You are on page 1of 15

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TE Á TÀI CHÍNH TP.

HCM
KHOA KINH TẾ
Ñòa chæ: 276 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

Module 3. 3.
1 2
1 2
4
:

Nhóm: Fin1109.A01- 01
Nhiệm vụ thực hiện
Xây Sưu Trực Đóng Trực tiếp Tổ chức,
STT(*) Họ và tên sinh viên dựng đề tầm tài tiếp viết góp ý viết bài điều
cương liệu bản kiến hoàn hành
draft chỉnh nhóm
viết

(*) STT theo danh sách lớp – học phần


Ñieåm
Baèng soá Chöõ kyù giaûng
Baèng chöõ vieân

Nhaän xeùt cuûa giaûng vieân:


……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………

MODULE 1: CASE STUDY


Đánh giá, dự báo và đề xuất giải pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam
(Phân tích SWOT)

NỘI DUNG BÀI VIẾT

MỞ ĐẦU/ GIỚI THIỆU

1. KHUNG LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm thị trường bảo hiểm

- Là nơi mua và bán các loại hàng hóa dịch vụ bảo hiểm. Là nơi gặp nhau giữa cũng và cầu các loại sản
phẩm bảo hiểm và những sản phẩm bổ trợ khác có liên quan.

1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường bảo hiểm

1.2.1 Cung dịch vụ bảo hiểm

- Dịch vụ ngày nay được cung cấp bởi các tổ chức bảo hiểm cho các đối tượng khách hàng là cá nhân hộ
gia đình, tổ chức và doanh nghiệp.

- Các sản phẩm bảo hiểm được chia thành 2 loại bảo hiểm cơ bản: Phi nhân thọ và nhân thọ.

1.2.2 Những chủ thể cũng cấp dịch vụ bảo hiểm
Công ty bảo hiểm gốc, các công ty tái bảo hiểm, trung gian baoe hiểm, khác: giám định, tư vấn quản trị
rủi ro, tư vấn pháp lý,…
1.2.3 Các dịch vụ được cung ứng cho thị trường
- Dịch vụ bảo hiểm: Dịch vụ bảo hiểm gốc (bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ); Dịch vụ tái bảo hiểm
(nhượng và nhân tái bảo hiểm); Dịch vụ bảo hiểm trung gian ( môi giới và đại lý
- Dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro: các tổ chức bảo hiểm cung cấp dịch vụ tư vấn giúp các cá nhân tổ chức có
thể quản trị rủi ro của mình hiệu quả hơn, cũng có nghĩa làm tăng giá trị của cá nhân, tổ chức đó.
- Các dịch vụ bổ trợ khác: giám định bồi thường, dịch vụ vận chuyển cấp cứu, dịch vụ tư vấn pháp lý
(cho người được bảo hiểm), Banccassurance và dịch vụ thanh toán.

1.2.4 Cầu của dịch vụ bảo hiểm


- Là những người có nhu cầu đảm bảo cho những tài sản quyền lợi đang trong tình rạng bị đe dọa bởi rủi
ro hoặc có sự bấp bênh khác trong tương lai.

+ Cá nhân, gia đình: Nhân thọ, tai nạn – sức khỏe, trách nhiệm dân sự.

+ Pháp nhân, doanh nghiệp: Tài sản, trách nhiệm dân sự.

1.3. Môi trường hoạt động của ngành bảo hiểm thương mại

Môi trường vĩ mô

Môi trường pháp lý

- Nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng, ở bất kì quốc gia nào cũng được vận hành dưới
sự kiểm soát của nhà nước. Cho nên chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, chính sách an ninh xã
hội và chính sách thuế luôn được xem là có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm.
Vậy môi trường pháp lý càng hoàn thiện thì sẽ càng tạo điều kiện đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh
lành mạnh và phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích của bên mua bảo hiểm.

- Chính sách mở cửa hay chính sách thương mai nội địa cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đên sự
phát triển của thị trường. Nếu mậu dịch quốc tế được khuyến khích, có môi trường thuận lợi cho đầu tư
trực tiếp nước ngoài thì nhu cầu của thị trường bảo hiểm sẽ gia tăng. Ngược lại, chính sách bảo hộ thậm
chí dẫn đến độc quyền trong việc kinh doanh, ngăn cản sự tham gia vào thị trường của các thành phần
kinh tế, làm cho nhu cầu và quyền lợi người tiêu dùng bị giảm sút.

Môi trường kinh tế

- Quy mô và cơ cấu các ngành của nền kinh tế 1 quốc gia có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của thị
trường bảo hiểm không hề nhỏ. Những quốc gia có tỷ trọng nền nông nghiệp lớn thì thị trường kém phát
triển hơn là các quốc gia có ngành sản xuất và dịch vụ có tỷ trọng lớn hơn. Sự hình thành và phát triền
của cung và cầu bảo hiểm chịu ảnh hưởng vất nhiều của độ nhạy cảm tài chính (sự biến động của lãi
suất, thị trường chứng khoán,…) làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng – tiết kiệm – đầu tư.

Môi trường xã hội

- Dân số: là yếu tố đảm bảo cho cơ sở kĩ thuật của kinh doanh bảo hiểm. Số dân, tuổi thọ trung bình, kết
cấu dân số, trình độ dân trí có tác động cung cầu trên thị trường bảo hiểm.

- Văn hóa, tôn giáo: Niềm tin, tín ngưỡng, tập quán, lối sống có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến
nhu cầu đảm bảo bảo hiểm của công chúng cũng như ảnh hưởng đến cách thức mà các tổ chức bảo hiểm
triển khai sản phẩm của mình ra thị trường.

Môi trường công nghệ

- Mức độ phát triển của công nghệ làm thay đổi tập quán tiêu dùng, thay đổi hệ thống phân phối dịch vụ
bảo hiểm của các nhà bảo hiểm. Công nghệ số phát triển giúp ích nhiều cho các nhà bảo hiểm trong
công tác quản lý và điều hành hoạt động.
Môi trường tự nhiên

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi bay bất lợi có thế có tác động thuần chiều hoạc nghịch chiều đối với cung
cầu bảo hiểm. TÍnh chất nghiêm trọng của nó có thể làm thay đổi nội dung đảm bảo của các điều khoản
bảo hiểm được cung cấp bởi thị trường này và đôi lúc có sự tác động kết hợp của môi trường pháp lý.

Môi trương vi mô

Khách hàng

- Cầu bảo hiểm xuất phát từ khách hàng bảo hiểm là những cá nhân khi mua bảo hiểm cho bản thân hay
cho gia đình của mình. Đó cũng là những pháp nhân, các doanh nghiệp, các tố chức cho các nguồn lực
thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu sử dụng của đơn vị mình.

- Về hợp dồng bảo hiểm được giao kết và thực hiện dựa trên sơ sở tự nguyện của khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế

- Tổ chức hoạt động bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng: nhu cầu bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư.Sự đa dạng hóa dịch vụ của các ngành khác, sự ra đời của các tổ
chức “bảo hiểm cộng đồng” làm cho ngành bảo hiểm phải đối diện với các tác nhân cạnh tranh và
những sản phẩm thay thế mới chính trong nội bộ nền kinh tế. Và mức độ cạnh tranh này tùy thuộc vào
mức độ mở cửa mà mạnh mec nhất là khi thị trường cho phép tự do cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Nhà cung ứng

- Ngành bảo hiểm có “ tính xã hội” rất cao không chỉ ở chỗ khách hàng của nó hiện hữu ở mọi lĩnh vực
mà còn ở chỗ nó sử dụng những dịch vụ được cung cấp bởi nhiều nghành nghề đa dạng.

- Trình độ phát triển của nhà cung ứng cũng như chất lượng dịch vụ cung ứng góp phần quyết định chất
lượng dịch vụ của ngành bảo hiểm.

2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾT NGHỊ

2.1. Nhận diện thị trường bảo hiểm Việt Nam

2.1.1. Quy mô thị trường và tăng trưởng

Bảng 1 - Quy mô và tăng trưởng thị trường bảo hiểm Việt Nam, 2012-2018
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh thu toàn thị trường (tỷ
51525 58002 67479 84498 103208 132369 160444
đồng)
- Doanh thu phí bảo hiểm 41248 47851 55877 70162 87364 107821 132947
+ Phi nhân thọ 22851 24521 27522 31891 36866 41594 46713
+ Nhân thọ 18397 23330 28355 38271 50497 66226 86234
- Doanh thu hoạt động đầu tư 10277 10151 11603 14336 15845 24548 27497
Tỷ trọng trong GDP (%) 1,94 1,62 1,71 2,02 2,29 2,64 2,9
Đầu tư trở lại nền kinh tế 89567 113682 127061 160258 198150 247815 321165
Bồi thường và trả tiền bảo hiểm 16649 18587 21788 23571 25609 31904 38524
Nguồn: Thời báo Ngân Hàng - Doanh thu bảo hiểm xấp xỉ 3% GDP năm 2018.
Nguyễn Tiến Hùng, Vietnam Insurance Market (Data_VNMarket_2017)

2.1.2. Cơ cấu thị trường, năng lực tài chính và nguồn nhân lực

Bảng 2 – Cơ cấu thị trường theo lĩnh vực hoạt động, 2013-2018

2013 2014 2015 2016 2017 2018


Tổng số DNBH, MGBH 59 61 61 63 64 64
 Phi nhân thọ 29 30 30 30 30 30
 Nhân thọ 16 17 17 18 18 18
 Tái bảo hiểm 2 2 2 2 2 2
 Môi giới bảo hiểm 12 12 12 13 14 14
Số lao động toàn ngành (người) 357.645 439.173 584.719 603.089 786.795

Nguồn: Nguyễn Tiến Hùng, Vietnam Insurance Market (Data_VNMarket_2017)


Cafef.vn - Việt Nam có đến 1.300 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Bảng 3 - Năng lực tài chính thị trường bảo hiểm Việt Nam, 2013-2018 (tỷ đồng)
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng tài sản 133.856 171.607 202.378 248.247 316.300 394.192
Tổng dự phòng nghiệp vụ 79.289 95.222 119.897 146.524 189.248 241.279
Tổng vốn chủ sở hữu đã góp 36.785 41.244 45.157 52.869 65.893 81.558
Nguồn: Nguyễn Tiến Hùng, Vietnam Insurance Market (Data_VNMarket_2017)
vneconomy.vn

Bảng 4 – Thị trường lao động ngành bảo hiểm Việt Nam, 2013-2018
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số lao động toàn ngành (người) 357.645 439.173 584.719 603.089 786.795 -
 Nhân viên 19.237 22.083 22.946 - - -

 Tổng cá nhân hoạt động đại 561.7 -


lý(1) 310.410 381.801 73 595.040 756.846

 Đại lý nhân thọ 241.373 312.184 484.915 507.165 641.880 -

 Đại lý phi nhân thọ 69.037 69.617 96.858 87.875 114.966 -

Nguồn: 2017-UEH_NguyenTienHung_Hoithaoquocte_042017

2.1.3. Đóng góp cho nền kinh tế

- Bảo hiểm đã và đang góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội. Hiện nay có gần 10 triệu người
tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe (trong đó có 6 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu người
tham gia bảo hiểm phi nhân thọ); 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn. 18 triệu lượt khách
được bảo hiểm hàng không, trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt và1.620 triệu lượt
khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ.

- Bên cạnh đó cũng là kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Tính đến hết năm 2018, tổng nguồn
vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 321.165 tỷ đồng, góp phần bổ
sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế.
- Thị trường bảo hiểm phát triển đã thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế. Trong các hiệp định tự do
hoá thương mại song phương và đa phương, lĩnh vực bảo hiểm luôn cam kết với lộ trình và mức độ mở
cửa thị trường cao, tạo điều kiện thúc đẩy hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức
độ bảo hộ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...

2.1.4. Định vị thị trường bảo hiểm Việt Nam trong khu vực và các khối tự do thương mại

(Trong AEC hoặc trong CPTPP)


Bảng 5 - So sánh quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam trong AEC
Quốc gia Nhân thọ Phi nhân thọ
Thị phần Thị phần
Doanh số PBH/người Doanh số PBH/người
trong Asean trong Asean
(triệu USD) (USD) (triệu USD) (USD)
(%) (%)
2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018
Asean 71201 75776 100 100 116 28281 30775 100 100 40.1 43

Singapore 21414 22456 30.07 29.63 3,835 3,944 7517 8153 26.57 26.49 915 1,014

Malaysia 10660 11581 14.97 15.28 339 361 4747 5053 16.78 16.41 147 157

Thailand 16352 18136 22.96 23.93 237 262 7580 8485 26.80 27.57 112 123

Indonesia 15877 15520 22.29 20.48 73 58 4534 4863 16.03 15.80 18 18

Philippines 3871 4172 5.43 5.50 37 39 1732 1846 6.12 5.99 16 17

Vietnam 2917 3799 4.09 5.01 30 39 1832 2040 6.47 6.62 19 21

Ghi chú: Brunei, Lào, Campuchia chưa có trên thống kê của Sigma.
Nguồn: Swissre, Sigma 03/2018 & 03/2019

2.2. Đánh giá thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2015-2018

2.2.1. Điểm mạnh

- Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2018, thị trường bảo hiểm Việt Nam có tổng số sản phẩm bảo
hiểm xấp xỉ 850 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 450 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Riêng trong
năm 2018, các DNBH tập trung đẩy mạnh về chất lượng, dịch vụ, ra mắt nhiều sản phẩm với nhiều
quyền lợi linh hoạt, ưu việt, hấp dẫn khách hàng. Con số này hiện vẫn tiếp tục được nâng lên, chưa kể
các sản phẩm bổ trợ được thiết kế đi kèm nhằm mở rộng nhiều quyền lợi cho sản phẩm chính. Các sản
phẩm bảo hiểm mới như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe được triển khai, bảo
hiểm nông nghiệp, trong lĩnh vực xuất khẩu cũng áp dụng chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu nhằm đưa ra sản phẩm nghiệp vụ mới, góp phần bảo hiểm rủi ro trong thanh toán cho thương
nhân xuất khẩu. Bên cạnh đó, mảng Bảo hiểm Nhân thọ có thể kể đến các sản phẩm nổi bât như: “Trọn
đời yêu thương” của Bảo Việt Nhân thọ cung cấp giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện cả
gia đình trong cùng 1 hợp đồng hay bảo hiểm bệnh hiểm nghèo trọn đời “IntegrA” của Bảo hiểm Nhân
thọ AIA,…

2.2.2. Điểm yếu

- Nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay còn hạn chế. Thứ nhất, nhu cầu về nhân lực tài chính được
đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng phân tích tài chính thực thụ, còn khá
nhỏ. Thứ hai, họ chỉ được hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo hình thức "cầm tay chỉ việc”, hoặc
tập huấn triển khai quy tắc điều khoản biểu phí. Vì vậy, khi gặp phải những vấn đề chưa được hướng
dẫn, họ không có kiến thức để đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Chưa kể tới, nhiều trường hợp chưa hiểu
rõ chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoặc nghiệp vụ bảo hiểm nên vận
dụng quy tắc "linh hoạt” tới mức làm bừa, làm ẩu, có thể gây hậu quả nghiệm trọng.

- Thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng chưa thể phát triển đột phá cụ thể là các
doanh nghiệp chưa chú trọng tới chiều sâu, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp mà vẫn làm ăn
theo kiểu “chụp giật”, cốt gia tăng số lượng doanh thu mà vẫn chưa đưa vấn đề đảm bảo quyền lợi
của khách hàng lên hàng đầu. Nên vấn đề khai thác cũng như tiếp cận với khách hàng còn yếu.

2.3. Dự báo thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2019-2024

2.3.1. Cơ hội

- Nền kinh tế đang có tốc độ tặng trưởng nhanh và nhiều tiềm năng, Việt Nam có quy mô dân số lớn
nhưng số lượng hộ gia đình, doanh nghiệp dùng bảo hiểm còn ít.

- Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành bảo hiểm là tập trung khai thác thị
trường, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập
trong lĩnh vực bảo hiểm. Theo đó, cơ quan quản lý về bảo hiểm cho biết, sẽ mở rộng hợp tác với các
quốc gia phát triển về bảo hiểm ngoài các quốc gia khu vực Châu Á, nhằm học hỏi, chia sẻ kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và giám sát thị trường.

- Ứng dụng công nghệ 4.0: A.I, big data, Block chain để phù hợp với xu hướng thời đại, hoàn thiện cơ
sở dữ liệu hiện đại nhằm cung cấp và đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm mới (không chỉ hướng
đến đa dạng hóa theo chiều rộng về mặt mở rộng phạm vi tiếp cận mà còn đa dạng hóa theo hướng
kết hợp nhiều tính năng trong 1 sản phẩm bảo hiểm).

2.3.2. Thách thức

- Tốn nhiều thời gian để làm quen và thích nghi với công việc xử lý chính xác khối dữ liệu khổng lồ
tạo theo cấp số nhân mà khách hàng cung cấp.

Nguồn:

vietstock.vn – Triển vọng của thị trường bảo hiểm VN 2019.

Thời báo tài chính VN - Thị trường bảo hiểm duy trì tăng trưởng.

Tạp chí tài chính VN - Tốc độ tăng trưởng.

Brands VN - Tương lai của thị trường bảo hiểm.

Wed bảo hiểm - Thị trường bảo hiểm VN phát triển trong tương lai.

Việt Nam net - Sự tăng trưởng của ngành BHVN trong 4 tháng đầu 2019.
Vietnam Insurance Market Report

2.4. Giải phát phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2019 - 2024

2.4.1. Ma trận SWOT

Điểm yếu (Weaknesses)


Điểm mạnh (Strengths) W1: Không dễ dàng khai thác,
S1: Năng lực tài chính mạnh tiếp cận với khách hàng
S2: Sản phẩm đa dạng W2: Nguồn nhân lực chất lượng
cao còn thiếu hụt

Cơ hội (Opportunities)
(O2+W1) Dựa vào công nghệ để
O1: Chính sách mở cửa, hội nhập (S2+O1) Thông qua chính sách
mở cửa để đưa sản phẩm ra thị rút ngắn khoảng cách với khách
quốc tế
trường thế giới hàng
Thu hút nguồn đầu tư của các tập
đoàn nước ngoài ( S1+O2) Mua các công nghệ
hiện đại
O2: Công nghệ 4.0 phát triển
(S2+O3) Chú trọng đẩy mạnh (O1+W2) Đưa người tiếp cận với
O3: Thị trường bảo hiểm Việt các sản phẩm riêng biệt phù hợp các hiệp hội để học tập và nâng
Nam nhiều tiềm năng với nhu cầu từng đối tượng cao trình độ.

Thách thức (Threats)


(S1+T1) Thuê nguồn nhân lực
T1: Xử lý nguồn thông tin dữ cao ở nước ngoài để hỗ trợ
liệu khổng lồ

2.4.2. Diễn giải giải pháp

2.4.2.1. Ứng dụng công nghệ vào thương mại bảo hiểm

(O2+W1) Dựa vào công nghệ để rút ngắn khoảng cách với khách hàng

Trong thời đại mỗi người đều có thể mua sắm, giải trí, cập nhật thông tin thông qua mạng Internet ngay
trên chính chiếc điện thoại thông minh của mình, thì ý tưởng ứng dụng đưa công nghệ vào ngành bảo
hiểm để bán các hợp đồng bảo hiểm là rất đáng để khai thác và phát triển. Thông qua việc liên kết với
các trang bán hàng online hay tự mổi doanh nghiệp xây dựng một ứng riêng nhằm mục đích thương mại
sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn, giảm chi phí thủ tục giấy tờ, lưu trữ thông tin khách hàng và hợp
đồng đầy đủ. Cũng như bổ sung các tính năng về dịch vụ bảo hiểm như tư vấn, chăm sóc khách hàng…

2.4.2.2. Nâng cao đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

(O1+W2) Đưa người tiếp cận với các hiệp hội để học tập và nâng cao trình độ.
Đi đôi với việc áp dụng công nghệ mới vào nghành bảo hiểm sẽ đòi hỏi một bộ phận lao động có
chuyên môn cao, sử dụng và xử lý tốt dữ liệu, am hiểu, có kiến thức về công nghệ. Vì vậy, có thể thông
qua những buổi gặp gỡ giữa các hiệp hội quốc tế, cử nhân viên tham gia để học hỏi và nâng cao chuyên
môn. Ngoài ra cần chú trọng đưa các kiến thức về công nghệ thông tin đan xen với kiến thức chuyên
ngành đối với sinh viên ngay còn khi học tập và nghiên cứu. Còn đối với đối tượng đã đi làm , doanh
nghiệp nên tổ chức các khóa học nâng cao cho lao động thường và phát triển đối với lao động có tiềm
năng. Đặc biệt riêng mỗi cá nhân nên chủ động tự trang bị cho mình những kĩ năng , thông tin hữu ích
để không lạc hậu trong thời đại ngày nay.

2.4.2.3. Phát triển thị trường

(S2+O1) Thông qua chính sách mở cửa để đưa sản phẩm vươn xa ra thị trường quốc tế

Nắm bắt cơ hội từ chương trình hợp tác về bảo hiểm với các quốc gia ASEAN, Trung Quốc,…nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo dựng xu hướng hợp tác mới nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm
cho các đối tác nước ngoài. Việc ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoài sẽ mang đến những lợi ích vô
cùng thiết thực, không chỉ là hợp tác song phương đơn thuần mà còn cho thấy tiềm năng mở rộng hợp
tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong khu vực ASEAN và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Thông
qua hoạt động ký kết hợp tác này, các bên sẽ cùng phát huy thế mạnh của mình và cũng là cơ hội nhằm
đẩy mạnh định hướng phát triển mở rộng của doanh nghiệp bảo hiểm, đưa giá trị Việt Nam vươn xa trên
thị trường bảo hiểm quốc tế.

(S1+O2) Mua các công nghệ hiện đại

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của kĩ thuật số ngày nay thì việc mua bản quyền các phần mềm lưu
trữ, phân tích dữ liệu là vấn đề khá quan trọng. Việc này giúp cho công tác lưu trữ, tra cứu dễ dàng
hơn,giảm bớt khối lượng lớn công việc

(S1+T1) Thuê nguồn nhân lực cao ở nước ngoài để hỗ trợ

Đối với công việc đòi hỏi sự nắm bắt thông tin nhanh nhạy và khả năng xử lý số liệu một cách hiệu quả
thì ta có thể thuê các chuyên gia nước ngoài để hỗ trợ. Không chỉ giúp đẩy mạnh việc xử lý nguồn thông
tin từ khách hàng tốt hơn, có thể quan sát rõ nhu cầu của từng đối tuọng, từ đó không ngừng tìm kiếm lộ
trình tốt nhất và phù hợp để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển với tiêu chí hiệu quả luôn được đặt
lên hàng đầu.

(S2+O3) Chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm riêng biệt phù hợp với nhu cầu từng đối tượng

Ngoài việc mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần đẩy
mạnh nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt dành riêng cho từng nhóm đối tượng
khách hàng, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tìm hiểu nguyên
nhân khách hàng chưa lựa chọn sản phẩm bảo hiểm nhiều là do đâu? Ví dụ, nếu thu nhập đại diện cho
thách thức lớn nhất, các doanh nghiệp bảo hiểm cần nỗ lực để đưa ra thị trường những sản phẩm có chi
phí phải chăng hoặc nếu mức độ nhìn nhận văn hóa bảo hiểm còn thấp, các công ty bảo hiểm nên xây
dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị để cải thiện thái độ thờ ơ của khách hàng tiềm năng. Điều này
sẽ giúp các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng về doanh thu và thị phần.

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thời báo Ngân Hàng - Doanh thu bảo hiểm xấp xỉ 3% GDP năm 2018. Truy cập tại:
http://thoibaonganhang.vn/doanh-thu-bao-hiem-xap-xi-3-gdp-nam-2018-86342.html

Vietnam Insurance Market (Data_VNMarket_2017). Truy cập tại:


https://elearning.uef.edu.vn/mod/folder/view.php?id=39806

Cafef.vn - Việt Nam có đến 1.300 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Truy cập tại:
http://cafef.vn/viet-nam-co-den-1300-san-pham-bao-hiem-nhan-tho-va-phi-nhan-tho-
20181114152558384.chn
Vietnam Insurance Market (Data_VNMarket_2017). Truy cập tại:
https://elearning.uef.edu.vn/mod/folder/view.php?id=39806
vneconomy.vn. Truy cập tại: http://vneconomy.vn/thi-truong-bao-hiem-dat-muc-tieu-tang-truong-
20-nam-2019-20190401093748567.htm

Nguyễn Tiến Hùng – Hội thảo quốc tế (2017), Hải Phòng. Truy cập tại:

https://elearning.uef.edu.vn/mod/folder/view.php?id=39808

Bảo hiểm Bảo Việt - Vai trò của Bảo hiểm với đời sống kinh tế - xã hội. Truy cập tại:
https://www.baoviet.com.vn/insurance/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan-
tho/Vai-tro-cua-Bao-hiem-voi-doi-song-kinh-te--xa-hoi/201/3469/MediaCenterDetail/
Báo mới.com - Thị trường bảo hiểm đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội. Truy cập tại:

https://baomoi.com/thi-truong-bao-hiem-dong-gop-tich-cuc-vao-su-phat-trien-kinh-te-xa-
hoi/c/28587111.epi

Swissre, Sigma 03/2018 & 03/2019. Truy cập tại:


https://elearning.uef.edu.vn/pluginfile.php/117206/mod_folder/content/0/WorldInsMarket_2017_Sigma-
032018.pdf?forcedownload=1

vietstock.vn – Triển vọng của thị trường bảo hiểm VN 2019. Truy cập tại:
https://vietstock.vn/2019/04/trien-vong-cua-thi-truong-bao-hiem-viet-nam-trong-nam-2019-3113-
666042.htm

Thời báo tài chính VN - Thị trường bảo hiểm duy trì tăng trưởng.
Truy cập tại: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2018-12-17/thi-truong-bao-hiem-
duy-tri-tang-truong-tren-20-nam-thu-8-lien-tiep-65536.aspx

Tạp chí tài chính VN - Tốc độ tăng trưởng. Truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/thi-truong-
bao-hiem-viet-nam-duy-tri-toc-do-tang-truong-cao-309843.html

Brands VN - Tương lai của thị trường bảo hiểm. Truy cập tại: https://www.brandsvietnam.com/18893-
Tuong-lai-cua-bao-hiem

Wed bảo hiểm - Thị trường bảo hiểm VN phát triển trong tương lai. Truy cập tại:
https://webbaohiem.net/co-hoi-phat-trien-cua-thi-truong-bao-hiem-viet-nam-trong-tuong-lai.html

Việt Nam net - Sự tăng trưởng của ngành BHVN trong 4 tháng đầu 2019. Truy cập tại:
https://vietnamnet.vn/en/business/vietnam-insurance-market-grows-17-in-4-months-531494.html

Vietnam Insurance Market Report: https://www.ditp.go.th/contents_attach/160379/160379.pdf


BẢNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
Quá trình học tập học phần Nguyên lý thực hành bảo hiểm
(Mẫu đánh giá của nhóm cho từng module) Mẫu 4A

Module: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhóm: FIN1109.A01-01


Câu hỏi/ Tình huống: Đánh giá, dự báo và đề xuất giải pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam
(Phân tích SWOT)
ĐÁNH GIÁ TỪNG CÔNG VIỆC THAM GIA
- Không tham gia:  - Khá : K
- Yếu :Y :K CỘT
THÀNH VIÊN - Trung bình : TB - Tốt : T DÀNH
(*): Số thứ tự theo danh sách lớp – học phần ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHO
Xây Sưu Trực Đóng Chỉnh Biên Thuyết Tham Tổ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN
dựng tầm tiếp góp ý sửa, soạn trình, gia chức, GIẢNG
đề tài viết kiến hoàn slides, tham gia phản điều VIÊN
cương liệu bài cho thiện biên clip, trả biện hành
bài bài kịch, lời phản trên nhóm
STT(*) Họ Tên viết viết biện lớp viết

1 Đôn Thị Ngọc Anh □ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%

2 Nguyễn Hồ Lan Anh □ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%

3 Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh □ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%

4 Tăng Thị Hoàng Anh □ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%

5 Nguyễn Ngọc Minh Châu □ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%

6 Lê Minh Duy □ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%

7 Lê Nguyễn Thành Đạt □ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%

□ >90% □ <90% □ <75% □ <60% □ <40% □ 0%


Căn cứ cuộc họp nhóm ngày………………. đánh giá thực hiện bài tập module…..,
toàn nhóm đã thống nhất kết quả đánh giá trên.
NHÓM TRƯỞNG
-----------------------------

You might also like