You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

__________

BÀI TẬP NHÓM 5


Môn: Quản trị chiến lược
Đề tài: Sử dụng các công cụ được học phân tích các yếu tố trong chiến lược của
Masan
Họ và tên Mã sinh viên
Trương Ngọc Anh : 11210800
Nguyễn Thị Ngọc Ánh : 11220739
Phạm Thị Thùy Linh : 11223729
Nguyễn Thị Minh Thư: 11226120
Hà Quang Vũ : 11219828
Nguyễn Thị Yến : 11227074

Hà Nội – 2023
Mục lục
Lời mở đầu……………………………………….……...…………………………3
I. Giới thiệu Masan……….……………………….……….…………………….. 4
II. Các loại chiến lược…….…………………………….…….………………….. 4
1. Chiến lược đa dạng hóa……………………………..…….….…………………. 4
2. Chiến lược cạnh tranh ở vị trí dẫn đầu………………………………………….. 5
3. Chiến lược hội nhập ngang……………………………………………………… 7
III. Phân tích môi trường kinh doanh ……………………………………………7
1. Môi trường vĩ mô……………………………………………………………….. 7
2. Môi trường vi mô……………………………………………………………… 13
IV. Phân tích môi trường nội bộ………………………………………..……… 15
1. Chuỗi giá trị……………………………………………………………………..15
2. Theo quan điểm quản trị………………………………………………………...32
3. Nguồn lực……………………………………………………………………….38
4. Chức năng quản trị ……………………………………………………………..40
V. Vấn đề của chiến lược hiện có………….………………………….…………40
VI. Điều chỉnh bằng SWOT/IE………………….………………………………41
Tài liệu tham khảo ……………………..…………………...……………………42
Kết luận……...……………………………………………………………………43

Nhiệm vụ
STT Họ và tên Nội dung phụ trách Nhận xét và điểm số
1 Phạm Thị Thùy Linh II. Các loại chiến lược

2 Nguyễn Thị Yến III. 1. Môi trường vĩ



3 Nguyễn Thị Ngọc Ánh III. 2. Môi trường vi

4 Trương Ngọc Anh IV. 1. Chuỗi giá trị
2. Theo quan điểm
quản trị
5 Hà Quang Vũ IV. 3. Nguồn lực
4. Chức năng quản trị

6 Nguyễn Thị Minh Thư V. Vấn đề của chiến


lược hiện có
VI. Điều chỉnh
SWOT/IE

2
Lời mở đầu

Masan là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, hoạt

động trong các lĩnh vực tiêu dùng, tài chính, tài nguyên và nông nghiệp. Masan có

mục tiêu trở thành một công ty đa quốc gia với sứ mệnh mang lại những sản phẩm

và dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp lý cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam

và khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Masan cần phải đối mặt với những thách thức

và cơ hội từ môi trường kinh doanh đang liên tục thay đổi. Trong bài luận này, nhóm

chúng em sẽ sử dụng những công cụ phân tích đã được học trong môn quản trị chiến

lược để đưa ra những đánh giá và khuyến nghị cho chiến lược kinh doanh của Masan

trong tương lai.

3
I. Giới thiệu Masan
Masan Consumer có tên là Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan, là công ty
chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016
và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng. Masan Consumer sản xuất và phân
phối các mặt hàng tiêu dùng và nước giải khát.

II. Các loại chiến lược


1. Chiến lược đa dạng hóa
• Hệ sinh thái tiêu dùng tích hợp: Masan tập trung vào việc phục vụ những nhu
cầu chưa được thỏa mãn của gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Họ đã
xây dựng một hệ sinh thái bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như bán lẻ, thực
phẩm & đồ uống, thịt mát có thương hiệu, dịch vụ tài chính và vật liệu công
nghệ cao.
• Chiến lược cao cấp hóa sản phẩm: Masan Consumer đã tập trung vào việc cao
cấp hóa danh mục thực phẩm và mở rộng quy mô ngành hàng thức uống và
sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình. Họ cũng đã đầu tư vào việc xây dựng
thương hiệu và quảng bá các phát kiến mới.
• Khai thác và chế biến khoáng sản: Masan High-Tech Materials, một công ty
thành viên của Tập đoàn Masan, đang tham gia vào khai thác và chế biến sâu
Vonfram tại Việt Nam. Họ đầu tư vào công nghệ khai thác và chế biến hiện
đại, không ngừng đổi mới và nghiên cứu nhằm tăng trưởng và phát triển kinh
tế bền vững cho ngành khoáng sản Việt Nam.
• Chiến lược Point of Life: Masan đã gặt hái thành công từ chiến lược cao cấp
hóa, đa dạng hóa và tiện lợi hóa sản phẩm FMCG.
• Mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm: Masan Consumer có
nguồn lực tài chính mạnh, cho phép họ dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, đa
dạng hóa sản phẩm, củng cố chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, và tiếp
cận nhiều phân khúc khách hàng khác nhau
Tóm lại, chiến lược của Masan đề cao việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đồng thời tận
dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.
1.1. Bán lẻ
Wincommerce vận hành nền tảng bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại có quy mô toàn
quốc lớn nhất Việt Nam với chuỗi siêu thị Winmart, Winmart+ đáp ứng đầy đủ nhu
cầu thiết yếu của người tiêu dùng với trải nghiệm tiện lợi. WIN phục vụ các nhu cầu

4
tiêu dùng hàng ngày của người Việt như: nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính, dược
phẩm, chuỗi F&B, dịch vụ viễn thông.
1.2. Thực phẩm và đồ uống
Masan Consumer Holdings là một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh
trong nước lớn nhất Việt Nam. Công ty sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm
thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước tương, nước mắm, nước chấm, tương ớt,

mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai và bia.
Công ty đã phát triển danh mục sản phẩm, đội ngũ bán hàng và các kênh phân phối
trong nước để thiết lập vị trí hàng đầu trong thị trường sản phẩm thực phẩm và đồ
uống có thương hiệu của Việt Nam. Những thương hiệu chủ chốt của Masan
Consumer Holdings bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi,
Lovemi, Komi, Cao Bồi, Ponnie, Vinacafé, Wake-Up, Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Faith
và Sư Tử Trắng.
1.3. Thịt mát
Masan MEATLife là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về chuỗi giá trị thịt có
thương hiệu, tập trung vào việc cải thiện năng suất trong ngành đạm động vật của
Việt Nam với mục tiêu cuối cùng là mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm
thịt có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và giá cả hợp lý. Masan MEATLife đã ra mắt
thành công thương hiệu thịt mát “MEATDeli” theo công nghệ chế biến đáp ứng tiêu
chuẩn châu Âu.
1.4. Dịch vụ tài chính
Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất
Việt Nam xét trên thu nhập hoạt động, quy mô tổng tài sản, tín dụng, huy động, số
lượng khách hàng và hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch với chiến
lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm thông qua hệ sinh thái các sản phẩm.
1.5. Vật liệu công nghệ cao
Masan High-Tech Materials là một trong những công ty tài nguyên và chế biến
khoáng sản tư nhân lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hiện đang vận
hành dự án mỏ đa kim Núi Pháo mang đẳng cấp thế giới ở miền Bắc. Núi Pháo sở
hữu mỏ vonfram lớn nhất thế giới và mỏ vonfram mới đầu tiên trong ngành được
đưa vào vận hành trong hơn 1 thập kỷ vừa qua.
2. Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu
2.1. Masan Cosumer:
• Chiến lược phát triển sản phẩm: Masan Consumer là một trong những công
ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm
tiêu dùng. Các sản phẩm của Masan Consumer bao gồm các thương hiệu nổi
tiếng như Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi và Kokomi. Các sản phẩm
của Masan Consumer đều được sản xuất và chế biến từ nguyên liệu tươi ngon,

5
đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Công ty cũng luôn cập nhật công
nghệ sản xuất mới nhất để tăng cường năng suất và giảm thiểu chi phí sản
xuất.
• Chiến lược mở rộng thị phần: Chiến lược đầu tư trực tiếp vào các thị trường;
tìm kiếm các đối tác địa phương để hợp tác và phát triển sản phẩm và dịch vụ
vủa các thị trường này.
=> Mục tiêu xây dựng thương hiệu: công ty đã hướng đến việc xây dựng các nhãn
hiệu khác nhau cho các phân khúc thị trường khác nhau. Từ thành công của các
thương hiệu sản phẩm hiện tại, Masan Consumer có thể mở rộng thị phần của mình
thông qua việc đánh chiếm phân khúc sản phẩm không có thương hiệu, vốn còn rất
nhiều tiềm năng với nhiều nhà sản xuất nhỏ, rời rạc. Phát triển hệ thống phân phối
để mở rộng thị trường ở các đô thị nhỏ cũng như vùng nông thôn.
2.2. Masan MEATLife
- Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm: thịt không những có nguồn gốc rõ ràng
mà còn phải qua 3 tuyến chọn lọc, kiểm dịch chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường.
· Tuyến 1: Chỉ những con heo đảm bảo nuôi sạch, xanh, khỏe mạnh mới được xuất
trại, đưa đến nhà máy.
· Tuyến 2: Heo được kiểm tra không tiêm thuốc tăng trọng, không tiêm chất tạo nạc,
không nhiễm bệnh dịch mới được đưa vào xử lý. Heo không đạt chuẩn sẽ bị tiêu
hủy.
· Tuyến 3: Thịt heo sau khi xử lý, đảm bảo an toàn mới được đưa ra ngoài thị trường
bán cho người tiêu dùng.
=> Mục tiêu: chiếm 10% thị phần cả nước Việt Nam trong thị trường thịt heo trị giá
10 tỷ USD; sở hữu mạng lưới phân phối thịt số 1 toàn quốc, kết hợp với những cửa
hàng MEATDeli, kênh phân phối hiện đại và chợ truyền thống; đạt 2 tỷ USD doanh
thu với phần lớn đóng góp từ các loại thịt có thương hiệu, lợi nhuận đạt 200-250
triệu USD
2.3. Techcombank:
Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng 5-6,5%, với nhiều biến động cũng
như khó khăn tiềm ẩn do cả yếu tố trong nước và quốc tế. Techcombank thực hiện
chiến lược quản lý chuỗi giá trị, tức là quản lý từ chủ đầu tư, bên thi công xây dựng
cho đến khách hàng cá nhân. Điều này giúp ngân hàng quản lý được về mặt dòng
tiền của toàn bộ dự án, từ đó, giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng chọn các khách
hàng doanh nghiệp uy tín có chất lượng tài chính lành mạnh, dự án có pháp lý tốt.
Đối với khách hàng cá nhân, Techcombank cho vay những khách hàng có thu nhập
cao.
2.4. Winmart, Winmart+
Chiến lược bao phủ thị trường, mở rộng số lượng siêu thị: tự mở các siêu thị mini
Winmart+; mua bán, sát nhập doanh nghiệp M&B
6
3. Chiến lược hội nhập ngang
Masan mở rộng quy mô sản xuất bằng việc sát nhập với công ty Việt Tiến và
công ty Minh Việt đồng thời mua lại cổ phiếu chi phối của công ty cổ phần vinacafe
Biên Hòa. Cuối năm 2015, massan kí kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holding
Pte,, Ltd ( Thái Lan) tuyên bố mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống
ra các nước ASEAN.
Thương vụ sáp nhập giữa Masan Consumer (thuộc Tập đoàn Masan) và
Vincommerce (thuộc tập đoàn Vingroup) vào năm 2019 là biểu hiện rõ nhất cho
chiến lược hội nhập ngang của Masan. Với việc sáp nhập này, công ty mới sẽ sở hữu
mạng lưới với hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart+ + tại 50 tỉnh
thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco
cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.
=> Thỏa thuận này sẽ giúp Masan có cơ hội tận dụng được mạng lưới phân phối
rộng khắp của Vincomerce nhằm thâm nhập thị trường bán lẻ hiện đại. tạo nên một
Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng
đầu.
Hai mảng kinh doanh chính của tập đoàn này là thực phẩm - đồ uống và chuỗi
giá trị thịt đều có thể khớp với hoạt động của VinMart. Với đặc điểm là những ngành
hàng có nhiều sự thay thế và độ nhạy cao về giá, lợi thế đầu tiên với Masan là có thể
giảm bớt chi phí trung gian của kênh phân phối qua siêu thị. một gói mỳ tôm khi
phân phối qua kênh siêu thị phải chịu chi phí tới 24% lợi nhuận biên. Khi Masan
vừa là người sản xuất, vừa sở hữu chuỗi bán lẻ lớn, như VinMart, đồng nghĩa là phần
chi phí cho quãng đường từ nhà máy đến tay người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể. Điều
này cũng mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn nếu những nền tảng phân phối khác, như
Alibaba hay Amazon, xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
Thay vì mất vài năm để xây dựng hệ thống phân phối thịt MeatDeli, Masan
Consumer lựa chọn sáp nhập với hệ thống bán lẻ đối thủ là VinCommerce để tạo
thành 1 nhánh công ty mới là Masan Meatlife, lập tức nâng số điểm bán sản phẩm
thịt MeatDeli tăng thêm gần 3.000 điểm, đạt mục tiêu số điểm bán dự kiến của năm
2021. Rút ngắn thời gian 2 năm để phát triển điểm bán, MeatDeli đã có lợi thế dẫn
đầu thị trường so với các đối thủ cùng ngành.

IV. Phân tích môi trường kinh doanh


1. Môi trường vĩ mô ( Mô hình PESTEL)
1.1. Nhân tố chính trị
Hoạt động kinh tế không thể tách rời với các sự kiện chính trị. Các sự kiện và
những hành động của chính phủ đều có khả năng ảnh hưởng đến những biến động
thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh
tế như hiện nay, tác động của các sự kiện chính trị đến nền kinh tế không còn giới

7
hạn trong các sự kiện trong nước nữa mà bắt đầu mở rộng tới các sự kiện chính trị
quốc tế.
Năm 2022 và 2023, tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thế giới
chứng kiến mối quan hệ giữa Nga và Ukraine diễn ra căng thẳng hơn bao giờ hết
với hàng loạt các hành động tấn công và đáp trả tới từ hai bên liên quan, gây ảnh
hưởng nặng nề tới nhiều nền kinh tế, trong đó có cả Việt Nam. Giá nguồn nguyên
vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến giá hàng hóa thế giới tăng cao điều này cũng dẫn
đến giá hàng hóa trong nước tăng lên. Đây cũng là một thách thức cho Masan khi
doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động chính trong ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ.
Bên cạnh những rủi ro về các chính sách thuế, chính phủ vẫn tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ hậu COVID. Cụ thể chính phủ đã có câu
trả lời bằng Thông báo 2298/TB-TTKQH. Cụ thể, theo thông báo này, ngày
17/5/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất phạm vi áp dụng dụng chính
sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT). Kể từ tháng 7/2023 đến hết năm, người
dân có thể mua sắm nhiều hơn với cùng một số tiền so với trước đó, làm tăng tổng
cầu của nền kinh tế, khơi thông thị trường tiêu thụ, giải quyết lượng hàng tồn kho,
hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Đây là hành động rất thiết thực của Chính
phủ trong công tác kích cầu tiêu dùng, góp phần hoàn thiện công thức kinh tế tăng
trưởng: sản xuất và tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt trong ngành bán
lẻ các sản phẩm tiêu dùng nói chung và Masan nói riêng sẽ là các đơn vị hưởng lợi
trực tiếp.
Có thể nói, Masan cần nhận thấy rõ cơ hội về sự ổn định về chính trị, ưu tiên về
chính sách của chính phủ và nhiều điều kiện thuận lợi khác ở Việt Nam mà không
ngừng đẩy mạnh chiến lược khai thác và tận dụng những ưu thế sẵn có này để chiếm
lĩnh thị trường trong nước và tối đa hóa lợi nhuận. Với sự bình ổn về chính trị như
thế đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ nguồn vốn vào các doanh
nghiệp lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ, nhưng cũng khiến các công ty
xuyên quốc gia dòm ngó, làm tăng đối thủ cạnh tranh quốc tế, đây cũng là thách
thức cho Masan.

1.2. Nhân tố kinh tế


Năm 2023, kinh tế Việt Nam đã đi được ¾ quãng đường trong bối cảnh kinh tế
thế giới có triển vọng tiêu cực. Cụ thể là, tăng trưởng toàn cầu giảm tốc do chính
sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh
tế. Bên cạnh nợ công, chi phí lãi vay tăng cao đòi hỏi chính phủ các nước phải tiếp
tục củng cố tài khóa. Điều này làm giảm tổng cầu thế giới, tác động tiêu cực tới các
nền kinh tế có chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu như Việt Nam. Trong tháng
9 năm 2023 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn,
đơn hàng sụt giảm, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp lâm vào
tình cảnh cạn kiệt nguồn vốn khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, sản xuất cầm chừng,
8
cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có 8 doanh nghiệp rút khỏi thị trường- đây là thách
thức không nhỏ đối với Masan.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp.
Chính phủ đã luôn đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh
nghiệp. Ngân hàng nhà nước đã 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành hỗ trợ doanh
nghiệp và hộ kinh doanh có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh. Với động thái
nêu trên của Ngân hàng nhà nước, có thể thấy rằng các doanh nghiệp sản xuất sẽ là
đối tượng đầu tiên được hưởng lợi, có nhiều dư địa để gia tăng sản xuất, phục vụ
nhu cầu thị trường phục hồi, đặc biệt tạo cơ hội cho ngành bán lẻ.
GDP đầu người 2023 tăng đến xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và mong muốn khác
sẽ trở nên khác biệt hơn. Điều này cũng gây ra sự phân hóa về thu nhập trong xã
hội, đồng thời tạo ra nhiều phân khúc khác biệt trên thị trường. Lạm phát có thể
tăng, dẫn đến áp lực gia tăng chi phí sản xuất. Biến động giá cả có thể ảnh hưởng
đến giá thành và lợi nhuận của Masan trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay.
Theo ghi nhận từ báo cáo tài chính quý II/2023, nhìn chung hoạt động kinh
doanh của Masan vẫn khả quan trong môi trường vĩ mô đầy thách thức. Cả 3 ngành
chiếm tỷ trọng đến 80% doanh thu của Công ty bao gồm WinCommerce (WCM),
Masan Consumer (MCH) và Masan MEATLife (MML) đều đạt mức tăng trưởng
dương. Với lợi thế dòng tiền đều đặn từ hoạt động kinh doanh mặt hàng gắn liền với
cuộc sống hằng ngày của Masan cùng với việc ngân hàng nhà nước ưu tiên hạ lãi
suất là cơ hội lớn để Masan cũng như các doanh nghiệp bán lẻ không ngừng vững
vàng vượt qua thời điểm khó khăn, mà còn tăng tốc về đích vào các quý còn lại của
năm 2023.

1.3. Nhân tố xã hội


Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng của thị trường hàng tiêu dùng và bán
lẻ với lượng dân số gần 100 triệu người, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất
Đông Nam Á, dân số trẻ và ưa thích kết nối. Hơn nữa quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ, thu nhập gia tăng…là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng cho các
doanh nghiệp hàng tiêu dùng và bán lẻ. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt cho tất cả những người tham gia trong cuộc chơi này. Nếu phân tích
kỹ vào từng trường hợp riêng lẻ, có thể thấy điểm chung giữa những nhà bán lẻ thua
lỗ và rời bỏ thị trường Việt Nam do các chiến lược kinh doanh của họ không phù
hợp với tâm lý và văn hóa người Việt Nam. Chính vì vậy, ưu thế “sân nhà” sẵn có,
cùng sự am hiểu về thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của người dân, đây chính là cơ hội
để Masan và các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng sự phát triển này cạnh tranh thành
công với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần tại Việt
Nam.
Cùng với hội nhập quốc tế, cộng đồng trở nên đa dạng hơn về sắc tộc, thay đổi
về cơ cấu giới tính, xác thực về giới tính, xác thực bản dạng giới tính, di động, phụ
9
thuộc vào kỹ thuật số nhiều hơn. Người tiêu dùng cũng có kỳ vọng cao hơn đối với
các công ty trong việc duy trì các sáng kiến ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và
DEI (đa dạng, công bằng và hòa nhập). Trong một nghiên cứu về công ty Delotie,
¾ số người tiêu dùng thuộc gen Z cho biết tính bền vững quan trọng hơn thương
hiệu khi đưa ra quyết định mua hàng. Khi tệp khách hàng ngày càng trở nên đa dạng
về nhu cầu, điều kiện sống và sở thích riêng thì các nhà bán lẻ buộc phải thích ứng
với quy trình sản xuất, phân phối và tiếp thị mới. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ ngoại
cũng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng tại thị trường hấp dẫn như Việt Nam
cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với Masan cũng như các doanh nghiệp
trong ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ nội địa trong việc dành lại thị phần.

1.4. Nhân tố công nghệ


Xu hướng ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm đáp ứng nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đang buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải thay đổi
để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Trên thực tế, cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội
phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn đa dạng,
hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số. Trong câu hỏi nhận định
xu hướng chính của ngành Bán lẻ trong ít nhất 3 năm tới, kết quả khảo sát của
Vietnam Report cũng cho thấy trong số top 3 xu hướng được đề cập nhiều nhất, các
doanh nghiệp cũng nhắc đến sự tham gia nhiều hơn của Trí tuệ nhân tạo trong ngành
(chiếm tỷ lệ phản hồi 63.64%). Ngoài ra, “Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt”
của McKinsey chỉ ra nhiều sự thay đổi, sự nổi lên nhanh chóng của các đối tượng
người tiêu dùng kỹ thuật số. “Công dân thế hệ số”, gồm thế hệ gen Z và thế hệ gen
Y có thể chiếm 40% tiêu dùng của Việt Nam ở năm 2030, điều này yêu cầu việc
tiếp cận tệp khách hàng này cũng cần được đổi mới, áp dụng nhiều yếu tố công nghệ
thông minh hơn, tiện ích hơn, cũng là một thách thức mà Masan cần đối mặt, đồng
thời cũng là cơ hội để Masan đẩy mạnh hơn về công nghệ bán hàng, đổi mới sản
phẩm để phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng trên.
Xuất phát điểm là tập đoàn chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhanh, từ
khi mua lại chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+, Masan đã bước chân vào lĩnh vực bán
lẻ. Trong tương lai Masan đặt mục tiêu sẽ biến điểm bán lẻ offline trở thành các
kênh tiếp cận xuyên suốt từ online đến offline nhằm phục vụ không chỉ các sản
phẩm tiêu dùng thiết yếu mà còn các dịch vụ tài chính, viễn thông, chăm sóc sức
khỏe…Ngoài ra, với việc đầu tư đúng đắn vào việc đưa sáng kiến và kỹ thuật vào
phát triển sản phẩm mới. Masan Consumer đã dành 3 triệu USD đi xây dựng Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D) đẳng cấp thế giới tại Bình Dương
với công nghệ và máy móc tiên tiến nhất. Với khoản đầu tư này, Masan tự hào khi
sở hữu một trong những trung tâm R&D về thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt
Nam. Chủ tịch Masan, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết “Mục tiêu sắp tới là
10
chuyển đổi The Crownx thành nền tảng tiêu dùng, công nghệ hàng đầu. Trong năm
2022, Masan sẽ số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần đến phân phối để phục vụ 100
triệu người Việt. Bước đi này không chỉ tối ưu 10% chi phí hoạt động mà còn vận
dụng hiệu quả công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và machine learning (máy học) nhằm
nâng cao hiểu biết về khách hàng, phục vụ các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất”.

1.5. Nhân tố môi trường


Biển Đông, “cầu nối” giao thương trọng yếu trên bản đồ hàng hải toàn cầu, chỉ
tiếp giáp với Việt Nam, 29 trong 39 tuyến đường biển hiện đang được sử dụng trên
khắp thế giới đi qua biển Đông. Có nhiều địa điểm phát triển cảng biển dọc theo
3.360km bờ biển phía đông của Việt Nam. Việt Nam còn nằm trên con đường xuyên
Á dài 140.479km. Quãng đường đi trên lãnh thổ Việt Nam dài 2.678km. Ủy ban
Kinh tế và Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAPE) đã khởi động Con đường
Xuyên Á với mục đích kết nối các đường cao tốc của Châu Á và thúc đẩy thương
mại đường bộ giữa các quốc gia Châu Á và Châu u. Ngoài ra Việt Nam nằm trên
Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC), tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải
hàng hóa của Việt Nam và Thái Lan có thể vận chuyển và nhận sản phẩm tại nước
của nhau. Lợi thế này đã làm tăng đáng kể khả năng giao hàng không tốn kém,
nhanh chóng và hiệu quả. Lợi thế về vị trí địa lý cho phép doanh nghiệp Việt Nam
có cơ hội giao thương với nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á và xa hơn nữa.
Các nhân tố sinh thái bao gồm các tài nguyên thiên nhiên như đất nông nghiệp,
thủy sản, rừng, khoáng sản như than, kim loại, dầu… năng lượng, không khí và
nước. Việc cung cấp các nguồn lực rất hạn chế. Một thập kỷ trước, chúng ta đều có
ấn tượng rằng tài nguyên thiên nhiên như không khí và nước không cạn kiệt và
nguồn cung của chúng ta là không giới hạn. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi và
các nguồn lực như vậy cũng bị hạn chế rất nhiều về nguồn cung. Chính sự khan
hiếm nguồn cung này cũng đặt ra cho Masan những thách thức nhất định trong việc
đưa ra chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý.
Theo đánh giá hằng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện
tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về chỉ số rủi ro
khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn. Tình trạng ô
nhiễm môi trường gia tăng, nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên nhiên liệu phục vụ
cho sinh hoạt và lao động, sản xuất và cả thu nhập của con người cũng sẽ thay đổi
theo chiều hướng giảm xuống dẫn đến hành vi tiêu dùng, mua sắm cũng thay đổi.
Nếu trước đây với nhiều người, tiêu chí đầu tiên để mua sắm là rẻ thì giờ đây an
toàn là yếu tố hàng đầu. Theo khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam, 80% người
tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch,
sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Đây chính là cơ hội để các
doanh nghiệp tạo lập giá trị thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh, bằng cách
xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã
11
hội và môi trường, đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng vào trọng tâm của việc phát
triển sản phẩm.
Masan cùng các công ty thành viên là những doanh nghiệp hàng đầu trong các
lĩnh vực thiết yếu có ảnh hưởng sâu rộng đến hơn 100 triệu người Việt như: bán lẻ,
hàng tiêu dùng nhanh, thịt mát và thịt chế biến có thương hiệu, chuỗi F&B… Ý thức
sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội, Masan đã không
ngừng nâng cao các tiêu chuẩn về phát triển bền vững. Chuỗi siêu thị
WinMart/WinMart+ chung tay bảo vệ môi trường bằng giải pháp khuyến khích hay
thế túi nilon bằng 100% túi tự hủy sinh học, thực hiện chương trình khuyến mãi đối
với khách hàng tự sử dụng túi đựng nhiều lần. Các nhà máy chế biến hàng tiêu dùng
của Masan đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại do đối tác Hà Lan
thiết kế tại các nhà máy trên cả nước.

1.6. Nhân tố pháp lý


Theo số liệu thống kê của Hội đồng An toàn – Vệ sinh lao động tỉnh Thái Nguyên
năm 2021 toàn tỉnh xảy ra 102 vụ tai nạn lao động làm 104 người bị tai nạn lao động
giảm 36 vụ và 35 người bị nạn so với năm 2020, trong đó tai nạn lao động chết
người là 15 vụ và 16 người chết. Nhìn chung các doanh nghiệp đã có ý thức trong
việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, duy trì tương đối tốt các điều
kiện về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Tuy
nhiên, việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp chưa
thực sự đồng bộ và hiệu quả, một số doanh nghiệp vẫn mang tính hình thức và chống
đối, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa quan tâm đến công tác an toàn,
vệ sinh lao động. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp nỗ lực thực hiện tốt công tác
an toàn vệ sinh lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đơn cử như Masan.
Tập đoàn Masan vừa được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2023” đồng
thời cũng là công ty chiến thắng hạng mục giải thưởng đặc biệt: Doanh nghiệp có
môi trường làm việc đa dạng.
Ở bất kỳ quốc gia nào, người tiêu dùng luôn là nhóm đối tượng đông đảo được
quan tâm nhiều nhất, là yếu tố quan trọng, động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính vì vậy, trong tiến trình phát triển kinh tế của
một nước, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của một khu
vực sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội thì cũng cần
hài hòa, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Hơn nữa đối với riêng doanh nghiệp,
để có thể phát triển bền vững thì cần lấy người tiêu dùng làm trung tâm cho sự phát
triển đó vì người tiêu dùng mới là nguồn lực và là động lực chính cho sự phát triển
của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, do việc thiếu thông tin, thiếu sự lựa chọn,
nên người tiêu dùng thường ở vị trí yếu thế hơn trong quan hệ mua bán, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ. Chính vì vậy trách nhiệm của doanh nghiệp và nhà nước là yếu
tố quan trọng giúp người tiêu dùng được bảo vệ. Việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp
12
pháp của người tiêu dùng không chỉ thúc đẩy hoạt động tiêu dùng mà còn khuyến
khích xây dựng môi trường kinh doanh bền vững, tạo động lực quan trọng cho nền
kinh tế phát triển. Ngày 11/3/2022, tập đoàn Masan đã ký bản cam kết “Tiêu dùng
an toàn trong thời kỳ bình thường mới” tại buổi lễ phát động Ngày Quyền của người
tiêu dùng Việt Nam. Theo đó tập đoàn Masan cam kết nâng cao hiệu quả công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tập trung
xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể nhằm thực thi quy định pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường hiệu quả giải quyết các phản ánh, kiến
nghị của người tiêu dùng cũng như thực hiện hiệu quả hoạt động tri ân, chăm sóc
người tiêu dùng trong bối cảnh bình thường mới.

2. Môi trường vi mô (Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh)


2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Masan
2.1.1. Công ty cổ phần Aceook Việt Nam (Vins Acecook)
Acecook đang chiếm 1 thị phần lớn ở Việt Nam với sản phẩm mì ăn liền.Công
ty có 27 loại sản phẩm được chia làm 5 dòng chính lần lượt là: mì, phở, bún, miến
và hủ tiếu. Bên cạnh đó, Acecook Việt Nam đã lan rộng thương hiệu của mình ra
40 quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia Foods)
Asia Foods cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn và thuộc hàng đầu trong thị trường
sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Ngoài ra công ty còn chiếm tới 50% thị phần mì
ăn liền tại Campuchia và là nhà sản xuất lớn nhất tại nơi đây. Chính vì vậy Asia
Foods đã có chỗ đứng trên thị trường và chiếm được lòng tin của rất nhiều người
tiêu dùng.
2.1.3. Cơ hội và thách thức cho Masan
- Cơ hội: Khiến Masan phải không ngừng học hỏi và cải tiến sản phẩm để theo kịp
đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Thách thức: Ngành tiêu thụ nhanh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nên cạnh tranh
trong ngành vô cùng khốc liệt.
2.2. Khách hàng
Cả người tiêu dùng và khách hàng trung gian đều là đối tượng khách hàng của
Masan. Tuy nhiên hiện tại công ty đang áp dụng phân phối độc quyền nên số lượng
hiện tượng cạnh tranh về giá rất ít nhờ các sản phẩm ở các vùng miền khác nhau vẫn
có giá như nhau và giá là do công ty quy định. Masan đã tung ra nhiều loại sản phẩm
để tiếp cận nhiều tệp khách hàng khác nhau.
Tuy nhiên trong thị trường các ngành hàng tiêu thụ nhanh thì người tiêu dùng có
thể từ bỏ sản phẩm của công ty bất cứ lúc nào, chính vì vậy Masan luôn đề ra các
chương trình chăm sóc và giữ chân khách hàng phù hợp. Áp lực này luôn theo đuổi
doanh nghiệp, thúc đẩy Masan phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ hậu mãi cho khách hàng.
13
Kết luận:
- Cơ hội: Masan sẽ có lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp lớn và ổn định,
bên cạnh đó thu nhập của người dân đang tăng nhanh mỗi năm.
- Thách thức: Khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn khác trong tiêu dùng bên cạnh sản
phẩm của doanh nghiệp.
2.3. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là 1 bên cung cấp đầu vào (sản phẩm, dịch vụ, nguyên vật liệu)
cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được những hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Chính vì vậy nhà cung ứng chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản
xuất của doanh nghiệp. Ví dụ như giá thành của vật tư sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
và giá của sản phẩm.
Mối quan hệ của Masan Consumer với các nhà cung ứng rất tốt và vô cùng thuận
lợi cho doanh nghiệp để 2 bên đoàn kết và hỗ trợ nhau, từ đó duy trì được hoạt động
kinh doanh ổn định và mang tính chủ động cao cho công ty.
Ngoài ra, Masan luôn tìm kiếm các nhà cung ứng mới trên thị trường nhằm giảm
mức tối thiểu về chi phí nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Masan là một
trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam nên công ty có sức mạnh mặc cả
với bên cung ứng để có được mức giá phù hợp nhất.
Kết luận:
- Cơ hội: Nhà cung ứng có mối quan hệ bền vững với Masan.
- Thách thức: Do liên tục tìm kiếm những nhà cung ứng mới có thể gây ra tình trạng
nguyên liệu đầu vào kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn.
2.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Vì kinh doanh rất nhiều mặt hàng tiêu thụ nhanh như mì gói, cháo, nước mắm,
nước tương,... nên bên cạnh yếu tố chất lượng, Masan phải đối mặt với áp lực rất
lớn từ các sản phẩm thay thế.
Trong khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao, người tiêu dùng với mức thu
nhập cao hơn cũng sẽ đòi hỏi sản phẩm ăn ngon và tiện lợi hơn.
Họ yêu cầu các sản phẩm như cháo, bánh mì, bún, miến, phở,.. mang lại hương
vị đậm đà, hợp khẩu vị.
Kết luận:
- Cơ hội: Doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong môi trường cạnh tranh, giúp doanh nghiệp
phát triển thị phần từ việc nghiên cứu cách cải tiến các sản phẩm hiện tại.
- Thách thức: Do có nhiều sản phẩm thay thế nên tính cạnh tranh cao, lợi nhuận giảm
và chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển tăng.
2.5. Áp lực từ đối thủ tiềm năng
Tập đoàn Unilever: là một doanh nghiệp đa quốc gia chuyên sản xuất cá mặt
hàng tiêu dùng như hóa chất giặt tẩy, mỹ phẩm, dầu gội, … hàng đầu trên thế giới.

14
Tập đoàn ngày càng mở rộng các dòng sản phẩm của mình và đang dần hướng về
các mặt hàng thức ăn.
Hiện nay Unilever đã sở hữu nhiều thương hiệu nhờ việc liên tục mua lại các
nhãn hàng khác, vậy không thể loại trừ khả năng doanh nghiệp này sẽ đặt chân vào
lĩnh vực kinh doanh mì ăn liền, dầu ăn và nước mắm.
Kết luận:
- Cơ hội: Masan sẽ thêm đối thủ và tăng áp lực kiến công ty cần cố mục tiêu hoạt
động hiệu quả hơn. Mặt khác phân tích đối thủ tiềm năng giúp Masan phát hiện
thêm rủi ro trong ngành.
- Thách thức: Các đối thủ tiềm năng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nên doanh nghiệp
khó có thể có chiến lược cụ thể để ứng phó.
V. Phân tích môi trương nội bộ
1. Chuỗi giá trị
1.1. Các hoạt động hỗ trợ (chuỗi dọc)

Cơ sở hạ tầng

Nguồn nhân
lực

R&D

Quản lý
cung ứng

Masan Group là một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hoạt động với nhiều công
ty con được thành lập. Mỗi công ty khác nhau của Masan sẽ đại diện cho một thị
phần kinh doanh mà Masan đang tiến hành đầu tư. Cụ thể, những công ty thuộc tập
đoàn Masan hiện nay có thể kể tới như:
1. Masan Consumer Holdings: hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng tại Việt Nam. Masan Consumer Holdings còn được chia nhỏ thành
2 công ty nhỏ khác là: Masan Consumer và Masan Brewery.
2. Công ty Masan Resources: được đánh giá là doanh nghiệp có hoạt động thuộc
khu vực kinh tế về tài nguyên lớn nhất trong nước hiện nay. Rất nhiều các dự
15
án lớn đang được phát triển bới Masan Resources tiêu biểu như mỏ đá kim
Núi Pháo; các tài nguyên được công ty khai thác tập trung gồm: Vonfram,
Florit và Bismut

Về cơ sở hạ tầng:

CƠ SỞ Bao gồm các công ty thành viên


HẠ • Công ty cổ phần Masan Phú Quốc
TẦNG • Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Hoa Sen
• Công ty Cổ phần công nghệ thông tin và viễn thông Masan
(IT&T)
• Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Minh Tiến (Mitec
Corporation)
• Công ty cổ phần Công nghiệp Masan (Masan Industrial
Corporation - MSI)
• Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm Việt Tiến
• Công ty Cổ phần bao bi Minh Việt
• Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Masan
• Công ty Cổ phần Đầu tư Masan (Masan Investment Corporation
- MIC)
• Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo
• Công nghệ hiện đại, dây chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa
cao của AVE - ITALIA.
• Thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế
• Hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ERP-Oracle cho toàn hệ
thống thương mại và sản xuất
• Masan Phú Quốc, diện tích hơn 20.000m2 tại Ấp Suối Đá, Xã
Dương Tơ, Huyện Phú Quốc.
• Hệ thống Balanced Scorecard để đo lường việc thực hiện kế
hoạch trên 4 yếu tố khách hàng, tài chính, quy trình nội bộ cũng
như các yếu tố nhận thức và phát triển con người trong công ty

- Nguồn lực tài chính: Tài chính của công ty tới năm 2023 ước đạt
14.000 tỷ đồng vốn chủ hữu đưa công ty Masan trở thành một công ty
có nguồn lực mạnh để đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
của công ty
- Chất lượng của hệ thống hoạch định chiến lược để đạt được các mục
tiêu của công ty rất cao. Chiến lược của công ty luôn là tiêu biểu cho

16
hình mẫu chiến lược mang tinh thần của cả doanh nghiệp, được nhất
trí, ủng hộ và giúp sức từ tất cả các nhân sự trong doanh nghiệp. Các
chiến lược của Masan trong những năm trở lại đây trên nhiễu lĩnh vực
thường thắng lớn và mang lại nguồn lợi khổng lồ, tiêu biểu như chiến
lược sáp nhập với Vincomerce hay chiến lược Point of life mua lại
chuỗi cà phê, trà Phúc Long đã mang đến sức sống mới cho các ngành
kinh doanh này.
- Masan có đội ngũ tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định
rất nhạy bén, kịp thời bắt kịp được với những thay đổi của thị trường,
từ đó đưa ra được nhiều quyết định mang tới thành công đột phá và đảm
bảo được quyền lợi cho cả bên ra quyết định và các nhóm lợi ích khác
trong công ty.
Nguồn Văn hóa công ty:
nhân lực Masan xây dựng các giá trị chung cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
với những yếu tố cốt lõi:
• Đam mê: Xây dựng và phát triển đội ngũ tiên phong xây dựng
các công ty với mục tiêu vươn lên vị trí dẫn đầu trong khu vực.
• Chung sức: Masan hoạt động theo hình thức quan hệ đối tác độc
đáo “Phong cách Masan”. Qua đó, các bên liên quan trong Masan
hợp tác bình đẳng, phát huy thế mạnh bản thân để cùng thực hiện
chiến lược xây dựng công ty, Masan luôn trọng dụng những cá
nhân ưu tú.
• Chiến thắng: Văn hóa của Masan hướng đến hiệu quả công việc.
Công ty luôn tạo mọi điều kiện để các thành viên có điều kiện
phát huy tối đa năng lực của mình. Masan luôn khuyến khích tư
duy khác biệt và tập trung để đạt được mục tiêu. Phần thưởng
xứng đáng dành cho những cá nhân xuất sắc là họ có thể trở thành
cổ đông của công ty.
Nhân sự:
* Ban lãnh đạo của Masan
Hiểu rõ triết lý: Sự tăng trưởng của doanh nghiệp phụ thuộc đáng kể
vào khả năng duy trì các hoạt động tuyển dụng hoặc giữ chân nhân viên
có trình độ phù hợp với các vị trí quản lý then chốt. Vì vậy, Masan luôn
chú trọng việc thu hút nhân tài, Công ty đã chiêu mộ rất nhiều lãnh đạo
cấp cao có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các tâp đoàn đa quốc
gia lớn, gồm cả người Việt và người nước ngoài. Hầu hết các thành viên
trong ban điều hành hiện nay của Masan đều có hàng chục năm kinh

17
nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever,
Nestle, Pepsi, Philip Morris International,...
* Nhân viên
Hơn 40.000 nhân viên đang làm việc tại Masan, đội ngũ nhân sự có
nhiều nền tảng kinh nghiệm và môi trường làm việc khác nhau, nhưng
tất cả đều cùng chia sẻ văn hóa chung, đều cùng một tinh thần “Masan
Way”: Lấy người tiêu dùng làm trọng tâm; Khả năng lãnh đạo - Khát
vọng dẫn đầu; Luôn tìm ra giải pháp; Tinh thần trách nhiệm - Chú trọng
kết quả; Liêm chính - Minh bạch; Chuyên môn cao - Không ngừng học
hỏi.
Văn hóa làm việc
‘’Ở Masan rất coi trọng tinh thần doanh nhân (intrepreneurship). Có thể
ví tập đoàn như một “giant startup” với mỗi nhân viên như một doanh
nhân trẻ. Văn hóa làm việc tại Masan có thể coi khá aggressive, tính
linh hoạt cao”. Chị Nguyễn Thu Thảo, nhân viên tại booth của Masan
trong workshop “Passport to Multinational Company” chia sẻ. Masan
hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Là thành viên của
Masan sẽ có cơ hội không ngừng học hỏi, phát triển bản thân và sự
nghiệp thăng tiến.
Chế độ làm việc:
Masan luôn đưa ra những chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc hấp
dẫn nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Được đánh giá là 1 trong “Top
100 doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2016”
(Theo Anphabe và Nielsen).
Công ty tổ chức làm việc 44h/tuần, nghỉ chiều thứ 7 hàng tuần, nghỉ
trưa 1h.
Đăng ký làm thêm giờ nhưng không quá 4h/ngày hay 200h/năm phù
hợp với Bộ luật lao động và Thỏa ước lao động tập thể.
Công ty cam kết tạo việc làm cho người lao động .
Công ty tổ chức nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất và cam kết luôn
tạo điều kiện để cho nhân viên phát triển và thăng tiến trong nghề
nghiệp.
Nghỉ phép, lễ, tết:
Nhân viên được nghỉ lễ và tết 8 ngày theo quy định của Bộ luật lao
động và được hưởng nguyên lương.
Những nhân viên làm việc từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 12 ngày
mỗi năm, nếu nhân viên do điều kiện làm việc không nghỉ hết phép năm
thì cuối năm Công ty sẽ thanh toán lại những ngày phép chưa nghỉ hết
bằng tiền mặt.

18
Điều kiện làm việc:
Văn phòng công ty thoáng mát, Công ty đầu tư các trang thiết bị hiện
đại, trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động.
Công ty cam kết xây dựng cho tất cả CBCNV môi trường làm việc
chuyên nghiệp, thân thiện để CBCNV phát huy hết khả năng và sức
sáng tạo của mình.
Đảm bảo việc làm cho người lao động:
Ban Tổng giám đốc công ty luôn tìm cách đa dạng hoá ngành nghề, tìm
kiếm những khách hàng tiềm năng, những đối tác mới trong và ngoài
nước, mở rộng thị trường kinh doanh.
Chế độ lương:
Công ty thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên dựa vào cấp công
việc của nhân viên, năng lực, chức vụ, thang bảng lương và điều kiện
kinh doanh của Công ty.
Hiện Masan đang áp dụng chương trình ESOP - trả lương bằng cổ phiếu
cho các nhân sự chủ chốt trong công ty với mục đích thu hút, tạo sự gắn
bó lâu dài và động viên mọi người tăng hiệu quả làm việc nhằm tạo ra
lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Masan thực hiện chế độ nâng lương cho CBCNV hàng năm và luôn có
sự quan tâm thường xuyên đến thu nhập, đời sống CBCNV.
Chế độ thưởng:
Chính sách khen thưởng hàng quý, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập
thể có thành tích xuất sắc.
Công ty đã ban hành chính sách thưởng bằng cổ phiếu cho các cá nhân
xuất sắc, có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Bảo hiểm và phúc lợi:
Công ty tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho
tất cả CBCNV.
Ngoài ra Công ty còn mua bảo hiểm tai nạn 24/24 cho toàn thể CBCNV
của Công ty.
Mỗi năm, Công ty kết hợp với Công đoàn tổ chức cho CBCNV tham
quan nghỉ mát trong nước ít nhất 1 lần.
Tổ chức các chuyến du lịch nước ngoài dành cho nhân viên được bình
chọn xuất sắc trong năm.
Chính sách tạo nguồn nhân lực:
Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút nhân sự có
năng lực vào làm việc tại Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh
doanh.

19
Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc
riêng.
Song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng yêu cầu cơ bản như: trình
độ chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, năng động, nhiệt tình,
ham học hỏi, có ý thức sáng tạo.
Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, với
các tiêu chuẩn kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích, quản lý và
trình độ ngoại ngữ, tin học…
Công ty cũng chú trọng bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao để
ngày càng phát triển bộ máy nhân sự đáp ứng kịp thời đòi hỏi của quá
trình cạnh tranh và phát triển.
Đào tạo:
- Công ty luôn luôn coi trọng con người là tài sản quý giá của doanh
nghiệp và để phát huy hiệu quả nguồn vốn quý này,
- Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá huấn
luyện nội bộ và bên ngoài để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, học tập
những kỹ năng mới cần thiết
- Công ty đài thọ 100% chi phí học tập cũng như chế độ lương trong
thời gian học tập, những nhân viên có thành tích học tập khá trở lên.

Về nghiên cứu phát triển (R&D):


Masan sở hữu:
• Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (MRD – Masan Research &
Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam
• Masan có một phòng thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 17025 với mục
đích kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu để kiểm soát chất lượng.
Điểm mạnh:
• Có phòng thí nghiệm tốt, thiết bị tiên tiến áp dụng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm HACCP của Châu Âu
• Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lớn
• Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có trình độ cao luôn sáng tạo trong công việc
• Có mối quan hệ hợp tác tốt với các cơ quan, viện nghiên cứu của Nhà nước.
Điểm yếu:
• Chưa cải tiến được bao bì theo hướng thân thiện với môi trường
• Sự hỗ trợ giữa phòng thí nghiệm tại TP Hồ Chí Minh và Kiên Giàng về nước
mắm chưa thực sự mạnh. Cần đầu tư thêm trang thiết bị tại phòng thí nghiệm
Kiên Giang.

20
Để phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, công ty Masan tích cực
thực hiện các kế hoạch nghiên cứu và phát triển.
Ngoài việc tuyển dụng các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, Masan còn bỏ
vốn ra mua nhiều trang thiết bị tiên tiến.
Masan cung hợp tác rộng rãi với các cơ quan, hiệp hội nghiên cứu về nông nghiệp
và sinh vật biển, để đào tạo bồi dưỡng nhân tài có đầy đủ tiềm năng để hoàn thành
xuất sắc công việc, chống lại sự cạnh tranh quốc tế hóa, đồng thời tạo ra bước đầu
tốt đẹp cho việc nghiên cứu phát triển của Việt Nam.
Hiện công ty đang sở hữu một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm
(MRD - Masan Research & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam.
MRD đang sở hữu trên 10 bí quyết quan trong nhất của ngành chế biến gia vị thực
phẩm và có khả năng cho ra đời 50-60 dòng sản phẩm mới mỗi năm.

Về quản lý cung ứng


Về việc quản lý nguồn nguyên vật liệu:
• Masan thực hiện chính sách quản lý vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa theo
một quy trình xuyên suốt từ khâu nhập hàng, xuất hàng cho đến khâu thống
kê báo cáo và đánh giá tình hình tồn kho.
• Thực hiện cân đối được lượng nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho với kế hoạch
sản xuất nhằm đưa ra quyết định chính xác kịp thời phục vụ cho hoạt động
sản xuất và phân phối hàng hóa. Giải pháp này giúp cho Masan tránh việc
mua hàng quá tay, nhập hơn mức cần thiết hoặc thiếu hụt dẫn đến trì trệ sản
xuất và hạn chế tối đa các chi phí tồn kho
• Xác định được mức tồn kho: Hiện nay Masan đang sử dụng phần mềm
Planning ERP của Oracle cho phép biết số lượng hàng tồn kho là bao nhiêu,
các nguyên vật liệu nào đang trong giai đoạn chờ sản xuất; mã hóa vật tư và
hàng hóa: hiệu quả cao cho nhân viên trong việc có thể đọc và hiểu chính xác
mã các hàng hóa, vật tư, hoặc khi chuẩn hóa bộ mã tránh trùng lặp, sai sót
Với mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa đầu vào ổn định, đạt mục tiêu chiến
lược lâu dài và làm tăng giá trị công ty, Masan đã có một số quyết định tiêu biểu
như:
• Masan Resources mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck, trở
thành nhà chế tạo hàng đầu vật liệu công nghiệp công nghệ cao.
• Đầu tư cổ phần tại Proconco, sau đó được nâng cấp thành mức sở hữu chi
phối, để đến hiện nay Masan có một thương hiệu cám Bio-zeem rất nổi tiếng
với người chăn nuôi.
• Mua thêm vốn cổ phần của các công ty VitecFood, Mivipack và MSI, những
nơi đang trực tiếp sản xuất các mặt hàng kinh doanh chủ đạo của Công ty.
(2008)

21
2. Các hoạt động chính (chuỗi ngang)

Dịch vụ bán
Tổ chức sản Hậu cần đầu
Hậu cần đầu vào Marketing hàng và sau
xuất ra
bán hàng

Hậu cần đầu vào:


Trong nhiều năm qua, Masan đã thể hiện quan điểm minh bạch trong giao dịch mua-
bán với tất cả các đối tác, Nhà cung cấp, Nhà phân phối, Nhà thầu,.. Masan đã thực
hiện quan điểm mua bản không hoa hồng, không bôi trơn, công bằng trong đối xử,
thật sự khích lệ tinh thần tất cả các đối tác, nhà cung cấp,... từ đó giúp họ tập trung
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải tiến ngày càng hiệu quả, tạo sự gắn
kết với nhau để hợp tác lâu dài, giúp cả 2 bên cùng phát triển
Lưu đồ mua hàng của Masan

22
Bước Trách Lưu đồ Tài liệu/Biểu
CV nhiệm mẫu
1 Bộ phận yêu “PR”
cầu Không “Capex”
Đề nghị mua/
đề nghị đầu tư

2 Lãnh đạo Phê duyệt yêu cầu Phân quyền thực


BGĐ hiện PO-PR
3 Bộ phận Tìm kiếm NCC
mua hàng
4 Bộ phận Đánh giá nhà cung cấp Quy trình đánh
mua hàng giá nhà cung cấp
5 Bộ phận Lập PO/Hợp đồng Phiếu đặt hàng
mua hàng
6 Ban Giám Duyệt PO/ Hợp đồng Không Quy trình trình
đốc ký hợp đồng

7 Bộ phận Mua hàng Phiếu kiểm tra


mua hàng hàng hóa
8 Bộ phận yêu Kiểm tra nhận hàng Không Phiếu kiểm tra
cầu/QA/QC hàng hóa
9 Bộ phận Lưu kho Thẻ kho, phần
kho mềm quản lý kho
10 Bộ phận Lập hồ sơ thanh
mua hàng toán Không
đạt

11 Kế toán Đạt Phiếu chi chuyển


khoản; Hóa đơn
Thanh
toán

23
Masan hợp tác với một số nhà cung ứng nguyên liệu sau:
• Công ty TNHH Thực phẩm NFC
• Công ty TNHH Nhật Nhật Hương
• Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại Giấy và Bao bì Nguyễn Hồng
• Dae Jin CO.,
• Công ty Rau quả Tiền Giang
• Công ty Cổ phần Hiệp Thanh
• Công ty SX-XNK Tổng hợp Hà Nội - Haprosimex
• Công ty Đầu tư và Thương mại quốc tế - INVESTLINK
• Công ty Cổ Phần Tan Tan
• Công ty Lương thực thực phẩm SAFOCO
• Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon)
…..
Các nhà cung ứng cho Masan đều được đánh giá thông qua quy trình đánh giá các
nhà cung cấp. Sau đó Masan lập danh sách các nhà cung cấp đạt yêu cầu và phê
duyệt. Danh sách hàng năm đều có sự đánh giá xem xét lại.
Tổ chức sản xuất:
Về quản lý sản xuất tại Masan
Điểm mạnh:
• Công nghệ hiện đại, dây chuyền khép kín, tự động hóa cao AVE-ITALIA
• Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP
• Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
• Hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM
• Đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ERP-Oracle
Điểm yếu:
• Cần nguồn vốn đầu tư lớn, để tăng cường khả năng sản xuất và hệ thống kiểm
soát chất lượng (vì nếu có sự cố thì tổn thất là rất lớn)
Để khắc phục những hạn chế trên, Masan đã tiến hành một loạt các hành động nhằm
kiểm soát đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất tốt nhất. Các hành động nhằm
chuyên nghiệp hóa hệ thống cung ứng và tăng năng lực sản xuất của nhà máy như:
• Phối hợp tốt các nguồn lực để lên kế hoạch sản xuất linh hoạt:
• Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu theo kế hoạch
Để khắc phục những hạn chế trên, Masan tiến hành một loạt các hành động nhằm
kiểm soát đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất tốt nhất. Các hành động nhằm
chuyên nghiệp hóa hệ thống cung ứng và tăng năng lực sản xuất của các nhà máy
như:
- Phối hợp tốt các nguồn lực để lên kế hoạch sản xuất linh hoạt:

24
Sản xuất Tiệp thị nhu cầu khách
1) Công suất thiết Tài chính (dòng tiền tệ)
hàng
bị
2) Hàng tồn kho

KẾ HOẠCH SẢN
Cung ứng XUẤT Kỹ thuật công
vật tư đầu nghệ
vào Thiết kế hoàn
chỉnh

Quản trị khoản thu hồi Nguồn nhân lực (Hoạch định
vốn đầu tư nguồn nhân lực)

25
- Hoạch định nhu cầu vật liệu theo kế hoạch:

Nguồn dữ liệu Các báo cáo đầu ra


Lịch tiến độ sản xuất
Hóa đơn vật Báo cáo nhu cầu vật
liệu liệu định kỳ

Thời gian Báo cáo nhu cầu vật


thực hiện Chương trình hoạch định liệu hàng ngày
NHU CẦU VẬT LIỆU
(Máy tính phần mềm)
Báo cáo về đơn hàng
thực hiện
Số liệu về
hàng tồn kho
Khuyến cáo mua hàng

Số liệu về Khuyến cáo đặt biệt:


mua hàng 1) Đơn hàng sớm, trễ
hoặc không cần thiết
2) Số lượng quá nhỏ
hoặc quá lớn
Hậu cần đầu ra:

Ngày 28/7, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan) công bố báo cáo tài
chính chưa kiểm toán nửa đầu năm 2023. Theo đó, doanh thu thuần của Masan đạt
37.315 tỷ đồng, tăng 3,6% so với mức 36.023 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2022

26
Tiêu chí Điểm mạnh Điểm yếu
Thị trường • Phát triển thị trường • Chưa đạt được doanh số theo
tiêu thụ nội địa, nâng cao sức chỉ tiêu cho tác động của lạm
cạnh tranh phát
• Sản phẩm đa dạng • Chưa tăng doanh thu tại các
đáp ứng nhu cầu của vùng nông thôn nơi chiếm 75%
nhiều thành phần. doanh số
• Mở rộng thêm thị • Chưa phát triển được thị trường
trường nước ngoài, Nam Mỹ
giúp tăng cao xuất
khẩu
Biến độ lợi • Lợi nhuận tăng, tỉ lệ • Một số sản phẩm không đạt lợi
nhuận lời nhuận tăng nhuận như mong muốn
• Đạt xấp xỉ chỉ tiêu về
lợi nhuận của 2 quý
đầu năm
Mức độ • Khách hàng hài lòng • Quá trình thực hiện khuyến mãi,
thỏa mãn với chất lượng, giá giảm giá còn chậm.
của khách thành sản phẩm • Khách hàng có yêu cầu mở rộng
hàng • Khách hàng có nhiều thêm chủng loại sản phẩm (ví dụ
lựa chọn cho từng dòng sản phẩm cho người ăn
nhu cầu của mình chay, người bị tiểu đường,..)
• Kênh phân phối phù
hợp và rộng khắp,
sản phẩm dễ đến tay
người tiêu dùng
• Quảng cáo trên các
phương tiện truyền
thông tốt
• Khách hàng tiếp tục
bình chọn tốt cho sản
phẩm của công ty
• Dịch vụ chăm sóc
khách hàng tốt

Đánh giá:
Thị trường tiêu thụ:
27
• Masan Consumer có thị phần lớn nhất trong ngành nước mắm với 29,8%, lớn
thứ hai trong ngành mì ăn liền với 20,0% - chỉ sau Acecook Việt Nam (chưa
niêm yết) và lớn thứ ba trong thị trường nước tăng lực. Ngoài ra, công ty cũng
dẫn đầu về mảng cà phê hòa tan (khoảng 40% thị phần) với hai thương hiệu
chủ lực là Vinacafe và Wake up.
• Công ty con của Masan sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam với
khoảng 350.000 điểm bán, chỉ đứng sau Vinamilk, Sabeco. Sau thương vụ
Masan mua lại chuỗi bán lẻ Vinmart từ Vingroup, Masan Consumer còn nhận
được trợ lực từ Vincommerce (Wincommerce).
• Hiện nay, sản phẩm của Chinsu chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng
lưới phân phối của sản phẩm Chinsu rất mạng các điểm bán hàng phủ đều
63/63 tỉnh thành.
• Sản phẩm Chinsu còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp,
Nga, CH Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Châu Á, Lào,
Campuchia.
→ Masan giữ vững vị trí top đầu trong ngành thực phẩm và gia vị thực phẩm.
Sự thỏa mãn của khách hàng
• Khách hàng đánh giá cao về độ “mức độ an toàn cho sức khỏe” đối với sản
phẩm của Masan. Bên cạnh đó các yếu tố được ưa chuộng của người tiêu dùng
đó là: “Ngon/Hợp khẩu vị/Chất lượng ổn định”.
• Việc Masan giữ vững vị trí top đầu trong ngành thực phẩm và gia vị thực
phẩm cho thấy hầu hết người tiêu dùng trong nước ưa chuộng thương hiệu
này, biết đến và đánh giá rất cao về mặt chất lượng, mẫu mã, cũng như các nỗ
lực về mặt Marketing và các hoạt động bán hàng.
• Bao phủ hàng hóa: các kết quả nghiên cứu về hệ thống phân phối cho thấy
bên cạnh việc có mặt trên toàn bộ các tỉnh thành từ nông thôn đến thành thị
trong cả nước, hàng của Masan đã có mặt ở trên 98% các tiệm tạp hóa ở TP
Hồ Chí Minh và TP Hà Nội.

Marketing
Trải qua bao biến chuyển trong ngành hàng tiêu dùng thực phẩm và gia vị, đối
diện với nhiều đối thủ nặng ký, Masan vẫn giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Một trong những bí quyết của thương hiệu này nằm ở các chiến lược marketing độc
đáo: chiến lược theo sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối, chiến lược
truyền thông,…
Tiêu biểu là hoạt động marketing của thương hiệu Chinsu

Phân phối sản phẩm theo sở thích, thói quen của người tiêu dùng
Năm 2002, tập đoàn Masan chính thức đưa sản phẩm tương ớt Chinsu ra thị
trường Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược Marketing của tương ớt Chinsu.
28
Sản phẩm mờ màn chính là tương ớt Chinsu nguyên bản 250g và 520g. Loại tương
ớt này có sốt sánh quyện, vị cay vừa phải phù hợp với khí hậu nóng ẩm và sở thích
của người Việt. Sau đó, để đáp ứng nhu cầu ăn cay nóng hơn của một nhóm khách
hàng, Masan tiếp tục cho ra mắt phiên bản tương ớt Chinsu siêu cay với 2 dạng chai
PET và chai thủy tinh.
Khi gia nhập vào thị trường Hàn Quốc - vùng khí hậu lạnh và người dân ưa
chuộng các món cay nồng. Masan đã tìm hiểu chuyên sâu các nhóm đầu bếp, sinh
viên, giới trẻ và các gia đình Hàn Quốc để thấu hiểu nền ẩm thực của Xứ sở Kim
chi. Từ đó, Masan cho ra mắt tương ớt Bibim - sốt cơm trộn lấy cảm hứng từ ẩm
thực đặc trưng Gochujang của Hàn kết hợp hương vị tương ớt trứ danh của Việt
Nam. Còn tại thị trường Việt Nam, Chinsu tập trung đẩy mạnh phân phối tương ớt
nguyên bản và tương ớt siêu cay.

Cung cấp đa dạng sản phẩm chất lượng, tập trung phát triển sản phẩm cốt lõi
Trong chiến lược Marketing của tương ớt Chinsu, Masan tung ra thị trường nhiều
dòng sản phẩm tương ớt: tương ớt nguyên bản, tương ớt siêu cay, tương ớt wasabi
hấp dẫn, tương ớt vị nấm Truffle quý giá, tương ớt vị Phở độc đáo… Trong đó,
Masan tập trung phân phối tương ớt vị nguyên bản dung tích 250g vì sản phẩm này
nhỏ gọn và phù hợp với mọi món ăn trên thế giới.
Để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm tương ớt và mang đến trải nghiệm thưởng
thức ẩm thực trọn vẹn nhất, Masan tung ra bộ 3 gia vị gồm: nước tương, nước mắm
và tương ớt Chinsu. Nước tương Chinsu gồm: nước tương Chinsu nguyên chất và
Chinsu tỏi ớt. Nước mắm Chinsu gồm: nước mắm Chinsu Nam Ngư, nước mắm
Chinsu Cá Hồi, nước mắm Chinsu Thượng Hạng, nước mắm Chinsu Đệ Nhị. Sản
phẩm đa dạng “bủa vây” người tiêu dùng.
Masan khẳng định, sản phẩm tương ớt Chinsu luôn an toàn cho người sử dụng dù
được sử dụng tại bất kỳ thị trường nào.

Nhanh chóng đổi mới theo thị hiếu của khách hàng
Chiến lược giá của Chinsu được thể hiện rõ ở dòng sản phẩm nước mắm. Nước
mắm của Masan được giảm độ đạm, hương vị nhẹ nhàng, dễ ăn hơn nước mắm
truyền thống. Việc làm này của Masan là kết quả của một quá trình dài tìm hiểu kỹ
càng về thói quen, thị hiếu mới của người tiêu dùng. Người Việt Nam càng ngày
càng quan tâm hơn đến sức khỏe nên họ lựa chọn ăn nhạt để phòng ngừa các bệnh
về huyết áp, tim mạch, thận…
Các khách hàng trẻ vẫn thích ăn nước mắm nhưng có sự khác biệt so với thế hệ
trước. Thế hệ trước đánh giá nước mắm qua: “Nước mắm ngon là nước mắm có độ
đạm cao”. Giới trẻ ngày nay chỉ cần một loại nước chấm dễ dàng sử dụng, tiện dụng.
Để tồn tại và phát triển, các công ty gia vị phải xem xét, nghiên cứu để nắm bắt và

29
thích ứng với xu hướng mới này. Masan cùng với sản phẩm nước tương Chinsu đã
tiên phong đi trước.

Chiến lược Marketing của Masan về giá


Khách hàng mua Chinsu có 2 loại: Khách hàng mua lẻ và các nhà phân phối (các
đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại). Trước kia, nước mắm được đóng chai thủy
tinh gây khó khăn trong việc vận chuyển và làm tăng chi phí sản phẩm. Áp dụng
công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất dây chuyền khép kín, Masan mang tới nước
tương, nước mắm “công nghiệp hóa”, đáp ứng tâm lý thích “Ngon - Gọn - Rẻ” của
người tiêu dùng Việt hiện tại.
Sản phẩm nước mắm Chinsu chỉ có giá bằng nửa các sản phẩm nước mắm truyền
thống. Với chiến lược cạnh tranh về giá khôn ngoan, cùng sự thấu hiểu khách hàng
mục tiêu của mình, Masan đã bỏ lại phía sau một loạt tên tuổi và độc chiếm thị
trường trong suốt nhiều năm qua. Thực tế chứng minh, mỗi gia đình Việt sẽ có ít
nhất một sản phẩm của Chinsu và sử dụng thường xuyên trong nhiều năm.

Chiến lược phân phối của Masan


Masan cố gắng để sản phẩm của mình trở nên “sẵn có” với khách hàng. Do đó,
tập đoàn này không chỉ bắt tay với các kênh siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi hiện
đại, Masan đem Chinsu tới khắp mọi nơi. Khách hàng tại Việt Nam luôn có thể dễ
dàng mua được cho mình một chai nước mắm Chinsu tại các cửa hàng đại lý, các
chợ địa phương, các tiệm tạp hóa.
Điều này lại một lần nữa thể hiện sự thấu hiểu của Masan đối với khách hàng của
mình. Người mua các sản phẩm Chinsu thường là các bà nội trợ Việt. Nhóm khách
hàng này thường mua hàng tại các kênh phân phối truyền thống như chợ, đại lý địa
phương vì sự tiện lợi và quen thuộc. Khách hàng này không thích thay đổi thói quen
của mình.

Chiến lược Marketing của Masan về truyền thông


Masan và Chinsu bước chân vào thị trường nước mắm, gia vị Việt khi thị trường
đã có nhiều đối thủ lớn. Vì ra đời muộn nên để định vị thương hiệu của mình trên
thị trường, Masan tập trung vào phát triển truyền thông sản phẩm và chiến lược cho
người tiêu dùng dùng thử sản phẩm miễn phí.
Đối thủ chính của nước mắm Chinsu là nước mắm Knorr Phú Quốc. Thông điệp
truyền thông của nước mắm Knorr Phú Quốc là “Thơm ngon hương vị 100% tự
nhiên”. Thông điệp truyền thông của nước mắm Chinsu là “thơm lừng từng giọt,
từng giọt đậm đà”. Theo các chuyên gia ẩm thực, người miền Bắc ưa chuộng sự đậm
đà, người miền Nam thích nước mắm thơm lừng.
30
Masan tập trung đưa thông điệp cốt lõi trên vào các TVC quảng cáo chất lượng.
Số lượng quảng cáo nhiều, liên tục để in sâu vào tiềm thức khách hàng. Sau một thời
gian, các sản phẩm Chinsu nhận được sự quan tâm và tin dùng rất lớn không chỉ từ
các mẹ nội trợ, mà còn từ giới trẻ - những người chịu ảnh hưởng rất lớn từ thói quen
ăn uống của gia đình.
Do đặc thù ngành hàng, mỗi khi ra mắt sản phẩm mới, Masan vẫn tiếp tục áp
dụng chiến thuật “gói nhỏ dùng thử” để kích thích người tiêu dùng thử trải nghiệm
trực tiếp sản phẩm.
Trong tổng thể, chiến lược Marketing của tương ớt Chinsu đã đạt được thành
công bằng cách tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ
và sử dụng các kênh marketing hiệu quả. Nhờ vào những yếu tố này, Chinsu đã xây
dựng một vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp thực phẩm và có được lòng tin
và sự ủng hộ từ khách hàng.
Nhờ chiến lược truyền thông đánh trúng mong muốn của khách hàng, cùng các
TVC phủ sóng toàn quốc trong thời gian dài, cộng hưởng với chiến lược phân phối,
các sản phẩm thương hiệu Chinsu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng


Năm 2023, với chiến lược mở rộng độ phủ cả kênh offline và online, đẩy mạnh
kết nối với khách hàng, Masan đang đặt nền móng vững chắc để bứt phá năm 2024.

Đẩy mạnh mở rộng điểm bán năm 2022


Năm 2022, trái với nhiều chuỗi bán lẻ đã thu hẹp quy mô và tập trung vào tái cấu
trúc, WinCommerce (WCM) đã mở mới 730 siêu thị mini, nâng tổng số WinMart+
lên 3.268 cửa hàng. Theo số liệu Masan, năm 2022, số cửa hàng WCM được mở
mới (ròng) xấp xỉ với số cửa hàng đóng cửa (ròng) của toàn thị trường. WCM duy
trì lợi nhuận bằng cách liên tục cải thiện biên lợi nhuận gộp từ 22,2% trong quý
I/2022 lên 24,0% trong quý IV/2022. Điều này cho thấy năng lực mở rộng quy mô
mà vẫn đảm bảo tăng trưởng có lợi nhuận của Masan. Không chỉ mở mới điểm bán,
WCM còn đẩy mạnh đầu tư các mô hình bán lẻ mới dành riêng cho thành thị và nông
thôn.
Tại thành thị, trong năm qua WCM đã khai trương 102 cửa hàng WIN tại
TP.HCM và Hà Nội. Đây là mô hình phù hợp với người tiêu dùng thành thị tìm kiếm
sự tiện lợi tối đa, bởi chỉ cần đến duy nhất một điểm, khách hàng có đầy đủ nhu yếu
phẩm, F&B, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ viễn thông và tài chính. Các cửa hàng WIN
đã mang lại mức tăng doanh thu hơn 20% so với mô hình cửa hàng phục vụ nhu yếu
phẩm thuần túy, biên lợi nhuận đạt mức 6,5%.
Tại khu vực nông thôn, WCM đã xây dựng các cửa hàng WinMart+ với danh
mục hàng hóa chọn lọc phù hợp với người tiêu dùng và nhu cầu mua sắm tại đây.

31
Mô hình WinMart+ mới tại khu vực nông thôn đã mang lại mức tăng doanh thu 15-
30% với chi phí đầu tư thấp hơn 20%.
Ở lĩnh vực F&B với chuỗi trà và café, năm 2022, Phúc Long đã khai trương 44
cửa hàng flagship. Dù là năm đầu tiên mở mới hàng loạt, 44 cửa hàng flagship mới
của Phúc Long đã mang lại biên lợi nhuận EBITDA cấp cửa hàng là 26% vào năm
2022. Tính đến cuối năm 2022, Phúc Long có 132 cửa hàng flagship, tăng gấp đôi
số lượng của mô hình này kể từ khi được Masan mua lại. Nhờ đó Phúc Long thu hẹp
khoảng cách đáng kể so với các thương hiệu F&B khác về mặt quy mô.

Số hóa chương trình khách hàng thân thiết


Để đáp ứng xu hướng tiêu dùng tích hợp offline và online, tháng 9/2022, Masan
đã thí điểm chương trình Hội viên WIN và áp dụng chương trình này trên toàn chuỗi
WinMart, WinMart+, WIN từ ngày 6/1/2023.
Hội viên WIN là nền tảng khách hàng thân thiết kết nối người tiêu dùng với hệ sinh
thái các sản phẩm và dịch vụ của Masan. Điều này cho phép Masan kết nối trực tiếp
với khách hàng để thấu hiểu sâu sắc hơn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Mục đích
cuối cùng là tạo ra những tương tác và dịch vụ được cá nhân hóa phù hợp với nhu
cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Tính đến nay, chương trình Hội viên WIN đã thu hút 1,8 triệu người đăng ký. Bắt
đầu với các ưu đãi khi mua sắm tại chuỗi bán lẻ WCM, “ông lớn” tiêu dùng - bán
này này đặt mục tiêu năm 2024 sẽ tích hợp các ưu đãi đến từ các thương hiệu khác
trong cùng hệ sinh thái Masan.

2. Theo quan điểm quản trị


Về hoạt động marketing
Tiến trình marketing của Masan
Bước 1: Phân tích các cơ hội thị trường
Masan dã nhắm tới thị trường hàng tiêu dùng nhanh chóng, phổ biến trong đời
sống người dân Việt Nam, đặc biệt là ngành gia vị, thực phẩm nhanh.
Bước 2: Nghiên cứu lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường
Hiện nay, Việt Nam có dân số đông xấp xỉ 97 triệu người, tương đương với
khoảng 27 triệu hộ gia đình, con số này vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh trong tương
lai. Dựa trên thống kê đó, dễ thấy rằng nhu cầu sử dụng gia vị thực phẩm tỏng bữa
ăn của người Việt Nam là rất lớn. Với tầm nhì trở thành niềm tự hào gia vị Việt mà
masan đã nhắm tới đối tượng là sản phẩm dành cho mọi gia đình.
Bước 3: Thiết kế chiến lược Marketing
Chiến lược marketing của Masan là dành thị phần lớn của Việt Nam vad tiếp theo
đó là vươn tầm ra các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy, chiến lược Marketing Mix
cũng đưa ra dựa trên thói quen tiêu dùng của người Việt, hiểu rõ mỗi gia đình cần

32
có những thứ gia vị phù hợp, dễ ăn hơn so với gia vị nguyên bản và được tiếp cận
tới người tiêu dùng theo cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
Bước 4: Triển khai chương trình Marketing hỗn hợp
Chương trình Marketing Mix cần nhắm tới đúng thị trường mục tiêu: Sản phẩm,
Giá, Phân phối và Xúc tiến.
Masan thực hiện marketing mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố chủ ếu đó để tác động
làm thay đổi sức cầu thị trường về sản phẩm của mình theo hướng có lợi cho kinh
doanh.
Bước 5: Tổ chức thực hiện và kiểm tra các nỗ lực Marketing
Doanh nghiệp cần phận định nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong doanh
nghiệp nhằm đảm bảo công việc thực hiện là nhất quán và đúng chiến lược đã đặt
ra. Để xây dựng chiến lược marketing doanh nghiệp cần.
Thứ nhất, xây dựng cơ cấu tổ chức rõ ràng
Thứ hai, thiết lập hệ thống ra quyết định và động lực thúc đẩy
Thứ ba, công cụ triển khai
Thứ tư, kiểm tra thường xuyên tiến độ marketing theo kế hoạch.

Hệ thống thông tin của Masan


Hệ thống dữ liệu nội bộ:
Bất kì công ty nào cũng có sự thuyết trình bên trong thông qua chế độ báo cáo
nội bộ, phản ánh các chi tiêu về lượng tiêu thụ thường xuyên, tổng số chi phí, khối
lượng dự trữ vật tư, sự chu chuyển tiền mặt,…
Masan đã nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành Hệ thống thông tin riêng mình.
Hệ thống này đã hoàn thành tốt vai trò cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và khả thi
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quá trình xử lý thông tin nội bộ của Masan nhanh
chóng, kịp thời và đáp ứng đúng theo yêu cầu của nhà quản lý, việc này giúp họ ứng
phó kịp thời với sự biến đổi của môi trường, do đó cơ hội thành công lớn hơn.
Hệ thống điều tra
Để làm tốt việc thu thập điều tra thông tin bên ngoài, Masan đã xây dựng một đội
ngũ nghiên cứu thị trường năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, không ngại vất cả
khó khăn. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các nguồn sách, báo, ấn
phẩm chuyên ngành,… có thể gặp trực tiếp khách hàng, các nhà cung cấp, tổ chức
tài chính, các cộng sự của công ty đối tác, các trung gian Marketing, theo dõi các
thông tin quảng cáo, thậm chí nói chuyện với các đối thủ cạnh tranh, tham quan gian
hàng của họ, tham dự các cuộc khai trương mở cửa.
Ngoài ra, để có nguồn thông tin bên ngoài thường xuyên kịp thời, Masan còn tiền
hành đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, luôn quan sát và cung
cấp các sự kiện xảy ra trên thị trường. Bên cạnh đó công tu còn khuyến khích các
nhà phân phối bán lẻ thông tin báo tin tức quan trọng hay mua thông tin của các bộ
phận, tổ chức, cá nhân chuyên cung cấp dịch vụ Marketing.
33
Hệ thống nghiên cứu
Masan xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, sáng tạo, năng động và tràn đầy nhiệt
huyết. Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu thống kê thị trường về xã hội học, tâm
lý học, có các chuyên viên thiết kế mẫu mã, lên ý tưởng cho các sản phẩm mới.
Hệ thống phân tích
Hiện nay Masan triển khai 2 hệ thống phân tích đó là:
Ngân hàng thống kê là tổng hợp những phương pháp hiện của việc xử lý thống kê
các thông tin, cho phép khám phá một cách đầy đủ nhất sự phụ thuộc lẫn nhau trong
phạm vi tài liệu lựa chọn và xác lập mức độ tin cậy thống kê của chúng.
Ngân hàng mô hình là tổng hợp những phương pháp hiện đại của việc xử lý thống
kê các thông tin, cho phép khám phá một cách đầy đủ nhất sự phục thuộc lẫn nhau
trong phạm vi tài liệu lựa chọn và xác lập mức độ tin cậy thống kê của chúng.

Về hoạt động tài chính kế toán:


• Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 của Masan đã thông qua việc
chọn Công ty TNHH KPMG làm tổ chức kiểm toán của Công Ty từ năm 2016.
Công ty đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu về các chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc tổ chức công tác tài chính
kế toán, thực hiện hạch toán, kế toán và lập các báo cáo tài chính đầy đủ hàng
quý, đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp.
• Kết quả sản xuất kinh doanh và số liệu kế toán đã được kiểm tra chặt chẽ, đảm
bảo tính chính xác và hợp pháp trong việc ghi chép số liệu. Công ty đã hoàn
toàn tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán.
• Các nền tảng của Masan có hoạt động cốt lõi tập trung vào mảng tiêu dùng
với khả năng tạo ra dòng tiền vững chắc có nhiều ưu thế để tiếp cận thị trường
vốn trong nước và quốc tế với chi phí và điều khoản rất ưu đãi. Mới đây,
Masan đã huy động thành công khoản vay hợp vốn lớn với tổng trị giá 600
triệu USD với lãi suất cạnh tranh là 6.5% từ gần 40 tổ chức tài chính, thể hiện
năng lực tín dụng vững chắc của doanh nghiệp. Năm 2021, trong số 8,8 tỷ
USD các “ông lớn” thế giới rót vốn vào doanh nghiệp Việt, riêng Masan đã
thu hút 2,3 tỷ USD.
• Dòng tiền do doanh nghiệp tạo ra cùng nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính
trong nước và quốc tế được Masan đưa vào hoạt động đúng mục đích và sinh
lời. 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận các mảng kinh doanh chính của Masan
đạt 2.105 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021.
• Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2022, số dư tiền mặt của Masan sụt giảm mạnh,
mức giảm lên tới 71% so với đầu năm. Hệ số thanh khoản của Masan giảm
34
mạnh 1,26 lần so với đầu năm. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng nợ ngắn hạn
của công ty đang nhanh hơn tốc độ tăng tài sản ngắn hạn. Trên báo cáo tài
chính quý III năm 2022 của Masan, nợ ngắn hạn cuối quý III đã tăng tới 84%,
trong khi tài sản ngắn hạn lại giảm 15% so với hồi đầu năm. Điều này cho
thấy rủi ro tài chính tiềm ẩn của Masan trong tương lai gần.
Về hoạt động R&D
Masan cực kì đề cap vai trò của công tác nghiên cứu phát triển. Nhận thức được
nguy cơ bị tụt hậu trong ngày nếu chậm trễ trong công tác nghiên cứu và phát triển.
Masan cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động của phòng nghiên cứu & phát triển sản phẩm
(R&D), hướng đầu tư cho R&D cũng được MCH phủ rộng ở mọi ngành hàng, kể cả
các lĩnh vực mới.
Công ty đã triển khai duy trì áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại, dây chuyền
thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE – ITALIA. Nhà máy đang đầu tư xây
dựng một phòng thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 17025 với mục đích kiểm
tra các chỉ tiêu theo yêu cầu để kiểm soát chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2000. Hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM và thiết bị máy móc
đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
có trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (MRD – Masan Research &
Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam.

Về hoạt động quản trị nguồn nhân lực


Masan nằm trong Top 100 doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt
Nam 2016 (Theo Anphabe và Nielsen).
• Có những giai đoạn, Masan sử dụng tới 150 chuyên gia (nay là 95 chuyên gia)
đến từ hơn 10 quốc gia của nhiều châu lục trên thế giới (châu Âu, Á, Úc,
Mỹ...). Cùng làm việc với các chuyên gia nước ngoài là hơn 1.400 cán bộ,
công nhân viên, người lao động đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Mỗi người đến từ một miền đất khác nhau lại có một phong cách, lối sống, sự
ứng xử... mang nét văn hóa riêng của dân tộc, đất nước mình, nhưng dưới mái
nhà Masan ở họ đều có chung niềm đam mê, sự đoàn kết, thống nhất, cùng nỗ
lực hết mình, cống hiến tài năng và sức lực.
• Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm làm việc và hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng,
ở cấp độ các công ty thành viên thì họ chính là những giám đốc tài ba từ các
tập đoàn đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
• Khi làm việc tại Masan Group, đội ngũ nhân viên sẽ được đào tạo chuyên
nghiệp về tác phong làm việc, phương châm làm việc, những kỹ năng nghề
nghiệp và nâng cao kỹ năng mềm. Chính vì thế, khi tiếp xúc với bất cứ nhân

35
viên nào của Masan Group thì chúng ta sẽ đều thấy rất rõ đặc điểm nổi bật của
họ:
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh nhẹn.
- Đội ngũ nhân lực năng động, sáng tạo trong công việc.
- Khả năng giải quyết vấn đề nhạy bén, hoạt ngôn và dễ gây cảm tình với
khách hàng.
- Có kiến thức hiểu biết chuyên sâu về những mặt hàng tiêu dùng mà công
ty đang bán hoặc có chiến lược đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường.
- Tinh thần làm việc đầy trách nhiệm, không ngừng nỗ lực trong công việc
để đạt được chỉ tiêu công ty đề ra, thậm chí là vượt chỉ tiêu hàng tháng.

• Masan thực hiện đánh giá minh bạch kết quả làm việc hàng năm của nhân
viên ở tất cả các cấp. Điều này giúp Công ty đưa ra quyết định cho lương bổng
và phúc lợi của nhân viên.
• Công ty đề cao việc tưởng thưởng nhân viên công bằng, phù hợp với năng lực
và sự đóng góp của họ cho sự phát triển của Tập đoàn. Tại Masan, nhân viên
được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và thể hiện năng lực, từ đó phát triển nghề
nghiệp của bản thân trong dài hạn để đóng góp vào sự phát triển của công ty
và đất nước. Đặc biệt, các hoạt động được thực hiện nhằm giúp nhân viên có
thể phát triển và phát huy hết tiềm năng như: thành lập Trung Tâm Đào Tạo
và Phát Triển Nhân viên – Growth Center; triển khai các chương trình
Mentorship và các chương trình đào tạo nội bộ từ các anh chị lãnh đạo và từ
các trường danh tiếng thế giới…
• Masan Group còn xây dựng chính sách thưởng nóng, thưởng hàng tháng,
chính sách thi đua khen thưởng để khích lệ tinh thần nhân viên khi họ làm
việc chăm chỉ và đạt được chỉ tiêu đề ra hoặc là vượt chỉ tiêu. Do đó, từ lâu
đội ngũ nhân viên của Masan Group luôn nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến
đấu trên mặt trận thị trường, không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu mà cá
nhân họ đã đề ra.
• Một trong những đặc điểm đáng chú ý khác, các nhân viên khi làm việc tại
Masan Group thì có thâm niên làm việc khá là ấn tượng, có người làm việc
liền 5 - 6 năm, có người có tới hơn chục năm làm việc tại công ty. Điều đó có
thể nói lên được chế độ đãi ngộ và chính sách của công ty luôn đề cao lợi ích
cũng như quyền lợi của nhân viên, luôn tạo được tinh thần làm việc tích cực
cho nhân viên.
Về hoạt động sản xuất
36
Masan gồm nhiều các công ty thành viên, sở hữu:
• Công nghệ hiện đại, dây chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE
- ITALIA.
• Thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế
• Hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ERP-Oracle cho toàn hệ thống thương
mại và sản xuất
• Masan Phú Quốc, diện tích hơn 20.000m2 tại Ấp Suối Đá, Xã Dương Tơ,
Huyện Phú Quốc.
• Hệ thống Balanced Scorecard để đo lường việc thực hiện kế hoạch trên 4 yếu
tố khách hàng, tài chính, quy trình nội bộ cũng như các yếu tố nhận thức và
phát triển con người trong công ty
• Tại Hậu Giang, Masan đầu tư nhà máy tại Khu công nghiệp Nam Sông
Hậu từ năm 2015. Dự án gồm Nhà máy Bia Masan Hậu Giang và Nhà máy
Thực phẩm Masan Hậu Giang với tổng mức đầu tư 2.700 tỷ đồng. Ước
tính, trong năm 2022, Trung tâm này dự mang lại doanh thu 7.400 tỷ đồng.
Tiếp nối, Masan tiếp tục đầu tư dự án Trung Tâm Công Nghiệp Thực Phẩm
Masan Miền Tây 2 với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng trên diện tích khoảng 46ha.
Dự án gồm có nhà máy sản xuất thực phẩm, với diện tích khoảng 20,9ha; nhà máy
sản xuất bia đóng lon, đóng chai, bia hơi các loại, với diện tích khoảng 7,82ha, công
suất 100 triệu lít/năm; nhà máy sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng
và chế phẩm vệ sinh, với diện tích khoảng 8,95ha, công suất 400.000 tấn/năm; kho
bãi, nhà xưởng cho thuê, với diện tích khoảng 8,33ha.
Cùng với hệ thống trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn Global GAP đầu tiên của
Việt Nam, cuối năm 2018, Tập đoàn Masan cũng đã khánh thành Tổ hợp chế biến
thịt MNS Meat theo tiêu chuẩn châu Âu tại tỉnh Hà Nam. Tổ hợp chế biến với công
suất 1,4 triệu con lợn/năm được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Quy trình sản xuất chuẩn
Global GAP cho ra sản phẩm thịt lợn mát mang thương hiệu “Meat Deli” đạt tiêu
chuẩn TCVN 12429:2018 của Bộ NN&PTNT.
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022, Tập đoàn Masan đã
nhận Chủ trương đầu tư dự án Trung tâm Công nghiệp Thực phẩm Miền Tây 2 tại
Khu công nghiệp Nam Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Dự án gồm có nhà máy sản xuất thực phẩm, với diện tích khoảng 20,9ha; nhà máy
sản xuất bia đóng lon, đóng chai, bia hơi các loại, với diện tích khoảng 7,82ha, công
suất 100 triệu lít/năm; nhà máy sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng
và chế phẩm vệ sinh, với diện tích khoảng 8,95ha, công suất 400.000 tấn/năm; kho
bãi, nhà xưởng cho thuê, với diện tích khoảng 8,33ha.
Hiện, Masan đang tích hợp toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất đến bán lẻ với
hơn 30 nhà máy, hàng loạt trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn và hệ thống
gần 3.000 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ trên cả nước.
37
3 . Nguồn lực
3.1. Nguồn lực tài chính
Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, MSN có 11.544 tỷ đồng tiền mặt (và các khoản
tương đương tiền) cùng 437 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Hai khoản này đạt
gần 11.982 tỷ đồng chỉ có thể giải quyết được khoảng hơn 50% các khoản vay và
nợ thuê tài chính ngắn hạn cùng khoảng 30% các khoản nợ ngắn hạn.
3.2. Công nghệ sản xuất
Masan đã xây dựng nông trường công nghệ cao, 16 trang trại chăn nuôi và 30
nhà máy sản xuất và chế biến tiên tiến nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Nhờ hiệu
quả từ quy Tập khách hàng lớn + mục đích sử dụng phong phú + tần suất tương tác
cao sẽ là những yếu tố giúp tăng thời gian tương tác trong hệ sinh thái người tiêu
dùng của Masan. Một trong những mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng nhanh lớn
nhất với 300.000 điểm bán hàng/phục vụ người tiêu dùng
Nền tảng bán lẻ hiện đại lớn nhất về số lượng điểm bán: 130 siêu thị (WinMart)
và 3.268 siêu thị mini (WinMart+ và WIN) 22 mô lớn, Masan hướng tới việc thúc
đẩy năng suất nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng
với mức giá hợp lý hơn.
Các sản phẩm hàng tiêu dùng được sản xuất tại các nhà máy ở Bình Dương,
TP.Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Hải Dương, Đồng Nai, Hậu Giang, Bình Thuận, Phú
Yên, Quảng Ninh và Nghệ An. Nhờ mạng lưới nhà máy sản xuất rộng hơn trên khắp
Việt Nam giúp tiết kiệm chi phí phân phối, đáp ứng khẩu vị của từng địa phương và
tạo ra hiệu quả nhờ quy mô lớn từ việc áp dụng thiết bị và công nghệ sản xuất tiên
tiến nhất mang đẳng cấp thế giới. Nhờ vậy, những sản phẩm của Công ty đạt tiêu
chuẩn cao nhất về vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như hiệu suất với chất lượng
đồng nhất. Đơn cử, Masan là công ty đầu tiên trên thế giới thiết kế và xây dựng dây
chuyền sản xuất nước mắm hoàn toàn tự động.
3.3. Hệ thống cơ sở vật chất
Công ty Masan có hệ thống cơ sở vật chất rộng lớn và hiện đại để hỗ trợ hoạt
động sản xuất và kinh doanh của mình:
Nhà máy và nhà xưởng: Masan sở hữu nhiều nhà máy và nhà xưởng trải dài khắp
các khu vực trong và ngoài nước. Các nhà máy được thiết kế và xây dựng phù hợp
với từng ngành hoạt động, đảm bảo quy trình sản xuất được diễn ra một cách hiệu
quả và an toàn.
Trang thiết bị và sản xuất: Masan đầu tư vào các trang thiết bị sản xuất tiên tiến
và hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Công ty áp dụng công
nghệ và quy trình tự động hóa để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu sự phụ
thuộc vào lao động
Hệ thống vận chuyển và kho bãi: Masan có một hệ thống vận chuyển và kho bãi
rộng lớn để quản lý và phân phối các sản phẩm của mình. Công ty sử dụng các
38
phương tiện vận chuyển hiện đại và quy trình quản lý kho hàng thông minh để đảm
bảo sản phẩm được vận chuyển và lưu trữ một cách an toàn và hiệu quả.
Cơ sở hạ tầng: Masan đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng như điện, nước và hệ thống
viễn thông để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty. Điều này đảm
bảo rằng công ty có đủ nguồn cung cấp năng lượng, nước và thông tin để duy trì
hoạt động của mình. Tổng quan, hệ thống cơ sở vật chất của công ty Masan là một
phần quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty,
đảm bảo sự tiến bộ và thành công trong các ngành công nghiệp khác nhau và công
ty đang hoạt động.
3.4. Nguồn nhân lực
Đội ngũ nghiên cứu và và phát triển của Masan bao gồm khoảng 75 nhân viên
có nhiệm vụ cải thiện phạm vi và chất lượng sản phẩm. Luôn định kỳ cho ra thị
trường các sản phẩm mới mỗi năm.
Danh tiếng: Masan luôn đảm bảo nguồn nhiên liệu tốt nhất cho đầu vào sản phẩm
của
Tổng số CBCNV: 5.866 nhân viên.
Tính đến hết ngày 31/12/2022, Masan Consumer có 5.211 cán bộ công nhân viên,
gồm 3.329 nam (64%) và 1.882 nữ (36%) và đội ngũ này được đào tạo bài bản và
có trình độ chuyên môn cao.
Masan luôn đặt tiêu chí “Con người là tài sản và là nguồn lực cạnh tranh – Tiên
phong khai phá – Hợp tác cùng phát triển và hài hòa lợi ích với các đối tác – Tinh
thần dân tộc”. Tuy nhiên, với hệ thống sản xuất lớn, công ty cần rất nhiều nhân công,
việc quản lý nhân công này phải chia ra thành nhiều tầng quản lý gây khó khăn cho
Masan. Trình độ nhân viên phân bổ còn chưa đồng đều. Đây là một thách thức lớn
dành cho Masan, tập trung đào tạo nhân viên để tận dụng tối đa nguồn nhân lực.

39
4. Chức năng quản trị
4.1. Các phòng ban
• Ban kiểm soát
• Ban hội đồng quản trị
• Ban giám đốc
• Bộ phận phụ trách thương mại
• Bộ phận phát triển năng lực tổ chức
• Bộ phận phát triển năng lực cung ứng
• Phòng quyền quyết định vận hành
• Phòng nhân lực
• Phòng CNTT
• Phòng phát triển sản phẩm
• Phòng tài chính
• Ban luật sự
4.2. Chức năng của các bộ phận
• Bộ phận phụ trách thương mại: Phụ trách marketing, phát triển khách hàng,
bán hàng của Công ty
• Bộ phận phát triển năng lực tổ chức: Phụ trách phát triển tổ chức, nâng cao
các dịch vụ hành chính của Công ty
• Bộ phận phát triển năng lực cung ứng: Nâng cao năng lực cung ứng
• Phòng quyền quyết định vận hành: Phụ trách cung ứng vật tư, kế hoạch, kho
vận, sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm
• Phòng nhân lực: Thực hiện chiến lược nhằm thu hút, nuôi dưỡng, phát triển
nhân tài
• Phòng CNTT: Phát triển ứng dụng mới trong quản trị và phát triển kinh doanh,
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT
• -Phòng phát triển sản phẩm: Phụ trách nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản
phẩm, bao bì sản phẩm
• Phòng tài chính: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng đầu tư, kỷ luật &
quản lý nguồn lực tài chính qua hoạt động kế toán, tài chính
• Ban luật sư: Chịu trách nhiệm về các dịch vụ và tuân thủ của Công ty.
V. Vấn đề của chiến lược hiện có
Chiến lược hội nhập ngang có thể dẫn đến một số vấn đề về độc quyền và thậm
chí là gây bất lợi cho xã hội.
• Chiến lược hội nhập ngang phải tốn một khoảng thời gian để có thể điều chỉnh
bộ máy nhân sự, văn hóa doanh nghiệp và hệ thống quản lý của các công ty
được sáp nhập hoặc mua lại

40
• Chiến lược hội nhập ngang có thể gây ra sự phân tán nguồn lực và sự mất tập
trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của Masan
• Chiến lược hội nhập ngang có thể gặp phải những khó khăn trong việc thống
nhất các quy trình, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm giữa các công ty
• Chiến lược hội nhập ngang có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị
trường, chính sách và pháp luật
VI. Điều chỉnh bằng SWOT/IE
Chiến lược S-O: tận dụng các điểm mạnh để khai thác các cơ hội. Ví dụ: Masan
có thể tận dụng thương hiệu mạnh, khả năng đổi mới và năng lực tài chính để mở
rộng thị phần, phát triển các sản phẩm mới và đa dạng hóa các kênh phân phối.
Chiến lược W-O: cải thiện các điểm yếu để nắm bắt các cơ hội. Ví dụ: Masan
có thể cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản lý và tối ưu hóa chi
phí để cạnh tranh với các đối thủ và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chiến lược S-T: sử dụng các điểm mạnh để đối phó với các thách thức. Ví dụ:
Masan có thể sử dụng uy tín thương hiệu, mối quan hệ với các đối tác và khả năng
ứng biến để đối phó với các rủi ro về môi trường, chính trị và pháp lý.
Chiến lược W-T: giảm thiểu các điểm yếu và tránh xa các thách thức. Ví dụ:
Masan có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số nguồn cung ứng, đa dạng hóa các
lĩnh vực kinh doanh và tăng cường các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ để tránh xa
các thách thức về cạnh tranh, biến động thị trường và xâm phạm bản quyền.

41
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo thường niên Masan Group 2022: https://masangroup-cms-
production.s3-ap-southeast-
1.amazonaws.com/iblock/8b0/8b0d3fc2fce8b34bd38dbd59492a9273/aa8887
d96e3ff98f335604cae321243f.pdf
2. https://masangroup.com/vi/about-us/our-people.html
3. https://vietnamnet.vn/masan-hanh-trinh-25-nam-vuon-thanh-ong-lon-ban-le-
cua-thi-truong-viet-725879.html
4. https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/nam-2022-mot-nam-nhin-lai-no-luc-
cua-masan-trong-nganh-ban-le-721193

42
Kết luận
Qua những công cụ phân tích môi trường kinh doanh mà chúng tôi đã học, chúng
tôi đã có được cái nhìn tổng quan về những yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của Masan. Chúng tôi cũng đã xác định được những ưu
thế cạnh tranh, những điểm mạnh và yếu, những cơ hội và thách thức mà Masan
đang và sẽ phải đối mặt trong tương lai. Dựa trên những phân tích này, chúng tôi đề
xuất một số khuyến nghị cho chiến lược kinh doanh của Masan như sau: Tận dụng
những cơ hội từ sự phát triển của thị trường tiêu dùng Việt Nam và khu vực. Tăng
cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản
phẩm, tạo ra những sản phẩm độc đáo và khác biệt, phù hợp với nhu cầu và sở thích
của người tiêu dùng. Mở rộng mạng lưới phân phối và tiếp thị, tăng cường hợp tác
với các đối tác chiến lược, nâng cao nhận thức và uy tín thương hiệu của Masan trên
thị trường. Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, kiểm soát chi phí, cải thiện chất lượng
dịch vụ và hậu mãi, nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng. Tập trung
vào những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao, như tài chính, tài nguyên và nông
nghiệp, đồng thời thoái vốn khỏi những lĩnh vực kém hiệu quả hoặc không phù hợp
với chiến lược kinh doanh của Masan. Chú trọng đến trách nhiệm xã hội và bền
vững, thực hiện những hoạt động góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và xã
hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.Chúng tôi hy vọng rằng
những phân tích và khuyến nghị của chúng tôi sẽ có ích cho Masan trong việc xây
dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả, đạt được mục tiêu trở thành một
công ty đa quốc gia, mang lại giá trị cho cổ đông, khách hàng và xã hội.

43

You might also like