You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HÃY TÌM 1 DN TRONG THỰC TẾ VÀ TRÌNH BÀY CHUỖI


CUNG ỨNG CỦA DN ĐÓ. PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÀ
DN ĐANG ÁP DỤNG VÀO QT CUU (BLOCKCHAIN, AI..)
NHÓM 3
Nguyễn Thị Thanh Trâm Nguyễn Hoàng Kim Ngân
Nguyễn Thị Thùy Như Tống Thị Thanh Trúc
Nguyễn Minh Khánh Ngọc Lê Ngọc Tiểu Yến

GVHD: ThS Nguyễn Trần Lê


ThS Trịnh Thị Cẩm Nhung
Tp HCM, tháng 10/2023
THÀNH VIÊN NHÓM 3

HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Nguyễn Thị Thanh Trâm 030837210249 100%

Nguyễn Thị Thùy Như 030837210188 100%

Nguyễn Minh Khánh Ngọc 030837210164 100%

Nguyễn Hoàng Kim Ngân 030837210159 100%

Tống Thị Thanh Trúc 030837210256 100%

Lê Ngọc Tiểu Yến 030837210282 100%


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN.................................4
II. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN..................5
1. Nhà cung cấp trực tiếp.....................................................................................................................5
2. Nhà phân phối..................................................................................................................................6
3. Người bán buôn...............................................................................................................................6
4. Người bán lẻ....................................................................................................................................7
5. Người tiêu dùng...............................................................................................................................7
6. Nhà cung ứng gián tiếp....................................................................................................................7
III. ĐIỂM MẠNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG THEO NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ LÀ GÌ?..........8
IV. CÔNG NGHỆ MASAN CONSUMER CORPORATION ỨNG DỤNG....................................9
1. Công nghệ Masan áp dụng ở thời điểm hiện tại...............................................................................9
2. Công nghệ Masan sẽ sử dụng trong thời gian tới...........................................................................10
V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG MANG LẠI CHO MASAN..........................12
1. Ưu điểm.........................................................................................................................................12
2. Nhược điểm...................................................................................................................................13
VI. GIẢI PHÁP CHO CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MASAN..........................................................13
1. Mã hóa vật tư và hàng hóa.............................................................................................................14
2. Cần kết nối các bộ phận trong chuỗi cung ứng..............................................................................14
3. Về chức năng dự báo, lập kế hoạch...............................................................................................15
4. Giải pháp về mua hàng..................................................................................................................16
5. Giải pháp về hoạt động sản xuất....................................................................................................19
6. Giải pháp về phân phối..................................................................................................................19
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................20
MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và thương mại quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp những thách
thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hoá, thông tin và tài chính một cách hiệu
quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh nghiệp nào xây dựng một chuỗi cung
ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua đối thủ trong
cuộc chiến cạnh tranh.
Quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tốt cho khách
hàng, đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng số lượng, chất lượng và kịp thời, đúng
địa điểm. Tạo sự thân thiện và chuyên nghiệp cho khách hàng. Doanh nghiệp thu được
lợi nhuận kinh doanh cao, thu được tiền nhanh chóng và hạn chế tồn kho, từ đó có kế
hoạch kinh doanh tối ưu.
Với lí do trên, nhóm em xin phân tích một chuỗi cung ứng theo nguyên tắc quản
lý, cụ thể là Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan - chuyên sản xuất và phân phối các
mặt hàng thực phẩm và nước giải khát như nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền,
cà phê hòa tan, và các đồ uống đóng chai...để có những kiến thức bổ ích về chuỗi cung
ứng cũng như những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chuỗi cung ứng trong tương
lai .
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
Thành lập từ năm 1996, Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan Consumer (MSC)
là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty sản xuất và kinh
doanh các loại thực phẩm và đồ uống với các thương hiệu mạnh như: Omachi, Chinsu,
Kokomi, Vinacafe, Wake-up, Tam Thái Tử, Nam Ngư, Wake-up 247. Đến cuối năm
2015. Masan Consumer đã sở hữu các ngành hàng chiếm % thị phần như sau: Nước mắm
65%, Nước tương 71%, Mì ăn liền 25%, Tương ớt 43%, Cà phê hòa tan 43%. MSC đã
xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sâu rộng nhất tại Việt Nam bao gồm trên
190.000 điểm bán lẻ tại 64 tỉnh thành, 11 trung tâm phân phối tại Miền Nam, Miền Trung
và Miền Bắc và 12 nhà máy sản xuất.
 Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
 Tên giao dịch: MASAN CONSUMER CORPORATION
 Tên viết tắt: MASAN CONSUMER CORP
 Địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, Số 39 Lê Duẩn - Phường
Bến Nghé - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh
 Điện thoại: (84-8)62555660
 Fax: (84-8)38109463
 Ngành, nghề kinh doanh sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm
và nước giải khát. Sản phẩm bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn
liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai
II. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN

1. Nhà cung cấp trực tiếp


Danh sách các nhà cung cấp trực tiếp của công ty

STT Nhà cung cấp Địa chỉ Sản phẩm

1 Công ty TNHH MTV MASAN Thành phố Hải Dương, tỉnh Mì tôm
Hải Dương Hải Dương

2 Công ty TNHH MTV Công Thị xã Dĩ An, Bình Dương Nước mắm
nghiệp MASAN
3 Công ty TNHH Uni-President Thị xã Dĩ An, Bình Dương Mì tôm
Việt Nam

4 Công ty CP CNTP Việt Tiến Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Nước tương
Minh

5 Công ty Cổ phần Vinacafé Biên KCN Biên Hòa, Đồng Nai Ngũ cốc dinh
Hòa dưỡng, cafe

=> Các công ty kể trên là nhà cung cấp sản phẩm chính trong chuỗi cung ứng.
2. Nhà phân phối
 Masan xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp khắp 63 tỉnh thành trên cả
nước và xuất khẩu sang một số nước có cùng thị hiếu ở châu Á.
 Có mạng lưới kho vận được xem là rộng lớn nhất Việt Nam. Đến nay mạng lưới
phân phối này gồm 3 mạng lưới trung tâm phân phối lớn ( miền Bắc, miền Trung,
miền Nam). Masan có thể phân phối sản phẩm đến bất cứ nơi nào ở Việt Nam chỉ
trong 1 ngày.
 Gần 200 nhà phân phối độc quyền, khoảng 1600 nhân viên bán hàng => Giúp
MASAN đưa sản phẩm đến hơn 180.000 điểm bán trên toàn quốc.
3. Người bán buôn
Masan luôn mong muốn giảm thiểu số lượng người bán buôn để đẩy nhanh hơn quá trình
lưu thông hàng hóa, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, với giá thành hợp
lý hơn. Nhưng với thị trường truyền thống, để làm được điều này không phải ngày một
ngày hai, cần một quá trình dài để MASAN để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện,...
4. Người bán lẻ
Nhà phân phối có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới tới quầy hàng lẻ với số lượng
từng hộp, từng thùng. Đồng thời có sự phân cấp người bán lẻ lớn, người bán lẻ nhỏ để có
chính sách giá và xúc tiến phù hợp. Đồng thời người bán lẻ sẽ được hưởng chính sách về
trưng bày hàng hóa nếu đáp ứng được yêu cầu mà Công ty và NPP đưa ra, đồng thời
đồng ý tham gia chương trình.
5. Người tiêu dùng
Với phương châm mang lại những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn về sức khỏe,
được tiêu dùng với gia giá thành phù hợp, được hưởng chính sách ưu đãi. Họ đưa ra
những sản phẩm an toàn cho sức khỏe, đồng thời quảng cáo đúng sự thật, bán hàng đúng
giá, được tư vấn nếu có phản hồi qua đường dây nóng: 086 2555 655 hoặc qua đội ngũ
nhân viên bán hàng trực tiếp, giám sát bán hàng, nhà phân phối hoặc website của công ty.
6. Nhà cung ứng gián tiếp
Nếu không có những nhà cung cấp dịch vụ tài chính, marketing, vận tải, kho bãi,
công nghệ thông tin,.. chắc rằng để đầu tư cho một chuỗi cung ứng là quá tốn kém và gây
khó khăn cho công tác quản trị và tác nghiệp.
Nhận thức được điều này, MASAN đã san sẻ một phần công việc với đối tác cung
cấp các dịch vụ trên. Điển hình như gần đây, tại các thị trường, người tiêu dùng có thể
thấy rõ công tác Activation Nam Ngư Đệ Nhị được bốc thăm may mắn và có cơ hội trúng
thưởng các phần quà…=> Để kích cầu và nâng cao hình ảnh, MASAN đã thuê một bên
thứ ba thực hiện chương trình này hay thậm chí để thực hiện bắn quầy, kệ cho việc trưng
bày tại từng cửa hàng và Giám sát bán hàng có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện của bên
đối tác này.
=> Tại các khâu của quá trình cung ứng tại MASAN, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa
các thành viên trực tiếp và gián tiếp. Các công ty sản xuất sản phẩm để MASAN cung
cấp ra thị trường là các công ty hoạt động pháp nhân riêng, có mục tiêu chiến lược cụ
thể, mặc dù chỉ cung cấp đầu ra cho MASAN phân phối nhưng tại đó luôn có chuỗi cung
ứng được hình thành, trong đó có cả thành viên trực tiếp và gián tiếp tham gia. Mối liên
hệ này cũng được thể hiện các nhà phân phối và các đối tác gián tiếp trong việc thiết lập
hệ thống, kho bãi, vận hành, thông tin… Người bán buôn, bán lẻ cũng nhờ đó được
hưởng lợi ích từ hoạt động của chuỗi này, cũng nhờ đó mà thông tin luôn đến với người
tiêu dùng nhanh nhất và ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua hàng của họ. => Đây
cũng chính là những đặc điểm của một chuỗi cung ứng theo nguyên tắc quản lý.
III. ĐIỂM MẠNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG THEO NGUYÊN TẮC QUẢN
LÝ LÀ GÌ?
Chuỗi cung ứng theo nguyên tắc quản lý của Masan có nhiều điểm mạnh bao gồm:
 Tích hợp dọc: Masan thường thực hiện tích hợp dọc trong chuỗi cung ứng của họ,
từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ cuối cùng. Điều này giúp họ kiểm soát chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí và tối ưu quy trình sản xuất.
 Đầu tư trong nghiên cứu và phát triển: công ty luôn đầu tư mạnh mẽ vào nghiên
cứu và phát triển để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến quy trình sản xuất
và tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.
 Quản lý chất lượng: Masan chú trọng đến việc duy trì và nâng cao chất lượng sản
phẩm thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và quy trình kiểm tra chất lượng.
 Hệ thống phân phối hiệu quả: Tập đoàn này có một hệ thống phân phối rộng lớn,
giúp họ đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, đúng hẹn và
chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, còn có hệ thống quản lý tồn kho thông minh giúp họ
tránh lãng phí và giảm chi phí lưu trữ. Cụ thể, Supra - công ty logistic của Masan
đã chính thức đi vào hoạt động. Supra đảm nhận 45% lượng hàng hóa khô của
WinCommerce, góp phần giảm 13% chi phí cung ứng trên mỗi sản phẩm của
WCM trên cơ sở chuẩn hóa trong năm đầu hoạt động.
 Khả năng thích nghi: Masan có khả năng thích nghi nhanh chóng với biến đổi thị
trường và nhu cầu của khách hàng, đồng thời áp dụng các chiến lược linh hoạt để
tận dụng cơ hội thị trường mới.
 Ứng dụng công nghệ và quy trình tiên tiến: Tập đoàn này sử dụng công nghệ và
quy trình tiên tiến để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và quản lý chi phí.
IV. CÔNG NGHỆ MASAN CONSUMER CORPORATION ỨNG DỤNG
1. Công nghệ Masan áp dụng ở thời điểm hiện tại
ERP- Oracle E-business
Hiện tại Masan đang ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP) Oracle E-business
Suite, là một phần mềm được sử dụng để giúp các quy trình trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp được tự động hóa, tăng năng suất làm việc của nhân viên và giảm các
chi phí không cần thiết.
Một số tính năng tiêu biểu của Oracle E-Business Suite mà Masan consumer corporation
sử dụng:
 Quản lý hàng tồn kho: cung cấp tính năng quản lý gồm theo dõi vị trí, số lượng và
tình trạng hàng hóa, Masan đã sử dụng các tính năng này để theo dõi tình trạng tồn
kho, đảm bảo rằng họ có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu khách hàng
 Quản lý đơn đặt hàng: cung cấp tính năng quản lý từ khi tạo đơn hàng đến khi giao
hàng và thu tiền, và được sử dụng cho các cửa hàng bán lẻ và khách hàng trực
tuyến
 Lập kế hoạch tài chính và phân tích tài chính: cung cấp tính năng quản lý các hoạt
động tài chính bao gồm kế toán, ngân hàng và phân tích tài chính từ đó đưa ra các
quyết định kinh doanh sáng suốt
 Quản lý hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp: theo dõi các chỉ số quan trọng KPI
doanh số bán hàng, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động từ đó giúp Masan có
cái nhìn tổng quan hơn về hiệu suất của mình và các lĩnh vực cần cải thiện
Lợi ích: nâng cao hiệu quả trong hoạt động chuỗi cung ứng, tăng năng suất của tổ
chức 15% và tiết kiệm 30%, giảm thiểu các thủ tục giấy tờ tránh khả năng sai sót, nâng
cao khả năng quản lý hàng tồn kho, thông tin hoạt động doanh nghiệp có thể truy xuất
nhanh chóng. Từ đó mà Masan có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, tăng
doanh số bán hàng và tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Hạn chế của công nghệ này:
 Chi phí sử dụng lớn, nhưng sử dụng chưa được tối ưu: Thông thường, các gói
phần mềm ORACLE sẽ tổng hợp các chức năng cố định. Do đó, sẽ có các chức
năng cần dùng, và cũng có một số là
 không cần thiết. Vì vậy, khiến việc mua phần mềm bị lãng phí nghiêm trọng.
 Phần mềm ORACLE cồng kềnh: Vì các giải pháp hiện tại trên thị trường là dành
cho tất cả mọi công ty. Do đó, nó được trang bị mọi chức năng. Điều này khiến
doanh nghiệp mất nhiều thời gian trong việc lập trình. Cũng như đào tạo cho nhân
viên công ty sử dụng.
2. Công nghệ Masan sẽ sử dụng trong thời gian tới
Winnie
Năm 2023, Masan sẽ ra mắt Winnie, một AI – Smart PoS tự động hóa quản lý tồn
kho tăng cường bởi AI.
Với tính năng theo dõi hàng tồn kho trên nhiều cửa hàng cùng lúc:
 Loại bỏ tổn thất: Winnie theo dõi chính xác hàng tồn kho và đặt hàng dựa trên
doanh số và mức cung cấp cập nhật
 Tăng cường hiệu quả hoạt động: Winnie sử dụng các thông tin trên để thông báo
về các đơn đặt hàng bổ sung hàng trong tương lai và áp dụng khả năng tự động bổ
sung hàng
Bên cạnh đó, Winnie cũng hỗ trợ việc phân tích hành vi và sở thích khách hàng:
 Phát hiện xu hướng trong sản phẩm và doanh số bán hàng, từ đó đưa ra các
chương trình khuyến mãi, bán thêm và đề xuất điều chỉnh giá phù hợp.
 Tự động theo dõi các số liệu và giá trị trả về của những lần bán thêm này, cung
cấp thông tin chi tiết toàn diện hơn về sở thích và xu hướng chi tiêu của người tiêu
dùng.
 Rút ngắn thời gian xếp hàng, giảm thời gian chờ đợi và tăng doanh số bán hàng.
 Cung cấp những hiểu biết độc đáo về hành vi đang thay đổi của khách hàng và
thậm chí đề xuất những khách hàng nào nên tương tác lại.
Tính năng tích hợp với CRM và Marketing:
 Việc tích hợp hệ thống AI-POS với các công cụ Quản lý quan hệ khách hàng
(CRM) giúp doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng toàn diện.
 AI có thể phân tích dữ liệu này để tạo các chiến dịch Marketing được cá nhân hóa,
cải thiện mức độ tương tác của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Vì vậy, việc ứng dụng Winnie trong thời gian tới sẽ giúp ích rất lớn cho MASAN
trong việc tăng năng lực cạnh tranh so với đối thủ, tạo ra trải nghiệm khách hàng tối ưu
nhất, tối thiểu hóa chi phí vận hành và quản lý kho, từ đó góp phần tăng doanh số bán
hàng lâu dài.
Tuy nhiên, chi phí để đầu tư cho công nghệ Winnie - AI Smart Pos khá tốn kém.
Hệ thống POS thường có giá khoảng 1.700 USD cho khoản đầu tư trả trước và sau đó là
khoảng 1.400 USD mỗi năm để sử dụng phần mềm.
 Bản đồ sức mua (Big Data, AI)
Công nghệ đầu tiên được hé lộ tại ĐHCĐ tập đoàn Masan là “tấm bản đồ sức
mua”. Theo đó, trên hệ thống dữ liệu lớn và AI đã chia mặt phẳng bản đồ Việt Nam thành
những ô vuông có diện tích 100m x 100m. Sau đó, hệ thống tính toán mức thu nhập, sức
mua, thiết kế hàng hóa phù hợp với từng khu vực rất nhỏ, từng ô vuông. Và có khoảng 33
triệu ô như vậy với hàng chục tiêu chí dữ liệu được cập nhật, phân tích để giúp lãnh đạo
doanh nghiệp đưa ra quyết định về vị trí điểm bán, danh mục sản phẩm phù hợp và cả
lượng cung hàng hóa cần chuẩn bị cho mỗi cửa hàng.
Việc sử dụng công nghệ để phân tích và tối ưu hóa sức mua là một hướng tiếp cận
thông minh và hiện đại. Bản đồ sức mua có thể giúp Masan hiểu rõ hơn về khách hàng
của mình, cũng như định vị và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của họ một cách hiệu
quả hơn. Đây có thể là một bước tiến mới của Masan trong việc tối ưu hóa hoạt động bán
lẻ của mình.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu (thu thập dữ liệu, xây dựng hệ thống phân tích,
nhân lực) cho công nghệ này khá lớn. Công nghệ “tấm bản đồ sức mua” cũng tiềm ẩn
những rủi ro về bảo mật, vì sử dụng Big data có thể trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn
công mạng, đe dọa đến thông tin khách hàng.
V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG MANG LẠI CHO MASAN
1. Ưu điểm
 Quản lý chất lượng: Masan có thể kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ
nguyên liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm được đưa tới tay người tiêu dùng cuối
cùng. Sản phẩm của Masan đã đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000,
ISO 22000:2005, ISO 14001, HACCP, OHSAS 18001,... và được chứng nhận đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế - Cục An toàn thực phẩm và các tổ chức
uy tín ở các nước Masan phân phối sản phẩm cấp
 Đáp ứng nhanh chóng trước những biến đổi thị trường: sau đại dịch Covid-19,
nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân tăng lên đáng kể, Masan cũng nhanh
chóng phát động chiến lược Offline to Online (O2O) để có thể tiếp cận với lượng
tệp khách hàng lớn hơn thông qua việc hợp tác với các nền tảng thương mại điện
tử như Lazada. Masan cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy lọc (machine
learning) để phân tích hành vi khách hàng nhằm phát triển thêm nhiều sản phẩm
dịch vụ tốt hơn.
 Quản lý dữ liệu tập trung: Việc quản lý số liệu tập trung sẽ giúp cho lãnh đạo hiểu
rõ tình hình kinh doanh của từng nơi và điều quan trọng là có thể dễ dàng đưa
racác chính sách khuyến mại, giá bán mang tính đồng nhất và có thể kiểm soát
trênhệ thống
 Phân hệ bán hàng liên kết trực tiếp với Phân hệ Chăm sóc khách hàng,giúp các dữ
liệu được liên thông với nhau, chia sẻ thông tin kịp thời giúp quátrình chăm sóc
khách hàng được thực hiện tốt hơn, trở nên chuyên nghiệp hơntrong mắt khách
hàng, đối tác,.
2. Nhược điểm
 Vốn đầu tư lớn: Để phục vụ cho hệ sinh thái tiêu dùng, Masan đã tăng tốc đầu tư
vào công ty fintech Trust Social 2.500 tỷ đồng (từ 2022-2023). Điều này tạo ra áp
lực cho Masan về lợi tức đầu tư ROI, thu hồi vốn và việc thay đổi, điều chỉnh
nhanh chóng chuỗi cung ứng để thích nghi với biến động thị trường cũng khó khăn
hơn.
 Rủi ro về nguồn cung: Cụ thể là rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào, yếu tố môi
trường, … Về rủi ro nguyên liệu đầu vào, trong những năm gần đây, dịch tả lợn
châu Phi đã làm cho nguồn cung biến động (giảm), khiến giá thịt heo tăng cao và
các sản phẩm của Masan có sử dụng nguyên liệu đối mặt với tình trạng tăng chi
phí sản xuất, giảm lợi nhuận/tăng giá sản phẩm. Về rủi ro yếu tố môi trường, biến
đổi khí hậu đang diễn ra với tần suất thường xuyên hơn, biểu hiện là những hiện
tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, … khiến cho nguồn cung nguyên liệu
bị gián đoạn, dẫn đến chuỗi cung ứng của Masan bị đứt gãy (gián đoạn sản xuất).
 Công tác dự báo của Masan chưa thật sự chính xác, vì áp lực chỉ tiêu nên việc dự
báo thường mang tính chất chạy số quý/ năm mà không chú ý đến thực tế bán
hàng dẫn đến cuối quý sản xuất tối đa công suất, tồn kho tại các nhà phân phối rất
lớn, trong khi tháng đầu sản xuất rất ít -> Không sử dụng nguồn lực tối ưu -> Việc
lập kế hoạch cho sản xuất, phân phối, lưu kho cũng kém chính xác hơn.
VI. GIẢI PHÁP CHO CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MASAN
Quản lý và kiểm soát nguồn cung bền vững trước sự biến động nhu cầu của thị
trường theo thời điểm, nâng cao công tác quản lý và lưu trữ, lưu kho hàng hóa phục vụ
cho chuỗi cung ứng được liên tục. Vì vậy cần phải kiểm soát được chi phi tốt thì mới có
giá rẻ và phục vụ tốt cho khách hàng. Việc quản lý lưu trữ và kiểm soát tồn kho tốt sẽ
giúp: duy trì sự độc lập trong vận, đáp ứng sự biến thiên về nhu cầu sản phẩm, cho phép
uyển chuyển trong lịch trình sản xuất, cung cấp sự an toàn đối với các biến thiên về thời
gian cung cấp nguyên liệu, tận dụng yếu tố kinh tế khi đặt hàng số lượng lớn với các hoạt
động chính như:
1. Mã hóa vật tư và hàng hóa
Hiệu quả của nó là giúp cho bất kỳ nhân viên nào của Masan Consumer đều có thể
đọc, hiểu và nhận diện chính xác mã từng vật tư và hàng hóa. Thứ 2, khi chuẩn hóa bộ
mã thì sẽ tránh được trùng lặp, sai sót. Tăng tốc độ nghiệp vụ quản lý sản phẩm, bán
hàng, kiểm kho. Tăng sự chuyên nghiệp cho cửa hàng, siêu thị từ việc đáp ứng tốt nhu
cầu cấp thiết của khách hàng.
2. Cần kết nối các bộ phận trong chuỗi cung ứng
 Thành lập nhóm tương tác và giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng - Cần một
người lãnh đạo.
Chuỗi cung ứng là kiểm soát tối ưu hóa hoạt động của công ty từ khâu đầu tiên là
nhận đơn hàng đến khâu cuối cùng là phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng =>
một thể thống nhất hoàn chỉnh. Việc phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa các phòng ban trong
chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của
một chuỗi cung ứng. Tại Masan Consumer đang áp dụng việc đánh giá hiệu quả công
việc ( KPI) để xét duyệt lương theo hàng tháng, quý, năm; thưởng cho bộ phận nói chung
và nói riêng, điều này dẫn đến bất cập vô cùng lớn khi các bộ phận chỉ chạy theo lợi ích
riêng của từng bên hơn là đạt lợi ích chung cho toàn công ty. Bên cạnh đó, một số bộ
phận quan trọng như R&D, Sales Marketing, MPO… là trung tâm đầu não nhưng lại
không có mặt tại nhà máy sản xuất nên rất khó khăn trong việc ngồi lại để giải quyết vấn
đề và thống nhất phương án tối ưu nhất cho công ty.
=> Giải pháp ở đây chính là cần thành lập nhóm tương tác ( mỗi bộ phận: sales, R&D, kế
hoạch sản xuất, logistics. kho,.... đề cử 1 người) và giải quyết các vấn đề liên quan đến
chuỗi cung ứng và phải có một người lãnh đạo - nhà quản lý chuỗi cung ứng toàn thời
gian, chịu trách nhiệm chung cho toàn chuỗi. Người đứng đầu điều hành chuỗi cần có đầy
đủ kiến thức, đồng cảm, có khả năng quyền hành để thực hiện những thay đổi cần thiết.
 Xác định mục tiêu có thể lượng hóa và không chồng chéo lên nhau.
Nhất thiết phải xác định mục tiêu công ty một cách cụ thể để các bộ phận hoàn thành
đúng nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó cần sắp xếp các mục tiêu một cách nhất quán, dành sự
ưu tiên cho những mục tiêu cấp bách và quan trọng. Tránh để việc các mục tiêu tiêu
chồng chéo lộn xộn, làm xáo trộn cũng như gây mất kiểm soát, mâu thuẫn giữa các bộ
phận trong công ty. Khi một mục tiêu đặt ra, thực hiện, hoàn thành thì khi đó cũng đạt
được mục đích chung của công ty.
3. Về chức năng dự báo, lập kế hoạch
Khi có sự chênh lệch quá lớn trong dự báo nhu cầu sẽ gây ra các vấn đề lớn như: tồn kho
quá mức, dự báo kém, năng lực dư thừa hoặc thiếu hụt, dịch vụ khách hàng tệ do sản
phẩm không có sẵn hay đã tồn kho dự trữ quá lâu, kế hoạch sản xuất không ổn định và
chi phí tốn kém từ những hành động sửa chữa ( sử dụng vận tải chi phí cao, làm việc
ngoài giờ,...). Để công tác dự báo hiệu quả cần:
 Xây dựng mô hình dự báo: mô hình chuỗi thời gian kết hợp mô hình nhân quả.
Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kế hoạch và bộ phận kinh doanh trong công tác
tiếp nhận dự báo và tự dự báo. Nguồn thông tin để dự báo có thể là dữ liệu quá khứ, các
hoạt động marketing như khuyến mãi, trưng bày, giảm giá, các chiến dịch quảng cáo,...
cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng bán như hoạt động của đối thủ cạnh tranh,
các đối thủ mới xâm nhập thị trường, xu hướng và biến động của thị trường,...Công ty sẽ
kết hợp dự báo từ quá khứ để xây dựng mô hình phù hợp cùng với sự dự báo của nhân
viên kinh doanh theo từng chu kỳ, so sánh giữa dự báo của công ty với dự báo của bộ
phận kinh doanh để đưa ra dự báo cuối cùng.
 Xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu
Đối với mỗi vật tư và hàng hóa, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc
quản lý hàng tồn kho, phần mềm quản trị kho như ERP, SoftPro Inventory, Vinemacc…
giúp Masan Consumer tránh được việc mua hàng quá tay, nhập về nhiều hơn mức cần
thiết hoặc thiếu hụt vật tư và hàng hóa dẫn đến việc sản xuất trì trệ, đồng thời giảm thiểu
và hạn chế tối đa các chi phí tồn kho của doanh nghiệp. Tăng cường sự phối hợp giữa
nhân viên kinh doanh, khách hàng và bộ phận Sale Data trong việc cung cấp dữ liệu hàng
tồn kho, hàng đã bán sớm có số liệu thực tế từ nhu cầu và từ đó có những biện pháp
marketing thúc đẩy bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng vào chu kỳ tiếp theo.
 Nâng cao chính sách bền vững nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu trong
chiến lược dài hạn. Áp dụng chính sách thưởng cho nhân viên kinh doanh có dự
báo chính xác về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới => Khuyến khích được sự
làm việc hiệu quả và tích cực hơn của họ trong việc phản hồi thông tin, đóng góp
vào dự báo nhu cầu của khách hàng.
 Ứng dụng phần mềm hỗ trợ dự báo: công ty nên xem xét việc xây dựng và thiết
lập phần mềm hỗ trợ dự báo phù hợp với công ty như Eviews, SPSS,
MetaStock,...Một trong những phần mềm phổ biến đó là Eview - nó sẽ cung cấp
các công cụ phân tích dữ liệu phức tạp từ dữ liệu có sẵn để dự báo các giá trị
tương lai.
 Duy trì giá cả phù hợp: Công ty cần duy trì mức giá ổn định cho sản phẩm. Giá
biến động sẽ khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp và cắt
giảm đơn hàng khi giá lên cao. Điều này gây ra những biến động trong các đơn đặt
hàng. Duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua dự trữ hàng khối lượng
lớn
4. Giải pháp về mua hàng
 Mua hàng là giúp tăng cao giá trị của công ty, tiết kiệm chi phí tồn kho, đồng thời
nâng cao chất lượng của sản phẩm và đáp ứng cho sản xuất được kịp thời
 Xây dựng lịch trình đánh giá hệ thống quản lí chất lượng của nhà cung cấp.
 Là một công ty lớn, hàng đầu ở Việt Nam, nguồn nguyên vật liệu của Masan vô
cùng lớn, bao gồm nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ trên khắp đất nước. Vì số lượng
quá lớn nên việc kiểm soát về chất lượng của các nguyên liệu nói riêng và các nhà
cung cấp nói chung còn lỏng lẻo. Điều này đem đến những tình trạng xấu như giao
trễ hẹn hoặc thiếu hàng, chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu của công ty, ảnh
hưởng đến kế hoạch sản xuất cũng như khả năng cung ứng ra thị trường. Vì những
nguyên nhân đó mà hàng năm công ty Masan nên có những cuộc kiểm tra, khảo
sát chất lượng của các nhà cung cấp, đồng thời lên lịch trình những hạng mục cần
được kiểm tra kỹ, đặc biệt là quy trình sản xuất và năng lực sản xuất của các nhà
cung cấp. Quá trình kiểm tra sẽ ưu tiên các nhà cung cấp thường xuyên gặp vấn đề
về giao hàng và chất lượng. Bên cạnh đó trong quá trình đánh giá sẽ đưa ra những
góp ý đến nhà cung cấp để họ cải tiến hoạt động nội bộ. Cần có sự chặt chẽ trong
quá trình kiểm nguồn nguyên vật liệu, yêu cầu nhà cung cấp gửi bảng kết quả
kiểm tra nguyên vật liệu trong đó bao gồm nguồn gốc, các hồ sơ khác mỗi tháng,...
để biết rõ tình trạng nguồn nguyên liệu đó.
 Phòng quản lý chất lượng của Masan cần phải đưa ra tiêu chuẩn cụ thể cho những
vật liệu chưa có tiêu chuẩn kiểm tra cụ thể. Trong trường hợp các vật liệu đó phát
sinh hư hỏng, cần nhiều thời gian kiểm tra, đánh giá gây ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất. Các tiêu chuẩn cụ thể dựa trên những nghiên cứu, ban hành của phòng
R&D, các tiêu chuẩn này được gửi cho nhà cung cấp và yêu cầu họ phải đạt được
những thông số mà Masan đã đề ra. Đối với việc trễ hẹn giao hàng, công ty Masan
cần có thêm ràng buộc trong các hợp đồng thương mại, về hình thức xử phạt và
khoản bồi thường cho công ty.
 Việc đánh giá chất lượng cần được diễn ra định kỳ, Masan có trách nhiệm lập
bảng đánh giá năng lực của các nhà cung cấp và gửi cho họ, còn các nhà cung cấp
có trách nhiệm kiểm tra và phản hồi nếu có thông tin sai sót. Những nhà cung cấp
có đánh giá chưa cao thì Masan cần có sự thảo luận lại với bộ phận thu mua để
đưa ra quyết định có nên tiếp tục hợp tác với nhà cung cấp đó hay không.
 Chú trọng về chất lượng nguyên vật liệu
 KPI luôn là thước đo hiệu quả công việc tại các doanh nghiệp, đối với bộ phận thu
mua ở Masan, KPI của các nhân viên là tối thiểu hóa chi phí mua hàng, vì vậy việc
lựa chọn các nhà cung cấp có giá thành thấp để đạt đủ chỉ số KPI là 1 trong những
vấn đề mà không chỉ tồn tại ở Masan mà còn ở những doanh nghiệp tương tự
khác. Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng chất lượng nguyên vật liệu kém hoặc
thiếu hụt nguyên vật liệu ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất. Để khắc phục được
tình trạng này, Masan cần đặt chất lượng nguyên vật liệu lên hàng đầu, ưu tiên các
nhà cung cấp có chất lượng cao và ổn định. Về phần giá cả, hai bên có thể thương
lượng lại với nhau để đưa ra được phương án tối ưu nhất. Vừa giữ vững được chất
lượng sản phẩm mà còn có thể nâng cao mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp
uy tín.
 Một nguyên nhân khác làm cho lượng hàng tồn kho đó là do việc đặt hàng theo số
lượng lớn để hưởng những ưu đãi về giá. Mặc dù, nguồn nguyên vật liệu mà
Masan Consumer cần rất lớn, tuy nhiên trong một số trường hợp việc đặt số lượng
hàng quá nhiều là không cần thiết. Có trường hợp hàng hóa đã giảm chất lượng
hoặc thậm chí là hết hạn khi được đưa vào quá trình sản xuất. Vì vậy để ngăn chặn
tình trạng này, phòng thu mua cần đặt ra số lượng vừa đủ hoặc dư nhưng số lượng
không quá lớn để có thể giảm giá trị tồn kho và đảm bảo chất lượng của nguồn
hàng.
 Mở rộng mạng lưới tìm kiếm nhà cung cấp và tối ưu hóa thời gian giao hàng
và lượng đặt hàng
 Sự đa dạng về hàng hóa đã giúp Masan khẳng định vị trí của mình trong thị trường
hàng hóa, nhưng cũng chính nguyên nhân đó đã đến việc các nguồn nguyên liệu
có kịp thời cung cấp cho công ty để không làm trì trệ quá trình sản xuất. Hiện tại,
Masan đang nhập khẩu rất nhiều loại nguyên vật liệu và thời gian vận chuyển hàng
hóa tốn rất nhiều thời gian và rủi ro khi số lượng hàng hóa quá lớn. Đây chính là
một trong những thách thức với Masan. Để cải thiện được tình trạng này, phòng
mua hàng cần mở rộng tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa để dự phòng cho nguồn
hàng nhập khẩu. Kèm theo đó cần cung cấp thông tin cụ thể cho các nhà cung cấp
nước ngoài để họ đáp ứng đủ nhu cầu.
 Các mặt hàng có giá trị lớn hay những mặt hàng mang tính chiến lược cần đàm
phán với nhà cung cấp, minh bạch về số lượng, thời gian giao hàng và tối thiểu
hóa giá cả xuống mức hợp lý. Ngoài ra, phòng thu mua còn phải liên kết chặt chẽ
với kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên liệu, tập trung vào lợi ích tổng thể của
chuỗi cung ứng, giảm thiểu tổng chi phí cho Masan
5. Giải pháp về hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất là cốt lõi của một doanh nghiệp nói chung và của chuỗi cung ứng nói
riêng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng cũng như dịch vụ khi
hàng hóa đến tay người tiêu dùng
 Bộ phận sản xuất cần tìm ra phương án sản xuất đáp ứng đơn hàng một cách linh
hoạt và chi phí phù hợp. Đồng thời đưa thêm các doanh số của phòng bán hàng với
tỷ trọng cao vào bộ phận sản xuất để ưu tiên cho việc đáp ứng đơn hàng một cách
nhanh nhất.
 Ngoài ra các cuộc họp cần có trưởng bộ phận sản xuất để thể hiện sự cấp thiết của
các đơn hàng cần đáp ứng để có kế hoạch sản xuất kịp thời
 Đồng thời, việc nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ sản xuất tại
các nhà máy là tiêu chí không thể thiếu trong việc cải thiện chất lượng của hoạt
động sản xuất. Cần tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc với công nghệ tân tiến nhất
của doanh nghiệp và được hướng dẫn bởi những nhân viên có trình độ chuyên
môn cao và kinh nghiệm dày dặn
6. Giải pháp về phân phối
 Quản lý dòng chảy của kênh phân phối bằng các phương tiện thông tin hiện đại.
Xác định rõ các thông tin cần trao đổi và đảm bảo các thông tin ấy thông suốt từ
nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
 Ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để xác định lại phạm vi thị
trường, phạm vi kinh doanh và tạo ra các công cụ cạnh tranh mới
 Hoàn thiện dòng thông tin trong kênh tác động lớn đến sự phối hợp trong kênh và
chi phí điều hành kênh và là cơ sở để hoàn thiện các dòng chảy khác
 Ứng dụng thương mại điện tử để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Do sản
phẩm của Masan là những sản phẩm tiêu dùng hằng ngày, vì vậy công ty chỉ cần
đầu tư vào công nghệ di động để dẫn đầu xu hướng nhằm giữ lợi thế cạnh tranh
của mình.
 Masan cần xây dựng một mô hình “lai” mà tại các điểm phân phối hàng hóa trở
thành trung tâm dịch vụ và giao hàng. Người tiêu dùng có thể mua hàng từ bất cứ
nơi nào thông qua các thiết bị di động của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp
tăng thêm sự liên kết với khách hàng của mình để có thể tìm ra cách thức đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời các đối thủ sẽ khó khăn trong việc sao
chép cách thức thực hiện vì cần phải có danh mục hàng tiêu dùng thành công.

KẾT LUẬN
Quản trị chuỗi chiến lược tốt sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh. Một chiến lược cạnh
tranh tốt là chiến lược có thể phát huy tối đa hiệu quả của chuỗi giá trị trong doanh
nghiệp. Hoạt động của chuỗi sẽ không hiệu quả nếu thiếu tính đồng nhất, hoặc các nguồn
lực không đủ hỗ trợ chiến lược.
Để xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, điều quan trọng là công ty phải xác
định được nhu cầu khách hàng trong mỗi phân khúc thị trường mà mình muốn nhắm tới,
đồng tời xem xét các vấn đề mà chuỗi có thể gặp phải trong việc thõa mãn như cầu này.
Đặc biệt, công ty cần nhanh chóng đổi mới, thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ
thông tin để giảm bớt chi phí, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Masan Group , 2023 , “Kết nối vạn nhu cầu”: Masan đặt kế hoạch doanh thu
100.000 tỷ vào năm 2023 tại https://www.masangroup.com/vi/news//Consumer-
of-Things-Masan-sets-a-revenue-target-of-VND100-trillion-in-2023.html
2. Masan Group , 2022, Offline - “át chủ bài” để chiến thắng trên kênh online
https://www.masangroup.com/vi/news/market-news/Masan-s-accelerated-
expansion.html
3. Team Grubbrr, 2021, How AI is Impacting the POS Market
https://grubbrr.com/evolution-of-ai-in-the-pos-market/
4. Expertmarket, 2023, POS System: Advangtages and Disadvangtage in 2023
tạihttps://www.expertmarket.com/ca/pos/pos-system-advantages-disadvantage.
5. Nga N, 2014, Quản trị chuỗi cung ứng Masan tại
https://123docz.net/document/2793921-quan-tri-chuoi-cung-ung-masan.html.

You might also like