You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA ………………..
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: ………………………..

Đề tài: ……………………………………………..

Giảng viên hướng dẫn: ……………………………….


Sinh viên thực hiện: …………………………………..
Lớp: ………………….. MSSV: ………………………

TP.HCM, ngày….. tháng ….. năm …..

1
Mục Lục

  Trang 

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG………………………..…… 1


1. Cơ sở lý thuyết và học thuyết về quản trị rủi ro.......................................... 1
2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam............ 3
 

II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP…. 5

1. Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với doanh nghiệp…………………... 5

2. Ảnh hưởng của chiến tranh đối với doanh nghiệp……….………..….…..... 9


3. Một số ảnh hưởng khác đối với doanh nghiệp……………………..…..….... 10
 

III. QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP..………..... 12


1. Nhận dạng rủi ro…………….………………………..……………….............. 12

2. Đánh giá rủi ro…………….…...…………………………….….………....…... 17

3. Đo lường rủi ro…………….………….………………………….………..….... 24

4. Ra quyết định về rủi ro…….…………….………..….………………………… 28

5. Tổng hợp các ưu và khuyết điểm của từng doanh nghiệp…..….……........... 29

6. So sánh và đánh giá ưu và khuyết điểm của từng doanh nghiệp………….. 31


 

IV. KẾT LUẬN: ………………………………………………….………... 33

1. Kết luận và bài học rút ra............................................................................. 33

2. Tài liệu tham khảo……….….……………...……........................................... 36


 

2
I. Cơ sở lý thuyết và thực trạng.
1. Cơ sở lý thuyết và học thuyết về quản trị rủi ro
a. Một số khái niệm và định nghĩa phổ biến về ERM
“Quản trị rủi ro là một tiếp cận hệ thống đối với việc thiết lập một chương trình hành
động tốt nhất trong điều kiện không chắc chắn bằng cách nhận diện, đánh giá, thấu
hiểu, ứng xử và truyền thông liên quan đến các vấn đề rủi ro” (Heinz-Peter Berg,
2010)
 
“Quá trình công ty nhận dạng, đo lường, quản lý, và công bố tất cả các rủi ro chính
nhằm tăng giá trị cho các bên liên quan”.
 
ERM (Enterprise Risk Management ): là một hệ thống quản lý rủi to doanh nghiệp, là
khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý tình trạng bấp bênh trong kinh doanh,
giúp doanh nghiệp giảm thiếu nguy cơ và rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời tối
đa hóa cơ hội cho doanh nghiệp.

“Quản trị rủi ro là một quá trình chịu sự tác động của Hội Đồng Quản Trị, ban điều
hành và những người khác của doanh nghiệp, được áp dụng trong quá trình xác định
chiến lược và xuyên suốt trong tổ chức, được thiết kế để nhận diện những sự kiện tiềm
ẩn có thể gây ảnh hưởng đến tổ chức, và để quản trị rủi ro trong phạm vi khẩu vị rủi ro
(Risk appetite) của tổ chức để đảm bảo an toàn một cách hợp lý liên quan đến việc
thực hiện những mục tiêu (Goals) của tổ chức”. (COSO)
b. Quá trình ERM.
ERM là một quá trình, nó không phải là việc thực hiện xác nhận định kỳ, nó không thể
được phác hoạ hoàn toàn ngay từ đầu, và nó không phải là một chức năng độc lập
riêng biệt. Thay vì thế, ERM là một quá trình liên tục, phát triển và được tích hợp…
(Quản trị rủi ro doanh nghiệp 2020).
 
Liên tục: ERM không phải là việc thực hiện xác nhận định kỳ, như kiểm định xe hàng
năm. ERM giống như các hoạt động liên tục bạn làm để bảo vệ mình khỏi các rủi ro
liên quan đến chiếc xe của bạn chẳng hạn như bảo dưỡng định kỳ, thực hành lái xe an
toàn và bảo hiểm xe.(Quản trị rủi ro doanh nghiệp, 2020)

3
 
Phát triển: Không thể xác định đầy đủ ngay từ đầu chương trình ERM của một tổ
chức cụ thể cuối cùng chính xác sẽ là gì. Mặc dù có thể đặt ra một kế hoạch thực thi
mức độ cao, ERM phát triển theo thời gian. Thường mất nhiều năm để một chương
trình ERM phát triển đầy đủ tới mức trưởng thành và nhiều thứ có thể thay đổi trong
thời gian đó. Ngoài ra, khi chương trình phát triển, một số khía cạnh có thể được phổ
biến hơn và được mở rộng. Tốc độ và phạm vi ám dụng ERM là một hàm nhiểu biến
số, trong đó có nhiều biến là độc nhất cho từng tổ chức..(Quản trị rủi ro doanh nghiệp,
2020)
 
Tích hợp: Trong nhiều công ty, quản lý rủi ro hệ thống là một chức năng nằm trong
một bộ phận của công ty, tách biệt với bộ phận kinh doanh. Quy trình quản trị rủi ro
được coi là một bộ phận tuỳ biến có thể thực hiện một cách độc lập với các quy trình
khác. Đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty có cách tiếp cận tập trung vào tuân thủ
quản lý rủi ro, liên quan chủ yếu với giảm thiểu rủi ro tiêu cực.
c. Các tiêu chí quan trọng để đánh giá chương trình ERM.
 Phạm vi toàn công ty
 Mọi loại rủi ro đều được bao gồm
 Tích hợp các loại rủi ro quan trọng
 Tích hợp các loại rủi ro khác nhau
 Các thang đo tổng hợp
 Bao gồm việc ra quyết định
 Cân bằng quản lý rủi ro và lợi nhuận
 Công bố rủi ro thích hợp
 Đo lường các tác động giá trị
 Chú trọng các bên liên quan chính yếu
d. Một số lý do khiến chúng ta cần thực hiện tốt quản trị rủi ro doanh nghiệp.
 Làm giảm thiểu sự dao động về thành quả không chấp nhận được
 Liên kết và tích hợp những quan điểm khác nhau về quản trị rủi ro giúp doanh
nghiệp ứng phó tốt hơn
 Tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và các đối tác và đối tượng hữu quan
 Củng cố việc quản trị công ty
4
 Ứng phó thành công đối với những thay đổi của môi trường
 Là khớp nối chiến lược và văn hoá công ty
e. Một số nguyên nhân chính của vấn đề quản trị rủi ro không tốt
 Phân tích và quyết định dựa trên số liệu quá khứ
 Chỉ chú ý vào các công cụ đo lường hạn hẹp
 Thiếu quan sát những rủi ro có thể biết
 Thiếu quan sát những rủi ro tiềm ẩn
 Thất bại trong giao tiếp
 Không theo sát được diễn biến thực
2. Thực trạng hoạt động của công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát.
Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 của HPG đạt 66,899 tỷ đồng (+67% yoy)
và LNST đạt 16,699 tỷ đồng (+232% yoy). Tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ NM
Dung Quất đi vào hoạt động gần như 100% công suất và sản lượng tiêu thụ đạt được ở
mức tối đa. Đồng thời được hưởng lợi từ việc giá thép liên tục tăng mạnh từ đầu năm
2021 và xu hướng tăng kéo dài cho đến tháng 6/2021. - Sản lƣợng tiêu thụ của HPG
đạt 4.3 triệu tấn (+92% yoy). Trong đó, sản phẩm HRC được sản xuất từ NM Dung
Quất là động lực tăng trưởng chính.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Hoà Phát đạt 44.400 tỷ đồng doanh thu,
tăng 41% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế đạt 8200 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng
kỳ năm 2021. Vào quý II/2022, Tập đoàn Hoà Phát đạt doanh thu 37.714 tỷ đồng và
lợi nhuận sau thuế là 4023 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Hoà Phát đã ghi nhận
82.118 tỷ đồng doanh thu và 12.229 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 27%
so với cùng kỳ năm trước, qua đó hoàn thành 46% kế hoạch năm.
II. Ảnh hưởng của các yếu tố đối với doanh nghiệp.
1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp.
a. Các ảnh hưởng tiêu cực.
      Khi đại dịch covid 19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu với số lượng người nhiễm
gia tăng vào giai đoạn đầu năm 2020 đến đầu năm 2021 khiến cho mọi hoạt động kinh
tế trên toàn cầu bị đình trệ hoặc ngừng hoạt động. Điều này, khiến cho nhu cầu
thép cũng giảm thấp nhất trong vong 5 năm trở lại đây, kéo theo lượng tiêu thụ xây
dựng về đáy của 5 năm gần nhất. Từ hậu qủa này, đã tác động trực tiếp tớicả  chiều sản
xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành thép. Cụ thể, trong giai đoạn đại
5
dịch covid 19 bùng phát nhiều thị trường lớn về xuất khẩu thép đã có những chính
sách kiểm tra gắt gao hơn đối với các loại hàng hoá và người nhập cảnh để kiểm soát
đại dịch. Kết hợp với những công trình trọng điểm trong nước vẫn đang bị trì trệ do
chưa thích ứng kịp với đại dịch và thiếu nguồn vốn. Từ đó, tác động trực tiếp tới các
doanh nghiệp trong ngành, khiến cho nhu cầu thép giảm mạnh so với cùng kỳ và
những năm trước đó. 
 
        Về phía nguyên vật liệu đầu vào cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng
của chuỗi cung ứng bị gián đoạn, khi các thị trường trên thế giới đều nằm trong tình
trạng kiểm soát bệnh dịch gắt gao, khiến nguồn cung nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
ngành thép bị tác động nghiêm trọng, đặc biết đối với các thị trường nhập khẩu chính
các nguyên liệu như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
 
        Từ các diễn biến trên thị trường hết sức tiêu cực như trên, đã phản ánh trực tiếp
vào doanh số tiêu thụ của ngành thép chỉ đạt khoảng 65% so với cùng kỳ, trong đó
xuất khẩu chỉ đạt 80% so với cùng kỳ. Cụ thể, về mặt hàng tôn mạ và sơn phủ màu
tiêu thụ trong nước chỉ đạt gần 70% và xuất khẩu gần 60%, về thép cán nguội đạt 87%
và xuất khẩu đạt 43,7% so với cùng kỳ. Kèm theo đó, sự thiếu hụt lớn về nguồn cung
ứng nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị vẫn đang hiện hữu.
 
       Không những thế, thời điểm tháng 8-10/2021 ghi nhận giá nguyên vật liệu trên thế
giới tăng nóng, điển hình như giá các loại quặng sắt trên thị trường Mỹ liên tục tăng,
với giá cán nóng hiện khoảng 2.100 USD/tấn và cán nguội lên 2400 USD/tấn. Những
thị trường ở Châu Á như Nhật Bản ghi nhận tăng giá thép thêm 182 USD/tấn (mức
tăng cao nhất trong hơn 10 năm qua), thị trường Đài Loan, Châu Âu, Ấn Độ cũng tăng
nóng theo xu hướng chung trên toàn cầu. Điều này, khiến cho giá thành sản xuất tăng
lên một cách đáng kể, tác động trực tiếp tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngành
thép tại Việt Nam.
 
       Vấn đề lạm phát bình quân có nhiều sức ép gia tăng do chi phí sản xuất tăng cao
và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cán cân
thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp
nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất sau đại dịch.
6
 
       Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang diễn biến phức tạp,
thậm chí còn vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại lan sang một loại các vấn đề khác, bao
gồm địa chính trị và nhân quyền, kéo theo sự bùng nổ các cuộc xung đột thương mại
giữa các quốc gia khác. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh đại dịch covid 19 đang tàn phá
nặng nề nền kinh tế và con người tại Mỹ, nguồn gốc được cho là đến từ phía Trung
Quốc. Tất cả những điều trên, làm các rào cản thuế quan thương mại (thuế quan, phi
thuế quan, hạn ngạch,…) vẫn được dựng lên ở nhiều quốc gia, làm đảo lộn trật tự
thương mại toàn cầu.
b. Các ảnh hưởn tích cực.
   Mặc dù, những khó khăn và thách thức do đại dịch covid mang lại cho các công ty
trong ngành thép là rất lớn, song cũng đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều những
cơ hội mới. Cụ thể, có thể kể đến việc chính phủ đã tăng mạnh giải ngân vốn đầu tư
công sau khi đã thích ứng với đại dịch, sẽ là một sự hỗ trợ lớn về lượng tiêu thụ thép
cho các doanh nghiệp để bù đắp lại một phần những thiếu hụt về nhu cầu, thập chí có
thể giúp doanh nghiệp đạt được doanh số kỳ vọng nếu các dự án được triển khai sớm
và rộng rãi trên cả nước. 
 
       Bên cạch đó, theo những thống kê vào tháng 8/2021, chỉ riêng trong tháng đã đạt
1,53 triệu tấn xuất khẩu về các loại, đạt trị giá 1,5 tỷ USD (tương đương tăng 33,8% về
lượng và 35,2 về giá trị so với tháng trước đó. Đây là tháng có trị giá xuất khẩu thép
các loại cao nhất từ trước đến nay và cũng là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD.
Còn tính chung luỹ kế 8 tháng trong năm 2021, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn thép
các lại với trị gía đạt gần 7,1 tỷ USD (tăng 43,4% về lượng và 127% về trị gía so với
cùng kỳ năm trước. Điều này có được do nhu cầu thép trên thế giới tăng cao, do sự
bùng nổ của các ngành công nghiệp như: ô tô, xây dựng,… sau đại dịch, làm sản lượng
và giá thành tăng. Ngoài ra, còn có lợi thế trong khi quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế
giới là Trung Quốc đang siết chặt việc thực hiện các giải pháp “tăng trưởng xanh”. 
        Ngoài ra, để một nước có nền công nghiệp lớn như Trung Quốc có thể thực hiện
tốt mục tiêu “tăng trưởng xanh” giảm phát thải khí Carbon và vừa đáp ứng mục tiêu cơ
sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Điều tất yếu, Trung Quốc phải nhập khẩu
sản phẩm thép từ bên ngoài. Chính vì thế, Trung Quốc cũng trở thành một thị trường
xuất khẩu thép tiềm năng của Việt Nam, thay vì là một đối thủ cạnh tranh như trước
7
đây. Mặc dù, theo thống kê ghi nhận sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm
trong thời gian gần, nhưng sẽ được kỳ vọng sẽ sớm tăng mạnh trở lại trong thời gian
tới.
        Về thị trường Châu Âu, một thị trường có lượng xuất khẩu thép lớn nhất của Việt
Nam sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA) được hưởng
các ưu đãi về thuế suất đã gia tăng sản lượng xuất khẩu vào EU. Trong khi lại đang áp
hạn ngạch nhập khẩu thép đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, tạo ra lợi thế lớn hơn
cho các loại sản phẩm thép từ Việt Nam. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất
khẩu thép lớn của Việt Nam và theo dự báo của Hiệp hội thép thế giới (Worldsteel)
nhu cầu thép của cả hai thị trường trên sẽ tăng hơn 10%. Và hai thị trường Mỹ và Châu
Âu cũng là thị trường mang lại cho doanh nghiệp thép Việt Nam tỷ suất lợi nhuận cao
nhất, cao hơn các thị trường khác theo các doanh nghiệp đánh giá.
Từ những cơ hội trên, các doanh nghiệp thép Việt Nam đã tận dụng triệt để và
mang lại những kết quả rất tích cực. Tính riêng tháng 8/2021, Hoa Sen đã ghi nhận
doanh số 150.781 tấn tôn mạ, trong đó 123.080 tấn là từ xuất khẩu và có đơn hàng
xuất khẩu để hoạt động hết công suất nhà máy đến hết tháng 11/2021.
2. Ảnh hưởng của chiến tranh đối với doanh nghiệp.
a. Ảnh hưởng tiêu cực.
       Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, đã tác động nghiêm trọng đến thị trường
dầu thô trên toàn cầu, do thiếu hụt nguồn cung dầu khí. Điều này, trực tiếp tác động
lên chi phí kinh doanh của các công ty vận tải và logictics, kéo theo việc những công
ty này phải tăng giá dịch vụ đối với khách hàng. Chính lý do này, khiến cho chi phí
cho vận tải và logictics của những công ty xuất nhập khẩu thép lớn, phải chịu sức ép
về tăng chi phí và giảm biên lợi nhuận. Chưa kể đến, việc tăng giá xăng dầu trên toàn
cầu cũng khiến cho các đối tác lớn về cung cấp nguyên vật liệu cũng chịu ảnh hưởng,
vì Việt Nam là nền kinh tế mở (kinh tế thị trường) lớn nên chịu tác động về tăng giá
đầu vào là không thể tránh khỏi.
b. Ảnh hưởng tích cực.
Theo thống kê từ Hiệp hội thép thế giới (WSA), Nga và Ukraine đã sản xuất 97,4
triệu tấn và xuất khẩu khoảng 57 triệu tấn thép vào năm 2021. Đặc biệt tại EU, Nga và
Ukraine lần lượt là các nhà sản xuất thép lớn thứ 2 và thứ 4 sang khu vực này trong 11
tháng đầu năm 2021, với khoảng 21% tổng sản lượng nhập khẩu của EU(theo
Eurofer). EU cũng là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam vào năm 2021,
8
chủ yếu với loại mặt hàng tôn mạ. Do đó, những công ty có sản lượng lớn và chất
lượng cao về sản phẩm tôn mạ sẽ hưởng lợi lớn trong giai đoạn này, có thể kể đến một
số doanh nghiệp hàng đầu như: Công ty Hoa Sen và Công ty Thép Nam Kim. Thậm
chí, các doanh nghiệp trên còn có thể hưởng lợi lâu dài nếu các biện pháp trừng phạt
do Châu Âu và Mỹ áp đặt lên Nga sẽ gây thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu, để lại
cho Việt Nam và các nước khác một thị trường rộng lớn với nhu cầu khổng lồ. Trong
khi, Ukraine vẫn chưa thể nào khôi phục lại nền công nghiệp trong nước, do sự tàn phá
nặng nề trong giai đoạn chiến tranh về cơ sở vật chất, đường giao thông,…
3. Một số ảnh hưởng khác đến doanh nghiệp.
a. Các ảnh hưởng tích cực.
       Diễn biến thị trường ngoại tệ và tỷ giá USD/VND nhìn chung ổn định, thanh
khoản thị trường thông suốt. Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế diễn ra an toàn,
hiệu quả, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện;
các chính sách tài chính, tiền tệ được nới lỏng để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy
phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu.
       Hội nhập quốc tế phát triển toàn diện, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, mang lại nhiều
kết quả: các Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến độ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
đặc biệt EVFTA như đã đề cập bên trên tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam trong
tiêu thụ các sản phẩm thương mại. Điều này, đã góp phần đưa Việt Nam vào nhóm
nhỏ các nền kinh tế thành công trong việc duy trì mức tăng trưởng ổn định. Hiệp định
Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết đã tiếp thêm sức mạnh cho
thương mại nội khối và làm giảm bớt những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ
Trung- là thành viên RCEP và là siêu cường mới nổi. Hiệp định RCEP có giá trị quan
trọng, giúp thiết lập một khu vực thương mại to lớn nhất thế giới và tạo ra một thị
trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
b. Các ảnh hưởng tiêu cực.
Để thực hiện tốt quá trình tăng trưởng xuất nhập, logistics và vận tải đóng vai trò
cực kỳ quan trọng. Nhưng chi phí logistic và vận tải vẫn đang tăng rất chóng mặt trong
3 quý đầu năm 2021, thể hiện qua giá cước vận chuyển đường biển cao. Trong khi,
chính phủ đưa ra các biện pháp cụ thể như niêm yết giá, cong khai giá,…để giải quyết
vấn đề chi phí tăng cao cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có lượng
àng hoá xuất nhập khẩu cao. Khiến các doanh nghiệp trong ngành thép bị ảnh hưởng

9
nặng nề đến biên lợi nhuận, chi phí cho hàng tồn kho chưa xuất được và thiếu hụt
nguyên liệu đầu vào.
       Vấn đề về thuế suất đối với các mặt hàng xuất khẩu, Bộ tài chích tăng thuế xuất
khẩu đối với sản phẩm phôi thép sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất phôi thép
do dư thừa sản lượng, làm gia tăng hàng tồn kho. Theo quy định của Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và nghị định số 57/2020/NĐ-CP thì mức thuế xuất khẩu
được xây dựng trên nguyên tắc áp dụng mức cao đối với nguyên liệu, tài nguyên ở
dạng thô và giảm dần đến các sản phẩm có mức độ chế biến cao hơn (nhằm hạn chế
xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên chưa qua chế biến). Theo thông tin từ Bộ Công
Thương, mặt hàng phôi thép các loại trong nước sản xuất dự kiến trong năm 2021 đạt
khoảng 21,2 triệu tấn và đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và dành cho xuất khẩu.
III. Quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp.
1. Nhận dạng rủi ro.
a. Cơ sở nhận dạng rủi ro.
Rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc không nhưng
đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn sẵn sàng ứng biến linh hoạt để biến rủi ro thành
cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả xuống mức thấp nhất. Rủi ro trong kinh doanh rất đa
dạng về hình thức và thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi của môi trường. Riêng
đối với ngành hàng tôn – sắt – thép, có thể kể đến một số rủi ro thường gặp nhất như
sau:
 Rủi ro cạnh tranh: Cạnh tranh giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau.
Có thể kể đến một vài hình thức cạnh tranh, như cạnh tranh giá cả (giảm giá),
cạnh tranh về chất lượng sản phẩm (sản phẩm tốt – giá thành rẻ hơn).
 Rủi ro kinh tế: Các yếu tố trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng
hoặc giảm doanh số bán hàng. Ví dụ như trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các
mặt hàng xa xỉ, vật liệu xây dựng sẽ bị thu hẹp thị trường, trong khi các nhu yếu
phẩm sẽ bán đắt hàng hơn.
 Rủi ro chiến lược: Gồm những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược
dựa vào cảm xúc và chủ quan, hay khi thực thi không tuân thủ theo quy định
của doanh nghiệp.
 Rủi ro thương hiệu: Thương hiệu là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khi bị ảnh hưởng do thiếu trung thực hay thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy

10
doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả lớm, gây tác động trực tiếp đến
doanh thu của doanh nghiệp.
 Rủi ro vận hành: Là những rủi ro về hệ thống quản lý, cách thức vận hàng cảu
của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý thiếu chặt chẽ sẽ là nguyên nhân khiến
doanh. Nghiệp thất thoát tài sản, đánh mất thị trường khách hàng,..
 Rủi ro bảo mật: Những thông tin mật, hoá đơn chứng từ của doanh nghiệp bị
tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, danh sách khách hàng. Hậu
quả nặng nề nhất có thể khiến doanh nghiệp phá sản 😭
 Rủi ro hoạt động: Nhận diện các nguy cơ rủi ro, phân tích các mối de doạ mà
doanh nghiệp đang đối đầu.
 Con người: Những tác động từ cá nhân hay tổ chức như nguồn nhân lực,
lượng khách hàng,…
 Uy tín: Kiểm soát, gây dựng và duy trì lòng tin đối với nhân viên, người
tiêu dùng và khách hàng của mình.
 Quy trình: Xây dựng hệ thống tổ chức nội bộ, quy trình công việc hợp
lý, thống nhất. Thủ tục xử lý công việc nhanh gọn, hiệu quả.
 Tài chính: Kiểm soát tình hình tài chính, lãi lỗ. Quản lý chặt chẽ dòng
tiền trong nội bộ doanh nghiệp.
 Quản lý chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm lỗi, kém chất lượng sẽ khiến
doanh nghiệp có nguy cơ bị trả lại hàng hoá, gây mất lòng tin của khách hàng.
Đa dạng hoá cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm là cách tốt nhất để đảm
bảo và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm
một cách nghiêm ngặt là cách tốt nhất để giữ chân khách hàng khỏi tay đối thủ.
 Bốn rủi ro chính mà các doanh nghiệp thường gặp như:
 Rủi ro chiến lược: Chiếm khoảng 61%
 Rủi ro hoạt động: Chiến khoảng 33%
 Rủi ro báo cáo: Chiếm khoảng 5%
 Rủi ro tuân thủ: Chiếm khoảng 1%
b. Nhận dạng rủi ro đối với HPG và doanh nghiệp ngàng thép.
 Các rủi ro môi trường bên trong:
 Rủi ro về cạnh tranh: các nhà phân phối nguyên vật liệu cho các công ty trong
cùng ngành thép, về thị trường phân phối sản phẩm thép
11
 Rủi ro về chính sách - kinh tế: kế hoạch của các cơ quan chính phủ trong vấn đề
xuất nhập khẩu, chính sách điều tiết nền kinh tế từ chính phủ về lãi suất, sẽ làm
tăng hoặc giảm nhu cầu trong nước, về khả năng huy động vốn,…
 Rủi ro về thương hiệu: người tiêu dùng trong nước và các khách hàng nước
ngoài sẽ ưa chuộng một thương hiệu nào đó cụ thể
 Rủi ro hoạt động - vận hành: khả năng xảy các sự cố về sự truyền đạt thông tin
xuống các cấp thấp, các kế hoạch hoạt động điều hành chưa chi tiết và cụ thể,…
. Tất cả những sự thiết hụt và yếu kém trong khâu vận hành và hoạt động sẽ dẫn
đến thiếu hụt nguồn cung, không đáp ứng đủ hợp đồng và chi phí sản xuất tăng
cao, kèm theo những khoản đền bù hợp đồng .
 Rủi ro về bảo mật thông tin: bảo mật thông tin giữa các doanh nghiệp cùng
ngành và với nguy cơ  môi trường bên ngoài doanh nghiệp
 Rủi ro về việc đầu tư – chiến lược: những rủi ro từ việc đầu tư các dự án mới
hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khác trên thị trường chứng khoán,…. Chiến
lược đầu tư mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động của riêng HPG, cũng như
các doanh nghiệp khác có mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 
 Rủi ro về nguồn nhân lực: chất lượng và số lượng có đủ đáp ứng được nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của công ty không? Khi đã đáp ứng đủ về mặt số lượng và
chất lượng thì các chính sách lương thưởng phúc lợi có hấp dẫn để giữ chân họ
không? Đặc biệt câu hỏi này càng quan trọng thời đại dịch covid 19.
 Rủi ro về truyền thông – marketing: các quá trình triển khai và xây dựng
thương hiệu, cũng như sản lượng bán ra có gia tăng khi tăng cường đầu tư vào
lĩnh vực truyền thông - marketing không?
 Các rủi ro môi trường bên ngoài:
 Rủi ro giá thép đảo chiều
Từ giữa tháng 5/2021 đến đầu tháng 6, giá các loại thép trên thị trường thế
giới đã ghi nhận xu hướng hạ nhiệt, như giá thép cây tại Thượng Hải giảm
khoảng 12%, giá thép cuộn cán nóng giảm khoảng 18%, giá quặng sắt giảm
khoảng 13%.
Tại thị trường trong nước, trong những ngày đầu tháng 6, nhiều thương
hiệu thép nội địa như thép Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Thái Nguyên… đã có
thông báo giảm mạnh giá các sản phẩm, với mức giảm 500 - 800 đồng/kg.

12
Giá thép toàn cầu sẽ giảm so với mức hiện tại, khi nhu cầu bước vào giai
đoạn bình ổn. Đà tăng của giá thép chững lại sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của
nhóm doanh nghiệp ngành thép nói chung và Hoà Phát nói riêng khó duy trì
được mức cao nhờ tồn kho giá thấp, trong khi giá bán đầu ra tăng theo giá thế
giới như thời gian qua. Trong khi đó, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro lớn
nếu xu hướng giảm giá kéo dài.
 Rủi ro lớn về biến động giá nguyên vật liệu 
Chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong
ngành tôn mạ, giá nguyên liệu HRC (thép tấm cuộn cán nóng) chiếm hơn 80%
chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn
theo giá thép tấm cuộn cán nóng.
Ngoài ra, trong bối cảnh giá than cốc đã tăng rất mạnh cùng với giá quặng
sắt liên tục có xu hướng tăng giá có thể khiến thị trường xây dựng suy giảm tốc
độ tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng.
 Rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành thép chiếm 19,56% tổng sản lượng bán
hàng. Vì vậy, vẫn tồn tại rủi ro rất lớn khi chính sách thuế quan thay đổi trong
bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn diễn ra giữa Trung Quốc và các nước trên
thế giới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt kiến thức về
thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với nguy cơ kiện cáo, phòng vệ
thương mại tại các thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, giá thép xây dựng đã tăng lên mức trên 18 triệu đồng/1 tấn, rủi
ro có thể xảy ra nếu giá vật liệu xây dựng ở mức quá cao dẫn đến một số dòng
sản phẩm thép sẽ bị hạn chế xuất khẩu. Đặc biệt là đối với sản phẩm phôi thép
xây dựng, là dòng sản phẩm sẽ đối diện với nguy cơ này đầu tiên.
 Các cơ hội trong rủi ro:

 
13
14

You might also like