You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

------

BÀI TẬP LỚN

MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

Sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Ngô Thị Phương Thảo 2018602542

Giàng A Thàng 2018604009

Lê Minh Quang 2018604185

Trần Thu Quyên 2018603257

Nguyễn Thị Thu Phương 2018602399

Trần Thị Phương 2019602310

Nguyễn Văn Phúc 2018602444

Bùi Thị Phương Thảo 2018602672

Nguyễn Quang Phúc 2019602896

Giáo viên hướng dẫn :ThS. Nguyễn Thị Hoa

Hà Nội-2021
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO....................................................4
1.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp...................................................4
1.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.......................................................4
1.2.1. Nhận diện rủi ro............................................................................................4
1.2.2. Đánh giá rủi ro chính.....................................................................................5
1.2.3. Khả năng và tính không chắc chắn................................................................5
1.2.4. Rủi ro phụ thuộc lẫn nhau.............................................................................5
1.2.5. Phân tích định lượng rủi ro............................................................................6
1.2.6. Giám sát rủi ro...............................................................................................6
PHẦN 2 : QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK.................................................................................................................. 7
1.1. Giới thiệu tổng quan.........................................................................................7
1.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk.................................8
1.2.1. Kế hoạch kinh doanh đầu tư vào trang trại Tây Ninh của doanh nghiệp
Vinamilk.................................................................................................................8
1.2.2. Triển khai kế hoạch...................................................................................9
1.2.3. Nhận diện rủi ro, đánh giá và đưa ra giải pháp........................................10
1.2.4. Kết quả Kế hoạch.....................................................................................11
PHẦN 3: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......................................................................................19
3.1. Giới thiệu tổng quan về BIDV...........................................................................19
3.1.1. Đôi nét về Ngân hàng TPCM Đầu tư và phát triển Việt Nam.....................19
3.1.2. cơ cấu chức năng bộ phận của Ngân hàng TPCM Đầu tư và phát triển Việt
Nam....................................................................................................................... 21
3.2. Mục tiêu tài chính 2020.....................................................................................22
3.2.1. Điều kiện vay vốn.......................................................................................23
3.2.2. Triển khai, thực hiện kế hoạch do cho vay hợp vốn của TCB 2020............23
3.2.3. Kết quả kế hoạch.........................................................................................24
3.3. Nhận diện rủi ro, đánh giá và đưa ra giải pháp..................................................24
PHẦN 4: KẾT LUẬN................................................................................................28

2
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị rủi ro của Doanh nghiệp là một quá trình, được thực hiện bởi ban
giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng bối cảnh
cụ thể và trên quy mô toàn doanh nghiệp, được thiết kế để xác định các sự kiện
tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong mức khẩu vị
rủi ro, để cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp.

Quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp giữ các hoạt động ổn
định, chủ động hơn và tránh được nhiều thiệt hại nhờ đã dự kiến trước. Nhờ vào
việc phát hiện rủi ro, có sẵn biện pháp ứng phó; doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được
rất nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực. Từ đó tối ưu tương quan lợi nhuận và
rủi ro.

Nội dung báo cáo gồm có :

Phần 1 : Tổng quan về quản trị rủi ro

Phần 2 : Quản trị rủi ro trong công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Phần 3 : Quản trị rủi ro trong ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại lớp cũng như được giảng viên
Nguyễn Thị Hoa giảng dạy, nhóm nghiên cứu đã tích lũy được vốn kiến thức
nhất định. Với mong muốn nâng cao trình độ nhận thức, nghiên cứu một cách
toàn diện về quản trị rủi ro vận dụng trong thực tế, đồng thời góp phần kiến thức
của mình để giải quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Em xin
chân thành cảm ơn !

3
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO


1.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro của DN là một quá trình, được thực hiện bởi ban giám đốc,
quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng bối cảnh cụ thể
và trên quy mô toàn DN, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có
thể ảnh hưởng đến DN và quản trị rủi ro trong mức khẩu vị rủi ro, để cung
cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của DN (COSO, 2004).

Trong khái niệm về quản trị rủi ro theo COSO, 2004 cần hiểu rõ một số các
yếu tố:

Quản trị rủi ro là một quy trình. Quy trình được Từ điển Bách khoa toàn thư
mở rộng Wikipedia định nghĩa, là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một
hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục
tiêu cụ thể của hoạt động quản trị. Quản trị rủi ro của DN cần được thực hiện
bởi những người có liên hệ trực tiếp với hoạt động trong DN và quản trị rủi
ro của DN được áp dụng thông qua việc thiết lập các chiến lược trên phạm vi
toàn DN.

Khái niệm khẩu vị rủi ro cần hiểu một cách đúng đắn trong việc thực hiện
quản trị rủi ro của DN. Theo đó, khẩu vị rủi ro là số lượng rủi ro, ở mức độ
rộng, mà một DN và các nhà quản trị của họ sẵn sàng chấp nhận để theo
đuổi giá trị được nhận. Khẩu vị rủi ro có thể được đo lường định tính bằng
cách phân loại rủi ro thuộc nhóm, trung bình hay thấp. Mỗi đơn vị và mỗi
nhà quản trị có khẩu vị rủi ro khác nhau.

1.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp


1.2.1. Nhận diện rủi ro
Quy trình quản trị rủi ro là một quy trình có chủ ý xây dựng cũng như
nghiên cứu kỹ để phát hiện được những rủi ro có khả năng xảy ra ở từng lĩnh
vực hoạt động của đơn vị và sau đó nhận diện những vùng rủi ro ảnh hưởng lớn
trong giai đoạn nhất định.

4
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

Quy trình nhận diện rủi ro nên được thực hiện ở tất cả các cấp độ theo
phương thức một rủi ro có ảnh hưởng đến các đơn vị hoặc dự án đơn lẻ không
có nghĩa là sẽ không có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ DN. Ngược lại, khi rủi ro có
ảnh hưởng đến toàn DN thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các đơn vị bộ phận khác
trực thuộc. Bảng 1 cho thấy, một số loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến DN, bao
gồm rủi ro, hoạt động và rủi ro tài chính.

1.2.2. Đánh giá rủi ro chính


Sau khi nhận diện được rủi ro tại DN, bước tiếp theo là đánh giá khả năng
xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. DN có thể lựa chọn cách tiếp cận 
phương pháp khác nhau để đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng, mức
ý nghĩa của rủi ro. Mục đích của việc áp dụng phương pháp đánh giá là để xác
định vùng rủi ro mà nhà quản lý đáng phải lưu tâm nhất. Người quản lý nên
đánh giá những rủi ro này bằng cách sử dụng các câu hỏi về khả năng xảy ra rủi
ro.

1.2.3. Khả năng và tính không chắc chắn


Khi một số lượng lớn các rủi ro đã được xác định, quản lý nên suy nghĩ về
khả năng rủi ro ước tính cá nhân và sự xuất hiện về xác suất hai chữ số từ 0,01
đến 0,99. Các rủi ro nói chung luôn có cơ hội xảy ra, nhưng không thể khẳng
định rằng rủi ro đó 100% sẽ xảy ra hay 0% sẽ không bao giờ xảy ra. Do đó, sử
dụng lý thuyết xác xuất để ước lượng khả năng xảy ra rủi ro là hợp lý.

Xét về đánh giá, nếu rủi ro có 60% ý nghĩa quan trọng hoặc khả năng 60%
rằng rủi ro sẽ xảy ra và nếu tác động được đánh giá ở mức 60%, xác suất 36% sẽ
được tính cho cả hai. Khái niệm này được gọi là điểm rủi ro cho rủi ro riêng lẻ.
Tuy nhiên, quy trình đánh giá rủi ro chính xác đòi hỏi nhiều hơn chỉ là ước tính
hàng đầu, cho dù được nêu trong một phạm vi từ 1 đến 9 hoặc là một tỷ lệ đầy
đủ hai chữ số.

1.2.4. Rủi ro phụ thuộc lẫn nhau


Rủi ro được xem xét ở mức độ độc lập tại các DN, bộ phận nhưng cần được
xem xét và đánh giá trong toàn bộ cơ cấu tổ chức. Mặc dù một rủi ro cần phải
5
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

quan tâm về rủi ro ở mọi cấp của tổ chức, nó thực sự có quyền kiểm soát chỉ
những rủi ro trong phạm vi của chính nó. Vấn đề là rủi ro thường có mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau trong một DN. Mỗi DN hoạt động chịu trách nhiệm quản
lý rủi ro của riêng mình, nhưng có thể phải chịu hậu quả của các sự kiện rủi ro
trên các DN trên hoặc dưới nó trong cơ cấu tổ chức.

1.2.5. Phân tích định lượng rủi ro


DN có thể tiến hành định lượng - xác định chi phí cho các loại rủi ro khi
xảy ra, tất cả các rủi ro đã được xếp hạng ở bước trên, tuy nhiên có thể chọn lựa
ưu tiên các rủi ro chính có ảnh hưởng lớn nếu hạn chế về thời gian và chi phí.
Phân tích định lượng yêu cầu đơn vị chỉ ra được những ảnh hưởng do rủi ro gây
ra, mức định lượng thường được xác định theo giá trị.

1.2.6. Giám sát rủi ro


Quá trình nhận diện rủi ro không chỉ là một quá trình đơn lẻ được diễn ra
trong một thời điểm nhất định, mà quá trình này cần được duy trì thường xuyên
liên tục trong các DN. Các rủi ro không bất biến mà ngược lại thường xuyên
thay đổi, thậm chí một số loại rủi ro còn trở nên lớn hơn, mức độ gây ra thiệt hại
cao hơn khi môi trường thay đổi. Do đó, tất cả các loại rủi ro cần được nhận diện
cũng như giám sát thường xuyên liên tục.

Sự giám sát này của DN đối với rủi ro nên được tiến hành định kỳ hàng
quý hoặc hàng năm để có thể nhận biết sự thay đổi, giám sát rủi ro một cách kịp
thời. Giám sát rủi ro tại DN có thể được thực hiện bởi các chủ sở hữu hoặc được
thực hiện bởi một bộ phận độc lập như kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nội bộ là bộ phận có sự hiểu biết sâu sắc về tình trạng của các
loại rủi ro, có phương án xử lý, tìm hiểu, đánh giá và quản trị rủi ro một cách kịp
thời theo kế hoạch thực hiện kiểm toán hàng năm đối với các bộ phận trong DN.

6
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

PHẦN 2 : QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN


SỮA VIỆT NAM VINAMILK
1.1. Giới thiệu tổng quan
Vinamilk được ra đời từ ngày 20/08/1976. Đây là công ty được thành lập
dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ để lại. Từ đó tới
nay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao Động,
Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới... Vinamilk đã cho
xây dựng các trang trại bò sữa ở khắp mọi miền đất nước. Không chỉ phát
triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương hiệu đến
New Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có Mỹ. Ngoài ra, Vinamilk
còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic
cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA Hoa Kỳ.
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng
và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
Chính trực - Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao
dịch.
Tôn trọng - Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công
ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng - Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các
bên liên quan khác.
Đạo đức - Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một
cách đạo đức.
Tuân thủ - Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế,
chính sách, quy định của Công ty.

7
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

Triết lý kinh doanh : Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu
thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng
và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách
hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng
bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và
tuân theo luật định.

1.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk


Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức
lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh
tế thế giới bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng
của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của
dịch Covid-19. Để thúc đẩy nền kinh tế, chính phủ các nước thực
hiện nhiều gói cứu trợ dành cho doanh nghiệp và người dân, các
ngân hàng trung ương

1.2.1. Kế hoạch kinh doanh đầu tư vào trang trại Tây Ninh của doanh nghiệp
Vinamilk
Đưa trang trại bò sữa Tây Ninh sẽ có tổng cộng gần 5.000 con bò sữa cao
sản và trở thành trang trại bò sữa lớn nhất của Vinamilk, được ứng dụng
công nghệ cao với tổng diện tích lên tới 700ha.

Vinamilk đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng ( tương đương 50 triệu USD) để xây
dựng trang trại ở Tây Ninh.

Theo kế hoạch, Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh sẽ có thêm các đợt


nhập bò nhằm gia tăng tổng đàn lên 8.000 con trong năm 2017.

Đưa trang trại Tây Ninh là một hệ thống trang trại đạt chuẩn Global
G.A.P. lớn nhất Châu Á về số lượng trang trại của Vinamilk.
Sản lượng cần đạt được hơn 100.000 lít sữa/ngày tương đương gần
400.000.000 lit sữa/ năm.
8
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

Tiến hành, đưa nơi đây còn nơi làm việc lí tương của nhân viên tại trang
trại lớn, có cả nơi văn phòng làm việc thiết kết với bề mặt nổi 37.000m2
và khu vui chơi giải trí.
Và với kế hoạch phát triển các trang trại Tây Ninh, công ty sẽ đưa tổng số
đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng
160.000 con vào năm 2017 và khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản
lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là
1500 - 1800 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp các sản phẩm sữa tươi
thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.
Vinamilk không ngừng cải tiến máy móc công nghệ, đồng thời mở rộng
quy mô và đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn sữa tươi nguyên liệu.
Với tất cả những kế hoạch đề ra cho xây dựng trang trại ở Tây Ninh để có
trang trại Tây Ninh nói riêng và doanh nghiệp Vinamilk nói chung, luôn
phát triển bề vững.

1.2.2. Triển khai kế hoạch


Vinamilk Tây Ninh luôn chú trọng vào công tác xây dựng , phát triển , đổi
mới môi trường làm việc cho nhân viên của mình , mở các khóa đào tạo
và nâng cao trình độ của nhân viên, giúp họ ngày càng phát triển và cải
thiện mình hơn trong tương lai. Giúp họ ngày càng đưa ra những sáng
kiến mới mẻ giúp doanh nghiệp phát triển và đổi mới trong tương lai
Doanh nghiệp Vinamilk đã đầu tư hơn 700 tỷ đồng với quy mô đất sử
dụng để thực hiện dự án là 685 hecta để xây dựng trang trại Bò sữa
Vinamilk Tây Ninh nằm trên địa bàn xã Long Khánh , huyện Bến Cầu,
tỉnh Tây Ninh
Vinamilk Tây Ninh luôn không ngừng phát triển và nâng cao máy móc và
công nghệ kỹ thuật hiện đại áp dụng vào quy trình chăm sóc và lấy sữa
bò.
Nhằm gia tăng thêm tổng đàn bò lên đến con số 8.000 con trong năm
2017 , doanh nghiệp Vinamilk đã tìm kiếm và hợp tác với các doanh

9
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

nghiệp bên Úc và Mỹ để có thể nhập khẩu các loại bò đạt chất lượng về
tiêu chuẩn chất lượng và có nguồn sữa dồi dào.
Năm 2003, 2 trang trại của Vinamilk đã được xác nhận là hệ thống trang
trại chuẩn GLOBAL G.A.P lớn nhất châu Á về số lượng trang trại và 2
trang trại bò sữa hữu cơ chuẩn châu Âu. Lấy tiền đề từ 2 trang trại đó,
Vinamilk đã cho triển khai kế hoạch phát triển trang trại Tây Ninh trở
thành trang trại thứ 3 nhận xác nhận chuẩn GLOBAL G.A.P , để có thể
làm điều này, doanh nghiệp Vinamilk đã không ngừng phát triển qui mô
lẫn máy móc , thiết bị tiên tiến nhất từ khâu quản lý khẩu phần ăn cho bò
sữa tới kiểm soát hoạt động sức khỏe của đàn bò. Nâng cấp hệ thống làm
mát tự động , giúp nhiệt độ có thể cảm biến và thay đổi theo thời tiết bên
ngoài , giúp đàn bò luôn ở trong trạng thái thoải mái nhất. Nâng cấp hế
thống chuồng nuôi và dàn vắt sữa hiện đại. Hiện thống chồng nuôi được
làm mát tự động có quy mô lớn, với công suất 2.000 bò/ chuồng do
Vinamilk thiết kế. Dàn vắt sữa tại trang trại có quy mô lớn với 200
con/lần vắt, dàn vắt sữa tự động giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.2.3. Nhận diện rủi ro, đánh giá và đưa ra giải pháp
 Rủi ro khí hậu, thới tiết
Thời tiết ở Tây Ninh vào mùa khô khá nóng. Chính điều này, cũng làm
cho vinamilk tốn khá nhiều chi phí cho việc tạo không khí tốt nhất cho đàn
bò mà không phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Giải pháp
Đưa ra các phương án hợp lí nhất để đưa vào áp dụng thực tiễn như
vinamilk sẽ tạo môi trường sống của đàn bò tại đây sẽ được điều tiết khí hậu
quanh năm với 9 hồ nước điều hòa, làm mát cho cả khu vực và duy trì nhiệt
độ ổn định ngay cả khi trời nắng nóng cao
Mức độ rủi ro: thấp
 Rủi ro công nghệ, kĩ thuật, chăn nuôi

10
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

- Vinamilk sẽ gặp những khó khăn trong việc sử dụng máy móc mới, chưa
được thành thạo và phải chi ra một số tiền lớn đầu tư cho nhân viên có
năng lực sử dụng các công nghệ hiện đại khi tiên phong ứng dụng công
nghệ 4.0 về quản lý và chăm sóc bò hiện đại như công nghệ tự động hóa,
robot hóa, trí tuệ nhân tạo... Công nghệ chăm sóc đàn bò lên đến 8.000
con đã được tối ưu bằng công nghệ hiện đại về quản lý đàn, hệ thống
chăm sóc và theo dõi sức khỏe qua chip điện tử.
- Hệ thống máy móc hiện đại bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống máy
móc nếu gặp phải sự cố sẽ ảnh hưởng lớn đến dây chuyền hoàn thành
sản phẩm. Đó cũng là một rủi ro khá lớn.
- Yêu cầu về chất lượng sữa rất khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế nên
vinamilk đã bắt kịp xu hướng phát triển organic.
- Việc chọn lựa giống bò sữa cũng là nỗi lo của các trang trị vì giống bò
sữa rất dễ bị các bệnh đường sinh sản như u nang buồng trứng, sốt sữa,
viêm vú
Giải pháp:
- Trang trại bò sữa Organic của Vinamilk đã nghiên cứu lựa chọn các
cây trồng và con giống tự nhiên có khả năng kháng bệnh tốt với điều
kiện đặc thù của địa phương.
- Trang trại bò sữa Organic Vinamilk hoàn toàn không sử dụng hóa
chất, thuốc trừ sâu tổng hợp, phân tổng hợp, phụ gia thực phẩm cũng
như những chất hỗ trợ, kích thích khác; Trang trại cũng tuyệt đối
không sử dụng các chất biến đổi gen. Nguồn sữa hữu cơ nguyên liệu từ
trang trại hoàn toàn không có dư lượng kháng sinh và không có
hormone tăng trưởng. Bò cũng được cho ăn bằng thực phẩm 100% hữu
cơ.
Mức độ rủi ro: Cao

1.2.4. Kết quả Kế hoạch


 Sau dự án xây dựng trang trại bò sữa Vinamilk ở Tây Ninh ,
doanh thu của doanh nghiệp đã tăng từ 46,9 nghìn tỉ đồng năm
11
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

2018 lên thành 50,8 nghìn tỉ đồng năm 2019, gấp 1.08 lần so với
năm 2018. Và lợi nhuận sau thuế tăng từ 9.8 nghìn tỉ đồng năm
2018 lên thành 10,08 nghìn tỉ đồng năm 2019 . Cho thấy dự án
xây dựng trang trại bò sữa ở Tây Ninh đã giúp doanh nghiệp
Vinamilk đẩy mạnh quá trình sản xuất và kinh doanh.
 Số bò , bê của doanh nghiệp Vinamilk đã tăng thêm 8,000 con
và giúp tổng số bò trong nước cung cấp sữa cho công ty lên xấp
xỉ 130.000 con , với sản lượng gần 1 triệu lít sữa tươi nguyên
liệu mỗi ngày.
 Trang trại ở Tây Ninh được nằm trong “ Hệ thống trang trại đạt
chuẩn Global G.A.P lớn nhất Chấu Á về số lượng trang trại của
Vinamilk.
 Trong năm 2019 , nguyên liệu sữa tươi của Vinamilk tại Tây
Ninh đã đạt mức 40,000,000 lít sữa / năm giúp doanh nghiệp
tăng sản lượng sản phẩm của mình và đó cũng là lý do chính
làm tăng doanh thu của Vinamilk.
 Tây Ninh là trang trại quy mô lớn nhất cả nước của Vinamilk,
năng suất cũng gần như cao nhất cả nước, mỗi ngày cung cấp
trên 100 tấn sữa nguyên liệu.
 Giúp ngành nông nghiệp , chăn nuôi và kinh tế Tây Ninh phát
triển nhanh và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân

12
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

Bảng 1: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

NGUỒN VỐN 31/12/2020 1/1/2020 chênh lệch

Đồng % đồng % đồng tỉ lệ % tỉ


trọng
%

A. NỢ PHẢI TRẢ 12,911,012,291,043 30.01% 12,870,779,480,737 32.65% 40,232,810,306.00 0.31% -


.00 .00 2.64%

Nợ ngắn hạn 12,911,012,201,043 30.01% 12,870,779,480,737 32.65% 40,232,720,306.00 0.31% -


.00 .00 2.64%

Phải trả người bán 2,679,418,875,070. 6.23% 3,223,078,473,685. 8.18% - - -


00 00 543,659,598,615.0 16.87% 1.95%
0

Người mua trả tiền 73,056,041,052.00 0.17% 55,509,701,261.00 0.14% 17,546,339,791.00 31.61% 0.03%
trước

13
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

Thuế phải nộp Ngân 648,560,717,153.00 1.51% 599,157,184,017.00 1.52% 49,403,533,136.00 8.25% -
sách Nhà nước 0.01%

Phải trả người lao 213,466,744,323.00 0.50% 174,859,917,864.00 0.41% 38,606,826,459.00 22.08% 0.09%
động

Chi phí phải trả 1,782,095,501,876. 4.14% 1,589,775,971,235. 3.70% 192,319,530,641.0 12.10% 0.45%
00 00 0

Doanh thu chưa 15,927,234,779.00 0.04% 2,111,168,658.00 0.00% 13,816,066,121.00 654.43 0.03%
được thực hiện ngắn %
hạn

Phải trả ngắn hạn 48,155,864,364.00 0.11% 1,778,358,243,046.   - - 0.11%


khác 00 1,730,202,378,682 97.29%
.00

Vay ngắn hạn 6,960,536,000,000. 16.18% 4,875,100,000,000.   2,085,436,000,000 42.78% 16.18


00 00 .00 %

Dự phòng phải trả 4,378,163,013.00 0.01% 6,334,876,472.00 0.02% 1,956,713,459.00 30.89% -


14
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

ngắn hạn 0.01%

Quỹ khen thưởng và 485,417,149,413.00 1.13% 566,493,944,499.00 1.44% 81,076,795,086.00 14.31% -


phúc lợi 0.31%

VỐN CHỦ SỞ 30,105,364,619,350 69.99% 26,544,331,214,494 67.35% - - 2.64%


HỮU .00 .00 3,561,033,404,856 13.42%
.00

Vốn chủ sở hữu 30,105,364,619,350 69.99% 26,544,331,214,494 67.35% - - 2.64%


.00 .00 3,561,033,404,856 13.42%
.00

Vốn cổ phần 20,899,554,450,000 48.59% 17,416,877,930,000 44.19% - - 4.40%


.00 .00 3,482,676,520,000 20.00%
.00

Cổ phiếu quỹ -11,644,956,120.00 -0.03% -11,644,956,120.00 -0.03% 0.00 0.00% 0.00%

Quỹ đầu tư phát 3,270,629,902,672. 7.60% 2,197,757,087,800. 5.58% - - 2.03%


triển 00 00 1,072,872,814,872
15
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

.00 48.82%

Lợi nhuận sau thuế 5,946,825,222,798. 13.82% 6,941,341,152,814. 17.61% 994,515,930,016.0 14.33% -
chưa phân phối 00 00 0 3.79%

- Lợi nhuận chưa 846,598,091,814.00 1.97% 4,097,346,237,994. 10.40% 3,250,748,146,180 79.34% -


phân phối lũy kế kì 00 .00 8.43%
trước

- Lợi nhuận chưa 5,100,277,130,984. 11.86% 2,843,994,914,820. 7.22% - - 4.64%


phân phối lũy kế kì 00 00 2,256,282,216,164 79.33%
này .00

TỔNG NGUỒN 43,016,376,910,393 100.00 39,415,110,695,231 100.00 - -9.14% 0.00%


VỐN .00 % .00 % 3,601,266,215,162
.00

               

16
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

NHẬN XÉT BCKQKD CÔNG TY VINAMILK NĂM 2020


 Chi phí tài chính năm 2020 là 246,969,253,502 đồng và năm 2019 là
130,431,951,674 đồng , tăng 116,537,301,828 đồng so với năm 2019 và
tương ứng với 89,35% , đạt tỉ trọng 0.22%.
 Chi phí bán hàng năm 2020 là 12,362,401,883,240 đồng chiếm 23,99% và
năm 2019 là 12,422,237,224,199 đồng chiếm 24,47% . Chi phí bán hàng
năm 2020 giảm 59,835,340,959 đồng so với năm 2019 tương ứng tỉ lệ
0,48% và đạt tỉ trọng 0,48%.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 là 912,116,412,115 đồng tương
ứng 1,77% và năm 2019 là 964,848,126,716 tương ứng 1,90% . Năm
2020 giảm 52,731,714,601 đồng so với năm 2019 và tỉ lệ là 5,47% và đạt
tỉ trọng 0.13%.
 Kết luật : So với năm 2019 , doanh nghiệp đã giảm được 2 loại chi phí :
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại
tăng chi phí tài chính , có thể là trong năm 2020 , doanh nghiệp đã đẩy
mạnh vào hoạt động đầu tư tài chính .
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : Đầu năm 2020 lợi nhuận của
DN là khoảng 12,2 tỷ chiếm tỷ trọng 24,21%nvà cuối năm là 12,96 tỷ
chiếm tỷ trọng25,16% tức là tăng khoảng 760 triệu đồng và tăng lên
0.95%
Trong đó Thu nhập khác giảm từ 118,8 triệu xuống 108 triệu tức là giảm
0.02%
Chi phí khác giảm từ 98,3 triệu xuống 75,2 triệu tức là giảm 0.54%
 Kết quả từ hoạt động kinh doanh khác: Đầu năm 2020 kết quả từ các hoạt
động khác của doanh nghiệp là 20,4 triệu đồng đến cuối năm tăng lên
32,8 triệu đồng tức là tăng lên 12,4 triệu tương ứng với 0.02%
 Lợi nhuận kế toán trước thuế : Đầu năm 2020 lợi nhuận kế toán trước
thuế của doanh nghiệp là 12,3 tỷ đồng đến cuối năm tăng lên 12,9 tỷ đồng
nghĩa là tăng lên khoảng 600 triệu đồng và tương ứng với tăng 0.97%

17
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận kế toán trước thuế
của donah nghiệp tăng khoảng 0.95-0.97%, kết quả từ hoạt đọng kinh
doanh khác cũng tăng 0,02% trong 1 năm trong khi các loại chi phí trong
doanh nghiệp giảm. Từ đó ta có thể thấy được doanh nghiệp đang hoạt
động rất tốt , kinh doanh có hiệu quả và có khả năng giảm thiểu các chi
phí trong doanh nghiệp nằm tăng doanh thu.
 Vốn chủ sở hữu có sự chuyển biến tăng cả trong cơ cấu nguồn vốn và
tăng cuối năm so với đầu năm. Cuối năm tăng 3.561.033.404.856 đồng và
tương đương tăng 13,42% so với đầu năm. Cho thấy chủ sở hữu luôn quan
tâm và đầu tư vốn vào công ty để đảm bảo luồng tài chính trong công ty.
 Quỹ đầu tư phát triển: Đầu năm khoảng 2.1 tỷ đồng còn cuối năm khoảng
3.2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 7.6%. Cho thấy, tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển tăng
2.03%
 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
- Lợi nhuận chưa phân phối lũy kế kì trước: Chênh lệch của đầu
năm và cuối năm khoảng 3.2 tỷ, chiếm tỷ lệ 79.34% tỷ trọng
giảm 8.43% cho thấy kì trước lợi nhuận chưa phân phối thực
hiện chưa thực sự hiệu quả.
- Lợi nhuận chưa phân phối kì này: Đầu năm chiếm 7.22% còn
cuối năm chiếm 11.86%. Như vậy, tỷ trọng của năm 2020 là
4.64%.
 Vậy, tổng nguồn vốn của đầu năm 2020 khoảng 39 tỷ đồng thời cuối năm
thì khoảng 43 tỷ, nhưng mức chênh lệch giảm 3.6 tỷ và tỷ lệ giảm 9.14%.
Với mức giảm như thế, cũng có thể doanh nghiệp huy động vốn chưa hiệu
quả, ví dụ như từ các chủ nợ. Với tổng nguồn vốn như trên thì mức độ an
toàn thấp, rủi ro kinh doanh cao. Nhưng trong điều kiện công ty tìm ra các
giải pháp kinh doanh hiệu quả thì khả năng lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ là có thể được. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải chú trọng nâng
cao tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

18
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

PHẦN 3: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG TMCP


ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu tổng quan về BIDV
- Tên viết tắt: BIDV
- Mã số thuế: 01001150619

- Địa chỉ: Tháp BIDV, số 35 phố Hoàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận
Hoàng Kiếm, thành phố Hà Nội

- Người đại diện: Phan Đức Tú

3.1.1. Đôi nét về Ngân hàng TPCM Đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch Tiếng
Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of
Vietnam ) tên gọi tắt: "BIDV", là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt
Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019 và là doanh nghiệp đứng thứ 10
trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn
nhất năm 2018. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, BIDV được
xếp vào loại hình công ty cổ phần với cổ đông Nhà nước (Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam) chiếm cổ phần chi phối. Ngày 8/4/2021, tạp chí The
Asian Banker trao cho Ngân hàng này giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt
nhất Việt Nam" năm 2020, đồng thời sản phẩm QuickLoan được giải
"Sản phẩm cho vay tiêu dùng tốt nhất Việt Nam". BIDV là một trong bốn
ngân hàng thương mại, thường được gọi là Bộ Tứ (Big 4)

-Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp
đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân
thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của
BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư
vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại
lý nhận lệnh trên toàn quốc.

19
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự
án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm
của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC)
Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế
Long Thành…
Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính
được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao
trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và
sự tin cậy.
Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân
hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như
là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân
hàng trong 58 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu
tư phát triển đất nước.
- BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn
nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế
giới do Tạp chí The Banker bình chọn.

20
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

3.1.2. cơ cấu chức năng bộ phận của Ngân hàng TPCM Đầu tư và phát triển Việt Nam

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Ban kiểm soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


Ban kiểm tra và UB chiến lược và tổ
giám sát chức

Ban thư ký HĐQT UB QLRR

Trung tâm nghiên UB nhân sự


cứu
UB công nghệ
thông tin
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Hội đồng ALCO Hội đồng tín dụng

Các UB/HĐ khác

Khối Khối
Khối NH Khối KD Khối tài
NH bán QL rủi Khối
21 tác Khối đầu Khối hỗ
bán buôn vốn & chính kế
lẻ ro nghiệp tư trợ
tiền tệ toán
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

3.2. Mục tiêu tài chính 2020


Đại hội thống nhất với một số chỉ tiêu kinh doanh của BIDV năm 2021, cụ
thể: Tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, dự kiến tăng trưởng
12-15%; Tăng trưởng dư nợ tín dụng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng của
NHNN giao, dự kiến tăng trưởng 10-12%; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự
kiến đạt 13.000 tỷ đồng, phù hợp với diễn biến của thị trường, hỗ trợ khách hàng
vượt qua khó khăn do dịch Covid, phục hồi, duy trì phát triển sản xuất kinh
doanh; Tỷ lệ chi trả cổ tức không thấp hơn mức thực hiện năm 2020... (các chỉ
tiêu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở diễn biến mới của dịch Covid-19 (nếu có) và
phê duyệt của cấp có thẩm quyền)

Về kết quả kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2021, lãnh đạo Ngân hàng
cho biết, so với thời điểm đầu năm, tổng tài sản tăng thêm 2,1%, tín dụng giảm
0,87% và huy động vốn giảm 2,5% do tính chu kỳ của các tháng đầu năm và ảnh
hưởng bởi Covid-19. Tỷ lệ nợ xấu vào cuối tháng 2 ở mức 1,58%, trong đó nợ
nhóm 2 là 1,45%.

Năm 2021, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.000
tỷ đồng, tăng tới 44% so với năm 2020. Tuy vậy, lãnh đạo Ngân hàng nhấn
mạnh mục tiêu lợi nhuận phải phải đảm bảo phù hợp với diễn biến của thị
trường, năng lực của BIDV trước tác động của dịch Covid-19 và điều chỉnh trên
cơ sở phê duyệt kế hoạch tài chính của NHNN. Bên cạnh đó, thu nhập lãi thuần
22
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

dự kiến tăng khoảng 19%, thu dịch vụ ròng dự kiến tăng 16 - 17%, đồng thời
tiếp tục xu hướng tích cực trong thu nợ ngoại bảng, dự kiến khoảng 8.000 tỷ
đồng.

Dư nợ tín dụng kế hoạch tăng trưởng 10 - 12%, huy động vốn tăng trưởng
phù hợp với sử dụng vốn, cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự kiến
khoảng 12 - 15%. Nợ xấu duy trì dưới mức 1,6%. Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến
không thấp hơn mức thực hiện 2020.

3.2.1. Điều kiện vay vốn


- Yêu cầu độ tuổi cho khách hàng tại điểm vay vốn là 18 tuổi, tại điểm tất
toán là không quá 65 tuổi. 
- Khách hàng phải sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại địa chỉ bàn
có chi nhánh cho vay hoặc gần các chi nhánh ngân hàng cho vay.
- Khi vay, khách hàng phải bảo đảm được thu nhập hàng tháng ổn định và
đảm bảo có khả năng trả nợ sau khi được vay tài khoản.
- Và khi vay thế chấp thì tài sản bảo đảm phải đạt được những yêu cầu và
quy định của Techcombank.

3.2.2. Triển khai, thực hiện kế hoạch do cho vay hợp vốn của TCB 2020
- NHNN chấp thuận ngày 13/3/2020 nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh
hưởng do dịch Covid-19.
- Là một trong kế hoạch huy động vốn thông thường của BIDV, BIDV
phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 và phát hành
thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng
hoặc chào bán riêng lẻGói tín dụng hỗ trợ khách hàng cá nhân với quy
mô 5.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay từ 5,5% - 6,5% theo từng kỳ hạn.
- từ ngày 05/08/2020, BIDV mở rộng quy mô gói vay vốn trung dài hạn
“Đồng hành, Vươn xa” lên 40.000 tỷ đồng và giảm lãi suất vay vốn.
- Cho vay mới đối với phương án/dự án sản xuất kinh doanh khả thi để
hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn
thu, trả nợ ngân hàng.

23
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

- BIDV 4 lần hạ lãi suất cho vay, triển khai các chương trình, gói tín
dụng cho vay ưu đãi, góp phần hỗ trợ Chính phủ điều tiết cân đối kinh
tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá.

3.2.3. Kết quả kế hoạch


- Theo kế hoạch NHNN chấp thuận, dư nợ tín dụng tăng 9%, đạt 1.445.149
- Nguồn vốn huy động đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn
thanh khoản hệ thống: Tổng nguồn vốn huy động 2 đến 31/12/2020 đạt
1.402.248 tỷ; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.295.533 tỷ,
tăng trưởng 9,1%; chiếm 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (TDH) duy trì trong
khoảng 26-28%, thấp hơn quy định (<40%)
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.026 tỷ, vượt kế hoạch tài chính
NHNN (106%); Các chỉ tiêu sinh lời ROA và ROE lần lượt đạt 0,48% và
9,18%.
- Tỷ lệ cho vay xoay quanh mức 86-87%

3.3. Nhận diện rủi ro, đánh giá và đưa ra giải pháp
 Rủi ro do đại dịch Covid : Dịch bệnh khiến cho nhiều người mất việc làm,
bị giảm thu nhập ,… khiến cho việc thanh toán lãi suất và thanh toán nợ
cho ngân hàng bị trì trệ hoặc mất khả năng thanh toán

Giải pháp

+ Do diễn biến dịch covid căng thẳng trong nửa đầu năm 2021, ngân hàng
BIDV đã đưa ra một số chính sách hỗ trợ cho người vay và dự đoán các tỷ
giá, kiểm soát lạm phát.
+  BIDV tiếp tục chủ động cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút
ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn
vay của khách hàng; căn cứ tình hình thực tiễn để kịp thời áp dụng các
biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ
nguyên nhóm nợ, giảm phí đối với khách hàng khó khăn.
24
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

+  phát huy tối đa các kênh thanh toán, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,
người dân, ngoài ra BIDV còn liên kết với các bên như dịch vụ, điện,
nước, hỗ trợ người dân thanh toán trực tiếp qua Airpay để hạn chế việc ồ
ạt ra đường.
 Rủi ro lãi suất

- Rủi ro khi có sự thay đổi lãi suất bình quân liên ngân hàng:Lãi suất tiền gửi
của ngân hàng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến động sách lãi suất của các ngân
hàng thương mại, cũng như ngân hàng nhà trường lãi suất có những biến động
lớn và hợp đồng cho vay cố định đứng trước rủi ro về lãi suất rất cao. đồng thời,
biến động thị trường cạnh tranh của ngân hàng

Giải pháp:

+ Ứng dụng phần mềm EVIEWS trong công tác dự báo lãi suất. Dự báo
rủi ro về suất lãi giúp các nhà quản trị ngân hàng làm căn cứ để xây dựng
chính sách lãi suất của ngân hàng.

+ nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát, giám sát rủi ro lãi suất:

 Tăng cường sự giám sát rủi ro lãi suất của nhà quản trị ngân
hàng , xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của phòng
ban, cá nhân liên quan.
 Hoàn thiện bộ máy đo lường , giám sát và kiểm soát rủi ro.
 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
 Rủi ro trong các giai đoạn cho vay
- Giai đoạn thẩm đinh: Rủi ro trong giai đoạn này phát sinh khi người đi
vay cung cấp những bằng chứng pháp lý, thông tin hoạt động doanh
nghiệp không đúng cho người cho vay. Đồng thời, rủi ro còn phát sinh khi
cán bộ thẩm định do hạn chế về năng lực, hoặc cố tình thẩm định sai hồ
sơ người đi vay. Điều này dẫn đến việc đưa ra mức lãi suất cho vay không
phù hợp, và đặc biệt tài sản đảm bảo có khả năng không đủ đáp ứng nghĩa
vụ khi phát sinh tình huống người đi vay không còn khả năng chi trả.

25
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

- Rủi ro khi cho vay : Rủi ro khi cho vay phát sinh bao gồm rủi ro liên quan
đến biến động lãi suất, thay đổi tỷ giá hối đoái
- Rủi ro khi thu hồi nợ: Rủi ro phát sinh khi đến thời hạn thanh toán nhưng
người đi vay không thể hoặc cố tình không thực hiện các đợt thanh toán
theo cam kết

Giải pháp

- Đối với rủi ro trước lúc cho vay: Trước khi ngân hàng BIDV cho cá nhân
hay doanh nghiệp vay tiền, ngân hàng cần phải tìm hiểu kỹ càng thông tin
về đối tượng muốn vay tiền. Đối với cá nhân muốn vay tiền , ngân hàng
cần phải xem xét vì tình trạng tài chính của cá nhân đó như thế nào , trong
khoảng thời gần đây có xảy ra các tệ nạn hay không. Đối với doanh
nghiệp , ngân hàng nên xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
đó trong vài năm gần đây như thế nào , tài sản trong doanh nghiệp có đủ
để đáp ứng nhu cầu trả nợ cho sau này hay không. Khi cá nhân hay doanh
nghiệp vay tiền , ngân hàng cần phải yêu cầu thế chấp tài sản của mình có
giá trị tương đương hay có thể nhỏ hơn 1 ít so với tài sản vay tại ngân
hàng.
- Đối với rủi ro sau khi cho vay : trong khoảng thời gian cho vay , ngân
hàng cũng cần phải dõi theo tình trạng tài chính của các cá nhân hay tổ
chức đang vay. Để giảm thiểu rủi ro về vấn đề tới kỳ hạn hoàn trả nợ
nhưng cá nhân hay doanh nghiệp không đủ khả năng trả , thì ngân hàng
nên chia nhỏ khoản nợ ra làm nhiều phần , có thể là nửa năm 1 lần hay 1
quý trả 1 lần , giúp cá nhân hay tổ chức giảm bớt gánh nặng về tài chính
và cũng giúp ngân hàng dễ dàng thu hồi nguồn vốn của mình. Nếu xảy ra
tình trạng , tới ngày đáo hạn mà doanh
 Rủi ro về thị trường: xảy ra bởi sự bất động của lãi suất ngân hàng trung
ương, tỷ giá, giá chứng khoán, và giá hàng hóa trên thị trường.
 Rủi ro về pháp lý:

26
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

- Không hoàn trả được các khoản vay của chủ sở hữu khi ngân hàng gặp
tình trạng phá sản.
- Chi phí lãi vay không được tính là chi phí được trừ khi quyết toán thuế
TNDN.
- Nộp phạt do vi phạm các quy định về vay vốn nước ngoài không bảo
lãnh.
Giải pháp:
- Xây dựng khung pháp lý cho ngân hàng để khi thực hiện thỏa thuận giữa
người đi vay và người cho vay không xảy ra trường hợp tranh chấp .

27
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Quản trị rủi ro

PHẦN 4: KẾT LUẬN


Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con người, là
những tình huống xảy ra mà con người không thể lường hết được dẫn đến tổn
thất. Để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cũng như ngân hàng phải
biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong
kinh doanh, hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả. Do vậy, trong quá trình kinh
doanh các doanh nghiệp, ngân hàng cần phải cân đối giữa lợi nhuận dự kiến thu
được với mức độ rủi ro có thể chấp nhận nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh được ổn định và phát triển vững chắc. Bài viết trên đã đề cập một số khía
cạnh tác động của rủi ro vào doanh nghiệp và liên hệ nó với hoạt động kinh
doanh của công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Tuy nhiên, phải khẳng định
rằng với kinh nghiệm kinh doanh đã tích lũy được trong việc hạn chế rủi ro thì
Vinamilk sẽ hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam và nước ngoài .

Đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng vậy,
nhận diện rủi ro tốt giúp cho ngân hàng cũng như các dự án huy động vốn trở
nên xuôn sẻ và không gặp khó khăn khi thực hiện và đã đạt được những kết quả
khá khả quan tạo đà cho ngân hàng bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng
trở lại của nền kinh tế. Tuy nhiên cơ hội luôn đi liền với thách thức, đòi hỏi ngân
hàng phải tiếp tục đổi mới hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị ngân hàng,
trong đó nâng cao công tác quản trị rủi ro đặc biệt quan trọng nó đảm bảo an
toàn cho hoạt động của ngân hàng. Do kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế,
công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp cũng như ngân hàng thương mại khá
đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển. Do đó, bài báo cáo không tránh khỏi
những hạn chế, khiếm khuyết.

Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài báo cáo của
chúng em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến giảng viên Nguyễn Thị Hoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho chúng em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn!

28

You might also like