You are on page 1of 16

DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Chức Nhiệm vụ Xếp Kí


vụ loại tên

10
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................4
1.1 Khái niệm quản trị rủi ro......................................................................4
1.1.1 Khái niệm..............................................................................................4
1.1.2 Vai trò của quản trị rủi ro......................................................................4
1.1.3 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro........................................................4
1.2 Nội dung của quản trị rủi ro....................................................................4
1.2.1 Nhận dạng rủi ro...................................................................................4
1.2.2 Phân tích rủi ro......................................................................................5
1.2.3 Kiểm soát rủi ro....................................................................................5
1.2.4 Tài trợ rủi ro..........................................................................................5
CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH RAU SẠCH
TẠI VINMART...................................................................................................6
2.1 Giới thiệu tổng quan về Vinmart.............................................................6
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro về kinh doanh rau sạch tại Vinmart..........7
2.2.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh rau sạch...7
2.2.2 Kiểm soát rủi ro..................................................................................11
2.2.3 Tài trợ rủi ro........................................................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................16
LỜI MỞ ĐẦU

Đời sống ngày càng phát triển, vấn đề sức khỏe của bản thân cũng được
chú trọng hơn rất nhiều. Xu hướng thích ăn đồ sạch được đề cao hơn bao giờ
hết. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, ngoài các quán ăn sạch thì các
nhà kinh doanh đã cho ra đời rất nhiều các cửa hàng, các chuỗi siêu thị về rau
sạch để phục vụ nhu cầu cấp thiết đó. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập kinh tế
phát triển như hiện nay, mỗi lĩnh vực đều chứa những rủi ro nhất định của nó.
Ta cần nghiên cứu kĩ thị trường và phân tích những rủi ro sẽ gặp phải, từ đó tìm
ra biện pháp, kiểm soát kịp thời cho những vấn đề gặp phải của doanh nghiệp.
Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng thành công trong
việc kinh doanh.

Vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh rau sạch, Vinmart đã gặp những rủi
ro nào? Biện pháp khắc phục rủi ro ra sao? Để giải quyết các vấn đề đó, nhóm 1
xin giới thiệu hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh rau sạch của Vinmart.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm quản trị rủi ro
1.1.1 Khái niệm

Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và
đánh giá) rủi ro, xây dựng và riển khai kế hoạch kiểm soát tài trợ, tài trợ để khắc
phục hậu quả của rủi ro.

1.1.2 Vai trò của quản trị rủi ro


Thứ nhất, nhận dạng giảm thiểu,triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro
trong hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp; tạo dựng môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài an toàn cho tổ chức/doanh nghiệp

Thứ hai, hạn chế xử lí tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong
muốn khi rủi ro xảy ra (mà tổ chức doanh nghiệp không thể né tránh được) giúp
tổ chức nhanh chóng phục hồi, ổn địnhvà phát triển, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động, hiệu quả trong quá trình kinh doanh

Thứ ba, tạo điều kiện cho tổ chức/ doanh nghiệp tực hiện tốt nhất các mục
tiêu đề ra, tổ chức triển khai các chiến lược hành độngcủa tổ chức, chiến lược và
chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, tận dụng các cơ hội kinh doanh, biến cái rủi thành cái may nhắm sử
dụng tối ưu nguồn lực của tổ chức/ doanh nghiệp trong các hoạt dộng, trong
kinh doanh.

1.1.3 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro


- Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi ích
lớn hơn chi phí.
- Ra các quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp
- Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp.

1.2 Nội dung của quản trị rủi ro

1.2.1 Nhận dạng rủi ro


Là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy
ra trong hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.nhiệm vụ của nhà quản trị trong
giai đoạn này là: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của
doanh nghiệp, sắp xếp, phân loại, phân nhóm và chỉ ra rủi ro đặc biệt nghiêm
trọng.

1.2.2 Phân tích rủi ro


Là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân dẫn đến rủi
ro, đo lường, đánh giá và phân tích những rủi ro có thể gây ra. Nhiệm vụ của
nhà quản trị trong giai đoạn này là: phân tích rủi ro đã được nhận dạng, đánh giá
mức độ thiệt hại do rủi ro xẩy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro, nhằm tìm cách
đối phó hay tìm cách phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế giảm nhẹ thiệt hại.

1.2.3 Kiểm soát rủi ro


Là việc sử dụng các kĩ thuật, công cụ khác nhau nhằm né tránh phòng ngừa,
giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của
tổ chức.

Hoạt động kiểm soát tập trung vào các vấn để :

Một là, né tránh rủi ro. Né tránh rủi ro là một trong những biện pháp của
quản trị giúp cho việc đưa ra quyết định đẻ chủ động phòng ngừa trước khi rủi
ro xảy ra và loại bỏ nguyên nhân của chúng.

Hai là, phòng ngừa rủi ro. Ngăn ngừa rủi ro là biện pháp mà nhà quản trị
xác định trước được khả năng xảy ra của rủi ro và chấp nhận nó với sự chuản bị
và khả năng hoàn thành công việc kinh doanh trên cơ sở mức chi phí thích hợp
để vẫn có được lợi ích mong muốn.

1.2.4 Tài trợ rủi ro


Là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện hay
nguồn lực để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ
dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro để gia tăng
những kết quả tích cực.
CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH RAU
SẠCH TẠI VINMART
2.1 Giới thiệu tổng quan về Vinmart
VinMart và VinMart+ là 2 thương hiệu chuỗi bán lẻ thuộc tập đoàn
Vingroup, tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực.
Trên tinh thần phát triển bền vững, chuyên nghiệp, với phương châm “Vì chất
lượng cuộc sống của mọi nhà”, hệ thống VinMart & VinMart+ mang đến cho
người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng về hàng hoá và dịch vụ, tính tiện ích, đáp
ứng nhu cầu mua sắm từ bình dân đến cao cấp của khách hàng. Đặc biệt, khi
mua sắm tại hệ thống VinMart và VinMart+, khách hàng còn nhận được nhiều
giá trị vượt trội thông qua các hình thức khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn.

Các cửa hàng VinMart nằm ở các khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi; có
diện tích lớn; cung cấp nhiều ngành hàng đa dạng. Có hơn 40 ngàn mặt hàng
thuộc thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, điện máy gia dụng, thời
trang, đồ chơi,… đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương và du khách.

Với tầm nhìn dài hạn và mong muốn phát triển bền vững hệ thống siêu thị và
cửa hàng tiện lợi, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm thú vị với
nhiều lựa chọn về sản phẩm, trong thời gian ngắn sắp tới, VinMart sẽ khai
trương thêm 100 siêu thị VinMart và 1.000 cửa hàng tiện ích VinMart +.

VinMart đã và đang nỗ lực không ngừng để hoàn thành sứ mệnh của mình: đáp
ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng; mang đến sự thuận tiện, an toàn tuyệt đối
khi sử dụng sản phẩm; gia tăng các giá trị; nâng cao đời sống của người tiêu
dùng trong bối cảnh thị trường hiện đại; mở rộng và phát triển ngành bán lẻ
rộng khắp tại Việt Nam.

Ngoài ra, VinMart còn chú trọng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp,
năng động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện và cơ hội phát triển công bằng
cho tất cả nhân viên; coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; đồng
thời tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, hướng về cộng đồng với
những thông điệp mang tính nhân văn.

Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco là thương
hiệu Nông nghiệp thuộc tập đoàn Vingroup – một trong những Tập đoàn kinh tế
tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam. VinEco tập trung vào lĩnh vực trồng trọt,
áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới để cung cấp
rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường. Đầu ra cho nông sản VinEco sẽ
được đảm bảo chắc chắn bởi hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi
Vinmart + đang được “phủ sóng” toàn quốc. Việc hệ thống Vinmart là điểm
cuối, khép kín chu trình trình từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận
chuyển đến bán lẻ không chỉ tối ưu về giá thành mà còn đảm bảo tuyệt đối về
chất lượng cho nông sản VinEco.

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro về kinh doanh rau sạch tại Vinmart

2.2.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh rau sạch
 Nhận dạng rủi ro
 Các loại rủi ro có thể xuất hiện
- Rủi ro do thiên tai: bão tố, lũ lụt làm ảnh hưởng đến chất lượng
rau, ách tắc giao thông, chậm quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Rủi ro do doanh nghiệp lựa chọn nhà cung ứng không chất
lượng.
- Rủi ro do quản lý quyết định lượng hàng cung ứng không phù
hợp, thừa làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phầm, thiếu sẽ
không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Mối hiểm họa Mối nguy hiểm


- Các tiêu chí lựa chọn hộ sản xuất - Do có quá nhiều hộ sản xuất rau sạch
rau sạch chưa cụ thể, chi tiết, còn hời muốn liên kết với hệ thống VinEco
hợt

- Quá trình đánh giá, lựa chọn nhà - Do nhà cung ứng rau sạch (các hộ
cung cấp rau sạch (các hộ sản xuất) sản xuất) không chất lượng
có thể không phù hợp.

-Thiếu kiến thức về quy cách gieo - Do nhà trồng rau tại VinEco chưa
trồng, chăm sóc, tưới tiêu, sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi
các thiết bị gieo trồng… gieo trồng

-Thái độ của người làm vườn chưa tốt

- Sai sót trong quá trình chế biến, -Bảo quản sản phẩm không đúng quy
đóng gói, in bao bì, vận chuyển và trình, khiến cho sản phẩm bị hư hỏng,
bảo quản. sai lệch về hàm lượng

-Thiếu tinh thần trách nhiệm trong -Sai sót của nhân viên trong kiểm soát
công việc. hàng hóa.

-Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm


kém hiệu quả.

- Phương tiện vận chuyển còn hạn chế - Có quá nhiều cơ sở Vinmart cần cung
về số lượng ứng rau.

- Công ty chưa có đội ngũ nhân viên - Khiếu nại của khách hàng về giá cả,
có chuyên môn để giải quyết khiếu chất lượng của các loại rau.
nại và thắc mắc của khách hàng.

- Tâm lí so sánh giá cả -Khách hàng cố tình gây khó dễ (các


khách hàng khó chịu về mặt giá cả so
-Do sự cạnh tranh của doanh nghiệp
với thị trường )
khác đã mua chuộc.

-Phương tiện chuyển hàng hóa đến - Điều kiện tự nhiên,thời tiết thay đổi
các siêu thị gặp trục trặc trên tuyến thất thường
đường di chuyển

 Nguy cơ rủi ro
- Tài sản
+ Chi phí bồi thường cho khách hàng
+ Chi phí để thực hiện lại hoạt động tìm kiếm các hộ sản xuất chất lượng
cũng như đào tạo lại các hộ sản xuất từ đầu
+ Chi phí kiểm định chất lượng rau
- Mất uy tín thương hiệu và hình ảnh của công ty cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng
- Tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh nhân cơ hội chiếm lĩnh thị trường
hoặc cướp khách hàng trung thành của công ty
- Chi phí nâng cấp, sửa chữa, bổ sung thêm các phương tiện vận tải
- Trách nhiệm pháp lí: tranh chấp đôi co giữa khách hàng với doanh nghiệp
chưa được giải quyết
- Nhân lực: nguồn lao động mất niềm tin và động lực làm việc đồng thời là
mất khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng.
 Phân tích rủi ro

Việc có quá nhiều hộ sản xuất muốn được liên kết với Vineco để có thể kinh
doanh ra thị trường có thể do bản thân doanh nghiệp trong quá trình kêu gọi các
hộ sản xuất hợp tác chưa đưa ra được các tiêu chí phù hợp, kêu gọi hình thức
chỉ để có số lượng lớn hộ sản xuất tham gia nhằm đánh bóng tên tuổi của mình

Việc nhà cung cấp rau sạch không đảm bảo chất lượng có thể do quá trình
đánh giá, phân tích và lựa chọn nhà cung cấp của công ty còn yếu kém, thiếu
chuyên nghiệp. Công ty đã không thực sự quan tâm đến chất lượng nguồn
nguyên liệu đầu vào.

Tại các khu sản xuất rau sạch của VinEco người lao động làm việc tại doanh
nghiệp chưa tuân theo các qui định khi tiến hành gieo trồng do thiếu kiến thức
về cách gieo trồng, chăm sóc, thời gian tưới cây, thiếu kĩ năng sử dụng các công
cụ hiện đại của doanh nghiệp như hệ thống ánh sáng, hệ thống tưới tiêu… hoặc
do thái độ chủ quan của người làm vườn nghĩ rằng đã có các thiết bị hiện đại hỗ
trợ các hoạt động nên ít kiểm tra quá trình sản xuất, tiến độ trồng rau

Nhân viên thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng
nguồn nguyên liệu đầu vào, các khâu như bảo quản nguồn nguyên liệu. Sản
xuất, đóng gói và vận chuyển không đúng quy trình. Công ty cũng chưa có hệ
thống, phương pháp đánh giá chất lượng đúng tiêu chuẩn. Chưa chú trọng trong
công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động. Bộ phận quản lý
không sát xao với công việc, lơ là trong khâu giám sát, tạo động lực và hướng
dẫn nhân viên. Vào một số thời điểm quan trọng trong năm: các ngày nghỉ lễ,
tết, các sự kiện kỉ niệm… thiếu hụt lượng nhân viên bán hàng để phục vụ hoạt
động kinh doanh.

Vineco cung ứng rau sạch cho tất cả các hệ thống các cửa hàng Vinmart và
Vinmart+ trên khắp cả nước và doanh nghiệp có mục tiêu vào năm 2020 sẽ có
200 siêu thị và 4000 cửa hàng tại 63 tỉnh thành, với số lượng lớn các cửa hàng
siêu thị như vậy cộng với điều kiện thiếu phương tiện vận chuyển rau sạch sẽ
khó có thể kịp thời cung ứng cho tất cả các siêu thị kịp lúc.

Dich vụ chăm sóc khách hàng của công ty chưa thực sự tốt. Không giải
quyết triệt để khiếu nại và thắc mắc của khách hàng. Nhân viên và nhà quản lý
phụ trách giải quyết khiếu nại và thắc mắc chưa được đào tạo kỹ lưỡng, thiếu
kiến thức về cách gieo trồng rau cũng như qui trình trồng rau, làm việc thiếu
chuyên nghiệp nên khi có khiếu nại của khách hàng thì lúng túng trong việc giải
quyết và không đưa ra được phương pháp cho phù hợp khiến khách hàng cảm
thấy không hài lòng. Từ đó làm cho vụ việc kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến
hình ảnh của công ty và lòng tin của khách hàng.

Khách hàng cố tình gây khó dễ, một số khách hàng cảm thấy khó chịu về
mặt giá cả, họ cảm thấy giá cả tại các siêu thị Vinmart và Vinmart+ cao hơn
nhiều so với bên ngoài thị trường trong khi trọng lượng rau vẫn ngang nhau có
thể do tâm lí của con người thường so sánh giá cả hoặc bị đối thủ cạnh tranh
không lành mạnh mua chuộc (muốn hạ uy tín của công ty bằng cách cải trang
thành người mua sản phẩm và tỏ thái độ trực tiếp trong quá trình mua hàng).
Khách hàng có thói quen mua sắm rau tại chợ truyền thống, từ đó không có nhu
cầu nhận biết, sử dụng rau sạch tại siêu thị. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động kinh doanh Vinmart.

Thời tiết thay đổi thất thường như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt,
hạn hán, rét hại, sương muối,... có thể gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất dẫn đến
Vinmart không cung cấp đủ lượng hàng rau sạch cung cấp cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị gặp sự cố
trên đường như hỏng xe, ùn tắc giao thông, va chạm trên đường… cũng ảnh
hưởng khá lớn đến quá trình cung ứng rau cho các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Nhà quản lý chưa dự đoán tốt nhu cầu các loại rau dùng trong ngày nên có
thể một số loại rau bị thiếu và một số mặt hàng rau còn thừa vào cuối ngày gây
lãng phí ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Vinmart. Ngoài ra, hệ thống bảo
quản lạnh cho rau sạch tại hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi chưa đạt tiêu
chuẩn dẫn đến rau dễ bị hỏng và không được tươi ngon.
 Nguy cơ rủi ro

Công ty sẽ chịu thiệt hại về những khoản tài chính như chi phí bồi thường
cho khách hàng, chi phí kiểm định chất lượng sản phẩm, thiệt hại do sản phẩm
có thể bị chậm bán một thời gian vì quá trình điều tra được tiến hành, chi phí
kiện tụng khi phải hầu tòa.

Uy tín, hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi sự việc này bị
giới báo chí thông tin rộng ra.

Nếu như công ty xử lý không tốt sự việc có thể khiến khách hàng không hài
lòng hay có thể khách hàng không chấp nhận rút đơn kiện mà quyết tâm theo
đuổi vụ kiện, khiến công ty mất phí tổn kiện tụng và có thể chịu thêm trách
nhiệm pháp lý và khách hàng bị ảnh hưởng sức khỏe.

Từ việc giảm uy tín, lòng tin, khách hàng sẽ từ bỏ sản phẩm của siêu thị dẫn
đến mất doanh thu, thị phần, tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh phát triển. Mất
tập khách hàng tiềm năng đang có ý định tiêu dùng sản phẩm của Vinmart

2.2.2 Kiểm soát rủi ro


VinMart & VinMart+ là hệ thống siêu thị đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư
hệ thống phòng kiểm nghiệm, giúp kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm đầu
vào để cung cấp những sản phẩm an toàn nhất cho khách hàng.

 Giảm thiểu rủi ro

Hàng ngày, các loại thực phẩm tươi sống của các Nhà cung cấp (NCC) sẽ được
chuyển tới các siêu thị VinMart và VinMart+ từ khoảng 4h30 sáng, bao gồm
các sản phẩm như: rau củ quả, thịt, thủy sản, giò, chả….

Vận chuyển lúc sáng sớm giúp cho rau củ hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt
trời, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cùng với đó là giúp bảo quản rau củ
tươi xanh lâu hơn.

Các sản phẩm rau sạch được đóng gói, dán tem 100% của VinEco cẩn thận. Và
được ghi rõ hạn sử dụng trên nhãn, nguồn gốc sản phẩm, nơi sản xuất và thẩm
định chất lượng đạt chuẩn VietGAP và GlobalGAP, đáp ứng tối đa các tiêu
chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và hàm lượng dinh dưỡng.

Bên cạnh đó Vinmart thường xuyên đào tạo nhân viên để họ nâng cao trình độ
chuyên môn, chú trọng đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên và các nhà
quản lý.
 Phân tán và chia sẻ rủi ro

Mỗi mặt hàng khi nhập đều có sự kiểm tra của nhân viên ngành hàng, nhân
viên an ninh và phụ trách kho để đong đếm số lượng hàng theo đúng hồ sơ giao
nhận cũng như tiếp tục trực tiếp kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm không đủ tiêu
chuẩn về cảm quan.

Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên các sản phẩm dưới sự chứng kiến của nhà cung
gấp, được niêm phong và ghi biên bản có xác nhận của các bên. Hành động này
vừa có tác dụng giảm thiểu rủi ro về ATVSTP vừa có thể phân tán rủi ro cho
các bên. Cũng như giúp xác định rõ nguyên nhân gây ra rủi ro

 Né tránh rủi ro

VinMart đầu tư mạnh tay về cơ sở vật chất, nhân lực cho phòng kiểm
nghiệm nhằm giúp hạn chế đến mức tối đa xảy ra rủi ro về ATVSTP. Đồng thời,
khẳng định chất lượng rau sạch khi đưa đến các siêu thị của VinMart+

Mẫu được chuyển về phòng kiểm nghiệm, được mã hóa và chuyển sang bộ phận
phân tích. Mỗi loại sản phẩm sẽ được chỉ định phân tích các chỉ tiêu riêng biệt
dựa theo quy định của Việt Nam và nguy cơ an toàn thực phẩm tương ứng. Chi
phí cho một mẫu kiểm nghiệm dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.

Phòng Kiểm nghiệm của VinMart được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại
như: hệ thống sắc ký lỏng ghép nối với đầu dò khối phổ 2 lần (LC-MS/MS), hệ
thống sắc ký khí (GC), hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), máy đếm
khuẩn lạc tự động, máy định danh vi sinh vật gây bệnh (VIDAS)… cùng với
đầy đủ các máy móc, thiết bị phụ trợ phục vụ cho việc chuẩn bị và kiểm nghiệm
mẫu.

Đặc biệt, đây cũng là phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đầu tiên của Việt
Nam được đầu tư hệ thống thiết bị khối phổ phân giải cao (LC-QTOF) để phân
tích phát hiện các hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố chưa biết
trong mẫu thực phẩm.

Hiện VinMart có 20 phòng/trạm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trên cả nước
với 2 phòng kiểm nghiệm quy mô lớn ở Hà Nội, TP HCM và 18 trạm kiểm
nghiệm nhanh tại các địa phương

Phòng Kiểm nghiệm của VinMart được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC
17025:2005 - tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho phòng kiểm nghiệm và hiệu
chuẩn. Với việc đạt chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17025:2005, kết quả phân
tích tại đây được cơ quan thẩm quyền nhà nước công nhận về mặt pháp lý và
được thừa nhận trên trường quốc tế.

 Chấp nhận rủi ro

Không phải trong mọi trường hợp Vinmart đều có thể lựa chọn một trong ba
cách ứng xử như trên do yêu cầu đạt mục tiêu kinh doanh hoặc vì chi phí hoặc
vì không có lựa chọn nào là hoàn hảo để áp dụng cho mọi trường hợp. Để đảm
bảo chiến lược hoạt động đi đúng hướng, người quản lý siêu thị đôi khi cũng
phải quyết định chấp nhận rủi ro để kinh doanh.

- Rau cuối ngày không bán được còn thừa: do ảnh hưởng của yếu tố thời
tiết mà cầu rau có thể thay đổi đột ngột dẫn đến rau không bán hết trong ngày.
Để khắc phục rủi ro này, Vinmart dự định hàng ngày nhập rau vào hai lần vào
buổi sáng và buổi chiều. Trên cơ sở lượng rau bán được vào buổi sáng và rau
còn thừa đến trưa chúng tôi sẽ kiểm lại và nhập rau cho buổi chiều. Đối với các
loại rau củ như là : ớt, chanh, tỏi, hành, su su, củ cải… sẽ được bảo quản trong
tủ lạnh.
- Với nhu cầu dùng rau sạch của người tiêu dùng ngày càng nhiều mà các
cửa hàng rau sạch mọc lên như nấm. Vì thế, những khác biệt đặc trưng riêng
của Vinmart, rất có thể các đối thủ cạnh tranh sẽ bắt trước, lúc đó sự cạnh tranh
sẽ trở nên quyết liệt hơn. Để khắc phục khó khăn này, Vinmart tập trung vào
chất lượng phục vụ khách hàng, khách hàng được phục vụ tận tâm với sự tư vấn
tận tình đây là nét đặc trưng của Vinmart đã và đang chú trọng trong hoạt động
kinh doanh của mình.
 Ý nghĩa của công tác kiểm soát rủi ro chặt chẽ của VinMart

Với tiêu chí “Nơi an toàn mua sắm”, hệ thống phòng kiểm nghiệm này là
một lợi thế đặc biệt giúp VinMart & VinMart+ có thể kiểm soát chặt chẽ chất
lượng hàng hóa kinh doanh trong hệ thống, kiểm tra được các chỉ tiêu ATTP
theo quy định của Việt Nam như chất tạo nạc, hooc môn tăng trọng, hóa chất,
kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các chỉ tiêu vi sinh…
VinMart còn có các đoàn thanh kiểm tra thường xuyên tới các cơ sở sản xuất
của nhà cung cấp để đánh giá quy trình nuôi trồng, thu hoạch, chế biến.

Do lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng đa dạng về chủng loại và tăng nhanh về
số lượng, đồng thời hệ thống VinMart & VinMart+ liên tục được mở rộng trên
phạm vi cả nước, nên việc song song vừa áp dụng các hệ thống kiểm soát tiên
tiến, vừa kiểm nghiệm qua hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại sẽ giúp hệ thống
VinMart & VinMart+ kiểm soát chặt chẽ vấn đề VSATTP trên toàn hệ thống,
đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm với sản phẩm của NCC nói chung.

2.2.3 Tài trợ rủi ro


- Tự tài trợ

Đối với rủi ro hỏng hóc hệ thống bảo quản rau sạch: đầu tư hệ thống bảo
quản rau củ khoảng 200 triệu đồng chưa kể các khoản chi phí cố định khác, chi
phí đầu tư cho hệ thống cửa hàng quá lớn. Nên khi rủi ro xảy ra Vinmart phải
bỏ chi phí ra tu sửa hoặc mua hệ thống mới.

Lựa chọn nhà thầu uy tín và tin tưởng cung cấp, thi công hệ thống cơ điện bao
gồm: điều hòa thông gió, cấp điện nguồn, điện chiếu sáng, cấp thoát nước,
phòng cháy chữa cháy, hệ thống Camera quan sát, điện thoại, âm thanh, mạng
để phục vụ tốt nhất hoạt động kinh doanh cũng như khắc phục những rủi ro xấu
có thể xảy ra.

- Chuyển giao tài trợ rủi ro

Những rủi ro từ khâu vận chuyển rau sạch đến siêu thị Vinmart: như rau
dập, nát, không được tươi khiến không tiêu thụ được. Do đó khi tổn thất xảy ra
khi rau không bán được thì bên vận chuyển rau đó có trách nhiệm thanh toán
những tổn thất được quy định trong hợp đồng.

- Xây dựng kế hoạch phục hồi

Đối với rủi ro khi đối thủ cạnh tranh, hoặc những cá nhân cố tình gây xấu
hình ảnh về rau sạch tại Vinmart như chất lượng không đảm bảo, rau quá hạn
vẫn được bày bán… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
rau sạch của Vinmart, cũng như uy tín của siêu thị giảm sút nghiêm trọng. Thì
các nhà lãnh đạo Vinmart sẽ có những kế hoạch phục hồi như:

 Lập kế hoạch khẩn cấp: Thông báo cho các bộ phận có liên quan về rủi ro
gặp phải. Tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, sau đó phân công rõ ràng
nhiệm vụ của từng cá nhân trong việc khắc phục hậu quả rủi ro này gây ra
 Chương trình bảo vệ thị trường và tái hoạt động: Khoanh vùng nguồn
thông tin sai lệch đó, khi rủi ro mới xảy ra ngay lập tức đính chính lại thông tin.
Hạn chế mức thấp nhất thông tin xấu lan truyền. Tiếp theo cần chuẩn bị ngân
sách cho việc chi trả nhân lực, công nghệ, và tùy vào mức độ nghiêm trọng của
rủi ro để có tính toán cho việc mời chuyên gia kiểm định chất lượng, như vậy độ
xác thực của thông tin đưa ra sẽ cao hơn.
 Sau đó cần phối hợp giữa các bộ phận khác nhau, giữa những người trước
đó được phân công quản trị rủi ro cần quan tâm đến sự phối hợp đó và có trách
nhiệm và tính khả thi của kế hoạch phục hồi.
KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngày nay, khi các cửa hàng, siêu thị được hiện đại hóa thì cạnh
tranh giữa các chủ thể kinh doanh lại càng trở nên gay gắt đặc biệt với sản phẩm
rau sạch. Để có thể đứng vững trên thị trường này, Vinmart đã có nhiều chiến
lược kinh doanh và quản trị rủi ro hiệu quả để thu về lợi nhuận cao nhất. Cụ thể,
Vinmart đã sử dụng nguồn cung ứng từ sản phẩm của VinEco, các biện pháp cụ
thể để có thể phòng tránh và lường trước được những rủi ro, tránh được những
thiệt hại, mất mát gây ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, khi gặp phải rủi ro rồi thì việc quản trị rủi ro lúc này cần phải được
đặt lên hàng đầu để giải quyết một cách có hiệu quả nhất. Nhà quản trị cần phải
hiểu sâu sắc vấn đề này để có thể linh hoạt, nhanh chóng giải quyết được mọi
rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp xử lý tổn thất nếu xảy ra ở mức thấp
nhất.

You might also like