You are on page 1of 24

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................ i


DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................ iii
DANH MỤC GIẤY TỜ THAM CHIẾU .............................................................................. iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
CHUẨN VIỆT - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH ................................................................... 1
1.1. Sơ lược về Công ty ..................................................................................................... 1
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................. 1
1.2.1. Đội ngũ nhân viên và cơ cấu tổ chức .................................................................. 2

1.3. Dịch vụ Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt cung cấp .................... 3
1.4. Thành tựu đạt được và phương hướng phát triển ............................................ 3

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG
TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT ................................................................... 4
2.1. Giới thiệu khái quát chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công
ty kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt ..................................................................................... 4
2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ...................................................................... 4

2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................................ 4

2.1.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán ........................................................................ 4

2.2. Quy trình kiểm toán nợ phải thu của Vietvalues - HCMB tại Công ty ABC ....... 5
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị ............................................................................................... 6

2.2.2. Giai đoạn thực hiện .............................................................................................. 7

2.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán ...................................................................... 13

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ...................................................... 14


3.1. Nhận xét chung về quá trình thực tập ................................................................... 14
3.1.1. Ưu điểm và thuận lợi trong quá trình thực tập............................................... 14

3.1.2. Hạn chế trong quá trình thực tập ..................................................................... 15

3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách
hàng tại công ty Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt – Chi nhánh Hồ Chí Minh ............ 15
3.2.1. Các ưu điểm nổi bật ........................................................................................... 15
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 18
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Sơ đồ Nội dung Trang


Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Vietvalue – Chi nhánh HCM 2
Sơ đồ 2.1 Chu trình kiểm toán 5
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng 8
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ chữ T của khoản mục phải thu khách hàng 10

i
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng Nội dung Trang


Bảng 2.1 Bảng tính mực độ trọng yếu 6
Bảng 2.2 Bảng xác định cỡ mẫu 7
Bảng 2.3 Bảng so sánh sổ dư đầu kỳ 9
Bảng 2.4 So sánh phải thu khách hàng 9
Bảng 2.5 Phân tích tài chính khoản mục phải thu khách hàng 10

ii
DANH MỤC VIẾT TẮT

Dẫn nghĩa
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
BGĐ Ban giám đốc
CĐKT Cân đối kế toán
KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
PM Mức trọng yếu tổng thể
SAD Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua
TE Mức trọng yếu khoản mục
VACPA Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề
VIETVALUES Công ty Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt
Công ty Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt - Chi nhánh
VIETVALUES - HCMB
HCM
VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

iii
DANH MỤC GIẤY TỜ THAM CHIẾU

Bảng theo dõi tuổi nợ


Danh sách theo dõi số dư phải thu khách hàng
Tổng hơp kết quả kiểm toán (D310)
Tổng hợp sai sót và bút toán điều chỉnh (D320)
Thủ tục chung (D340)
Thủ tục phân tích (D350)
Tổng hợp phải thu khách hàng (D60-1)
Kiểm tra chi tiết công nợ Phải thu khách hàng (D360-2)
Đánh giá các khoản công nợ phải thu có gốc ngoại tệ (D360-4)
Trình bày và phân loại Nợ Phải thu (D360-6)

iv
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
CHUẨN VIỆT - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
1.1. Sơ lược về Công ty

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt.


Tên giao dịch : Auditing& Consulting Co., Ltd - Ho Chi Minh Branch
Thành viên của hãng Kiểm toán Quốc tế Reanda International.
Mã số thuế : 0303128175-013
Trụ sở chính : 33 Phan Văn Khỏe, phường 13, quận 5, Tp. HCM
Đại diện pháp luật: Ths. NGUYỄN THANH SANG
Điện thoại : 0873022888.
Fax : 0873022888
Email : contact@vietvalues.com
Website : www.vietvalues.com
Hình thức sở hữu : Công ty TNHH
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 06 - 07, Phan Tôn, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực kinh doanh : Cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn.
Đại diện pháp luật : NGUYỄN THỊ NGỌC THẠCH
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues) thành lập từ ngày 11
tháng 10 năm 2003. Trước đây, công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Từ tháng
4 năm 2007, chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty trách nhiệm hữu hạn và hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102049140 ngày 12 tháng 4 năm 2007, sở kế
hoạch đầu tư TP. HCM cấp.
Ngoài ra, năm 2013 công ty hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tài chính Việt Nam:
- Công văn số 16702/BTC-CĐKT ngày 30/11/2012 về Công khai danh sách các DN kiểm
toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán năm 2013.
- Công văn số 752/QĐ-UBCK ngày 26/11/2013 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về
việc thông báo danh sách công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán BCTC năm
2014 cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

1
Công ty chính thức trở thành công ty kiểm toán thành viên của Reanda International
hãng kiểm toá n quốc tế với hơn 26 văn phòng kiểm toán và hơn 2000 nhân viên chuyên
nghiệp. Với sự trụ sở điều hành chính ở Hồng Kông và các công ty thành viên có mặt tại
Bắc Kinh, Tokyo, Singapore và Kuala Lumpur, Reanda International kết hợp với nhau để
cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn kinh doanh. Lợi thế này cho phép công
ty Vietvalues tập hợp được nguồn nhân lực có năng lực, có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với
các công ty trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán - tư vấn trên toàn thế giới nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues) - Chi nhánh Hồ Chí
Minh được thành lập từ ngày 22 tháng 04 năm 2016
1.2.1. Đội ngũ nhân viên và cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH VietValue - chi nhánh HCM

2
1.3. Dịch vụ Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt cung cấp
- Dịch vụ kiểm toán
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ tư vấn thuế và pháp lý
- Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ DN
- Dịch vụ tư vấn tài chính
1.4. Thành tựu đạt được và phương hướng phát triển
1.4.1. Thành tựu
- Chất lượng của dịch vụ kế toán - kiểm toán và tư vấn đã mang lại uy tín to lớn
cho công ty và toàn thể nhân viên.
- Công tác quản lý và điều hành đã đi vào ổn định và có hiệu quả.
- Nội bộ công ty đoàn kết nhất trí nâng cao năng lực họat động công ty.
- Số lượng khách hàng của Vietvalues ngày càng lớn, danh mục khách hàng hiện nay
của công ty có trên 200 khách hàng bao gồm: các DN nhà nước, DN hoạt động theo luật
DN, dự án của cơ quan nhà nước, văn phòng đại diện nước ngòai, DN và dự án có vốn
đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh khác nhau tại Việt
Nam.
1.4.2. Phương hướng phát triển
- Với mục tiêu ban đầu giúp cho khách hàng lành mạnh hóa về tài chính của mình,
Vietvalues phát triển không ngừng đội ngũ nhân viên có năng lực sáng tạo, kết hợp giữa
sức trẻ và kinh nghiệm giúp công ty vững bước trên con đường xây dựng tài chính cho
khách hàng nói riêng và nền tài chính của Việt Nam nói chung.
- Vietvalues đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nghề kế toán, kiểm
toán và tư vấn tại Việt Nam.Với phương châm: “Mang tri thức phục vụ khách hàng -
Bring Knowlegde to Clients” Công ty cam kết cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp
chất lượng, mang lại lợi ích cụ thể và hiệu quả, đóng góp và hỗ trợ thiết thực vào họat
động kinh doanh của khách hàng, đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành của
pháp luật.

3
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
2.1. Giới thiệu khái quát chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công
ty kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt
Hiện nay Vietvalues đang thực hiện theo quy trình kiểm toán mẫu của VACPA.
Quy trình kiểm toán chung bao gồm các giai đoạn sau:
2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Tiếp nhận thư mời kiểm toán;
- Khảo sát yêu cầu khách hàng;
- Gởi thư báo giá, nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán;
- Tổ chức nhóm kiểm toán;
- Đánh giá rủi ro kiểm toán;
- Xác lập mức trọng yếu;
- Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hồ sơ kiểm toán.
2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết;
- Trưởng nhóm bắt đầu phân công công việc cho các KTV trong nhóm;
- Mỗi KTV sẽ tiến hành những công việc cụ thể được quy định trong chương trình
kiểm toán dành riêng cho từng khoản mục
2.1.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

- Trưởng phòng kiểm tra hồ sơ kiểm toán;


- Duyệt dự thảo BCTC đã được kiểm toán;
- Gởi bản thảo để lấy ý kiến;
- Hoàn chỉnh báo cáo lần cuối;
- Phát hành báo cáo chính thức;
- Quản lý hồ sơ kiểm toán và theo dõi các vấn đề sau khi phát hành báo cáo kiểm
toán chính thức

4
Sơ đồ 2.1 Chu trình kiểm toán
2.2. Quy trình kiểm toán nợ phải thu của Vietvalues - HCMB tại Công ty ABC
Giới thiệu công ty ABC
 Hình thức sở hữu vốn doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
 Ngành nghề hoạt động kinh doanh:
- Ngành nghề hoạt động của công ty là sản xuất, công ty sản xuất các sản phẩm
nhựa, sản xuất khuôn kim loại dùng để sản xuất sản phẩm nhựa và thiết kế khuôn.
 Kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo là Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng
trong kế toán: được áp dụng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Vào cuối kỳ kế toán các số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển có
gốc ngoại tệ được điều chỉnh lại theo tỷ giá thực tế
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư
ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo Chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc
thay đổi tỷ giá hối đoái theo thông tư 200 ngày 31/12/2014.

5
- Tỷ giá hạch toán ngày 31/12/2020 là: 23.035/23.215 VNĐ/USD
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
2.2.1.1. Mức trọng yếu (Kế hoạch _ Thực hiện) (A700)

Mức trọng yếu được sử dụng là mức trọng yếu được lập ở giai đoạn lập kế hoạch và
không có sự thay đổi nào khác đối với khoản mục phải thu khách hàng

 Mức độ trọng yếu được thông qua Bảng tính mức độ trọng yếu 2.1

❖ Bảng tính mức độ trọng yếu cho công ty ABC như sau:
Bảng 2.1 Bảng tính mức độ trọng yếu

❖ Sau đó xác định cỡ mẫu cho khoản mục:


- Kiểm tra 100% các phần tử có giá trị > KCM.
- Kiểm tra 100% các phần tử đặc biệt.
- Chọn mẫu kiểm tra các phần tử còn lại.
▪ Cỡ mẫu = (Giá trị tổng thể - giá tri các phần tử đặc biệt) / Khoảng cách mẫu
▪ KCM = (MTY thực hiện / R)
Trong đó:
- KCM càng lớn thì cỡ mẫu càng phải thực hiện là nhỏ, kiểm tra chi tiết ít.
- R: mức độ đảm bảo (Hệ số rủi ro). KTV sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
của đợn vị để chọn mức hệ số rủi ro phù hợp. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ thấp
thì KTV chọn R cao và ngược lại.

6
❖ Đối với việc chọn mẫu khoản mục Nợ phải thu tại Công ty cổ phần ABC
được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Bảng xác định cỡ mẫu


Tổng thể cần kiểm tra (A)

PM (B)

R (VACPA) (i)

Khoảng cách mẫu (KCM) (K)=(B)/(i)

Giá trị Nghiệp vụ>KCM (C)

Giá trị đã kiểm tra (phần tử đặc biệt) (D)

Giá trị còn lại phải kiểm tra (E) = (A) - (C) - (D)

Cỡ mẫu còn lại (E)/(K)

❖ Đánh giá rủi ro kiểm soát

- Sau khi đã hiểu biết về hệ thống KSNB, KTV sẽ đánh giá sự hiện
hữu của hệ thống KSNB đối với khoản mục nợ phải thu.
- Hệ thống KSNB đối với chu trình nợ phải thu khách hàng của ABC
được đánh giá là tương đối hiệu quả, có thể tin cậy được. Rủi ro kiểm soát được
đánh giá là trung bình, vì quy trình bán hàng, phải thu, thu tiền được đánh giá
tương đối tốt.
- Vì rủi ro kiểm soát được đánh giá là trung bình, KTV sẽ tăng cường các
thử nghiệm kiểm soát ở mức trung bình để thu thập nhiều bằng chứng hơn, nhằm
giảm thiểu các rủi ro phát hiện và chứng minh hệ thống KSNB là hữu hiệu, đồng
thời giảm thử nghiệm cơ bản ở mức trung bình.
2.2.2. Giai đoạn thực hiện
❖ Các thủ tục kiểm toán bao gồm:
- Thủ tục chung
- Kiểm tra phân tích

7
- Kiểm tra chi tiết

- Tài liệu cần khách hàng cung cấp:

- Danh mục các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác từ 1/1/2020 đến
31/12/2020 (Chi tiết theo khách hàng và nguyên tệ).
- Bảng theo dõi tuổi nợ tất cả khách hàng trong năm 2020
- Sổ chi tiết 131
- Hợp đồng mua bán
- Số nhật ký chung
- Quy trình kiểm toán của công ty

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng


Lưu đồ 2.3.2: Tóm tắt quy trình Kiểm toán Nợ phải thu Khách hàng

Trưởng nhóm kiểm toán Kiểm toán viên Ban giám đốc

Bắt đầu Lập danh mục chứng Danh mục chứng từ cần khách
từ cần khách hàng hàng cung cấp liên quan đến B
khoản mục Nợ phải thu khách KH
cung cấp liên quan đến
khoản mục Nợ phải hàng [Tham chiếu 2.3.2.3
Lập Bảng phân Bảng tổng hợp
thu khách hàng trang 28, BCTT] Ok
công kiểm toán các bút toán
trên BCĐSPS của Duyệt điều chỉnh đã
đơn vị được duyệt
Thủ tục chung: So sánh số dư phải thu khách
No
- Kiểm tra chính sách kt áp dụng hàng, DT thuần, dự phòng phải
nhất quán năm nay với năm trước thu khó đòi, hệ số quay vòng các
BCĐSPS đã được - So sánh SDĐK năm nay với SDCK khoản phải thu và số ngày thu tiền Đưa lại Bảng tổng hợp
phân công năm trước BQ năm nay với năm trước các bút toán điều chỉnh
cho trưởng nhóm để
điều chỉnh bổ sung hoặc
Kiểm tra SD chi tiết giải trình nếu cần. Quay
Gửi thư xác nhận
và đối chiếu với sổ lại Bước A
đến KH
chi tiết, sổ cái
A
A
Thư xác nhận SD Tổng hợp thư
Tổng hợp các bút phải thu xác nhận phải
toán cần điều chỉnh thu của đơn vị
và đánh giá KSNB của
đơn vị về quản lý nợ
phải thu
Kiểm tra việc Kiểm tra việc lập
khóa sổ nghiệp dự phòng phải
vụ bán hàng thu khó đòi
Bảng tổng hợp
các bút toán
điều chỉnh Xem xét các
Kiểm tra các
khoản phải thu D340
khoản KH trả A
KH cầm cố, thế
tiền trước
chấp
B
Phase

Trong quá trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty ABC, kiểm toán
viên đã thực hiện các thử nghiệm sau:
Thử nghiệm 1: Thủ tục chung
- Mục tiêu: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp
với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.
- Thực hiện: Thông qua phỏng vấn và tìm hiểu trên các tài liệu đơn vị cung cấp, thu
thập các thông tin như chế độ kế toán, tài khoản sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và cách
kiểm soát đối với khoản mục phải thu.
- Tham chiếu giấy tờ làm việc D340

8
- Nhận xét: Nguyên tác kế toán phù hợp và nhất quán với năm trước
Thử nghiệm 2: Thủ tục phân tích
- Mục tiêu: Thông qua kiểm tra phân tích nhìn ra được tổng thể tính hình phải thu của
khách hàng trong năm đồng thời đảm bảo không có biến động bất thường xảy ra, hoặc
có biến động bất thường xảy ra đều có nguyên nhân hợp lý và không ảnh hưởng trọng
yếu đến BCTC.
- Thực hiện:
+ Công việc đầu tiên KTV lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư năm
trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hộp với BCĐPS và giấy tờ làm
việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
Bảng 2.3 Bảng so sánh số dư đầu kỳ

▪ Nhận xét: Thông qua công việc trên số dư đầu kỳ của khoản phải thu
khớp với báo cáo kiểm toán năm trước cũng như đã phù hợp.
+ Sau khi chốt số dư đầu kỳ việc tiếp theo là so sánh số dư Phải thu khách hàng.
Trả trước cho người bán và dự phòng phải thu khó đòi ngắn hạn và dài hạn cuối
năm so với đầu năm, giải thích những biến động bất thường.

Bảng 2.4 So sánh phải thu khách hàng

▪ Nhận xét: Xác định những biến động của năm nay với năm trước và giải
thích những biến động bất thường
+ Tiếp theo đó để phân tích sâu hơn cũng như hiểu rõ hơn tính hình tài chính, KTV
thông qua tỷ số tài chính đó là vòng quay nợ phải thu và số ngày thu tiền bình
quân của năm nay với năm trước để so sánh với nhau

9
Để thực hiện công việc trên KTV lập bảng so sánh trong đó bao gồm các chỉ tiêu
như: Doanh thu thuần; Số dư bình quân các khoản phải thu; Số vòng quay các
khoản phải thu; Số ngày thu tiền bình quân.
Bảng 2.5 Phân tích tài chính khoản mục phải thu khách hàng

▪ Nhận xét:
- Doanh thu trong năm có biến động giảm đáng kể cho thấy tính hình kinh
doanh đơn vị năm nay không khả quan trong năm.
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng thu hồi công
nợ, đơn vị phải nới lỏng ra hơn năm trước 26 ngày
+ Sau khi phân tích về các tỷ số tài chính cũng như tìm hiểu các biến động qua
doanh thu thì tiếp theo của thử nghiệm này, KTV thực hiện phân tích tài khoản
đối ứng với khoản phải thu.

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ chữ T của khoản mục phải thu khách hàng


▪ Nhận xét: Không có đối ứng bất thường.
- Tham chiếu giấy tờ làm việc D341

10
Thử nghiệm 3: Tổng hợp phải thu khách hàng theo đối tượng
- Mục tiêu: Đảm bảo công nợ được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng, khớp với sổ
kế toán, trình bày phù hợp trên Báo cáo tài chính
- Thực hiện: Thông qua tài liệu khách hàng cung cấp bảng số dư chi tiết của từng khách
hàng, được lập ngay khi kết thúc niên độ. Số tổng cộng trên bảng cũng được dùng để
đối chiếu với tài dư khoản tổng hợp trên sổ cái. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng kiểm
tra lại tổng cộng số trên các sổ chi tiết và đối chiếu với tổng số dư trên sổ cái
- Tham chiếu: Giấy tờ làm việc D342
Thử nghiệm 4: Gửi thư xác nhận đến khách hàng,
Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận theo mẫu của kiểm toán viên đến
các khách hàng và yêu cầu họ xác nhận vào thư xác nhận nếu đúng. Cũng tương tự như
gửi thư xác nhận của ngân hàng, kiểm toán viên đối chiếu số dư của tài khoản này với số
dư trên Bảng cân đối kế toán xem có khớp hay không.
- Tham chiếu mẫu thư xác nhận
Thử nghiệm 5: Kiểm tra bảng theo dõi tuổi nợ theo từng đối tượng khách hàng
- Mục tiêu: Đảm bảo bản theo dõi được thể hiện chi tiết theo từng đối tượng, khớp với
sổ kế toán và phù hợp với ước tính kế toán mà đơn vị ghi nhận.
- Thực hiện: Thu thập Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng theo đối tượng
- Tham chiếu Bảng theo dõi tuổi nợ
Thử nghiệm 6: Kiểm tra chi tiết công nợ phải thu khách hàng
- Mục tiêu: Đảm bảo các khoản nợ phải thu của khách hàng được ghi nhận chính xác,
phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán.
- Thực hiện: Thông qua phương pháp chọn mẫu đã đề cập ở giai đoạn chuẩn bị và số
liệu đã có được ở giai đoạn thực hiện KTV thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ.
- Tham chiếu Giấy tờ làm việc D344
Thử nghiệm 7: Kiểm tra số dư phải thu khách hàng (theo dõi thư xác nhận)
- Mục tiêu: Đảm bảo số dư công nợ phải thu khách hàng cuối kỳ, hiện hữu, chính xác
và có thực.
- Thực hiện: Tại thử nghiệm này KTV lập bảng theo dõi đối chiếu thư xác nhận đã
được gửi tại thử nghiệm 4 và tìm hiểu chênh lệch nếu có
- Tham chiếu Danh sách theo dõi thư xác nhận

11
Thử nghiệm 8: Các khoản khách hàng trả tiền trước:
- Mục tiêu:Các khoản công nợ người mua trả tiền trước được phản ánh đầy đủ, phù
hợp với chế độ kế toán hiện hành
- Thực hiện: Kiểm tra đến chứng từ gốc (Hợp đồng, chứng từ chuyển tiền…), đánh giá
tính hợp lý của các số dư qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao
dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Trong năm khách hàng không phát sinh các khoản khách hàng trả tiền trước
- Tham chiếu Giấy tờ làm việc D346
Thử nghiệm 9: Kiểm tra trích lập dự phòng các khoản phải thu
- Mục tiêu: Đảm bảo việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi là đầy đủ, phù hợp với
chế độ kế toán hiện hành
- Thực hiện: Thu thập bảng trích lập dự phòng của khách hàng
- Thông qua kiểm tra bảng theo dõi tuổi nợ ở thử nghiệm 5, đơn vị không phải
trích lập dự phòng trong năm nay.

Thử nghiệm 10: Đánh giá các khoản công nợ phải thu có gốc ngoại tệ.
- Mục tiêu:Tất cả các khoản công nợ phải thu có gốc ngoại tệ đều được quy đổi phù
hợp với chế độ, chuẩn mực.
- Thực hiện: Kiểm toán viên thực hiện so sánh chi tiết số dư tại ngày 31/12 so với tỷ
giá mà KTV sử dụng đánh giá.
- Tham chiếu Giấy tờ làm việc D348
Thử nghiệm 11: Kiểm tra tính phân loại
- Mục tiêu: Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản phải thu khách hàng trên
báo cáo tài chính.
- Thực hiện: Thông qua kiểm tra bảng số dư chi tiết nợ phải thu, kiểm toán viên xem
xét khoản phải thu khách hàng ghi trong bảng này có được phân loại đúng hay không,
tức là có tách biệt với các khoản nợ phải thu khác như là phải thu tạm ứng cho nhân
viên… hay không. Bên cạnh đó, kiểm toán viên còn xem việc trình bày và công bố
khoản phải thu của khách hàng trên báo cáo tài chính có tuân thủ đúng các chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành hay không.

12
2.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

❖ Tổng hợp và đánh giá kết quả

Sau khi hoàn thành kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, KTV tổng hợp kết
quả và đánh giá tổng quát về kết quả thu thập được.
KTV sẽ soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, đánh giá lại sự ảnh hưởng của các sai
sót phát hiện trong quá trình kiểm toán và tổng hợp các bút toán điều chỉnh vào bảng tổng hợp
lỗi. Đánh giá tham chiếu nơi phát hiện sai sót để thuận tiện cho việc kiểm tra.
Kết quả thu được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về BCTC:
- Nếu sai sót không trọng yếu được phát hiện trong quá trình kiểm toán, KTV có thể
đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
- Nếu sai sót trọng yếu, do tìm thấy những sai sót trong số liệu kế toán của đơn vị,
KTV sẽ lập ra các bút toán điều chỉnh ngay cho các khoản mục có sai sót. Sau đó
tiến hành trao đổi với kế toán trưởng của đơn vị để điều chỉnh lại cho đúng.
Trường hợp xét riêng từng sai sót thì chúng không trọng yếu, nhưng nếu kết hợp lại với
nhau thì chúng trở nên trọng yếu, KTV sẽ tổng hợp các sai sót chưa được điều chỉnh, xét xem
chúng có trở nên trọng yếu hay không và tiến hành đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của chúng
đến BCTC. Tiếp đến KTV cần đánh giá tổng hợp các sai sót dự kiến của toàn bộ BCTC. Vì
khi áp dụng các phương pháp lấy mẫu, KTV không xác định được sai sót thực sự của khoản
mục mà chỉ dựa vào kết quả mẫu để dự đoán sai sót của khoản mục (ngưỡng điều chỉnh), gọi
là sai sót dự đoán. Sai sót dự đoán sẽ được so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua để quyết định
xem có thể chấp nhận khoản mục đó hay không.
Đối với khách hàng ABC sau khi hoàn thành kiểm toán nợ phải thu không phát hiện
sai sót trọng yếu nào và chỉ có bút toán điều chỉnh liên quan đến đánh giá lại tỷ giá của khoản
mục nên KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với khoản mục này.
Tham chiếu Giấy tờ làm việc D310; D320

13
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Nhận xét chung về quá trình thực tập

Với đội ngũ sáng lập viên và các KTV tâm huyết, am tường về kiểm toán, kế toán, thuế,
tài chính, cùng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, Công ty Kiểm
toán và tư vấn Chuẩn Việt đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phù hợp với điều kiện Việt
Nam và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Công ty đã tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và chú trọng đến việc phát
triển nguồn nhân lực. Đây là hai nhân tố chính đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài của
công ty. Do đó, trong thời gian thực tập tại công ty, thực tập sinh đã có điều kiện tham gia vào
các cuộc kiểm toán và được thực hiện các công việc như một trợ lý kiểm toán; được tiếp xúc
với các khách hàng khác nhau và được giao thực hiện kiểm toán các phần hành như: tiền, chi
phí hoạt động, lương,…
3.1.1. Ưu điểm và thuận lợi trong quá trình thực tập

Trong quá trình thực tập vừa qua, Công ty Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt – Chi nhánh
Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên được tham gia trực tiếp vào các cuộc
kiểm toán và có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau với những ngành nghề sản
xuất kinh doanh đa dạng. Quá trình thực tập đã giúp sinh viên không chỉ vận dụng những kiến
thức được học vào thực tế, củng cố kiến thức mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý
báu.
Ngoài ra, thực tập sinh còn được:
- Trải nghiệm trong môi trường làm việc tốt.
- Tiếp xúc với một khối lượng lớn các kiến thức qua làm việc thực tế và các buổi đào tạo
của công ty.
- Rèn luyện kỹ năng tin học và anh văn cần thiết để phục vụ tốt cho công việc trong tương
lai.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tiếp xúc với khách hàng, sắp xếp công việc
và hoàn thành công việc đúng hạn.
- Được tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau và công việc từng phần hành cụ thể góp
phần trau dồi trình độ chuyên môn.

14
3.1.2. Hạn chế trong quá trình thực tập

Vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu nhiều nên chỉ được tham gia kiểm toán
vào các phần hành nhỏ sinh viên chỉ học được một phần trong quá trình kiểm toán thực tế, các
kiến thức chuyên môn khi kiểm toán các phần hành khác chưa nắm sâu và còn hạn chế.
3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng
tại công ty Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt – Chi nhánh Hồ Chí Minh
3.2.1. Các ưu điểm nổi bật

Các chính sách, thủ tục, phương pháp kiểm toán của VIETVALUES – HCMB được xây
dựng bởi đội ngũ KTV chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm; chương trình kiểm toán được thiết
kế tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán và dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của Hội
Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).

Chương trình kiểm toán của công ty hướng dẫn cách thức thu thập số liệu, các bước
thực hiện kiểm toán và các thủ tục kiểm toán (thủ tục chung, thủ tục phân tích, thủ tục chi tiết)
một cách cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu, mang tính hướng dẫn thực hiện cao, đồng thời mang tính
chất mở để KTV có thể áp dụng linh hoạt đối với những doanh nghiệp có đặc điểm riêng giúp
cho KTV mới vào nghề có thể hình dung được những việc cần làm.

Đội ngũ KTV chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, kiến thức rộng,
am hiểu nhiều lĩnh vực tạo nhiều thuận lợi trong việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của
các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp cho công ty nhanh có sự hiểu
biết thấu đáo về khách hàng.
Việc quy định cụ thể cách thức xác lập mức trọng yếu tạo điều kiện thuận lợi cho KTV
có cơ sở chắc chắn để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn , không lãng phí thời gian vào những sai
lệch quá nhỏ hoặc không bỏ sót những sai lệch có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
Bên cạnh đó, công ty còn có xây dựng phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu, điều này giúp
cho KTV dễ dàng hơn trong khi thực hiện các thử nghiệm chi tiết. Tuy nhiên, việc chọn mẫu
còn phụ thuộc rất nhiều vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV.
Quy trình kiểm toán nợ phải thu có quan hệ chặt chẽ với khoản mục doanh thu. Do vậy,
KTV thường tiến hành thực hiện kiểm toán chung hai khoản mục này. Cụ thể, KTV tiến hành
tìm hiểu, đánh giá rủi ro kiểm soát đối với toàn bộ chu trình bán hàng – phải thu – thu tiền và
kiểm tra đối chiếu hai khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong quá trình thực hiện các thử

15
nghiệm chi tiết. Do đó, KTV có thể dễ dàng nhận ra những sai sót, bất thường hay sự hợp lý
của số liệu, từ đó đưa ra kết luận có độ chính xác cao.
Các thử nghiệm cơ bản mà KTV thực hiện trong quá trình kiểm toán nợ phải thu khách
hàng là tương đối đầy đủ, đạt được mục tiêu kiểm toán đề ra: phát sinh, hiện hữu, đầy đủ, ghi
chép chính xác, đánh giá, trình bày và công bố. Đồng thời cũng phát hiện những gian lận và
sai sót trọng yếu trong số liệu của đơn vị.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV có thể trao đổi với nhau về các phần
hành có liên quan để có thể giảm bớt và không thực hiện những thử nghiệm trùng lắp.
Hồ sơ kiểm toán được sắp xếp và trình bày một cách khoa học và cẩn thận theo trình tự
đi từ tổng hợp đến các bằng chứng chi tiết để chứng minh cho các số liệu tổng hợp, chứng từ
được lưu trữ đầy đủ và theo từng phần hành. Người xem có thể thấy ngay các số liệu tổng hợp
mà KTV đã xem xét và đã chứng minh như thế nào, các sai sót mà KTV đã phát hiện và cách
thức điều chỉnh các sai sót đó.
Các giấy tờ làm việc được trình bày rõ ràng kết hợp với cách đánh tham chiếu đơn giản
và dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và đối chiếu khi xem xét hồ sơ kiểm toán.
Giấy tờ làm việc trước khi lưu hồ sơ kiểm toán phải được xét duyệt của trưởng nhóm kiểm
toán, sau đó chuyển sang cho KTV kiểm tra và ký duyệt, cuối cùng được trình lên Giám đốc
kiểm toán soát xét và đánh giá.
BCKT trước khi hoàn thành và được chuyển giao cho khách hàng cũng phải được kiểm
tra qua nhiều giai đoạn để đảm bảo sự chính xác và đầy đủ, đồng thời phải được sự kiểm tra
và chấp thuận của Giám đốc kiểm toán trước khi BCKT được phát hành.
Nhìn chung, quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại VIETVALUES
- HCMB được đánh giá là khá tốt. Từ đó, KTV có thể đưa ra kết luận về sự trung thực và hợp
lý của khoản mục.

16
KẾT LUẬN



Được thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt – Chi nhánh Hồ Chí
Minh, người viết đã có cơ hội học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự hướng dẫn nhiệt tình của
các anh chị kiểm toán viên cũng như từ trong thực tế kiểm toán tại khách hàng. Đặc biệt, thông
qua quá trình tìm hiểu về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng, người viết đã hiểu rõ
hơn vấn đề này trên phương diện lý thuyết cũng như trên phương diện thực tế và thấy được sự
khác nhau giữa lý thuyết và thực tế. Đồng thời, người viết được nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong một cuộc kiểm toán. Chính vì
thế mà kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng được quan tâm và chú trọng ở các công
ty kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và khả năng cạnh tranh.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo này, do hạn chế về thời gian cũng như trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chính vì lẽ đó, em rất mong nhận được sự góp ý tận tình từ quý thầy cô để có thể hoàn thiện
đề tài này hơn nữa và tạo tiền đề vững chắc cho các nghiên cứu lớn hơn về sau.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô rất nhiều.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vương Lê Sơn (2014), Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng
tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Chuẩn Việt, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Như Yến (2016), Công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Chuẩn
Việt, Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

Chương trình Kiểm toán mẫu BCTC cập nhật lần 3 ban hành 2019 (update)
http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=5958

18

You might also like