You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC


Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG BỐI CẢNH
ĐẠI DỊCH COVID-19

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Việt Hưng


Mã lớp học phần : 22D1MAN40200101
Sinh viên thực hiện : Hồ Yến Nhi
Mã số sinh viên : 31211025251
Lớp - Khoá : IBC04 - K47 (sáng thứ Sáu)

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2022


- MỤC LỤC -

MỞ ĐẦU 3
QUẢN TRỊ RỦI RO 3
Quản trị rủi ro (Risk Management) là gì? 4
Tầm quan trọng của quản trị rủi ro 4
Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 5
Giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động ổn định 5
Giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu sứ mệnh, chiến lược kinh doanh 5
Giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn 6
Quy trình quản trị rủi ro 6
Thiết lập bối cảnh 6
Xác định rủi ro 7
Phân tích, đánh giá và xếp hạng rủi ro 7
Ứng phó rủi ro 7
Giám sát rủi ro 7
NHỮNG LƯU Ý TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP 8
Kiểm toán nội bộ (KTNB) và An ninh Mạng 8
Những sự kiện quá khứ không quyết định đến quản lý rủi ro ở hiện tại 8
Câu trả lời cho các rủi ro là một biến số thay đổi liên tục 8
Cách bảo vệ thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp 9
Hãy lắng nghe những điều “không nên” 9
ỨNG PHÓ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG “THỜI COVID-19” 9
Xây dựng kế hoạch truyền thông nhất quán 9
Đánh giá rủi ro và lập kế hoạch cho tương lai 10
Chiến lược nhân sự 10
Đảm bảo sự kết nối và an toàn khi làm việc từ xa 11
Tăng cường đa dạng hóa nhà cung cấp 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

2
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG BỐI CẢNH
ĐẠI DỊCH COVID-19
MỞ ĐẦU

Sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều
thách thức cho xã hội. Bên cạnh những tác động tới con người, COVID-19 đã và đang
gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng không chỉ ở riêng các khu vực
bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà dần lan rộng ra tất cả các quốc gia, khu vực trên toàn
cầu. Do dịch bệnh kéo dài với diễn biến phức tạp, khó dự đoán đã tác động tới mọi
mặt của đời sống, kinh tế, xã hội; trong đó cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn.
Dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn và thách thức đáng kể, tác động tiêu cực tới
hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp ở tất cả lĩnh vực. Nhiều
doanh nghiệp bị hạn chế tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng gián đoạn, doanh thu
giảm mạnh, lao động phải nghỉ việc,...
Doanh nghiệp cần cân nhắc xây dựng các giải pháp phù hợp trong mọi tình
huống nhằm ứng phó trước bối cảnh phức tạp của tình hình kinh tế. Các doanh
nghiệp nên xem xét lại hệ thống vận hành cũng như quy trình làm việc nhằm giảm
thiểu rủi ro và hạn chế tối đa tác động tiêu cực của đại dịch. Để vượt qua thử thách,
nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi số, thay
đổi phương thức kinh doanh để thích ứng và tạo cơ hội phát triển cho mình.

QUẢN TRỊ RỦI RO

Là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến
lược kinh doanh; đặc biệt sau đợt dịch khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao.
Quản trị doanh nghiệp, Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ - ba hoạt động
mang tính quản trị này không độc lập với nhau hoàn toàn mà có mối liên hệ chặt chẽ,
cùng hướng tới mục đích cuối cùng là bảo đảm cho việc hoàn thành các mục tiêu của
doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động này ảnh hưởng đến hoạt động kia và ngược lại:
🌱 Quản trị Doanh nghiệp được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi cho Quản trị rủi ro và Kiểm soát nội bộ.
🌱 Quản trị Rủi ro giúp Quản trị doanh nghiệp phát huy hiệu quả cao hơn, giúp
3
Kiểm soát Nội bộ được thực hiện đúng hướng và phân bổ nguồn lực phù hợp.
🌱 Kiểm soát nội bộ giúp Quản trị Rủi ro và Quản trị doanh nghiệp đạt được
mục tiêu dễ dàng hơn.

Quản trị rủi ro (Risk Management) là gì?

Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro (khả năng
xảy ra sự việc không mong muốn); từ đó tìm ra biện pháp kiểm soát, khắc phục các
hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực,
đem lại sự bảo đảm hợp lý đối với việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như rủi ro về tài chính, về nguồn
nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, rủi ro về sản xuất,… Những rủi ro này có thể đến từ
chính doanh nghiệp, liên quan đến vấn đề quản lý, văn hóa doanh nghiệp, chế độ đãi
ngộ,… cũng có thể đến từ bên ngoài như sự biến động kinh tế, điều kiện tự nhiên, xu
hướng phát triển, xu hướng tiêu dùng, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật,…
Quản trị rủi ro giúp tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm
phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi; đồng thời tận
dụng, tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thông qua việc áp dụng hợp lý, khoa học, tiết
kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của quản trị rủi ro là giúp
doanh nghiệp thực hiện đúng hướng tất cả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh.

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro

Mục tiêu của quản trị rủi ro không chỉ dừng ở việc giảm thiểu mà là quản lý rủi ro một
cách hiệu quả, toàn diện, làm cơ sở cho việc bảo toàn và phát triển các giá trị của tổ
chức. Nói cách khác, quản trị rủi ro giúp cấp quản lý đưa ra quyết định chính xác,
hiệu quả; giảm thiểu thiệt hại trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Thứ nhất, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, bằng cách cung cấp thông
tin về các rủi ro trọng yếu và các biện pháp cần thực hiện.
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược thông qua các
công cụ quản trị rủi ro, cụ thể:
🌱 Đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng của các tình huống xấu, xây dựng
biện pháp ngăn ngừa, ứng phó.

4
🌱 Quản trị rủi ro không tập trung vào rủi ro cụ thể mà vào nguồn gốc gây ra
thiệt hại; từ đó hỗ trợ cấp quản lý cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
🌱 Doanh nghiệp ứng phó với môi trường kinh doanh thay đổi thông qua việc
nhận diện, lập kế hoạch trước các rủi ro, chủ động xử lý tình huống khủng hoảng.
Thứ ba, xây dựng lòng tin và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của nhà đầu tư và
các bên liên quan. Hiện nay, các nhà đầu tư có thể yêu cầu doanh nghiệp công bố khả
năng quản lý rủi ro để có cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nếu doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt sẽ xử lý các vấn đề hiệu quả hơn.
Thứ tư, giúp cấp quản lý tập trung thiết lập chính sách, xác định trọng tâm, cơ
chế điều hành, cải thiện công cụ định lượng rủi ro, tăng cường trách nhiệm quản lý và
tạo điều kiện nhận diện kịp thời các thay đổi danh mục rủi ro của doanh nghiệp.
Thứ năm, tối ưu nguồn lực sử dụng cho rủi ro chính. Quản trị rủi ro thiết lập quy
trình chuẩn trong nhận diện, đánh giá, phân tích, ưu tiên và quản lý các rủi ro chính.
Thứ sáu, tối ưu tương quan lợi nhuận và rủi ro. Quản trị rủi ro dựa trên mức độ
rủi ro chấp nhận, giám sát, theo dõi và quản lý rủi ro một cách hợp lý, giúp doanh
nghiệp kịp thời nắm bắt cơ hội (rủi ro cao, lợi nhuận cao).

Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động ổn định

Quản trị rủi ro được thực hiện thông qua việc sử dụng một cách hợp lý, khoa học và
tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp: nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, tài
sản vật chất và các nguồn lực vô hình. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
phải tổ chức các công việc, hoạt động một cách thật hợp lý. Từ đó, toàn bộ hoạt động
của doanh nghiệp cũng sẽ được đi vào quy củ và ổn định.

Giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu sứ mệnh, chiến lược kinh doanh

Muốn đạt được sứ mệnh và mục tiêu đề ra thì những kế hoạch, chiến lược của nhà
quản trị cần được thực hiện một cách trôi chảy và thành công nhất. Để làm được điều
này cần tận dụng tối đa các nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự đón nhận của thị
trường. Tuy nhiên, thị trường luôn biến động và khó nắm bắt nên cần dự báo trước để

5
đề ra phương án xử lý phù hợp. Đó có thể là cơ hội giúp doanh nghiệp tiến nhanh hơn
đến mục tiêu, cũng có thể là “cơn giông bão” doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua.

Giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn

Quản trị rủi ro liên quan trực tiếp đến chiến lược kinh doanh, nếu có thể dự báo được
rủi ro hoặc cơ hội chính xác, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn,
những chiến lược hiệu quả. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, quản trị rủi
ro càng thể hiện được vai trò của mình. Doanh nghiệp càng nắm bắt rủi ro và cơ hội
nhanh, có các biện pháp ứng phó phù hợp thì sẽ có cơ hội chiến thắng càng cao.
👉 Ví dụ: Các ứng dụng hỗ trợ hội họp, làm việc, học tập trực tuyến như Zoom,
Google Meet hay Microsoft Teams,... là điển hình cho sự thành công của quản trị rủi
ro. Khi nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay xoay sở để tồn tại trong thời kỳ dịch
bệnh thì các nền tảng này đã biến thách thức thành cơ hội và phát triển mạnh mẽ.

Quy trình quản trị rủi ro

Thiết lập bối cảnh


Dự đoán các trường hợp có thể xảy ra, các tiêu chí được sử dụng để đánh giá rủi ro
cũng cần được thiết lập và cấu trúc của phân tích phải được xác định.

6
Xác định rủi ro
Tìm hiểu môi trường doanh nghiệp, tìm hiểu thông tin thị trường để xác định các rủi ro
mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Sau đó liệt kê chúng vào một danh sách theo từng
loại riêng. Công ty cần xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một
quy trình hoặc dự án cụ thể của công ty.

Phân tích, đánh giá và xếp hạng rủi ro


Khi các loại rủi ro cụ thể được xác định, công ty sẽ xác định khả năng xảy ra của
chúng cũng như hậu quả của chúng. Mục tiêu của phân tích rủi ro là để hiểu rõ hơn về
từng trường hợp cụ thể của rủi ro và cách nó có thể ảnh hưởng đến các dự án và mục
tiêu của công ty.
Rủi ro sau đó được đánh giá thêm sau khi xác định khả năng xảy ra kết hợp với
hậu quả tổng thể của nó. Sau đó, công ty có thể đưa ra quyết định về việc liệu rủi ro có
thể chấp nhận được hay không, xác suất xảy ra của từng rủi ro nhằm tìm kiếm những
giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Ứng phó rủi ro


Dựa trên mức độ đánh giá rủi ro, công ty cần lên kế hoạch giảm thiểu chúng bằng
cách sử dụng biện pháp cụ thể. Trong bước này, công ty đánh giá rủi ro được xếp hạng
cao nhất và phát triển kế hoạch sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể. Kế
hoạch này bao gồm quy trình giảm thiểu, chiến thuật phòng ngừa và kế hoạch dự
phòng trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Giám sát rủi ro


Một phần của kế hoạch giảm thiểu bao gồm theo dõi cả rủi ro và kế hoạch tổng thể để
liên tục theo dõi các rủi ro mới và hiện có. Quy trình quản lý rủi ro tổng thể cũng cần
được xem xét và cập nhật cho phù hợp.
🌱 Tiếp tục theo dõi các rủi ro đã được xác định xem có biến đổi gì không.
🌱 Đánh giá việc thực hiện các phương án xử lý với rủi ro nghiêm trọng và mức
độ rủi ro còn lại sau khi thực hiện xem có ở mức thấp chấp nhận được không.
🌱 Tiếp tục rà soát và đánh giá rủi ro mới.

7
NHỮNG LƯU Ý TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP

Kiểm toán nội bộ (KTNB) và An ninh Mạng

Trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, nhiều lĩnh vực quan trọng của KTNB sẽ
cần được đặc biệt chú ý. Khi doanh nghiệp thay đổi cách thức vận hành và cơ cấu tổ
chức để ứng phó với COVID-19, các rủi ro trở nên phức tạp hơn, rủi ro mới có thể
phát sinh, và có khả năng phá vỡ hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành. Điều này yêu
cầu chức năng KTNB thể hiện sự linh hoạt thông qua khả năng vận hành từ xa nhằm
giảm thiểu tác động của COVID-19 tới hoạt động KTNB, tối đa hóa lợi ích đối với
ban giám đốc và các phòng ban trong toàn doanh nghiệp. KTNB phải luôn sát cánh
cùng doanh nghiệp với tâm thế sẵn sàng hỗ trợ để cung cấp dịch vụ một cách an toàn,
bảo mật và đáng tin cậy.
Khi làm việc từ xa, doanh nghiệp chịu các rủi ro cao hơn liên quan tới an ninh
mạng, do phụ thuộc nhiều vào công nghệ và tương tác trực tuyến. Khi có nhiều
thông tin và dữ liệu được truyền trực tuyến, bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT)
phải sẵn sàng cung cấp các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cần thiết để đảm bảo an ninh
mạng, bảo vệ dữ liệu và kiểm soát hoạt động CNTT.

Những sự kiện quá khứ không quyết định đến quản lý rủi ro ở hiện tại

Một sai lầm thường xảy ra trong quản trị rủi ro là doanh nghiệp sử dụng kết quả
nghiên cứu trong quá khứ để quyết định hành động hiện tại. Điều này không sai khi
nhà quản lý dựa vào quá khứ để so sánh chứ không phải quyết định hiện tại. Những
nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra không có mối liên kết nào giữa biến cố trong quá
khứ và những điều có thể xảy ra trong tương lai, dù có cùng điều kiện, cùng đối tượng
nhưng chưa chắc chúng xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết cũng khác nhau.

Câu trả lời cho các rủi ro là một biến số thay đổi liên tục

Bắt nguồn từ thực tế, rủi ro là yếu tố luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt; vì vậy
các dự đoán về rủi ro cũng phải thay đổi liên tục, cập nhật thường xuyên.

8
Cách bảo vệ thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp
Khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn, các tổ chức phải dựa vào sức mạnh thương
hiệu và danh tiếng của mình để thu hút và giữ chân khách hàng, đối tác kinh doanh,
nhân viên và nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với nhiều người, quản lý rủi ro về thương hiệu
và danh tiếng vẫn khó nắm bắt cho đến khi một sự cố hoặc khủng hoảng xảy ra.
Thương hiệu và danh tiếng rất phức tạp, khó đo lường, khó dự đoán, là kết quả
của các quyết định chiến lược và bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoài tầm kiểm soát của tổ
chức. Thêm vào đó là các nguồn lực và khả năng của tổ chức để quản lý các mối đe
dọa về thương hiệu và danh tiếng thường bị cô lập theo chức năng. Các tổ chức quản
lý hiệu quả các mối đe dọa này thường làm vậy thông qua một cơ cấu quản trị mạnh
mẽ cho phép kết nối chặt chẽ trong toàn tổ chức. Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi
cho sự tham gia có ý nghĩa với các bên liên quan và sự chuẩn bị đồng bộ, có phối hợp
và phản ứng đối với sự phá hoại uy tín tiềm ẩn. - Keri Calagna, Principal at Deloitte
based in US.

Hãy lắng nghe những điều “không nên”

Những lời khuyên về “không nên” thường thiết thực hơn nhiều so với những lời
khuyên về “nên”. Việc xem nhẹ lời cảnh báo những tiêu cực khiến các công ty xem
quản trị rủi ro là một phần hoàn toàn tách biệt với tìm kiếm lợi nhuận và dần xa rời
bản chất vốn có của nó khi chỉ được thể hiện qua việc truy hồi về quá khứ, giải thích
cho những hiện tượng đã xảy ra. Mục tiêu chính của quản trị rủi ro là cung cấp cơ sở
để cấp quản lý đưa ra quyết định chính xác, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại trước rủi ro
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để phát triển bền vững trong môi trường biến
động, các doanh nghiệp cần ngay lập tức xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp
với sự quyết tâm cao độ của cấp quản lý và đồng lòng của toàn bộ nhân viên.

ỨNG PHÓ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG “THỜI COVID-19”

Xây dựng kế hoạch truyền thông nhất quán

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, doanh nghiệp cần thường xuyên đưa ra các thông
điệp truyền thông nhất quán nhằm ổn định tinh thần nhân viên. Tùy thuộc quy mô

9
doanh nghiệp, việc truyền thông có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, từ bản tin nội bộ đến
những thông báo trong các nhóm nhỏ. Tuy nhiên thông điệp phải luôn nhất quán và
phân bổ trong toàn công ty. Nội dung thông điệp nên đề cập ngắn gọn về cách doanh
nghiệp tiếp tục đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan, cách thức cung cấp dịch vụ và
những thay đổi trong hệ thống vận hành nhằm duy trì khả năng hoạt động ổn định,
đồng thời bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân viên trong bối cảnh đại dịch.
Bên cạnh đó, các thông điệp truyền thông bên ngoài doanh nghiệp nên được
xem xét để phù hợp tình hình hiện tại, đồng thời cân nhắc việc áp dụng cơ chế điều
chỉnh thông tin dựa trên các phản hồi từ khách hàng, cổ đông và các bên liên quan.

Đánh giá rủi ro và lập kế hoạch cho tương lai

Doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét những điều chỉnh trong hệ thống vận hành
dựa trên các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động, kiểm tra tính rủi ro, nguy cơ gặp rủi
ro trong các quy trình quan trọng; sau cùng nên xác định chiến lược giảm thiểu rủi ro
trong ngắn hạn phù hợp với khả năng, nguồn lực.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần đánh giá lại mục tiêu ban đầu đề ra, xác định có
nên tạm dừng các hoạt động kinh doanh tiếp theo, hay mở rộng dịch vụ thiết yếu để
đáp ứng nhu cầu trong tương lai hay không. Doanh nghiệp cũng nên xem xét thay đổi
tiềm ẩn trong tình hình hiện nay như tỷ lệ lây nhiễm, tác động đối với khả năng cung
cấp dịch vụ. Theo đó, chủ doanh nghiệp nên thường xuyên đưa ra báo cáo tình hình
hiện tại bao gồm các thông tin như: chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, mức thanh
khoản, mức độ nguồn nhân lực hiện hữu, cập nhật tình hình thực hiện các tiến độ của
doanh nghiệp, cập nhật thông tin về công nghệ,…
Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động kinh tế sẽ được khôi
phục; do đó, doanh nghiệp nên xây dựng, phát triển các chiến lược phục hồi phù hợp.

Chiến lược nhân sự


Sự kiểm soát nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết yếu là vô
cùng quan trọng. Đồng thời, nếu doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuê ngoài, thì
hoạt động giữa nhân viên chính và nhân viên hỗ trợ cũng cần được giám sát và xem
xét nhằm xác định một số vấn đề sau:

10
Một là, ảnh hưởng của cách ly tại nhà đến công việc và cuộc sống của nhân viên.
Hai là, các biện pháp đào tạo bổ sung và trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết để
cải thiện nguồn nhân lực hiện có và nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
Ba là, cơ hội và thách thức của phương thức làm việc từ xa.
Bốn là, khó khăn và thách thức của nhân viên trong tình hình hiện tại.
Năm là, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẵn có.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể xem xét giải pháp thay thế, như các dịch
vụ thuê ngoài, nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường hiện nay. Ngoài ra, việc thuê
ngoài ngắn hạn cho một số hoạt động đặc thù có thể giúp bù đắp các nhu cầu nhất
định ở hiện tại, đồng thời cho phép nhân viên vẫn duy trì hoạt động ổn định.
Doanh nghiệp cũng nên xây dựng cơ chế hỗ trợ nhân viên làm việc tại công ty
so với nhân viên làm tại nhà. Công ty cần cung cấp môi trường làm việc an toàn và
lành mạnh cho các nhân viên trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh.

Đảm bảo sự kết nối và an toàn khi làm việc từ xa

Doanh nghiệp nên đánh giá lại chính sách hỗ trợ, linh hoạt sửa đổi lịch làm việc
nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên, duy trì hoạt động ổn định của doanh nghiệp.
Với nhân viên, khi làm việc tại nhà cần đảm bảo sự kết nối liên tục với đồng nghiệp
và nhóm thông qua các thiết bị điện tử để công việc tiến hành xuyên suốt và thuận lợi.
Các công ty có thể xem xét đưa ra thông điệp truyền thông cụ thể nhằm giải
quyết những khó khăn, thắc mắc từ phía nhân viên giúp thúc đẩy sự kết nối giữa nhân
viên và công ty, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của hoạt động làm việc từ xa.

Tăng cường đa dạng hóa nhà cung cấp

Việc liên lạc và quản lý các nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng khi tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số phương pháp:
🌱 Thiết lập hệ thống các chức năng và quy trình hoạt động của doanh nghiệp,
cùng với các nguồn lực quan trọng và các nhà cung cấp phù hợp, để có thể điều
chỉnh kế hoạch sản xuất và cung ứng hiệu quả hơn.
🌱 Thực hiện thường xuyên các dự báo về nguồn cung ứng và nhu cầu hiện tại.
🌱 Thông báo nhu cầu về nguồn cung ứng cần thiết cho các cấp lãnh đạo.
11
🌱 Chủ động liên lạc thường xuyên với các nhà cung cấp quan trọng nhằm đáp
ứng kịp thời những nhu cầu của doanh nghiệp.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng nên xem xét những sản phẩm và dịch vụ mới mà
họ có thể cần để đáp ứng cho việc phục hồi sau sự gián đoạn liên tục của nền kinh tế.
Việc đánh giá đó phải dựa trên những thay đổi trong hành vi và sở thích của khách
hàng sau đại dịch, cùng những thay đổi của thị trường có thể xảy ra trong tương lai.
Sau cùng, doanh nghiệp nên nỗ lực hơn trong việc đa dạng hóa nhà cung cấp
cũng như nguồn cung ứng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều đó có thể bao
gồm việc đánh giá trước và kiểm tra chất lượng của các nhà cung cấp thay thế tiềm
năng; đàm phán, thương thảo hợp đồng, phân bổ lượng đặt hàng cho nhiều nhà cung
cấp hơn nhằm phân tán rủi ro và giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Sự lan rộng mang tính toàn cầu của COVID-19 và những chuyển biến không đoán
trước được khiến tất cả chúng ta gặp khó khăn. Ứng phó với đại dịch và hậu quả từ đại
dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này.
Những tác động trong kinh doanh hiện nay là rất phức tạp. Đối với hầu hết các doanh
nghiệp, phương thức làm việc hiện tại được thiết kế để tập trung vào các lĩnh vực rủi
ro chính và hệ thống kiểm soát nội bộ theo kịch bản Kinh doanh bình thường.
Thời gian tới, nhiều doanh nghiệp cần nỗ lực, đổi mới phương thức sản xuất,
kinh doanh, thực hiện chuyển đổi số hơn nữa, biến thách thức thành cơ hội để trụ
vững, phục hồi và phát triển. Các nhà lãnh đạo, đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm
chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đầy biến
động hiện nay, các doanh nghiệp nên tập trung sự chú ý vào các kế hoạch kinh doanh
liên tục và nhận diện các cơ hội phục hồi kinh tế.

--- Hết ---


Cảm ơn Thầy đã đọc bài tiểu luận.

12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO -

📌 Deloitte - How To Protect Your Brand And Reputation


https://deloitte.wsj.com/articles/how-to-protect-your-brand-and-reputation-1476676946

📌 PwC - Quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19
https://www.pwc.com/vn/vn/services/covid-19.html

📌 Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược - Sleader
https://sleader.vn/quan-tri-rui-ro-trong-doanh-nghiep/

📌 Báo Đầu tư - Ứng phó và quản lý rủi ro hiệu quả trong “thời Covid-19”
https://baodautu.vn/ung-pho-va-quan-ly-rui-ro-hieu-qua-trong-thoi-covid-19-d134104.html

📌 Luận văn Quản trị


https://luanvanquantri.com/quan-tri-rui-ro-la-gi/

📌 Crowe - Quản trị doanh nghiệp, Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ?
https://www.crowe.com/vn/vi-vn/insights/internal-audit-publication/faq/a4-corporate-gov
ernance

📌 Luật Minh Khuê - Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng của kiểm toán
nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp

https://luatminhkhue.vn/quan-tri-rui-ro-doanh-nghiep-la-gi-tam-quan-trong-cua-kiem-toa
n-noi-bo-trong-quan-tri-rui-ro-doanh-nghiep.aspx

13

You might also like