You are on page 1of 81

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ

1. CP Cổ phần

2. DN Doanh nghiệp

3. HTK Hàng tồn kho

4. LNR Lợi nhuận ròng

5. NGK Nước giải khát

6. P Phòng

7. SX Sản xuất

8. SXKD Sản xuất kinh doanh

9. TSDH Tài sản dài hạn

10. TSNH Tài sản ngắn hạn

11. TTNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp

12. TTS Tổng tài sản

13. VCSH Vốn chủ sỡ hữu

14. XDCB Xây dựng cơ bản

15. XN Xí nghiệp

1
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Khủng hoảng kinh tế trong những năm qua đã tác động vô cùng mạnh mẽ tới
các doanh nghiệp Việt Nam, theo số liệu của phòng Thương Mại và Công Nghiệp
Việt Nam (VCCI) tính đến ngày 31/12/2020, trên cả nước có khoảng 79.014 doanh
nghiệp đã giải thể hoặc phá sản trên tổng số 622.977 doanh nghiệp. Thách thức với
các doanh nghiệp đang hoạt động là làm sao để tiếp tục tồn tại và khôi phục, phát
triển lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam, chủ
yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ, kinh nghiệm quản lý còn chưa cao, đặc
biệt là công tác quản lý tài chính.
Do đó, hơn ai hết các doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực và trình độ
quản lý của mình, đặc biệt là nâng cao năng lực tài chính. Chính vì vậy, phân tích
tài chính là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp và cũng là một khâu quan trọng
trong công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình
hình tổ chức, phân phối sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh
nghiệp, chỉ ra tiềm năng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Việc phân tích tình hình tài chính là cần thiết để doanh nghiệp xem xét sự vững
mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp đồng thời qua việc phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp giúp xác định đầy đủ và chính xác nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để
từ đó những nhà quản trị của doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn và
kịp thời để cho doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra việc phân
tích tình hình tài chính còn có ý nghĩa cho các đối tượng bên ngoài công ty như
người cho vay, các nhà đầu tư khi có những mối quan hệ hợp tác với công ty. Nó
có ý nghĩa thực tiễn và giúp đưa ra chiến lược quản lý lâu dài. Chính vì sự quan
trọng của việc phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp mà tôi đã
chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần phần bia Hà
Nội – Quảng Bình” để làm đề tài của mình
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung

2
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty Cổ phần bia Hà
Nội – Quảng Bình qua đó định ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài
chính của công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các
doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty CP
Bia Hà Nội – Quảng Bình.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu:
khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, các tỷ số hoạt động, tỷ số quản trị nợ của
công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập qua các báo cáo tài
chính, tài liệu của cơ quan thực tập. Ngoài việc thu thập số liệu trong công ty, đề
tài nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các báo, tạp chí và internet có liên quan
đến ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích tỷ lệ, phương pháp Dupont nhằm phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần phần bia rượu
Hà Nội – Quảng Bình
- Phạm vi về nội dung: các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm 2018-
2020
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở bài, kết luận, danh mục bảng biểu, từ viết tắt nội dung của đề
tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chương II: Phân tích tài chính tại công ty Cổ phần phần bia Hà Nội – Quảng
Bình

3
- Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công
ty Cổ phần phần bia Hà Nội – Quảng Bình.
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1.1.1. Khái niệm
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp
chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, quan hệ giữa doanh
nghiệp với thị trường tài chính, quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác,
quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp1.
Phân tích tình hình tài chính là quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ
tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính theo chều hướng khác nhau rồi sử dụng
các phương pháp lên hệ, đối chiếu, so sánh và tổng hợp số liệu nhằm cung cấp
thông tin tài chính hữu ích cho quản lý 2 .
Phân tích tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở
đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quản
lý kinh doanh. Vì vậy việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các
nhà quản trị và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng
hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của công ty. Từ đó, có những giải
pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của công ty
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có
ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt
hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh
doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính

4
của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quan
trọng và có ý nghĩa sau:
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo cùng với những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn
cảnh đó.
- Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh toán của
doanh nghiệp, tính hợp lý của cấu trúc tài chính… Từ đó, các nhà quản lý có căn cứ
tin cậy, khoa học để đề ra các quyết định quản trị đúng đắn.
- Nắm bắt được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, dự báo nhu cầu tài
chính và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra,
đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động
kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh
nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
- Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch
kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, đề ra hệ thống các biện pháp xác thực
nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính
Mục tiêu của phân tích tài chính là cái mà việc phân tích hướng đến và cần
đạt được. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất cứ một DN nào cũng
có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ của DN. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ
tiền tệ của DN đó là các quan hệ tài chính trong DN. Chính vì lý do đó, tình hình tài
chính của DN sẽ là sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau; bản thân công ty
cũng như các nhà cung cấp vốn bên ngoài, chủ nợ và nhà đầu tư, tất cả đều phân
tích tài chính để nắm được tình hình tài chính của DN. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào
mối quan hệ của các đối tác bên ngoài với công ty mà họ sẽ quan tâm đến các khía
cạnh khác nhau khi phân tích tài chính.
- Đối với nhà quản trị DN: Phân tích tài chính nhằm giúp cho các nhà quản
lý có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính hiện tại của DN, đánh giá về khả

5
năng sinh lợi, hiệu quả sử dụng vốn, tình hình thanh toán, khả năng trả nợ, tình hình
thu hồi nợ của doanh nghiệp, từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của DN.
Đó là cơ sở để định hướng cho ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính về các quyết
định đầu tư, quyết định tài trợ, Phân phối lợi nhuận, chia cổ tức cũng như cơ sở để
lập kế hoạch tài chính.
- Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu
- lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm đến phân tích tài
chính để nhận biết khả năng sinh lãi của DN; đó là một trong những căn cứ để họ ra
quyết định có bỏ vốn vào công ty hay không.
- Đối với chủ nợ, người cấp tín dụng thương mại cho DN: Họ sẽ phân tích
tài chính để thấy được tình hình nợ, khả năng trả nợ ngắn hạn của DN mà cụ thể là
khả năng sinh ngân quỹ kịp thời để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn của DN.
- Đối với nguời cho vay: Việc phân tích tình hình tài chính của DN có nhu
cầu vay vốn là công đoạn luôn phải có khi thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân hàng.
Thông qua phân tích tình hình tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thì ngân hàng sẽ xác định được nhu cầu vốn vay của DN, xác định hạn mức
tín dụng, khả năng phát sinh ngân quỹ kịp thời để thanh toán nợ ngắn hạn; khả năng
sinh lợi, khả năng thanh toán, tình hình vốn chủ ở hữu, là cơ sở để quyết định cấp
tín dụng cho DN.
- Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà
quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh
nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này
cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền
lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh
nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định.
Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách
nhiệm gắn với doanh nghiệp.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài chính doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá,
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh
nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình

6
hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và
khách hàng...
1.1.4. Tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt dông kinh doanh là những bộ
phận chủ yếu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.4.1. bảng cân đối kế toán
Bản chất và mục đích của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình trạng
tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn
hình thành tài sản2 .
Bảng cân đối kế toán dùng tiền để biểu hiện giá trị tài sản dưới hai góc độ:
Hình thái tồn tại của tài sản và nguồn hình thành tài sản đó. Thông qua số liệu trên
bảng kế toán, người sử dụng báo cáo tài chính có thể nhận xét, đánh giá khái quát
thực trạng tài chính của doanh nghiệp vào thời điểm báo cáo.
Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần : Tài sản và nguồn vốn
- Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản
hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn
tại của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản được chia thành:
 Tài sản ngắn hạn
 Tài sản dài hạn
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp
đối với tài sản mà mình đang quản lý sử dụng. Nguồn vốn được chia thành:
 Nợ phải trả
 Vốn chủ sở hữu
- Mối quan hệ chủ yếu giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán bao gồm:
 Tài sản = Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
 Vốn chủ sỡ hữu = Tài sản – Nợ phải trả
 Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

7
- Nội dung tóm lược của bảng cân đối kế toán như sau:
Đơn vi:… Biểu số:
Địa chỉ: Mẫu số B01-DN
Ban hành theo QĐ Số 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính:
MÃ THUYẾT SỐ ĐẦU SỐ CUỐI
KHOẢN MỤC
SỐ MINH KỲ KỲ
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn 100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
IV. Hàng tồn kho 140
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
B. Tài sản dài hạn 200
I. Các khoản phải thu dài hạn 210
II. Tài sản cố định 220
III. Bất động sản đầu tư 240 V12
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
V. Tài sản dài hạn khác 260
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 300
I. Nợ ngắn hạn 310
II. Nợ dài hạn 330
B. Vốn chủ sở hữu 400
I. Vốn chủ sở hữu 410
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440

8
1.1.4.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
 Bản chất và mục đích
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong
một kỳ kế toán của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước về thuế và các khoản phải nộp khác4 .
Số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép người sử
dụng đánh giá một cách khái quát về khả năng sinh lời của vốn đầu tư vào doanh
nghiệp. Nó cho biết quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã đem lại lợi nhuận
hay gây nên tình trạng lỗ vốn…
 Nội dung và kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản mục chủ yếu
sau đây:

9
Đơn vị: ……….. Mẫu số B02_DN
Địa chỉ:………… Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Đơn vị tính:
Mã Thuyết Năm Năm
Chỉ tiêu số minh nay trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 10
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27
5. Lợi nhuận gôp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 20
6. Doanh thu hoạt đông tài chính 21 VI.26
7. Chi phí tài chính 22 VI.28
Trong đó: lãi vay phải trả 23
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40
14.Tổng lợi nhuận trước thuế 50
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành 51 VI.30
16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế (60= 50-51) 60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 70

1.1.5. Phương pháp phân tích tài chính DN


1.1.5.1. Phương pháp so sánh
Về nguyên tắc: Cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu
tài chính như thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính
toán….
Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về mặt không gian hoặc thời gian.
Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch.

10
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với với số kế hoạch để thấy được mức độ
phát triển của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, doanh
nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thấy được vị trí, sức mạnh
của doanh nghiệp mình.
- So sánh theo chiều dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu
tổng thể, từ đó chúng ta thấy được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến chỉ tiêu
tổng thể hoặc là mức độ lớn nhỏ của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu tổng thể.
- So sánh theo chiều ngang là so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối của
một chỉ tiêu cụ thể nào đó qua nhiều thời kỳ, qua đó ta sẽ thấy được xu hướng biến
động của một chỉ tiêu nào đó, là cơ sở để đánh giá được tình hình tốt lên hay xấu đi,
là cơ sở để dự đoán chỉ tiêu đó.
1.1.5.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phân tích tỷ lệ (phân tích tỷ số) là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng
nhất của phân tích tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác
định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động
tài chính của DN. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu xác định các ngưỡng,
các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so
sánh tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Dựa vào các báo cáo tài chính thì ta có nhiều tỷ số khác nhau; dựa vào nguồn
số liệu để xác định các tỷ số thì ta có các tỷ số sau: các tỷ số được xác định từ bảng
cân đối kế toán, các tỷ số được xác định từ báo cáo kết quả kinh doanh, các tỷ số
đước xác định từ số liệu của cả hai bảng.
Dựa vào mục tiêu phân tích thì có thể chia thành các tỷ số sau: Các tỷ số thể
hiện khả năng thanh toán, các tỷ số về cơ cấu tài sản và đòn bẩy tài chính, các tỷ số
về khả năng hoạt động , các tỷ số về khả năng sinh lợi và các tỷ số giá thị trường.

11
1.1.5.3. Phân tích tài chính theo phương pháp Dupont
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE
thành những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận
lên kết quả sau cùng. Đây là kỹ thuật mà các nhà quản lý trong nội bộ DN thường sử
dụng để thấy được tình hình tài chính và quyết định xem nên cải thiện tình hình tài
chính của DN như thế nào. Kỹ thuật này dựa vào phương trình cơ bản sau:
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận Doanh thu
ROA = x
Doanh thu TTS BQ
Thông qua phương trình này thì nhà quản lý sẽ thấy rằng ROA phụ thuộc
vào hai yếu tố đó là lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu và bình quân một
đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Thông qua phương trình này thì
sẽ giúp cho nhà quản lý có cách để tăng ROA đó là: tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh
thu có được hoặc tăng khả năng làm ra doanh thu trên tài sản của DN. Bên cạnh đó
có ba chỉ tiêu để tăng chỉ tiêu ROE như sau: Thứ nhất, tăng tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu; muốn làm điều này thì phải có cách để quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí,
tăng doanh thu và đạt tốc độ tăng lợi nhuận lớn lơn tốc độ tăng doanh thu. Thứ hai,
tăng tốc độ luân chuyển tài sản; muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải tìm
cách tăng doanh thu, dự trữ tài sản hợp lý. Thứ ba, giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có
nghĩa là doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ
tăng tài sản. Đồng thời thông qua phân tích chỉ số Dupont thì cổ đông sẽ thấy là có
lợi hơn khi giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu và ngược lại.
1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản
Là việc xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, sự biến động của tổng tài
sản cũng như của từng loại tài sản trong tổng tài sản, so sánh tỷ trọng của từng
loại giữa cuối kỳ với đầu năm, so sánh cả về số tuyệt đối và cả về số tương
đối của tổng tài sản cũng như đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được cơ

12
cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh, thấy được sự biến
động về quy mô cũng như năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích kết cấu tài sản ta sẽ phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ
vốn. Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản tài sản chia cho tổng số tài sản
sẽ biết được tỉ trọng của từng khoản tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp, kết hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh
doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết
định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng tài sản của doanh nghiệp.
Khi phân tích kết cấu tài sản ta cũng cần chú ý đến tỷ suất đầu tư. Tỷ suất
đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỷ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài
hạn so với tổng tài sản. Tỷ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau
của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành
nghề kinh doanh. Tỷ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu
hướng phát triển lâu dài.
1.2.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn
Ngoài việc phân tích tình hình tài sản, các chủ doanh nghiệp, kế toán
trưởng và chủ đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu
nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh
nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó
khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì
điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là
cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ là thấp và ngược lại.
Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu
nguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là
cao hay thấp.
1.2.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này so với
kỳ trước thông qua việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối theo từng chỉ tiêu.
Dựa trên cơ sở này, giúp cho việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi
nhuận năm nay so với năm trước, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó

13
đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế (nếu có), cũng như phát huy thế
mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với việc so sánh tài sản cuối kỳ với
số đầu năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu là tốt hay xấu, tìm ra
những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đưa ra biện pháp kịp thời
khắc phục cho doanh nghiệp.
1.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính
Các loại tỷ số tài chính gồm 4 loại chủ yếu:
- Các tỷ số về thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
- Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng về tài sản hay phản
ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh
nghiệp, hay phản ánh hiệu năng sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp.
- Các tỷ số về quản trị nợ: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay
để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
1.2.4.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
- Tỷ số thanh toán hiện thời (current – ratio)
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ ngắn hạn trong kỳ của
doanh nghiệp đồng thời nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của các chủ
nợ được trang trãi bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với
thời hạn trả nợ.
Tỷ suất này được xác định bằng công thức:

Tài sản ngắn hạn


Tỷ số thanh toán hiện thời =
Các khoản nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện thời được xác định dựa trên các số liệu được trình
bày trong bảng cân đối kế toán. Tải sản ngắn hạn bao gồm: Tiền mặt, các khoản
phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm: Phải
trả người bán, vay và nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước, thuế và các
khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả nội bộ,
phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, các khoản phải trả phải nộp khác,
dự phòng khoản phải trả ngắn hạn, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Khi giá trị tỷ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp

14
đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Tuy
nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá
nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của
doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá
nhiều nợ phải đòi... Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tỷ số thanh toán nhanh ( Quick ratio- Acid test ratio)
Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn
kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản khác nên giá trị của nó khồng được
tín vào giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh toán nhanh.
Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy
nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung
quá nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu... có thể
không hiệu quả. Thông thường hệ số thanh toán nhanh chấp nhận được xấp xỉ là 1.
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay của một công ty. Như vậy khả năng thanh toán lãi
vay của một công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử
dụng nợ của công ty.
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =
Chi phí lãi vay
Hệ số này cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay của doanh nghiệp.
Đồng thời chỉ tiêu tài chính này cũng chỉ ra khả năng tài chính mà doanh nghiệp tạo
ra để trang trãi cho chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Hệ số lãi vay càng
lớn, thông thường lớn hơn 2 thì khả năng thanh toán lãi nợ của doanh nghiệp tích
cực hơn và ngược lại.

15
1.2.4.2. Các tỷ số về hoạt động
- Vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận
việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn
của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán
chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị
chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ
giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các
khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao
nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Tỷ số này dùng để đo lường khả năng
thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán và được xác định bởi
công thức:
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân một ngày
Trong đó các khoản phải thu chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng
do chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp. Hệ số này về nguyên tắc
càng thấp càng tốt; tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương
thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.
- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho
của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn
kho càng cao, bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm bớt
chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Tuy nhiên, với số
vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không
kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh nghiệp.

16
Giá vốn hàng bán
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm
Hàng tồn kho bình quân =
2
Chỉ tiêu kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân của doanh nghiệp được
xác định bằng công thức:
360
Kỳ luân chuyển HTK bình quân =
Số vòng quay hàng tồn kho
- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn. Hiệu suất sử dụng tài
sản dài hạn được tính bằng công thức:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản dài hạn có thể tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Tỷ số
này còn phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu
thuần cao so với tài sản dài hạn.
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp
dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tốc độ luân chuyển lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức
các mặt cung cấp, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hoặc không hợp
lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Công thức tính như sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn

17
- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Toàn bộ giá trị tài sản bình quân
1.2.4.3. Các tỷ số quản trị nợ
Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu vốn của một công ty. Cơ cấu
vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của
một công ty. Tỷ số quản trị nợ sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn cấu trúc vốn hợp
lý nhất cho công ty mình. Qua tỷ số quản trị nợ nhà đầu tư thấy được rủi ro về
tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Các tỷ số quản
trị nợ gồm:
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Hệ số nợ)
Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ
bằng vốn vay hay trong một đồng tài sản có bao nhiêu đồng vốn vay nợ. Hệ số
càng cao thì mức độ phục thuộc về tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Điều
này cho thấy mức độ rủi ro về tài chính càng cao.
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Giá trị tổng tài sản
Tổng nợ của doanh nghiệp là toàn bộ nợ vay ngắn hạn, dài hạn và các khoản
phải thanh toán ( không phân biệt nợ vay ngắn hạn hay dài hạn)
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở
hữu của một công ty, phản ánh tỷ lệ của vốn vay so với nguồn vốn chủ sở hữu.
Tỷ số này được tính bằng công thức:
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay.
Các chủ nợ rất ưa thích tỷ số này vừa phải, tỷ số này càng thấp chứng tỏ món

18
nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá
sản. Khi tỷ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ
trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu.
- Hệ số nợ dài hạn
Chỉ số này cho biết trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng
có mấy đồng nợ vay dài hạn. Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo nợ
trên 1 năm.
Nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn =
Tổng tài sản
- Tỷ số tự tài trợ
Tỷ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng số
vốn.
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Qua việc tính tỷ suất tài trợ ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc
của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với
vốn kinh doanh của mình. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn
tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức
ép của các khoản nợ vay.
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay của một công ty. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của
một công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng công
nợ của công ty.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =
Chi phí lãi vay
1.2.4.4. Các tỷ số khả năng sinh lợi
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên

19
cơ sở doanh thu tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta
biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này
càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả: doanh
nghiệp bù đắp được chi phí và khoản nợ cũng được thanh toán. Nếu lợi nhuận
năm nay cao hơn năm trước ta chưa vội kết luận rằng công ty hoạt động có hiệu
quả hơn năm trước mà phải so sánh với vốn để thấy rõ hơn.
Lợi nhuận ròng
ROS = X 100%
Doanh thu thuần
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi của tài
sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tốt, vốn đưa vào hoạt
động đã thật sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng
ROA = X 100%

Tổng tài sản bình quân


- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên TSDH = X 100%

TSDH bình quân


- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên TSNH = X 100%

TSNH bình quân


- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng
ROE = X 100%

Vốn chủ sỡ hữu bình quân

20
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của
vốn chủ sở hữu, nó nói lên một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đã tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu được nhà đầu tư quan tâm
nhiều nhất vì nó thể hiện mức sinh lời trên vốn đầu tư của họ. Nếu vốn đầu tư
được sử dụng tốt sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận và như vậy cấu trúc vốn mà doanh
nghiệp đang áp dụng là phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn cho
chiến lược kinh doanh của mình.
1.2.4.5. Phân tích các tỷ số tài chính qua sơ đồ Dupont
Phân tích tài chính công ty bằng sơ đồ Dupont là kỹ thuật phân tích trong
đó người ta chia ROE thành những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh
giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêu này. Các nhà quản lý trong công ty
thường sử dụng kỹ thuật phân tích này để thấy được bức tranh toàn cảnh về tình
hình tài chính của công ty, trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động công ty.
Phân tích Dupont chủ yếu dựa vào 2 phương trình sau:
ROE= ROA x Đòn bẩy tài chính
Tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận Doanh thu Tổng tài sản
ROA = x x
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

21
Sơ đồ phân tích Dupont tổng quát như sau:

Suất sinh lời của VCSH (ROE)

Suất Đòn bẩy tài chính


X sinh lời tài sản (ROA) (Tổng tài sản/ VCSH)

Tỷ lệ lãi ròng (ROS) X Vòng quay tài sản

Lợi nhuận ròng ÷ Doanh thu Doanh thu ÷ Tổng tài sản

Ý nghĩa của phân tích sơ đồ dupont:


- Xét mức sinh lời trên doanh thu:
Mức sinh lời trên doanh thu của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố
chính đó là tổng chi phí (Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí). Như vậy trên
cơ sở phân tích nhân tố chi phí công ty sẽ dần tìm ra được biện pháp hợp lý để
giảm bớt chi phí từ đó sẽ nâng cao mức lợi nhuận trên doanh thu.
Nếu muốn tăng tỷ số này thì phải giảm chi phí ở mức cho phép sao cho tốc
độ tăng chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu khi đó lợi nhuận ròng sẽ
tự động tăng lên.
- Xét doanh thu trên tổng tài sản (vòng quay tài sản):
Doanh thu trên tổng tài sản phụ thuộc vào toàn bộ tài sản sử dụng trong năm. Mà
tài sản thì bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Do vậy cần phải đi sâu xem xét
từng nhân tố để biết vòng quay tài sản bị ảnh hưởng bởi nhân tố nào.
- Xét đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của
doanh nghiệp. Khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng
lên của nợ vay sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi khối lượng hoạt động
giảm và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ làm ROE giảm nghiêm trọng và khi ấy, ROE sẽ

22
lệ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy tài chính.
1.2.4.6. Phân tích các tỷ số về chứng khoán EPS VÀ P/E
- Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
Thu nhập mỗi cổ phần là yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ
phần vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong mỗi cổ phần hay nói cách khác
nó thể hiện thu nhập nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
EPS =
Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
- Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E)
Đây là hệ số dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ
phiếu và tỷ số thu nhập trên cổ phần hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao
nhiêu cho cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là
một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán
của nhà đầu tư.

Công thức cụ thể như sau:

Giá thị trường một cổ phiếu


P/E =
EPS

Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng
cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu
lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho
từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường
được công bố trên báo chí.

Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ
tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ
suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ
trả cổ tức cao

23
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY


2.1.1. Tên, địa chỉ công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình.
- Địa chỉ: Tiểu khu 13 - Phường Bắc Lý - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình.
- Điện thoại: 052.822365
- Fax: 052.840721.
- Email: biaqb@yahoo.com
quangbinhbeer@habeco.com.vn
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và thương mại.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất đồ uống : Bia, rượu, nước giải khát.
- Xuất nhập khẩu thiết bị dây chuyền sản xuất, NVL sản xuất Bia.
- Mua, bán Bia rượu, nước giải khát các loại.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn.
- Các dịch vụ du lịch, dịch vụ nhà hàng.
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc hình thành và hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy trình sản xuất, kiểm tra các hoạt
động của xí nghiệp trong từng khâu, từng bộ phận có vai trò hết sức quan trọng. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều phối, sự bố trí sản xuất, phương thức làm việc và sự
phát huy khả năng của các phòng ban, các bộ phận cho cùng một mục đích chung.
Do vậy, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, khoa học sẽ giúp cho xí nghiệp nâng cao chất
lượng sản phẩm đồng thời nâng cao vị trí và uy tín trên thị trường.
Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình là Công ty con thuộc Tổng công
ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội, công ty hạch toán độc lập và có nhiệm vụ tổ
chức quản lý kinh doanh có hiệu quả các loại sản phẩm bia rượu với cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý theo sơ đồ :

24
Đại hội đồng cổ Ban kiểm soát
đông

Hội đồng quản trị

Giám đốc

P.Giám đốc P.Giám đốc kinh tế


KT-SX

P.tổ
P.tài chính

thị trường
P.kế hoạch

công nghệ

P.tiêu thụ
P.kỹ thuật
hành sản
kế toán

P.KCS
XDCB

chức
P.điều
vật tư

men
xuât

hành
chính
Bộ phận

Bộ phận

Tổ chiết
Tổ nấu
lọc bia

Tổ cơ
men

điện

bia

(Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính)

Giải thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Bia Hà Nội –


Quảng Bình

25
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Đại hội cổ đông: là cơ quan cao nhất của Công ty, bầu ra hội đồng quản trị,
ban kiểm soát. Đại hội cổ đông quy định, sửa đổi bổ sung điều lệ của Công ty và
đưa ra những quyết định quan trọng của Công ty.
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý có toàn quyền Công ty để giải quyết
mọi vấn đề liên quan về vấn đề quản lý và hoạt động của Công ty trừ những vấn đề
thuộc phạm trù giải quyết của Đại hội Cổ đông.
- Quản trị Công ty theo đúng pháp luật của nhà nước, đúng điều lệ của Công
ty và nghị quyết của Đại hội Cổ đông.
- Xác định các mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh và mục tiêu chiến
lược kinh doanh, quyết đinh cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành hoặc bất kì cán bộ
nào của Công ty nếu Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích của Công ty, việc
cách chức đó không được trái quyền theo hợp đồng của những người miễn nhiệm
nếu có.
- Xem xét và uỷ quyền cho Giám đốc khởi kiện các vụ kiện có liên quan đến
quyền lợi và tài sản của Công ty, những sai phạm trong quản lý gây thiệt hại cho
Công ty.
* Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt các Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Kiểm tra kiểm soát sổ sách, kế toán, các báo cáo quyết toán nắm tài chính
của Công ty và kiến nghị, khắc phục các sai phạm nếu có.
- Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị, thành viên của
Công ty cung cấp tình hình số liệu tài chính và thuyết minh các hoạt động về sản
xuất kinh doanh của Công ty. Báo cáo với Đại hội Cổ đông về những sự kiện tài
chính bất thường, những ưu điểm, khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng
quản trị và Giám đốc theo ý kiến độc lập của mình.
* Giám đốc: Là người do Hội đồng quản tri bổ nhiệm, được quyền điều hành
mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty.

26
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kiến nghị phương
án sắp xếp cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
* Phó giám đốc kỷ thuật và sản xuất: Chịu trách nhiệm về kỷ thuật, theo dỏi
và điều hành sản xuất để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất.
* Phó giám đốc kinh doanh: Lập kế hoạch và phân bổ nhiệm vụ kế hoạch
cho từng thời kỳ, theo dỏi và tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo và đề
đạt những biện pháp quản lý thực hiện.
* Phòng tài chính-kế toán( TC-KT): Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về
Công tác trài chính và công nợ khách hàng, tăng cường công tác quản lý sử dụng
vốn có hiệu quả, thực hiện bảo toàn vốn, giữ gìn bí mật số liệu về nghiệp vụ quản lý
tài chính.
* Phòng tổ chức hành chính(TC-HC): Chịu sự điều hành trực tiếp của Giám
đốc Công ty có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự, sắp xếp các
cương vị trong cơ cấu tổ chức thông qua việc xác định về nhân sự, về nhân lực, lựa
chọn, đề bạt, đánh giá bồi dưỡng.
Nghiên cứu sắp xếp tổ chức sản xuất cho phù hợp với hoạt động kinh doanh.
Xây dựng các định mức lao động, hướng dẫn tổ chức học tập các tài liệu về
an toàn lao động như phòng cháy nổ. Tổ chức học tập nâng cao tay nghề cho cán bộ
công nhân viên trong Công ty.
* Phòng kỷ thuật – Công nghệ (KT-CN): Chịu sự điều hành trực tiếp của Phó
Giám đốc. Có nhiệm vụ tham mưu về lĩnh vực KT-CN, nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, giảm định
mức tiêu hao, quản lý và theo dõi hồ sơ kỹ thuật.
* Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm-men(KCS-men): Chịu trách nhiệm
kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra quá trình lên men.
* Phòng kế hoạch vật tư-XDCB: Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và cung ứng
vật tư, hàng hoá phục vụ cho sản xuấ đảm bảo cung ứng đúng, đủ, kịp thời.
* Xí Ngiệp Thương Mại Dịch Vụ ( XN TM-DV): Bao gồm Nhà Hàng và
Phòng thị trường - tiêu thụ(TT-TT). Có nhiệm nắm bắt thị trường để tham mưu cho
Giám đốc các phương án tiêu thụ, các chế độ chính sách bán hàng phù hợp với thị

27
trường trong từng thời điểm, nâng cao doanh số bán hàng, thăm dò thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Kinh doanh nhà hàng có kết quả cao.
2.1.3.3. Quan hệ giữa các phòng ban
Các bộ phận trong Công ty hoạt động theo hệ thống hỗn hợp trực tuyến chức
năng. Cơ cấu hỗn hợp trực tuyến và chức năng có đặc điểm cơ bản là có sự tồn
tại các đơn vị chức năng, các đơn vị này thuần tuý chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn
cho cấp quản trị thượng đỉnh trong từng lĩnh vực chuyên môn, nhưng không có
quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến.
* Ưu điểm cơ cấu hỗn hợp trực tuyến và chức năng:
- Vẫn tạo điều kiện cho các chuyên gia đóng góp và sự đóng góp đó cần
thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Giải phóng cho cấp quản trị điều hành khỏi công tác phân tích chi tiết từng
khía cạnh (tài chính, đầu tư…).
- Tạo điều kiện để đào tạo chuyên gia trẻ.
- Tiết kiệm được chi phí
- Đưa ra các quyết định kịp thời, sát với thực tế
* Nhược điểm cơ cấu hỗn hợp trực tuyến và chức năng:
- Nếu không định rõ quyền hạn thì sẽ gây nên hỗn độn, thường xảy ra mâu
thuẫn giữa các đơn vị trực tuyến và đơn vị chức năng.
- Hạn chế mức độ sử dụng kiến thức của chuyên viên, chậm đáp ứng
các tình huống đặc biệt.
- Dễ tạo ra xu hướng tập trung hoá đối với nhà quản trị cấp cao.
- Có thể làm gia tăng chi phí gián tiếp
Người ta khuyến cáo các doanh nghiệp nên áp dụng mô hình này nhưng
phải có nội quy đầy đủ để tránh xu hướng trở thành mô hình chức năng.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ
* Chức năng:
Căn cứ giấy đăng ký kinh doanh số 2903000010 ngày 19/11/2003 công ty Cổ
phần bia Hà Nội - Quảng Bình là doanh nghiệp cổ phần thuốc Tổng Công ty bia rượu
nước giải khát Hà Nội có chức năng sản xuất đồ uống bia, rượu, giải khát, xuất nhập
khẩu sản phẩm, mua bán đồ uống, kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh các dịch
vụ du lịch.

28
* Nhiệm vụ:
* Đối với Công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Quản lý và sản xuất kinh doanh theo dụng chế độ, chính sách, đảm bảo việc
bảo toàn và phát triển vốn, tự trang trải về tài chính.
- Chủ động thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng, tìm kiếm thị trường
phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Thực hiện đầy đủ và bảo đảm quyền lợi của người lao động.
* Đối với nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước
- Phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
chung của toàn tỉnh.
-Thực hiện đầy đủ các qui định về bảo vệ môi trường.
2.1.5. Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần.
2.1.6. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Mùa thu năm 1965 tỉnh Quảng Bình quyết định xây dựng hơn 20 nhà máy, xí
nghiệp với các ngành giao thông, công nghiệp, thuỷ sản. Xí nghiệp rượu Bồng Lai
tỉnh Quảng Bình được ra đời trong hoàn cảnh đó. Xí nghiệp được đặt trong các hang
đá vôi của Bồng Lai thuộc xã Sơn Trạch, cánh cửa ra vào động thuỷ Phong Nha.
Giám đốc xí nghiệp lúc bấy giờ là đồng chí Doãn Trạc, lực lượng cán bộ công nhân
khoảng 150 người. Mặt hàng sản xuất chính là chưng cất cồn phục vụ y tế, vệ sinh
vết thương, sát trùng cho bộ đội và nhân dân. Công suất ban đầu còn rất khiêm tốn
khoảng 2000 đến 3000 lít/năm. Đội ngũ công nhân kỹ thuật 20 đến 30 người được
cử đi đào tạo 6 tháng ở nhà máy Bia rượu Hà Nội. Trong quá trình lắp đặt thiết bị,
công nghệ sản xuất được bộ Công nghiệp thực phẩm điều động cán bộ của nhà máy
Rượu Hà Nội chỉ đạo thực hiện và chuyển giao công nghệ. Đầu năm 1976 khi thống
nhất đất nước, tỉnh Quảng Bình quyết định chuyển XN về Đồng Hới đóng tại vùng
đồi Bắc Lý Ninh nay là trụ sở của Công ty thuộc Tiểu khu 13 Phường Bắc Lý -
Thành phố Đồng Hới.Trong thời gian này XN vừa thực hiện nhiệm vụ vừa xây
dựng vừa sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất được thay thế tiên tiến hơn, cất
cồn bằng tháp tầng, công nghệ lên men hở, nguyên liệu chủ yếu lúc bấy giờ chủ yếu

29
là khoai, ngô, sản phẩm chế biến là rượu dâu, sim, bạc hà, cam. Đến năm 1988 Xí
nghiệp tiến hành sản xuất rượu xuất khẩu, xây dựng một làng mới cho công nhân tại
phía tây Đồng Hới nay gọi là “làng Rượu”. Đây là mô hình công nhân đầu tiên của
Tỉnh, các cơ sở vật chất XN được thay thế, trang bị đàng hoàng hơn.
Sau khi nhà nước chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang độc lập trong hạch
toán kinh doanh, XN lâm vào tình trạng khó khăn do công nghệ sản xuất cũ kỹ,
trình độ cán bộ công nhân chưa đáp ứng kịp thời với cơ chế thị trường. Do vậy sau
khi tách Tỉnh, Tỉnh Quảng Bình đã cho chuyển hướng theo phương án sản xuất bia
và nước giải khát. Nhà máy đã mạnh dạn đưa dây chuyền công nghệ nghệ mới đó là
sản xuất bia Sla’dek. Với sự nổ lực của cán bộ XN và công nghệ hiện có Bia
Sla’dek đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong thời gian dài. Có thể nói đây
là loại bia được xem là truyền thống của Xí nghiệp. Từ năm 1995 nhà máy đã nâng
công suất lên 2 triệu lít năm.
Tháng 11/2003 thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, quyết định của
UBND Tỉnh Quảng Bình về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Nhà máy Bia
Rượu Quảng Bình thành Công ty cổ phần Bia rượu Quảng Bình theo Quyết định số
59/2003/QĐ-UB ngày 22/10/2003. Sau khi cổ phần hoá, Hội đồng quản trị Công ty
thông qua Đại hội cổ đông đã quyết định đầu tư công suất lên 5 triệu lít/năm. Không
dừng lại ở đó, để hoà nhập với môi trường cạnh tranh và tiếp tục khẳng định thương
hiệu. Được sự cho phép của chính phủ, Bộ công nghiệp, UBND Tỉnh Quảng Bình.
Công ty CP Bia Rượu Quảng Bình đã liên kết với Tổng công ty Bia - Rượu - Nước
giải khát Hà Nội, được tổng Công ty đầu tư vốn và trở thành đơn vị thành viên của
Tổng Công ty, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con theo quyết định số
2092/QĐ - TCCB ngày 11/08/2004 của Bộ Công Nghiệp.
Sau khi ổn định tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp, được sự đồng ý của HĐQT
Tổng Công ty, Công ty CP Bia – Hà Nội - Quảng Bình đã tiến hành dự án đầu tư
đổi mới thiết bị công nghệ nâng công suất từ 5 triệu lít lên 20 triệu lít bia/năm. Với
dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến so với các thiết bị cùng loại, hệ thống thiết
bị tự động có độ tin cậy cao, chỉ số hao phí sản phẩm trên dây chuyền sản xuất thấp
nhất trên thế giới (0,02% - hai phần vạn). Dự án được triển khai tháng 12/2005 đến
tháng 6/2006 hoàn thành giai đoạn I và đưa vào SXKD có hiệu quả. Đến nay Công
ty đã hoàn thành dự án và tiến hành SXKD với công suất tối đa và Công ty được

30
Tổng cục Thuế đánh giá là đơn vị có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hệ thống các
đơn vị thành viên của tổng công ty Bia - Rượu – NGK Hà Nội. Đến nay sản phẩm
của công ty đã và đang được tiêu thụ rộng rãi. Công ty không ngừng tìm những
phương pháp và công nghệ hiện đại để sản xuất ra bia ngày càng chất lượng cao
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và tìm các biện pháp để mở rộng thị trường cho công
ty.
2.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM 2018-2020
2.2.1 Tình hình mặt hàng sản phẩm của công ty
Bảng 2.1 Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng giai đoạn 2018-2020
ĐVT: lít
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Mặt hàng Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) +/- (%) +/- (%)
Bia chai đỏ 18,088,074 93,28 18,597,870 98,92 17,577,306 98.66 509,796 28,18 -1,020,564 -5,49
Bia chai
xanh 1,027,827 5,3 - - - - - 1,027,827 - - -
Bia chai
Sladek 92,970 0,48 136,224 0,72 42,318 0.24 43,254 46,52 -93,906 -68,94
Bia hơi 168,605 0,87 60,523 0,32 177,040 0.99 -108,082 -64,10 116,517 192,52
Bia hơi
CLC 13,691 0,07 6,527 0,03 20,240 0.11 -7,164 -52,32 13,713 210,10
Tổng 19,391,167 100 18,801,144 100 17,816,904 100 -590,023 -3,43 -984,240 -5,24
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính ba năm 2018-2020 của công ty CP Bia Hà
Nội – Quảng Bình)

Qua bảng 2.1 sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng trên qua 3 năm có xu
hướng tăng, giảm không ổn định, đối với tỷ trọng từng loại, qua 3 năm thì bia chai
đỏ chiếm tỉ trọng hơn các loại còn lại. Đối với bia chai xanh thì năm 2019, 2020
tiêu thụ đã bị tạm ngưng. Tình hình thay đổi các loại qua 3 năm không ổn định, cụ
thể:
- Mặt hàng bia chai đỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 90%) trong tất cả
các loại mặt hàng tiêu thụ. Năm 2019 sản lượng tiêu thu bia chai đỏ tăng 509.976 lít
tương ứng với tốc độ tăng là 29,18% so với 2018. Ngược lại năm 2020 sản lượng
tiêu thụ lại giảm 1,020,564 lít tương ứng với giảm 5,49% so với năm 2019.

- Mặt hàng bia chai xanh chỉ được sản xuất và tiêu thụ đến năm 2018 còn
năm 2019 và 2020 bị cắt không còn đưa tiệu thụ trên thị trường nữa. Năm 2018 sản
31
lượng tiêu thụ của bia chai xanh là 1,027,827 lít chiếm 5,3 % trong tổng sản lượng
các mặt hàng được tiêu thụ trong năm.
- Bia chai Sladek có tỷ trọng thấp trong tổng sản lượng tiêu thụ. Năm 2018
tiêu thụ được 92.970 lít chiếm 0,48 %. Năm 2019 sản lượng tiệu thụ tăng 43,254 lít
tương ứng tốc độ tăng là 46,52 % chiếm 0,72 % trong tổng sản lượng tiêu thụ.
Ngược lại năm 2020 giảm mạnh giảm 93,906 lít tương ứng giảm 68,94 % so với
2019 chiếm 0,24 % trong tổng sản lượng tiêu thụ.

- Bia hơi chiếm tỷ trọng thấp và tăng giảm không ổn định. Năm 2018 tiêu thụ
được 168.605 lít chiếm 0,87 %. Năm 2019 sản lượng tiêu thụ giảm mạnh giảm
108.082 lít tương ứng với tốc độ giảm là 64,10% so với 2018 chiếm 0,32 % trong
tổng sản lượng tiêu thụ. Năm 2020 sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trở lại tăng
116.517 lít tương ứng tốc độ tăng là 192,52 % so với 2019 và chiếm 0,99 % trong
tổng sản lượng tiêu thụ.
- Bia hơi CLC có tỷ trọng tiêu thụ thấp nhất trong tất cả các mặt hàng. Năm
2018 tiêu thụ được 13.691 lít chiếm 0,07 %. Năm 2019 sản lượng tiêu thụ giảm
7.164 lít tương ứng tốc độ giảm là 52,32 % chiếm 0,03 % trong tổng sản lượng tiêu
thụ. Ngược lại năm 2020 lại tăng mạnh tăng 13.713 lít tương ứng với tốc độ tăng là
210,1 % so với 2019 chiếm 0,11 % trong tổng sản lượng các mặt hàng được tiêu
thụ.
2.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ba năm qua 2018 – 2020
Bảng 2.2: Khái quát tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2018 – 2020

2019/2018 2020/2019
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 +/- % +/- %
Tổng doanh thu ( triệu 111.04 103.56 103.21 -
-6,74 -364 -0,33
đồng) 7 0 4 7.487
-
Tổng chi phí ( triệu đồng) 97.845 95.903 96.680 -1,98 777 0,81
1.942
Lợi nhuận ròng ( triệu - - -
13.202 7.657 6.533 -42
đồng) 5.545 1.124 14,68
- - -
TSNH ( triệu đồng) 26.501 24.459 21.878 -7,71
2.042 2.581 10,55

32
- -
TSDH (triệu đồng) 81.132 75.528 70.012 -6,91 -7.3
5.604 5.516
- - -
VCSH (triệu đồng) 54.056 47.047 42.967 -8,67
7.009 12,97 4.080
Lao động bình quân
180 192 215 12 6,67 23 11,98
(người)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự của công ty qua ba năm
2018 – 2020)
Qua bảng 2.2 ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục giảm, đặc biệt là
năm 2019/2018 giảm 42%, 2020/2019 tiếp tục giảm 14,68 %. Nguyên nhân là do
sự biến động của doanh thu và chi phí, năm 2019 cả doanh thu và chi phí đều giảm
nhưng tốc độ giảm của doanh thu lại lớn hơn tốc độ giảm của chi phí, sang năm
2020 trong khi doanh thu tiếp tục giảm thì chi phí lại tăng đây là dấu hiệu không tốt
chứng tỏ các chính sách của công ty chưa hợp lý.
Tài sản của và vốn chủ sở hữu của công ty liên tục giảm trong ba năm qua
chứng tỏ quy mô của công ty đang ngày càng bị thu hẹp. Ngược lại với các chỉ tiêu
trên lao động bình quân của công ty lại liên tục tăng trong ba năm qua. Năm 2018
là 180 lao động, năm 2019 tăng 6,67% tương ứng với tăng 12 lao động so với
2018, năm 2020 tăng 11,98 % tương ứng với tăng 23 lao động so với 2019. Để
đánh giá điều này tốt hay không ta phải xét nó trong mối qua hệ với mức độ hoạt
động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

33
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.3.1. Phân tích tình hình biến động tài sản
Tài sản của doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân bổ nguồn vốn để
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cơ cấu các loại tài sản nó phụ
thuộc vào tính chất ngành nghề mà nhà quản trị sẽ quyết định giữ bao nhiêu tài
sản dưới hình thức tiền mặt, dự trữ hay các máy móc thiết bị,… quá trình phân bổ
đó sẽ tạo cơ cấu tài sản thích hợp với đặc thù của từng ngành. Bên cạnh đó tình
hình của các loại tài sản trong từng thời kỳ cũng thay đổi về cơ cấu và giá trị để
thích nghi với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Vậy đối với ngành
sản xuất kinh doanh bia – rượu - NGK như Công ty CP Bia – Hà Nội - Quảng Bình
thì cơ cấu tài sản bố trí như thế nào và trong quá trình kinh doanh thì tình hình tài
sản có sự vận động ra sao để biết được câu trả lời ta đi vào phần phân tích sau:
2.3.1.1. Phân tích kết cấu tài sản
Bảng 2.3 : Kết cấu tài sản ba năm 2018 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh So sánh
chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. TSNH 26.501 25,28 24.459 24,46 21.879 23,81 -2.991 -10.9 -2,580 -10,55
B. TSDH 81.132 74,72 75.529 75,54 70.012 76,19 -5.603 -6,91 -5.517 -7,3
Tổng tài
107.633 100 99.988 100 91.891 100 -8.594 -7,91 -8.097 -8,1
sản(A+B)
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán trong ba năm 2018 – 2020 của công ty
CP Bia Hà Nội – Quảng Bình)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng tài sản giảm qua ba năm. Tổng tài sản
giảm là do sự giảm xuống của TSNH và TSDH . Tỷ trọng của TSDH so với
tổng tài sản giảm còn tỷ trọng của TSDH so với tổng tài sản tăng qua ba năm cho
thấy tốc độ giảm của TSDH cao hơn so với tốc độ giảm của TSNH. Cả ba năm
2018 - 2020 thì TSDH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty
(chiếm trên 70% trong trong tổng tài sản và luôn có dấu hiệu tăng). Năm 2018 tỷ
trọng của nó trong tổng tài sản là 74,72% tăng lên 75,54% năm 2019 và tiếp tục
tăng lên 76,19% năm 2020. Ngược lại với sự tăng lên về tỷ trọng của TSDH
trong tổng tài sản thì tỷ trọng TSNH giảm xuống từ 25,28% năm 2018 còn
24,46% năm 2019 và 23,81% năm 2020. Điều này cho thấy công ty đang tập

34
trung vào các khoản đầu tư dài hạn nhiều hơn đồng thời công ty cũng đang đầu
tư nhiều vào TSCĐ như cải tạo máy móc, nhà xưởng, kho, phương tiện
vận chuyển,… Tốc độ giảm của TSNH có thể ảnh hưởng đến lượng tiền cần thiết
để thanh toán cho các nhu cầu hiện thời, những hoạt động cần lượng tiền lớn như
mua nguyên liệu, nhiên liệu. Tuy nhiên đây chỉ mới phân tích tổng thể chưa thấy
được nguyên nhân làm giảm tổng tài sản cũng như kết cấu tài sản như vậy có
phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty hay không.
2.3.1.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục cấu thành tài sản
Trong quá trình phân tích tình hình tài sản ta không chỉ so sánh sự biến động
của tổng tài sản qua các năm mà phải đánh giá giữa các bộ phận cấu thành tổng
tài sản của công ty để thấy được việc sử dụng tài sản, kết cấu tài sản có hợp lý
hay không. Từ đó đề ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Dựa vào
bảng cân đối kế toán 2018 – 2020 của công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình ta lập
được bảng phân tích tình hình tài sản như sau:

35
Bảng 2.4: Tình hình tài sản ba năm 2018 - 2020
ĐVT:Triệuđồng
CHỈ TIÊU 2018 2020 2020 So sánh 2019/2020 So sánh 2019/2020
MS Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 26.501 24,62 24.459 24,46 21.878 23,81 -2.042 -7,71 -2.581 -10.55
I.TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 110 2.180 2,03 3.483 3,48 2.14 2,33 1.303 59,77 -1.343 -38.56
1.Tiền 111 2.180 2,03 2.200 2,2 857 0,93 20 0,92 -1.343 -61.05
2.Các khoản tương đương tiền 112 0 0 1.283 1,28 1.283 1,4 1.283 - 0 0
II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 120 0 0 0 0 0 0 - - - -
III. CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN 130 7.867 7,31 6.663 6,66 8.775 9,55 -1.204 -15,3 2.112 31,7
1. Phải thu khách hàng 131 4.249 3,95 3.080 3,08 5.668 6,17 -1.169 -27,51 2.588 84,03
2.Trả trước cho người bán 132 1.544 1,43 1.301 1,3 1.661 1,81 -243 -15,74 360 27,67
3. Các khoản phải thu khác 135 1.899 1,76 2.107 2,11 1.445 1,57 208 10,95 -662 -31,42
IV.HÀNG TỒN KHO 140 16.182 15,03 13.908 13,91 10.539 11,47 -2.274 -14,05 -3.369 -24,22
1.Hàng tồn kho 141 16.182 15,03 13.908 13,91 10.539 11,47 -2.274 -14,05 -3.369 -24,22
V.TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC 150 272 0,25 405 0,41 425 0,46 133 48,9 20 4,94
1.Chi trả trước ngắn hạn 151 213 0,2 235 0,24 193 0,21 22 10,33 -42 -17,87
2.Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 0 0 139 0,14 190 0,21 139 51 36,69
3.Tài sản ngắn hạn khác 158 59 0,05 75 0,08 85 0,09 16 27,12 10 13,33
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 81.132 75,38 75.528 75,54 70.012 76,19 -5.604 -6,91 -5.516 -7,3
I.CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN 210 0 0 0 0 0 0 - - - -
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 220 79.654 74,01 73.226 73,24 68.178 74,2 -6.428 -8,07 -5.048 -6,89
1.TSCĐ hữu hình 221 78.459 72,89 72.416 72,43 66.914 72,82 -6.043 -7,7 -5.502 -7,6
2. Chi phí xây dựng cơ bản 230 273 0,25 810 0,81 1.264 1,38 537 196,7 454 56,05
III. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ 240 0 0 0 0 0 0 - - - -
IV. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 250 0 0 0 0 0 0 - - - -
V. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 260 1.478 1,37 2.303 2,3 1.834 2 825 55,82 -469 -20,36
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 107.633 100 99.987 100 91.890 100 -7.646 -7,1 -8.097 -8,1
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán ba năm 2018-2020 của công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình)

36
Qua ba năm ta thấy tổng tài sản của công ty đang ngày càng giảm xuống
chứng tỏ công ty đang thu hẹp sản xuất. Năm 2018 tổng tài sản là gần 108 tỷ
đồng năm 2019 tổng tài sản giảm xuống còn gần 100 tỷ đồng.Tổng tài sản
năm 2019 giảm gần 8 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ giảm
7,1%. Bước sang năm 2020 tổng tài sản giảm xuống còn gần 92 tỷ đồng giảm
hơn so với năm 2019 với tốc độ giảm là 8,1%. Tổng tài sản của công ty giảm là
do sự giảm xuống của hai thành phần tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Sau đây
ta phân tích từng thành phần để thấy rõ nguyên nhân cũng như sự biến động
của các khoản mục có hợp lý và phù hợp với tình hình của công ty hay không.
a) Tài sản ngắn hạn
Là tài sản mà trong quá trình sản xuất và lưu thông chúng không ngừng
quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đây là một phần trong cơ cấu đầu tư và
việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng
như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo bảng phân tích tài sản ngắn hạn
năm 2018 là 26,501 tỷ đồng chiếm 24,62% so với tổng tài sản. Năm 2019 là
24,459 tỷ đồng chiếm 24,46% sang năm 2020 là 21,878 tỷ đồng chiếm 23,81%
tổng tài sản. So sánh giữa năm 2019 với năm 2018 TSNH giảm 2,042 tỷ đồng hay
tốc độ giảm là 7,71%. Năm 2020 giảm 2,581 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ
giảm tương ứng là 10,55%. Ta thấy công ty đang giảm vốn lưu động để thu hẹp
sản xuất kinh doanh điều này là dấu hiệu không tốt. Sự thay đổi của tài sản ngắn
hạn là do sự biến động của các thành phần sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2018 của công ty gần 2,2 tỷ đồng
chiếm2,03% tổng tài sản. Đến năm 2019 tăng lên gần 3,5 tỷ đồng chiếm 3,48% tổng
tài sản. Nguyên nhân vốn bằng tiền của công ty năm 2019 tăng là do chính sách bán
hàng thu tiền ngay của công ty nên hạn chế được các khoản nợ phải thu. Sang năm
2020 tình hình thay đổi, tiền và các khoản tương đương tiền giảm còn gần 2,1 tỷ
đồng chiếm 2,33% tổng tài sản là do trong năm này tình hình kinh tế chung gặp khó
khăn do đó để thu hút và giữ chân khách hàng công ty thực hiện chính sách bán chịu
cho khách hàng là các đại lý và tổng đại lý của công ty. Cụ thể công ty bán hàng
bằng hình thức trả chậm có sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại hoặc dùng tài sản
thế chấp như đất, nhà… Chính vì vậy mà tiền và các khoản tương đương tiền giảm

37
xuống. Công ty cần xem xét để bố trí lượng tiền và các khoản tương đương tiền hợp
lý vì nếu vốn bằng tiền quá thấp sẽ không đủ khả năng thanh toán những lần nhập
khẩu nguyên liệu tiếp theo và những khoản vay tới hạn của công ty. Nhưng nếu tiền
và các khoản tương đương tiền cao mà các khoản phải trả còn lớn đặc biệt là vay
ngắn hạn nhiều công ty chưa tận dụng được tối đa tài sản hiện có. Điều này sẽ hoàn
toàn không tốt đối với công ty.
- Các khoản phải thu:
Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
thanh khoản của đơn vị sau tiền và các khoản tương đương tiền. Khoản phải thu
năm 2018 là gần 7,9 tỷ đồng chiếm 7,31% tổng tài sản. Năm 2019 giảm xuống
còn gần 6,7 tỷ đồng chiếm 6,66% tổng tài sản. So sánh năm 2019 với năm
2018 khoản phải thu giảm xuống trên 1,2 tỷ tương ứng tốc độ giảm là 15,3%
cho thấy công ty đã thu hồi nợ của một số khách hàng. Ngoài ra như đã nói ở
trên thì năm 2019 công ty thực hiện chính sách bán hàng thu tiền ngay nên lượng
tiền tăng và ngược lại các khoản phải thu của khách hàng giảm xuống. Sang năm
2020 thì các khoản phải thu tăng lên gần 8,8 tỷ đồng chiếm 9,55% tổng tài sản.
Sở dĩ khoản phải thu tăng lên trong năm 2020 là do c hí nh sá c h bá n hà ng
của công t y c ho m ua c hị u để m ở rộng và gi ữ c hâ n khá c h hà ng.
- Hàng tồn kho:
Là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động
sản xuất kinh doanh được liên tục và có thể giải quyết tình trạng thanh khoản của
đơn vị khi cần thiết. Hàng tồn kho của công ty khá lớn và giảm dần trong ba năm.
Đây là thành phần chủ yếu làm giảm tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2018
hàng tồn kho là gần 16,2 tỷ đồng chiếm 15,03% trên tổng tài sản. Đến năm 2019
giảm xuống còn gần 13,9 tỷ đồng chiếm 13,91% tổng tài sản. So sánh với năm
2018, hàng tồn kho giảm gần 2,3 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm là 14,05 %. Sang
năm 2020 hàng tồn kho giảm xuống còn trên 10,5 tỷ đồng chiếm 11,47% trong
tổng tài sản, giảm gần 3,4 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm 24,22% so với năm
2019. Hàng tồn kho trong ba năm qua là khá lớn do đó công ty cần có biện pháp
hạn chế hàng tồn kho và đảm bảo cung ứng nhu cầu thị trường.

38
- Tài sản ngắn hạn khác:
Tài sản ngắn hạn khác của công ty chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng lại
tăng dần trong ba năm. Năm 2018 là 272 triệu đồng chiếm 0,25% tổng tài sản, năm
2019 là 405 triệu đồng chiếm 0,41% tổng tài sản. Khoản mục này năm 2019 tăng là
do sự tăng lên của chi trả trước ngắn hạn tăng 22 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng
10,33 % và tài sản ngắn hạn khác tăng 16 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 27,12 %.
Năm 2020 mặc dù chỉ trả trước ngắn hạn giảm 42 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm
là 17,87 % so với năm 2020, nhưng giá trị cũng như tốc độ giảm xuống của chi trả
trước ngắn hạn lại thấp hơn giá trị và tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn khác, thuế và
các khoản phải thu nhà nước nên tài sản ngắn hạn khác năm 2020 vẫn tăng lên 20
triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 4,94% so với năm 2019.
b) Tài sản dài hạn:
sản cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu đầu tư của mỗi đơn vị
tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ngành nghề mà tỷ trọng này cao hay thấp. Tài sản
cố định hữu hình của công ty gồm máy móc, nhà xưởng, máy móc phục vụ văn
phòng, x e v ậ n t ả i . . . Cùng với tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn tài sản dài hạn
cũng giảm đều trong ba năm qua. Năm 2018 trên 81,1 tỷ đồng chiếm 75,38%
trong tổng tài sản. Năm 2019 giảm xuống còn trên 75,5 tỷ đồng chiếm 75,54 % tài
sản. Năm 2020 tiếp tục giảm còn gần 70 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại tăng lên chiếm
76,19% tài sản. So sánh năm 2019 với 2018 giảm trên 5,6 tỷ đồng tương ứng tốc độ
giảm 6,91%. Năm 2020 giảm trên 5,5 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm là 7,3 % so
với năm 2019. Tài sản dài hạn giảm là do sự giảm xuống của các khoản mục tài sản
cố định và tài sản dài hạn khác. Sau đây ta xét từng khoản mục:
-Tài sản cố định
Năm 2018 tài sản cố định là gần 79,7 tỷ đồng chiếm 74,01% trong tổng
tài sản và nó giảm xuống còn trên 73,2 tỷ đồng vào năm 2019 chiếm 73,24%
tổng tài sản. So sánh năm 2018 thì tài sản cố định năm 2019 giảm trên 6,4 tỷ
đồng hay tốc độ giảm là 8,07%. Sang năm 2020 tài sản cố định giảm xuống còn
gần 68,2 tỷ đồng chiếm 74,2% trong tổng tài sản. So với năm 2019 thì nó giảm
xuống trên 5 tỷ đồng hay tốc độ giảm là 6,89%. Tài sản cố định giai đoạn này
giảm là do giai đoạn này các khoản trích khấu hao tài sản cố định như (nhà
xưởng, máy móc, bồn chứa, xe vận chuyển,…) cũng tăng lên. Ngoài ra công ty

39
còn thanh lý một số tài sản cố định đã hết thời gian khấu hao như xe vận chuyển,
thiết bị văn phòng...
- Tài sản dài hạn khác:
Năm 2018 là gần 1,5 tỷ đồng chiếm 1,37% tổng tài sản. Năm 2019 tăng 835
triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 55,82% so với 2018, chiếm 2,3% tổng tài
sản.Năm 2020 giảm 469 triệu đồng hay tốc độ giảm là 20,36% so với 2019, chiếm
2 % trong tổng tài sản.
Nhận xét chung: Qua phân tích ta thấy tình hình tài sản của công ty giảm và
tốc độ giảm của TSNH nhanh hơn tốc độ giảm của TSDH cho thấy công ty đang chú
trọng hơn về mạng lưới hoạt động. Về cơ cấu tài sản thì TSDH luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng tài sản. Đây là điều tốt vì nó phù hợp đối với tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên, trong khoản mục TSNH thì hàng tồn kho khá lớn, đây
là dấu hiệu không tốt công ty cần có biện pháp khắc phục.
2.3.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
2.3.2.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Để hình thành tài sản thì doanh nghiệp cần có cơ cấu tài trợ bao gồm
nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) và nợ phải trả. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh
doanh của từng ngành nghề mà ta có tỷ trọng của nguồn tài trợ này khác nhau. Từ
bảng cân đối kế toán của công ty ta lập được bảng phân tích kết cấu nguồn vốn sau
Bảng 2.5: Kết cấu nguồn vốn ba năm 2018 - 2020
ĐVT: triệu đồng

NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 2019/2018 2020/2019

CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

A.Nợ phải trả 53.577 49,78 52.940 52,95 48.924 53,24 -637 -1,19 -4.016 -7,59
B.VCSH 54.056 50,22 47.047 47,05 42.967 46,76 -7.009 -12,97 -4.080 -8,67
Tổng nguồn
107.633 100 99.987 100 91.890 100 -7.646 -7,1 -8.097 -8,1
vốn ( A+B )
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán ba năm 2018-2020 của công ty CP Bia
Hà Nội – Quảng Bình)
Qua ba năm ta thấy tổng nguồn vốn của công ty liên tục giảm. Tỷ trọng của
nợ phải trả và VCSH trong tổng nguồn vốn gần tương đương nhau. Ta thấy tỷ

40
trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tăng lên còn tỷ trọng của vốn chủ
sở hữu so với tổng nguồn vốn lại giảm xuống. Cụ thể tỷ trọng của nợ phải trả
tăng từ 49,78% năm 2018 lên 52,95% vào năm 2019 và 53,24% năm 2020 cho
thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty càng xấu. Còn tỷ trọng của nguồn
vốn chủ sở hữu giảm từ 50,22% năm 2018 xuống 47,05% năm 2019 và 46,76%
năm 2020. Trong ba năm giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều
giảm nhưng tốc độ giảm của nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ giảm của
nợ phải. Đây là điều không tốt cho công ty vì công ty đang đi chiếm dụng vốn
đồng thời nguồn vốn này chiếm chi phí cao nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần có biện pháp để huy động vốn
hiệu quả để giảm bớt chi phí hoạt động nâng cao lợi nhuận của công ty.
2.3.2.2. Phân tích sự biến động các khoản mục cấu thành nguồn vốn
Để đánh giá một cách chính xác về tình hình hoạt động của công ty ta đi
vào phân tích sự biến động cũng như tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành nguồn
vốn. Từ bảng cân đối kế toán ta lập ta tổng hợp được bảng phân tích tình hình
nguồn vốn ba năm 2018 – 2020 của công ty như sau:

41
Bảng : 2.6 Tình hình nguồn vốn của công ty qua ba năm 2018 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
so sánh so sánh
2018 2019 2020
2019/2018 2020/2019
Số
Số tiền % % Số tiền % +/- % +/- %
tiền
107.63 99.98
Tổng nguồn vốn 100 100 91.89 100 -7.646 -7,1 -8.097 -8,1
3 7
52.94 53,2
A/ NỢ PHẢI TRẢ (300= 310+330) 53.577 49,78 52,95 48.924 -637 -1,19 -4.016 -7,59
0 4
44.76 50,9
I. NỢ NGẮN HẠN 43.121 40,06 44,77 46.836 1.647 3,82 2.068 4,62
8 7
10.42 13,3
1.Vay và nợ ngắn hạn 10.043 9,33 10,43 12.235 383 3,81 1.809 17,35
6 1

2.Phải trả người bán 2.989 2,78 2.027 2,03 1.065 1,16 -962 -32,18 -962 -47,46

3. Người mua trả tiền trước 42 0,04 42 0,04 42 0,05 0 0 0 0


28.49 31,3
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 27.279 25,34 28,49 28.782 1.211 4,44 292 1,02
0 2

5.Phải trả người lao động 471 0,44 736 0,74 1.048 1,14 265 56,26 312 42,39
6. Chi phí phải trả 67 0,06 34 0,03 0 0 -33 -49,25 -34 -100
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
1.993 1,85 2.696 2,7 3.398 3,7 703 35,27 702 26,04
hạn khác

11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 236 0,22 316 0,32 266 0,29 80 33,9 -50 -15,82
II. NỢ DÀI HẠN 10.456 9,71 8.173 8,17 2.088 2,27 -2.283 -21,83 -6.085 -74,45
1. Phải trả dài hạn khác 144 0,13 99 0,1 111 0,12 -45 -31,25 12 12,12
2. Vay và nợ dài hạn 10.265 9,54 8.026 8,03 1.929 2,1 -2.239 -21,81 -6.097 -75,97
3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 48 0,04 48 0,05 48 0,05 0 0 0 0
B/ VỐN CHỦ SỞ HỮU (400= 47.04 46,7
54.056 50,22 47,05 42.967 -7.009 -12,97 -4.080 -8,67
410+430) 7 6
42.88 42,3
I. VỐN CHỦ SỞ HỮU 49.755 46,23 42,89 38.879 -6.866 -13,8 -4.010 -9.35
9 1
36.00 39,1
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 36.000 33,45 36 36.000 0 0 0 0
0 8
2. Vốn khác của chủ sở hữu 30 0,03 30 0,03 30 0,03 0 0 0 0
3. Quỹ đầu tư phát triển 4.122 3,83 4.334 4,33 4.546 4,95 212 5,14 212 4,89

3. Quỹ dự phòng tài chính 818 0,76 409 0,41 0 0 -409 -50 -409 -100

4. LNST chưa phân phối 12.385 11,51 5.716 5,72 1.904 2,07 -6.669 -53,85 -3.812 -66.69
II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ
2.501 2.32 2.358 2,36 2.287 2,49 -143 -5,72 -71 -3.01
KHÁC
1. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 2.501 2.32 2.358 2,36 2.287 2,49 -143 -5,72 -71 -3.01

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán ba năm 2018-2020 của công ty CP Bia Hà
Nội – Quảng Bình)

42
Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của công ty đều giảm
qua 3 năm cho thấy quy mô hoạt động của công ty ngày càng bị thu hẹp .
Năm 2019 tổng nguồn vốn là gần 100 tỷ đồng giảm trên 7,6 tỷ đồng so với năm
2018 với tốc độ giảm là 7,1%. Năm 2020 tổng nguồn vốn của công ty là gần
91,9 tỷ đồng giảm gần 8,1 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng tốc độ giảm là
8,1%. Nguyên nhân giảm tổng nguồn vốn là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở
hữu giảm xuống. Ta xét riêng từng khoản mục:
a) Nợ phải trả:
Nợ phải trả giảm từ gần 53,6 tỷ đồng năm 2018 giảm xuống trên 52,9 tỷ
đồng năm 2019 và sang năm 2020 giảm xuống còn trên 48,9 tỷ đồng. So sánh giữa
năm 2019 với năm 2018 nợ phải trả giảm 637 triệu đồng tương ứng với tốc độ
giảm là 1,19%. Năm 2020 thì tốc độ giảm là 7,59 % so với năm 2019 với số tiền
giảm là trên 4 tỷ đồng. Sự biến động các khoản mục trong nợ phải trả như sau:
- Nợ ngắn hạn: Là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi
nguồn vốn không xoay vòng kịp tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ
dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của đơn vị khi các khoản nợ này đến hạn mà
đơn vị không thanh toán được. Trong ba năm qua thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong nợ phải trả. Năm 2018 nợ ngắn hạn là trên 43,1 tỷ đồng chiếm
40,06% trong tổng nguồn vốn. Năm 2019 là trên 44,8 tỷ đồng chiếm 44,77%
tổng nguồn vốn. Năm 2019 nợ ngắn hạn tăng trên 1,6 tỷ đồng so với năm 2018
hay tốc độ tăng là 3,82%. Năm 2020 nợ ngắn hạn là trên 46,8 tỷ đồng chiếm
50,97% trong tổng nguồn vốn tăng trên 2 tỷ đồng so với năm 2019 hay tốc độ tăng
là 4,62%. Nợ ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn
trong kinh doanh. Để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích từng khoản mục trong nợ
ngắn hạn.
+ Vay và nợ ngắn hạn: Vay và nợ ngắn hạn năm 2018 trên 10 tỷ đồng
chiếm 9,33% trong tổng nguồn vốn đến năm 2019 là trên 10,4 tỷ đồng chiếm
10,43% trong tổng nguồn vốn tăng 3,81% so với năm 2018. Đến năm 2020 vay
và nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đến trên 12,2 tỷ đồng chiếm 13,31% trong
tổng nguồn vốn tăng 17,35% so với năm 2019. Các khoản vay ngắn hạn giai
đoạn này tăng là do công ty thực hiện một số chính sách nhằm thu hút và giữ khách
hàng mà nguồn vốn chủ sỡ hữu không thể đáp ứng được nên công ty phải đi vay,

43
nợ ngắn hạn.
+ Phải trả người bán: Giảm dần trong ba năm qua. Năm 2018 gần 3 tỷ đồng
chiếm 2,78% trong tổng nguồn vốn. Năm 2019 giảm xuống còn trên 2 tỷ đồng
chiếm 2,03% trong tổng nguồn vốn, giảm 962 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm là
32,18% so với năm 2018. Năm 2019 tiếp tục giảm xuống còn trên 1 tỷ đồng chiếm
1,16% trong tổng nguồn vốn, giảm 962 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 47,47%
so với năm 2019. Phải trả người bán giảm dần là do chính sách bán hàng thu tiền
ngay của đối tác.
+ Người mua trả tiền trước: Không thay đổi trong ba năm đều giữ ở mức 42
triệu đồng. Tuy nhiên tỷ trọng có sự thay đổi năm 2018 và 2019 chiếm 0,04%
nhưng năm 2020 chiếm 0,05% trong tổng nguồn vốn. Điều đó là do tổng nguồn
vốn giảm xuống trong khi người mua trả tiền trước không thay đổi.
+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Tăng đều trong ba năm. Năm 2018
là gần 27,3 tỷ đồng chiếm 25,34% trong tổng nguồn vốn. Năm 2019 tăng trên 1,2
tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 4,44% so với năm 2018, chiếm 28,49 % trong
tổng nguồn vốn. Năm 2020 tiếp tục tăng 292 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng
1,02% so với năm 2019, chiếm 31,32% trong tổng nguồn vốn. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước ngày càng tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận trước thuế
ngày càng giảm chúng tỏ công ty ngày càng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối
với ngân sách nhà nước góp phần xây dựng tổ quốc.
+ Phải trả người lao động: Công ty chưa thực hiện tốt các khoản phải trả cho
người lao động, khoản này tăng đều trong ba năm qua. Năm 2018 là 471 triệu
đồng, chiếm 0,44% trong tổng nguồn vốn. Năm 2019 tăng 265 triệu đồng tương
ứng tốc độ tăng là 52,26% so với 2018, chiếm 0,74% trong tổng nguồn vốn. Năm
2020 tiếp tục tăng 312 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 42,39% so với 2019,
chiếm 1,14% trong tổng nguồn vốn. Công ty đang chiếm dụng vốn của lao động
ngày càng nhiều cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
+ Chi phí phải trả: Năm 2018 là 67 triệu đồng chiếm 0,06% trong tổng
nguồn vốn. Năm 2019 giảm 33 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm là 49,25% so với
2018, chiếm 0,03% trong tổng nguồn vốn. Năm 2020 không có chi phí phải trả.
+ Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác: Tăng dần trong ba năm qua.
Năm 2018 là gần 2 tỷ đồng chiếm 1,85% trong tổng tài sản. Năm 2019 tăng 703

44
triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 37,27% so với năm 2018, chiếm 2,7% trong tổng
tài sản. Năm 2020 tiếp tục tăng 702 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 26,04% so
với năm 2019, chiếm 3,7% trong tổng nguồn vốn.
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi: Năm 2019 là 316 triệu đồng, chiếm 0,32%
trong tổng nguồn vốn, tăng 80 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 33,9% so với
năm 2018. Chứng tỏ năm này công ty thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, khen
thưởng. Năm 2020 cùng với tình hình chung công ty gặp nhiều khó khăn nên
khoản mục này giảm 50 triệu đồng tương ứng tốc đọ giảm 15,82% so với 2019.
- Nợ dài hạn: Là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp khi thiếu hụt vốn có
tính an toàn cao hơn nợ ngắn hạn đơn vị có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ
cho tài sản cố định. Ngược lại với sự tăng lên của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn
giảm dần qua ba năm. Năm 2018 nợ dài hạn là gần 10,5 tỷ đồng chiếm 9,71%
trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2019 là gần 8,2 tỷ đồng, chiếm 8,17% trong tổng
nguồn vốn, giảm gần 2,3 tỷ đồng tương ứng tốc đọ giảm 21,82% so với 2018. Đến
năm 2020 nợ dài hạn giảm xuống còn hơn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,27% trong tổng
nguồn vốn, giảm gần 6,1 tỷ đồng so với năm 2019 tốc độ giảm 74,45%. Nguyên
nhân nợ dài hạn giảm là do công ty dùng tiền thu được từ kinh doanh và trích
một khoản tiền trong quỹ khấu hao để trả cho các ngân hàng, các khoản phải trả
dài hạn khác. Việc giảm được khoản nợ dài hạn đối với công ty là hoàn toàn tốt
vì công ty đã giảm bớt được một phần gánh nặng nợ của mình
b) Nguồn vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định
tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của công ty
giảm dần trong ba năm qua. Cụ thể năm 2018 trên 54 tỷ đồng chiếm 50,22% trong
tổng nguồn vốn, năm 2019 là trên 47 tỷ đồng chiếm 47,05% trong tổng nguồn
vốn. Sang năm 2020 còn gần 43 tỷ đồng chiếm 47,76% trong tổng nguồn vốn.
Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn tăng giảm không
ổn định. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu
giảm là do sự giảm xuống của các khoản mục:
- Vốn chủ sỡ hữu: Năm 2018 là gần 50 tỷ đồng chiếm 46,23% trong tổng
nguồn vốn. Năm 2019 là gần 43 tỷ đồng chiếm 42,89% trong tổng nguồn vốn,

45
giảm gần 6,9 tỷ đồng hay tốc độ giảm là 13,8 % so với 2018. Năm 2020 là gần 38,9
tỷ đồng chiếm 42,31 % trong tổng nguồn vốn, giảm trên 4 tỷ đồng hay tốc độ giảm
là 9,35% so với 2019. Nguyên nhân làm cho vốn chủ sỡ hữu giảm xuống là do sự
giảm xuống của quỹ dự phòng tài chính và LNST chưa phân phối. Quỹ dự phòng
tài chính giảm từ 818 triệu đồng năm 2018 xuống còn 409 triệu đồng năm 2019
tương ứng với tốc đọ giảm là 50%. LNST chưa phân phối cũng giảm từ gần 12,4 tỷ
năm 2018 xuống còn trên 5,7 tỷ đồng năm 2019 tương ứng tốc độ giảm là 53,85%.
Sang năm 2020 quy dự phòng tài chính không còn nữa, còn LNST chưa phân phối
tiếp tục giảm xuống còn trên 1,9 tỷ đồng. Trong ba năm qua tuy quỹ đầu tư phát
triển có tăng nhưng không đáng kể so với sự giảm xuống của quỹ dự phòng tài
chính và LNST chưa phân phối vốn chủ sỡ hữu vẫn giảm xuống. Đây là nguồn
thuộc sỡ hữu của công ty nên sự giảm xuống của vốn chủ sỡ hữu chứng tỏ khả
năng độc lập tài chính của công ty ngay càng giảm.
- Nguồn kinh phí và quỹ khác: Giảm liên tục trong ba năm từ trên 2,5 tỷ
đồng 2018 xuống còn gần 2,4 tỷ đồng năm 2019 hay tốc độ giảm 5,27%, sang năm
2020 tiếp tục giảm còn gần 2,3 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm là 3,01 % so với
2019. Khoản mục này giảm là do TSCĐ của công ty ngày càng giảm.
Nhận xét chung:
Nợ phải trả của công ty giảm qua ba năm nhưng trong đó nợ ngắn hạn lại
tăng cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính, công ty phải chịu thêm
gánh nặng về khoản thanh toán nợ. Công ty cần xem xét để giảm bớt các khoản
nợ vay và các khoản chiếm dụng vốn của người khác. Tuy nhiên tỷ trọng của nợ
phải trả so với tổng nguồn vốn đang có xu hướng tăng trong khi công ty đang thu
hẹp hoạt động kinh doanh cho thấy khả năng chủ động trong nguồn vốn kinh
doanh ngày càng yếu đi.
Nguồn vốn chủ sở hữu giảm đều qua ba năm chứng tỏ công ty ngày càng
bị động hơn trong hoạt động kinh doanh nhưng xét về mặt tỷ trọng nguồn vốn
chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công
ty đang có khả năng chủ động trong kinh doanh cao, nên hạn chế các khoản đi vay.
2.3.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Nếu như phần trước dựa trên bảng cân đối kế toán để phân tích đã cho ta
biết phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử

46
dụng các nguồn vốn,… thì việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả kinh
doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính, nó cho biết việc quản lý, chỉ đạo
kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.

47
Bảng 2.7: kết quả hoạt động kinh doanh ba năm 2018 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 +/- % +/- %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.153 147.951 146.813 -6.202 -4,02 -1.138 -0,77
2. các khoản giảm trừ doanh thu 44.156 44.709 43.705 553 1,25 -1.004 -2,25
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 109.997 103.242 103.108 -6.755 -6,14 -134 -0,13
4. Giá vốn hàng bán 86.821 81.837 82.415 -4.984 -5,74 579 0,71
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 23.176 21.405 20.692 -1.771 -7,64 -713 -3,33
6. Doanh thu hoạt đông tài chính 210 166 106 -44 -20,99 -60 -36,27
7. Chi phí tài chính 2.314 2.822 1.444 508 21,95 -1.378 -48,85
trong đó lãi vay phải trả 1.783 2.821 1.440 1.039 58,28 -1.381 -48,95
8. Chi phí bán hàng 2.083 1.581 2.277 -502 -24,08 696 44,01
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.843 5.031 5.895 1.188 30,91 864 17,18
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15.147 12.137 11.182 -3.010 -19,87 -955 -7,87
11. Thu nhập khác 840 152 0 -688 -81,95 -152 -100
12. Chi phí khác 1.183 3.414 2.225 2.230 188,44 -1.188 -34,81
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) -344 -3.262 -2.225 -2.918 849,09 1.037 -31,78
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 14.803 8.876 8.957 -5.928 -40,04 82 0,92
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.601 1.218 2.424 -383 -23,91 1.206 98,96
16. LNST (60= 50-51) 13.202 7.657 6.533 -5.545 -42 -1.124 -14,68
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm 2018 – 2020)

48
Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giảm liên tục qua
ba năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 là trên 13,2 tỷ đồng năm 2019 giảm trên 5,5
tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm là 42% so với 2018. Sang năm 2020 thì tốc độ giảm
của lợi nhuận chậm hơn, giảm 174 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 2,27%. Sự
giảm xuống của lợi nhuận sau thuế là do ảnh hưởng của các thành phần sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Giảm liền trong ba năm. Năm
2019 giảm trên 6,2 tỷ đồng hay tốc độ giảm 4,02% so với 2018. Không dừng lại ở đó
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 tiếp tục giảm trên 1,1 tỷ đồng so
với năm 2019 hay tốc độ giảm 0,77%. Trong khi đó các khoản giảm trừ năm 2019
tăng so với 2018 là trên 553 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 1,25% nhưng sang
năm 2020 các khoản giảm trừ doanh thu giảm trên 1 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc
độ giảm là 2,25%. Sở dĩ năm 2019 khoản giảm trừ tăng cao công ty đã thực hiện một
số chính sách để thu hút khách hàng và tăng lượng hàng bán như chiết khấu thương
mại. Các khoản giảm trừ tăng cao nhưng doanh thu giảm cho thấy công ty chưa có
những chính sách phù hợp với thị trường nên làm cho doanh thu và lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh liên tục giảm.
Giá vốn hàng bán: Biến động liên tục qua ba năm từ trên 86,8 tỷ đồng
năm 2018 giảm xuống còn trên 81,8 tỷ đồng năm 2019 và tăng lên trên 82,4 tỷ
đồng năm 2020. Tốc độ giảm năm 2019 so với năm 2018 là 5,74% và tốc độ
tăng của năm 2020 so với năm 2019 là 0,71%. Giá vốn hàng bán giai đoạn
này biến động là do giá cả của nhiên liệu, nguyên liệu không ổn định.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Liên tục giảm năm 2018 là 210
triệu đồng, năm 2019 giảm 44 triệu đồng so với năm 2018 hay tốc độ giảm
là 20,99% và năm 2020 giảm 60 triệu đồng hay tốc độ giảm là 36,27% so
với năm 2019. Doanh thu từ hoạt động t à i chính của doanh nghiệp là một con
số rất nhỏ so với doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
nhưng nó ngày càng giảm xuống cho thấy công ty đang thu hẹp hoạt động kinh
doanh sang các lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, mua bán ngoại tệ,… nhằm
hạn chế rủi ro trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.
Chi phí hoạt động tài chính: Cao hơn nhiều so với doanh thu từ hoạt động
tài chính. Chi phí này năm 2018 là trên 2,3 tỷ đồng, năm 2019 là trên 2,8 tỷ đồng
và đến năm 2020 giảm xuống còn trên 1,4 tỷ đồng. Sở dĩ chi phí từ hoạt động
tài chính của công ty lại cao hơn doanh thu từ hoạt động tài chính là do công ty
thiếu vốn hoạt động nên vay vốn và chi phí vay vốn ngân hàng và các chi phí bảo
lãnh ngân hàng cao.
Chi phí bán hàng: Là loại chi phí thời kỳ nhưng cũng không kém phần
quan trọng vì nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Năm 2018 khoản chi phí
này là trên 2 tỷ đồng, năm 2019 giảm 502 triệu đồng hay tốc độ giảm là 24,08 %
so với 2018, tương ứng với sự giảm xuống của doanh thu từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ là điều đương nhiên. Nhưng năm 2020 chi phí bán hàng lại tăng 696
triệu đồng hay tốc độ tăng là 17,08% trong khi doanh thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ lại giảm so với năm 2019. Điều đó chứng tỏ chính sách bán
hàng của công ty không hiệu quả. Ngoài ra công ty đang mở rộng thêm những địa
bàn hoạt động mới, thu hút thêm những khách hàng mới là cửa hàng và đại lý để
phục vụ cho việc bán hàng nên chi phí bán hàng tăng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng
đến chất lượng của hoạt động điều hành và quản lý của doanh nghiệp. Chi phí
này năm 2019 là trên 5 tỷ đồng tăng gần 1,2 tỷ đồng hay tốc độ tăng là 30,91%
so với năm 2018 và năm 2020 tăng 864 triệu đồng hay tốc độ tăng là 17,18 % so
với năm 2019. Sở dĩ chi phí này tăng lên là do chi phí đào tạo của công ty tăng lên
do chính sách quản lý của đơn vị nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán
bộ công nhân viên, thêm vào đó chi phí khấu hao các tài sản cố định dùng trong
quản lý cũng tăng.
Thu nhập khác: Khoản thu này có được là do công ty thu được một số khoản
tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng và thu từ việc thanh lý, nhượng bán lại một số
tài sản cố định. Ngoài các khoản thu chính từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ các
khoản thu khác của công ty cũng giảm xuống trong khi chi phí khác lại tăng làm lợi
nhuận cho công ty giảm. Ta thấy khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí
khác luôn luôn âm. Lợi nhuận khác năm 2018 là -344 triệu đồng, năm 2019 là gần -
3,3 tỷ đồng và năm 2020 là trên -2,2 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế : Lợi nhuận trước thuế của công ty trong ba
năm qua luôn biến động tăng giảm không ổn định, năm 2018 là trên 14,8 tỷ
đồng, năm 2018 giảm trên 5,9 tỷ đồng hay tốc độ giảm là 40,04% so với năm
2018. Mặc dù chi phí bán hàng giảm xuống nhưng nhỏ hơn so với sự giảm
xuống của doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng với sự
tăng lên của chi phí tài chính, chí phí quản lý doanh nghiệp tăng nên tổng lợi
nhuận trước thuế 2019 giảm. Nhưng năm 2020 lại tăng trên 82 triệu đồng hay
tốc độ tăng là 0,92 % so với năm 2019.
Lợi nhuận sau thuế: là khoản cuối cùng mà công ty quan tâm, phản ánh
hiệu quả kinh doanh của công ty. Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh từ
trên 13,2 triệu đồng năm 2018 xuống còn gần 7,7 tỷ đồng năm 2019 hay tốc độ
giảm là 42 %. Năm 2020 tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn là 14,68 %
tương ứng với giảm trên 1,1 tỷ đồng so với năm 2019. Đây là khoản lợi nhuận sau
khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp
Tóm lại: Sau khi phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta
thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm qua ba năm. Tuy nhiên
sự giảm xuống của doanh thu trong khi chi phí tăng lên rất nhiều nhất là chi phí tài
chính và chi phí bán hàng. Do đó công ty cần có biện pháp để nâng cao doanh
thu và lợi nhuận lại vừa giảm chi phí hoạt động đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
2.3.4. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các tỷ số tài chính
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên khả năng
huy động và sử dụng vốn bên cạnh đó các nhà phân tích còn xem xét các tỷ số
tài chính để đo lường được khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như những
rủi ro đang tồn tại trong doanh nghiệp. Qua đó sẽ đưa ra được những nhận xét
chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Vì thế ta đi vào
xem xét các tỷ số sau:
2.3.4.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
Tình hình khả năng thanh toán là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất rủi ro về
thanh khoản của đơn vị. Qua đó nó phản ánh được tình hình tài chính của đơn vị
đang ở tình trạng ra sao. Vì tình hình khả năng thanh toán sẽ phản ánh mối quan
hệ giữa các khoản phải thanh toán trong kỳ và các khoản có thể đáp ứng nhu cầu
thanh toán trong đơn vị.
Trước khi đi vào phân tích các tỷ số thanh toán ta phân tích tình hình
thanh toán của công ty trong ba năm qua để thấy rõ hơn khả năng thanh toán của
công ty đối với nhu cầu thanh toán hay các khoản nợ của mình.
 Phân tích tình hình thanh toán của công ty:
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh
thì tình trạng chiếm dụng vốn của các đơn vị khác là điều không tránh khỏi.
Điều quan trọng là khả năng thanh toán của công ty ở thời điểm đó có được đảm
bảo hay không. Để biết được điều đó ta phân tích nhu cầu thanh toán và khả năng
thanh toán của công ty qua ba năm 2018 – 2020 như thế nào.
Bảng 2.8: Phân tích tình hình thanh toán qua ba năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020
Nhu cầu thanh toán
1.Vay và nợ ngắn hạn 10.043 10.426 12.235
2. Phải trả người bán 2.989 2.027 1.065
3. Người mua trả tiền trước 42 42 42
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 27.279 28.490 28.782
5. Phải trả người lao động 471 736 1.048
6. Chi phí phải trả 67 34 0
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
1.993 2.696 3.398
khác
10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 237 317 266
Tổng 43.121 44.768 46.836
Khả năng thanh toán
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.180 3.483 2.140
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 7.867 6.663 8.775
3. Hàng tồn kho 16.182 13.908 10.539
4. Chi trả trước ngắn hạn 213 235 193
5. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 0 139 190
6. Tài sản ngắn hạn khác 59 31 41
Tổng 26.501 24.459 21.878
(Nguồn:Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2018-2020 Công ty cổ phần Bia
Hà Nội – Quảng Bình)

Qua bảng phân tích ta thấy trong ba năm 2018 – 2020 nhu cầu thanh toán
của công ty ngày càng tăng còn khả năng thanh toán thì lại giảm xuống.
Về nhu cầu thanh toán: Tăng đều qua ba năm năm 2018 nhu cầu thanh toán
của công ty là trên 43,1 tỷ đồng, năm 2019 là gần 44,8 tỷ đồng, năm 2020 tăng lên trên
46,8 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thanh toán năm 2019 tăng là do sự tăng
lên của vay ngắn và nợ hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả,
phải nộp khác, quỹ khen thưởng phúc lợi. Năm 2020 nhu cầu thanh toán tiếp tục tăng
là vay và nợ ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động,
các khoản phải trả, phải nộp khác tăng. Đây là những khoản công ty đang chiếm dụng
của các đơn vị khác, của lao động trong công ty và các khoản vay ngân hàng mà công
ty có trách nhiệm phải thanh toán. Ta thấy nợ của công ty là rất lớn nhưng lượng tiền
thấp điều này là không tốt đối với một số công ty khi phát sinh các khoản thanh toán
đột xuất lớn.
Về khả năng thanh toán: khả năng thanh toán ba năm qua của công ty giảm
xuống. Năm 2018 là trên 26,5 tỷ đồng, sang năm 2019 giảm xuống còn gần 24,5 tỷ
đồng và tiếp tục giảm xuống còn gần 21,9 tỷ đồng vào năm 2020. Khả năng thanh toán
trong năm 2019 giảm hơn so với năm 2018 là do sự giảm xuống của các khoản phải
thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản khác. Sang năm 2020 tuy các khoản thu ngắn hạn
khác, thuế và các khoản phải thu của nhà nước, tài sản ngắn hạn khác tăng nhưng
lượng tiền và các khoản tương đương đương tiền,hàng tồn kho, chi trả trước ngắn hạn
lại giảm cao hơn làm cho khả năng thanh toán của công ty giảm xuống. So sánh giữa
nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán ta thấy trong ba năm qua thì công ty không
có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán do khả năng thanh toán của công ty nhỏ hơn
nhu cầu thanh toán.
 Phân tích khả năng thanh toán của công ty:
Khả năng thanh toán của công ty thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau,
mỗi chỉ tiêu phản ánh một góc độ khác nhau. Từ đó cho ta một nhận xét về khả
năng của công ty như thế nào. Nhóm tỷ số này bao gồm các tỷ số:
Bảng 2.9: Các tỷ số thanh toán qua ba năm 2018-2020
CHỈ TIÊU ĐVT 2018 2019 2020
1. TSNH Triệu 26.501 24.459 21.878
2. Hàng tồn kho Triệu
đồng 16.182 13.908 10.539
3. Nợ NH Triệu
đồng 43.121 44.768 46.836
4. Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi Triệu
đồng 16.586 11.697 11.628
5.
vaylãi vay Triệu
đồng 1.783 2.821 1.440
6. Tỷ số thanh toán hiện đồngLần 0,61 0,55 0,47
7. Tỷ số thanh
hành(6=1:3) toán nhanh
(44444() Lần 0,24 0,24 0,24
8. Tỷ số khả năng thanh toán lãi Lần 9,3 4,15 8,08
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2018-2020 Công ty cổ phần Bia
vay
Hà Nội – Quảng Bình)
 Tỷ số thanh toán hiện hành
Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn
hạn. Nhìn vào bảng phân tích các tỷ số thanh toán ta thấy khả năng thanh toán
hiện hành của công ty trong ba năm 2018 – 2020 đều giảm. Năm 2018 tỷ số này là
0,61 lần tức là có 0,61 đồng TSNH đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, năm 2019
giảm xuống còn 0,55 lần tức là có 0,55 đồng TSNH đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn
hạn, năm 2020 tiếp tục giảm xuống 0,47 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bằn 0,47 đồng TSNH. Qua tỷ số này ta thấy trong ba năm qua tài sản ngắn hạn
không đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Tỷ số thanh
toán hiện hành cho thấy công ty chưa đầu tư đúng mức và hợp lý. Tỷ số này qua
thấp chứng tỏ tài chính của công ty còn yếu.
 Tỷ số thanh toán nhanh
Là hệ số đánh giá khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn có
thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt loại trừ hàng tồn kho. Khả năng
thanh toán nhanh của công ty không có sự thay đổi qua ba năm. Hệ số thanh toán
nhanh b a năm 2018 – 2020 đều là 0,24 lần cho thấy cứ 0,24 đồng tài sản có tính
thanh khoản cao đảm bảo cho mỗi đồng nợ đến hạn. Khả năng thanh toán này
khó có thể chấp nhận được công ty cần có biện pháp giảm lượng hàng tồn kho
và giảm các khoản nợ ngắn hạn.
 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Phân tích chỉ tiêu này nói lên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước hết
có đủ để chi trả lãi vay hay không. Đây là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín
dụng quan tâm trong việc cung cấp tín dụng vì nó phản ánh được khả năng trả lãi
vay của đơn vị. Nhìn chung ba năm qua lợi nhuận của công ty đủ để thanh toán
lãi vay và đang biến động không đều. Năm 2018 có 9,3 đồng lợi nhuận thuần để
thanh toán một đồng lãi vay. Sang năm 2019 giảm xuống có 4,15 đồng lợi
nhuận thuần để đảm bảo một đồng lãi vay đến năm 2020 tình hình có thay đổi,
một đồng lãi vay được đảm bảo bằng 8,08 đồng lợi nhuận thuần. Qua phân tích ta
thấy khả năng thanh toán lãi vay trong ba năm được đảm bảo. Tuy nhiên công ty
cần chú ý vốn vay ở mức cho phép để đảm bảo không mất khả năng trả nợ vay.
2.3.4.2 Các tỷ số về hoạt động
Bảng 2.10: Các tỷ số về hoạt động trong ba năm 2018 – 2020
CHỈ TIÊU ĐVT 2018 201 202
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 109.997 9103.24 0103.10
2. Các khoản phải thu Triệu 7.867 6.6632 8.7758
3. Doanh thu bình quân ngày Triệu
đồng 305,55 286,78 286,41
4. Giá vốn hàng bán Triệu
đồng 86.821 81.837 82.415
5. Hàng tồn kho Triệu
đồng 16.182 13.908 10.539
6. TSDH Triệu
đồng 81.132 75.5 70.0
7. TSNH Triệu
đồng 26.50 24.4
28 21.8
12
8. Tổng tài sản Triệu
đồng đồng 107.6
1 99.9
59 91.8
78
9. Vốn chủ sở hữu Triệu 54.056
33 47.047
88 42.967
91
10. Vòng quay các khoản phải thu (10 Vòng
đồng 13,98 15,49 11,75
11. Kỳ thu tiền bình quân (11 = 2:3)
=1:2) Ngày 25,75 23,23 30,64
12. Vòng quay hàng tồn kho (12 = 4:5) Vòng 5,37 5,88 7,82
13. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình Ngày
67,04 61,22 46,04
quân (13 = 360:12)
14. Hiệu suất sử dụng TSDH (14 = 1:6) Lần 1,36 1,37 1,47
15. Hiệu suất sử dụng TSNH (15 = Lần 4,15 4,22 4,71
16.
1:7)Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (16 Lần 1,02 1,03 1,12
17. Hiệu suất sử dụng VCSH (17 = 1:9)
=1:8) Lần 2,03 2,19 2,4
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2018-2020 Công ty cổ
phần Bia Hà Nội – Quảng Bình)

 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải thu biểu hiện cứ bình quân một đồng các
khoản phải thu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao chứng
tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng cao. Năm 2018 vòng quay các khoản
phải thu là 13,98 vòng tương ứng với kỳ thu tiền là 26 ngày. Năm 2019 là 15,49
vòng ứng với 23 ngày cho một vòng. Năm 2020 số vòng quay giảm xuống 11,75
vòng tương ứng 31 ngày cho một vòng. Năm 2019 kỳ thu tiền là 23 ngày thấp
hơn năm 2018 là do trong năm 2019 công ty thực hiện chính sách bán hàng thu
tiền ngay nên các khoản phải thu từ khách hàng giảm xuống và theo đó số ngày
cho một vòng thu tiền giảm xuống. Sang năm 2020 công ty thực hiện chính sách
bán chịu để nâng cao sức cạnh tranh nên các khoản phải thu tăng lên. Do đó kỳ thu
tiền bình quân tăng lên 31 ngày.
 Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân
Nhìn vào vòng quay hàng tồn kho ta có thể đánh giá công ty sử dụng hàng
tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Từ bảng tính toán trên ta thấy vòng
quay hàng tồn kho năm 2018 là 5,37 vòng tương ứng 76 ngày cho một vòng. Năm
2019 tăng lên là 5,88 vòng ứng với 61 ngày cho một vòng. Năm 2020 tăng lên là
7,82 vòng ứng với 46 ngày cho một vòng. Vòng quay hàng tồn kho tăng lên
tương ứng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống nghĩa là thời gian để
sản phẩm trong kho giảm xuống. Số vòng quay hàng tồn kho ngày càng cao cho
thấy việc tổ chức quản lý dự trữ của doanh nghiệp ngày càng tốt. Chỉ tiêu vòng
quay hàng tồn kho tăng là tốt vì sản phẩm để trong kho quá lâu đòi hỏi tốn thêm
chi phí bảo quản, hư hỏng mặt khác có thể gặp rủi ro khi bán ra biến động giảm.
 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn năm 2018 là 1,36 lần. Năm 2019
tăng lên 1,37 lần và đến năm 2020 thì tăng lên 1,47 lần. Hiệu suất sử dụng tài sản
dài hạn cho ta biết bao nhiêu đồng doanh thu tạo ra từ một đồng tài sản dài hạn.
Nguyên nhân hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn t ă n g l à d o t ố c đ ộ g i ả m
c ủ a doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của TSDH. Nhìn chung hiệu suất sử dụng tài
sản dài hạn của công ty là khá tốt cho thấy công ty đã khai thác tốt sức sử dụng
tài sản dài hạn của mình.
 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Cùng với sự tăng lên của hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn là sự tăng lên
của hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn biểu hiện dấu hiệu tốt của công ty. Năm
2018 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là 4,15 lần, năm 2019 là 4,22 lần và năm
2020 tăng lên 4,71 lần. Sự tăng lên này cho thấy công ty quản lý tài sản ngắn
hạn tốt hơn. Để thấy rõ hơn ta phân tích thêm thời gian một vòng quay vốn lưu
động. (Thời gian một vòng quay vốn lưu động = 360/ hiệu suất sử dụng TSNH).
Thời gian một vòng quay vốn lưu động (2018) = 87 ngày.
Thời gian một vòng quay vốn lưu động (2019) = 85 ngày.
Thời gian một vòng quay vốn lưu động (2020) = 76 ngày.
Từ kết quả tính toán trên ta thấy cứ một đồng TSNH đầu tư thì công ty thu
được 4,15 đồng doanh thu và mất 87 ngày năm 2018. Năm 2019 thì một đồng
TSNH bỏ ra thì thu được 4,22 đồng doanh thu trong 85 ngày. Đến năm 2020 tăng
lên cứ một đồng TSNH thu được 4,71 đồng lợi nhuận và chỉ mất 76 ngày. Qua
phân tích cho thấy công ty sử dụng TSNH ngày càng hiệu quả.
 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản là sự kết hợp giữa vòng quay TSNH và
vòng quay TSDH. Trong năm 2018 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,02 lần.
Sang năm 2019 hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên 1,03 lần. Sang năm 2020 tăng
lên 1,12 lần. Do hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng
nên làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên trong ba năm qua. Do đó công
ty cần có biện pháp để sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả hơn.
 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Năm 2018 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì ta thu được 2,03 đồng
doanh thu. Tương tự, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 2,19 đồng
doanh thu năm 2019 và 2,4 đồng doanh thu năm 2020. Hiệu suất sử dụng vốn chủ
sở tăng lên. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của vốn chủ sỡ hữu cao hơn tốc độ
giảm của doanh thu.
2.3.4.3. Các tỷ số khả năng sinh lợi
Đối với bất kỳ công ty nào thì lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao cho thấy công ty hoạt động càng
có hiệu quả và càng có tiềm năng phát triển. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào lợi
nhuận mà công ty thu được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng sản xuất
kinh doanh tốt hay xấu thì chúng ta có thể đưa ra kết luận không chính xác bởi
vì số lợi nhuận này phải đặt vào mối quan hệ với lượng chi phí bỏ ra, khối
lượng tài sản mà công ty đã sử dụng. Chính vì thế ta phải đặt lợi nhuận trong mối
quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ, với tổng số vốn mà công ty đã đầu tư
vào sản xuất kinh doanh. Ta có bảng số liệu tỷ số khả năng sinh lời của công ty
trong ba năm như sau:
Bảng 2.11: Các tỷ số khả năng sinh lời trong ba năm 2018 – 2020
CHỈ TIÊU ĐVT 2018 2019 2020
1. TSDH Triệu đồng 81.132 75.528 70.012
2. TSNH Triệu đồng 26.501 24.459 21.878
3. Tổng tài sản Triệu đồng 107.633 99.988 91.891
4. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 54.056 47.047 42.967
5. Doanh thu thuần Triệu đồng 109.997 103.242 103.108
6. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 13.202 7.657 7.483
7. LNR trên doanh thu (ROS)(7 = %
6:5) 12 7.42 7.26
8. LNR trên tổng TS (ROA) (8 = 6:3) % 12.27 7.66 8.14
9. LNR trên TSDH ( 9 = 6 : 1) % 16.27 10.14 10.69
10. LNR trên TSNH (10 = 6:2) % 49.82 31.31 34.2
11. LNR trên VCSH (ROE) (11 = %
6:4) 24.42 16.28 17.42
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2018-2020 Công ty cổ phần Bia
Hà Nội – Quảng Bình)
 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Đây là tỷ số đo lường tính hiệu quả của công tác phân phối và quản lý
các nguồn tài trợ của đơn vị. Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy cứ 100 đồng tài
sản sẽ tạo ra được 12,27 đồng lợi nhuận vào năm 2018, 7,66 đồng lợi nhuận vào
năm 2019 và 8,14 đồng lợi nhuận vào năm 2020. Qua kết quả trên ta thấy suất sinh
lời trên tổng tài sản năm 2019 giảm so với 2018 và nó tăng lên trong năm 2020.
Tỷ số này năm 2019 giảm là do tốc độ giảm của tài sản chậm hơn tốc độ giảm
của lợi nhuận ròng. Sang năm 2020 tốc độ giảm của tài sản nhanh hơn tốc độ giảm
của lợi nhuận ròng đã làm cho tỷ số ROA của công ty năm 2020 tăng. Tỷ số này
của công ty là tương đối tốt công ty phát huy và có biện pháp đầu tư, sắp xếp phân
bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả hơn nữa.
 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Ta thấy lợi nhuận ròng trên doanh thu qua ba năm giảm. Đây là dấu hiệu
không tốt của công ty vì nó nói lên hiệu quả quản lý đồng vốn không tốt, chi phí
hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu. Ta thấy năm 2018 cứ 100 đồng doanh thu
bỏ ra thu được 12 đồng lợi nhuận. Năm 2019 giảm xuống còn 7,42 đồng lợi
nhuận và sang năm 2020 giảm xuống còn 7,26 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này
giảm là do tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí. Vì vậy công
ty cần có biện pháp để tăng doanh thu đồng thời giảm thiểu chi phí hoạt động một
cách hợp lý.
 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn
Trong ba năm tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản cố định tăng giảm không
ổn định. Trong năm 2018 cứ 100 đồng tài sản cố định thì tạo ra được 16,27 đồng
lợi nhuận, năm 2019 giảm xuống còn 10,14 đồng lợi nhuận. Đến năm 2020 lại
tăng lên 10,69 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng tài sản. Ta thấy suất sinh
lời trên tài sản dài hạn là tương đối cao chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng tài
sản cố định có hiệu quả. Tỷ số này năm 2019 giảm là do lợi nhuận ròng giảm với
tốc độ nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn. Nhưng năm 2020 thì tốc độ giảm
của lợi nhuận ròng lại nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn nên tỷ suất này lại
tăng lên.
  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn này có suất sinh lợi rất cao và tăng
giảm không ổn định. Cụ thể năm 2018 cứ 100 đồng tài sản lưu động đầu tư vào
công ty thì thu được 49,82 đồng lợi nhuận năm 2019 lại giảm xuống còn 31,31
đồng lợi nhuận và sang 2020 thì tăng lên 34,2 đồng lợi nhuận. Trong năm 2019
lợi nhuận ròng và tài sản lưu động đều giảm nhưng tốc độ giảm lợi nhuận ròng lại
cao hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên tỷ số này giảm. Năm 2020 lợi nhuận
ròng và tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận ròng lại
thấp hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên tỷ số này tăng lên so với 2019. Ta
thấy tài sản ngắn hạn của công ty ngày càng giảm nhưng tỷ suất sinh
lại khá cao do đó công ty cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa tỷ
suất sinh lợi của tài sản ngắn hạn.
 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm vì nó đo lường hiệu quả sử
dụng của một đồng vốn chủ sở hữu. Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2018 cứ 100 đồng
vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 24,42 đồng lợi nhuận, năm 2019 giảm xuống
còn 16,28 đồng lợi nhuận sang năm 2020 có tăng lên 17,42 đồng lợi nhuận cho
100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Năm 2020 tỷ số này có tăng lên so với năm 2019
nhưng vẫn nhỏ hơn so với năm 2018. Đây là dấu hiệu đáng lo cho những người
chủ của công ty vì lợi nhuận thu được từ nguồn vốn mình bỏ ra ngày một thấp
đi. Nguyên nhân là vì trong năm 2019 tốc độ giảm của nguồn vốn chủ sở hữu thấp
hơn tốc độ giảm của lợi nhuận ròng nên tỷ số này giảm xuống. Ngược lại năm
2020 lợi nhuận của công ty giảm chậm hơn vốn chủ sở hữu nên làm cho tỷ số
này tăng lên.
Nhận xét:
Qua ba năm thì khả năng sinh lời cao nhất là năm 2018 và đang có xu
hướng giảm xuống trong năm 2019 và tăng vào năm 2020. Công ty cần có những
biện pháp để phù hợp với định hướng kinh doanh của công ty vừa nâng cao khả
năng sinh lời của mình.
2.3.4.4. Các tỷ số quản trị nợ
Các tỷ số quản trị nợ đánh giá mức độ mà công ty tài trợ cho hoạt động
kinh doanh của mình bằng vốn vay. Công ty có tỷ số này cao sẽ có khả năng không
trả được nợ. Vì thế khi công ty muốn vay tiền ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty
có vay quá nhiều hay không để từ đó ra quyết định cho vay. Để biết được mức
độ mà công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay ta phân
tích các tỷ số sau:
Bảng 2.12: Các tỷ số về quản trị nợ trong ba năm 2018-2020
CHỈ TIÊU ĐVT 2018 2019 2020
1. Nợ phải trả Triệu 53.577 52.940 48.924
2. Tổng tài sản Triệu
đồng 107.63 99.988 91.891
3. Tổng nguồn vốn Triệu
đồng 107.63
3 99.988 91.891
4. Vốn chủ sở hữu Triệu
đồng 54.056
3 47.047 42.967
5. Nợ dài hạn Triệu
đồng 16.586 11.697 11.628
7. Hệ số nợ (7 = 1:2) Đồng
đồng 0,50 0,52 0,53
8. Hệ số nợ dài hạn( 8=5:2) Đồng 0,15 0,12 0,13
9. Tỷ số nợ trên VCSH (9= 1:4) Đồng 0,99 1,13 1,14
10. Tỷ số tổng TS trên VCSH (10= Lần 1,99 2,13 2,14
11.
2:4)Tỷ số tự tài trợ (11 = 4:3) % 50,22 47,05 46,76
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2018-2020 Công ty cổ phần Bia
Hà Nội – Quảng Bình)
 Hệ số nợ
Tỷ số này cho biết mức độ vững chắc của tài sản. Qua bảng số liệu ta thấy
tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng qua ba năm. Năm 2018 cứ 1 đồng vốn mà doanh
nghiệp đang sử dụng có 0,5 đồng vốn vay, năm 2019 tăng lên 0,52 đồng và năm
2020 tiếp tục tăng lên 0,53 đồng cho thấy tỷ lệ tài sản của công ty được tài trợ
bằng vốn vay ngày càng tăng. Trong ba năm qua thì tài sản của công ty được tài
trợ bằng vốn vay chiếm tỷ lệ khá cao trên 50% cho thấy phần lớn nguồn vốn hoạt
động của công ty là đi vay . Đây là điều không tốt vì công ty còn phụ thuộc nhiều
vào nguồn vốn bên ngoài. Tỷ lệ này ngày càng tăng là dấu hiệu đáng lo ngại công
ty cần có biện pháp để khắc phục.
 Hệ số nợ dài hạn
Chỉ tiêu này là một bước cụ thể hóa của chỉ tiêu hệ số nợ. Ta thấy ba năm qua
hệ số nợ dài hạn của công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2018 cứ 1 đồng vốn
doanh nghiệp đang sử dụng thì có 0,15 đồng nợ vay dài hạn, năm 2019 giảm xuống
còn 0,12 đồng và năm 2020 tăng lên 0,13 đồng. Nguyên nhân là do nợ dài hạn của
công ty liên tục giảm trong ba năm qua.
 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đo lường khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của vốn chủ sở
hữu hay một đồng vốn chủ sở hữu phải gánh bao nhiêu đồng nợ. Tỷ số này tăng
qua ba năm cụ thể năm 2018 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu có 0 , 99 đồng vốn vay
tham gia vào, năm 2019 tăng lên 1,13 đồng và năm 2020 tăng lên 1,14 đồng vốn
vay. Tỷ số này tăng làm cho năng lực tài chính của đơn vị giảm xuống và khả
năng tự chủ cũng giảm đi. Do trong ba năm qua tốc độ giảm của nợ phải trả nhỏ
hơn tốc độ giảm của vốn chủ sỡ hữu.
Qua tỷ số về tình hình nợ cho thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài
sản đều tăng đã làm giảm tính tự chủ về tài chính giảm độ bền vững của tài sản.
 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số này còn gọi là đòn bẩy tài chính. Tỷ số này tăng qua ba năm cụ
thể năm 2018 là 1,99 lần có nghĩa là tổng tài sản gấp 1,99 lần so với nguồn vốn
chủ sở hữu. Năm 2019 tăng lên 2,13 lần sang năm 2020 tiếp tục tăng nhẹ lên 2,14
lần. Tỷ số này tăng cho thấy tổng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu ngày
càng giảm. Do đó tỷ trọng chi phí trả lãi vay cho các khoản nợ tăng làm tăng
rủi ro tài chính cho công ty.
 Tỷ số tự tài trợ
Phản ánh mức độ tự làm chủ về mặt tài chính của công ty trong quá trình
hoạt động. Thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng
nguồn vốn. Trong ba năm qua thì khả năng tự tài trợ của công tăng giảm không
ổn định. Từ 50,22% năm 2018 giảm xuống 47,05% năm 2019 và tăng lên 47,76%
năm 2020. Năm 2020 tỷ số này tăng nhưng vẫn thấp hơn 2018 cho thấy khả năng
tự chủ về tài chính của công ty giảm. Ta thấy vốn chủ sở hữu trong ba năm qua
giảm nhưng so với tổng nguồn vốn thì tốc độ giảm của nó mạnh hơn có nghĩa là
công ty ngày càng bị phụ thuộc hơn vào các chủ nợ.
2.3.5. Phân tích các tỷ số tài chính qua sơ đồ Dupont
 Ý nghĩa của sơ đồ dupount
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của
một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont
tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích
tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ
tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng
ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một
trình tự nhất định.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài
sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.
Phương trình dupont được thể hiện như sau:
ROE = ROA X Đòn bẩy tài chính
Công thức tính ROE có thể viết chi tiết:

Lợi nhuận Doanh thu Tổng tài sản


ROE = X X
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số
biện pháp làm tăng ROE như sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ
nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông
qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về
cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối
với quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác
động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức
quản lý của doanh nghiệp.
 Ý nghĩa của việc áp dụng sơ đồ dupount tại công ty CP bia Hà Nội – Quảng
Bình.
Ta xét sơ đồ dupont của công ty

LNR /VCSH(ROE)
2018 = 24,24 %
2019 = 16,28 %
2020 = 17,42 %

LNR/ TTS (ROA) TTS/VCSH


2018 = 12,27% 2018 = 99,11 lần
2019 = 7,66 % 2019 =112,53 lần
2020 = 8,14 % nhân 2020 =113,86 lần

LNR/ DTT (ROS) DTT/ TTS


2018 = 12 % 2018 = 1,02 lần
2019 = 7,42 % 2019 = 1,03 lần
2020 = 7,26 % nhân 2020 = 1,12
lần

LNR Doanh thu thuần Tổng tài sản


2018 = 13.202 2018 = 109.997 2018 = 107.633
2019 = 7.657 chia 2019 = 103.242 chia 2019 = 99.987
2020 = 6.533 2020 = 103.108 2020 = 91.890

Tổng doanh thu trừ cộng


2018 = 111.047 Tổng chi phí Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
2019 = 103.506 2018 = 97.845 2018 = 26.501 2018 = 81.132
2020 = 103.214 2019 = 95.903 2019 = 24.459 2019 = 75.528
2020 = 96.680 2020 = 21.878 2020 = 70.012

Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Tiền và khoản Khoản phải thu Tài sản cố định
2018 = 86.821 2018 = 2.314 tương đương tiền 2018 =7.867 2018 =79.654
2019 = 81.837 2019 = 2.822 2018 = 2.180 2019 = 6.663 2019= 73.226
2020 = 82.415 2019 = 3.483 2020 = 8.775 2020= 68.178
2020 = 1.444
2020 = 2.140
Chi phí bán hàng Chi Phí TTNDN
2018 = 2.083 2018 = 1.601 Hàng tồn kho TSNH khác Tài sản dài
2019 = 1.581 2019 = 1.218 2018 = 16.182 2018 = 272 hạnkhác
2019 = 13.908 2019 = 405 2018 =1.478
2020 = 2.277 2020 = 2.424
2020 = 10.539 2020 = 425 2019 = 2.303
2020 = 1.834
Chi phí quản lý DN Chi phí khác
2018 = 3.843 2018 = 1.183
2019 = 5.031 2019 = 3.414
2020 = 5.895 2020 = 2.225
(Nguồn: Tổng hợp từ báo báo tài chính giai đoạn 2018-2020 của công ty)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont của công ty qua ba năm 2018-2020
Lợi nhuận trên tài sản có 2018: 12,27% là cao nhất 2019: 7,66% là thấp nhất
2020: 8,14%. - Cho thấy năm 2018 sử dụng vốn có hiệu quả nhưng đến năm
2019thì việc sử dụng vốn không có hiệu quả dẫn đến ROE năm 2019 giảm. Đến
năm 2020 thì ROE có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên hiệu quả vẫn còn rất thấp, công
ty cần tiếp tục đẩy lên cao hơn nữa tỷ lệ này trong những năm tới.

- Qua sơ đồ ta thấy công ty muốn nâng cao tỷ lệ ROE thì công ty cần kết
hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố là lợi nhuận ròng trên doanh thu và đòn bẩy tài
chính.
Xét mức sinh lời trên doanh thu (ROA)

Trong ba năm qua mức sinh lời trên doanh thu lên tục giảm. Từ 12 % năm
2018 xuống còn 7,42% năm 2019 và 7,26% năm 2020. Để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận
trên doanh thu công ty phải nâng cao lợi nhuận thuần, sao cho tốc độ tăng của lợi
nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Mà biện pháp để nâng cao lợi nhuận là kiểm
soát tốt chi phí. Do đó đi sâu phân tích các khoản mục chi phí ta thấy:

- Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí và tăng
giảm không ổn định qua các năm, nhưng chi phí giá vốn hàng bán khó kiểm sóat.
Công ty chỉ có thể làm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu bằng cách
nâng giá bán đầu ra nhưng phải hết sức thận trọng và khéo léo trong việc định giá
bán vì nó tác động tới doanh thu. Từ những phân tích giá vốn hàng bán ở trên, kết
hợp với tình hình doanh thu ta có thể thấy:

Bảng 2.13: Tỷ lệ giá bán hàng vốn trên doanh thu qua các năm

Tỷ lệ giá vốn hàng


Giá vốn hàng bán Doanh thu bán trên doanh thu
2018 86.821 109.997 78,93%
2019 81.837 103.242 79,27%
2018 82.415 103.108 79,93%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoat động kinh doanh ba năm 2018-2020 của
công ty)

- Công ty cần phải nâng cao tỷ lệ hàng hóa đầu ra so với giá mua đầu vào ở
mức độ cho phép nhằm giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu.
- Năm 2019 có chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cao
làm cho tổng chi phí tăng lên lợi nhuận năm 2019 giảm. Hiệu quả sử dụng vốn giảm.
- Công ty cần kiểm soát chi phí hoạt động tốt hơn. Ta thấy chi phí hoạt động
tăng trong khi doanh thu giảm tăng từ năm 2018 – 2020. Trong những năm tới thì
công ty cần phải có kế hoạch kiểm soát tốc độ chi phí, bằng cách giảm tồn kho
nhằm làm giảm khoản đi vay, tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch
sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.
- Đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì đây là nghĩa vụ đối với nhà
nước công ty không thể can thiệp được.
Xét doanh thu trên tổng tài sản hay vòng quay tổng tài sản:
Tỷ lệ này phụ thuộc vào doanh thu và tổng tài sản sử dụng trong năm của
công ty. Để tăng vòng quay tổng tài sản thì có hai cách hoặc là tăng doanh thu
hoặc là giảm tài sản. Trong ba năm qua thì tổng tài sản và doanh thu thuần của
công ty đều giảm. Ta thấy năm 2019 tốc độ giảm của doanh thu và tốc độ giảm
của tổng tài sản là tương đương nhau nên vòng quay tổng tài sản tăng nhẹ từ
1,02 lần năm 2018 lên 1,03 năm 2019 nhưng sang năm 2020 thì tố độ tăng doanh
thu chậm hơn tốc độ giảm của tổng tài sản nên vòng quay tổng tài sản tăng lên.
Xét đòn bẩy tài chính:
Tỷ số đòn bẩy tài chính của công ty trong ba năm qua tăng liên tục góp phần
tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên đòn bẩy
tài chính là con dao hai lưỡi. Tỷ số đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh
làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả. Ngược
lại đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm và sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của
doanh nghiệp vào kết cục bi thảm. Vì thế phải dựa vào kế hoạch chiến lược
của công ty, dựa vào dự báo môi trường kinh doanh của công ty trong
tương lại để công ty quyết định nên tăng đòn bẩy tài chính hay không.
Qua sơ đồ phân tích Dupont về tình hình tài chính của công ty CP Bia Hà
Nôi – Quảng Bình chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình
tài chính của công ty trong đó hầu hết các tỷ số đều có tương tác với nhau.
2.3.6. Phân tích các tỷ số về chứng khoán EPS VÀ P/E
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
EPS là thu nhập mà nhà đầu tư có được khi mua cổ phiếu ( tức Lợi nhuận
trên một cổ phần), các nhà đầu tư và các cổ đông của một công ty luôn quan tâm tới
chỉ số này vì nó phản ánh được khả năng sinh lợi nhuận, chỉ trả cổ tức của một
doanh nghiệp.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình
năm 2018, lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu thường là
11.734.400.000 VNĐ trên lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân trong
kì là 3.200.000 cổ phiếu,thì lãi cơ bản trên một cổ phiếu HNQB (EPS) = 3.667
đồng. Năm 2019 lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sỡ hữu cổ phiếu thường là
6.805.952.000 VNĐ trên lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân trong
kỳ là 3.200.000 cổ phiếu thì EPS là 2.127 đồng (giảm 1.540 đồng tương ứng tốc
độ giảm 41,97 % so với năm 2018) . Năm 2020 lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sỡ
hữu cổ phiếu thường là 5.807.354.560 VNĐ trên lượng cổ phiếu phổ thông đang
lưu hành bình quân trong kỳ là 3.200.000 cổ phiếu thì EPS là 1.842 đồng ( giảm
285 đồng tương ứng tốc độ giảm là 13,40 % so với năm 2019).
Như chúng ta đã biết, Công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình chính thức
lên sàn OTC vào ngày 11/03/2018 với mã giao dịch là HNQB được xem như là một
đơn vị có tiềm năng. Tuy nhiên việc lãi cơ bản trên một cổ phiếu của công ty trong
những năm qua giảm là do hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua
không hiệu quả làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục giảm, dẫn đến lợi
nhuận phân bổ cho cổ đông sỡ hữu cổ phiếu cổ đông giảm từ 11.734.400.000 VNĐ
năm 2018 còn 6.188.800.000 VNĐ năm 2019 và 5.065.600.000 VNĐ năm 2020.
Đó là nguyên nhân cơ bản làm cho EPS của công ty trong những năm qua giảm.
Có thể thấy được lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu của các cổ đông là không
nhiều, thậm chí là khá thấp so với EPS của các mã chứng khoán khác cùng ngành.
- Tổng hợp EPS 3 năm gần đây:
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp EPS của công ty và một số công ty
cùng ngành giai đoạn 2018-2020
ĐVT: VNĐ
Mã chứng 2019/2018 2020/2019
2018 2019 2020
khoán (%) (%)
HNQB 3.667 2.127 1.842 -41,97 - 13,40
SCD 3.080 2.685 2.958 -12,8 10,16
THB 3.025 2.703 2.493 -10,64 -7,77
HAD 7.156 5.980 7.457 -16,43 24,7
HAT 4.577 5.092 4.019 11,25 -21,07
(Nguồn: www .cafef.vn)
Hệ số giá trên thu nhập P/E
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng
trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có
ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối
quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu
(Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS.
Tổng hợp P/E 3 năm gần đây:
Bảng 2.15 Bảng tổng hợp P/E của công ty giai đoạn 2018-2020
ĐVT:VNĐ
2018 2019 2020
P/E 2,86 4,94 5,70
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2018 – 2020)
Năm 2018: Để có 1 đồng lợi nhuận thì cổ đông phải bỏ ra 2,86 đồng.
Năm 2019: Để có 1 đồng lợi nhuận thì cổ đông phải bỏ ra 4,94 đồng.
Năm 2020: Để có 1 đồng lợi nhuận thì cổ đông phải bỏ ra 5,70 đồng.
CHƯƠNG 3
MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CÔNG TY CP BIA HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


3.1.1. Kết quả đạt được về mặt tài chính của công ty và nguyên nhân
- Qua các năm thì ta thấy rằng khi mức độ hoạt động giảm xuống công ty vẫn
đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Tổng số nợ luôn được đảm
bảo bằng tổng tài sản. Tuy nguồn vốn chủ sỡ hữu ngày càng giảm nhưng vẫn chiếm
ty trọng cao trong tổng nguồn vốn nên tính tự chủ về mặt tài chính của công ty vẫn
được đảm bảo.
- Khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020 là khá
cao. Tuy 2019 giảm nhưng 2020 có dấu hiệu phục hồi. Năm 2018 thì bình quân một
đồng lãi vay được đảm bảo bằng 9,3 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, năm 2019
thì được đảm bảo bằng 4,15 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, năm 2020 thì bình
quân một đồng lãi vay được đảm bảo bằng 8,08 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi
vay. Như vậy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty trong trường hợp này là
hiệu quả, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán tốt chi phí của việc sử dụng nợ.
- Hiệu suất sử dụng tài sản và nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty khá cao cụ
thể: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn liên tục tăng từ 1,36 lần năm 2018 lên 1,37
lần năm 2019 và 1,47 lần năm 2020; hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tăng từ 4,15
lần năm 2018 lên 4,22 lần năm 2019 và 4,71 lần năm 2020; hiệu suất sử dụng vốn
chủ sỡ hữu tăng từ 2,03 lần năm 2018 lên 2,19 lần năm 2019 và 2,4 lần năm 2020.
Bên cạnh đó vòng quay hàng tồn kho liên tục tăng từ 5,37 vòng năm 2018 lên 5,88
vòng năm 2019 và 7,82 vòng năm 2020. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của
công ty ngày càng hiệu quả, chính sách đầu tư của công ty ( giảm đầu tư vào tài sản
ngắn hạn và tăng đầu tư vào tài sản dài hạn ) đã có tác dụng làm cho hiệu suất sử
dụng vốn tăng lên. Nguyên do trong ba năm qua công ty đã thực hiện các biện pháp
quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý tài sản và nguồn vốn của mình.
- ROA và ROE của công ty 2019 giảm nhưng năm 2020 có dấu hiệu phục hồi,
đây là biểu hiện tốt. ROA năm 2019 là 7,66% năm 2020 tăng 8,14%. ROE năm 2019
là 16,28 năm 2020 tăng lên là 17,42% cao hơn so với chỉ tiêu ROE trung bình của
nhóm ngành sản xuất kinh doanh( năm 2018 là 4%, năm 2019 là 7%) . Ta thấy khả
năng sinh lợi của công ty qua các năm khá cao.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế về mặt tài chính
- Qua các năm thì ta đều thấy tính tự chủ về mặt tài chính liên tục giảm qua
các năm, điều này được thể hiện thông qua hệ số nợ của các năm đều trên 49 % và
liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân là do công ty tài trợ cho tài sản của mình
bằng nợ ngắn hạn có tỷ trọng khá lớn và ngày càng tăng, vốn chủ sở hữu thì chiếm
tỷ trọng khá cao nhưng lại giảm qua các năm, tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ
tăng của nợ phải trả.
- Xu hướng qua các năm thì ta thấy công ty ngày càng bị chiếm dụng vốn
dưới dạng khoản phải thu của khách hàng. Nguyên nhân là do khả năng tự tìm kiếm
đơn hàng của công ty còn thấp, công ty phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của
khách hàng. Công ty chưa xây dựng cho mình một chính sách bán hàng hợp lí.
Đồng thời thì khả năng tiếp xúc, đàm phán và sự chủ động trong đàm phán với
khách hàng của công ty còn thấp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm đều tăng cao là do chính sách
đào tạo nhân lực cho tương lai của công ty.
- Chi phí giá vốn hàng bán cao là do áp lực từ tăng giá nguyên vật liệu. Phần
lớn các nguyên vật liệu chính để sản xuất bia là hops, malt và đại mạch đều nhập
khẩu từ châu Úc, châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng của biến
động giá đầu vào do nguồn cung phụ thuộc vào tình hình thời tiết cũng như chính
sách bán hàng và thuế của nhà cung cấp. Hơn thế nữa từ năm 2009 diện tích sản
xuất hops và malt ngày càng bị thu hẹp 51% so với năm 1994 do người dân chuyển
sang trồng những cây có lợi ích cao hơn như cherry, táo càng đẩy giá nguyên liệu
đầu vào sản xuất bia tăng. Năm 2018 sản lượng hops, malt và lúa mỳ ở châu Âu
tăng nhưng nguồn cung vẫn thiếu. Do đó giá vốn hàng bán cao làm ảnh hưởng
không tốt tới lợi nhuận của công ty.
- Lợi nhuận sau thuế liên tục giảm từ 12.202 triệu đồng năm 2018 xuống còn
7.657 triệu đồng năm 2019 và tiếp tục giảm còn 6.533 triệu đồng năm 2020.
Nguyên nhân là do công tác quản lý chi phí chưa tốt nên các loại chi phí khá cao.
Trong khi tình hình kinh tế trong nhưng năm qua gặp nhiều khó khăn. Khi gia nhập
WTO, doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp rượu, bia, nước giải khát
nước ngoài. Hiện nay thuế nhập khẩu bia rượu đã giảm còn 20% năm 2007. Mặt
khác thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia giảm từ 45 % năm 2018 xuống còn
30% năm 2020 nên thị trường bia cạnh tranh đến nghẹt thở. Sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt trong khi đó cơ chế quản lý và các chính sách kinh doanh của công ty
chưa hợp lý làm cho doanh thu ngày càng giảm.
- Xem xét hệ số khả năng thanh toán qua các năm thì ta thấy khả năng thanh
toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp. Khả năng thanh
toán hiện hành liên tục giảm mạnh qua các năm, năm 2018 là 0,61 lần năm 2019 là
0,55 lần và 2020 là 0,47 lần. Khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt 0,24 lần trong ca
ba năm. Vấn đề là áp lực thanh toán của công ty trong năm là rất cao, tiềm ẩn mất
cân đối thu chi rất lớn và sự khó khăn trong thanh toán của công ty đã xảy ra qua
các năm. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảm với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ giảm của
nợ ngắn hạn, lượng hàng tồn kho của công ty khá cao, chu kỳ trả nợ người bán của
công ty ngắn hơn so với chu kỳ thu tiền trong khi nguồn tài trợ chính cho tài sản của
công ty là chiếm dụng của người bán,vay thì bị giới hạn.
- Trong năm 2019 thì ta thấy rằng số lần thu tiền bình quân trong kỳ giảm
nhưng năm 2020 đã có dấu hiệu tăng lên. Năm 2020 kỳ thu tiền bình quân công ty
là 31 ngày, tăng hơn so với năm 2019 là 23 ngày. Như vậy, trong năm 2020 thì
chính sách tín dụng của công ty không hợp lý làm cho tốc độ tăng khoản phải thu
bình quân tăng
- Qua các năm ta thấy tỷ suất sinh lợi của công ty giảm so với 2018, năm
2020 tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn thấp hơn 2018. Điều này cho thấy hiệu
quả sử dụng vốn của công ty đang giảm. Tỷ suất doanh lợi giảm là do chi phí hoạt
động tăng và do công ty sử dụng nguồn tài trợ từ vốn vay nhiều nên chi phí tài
chính cũng khá lớn.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công ty
Trên đây ta đã phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bia Hà
Nôi – Quảng Bình. Từ sự phân tích đó phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế
còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực công ty nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn
những mặt hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục. Căn cứ vào những
hạn chế này em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình
tài chính của công ty.
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản:
- Đối với tài sản dài hạn:
Công ty cần có kế hoạch kiểm tra, sữa chữa nâng cấp thường xuyên những
tài sản cố định. Tài sản nào đưa vào sử dụng thì nên khai thác triệt để công
suất. Những tài sản nào chưa dùng thì có thể cho thuê để kiếm thêm thu nhập
như xe tải. Ngoài ra công ty cũng phải luôn cải tiến công nghệ, thay đổi những
tài sản lỗi thời nhằm làm giảm chi phí tăng năng suất lao động.
- Đối với tài sản ngắn hạn: Đối với một công ty chuyên sản xuất kinh doanh
như công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình TSNH luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ
trọng TSDH là hợp lý. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho của công ty khá lớn, các
khoản phải thu nhiều chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH của
công ty.
Quản lý hàng tồn kho:hàng tồn kho luôn làm phát sinh các chi phí như chi phí
bảo quản hàng hóa dự trữ, chi phí cơ hội của vốn lưu động bị giữ. Đối với hàng tồn kho
cần có các biện pháp nhằm tối thiểu hóa các chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Công ty cần phải:
+ Có kế hoạch xác định nhu cầu dự trữ phù hợp với từng thời điểm trong
cung ứng tiêu thụ để đủ cung cấp một lượng thường xuyên liên tục.
+ Xác định kỳ luân chuyển hàng tồn kho an toàn, giữ được phẩm cấp hàng
hóa, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, bám sát quy trình quản lý hao
hụt ở tất cả các khâu.
Quản lý các khoản phải thu:Các khoản phải thu lớn dẫn đến tình trạng
công ty bị chiếm dụng vốn, nguy cơ nợ quá hạn tăng cao, ứ động. Để quản lý
các khoản phải thu một cách biệu quả đồng thời nhanhn chóng thu hồi các
khoản phải thu công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
+ Theo dõi các khoản phải thu một cách chi tiết để thường xuyên kiểm
tra , đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
+ Khuyến khích khách hàng đặt tiền hàng trước đối với khách gàng mua
hàng với số lượng lớn, thanh toán tiền ngay nên ưu tiên về giá cả, được hưởng
chiết khấu.
+ Áp dụng hình thức thanh toán bảo đảm thu tiền như séc bảo chi, thư
tín dụng.
+ Ký kết hợp đồng phải đề cập đến vấn đề các khoản thanh toán vượt
quá hạn thanh toán. Trong trường hợp đó công ty phải được hưởng lãi suất
khoản phải thu tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Sự ràng buộc ấy
sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nợ cho công ty.
+ Đối với các khoản nợ quá hạn phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện
pháp xử lý thích hợp.
3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu
Công ty CP Bia Hà Nội – Quảng Bình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh bia, kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Công ty thường sử dụng vốn tự có và
vốn đi vay để duy trì hoạt động. Do vậy việc công ty cho khách hàng chịu nợ và
thanh toán chậm thường xảy ra. Trên thực tế trong ba năm qua, các khoản vốn bị
chiếm dụng ( năm 2018: khoản phải thu là 7,867 tỷ đồng, năm 2019 là 6,663 tỷ
đồng, năm 2020 là 8,755 tỷ đồng) có xu hướng tăng buộc công ty phải tìm các
khoản vay ngắn hạn để bù đắp( vay và nợ ngắn hạn 2018 là 10,043 tỷ đồng, năm
2019 là 10,426 tỷ đồng, năm 2020 là 12,235 tỷ đồng) làm cho chi phí tài chính tăng
năm 2019( do lãi suất cho vay tăng lên đến 19- 21%/ năm), năm 2020 lãi suất cho
vay giảm xuống còn 14-5/năm làm cho chi phí lãi vay giảm. Tuy nhiên công ty
muốn tiêu thụ được hàng hóa, muốn có được việc làm cho công nhân viên thì phải
chấp nhận điều đó. Chính vì vậy công ty cần chủ động thực hiện chính sách bán
chịu để thu hút khách hàng, tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường mà không bị
mất đối tác.
Mặt khác kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc bán chịu hàng hóa trở
thành một công cụ khuyến mãi của người bán mà vai trò của nó không thể phủ nhận
được trong việc thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy công ty
cần phải:
- Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy doanh thu, giải tỏa hàng tồn
kho, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi
suất nợ vay và thời hạn bán chịu.
- Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh các chi phí
phát sinh do bán chịu và lợi nhuận mà chúng mang lại.
Bán chịu là một trong những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ tuy hiên lại làm
chậm kỳ luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động. Chín vì vậy để tính
toán hiệu quả của chính sách bán chịu công ty phải căn cứ vào chỉ tiêu lợi ích tài
chính bán chịu.
LBC = TNB – CPBC
Trong đó: LBC: Lợi ích bán chịu
TNB: chênh lệch thu nhập nhờ bán chịu
CPBC: Chi phí bán chịu
TNB = (DTBC – CF1) – (DT0 – CF0)
Trong đó: DTBC: doanh thu bán chịu
DT0 : doanh thu đạt được nếu không bán chịu
CF0 : chi phí toàn bộ khi không bán chịu
CF1: chi phí toàn bộ khi có bán chịu
CPBC = CFk + CFql + CFth
Trong đó: CFk :lãi phải trả cho khoản phải bù đắp khoản phải thu vì bán chịu
CFql : chi phí quản lý do bán chịu như đi lại, điện thoại, công văn….
CFth: chi phí thu hồi nợ khác
 LBC =[(DTBC – CF1) – (DT0 – CF0)] – (CFk + CFql + CFth)
Trên đây là cách tính toán lợi ích của một chính sách bán chịu so với không
bán chịu. điều quan trọng nhất công ty cần gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu
với chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp nhằm
giúp công ty nhanh chóng thu hồi lại vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm
hàng hóa tiêu thụ.
Nhờ bán chịu hàng hóa công ty có thể tiêu thụ được một lượng hàng lớn hơn
so với không bán chịu cho khách hàng. Do đó doanh thu tiêu thụ tăng lên làm cho
các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu tiêu thụ cũng được cải thiện như vòng quay
hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên
mặt trái của chính sách này làm giảm doanh lợi tiêu thụ và tăng các tỷ số nợ. Nhưng
chính sách bán chịu cũng đem lại lợi ích thực tế cho công ty. Để thực hiện chính
sách này, công ty cần phải:
- Giao trách nhiệm cho một bộ phận trong phòng kinh doanh chuyên giải
quyết các vấn đề xung quanh chính sách bán chịu.
- Có phương án cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các
chi phí thu tiền, nợ khó đòi… đồng thời vẫn phải bù đắp được mọi rủi ro công ty sẽ
phỉa gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.
- Thời hạn bán chịu không quá dài.
- Khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong tương lai.
- Lãi suất vay nợ thấp.
- Mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá thanh toán bán ngay.
3.2.3. Một số biện pháp khác
3.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính
Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính phải có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ
trong lĩnh vực quản lý tài chính. Công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ quản lý mới.
- Công ty phải coi trọng công tác lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt
động tài chính thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính.
- Tổ chức ứng dụng một loại kế toán máy thống nhất trong toàn thể công ty.
3.2.3.2. Quản trị tiền mặt
Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền là để làm thông suốt quá trình tạo
ra các giao dịch kinh doanh. Thực trạng của công ty trong những năm qua thì
tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản. Điều này làm cho khả năng
thanh toán của công ty là thấp công ty cần có chính sách tiền mặt hợp lý hơn. Cụ
thể là dự báo chính xác nhu cầu thu và chi tiền mặt hàng quý hàng tháng thậm chí
là hàng tuần dựa trên bảng kế hoạch kinh doanh của công ty trong năm cùng với
kiến thức và vốn kinh nghiệm được tích lũy từ đó xây dựng kế hoạch dự trữ tiền
hợp lý hơn. Đối với những khoản tiền nhàn rỗi thì công ty phải có chính sách đầu
tư thích hợp.
Các khoản phải thu và trị giá hàng tồn kho có liên quan mật thiết đối với
việc quản trị tiền mặt. Vì vậy để quản trị tiền mặt tốt và hiệu quả thì cần đặt biệt
quan tâm đến quản trị các khoản phải thu và hàng tồn kho.
3.2.3.3. Quản trị nợ
Theo dõi sít sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác định khoản nào
có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào đã đến hạn cần thanh toán nhằm nâng cao
uy tín của công ty, tăng sự tin cậy của các bạn hàng.
Tình hình vay vốn ngân hàng của công ty là phù hợp với nhu cầu sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty cần có những biện pháp để làm giảm áp lực từ
các khoản nợ ngắn hạn lớn. Công ty có thể dùng nợ dài hạn để thay thế nhằm làm
tăng khả năng thanh toán.
3.2.3.4. Nâng cao khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty còn thấp. Khả năng thanh toán sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến uy tín của công ty đối với khách hàng, nhà tài trợ, nhà đầu tư,…
Chính vì vậy công ty cần phải:
- Định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kết hợp với so
sánh thu chi của kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự đoán trước lượng tiền cần sử
dụng, duy trì lượng tiền mặt hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ.
- Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ và quản lý tốt kế hoạch này nhằm đáp ứng
nhu cầu trang trải các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng hợp lý vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.
- Để tránh rủi ro không có khả năng thanh toán hoặc phải gia hạn thanh toán
chịu lãi cao, công ty nên định mức tồn tiền quỹ tối thiểu. Phương pháp này được
xác định một cách rất đơn giản là lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với
số lượng ngày tồn quỹ.
Ngoài ra công ty cần phải nâng cao lợi nhuận hoạt động để bù đắp thiếu
hụt, định kỳ kiểm kê vốn thanh toán để xác định vốn lưu động hiện có tại đơn vị
từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn
bổ sung.
3.2.3.5. Giảm chi phí
Trong các loại chi phí của công ty thì chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí
bán hàng rất cao làm giảm lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần có biện
pháp như giảm chí phí quản lý, giảm tiền chiết khấu, quản trị chặt chẽ các
chi phí phát sinh trong bán hàng như chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, dụng
cụ đồ dùng phục vụ cho bán hàng, quản lý.
3.2.3.6. Phát hành thêm cổ phiếu
Hiện nay công ty đang có 3.200.000 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường
theo phương thức phát hành chứng khoán riêng lẻ nên không được niêm yết. Như
phân tích thì nguồn vốn hoạt động của công ty ngày càng giảm. Công ty có thể
vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
nếu tăng vốn bằng nguồn đi vay thì sẽ phát sinh chi phí tài chính rất lớn. Để giải
quyết tình hình này thì công ty có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ
cán bộ công nhân viên của công ty và một số đối tượng khác từ bên ngoài công ty.

Phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán là một trong những kênh
quan trọng để doanh nghiệp huy động vốn và tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Có hai phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp là phát
hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.

Phát hành riêng lẻ: Là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán trong
phạm vi một số người nhất định( dưới 100 nhà đầu tư, thông thường là cho các nhà
đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như: Công ty
bảo hiểm, quỹ hưu trí…, với những điều kiện hạn chế và không tiến hành một cách
rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát
hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát
hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ
phiếu thường- cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này.
Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu điều chỉnh của luật
công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được
niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Công ty thường lựa chọn
phát hành riêng lẻ bởi một số nguyên nhân sau:
Công ty không đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng
- Số lượng vốn cần huy động thấp. Do đó nếu phát hành dưới hình thức ra
công chúng thì chi phí trên mỗi đồng vốn huy động sẽ trở nên quá cao:
- Công ty phát hành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ kinh
doanh. Ví dụ như phát hành cổ phiếu cho các nhà cung cấp hay tiêu thụ sản phẩm…
- Phát hành cho cán bộ công nhân viên chức của công ty.
Phát hành ra công chúng: Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc bán
chứng khoán rộng rãi cho một số lượng lớn công chúng đầu tư( tối thiểu 100 nhà
đầu tư), trong đó một tỷ lệ nhất định chứng khoán phải được phân phối cho các nhà
đầu tư nhỏ. Tổng giá trị chứng khoán phát hành cũng phải đạt mức nhất định. Nhìn
chung, việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp
luật về chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cấp
phép hoặc chấp thuận. Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ
được giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán nếu đáp ứng được các quy định của sở
giao dịch chứng khoán. Những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải
thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự giám sát riêng
theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Lượng cổ phiếu phát hành thêm = Vốn điều lệ phát hành thêm/ Đơn giá 1CP
(10000đ)
Việc phát hành cổ phiếu này vừa giải quyết tăng thu nhập cho người lao
động vừa nâng cao tính tự chủ của công ty về mặt tài chính. Ngoài ra việc huy
động vốn bằng hình thức bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên của công ty sẽ
tạo sự gắn bó giữa cán bộ công nhân viên với công ty. Lúc đó sự đóng góp của
cán bộ công nhân viên sẽ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho họ thông qua việc chia
cổ tức của công ty. Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng và được phép
niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung có lợi thế rất lớn trong việc quảng bá
hình ảnh công ty. Mặt khác công ty cần tận dụng nguồn vốn huy động này để
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh
những ưu điểm đó thì nếu công ty phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng làm mất
khả năng kiểm soát của các cổ đông sáng lập và phí để phát hành cổ phiếu ra công
chúng khá cao.
3.2.3.7. Tăng cường tình hình tiêu thụ
Ngoài việc xác định chính sách bán hàng hợp lý công ty cần quan tâm
đến vấn đề maketing. Đây là một công cụ rất quan trọng, nó đóng góp phần lớn
vào việc quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty có đạt được mức cao và
ngày tăng hay không. Công ty có thể đưa ra các hình thức khuyến khích mua hàng
như khi khách hàng mua từ mức quy định bao nhiêu két bia trở lên sẽ được giảm
giá hay tặng thêm. Ngoài ra công ty cũng cần chú trọng công tác quảng cáo hình
ảnh của công ty nhằm gây sự chú ý cao cho mọi người cũng như phương tiện lưu
thông trên đường. Bên cạnh đó để nâng cao sản lượng tiêu thụ thì một điều quan
trọng cốt lõi là phải nâng cao chất lượng sản phẩm cua mình.
3.2.3.8. Tăng cường tham gia hoạt động trên thị trường tài chính
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế xuất hiện nhiều hình thức,
lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Vì thế bên cạnh hoạt độngn sản xuất kinh doanh
công ty nên tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động tài chính. Đây là một lĩnh vực
hoạt động có mức độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận do nó mang lại rất cao. Trong ba
năm qua doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty liên tục giảm năm 2018 là
210 triệu đồng, năm 2019 là 166 triệu đồng, năm 2020 là 106 triệu đồng. Vì thế
trong những năm tiếp theo công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa vào hoạt động tài
chính nhằm tăng lợi nhuận của mình.
Trên đây là những giải pháp vừa ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Mỗi giải pháp có thể là điều kiện thúc đẩy
thực hiện tốt giải pháp kia hay có cùng mục tiêu chung nào đó. Vì vậy việc kết hợp
khéo léo, linh hoạt giữa các biện pháp với nhau sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đồng thời qua đó
giúp Ban lãnh đạo công ty đánh giá đúng thực trạng tài chính của mình, một mặt
phát huy thế mạnh sẵn có, mặt khác đưa ra chính sách khắc phục hạn chế để ngày
càng nâng cao khả năng tài chính và tạo ra các mức sinh lời cao, thu hút sự quan
tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành quản lý chức năng, đối tác làm ăn tạo điều
kiện cho công ty ngày càng phát triển.
PHẦN III - KẾT LUẬN
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tại một doanh nghiệp nào đó thì việc
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhằm định lại
hướng hoạt động của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất, mở rộng phạm vi
kinh doanh hay thu hẹp phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi tiến hành
phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình qua
ba năm 2018 – 2020 tôi có một số kết luận sau:

Mặc dù tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng bằng sự nổ lực và
quyết tâm của toàn bộ nhân viên cùng với lãnh đạo của ban Tổng giám đốc, công
ty đã vượt qua khó khăn và từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương
trường.
Tình hình tài chính hiện nay của công ty là khá tốt so với tình hình kinh tế
chung. Để làm cho tình hình tài chính ngày càng ổn định và vững mạnh hơn công
ty cần phải thường xuyên phân tích tài chính của mình để có các biện pháp kiểm
soát phù hợp, hỗ trợ với các bộ phận khác nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn tại
doanh nghiêp.
Quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp em nắm vững hơn về phương pháp phân
tích tài chính DN, nắm được thực trạng tài chính tại công ty và giúp công ty đưa ra
một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty CP Bia Hà Nội – Quảng
Bình và Thầy giáo Trần Tự Lực đã giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào(2007), tài chính doanh nghiệp,
trường đại học kinh tế quốc dân, khoa ngân hàng tài chính,
2. PGS.TS Nguyễn Văn Công, giáo trình phân tích báo cáo tài chính , NXB
giáo dục Việt Nam.
3. Th.s Bùi Khắc Hoài Phương, bài giảng thống kê doanh nghiệp, trường Đại
học Quảng Bình.
4. Nguyễn Tuyết Khanh (2017), Bài giảng quản trị tài chính doanh nghiệp,
trường Đại học Quảng Bình.
5. PGS.TS Phạm Văn Dược (2006). “Kế toán quản trị”, NXB thống kê.
6. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ
phần Việt Nam, NXB tài chính.
7. Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình(2018), Báo cáo tài chính năm 2018,
Quảng Bình.
8. Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình(2019), Báo cáo tài chính năm 2019,
Quảng Bình.
9. Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình(2020), Báo cáo tài chính năm 2020,
Quảng Bình.
10. Website: http://www.cafef.com.vn
11. Website: http://www.cophieu68.com
12. Website: http://www.vinacorp.vn

You might also like