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người.
- Cấu trúc xã hội thay đổi.
- Trình độ dân trí: trình độ dân trí thấp -> tệ nạn xã hội nhiều.
5. Rủi ro hoạt động (vi mô):
Trong quá trình hoạt động của một tổ chức thường phát sinh các loại rủi ro sau:
- Tuyển dụng và sa thải lao động -> rủi ro pháp ly.
- Quá trình sản xuất: Tổn thất tài sản vật chất.
- Chất thải độc hại trong quá trình sản xuất -> Gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại
đến sức khỏe cộng đồng.
6. Rủi ro do ý thức con người
- Nhận thức của mỗi người về nguồn rủi ro.
- Sự bất cẩn của con người dẫn dến những rủi ro về hỏa hoạn hay tai nạn gây chết
người.
- Phương pháp xử lý rủi ro.
7. Môi trường vật chất.
- Thiên tai
- Động đất.
- Bão, lụt, gió mùa.
Câu 5: Trình bày 7 phương pháp chính nhận dạng rủi ro? Tại sao chỉ cần phân tích
báo cáo tài chính nhà quản trị có thể nhận dạng mọi rủi ro tiềm năng của doanh
nghiệp về tài sản, pháp lý và nguồn nhân lực.
Bảy phương pháp chính để nhận dạng rủi ro là:
1. Phương pháp phân thích báo cáo tài chính
2. Phương pháp lưu đồ
3. Thanh tra hiện trường
4. Phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức
4
5. Thông qua tư vấn
6. Phân tích hợp đồng
7. Nghiên cứu các số liệu lịch sử ( Số liệu thống kê)
Trong đó:
1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phân tích bảng cân đối tài sản, báo cáo
hoạt động sản xuất kinh doanh và các tài liệu hỗ trợ, nhà quản trị rủi ro có thể
nhận dạng mọi rủi ro tiềm năng của doanh nghiệp về tài sản, pháp lý và nguồn lực.
2. Phương pháp lưu đồ: Dựa vào toàn bộ quy trình hoạt động của Doanh nghiệp, lập
một bản liệt kê nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực cho
từng khâu trong lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.
3. Phương pháp thanh tra hiện trường: Quan sát, phân tích các bộ phận nghiệp vụ và
hoạt động của doanh nghiệp, từ đó sẽ nhận dạng các rủi ro tiềm năng mà doanh
nghiệp có thể đối mặt.
4. Phương pháp làm việc với các bộ phận khác của doanh nghiệp: Thường xuyên
giao tiếp và có hệ thống với các bộ phận nghiệp vụ khác trong doanh nghiệp để
nắm bắt tình hình và nhận dạng những nguy cơ rủi ro mới.
5. Phương pháp làm việc với các bộ phận khác bên ngoài doanh nghiệp: Có thể nắm
bắt thêm những thông tin cần thiết về mối hiểm họa và nguy co rủi ro đối với
doanh nghiệp từ nguồn tin bên ngoài doanh nghiệp
6. Phương pháp phân tích hợp đồng: cần nghiên cứu kỹ từng điều khoản trong HD để
tránh những sai sót dẫn đến kiện tụng hoặc tranh chấp.
7. Phương pháp nghiên cứu số lượng các tổn thất trong quá khứ: Tham khảo các hồ
sơ lưu trữ về những tổn thất qua các biến cố rủi ro xảy ra tại doanh nghiệp, ……
Chỉ cần phân tích báo cáo tài chính vì :

Bằng cách phân tích báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu hỗ
trợ, Nhà quản trị rủi ro có thể xác điịnh mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, trách
nhiệm pháo lý và nguồn lực. Bằng cách kết hợp các báo cáo nầy với các dự báo tài chính
và dự toán ngân sách, ta cũng có thể phát hiện các rủi ro trong tương lai. Lý do là vì các
hoạt động của tổ chức cuối cùng cũng gắn liền với tiền hay tài sản.
Theo phương pháp này, từng báo cáo sẽ được nghiên cứu kĩ để phát hiện các rủi ro tiềm
năng có thể phát sinh. Kết quả nghiên cứu được báo cáo cho từng tài khoản. Phương pháp
này đáng tin cậy, khách quan dựa trên số liệu sẵn có, có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng
và có thể dùng được cho cả nhà quản trị rủi ro và các nhà tư vấn doanh nghiệp…. Cuối
5
cùng ngoài việc nhận dạng rủi ro, phương pháp này hữu ích cho việc đo lường và định ra
cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.
Mục đích hàng đầu của phân tích tài chính là giúp nhà quản trị lựa chọn được phương án
kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác tiềm năng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân
tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và cả các
đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Câu 6: Trình bày các đối tượng rủi ro? Một doanh nghiệp cấp học phí cho một cán
bộ trẻ đi học khóa Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) có phải rủi rọ hay không?
Nếu có hãy giải thích tại sao và nêu biện pháp kiểm soát rủi ro này?
Các đối tượng rủi ro:
- Rủi ro tài sản: Là khả năng tổn thất về tài sản vất chất, tài sản vô hình (Thanh
danh, uy tín, quyền tác giả,…)
- Rủi ro về trách nhiệm pháp lý: Là các tổn thất có thể xảy ra liên quan đến vấn đề
pháp lý, kiện tụng.
- Rủi ro nguồn nhân lực: Là rủi ro liên quan đến tính mạng con người trong tổ
chức như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông,….
Trường hợp trên là một rủi ro vì thuộc rủi ro nguồn nhân lực.
- Khi DN đào tạo cho NV đi học thì rủi ro đầu tiên mà DN phải chịu mất đi 1 NV
làm việc, dẫn đến việc bố trí lại nhân sự.
- Tốn thời gian để tuyển dụng, đào tạo lại nhân viên mới trong thời gian cán bộ này
vắng mặt tăng thêm chi phí tiền lương phụ cấp.
- Tốn chi phí cho việc đào tạo mà chưa chắn chắc sau này người đó có về làm việc
lại cho doanh nghiệp hay không (có thể bị hấp dẫn bởi mức lương cao hơn ở công
ty khác).
- Đồng thời trả lương cho nhân viên đang đi học, kèm theo học phí và các phụ cấp
khác,….
- Có sự ganh tỵ giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.
Biện pháp kiểm soát rủi ro:
- Trong quá trình QTRR, để kiểm soát rủi ro trong trường hợp này, doanh nghiệp
cần:
 Kiểm tra (thẩm tra) kỹ lí lịch cũng như thái độ, biểu hiện trong công việc,
quá trình công tác…. Xem xét kỹ tất cả các yếu tố rồi mới quyết định cho
hay không nhân viên đi học.
 Doanh nghiệp thỏa thuận với nhân viên về việc sau khi hoàn thành khóa
học: tiếp tục làm việc tại công ty với mức lương thích hợp, thực hiện các

6
chính sách đãi ngộ để giữ chân nhân tài: môi trường làm việc tốt, thu nhập
ổn định,….
 Buộc nhân viên phải lý thỏa thuận sự khi học xong đồng ý làm việc cho
doanh nghiệp từ 3 đến 7 năm (hoặc lâu hơn). Nếu không phải bồi thường
toàn bộ chi phí mà công ty đã đài thọ. Thỏa thuận này hạn chế nhân viên
nhảy việc hoặc bù đắp đủ những chi phí đã phát sinh.
Câu 7: Hãy nhân dạng, giải thích nêu biện pháp kiểm soát ba rủi rọ và ba suy
đoán thuần túy khi bạn học đại học?
Rủi ro suy đoán
- Rủi ro trong đó cơ hội tạo ra thuận lợi gắn liền với nguy cơ gây ra tổn thất.
- Có tính hấp dẫn riêng và là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Rủi ro thuần túy
- Chỉ mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm và không có khả năng
sinh lợi như hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn lao động,…..
Đặc điểm và các giải pháp phòng ngừa rủi ro khi học Đại học:

Rủi ro thuần túy Rủi ro suy đoán

- Sống xa nhà ăn uống - Đi làm thêm có thủ nhập dẫn


không đủ. đến bỏ bê việc học
Đặc điểm - Phải nghỉ học như: Sức - Ngành học không như mong
khỏe, điều kiện gia đình, … đợi
- Tai nạn xe cộ, trộm cắp - Không đủ đóng tiền học phí

- Chăm sóc bản thân. - Sắp xếp thời gian hợp lý cho
- Lái xa cẩn thận, phòng việc đi làm và đi học.
Biện pháp ngừa kẻ gian. - Học thêm các văn bằng:
Toiec, vi tính, … để có việc làm
tốt.
Câu 8: Trình bày 2 phương pháp chính đo lường rủi ro. Tại sao phải dựa vào thang
đo khả năng để đo lường rủi ro?
Có 2 phương án chính:
Sử dụng thang đo ảnh hưởng, và sắp xếp ưu tiên

7
Câu 10: Mục tiêu, một số vấn đề cơ bản và biện pháp kiểm soát
rủi ro, hãy cho ví dụ cụ thể về mỗi biện pháp. Né tranh rủi ro có
phải là biện pháp tốt nhất để kiểm soát rủi ro hay không? Tại
sao?
Định nghĩa
Kiểm soát rủi ro trong tiếng Anh là Risk control. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các
biện pháp (kĩ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách...) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu
những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra.
Bản chất
- Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra
trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các trường hợp sử dụng kiểm soát rủi ro:
+ Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất
+ Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian
dài
+ Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức
Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro
- Tăng độ an toàn trong kinh doanh
Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp hạn chế được những tổn thất xảy ra với con người và
tài sản của doanh nghiệp, qua đó góp phần giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung.
- Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Kiểm soát tốt rủi ro giúp doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao
hiệu quả kinh doanh, qua đó tăng vị thế và uy tín của mình trên thương trường.
- Tìm kiếm được những cơ hội và biến những cơ hội kinh doanh thành hiện thực
Trong quá trình kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận xử lí các tình
huống nên có thể đảo ngược tình thế, biến nguy cơ rủi ro thành cơ hội kinh doanh.
Nội dung kiểm soát rủi ro

8
- Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất
có thể có ng ya từ đầu hoặc loại bỏ những ng yu ên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa
nhận.
- Ngăn ngừa tổn thất
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nhằm mục đích giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức
giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra.
- Giảm thiểu rủi ro
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện pháp nhằm mục đích giảm bớt giá trị hư hại
khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).
- Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì
một thế lực phải gánh chịu rủi ro.
- Đa dạng hóa rủi ro
Cũng gần giống như phân chia rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất, đa dạng hoá cũng cố gắng
phân chia tổng rủi ro của công ty thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để
dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác.
Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro
- Dựa vào mục đích, các biện pháp xử lí rủi ro có thể xếp thành nhóm biện pháp kiểm
soát rủi ro và nhóm biện pháp tài trợ rủi ro.
- Hoạt động tài trợ rủi ro là nhằm mục đích bù đắp, khắc phục tổn thất có thể xảy ra. Vì
thế, nếu kiểm soát rủi ro tốt sẽ giảm mức độ tổn thất và do đó tài trợ rủi ro giảm.
Có vì :
Né tránh (chấm dứt) rủi ro.
Né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có hoặc loại
bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất.
– Biện pháp này đơn giản, triệt để và chi phí thấp.
– Có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó.
– Có thể tránh được rủi ro này nhưng lại gặp phải rủi ro khác.
– Có tình huống không thể né tránh hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất
hoạt động.

9
Câu 11: Những vấn đề cơ bản trong kiểm soát rủi ro là gì?
Những nỗ lực của doanh nghiệp trong kiểm soát rủi ro có thể
tóm tắt lại những câu hỏi nào? Tại sao một chính sách nhân lực
tốt có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả rủi ro?
 Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra
trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các trường hợp sử dụng kiểm soát rủi ro:
+ Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất
+ Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian
dài
+ Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức
Chính sách nhân sự bài bản sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ phát triển
quản trị nhân sự toàn diện, cho đến nâng cao chất lượng người lao động, cải thiện, nâng
cấp quy trình tuyển dụng. Để hiểu rõ hơn về vai trò của chính sách nhân sự, chúng ta
cùng khai thác sâu hơn ở những khía cạnh dưới đây. 
Thứ nhất, về mặt ngăn chặn rủi ro từ nguồn nhân lực, các chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ
làm nhân viên yên tâm hơn, đồng thời thể hiện công ty tuân thủ các quy tắc pháp luật đầy
đủ. Khi nhân viên không còn lo lắng về mặt thu nhập tài chính, họ sẽ sẵn sàng cống hiến
và làm việc hết mình vì doanh nghiệp. 
Thứ hai, về văn hóa công ty, chính sách quản lý nhân sự công bằng giúp mọi vấn đề được
giải quyết nhanh chóng, nhất quán; giảm được các vụ kỷ luật, kiện cáo; xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với nhau; nâng cao năng suất làm việc và giữ chân người
tài.
Thứ ba, chính sách nhân sự rõ ràng sẽ mang lại cho công ty hình ảnh chuyên nghiệp hơn
trong mắt đối tác và khách hàng, giúp tăng thêm độ uy tín, thu hút nhiều người lao động
tài năng. Đây là lý do vì sao những tập đoàn hàng đầu, có danh tiếng ổn định thường
tuyển dụng được nhân sự chất lượng, ngay cả khi mức lương của họ đề xuất cũng không
quá vượt trội trên thị trường lao động. 

10
Câu 12: Hãy giải thích các khái niệm sau và cho ví dụ:
Rủi ro thuần túy
Rủi ro suy đoán
Rủi rọ có khả năng phân tán (Rủi ro có thể đa dạng hóa)
Rủi ro không thể phân tán (Rủi ro không thể đa dạng hóa)
Dùng khái niệm này để giải thích tại sao doanh nghiệp thường tự
bồi thường các tai nạn lao động nhưng lại mua bảo hiểm thất
nghiệp.

Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính.


- Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế.
Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết
quả mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá
hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro
này là bảo hiểm.
- Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán,
phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế.
Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định.
Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua
thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có
thế đối phó bằng biện pháp rào chắn (hedging).
Rủi ro có thể tính được và không tính được.
- Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở
một mức độ tin cậy nhất định.
- Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thường và
rất khó dự đoán được.
Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về hình thức.
Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô số mức độ
chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lường mang tính chất tương
đối. Một số có thể đo lường được nhiều, một số đo được ít hơn.

11
Câu 13: Tài trợ rủi ro là gì? Các phương pháp tài trợ rủi ro. Dưới
góc nhìn của một chuyên viên tài trợ rủi ro, hãy giải thích câu
thành ngữ tiếng Anh:” Never put all your eggs in one basket”
Tài trợ rủi ro trong tiếng Anh là Risk financing. Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp
những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quĩ cho các chương
trình khác nhau để giảm bớt tổn thất.
Đặc trưng của tài trợ rủi ro
- Tài trợ rủi ro là một hoạt động thụ động nếu đem so sánh với kiểm soát rủi ro. 
Trong khi hoạt động kiểm soát rủi ro là chủ động nhằm giảm tổn thất của một hoạt động
hoặc tài sản, thì tài trợ rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó chỉ hành động sau khi tổn thất đã
xuất hiện.
- Phương pháp tài trợ rủi ro có thể được chia thành hai nhóm cơ bản: 
+ Lưu giữ rủi ro (còn gọi là giữ lại rủi ro hay chấp nhận rủi ro)
+ Chuyển giao rủi ro
Nội dung tài trợ rủi ro
a. Lưu giữ tổn thất (Chấp nhận rủi ro)
- Lưu giữ tổn thất là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính trực
tiếp.
- Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay
mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả. Phương pháp lưu giữ rủi ro có thể là
thụ động hoặc chủ động, có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, có ý thức hoặc không có ý
thức.
b. Bảo hiểm
- Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận
gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện.
- Bảo hiểm có thể được định nghĩa như một hợp đồng chấp thuận giữa hai bên người bảo
hiểm và người được bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải nộp tiền đóng phí bảo
hiểm còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.

12
c. Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm (Chuyển giao rủi ro không bảo hiểm)
- Chuyển giao có thể là các phương pháp kiểm soát rủi ro hoặc tài trợ rủi ro. 
- Chuyển giao kiểm soát rủi ro bao gồm:
+ Chuyển tài sản hay các hoạt động có rủi ro cho người khác
+ Loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm của người được chuyển giao đối với tổn thất
+ Xóa bỏ bổn phận được giả định là của người chuyển giao đối với các tổn thất
- Chuyển giao tài trợ rủi ro: Cung cấp một nguồn kinh phí bên ngoài được dùng để thanh
toán tổn thất khi rủi ro xuất hiện.
Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm khác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không
phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lí.

Giải thích “Never put all your eggs in one basket” :


Đây là một lời khuyên có nghĩa là không nên tập trung mọi nỗ lực và nguồn lực vào một
lĩnh vực vì có thể mất tất cả.
Đừng nên biến mọi thứ phụ thuộc vào một thứ.
Đừng dồn tất cả tài nguyên của bạn vào một thứ.
Đừng phụ thuộc sự thành công của bạn vào một kế hoạch duy nhất.
Không tập trung mọi nỗ lực vào một lĩnh vực

Câu 14: Trình bày tóm tắt các công việc cần thiết để quản trị rủi
ro tại doanh nghiệp? Mức độ nghiêm trọng của rủi ro được đe
lường bằng máy chỉ tiêu? Thế nào là một rủi ro thấp (low risk),
trung bình (medium risk) và cao (hight risk). Doanh nghiệp nên
xử lý ra sao với rủi ro thấp, trung bình, cao?
Giảm thiểu rủi ro – bao gồm việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những rủi
ro. 
Lên kế hoạch quản trị rủi ro – bao gồm việc ước tính tác động của các rủi ro khác nhau
và phác thảo các phản ứng có thể nếu nguy cơ xảy ra.

13
Ngoài ra, quản trị rủi ro sẽ đảm bảo giải quyết ưu tiên những rủi ro có nguy cơ cao,
cung cấp cơ sở hợp lý cho việc đưa ra quyết định giải quyết rủi ro và đảm bảo việc giải
quyết rủi ro sẽ mất một mức chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất.
Nhìn chung, đánh giá và quản trị rủi ro chính là vũ khí tốt nhất để chống lại những thảm
họa đối với dự án, kế hoạch của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng
các chiến lược cụ thể để phòng chống rủi ro và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.
Quá trình phân tích rủi ro bao gồm các giai đoạn như sau:
 Xác định rủi ro: Rà soát danh mục các nguy cơ có thể xảy ra rủi ro bằng kiến
thức và kinh nghiệm quá khứ. Tiếp theo, sử dụng công cụ đánh giá phân loại và
xếp hạng mức độ rủi ro. Việc xếp hạng mức độ rủi ro giúp quản lý được những rủi
ro nào tác động lớn hay các rủi ro nào xác suất xảy ra cao.
 Đánh giá rủi ro: Trước khi hành động để kiểm soát rủi ro, ta cần xác định nguyên
nhân gốc rễ sâu xa của rủi ro đó.
 Đối phó với rủi ro: Tới bước này, các nhà quản trị rủi ro cần đưa ra các biện pháp
có thể giảm hoặc tốt hơn hết là ngăn không cho rủi ro xảy ra. Câu hỏi được đặt ra
lúc này là: Chúng ta có thể làm gì để giảm khả năng rủi ro này xảy ra? Có thể làm
gì để giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra?
 Phát triển kế hoạch dự phòng hoặc các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong
tương lai: Từ những giai đoạn trên, các nhà quản trị sẽ tổng kết và giải quyết
nguyên nhân đồng thời tiếp tục phân tích kỹ hơn để đưa ra những kế hoạch trong
tương lai nhằm giải quyết tốt hơn.

14

You might also like