You are on page 1of 26

MỤC LỤC

  Trang 

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG………………………..…… 1


1. Cơ sở lý thuyết và học thuyết về quản trị rủi ro.......................................... 1
2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam............ 3
 
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP…. 5
1. Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với doanh nghiệp…………………... 5
2. Ảnh hưởng của chiến tranh đối với doanh nghiệp……….………..….…..... 9
3. Một số ảnh hưởng khác đối với doanh nghiệp……………………..…..….... 10
 
III. QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP..………..... 12
1. Nhận dạng rủi ro…………….………………………..……………….............. 12
2. Đánh giá rủi ro…………….…...…………………………….….………....…... 17
3. Đo lường rủi ro…………….………….………………………….………..….... 24
4. Ra quyết định về rủi ro…….…………….………..….………………………… 28
5. Tổng hợp các ưu và khuyết điểm của từng doanh nghiệp…..…. 29
……...........
6. So sánh và đánh giá ưu và khuyết điểm của từng doanh 31
nghiệp…………..
 
IV. KẾT LUẬN: ………………………………………………….………... 33
1. Kết luận và bài học rút 33
ra.............................................................................
2. Tài liệu tham khảo……….….……………...……........................................... 36
 
I. 
1
 
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG
1. Cơ sở lý thuyết và học thuyết về quản trị rủi ro
•  Một số các khái niệm và định nghĩa phổ biến và nổi tiếng về ERM
“Quản trị rủi ro là một tiếp cận hệ thống đối với việc thiết lập một
chương trình hành động tốt nhất trong điều kiện không chắc chắn
bằng cách nhận diện, đánh giá, thấu hiểu, ứng xử và truyền thông liên
quan đến các vấn đề rủi ro” (Heinz-Peter Berg, 2010)
 
“Quá trình công ty nhận dạng, đo lường, quản lý, và công bố tất cả các
rủi ro chính nhằm tăng giá trị cho các bên liên quan”.
 
ERM (Enterprise Risk Management ): là một hệ thống quản lý rủi to
doanh nghiệp, là khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý tình
trạng bấp bênh trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp giảm thiếu nguy
cơ và rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời tối đa hóa cơ hội cho
doanh nghiệp.
 
“Quản trị rủi ro là một quá trình chịu sự tác động của Hội Đồng Quản
Trị, ban điều hành và những người khác của doanh nghiệp, được áp
dụng trong quá trình xác định chiến lược và xuyên suốt trong tổ chức,
được thiết kế để nhận diện những sự kiện tiềm ẩn có thể gây ảnh
hưởng đến tổ chức, và để quản trị rủi ro trong phạm vi khẩu vị rủi ro
(Risk appetite) của tổ chức để đảm bảo an toàn một cách hợp lý liên
quan đến việc thực hiện những mục tiêu (Goals) của tổ
chức”. (COSO)
•  Quá trình ERM
ERM là một quá trình. nó không phải là việc thực hiện xác nhận định
kỳ, nó không thể được phác họa hoàn toàn ngay từ đầu, và nó không
phải là một chức năng độc lập riêng biệt. Thay vì thế, ERM là một quá
trình liên tục, phát triển, và được tích hợp..(Quản trị rủi ro doanh
nghiệp, 2020)
 
Liên tục: ERM không phải là việc thực hiện xác nhận định kỳ, như
kiểm định xe hàng năm. ERM giống như các hoạt động liên tục bạn
làm để bảo vệ mình
hhỏi các rủi ro liên quan đến chiếc xe của bạn chẳng hạn như bảo
dưỡng định kỳ, thực hành lái xe an toàn và bảo hiểm xe.(Quản trị rủi
ro doanh nghiệp, 2020)
 
Phát triển: Không thể xác định đầy đủ ngay từ đầu chương trình
ERM của một tổ chức cụ thể cuối cùng chính xác sẽ là gì. Mặc dù có
thể đặt ra một kế hoạch thực thi mức độ cao, ERM phát triển theo thời
gian. Thường mất nhiều năm để một chương trình ERM phát triển đầy
đủ tới mức trưởng thành và nhiều thứ có thể thay đổi trong thời gian
đó. Ngoài ra, khi chương trình phát triển, một số khía cạnh có thể
được phổ biến hơn và được mở rộng. Tốc độ và phạm vi ám dụng
ERM là một hàm nhiểu biến số, trong đó có nhiều biến là độc nhất
cho từng tổ chức..(Quản trị rủi ro doanh nghiệp, 2020)
 
Tích hợp: Trong nhiều công ty, quản lý rủi ro hệ thống là một chức
năng nằm trong một bộ phận của công ty, tách biệt với bộ phận kinh
doanh. Quy trình quản trị rủi ro được coi là một bộ phận tuỳ biến có
thể thực hiện một cách độc lập với các quy trình khác. Đây thường là
dấu hiệu cho thấy công ty có cách tiếp cận tập trung vào tuân thủ quản
lý rủi ro, liên quan chủ yếu với giảm thiểu rủi ro tiêu cực.
•  Các tiêu chí quan trọng để đánh giá chương trình ERM:
1. Phạm vi toàn công ty
2. Mọi loại rủi ro đều được bao gồm 
3. Tích hợp các loại rủi ro quan trọng 
4. Tích hợp các loại rủi ro khác nhau
5. Các thang đo tổng hợp
6. Bao gồm việc ra quyết định
7. Cân bằng quản lý rủi ro và lợi nhuận
8. Công bố rủi ro tích hợp
9. Đo lường các tác động giá trị
10. Chú trong các bên liên quan chính yếu
 
•  Một số lý do khiến chúng ta cần thực hiện tốt quản trị rủi ro doanh nghiệp
1. Làm giảm thiểu sự dao đông về thành qủa không chấp nhận được
2. Liên kết và tích hợp những quan điểm khác  nhau về quản trị rủi ro giúp
doanh nghiệp ứng phó tốt hơn
3. Tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và các đối tác và đối tượng hữu
quan
4. Củng cố việc quản trị công ty
5. Ứng phó thành công đối với những thay đổi của môi trường
6. Là khớp nối chiến lược và văn hoá công ty
 
•  Một số nguyên nhân chính của vấn đề quản trị rủi ro không tốt
1. Phân tích và quyết định dựa trên số liệu quá khứ
2. Chỉ chú ý vào các công cụ đo lường hạn hẹp
3. Thiếu quan sát những rủi ro có thể biết
4. Thiếu quan sát những rủi ro tiềm ẩn
5. Thất bại trong giao tiếp
6. Không theo sát được diễn biến thực
 
2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam
2.1. Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
 
Doanh thu H1/2021 của HSG đạt 23,830 tỷ đồng (+89% yoy*) và
LNST** đạt 2,800 tỷ đồng (+439% yoy). Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu
năm, LNST của công ty đã vượt kế hoạch kinh doanh cho cả năm 2021 (vượt
86% so với kế hoạch). Động lực cho doanh thu và LNST của doanh nghiệp
tăng mạnh trong H1/2021 chủ yếu đến từ việc giá thép và nhu cầu tiêu thụ
thép tăng mạnh từ nửa cuối năm 2020 và tiếp tục kéo dài đến hiện tại. Đồng
thời việc giá thép liên tục tăng không ngừng nghỉ đã giúp cho công ty liên tục
có thuận lợi trong giá vốn duy trì đến hiện tại. - Tương tự với NKG, VCBS
đánh giá công ty sẽ tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh mảng xuất khẩu đến
hết H1/2022 do công ty thường ký trước từ 4-5 tháng. Đồng thời, tiêu thụ nội
địa cũng dự kiến sẽ hồi phục nhanh khi các lệnh giãn cách dần được gỡ bỏ.
 
2.2. Công ty cổ phần Thép Nam Kim
 
Doanh thu H1.2021 của NKG đạt 11,862 tỷ đồng (+149% yoy) và LNST
đạt 1,166 tỷ đồng (+1,883% yoy). Chỉ trong 6 tháng đầu năm, LNST của công
ty đã vượt kế hoạch kinh doanh cho cả năm 2021 (vượt 94% so với kế hoạch).
Động lực cho doanh thu và LNST của doanh nghiệp tăng mạnh trong
H1/2021 chủ yếu đến từ việc giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép tăng mạnh từ
nửa cuối năm 2020 và tiếp tục kéo dài đến hiện tại. Đồng thời việc giá thép
liên tục tăng không ngừng nghỉ đã giúp cho công ty liên tục có thuận lợi trong
giá vốn duy trì đến hiện tại. - VCBS đánh giá công ty sẽ tiếp tục duy trì kết
quả kinh doanh ấn tượng này ít nhất đến hết H1/2022 do công ty thường ký
trước từ 4-5 tháng. Trong đó, giá HDG tại thị trường EU hiện tại vẫn duy trì ở
mức 1,500 USD/tấn, cao hơn rất nhiêu so với chi phí đầu vào HRC tại thị
trường Việt Nam ở mức 900 USD/tấn.
 
2.3. Công ty cổ phần Tôn Đông Á
Năm 2021, thị trường xuất khẩu có nhiều khởi sắc so với những
năm trước đó, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh từ việc các nước bắt đầu các
chính sách hồi phục kinh tế sau đại dịch. Nhờ sự linh hoạt chuyển
dịch giữa các thị trường nội địa và xuất khẩu, Tôn Đông Á đã tận
dụng cơ hội từ thị trường xuất khẩu. Tôn Đông Á đã xuất khẩu sản
phẩm Thép lá mạ hơn 496,000 tấn (tăng trưởng 138% yoy) chiếm
62% cơ cấu sản phẩm. Cũng trong năm 2021, Tôn Đông Á loạt Top 3
ở Việt Nam ghi nhận về doanh thu hơn 25,200 tỷ đồng, vượt 57% so
với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 1,200 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần
yoy). Đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay, tương ứng chiếm 15%
thị phần trong nước và chiếm thị phần Top 1 về sản phẩm tôn lạnh và
tôn màu tại khu vực miền Nam. Đà tăng này, có thể dự kiến sẽ kéo dài
sang năm 2022 theo một số thông tin về thị trường.
 
2.4. Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát
 
Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 của HPG đạt 66,899 tỷ đồng
(+67% yoy) và LNST đạt 16,699 tỷ đồng (+232% yoy). Tăng trưởng doanh
thu chủ yếu đến từ NM Dung Quất đi vào hoạt động gần như 100% công suất
và sản lượng tiêu thụ đạt được ở mức tối đa. Đồng thời được hưởng lợi từ việc
giá thép liên tục tăng mạnh từ đầu năm 2021 và xu hướng tăng kéo dài cho
đến tháng 6/2021. - Sản lƣợng tiêu thụ của HPG đạt 4.3 triệu tấn (+92% yoy).
Trong đó, sản phẩm HRC được sản xuất từ NM Dung Quất là động lực tăng
trưởng chính.
 
2.5. Công ty cổ phần Maruichi Sun Steel
Công ty TNHH Maruichi Sun Steel là một công ty con được đầu
tư 100% vốn từ Công ty cổ phần Maruichi Sun Steel (SUNSCO),
Thành lập 2008 và đi vào hoạt động 2010 tại Hà Nội. Công ty chuyên
cung cấp các loại sản phẩm ống thép Cacbon và ống thép không gỉ
chất lượng Nhật cho khách hàng Việt, để làm được điều này công ty
đã sử dụng các thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng cao tiên tiến
nhập trực tiếp từ Maruichi Steel Tube LTD., một công ty chiếm thị
phần số một tại Nhật bản về sản xuất thép. Được điều hành và quản lý
bởi các chuyên gia người Nhật để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp tại
Việt Nam. Từ 2016, SUNSCO đã không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu
quả sản xuất và đáp ứng sự biến động của thị trường trong và ngoài
lãnh thổ Việt Nam, luôn luôn cải tiến về kỹ thuật, không ngừng tìm tòi
sáng tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng vượt trội hơn. Đồng
thời, Doanh nghiệp Sun Steel là công ty sản xuất thép đầu tiên tại Việt
Nam đạt chứng nhận tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, đáp ứng được nhu cầu
về chất lượng cho khách hàng Việt và rộng hơn nữa là cả khu vực
ASEAN trong tương lai. Hiện tại, Tập đoàn đang hoạt động trên 8
quốc gia trên thế giới, gồm: Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc,
Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Mỹ, Mexico và đang có xu hướng mở
rông hơn trong tương lai.
 
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
 
 Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với doanh nghiệp
a, Các ảnh hưởng tiêu cực 
        Khi đại dịch covid 19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu với số lượng người nhiễm gia tăng vào giai
đoạn đầu năm 2020 đến đầu năm 2021 khiến cho mọi hoạt động kinh tế trên toàn cầu bị đình trệ hoặc
ngừng hoạt động. Điều này, khiến cho nhu cầu thép cũng giảm thấp nhất trong vong 5 năm trở lại đây, kéo
theo lượng tiêu thụ xây dựng về đáy của 5 năm gần nhất. Từ hậu qủa này, đã tác động trực tiếp tớicả
chiều sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành thép. Cụ thể, trong giai đoạn đại dịch covid
19 bùng phát nhiều thị trường lớn về xuất khẩu thép đã có những chính sách kiểm tra gắt gao hơn đối với
các loại hàng hoá và người nhập cảnh để kiểm soát đại dịch. Kết hợp với những công trình trọng điểm
trong nước vẫn đang bị trì trệ do chưa thích ứng kịp với đại dịch và thiếu nguồn vốn. Từ đó, tác động trực
tiếp tới các doanh nghiệp trong ngành, khiến cho nhu cầu thép giảm mạnh so với cùng kỳ và những năm
trước đó. 
 
        Về phía nguyên vật liệu đầu vào cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng
bị gián đoạn, khi các thị trường trên thế giới đều nằm trong tình trạng kiểm soát bệnh dịch gắt gao, khiến
nguồn cung nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ngành thép bị tác động nghiêm trọng, đặc biết đối với các
thị trường nhập khẩu chính các nguyên liệu như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
 
        Từ các diễn biến trên thị trường hết sức tiêu cực như trên, đã phản ánh trực tiếp vào doanh số tiêu thụ
của ngành thép chỉ đạt khoảng 65% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu chỉ đạt 80% so với cùng kỳ. Cụ
thể, về mặt hàng tôn mạ và sơn phủ màu tiêu thụ trong nước chỉ đạt gần 70% và xuất khẩu gần 60%, về
thép cán nguội đạt 87% và xuất khẩu đạt 43,7% so với cùng kỳ. Kèm theo đó, sự thiếu hụt lớn về nguồn
cung ứng nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị vẫn đang hiện hữu.
 
       Không những thế, thời điểm tháng 8-10/2021 ghi nhận giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng nóng,
điển hình như giá các loại quặng sắt trên thị trường Mỹ liên tục tăng, với giá cán nóng hiện khoảng 2.100
USD/tấn và cán nguội lên 2400 USD/tấn. Những thị trường ở Châu Á như Nhật Bản ghi nhận tăng giá
thép thêm 182 USD/tấn (mức tăng cao nhất trong hơn 10 năm qua), thị trường Đài Loan, Châu Âu, Ấn Độ
cũng tăng nóng theo xu hướng chung trên toàn cầu. Điều này, khiến cho giá thành sản xuất tăng lên một
cách đáng kể, tác động trực tiếp tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam.
 
       Vấn đề lạm phát bình quân có nhiều sức ép gia tăng do chi phí sản xuất tăng cao và sự đứt gãy trong
chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cán cân thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập
khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất sau đại dịch.
 
       Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang diễn biến phức tạp, thậm chí còn vượt ra
khỏi lĩnh vực thương mại lan sang một loại các vấn đề khác, bao gồm địa chính trị và nhân quyền, kéo
theo sự bùng nổ các cuộc xung đột thương mại giữa các quốc gia khác. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh đại
dịch covid 19 đang tàn phá nặng nề nền kinh tế và con người tại Mỹ, nguồn gốc được cho là đến từ phía
Trung Quốc. Tất cả những điều trên, làm các rào cản thuế quan thương mại (thuế quan, phi thuế quan, hạn
ngạch,…) vẫn được dựng lên ở nhiều quốc gia, làm đảo lộn trật tự thương mại toàn cầu.
 
b, Các ảnh hưởng tích cực
       Mặc dù, những khó khăn và thách thức do đại dịch covid mang lại cho các công ty trong ngành thép
là rất lớn, song cũng đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều những cơ hội mới. Cụ thể, có thể kể đến việc
chính phủ đã tăng mạnh giải ngân vốn đầu tư công sau khi đã thích ứng với đại dịch, sẽ là một sự hỗ trợ
lớn về lượng tiêu thụ thép cho các doanh nghiệp để bù đắp lại một phần những thiếu hụt về nhu cầu, thập
chí có thể giúp doanh nghiệp đạt được doanh số kỳ vọng nếu các dự án được triển khai sớm và rộng rãi
trên cả nước. 
 
       Bên cạch đó, theo những thống kê vào tháng 8/2021, chỉ riêng trong tháng đã đạt 1,53 triệu tấn xuất
khẩu về các loại, đạt trị giá 1,5 tỷ USD (tương đương tăng 33,8% về lượng và 35,2 về giá trị so với tháng
trước đó. Đây là tháng có trị giá xuất khẩu thép các loại cao nhất từ trước đến nay và cũng là tháng thứ hai
liên tiếp vượt 1 tỷ USD. Còn tính chung luỹ kế 8 tháng trong năm 2021, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn
thép các lại với trị gía đạt gần 7,1 tỷ USD (tăng 43,4% về lượng và 127% về trị gía so với cùng kỳ năm
trước. Điều này có được do nhu cầu thép trên thế giới tăng cao, do sự bùng nổ của các ngành công nghiệp
như: ô tô, xây dựng,… sau đại dịch, làm sản lượng và giá thành tăng. Ngoài ra, còn có lợi thế trong khi
quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang siết chặt việc thực hiện các giải pháp “tăng
trưởng xanh”. 
        Ngoài ra, để một nước có nền công nghiệp lớn như Trung Quốc có thể thực hiện tốt mục tiêu “tăng
trưởng xanh” giảm phát thải khí Carbon và vừa đáp ứng mục tiêu cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế-xã
hội. Điều tất yếu, Trung Quốc phải nhập khẩu sản phẩm thép từ bên ngoài. Chính vì thế, Trung Quốc cũng
trở thành một thị trường xuất khẩu thép tiềm năng của Việt Nam, thay vì là một đối thủ cạnh tranh như
trước đây. Mặc dù, theo thống kê ghi nhận sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm trong thời gian
gần, nhưng sẽ được kỳ vọng sẽ sớm tăng mạnh trở lại trong thời gian tới.
        Về thị trường Châu Âu, một thị trường có lượng xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam sau khi ký kết
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA) được hưởng các ưu đãi về thuế suất đã gia tăng sản
lượng xuất khẩu vào EU. Trong khi lại đang áp hạn ngạch nhập khẩu thép đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung
Quốc, tạo ra lợi thế lớn hơn cho các loại sản phẩm thép từ Việt Nam. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là thị
trường xuất khẩu thép lớn của Việt Nam và theo dự báo của Hiệp hội thép thế giới (Worldsteel) nhu cầu
thép của cả hai thị trường trên sẽ tăng hơn 10%. Và hai thị trường Mỹ và Châu Âu cũng là thị trường
mang lại cho doanh nghiệp thép Việt Nam tỷ suất lợi nhuận cao nhất, cao hơn các thị trường khác theo các
doanh nghiệp đánh giá.
 
        Từ những cơ hội trên, các doanh nghiệp thép Việt Nam đã tận dụng triệt để và mang lại những kết
quả rất tích cực. Tính riêng tháng 8/2021, Hoa Sen đã ghi nhận doanh số 150.781 tấn tôn mạ, trong đó
123.080 tấn là từ xuất khẩu và có đơn hàng xuất khẩu để hoạt động hết công suất nhà máy đến hết tháng
11/2021. 
 
 
 
 
 Ảnh hưởng của chiến tranh đối với doanh nghiệp
a, Các ảnh hưởng tiêu cực 
       Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, đã tác động nghiêm trọng đến thị trường dầu thô trên toàn cầu,
do thiếu hụt nguồn cung dầu khí. Điều này, trực tiếp tác động lên chi phí kinh doanh của các công ty vận
tải và logictics, kéo theo việc những công ty này phải tăng giá dịch vụ đối với khách hàng. Chính lý do
này, khiến cho chi phí cho vận tải và logictics của những công ty xuất nhập khẩu thép lớn, phải chịu sức
ép về tăng chi phí và giảm biên lợi nhuận. Chưa kể đến, việc tăng giá xăng dầu trên toàn cầu cũng khiến
cho các đối tác lớn về cung cấp nguyên vật liệu cũng chịu ảnh hưởng, vì Việt Nam là nền kinh tế mở (kinh
tế thị trường) lớn nên chịu tác động về tăng giá đầu vào là không thể tránh khỏi.
 
 b, Các ảnh hưởng tích cực
      Theo thống kê từ Hiệp hội thép thế giới (WSA), Nga và Ukraine đã sản xuất 97,4 triệu tấn và xuất
khẩu khoảng 57 triệu tấn thép vào năm 2021. Đặc biệt tại EU, Nga và Ukraine lần lượt là các nhà sản xuất
thép lớn thứ 2 và thứ 4 sang khu vực này trong 11 tháng đầu năm 2021, với khoảng 21% tổng sản lượng
nhập khẩu của EU(theo Eurofer). EU cũng là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam vào năm
2021, chủ yếu với loại mặt hàng tôn mạ. Do đó, những công ty có sản lượng lớn và chất lượng cao về sản
phẩm tôn mạ sẽ hưởng lợi lớn trong giai đoạn này, có thể kể đến một số doanh nghiệp hàng đầu như: Công
ty Hoa Sen và Công ty Thép Nam Kim. Thậm chí, các doanh nghiệp trên còn có thể hưởng lợi lâu dài nếu
các biện pháp trừng phạt do Châu Âu và Mỹ áp đặt lên Nga sẽ gây thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu, để
lại cho Việt Nam và các nước khác một thị trường rộng lớn với nhu cầu khổng lồ. Trong khi, Ukraine vẫn
chưa thể nào khôi phục lại nền công nghiệp trong nước, do sự tàn phá nặng nề trong giai đoạn chiến tranh
về cơ sở vật chất, đường giao thông,…
 
 
 
 Một số ảnh hưởng khác đối với doanh nghiệp
 a, Các ảnh hưởng tích cực
       Diễn biến thị trường ngoại tệ và tỷ giá USD/VND nhìn chung ổn định, thanh khoản thị trường thông
suốt. Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế diễn ra an toàn, hiệu quả, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt
động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện; các chính sách tài chính, tiền tệ được nới lỏng để hỗ trợ các
doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu.
       Hội nhập quốc tế phát triển toàn diện, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, mang lại nhiều kết quả: các Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến độ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặc biệt EVFTA như đã đề cập bên
trên tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam trong tiêu thụ các sản phẩm thương mại. Điều này, đã góp phần
đưa Việt Nam vào nhóm nhỏ các nền kinh tế thành công trong việc duy trì mức tăng trưởng ổn định. Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết đã tiếp thêm sức mạnh cho thương mại nội
khối và làm giảm bớt những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung- là thành viên RCEP và là
siêu cường mới nổi. Hiệp định RCEP có giá trị quan trọng, giúp thiết lập một khu vực thương mại to lớn
nhất thế giới và tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
 
 b, Các ảnh hưởng tiêu cực
       Để thực hiện tốt quá trình tăng trưởng xuất nhập, logistics và vận tải đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Nhưng chi phí logistic và vận tải vẫn đang tăng rất chóng mặt trong 3 quý đầu năm 2021, thể hiện qua giá
cước vận chuyển đường biển cao. Trong khi, chính phủ đưa ra các biện pháp cụ thể như niêm yết giá,
cong khai giá,…để giải quyết vấn đề chi phí tăng cao cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
có lượng àng hoá xuất nhập khẩu cao. Khiến các doanh nghiệp trong ngành thép bị ảnh hưởng nặng nề
đến biên lợi nhuận, chi phí cho hàng tồn kho chưa xuất được và thiếu hụt nguyên liệu đầu vào.
                      Hình 3.1: Sự ùn ứ hàng hoá tại một cảng biển tại Mỹ
       Vấn đề về thuế suất đối với các mặt hàng xuất khẩu, Bộ tài chích tăng thuế xuất khẩu đối với sản
phẩm phôi thép sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất phôi thép do dư thừa sản lượng, làm gia tăng
hàng tồn kho. Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và nghị định số 57/2020/NĐ-
CP thì mức thuế xuất khẩu được xây dựng trên nguyên tắc áp dụng mức cao đối với nguyên liệu, tài
nguyên ở dạng thô và giảm dần đến các sản phẩm có mức độ chế biến cao hơn (nhằm hạn chế xuất khẩu
tài nguyên thiên nhiên chưa qua chế biến). Theo thông tin từ Bộ Công Thương, mặt hàng phôi thép các
loại trong nước sản xuất dự kiến trong năm 2021 đạt khoảng 21,2 triệu tấn và đủ đáp ứng nhu cầu trong
nước và dành cho xuất khẩu.
 

 
1
 
IV. QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1. Nhận dạng rủi ro
1.1. Cở sở nhận dạng rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc
không nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn sẵn sàng ứng biến
linh hoạt để biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả xuống
mức thấp nhất. Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng về hình thức và
thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi của môi trường. Riêng đối với
ngành hàng tôn–sắt–thép, có thể kể đến một số rủi ro thường gặp nhất
dưới đây.
• Rủi ro cạnh tranh: Cạnh tranh giữa những nhà sản xuất, phân phối với
nhau. Có thể kể đến một vài hình thức cạnh tranh, như cạnh tranh giá cả
(giảm giá), cạnh tranh về chất lượng sản phẩm (sản phẩm tốt – giá thành rẻ
hơn).
• Rủi ro kinh tế: Các yếu tố trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng
hoặc giảm doanh số bán hàng. Ví như trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các
mặt hàng xa xỉ, vật liệu xây dựng sẽ bị thu hẹp thị trường, trong khi các
nhu yếu phẩm sẽ bán đắt hàng hơn.
• Rủi ro chiến lược: Gồm những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến
lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến không tuân thủ theo
quy định của doanh nghiệp.
• Rủi ro thương hiệu: Thương hiệu là một lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Khi bị ảnh hưởng do sự thiếu trung thực hay thiếu tôn trọng khách
hàng sẽ đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả lớn, gây tác
động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
• Rủi ro vận hành: Là những rủi ro về hệ thống quản lý, cách thức vận hành
của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý thiếu chặt chẽ sẽ là nguyên nhân khiến
doanh nghiệp thất thoát tài sản, đánh mất thị trường khách hàng,…
• Rủi ro bảo mật: Những thông tin mật, hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp
bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, danh sách khách hàng.
Hậu quả nặng nhất có thể khiến doanh nghiệp phá sản!
• Quản lý rủi ro hoạt động: Nhận diện các nguy cơ rủi ro, phân tích các mỗi
đe dọa mà doanh nghiệp đang đối đầu. 
- Con người: Những tác động từ cá nhân hay tổ chức như nguồn nhân lực,
lượng khách hàng,…
- Uy tín: Kiểm soát, gây dựng và duy trì lòng tin đối với nhân viên, người
tiêu dùng và khách hàng của mình.
- Quy trình: Xây dựng hệ thống tổ chức nội bộ, quy trình công việc hợp lý,
thống nhất. Thủ tục xử lý công việc nhanh gọn, hiệu quả.
- Tài chính: Kiểm soát tình hình tài chỉnh, lãi lỗ. Quản lý chặt chẽ dòng tiền
trong nội bộ doanh nghiệp.
• Quản lý chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm bị lỗi, kém chất lượng sẽ
khiến doanh nghiệp có nguy cơ bị trả lại, gây mất lòng tin của khách hàng.
Đa dạng hóa cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm là cách tốt nhất để
bảo đảm và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản
phẩm một cách nghiêm ngặt là các tốt nhất để giữ chân khách hàng khỏi
tay các đối thủ.
            Bốn rủi ro chính các doanh nghiệp thường gặp
• Rủi ro chiến lược : chiếm khoảng 61% 
• Rủi ro hoạt động : chiếm khoảng 33%
• Rủi ro báo cáo : chiếm khoảng 5%
• Rủi ro tuân thủ : chiếm khoảng 1%
 
1.2. Nhận dạng rủi ro đối với HSG và doanh nghiệp ngành thép
o Các rủi ro môi trường bên trong
- Rủi ro về cạnh tranh: các nhà phân phối nguyên vật liệu cho các công ty
trong cùng ngành thép, về thị trường phân phối sản phẩm thép
- Rủi ro về chính sách - kinh tế: kế hoạch của các cơ quan chính phủ trong
vấn đề xuất nhập khẩu, chính sách điều tiết nền kinh tế từ chính phủ về lãi
suất, sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu trong nước, về khả năng huy động
vốn,…
- Rủi ro về thương hiệu: người tiêu dùng trong nước và các khách hàng nước
ngoài sẽ ưa chuộng một thương hiệu nào đó cụ thể
- Rủi ro hoạt động - vận hành: khả năng xảy các sự cố về sự truyền đạt thông
tin xuống các cấp thấp, các kế hoạch hoạt động điều hành chưa chi tiết và
cụ thể,… . Tất cả những sự thiết hụt và yếu kém trong khâu vận hành
và hoạt động sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, không đáp ứng đủ hợp
đồng và chi phí sản xuất tăng cao, kèm theo những khoản đền bù
hợp đồng .
- Rủi ro về bảo mật thông tin: bảo mật thông tin giữa các doanh nghiệp cùng
ngành và với nguy cơ  môi trường bên ngoài doanh nghiệp
- Rủi ro về việc đầu tư – chiến lược: những rủi ro từ việc đầu tư các dự án
mới hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khác trên thị trường chứng khoán,
…. Chiến lược đầu tư mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động của riêng
HSG, cũng như các doanh nghiệp khác có mang lại hiệu quả và lợi nhuận
cho doanh nghiệp. 
- Rủi ro về nguồn nhân lực: chất lượng và số lượng có đủ đáp ứng được nhu
cầu sản xuất, kinh doanh của công ty không? Khi đã đáp ứng đủ về mặt số
lượng và chất lượng thì các chính sách lương thưởng phúc lợi có hấp dẫn
để giữ chân họ không? Đặc biệt câu hỏi này càng quan trọng thời đại dịch
covid 19.
- Rủi ro về truyền thông – marketing: các quá trình triển khai và xây dựng
thương hiệu, cũng như sản lượng bán ra có gia tăng khi tăng cường đầu tư
vào lĩnh vực truyền thông - marketing không?
- …
• Các rủi ro môi trường bên ngoài.
- Rủi ro giá thép đảo chiều
Từ giữa tháng 5/2021 đến đầu tháng 6, giá các loại thép trên thị
trường thế giới đã ghi nhận xu hướng hạ nhiệt, như giá thép cây tại
Thượng Hải giảm khoảng 12%, giá thép cuộn cán nóng giảm
khoảng 18%, giá quặng sắt giảm khoảng 13%.
Tại thị trường trong nước, trong những ngày đầu tháng 6, nhiều
thương hiệu thép nội địa như thép Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Thái
Nguyên… đã có thông báo giảm mạnh giá các sản phẩm, với mức
giảm 500 - 800 đồng/kg.
giá thép toàn cầu sẽ giảm so với mức hiện tại, khi nhu cầu bước vào
giai đoạn bình ổn. Đà tăng của giá thép chững lại sẽ khiến biên lợi
nhuận gộp của nhóm doanh nghiệp ngành thép nói chung và Hoa
Sen nói riêng khó duy trì được mức cao nhờ tồn kho giá thấp, trong
khi giá bán đầu ra tăng theo giá thế giới như thời gian qua. Trong
khi đó, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro lớn nếu xu hướng giảm
giá kéo dài.
- Rủi ro lớn về biến động giá nguyên vật liệu 
Chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt
trong ngành tôn mạ, giá nguyên liệu HRC (thép tấm cuộn cán nóng)
chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả
ngành biến động rất lớn theo giá thép tấm cuộn cán nóng.
Ngoài ra, trong bối cảnh giá than cốc đã tăng rất mạnh cùng với giá
quặng sắt liên tục có xu hướng tăng giá có thể khiến thị trường xây
dựng suy giảm tốc độ tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới
sản lượng.
- Rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành thép chiếm 19,56% tổng sản lượng
bán hàng. Vì vậy, vẫn tồn tại rủi ro rất lớn khi chính sách thuế quan
thay đổi trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn diễn ra giữa
Trung Quốc và các nước trên thế giới. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt kiến thức về thương mại quốc tế để
chủ động ứng phó với nguy cơ kiện cáo, phòng vệ thương mại tại
các thị trường xuất khẩu.
Hiện nay, giá thép xây dựng đã tăng lên mức trên 18 triệu đồng/1
tấn, rủi ro có thể xảy ra nếu giá vật liệu xây dựng ở mức quá cao
dẫn đến một số dòng sản phẩm thép sẽ bị hạn chế xuất khẩu. Đặc
biệt là đối với sản phẩm phôi thép xây dựng, là dòng sản phẩm sẽ
đối diện với nguy cơ này đầu tiên.
• Các cơ hội trong rủi ro:
- Cơ hội tăng trưởng
Trong báo cáo triển vọng ngành thép năm 2022, Công ty chứng
khoán Mirae Asset – MASVN đã đưa ra góc nhìn trung lập đối với
ngành thép trong năm 2022. Theo đó, MASVN vẫn tiếp tục đánh
giá tích cực cho cả ngành thép trong năm nay.
Công ty Mirae Asset cho rằng ngành bất động sản và xây dựng sẽ
phục hồi, qua đó sẽ thúc đẩy sản lượng toàn ngành thép. Bên cạnh
đó, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục rộng mở trong năm 2022. Việc
thiếu hụt nguồn cung trầm trọng ở châu Âu sẽ giúp các công ty thép
Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng triển vọng thị trường thép
Việt Nam năm 2022 sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn
định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh
hoạt với đại dịch Covid-19.
Những trọng tâm được Chính phủ xác định trong năm 2022 gồm
khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và
đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn
lực phát triển hạ tầng sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh
hơn trong năm 2022.

          Hình 1.2.1: Tình hình sản xuất thép thành phẩm ở trong


nước 2022
 
- Cơ hội mở rộng xuất khẩu
Trong năm 2022, thị trường xuất khẩu được mở rộng khi nguồn
cung thép toàn cầu giảm do tác động của xung đột giữa Nga –
Ukraine. Nga hiện đang xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỷ
trọng 14.1% thép dẹt và 19% thép dài. Ukraine chiếm 8% thép dẹt
và 7.4% thép dài, còn Belarus chiếm 14.4% thép dài.
 
 
 
 
2. Đánh giá rủi ro 
2.1. Bối cảnh
• Các yếu tố bên ngoài :
HĐQT nhận định: Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế -
xã hội nói chung và nhu cầu của người tiêu dùng nói riêng đã có
những chuyển biến đáng kể, tác động nhiều mặt đối với phương thức
kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp, trong đó phải kể đến
là:
 
Thứ nhất, thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay chủ yếu
hướng đến sư tiện lợi và nhanh chóng. Người tiêu dùng có xu hướng
tìm kiếm giải pháp toàn diện và cung cấp sự lựa chọn đa dạng để đáp
ứng nhu cầu nhanh nhất và đầy đủ nhất. Do đó, việc kinh doanh các
sản phẩm vật liệu xây dựng và nội thất theo mô hình truyền thống,
nhỏ lẻ, ít đa dạng về sản phẩm sẽ khó đáp ứng được thói quen và nhu
cầu của ngưười tiêu dùng trong xã hội hiện nay.
 
Thứ hai, sư đổi mới, cải tiến về công nghệ thông tin trong những năm
gần đây đã diễn ra rất mạnh mẽ. Nhiều nền tảng, công nghệ mới đã
được phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp trong công việc: Nâng cao
chất lượng bán hàng và trải nghiệm của người tiêu dùng; song song đó
là cải thiện hiệu quả trong việc quản lý kho vận, chuỗi cung ứng;
 
Thứ ba, bối cảnh bùng phát của dịch bệnh COVID-19 kéo theo các hệ
quả như: Hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, cách ly,… đã trở thành một
trong yếu tố làm chuyển đổi các phương thức giao dịch truyền thống,
như: Mua hàng trực tuyến, bán hàng điện tử, thanh toán không dùng
tiền mặt,…
Trước những chuyển biến về tình hình kinh tế - xã hội nói chung và
tình hình thị trường nói riêng, HĐQT đã cân nhắc, xem xét về việc
nâng cấp phương thức, mô hình kinh doanh truyển thống lên một
phương thức mới, hiện đại và sáng tạo hơn.
• Các yếu tố bên trong :
Xét ở góc độ nội tại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã
có những chuyển biến tích cực và cải thiện, đảm bảo sự phù hợp và
khả thi cho việc thực hiện các mục tiêu - chiến lược đề ra, cụ thể:
 
- Tính đến cuối NĐTC 2020 – 2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập
đoàn đều tăng trưởng ổn đinh. Các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi
nhuận đều đạt kế hoạch đề ra và tăng trưởng ở mức cao so với cùng kỳ.
Dòng tiền duy trì ổn định. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD được khi nhận
liên tục, đều đặn;
- Dư nợ của Tập đoàn giảm mạnh và đạt mức thấp nhất so với các năm trước
đây. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được đưa về mức phù hợp;
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng. Tập
đoàn đã tận dụng có hiệu quả lợi thế mà Hiệp định tự do thương mại đã
mở ra. Sản lượng xuất khẩu tăng trưởng mạnh, góp phần vào kết quả kinh
doanh tích cực của Tập đoàn trong NĐTC 2020 – 2021;
- Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng khi kinh tế dần hồi phục sau dịch
COVID-19. Công tác quản trị, kiểm soát được cũng cố. Kỹ năng bán hàng
và chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên kinh doanh luôn được bồi
dưỡng và nâng cao.
 
2.2. Đánh giá rủi ro 
Từ việc nhận dạng các rủi ro vốn có của các doanh nghiệp ngành thép
nói chung và Tập đoàn Hoa Sen nói riêng như trên (1.2). Kết hợp với
bối cảnh cụ thể của riêng Tập đoàn Hoa Sen, chúng tôi đã chọn ra các
rủi ro có xác xuất xảy ra cao và ảnh hưởng lớn tới Tập đoàn trong
tương lai, như sau: 
o Rủi ro chiến lược và hoạt động đầu tư
Theo Báo cáo tài chính quý 2/2021, giá trị hàng tồn kho của doanh
nghiệp thép ghi nhận mức tăng trưởng đột biến giữa bối cảnh giá
nguyên vật liệu đầu vào tăng và giá thép thành phẩm trên thế giới
cũng tăng mạnh trong thời gian này. Điều này, đã mang đến lợi thế
cho doanh nghiệp khi mua nguyên vật liệu với giá rẻ và bán được sản
phẩm với giá thành cao, từ đó gia tăng biên lợi nhuận của sản phẩm
bán ra. Qua chiến lược mang tính đầu cơ và nắm bắt thị trường đúng
lúc đã mang về cho Tập đoàn Hoa Sen một kết quả kinh doanh bứt
phá, cụ thể:
- Bảng 2.2.1: So sánh kết qủa kinh doanh so với kế hoạch:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực Thực hiện so với kế hoạch
hiện
(A) (B) (C) (D) (E=(D/C)*100)
Sản lượng tiêu thụ Tấn 1.800.000 2.253.733 125%
Doanh thu thuần Tỷ đồng 33.000 48.727 148%
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đống 1.500 4.313 288%
                                                                  Nguồn: Báo cáo tài
chính nội bộ HSG.
Tại HSG, báo cáo tài chính quý 3 niên độ tài chính 2020-2021
cũng cho thấy tồn kho tại thời điểm cuối tháng 6/2021 của HSG lên
tới 11.712 tỷ đồng, cao gấp đôi so với thời điểm 1/10/2020. Điều này
khiến cho tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản tăng mạnh từ 31%
lên 46%. Trong số này, nguyên vật liệu tăng gần 400%, đạt 5.650 tỷ
đồng;thành phẩm tăng gấp đôi, lên mức 3.440 tỷ đồng. Điều này, cũng
xảy ra tại các công ty khác, như sau: Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát
(HPG) ghi nhận con số tồn kho tăng gấp rưỡi so với hồi đầu năm, ở
mức xấp xỉ 39.867 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho nguyên liệu, vật liệu
chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 18.765 tỷ đồng, tăng 58%; tồn kho thành
phẩm cũng tăng 49%, lên mức 8.182 tỷ đồng; Hàng tồn kho của Công
ty CP Thép Nam Kim (NKG) tại thời điểm cuối tháng 6/2021 cũng
gấp 2,5 lần so với đầu năm, ở mức 5.958 tỷ đồng. Tập trung chủ yếu ở
hàng thành phẩm (3.100 tỷ đồng, tăng 86%) và nguyên liệu, vật liệu
(1.886 tỷ đồng, gấp 7,4 lần hồi đầu năm).
Tuy nhiên, việc này cũng sẽ có tác động tiêu cực nếu giá thép trên thị
trường bị giảm mạnh, sẽ mang lại cho doanh nghiệp một kết quả rất
tồi tệ không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Vì vậy, đây là một chiến
lược hết sức rủi ro cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Chưa kể đến
các yếu tố môi trường bên ngoài: hạn chế xuất khẩu, chống bán phá
giá từ các thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, khiến vấn đề càng thêm
trầm trọng hơn.

                      Hình 2.2.1. Hàng tồn kho tại doanh nghiệp thép.        


(Nguồn: GG)
 
Phát triển đa dạng các sản phẩm cung cấp và cải tiến công
nghệ trong giai đoạn 2022-2026, việc làm này của HSG sẽ giúp danh
mục sản phẩm phục vụ của tập đoàn đa dạng hơn, khiến người tiêu
dùng cảm thấy thuận tiện và gần gũi hơn trước đây. Không những thế,
HSG còn đang tiếp tục mở rộng chuỗi hệ thống siêu thị cung cấp vật
liệu xây dựng và nội thất trên phạm vi toàn quốc, mang tên Hoa Sen
Home. Đồng thời, HSG cũng đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ, nền tảng số hiện đại vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, như: bán hàng qua ứng dụng trên các thiết bị thông minh,
nghiên cứu dữ liệu khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng thông minh.
Những việc làm này, giúp cho Tập đoàn trở nên lớn mạnh hơn, phủ
sóng rộng hơn, quản trị tốt hơn, khai thác khách hàng tốt hơn,…
Tuy nhiên, nó cũng đem đến những thách thức mới và doanh nghiệp
chưa từng đối mặt, đó là về việc lựa chọn các đơn vị cung cấp tốt nhất
cho từng loại sản phẩm doanh nghiệp cung cấp trong chuỗi siêu thị
Hoa Sen Home, được cung cấp từ bên thứ 3 không phải chính Tập
đoàn HSG cung cấp như các sản phẩm từ thép. Điều này, mang đến
một thách thức không hề nhỏ về mặt kiến thức về sản phẩm, khả năng
đàm phán với đối tác, quản trị chuỗi cung ứng – logictics để cung ứng
đầy đủ số lượng cho từng siêu thị tại đúng thời điểm,… 
Thêm vào đó, việc áp dụng công nghệ vào Tập đoàn cũng là một
khoản chi phí lớn phải bỏ ra, thử nghiệm vận hành, cho đến khi có thể
khai thác được là một thách thức lớn đối với cân đối tài chính của Tập
đoàn HSG. Ngoài ra, vẫn đề bảo mật thông tin cũng rất rủi ro, đặc
biệt trong quá trình ứng dụng công nghệ đi vào hoạt động.
o Rủi ro nguồn nhân lực
Bằng công tác tuyển dụng, đào tạo phù hợp, chính sách phát triển, giữ
chân nguồn nhân lực  và môi trường làm việc chuyên nghiệp luôn
hướng tới giá trị cốt lõi:
“Trung thực – Cộng đồng – Phát triển” và văn hoá “10 chữ T” đặc
trưng. Tập đoàn Hoa Sen đã và đang thu hút sự quan tâm và yêu thích
về môi trường làm việc nằm trong top đầu của Việt Nam. Không
chỉ thế, HSG vẫn luôn xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách
liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động rất cụ thể và chi
tiết để thực hiện theo. Cụ thể các mục về: Trách nhiệm với người lao
động; chính sách lương và các khoản hỗ trợ; chế độ bảo hiểm và chính
sách phúc lợi; an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại nơi làm việc.
Với sự chặt chẽ, chi tiết và luôn không ngừng cải thiện để mang đến
cuộc sống tốt hơn cho người lao động, thì vấn đề nhân sự của công ty
diễn ra khá trôi chảy.
Tuy nhiên, chúng ta cùng xem và phân tích qua các biểu đồ thể
hiện rõ nét về cơ cấu của doanh nghiệp HSG tính đến 30/9/2021. Từ
đó, có thể chỉ ra những rủi ro nào doanh nghiệp có thể gặp trong
tương lai.
 
 
 
 
 
Qua biểu đồ về cơ cấu trình độ và giới tính của cán bộ công nhân viên
tại HSG, ta có thể thấy khá hợp lý và phù hợp với ngành nghề kinh
doanh. Nhưng, khi xét tổng thể đến khía cạnh số lượng người lao động
tại công ty từ 9/2018 đến 9/2021 thì số lượng vẫn tăng từ 7062 lên
7584. Điều này, có vẻ không thích hợp khi xu hướng công ty hướng
tới là áp dụng công nghệ và máy móc hiện đại vào trong sản xuất để
tăng hiệu quả. Từ lý do đó, cũng tác động đến chi phí cấu thành sản
phẩm tăng lên,
khi nhân công là một chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất.
Vì vậy, doanh nghiệp nên xem xét đến chuyển dịch cơ cấu trình độ
lệch mạnh hơn sang nhóm được đào tạo (cao đảng, đại học), để quá
trình chuyển giao và vận hành máy móc trong sản xuất đạt hiệu quả và
mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.
 
 
 
 
 
Qua biểu đồ về cơ cấu nhân sự theo chức năng của cán bộ công nhân
viên tại HSG, ta có thể thấy được công ty đang tập trung vào mảng
kinh doanh nhiều hơn so với mảng sản xuất. Số lượng nhân sự kinh
doanh gần gấp đôi so với nhân sự trong lĩnh vực sản xuất, điều này là
để phục vụ cho những dự án mới như Hoa Sen Home,… của công ty.
Nhưng vấn đề về chênh lệch lớn này, cũng tác động không nhỏ đến
khả năng sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn về tôn
mạ, ống thép, ống nhựa của cả trong nước lẫn nước ngoài. Thậm chí,
có thể gây bất lợi cho kết quả kinh doanh khi không khai thác hết
những giai đoạn nhu cầu thị trường bùng nổ như sau đại dịch.
- Rủi ro truyền thông – marketing
      Đây được xem xem là rủi ro hết sức khó lường, tiềm ẩn, bất ngờ,
nguy hiểm và có tác động rất lớn đối với doanh nghiệp, thậm chí có
thể phát huỷ một công ty đang hoạt động bình thường trong một thời
gian rất ngắn. Chính vì thế, công ty cần chú trọng và phát triển nhiều
hơn các kênh và mạng lưới truyền thông trên các công cụ digital như:
youtube, facebooks, banner GDN, banner Ad network,… để nắm bắt
thông tin kịp thời về những vấn đề và biến cố, từ đó nhanh chóng đưa
ra giải pháp, khắc phụ kịp thời.
 
3. Đo lường rủi ro   
Việc càng hội nhập sâu vào nền kinh thế giới,đồng nghĩa với việc
môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam càng đa dạng
và chịu nhiều biến động, thách thức chung trên phạm vi toàn cầu. Với
sự biến động của dịch bệnh, chiến tranh,… tác động tới môi trường
kinh doanh cùng với những mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong quá trình
tăng trưởng, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến công
tác quản trị rủi ro. Mức độ chấp nhận rủi ro là mức rủi ro mà một
doanh nghiệp và các nhà quản trị sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục
tiêu trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
 
Ngành thép nói chung và HSG nói riêng cũng không nằm ngoài,
thập chí còn chịu tác động rất mạnh, là một doanh nghiệp lớn trong
ngành thép Việt Nam, Tập đoàn Hoa Sen đặc biệt phải quan tâm đến
vấn đề đo lường mức độ chấp nhận rủi ro và rủi ro thực tế từ bên trong
và bên ngoài, cũng chính là biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro
hiệu quả giúp cho Hoa Sen luôn giữ được đà tăng trưởng dẫn top đầu
ngành thép Việt Nam.
 
Theo như chiến lược của công ty giai đoạn 2022 – 2026, công ty
sẽ có đối mặt với hai rủi ro lớn, có tác động mạnh tới lợi nhuận của
công ty. Từ đó, gián tiếp tác động đến vốn hoá trên thị trường chứng
khoán, cũng như các cổ đông của HSG. Chính vậy, chúng ta sẽ đi
phân tích một số giả định dựa trên số liệu công ty, như sau:
Tình huống 1: Giả định về giá thép giảm mạnh và giá nguyên vật liệu
tăng trong thời gian tới
Tình huống cụ thể, giá thép thế giới sẽ giảm theo 2 kịch bản 10%
và 20% so với giá bán trung bìnhnăm 2021 của doanh nghiệp và giá
nguyên vật liệu tăng 10% và 20% so với 2021. Tương ứng, lợi nhuận
công ty sẽ giảm như thế nào? Liệu kế hoạch công ty đưa ra có được
hoàn thành?
- Bảng kế hoạch kinh doanh niên độ tài chính 2021-2022
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch kinh doanh NĐTC 2021-2022
tính
      Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

1 Sản lượng Tấn 2.000.000 2.000.00 2.000.000


0
2 Doanh thu Tỷ đồng 46.399 46.399 46.399
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.500 2.000 2.500
 
Định tính, sản lượng xuất khẩu thép được dự báo sẽ chững lại do
chuỗi cung ứng toàn cầu phục hồi, các quốc gia sẽ gia tăng chính sách
bảo hộ đối với mặt hàng thép nhập khẩu, giá thép sẽ được điều chỉnh
ổn định dần từ nửa cuối năm 2022, khi tình trạng đứt gãy chuỗi cung
ứng được giải quyết, tình trạng dư cung có thể xảy ra khi các nhà máy
thép gia tăng sản lượng sản xuất để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn
cung trước đó. Do đó, giá HRC dự báo sẽ giảm 11,5%, các công ty
thép có thể không được hưởng lợi đáng kể từ hàng tồn kho giá rẻ
trong năm 2022 như 2021, biên lợi nhuận có thể giảm từ mức cao đỉnh
điểm trong năm 2021 xuống thấp trong 2022. Bên cạnh đó, giá nguyên
liệu đầu vào đã và đang biến động rất khó lường theo hướng tiêu cực,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất của HSG mà còn
tất cả các doanh nghiệp cùng ngành thép. 
 
 
Định lượng
*Giá thép trung bình của doanh nghiệp HSG bán ra năm 2021= Doanh
thu thuần/Sản lượng tiêu thụ (số liệu từ bảng 2.2.1 bên trên)
- Ta có: Giá TB =
- Giá điều chỉnh giảm: 10% và 20%, tương ứng là 19.655.067 và 18.017.145
- Doanh thu đạt được khi mức giá giảm 10% và 20% tại mức kế hoạch năm
2021-2022 (sản lượng 2.000.000 tấn) là:
39.310 Tỷ đồng (giảm 18% so với kế hoạch)  và  36.034 Tỷ đồng
(giảm 28,8% so với kế hoạch)
* Giá nguyên vật liệu thường chiếm đến 75-80% giá cấu thành sản
phẩm trong ngành thép, đặc biệt là đối với tôn mạ (sản phẩm chủ lực
HSG). Khi giá nguyên vật liệu điều chỉnh tăng 10% và 20%, tương
đương tăng thêm 10%75%=7,5% và 20%75%=15%, tương ứng vào
giá cấu thành sản phẩm, giá nguyên vật liệu bây giờ chiếm82,5%-
87,5% và 90%-95% tổng giá thành sản phẩm.
Từ 2 yếu tố trên, chúng ta thấy tác động rất tiêu cực tới chiến lược
hàng tồn kho của công ty và lợi nhuận kỳ vọng đề ra.
 
Tình huống 2: Giả định công ty đầu tư 500 tỷ vào dự án Hoa Sen
Home và nâng cấp công nghệ
Tình huống tích cực, nếu doanh nghiệp đầu tư 500 tỷ đồng vào dự án
Hoa Sen Home và nâng cấp và ứng dụng khoa học công nghệ cho tập
đoàn HSG. Tương ứng, tập đoàn sẽ mất bao lâu để hoàn lại vốn? Giả
sử, nếu năm thứ nhất không thu được lợi nhuận, năm thứ hai bắt đầu
thu được lợi nhuận 50 tỷ đồng, năm thứ ba là 110 tỷ đồng, năm thứ tư
là 200 tỷ đồng và các năm còn lại là 210 tỷ đồng.(tính trong giai đoạn
2021-2026 vì sau đó, có thể công nghệ đã thay đổi và cần bỏ thêm vốn
đầu tư mới)
Năm 1 2 3 4 5 6
Lợi nhuận 0 5 110 20 210 210
0 0
 
Theo công thức, ta tính được: Mất đến 4,4 năm để hoàn vốn 500 tỷ
ban đầu bỏ ra đầu tư và tổng cả trong giai đoạn 2021-2026  thu về 179
tỷ đồng lợi nhuận 35,8% sau 6 năm (679 tỷ tạo ra 500 tỷ vốn).Với lợi
nhuận 35,8% trong 6 năm từ chiến lược của các nhà quản trị HSG,
tương đương tạo ra lợi nhuận hàng năm tính theo lãi kép chỉ là 5,2%/
năm. Điều này, khiến các cổ đông của công ty chịu tổn thất nặng nề về
hiệu quả sử dụng vốn của các nhà quản trị HSG, mà đây lại là kịch
bản khá tích cực. Trong khi, mức lợi nhuận kỳ vọng đối với cổ phiếu
HSG phải là:  
Giả sử nhà đầu tư kỳ vọng danh mục họ sở  hữu tăng 15%/năm và
lợi nhuận phi rủi ro hiện tại theo ngân hàng là 6,5%/năm), áp dụng
vào công thức ta có:
                Ks = E(ri) = rrf + βi(E[rM] – rrf)   (với BETA hiện tại HSG
là 1,43)
= 6,5% + 1,43(15%6,5%) = 18,66%/năm 
Ta thấy, có một sự chênh lệch rất lớn giữa hiệu suất sử dụng vốn và
hiệu suất nhà đầu tư muốn có được khi đầu tư vào HSG. Vì thế, nhà
đầu tư trong tương lai có khả năng sẽ ít chú ý tới cổ phiếu công ty.
 
Tình huống 3: Giả định chi phí nhân sự tăng lên do áp lực lạm phát
Định tính: Với phương châm luôn quan tâm đến người lao động của
tập đoàn, thì việc tăng lương để người lao động đảm bảo được chất
lượng sống như trước đây, trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu khiến
giá cả leo thang, làm cuộc sống họ ngày càng khó khăn hơn. Để làm
được việc này, đồng nghĩa với việc phải tăng lương cho nhân viên
công ty, kéo theo chi phí sản xuất cũng từ đó tăng cao hơn trước đây.
Từ đó, lợi nhuận giảm sút đối với công ty trong thời gian tiếp theo.
Khả năng xảy ra các rủi ro
 
4. Ra quyết định về rủi ro 
Ngành thép năm 2022 tiềm ẩn nhiều bất ổn, Hoa Sen (HSG) lên
kế hoạch thận trọng. Trong văn kiện Đại hội đồng cổ đông thường
niên 2021 – 2022 công bố mới đây, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Hoa
Sen (mã chứng khoán HSG – sàn HOSE) nhận định, thị trường ngành
thép năm 2022 sẽ vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường. 
Kế hoạch đi lùi  để giữ sự tăng trưởng ổn định trong thời điểm khó
khăn 
Năm 2021, mặc dù phải trải qua những giai đoạn bất ổn của tình
hình kinh tế - xã hội nói chung và thị trường ngành nói riêng,
nhưng HSG đã ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong niên độ tài
chính 2020 – 2021(1/10/2020 – 30/9/2021) khi các chỉ tiêu sản lượng
tiêu thụ và doanh thu đều tăng trưởng ở mức cao so với cùng kỳ. Sản
lượng tiêu thụ trong niên độ tài chính 2020 - 2021 đạt 2,25 triệu tấn,
vượt 125% kế hoạch, tăng trưởng 39% so với kỳ trước. Doanh thu
thuần đạt 48.727 tỷ đồng, hoàn thành 148% so với kế hoạch. Lợi
nhuận sau thuế đạt 4,313 tỷ đồng, vượt 288% so với kế hoạch và tăng
trưởng 274%.
Ban lãnh đạo HSG cho biết, việc phát huy tối đa lợi thế về
logistics của hệ thống nhà máy, lợi thế cạnh tranh của hệ thống chi
nhánh - cửa hàng phân phối trải dài trên toàn quốc và đẩy mạnh sản
lượng xuất khẩu ở tất cả các thị trường đã đóng góp lớn vào kết quả
kinh doanh của công ty trong kỳ.Bước sang năm 2022, Hội đồng quản
trị HSG nhận định thị trường ngành thép vẫn sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn,
khó lường. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh và chiến
tranh Nga-Ukraine có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của
các doanh nghiệp. 
Căn cứ vào những dự báo trên, ban lãnh đạo HSG đặt kế hoạch
kinh doanh hợp nhất cho niên độ tài chính 2021 - 2022 trên cơ sở đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và bền vững. Cụ thể, mục
tiêu sản lượng tiêu thụ đạt 2 triệu tấn, doanh thu đạt 46.399 tỷ đồng và
lợi nhuận sau thuế từ 1.500 > 2.500 tỷ đồng phụ thuộc vào diễn biến
giá nguyên liệu đầu vào.
Muốn  IPO 2 công ty thành viên  để gia tăng nguồn vốn
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay, HSG cũng trình
cổ đông thông qua chủ trương tái cấu trúc mô hình hoạt động. Cụ thể,
cơ cấu chuyển đổi một công ty TNHH MTV thuộc HSG thành CTCP
Nhựa Hoa Sen để tiếp nhận toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của mảng nhựa và thành lập mới một công ty là CTCP Phân phối vật
liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen (gọi tắt là Hoa Sen Home) để tiếp
nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của mảng phân phối, bán lẻ.
Dự kiến khi hai công ty trên đủ điều kiện theo quy định pháp luật,
hội đồng quản trị sẽ tiếp tục trình đại hội đồng cổ đông vào các kỳ tiếp
theo thông qua việc IPO và niêm yết 2 công ty này trên thị trường
chứng khoán để trở thành công ty cổ phần đại chúng niêm yết vào thời
điểm phù hợp.
 
5. Tổng hợp các ưu và khuyết điểm của từng doanh nghiệp
Tên công ty trong ngành Ưu điểm Nhược điểm
thép

Công ty cổ phần Tập + Có nguồn vốn lớn  + Lượng hàng tồn kho lớn, tăng rủi ro cho doanh
đoàn Hoa Sen + Có chiến lược phát triển bền vững nghiệp
+ Có thương hiệu trong và ngoài nước + Tỷ lệ tiêu thụ nước ngoài cao hơn nội địa và mua
+ Liên tục mở rộng thị trường tiêu thụ nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái
+ Mở rộng sang lĩnh vực phân phối đầy tiềm + Chịu tác động lớn từ yếu tố môi trường bên ngoài
năng
+ Có các nhà máy gần cảng biển lớn, thuận
tiện lưu thông
+ Thông tin cung cấp rõ ràng,minh bạch
     
     
Công ty cổ phần Tập + Có nguồn vốn lớn + Thị phần xuất khẩu còn thấp
đoàn Hoà phát + Có tầm nhìn dài hạn về làm chủ nguồn + Vẫn chịu tác động từ tỷ giá hối đoái
nguyên liệu đầu vào + Khả năng tạo ra lợi nhuận chưa cao
+ Chiếm thị phần lớn trong nước + Chịu tác động lớn từ yếu tố môi trường bên ngoài
+ Sản phẩm sản xuất đa dạng
+ Có thương hiệu trong nước, tạo lợi thế
cạnh tranh lớn
+ Công nghệ sản xuất hiện đại
+ Thông tin cung cấp rõ ràng, minh bạch
Công ty cổ phần Thép + Có nguồn vốn khá lớn + Chưa có nhiều uy tín thương hiệu
Nam Kim + Có sự linh hoạt trong chiến lược ứng phó + Thị phần chưa cao 
với môi trường + Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
+ Lãnh đạo linh hoạt, nắm bắt thời cơ tốt + Chịu chi phí cao từ xuất khẩu 
Công ty cổ phần Tôn + Có nguồn vốn khá lớn + Chịu tác động lớn từ yếu tố môi trường bên ngoài
Đông Á + Có uy tín thương hiệu trong lòng khách + Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
hàng
+ Đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệp
Công ty cổ + Có tập đoàn lớn hậu thuẫn  + Có nguồn vốn còn nhỏ
phần Maruichi Sun + Sử dụng công nghệ kỹ thuật cao trong sản + Chưa có thị phần lớn tại Việt Nam 
Steel xuất + Chủng loại sản phẩm cung cấp ít
+ Có chứng nhận và kiểm định chất lượng  + Giá cả cao so với thị trường chung
+ Đội ngũ quản lý tài giỏi
+ Ít ảnh hưởng bởi tác động môi trường
bên ngoài
+ Nguồn nguyên liệu nhiều và chất lượng cao
được nhập từ công ty mẹ bên Nhật Bản
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
6. So sánh và đánh giá ưu và khuyết điểm của từng doanh nghiệp
 
Tên công ty   Đánh giá và so sánh
trong ngành thép Giống nhau
    So sánh Ưu Nhược 

Công ty cổ phần + Đều là Trong ngắn hạn thì doanh + Có tiền năng phát triển nhờ + Với lượng hàng tồn kho
Tập đoàn Hoa những công nghiệp gặp khá nhiều rủi ro từ nguồn vốn và thương hiệu, lớn và giá thép lên xuống
Sen ty sản xuất môi trường hơn các doanh cùng với lợi thế về vị trí nhà thất thường, cùng với giá
thép và sản nghiệp khác, nhưng về lâu dài máy, cửa hàng phân phối rộng nguyên liệu và tỷ giá bất
phẩm từ thép vẫn phát triển bền vững khắp, kết hợp ban lãnh đạo lợi, có thể khiến lợi nhuận
hàng đầu tại tốt,hứa hẹn sẽ có sự tăng trưởng doanh nghiệp giảm mạnh
thị trường mạnh trong tương lai trong ngăn hạn
Việt Nam. 
 
+ Chất lượng
sản phẩm tốt
 
+ Đội ngũ
lãnh đạo tài
giỏi
 
+ Bị ảnh
hưởng bởi
môi trường
bên ngoài
 

Công ty cổ phần   Doanh nghiệp vẫn duy trì tăng + Công ty có tầm nhìn tốt về sản + Dù là công ty sản xuất
Tập đoàn Hoà trưởng tốt và chiếm phần lớn xuất và tăng trưởng ngành thép thép lớn nhất cả nước
phát thị phần nội địa so với các DN của Việt Nam, khi đầu tư vào nhưng công ty vẫn chưa
còn lại, sẻ bùng nổ mạnh khi sản xuất nguồn nguyên liệu làm tập trung vào thị trường
hoàn thành và tự cung ứng chủ chuỗi cung ứng. Với thị xuất khẩu, kèm theo sự tối
nguyên vật liệu sản xuất. phần số 1 về một số sản phẩm ưu chưa tốt chi phí nên lợi
Nhưng doanh nghiệp cần gia thì công ty sẽ thu về thành công nhuận doanh nghiệp thu
tăng thị phần xuất khẩu để tối lớn trong 3-4 năm tới.  được còn thấp
ưu lợi nhuận  
Công ty cổ   + Tăng trưởng mạnh về quy + Có nguồn vốn khá tốt và tận + Với thị phần xuất khẩu
phần Thép mô sản xuất trong giai đoạn đại dụng triệt để cơ hội từ bối cảnh chỉ đứng sau HSG nên chi
Nam Kim dịch, nắm bắt tốt tình hình, tăng giá và nhu cầu sau đại dịch phí cho vận tải và logictics
tăng trưởng đột biến trong cũng tăng cao, khiến chi
ngắn hạn, dài hạn sẽ chững lại phí tăng, cộng thêm vật
đáng kể. Do không có những liệu tăng đè nặng lên chi
hướng đi mới duy trì doanh phí sản xuất và thị phần
thu  trong nước vẫn chưa cao
khó duy trì doanh số
Công ty cổ phần   + Vẫn phải chịu tác động mạnh + Có uy tín thương hiện trong + Chịu tác động từ môi
Tôn Đông Á từ môi trường, thị phần giữ ổn nước, môi trường tiêu thụ khá trường chung từ tăng giá
định. Khả năm tăng trưởng lớn nên vẫn duy trì tốt hoạt nguyên vật liệu
đều  động kinh doanh ổn định
Công ty cổ   Công ty có tiềm năng phát + Có sự hỗ trợ về mọi mặt từ + Hiện vẫn chưa tiếp cận
phần Maruichi triển mạnh so với DN cùng phía công ty mẹ tại Nhật Bản và được nhiều khách hàng tại
Sun Steel ngành, vì có chất lượng đầu chiếm ưu thế về chất lượng sản Việt Nam do giá thành
vào và đầu ra tốt cùng sự hỗ phẩm, khiến doanh nghiệp lấy cao, sản phẩm chưa đa
trợ tốt, sẽ mang triển vọng tăng lòng người tiêu dùng Việt tốt dạng
trưởng mạnhvà ít rủi ro hơn hơn. Cùng ưu thế quy mô nhỏ, ít
các doanh nghiệp tại Việt Nam tác động từ môi trường
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
V. Kết luận
 
1.1. Kết luận và bài học rút ra.
1.1.1. Kết luận
 
Trong quá trình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp
không thế tránh khỏi những rủi ro, và Tập đoàn Hoa Sen nói riêng
cũng như doanh nghiệp ngành thép nói chung cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Chính vậy, nhà quản trị cần cần có tầm nhìn và nhạy bén
để nhận ra rủi ro, đánh giá, đo lường kỹ lưỡng và đưa ra quyết định
đúng đắn và hợp lý. Từ đó, đưa doanh nghiệp thoát khỏi rủi ro và tận
dụng tốt các cơ hội từ rủi ro, từng bước đưa doanh nghiệp tiến lên
phía trước và phát triển vững mạnh trong tương lai.
 
 
1.1.2. Bài học rút ra
 
1. Đối với hoạt động quản trị - điều trình:
- Tiếp tục phối hợp với Ban Tái cấu trúc và các Đơn vị trực thuộc HĐQT tổ
chức triển khải rà soát, sắp xếp bộ máy hoạt động; tinh giảm chức danh;
điều chỉnh tinh giảm các quy trình, quy định nghiệp vụ; tái cấu trúc HTPP
theo chủ trương đã được ĐHĐCĐ và HĐQT thông qua trên tinh thần đảm
bảo tận dụng hiệu quả các nguồn lực, tinh gọn hệ thống, tiết giảm chi phí
hoạt động một cách hợp lý.
 
- Vận hành hiệu quả hệ thống ERP toàn Tập đôàn, đặc biệt tập trung hoàn
thành và đưa vào khai thác hệ thống ERP áp dụng đối với mô hình Chi
nhánh Tỉnh sau tái trúc HTPP nhằm tăng cường năng lực quản trị, kiểm
soát, góp phần vào việc cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh.
2. Đối với hoạt động kinh doanh:
Tiếp tục củng cố, phát huy hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn thông
qua các giải pháp sau:
o Nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa thông qua việc phát
triển hệ thống bán lẻ một cách hợp lý, song song với việc triển khai nhanh
phương án tái cấu trúc HTPP theo chủ trương đã được HĐQT và ĐHĐCĐ
đề ra.
o Đối với hoạt động xuất khẩu, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các thị trường
mới giàu tiềm năng và phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu,
đồng thời có các biện pháp hợp lý nhằm ứng phó với các động thái phòng
vệ thương mại từ một số thị trường khó tính nhằm cải thiện biên lợi nhuận
xuất khẩu, góp phần ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
o Đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng sản lương tiêu thụ đối với các dòng sản
phẩm mới của Tập đoàn như Ống nhựa, Ống thép mã kẽm nhúng nóng.
o Xây dựng và áp dụng các chính sách bán hàng, khuyến mãi, chiết khấu,
hậu mãi một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, đồng thời triển khai các
phương thức bán hàng mới như bán hàng trực tuyến, bán hàng trả góp
nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
o Theo dõi sát sao và quyết liệt áp dụng các giải pháp tiết giảm chi phí phục
vụ hoạt động kinh doanh, kéo giảm hàng hóa thành phẩm tồn kho một
cách hợp lý nhằm tăng biên lợi nhuận, kéo giảm dư nợ ngắn hạn, giảm chi
phí tài chính, tăng cường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Tập
đoàn.
o Kinh doanh có hiệu quả đối với các sản phẩm thương mại tại Hệ thống
Cửa hàng truyền thống và Hoa Sen Home của Tập đoàn.
3. Đối với hoạt động sản xuất – cung ứng:
o Tối ưu hóa năng lực sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm; bố trí hợp
lý, hiệu quả và chuyên nghiệp đối với hoạt động cung ứng, thông qua các
giải pháp sau:
o Tăng cường tính tối ưu trong việc sắp xếp, bố trí hoạt động sản xuất, song
song với việc thiết lập và đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các định mức
trong hoạt động sản xuất như: Tiêu hao nguyên vật liệu; tiêu hao năng
lượng; sử dụng công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế…, nhằm đảm bảo tiết
giảm các chi phí trong hoạt động sản xuất, góp phần giảm giá thành sản
phẩm.
o Tăng cường áp dụng các biện pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao
tay nghề của đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành nhằm tăng cường hiệu
quả hoạt động các dây chuyền và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ
hành chính phẩm, đảm bảo sản xuất ổn định, an toàn.
o Tiếp tục thực hiện kiểm soát chi phí, theo dõi chặt chẽ biến động về giá
nguyên liệu trên thị trường, tính toán nhu cầu và thời điểm mua nguyên vật
liệu thích hợp để chọn được giá mua hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh vừa đảm bảo sự tối ưu trong giá vốn nguyên vật liệu của Tập
đoàn.
o Tối ưu hóa thời gian và chi phí vận tải – cung ứng hàng hóa như: Nghiên
cứu, tính toán phương thức, lộ trình vận tải tối ưu với từng đơn hàng; Thực
hiện đấu thầu, chào giá cạnh tranh để lựa chọn đơn vị vận tải đảm bảo chất
lượng dịch vụ và giá cả phù hợp; Xây dựng, ban hành các quy tắc, hướng
dẫn trong vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nhằm hạn chế
rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
4. Đối với hoạt động đầu tư, chiến lược:
o Khai thác ổn định, nhằm gia tăng năng lực sản xuất, củng cố lợi thế cạnh
tranh về chi phí, tăng cường hiệu quả của dòng tiền.
o Nghiên cứu các phương án đầu tư mới để mở rộng quy mô và lĩnh vực
hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
5. Đối với hoạt đông phát triển nguồn nhân lực:
o Phát triển chất lượng nguồn nhân lực hiện có, trong đó chú trọng đến đội
ngũ cán bộ kế thừa và quản trị viên dự nguồn; tăng cường đào tạo, nâng
cao, củng cố trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên.
o Từng bước nâng cao các tiêu chuẩn, chuẩn mực trong tuyển dụng tăng
cường công tác đào tạo ban đầu nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự kế thừa
chất lượng;
o Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả công việc thông qua hệ thống KPI.
o Đảm bảo các chính sách về lương thưởng, phúc lợi đối với cán bộ, nhân
viên của Tập đoàn.
6. Đối với hoat động truyền thông – marketing:
o Triển khai công tác xây dựng thương hiệu một cách hợp lý thông qua các
chương trình marketing đa dạng, sáng tạo hiệu quả.
o Tiếp tục thực hiện các sự kiện truyền thông, các hoạt động từ thiện, tài trợ
giàu tính nhân văn, tính cộng đồng nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và góp phần xây dựng thương hiệu Hoa Sen mạnh và thân
thiện.
o Xây dựng chiến dịch truyền thông thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập
đoàn Hoa Sen luôn đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng qua việc cung cấp
các sản phẩm đúng giá, đúng tiêu chuẩn, đúng chất lượng.
o Hoàn thiện thực hiện hiệu quả hoạt động tư vấn thông qua tổng đài tư vấn
miễn phí 18001515 nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng cách phân biệt sản
phẩm thật - giả, đồng thời tư vấn thêm thông tin và hướng dẫn cho khách
hàng chọn lựa đúng sản phẩm Tôn Hoa Sen chính hiệu.
 
 
1.2. Tài liệu tham khảo
 
1. Anon, Dịch Covid-19: Tìm hướng gỡ khó cho ngành
Thép. ncov.vnanet.vn. Available at: https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/di-ch-
covid-19-ti-m-huo-ng-go-kho-cho-nga-nh-the-p [Accessed May 3, 2022]. 
 
2. Bsc.com.vn & Khánh Vân, Ngành Thép: Cơ hộivà Rủi ro trước biến động
Thế Giới. Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Available at: https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/899416-
nganh-thep-co-hoi-va-rui-ro-truoc-bien-dong-the-gioi [Accessed May 3,
2022]. 
 
3. Diệp Anh, 2021. Dịch Covid-19: Doanh Nghiệp Sản xuất Tôn Thép có còn
Sức Nóng?: Doanh Nghiệp: Vietnam+ (vietnamplus). VietnamPlus.
Available at: https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-doanh-nghiep-
san-xuat-ton-thep-co-con-suc-nong [Accessed May 3, 2022].

You might also like