You are on page 1of 61

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------------

BÁO CÁO NHÓM


MARKETING TOÀN CẦU
Đề Tài:
XUẤT KHẨU MỸ PHẨM TẨY TẾ BÀO CHẾT THUẦN
CHAY COCOON CỦA CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM NATURE
STORY SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thanh Vân


Lớp Marketing Toàn Cầu: Ca 3, Thứ 7
Nhóm thực hiện: 03

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 Năm 2022


DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ

Lưu Xuân Yến Chương 1: 1.1


1 71901281 100%
(Nhóm trưởng) Tổng hợp word

2 Trịnh Minh Đức 71900749 Chương 3: 3.3 100%

3 Nguyễn Phạm Thảo My 71900933 Chương 3: 3.2 100%

4 Trần Phan Bảo My 71900936 Chương 3: 3.1 100%

5 Phạm Thị Thúy Vi 71901251 Chương 1: 1.3, 1.4 100%

6 Lê Đường Hân 71900783 Chương 2: 2.3, 2.4 100%

Chương 1: 1.2
7 Châu Quốc Thái 71901075 100%
Tổng hợp word

8 Trương Bích Chi 71900725 Chương 3: 3.4 100%

9 Nguyễn Hoàng Khánh Vy 71901263 Chương 2: 2.1, 2.2 100%


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………..………..
……………………..………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..…………..
……………..………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………..…………………..
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………..……………..
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………..………..
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………..…..
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………....
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..
………………......
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
…………………………………………………….………………..……….
………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM...................................3

1.1. Phân tích nội bộ doanh nghiệp............................................................................3

1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp..........................................................................3

1.1.2 Phân tích nội bộ doanh..................................................................................6

1.1.3 . Giới thiệu sản phẩm của công ty..................................................................7

1.2 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp.....................................................9

1.3 Phân tích SWOT................................................................................................13

1.4 Đánh giá sơ bộ...................................................................................................14

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.................................................................16

2.1 Tập trung hóa và Đa dạng hóa sản phẩm...........................................................16

2.2 Khu vực thương mại tốt nhất.............................................................................17

2.2.1. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương..........................................................17

2.2.2. Khu vực Châu Mỹ......................................................................................18

2.2.3. Khu vực Châu Âu.......................................................................................19

2.3 Xác định thị trường mục tiêu (quốc gia)............................................................19

2.3.1. Địa lý..........................................................................................................20

2.3.2. Nhân khẩu học............................................................................................20

2.3.3. Tâm lý học..................................................................................................20

2.3.4. Hành vi mua hàng.......................................................................................21

2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu (nhiều thành phố trong thị trường mục tiêu.......21

2.4.1. Đánh giá thị trường mục tiêu......................................................................21

2.4.2. Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu.....................................................23

2.5. Định vị thị trường.............................................................................................23


2.5.1. Thuộc tính, lợi ích của sản phẩm................................................................23

2.5.2. Giá trị thương hiệu......................................................................................23

2.5.3. Hình ảnh.....................................................................................................23

2.5.4. Chất lượng trải nghiệm...............................................................................24

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU................25

3.1 Các chiến lược thâm nhập thị trường.................................................................25

3.1.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)...............................................................25

3.1.2 Chiến lược về giá (Price).............................................................................31

3.1.3 Chiến lược marketing của Cocoon về hệ thống phân phối (Place)..............32

3.1.4 Chiến lược marketing của Cocoon về xúc tiến hỗn hợp/chiêu thị
(Promotion)..........................................................................................................33

3.2 Các phương pháp thâm nhập thị trường.............................................................34

3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp...................................................................34

3.2.2 Lựa chọn phương pháp thâm nhập (Chọn xuất khẩu gián tiếp, nhớ in đậm
câu này lúc làm bài)..............................................................................................35

3.3 Lựa chọn khách hàng, nhà phân phối và đối tác................................................36

3.3.1 Lựa chọn khách hàng...................................................................................36

3.3.2 Lựa chọn nhà phân phối..............................................................................36

3.3.3 Lựa chọn đối tác..........................................................................................41

3.4 Điều kiện đàm phán...........................................................................................41

3.4.1 Điều kiện thỏa thuận và đàm phán...............................................................41

3.4.2 Hợp đồng với các nhà phân phối.................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56


LỜI MỞ ĐẦU
Mỹ phẩm cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại doanh thu cao
cho các nhà doanh nghiệp. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người chú trọng hơn đến
vẻ bề ngoài của mình, không chỉ phụ nữ mới sử dụng mỹ phẩm mà ngay cả đàn ông cũng
thế, chính vì vậy các thương hiệu mỹ phẩm ra đời ngày càng nhiều nhằm đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng. Để tạo ra những sản phẩm vừa thu hút được người tiêu
dùng vừa bắt kịp xu hướng “sống Xanh” ngày nay công ty TNHH Mỹ Phẩm Thiên Nhiên
Nature Story đã nghiên cứu và cho ra đời dòng thương hiệu Mỹ Phẩm Thuần Chay
Cocoon với chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên thân thuộc với môi trường, an toàn
lành tính cho da và đặc biệt nhấn mạnh vấn đề nhân văn khi thương hiệu này cam kết
không có chiết xuất tưf động vật cũng như sẽ không thử nghiệm sản phẩm này trên động
vật, đó là một chi tiết ghi điểm lớn đối với những người yêu môi trường, động vật và theo
xu hướng “sống Xanh”.
Khó ai có thể tin rằng một thương hiệu mỹ phẩm nội địa Việt Nam lại có thể gây
được sự chú ý lớn như vậy đối với khách hàng tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế. Do đó
Nhóm 3 đã quyết định chọn thương hiệu Mỹ phẩm thuần chay Cocoon để làm đề tài cho
bài báo cáo về “XUẤT KHẨU MỸ PHẨM TẨY TẾ BÀO CHẾT THUẦN CHAY
COCOON CỦA CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM NATURE STORY SANG THỊ
TRƯỜNG THÁI LAN” với mục đích phát triển dòng sản phẩm nội địa Việt Nam sang
thị trường quốc tế. Qua đó, phân tích và làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của sản
phẩm từ đó chọn lựa thị trường phù hợp và lên kế hoạch Marketing cho sản phẩm.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM

1.1. Phân tích nội bộ doanh nghiệp

1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp

❖ Thông tin liên hệ:

Trực thuộc Công ty: TNHH Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Nature Story
Thương hiệu Mỹ Phẩm: Cocoon
Địa chỉ: 38C, 39C Khu phố 1, Quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP
Hồ Chí Minh
Website: myphamthuanchay.com
Email: vegan.cocoon@gmail.com
Số điện thoại: 0972 383 373 - 0972 383 37
❖ Lịch sử hình thành:
Bắt kịp xu hướng các nước phương Tây về mỹ phẩm thuần chay, cùng với tâm lý
khách hàng ưa chuộng các dòng sản phẩm từ thực vật bảo vệ sức khoẻ, lối sống xanh,
năm 2013 sau một thời gian nghiên cứu, công ty TNHH Mỹ Phẩm Nature Story Việt
Nam đã cho ra đời thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon với chiết xuất 100% từ
thiên nhiên, không sử dụng thành phần từ động vật và cam kết không thử nghiệm trên
động vật.
❖ Ý nghĩa thương hiệu:
Cocoon có nghĩa là “cái kén” ý chỉ là một “ngôi nhà” ấp ủ những chú sâu non,
mang lại những gì thật sự tự nhiên, tốt nhất, để nuôi dưỡng những chú sâu đó chờ đến
ngày hoá thành bướm xinh đẹp, lộng lẫy. Cocoon ra đời mang trong mình sứ mệnh đồng
hành trên con đường làm đẹp cho người Việt Nam từ chính những nguyên liệu phù hợp,
lành tính, an toàn và quan trọng là gần gũi với thiên nhiên.
❖ Lĩnh vực kinh doanh: Mỹ phẩm thuần chay Cocoon có 4 mặt hàng kinh doanh
chính:
1) Chăm sóc da: Dầu tẩy trang, gel rửa mặt, nước cân bằng da, tẩy tế bào chết
mặt, ...

Hình 1.1: Bộ sản phẩm chăm sóc da mặt Cocoon

2) Chăm sóc cơ thể: Xà phòng rửa tay, sữa tắm, tẩy tế bào chết cơ thể, dưỡng thể,

Hình 1.2: Bộ sản phẩm chăm sóc cơ thể Cocoon


3) Chăm sóc tóc: nước dưỡng tóc, tinh chất phục hồi tóc, …

Hình 1.3: Bộ sản phẩm chăm sóc tóc Cocoon

4) Chăm sóc môi: son dưỡng, tẩy tế bào chết môi, …

Hình 1.4: Bộ sản phẩm chăm môi Cocoon.

1.1.2 Phân tích nội bộ doanh

❖ Máy móc công nghệ:


Các sản phẩm của Cocoon đều được cho ra đời trong một dây chuyền sản xuất hiện
đại, văn minh, khép kín và dựa trên tiêu chuẩn theo cGMP của Bộ Y Tế Việt Nam.
❖ Nguyên liệu:
Vì là dòng Mỹ Phẩm Thuần Chay với chiết xuất 100% từ thiên nhiên nên các
nguyên liệu đều được Cocoon chọn lọc kỹ lưỡng và thua mua từ các nông dân. Từ các
thành phần quen thuộc với người dân Việt Nam như: bí đao, nghệ, sáp ong, mật ong, rau
má, cafe, tinh dầu bưởi,... Cocoon đã kết hợp chúng tạo nên những sản phẩm tuyệt vời,
lành tính an toàn, cam kết không có Parabens làm kích ứng da, không cồn, không sulfate
đồng thời ngoài tính nhân văn khi không có chiết xuất từ động vật cũng như không thử
nghiệm trên động vật thì Cocoon còn ghi điểm trong lòng khách hàng vì sản phẩm không
chứa vi hạt nhựa gây ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ nguồn sinh thái Việt Nam.

Hình 1.6: Cocoon lựa chọn hạt Sa-chi làm nguyên liệu cho sản phẩm của mình - Nguồn Kenh14

1.1.3 . Giới thiệu sản phẩm của công ty

❖ Một số sản phẩm nổi tiếng mang thương hiệu cocoon bao gồm:
- Tẩy tế bào chết cafe cho da mặt Cocoon
- Tẩy tế bào chết BODY Cocoon cafe
- Nước tẩy trang hoa hồng Cocoon
- Dầu tẩy trang hoa hồng Cocoon
- Gel rửa mặt bí đao Cocoon
- Nước bí đao cân bằng da

Trong tất cả các dòng sản phẩm nổi tiếng của nhà Cocoon phải kể đến “Best
Seller” Tẩy da chết cà phê Đắk Lắk (Đak Lak coffee body polish) đang liên tục cháy
hàng “làm mưa làm gió” trên các trang mạng xã hội và video review của Blogger. Sản
phẩm với chiết xuất từ cà phê, mang lại mùi hương dịu nhẹ không chỉ giúp bạn làm
sạch da chết mà còn mang lại làn da mịn màng, tươi sáng.

Hình 1.7: Tẩy da chết cà phê Đắk Lắk - Nguồn: Internet


Nghe qua các thông tin trên chắc hẳn có rất nhiều người đang thích thú và tò mò
để biết thêm thông tin về sản phẩm này của Cocoon cũng như lý do mà Nhóm 3 đã
cùng nhau thống nhất và quyết định chọn đây là đề tài để nhóm thực hiện bài báo cáo
phân tích.

❖ Thiết kế, bao bì

Sản phẩm Tẩy da chết cà phê Đắk Lắk của nhà Cocoon có dạng hộp hình trụ với
dung tích 200ml, thiết kế vừa vặn, nắp đậy 2 lớp chắc chắn với nguyên liệu thân thiện
với môi trường có thể tái sử dụng vào một số khác chẳng hạn như trồng các loại cây
cảnh có kích thước nhỏ để trang trí trên bàn học, bàn làm việc. Bao bì với tông màu
nâu sẫm là chủ đạo, tên sản phẩm cũng như các thành phần, hướng dẫn sử dụng đều
được in ấn đầy đủ, rõ ràng trên nhãn rất dễ nhìn.

❖ Thành phần:

Cà phê Đắk Lắk nguyên chất 100% giúp nhẹ nhàng tẩy đi da chết mà không hề
gây kích ứng, mang lại làn da mịn màng, mùi cà phê thơm dịu nhẹ mang lại cảm giác
dễ chịu, gây nghiện với các “tín đồ” nghiện cà phê. Các hạt có trong sản phẩm hoàn
toàn là từ hạt cà phê chứ không phải vi hạt nhựa, an toàn với môi trường. Bơ ca cao
chứa nhiều axit béo và vitamin E, vitamin B cung cấp nước đồng thời giữ ẩm cho da.
Ngoài ra còn có các loại dưỡng chất khác làm mềm mịn, sáng da và đặc biệt là không
chứa cồn, paraben hay hương liệu nên rất lành tính và an toàn cho da nhạy cảm.

❖ Công dụng:

Giúp tẩy đi lượng da chết, dầu nhờn bụi bẩn trên da, làm đều màu, sáng da, giữ
ẩm mang lại làn da mịn màng.

❖ Đối tượng sử dụng:

Vì chiết xuất từ thiên nhiên nên phù hợp với mọi loại da kể cả da nhạy cảm.

❖ Kết cấu sản phẩm:

Dạng kem đặc chứa các hạt cà phê, khi bôi lên da sẽ chuyển sang màu trắng sữa,
mang mùi hương cà phê dễ chịu. Hạt cà phê xay nhỏ dễ dàng làm sạch đi da chết mà
không hề gây rát hay kích ứng da.

❖ Ưu điểm:
+ Lành tính, an toàn với da và thân thiện với môi trường.
+ Hương thơm cà phê nhẹ nhàng dễ chịu.
+ Giá cả phải chăng, dễ tìm mua.
+ Làm mềm mịn da, dưỡng ẩm mà không gây khô da.
❖ Nhược điểm:
+ Vì hộp hơi to nên khó mang đi du lịch.
+ Hạt cà phê có kích thước còn hơi to.

1.2 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

❖ Political (Chính trị)


Thái Lan là một quốc gia theo chế độ Quân chủ lập hiến. Từ những năm 1992 cho
đến cuộc bạo động vào năm 2006, đất nước Thái Lan đã bắt đầu thay đổi và được xem
như là một nước dân chủ.
Nhà vua có phần quyền lực tuy không lớn theo Hiến pháp của Thái Lan nhưng
Hoàng tộc Mahidol của Vương triều Chakri chính là biểu tượng của quốc gia.
Vào năm 2020, kể từ khi năm 1932 ở Thái Lan đã bắt đầu biểu tình nhằm mục đích
phê phán Hoàng gia, yêu cầu tước bỏ một số đặc quyền nhà vua và đến nay vẫn chưa có
hồi kết. Đây là một trong những rào cản về xây dựng chiến lược Marketing của Cocoon
một cách đúng đắn khi xuất khẩu sang Thái Lan.
Thái Lan và Việt Nam có quan hệ ngoại giao thân thiết, cùng là thành viên trong
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức khác trong khu vực.
Quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại, bảo hộ thương mại đang trỗi dậy mạnh
mẽ làm tác động đến việc điều chỉnh sự hợp tác song phương giữa hai quốc gia. Quan hệ
Việt Nam - Thái Lan đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cả hai nước để thúc đẩy mối quan
hệ có chiều siêu, phát triển nền kinh tế hiệu quả nhất là đối với chuỗi cung ứng của các
doanh nghiệp.
 Economics (Kinh tế)
Thái Lan là nước có nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc nhiều vào
ngành du lịch và xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP của Thái Lan). Nền
kinh tế Thái Lan lớn thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Indonesia; đứng thứ 25 toàn cầu theo
GDP danh nghĩa; xếp thứ 21 thế giới theo sức mua tuong đương và đứng thứ 28 trên thế
giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020).

Hình 1.8: Tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan năm 2020
Theo số liệu của UN, IMF và Ngân hàng Thế giới đưa ra, đến hết năm 2019, GDP
danh nghĩa của Thái Lan vào khoảng 530 tỷ USD hoặc 1,3 nghìn tỷ USD xét theo GDP
sức mua tương đương. GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương đạt mức
21,361 nghìn USD/người hoặc 7,800 nghìn USD/người theo danh nghĩa.
Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) cho biết kinh tế
Thái Lan đã phục hồi trong quý 4/2021 nhờ xuất khẩu tăng và các biện pháp phòng
chống dịch COVID-19 được nới lỏng cho phép du lịch hoạt động trở lại. Kinh tế Thái
Lan trong quý 4/2021 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2020, cao gấp đôi so với dự báo và
dánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ sau khi giảm 0,2% trong 3 tháng trước đó.
NESDC cũng dự báo rằng kinh tế Thái Lan trong năm 2022 sẽ tăng trưởng 3,5-
4,5% nhờ du lịch tăng và kế hoạch chi tiêu của chính phủ bắt đầu được thực hiện.
NESDC cũng dự kiến lạm phát năm 2022 ở mức 1,5-2,5%.
 Sociocultural (Văn hóa xã hội)
Bên cạnh ngành du lịch phát triển, thị trường Thái Lan cũng nổi tiếng với dịch vụ
phẫu thuật thẩm mỹ giá rẻ cho du khách nước ngoài. Ở các nước Châu Âu và Mỹ, các
dịch vụ này thường có chi phí rất đắt đỏ nhưng ở Thái Lan lại có giá rất rẻ.
Ở Thái Lan, nông nghiệp là nghề phổ biến nhất ở người trung niên và lớn tuổi trong
đó giới trẻ thì thường quan tâm đến các lĩnh vực kỹ thuật nhiều hơn. Gần nửa dân số của
Thái Lan làm việc tại các đồng ruộng, chăn nuôi và trồng trọt.
Khoảng 90% người dân Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Phật Giáo nên tư tưởng
rất coi trọng việc ăn chay, tránh sát sinh động vật. Bên cạnh việc ăn chay thì người dân
cũng ưa chuộng các sản phẩm làm từ thực vật, tiêu dùng các sản phẩm không thử nghiệm
trên động vật.
 Technological (Công nghệ)
Kể từ tháng 2/2020 khi Thái Lan chính thức công bố băng tần 5G, việc xây dựng
5G đã tiến triển nhanh chóng và đưa Thái Lan lên vị trí hàng đầu với tư cách là nhà lãnh
đạo công nghệ trong ASEAN và là một trong quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới. Trong
thời gian dịch bệnh COVID-19, nhu cầu sử dụng Internet tăng đột biến nhưng hệ thống
mạng của Thái Lan vẫn ổn định và trải nghiệm người dùng được cải thiện nhiều. Thái
Lan cũng đã triển khai áp dụng nhiều ứng dụng như công nghệ 5G + AI hỗ trợ chống
dịch, và các ứng dụng họp trực tuyến 5G + VC giúp nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp tục
sản xuất theo những phương thức mới, chẳng hạn như không tiếp xúc trực tiếp và không
sử dụng tiền mặt.
Thái Lan cũng đã áp dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng năng
suất, tăng sản lượng và giảm chi phí.
❖ Legal (Pháp lý)
Để duy trì hoạt động kinh doanh của các sản phẩm xuất khẩu một cách hợp pháp,
Cocoon phải xem xét các chính sách pháp luật của thị trường Thái Lan. Trong đó, luật
kinh doanh bao gồm luật, các cơ quan chính phủ kích thích hoặc kiểm soát các tổ chức và
hoạt động của cá nhân trên thị trường.
Hiểu rõ về mặt pháp luật, có thể kích cầu mua sắm của người tiêu dùng tại Thái
Lan, tháo gỡ khó khăn về nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp. Đây có thể là sự
hỗ trợ đắc lực để Cocoon giảm giá thành sản phẩm khi cạnh tranh từ các thương hiệu
khác. Hệ thống pháp luật tại Thái Lan phối hợp giữa các nguyên tắc theo truyền thống và
học hỏi luật pháp tại phương Tây.
ASEAN giúp doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là Cocoon hưởng nhiều mức thuế ưu
đãi. Mặt khác, hàng hóa nhập khẩu sẽ chịu hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị
gia tăng (VAT).
Quy định về bao gói, nhãn mác đối với hàng xuất khẩu vào Thái Lan có những quy
định riêng như nhãn mác, phần thông tin phải có thêm tiếng Thái là đưa ra chi tiết các
thông tin sau:
- Tên của sản phẩm
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất
- Thành phần
- Hướng dẫn sử dụng
- Tác dụng phụ khi sử dụng (nếu có)
 Environmental (Môi trường)
Thái Lan có vị trí địa lý tốt nên có nhiều khu vực là trung tâm xuất khẩu hàng hóa.
Sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan rất cạnh tranh trên nhiều thị trường trên thế giới. Sản
phẩm xuất khẩu vừa trực tiếp đóng góp vào GDP của cả nước vừa gián tiếp quảng bá
hình ảnh văn hóa Thái Lan để thu hút khách du lịch.
Thái Lan mang khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc trồng các loại trái cây nhiệt đới.
Do đó, Thái Lan là một trong những nước có nguồn trái cây nhiệt đới phong phú với hơn
1.000 loại trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới; trong đó, có 57 loại trái cây được sản xuất
thương mại.
1.3 Phân tích SWOT

 Điểm mạnh
- Cocoon có thế mạnh về các sản phẩm thuần chay, có xây dựng cho mình hình
ảnh thương hiệu rõ ràng trong thị trường mỹ phẩm Việt Nam nói chung và mỹ
phẩm thuần chay nói riêng.
- Giá thành sản phẩm của Cocoon có thể đánh giá là tương đối rẻ so với mặt bằng
chung. Giá bán lẻ của Cocoon có giá từ 35 000 đồng đến 850 000 đồng tùy vào
từng mặt hàng hay là theo combo. Như vậy khi tiến vào thị trường nước ngoài thì
sản phẩm với giá thành như vậy sẽ dễ dàng tiêu thụ.
- Các sản phẩm của Cocoon rất đa dạng, cung cấp được đa số các nhu cầu liên
quan đến làm đẹp, từ các sản phẩm chăm sóc cơ bản cho đến sản phẩm đặc trị.
Như vậy Cocoon sẽ thu hút được người tiêu dùng vì người tiêu dùng có thể tìm
tất cả sản phẩm mình cần tại Cocoon.
 Điểm yếu
- Cocoon vẫn là thương hiệu khá mới, người tiêu dùng ở nước ngoài rất ít biết đến
thương hiệu.
- Quy mô của doanh nghiệp hiện còn khá nhỏ và tiềm lực về tài chính thì chưa đủ
mạnh.
- Cocoon chưa xây dựng mối quan hệ với khách hàng (thể hiện ở chỗ chưa có
chính sách tích điểm cho khách hàng) từ đó xây dựng được lòng trung thành của
khách hàng.
- Những sản phẩm của Cocoon dịu nhẹ thích hợp cho da nhạy cảm, tuy nhiên nó sẽ
có tác dụng quá chậm hoặc là không có tác dụng rõ rệt. Vì thế người tiêu dùng sẽ
hoài nghi chất lượng của Cocoon, liệu những sản phẩm đó có hiệu quả như
những hãng khác không?
 Cơ hội
- Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng tăng cao và đặc
biệt là mọi người có xu hướng sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Đây là cơ hội để Cocoon tiếp cận tới những đối tượng tiêu dùng quan tâm đến
vấn đề làm đẹp từ nguyên liệu thiên nhiên.
- Cocoon trở thành nhãn hàng Việt Nam đầu tiên được chấp thuận tại chương trình
Leaping Bunny của tổ chức Cruelty Free International và cuối năm 2020 - Đây là
một trong những chương trình đảm bảo rằng quá trình sản xuất không có thử
nghiệm trên động vật nổi tiếng nhất thế giới. Ngoài ra thù Cocoon cũng là nhãn
hàng đầu tiên của Việt Nam được chứng nhận: “Không thử nghiệm trên động vật
và thuần chay” được chứng nhận bởi tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật toàn cầu
PETA và “chứng nhận thuần chay” của Hiệp hội thuần chay thế giới The Vegan
Society. Tất cả điều này trở thành cơ hội lớn cho Cocoon thu hút được người tiêu
dùng mỹ phẩm nói chung và người tiêu dùng quan tâm đến mỹ phẩm thuần chay
nói riêng.
 Thách thức
- Bởi vì là một thương hiệu khá mới tại thị trường nước ngoài cho nên Cocoon
hiện đang trải qua cuộc chiến khốc liệt về giá cá, nguồn hàng,... với các đối thủ
cạnh tranh khác trên thị trường quốc tế như The Body Shop, Klairs, Sukin,...
Đồng thời đã, đang và sẽ có nhiều đối thủ mới gia nhập vào ngành khác sản xuất
những dòng sản phẩm Organic như Cocoon thì như vậy sẽ khiến cho người tiêu
dùng có nhiều lựa chọn hơn và Cocoon có thể bị suy giảm thị phần.
- Hiện nay mức độ ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, điều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến với đời sống thực vật. Như vậy thách thức của Cocoon ở vấn
đề này là cần đầu tư cho trồng trọt để nguyên liệu có chất lượng tốt nhất.

1.4 Đánh giá sơ bộ

Vào năm 2013, Cocoon chính thức được ra mắt chỉ với hai sản phẩm chính là cao bí
đao và cao vỏ bưởi chuyên trị mụn và làm mờ vết thâm. Dù chỉ vậy nhưng những sản
phẩm chú trọng về chất lượng của Cocoon đã nhận được sự chú ý cũng như là sự đón
nhận của người tiêu dùng. Bởi vì sự thấu hiểu về điều kiện khí hậu tại Việt Nam và cũng
như những vấn đề về da mà người Việt đang gặp phải nên chỉ vài năm sau khi ra mắt thì
Cocoon đã nhanh chóng chiếm được lòng tin và tình cảm của người tiêu dùng. Đặc biệt ở
thời điểm hiện tại, Cocoon nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những bạn trẻ thích làm
đẹp.
Những sản phẩm của Cocoon được ra mắt trên thị trường đều mang một nét rất
riêng của thiên nhiên Việt Nam, chúng được Cocoon dày công chắt lọc từ những vùng
đất: Tiền Giang, Đăk Lăk, Thanh Hóa,.... để tìm kiếm được những nguồn nguyên liệu
thuần Việt. Điều quan trọng giúp cho Cocoon tạo nên những sản phẩm đạt chất lượng và
an toàn là nhờ vào dây chuyền sản xuất hiện đại. Đồng thời những sản phẩm của Cocoon
cũng đáp ứng được các điều kiện khắt khe của Bộ Y Tế Việt Nam.
Mỹ phẩm thuần chay hiện đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của
các tín đồ làm đẹp, đây sẽ là cơ hội lớn cho Cocoon có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng
hơn. Tuy nhiên, bởi vì nhận thấy được xu hướng quan tâm đến các dòng mỹ phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên nên sẽ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập vào thị
trường, do đó Cocoon cần phải liên tục cải tiến những sản phẩm của mình, áp dụng chuỗi
dây chuyền sản xuất hiện đại, cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng cao nhưng giá
thành hợp lý cho mọi đối tượng, cùng với đó là các chính sách ưu đãi, quảng bá sản phẩm
và nâng cao được mối quan hệ với khách hàng.
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

2.1 Tập trung hóa và Đa dạng hóa sản phẩm

Chiến lược tập trung hóa Cocoon sẽ tập trung phục vụ đoạn thị trường tẩy tế bào
chết cơ thể với mức giá bình dân và tạo sự khác biệt về thành phần, bao bì. So với các sản
phẩm tẩy tế bào chết cơ thể trên thị trường hiện nay điều khác biệt của Cocoon đó chính
là sản phẩm thuần chay. Các srub trong sản phẩm được làm từ hạt cà phê nguyên chất
xay ra kết hợp cùng với bơ cacao tạo ra một hỗn hợp dạng kem. Khi sử dụng trên da sẽ
không gây ra hiện tượng rát da như nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết cơ thể hay muối tắm
khác.
Cụ thể khi thâm nhập vào thị trường Thái Lan, tại thị trường này đang có dòng sản
phẩm muối tắm sữa bò của hãng A Bonne. Sản phẩm này hiện đang rất phổ biến không
chỉ tại Thái Lan mà còn ở cả Việt Nam. Nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng do giá rẻ
và có sự hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm gây ra tình trạng rát da. Khi sản phẩm
tẩy tế bào chết cơ thể Cocoon sẽ có được nhiều điểm khác biệt và lợi thế hơn. Bởi vì sản
phẩm Cocoon là sản phẩm thuần chay đây là một xu hướng đang nổi lên gần đây. Bao bì
của Cocoon có thể tái chế và dùng để trồng cây, mang thông điệp bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Cocoon sẽ không gây rát da và giúp dưỡng ẩm sau khi sử dụng. Đồng thời đội
ngũ Marketing của Cocoon luôn có những chiến lược đúng đắn giúp mang giá trị của sản
phẩm tiếp cận với người tiêu dùng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Có thể thấy được rằng khi sử dụng chiến lược tập trung hóa Cocoon có thể tập trung
nghiên cứu và thỏa mãn một nhóm khách hàng nhất định điều đó giúp Cocoon nắm bắt rõ
tâm lý, nhu cầu cũng như hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó sẽ đưa ra những chiến
lược về sản xuất sản phẩm và tiếp thị hiệu quả.
Song song với chiến lược tập trung hóa Cocoon sẽ kết hợp với đa dạng hóa sản
phẩm. Chú trọng vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng và đa dạng hóa để cho ra
nhiều dòng sản phẩm với nhiều loại thành phần khác nhau. Ngoài ra, Cocoon còn cho ra
nhiều dung tích khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người. Kết hợp việc
phát triển bao bì sáng tạo ra các loại bao bì thân thiện với môi trường, có thể sử dụng và
tái chế cho nhiều mục đích khác nhau.
Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm Cocoon sẽ thực hiện những chiến lược
Marketing không những mang sản phẩm đến với người tiêu dùng mà còn phát động thực
hiện hành đồng bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các hộp nhựa của sản phẩm
Cocoon đã sử dụng hết để trồng cây. Những chiến lược này sẽ mang đến một làn gió mới
trong xu hướng làm đẹp và chăm sóc cá nhân tại thị trường Thái Lan

2.2 Khu vực thương mại tốt nhất

2.2.1. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tẩy tế bào chết cơ thể đang là một xu
hướng đang phát triển mạnh. Đây là thị trường thống lĩnh toàn cầu về các sản phẩm tẩy tế
bào chết cơ thể. Khu vực này chiếm gần 35% tổng doanh thu của năm 2018. Những yếu
tố giúp cho khu vực này dẫn đầu toàn cầu là do nhận thức và nhu cầu chăm sóc cá nhân
đang ngày càng tăng, đồng thời do yếu tố khí hậu khiến làn da bị tổn thương. Song song
đó, tại nhiều quốc gia Châu Á phụ nữ cũng như phụ nữ ở Úc đi làm có thu nhập cao dẫn
đến chi tiêu cũng cao hơn cho những sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Ngoài ra, Châu Á có hai quốc gia dẫn đầu các xu hướng làm đẹp và các sản phẩm
chăm sóc cá nhân là Hàn Quốc và Nhật Bản, gần đây các sản phẩm chăm sóc cá nhân nội
địa Trung Quốc cũng đang phát triển. Các sản phẩm được ưa chuộng tại khu vực này như
tẩy da chết toàn thân Rosette Gommage Peeling (Nhật Bản), tẩy da chết Cure Natural
Aqua Gel (Nhật Bản), Innisfree (Hàn Quốc),... Những sản phẩm được ưa chuộng tại các
quốc gia Châu Á. Bởi vì những sự đa dạng về chủng loại và thành phần của các sản phẩm
tẩy tế bào chết cơ thể được các nhãn hàng Hàn Quốc và Nhật Bản luôn không ngừng đổi
mới và sáng tạo. Chính điểu này đã giúp cho nhu cầu về sản phẩm này ngày càng cao và
phức tạp hơn. Các nước Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan bị tác động nhiều
nhất vào nhu cầu và hành vi mua hàng bởi các xu hướng làm đẹp. Ở thị trường này người
tiêu dùng luôn lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết chiết xuất từ thiên nhiên.
Điều này thu hút nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm chăm sóc cá
nhân đầu tư nhiều hơn vào R&D để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
 Cơ hội
- Châu Á là khu vực đông dân nhất thế giới và người dân rất coi trọng vẻ đẹp của
làn da vì thề những sản phẩm chăm sóc làn da vô cùng được ưa chuộng tại thị
trường này. Đồng thời xu hướng sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ thể đang
phát triển mạnh trong những năm gần đây.
- Phụ nữ sẵn sàng bỏ ra chi phí nhiều hơn để mua những sản phẩm chăm sóc cá
nhận họ. Những sản phẩm làm đẹp kịp xu hướng luôn được họ lựa chọn hàng
đầu.
- Ngày nay nhận thức về các sản phẩm chăm sóc cá nhân được nâng cao hơn.
Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ gốc,
thành phần thiên nhiên đồng thời sử dụng bao bì hay lan tỏa những thông điệp
bảo vệ môi trường luôn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
 Thách thức
- Với sự dẫn đầu về ngành làm đẹp của Hàn Quốc và Nhật Bản khi muốn thâm
nhập vào thị trường Châu Á - Thái Bình Dương là một thách thức lớn phải đối
mặt.
- Ngoài ra các sản phẩm chăm sóc cá nhân rất đa dạng về chủng loại và thành phần
vì thế cần phải đối mặt với áp lực liên tục đổi mới công nghệ và tạo sự nổi bật.
- Người tiêu dùng có nhu cầu phức tạp về sản phẩm. Bởi vì họ sẵn sàng bỏ ra chi
phí cao để mua các sản phẩm vì thì yêu cầu về chất lượng cũng trở nên rất cao.

2.2.2. Khu vực Châu Mỹ

Tại khu vực Châu Mỹ, đặc biệt là Bắc Mỹ là thị trường phát triển nhanh nhất được
dự đoán sẽ đạt tốc độ CAGR là 5,6% từ năm 2019 đến năm 2025. Yếu tố nổi bật giúp
thúc đẩy sự phát triển của thị trường này là khả năng chi tiêu cao của người tiêu dùng.
Tẩy tế bào chết toàn thân bằng sữa khá phổ biến ở các vùng lạnh hơn của Bắc Mỹ, để duy
trì độ ẩm cần thiết và loại bỏ tế bào chết trên da.
 Cơ hội
- Người tiêu dùng ở khu vực Bắc Mỹ thường có thói quen mua các sản phẩm có
khả năng làm sạch nhiều hơn. Họ thường ưa chuộng các sản phẩm tẩy tế bào chết
hoặc là mặt nạ đất sét.
- Khu vực này là nơi có thu nhập rất cao cho nên người dân sẽ có nhu cầu chi trả
cho việc hưởng thụ và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đây là cơ hội tốt để cho các
doanh nghiệp đưa sản phẩm chăm sóc cá nhân vào khu vực này.
 Thách thức
- Tuy người tiêu dùng chi tiêu rất nhiều cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân như
tẩy tế bào chết cơ thể nhưng đây là một thị trường khó tính vì có nhiều tiêu chuẩn
khắt khe cho sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này.
- Cũng như Châu Á đây cũng là nơi ra đời của nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi
tiếng toàn thế giới. Các sản phẩm từ giá bình dân đến cao cấp sẽ là một áp lực
cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào.

2.2.3. Khu vực Châu Âu

Châu Âu chiếm một thị phần đáng kể trong ngành sản xuất mỹ phẩm cũng như các
sản phẩm chăm sóc cơ thể. Khu vực này được dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR là 5,3% từ
năm 2019 đến năm 2025. Pháp, Đức, Anh và Tây Ban Nha là các thị trường sinh lợi
nhiều nhất. Xu hướng ngày càng tăng của việc sử dụng tẩy tế bào chết toàn thân thay vì
xà phòng thông thường để tẩy tế bào chết và trẻ hóa làn da được dự đoán sẽ vẫn là một
yếu tố thuận lợi trong việc thúc đẩy nhu cầu sản phẩm ở khu vực này.
 Cơ hội
- Người tiêu dùng Châu Âu hiện nay có xu hướng lựa chọn những sản phẩm thiên
nhiên và có tình bền vững. Chẳng hạn như các sản phẩm sử dụng bao bì tái chế,
thân thiện với môi trường. Ngoài ra các sản phẩm mang đến những thông điệp xã
hội ý nghĩa chính là một điều người tiêu dùng Châu Âu quan tâm hàng đầu.
- Mức thu nhập của thị trường này rất cao cho nên những sản phẩm được bán tại
thị trường này sẽ thu lại một nguồn doanh thu lớn.
 Thách thức
- Châu Âu là khu vực sở hữu nhiều nhãn hiệu chăm sóc da nổi tiếng và lâu đời.
Nhiều sản phẩm đã và đang làm mưa làm gió tại nhiều quốc gia. Cho nên để có
thể thâm nhập vào khu vực này doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh
gay gắt với các đối thủ mạnh.
- Cũng giống như Châu Mỹ, Châu Âu cũng là một thị trường cực khó tính với các
tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm khi thâm nhập vào thị trường
này.
2.3 Xác định thị trường mục tiêu (quốc gia)

Nhận thấy những dấu hiệu tích cực từ việc thị trường Thái Lan đang có xu hướng
ưa chuộng những mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, Cocoon chọn đây là thị trường mục
tiêu tiềm năng để hướng tới. Là một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay, sản phẩm của
Cocoon không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

2.3.1. Địa lý

 Nhóm khách hàng tiềm năng:

Gồm 80% thành thị và 20%. Tính đến 2020, dân số thành thị có tỷ lệ là 51,10% cả
nước. Với ý định đưa ra sản phẩm thuần Việt đến “xứ sở chùa Vàng” thì Cocoon sẽ tập
trung vào mật độ của cư dân thành thị nhiều hơn là nông thôn do sức mua của người dân
thành thị cao hơn và thu nhập đối xứng với nhu cầu tiêu dùng.

 Nhóm khách hàng theo mua hàng thực tế:

Trực tiếp: Khách hàng đang sinh sống và học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố
lớn như Bangkok, Nonthaburi, Chiang Mai có số người trẻ tuổi chiếm đa số.

Gián tiếp: Khách hàng ở tại Thái Lan có cơ hội tiếp cận với mua sắm online bằng
Internet, mạng xã hội, trang thương mại điện tử và nhu cầu quan tâm đến sản phẩm.

2.3.2. Nhân khẩu học

 Giới tính: Khoảng 70% nữ và 30% nam sử dụng sản phẩm Cocoon. Phân khúc nữ
chiếm ưu thế hơn một nửa thị phần sản phầm chăm sóc da ở Thái Lan.
 Độ tuổi: từ 12 đến 50 tuổi. Các mỹ phẩm thuần thiên nhiên có thể sử dụng với lứa
tuổi bắt đầu dậy thì và Cocoon nhắm đến đối tượng khách hàng thuộc phân khúc
“thanh niên mới lớn”.
 Công việc và mức thu nhập: Từ thấp đến trung bình. Do sản phẩm có giá thành
không quá cao nhưng đủ chi trả cho việc mua mỹ phẩm mỗi tháng từ 1500 – 3000
Bath).
 Trình độ học vấn: Trung bình đến cao. Trình độ học vấn trung bình đủ giúp người
tiêu dùng tại Thái Lan tìm hiểu các thông tin, thành phần mà Cocoon cung cấp tại
nhãn mác.

2.3.3. Tâm lý học

 Sở thích và lối sống:


- Khách hàng có xu hướng quan tâm đến sản phẩm thuần chay, thành phần và xuất
xứ.
- Lựa chọn những sản phẩm lành tính, không chứa hóa chất và chất bảo quản để
bảo vệ sức khỏe.
- Thích mua dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Bảo vệ động vật và chọn những sản phẩm không khai thác và kiểm nghiệm trên
cơ thể động vật.
 Tâm lý và thói quen:
- Phần lớn người tiêu dùng tại các thị trường Đông Nam Á tham gia khảo sát cho
biết kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19, việc sử dụng tiền mặt của họ đã
giảm đáng kể với 59% tại Thái Lan. Cùng với đó, các phương thức thanh toán
không tiếp xúc (mua tại cửa hàng) đang ngày một phổ biến hơn.
- Cải thiện về ngoại hình, cụ thể là nhan sắc, sỡ hữu vẻ đẹp bên ngoài.
 Tầng lớp kinh tế xã hội:
- Tầng lớp trung lưu thấp (C1): Giám sát, văn thư, các ngành nghề hành chính và
chuyên môn sẽ có nhu cầu đảm bảo sức khỏe, cải thiện vẻ bề ngoài của mình.
- Tầng lớp trung lưu (NS): Quản lý ngành nghề thuộc bộ phận chuyên nghiệp có
nhu cầu tăng cao dần theo thời gian và đưa ra nhiều lựa chọn khi mua mỹ phẩm.

2.3.4. Hành vi mua hàng

 Lý do tìm kiếm sản phẩm: Tính chất sản phẩm phải an toàn, lành tính không kén
da.
 Tình trạng người tiêu dùng: khách hàng tiền năng hoặc mới biết đến.
 Thái độ: Ủng hộ những sản phẩm lành tính và ưa chuộng theo xu hướng.
 Lý do mua hàng: Có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp với giá thành sản
phẩm phù hợp túi tiền.
 Xu hướng sửa dụng: Mỹ phẩm thuần chay với thành phần từ thiên nhiên tác động
tích cực đến quyết định mua của khách hàng và được nhiều người quan tâm.

2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu (nhiều thành phố trong thị trường mục tiêu

2.4.1. Đánh giá thị trường mục tiêu

 Tiềm năng tăng trưởng:

Trong tương lai có thể mở rộng, phát triển bộ phận kinh doanh của Cocoon ra các
tỉnh, thành phố lân cận và tập trung vào phân khúc khách hàng từ trẻ đến trung niên có
mức thu nhập trung bình trở lên.

 Quy mô thị trường:

Dân số của Thái Lan có độ tuổi từ 13 đến 60 có nhu cầu chăm sóc bản thân và sử
dụng nhiều mỹ phẩm chiếm đến 70,9%. Thị trường đất nước Thái Lan có quy mô rộng
lớn, nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm với mật độ dân số có độ tuổi mà Cocoon
hướng đến.

 Tính cạnh tranh trên thị trường:

Ở phân khúc tầm trung, đối thủ của Cocoon cũng không hẳn là mới thâm nhập vào
thị trường Thái Lan. Các thương hiệu mỹ phẩm thuần chay có độ phổ biến với người tiêu
dùng như Innisfree, Caudaline, The Face Shop. Bên cạnh đó, còn những thương hiệu mỹ
phẩm nổi tiếng với mức giá trung lưu trên thị trường như Maybelline, L’Oreal và chuyên
về trị mụn có La Roche Posay.

 Đối tượng khách hàng:

Phương hướng kinh doanh của Cocoon luôn hướng đến môi trường và tinh thần làm
đẹp nhân đạo. Vì vậy, khách hàng mà Cocoon hướng đến là những người “sống xanh”
xây dựng một hệ sinh thái xanh bền vững, chú trọng những sản phầm thuần túy không
độc hại.
 Khả năng sinh lời:

Mỹ phẩm thuần chay đang là xu hướng làm đẹp được đông đảo giới trẻ quan tâm
trên toàn thế giới. Trong những năm gần đơi bởi tác động của đại dịch Covid-19 mà các
trang bán hàng thương mại điện tử bắt đầu sôi động và làm khách hàng chuyển hướng
sang mua sắm trực tuyến. Với nhu cầu ngày càng tăng cao như vậy bởi sự phát triển của
kinh tế, công nghệ, kỹ thuật thì đây sẽ là thị trường phát triển tại nước ngoài đầy tiềm
năng.

2.4.2. Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu

Nhằm mục tiêu chiếm lĩnh phân khúc khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu, Cocoon
sẽ triển khai kế hoạch để áp dụng chiến lược Marketing tập trung. Từ lợi ích của chiến
lược này, Cocoon sẽ tập trung phục vụ đồng thời nhiều nhu cầu của nhóm khách hàng
mục tiêu với định hướng là để xây dựng độ tin cậy, uy tín khắp nơi và dễ dàng phát triển
sản phẩm mới khi cho ra mắc trong nhóm phân khúc khách hàng này.

2.5. Định vị thị trường

2.5.1. Thuộc tính, lợi ích của sản phẩm

Sản phẩm Cocoon kinh doanh cùng giá thành có từ thấp đến trung bình, đi kèm chất
lượng tốt được nhiều người công nhận, đáp ứng được đa số nhu cầu mà khách hàng luôn
băn khoăn như có thể chăm sóc cơ thể, da và tóc.

Đối với mỹ phẩm thuần chay không chỉ an toàn với thiên nhiên, bảo vệ người sử
dụng mà còn thể hiện thông điệp nhân đạo rất lớn với các loài động vật.

2.5.2. Giá trị thương hiệu

Cocoon tin rằng các sản phẩm làm đẹp không được có chất độc hại trong phẩm và
tự hào khi được Leaping Bunny chấp thuận cũng như không có sự tàn ác đối với động vật
của tổ chức Cruelty Free International. Được sáng lập bởi đội ngũ trẻ, sáng tạo và áp
dụng nhiều chiến lược Marketing tạo nên xu hướng và thu hút khách hàng. Thương hiệu
đi chung với một lối sống thiên nhiên và tiên phong cho xu hướng bảo vệ hệ sinh thái.
2.5.3. Hình ảnh

Hình ảnh của Cocoon gắn liền với đặc tính sự sống trong thiên nhiên. Trong đó,
biểu tượng con thỏ của Leaping Bunny có ý nghĩa sản phẩm không thử nghiệm trên động
vật.

Hình 2.9: Hình ảnh của Cocoon gắn liền với đặc tính sự sống trong thiên nhiên

2.5.4. Chất lượng trải nghiệm

Cocoon cam kết với lời hứa "100% nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn
cho làn da". Các sản phẩm mỹ phẩm của Cocoon trước khi được đưa ra thị trường trong
và ngoài nước đều sẽ được nghiên cứu từ 12 đến 24 tháng, vượt qua các bài kiểm tra về
độ ổn định theo thời gian, theo nhiệt độ, vi sinh, pH, độ kích ứng (theo tiêu chuẩn của
trung tâm DRC Nhật Bản có chi nhánh tại Thái Lan).

Xây dựng hệ thống quản lý và giải quyết tình trạng đơn hàng nhanh chóng, an toàn
tại các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hợp tác với các nhà phân phối, cung cấp kèm
theo giấy chứng từ để đảm bảo mang lại dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Dịch vụ hậu mãi: Khách hàng được phép hoàn trả sản phẩm, đổi trả nếu sản phẩm
có lỗi từ chính nhà sản xuất trong thời gian 3 ngày. Cocoon áp dụng nhiều chương trình
tri ân khách hàng bằng các hình thức như mua hàng tích điểm, voucher giảm giá sau khi
mua hàng và các dịp khuyến mãi thường niên.

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỤC


TIÊU

3.1 Các chiến lược thâm nhập thị trường

3.1.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)

 Chất lượng sản phẩm


- Thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính: Cocoon sử dụng 100% nguyên
liệu tự nhiên được lấy chính từ nguồn thực vật phong phú, đa dạng của Việt Nam
như gừng, cà phê, bí đao, ... và cam kết không sử dụng các chất có hại, “gây
nghiện” cho da, bởi vậy sản phẩm rất an toàn cho da, kể cả những làn da nhạy
cảm. Tất cả thành phần nguyên liệu đều có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất
xứ từ các nhà cung cấp nguyên liệu trong và ngoài nước.
- Được kiểm duyệt chặt chẽ: Tất cả các sản phẩm của Cocoon trước khi được đưa
ra thị trường đều được nghiên cứu từ 12 đến 24 tháng, được thử nghiệm để vượt
qua các bài kiểm tra về vi sinh, pH, độ ổn định theo thời gian, theo nhiệt độ, độ
kích ứng (theo tiêu chuẩn của trung tâm DRC Nhật Bản có chi nhánh tại Thái
Lan) và phải đáp ứng đầy đủ các quy định và việc lưu thông trên thị trường theo
quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
 Danh mục sản phẩm
Cocoon sử dụng chiến lược đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng những
nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các sản phẩm của Cocoon được chia thành 4 dòng
chính:
- Dòng sản phẩm chăm sóc da: Gel rửa mặt bí đao, nước tẩy trang hoa hồng, tẩy
da chết mặt cà phê,...
- Dòng sản phẩm chăm sóc tóc: Xịt dưỡng tóc tinh dầu bưởi, dầu gội, dầu xả bưởi,
serum sa-chi phục hồi tóc,...

Hình 3.11: Dòng sản phẩm chăm sóc tóc

- Dòng sản phẩm chăm sóc môi: Son dưỡng dầu dừa, tẩy da chết môi cà phê.

Hình 3.12: Dòng sản phẩm chăm sóc môi


- Dòng sản phẩm chăm sóc cơ thể: Gel tắm bí đao, sữa dưỡng thể cà phê, nước
rửa tay khô khuynh diệp và bạc hà,...

Hình 3.13: Dòng sản phẩm chăm sóc cơ thể:

 Bao bì sản phẩm


Hình thức sản phẩm cũng là điều được Cocoon rất chú trọng. Các thiết kế luôn
hướng đến môi trường, tất cả bao bì đều được làm bằng giấy thân thiện, không cán màng
nhựa, chai lọ đựng sản phẩm có khả năng tái chế. Đặc biệt, Cocoon còn khéo léo đưa văn
hóa tranh khắc gỗ Việt Nam vào logo của các nguyên liệu như: bí đao, cà phê, sa-chi,
bưởi,…
 Sự khác biệt của sản phẩm
- Vegan - Thuần chay: Không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật
thường thấy trong mỹ phẩm như mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu,

Hình 3.15: Vegan - Thuần chay


dịch ốc sên, dầu gan cá mập, tơ tằm, ... Thay vào đó Cocoon vận dụng và phát
huy tối đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ thực vật mà không cần đến sự
hỗ trợ của các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật.

- Cruelty Free - Không thử nghiệm trên động vật:


+ Các công thức mỹ phẩm của Cocoon được nghiên cứu và được thử nghiệm
bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm (in-Vitro test) hoặc trên các tình
nguyện viên (in-Vivo test). Đồng thời các nhà cung cấp nguyên liệu cũng song
hành và cam kết rằng họ cũng không thử nghiệm trên động vật trong quá trình
nghiên cứu và sản xuất ra nguyên liệu đó.
+ Được thông qua trong chương trình Leaping Bunny cam kết không thử
nghiệm trên động vật cũng như không có sự tàn ác đối với động vật của tổ
chức Cruelty Free International và được chứng nhận không thử nghiệm trên
động vật từ tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA.

3.1.2 Chiến lược về giá (Price)

 Định giá sản phẩm


Cocoon sắp xếp giá sản phẩm của mình giống như các sản phẩm giá trung bình ở thị
trường mỹ phẩm Thái Lan để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Các sản phẩm
của hãng được định giá sản phẩm ở mức tầm trung từ 80 - 345 Baht (55.000 –
300.000VNĐ). Với mức giá này, Cocoon có thể thu hút được tất cả các tầng lớp khách
hàng, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Đồng thời Cocoon cũng cho ra nhiều combo làm đẹp
với mức giá thấp hơn mua lẻ để khách hàng có thể lựa chọn.
 Chính sách giá
Sử dụng chiến lược định giá sản phẩm theo khả năng xâm nhập thị trường
(Penetration Pricing Strategy).
- Giai đoạn gia nhập thị trường:
+ Giai đoạn này Cocoon mới gia nhập thị trường vì vậy mục tiêu là thu hút
lượng khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh. Cocoon sử dụng chiến lược giá
thấp để thu hút khách hàng biết đến thương hiệu và dùng thử sản phẩm mới.
+ Áp dụng chiến lược giảm giá trong thời gian ngắn kết hợp với nhiều chương
trình khuyến mãi và ưu đãi để đánh vào tâm lý khách hàng, tạo cảm giác muốn
mua sản phẩm với mức giá tốt.
+ Đầu tiên, dòng sản phẩm giá thấp của Cocoon sẽ được quảng cáo để nâng cao
nhận thức của mọi người về thương hiệu của Cocoon cũng như để thu hút sự
chú ý của khách hàng đối với những sản phẩm này trong 6 tháng đầu.
- Giai đoạn tăng trưởng:
+ Áp dụng chiến lược bình ổn giá nhằm phù hợp với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu lợi nhuận và mở rộng quy mô.
+ Nhằm mục đích tăng doanh thu và thu hút sự chú ý của công chúng, thực hiện
chiến lược giảm giá nhân dịp lễ hội, ngày đặc biệt (Black Friday, Brand’s
Birthday, ...

3.1.3 Chiến lược marketing của Cocoon về hệ thống phân phối (Place)

Về hệ thống phân phối, Cocoon lựa chọn thâm nhập thị trường bằng hình thức xuất
khẩu gián tiếp nên sẽ có 2 kênh phân phối chính:
- Các hệ thống phân phối mỹ phẩm: Chiến lược marketing của Cocoon là phân
phối sản phẩm rộng khắp để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nên kênh phân
phối sẽ tập trung ở những hệ thống bán lẻ có uy tín và nhiều cơ sở, cửa hàng
được đặt ở gần các trường học hoặc các khu dân cư đông đúc (Beauty Cottage,
Watsons, Beauty Buffet, Karmart,...). Bằng cách đó, Cocoon có thể dễ dàng tiếp
cận với một số lượng lớn khách hàng tiềm năng vì ngày càng nhiều người quan
tâm đến sự xuất hiện của thương hiệu và họ đang tìm kiếm sản phẩm phù hợp với
mức thu nhập của mình.
- Ngoài ra, bên cạnh những cửa hàng truyền thống, Cocoon cũng tận dụng kênh kỹ
thuật số để phân phối sản phẩm của mình như website chính thức và các trang
thương mại điện tử. Về website, doanh nghiệp sẽ tạo website ngôn ngữ Thái Lan.
Về sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp ký hợp đồng hợp tác chiến lược với tập
đoàn Shopee và Lazada - các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á,
để tăng cường các kênh phân phối kỹ thuật số của mình tại khu vực này.

3.1.4 Chiến lược marketing của Cocoon về xúc tiến hỗn hợp/chiêu thị
(Promotion)

Đối với chiến lược Marketing về xúc tiến hỗn hợp, doanh nghiệp đầu tư vào các
chiến dịch quảng cáo sử dụng Influencer Marketing, tận dụng sức mạnh của mạng xã hội
và triển khai các chương trình hoạt động xã hội ý nghĩa.
 Influencer Marketing
- Influencer Marketing sẽ chú trọng vào việc nhận diện các cá nhân có sức ảnh
hưởng đối với nhóm khách hàng tiềm năng và định hướng các hoạt động
Marketing xung quanh những người có ảnh hưởng đó. Đây là chiến lược đã từng
giúp Cocoon thành công trong việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trên
thị trường nước nhà.
- Với chiến lược này, Cocoon sẽ hợp tác với những ca sĩ, diễn viên Thái Lan nổi
tiếng (Baifern Pimchanok, Bright Vachirawit,...) để cải thiện mức độ nhận diện
thương hiệu và thu hút khách hàng. Cocoon cũng làm việc với các blogger làm
đẹp Thái Lan (Archita Sira, Fah Sarika,...) bằng cách mời họ đến cửa hàng trong
sự kiện ra mắt sản phẩm và gửi sản phẩm mới nhất đến họ để họ có thể viết đánh
giá sản phẩm qua các trang xã hội như Youtube, Instagram, Facebook,…
- Người nổi tiếng Thái Lan thường có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng.
Bởi vậy, thông qua các chiến dịch Influencer Marketing, doanh nghiệp sẽ gửi
gắm thông điệp quảng cáo đến khách hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng
sản phẩm của mình bằng cách tận dụng sự uy tín và sức ảnh hưởng của
Influencer.
 Social media Marketing:
- Hiện nay ở Thái Lan, quảng cáo kỹ thuật số đang bùng nổ và mở rộng nhanh
chóng với tỷ lệ truy cập Internet chiếm đến 75% dân số. Ngoài ra Thái Lan đang
đứng đầu thế giới về số lượng người sử dụng công nghệ số. Bởi vậy, tiếp thị qua
mạng xã hội là chiến lược Marketing dài hạn mà Cocoon đầu tư để duy trì độ
nhận diện với người tiêu dùng Thái Lan.
- Quảng bá sản phẩm của thông qua các bài viết, hình ảnh, video trên các phương
tiện truyền thông mạng xã hội như Twitter, Instagram, Tiktok, Facebook,...Book
các phương tiện báo chí như Praew, Harper’s Bazaar,...viết bài cho hãng.
- Thường xuyên tổ chức các minigame, giveaway khuyến mãi từ cửa hàng.
 Hoạt động xã hội:
Tổ chức các chiến dịch tái chế chai rỗng: “Trồng cây từ hũ nhựa cũ trong ngày trái
đất”, “Đổi vỏ chai cũ nhận sản phẩm mới” với những thông điệp và mục đích bảo vệ môi
trường. Những chiến dịch này không chỉ giúp nâng cao nhận thức người tiêu dùng, gây
thiện cảm với công chúng mà còn góp phần khẳng định sứ mệnh xây dựng hệ sinh thái
xanh của Cocoon.

3.2 Các phương pháp thâm nhập thị trường

3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp

Xuất khẩu là một trong những hình thức thâm nhập thị trường quốc tế và mở rộng
thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ sản xuất và đưa sản phẩm của mình ra thị
trường nước ngoài để tiêu thụ. Lợi ích lớn nhất mà xuất khẩu mang lại là mở rộng cơ sở
khách hàng của doanh nghiệp bằng cách khai thác nhu cầu nước ngoài. Điều này giúp
doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, có thêm thu nhập tiềm năng trong khi giảm sự
phụ thuộc vào thị trường nội địa. Các hình thức xuất khẩu có thể chia thành hai dạng
chính sau đây:
 Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu mà trong đó doanh nghiệp sẽ tự trực
tiếp bán sản phẩm của mình cho các người mua ở thị trường nước ngoài mà không
hề qua bất cứ bên trung gian nào, với tư cách người bán thì doanh nghiệp sẽ không
mất bất cứ khoản phí nào cho bên thứ ba, nên áp dụng đối với các doanh nghiệp có
trình độ và quy mô sản xuất lớn.
- Ưu điểm: doanh nghiệp có thể có được mức kiểm soát cao hơn ở các giai đoạn
trong quá trình giao dịch và sẽ có được thêm nhiều thông tin về thị trường để
tăng khả năng cạnh tranh; vì là trực tiếp bán không có bên trung gian (bên thứ
ba) nên doanh nghiệp sẽ có được mức lợi nhuận cao hơn đồng đồng thời sẽ sở
hữu được mối quan hệ gắn thiết hơn với khách hàng, xây dựng được lòng trung
thành đối với thương hiệu; khi xảy ra vấn đề có thể linh hoạt để xử lý, chuyển
hướng hay thậm chí rút lui khỏi thị trường
- Khuyết điểm: nếu các doanh nghiệp quy mô nhỏ thực hiện sẽ bị hạn chế ở kinh
nghiệm và nguồn lực, yêu cầu doanh nghiệp phải có nhân lực ở các vị trí chuyên
môn chuyên biệt; doanh nghiệp cần có nguồn lực tài chính lớn hơn vì phải trực
tiếp tham gia các hoạt động trong quá trình xuất khẩu kéo theo đó là rủi ro cao
hơn, phải tự tìm được khách hàng và củng cố cơ sở khách hàng
 Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp với
người mua nước ngoài, doanh nghiệp sẽ thông qua bên thứ ba để bán hàng trực tiếp
cho người mua hay nhà nhập khẩu quốc tế. Đây là cách tiếp cận ít tốn kém nhất và
nhanh nhất để thâm nhập vào thị trường quốc tế vì thường được áp dụng với các cơ
sở, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện để xuất khẩu trực tiếp, chưa
quen biết thị trường cũng như các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
- Ưu điểm: các giai đoạn trong quá trình xuất khẩu (vận chuyển quốc tế, các vấn
đề vấn luật và tài chính,..) được xử lý bởi bên trung gian vì doanh nghiệp không
trực tiếp mua bán với khách hàng quốc tế nên sẽ không yêu cầu nhiều kinh
nghiệp, kiến thức xuất nhập khẩu về mặt nhân lực, doanh nghiệp không cần phải
đầu tư thời gian cũng như ngân sách để tìm kiếm người mua vì có các bên trung
gian có nhiều kinh nghiệm trong tìm hiểu thị trường giúp doanh nghiệp nhanh
mở rộng toàn cầu cũng như tăng doanh số bán hàng.
- Khuyết điểm: vì phải chia một phần lợi nhuận cho các bên trung gian nên doanh
nghiệp sẽ sở hữu ít tỷ suất lợi nhuận hơn; đồng thời doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc
vào các cam kết với đối tác và nếu người trung gian làm việc không có hiệu quả
thì sẽ cản trở đến hoạt động xuất khẩu và lợi nhuận của công ty; vì làm việc qua
trung gian nên doanh nghiệp không thể sở hữu các mối quan hệ trực tiếp với
khách hàng cho nên không thể cung cấp các dịch vụ gia tăng khác; khó hiểu được
thị trường đang xuất khẩu vì không trực tiếp thực hành tìm hiểu thị trường.

3.2.2 Lựa chọn phương pháp thâm nhập (Chọn xuất khẩu gián tiếp, nhớ in đậm
câu này lúc làm bài)

Với gần mười năm ra mắt và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ, Cocoon đã được
nhiều người tiêu dùng biết đến về những sản phẩm thiên nhiên lành tính, tuy nhiên mức
độ phủ sóng chỉ trong thị trường Việt Nam và chưa được biết đến nhiều ở thị trường quốc
tế. Cocoon cũng là một trong những thương hiệu thuần chay đầu tiên ở Việt Nam nhưng
quy mô chưa lớn.
Dựa trên các phân tích về các yếu tố của môi trường bên trong, bên ngoài doanh
nghiệp, những phân tích SWOT và các ưu khuyết điểm của hai hình thức xuất khẩu trực
tiếp và gián tiếp, cũng như cân nhắc về đặc điểm của Cocoon, nhóm đề xuất Cocoon
xuất khẩu qua thị trường Thái Lan theo hình thức gián tiếp

3.3 Lựa chọn khách hàng, nhà phân phối và đối tác

3.3.1 Lựa chọn khách hàng

Khách hàng mục tiêu ở Thái Lan mà Cocoon nhắm đến có các đặc điểm về nhân
khẩu học, vị trí địa lý và sở thích cũng như lối sống cụ thể như sau:
 Về nhân khẩu học:
- Độ tuổi: 17 - 30 tuổi
- Giới tính: Nam, nữ (trong đó Nữ là đối tượng chính)
- Thu nhập từ thấp đến trung bình
- Nghề nghiệp: tất cả nghề nghiệp
 Về vị trí địa lý:
- Khách hàng sinh sống, học tập và làm việc tại thủ đô Bangkok và các thành phố
lớn khác của Thái Lan.
 Về sở thích và lối sống:
- Thích tìm kiếm và chọn mua những sản phẩm mới lạ và an toàn.
- Luôn chú tâm đến việc chăm sóc cơ thể và các loại sản phẩm skincare mới mẻ.
- Thích và đi theo xu hướng sống xanh, quan tâm đến các dòng sản phẩm theo chủ
nghĩa thuần chay.
- Không thích sử dụng các sản phẩm có thành phần chứa nhiều chất hóa học,
thường xuyên chọn những sản phẩm lành tính cho da và cơ thể nói chung.
- Những người phản đối sự tàn nhẫn trong các thí nghiệm mỹ phẩm trên cơ thể
động vật.
- Dị ứng với một số hóa chất có trong thành phần mỹ phẩm thông thường.
3.3.2 Lựa chọn nhà phân phối

Phân phối trực tiếp (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại)
Tại Bangkok, có rất nhiều trung tâm thương mại lẫn siêu thị lớn và những nơi này là
những nơi phù hợp để công ty chọn phân phối sản phẩm của mình, cụ thể ở đây là mỹ
phẩm tẩy tế bào chết Cocoon.
Đầu tiên, sản phẩm Cocoon sẽ được phân phối đến các siêu thị lớn tại đây. Cụ thể
sản phẩm sẽ được phân phối và bày bán tại siêu thị Big C, siêu thị đã không còn quá xa lạ
đối với chúng ta và Big C có thể nói là một trong những siêu thị lớn nhất tại xứ sở chùa
vàng. Sản phẩm Cocoon sẽ được phân phối tại các chuỗi siêu thị của Big C tại Bangkok,
trong đó sẽ tập trung phân phối chính tại Big C Supercenter Bangkok Rajadamri,
- Địa chỉ: Rajdamri Road, Khwaeng Lumphini, Quận Pathum Wan, Bangkok,
Thái Lan.
- Giờ hoạt động: Tất cả các ngày trong tuần, từ 9h00 sáng đến 2h00 đêm.

Hình 3.16: Big C Supercenter Bangkok Rajadamri tại thủ đô Bangkok, Thái Lan
Ngoài ra, Cocoon sẽ được phân phối tại một số cửa hàng Big C khác tại thủ đô
Bangkok thông qua bảng sau:

CÁC CHI NHÁNH BIG C KHÁC TẠI BANGKOK

TÊN SIÊU THỊ ĐỊA CHỈ, GIỜ HOẠT ĐỘNG

- Giờ hoạt động: Tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00 sáng đến
Big C Supercenter 2h00 đêm.
Bangkok - Địa chỉ: 78 Soi Sukhumvit 63, Khwaeng Phra Khanong Nuea,
Quận Watthana, Bangkok

- Giờ hoạt động: Tất cả các ngày trong tuần, mở cửa 24/24.
Mini Big C - Địa chỉ: 677 Charan Sanitwong Rd, Khwaeng Bang Ao, Quận
Bang Phlat, Bangkok.

- Giờ hoạt động: Tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00 sáng đến
12h00 đêm.
Big C Extra
- Địa chỉ: 2929 Rama IV Rd, Khwaeng Khlong Tan, Quận
Khlong Toei, Bangkok.

Ngoài Big C, các chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7-11 tại Thái Lan cũng rất được người
dân nơi đây ưa chuộng. Cuối năm 2016, 7-11 đã có tổng cộng 9.542 cửa hàng tại Thái
Lan, trong đó 44% tọa lạc tại thủ đô Bangkok. Đây cũng là nơi Cocoon có thể chọn để
phân phối sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng Thái.

Hình 3.17: Một trong những cửa hàng 711 tại Bangkok, Thái Lan
Bên cạnh việc phân phối tại các siêu thị bán lẻ như Big C, Cocoon còn sẽ được phân
phối tại các trung tâm thương mại của Bangkok. Thủ đô Bangkok được biết đến là một
trong những “thiên đường mua sắm” tại khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, Cocoon sẽ
tận dụng những trung tâm thương mại để có thể phân phối sản phẩm của mình đến tay
người tiêu dùng tại Bangkok cũng như Thái Lan nói chung. Một số trung tâm thương mại
mà Cocoon sẽ chọn làm nơi phân phối bao gồm:

Hình 3.18: Các trung tâm thương mại nổi tiếng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan
Một số trung tâm thương mại tại đây được xem là rất thu hút không những người
dân tại Bangkok mà còn cả du khách nước ngoài khi du lịch tại Thái Lan. Các trung tâm
thương mại mà Cocoon sẽ chọn phân phối bao gồm:
- Central World Plaza (một trong ba trung tâm mua sắm lớn nhất châu Á), địa chỉ:
Địa chỉ: 999/9 đường Rama I, Bangkok, 10330.
- Terminal 21 (trung tâm thương mại mới ở Thái Lan, được thiết kế giống sân
bay), địa chỉ: Sukhumvit Road (ở giữa Soi 19 và 21), Bangkok.
- Cụm Siam Center – Siam Discovery – Siam Paragon – Siam Square One.
Phân phối trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ của thương mại điện tử (E-
commerce), tức mua sắm trực tuyến thông qua các website hoặc mạng xã hội. Tại Thái
Lan, hệ thống các kênh thương mại điện tử rất đa dạng và cũng có các kênh thương mại
điện tử lớn như Shopee và Lazada, hai kênh thương mại này cũng không còn quá xa lạ
đối với các tín đồ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.
Vào đầu năm 2021, ước tính có khoảng hơn 48 triệu người sử dụng Internet tại Thái
Lan và trung bình họ dành 10 giờ mỗi ngày sử dụng Internet. Đến tháng 1/2021, có 48,59
triệu người dùng Internet ở Thái Lan, tăng 7,4% so với năm 2020. Tỷ lệ sử dụng Internet
ở mức 79,3%, dự kiến đạt 83,3% vào năm 2025. Trung bình, người dùng trực tuyến Thái
Lan dành 10 giờ mỗi ngày trên Internet trong đó theo trang Statista, các nhóm độ tuổi
khách hàng tiềm năng sử dụng Internet tại Thái Lan là 35 - 44 (27,7%), 25 - 34 (27%),
18-24 tuổi (19,4%). Ngoài ra, số lượng người mua sắm online ở xứ sở chùa vàng trong
năm 2021 là trên 36 triệu người và trung bình họ chi khoảng 243,17 USD mỗi năm cho
việc mua hàng online. Mặt khác, Shopee và Lazada còn lại là hai trang thương mại điện
tử phổ biến hàng đầu tại Thái Lan.

Hình 3.19: Lượt truy cập trung bình top 3 kênh thương mại điện tử tại Malaysia, Thái Lan và Việt Nam
trong năm 2021

Nhằm nắm bắt được lợi thế cạnh tranh của hai kênh thương mại điện tử là Shopee
và Lazada, Cocoon sẽ chọn phân phối trực tuyến sản phẩm tẩy tế bào chết của mình
thông qua 2 trang này bên cạnh việc phân phối trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
3.3.3 Lựa chọn đối tác

Đối tác vận chuyển (Công ty Logistics Expeditors Vietnam)


Để có thể đảm bảo cho việc xuất khẩu được an toàn và hiệu quả, công ty cần lựa
chọn hợp tác với một công ty thứ ba, công ty cung cấp dịch vụ gom hàng và thực hiện
các quy trình xuất khẩu cho lô hàng và công ty Nature Story nên chọn công ty thứ ba
cung cấp dịch vụ logistics là công ty Expeditors Vietnam. Công ty TNHH Expeditors là
công ty logistics được thành lập năm 1979 và có trụ sở chính tại Seattle, Bang
Washington, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, công ty cung cấp các dịch vụ như hợp nhất và vận
chuyển hàng không hoặc hàng hải, môi giới hải quan, hợp nhất nhà cung cấp, bảo hiểm
hàng hóa, vận chuyển theo thời gian, quản lý đơn hàng, lưu kho, phân phối và các giải
pháp hậu cần. Ngoài ra, công ty Expeditors còn sở hữu mạng lưới toàn cầu gồm 322 địa
điểm tại 103 quốc gia trên sáu lục địa với trên 16,500 nhân viên khắp thế giới. Một số
thông tin liên lạc của công ty Expeditors Việt Nam:
- Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Flemington Tower, số 182 Đường Lê Đại Hành ,
Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Tax code: 0312545104
- Phone / Fax: (84-28) 3962 1968
- Website: http://www.expeditors.com/

3.4 Điều kiện đàm phán

3.4.1 Điều kiện thỏa thuận và đàm phán

Với mặt hàng Tẩy tế bào chết COCOON, khi xuất khẩu sang Thái Lan nên đi bằng
đường biển. Vì với phương thức này có thể xuất khẩu đi một lượng hàng lớn và giá cả
cũng phải chăng so với đường hàng không. Bên cạnh đó, nước ta có nhiều dịch vụ
Logistics có các chuyến đi từ Việt Nam đến các cảng của Thái Lan. Do đó, mặt hàng này
phù hợp với phương thức vận chuyển thông dụng là Tàu chợ Cũng tương tự như vậy thì
tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng
quy định và theo một lịch trình định trước. Do vậy chủ hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt
thời gian giao hàng lên tàu với một mức giá hợp lý và doanh nghiệp sẽ linh hoạt trong
việc chọn lịch trình bằng cách truy cập trên các phương tiện thông tin đại chúng.Tuy
nhiên, với phương thức này thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hàng đúng giờ để không bị trễ
giờ tàu chạy.

Như vậy, đối với việc lựa chọn nhà vận chuyển, Công ty TNHH Mỹ phẩm Nature
Story có thể lựa chọn COSCO Shipping Line (Vietnam) Co. Ltd. Đây là một công ty
chuyên chở hàng hóa đường biển lớn nhất châu Á và công ty cũng đã có chi nhánh tại
Việt Nam (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), với đa dạng tàu vận chuyển, tuyến
hàng hải, và giá cước có sẵn, thuận tiện trong việc phân bổ nguồn lực của công ty.

Đối với các hoạt động vận chuyển bằng tàu chợ, hiện nay đều không có một hợp
đồng thống nhất. Bằng chứng của hợp đồng sẽ bao gồm đơn lưu khoang (Booking note)
và vận đơn (Bill of lading - B/L).

- Đơn lưu khoang (Booking note): Nội dung chủ yếu của đơn lưu khoang bao gồm:
tên chủ tàu, tên hàng, số lượng, dung tích tàu, tên tàu, hải trình…
Hình 3.20: Hình Mẫu đơn lưu khoang (Booking Note) của COSCO

- Vận đơn (Bill of lading - B/L)Nội dung của vận đơn sẽ bao gồm mọi quyền lợi,
nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa do người vận
chuyển lập và in. Tuy nhiên, các nội dung của vận đơn cũng được soạn thảo và
điều chỉnh theo các công ước quốc tế. Đối với Cosco, mẫu vận đơn sẽ bao gồm 2
phần:
+ Phần đầu tiên sẽ là thông tin chi tiết về đơn đặt hàng: người gửi hàng, người
nhận hàng, nơi nhận hàng nội địa, tên tàu, quốc tịch, cảng xếp, dỡ hàng, số
container, ký hiệu mã hàng hóa…
+ Phần thứ hai sẽ bao gồm các định nghĩa, điều khoản quy định căn cứ pháp lý
chủ đạo để phát hành vận đơn. Các công ước quốc tế ảnh hưởng đến việc điều
chỉnh vận đơn như: Quy tắc Hague Rules 1924, quy tắc Hague – Visby năm
1968.

Hình 3.21: Mẫu đơn lưu khoang (Booking Note) của COSCO
Đối với COSCO, sẽ bao gồm chi tiết các điều khoản như sau đầy đủ các phần như:
Definitions (Định nghĩa); Warranty (Sự bảo đảm); Carrier’s Tariff (Biểu giá của nhà vận
chuyển – Cosco); Subcontracting, indemnity and certain defenses, exemptions and
limitations (Thầu phụ, bảo vệ và bồi thường, miễn trừ và giới hạn); Carrier’s
responsibility (Trách nhiệm của nhà vận chuyển); Notice of claim and time bar (Lưu ý về
việc nhận hàng và thời gian nhận); Loss and damage (Hàng hóa bị thất lạc hoặc hư hỏng
trong quá trình vận chuyển); Limitation of liability (Trách nhiệm hữu hạn); Fire (Hỏa
hoạn); Carrier’s Containers (Các quy định sử dụng container của nhà vận chuyển);
Merchant – Stuffed container (Các quy định về việc chất hàng vào container); Merchant’s
description; Merchant’s description; Merchant’s responsibility (Trách nhiệm của các bên
liên quan)...

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy sau hơn 60 năm hoạt động chính
thức thì hãng tàu COSCO là một hãng tàu có chính sách rõ ràng, việc kiểm soát hàng hóa
minh bạch thông qua các thông tin về quyền lợi, chính sách, bảo hiểm, rủi ro được phân
chia một cách rạch ròi. Vì vậy, một khi có vấn đề gì xảy ra thì việc xử lý trở nên nhanh
gọn và dễ dàng hơn với các bên tham gia. Việc Công ty TNHH Mỹ phẩm Nature Story
nên chọn và tin tưởng hãng tàu này như là một phương thức vận chuyển hàng hóa để
thâm nhập vào thị trường Thái Lan.

3.4.2 Hợp đồng với các nhà phân phối

Một trong những việc quan trọng là doanh nghiệp cần tìm kiếm và chọn lọc nhà
phân phối sản phẩm của mình uy tín. Vì họ là người trực tiếp đưa sản phẩm của chúng ta
đến tay người tiêu dùng Thái Lan, do đó cần tìm một nhà phân phối phù hợp với các tiêu
chí làm đẹp mà hãng Công ty TNHH Mỹ phẩm Nature Story đang hướng tới. Các bước
giao dịch đàm phán như sau:
Bước 1: Công ty TNHH Mỹ phẩm Nature Story chào hàng, đây như là một lời đề
nghị ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài, theo phương thức chào hàng tự do.
Trong chào hàng này thì chúng ta cung cấp tên hàng, quy cách, chất lượng, khối lượng,
mẫu mã, bao bì, giá cả, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán và các dịch vụ kèm theo.

Bước 2: Bên đối tác sẽ cân nhắc đặt hàng và gửi đến lời đề nghị ký kết hợp đồng đặt
hàng.
Bước 3: Có hai trường hợp
- Hoàn giá: khi nhận được đơn chào hàng nhưng người nhận không chấp nhận
hoàn toàn đơn chào hàng thì họ sẽ đưa ra đề nghị mới thì lời đề nghị này gọi là
hoàn giá
- Chấp nhận: Đây là kết quả của quá trình hoàn giá. Khi đã chấp nhận thì có nghĩa
là hợp đồng đã được thành lập.

Bước 4: Xác nhận: Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện
giao dịch nếu cần thì có thể ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện
xác nhận có cả chữ ký của cả hai bên.
Hiện nay, có nhiều loại hợp đồng phân phối trên thị trường. Dưới đây là một hợp
đồng mẫu do Luật sư Phạm Hồng Mạnh là đồng sáng lập của Công ty TNHH Luật
Apolat Legal. Luật sư Mạnh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm công tác và tư vấn ở cả hai
vai trò, là luật sư nội bộ cho các tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam.

HỢP ĐỒNG PHÂN PHỐI

Số:_____________

Hợp Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:

Nhà Cung Cấp: [Tên đăng ký]

Trụ sở chính: […]

GCNĐKKD số: […] Được cấp bởi: […]

Điện thoại: […] Fax: […]

Đại diện bởi: […] Chức vụ: […]

Sau đây được gọi là “Bên A”.

Nhà Phân Phối: [Tên đăng ký]

Trụ sở chính: […]

GCNĐKKD số: […] Được cấp bởi: […]


Điện thoại: […] Fax: […]

Đại diện bởi: […] Chức vụ: […]

Sau đây được gọi là “Bên B”.

Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký
kết Hợp đồng phân phối hàng hóa (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng và hình thức đại lý

1.1. Bên A chỉ định Bên B làm nhà phân phối của Bên A tại khu vực […] (Sau đây
gọi tắt là “Khu vực phân phối” theo các chính sách do Bên A quy định trong Hợp đồng
này và các Phụ lục đính kèm.

1.2. Bên B không được phép phân phối các Hàng hóa ra ngoài Khu vực phân phối
đã được quy định tại Phụ lục 1, trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.

Điều 2. Số lượng, chất lượng, chỉ tiêu doanh số

2.1. Số lượng: Bên A đồng ý bán và Bên B đồng ý mua một số lượng hàng hóa cần
thiết đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng và trưng bày trong Khu vực phân phối.

2.2. Bên B tự trang bị cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, kho bãi, phương tiện vận
tải và hoàn toàn chịu trách nhiệm tất cả hàng hóa đã giao trong việc bảo quản, trưng bày,
vận chuyển.

2.3. Chất lượng hàng hóa: Bên A đảm bảo cung cấp cho Bên B hàng hóa đảm bảo
chất lượng như đã đăng ký hoặc công bố với cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa và được đóng gói theo điều kiện phù hợp.

2.4. Bên A sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu hàng hóa bị thay đổi chất
lượng sau thời điểm giao nhận mà nguyên nhân là do Bên B không tuân thủ đúng quy
định bảo quản hàng hóa tại Điều 5 Hợp đồng này. Trong trường hợp này, nếu xảy ra
khiếu nại, tranh chấp hay các thiệt hại khác thì Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

2.5. Bên A đảm bảo tại thời điểm giao nhận, hàng hóa được giao cho Bên B còn hạn
sử dụng ít nhất là 2/3 thời hạn sử dụng.

2.6. Chỉ tiêu doanh số mua vào, doanh số bán ra mà Bên B phải đạt được do hai bên
thỏa thuận tại từng thời điểm tùy thuộc tình hình kinh doanh của hai bên.
Điều 3. Quy định về giá

3.1. Danh mục sản phẩm, giá bán sản phẩm do Bên A niêm yết tại từng thời điểm.

3.2. Giá Bán được Bên A quy định cho từng đối tượng khách hàng tại từng thời
điểm cụ thể. Bên B phải bán đúng giá bán do Bên A niêm yết cho từng nhóm đối tượng
tại từng thời điểm.Trong trường hợp Bên B bán không đúng giá quy định thì Bên A có
quyền đưa ra các phương thức xử lý phù hợp và không loại trừ việc đơn phương chấm
dứt Hợp đồng trước thời hạn.

3.3. Nếu có sự thay đổi về giá bán, Bên A phải thông báo bằng văn bản cho Bên B
trước khi thực hiện.

Điều 4. Đặt hàng và giao nhận

4.1. Bên B đặt hàng cho Bên A qua điện thoại, email hoặc fax theo mẫu đặt hàng do
Bên A quy định. Giá trị mỗi đơn hàng tối thiểu là theo chính sách của Bên B quy định.

4.2. Nội dung Đơn đặt hàng sẽ bao gồm các thông tin tối thiểu sau: Tên người đặt
hàng, địa chỉ, số điện thoại, tên hàng hóa, số lượng từng loại hàng hóa, thời hạn đặt hàng.

4.3. Thời gian nhận đơn đặt hàng và giao hàng hàng ngày: Từ thứ 2 đến thứ 6: Sáng
(từ 8h – 12h’00); Chiều (từ 13h -16h’00). Bên A không nhận đặt hàng và giao hàng vào
các ngày nghỉ và các ngày lễ, tết.

4.4. Trong vòng […] giờ làm việc kể từ khi nhận được Đơn đặt hàng, Bên A phải
phản hồi chấp nhận đơn đặt hàng hay không cho Bên B bằng email, điện thoại, fax.
Trường hợp Bên A không thông báo gì cho Bên B trong vòng […] giờ làm việc kể từ khi
nhận đơn hàng thì mặc định đơn hàng đã được Bên A xác nhận.

4.5. Chi phí vận chuyển đến địa điểm giao hàng: Do Bên […] chịu.

4.6. Chi phí bốc dỡ: Mỗi Bên chịu một đầu.

4.7. Khi nhận hàng, Bên B phải kiểm tra về mặt số lượng cũng như chất lượng, quy
cách đóng gói của hàng hóa và ký nhận ngay tại địa điểm giao hàng. Mọi phát hiện hàng
thiếu hoặc không đạt chất lượng thì Bên B phải lập biên bản tại chỗ có sự xác nhận của
đại diện hai bên. Bên A sẽ không bồi thường về những hư hỏng, mất mát đối với các
hàng hóa sau khi đã giao cho Bên B, ngoại trừ những hư hỏng do lỗi trong quá trình sản
xuất, vận chuyển của Bên A và Bên B đã thực hiện đúng quy định về bảo quản hàng hóa
do Bên A quy định tại Hợp đồng này.

4.8. Trong trường hợp vị trí kho của Bên B nằm trong khu vực đường cấm xe tải
hoặc đường bị hạn chế tải dưới mức tải đã đặt hàng, hoặc không có bãi xe cho xe tải dừng
đỗ chờ xuống hàng hoặc Bên B chậm trễ nhận hàng thì mọi chi phí vận chuyển hàng hóa
từ nơi đậu phương tiện vận chuyển của Bên A đến kho của Bên B hoặc các chi phí phát
sinh do việc chậm trễ nhận hàng cũng như những rủi ro đối với hàng hóa do Bên B chịu.

4.9. Thời gian giao hàng: Theo thỏa thuận giữa hai Bên đối với từng đơn đặt hàng.

4.10. Địa điểm giao hàng: Bên A giao hàng đến kho của Bên B hoặc tại địa điểm
thuận tiện do Bên B chỉ định.

4.11. Mọi thay đổi liên quan đến địa chỉ nhận hàng, người nhận hàng, điện thoại
liên hệ phải được Bên B gửi thông báo bằng văn bản cho Bên A trước khi áp dụng.

Điều 5. Bảo quản hàng hóa trong kho

Bên B có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa theo đúng các quy định sau:

5.1. Bốc xếp, vận chuyển hàng hóa:

5.1.1. Trong quá trình bốc xếp phải cẩn thận, nhẹ nhàng, không quăng, quật, ném
các thùng hàng, tránh cho bao bì bị nhiễm bẩn, bị rách, bể, vỡ.

5.1.2. Phương tiện vận chuyển đảm bảo sạch sẽ, không có mùi lạ gây ảnh hưởng
chất lượng hàng hóa.

5.1.3. Hàng hóa phải được xếp theo từng loại, gọn gàng, ngay ngắn, tránh dồn
nhét làm móp, méo hàng hóa, rách bao bì.

5.1.4. Các điều kiện khác phù hợp với từng loại hàng hóa hoặc hàng hóa có yêu
cầu bảo quản đặc biệt: […]

5.2. Bảo quản hàng hóa tại kho:

5.2.1. Kho đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, phải được vệ sinh định kỳ.

5.2.2. Nhiệt độ trong kho phải phù hợp với hàng hóa.

5.2.3. Các điều kiện khác phù hợp với từng loại hàng hóa hoặc hàng hóa có yêu
cầu bảo quản đặc biệt: […]
5.3. Bên B cam kết tuân thủ các điều kiện do Bên A đưa ra ở trên để đảm bảo đưa
hàng hóa tới khách hàng trong tình trạng tốt nhất.

5.4. Thực hiện việc luân chuyển lưu kho hàng hóa theo nguyên tắc “hàng hết hạn sử
dụng trước - xuất trước, hàng hết hạn sử dụng sau - xuất sau” và đảm bảo hàng hóa tới
điểm bán lẻ ít nhất 1/2 thời gian trước khi hết hạn sử dụng. Bên B chịu mọi thiệt hại do
việc phân phối hoặc bán hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa đã hết hạn hoặc sắp hết hạn mà
không do lỗi của Bên A.

Điều 6. Quản lý nhận hàng và giao hàng đến các điểm bán lẻ, đại lý của Bên B

6.1. Quản lý quá trình vận chuyển, giao nhận:

6.1.1. Hàng bốc lên xe phải được sắp xếp ngay ngắn gọn gàng.

6.1.2. Không giẫm đạp, quăng quật hàng hóa

6.1.3. Các yêu cầu khác (nếu có): […]

6.2. Bảo quản tốt hàng hóa và chứng từ trong suốt quá trình vận chuyển.

6.3. Xử lý hàng hóa hư hỏng, không đạt chất lượng: Hàng hư hỏng; không đạt chất
lượng… được lưu trữ ở một nơi riêng, tách biệt hẳn với hàng tốt đang được bán và phải
được ghi chú là hàng hỏng không được bán.

6.4. Bên B chịu trách nhiệm kiểm đếm hàng hóa và kiểm tra chất lượng hàng hóa
trong quá trình giao nhận với các điểm bán lẻ, đại lý, khách hàng của Bên B.

Điều 7. Phương thức và thời hạn thanh toán

7.1. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán bằng tiền Việt Nam thông qua hình
thức chuyển khoản vào tài khoản của Bên A theo các thông tin dưới đây:

Chủ tài khoản : […]

Tài khoản số : […]

Tại Ngân hàng : […]

7.2. Thời hạn thanh toán: […] (tùy theo chính sách công nợ do hai Bên thỏa thuận:
thanh toán trước hoặc thanh toán sau, một lần hoặc nhiều lần).

[Các Bên có thể thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu cần]
Điều 8. Chiết khấu

[Các Bên có thể thỏa thuận các hình thức chiết khấu khác nhau tùy thuộc theo
chính sách của Nhà cung cấp]

8.1. Bên A chiết khấu cho Bên B như sau:

Các mục chiết khấu Mức chiết khấu

Chiết khấu ngay trên đơn hàng […] %

Chiết khấu đạt doanh số […] %

Chiết khấu hỗ trợ thị trường (tiếp thị, quảng cáo, giải hàng […] %
tồn…)

[…] […]

8.2. Việc thay đổi chính sách chiết khấu, hỗ trợ (nếu có) sẽ được Bên A thông báo
cho Bên B trước khi thực hiện.

8.3. Tất cả chiết khấu được tính trên doanh số nhập chưa thuế GTGT.

8.4. Bên A thanh toán chiết khấu cho Bên B theo hình thức chuyển khoản hoặc cấn
trừ công nợ (tùy thỏa thuận giữa các bên).

8.5. Thời hạn thanh toán chiết khấu: […]

Điều 9. Trưng bày và khuyến mại

9.1. Trưng bày: Bên A hỗ trợ Bên B dụng cụ trưng bày hàng hóa, các vật phẩm
quảng cáo để Bên B trưng bày tại địa điểm kinh doanh của Bên B. Bên B có trách nhiệm
theo dõi ghi nhận và kiểm soát số lượng vật phẩm quảng cáo/hàng khuyến mại được Bên
A cung cấp và báo cáo định kỳ cho Bên A theo mẫu báo cáo Bên A yêu cầu.
9.2. Khuyến mại: Bên A có trách nhiệm xin phép các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, thực hiện toàn bộ các thủ tục pháp lý liên quan để các chương trình khuyến mại
được thực hiện; đồng thời trực tiếp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại (nếu có) liên quan
đến chương trình khuyến mại đó. Trong trường hợp Bên B tự mình tiến hành các chương
trình khuyến mại đối với hàng hóa được phân phối theo Hợp đồng này phải được sự chấp
thuận bằng văn bản từ Bên A.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Nhà cung cấp:

10.1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan có thẩm quyền và người tiêu dùng
về nguồn gốc, chất lượng, quy cách và tính hợp pháp của tất cả sản phẩm bán cho Nhà
phân phối.

10.2. Cung cấp các hồ sơ pháp lý đối với doanh nghiệp hoặc hàng hóa cho Nhà
phân phối khi có yêu cầu.

10.3. Giao hàng đúng số lượng và địa điểm theo thỏa thuận của hai Bên theo Hợp
đồng này.

10.4. Giao hàng đúng chủng loại (hàng chào mẫu), đúng chất lượng (đã đăng ký).

10.5. Xuất hóa đơn tài chính cho Nhà phân phối theo từng đơn đặt hàng và số tiền
mua hàng mà Nhà phân phối đã thanh toán theo quy định tại Hợp đồng này.

10.6. Đổi các sản phẩm hư hỏng do lỗi sản xuất, do quá trình vận chuyển hoặc giao
hàng của Nhà cung cấp.

10.7. Thu hồi hoặc đổi lại cho Nhà phân phối các sản phẩm cận hoặc hết hạn sử
dụng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng.

10.8. Yêu cầu Nhà phân phối báo cáo tình hình thực hiện phân phối, các thông tin
liên quan đến doanh số bán hàng, số lượng hàng tồn kho, các chương trình xúc tiến
thương mại, quảng cáo… mỗi tháng/quý theo yêu cầu của Nhà cung cấp.

10.9. Bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm theo quy định của pháp luật trong
trường hợp Nhà cung cấp vi phạm hợp đồng.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của Nhà phân phối

11.1. Bảo quản và trưng bày sản phẩm theo quy định của Nhà cung cấp.

11.2. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho Nhà cung cấp.
11.3. Không được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần các quyền, nghĩa vụ theo
Hợp đồng này cho bất cứ Bên nào khác, ngoại trừ trường hợp được sự chấp thuận bằng
văn bản của Nhà cung cấp.

11.4. Phải có kho chứa hàng hóa đạt điều kiện theo quy định của pháp luật và yêu
cầu của Nhà cung cấp.

11.5. Tự chịu trách nhiệm trong việc phân phối hàng hóa cho khách hàng của mình.

11.6. Báo cáo tình hình thực hiện phân phối cho Nhà cung cấp. Có trách nhiệm phối
hợp với Nhà cung cấp thực hiện mọi hoạt động xúc tiến phân phối, phát triển thị trường,
quảng cáo, tiếp thị…

11.7. Bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm theo quy định của pháp luật trong
trường hợp Nhà phân phối vi phạm hợp đồng.

Điều 12. Bảo mật

Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của
Bên còn lại cho bất cứ Bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của
Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp
phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định
này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.
Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

Điều 13. Bất khả kháng

13.1. Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các
Bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất,
hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường
trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.

13.2. Khi một Bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng
do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi
phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:

13.2.1. Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn
việc thực hiện nghĩa vụ; và
13.2.2. Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ
của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và

13.2.3. Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, Bên gặp phải sự kiện bất khả
kháng kháng phải thông báo ngay cho Bên kia cũng như cung cấp văn bản thông
báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.

Điều 14. Trách nhiệm của các Bên do vi phạm hợp đồng

14.1. Trong trường hợp một Bên vi phạm các quy định tại Hợp đồng này, Bên bị vi
phạm có quyền thông báo bằng văn bản cho Bên vi phạm yêu cầu Bên vi phạm khắc
phục hành vi vi phạm trong một thời hạn tối thiểu là […] ngày kể từ ngày nhận được
Thông báo vi phạm. Hết thời hạn khắc phục hành vi vi phạm do Bên bị vi phạm ấn định
theo quy định tại Khoản này, nếu Bên vi phạm không khắc phục, sửa chữa hành vi vi
phạm, Bên bị vi phạm có quyền áp dụng một khoản phạt vi phạm hợp đồng đối với Bên
vi phạm tương ứng với 8% giá trị của phần Hợp đồng bị vi phạm và yêu cầu bồi thường
thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh từ hành vi của Bên vi phạm.

14.2. Nhằm tránh hiểu nhầm, thiệt hại thực tế để làm căn cứ tính mức bồi thường
thiệt hại theo quy định tại trên đây không bao gồm các khoản bồi thường thiệt hại mà Bên
bị vi phạm phải thanh toán cho Bên thứ ba, các khoản lợi nhuận hoặc lợi thế thương mại
bị bỏ lỡ.

Điều 15. Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng

15.1. Hợp Đồng này có hiệu lực từ […] đến […].

15.2. Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:

15.2.1. Nếu các Bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.

15.2.2. Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn
[…] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong
trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng
bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.

15.2.3. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh,
Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho
Bên còn lại.
15.2.4. Một trong Hai Bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Trong
trường hợp này Hợp Đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thoả thuận
và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

15.3. Việc chấm dứt Hợp đồng này không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các
Bên phát sinh hiệu lực trước ngày chấm dứt Hợp đồng.

Điều 16. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ
ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng
30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, địa điểm tiến hành giải quyết bằng trọng tài là
thành phố Hồ Chí Minh. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến
việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).

Điều 17. Điều khoản chung

17.1. Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

17.2. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký
duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.

17.3. Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp
Đồng này cho bất cứ Bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản
của Bên còn lại.

17.4. Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ
[…] bản để thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hường (2020), Thói quen tiêu dùng số ngày càng trở nên phổ biến tại khu
vực Đông Nam Á, retrieved 25/04/2022 from: https://hocvien.tiki.vn/thoi-quen-tieu-dung-
so-ngay-cang-tro-nen-pho-bien-tai-khu-vuc-dong-nam-a/

[2] Cocoon (2019), Câu chuyện thương hiệu, retrieved 25/04/2022 from:
https://cocoonvietnam.com/cau-chuyen-thuong-hieu

[3] Beyond Beauty ASEAN-Bangkok (2019), Thailand - Personal Care and Beauty
Products, retrieved 25/04/2022 from: https://www.export.gov/apex/article2?id=Thailand-
personal-care-and-beauty-products

[4] danso (2022), Dân số Thái Lan, retrieved 25/04/2022 from: https://danso.org/thai-lan/

[5] Himanshu Vig , Roshan Deshmukh (2019), Thailand Skin Care Products Market,
retrieved 25/04/2022 from: https://www.alliedmarketresearch.com/thailand-skin-care-
products-market-A06653

[6] maneki.marketing (2022), Chiến lược marketing của Cocoon, retrieved 25/04/2022
from: https://maneki.marketing/cocoon-marketing-strategychien-luoc-marketing-cua-
cocoon.

[7] (2019), Kinh Nghiệm Mua Sắm Ở Big C Thái Lan Bangkok Từ A – Z, retrieved
25/04/2022 from: https://hoangviettravel.vn/big-c-thai-lan-bangkok/

[8] Tổng Quan Thị Trường Thương Mại Điện Tử Thái Lan – Cập Nhật 2021, retrieved
23/04/2022 from: https://blog.boxme.asia/vi/tong-quan-thuong-mai-dien-tu-thai-lan-20/

[9] Nguyễn Nhất Duy (2021), Báo cáo TMĐT Quý III/2021: Cuộc đua TMĐT giữa Việt
Nam, Thái Lan và Malaysia, retrieved 24/04/2022 from:
https://iprice.vn/xu-huong/insights/bao-cao-tmdt-quy-iii2021-cuoc-dua-tmdt-giua-viet-
nam-thai-lan-va-malaysia/
[10] CÔNG TY TNHH EXPEDITORS VIỆT NAM, retrieved 24/04/2022 from:
https://toptenvietnam.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-TNHH-EXPEDITORS-
VIET-NAM-Chart--43674-2019.html

[11] Phân tích môi trường vĩ mô của thái lan, retrieved 24/04/2022 from:
https://text.123docz.net//document/2454008-phan-tich-moi-truong-vi-mo-cua-thai-
lan.htm

[12] TS. NGUYỄN HÀ PHƯƠNG (2021), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan: Chặng đường
45 năm hợp tác, phát triển, retrieved 22/04/2022 from:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/
2018/824430/quan-he-viet-nam---thai-lan--chang-duong-45-nam-hop-tac%2C-phat-
trien.aspx

[13] Biên tập ELLE Beauty Team (2021), COCOON – “MỸ PHẨM THUẦN CHAY CHO
NÉT ĐẸP THUẦN VIỆT”, retrieved 23/04/2022 from:
https://www.elle.vn/tin-lam-dep/cocoon-my-pham-thuan-chay-cho-net-dep-thuan-viet

[14] PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH Nature Story MỸ
PHẨM, retrieved 24/04/2022 from: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-
hoc-tai-chinh-marketing/quan-tri-san-pham/phan-tich-chien-luoc-san-pham-cua-cong-ty-
tnhh-nature-story-my-pham/19947566

[15] Cocoon là gì cùng giải thích nghĩa cocoon nghĩa là gì, retrieved 20/04/2022 from:
https://topbinhduong.net/cocoon-la-gi-cung-giai-thich-nghia-cocoon-nghia-la-gi/

[16] Top 9 Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay uy tín, chất lượng được yêu thích nhất hiện
nay, retrieved 23/04/2022 from: https://ladigi.vn/top-9-thuong-hieu-my-pham-thuan-
chay-uy-tin-chat-luong-duoc-yeu-thich-nhat-hien-nay-moi-2021

[17] HKT CONSULTANT (2019), Chiến lược tập trung khác biệt hóa của doanh
nghiệp, retrieved 20/04/2022 from: https://chienluocdoanhnghiep.edu.vn/chien-luoc-tap-
trung-khac-biet-hoa-ly-luan-va-ung-dung-thuc-tien/

[18] Body Scrub Market Size, retrieved 20/04/2022 from:


https://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/body-scrub-market
[19] Huawei (2020), Thái Lan tăng tốc phát triển 5G để kích thích phục hồi kinh tế hậu
COVID, retrieved 26/04/2022 from: https://www.huawei.com/vn/news/vn/2020/thailand-
accelerates-5g-development-to-ignite-post-covid-economic-recovery

[20] PESTLE Analysis of Thailand, retrieved 26/04/2022 from:


https://www.marketingtutor.net/pestle-analysis-of-thailand/

[21] Vũ Bá Quan (2019), Vài cảm nhận về kinh tế vườn của Thái Lan, retrieved
28/04/2022 from:
https://sonnptnt.soctrang.gov.vn/snnptnt/1282/30591/53961/298573/Mo-hinh-hieu-qua/
Vai-cam-nhan-ve-kinh-te-vuon-cua-Thai-Lan.aspx

You might also like