You are on page 1of 11

LỜI MỞ ĐẦU

Hòa cùng với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nền kinh tế
Việt Nam trong những năm qua có những chuyển biến mạnh mẽ, chúng ta đã từng bước
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế một cách sâu rộng. Trên
trường quốc tế, Việt Nam cũng được đánh giá là nước giàu tiềm lực phát triển, là nơi thu
hút vốn đầu tư từ khắp các châu lục.
Để có thể làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng hoàn thiện bộ máy
của doanh nghiệp từ lĩnh vực, phương thức kinh doanh, nhân sự, tổ chức bộ máy công ty.
Một trong những công việc quyết định đến thành công của doanh nghiệp đó là tổ chức
công tác kế toán.
Hạch toán kế toán phản ánh và cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác về quản trị sản
xuất, tiêu thụ, tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất. Từ
đó, giúp các nhà quản lý nắm bắt tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đưa ra các quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả
cao hơn.
Kế toán bán hàng ra đời có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế xã hội và đặc biệt quan
trọng đối với doanh nghiệp. Kế Toán là một công việc yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ. Nhân
viên kế toán thường bị đánh giá là khô khan và cứng ngắc do họ chỉ được làm việc dựa
trên một số tiêu chuẩn nhất định. Đặc biệt khi đến những mùa phải làm báo cáo hay
quyết toán thuế, kế toán thường sẽ rất căng thẳng và phải tăng ca liên tục. Nhưng ít ai
biết rằng đằng sau một công việc tưởng chừng rất khô khan và đầy căng thẳng đó thì
nghề kế toán có cả một lịch sử hình thành và phát triển rực rỡ, gắn liền với lịch sử của
nền văn minh nhân loại, đó là một trong những nghề có đóng góp quan trọng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của loài người.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cộng với sự tìm hiểu công tác kế
toán trong thời gian thực tập cuối khóa, em đã chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và công
nợ phải thu tại Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An” Cho
chuyên đề thực tập của mình.
Nội dung của báo cáo gồm 2 phần:
Phần 1: Giới thiệu về Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và công nợ phải thu tại Công ty TNHH
vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An.

1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI QUỐC BẢO NGHỆ AN
1.1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH vận tải và thương mại
Quốc Bảo Nghệ An
Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An là là doanh nghiệp tư nhân
được thành lập và đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 2900330371 do Sở kế
hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 25 tháng 11 năm 2002, đăng kí thay đổi lần 7 ngày
28/03/2016 do phòng đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.
Tên tiếng việt: Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An
Địa chỉ trụ sở chính: 161/3 đường Trường Chinh, Phường Lê Lợi, Thành phố Vinh, Tỉnh
Nghệ An.
Mã số thuế: 2900527177
Người đại diện theo pháp luật: Hồ Văn Thuyết

1.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh


1.1.2.1. Chức năng.
Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An là đơn vị kinh doanh trong
ngành thương mại và có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty tiến hành các hoạt động kinh
doanh của mình trên phạm vi giới hạn ngành nghề kinh doanh và năng lực của mình.
1.1.2.2.Ngành nghề kinh doanh.
Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An với sự đa dạng nhiều ngành
nghề kinh doanh như:
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (vận tải hàng hóa bằng xe tait liên tỉnh, nội tỉnh)
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và các xe có động cơ khác (mua, bán máy
móc thiết bị và phụ tùng thay thế\
- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Xây dựng công trình đường sắt , đường bộ và công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Cho thuê xe có động cơ (cho thuê xe vận tải
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
1.1.3.1. Quy trình kinh doanh của doanh nghiệp

2
Trong doanh nghiệp thương mại thì việc tổ chức quản lí kinh doanh là vô cùng quan
trọng, nó mang tính chất quyết định rất lớn tới năng suất và doanh thu. Tuy nhiên việc
này lại còn phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.
Hiện nay, quy trình hoạt động của doanh nghiệp như sau:
+) Quy trình nhập hàng hóa.
Tại doanh nghiệp, phòng kinh doanh phụ trách việc lập kế hoạch mua hàng với nhà cung
cấp, hàng hóa sẽ được Nhà cung cấp chuyển trực tiếp vào kho của Doanh nghiệp. Công
tác tiếp nhận hàng hóa được giao cho thủ kho đảm nhiệm: kiểm tra chất lượng hàng hóa;
số lượng hàng hóa nhập. Phòng kinh doanh tiếp nhận chứng từ hàng hóa nhập và kiểm
tra đối chiếu lượng hàng hóa nhập kho với kho doanh nghiệp và phát hành phiếu nhập
kho hàng hóa. Sau đó lập chứng từ và chuyển chứng từ cho phòng kế toán, phòng kế
toán tiến hành hạch toán và lưu trữ.
Quy trình nhập hàng của Doanh nghiệp được minh họa qua sơ đồ sau:

Lập kế Lập Luân


Phòng Nhà Kho Phòng
hoạch chứng chuyển Phòng
kinh cung Công kinh
mua từ mua chứng kế toán
doanh cấp ty doanh
hàng hàng từ

(nguồn phòng kinh doanh)


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình nhập hàng hóa của doanh nghiệp

+) Quy trình xuất hàng hóa.


Với đặc điểm của một doanh nghiệp thương mại, công việc kinh doanh là mua vào, bán
ra nên công tác tổ chức kinh doanh là tổ chức quy trình luân chuyển hàng hoá chứ không
phải là quy trình công nghệ sản xuất. Doanh nghiệp áp dụng đồng thời cả hai phương
thức kinh doanh mua bán qua kho và mua bán không qua kho. Quy trình luân chuyển
hàng hoá của doanh nghiệp được thực hiện qua sơ đồ sau:

Mua vào Dự trữ Bán ra

(Bán qua kho)


(Bán giao hàng thẳng không qua kho)

(nguồn phòng kinh doanh)


Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình xuất hàng hóa

3
1.1.4. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập
1.1.4.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng 1.1 Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2022 -
2023

Chỉ tiêu Năm2022 Năm2023 So sánh

Số tiền (đồng) Tỉ Số tiền (đồng) Tỉ trọng Số tiền (đồng) Tỉ trọng


trọng
A. tài sản ngắn 96 190 876 756 93.5% 123 733 107 968 95.1% 27 542 231 212 12.86%
hạn
B. Tài sản dài 6 680 602 189 6.5% 6 330 351 574 4.9% (350 250 615) 9.47%
hạn
Tổng tài sản 102 871 478 945 100% 130 063 459 542 100% 27 191 980 597 22.33%
A. Nợ phải trả 63 661 321 964 61.88% 89 193 979 484 68.58% 25 532 657 520 14.01%
B. Vốn CSH 39 210 156 981 38.12% 40 869 480 058 31.42% 1 659 323 077 10.42%
Tổng nguồn 102 871 478 945 100% 130 063 459 542 100% 27 191 980 597 22.33%
vốn

Các chỉ tiêu:


Nhận xét:
♦ Về tài sản:
Tài sản là yếu tố đầu vào quan trọng, tham gia vào quá trình hoạt động SXKD của doanh
nghiệp. Quy mô của tài sản thể hiện khả năng, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp.
Nhìn vào biểu trên ta có thể thấy: So với năm2022, tổng tài sản năm2023 tăng 27
191 980 597 triệu đồng, tương ứng tăng 22.33%. Điều này cho thấy quy mô vốn hoạt
động của công ty được mở rộng và khả năng huy động vốn của công ty khá tốt.
Xem xét cụ thể số liệu qua 2 năm ta thấy ta thấy rằng cơ cấu tài sản của công ty
qua các năm có đặc điểm cơ bản của một DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ. TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng TS.
Chỉ tiêu TSNH của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với TSDH trong tổng giá trị
tài sản, chiếm từ 93 - 95%. TSNH của công ty vào năm2022 là 96.190.876.756 đồng,
chiếm 93.50% trong tổng giá trị tài sản, sang năm2023, tỷ trọng này là 95,10%, tăng.

4
Việc tăng về quy mô của tài sản chủ yếu là tăng về tài sản ngắn hạn với mức tăng
27.542.231.212 đồng, tỷ lệ tương ứng là 12.86%.
Xét về tài sản dài hạn, giá trị TSDH biến động theo xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể
giá trị giảm lên 350.250.615 đồng tương ứng 9.47 %, tỷ trọng giảm từ 6.50% xuống
4.90%.
♦ Về nguồn vốn:
So với năm2022, tổng nguồn vốn năm2023 đã tăng thêm 27.191.980.597 đồng, với tỷ lệ
tăng tương ứng là 22.33%. Với sự tăng lên của NV sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
việc kinh doanh, công ty có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
Qua 2 năm, ta thấy rằng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, ở mức từ
61.88%- 68.58% Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 25.532.657.520 đồng
với tỷ lệ tăng tương ứng là 12.01%. Đây là một dấu hiệu không tốt cho công ty bởi số nợ
tăng lên.
Xét về vốn chủ sở hữu, NVCSH thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.
năm2023 đã tăng lên so với năm2022 là 1.659.323.077 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là
10.32%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn chủ sở
hữu không những được bảo toàn mà còn tăng lên, khả năng tự chủ tài chính của công ty
ngày càng cao.

5
1.1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Bảng 1.2: BẢNG SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2022 -2023

Chỉ tiêu Công thức tính Năm2022 Năm2023 So sánh


Tỷ suất tài trợ Vốn CSH 39.210.156.981 40.869.480.058 (6.69%)
Tổng NV 102.871.478.945 130.063.459.54
= 38.11% 2
= 31.42%
Tỷ suất đầu tư TSDH 6.680.602.189 6.330.351.574 (1.83%)
Tổng TS 102.871.478.945 130.063.459.54
= 6.49% 2
= 4.86%
Khả năng thanh Tổng TS 102.871.478.945 130.063.459.54 (0.16) lần
toán hiện hàng Tổng NPT 63.661.321964 2
= 1.62 89.193.979.484
= 1.46
Khả năng thanh Tiền và các 1.013.506.559 758.616.710 (0.01) lần
toán nhanh khoản tương 44.263.675.861 74.630.250.148
đương tiền =0.02 =0.01
NNH
Khả năng thanh TSNN 96.190.876.765 123.733.107.96 (0.51) lần
toán ngắn hạn NNH 44.263.675.861 8
=2.17 74. 630.250.148
=1.66

Nhận xét:
+ Tỷ suất tài trợ: chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặ t tài chính và
tự chủ trong SXKD. Qua bảng ta thấy tỷ suât tự tài trợ của Công ty giảm 6.69%. Tuy có
sự giảm suat nhưng nhìn chung tỷ suất tài trợ của công ty tương đối cao. Điều này cho
thấy khả năng độc lập cao về tài chính của doanh nghiệp hay nói cách khác sự ràng buộc
về tài chính và sức ép nợ vay đối với Công ty là thấp.
+ Tỷ suất đầu tư: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư vào TSDH của công ty.
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất đầu tư của công ty giảm 1.83%. Với số liệu như trewen
cho thấy công ty đã thiếu chú trọng đầu tư vào TSDH hay nói cách khác công ty đã thiếu
quan tâm đầu tư vào phát triển.
+ Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hàng: qua số liệu ta thấy tỷ suất khả năng
thanh toán hiện hành của công ty giảm 0.16%. Như vậy, tuy khả năng thanh toán của

6
công ty có chiều hướng đi xuống nhưng cả hai năm tỷ suất này đều lớn hơn 1 chứng tỏ
công ty có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
+ Khả năng TT nhanh
Khả năng thanh toán nhanh của DN quá nhỏ 0,02 và 0,01 qua 2 năm, gần như là không
có, là do Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản,
tức là mức độ an toàn trong kinh doanh thấp, rủi ro mất khả năng thanh toán nhanh là
cao. Chỉ số này năm2023 còn giảm đi 0.01 lần công ty cần nghiên cứu và điều chỉnh lại.
+ Tỷ suất khả năng thanh toán ngắn hạn: qua số liệu cho thấy tỷ suất khả năng
thanh toán ngắn hạn của công ty giảm 0.51%. Điều này là do tốc độ tăng của tài sản
chậm hơn tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn. Qua số liệu ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của công ty giảm, công ty cần phải có biện pháp khắc phục, tạo ra tình hình khả
quan hơn.

1.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.


Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An là một doanh nghiệp có quy
mô vừa, không quá lớn, do đó bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp tương đối đơn giản,
không phức tạp. Điều này giúp cho việc quản lý doanh nghiệp tương đối dễ dàng, các bộ
phận hỗ trợ cho nhau trong việc tổ chức và tự quản lý lẫn nhau.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc doanh nghiệp

Phòng kinh Phòng kế toán Phòng tổ chức


doanh hành chính

(Nguồn phòng tổ chức hành chính)

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận


Giám đốc: vừa là người đại diện cho nhân viên, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động
của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước.

7
+ Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về mọi hoạt động
của doanh nghiệp trong quan hệ đối nội và đối ngoại, hoạt động của doanh nghiệp.
+ Giám đốc cũng là người điều hành trực tiếp tới các phòng ban trong doanh nghiệp,
đồng thời bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý, quy định lương phụ cấp đối với
người lao động trong doanh nghiệp.
- Phòng Kế toán:
+ Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trên sổ sách kế toán đúng
chế độ kế toán thống kê theo quy định của nhà nước.
+ Phân tích các hoạt động tài chính, tham mưu các biện pháp cho giám đốc về sử dụng
vốn có hiệu quả, tiết kiệm.
+ Lập báo cáo tài chính đúng kỳ hạn.
- Phòng tổ chức hành chính: Tiếp nhận tất cả các công văn để chuyển đến cho các bộ
phận chức năng có liên quan để thực hiện. Tham mưu cho Giám Đốc sắp xếp lại tổ chức
bộ máy quản lý cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng bộ phận qua từng thời
kỳ.
- phòng kinh doanh: Để công ty phát triển thì phòng kinh doanh cần có phương
án phát triển nguồn khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp. Đồng thời duy
trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có.
1.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo
Nghệ An
1.2.1. Chế độ, Chính sách kế toán sử dụng tại Công ty TNHH vận tải và thương mại
Quốc Bảo Nghệ An
- Chế độ kế toán áp dụng: Để phù hợp với Công ty, Công ty thực hiện công tác
kế toán theo TT200/2014 ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 1/1/N và kết thúc ngày 31/12/N của năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Hình thức ghi sổ: xuất phát từ đặc điểm của công ty và trình độ nhân chiếc kế
toán công ty đã chọn hình thức ghi sổ là nhật ký chung.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp xác định giá vật tư, hàng hóa nhập kho:
Giá thực tế nhập kho = Giá hóa đơn + các chi phí khác
- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ:
+ TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi
nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

8
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Chú thích : Ghi cuối ngày


Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu
(Nguồn: phòng kế toán công ty )
- Công ty không áp dụng phần mềm kế toán

9
1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán tập trung, bộ máy kế toán của doanh nghiệp khá
đơn giản, bao gồm một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, một kế toán kho, một kế
toán thanh toán công nợ phải thu phải trả, một thủ quỹ
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp

Kế toán trưởng kiêm kế


toán tổng hợp

Kế toán vật tư, Kế toán thanh toán, Thủ quỹ


tài sản công nợ phải thu, phải
trả

(Nguồn: Phòng Kế toán )


Ghi chú
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng

Nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán


+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác
kế toán. Tổ chức kiểm tra công tác hạch toán kế toán ở Doanh nghiệp, là trợ thủ cho
Giám đốc trong tổ chức kinh doanh.
+ Kế toán vật tư, tài sản (thủ kho): chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy trình kế
toán vật tư, việc nhập xuất vật tư, phân tích mức độ tăng giảm vật tư theo kế hoạch đã
định, theo dõi tình hình biến động của tài sản trong kho; ghi chép, lập các chứng từ về
xuất nhập kho; theo dõi việc tăng giảm TSCĐ trong doanh nghiệp.
+ Kế toán thanh toán công nợ phải thu phải trả: thực hiện đôn đốc, thu hồi các
khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ phải trả, theo dõi, quản lý, hạch toán kế toán
các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu chi, quản lý tiền mặt, theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiểm quỹ, …

10
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ
PHẢI THU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VẬN TẢI
VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC BẢO NGHỆ AN

2.1. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán bán hàng và công nợ phải thu tại Công ty
TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An
2.1.2. Phương thức thanh toán.
2.1.3. Đánh giá hàng tồn kho.
2.2. Kế toán bán hàng và công nợ phải thu.
2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán.
2.2.2.Kế toán doanh thu bán hàng
2.2.3.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
2.2.4.Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu ra.
2.2.5.Kế toán công nợ phải thu.
2.3. Nhận xét, đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và công nợ phải thu tại - Công ty
TNHH vận tải và thương mại Quốc Bảo Nghệ An.

11

You might also like