You are on page 1of 135

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


---------------------

LÊ MINH HÙNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ MINH HÙNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THẾ HÙNG

Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………...…………………………. 01
PHẦN NỘI DUNG…………………...………………………………………. 05
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP………………………………………………………………………. 05
1.1 Tài chính doanh nghiệp……………………………………………………. 05
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp…………………… 05
1.1.2 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp………………………………. 06
1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp……………………………………………. 07
1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp…………………………… 07
1.2.2 Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp………………………… 07
1.2.3 Nguyên tắc của quản lý tài chính doanh nghiệp……………………… 08
1.2.4 Giới thiệu Hệ thống báo cáo tài chính………………………………... 10
1.2.4.1 Bảng cân đối kế toán…………………………………………….. 11
1.2.4.2 Báo cáo kết quả kinh doanh……………………………………… 12
1.2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ……………………………………….. 12
1.2.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính…………………………………… 13
1.3 Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp……………………………... 13
1.3.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp……………………………………... 13
1.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp…………… 14
1.3.1.2. Các nhóm hệ số tài chính………………………………………... 18
1.3.1.3. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số phá sản Z) ……………………… 25
1.3.1.4 Các yếu tố phi tài chính………………………………………….. 26
1.3.2 Đầu tư tài chính……………………………………………………….. 28
1.3.3 Kiểm tra tài chính……………………………………………………... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA………………………... 29
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Bibica……………..………………………. 29
2.1.1 Ngành bánh kẹo Việt Nam……………………………………………. 29
2.1.2 Hình thành và phát triển………………………………………………. 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban………………… 36
2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty………………………………… 42
2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động tài chính của công ty cổ
phần bibica……………………………………….. …………………………... 45
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp……………….. 45
2.2.2 Các nhóm hệ số tài chính…………………………………………….. 64
2.2.3 Các yếu tố phi tài chính………………………………………………. 82
2.2.4 Thông tin tài chính…………………………………………………. 87
2.2.5 Hoạt động đầu tư……………………………………………………… 88
2.2.6 Công tác kiểm tra tài chính…………………………………………… 89
2.3 Đánh giá chung về tình hình quản lý tài chính của công ty cổ phần
Bibica………………………………………………………………..…... 89
2.3.1 Ưu điểm………………………………………………………………. 89
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………… 91
CHUƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 94
BIBICA………………………………………………………………………..
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới………….. 94
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty cổ
phần Bibica trong thời gian tới…………………………………….. 95
3.2.1 Quản lý các khoản phải trả……………………………………………. 95
3.2.2 Quản lý hàng tồn kho…………………………………………………. 96
3.2.3 Quản lý các khoản phải thu…………………………………………… 96
3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời…………………………………………… 97
3.2.5 Hoàn thiện công tác quản lý vốn kinh doanh…………………………. 99
3.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính tại công ty……………….. 101
3.2.7 Củng cố các mối quan hệ tài chính…………………………………… 102
3.3 Kiến nghị…………………………………………………………………... 106
3.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước………………………………………. 107
3.3.2 Một số kiến nghị với công ty cổ phần Bibica………………………… 108
KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………... 111
CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Số thứ tự Ký hiệu Nghĩa của từ


CP Cổ phần
CSH Chủ sở hữu
BBC Công ty cổ phần Bibica
BCTC Báo cáo tài chính
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
DTT Doanh thu thuần
ĐTDH Đầu tư dài hạn
ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
GTGT Thuế giá trị gia tăng
HĐKH Hoạt động kinh doanh
NV Nguồn vốn
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
LNST Lợi nhuận sau thuế

i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

STT Bảng Nội dung Trang


1 Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản 46
2 Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 50
3 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp doanh thu 55
4 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh 57
5 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 58
6 Bảng 2.6 Bảng tổng hợp lợi nhuận 59
7 Bảng 2.7 Bảng lưu chuyển tiền tệ qua các năm 61
8 Bảng 2.8 Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 64
9 Bảng 2.9 Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh 65
10 Bảng 2.10 Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 66
11 Bảng 2.11 Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho 67
12 Bảng 2.12 Bảng kỳ thu tiền bình quân 68
13 Bảng 2.13 Bảng hiệu quả sử dụng TSCĐ 69
14 Bảng 2.14 Bảng hiệu quả sử dụng TSNH 71
15 Bảng 2.15 Bảng hiệu quả sử dụng tổng tài sản 72
16 Bảng 2.16 Bảng hệ số nợ trên tổng tài sản 73
17 Bảng 2.17 Bảng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 74
18 Bảng 2.18 Bảng hệ số khả năng thanh toán lãi vay 75
19 Bảng 2.19 Bảng lợi nhuận và doanh thu của công ty 77
20 Bảng 2.20 Bảng các hệ số về khả năng sinh lời 77
21 Bảng 2.21 Bảng tính hệ số nguy cơ phá sản 81
22 Bảng 2.22 Bảng thu nhập mỗi cổ phiếu qua các năm 81
23 Bảng 2.23 Bảng tỷ số giá thanh toán của cổ phiếu so với LN 82

ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Hình Nội dung Trang


1 Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa TSDH và TSNH 47
2 Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ NH và DH trên vốn CSH 51
3 Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa tổng nợ phải trả 52
và vốn chủ sở hữu
4 Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu cổ đông 53
5 Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong chi phí sản xuất 58
6 Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 65
7 Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh 66
8 Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền 67
9 Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho 68
10 Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân 69
11 Hình 2.11 Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ 72
12 Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng TSNH 72
13 Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản 73
14 Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện số nợ trên tổng tài sản 74
15 Hình 2.15 Biểu đồ thể hiện số nợ trên vốn chủ sở hữu 75
16 Hình 2.16 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán lãi vay 76
17 Hình 2.17 Biểu đồ thể hiện ROS 78
18 Hình 2.18 Biểu đồ thể hiện ROA 79
19 Hình 2.19 Biểu đồ thể hiện ROE 80

iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Sơ đồ Nội dung Trang


1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty cổ phần Bibica 36
2 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy QLTC công ty cổ phần bibica 42

iv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc
phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những
khó khăn và thách thức khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Cùng với xu thế hội
nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp đang phải
kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đứng trước những thử
thách đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý
và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình là một yêu
cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang
tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh
giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát
huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của quản lý tài chính của doanh nghiệp,
tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được
các biện pháp cần thiết để cải tiến quản lý tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Đặc biệt, quản lý tài chính trong các công ty cổ phần là vấn đề khá
phức tạp và có ý nghĩa ngày càng quan trọng , khi công ty cổ phần trở thành hình
thức tổ chức kinh tế phát triển phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công ty cổ phần Bibica đã có hơn 10 năm được bình chọn là thương hiê ̣u
dẫn đầ u trong hàng Viê ̣t Nam chấ t lư ợng cao. Công ty có hệ thống sản phẩm rất đa
dạng và phong phú gồm các chủng loại chính: Bánh quy, bánh cookies, bánh layer
cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm …Ngày 17/12/2001 Bibica chính thức niêm
yết cổ phiếu tại trung tâm chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã
chứng khoán là BBC. So với yêu cầu đặt ra thì việc quản lý tài chính hiện nay của
Công ty là hết sức cần thiết và quan trọng.
Chính vì những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về Công ty cổ phần
Bibica, tôi cho rằng việc quản lý tài chính tại Công ty này là một vấn đề có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Công ty Cổ
phần Bibica” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

1
2.Tình hình và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu.
Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp đã được trình bầy trong các
tài liệu xuất bản trong và ngoài nước và là đề tài được sự quan tâm của nhiều tác
giả, sinh viên không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các nước trên thế giới. Có thể đưa
ra một số đề tài đã được nghiên cứu ở Việt Nam như sau:
- “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 –
VINACONEX ” – Luận văn Thạc sỹ của tác giả Trần Thị Lan Phương - khoa
KHQL - Đại học kinh tế quốc dân, viết năm 2012 đã đề cập đến cơ sở lý luận và
thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty. Qua đó tác giả đưa ra một số giải
pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính công ty trong thời gian tới.
- “Phân tích tài chính công ty cổ phần Kinh đô” – Luận văn thạc sỹ của tác
giả Vũ Thị Bích Hà - Trường ĐHKT-ĐHQGHN, viết năm 2012 đề cập đến cơ sở lý
luận và thực trạng phân tích tài chính của công ty và đề xuất các giải pháp chủ yếu
để hoàn thiện phân tích tài chính công ty trong thời gian tới.
- “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần
nâng cao khả năng tài chính của Tổng Công ty chè Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ
của tác giả Đặng Thị Vân Nga – khoa KTTC - Đại học Thương Mại, viết năm 2012
cũng đề cập đến thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty và đề xuất các
giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính phục
vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty.
Vấn đề được các đề tài nêu trên quan tâm nhất là nghiên cứu thực trạng kết
quả hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính và tình hình lập kế hoạch tài chính của
doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Về quản lý tài chính của công ty cổ phần Bibica đã có một số công ty chứng
khoán và tư vấn tài chính thực hiện việc phân tích và đưa ra các đánh giá; các bản
phân tích và đánh giá này đã đưa ra được những ưu điểm và hạn chế trong quản lý

2
tài chính của công ty và là những thông tin cần thiết cho các đối tượng bên trong và
ngoài công ty.
Tuy nhiên trong các phân tích này, một số vấn đề như chi phí vốn của công
ty, giá trị kinh tế gia tăng, giá trị thị trường gia tăng, mô hình điểm Z, các yếu tố tác
động phi tài chính và tốc độ tăng trưởng bền vững chưa được nhắc đến. Chính vì
vậy, nghiên cứu quản lý tài chính của công ty cổ phần Bibica có bổ sung thêm các
các tiêu chí nói trên và các thông tin về báo cáo tài chính mới nhất của công ty
trong thời gian cuối sẽ cho đánh giá tổng quát hơn về quản lý tài chính của công ty
và là một việc làm cần thiết.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Sự biến động của vốn và nguồn vốn như thế nào?
- Cơ cấu vốn và nguồn vốn có hợp lý hay không?
- Nguồn vốn xuất phát từ đâu? Công ty sử dụng đã hợp lý chưa?
- Hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào?
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có mạnh không?
- Xu hướng tăng giảm các chỉ tiêu tài chính là tốt hay xấu?
- Những điểm mạnh và điểm yếu kém về tài chính của công ty ở đâu?
- Nếu doanh nghiệp đang có những bất lợi, những đề xuất nào có thể giúp
doanh nghiệp khắc phục?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các doanh nghiệp và xây
dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần Bibica và tìm
ra các ưu điểm, hạn chế trong quản lý tài chính của công ty cũng như nguyên nhân
của các hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý tài chính tại công ty.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu:

3
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý tài chính của công ty cổ phần
Bibica.
4.2.Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Quản lý tài chính của công
ty cổ phần Bibica trong giai đoạn từ 2011 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính hàng năm của
Công ty Cổ phần Bibica; Các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; các
trang Web.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn đã phân tích một cách hệ thống về tình hình quản lý tài chính của
công ty cổ phần Bibica khi sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, các
nhóm hệ số tài chính và kết hợp với một số chỉ tiêu khác như mô hình điểm Z, xem
xét tác động của các yếu tố phi tài chính .
- Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý
tài chính của công ty cổ phần Bibica.
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm khắc phục các hạn chế trong quản lý
tài chính và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty cổ phần Bibica.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình quản lý tài chính Công ty Cổ phần Bibica.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của
Công ty Cổ phần Bibica

4
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tài chính doanh nghiệp


1.1.1 Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp
“Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ liên quan tới việc tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ để hình thành, khai thác sử dụng nguồn vốn phục vụ cho
nhu cầu phát triển của tổ chức”.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có yếu tố
cơ bản của quá trình sản xuất như: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao
động.
Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa vì
vậy các yếu tố trên được biểu hiện bằng tiền. Số tiền ứng trước để mua sắm các yếu
tố trên gọi là vốn kinh doanh. Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có
thể là sự dịch chuyển của giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể
khác hoặc sự dịch chuyển trong cùng một chủ thể.
Sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừng phát triển. Mặt khác sự
vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ sản xuất, mà sự vận
động đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới tất cả các khâu của quá trình sản
xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng). Nhờ sự vận động của tiền tệ
đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh ở các khâu của
quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Những quan hệ đó tuy chứa đựng
nội dung kinh tế khác nhau song chúng đều có những đặc trưng giống nhau mang
bản chất của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp hệ thống các quan hệ
kinh tế, biểu hiện dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp
cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà
nước.

5
Hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất tài
chính doanh nghiệp gồm:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước.
Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế với
Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính.
Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn
tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu
cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn
dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vốn vay, trả cổ phần cho những nhà tài
trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số
tiền chưa sử dụng.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp
khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường
mà tại đó doanh nghiệp có thể tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm
kiếm lao động... Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác
định được nhu cầu hàng hoá, dịch vụ cần thiết cung ứng.
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người
quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các
mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp
như: chính sách cổ tức. chính sách đầu tư, chính sách cơ cấu vốn, chi phí...
1.1.2 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có ba chức năng chính:
Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Vốn là
yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua tài
chính doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ giải quyết các vấn đề về vốn như tổ chức
huy động vốn, lựa chọn nguồn vốn, cơ cấu vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp

6
Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh
nghiệp trước hết sẽ được dành để bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh (tiền mua
nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc, tiền lương, thực hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nước…), sau đó là để hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp, để trả lợi tức
cổ phần.
Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Căn cứ
vào tình hình thu chi, các chỉ tiêu tài chính để thấy được tình hình sản xuất kinh
doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà quản lý có thể
đánh giá việc điều hành, hiệu quả của công tác quản lý để có thể đưa ra những quyết
định cần thiết.
Ba chức năng trên có quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra là
thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, góp phần định
hướng cho phân phối và tạo vốn. Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ góp
phần khai thông các luồng tài chính, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra.
1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp
“Quản lý tài chính là quá trình lập và kiểm soát các nguồn lực để tối đa lợi
ích kinh tế và tài chính của tổ chức. Đối với doanh nghiệp, quản lý tài chính là việc
sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp
để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch
sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm
tăng lãi cổ tức của cổ đông”.
1.2.2 Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau
như: tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu trong ràng buộc tối đa hoá lợi nhuận.
tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp...Song tất cả các
mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho
các chủ sở hữu. Vì một doanh nghiệp phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định, chính

7
họ phải nhận thấy giá trị đầu tư của họ tăng lên, khi doanh nghiệp đặt ra mục tiêu là
tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, doanh nghiệp đã tính tới sự biến động của thị
trường trong các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Quản lý tài chính chính là nhằm
thực hiện các mục tiêu đó.
- Cung cấp thông tin về tình trạng sức khoẻ của tổ chức cho người điều hành
kịp thời, chính xác.
- Cung cấp thông tin để quản lý các hoạt động và điều phối quá trình hoạt
động của tổ chức.
- Giảm thiểu các lỗi, gian lận trong hoạt động của tổ chức.
1.2.3 Nguyên tắc của quản lý tài chính doanh nghiệp
Hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn căn bản là
giống nhau nên nguyên tắc quản lý tài chính đều có thể áp dụng chung cho tất cả
các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự
hiểu biết khác biệt nhất định nên khi áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính phải gắn
với những điều kiện cụ thể.
- Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận.
Quản lý tài chính phải dựa trên quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuân. Nhà đầu tư
có thể lựa chọn những đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro mà họ chấp
nhận và lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn. Khi họ bỏ tiền vào những dự án mà
rủi ro cao, hy vọng dự án mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao.
- Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền.
Để đo lường giá trị tài sản cuả chủ sở hữu, cần sử dụng khái niệm giá trị thời
gian của tiền, tức là phải đưa lợi ích và chi phí của dự án về một thời điểm thường
là thời điểm hiện tại. Theo quan điểm của nhà đầu tư, dự án được chấp nhận khi lợi
ích lớn hơn chi phí. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội của vốn được đề cập như
là tỷ lệ chiết khấu.
- Nguyên tắc chi trả.
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo mức ngân quỹ tối
thiểu để thực hiện chi trả. Do vậy, điều đáng quan tâm ở các doanh nghệp là các

8
dòng tiền chứ không phải là lợi nhuận kế toán. Dòng tiền ra và dòng tiền vào được
tái đầu tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí. Không những thế,
khi đưa ra các quyết định kinh doanh, nhà doanh nghiệp cần đến dòng tiền tăng
thêm, đặc biệt cần tính đến dòng tiền sau thuế.
- Nguyên tắc sinh lợi.
Nguyên tắc quan trọng với nhà quản lý tài chính không chỉ là đánh giá các
dòng tiền mà dự án mang lại mà còn là tạo ra các dòng tiền, tức là tìm kiếm các dự
án sinh lợi. Trong thị trường cạnh tranh, nhà đầu tư khó có thể kiếm được nhiều lợi
nhuận trong một thời gian dài, khó có thể tìm kiếm được nhiều dự án tốt. Muốn vậy
cần phải biết các dự án sinh lợi tồn tại như thế nào và ở đâu. Tiếp đến, khi đầu tư
nhà đầu tư phải biết làm giảm tính cạnh tranh và bằng cách đảm bảo mức chi phí
thấp hơn mức chi phí cạnh tranh.
- Nguyên tắc thị trường có hiệu quả.
Thị trường có hiệu qủa là thị trường mà tại đó giá trị của tài sản tại bất kỳ
thời điểm nào đều phản ánh đầy đủ các thông tin một cách công khai. Trong thị
trường có hiệu quả giá cả được xác định chính xác.
- Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông.
Nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm phân tích, kế hoạch hoá tài chính,
quản lý ngân quỹ chi tiêu cho đầu tư và kiểm soát. Do đó, nhà quản lý tài chính
thường giữ địa vị cao trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và thẩm quyền tài
chính ít khi được phân quyền hoặc uỷ quyền cho cấp dưới.
Nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và
thường đưa ra các quyết định tài chính trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường
ngày do các nhân viên cấp thấp hơn phụ trách. Các quyết định và hoạt động của
nhà quản lý tài chính đều nhằm vào mục tiêu của doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có
khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá
chi phí, và tăng thu nhập của các chủ sở hữu một cách vững chắc. Nhà quản lý tài
chính đưa ra các quyết định vì lợi ích của các cổ đông của doanh nghiệp. Vì vậy, để

9
làm rõ mục tiêu quản lý tài chính, cần phải trả lời một câu hỏi cơ bản hơn: theo
quan điểm của cổ đông, một quyết định quản lý tài chính tốt là gì?
Nhà quản lý tài chính hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông bằng các
quyết định làm tăng giá trị thị trường cổ phiếu. Mục tiêu của quản lý tài chính là tối
đa hoá giá trị hiện hành trên một cổ phiếu, là tăng giá trị của doanh nghiệp. Do đó
phải xác định được kế hoạch đầu tư và tài trợ sao cho giá trị của cổ phiếu có thể được
tăng lên. Trên thực tế, hành động của nhà quản lý vì lợi ích tốt nhất của cổ đông phụ
thuộc vào 2 yếu tố: Thứ nhất, mục tiêu của quản lý có sát với mục tiêu của cổ đông
không? Vấn đề này liên quan tới hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp.
- Tác động của thuế.
Trước khi đưa ra quyết định tài chính nào, nhà quản lý tài chính luôn tính tới
tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xem xét tới một
quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính tới lợi ích thu được trên cơ sở dòng tiền
thu được trên cơ sở dòng tiền sau thuế do dự án tạo ra. Hơn nữa, tác động của thuế
cần được phân tích kỹ lưỡng khi thiết lập cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Bởi lẽ,
khoản nợ có một lợi thế nhất định về chi phí so với vốn chủ sở hữu. Đối với doanh
nghiệp, chi phí trả lãi là chi phí giảm thuế. Vì thuế là một công cụ quản lý vĩ mô của
Chính phủ, thông qua thuế, Chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng
và đầu tư. Các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán để điều chỉnh các quyết định
tài chính cho phù hợp, đảm bảo được lợi ích của các cổ đông.
1.2.4 Giới thiệu Hệ thống báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính, cung
cấp các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển
sau mỗi kì họat động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu
ích cho rất nhiều đối tượng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, như
các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại, các nhà đầu tư
tiềm năng, các nhà cung cấp tín dụng….Mỗi đối tượng này sử dụng thông tin báo
cáo tài chính để đánh giá về quá khứ, dự báo về tương lai của doanh nghiệp, từ đó
ra các quyết định kinh doanh liên quan tới lợi ích tài chính của họ.

10
Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay bao gồm bốn báo cáo:
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi báo cáo này cung cấp thông tin về các khía cạnh
khác nhau trong tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho các đối tượng
sử dụng thông tin có thể đánh giá toàn diện về tình hình tài chính doanh nghiệp, từ
đó đưa ra các quyết định hợp lí.
1.2.4.1 Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tình trạng tài chính (giá trị tài
sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp tại một thời điểm. Phương
trình cân đối cơ bản của kế toán:
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tài sản là các nguồn lực sử dụng trong hoạt động kinh doanh để mang lại lợi
ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm hai
loại cơ bản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là những tài sản
có thời gian chuyển đổi về hình thái tiền tệ trong vòng một năm (hoặc một chu kì
kinh doanh), còn tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian chuyển đổi về hình
thái tiền tệ trên một năm (hoặc một chu kì kinh doanh).
Nợ phải trả là phần nguồn vốn do các chủ nợ tài trợ cho các tài sản của
doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm hiện tại của doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các
nguồn lực (tài sản) của mình để thanh toán. Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm
hai loại cơ bản là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời
hạn trả trong vòng một năm (hoặc một chu kì kinh doanh), cờn nợ dài hạn là các
khoản nợ có thời hạn trả trên một năm (hoặc một chu kì kinh doanh).
Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tài sản sau khi bù đắp các khoản nợ phải
trả. Vốn chủ sở hữu thường bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu và phần lợi
nhuận tích lũy để tái đầu tư, bổ sung từ kết quả họat động kinh doanh.
1.2.4.2 Báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết
quả (lãi/lỗ) trong một kì hoạt động của doanh nghiệp.

11
LÃI (LỖ) = DOANH THU – CHI PHÍ
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác đạt được
trong một kì hoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (mà không phải do các
chủ sở hữu góp vốn). Các khoản doanh thu và thu nhập này rất đa dạng, phụ thuộc
vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và qui mô hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí của hoạt động kinh doanh và các khoản chi phí khác phát sinh trong
kì hoạt động của doanh nghiệp có tác động làm giảm vốn chủ sở hữu (mà không
phải do các chủ sở hữu rút vốn). Các khoản chi phí này tương ứng phát sinh theo
các khoản doanh thu mà doanh nghiệp đạt được.
1.2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các khoản tiền thu, tiền chi
trong một kì hoạt động của doanh nghiệp.
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KÌ = THU – CHI
Các khoản tiền thu, tiền chi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được sắp xếp
theo ba loại hoạt động: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ
hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cầu nối thông tin giữa các báo cáo tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ lí giải nguyên nhân khác biệt giữa lợi nhuận và biến
động tiền (lưu chuyển tiền thuần) trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ cũng sẽ lí giải nguồn tiền đầu tư (hoặc tiền thu về) cho các tài
sản dài hạn của doanh nghiệp. Các khoản tiền thu, tiền chi liên quan tới biến động
của phần Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn (không bao gồm nợ vay) của Bảng cân
đối kế toán cùng với doanh thu, chi phí và kết quả của hoạt động kinh doanh trên
Báo cáo kết quả kinh doanh được tổng hợp trong phần Lưu chuyển tiền từ hoạt
động kinh doanh. Các khoản tiền thu, tiền chi liên quan tới các biến động trong
phần Tài sản dài hạn của Bảng cân đối kế toán được tổng hợp trong phần lưu
chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Các khoản tiền thu, tiền chi liên quan tới các biến
động trong phần Vốn chủ sở hữu và nợ vay của bảng cân đối kế toán được tổng hợp
trong phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

12
1.2.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bản giải trình giúp các đối tượng sử dụng
hiểu rõ hơn về các con số trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính thường
bao gồm bốn nội dung cơ bản: các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, các
thông tin bổ sung cho các khoản mục trên báo cáo tài chính, biến động vốn chủ sở
hữu và các thông tin khác.
1.3 Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp.
Nội dung của quản lý tài chính chính doanh nghiệp là việc thực hiện các
chức năng của quản lý tài chính, được thể hiện ở việc đảm bảo đủ nguồn tài chính
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán,
khả năng huy động và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả.
1.3.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Để đương đầu với những thách thức trong kinh doanh, các hoạt động của
doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở nền tảng của công tác hoạch định. Việc
hoạch định thường có hai mức: cấp chiến lược và cấp chiến thuật. Phân tích tài
chính là trọng tâm của cả hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật. Không
chỉ có thế, phân tích tài chính còn là công việc mà bất cứ đối tượng nào quan tâm đến
doanh nghiệp đều không thể bỏ qua. Bởi thông qua phân tích tài chính có thể cho ta
thấy được kết quả của công tác quản lý tài chính: đó là thực trạng tài chính, những
điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là một quá trình mà nhà quản lý tài chính sử dụng các
phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin
khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của một tổ
chức, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi
nguồn thông tin: Từ thông tin nội bộ cho đến những thông tin bên ngoài doanh
nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị, từ thông tin chung cho đến những
thông tin về ngành kinh tế… Tuy nhiên, thường được sử dụng rộng rãi và cũng có

13
thể đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp là các thông tin
kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn tin quan trọng bậc nhất trong
phân tích tài chính. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài
chính - được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo ngân quỹ (Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Về phương pháp phân tích thì có nhiều phương pháp nhưng thường được sử
dụng nhất vẫn là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Người ta có thể so
sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh
nghiệp; so sánh với mức trung bình của ngành trong cùng kỳ để thấy hiện trạng tài
chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác; có thể so sánh chiều dọc để
thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể; có thể so sánh chiều ngang để thấy
được sự biến đổi cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua
các kỳ kế toán liên tiếp. Để áp dụng phương pháp này cần phải bảo đảm các điều
kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (về thời gian, không gian, đơn vị
tính toán…) và xác định gốc so sánh thích hợp tùy theo mục đích phân tích.
Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này xem xét các mối quan hệ tỷ
lệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các
ngưỡng, các tỷ số tham chiếu; dựa vào việc so sánh các tỷ số tài chính của doanh
nghiệp với các tỷ số tham chiếu để đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Nhà phân tích có thể sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết
xu hướng thay đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể so sánh theo
không gian (so sánh với mức trung bình của ngành) để đánh giá vị thế của doanh
nghiệp trong ngành.
1.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá khái quát
tình hình tài chính nhằm nhận định sơ bộ thực trạng và sức mạnh tài chính của

14
doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn
về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán.
Qua đó các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên
doanh, liên kết, mua bán, cho vay.....
Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính chỉ dừng lại ở
một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất
thực trạng hoạt động tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp như: tình hình
huy động vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Mặt
khác, hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính trên các
mặt chủ yếu của hoạt động tài chính cũng mang tính tổng hợp, đặc trưng. Việc tính
toán những chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản, tiện lợi, dễ tính toán. Do vậy để
đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sử dụng
các chỉ tiêu cơ bản như: Biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi
nhuân và biến động của dòng tiền.
 Biến động của tài sản, nguồn vốn
Biến động của tài sản
Toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm được phản
ánh trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Nó không những thể hiện cơ sở vật
chất, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo mà còn có khả
năng biểu hiện những dấu hiệu tương lai trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài sản là phân tích sự biến động các khoản mục tài sản
nhằm giúp người phân tích tìm hiểu: sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của từng loại tài
sản qua các thời kỳ như thế nào; sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu chủ
động hay bị động trong quá trình kinh doanh; có phù hợp với việc nâng cao năng
lực kinh tế để phục vụ cho kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp hay không.
Biến động của nguồn vốn
Nếu như toàn bộ giá trị hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo
được phản ánh trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán, thì nguồn hình thành nên

15
chúng được phản ánh trên phần nguồn vốn của cùng bảng cân đối kế toán đó. Phân
tích sự biến động các khoản mục nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu: sự
thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào; sự thay đổi
này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình kinh doanh;
có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác
nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.
Phân tích biến động của nguồn vốn ta dùng bảng cân đối kế toán làm tài liệu
phân tích chủ yếu. Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay
đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh
nghiệp, trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Từ
đó, giúp doanh nghiệp có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn ở
thời kỳ tiếp theo.
Về cách thức thực hiện, để phân tích biến động của nguồn vốn người ta so
sánh các chỉ tiêu cuối kỳ với đầu kỳ. Sự thay đổi của từng khoản mục là căn cứ xem
xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hay diễn biến nguồn vốn theo
nguyên tắc:
- Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.
- Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.
Biến động của nguồn vốn được đặt trong mối quan hệ với vốn bằng tiền. Các
khoản mục liên quan đến nguồn vốn và sử dụng vốn được sắp xếp theo hình thức
một bảng cân đối. Qua bảng này, người phân tích có thể xem xét và đánh giá tổng
quát: số vốn tăng hay giảm trong kỳ đã được sử dụng vào việc gì và các nguồn phát
sinh dẫn đến việc tăng, giảm vốn. Trên cơ sở phân tích đó có thể định hướng huy
động vốn cho kỳ tiếp theo.
Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng
(giảm) bao nhiêu? tình hình sử dụng vốn như thế nào? Những chỉ tiêu nào là chủ
yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Từ
đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp.

16
Nhìn chung, trong quá trình phân tích phải đồng thời xem xét mối quan hệ
cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Mối quan hệ chặt chẽ này được thể hiện qua
quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn, giữa tài sản dài hạn
và nguồn tài trợ dài hạn. Qua đó xem xét, đánh giá xem doanh nghiệp đã đảm bảo
được cân bằng tài chính hay chưa.
 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Phân tích doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu rất quan trọng, khi phân tích doanh thu ta cần so
sánh giữa các chỉ tiêu biến động với doanh thu thuần để đánh giá hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm so với kỳ trước hoặc so với doanh nghiệp
khác là cao hay thấp. Nếu mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm,
mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng so với kỳ gốc và so với các
doanh nghiệp khác thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
tăng lên và ngược lại mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng, mức
sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm so với kỳ gốc và so với các
doanh nghiệp khác thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ là
thấp đi.
Phân tích chi phí
Chi phí tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản nhưng thường gặp
nhiều nhất là chi phí lãi vay, lỗ hoặc chênh lệch dự phòng giảm giá các khoản đầu
tư tài chính.
Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh. Việc phân tích lợi nhuận giúp ta đánh giá được số lượng và chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất về tiền vốn, lao động, vật tư.
Khi so sánh lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch hay so với kỳ trước ta thấy được sự tăng
giảm của lợi nhuận từ các hoạt động.
 Biến động của dòng tiền
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng rất quan trọng trong việc phân tích,
đánh giá khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, thanh toán tiềm lực thực sự của

17
doanh nghiệp trong xu hướng phát triển, mở rộng hay đi xuống, thấy được năng lực
quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Để quản trị tốt dòng tiền doanh nghiệp phải
thường xuyên phân tích và hoạch định dòng tiền thông qua phân tích thực tế dòng
tiền thu - chi - cân đối thu chi.
1.3.1.2. Các nhóm hệ số tài chính
 Khả năng thanh toán
Doanh nghiệp thường xuyên phải xem xét khả năng thanh toán để tránh tình
trạng mất khả năng thanh toán. Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ
dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc
quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của
tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính
chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng. Do đó, vấn đề chính
là liệu một doanh nghiệp có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho những
nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay không. Về cơ bản, các hệ số về khả
năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán của một doanh nghiệp. Hai hệ số
thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp
bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên nợ và hệ số khả năng
thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit.
“Khả năng thanh toán” là số tiền có thể dùng để thanh toán, còn “ Nhu cầu
thanh toán” là số tiền phải, cần được thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán phản
ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp,
là cơ sở để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Tương tự, hệ số này càng lớn
thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt, ngược lại hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho

18
phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang gặp khó
khăn, tiềm ẩn rủi ro không trả được nợ đúng hạn.
Tính hợp lý của độ lớn hệ số thanh toán ngắn hạn phục thuộc vào ngành nghề
kinh doanh. Nếu hệ số này cao điều đó chứng tỏ doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh
toán các khoản nợ và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số này quá cao sẽ cho thấy sự kém
hiệu quả trong sử dụng và luân chuyển vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số Khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tương ứng với
tiềm lực của những khoản có thể nhanh chóng quy đổi ra tiền để thanh toán. Hệ số này
lớn hơn 1 nghĩa là tình hình thanh toán nhanh tương đối khả quan. Ngược lại, nếu hệ số
này nhỏ hơn 1 thì tức là tình hình thanh toán đang gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể
phải bán gấp sản phẩm, hàng hóa để trang trải các khoản nợ. Tuy nhiên, độ lớn của tỷ lệ
này còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải
thu, phải trả trong kỳ.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Khả năng thanh toán bằng tiền =

Khả năng thanh toán bằng tiền cho biết khả năng thanh toán bằng nguồn tiền
hiện có của doanh nghiệp để trang trải cho các khoản nợ đến hạn phải thanh toán.
Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhưng thực tế cho thấy nếu
hệ số này >0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn <0.1 thì doanh nghiệp có
thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Do đó doanh nghiệp có thể phải bán gấp
hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá
cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền
chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
 Hiệu quả sử dụng tài sản

19
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài
sản ngắn hạn (hàng tồn kho và các khoản phải thu) và tài sản cố định (bất động sản,
đất đai và trang thiết bị).
Vòng quay hàng tồn kho:

Trong đó:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau:

Trong đó:

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các
loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu, là chỉ tiêu phản ánh năng lực tiêu thụ
hàng hóa và tốc độ vòng quay hàng tồn kho, đồng thời để ước lượng hiệu suất quản
lý hàng tồn kho của doanh nghiệp và là căn cứ để người quản lý tài chính biết được
doanh nghiệp bỏ vốn vào lượng tồn hàng quá nhiều hay không. Do đó, nhìn chung
hàng tồn kho lưu thông càng nhanh càng tốt. Nếu mức quay vòng hàng tồn kho quá
thấp, chứng tỏ lượng hàng tồn quá mức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không
tốt sẽ là một biểu hiện xấu trong kinh doanh. Vì hàng tồn kho còn trực tiếp liên quan
đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp. Cho nên trong trường hợp lợi nhuận lớn hơn 0,
số lần quay vòng hàng tồn kho nhiều chứng tỏ hàng lớn trữ chỉ chiếm dụng số vốn nhỏ,
thời gian trữ hàng càng ngắn, hàng tiêu thụ nhanh thu lợi sẽ càng nhiều.

20
Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân =

Trong đó, các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể
là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền, các khoản tạm
ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán.
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá
khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng
lực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nếu các khoản phải thu của doanh nghệp
không được thu hồi đủ, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ cho doanh
nghiệp mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh. Số ngày trong kỳ bình quân thấp
chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải
những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao. Tính lưu
động của tài sản cao năng lực thanh toán ngắn hạn tốt, về một mức độ nào đó có thể
khỏa lấp những ảnh hưởng bất lợi của tỷ suất vốn lưu động thấp. Đồng thời, việc
nâng cao mức quay vòng của các khoản thu còn có thể giảm bớt kinh phí thu nợ và
tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư tài sản lưu động của
doanh nghiệp tăng lên tương đối. Ngược lại, nếu tỷ số này cao thì doanh nghiệp cần
phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ.
Trong nhiều trường hợp, có thể do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng
nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làm cho lượng tiêu thụ bị hạn chế, nên
công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có
kỳ thu tiền bình quân cao.
Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rất
tốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các
khoản phải thu. Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện
các khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kip thời.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn =

21
Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nó cho biết với một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ
kinh doanh thì sẽ thu được về bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vòng quay tài sản cố định)
Hệ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định =

Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả không phải so sánh
với các doanh nghiệp khác cùng nghành hoặc so sánh với các thời kỳ trước. Tuy
nhiên, khi phân tích hệ số này cần lưu ý là trong tài sản dài hạn có tài sản cố định
mà tài sản cố định phải được xác định theo giá trị còn lại tại thời điểm báo cáo.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (vòng quay toàn bộ tài sản)
Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được
tính như sau:

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản =

Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đối
ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tổng
tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì
phải tính theo tài liệu tỷ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản
thì các trị số phân tử và mẫu số trong công thức phải lấy trong cùng một thời kỳ.
Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của chỉ tiêu
càng cao chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình
độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh
nghiệp càng cao. Nếu ngược lại, thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa
được sử dụng có hiệu quả.

22
 Các hệ số về đòn bẩy tài chính.
Các doanh nghiệp luôn muốn thay đổi tỷ trọng các loại nguồn vốn theo xu hướng
hợp lý nghĩa là tìm cho chúng một kết cấu tối ưu nhất. Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ
do tình hình đầu tư. Vì vậy tìm hiểu về hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số nợ trên VCSH và
tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn sẽ cung cấp cho các nhà quản trị một cái nhìn tổng quan
về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Hệ số nợ trên tổng tài sản
Hệ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng
nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản.

Hệ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng nợ phải trả bao gồm toàn bộ nợ ngắn hạn và dài hạn. Tổng tài sản bao
gồm toàn bộ tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Chủ nợ thường thích công ty có hệ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng
trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có hệ số cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính
nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ trên VCSH =

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy tỷ trọng giữa nợ với vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và
vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức
huy động vốn bằng đi vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu rủi ro thấp. Tuy
nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh
và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định. Khoản tiền mà doanh nghiệp
dùng để trả lãi vay là thu nhập trước thuế và lãi vay. Hệ số khả năng thanh toán lãi
vay cho biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết

23
rằng liệu số vốn đi vay có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi
vay hay không.

Khả năng thanh toán lãi vay =

Lãi vay bao gồm tiền lãi phải trả cho các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn và
tiền lãi của các hình thức vay mượn khác như trả lãi trái phiếu.
Lãi vay được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp nên tạo ra
phần tiết kiệm thuế. Do vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn một mức sử
dụng nợ hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả
năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ sẽ thể hiện
khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
 Khả năng sinh lời
Để phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản
lý, chúng ta cần phải tính toán các tỷ số lợi nhuận. Thông qua các tỷ số lợi nhuận,
các nhà quản lý đánh giá năng lực thu lợi của doanh nghiệp vì lợi nhuận là kết quả
cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp, thu được lợi nhuận là mục tiêu chủ
yếu của sự tồn tại doanh nghiệp.
Đây là những chỉ tiêu thường được các nhà quản trị, các nhà đầu tư… quan
tâm xem xét bởi họ đặc biệt chú ý đến khả năng sử dụng tài sản một cách có hiệu
quả nhất, để mang lại lợi tức cao nhất.
Tỷ suất doanh lợi (ROS)

Tỷ suất doanh lợi = x100%

Để xác định chỉ tiêu này tốt hay không tốt, ngoài việc so sánh nó với chỉ tiêu
trong năm gốc và kế hoạch để có thể thấy rõ xu hướng phát triển của doanh nghiệp,
nhà quản lý còn phải xem tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang
hoạt động. Chẳng hạn có những ngành mang tính chất sinh lợi cao như khai khoáng
(thường >20%), nhưng cũng có ngành chỉ đạt 2 – 5% như ngành thương mại.

24
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản (%) = x100%

ROA cho biết hiệu quả sử dụng của tài sản trong hoạt động tại doanh nghiệp.
Chỉ tiêu trên cho biết cần phải có bao nhiêu đồng tài sản để tạo ra 1 đồng lợi nhuận
sau thuế.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời của VCSH (%) = x100%

ROE cho biết tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu, thường được
những người góp vốn và các cổ đông quan tâm.
Tương tự ROA, ROE cho thấy hiệu quả của việc đầu tư vốn chủ sở hữu trong
kinh doanh.
Khả năng sinh lời căn bản (BEP)
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = 100% x
Bình quân giá trị tổng tài sản

Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh
nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác
nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh
càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
1.3.1.3. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số phá sản Z)
Hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ
Edward I. Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này có thể
giúp các nhà đầu tư đánh giá tốt rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy
cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần. Hệ số này chỉ áp dụng cho các
doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là
các công ty đầu tư tài chính. Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản:
Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5

25
Trong đó:
A1 = Vốn lưu động ròng ( = [Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn]/Tổng tài sản)
A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản
A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ
A5 = Vòng quay toàn bộ tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Nếu Z-Score ≥ 2.99 thì doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh
Nếu 1.81<Z-Score<2.99 thì doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy
nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng
Nếu Z-Score ≤ 1.81 thì doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính.
1.3.1.4 Các yếu tố phi tài chính:
Tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng quan trọng bảo đảm năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp. Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp mở rộng thị phần, đầu tư vào các dự án lớn, có chính sách kinh doanh
cạnh tranh, do đó có thể chiến thắng đối thủ có năng lực tài chính yếu hơn. Tuy
nhiên năng lực tài chính không phải là tất cả sức mạnh trong cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Ngày nay các yếu tố phi tài chính được quan tâm như : Người tiêu
thụ, Nhà cung cấp, sản phẩm và tác động của chính sách vĩ mô.
Người tiêu thụ:
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc
biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ra mà không có
người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp
không thể phát triển được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu
dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm cung ứng
của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng
tới hiệu quả của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp:
Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các
doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất

26
lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc
vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các
hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và
do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao
hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì
việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là
dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm của công ty:
Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan
trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn
nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm
luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không
đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang
tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên
uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.
Tác động của chính sách vĩ mô:
Các chính sách vĩ mô là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khuyến khích sự tồn
tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả
cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tóm lại, hoạt động tài chính thực chất là các hoạt động có liên quan tới việc
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhằm đạt đuợc mục đích đề ra.
Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp giúp ta đánh giá được tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập

27
theo định kỳ, phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn
vốn, công nợ, kết quả kinh doanh,...., bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông
tin về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà quản
lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, ...
tùy theo mối quan hệ nhất định mỗi cá nhân hay tổ chức có được các thông tin thích
hợp trong mối quan hệ với doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, ta sử dụng các công cụ tài
chính và các chỉ số đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải
phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính một
cách thường xuyên, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tài chính của doanh nghiệp đồng thời đạt được mục tiêu đề ra.
1.3.2 Đầu tư tài chính
Đây là khoản đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu hoặc
tham gia góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác. Đầu tư tài chính ngày càng có
tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Căn cứ để ra quyết định đầu tư:
+ Lợi ích do dự án đem lại và thời gian thu hồi vốn.
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Thị trường và cạnh tranh.
+ Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
1.3.3 Kiểm tra tài chính
Kiểm tra tài chính là một khâu rất quan trọng trong khoa học quản lý, nó biểu
hiện quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra tài chính giúp phần đảm bảo hình thành các cân đối tỷ lệ trong phân
phối các nguồn tài chính, dưới hình thức giá trị, nhằm xem xét sự cần thiết, tính
mục đích cũng như quy mô của việc phân phối các nguồn tài chính, hiệu quả của
việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ bảo toàn vốn và làm tăng thêm các nguồn tài
chính của tổ chức.

28
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA


2.1.1 Ngành bánh kẹo Việt Nam
Tiềm năng tăng trưởng của thị trường bánh kẹo. Sản lượng bánh kẹo tại Việt
Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2013 sẽ đạt khoảng 720.000 tấn
(theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA). Xét về doanh thu thì quy mô
thị trường Việt Nam hiện đạt khoảng 780,09 triệu USD. Thị trường bánh kẹo Việt
Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng với quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và
tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cao. Theo dự báo của BMI thì tốc độ tăng
trưởng ngành bánh kẹo Việt Nam trong 3 năm tới (2012-2014) đạt khoảng
11%/năm.

Doanh thu thị trƣờng bánh kẹo Việt Nam (triệu USD)
869.16
780.09
703.82
635.55
601.03 582.67 584.52

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tổng cục thống kê, BMI


Phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Nguyên vật liệu đầu vào nhập
khẩu của ngành bánh kẹo chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó bột mì (nhập khẩu gần
như toàn bộ), đường (nhập khẩu một phần). Chính vì vậy, sự biến động về giá của
các nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới và sự biến động của tỷ giá
VND/USD sẽ gây ảnh hưởng lớn định đến giá thành sản phẩm bánh kẹo.

29
Thị trƣờng tiêu thụ chính là thị trƣờng nội địa. Thị trường tiêu thụ chính
của các công ty bánh kẹo Việt Nam hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa (chiếm
khoảng 90%). Các sản phẩm phổ biến của thị trường chủ yếu là các loại kẹo, bánh
quy, bánh bông lan, bánh trung thu, bánh chocopie.
Cạnh tranh trong ngành bánh kẹo. Mức độ cạnh tranh trên thị trường bánh
kẹo Việt Nam hiện nay khác gay gắt với khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo, trong đócó những tên tuổi lớn như Kinh Đô, Bibica, Bánh kẹo Hải Hà, và hàng
trăm cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ khác. Kinh Đô hiện là công ty có thị phần lớn
nhất Việt Nam, chiếm tới khoảng 32% thị phần (xét theo doanh thu năm 2013). Thị
trường tiêu thụ của các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam chủ yếu là thị trường nội
địa và hiện các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước đang cung cấp khoảng 80% cho
nhu cầu của thị trường và 20% còn lại là bánh kẹo nhập khẩu.
Doanh thu của một số công ty bánh kẹo năm 2013 (tỷ đồng)

5000
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
Kinh Đô Hữu Nghị Bibica Hải Hà

Nguồn: Tổng cục thống kê, BMI

2.1.2 Hình thành và phát triển


 Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần Bibica
Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) là doanh nghiệp nhà nuớc cổ
phần hóa theo Quyết định số 234/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 1/12/1998. Tiền thân của Công ty là phân xưởng bánh kẹo của Nhà máy

30
Đường Biên Hòa được thành lập từ năm 1990. Với năng lực sản xuất lúc mới thành
lập là 5 tấn kẹo/ngày, Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, nâng công suất và
đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, Công ty là một trong những đơn vị sản xuất bánh
kẹo lớn nhất Việt Nam với công suất thiết kế là 18 tấn bánh/ngày, 18 tấn nha/ngày
và 29,5 tấn kẹo/ngày.
Vốn điều lệ của Công ty vào thời điểm thành lập là 25 tỷ đồng, đến tháng
3/2001 Công ty đã nâng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng từ vốn tích lũy và vào tháng
7/2001, Công ty đã phát hành thêm cổ phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá là 21 tỷ
đồng, nâng tổng vốn điều lệ thành 56 tỷ đồng, hiện nay BBC có vốn điều lệ là 154
tỷ đồng.
Cơ cấu sở hữu vốn cổ phần của Công ty Bibica như sau: cổ đông nhà nước
chiếm 3,54%; cổ đông là cán bộ công nhân viên sở hữu 30,63%; cổ đông ngoài
công ty sở hữu 59,86% với số cổ đông là 360 người; 5,97% còn lại là cổ phiếu quỹ.
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước
trên các lĩnh vực về công nghiệp chế biến bánh - kẹo- nha; xuất khẩu các sản phẩm
bánh - kẹo - nha và các loại hàng hóa khác; nhập khẩu các thiết bị, công nghệ,
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty.
Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Công ty Bibica đã
nhận được nhều bằng khen của Bộ Tài chính, UBND tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của
Công ty trong 5 năm liền đưọc ngưòi tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất
lượng cao", đặc biệt Công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành bánh kẹo được tổ chức
BVQI - Anh Quốc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002.
 Quá trình hình thành và phát triển
Giai đoạn 1999 – 2000: thành lập Công ty
Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu
Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng : bánh, kẹo và mạch nha
của Công ty Đường Biên Hoà.
Trụ sở của Công ty đặt tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai.
Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm:
Bánh, kẹo, mạch nha.

31
Vốn điều lệ Công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng.
Cũng trong năm 1999, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng Carton và
khay nhựa để phục vụ sản xuất, đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được
đầu tư mở rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.
Giai đoạn 2000 – 2005: tăng vốn điều lệ để chủ động sản xuất, thành lập
thêm nhà máy thứ 2 tại Hà Nội.
Bắt đầu từ năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình
mới. Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẳng, Tp.HCM, Cần Thơ lần lượt được thành
lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả nước.
Năm 2000, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack nguồn gốc
Indonesia với công suất 2 tấn/ngày.
Tháng 2 năm 2000, Công ty vinh dự là đơn vị đầu tiên trong ngành hàng
bánh kẹo Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức
BVQI Anh Quốc.
Tháng 3 năm 2001, Đại Hội cổ đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỉ đồng
lên 35 tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy có được sau 2 năm hoạt động dưới pháp nhân
Công Ty Cổ Phần.
Tháng 7 năm 2001, Công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ lên
56 tỉ đồng.
Tháng 9 năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và
cookies nhân với công suất 2 tấn / ngày và tổng mức đầu tư 5 tỉ đồng.
Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép
niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001.
Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem
Hura cao cấp nguồn gốc Châu Âu, với công suất 1,500 tấn/năm với tổng mức đầu tư
lên đến 19.7 tỷ đồng.
Tháng 4 năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại
khu công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội.

32
Tháng 10 năm 2002, Công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền
chocolate với công nghệ hiện đại của Anh Quốc. Sản phẩm Chocobella của Bibica
nhanh chóng trở nên thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu
sang các thị trường như: Nhật Bản, Bangladesh, Singapore…
Cuối năm 2002, Công ty triển khai thực hiện dự án mở rộng dây chuyền
Snack với công suất 4 tấn / ngày.
Bước sang năm 2004, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị
tổng thể doanh nghiệp ERP. Đồng thời, năm này cũng đã đánh dấu một bước
chuyển mới cho hệ thống sản phẩm Công ty trong tương lai. Công ty đã kí hợp đồng
với viện dinh dưỡng Việt Nam để phối hợp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm
giàu dinh dưỡng và phù hợp mong muốn sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ
của người tiêu dùng.
Vào năm đầu năm 2005, Công ty với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt
Nam cho ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng :
- Bánh dinh dưỡng Mumsure dành cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bánh dinh dưỡng Growsure dành cho trẻ em độ tuổi ăn dặm từ trên 6 tháng.
- Bánh Trung thu dinh dưỡng cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường. - Bánh
bông lan kem Hura Light, bột dinh dưỡng ngũ cốc Netsure Light, Choco Bella
Light, kẹo Yalo cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường.
Sản phẩm “light” là dòng sản phẩm rất đặc biệt. Trước khi đi đến kết luận
sản phẩm phù hợp với người ăn kiêng và người bệnh tiểu đường chúng tôi đã có
những công trình nghiên cứu rất công phu. Các sản phẩm này được sự tư vấn và thử
nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Việt Nam và trên bao bì của tất cả các sản
phẩm “Light” đều có con dấu của Viện Dinh Dưỡng. Giữa năm 2005, Công ty mở
rộng đầu tư sang lĩnh vực đồ uống và cho ra đời sản phẩm bột ngũ cốc với thương
hiệu Netsure và Netsure “light” (bột ngũ cốc dành cho người ăn kiêng và bệnh tiểu
đường). Đồng thời, Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh mì tươi tại nhà
máy Bánh Kẹo Biên Hoà II, Gia Lâm, Hà Nội.

33
Cũng trong năm 2005, Công ty đã thực hiện một số dự án đầu tư tài chính :
đầu tư vào cổ phiếu của Công ty Gilimex, hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần
công nghiệp thực phẩm Huế với 27% vốn cổ phần và phối hợp sản xuất nhóm sản
phẩm Custard cake với thương hiệu Paloma.
Giai đoạn 2006 đến nay: mở rộng lĩnh vực sản xuất (SP dinh dƣỡng, đồ
uống), đầu tƣ thêm nhà máy thứ 3 tại Bình Dƣơng.
Bước vào năm 2006, Công ty triển khai xây dựng nhà máy mới trên diện tích
4 ha tại KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương. Giai đoạn I, Công ty đầu tư dây
chuyền sản xuất bánh Bông Lan Kem Hura cao cấp nguồn gốc Châu Âu công xuất
10 tấn/ngày.
Với mong muốn ngày càng trở nên gần gũi và năng động hơn trong mắt
người tiêu dùng, công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành
"Công Ty Cổ Phần Bibica" kể từ ngày 17/1/2007.
Ngày 04/10/2007, Lễ ký kết Hợp đồng Hợp tác chiến lược giữa Bibica
và Lotte đã diễn ra, theo chương trình hợp tác, Bibica đã chuyển nhượng cho
Lotte 30% tổng số cổ phần (khoảng 4,6 triệu cổ phần). Tập đoàn Lotte – Hàn
Quốc là 1 trong những tập đoàn bánh kẹo lớn nhất tại Châu Á, sau khi trở
thành đối tác chiến lược, Lotte hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán
hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát triển; phối hợp với Bibica thực hiện dự án
Công ty Bibica miền Đông giai đoạn 2 (Bình Dương) tạo điều kiện giúp
Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo và trở thành
một trong những công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Đồng thời, Lotte cung cấp cho Bibica sự hỗ trợ thương mại hợp lý để Bibica
nhập khẩu sản phẩm của Lotte, phân phối tại Việt Nam, cũng như giúp Bibica
xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc.
Từ cuối năm 2007, Bibica đầu tư vào tòa nhà 443 Lý Thường Kiệt,
TP.HCM. Địa điểm này trở thành trụ sở chính thức của Công ty từ đầu năm 2008.

34
Tháng 03/2008, Đại hội cổ đông thường niên của Bibica được tổ chức, lần
đầu tiên có sự tham dự của cổ đông lớn Lotte. Đại hội đã thông qua Ban lãnh đạo
mới, trong đó:
- Ông Dong Jin Park đại diện phần vốn Lotte giữ chức chủ tịch HĐQT.
- Ông Trương Phú Chiến giữ vị trí phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc
Cty CP Bibica kể từ ngày 01/3/2008.
Tháng 04/2009 Công ty khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất bánh
Choco Pie cao cấp tại Nhà máy Bibica Miền Đông. Đây là dây chuyền được đầu tư
trên cơ sở sự hợp tác của Bibica và đối tác chiến lược là Tập đoàn Lotte Hàn Quốc,
sx bánh Choco Pie theo công nghệ của Lotte hàn Quốc. Dây chuyền Choco Pie là
dây chuyền liên tục, chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 02/2010.
Tháng 11/2009 Công ty mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống văn
phòng điện tử M-Office nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tiết giảm tối đa các chi
phí về hành chánh và văn phòng phẩm.
Cho đến nay, Công ty CP Bibica đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng
Việt Nam Chất Lƣợng Cao suốt 12 năm liên tục.
Quá trình tăng vốn điều lệ (triệu đồng)

180000
154208
160000

140000

120000 107708
100000 89000
80000
56000
60000

40000

20000

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần BBC

35
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong công ty Bibica

 Nhiệm vụ và mối liên hệ giữa các phòng ban trong công ty.
Dựa vào sơ đồ trên ta thấy: Tổ chức quản lý của Công ty gồm 2 cấp: cấp
Công ty và cấp phân xưởng. Ở cấp Công ty cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị được bố
trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Do ưu điểm của mô hình kết hợp được ưu điểm
của cơ cấu chức năng đường quản trị từ trên xuống dưới vẫn tồn tại nhưng ở cấp
phân xưởng người ta bố trí xây dựng thêm các điểm chức năng theo lĩnh vực công
tác.
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần
Bibica, là nơi đưa ra những chính sách về chiến lược phát triển của Công ty và bầu
ra bộ máy quản lý cao nhất của Công ty là Hội đồng quản trị và bầu Ban kiểm soát.
(Quyền của Đại hội đồng cổ đông được quy định cụ thể tại Điều lệ hoạt động
Công ty)

36
Hội đồng quản trị:
- Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý
hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT.
- HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân
danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
- Quyết định kế hoạch phát triển SXKD và ngân sách hàng năm, xác định các
mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược; quyết định thành lập hoặc giải thể công
ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định mua bán cổ phiếu quỹ của Công
ty; thực hiện việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu…
Tổng Giám đốc Công ty:
- Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, trực tiếp chịu trách
nhiệm trước HĐQT về việc tổ chức điều hành quản lý Công ty . Tổng Giám đốc là
người đại diện pháp nhận của Công ty trong mọi hoạt động giao dịch với cơ quan
nhà nước và các đơn vị kinh tế đối tác khác.
- TGĐ có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng
ngày của Công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT. Tổ chức thực hiện
kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Kiến nghị phương án bố trí
cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
các chức danh quản lý trong Công ty, trừ những chức danh do HĐQT bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức. Chịu trách nhiệm trước HĐQT, ĐHCĐ và pháp luật về
những sai phạm gây tổn thất cho Công ty.
Phó Tổng Giám đốc:
- Giúp việc cho Tổng Giám đốc có Phó TGĐ do HĐQT bổ nhiệm và bãi
miễn nhiệm theo đề nghị của TGĐ. Phó TGĐ được TGĐ phân công và ủy nhiệm
quản lý điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phó TGĐ chịu trách
nhiệm trước TGĐ và cùng chịu trách nhiệm liên đới với TGĐ trước HĐQT về các
phần việc được phân công hoặc ủy nhiệm.
- Chỉ đạo các phòng ban hoặc các đơn vị trực thuộc của Công ty theo sự phân
công của TGĐ, có trách nhiệm tham gia xây dựng đề án, kế hoạch tháng, quý, năm
cùng với TGĐ.

37
- Thay mặt TGĐ Công ty giải quyết các vấn đề cụ thể nảy sinh thuộc thẩm
quyền phục trách, xin ý kiến TGĐ giới hạn được giao.
Ban Kiểm soát:
- Được HĐQT tham khảo ý kiến về việc chỉ định Công ty Kiểm toán độc lập,
mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiễm của Công
ty kiểm toán độc lập.
- Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán
trước khi bắt đầu việc kiểm toán. Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu
tháng và hàng quý trước khi đệ trình lên HĐQT.
- Thảo luận về những vấn đề khó khan và tồn tại phát hiện từ các kết quả
kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập
muốn bàn bạc.
Các phòng ban:
Tên
phòng Chức năng Nhiệm vụ
ban
Khối HC- Tham mưu các mặt công - Công tác tổ chức sản xuất và cán bộ.
NS tác: tổ chức sản xuất, công - Công tác nhân sự và chế độ.
(Phòng tổ tác nhân sự, đào tạo nâng - Công tác quản lý và sử dụng lao động.
chức) bậc, công tác lao động tiền - Công tác tiền lương.
lương - Đào tạo và bảo hộ lao động.
Khối Bán Tham mưu về các mặt công - Xây dựng kế hoạch tổng hợp về SXKD
hàng tác: Bán hang, tổ chức tiêu ngắn và dài hạn.
thụ sản phẩm - Phân bổ kế hoạch và lập kế hoạch tác
nghiệp hàng tháng, quý, năm.
- Lập và triển khai thực hiện kế hoạch tiêu
thụ hàng hóa, sản phẩm.
- Tổ chức các nghiệp vụ về TTSP.
- Soạn thảo các nội dung ký kết hợp đồng
kinh tế với các đối tác mua hàng.

38
Khối Kỹ Tham mưu trong công tác - Quản lý kỹ thuật.
thuất quản lý kỹ thuật, quy trình - Xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật và các
(phòng kỹ công nghệ sản xuất, nghiên biện pháp thực hiện.
thuật) cứu sản phẩm mới và kiểm - Quản lý quy trình công nghệ.
tra chất lượng sản phẩm, - Nghiên cứu sản phẩm mới.
nguyên vật liệu… - Xây dựng nội quy, quy trình quy phạm.
- Giải quyết các sự cố trong sản xuất, quản
lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo và huấn luyện công nhân viên.
Khối Mua Tham mưu trong công tác - Xây dựng kế hoạch tổng hợp về SXKD
hàng kế hoạch sản xuất kinh ngắn và dài hạn.
doanh, cung ứng NVL - Phân bổ kế hoạch và lập kế hoạch tác
phục vụ sản xuất, quản lý nghiệp hàng tháng, quý, năm.
kho tang, tổ chức tiêu thụ - Lập và triển khai thực hiện kế hoạch cung
sản phẩm, phương tiện vận ứng vật tư, gia công thiết bị, phụ tùng, dụng
tải, bốc xếp và xây dựng cơ cụ sản xuất.
bản. - Tổ chức các nghiệp vụ về TTSP.
- Soạn thảo các nội dung ký kết hợp đồng
kinh tế.
- Xây dựng kế hoạch giá thành và giám sát
việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật.
- Quản lý vật tư, kho tàng phương tiện vận
tải.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới máy
móc thiết bị…
- Cấp phát vật tư, trang bị dụng cụ sản
xuất…
Khối Tài Tham mưu cho Giám đốc - Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch về
chính - và giúp Giám đốc quản lý kế toán, thống kê, tài chính.
Kế toán các mặt kế toán, thống kê, - Theo dõi kịp thời, liên tục có hệ thống các

39
(Giám tài chính trong toàn Công số liệu về sản lượng, tài sản tiền vốn và các
đốc Tài ty. quỹ xí nghiệp.
chính, - Lập kế hoạch giao dịch với Ngân hàng để
phòng kế cung ứng tiền mặt.
toán) - Thu chi tiền mặt, tài chính và hạch toán
kinh tế.
- Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng
kỳ theo quy định của Nhà nước.
Khối Tham mưu trong công tác - Tổ chức các chương trình quảng cáo, nhằm
Marketing phát triển thị trường đưa sản phẩm của Công ty đến gần hơn với
công chúng.
- Tham mưu nhằm đưa ra các chương trình
khuyến mại.
- Nghiên cứu thị trường, phát triển thị
trường.

 Bộ máy quản lý tài chính của Bibica


Đứng đầu bộ máy quản lý tài chính của công ty cổ phần Bibica là Giám đốc
tài chính hay CFO (Chief Financial Official).
Bên dưới Giám đốc tài chính là Phòng Tài chính-Kế toán đảm bảo cung cấp
thông tin một cách thường xuyên, chính xác, kịp thời cho quá trình điều hành hoạt
động tài chính trong công ty, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Lập kế hoạch tài chính, triển khai và theo dõi các hoạt động tài chính, kiểm
soát ngân quỹ.
- Thiết lập và thực hiện chính sách quản trị tiền mặt của Công ty nhằm đảm
bảo có đủ lượng tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn.
- Tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm nhận diện những
điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
- Phân tích, quản lý các danh mục đầu tư và cơ cấu đầu tư, hoạch định ngân
sách vốn đầu tư.

40
- Lập kế hoạch về chiến lược tài chính cho tập đoàn trong từng giai đoạn cụ
thể. Phân tích và thiết lập các công cụ quản trị và giảm thiểu rủi ro tài chính.
- Tìm kiếm và quản lý hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh và đầu tư.
- Theo dõi, phân tích, đánh giá và đưa ra các công cụ quản trị, dự báo rủi ro
tài chính.
- Quản lý các nguồn vốn của công ty, phân tích và đánh giá báo cáo tài chính
quý-năm nhằm tham mưu Tổng giám đốc và HĐQT những cải tiến khi cần thiết.
Thiết lập báo cáo hợp nhất cho cả hệ thống.
- Đánh giá các chương trình hoạt động của Công ty trên phương diện tài
chính.
- Triển khai, hướng dẫn các văn bản pháp luật liên quan đến tài chính và các
lĩnh vực kinh doanh, đầu tư của công ty.
- Thiết lập và duy trì các quan hệ với các cơ quan hữu quan có liên quan đến
hoạt động tài chính của Công ty.
- Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của Kế toán trưởng, trên cơ sở bảo
toàn và phát triển vốn công ty.
- Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các cổ đông.
- Giám sát các hoạt động liên quan đến kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán,
bảo hiểm tài sản.
- Báo cáo Chủ tịch HĐQT định kỳ mỗi tháng 1 lần về tình hình thực hiện
nhiệm vụ và thường xuyên báo cáo kịp thời khi cần thiết đồng thời phối hợp công
tác chặt chẽ cùng với các thành viên Ban tổng Giám đốc công ty.
- Lập và gửi các yêu cầu cải tiến chất lượng đến công ty.
- Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động đào tạo cấp phòng/bộ phận.
- Báo cáo với Tổng giám đốc định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình thực
hiện nhiệm vụ và thường xuyên báo cáo kịp thời khi cần thiết bảo đảm không để
hoạt động SXKD đình trệ và thiệt hại.

41
BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

PHÒNG TC-KT

 Hoạch định đầu tư vốn  Kế toán chi phí


 Quản trị tiền mặt  Quản trị chi phí
 Quan hệ giao dịch với NH  Xử lý dữ liệu
 Quản trị khoản phải thu  Sổ sách kế toán
 Phân chia cổ tức  Báo cáo cho cơ quan NN
 Phân tích và hoạch định TC  Kiểm soát nội bộ
 Quan hệ với nhà đầu tư  Lập các báo cáo tài chính
 Quản trị bảo hiểm và rủi ro  Lập kế hoạch tài chính
 Phân tích và hoạch định thuế  Lập dự báo tài chính

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tài chính trong công ty Bibica

2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty


 Các mặt hàng kinh doanh hiện nay.
Công ty có các nhóm sản phẩm chính sau:
* Nhóm bánh.
Sản phẩm bánh của công ty khá đa dạng gồm các dòng sản phẩm sau:
Dòng bánh khô: gồm các loại bánh quy, quy xốp, kẹp kem, phủ sôcôla, hỗn
hợp với các nhãn hiệu Nutri-Bis, Creamy, Orienco, Orris, Happy, Victory,
Palomino, Giving, Glory, Hilary, ABC,…dòng sản phẩm này được sản xuất trên hai
dây chuyền hiện đại của Châu Âu và Mỹ với hai công suất khoảng 4000 tấn/năm
chiếm 20-25% tỷ trọng doanh số và khoảng 20% thị phần bánh biscuit, cookies trên
thị trường. Các sản phẩm này đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường do chất
lượng tốt, ổn định, mẫu mã phong phú, nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng.

42
Dòng sản phẩm snack: gồm các loại snack tôm, cua, mực, gà nướng, bò, chả
cá, cay ngọt…với nhãn hiệu Oẳn tù tì, Potasnack. Dòng sản phẩm này hiện nay có
dung lượng thị trường lớn nhưng có nhiều đơn vị tham gia nên canh tranh rất mạnh.
Đặc điểm của sản phẩm này là rất cồng kềnh, chi phí lưu thông lớn tuy nhiên nhờ
tận dụng được ưu thế sản xuất tại chỗ (Biên Hòa và Hà Nội) nên snack của công ty
có thế mạnh cạnh tranh về giá và được phân phối khá rộng trên cả nước.
Sản phẩm bánh trung thu: mặc dù mới tham gia thị trường khoảng năm năm
gần đây nhưng bánh trung tu Bibica đã khẳng định chất lượng chất lượng và mẫu
mã được ưa chuộng trên thị trường. Thị phần bánh trung thu của công ty tăng
trưởng với tốc độ rất nhanh (trên 50%/năm). Đặc biệt công ty đã đi đầu trong việc
nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm bánh trung thu cho người ăn kiêng và
tiểu đường.
Dòng sản phẩm bánh tươi: gồm các loại bánh bông lan kem Hura, bánh nhân
Custard Paloma và bánh mỳ Lobaka, Jolly. Bánh bông lan kem Hura hiện nay có
nhiều lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Kinh Đô cũng như ngoại
nhập do được sản xuất trên dây chuyền mới, hiện đại của Ý, công nghệ tiên tiến
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hạn sử dụng đến 12 tháng, sản phẩm bánh
Hura chiếm trên 30% thị phần bánh bông lan kem sản xuất công nghiệp và là đơn vị
dẫn đầu về chất lượng. Sản phẩm bánh nhân Custard và bánh mỳ mới đưa ra trn6
thị trường đang trên đà tăng trưởng.
Đặc biệt trong các năm gần đây cùng với sự hợp tác tư vấn của Viện dinh
dưỡng Việt Nam công ty đã tập trung nghiên cứu cho ra thị trường các dòng sản
phẩm bánh dinh dưỡng Growsure cho trẻ từ 6 tháng tuổi, bánh Mumsure cho bà mẹ
mang thai và cho con bú bổ sung vi chất, sản phẩm bánh Hura Light, bột ngũ cốc
Netsure Light cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường. Đây là sản phẩm có nhiều
tiềm năng và có chiều hướng rất tốt trong tương lai. Hiện nay Bibica là đơn vị duy
nhất trong ngành bánh kẹo được viện dinh dưỡng Việt Nam chọn làm đối tác hợp
tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng trong mục tiêu xã hội hóa
chương trình dinh dưỡng quốc gia.

43
* Nhóm sản phẩm bánh kẹo.
Kẹo chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% của toàn công ty và khoảng 35% thị
phần kẹo cả nước. Công ty có nền tảng tốt về cơ sở vật chất, kỹ thuật, kỹ thuật đồng
thời thương hiệu Bibica rất quen thuộc với người tiêu dùng. Sản phẩm kẹo công ty
rất đa dạng về chủng loại, phục vụ cho nhiều phân khúc khác nhau từ trẻ em đến
người lớn. Kẹo cứng có các loại như me, gừng, bạc hà, sữa, cà phê, trái cây với các
nhãn hiệu Migita, Bốn mùa, Tứ quý. Kẹo mềm có các loại như sữa, cà phê sữa,
sôcôla sữa, bắp, sữa trái cây (nhãn hiệu Sumica), kẹo mềm xốp Zizu, Sochew, Quê
hương. Kẹo dẻo nhãn hiệu Zoo, Socola nhãn hiệu Chocobella. Sản lượng kẹo tiêu
dùng hàng năm trên 5.500 tấn. Hiện nay công ty đang phát triển dòng sản phẩm kẹo
không đường để đón đầu xu thế tiêu dùng mới.
* Nhóm sản phẩm mạch nha.
Ngoài việc tự sản xuất mạch nha có chất lượng cao làm nguyên liệu sản xuất
kẹo, hiện nay mạch nha của công ty được cung cấp cho một số đơn vị trong ngành
chế biến khác với sản lượng trên 1000 tấn/năm. Với công nghệ thủy phân bằng
enzym chất lượng mạch nha của công ty đạt tiêu chuẩn cao so với các đơn vị khác.

Cơ cấu sản lƣợng tiệu thụ 2013

4%
19%
42%

35%

Bánh Kẹo

Nha, socola Sản phẩm dinh dưỡng

Nguồn: Bibica
 Chất lượng sản phẩm và vị trí trên thị trường.

44
Bibica là một thương hiệu mạnh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện
nay. Thương hiệu Bibica luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt danh
hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao suốt 12 năm liên tục.
Thương hiệu Bibica cũng được chọn là một thương hiệu mạnh trong một
trăm thương hiệu mạnh tại Việt Nam, đồng thời cũng là thương hiệu mạnh trong
500 thương hiệu nổi tiếng do tạp chí Business Forum thuộc VCCI và công ty truyền
thông cuộc sống (Life) thực hiện. Một số sản phẩm của Bibica như bánh bông lan
kem cao cấp Hura, kẹo cứng có nhân cao cấp Volcano... đã được chọn tài trợ cho
các hội nghị mang tầm quốc tế như Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC 14.
Công ty Bibica và công ty TNHH bánh kẹo thuộc tập đoàn Lotte của Hàn
Quốc đã ký kết hợp tác chiến lược lâu dài nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo đứng đầu Việt Nam. Hai bên hợp tác
phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ, mở rộng marketting và bán hàng.
Bibica xuất khẩu sản phẩm vào hệ thống phân phối của Lotte.
Với dự án phát triển dòng bánh mới thì trong 3 năm đầu tiên công ty không
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sản phẩm Bibica đã xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Philippines, Đài Loan, Hồng
Kông (Trung Quốc), Campuchia, Singapore, Nam Phi, Ả Rập Saudi, Bangladesh...
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA.
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
 Biến động của tài sản, nguồn vốn
Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn
góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các
khoản phải thu. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó
giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các
khoản vốn đó. Ta lập bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn (cơ cấu
vốn), cần kết hợp với việc phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp. Căn cứ vào
bảng cân đối kế toán của công ty lập năm 2011, 2012, 2013 ta lập bảng phân tích.

45
Bảng 2.1 : Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Đơn vị tính : Triệu đồng


Chênh lệch
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
2013/2012
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Số
trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
tiền
(%) (%) (%) (%)
A. Tài sản ngắn hạn 450.597 55.74 376.745 49.03 421.796 53.65 73.852 19,60
I. Tiền và các khoản tương
151.707 18,76 49.471 6.44 60.321 7.67 102.236 206.6
đương tiền
1. Tiền 36.637 4.55 27.471 3.58 13.321 1.69 9.166 33.37
2. Các khoản tương đương
115.069 14,29 22.000 2,86 47.000 5,97 93.069 423
tiền
3. Các khoản đầu tư tài chính
16.814 2,08 2.851 0.37 13.963 489
ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn 19.897 2,4 8.957 1.17 10.940 122
2. Dự phòng giảm giá đầu tư
(3.082) (6.106)
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn
191.465 23.68 197.275 25,67 229.704 29.22 (5.810) (2.9)
hạn
1. Phải thu của khách hàng 45.620 5.64 47.682 6.21 65.068 8.28 (2.062) (4.32)
2. Trả trước cho người bán 398 0.04 3.846 0.50 18.346 2.33 (3.448) (89.6)

5. Các khoản phải thu khác 151.487 18.74 151.702 19.74 149.941 19.07 (215) (0.14)
IV. Hàng tồn kho 87.595 10.88 120.092 15.63 120.841 15.37 (32.497) (27.06)
1. Hàng tồn kho 90.251 11.21 122.346 15.92 122.488 15.58 (32.095) (26.23)
V. Tài sản ngắn hạn khác 3.013 0.37 7.054 0.92 10.929 1.39 (4.041) (57.28)
1. Chi phi trả trước ngắn hạn 2.554 0.32 1.695 0.22 2.305 0.29 859 50.68

2. Thuế GTGT được khấu trừ 3.990 0.52 6.892 0.88 (3.990) (100)
4. Tài sản ngắn hạn khác 434 0.05 661 0.09 1.319 0.17 (227) (34.34)
B. Tài sản dài hạn 357.696 44.25 391.632 50.96 364.401 46.35 (33.936) (8.66)
II. Tài sản cố định 339.988 42.22 373.552 48.62 344.070 43.76 (33.564) (8.99)
1. TSCĐ hữu hình 304.232 37.78 325.847 42.41 309.297 39.34 (21.615) (6.63)
3. TSCĐ vô hình 1.425 0.18 1.828 0.24 1.519 0.19 (403) (22.05)
4. Chi phí XDCB dở dang 34.330 4.26 45.877 5.97 33.253 4.23 (11.547) (25.17)

IV. Các khoản ĐTTC dài hạn 4.645 0.59

V. Tài sản dài hạn khác 17.708 2.19 18.080 2.35 15.684 1.99 (372) (2.057)
1. Chi phí trả trước dài hạn 16.911 2.09 18.080 2.35 15.684 1.99 (1.169) (6.46)

Tổng cộng tài sản 808.294 768.377 786.198 39.917 5.19

(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

46
Từ bảng phân tích cho thấy: Năm 2011 tổng tài sản của doanh nghiệp đang
quản lý và sử dụng là 786.198 triệu VNĐ trong đó tài sản ngắn hạn là 421.796 triệu
VNĐ chiếm tỷ trọng 53,65%, tài sản dài hạn là 364.401 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng
46,35% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Năm 2013 tổng tài sản của
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 808.294 triệu VND, trong đó tài sản ngắn
hạn là 450.597 triệu VND chiếm tỷ trọng 55,74% và tài sản dài hạn là 357.696 triệu
VND chiếm tỷ trọng 44,25% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. So với
năm 2012, tổng tài sản tăng lên 39.917 triệu VND với tỷ lệ tăng là 5,19% (tài sản
ngắn hạn tăng thêm 73.852 triệu VND và tài sản dài hạn giảm 33.963 triệu VND);
chứng tỏ năm 2013 quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng
không đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến tài sản dài hạn giảm là do BBC không đầu tư
vào TSCĐ nữa, giá trị giảm sút là do khấu hao TSCĐ.

500
450
400
350
300 Tài sản ngắn hạn
250 Tài sản dài hạn
200
150
100
50
0
2011 2012 2013

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa TSDH và TSNH

Tuy nhiên mới chỉ nhìn vào chỉ tiêu này thì chưa thể xác định rõ được lý do
hay mục tiêu của BBC trong năm 2013 là gì, những nhân tố tác động đến sự thay
đổi này ra sao. Bởi vậy, cần xem xét cụ thể hơn để đưa ra nhận định chính xác bằng
việc phân tích cụ thể cơ cấu tài sản dưới đây.

47
Về chỉ tiêu tỷ trọng tiền/tổng tài sản, chỉ tiêu này có xu hướng tăng, năm
2013 tăng một lượng lớn so với năm 2012 là 102.236 triệu VNĐ, tăng tương ứng
206,6%, trong đó, tiền tăng 9,1 tỷ đồng và đạt 36,63 tỷ đồng vào cuối năm 2013.
Đặc biệt, các khoản tương đương tiền đã tăng đột biến từ 22 tỷ đồng đầu năm lên
115,06 tỷ đồng cuối năm 2013. Như đã phân tích trong Chương I, việc doanh
nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt sẽ làm doanh nghiệp mất đi cơ hội thu lợi nhuận so
với đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, nhưng trên thực tế thị trường tài chính Việt
Nam chưa phát triển nên vấn đề đầu tư bao nhiêu tiền vào loại chứng khoán nào để
khi cần tiền có thể bán ngay mà vẫn có lợi nhuận là một câu hỏi hóc búa. Các khoản
tương đương tiền của bibica là tiền gửi ngân hàng có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn
không quá 3 tháng của 3 ngân hàng: Vietcombank CN Vĩnh Lộc, BIDV Chi nhánh
Gia Định, Techcombank CN Đông SG với lãi suất trên 6% nên thu nhập tài chính
hàng tháng công ty được hưởng cũng không phải là nhỏ. Vả lại xét trong điều kiện
số tiền số tiền gửi ngân hàng đó là tiền thường xuyên luân chuyển, chủ yếu dùng để
thanh toán cho nhà cung cấp khi đến hạn thì việc quản lý tài sản lưu động của công
ty dưới dạng tiền trong năm 2013 càng tốt hơn.
Hàng tồn kho: Đây là một hạng mục mà giá trị của nó chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong TSLĐ dù là với doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh
thương mại thì trong kho cũng phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu thành phẩm
hàng hóa, công cụ dụng cụ,...để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
liên tục.
Tại thời điểm 31/12/2013 tồn kho của công ty là 87.595 triệu VNĐ giảm
32.497 triệu VNĐ, giảm tương ứng 27,06% so với tình hình đầu năm, nguyên nhân
là do hơn 27,7 triệu đồng hàng đang đi đường đã đến nơi, đồng thời lượng nguyên
vật liệu tồn kho cũng giảm hơn 14 tỷ đồng, chỉ còn 50,8 tỷ đồng vào cuối quý
4/2013. Tuy nhiên với con số 10.88% năm 2013, 15,63% năm 2012, và 15,37 năm
2011 cần đáng lưu tâm, do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty nên với lượng
hàng tồn kho như của BBC là tương đối lớn. Ví dụ như nhìn sang bên Công ty Kinh
Đô, một đối thủ lớn, lượng hàng tồn kho/tổng tài sản chỉ ở vào 4,78% thì lượng

48
hàng tồn kho của BBC cần phải lưu tâm đến. Công ty nên có các nghiên cứu điều
tra thị trường để xác định được nhu cầu khách hàng, tránh để lượng hàng tồn kho
lớn, vừa lãng phí vốn, vừa gây ra tổn thất khi hàng hóa là bánh kẹo quá hạn, không
sử dụng được.
Khoản mục tiếp theo của TSLĐ là “Các khoản phải thu”. Chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong khoản mục này là lượng vốn tín dụng thương mại cấp cho khách hàng.
Như ta đã biết, việc bán hàng trả chậm là một yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh,
nó có thể làm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng lợi nhuận nhưng cũng đồng
thời tăng những rủi ro về tài chính nếu khách hàng mất khả năng thanh toán.
Qua số liệu ở bảng phân tích trên ta thấy nợ phải thu của công ty lần lượt
giảm qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Ngày 31/12/2011 tổng số tiền
phải thu là 229.704 triệu VNĐ, chiếm 29,22% tổng giá trị tài sản của công ty, trong
đó “Phải thu khách hàng” chiếm 8,28% tổng giá trị tài sản và “Các khoản phải thu
khác” chiếm tới 19,07% tổng giá trị tài sản. Sau 1 năm tới ngày 31/12/2012 số tiền
phải thu giảm xuống còn 197.275 triệu VNĐ, chiếm 25,67 tổng giá trị tài sản. Và
tới ngày 31/12/2013 số tiền phải thu còn là 191.465 triệu VNĐ chiếm 23,68% tổng
giá trị tài sản, trong đó tỉ trọng khoản phải thu khách hàng là 5,64% giảm 2,88% so
với năm 2011 và 0,57% so với năm 2012 , có thể do công ty đã thực hiện việc thu
hồi nợ tốt hơn từ người mua. Chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải thu khác chiếm
18,74% tương ứng là 151.487 triệu VNĐ. Tuy nhiên việc khoản mục này cao đã
được trình bày trong thuyết minh BCTC là do sự cố 1 dây chuyền sản xuất bánh của
công ty con bị hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề nên công ty phải đòi tiền từ công ty
bảo hiểm. Một khoản phải thu lớn khác là với công ty Bạch Tuyết, công ty đang
khởi kiện và đang được tòa án nhân dân thụ lí. Như vậy, mặc dù các khoản phải thu
cao nhưng điều đó cũng không gây sự lo ngại về việc công ty bị chiếm dụng vốn,
đây chỉ là những lý do khách quan mà không phải xuất phát từ phía các nhà quản lý.
Trong khi đó doanh thu bán hàng của công ty tăng từ 929.653 triệu VNĐ
năm 2012 lên 1.000.308 triệu VNĐ năm 2013. Sở dĩ có sự tăng vọt của doanh thu
giữa năm 2013 so với 2012 chủ yếu là do Công ty đã điều chỉnh một số chính sách

49
bán hàng nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng doanh số. Điều ta cần lưu ý ở đây là bán
hàng trả chậm được coi là một yếu tố làm tăng doanh thu nhưng ở Công ty cổ phần
Bibica thì số tiền phải thu khách hàng lại giảm đi trong khi doanh thu tiêu thụ tăng
cao. Đây cũng là một thành tựu của công ty trong việc quản lý tài chính và quản lý
tài sản nói chung. Thành tựu này góp phần tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn,
giảm tới mức thấp nhất lượng vốn bị chiếm dụng và các rủi ro tín dụng, tăng hiệu
quả kinh doanh.
Đánh giá cơ cấu vốn nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng các nguồn
vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được
khả năng tự tài trợ về tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh
nghiệp. Ta lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn qua các năm.
Bảng 2.2 : Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chênh lệch
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
2013/2012
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Số
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng trọng
tiền
(%) (%) (%) (%)
A. Nợ phải trả 213.413 26.40 189.325 24.64 211.890 26.95 24.088 12.72
I. Nợ ngắn hạn 211.942 26.22 187.574 24.41 209.357 26.63 24.368 12.99
1. Vay và nợ ngắn hạn 474 0.05 1.201 0.16 876 0.11 (727) (60.5)
2. Phải trả cho người bán 68.005 8.41 81.797 10.65 92.476 11.76 (13.792) (16.86)
3. Người mua trả tiền trước 3.987 0.49 6.051 0.79 7.059 0.90 (2.064) (34.11)
4. Thuế và các khoản phải
15.140 1.87 11.691 1.52 16.361 2.08 3.449 29.5
nộp nhà nước
5. Phải trả người lao động 6.929 0.86 5.641 0.73 5.860 0.75 1.288 22.83
6. Chi phí phải trả 75.452 9.37 39.906 5.19 44.855 5.71 35.546 89.07
9. Các khoản phải trả, phải
40.657 5.02 40.630 5.29 39.735 5.05 27 0.06
nộp ngắn hạn khác
II. Nợ dài hạn 1.470 0.18 1.750 0.23 2.533 0.32 (280) (16)
3. Phải trả dài hạn khác 1.470 0.18 1.750 0.23 1.675 0.21 (280) (16)
B. Vốn chủ sở hữu 594.881 73.59 579.052 75.36 574.307 73.05 15.829 2.73
I. Vốn chủ sở hữu 594.881 73.59 579.052 75.36 574.307 73.05 15.829 2.73
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 154.207 19.15 154.207 20.07 154.207 19.61 0 0.00
2. Thặng dự vốn cổ phần 302.726 37.60 302.726 39.40 302.726 38.51 0 0.00
7. Quỹ đầu tư PT 90.122 11.19 85.330 11.11 62.102 7.90 4.792 5.62
8. Quỹ dự phòng TC 12.856 1.60 11.562 1.50 9.244 1.18 1.294 11.19
10. Lợi nhuận sau thuế chưa
34.967 4.32 25.225 3.28 45.708 5.81 9.742 38.62
phân phối
Nguồn vốn 808.294 768.378 786.198 39.916 5.19

(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

50
Qua số liệu ở bảng 2.2, xét một cách tổng quát thì năm 2013 so với năm
2012, và năm 2011 không có biến động lớn cả về quy mô lẫn cơ cấu nguồn vốn. Về
quy mô, tổng nguồn vốn năm 2013 tăng lên 39 tỷ đồng về mặt tuyệt đối, tương ứng
tăng 5,19% so với năm 2012.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhiều công ty trong các lĩnh
vực khác nhau đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn hoặc phải chịu gánh nặng
chi phí tài chính thì tình hình tài chính của BBC tương đối tốt. Tỷ lệ nợ của BBC
thấp với hệ số tổng nợ phải trả/tổng tài sản cuối năm 2013 là 26,40% biến động
không lớn so với năm 2012 và năm 2011 (tăng 1,76% so với đầu năm hệ số nợ là
12.72%). Tỷ lệ nợ thấp tương ứng với hệ số tài trợ của công ty là khá cao, ở cả 3
năm đều ở mức trên 73%, có thế kết luận BBC đã sử dụng nguồn huy động vốn chủ
yếu là vốn chủ sở hữu. Nếu nhìn vào hệ số tự tài trợ của BBC từ năm 2008 đến nay
ta có thể nhận thấy rõ chỉ tiêu này tăng dần theo từng năm. Điều này tạo cho công ty
có lợi thế độc lập về tài chính, gặp ít rủi ro hơn; tuy nhiên lại có một số hạn chế như
đòn bẩy tài chính không cao, chi phí sử dụng vốn cao hơn khi sử dụng ít nợ bởi chi
phí của vốn chủ sở hữu chính là cổ tức trả cho cổ đông, hơn nữa lại không được
khấu trừ thuế. Nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty BBC trong năm
2013 là tương đối tốt.

Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn


Nợ dài hạn Nợ dài hạn Nợ dài hạn
Vốn CSH Vốn CSH Vốn CSH
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn trên VCSH

51
600000

500000

400000

300000 Nợ phải trả


Vốn chủ sở hữu
200000

100000

0
2013 2012 2011

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa tổng nợ phải trả và VCSH

Để xem xét và hiểu rõ hơn về tình hình cấu trúc tài chính của công ty BBC
trong năm 2013, ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 73% trong cơ cấu
nguồn vốn của doang nghiệp) cho thấy tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu trong đó
việc nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế tăng, sau khi trả
cổ tức cho cổ đông còn lại được nhập vào vốn chủ sở hữu, và các quỹ tăng trong đó
việc quỹ đầu tư và phát triển tăng 5,62% (4.792 triệu VND) cho thấy việc doanh nghiệp
chú trọng đến phát triển khoa học, nghiên cứu sản phẩm mới để nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng, đây là chiến lược phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp,
bên cạnh đó quỹ dự phòng tài chính cũng tăng 11,19% (1,294 triệu VND) cho thấy việc
công ty chú trọng đến đề phòng, hạn chế rủi ro tài chính cho mình trong bối cảnh tình
hình kinh tế trong nước biến động, lạm phát tăng cao là hợp lý. Tuy nhiên vốn đầu tư của
chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần (giá trị bằng tiền không thay đổi) cho ta suy nghĩ
việc tăng vốn chủ sở hữu không phải do việc góp thêm vốn từ các chủ sở hữu hay từ việc
phát hành thêm cổ phiếu mà do lợi nhuận sau thuế và các quỹ tăng. Nguyên nhân chính
đem lại kết quả này là do doanh thu thuần tăng 28% trong khi tỷ lệ chi phí bán hàng so
với doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ khi công ty điều chỉnh chính sách bán hàng làm gia
tăng tốc độ tăng trưởng doanh số.

52
Tại thời điểm cuối năm 2013 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số
nguồn vốn là thặng dư vốn cổ phần chiếm tỉ trọng là 37,6%, điều này có thể cho
biết được giá trị sinh lời của công ty cũng như cho biết một phần nào đó về sự ổn
định về tình hình tài chính của công ty Bibica; tiếp đến là Vốn điều lệ của Công ty
được xác định tại thời điểm thông qua Điều lệ công ty là: 154.207.820.000 đồng
(Một trăm năm mươi bốn tỷ hai trăm lẻ bảy triệu tám trăm hai mươi nghìn đồng
Việt Nam). Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 15.420.782 (Mười lăm
triệu bốn trăm hai mươi nghìn bảy trăm tám mươi hai cổ phần) với mệnh giá là
10.000 VND/cổ phần. Về cơ cấu cổ đông, tính đến thời điểm 31/12/2013 cổ đông
lớn của bibica bao gồm:Lotte (38,6%), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (18,19%),
Công ty cổ phần đầu tư BĐS SSI (7,17%), Công ty Chứng khoán Sài Gòn (8,96%),
nhóm cổ đông còn lại (27,08%). Số lượng thành viên HĐQT của Bibica là 5 thành
viên (2 đại diện cho Lotte, 3 đại diện cho nhóm cổ đông trong nước).

Hình 2.4: Cơ cấu cổ động của công ty cổ phần Bibica


Nợ phải trả chiếm tỷ trọng vừa phải trong tổng nguồn vốn của công ty và
tương đối ổn định. Cuối năm 2013 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 26,17% trong tổng
nguồn vốn. Tỷ lệ nợ thấp tương ứng với hệ số tài trợ của công ty là khá cao, ở cả 3
năm đều ở mức trên 70%, cho thấy BBC đã sử dụng nguồn huy động vốn chủ yếu là
vốn chủ sở hữu. Với cơ cấu nguồn vốn công ty, nếu xét về mức độ tự chủ về tài

53
chính thì là quá tốt, và đây là con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Thông thường
một doanh nghiệp đạt độ an toàn về mặt tài chính khi hệ số nợ nhỏ hơn 0.5 và hệ số
đảm bảo nợ lớn hơn 1. Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả sử dụng vốn thì cần phải bàn
thêm về tỷ lệ quá cao này. Mức độ an toàn về tài chính càng cao thì TSLN trên vốn
chủ sở hữu mà doanh nghiệp đạt được lại thấp hơn so với khả năng có thể đạt được
khi vẫn đảm bảo trong mức độ an toàn về tài chính. Đồng nghĩa với việc này là
doanh nghiệp đã sử dụng đồng vốn chưa thực sự có hiệu quả, chưa đạt được mức
cao nhất có thể. Chính vì vậy để khuyếch đại hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng tới sự ảnh hưởng của đòn
bẩy tài chính như một công cụ tài chính hữu hiệu, khi đó hệ số nợ sẽ cao hơn 0.5 và
hệ số đảm bảo nợ sẽ thấp hơn 1. Khi xem xét thực tế công ty ta thấy mức độ an toàn
về mặt tài chính của công ty là quá cao, hệ số đảm bảo nợ của công ty lại không
ngừng tăng lên qua các năm, như vậy có thể nhận thấy rằng công ty chưa phát huy
hết khả năng sinh lời mà công ty có thể. Trong thời gian tới, công ty cần phải có
biện pháp phù hợp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa khả năng tự chủ, mức độ an
toàn về tài chính và mức sinh lời có thể đạt được.
Chỉ tiêu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả (đầu năm là
99,07% và tăng 0,24% lên 99,31% vào cuối năm tương đương 24.368 triệu VND) là
do sự tăng lên chủ yếu của các khoản chi phí phải trả tăng 89,07% ứng với 35.546
triệu VND chủ yếu là chi phí chiết khấu bán hàng, chi phí pano quảng cáo, chi phí
truyền thanh, truyền hình, chi phí khuyến mại do doanh nghiệp mở rộng cơ sở phấn
phối sản phẩm được doanh nghiệp chiếm dụng trong thời gian chưa thanh toán,
ngoài ra chúng ta cũng phải đề cập đến việc tăng các khoản khác có tỷ trọng nhỏ
hơn trong nợ ngắn hạn như các khoản phải trả về thuế, phải trả người lao động.
Ngoài những chỉ tiêu tăng là những chỉ tiêu giảm đặc biệt là các khoản vay ngắn
hạn (giảm 727 triệu VND so với năm 2012) và phải trả cho người bán giảm 16.86%
tương đương 13.792 triệu VND điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển một
cách đúng hướng và hiệu quả, giảm các khoản nợ ngắn hạn và phải trả người bán
giúp giảm áp lực trả nợ và tăng uy tín với nhà cung cấp, phù hợp với xu hướng
chung của các công ty hiện nay.

54
Bên cạnh việc tăng các khoản nợ ngắn hạn là việc giảm các khoản nợ dài
hạn, việc giảm 0,05% hay 280 triệu VND chủ yếu là do việc giảm phải trả dài hạn
khác là do việc ký quĩ, ký cược của khách hàng giảm, tuy nhiên việc này nếu kéo
dài cũng là điều bất lợi với doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn hợp lý. Trước tình
hình trên doanh nghiệp nên tận dụng hết những nguồn lực nhàn rỗi của mình, đồng
thời điều chỉnh chính sách với khách hàng sao cho hợp lý có lợi cho doanh nghiệp
và lòng tin của khách hàng.
Tóm lại qua bảng phân tích số liệu của công ty cổ phần BiBiCa đã sử dụng
chính sách huy động vốn an toàn, sử dụng nguồn vốn tự tài trợ là chủ yếu, với tình
hình hoạt động kinh doanh tốt nên nguồn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư và bổ
sung các quỹ cũng tăng lên đáng kể, điều này chứng tỏ công ty có khả năng tài
chính tốt. Tuy nhiên chưa thể đánh giá liệu kết cấu và biến động như vậy đã thật sự
hiệu quả hay không. Giải pháp được đưa ra đó là việc đẩy mạnh huy động vốn từ
chủ sở hữu nhằm tăng nguồn vốn, việc quản lý các khoản nợ và trích lập dự phòng
là cần thiết. Cần có một kế hoạch phát triển thị trường thiên về chất lượng hơn số
lượng, tận dụng triệt để các khoản chiếm dụng, tránh để các khoản nợ quá hạn hay
tín dụng xấu, nâng cao uy tín doang nghiệp.
 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Phân tích doanh thu:
Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp doanh thu
Đơn vị tính : Triệu VNĐ

Chênh lệch Năm Chênh lệch Năm


Năm Năm Năm 2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền Số tiền
(%) (%)

Doanh thu bán hàng


1.000.308 938.970 1.059.258 (61.338) (6.13) 120.288 12.81
và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động


14.809 1.697 3.235 (13.112) (88.5) 1.538 90.6
tài chính

Thu nhập khác 5.623 7.669 4.365 2.046 36.39 (3.304) 56.92
Tổng doanh thu 1.020.740 948.336 1.066.858 (72.404) (7.09) 118.522 12.49
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

55
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2013 doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của công ty là 1.059.258 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 99,28% tổng doanh
thu (Tỷ trọng doanh thu bán hàng năm 2011 và 2012 lần lượt là 97,9% và 99%).
Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể
trong tổng doanh thu.
Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty có sự biến động không đều . Năm 2011 doanh thu của công ty là 1.000.308
triệu VNĐ, năm 2012 doanh thu của công ty giảm còn 938.970 triệu VNĐ với tỷ lệ
giảm tương ứng là 6,13% so với năm 2011 nguyên nhân của sự sụt giảm này là do
ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa bị
thu hẹp, hàng tồn kho tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2013 doanh thu của công ty
tăng lên 1.059.258 triệu VNĐ, tăng 120.288 triệu VNĐ với tỷ lệ tăng tương ứng là
12,81% so với năm 2012, có được sự tăng trưởng này là do trong năm 2013 công ty
đã kịp thời điều chỉnh một số chính sách bán hàng nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng
doanh số.
Năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính (thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay)
tăng 1.538 triệu VNĐ, tương ứng với 90,6% so với năm 2012 và giảm 11.574 triệu
VNĐ, tương ứng với 78,15% so với năm 2011 cho thấy tình hình hoạt động tài
chính của công ty đang dần được cải thiện.

56
Phân tích chi phí:

Bảng 2.4 : Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh


Đơn vị tính : Triệu đồng

Chênh lệch Năm Chênh lệch Năm


Năm Năm Năm 2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền Số tiền
(%) (%)

Giá vốn hàng


709.973 664.229 721.264 (45.744) (6.44) 57.035 8.58
bán và CCDV

Chi phí tài


13.464 (439) (166) (13.903) (103) 273 (62)
chính
Chi phí bán
188.970 191.289 233.714 2319 1.23 42.425 22.18
hàng
Chi phí quản
49.106 47.319 42.881 (1.787) (3.64) (4.664) (9.86)
lý DN

Chi phí khác 3.900 4.157 5.565 257 6.59 1.408 33.87

Tổng chi phí 965.413 906.555 1.003.258 (58.858) (6.09) 96.703 10.6

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

Tổng chi phí của công ty liên tục tăng giảm qua các năm, từ 965.413 triệu
VNĐ năm 2011, giảm xuống 906.555 triệu VNĐ năm 2012 và đạt tới 1.003.258
triệu VNĐ năm 2013, tăng 96.703 triệu VND tương ứng với tỷ lệ 10,6% so với năm
2012. Do Bibica là công ty sản xuất sản phẩm nên chi phí sản xuất đóng vai trò
quan trọng.

57
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chi phí % % %
Giá trị doanh Giá trị doanh Giá trị doanh
thu thu thu

Giá vốn hàng bán 709.973 70.98 664.229 70.74 721.264 68.49
Chi phí bán hàng 188.970 18.89 191.289 20.37 233.714 22.06
Chi phí quản lý 49.106 4.91 47.319 5.03 42.881 4.04
Tổng chi phí 948.049 94.78 902.837 96.15 997.859 94.20
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

800
700
600
500
Giá vốn hàng bán
400 Chi phí bán hàng
300 Chi phí quản lý
200
100
0
2011 2012 2013

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong chi phí sản xuất
Tổng chi phí sản xuất có biến động tăng, giảm qua các năm và chiếm tỷ
trọng rất lớn trong doanh thu thuần.
Vì Bibica là công ty sản xuất bánh kẹo nên giá vốn hàng bán lớn hơn rất
nhiều so với chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Năm 2012 dịch cúm gia cầm lại
bùng phát trở lại, người dân sợ bị bênh lên hạn chế tiêu dùng các loại bánh có thành
phần trứng gia cầm, do đó dòng bánh tươi giảm mạnh tiêu thụ làm cho tổng sản
lượng hàng hóa bán ra giảm, điều này làm cho giá vốn hàng bán giảm theo. Năm
2013 giá vốn hàng bán tăng trở lại do số lượng hàng bán ra tăng. Chi phí bán hàng

58
chỉ chiếm 1 tỷ trọng tương đối trong doanh thu, nhưng các vấn đề liên quan đến bán
hàng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các công ty, nhất là các công ty hoạt
động trong lĩnh vực cạnh tranh như bánh kẹo, để tiêu thụ sản sản phẩm, giữ vững
thương hiệu BBC phài thực hiện hoạt động xây dựng hình ảnh thương hiệu, bên
cạnh đó BBC phải nghiên cứu thị trường quảng cáo, tuyên truyền, thực hiện các
biện pháp nhằm tiêu thụ hàng hóa nên chi phí bán hàng ngày càng tăng là điều hợp
lý. Tuy nhiên năm 2013 chi phí bán hàng tăng 22,18%, trong khi doanh thu chỉ tăng
12,8% cho thấy chính sách bán hàng của công ty chưa hiệu quả, nguyên nhân là do
nửa đầu năm 2013, Công ty chịu ảnh hưởng nhiều vì sự biến động đội ngũ bán
hàng, đặc biệt là bán hàng miền Bắc (Nghỉ việc 38 người: trong đó ASM 1, ASM 5,
GSBH 32 người). Việc thay mới đội ngũ bán hàng Miền bắc đã làm doanh thu của
BBC vào nửa đầu 2013 bị ảnh hưởng doanh thu Quý 2/2013 giảm 9,3% so với cùng
kỳ.
Chi phí quản lý có xu hướng giảm đều qua các năm cho thấy Công ty áp
dụng hệ thống quản lý ERP là một hệ thống hiện đại và hiệu quả nên việc quản lý
của công ty ngày càng nâng cao, góp phần làm giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Phân tích lợi nhuận:
Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp lợi nhuận
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch Năm
Năm
Năm Năm Năm 2012/2011
Chỉ tiêu 2013/2012
2011 2012 2013
Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền Số tiền
(%) (%)
Lơ ̣i nhuâ ̣n gô ̣p 290.336 265.423 331.698 (24.913) (8.58) 66.275 24,9
Lơ ̣i nhuâ ̣n thuầ n 53.605 000004
28.952 58.504 (24.653) (45.99) 29.552 102
Lơ ̣i nhuâ ̣n khác 1.724 3.512 (1.200) 1.788 103.71 (4.712) (134)
Lơ ̣i nhuận trước thuế 55.329 32.464 57.304 (22.865) (41.33) 24.840 76.5
Lơ ̣i nhuâ ̣n sau thuế 46.369 25.886 44.880 (20.483) (44.17) 18.994 73,3

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Qua bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của Bibica giảm mạnh
trong năm 2012, và tăng trở lại vào năm 2013 nhưng vẫn thấp hơn năm 2011. Dù
doanh thu tăng không nhiều nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2013 của Bibica đã tăng

59
gần gấp đôi so với năm 2012. Cũng kinh doanh bánh kẹo, nhưng khác với Kinh Đô,
thương hiệu Bibica trước đây được biết đến với các sản phẩm giá thấp. Với dòng
sản phẩm chủ lực là bánh bông lan và bánh quy, Bibica đã kiên trì theo đuổi chiến
lược này trong nhiều năm qua. Thời điểm đầu áp dụng, chiến lược này có vẻ hiệu
quả, nhưng năm 2012, khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chiến lược này đã bộc
lộ nhiều sơ hở. Giá thành đội lên thì khó mà duy trì giá bán thấp. Đó là chưa kể đến
việc các nhà nhập khẩu liên tục mang về Việt Nam nhiều thương hiệu ngoại với giá
rẻ hơn, khiến sản phẩm của Bibica bị cạnh tranh gay gắt. Một số sản phẩm bánh quy
nhập từ Malaysia, Indonesia, có giá thấp hơn sản phẩm Bibica từ 20 - 30%. Không
thể tăng giá ngay, trong khi giá nguyên liệu đầu vào lại tăng liên tục khiến lợi nhuận
năm 2012 của Bibica bị sụt giảm nghiêm trọng. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 chỉ
đạt gần 26 tỷ đồng so với con số trên 46 tỷ đồng năm 2011. Bánh quy và bánh bông
lan chiếm đến gần 45% tổng doanh thu của Bibica. Nhận thấy điều bất ổn, ngay từ
đầu năm 2013, Bibica đã chuyển hướng đi. Đó là cạnh tranh bằng cách gia tăng các
sản phẩm cao cấp nhưng giá thì thấp hơn sản phẩm ngoại. Các sản phẩm chủ lực
đều được Bibica gia tăng tỉ trọng hàng cao cấp lên hơn 50% so với nhóm hàng trung
cấp và giá thấp. Cho dù có thể mang về suất lợi nhuận cao, nhưng hàng cao cấp
cũng có thể là con dao hai lưỡi với Bibica khi tung ra thị trường vào năm 2013, năm
mà sức mua xuống thấp. Năm 2013, sức mua của người dân yếu và các đại lý cũng
không muốn trữ hàng nhiều. Bởi vậy, tăng trưởng lợi nhuận trong năm rồi rất có thể
không đạt được nếu không có một số biện pháp khác. Theo đánh giá của Bibica, thị
trường bánh kẹo thường tập trung doanh thu và lợi nhuận vào quý IV hằng năm,
mùa chuẩn bị hàng Tết. Trong khi các doanh nghiệp bánh kẹo thường tung hàng ra
thị trường vào tháng 11, thì Bibica lại nhanh tay đưa hàng ra thị trường từ tháng 10.
“Điều này giúp Bibica chiếm lấy trước nhiều điểm bán và giảm hàng tồn kho”. Một
tháng sau khi tung hàng, Bibica đã tiêu thụ được khoảng 80% lượng hàng mục tiêu.
Bên cạnh đó, Bibica cũng nhanh tay chiết khấu cho đại lý sau khi bán hàng. Trong
khi đó, đối với các doanh nghiệp bánh kẹo, việc này thường được thực hiện cận Tết,
thậm chí sau Tết. Đây cũng chính là lý do làm tăng tỉ lệ chi phí bán hàng/doanh thu

60
năm 2013 của công ty lên gần 3% so với năm 2012. Bên cạnh yếu tố đi trước,
Bibica còn trữ được nguyên liệu từ giữa năm 2013. Tính đến cuối năm, đa số các
nguyên liệu không tăng giá nhiều, nhưng với mặt hàng đường, Bibica đã tránh được
nguy cơ tăng giá đến 20%.
 Biến động của dòng tiền
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cung cấp căn cứ đánh giá khách quan
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các
doanh nghiệp vì tài liệu chúng ta sử dụng chủ yếu là số liệu trên báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, báo cáo này loại trừ ảnh hưởng được ảnh hưởng của các phương pháp kế
toán khác nhau cho cùng một giao dịch và hiện tượng. Từ đó, ta có thông tin hữu
ích cho sự đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán và nhu cầu vay vốn của
doanh nghiệp; tạo điều kiện cho dự báo về khả năng tài chính và sự phát triển tài
chính của doanh nghiệp.
Bảng 2.7 : Bảng lƣu chuyển tiền tệ qua các năm
(Theo phương pháp gián tiếp)
Đơn vị tính : Triệu đồng

Chênh lệch năm Chênh lệch năm


2012/2011 2013/2012
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền Số tiền
(%) (%)
I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 55.329 32.464 57.304 (22.865) (41.33) 24.840 76.51
2. Điều chỉnh cho các
khoản
- Khấu hao TSCĐ 30.285 41.429 40.775 11.144 36.8 (654) (1.578)

- Các khoản dự phòng (2.133) (1.735) (2.537) 398 (18.66) (802) 46,2
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu
(7.062) (2.638) (2.108) 4.424 (62.65) 530 (20)

- Chi phí lãi vay 6.728 388 167 (6.340) (94.23) (221) (57)
3. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh trước 83.148 69.908 93.609 (13.240) (15.92) 23.701 33.9
thay đổi vốn lưu động

61
- Tăng, giảm các khoản
(155.554) 35.756 10.924 191.310 (122.9) (24.832) (69)
phải thu
- Tăng, giảm hàng tồn kho (2.855) 142 32.095 2.997 (105) 31.953 22.502
- Tăng, giảm các khoản
phải trả (Không kể lãi vay
55.843 (21.836) 21.776
phải trả, thuế thu nhập
(77.679) (139.1) 43.612 (199)
doanh nghiệp phải nộp)
- Tăng giảm chi phí trả
(3.275) (4.042) 400 (767) 23.42 4.442 (109)
trước
- Tiền lãi vay phải trả (6.728) (388) (167) 6.340 (94.23) 221 (57)
- Thuế thu nhập doanh
(7.512) (5.690) (10.122) 1.822 (24.25) (4.432) 77.89
nghiệp đã nộp
- Tiền thu khác từ hoạt
1.855 3.015 4.275 1.160 62.53 1.160 38.47
động kinh doanh
- Tiền chi khác từ hoạt
(1.310) (7.619) (939) (6.309) 481.6 6.680 (87.6)
động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ
(36.388) 69.244 151.852 105.632 (290) 82.608 119.2
hoạt động kinh doanh
II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ
1. Tiền chi để mua sắm,
xây dựng TSCĐ và các tài (6.405) (71.463) (7.911) (65.058) (1.015) (79.374) (111)
sản dài hạn khác
2. Tiền thu từ thanh lý,
nhượng bán TSCĐ và các 1.364 1.818 163 454 33.28 (1.655) (91)
tài sản dài hạn khác
3. Tiền chi cho vay, mua
các công cụ nợ của đơn vị (292.220) (15.000) 292.220 0 15.000
khác
4. Tiền thu hồi cho vay,
bán lại các công cụ nợ của 360.225 (360.225) (100)
các đơn vị khác
7. Tiền chi đầu tư góp vốn
(55) 55 (100)
vào đơn vị khác
8. Tiền thu hồi đầu tư góp
6.118 6.441 323 5.28 (6.441)
vốn vào đơn vị khác
10. Tiền thu lãi cho vay,
cổ tức và lợi nhuận được 12.826 1.397 1.571
(11.429) (89.11) 174 12.45
chia
Lưu chuyển tiền thuần từ
81.853 (61.807) (21.175) (143.660) (175) 40.632 (65.7)
hoạt động đầu tư
III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
3. Tiền vay ngắn hạn, dài
5.514 11.750 770 6.236 113.1 -10.980 -93
hạn nhận được

62
4. Tiền chi trả nợ gốc vay (64.369) (11.424) (1.498) 52.945 (82.25) 9.926 (86.8)
8. Cổ tức, lợi nhuận đã trả
(15.380) (18.603) (27.728) (3.223) 20.96 (9.125) 49.05
cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ
(74.234) (18.277) (28.456) 55.957 (75.38) (10.179) 55.69
hoạt động tài chính
Lƣu chuyển tiền thuần
(28.770) (10.840) 102.219 17.930 (62.32) 113.059 (1.042)
trong năm
Tiền và tƣơng đƣơng
89.081 60.321 49.471 (28.760) (32.29) (10.850) (18)
tiền đầu năm
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ
giá hối đoái quy đổi ngoại 10 (10) 16 (20) (200) 26 (260)
tệ
Tiền và tƣơng đƣơng
60.321 49.471 151.707 (10.850) (17.99) 102.236 206.6
tiền cuối năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm vào năm 2011, và tăng
trở lại vào năm 2012 và năm 2013. Năm 2011 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh mang “dấu âm”, cho thấy “dòng tiền vào” từ hoạt động kinh doanh
không đủ bù đắp cho “dòng tiền ra” từ hoạt động đầu tư. Năm 2012 và năm 2013,
việc kinh doanh của công ty khá thuận lợi, khoản chênh lệch giữa tiền thu bán hàng
và tiền chi trả cho người cung cấp tăng, các khoản tiền chi giảm, làm dòng tiền
thuần của công ty tăng vọt, tăng khả năng trả nợ cũng như chi trả cổ tức.
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ
Qua 3 năm: 2011, 2012, 2013 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư có
xu hướng giảm dần. Năm 2011 và 2013 công ty ít quan tâm đến chính sách đầu tư,
năm 2012 công ty đã đầu tư tương đối lớn để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài
sản dài hạn nhằm phục vụ cho quá trình SXKD.
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của Công ty tăng mạnh vào năm 2011
là do chi trả cổ tức và trả nợ gốc vay để tài trợ cho việc đầu tư và mua sắm, xây
dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Tiền chi trả nợ gốc vào giảm dần

63
vào năm 2012 và năm 2013. Chi trả cổ tức tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013 đạt
27.728 triệu VNĐ.
Dòng tiền và tương đương tiền cuối năm giảm từ 60.321 triệu VNĐ (năm
2012) xuống 49.471 triệu VNĐ (năm 2013) và tăng mạnh trở lại 151.707 triệu VND
(năm 2013), cho thấy khả năng thanh toán của công ty có chuyển biến tích cực.
2.2.2. Các nhóm hệ số tài chính
 Khả năng thanh toán
Hoạt động tài chính của công ty tốt hay xấu trước hết thể hiện ở khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu
hiện bằng số tiền và những tài sản có thể sử dụng trang trải các khoản nợ.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Bảng 2.8 : Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Tài sản ngắn hạn 421.796 376.745 450.597
2. Nợ ngắn hạn 209.357 187.574 211.942
3. Hệ số khả năng thanh toán nợ
2,01 2,00 2,12
ngắn hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời tương đối ổn định qua các năm và có xu
hướng tăng dần. Năm 2011 với tỷ số khả năng thanh toán hiện 2,01 lần có nghĩa là
giá trị tài sản ngắn hạn lớn hơn gấp 2,01 lần so với nợ ngắn hạn và công ty cần đến
49,6% giá trị tài sản ngắn hạn để đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn. Lặp luận
tương tự trên, năm 2012 cần 49,7% (tăng 0,1% so với năm 2011) và năm 2013 cần
47% (giảm 2,7% so với năm 2012) giá trị tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản
nợ đến hạn. Cho thấy, tỷ số này tương đối tốt và đang chuyển biến tích cực. Để có
thể đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn này đến
hạn trả, ta tính thêm tỷ số khả năng thanh toán nhanh.

64
500000 2.15
450000
400000 2.1
350000
300000 2.05 Nợ ngắn hạn
250000 Tài sản ngắn hạn
200000 2 Hệ số KNTTNNH
150000
100000 1.95
50000
0 1.9
2011 2012 2013

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Bảng 2.9: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Tài sản ngắn hạn 421.796 376.745 450.597
2. Hàng tồn kho 120.841 120.092 87.595
3. Nợ ngắn hạn 209.357 187.574 211.942
4. Hệ số khả năng TT nhanh 1,43 1,36 1,71

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Qua bảng cân đối kế toán ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ
trọng không lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Vì thế khi loại bỏ hàng tồn
kho ra khỏi tài sản ngắn hạn không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán
của công ty. Với kết quả này cho thấy công ty luôn chủ động trong việc thanh toán
nhanh khi nợ ngắn hạn của công ty đến hạn trả, tạo điều kiện tốt trong việc thanh
toán nếu hàng hóa không được tiêu thụ tốt. Năm 2012 và năm 2011 lượng hàng tồn
kho của công ty không thay đổi nhiều, nằm trong khoảng 122 tỷ đồng chứng tỏ việc
giải phóng hàng tồn kho kém hiệu quả, năm 2013 lượng hàng tồn kho giảm 32.497
triệu VND tương ứng với 27,06% so với năm 2012 làm tăng hệ số thanh toán nhanh
0,35 lần so với năm 2012.

65
400000 2
350000 1.8
1.6
300000
1.4
250000 1.2 Nợ ngăn hạn
200000 1 TSNH-HTK
150000 0.8 Hệ số KNTTN
0.6
100000
0.4
50000 0.2
0 0
2011 2012 2013

Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền


Bảng 2.10 : Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


1. Tiền 60.321 49.471 151.707
2. Nợ ngắn hạn 209.357 187.574 211.942
3. Hệ số khả năng thanh toán
0,29 0,26 0,71
bằng tiền

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền giảm vào năm 2012 và tăng cao vào
năm 2013. Có rất ít doanh nghiệp có tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để
đáp ứng toàn bộ nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay
bằng 1. Năm 2013 công ty giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức khá
cao sẽ đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên lại cho thấy công ty không
biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Công ty
hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh
thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn).

66
250000 0.8

0.7
200000
0.6

150000 0.5
Tiền
0.4 Nợ ngắn hạn
100000 Hệ số KNTTBT
0.3

0.2
50000
0.1

0 0
2011 2012 2013

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền
 Hiệu quả sử dụng tài sản.
Vòng quay hàng tồn kho:
Bảng 2.11 : Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho

Đơn vị tính : Triệu đồng


Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Giá vốn hàng bán 709.973 664.229 721.264
2. Bình quân hàng tồn kho 119.126 120.466 103.843
3. Vòng quay hàng tồn kho 5,96 5,51 6,94

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho chậm hơn 0,45 so với năm 2011, do
giá vốn hàng bán giảm 45.744 triệu VNĐ và hàng tồn kho tăng 1.340 triệu VND.
Bước sang năm 2013 tốc độ luôn chuyển hàng tồn kho tăng 0,98 so với năm 2011
và 1,43 so với năm 2012, cho thấy công ty áp dụng chính sách bán hàng mới có
hiệu quả, hàng bán nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số
này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho
không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp

67
bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên
liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản
xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm
bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

800000 8

700000 7

600000 6

500000 5 Giá vốn hàng bán


400000 4 Bình quân HTK
Vòng quay HTK
300000 3

200000 2

100000 1

0 0
2011 2012 2013

Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho

Kỳ thu tiền bình quân:


Bảng 2.12 : Bảng kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Doanh thu thuần 1.000.308 938.970 1.059.258
2. Các khoản phải thu x 365 83.841.960 72.005.375 69.884.725
3. Kỳ thu tiền bình quân 83,82 76,68 65,97

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 83,82 ngày, năm 2012 là 76,68 ngày
(giảm 7,14 ngày), năm 2013 là 65,97 ngày (giảm 10,71 ngày) cho thấy công tác thu
hồi các khoản phải thu của công ty khá nhanh, giảm rủi ro tín dụng, giảm nguy cơ
mất vốn, nhưng cũng giảm khả năng thu hút việc mua hàng của khách hàng. Tùy
từng đối tượng khách hàng lớn hay nhỏ và việc thanh toán của khách hàng tốt hay
xấu mà công ty có chính sách bán hàng phù hợp.

68
90000000 90
80000000 80
70000000 70
60000000 60
Doanh thu thuần
50000000 50
Các khoản phải thu
40000000 40
Kỳ thu tiền BQ
30000000 30
20000000 20
10000000 10
0 0
2011 2012 2013

Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vòng quay tài sản cố định)

Bảng 2.13 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Đơn vị tính : Triệu đồng


Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Doanh thu thuần 1.000.308 938.970 1.059.258
2. Tổng nguyên giá TSCĐ hiện
552.236 517.638 569.241
có đầu kỳ
3. Tổng nguyên giá TSCĐ hiện
517.638 569.241 581.529
có cuối kỳ
4. Nguyên giá bình quân TSCĐ 534.937 543.439 575.385
5. Hiệu quả sử dụng TSCĐ 1,87 1,72 1,84

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố
định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định
hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và
giá trị còn lại.
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao
được ước tính như sau:

69
- Nhà cửa, vật kiến trúc 10-20 năm
- Máy móc, thiết bị 05-12 năm
- Phương tiện vận tải 03-05 năm
- Thiết bị văn phòng 06-12 năm
- Tài sản cố định khác 04-07 năm
- Phần mềm quản lý 05 năm
Trong năm 2013 Công ty đã thực hiện thay đổi chính sách kế toán đối với tài
sản cố định và khấu hao tài sản cố định theo hướng dẫn tại Thông tư số
45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định, qua đó nguyên giá tối thiểu của tài sản cố
định tăng từ 10 triệu lên 30 triệu đồng. Đối với những tài sản cố định trước đây
không thỏa mãn điều kiện này thì giá trị còn lại được điều chỉnh sang chi phí trả
trước dài hạn và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời hạn 2 năm.
Số vòng quay tài sản cố định nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định, đồng
thời cũng cho biết đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư. Từ số liệu
trên ta thấy số vòng quay tài sản cố định của công ty giảm nhẹ qua từng năm chứng
tỏ công ty khai thác càng ngày càng kém hiệu quả. Tình hình cụ thể như sau:
Năm 2012, vòng quay tài sản cố định là 1,72 vòng tức là trên 1 đồng tài sản
cố định công ty có thể tạo được 1,72 đồng doanh thu. So với năm 2011, thì khả
năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định giảm tới 0,15 đồng tương đương 8%.
Nguyên nhân là do tài sản cố định bình quân tăng 8.502 triệu VNĐ, tương đươc 1%
và doanh thu thuần giảm 70.655 triệu đồng, tương đương 7%. Năm 2013, số vòng
quay này có tăng lên so với năm 2012 là 0,12 vòng, tương đương 7%., nhưng vẫn
thấp hơn 0,03 vòng so với năm 2011. Nguyên do tài sản cố định bình quân năm
2013 tăng 5% so với năm 2012 và 7% so với năm 2011 nhưng doanh thu thuần tăng
5% so với năm 2011 và 13% so với 2012.
Nhìn chung vòng quay tài sản cố định của công ty đều lớn hơn 1 qua các
năm, điều này có nghĩa là 1 VNĐ tài sản cố định đều có thể tạo ra nhiều hơn 1 đồng
doanh thu. Đây có thể coi là một điểm đặc trưng của ngành bánh kẹo, bởi vì tài sản

70
cố định chỉ chiếm một tỷ lệ vừa phải trên tổng tài sản và doanh thu thì luôn cao hơn
rất nhiều so với tài sản cố định, tài sản cố định luôn được sử dụng với cường độ cao.

1200000 2

1.9
1000000
1.8

1.7
800000
1.6
Doanh thu thuần
600000 1.5 Nguyên giá BQTSCĐ
1.4 Hiệu quả SDTSCĐ
400000
1.3

1.2
200000
1.1

0 1
2011 2012 2013

Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 2.14 : Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


1. Doanh thu thuần 1.000.308 938.970 1.059.258
2. Tổng nguyên giá TSNH hiện
333.373 421.796 376.745
có đầu kỳ
3. Tổng nguyên giá TSNH hiện
421.796 376.745 450.597
có cuối kỳ
4. Nguyên giá bình quân TSNH 377.584 399.270 413.671
5. Hiệu quả sử dụng TSNH 2,64 2,35 2,56

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSNH được sử dụng trong kỳ sẽ đem lại
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011, nếu sử dụng một đồng TSNN đem lại
2,64 đồng doanh thu thuần thì sang năm 2012 đem lại 2,35 và năm 2013 là 2,56
đồng. Nguyên nhân là do TSNH có xu hướng tăng qua 3 năm với tốc độ tăng lớn

71
hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, riêng năm 2012 doanh thu thuần giảm và TSNH
tăng đã làm hiệu quả sử dụng TSNH giảm 0,29 đồng so với năm 2011.

1200000 5
4.5
1000000
4
3.5
800000
3 Doanh thu thuần
600000 2.5 Nguyên giá BQTSNH
2 Hiệu quả SDTSCĐ
400000
1.5
1
200000
0.5
0 0
2011 2012 2013

Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản


Bảng 2.15 : Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


1. Doanh thu thuần 1.000.308 938.970 1.059.258
2. Tổng nguyên giá TTS hiện có
758.841 786.198 768.377
đầu kỳ
3. Tổng nguyên giá TTS hiện có
786.198 768.377 808.294
cuối kỳ
4. Nguyên giá bình quân TTS 772.519 777.287 788.335
5. Hiệu quả sử dụng TTS 1,29 1,19 1,34

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

Cũng giống như vòng quay tài sản cố định và tài sản ngắn hạn, vòng quay
tổng tài sản qua các năm của công ty đều ở mức lớn hơn 1. Có nghĩa là 1 VNĐ tổng
tài sản đều có thể tạo ra hơn 1 VNĐ doanh thu. Mặc dù chỉ số này của bibica năm
2012 giảm xuống so với năm 2011 và năm 2013 nhưng vẫn cao hơn 1, so với chỉ số

72
trung bình của ngành thì bibica có khả năng tạo ra doanh thu từ tổng tải sản là
ngang bằng (đều ở mức 1,20). Qua đó ta có thể nhận xét rằng, công ty có số vòng
quay tài sản khá cao, đều hoạt động với công suất cao và muốn mở rộng sản xuất
kịnh doanh thì phải đầu tư thêm vốn.

1200000 3

1000000 2.5

800000 2
Doanh thu thuần
600000 1.5 Nguyên giá BQTTS
Hiệu quả SDTTS
400000 1

200000 0.5

0 0
2011 2012 2013

Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản

 Đòn bẩy tài chính


- Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ)

Bảng 2.16: Bảng hệ số nợ trên tổng tài sản


Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Tổng số nợ phải trả 211.890 189.325 213.413
2. Tổng tài sản 786.198 768.377 808.294
3. Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,27 0,25 0,26

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Hệ số nợ của công ty ở mức vừa phải và ổn định trong 3 năm, cho thấy khả
năng tự chủ tài chính của công ty ở mức cao, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn bên
ngoài, tăng mức an toàn cho các chủ nợ, đồng thời uy tín của công ty cũng được
nâng cao đối với các chủ nợ.

73
900000 1
800000
700000 0.8
600000
0.6 Tổng tài sản
500000
Tổng nợ phải trả
400000
0.4 Hệ số nợ trên TTS
300000
200000 0.2
100000
0 0
2011 2012 2013

Hình 2.14: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ trên tổng tài sản


Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.17 : Bảng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Tổng số nợ phải trả 211.890 189.325 213.413
2. Vốn chủ sở hữu 574.307 579.052 594.881
3. Hệ số nợ trên Vốn CSH 0,37 0,33 0,36

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công
ty. Nó cho biết về tỷ lệ giữa hai nguồn vốn (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh
nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Nguồn vốn này có những đặc
tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích trên cho thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty từ
năm 2011-2013 là nhỏ và không có nhiều biến động, chứng tỏ tài sản của công ty
được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu, công ty ít phụ thuộc vào hình thức
huy động vốn bằng vay nợ, chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có
một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do
đó, công ty phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo
một tỷ lệ hợp lý nhất.

74
700000 1
0.9
600000
0.8
500000 0.7
400000 0.6 Tổng nợ phải trả
0.5 Vốn chủ sở hữu
300000 0.4 HSN/VCSH
200000 0.3
0.2
100000
0.1
0 0
2011 2012 2013

Hình 2.15: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Bảng 2.18 : Bảng hệ số khả năng thanh toán lãi vay


Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. EBIT 53.605 28.952 58.504
2. Lãi vay 6.728 388 167
3. Khả năng thanh toán lãi vay 7,97 74,62 350,32

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

Hệ số khả năng trả lãi tiền vay của công ty năm 2011 là 7,97, tức là mỗi
đồng chi phí lãi vay thì công ty có 7,97 đồng lợi nhuận để trả lãi. Sang năm 2012 và
2013 hệ số này đều tăng và tăng rất cao vào năm 2013, nguyên nhân tăng mạnh như
thế là do chi phí lãi vay giảm. Như vậy qua 2 năm gần đây, ta thấy khả năng thanh
toán lãi vay của công ty là rất tốt.

75
70000 400

60000 350

300
50000
250
40000
EBIT
200
Lãi vay
30000
150 Khả năng TTLV
20000
100

10000 50

0 0

2011 2012 2013

Hình 2.16: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán lãi vay

 Khả năng sinh lời


Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng
vốn kinh doanh với mục tiêu hàng đầu là thu được lợi nhuận cao, vì vậy hiệu quả sử
dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh
lời của một đồng vốn kinh doanh. Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện
kết quả tổng thể của quá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố
định, vốn lưu động của doanh nghiệp. Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh, chúng ta cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác
nhau dựa trên các chỉ tiêu để đánh giá mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh.
Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn
góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các
khoản phải thu, tích luỹ thêm chứng khoán có thể chuyển thành tiền và tài sản cố
định. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà
quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn
đó.

76
Bảng 2.19 : Lợi nhuận và doanh thu của công ty

Đơn vị tính : Triệu đồng


Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp NI 46.369 25.886 44.880

Tổng tài sản bình quân TTSbq 772.519 777.287 788.335


Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ E 559.440 576.680 586.966
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ DTT 1.000.308 938.970 1.059.258

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

Bảng 2.20 : Các hệ số về khả năng sinh lợi

Chênh lệch
Công 2011 2012 2013
Stt Chỉ tiêu 2013/201
thức (%) (%) (%) 2012/2011
2
Tỷ suất sinh lời NI
1 của doanh thu = 4,6 2,7 4,2 (1,9) 1,5
(ROS) DTT
Tỷ suất sinh lời NI
2 của tài sản = 6 3,3 5,7 (2,7) 2,4
(ROA) TTSbq
Tỷ suất sinh lời
3 vốn chủ sở hữu = NI/E 8,2 4,4 7,6 (3,8) 3,2
(ROE)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)

77
Hệ số sinh lời của doanh thu (ROS)

5 Năm
2011 Năm 2013
4.5
4
3.5
3 ROS
2.5 Năm 2012
2
1.5
1

Hình 2.17: Biểu đồ thể hiện ROS

Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số sinh lời của doanh thu năm 2011 là
4,6%, năm 2012 giảm xuống còn 2,7% và đến năm 2013 lại tăng lên 4,2%. Điều
này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu được 4,6 đồng lợi nhuận sau
thuế năm 2011, thu được 2,7 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012, thu được 4,2 đồng
lợi nhuận sau thuế năm 2013.
Hệ số sinh lời của doanh thu năm 2012 và năm 2013 đều giảm so với năm
2011, riêng năm 2012 giảm so với cả 2 năm (giảm 1,9% so với năm 2011 và 1,5%
so với năm 2013) là do từ những nguyên nhân sau:
- Năm 2012 được xem là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều
khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì
chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật, Hàn đều không mấy khả quan. Các nền
kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin...đều không còn giữ được phong
độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3-5 năm trước. Kinh tế Việt Nam kết thúc năm
2012 với tăng trưởng GDP đạt 5,08%, mức thấp nhất trong 4 năm gần đây. CPI ở
mức 6,81%, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt 990 ngàn tỷ bằng 33,5% GDP, tỷ
trọng này là mức thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây.

78
- Hậu quả của nền kinh tế tăng trưởng quá nóng các năm trước, lạm phát gia
tăng và giá hàng hóa cao đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các công ty bánh kẹo.
Đối với các doanh nghiệp bánh kẹo, chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 55-60% chi
phí giá vốn hàng bán. Trong đó, chi phí bột và đường chiếm tỷ trọng lớn nhất, mức
tăng giá cao các nguyên liệu này trong hơn nửa đầu năm 2012 đã gây áp lực lên lợi
nhuận của Bibica.
- Cạnh tranh ngày các khốc liệt hơn, bánh kẹo nhập ngoại tăng trưởng cao
với tâm lý chuộng ngoại của người tiêu dùng, gay gắt nhất vẫn là phân khúc dòng
sản phẩm cao cấp.
- Rủi ro hỏa hoạn Dây chuyền Lotte Pie vào cuối tháng 5/2011, mức thiệt hại
về thiết bị công nghệ (khoảng 150 tỷ đồng) đến nay vẫn chưa được bảo hiểm PVI
chấp thuận bồi thường, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn và chi phí tài chính của
công ty trong năm 2012. Mức chêng lệch sau khi thương thảo bồi thường còn ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh trong năm 2013.
Hệ số sinh lời của tổng tài sản (ROA)

8
7
Năm 2011
Năm 2013
6
5
4 ROA
3
Năm 2012
2
1
0

Hình 2.18: Biểu đồ thể hiện ROA


Sự kết hợp giữa biểu đồ và bảng tính ta có thể nhận thấy có sự sụt giảm hệ số
sinh lợi của tổng tài sản của công ty Bibica. Nếu ở năm 2011, một đồng tài sản đã
được công ty sử dụng có hiệu quả và tạo ra 6 đồng lợi nhuận. Còn năm 2012, trái lại
với tỷ số hiệu quả của năm 2011 thì cũng trên một đồng tài sản công ty chỉ tạo ra

79
được 3,3 đồng lợi nhuận (giảm 2,7 đồng so với năm 2011). Kết quả hoạt động của
công ty được cải thiện vào năm 2013, hệ số sinh lời của tổng tài sản đạt 5,7%, tăng
2,4% so với năm 2012. Tuy nhiên qua 3 năm hoạt động hệ số ROA mà công ty tạo
ra vẫn thấp hơn năm 2011, điều này cho thấy Bibica sử dụng không hiệu quả tài sản
của công ty, làm cho tài sản không phát huy được tác dụng. Nhìn nhận thấy điều
này công ty cần phải có các biện pháp để nâng cao tỷ số này trong thời gian tới.
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu.

10
Năm 2011
Năm 2013
8

6
ROE
4
Năm 2012

Hình 2.19: Biểu đồ thể hiện ROE

Qua bảng số liệu trên, ta thấy hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2011 là
8,2%, năm 2012 là 4,4% giảm 3,8% và năm 2013 lại tăng lên 7,6%. Điều này có
nghĩa là cứ đầu tư 100 đồng vào vốn chủ sở hữu bình quân thì sẽ thu được 8,2 đồng
lợi nhuận sau thuế năm 2011, thu được 4,4 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012 và sẽ
thu được 7,6 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2013.
Năm 2012, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm 3,8% so với năm 2011, do
lợi nhuận sau thuế giảm 44,1%,trong khi vốn chủ sở hữu bình quân tăng 3%.
Nguyên nhân là do bối cảnh chung của nền kinh tế, và những khó khăn của Bibica
như đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên sang năm 2013 hệ số sinh lời vốn chủ sở
hữu đã tăng trở lại là 7,6% tăng 3,2% so với năm 2012, tuy vẫn thấp hơn 0,6% so

80
với năm 2011 nhưng đây là những nỗ lực đáng kể của công ty trong việc sử dụng
hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
 Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số phá sản Z)
Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản:
Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5

Bảng 2.21 : Bảng tính hệ số nguy cơ phá sản

Đơn vị tính : Triệu đồng


Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
A1 0.27 0.25 0.29 (0.02) 0.04
A2 0.058 0.033 0.055 (0.025) 0.022
A3 0.068 0.037 0.073 (0.031) 0.036
A4 0.179 0.509 0.766 0.33 0.257
A5 1.29 1.19 1.33 (0.1) 0.14
Zscore 2.027 1.963 2.455 (0.063) 0.4918
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, 2012 và 2013 của công ty BBC)
Nhìn vào bảng tính hệ số nguy cơ phá sản trên của Công ty ta thấy hệ số
Zscore trong 3 năm lần lượt là 2,027, 1,963 và 2,455, các hệ số này đều lớn hơn 1,8
nhưng thấp hơn 2,99, theo Edward I. Altman có nghĩa là công ty không có vấn đề
trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét các điều kiện tài chính một cách thận
trọng.
 Các tỷ số đối với công ty cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phiếu (Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu):EPS
Bảng 2.22: Thu nhập mỗi cổ phiếu qua các năm
Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013


Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 3.007 1.679 2.910
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013.
Với số cổ phiếu bình quân không đổi, lợi nhuận công ty không ổn định do
các nguyên nhân đã phân tích ở trên làm cho thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu

81
của các năm 2012, 2013 giảm so với EPS của năm 2011, cụ thể là năm 2011 thu
nhập trên mỗi cổ phiếu là 3.007 đồng, sang năm 2012 chỉ còn 1.679 đồng/cổ phiếu,
năm 2013 là 2.910 đồng/cổ phiếu.
Tỷ số giá thị trƣờng của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần PE:
Bảng 2.23: Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận
Đơn vị tính: đồng
2011 2012 2013
Giá thị trường của cổ phiếu 11.100 16.874 29.129
EPS 3.007 1.679 2.910
PE 3.691 10.05 10.01
Nguồn: Thị trường tổng hợp tại ngày 31/12 của năm.
PE của công ty năm 2012 tăng mạnh so với 2011 và giảm nhẹ trong năm
2013. Các nhà đầu tư chỉ sẵn sàng bỏ ra 10.01 đồng để có được một đồng lợi nhuận
từ cổ phiếu này. Sự suy giảm nhẹ P/E cho thấy sự kém hấp dẫn về cổ phiếu của
công ty cổ phần Bibica.
2.2.3 Các yếu tố phi tài chính.
 Nguời tiêu thụ
Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10 -
12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 -
1,5%). Nguyên nhân là do mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay
vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng
tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến tết
Nguyên đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam
như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi
đó, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và
mùa hè do khí hậu nắng nóng.
Do đặc điểm về tâm lý, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng ở mỗi
vùng, mỗi khu vực khác nhau nên thị trường trong nước của Công ty được chia
thành 3 vùng thị trường khác nhau. Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Về tâm

82
lý, thị trường miền Bắc rất ưu thích hình thức, họ thích những sản phẩm bánh kẹo
có hình dáng, mẫu mã, bao bì hấp dẫn. Mặt khác, cũng là thị trường miền Bắc
nhưng người tiêu dùng Hà Nội có những đặc điểm khác so với người các Tỉnh,
trong khi người tiêu dùng các tỉnh thì quan tâm nhiều đến giá cả thì người Hà Nội
đặc biệt chú trọng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm.
Ở miền trung do thu nhập còn thấp nên nhu cầu về bánh kẹo ít hơn. Họ quan
tâm đến giá cả, khối lượng nhưng lại không quan tâm đến mẫu mã, bao bì. Miền
trung có thể nói là thị trường khá dễ tính.
Thị trường miền Nam cũng là một thị trường có nhu cầu đa dạng. Nhưng
nhìn chung mức sống của người miền Nam tương đối cao vì thế bánh kẹo dường
như là nhu cầu thường xuyên ở đây. Họ thích sản phẩm có độ ngọt sắc và có hương
vị trái cây.
Bên cạnh thị trường trong nước, công ty cũng xuất khẩu qua các nước: Nhật
bản, Bangladesh, Singapore....
 Nhà cung cấp
Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo nói chung và của Bibica
nói riêng bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác.
Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường
(nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá
thành. Chính vì vậy, sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ
có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.
Thị trường nguyên vật liệu hiện nay rất đa dạng, công ty có nhiều cơ hội lựa
chọn nguyên vật liệu sao cho phù hợp với mình về giá cả, số lượng, chủng loại, chất
lượng, vận chuyển...Tuy nhiên thị trường nguyên vật liệu cũng thường hay có
những biến động lớn, các nhà cung ứng thường xuyên thay đổi giá cả, phương thức
mua bán, nên gây không ít khó khăn cho Công ty trong việc ký hợp đồng, thu mua
kịp thời.
Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính của Bibica: Công ty cổ phần
đường Biên Hòa; Công ty TNHH Trường Sơn; Công ty bột mì Bình Đông; Cty

83
TNHH Uni-President VN; Cty liên doanh Tapioca VN; Cty TNHH
Thương Mại Á Quân; Cty Bao bì Nhựa Thành Phú; Cty SX KD XNK Giấy in và
bao bì Liksin.
Ngoài ra công ty cũng phải nhập ngoại những nguyên liệu mà trong nước
chưa có hoặc có nhưng không đảm bảo chất lượng, và nhập những nguyên liệu dùng
cho sản phẩm cao cấp: Bột mì, Tinh dầu, Bơ, Bao bì.
 Sản phẩm của công ty
Bánh kẹo tuy không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như cơm ăn, áo
mặc hàng ngày nhưng là một mặt hàng thông dụng phổ biến quen thuộc đối với mọi
gia đình Việt Nam hiện nay. Giỏ tiền chi tiêu cho bánh kẹo là không lớn trong giỏ
chi tiêu tiêu dùng, nên quyết định mua là khá dễ dàng và có thể tức thời. Người dân
có thể mua để tiêu dùng hoặc biếu vào các dịp lễ, tết.
Bánh kẹo là mặt hàng mang tính thời vụ. Vào mùa đông, bánh kẹo được tiêu
thụ mạnh bởi mọi người có xu hướng ăn đồ khô và ngọt đậm nên bánh kẹo là thích
hợp. Nhưng vào mùa hè người tiêu dùng chuyển sang những loại có vị chua, mát,
nhiều nước nên bánh kẹo khó tiêu thụ. Vào mùa hè bánh kẹo dễ bị thay thế bởi hoa
quả, nước giải khát. Thời điểm tiêu thụ mạnh nhất vào dịp Tết, lễ Noel, Trung thu,
8-3, 14-2, 1-6...
Bên cạnh bánh kẹo, công ty còn có các sản phẩm khác không mang tính thời
vụ như: Bộ ngũ cốc dinh dưỡng, Sữa bột dinh dưỡng, Sản phẩm dinh dưỡng, Bột
giải khát, Mạch nha. Những sản phẩm này có thời hạn sử dụng dài hơn và hầu như
tiêu dùng quan năm, mang lại một nguồn tiêu thụ ổn định và giảm thiểu số lượng
hàng tồn mang tính thời vụ như các sản phẩm khác.
Hiên nay công ty có các sản phẩm, bao gồm các chủng loại chính như: Bánh
trung thu, Bánh bông lan kem, Bánh Biscuits&Cookies, Kẹo các loại, Sôcôla, Bột
ngũ cốc dinh dưỡng, Sản phẩm dinh dưỡng, Sản phẩm ăn kiêng, Kẹo không đường,
Bột giải khát, Mạch nha.
 Tác động của chính sách vĩ mô

84
Yếu tố dân số
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng
trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang
bị thu hẹp thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị
thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng
khá tốt, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam, cạnh tranh rất tốt với hàng nhập khẩu.
Quy mô và tốc độ tăng dân số tác động đến quy mô nhu cầu và qua đó ảnh
hưởng đến mức độ tăng trưởng của thị trường. Dân số lớn và tăng cao tạo ra một thị
trường tiểm năng cho doanh nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số lớn và tốc độ tăng
dân số bình quân trung bình hàng năm cao là thị trường hấp dẫn cho các công ty
trong và ngoài nước.Với đặc điểm quy mô dân số lớn (trên 86 triệu dân), cơ cấu dân
số trẻ, tỉ lệ dân cư thành thị tăng cũng khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường
tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm, trong đó có bánh kẹo. Theo ước
tính của BMI (công ty khảo sát thị trường quốc tế), sản lượng bánh kẹo tiêu thụ tại
Việt Nam năm 2013 đạt 100. 400 tấn, dự kiến tăng trưởng về doanh số 2014 là 10%
cao hơn so với con số 5.43% và 6.12% của năm 2011 và 2012. Một trong những
doanh nghiệp tận dụng được lợi thế này là công ty bánh kẹo Bibica.
Cơ cấu dân số: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn… là yếu tố quyết định cơ
cấu khách hàng tiềm năng vì cơ cấu dân số thay đổi dẫn tới cơ cấu hàng hoá và đặc
tính hàng hoá thay đổi theo. Cơ cấu dân số của Việt Nam thay đổi khá nhanh do đó
cũng tác động tới doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự thay đổi trong sản
xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân.
Theo báo cáo của ACelsel tháng 8/2013, 60% dân số Việt Nam ở độ tuổi
dưới 30 có xu hướng sử dụng bánh kẹo nhiều hơn cha ông họ trước kia.
Sự dịch chuyển dân số: tạo ra cấp quy mô thị trường, sự dịch chuyển thị
trường giữa nông thôn, thành thị, kèm theo đó là sự tăng trưởng về thu nhập, chi
tiêu, quy mô ảnh hưởng đến chất lượng, quy mô hàng hoá, cách thức chi tiêu. Ở
thành phố thu nhập cao, chi tiêu lớn dẫn tới quy mô hàng hoá lớn.Thói quen tiêu

85
dùng bánh kẹo tại thành thị tăng trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang tăng dần
lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số bán hàng tăng mạnh trong
thời gian tới. Công ty Bibica cũng đã biết tận dụng cơ hội đó bằng cách mở các cửa
hàng, đại lý tại thành phố lớn đồng thời cũng sản xuất ra những mặt hàng có giá cả
phù hợp với người có thu nhập thấp.
Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các công ty, các yếu tố này
tương đối rộng nên các công ty cần nhận biết tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp
nhất. Các nhân tố kinh tế có vai trò quyết định đến sự hình thành phát triển môi
trường kinh doanh.
- Nền kinh tế phát triền cao và mạnh sẽ kéo theo thu nhập của người lao
động tăng lên, dẫn đến sức mua hàng húa tăng theo. Đây là cơ hội giúp các doanh
nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó nâng cao thị phần của công ty, chiếm
lĩnh thị trường, tăng lợi nhuận công ty.
Thu nhập bình quân của người dân tăng: Việt Nam là một trong những nền
kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Đi kèm với đó, thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực. Nếu như
năm 2012 thu nhập bình quân đầu người là 1430 USD/ năm thì đến năm 2013 đã
tăng lên 1560 USD/năm. Việc tăng thu nhập cũng có nghĩa là nhu cầu tiêu dùng của
người dân cũng thay đổi, những hàng hóa như bánh kẹo cao cấp hơn sẽ được tiêu
dùng nhiều hơn. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp để tăng sản lượng sản xuất đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Tỷ lệ lãi suất và lạm phát:
Thời điểm từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2012, tình hình lạm phát cao (đạt
tới 11,75%) đã tác động đến giá cả các mặt hàng nói chung dẫn đến hiện tượng
người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó giá cả nguyên vật liệu đầu vào sản
xuất cũng tăng lên kéo theo giá thành sản xuất tăng lên tương ứng. Những diễn biến
phức tạp về chi phí nguyên liệu, xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu…
trong thời gian gần đây đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh trong

86
các ngành khác nhau. Chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, đời sống công nhân… trở
thành những vấn đề nan giải mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Lãi suất tác động trực tiếp đến cầu sản phẩm công ty,là yếu tố rất quan trọng
nếu người tiêu dùng thường xuyên vay để thanh toán các khoản chi tiêu. Lãi suất là
căn cứ quyết định chi phí về vốn, từ đó để ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Nhà
nước đã có những chính sách để giảm lãi suất vay tạo điều kiện để các doanh nghiệp
có điều kiện phát triển, tạo động lực vượt qua những giai đoạn khó khăn.
- Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Khi đồng nội tệ giảm giá,hàng húa trong nước giảm giá từ đó làm giảm sức ép từ
các công ty nước ngoài,tạo nhiều cơ hội để phát triển sản phẩm xuất khẩu. Ảnh
hưởng của tỷ giá trong điều kiện nền kinh tế mở đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp sâu sắc. Trong năm 2012-2013, tỷ giá hối đoái có diễn biến theo
chiều hướng phức tạp gây khó khăn cho công ty trong việc mua nguyên vật liệu đầu
vào làm cho chi phí tăng, ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm.
2.2.4 Thông tin tài chính.
Trước đây, mọi thông tin không được liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban
gây khó khăn trong việc tổng hợp thông tin dữ liệu giữa các công ty thành viên với
tổng công ty. Hơn nữa, do quy trình sản xuất phải qua nhiều công đoạn, phải tập
hợp thông tin rất nhiều từ các yếu tố đầu vào nên việc quản lý và tính chi phí giá
thành sản phẩm khó khăn và thường được tính ở mức ước tính một cách tương đối.
Người quản lý không biết chính xác được dây chuyền sản xuất đang ở giai đoạn
nào, tình trạng ra sao...
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh
doanh nhằm tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng và khả năng cạnh tranh, sau
một thời gian tìm hiểu và khảo sát khả năng ứng dụng của một số phần mềm trong
nước và nước ngoài, Bibica quyết định chọn giải pháp Oracle của FES HCM. Đây
là phần mềm mang tính chất toàn cầu, có cấu trúc quản lý đa cấp ngành, rất thích
hợp với quy mô và cấu trúc hiện tại của Bibica. Giải pháp Oracle hoàn toàn đáp ứng
các tiêu chí chọn lựa phần mềm quản lý của Bibica như: khả năng quản lý đa cấp đa

87
ngành, triển khai nhanh chóng, đảm bảo mọi số liệu là tức thời, mức độ tích hợp cao
giữa các thành phần khác nhau của hệ thống ERP, giao diện thân thiện với ngôn ngữ
tiếng Việt, đáp ứng tốt hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) và các báo thuế (VAT)
theo chuẩn mực hiện hành của nhà nước Việt Nam, đáp ứng tốt các báo cáo quản trị
cho các cấp lãnh đạo, hệ thống linh hoạt và tuỳ biến thích hợp với môi trường doanh
nghiệp phát triển nhanh và đa dạng, giải pháp tổng thể để đáp ứng cả một quy trình
quản lý từ khâu tài chính kế toán, mua hàng, bán hàng, quản lý kho hàng, và khả
năng đáp ứng quy trình sản xuất từ dạng đơn giản (discrete manufacturing) đến
phức tạp (process manufacturing), đảm bảo sự liên kết chặt chẽ các số liệu giữa các
phòng, ban với khâu sản xuất.
Kể từ khi áp dụng hệ thống Oracle vào tất cả các qui trình quản lý, Bibica đã
tiết kiệm được thời gian và rất nhiều công sức trong cách thức quản lý cũng như lập
báo cáo tài chính. Các bộ phận được tái cấu trúc theo một thể thức có hệ thống,
trình tự và chặt chẽ hơn. Công việc không bị trùng lắp, các thông tin nhập vào hệ
thống đều được tận dụng tối đa cho các phòng ban có liên quan. Các thông tin được
chia sẻ tức thời giữa các bộ phận hay những người có liên quan giúp các vấn đề
được giải quyết nhanh chóng hơn. Đồng thời công tác quản lý cũng nhẹ nhàng hơn
nhờ ứng dụng CNTT vào mô hình quản lý mới.
2.2.5 Hoạt động đầu tư
Đến hết năm 2013, tổng giá trị khoản đầu tư tài chính của Công ty cổ phần
Bibica là 16.814 triệu VNĐ, chiếm 2,08% tổng giá trị tài sản. Trong đó, có 15.000
triệu VNĐ là tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng VCB chi nhánh Vĩnh Lộc thời hạn
95 ngày, lãi suất 7%/năm còn lại 4.897 triệu VNĐ là đầu tư chứng khoán ngắn hạn
của 08 mã cổ phiếu. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2013 cho thấy tiền thu lãi
cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia là 1.571 triệu VNĐ, đây cũng chính là khoản
lợi nhuận thu được do hoạt động đầu tư tài chính đem lại.
Từ đó, ta có thể thấy hiệu quả đầu tư tài chính thể hiện qua tỷ số sau:
Hiệu quả hoạt động 1.571.559.441
đầu tư tài chính = x 100 = 9,34%
năm 2013 16.814.849.332

88
Như vậy, hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính năm 2013 là 9,34 %. chứng tỏ
quyết định đầu tư tài chính năm 2013 của công ty là tương đối hợp lý và công ty
nên khai thác triệt để hoạt động này trong thời gian tới.
2.2.6 Công tác kiểm tra tài chính
Công tác kiểm tra tài chính tại công ty được thực hiện bởi Ban Kiểm soát.
Ban kiểm soát ngoài việc kiểm tra tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính
còn kiểm tra công tác quản lý, điều hành của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc. Ngoài
ra, công ty thuê công ty kiểm toán kiểm tra việc ghi chép, lưu trữ chứng từ, lập sổ
sách kế toán và báo cáo tài chính dựa trên các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các
quy định hiện hành.
Hàng năm, Ban kiểm soát thông qua kế hoạch kiểm tra năm, chương trình
công tác năm để từ đó thành lập các quyết định kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc,
bộ phận trong công ty. Tuy nhiên, số lượng thành viên trong Ban kiểm soát còn hạn
chế, trong khi khối lượng các đối tượng kiểm tra nhiều, Ban kiểm soát chỉ tập trung
kiểm tra theo chuyên đề.
Đối với việc giám sát các đơn vị trực thuộc công ty. Phòng Kế toán công ty
có trách nhiệm tổ chức kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy chế tài chính, quản lý tài
sản của Công ty.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
2.3.1 Ưu điểm.
Thương hiệu Bibica cũng được chọn là một thương hiệu mạnh trong một
trăm thương hiệu mạnh tại Việt Nam, được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt
danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao từ 1997 – 2007, đồng thời cũng là một
thương hiệu mạnh trong năm trăm thương hiệu nổi tiếng do tạp chí Business Forum
thuộc VCCI và công ty truyền thông cuộc sống (Life) thực hiện. Một số sản phẩm
của Bibica như bánh bông lan cao cấp Hura, kẹo cứng có nhân cao cấp Volcano…
đã được chọn tài trợ cho các hội nghị mang tầm cỡ Quốc tế như Hội nghị ASEM 5,
Hội nghị APEC 14.

89
Công ty Bibica và công ty TNHH bánh kẹo thuộc tập đoàn Lotte của Hàn
Quốc đã ký kết hợp tác chiến lược lâu dài nhằm tạo điều kiện mở rộng hợp tác và
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo đứng đầu Việt Nam. Hai bên hợp tác
phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ, mở rộng marketing và bán hàng.
Bibica xuất khẩu sản phẩm vào hệ thống phân phối của Lotte . Với dự án phát triển
dòng bánh mới thì trong 3 năm đầu tiên công ty không phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Sản phẩm của Bibica đã xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Philippines, Đài Loan,
Hồng Kông, Campuchia, Singapore, Nam Phi, Ả Rập, Bangladesh..
Bibica cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và đạt được
hiệu quả cao.
Nhìn chung, trong những năm qua mặc dù có nhiều biến cố nhưng hoạt động
của công ty tương đối ổn định. Sản phẩm mang thương hiệu của công ty ngày càng
phổ biến trên thị trường.
Qua phân tích ta thấy, Bibica là công ty có hiệu suất sử dụng tài sản khá tốt,
đặc biệt là hiệu suất sử dụng tài sản lưu động. Số ngày của một vòng quay vốn lưu
động tương đối nhanh so với các công ty cùng ngành.
Giá nguyên vật liệu đầu vào tương đối ổn định, trong năm 2013 Công ty tiếp
tục nhận được hạn mức nhập khẩu đường 1500 tấn, với giá bình quân nhập về thấp
hơp giá đường nội địa 15%, và công ty đã áp dụng thành công chính sách khoán
lương sản phẩm góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận so với năm 2012.
Lãi suất giảm và tình hình tài chính công ty lành mạnh hơn khi công ty kiên
quyết xử lý các khoản phải thu, nợ đóng trước kia, và xây dựng chính sách thu tiền
chặt chẽ hơn với các nhà phân phối. Phần lớn các đơn hàng của công ty đều được
thực hiện khi công ty đã gần như nắm một phần hoặc rất chắc chắn khả năng thanh
toán tiền của đối tác.
Nhờ vào chiến lược kinh doanh: thay đổi chính sách bán hàng, định vị sản
phẩm, phát triển sản phẩm mới… doanh thu năm 2013 của công ty đã tăng vọt. Đây
là một biểu hiện tốt cho công ty trong lĩnh vực kinh doanh, đó là cơ sở tiền đề để
công ty tiếp tục phát triển trong những năm tới.

90
Khả năng thanh toán của Bibica tương đối tốt có thể tránh được áp lực trả nợ
cũng như có khả năng huy động vốn một cách dễ dàng.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
 Hạn chế
- Về khoản nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Bibica
thấp, có vẻ như công ty đã quá thận trọng trong tài chính. Công ty cần xem xét lại
vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi thế ví dụ như
được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn
so với sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
- Về hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá cao trong
tổng tài sản (10,88%) làm tăng chi phí lưu kho, làm giảm tỷ số thanh toán nhanh.
- Về các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Bibica chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng TSLĐ, điều này nói lên công ty bị chiếm dụng vốn tương đối nhiều.
Công ty cần cố gắng hơn nữa để đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Về chi phí bán hàng: Năm 2013 Chi phí bán hàng tăng 22,18%, trong khi
doanh thu chỉ tăng 12,8% cho thấy chính sách bán hàng của công ty chưa hiệu quả,
công tác quản lý chi phí bán hàng ngày càng yếu dần, hiệu quả quản lý các khoản
chi phí bán hàng càng thấp. Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn chi phí bán hàng
nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Hệ số sinh lời của tổng tài sản năm 2013 đạt 5,4% tăng 2,4% so với 2012.
Tuy nhiên qua 3 năm hoạt động hệ số ROA mà công ty tạo ra vẫn thấp hơn năm
2011, điều này cho thấy Bibica sử dụng không hiệu quả tài sản của công ty, làm cho
tài sản của công ty không phát huy được tác dụng. Nhìn nhận điều này công ty cần
phải có biện pháp để nâng cao tỷ số này trong thời gian tới.
- Trong suốt năm 2013, trong các kỳ họp Hội đồng quản trị, Hội đồng quản
trị và Ban điều hành đã không đề cập, thảo luận về định hướng đầu tư dự án Hưng yên
giai đoạn 1. Việc chưa quyết định được đầu tư sản phẩm gì, và mức đầu tư ra sao với
dự án Công ty ở Miền Bắc đã làm chậm lại tiết độ đầu tư của dự án mặc dù Công ty đã
phải tốn gần 30 tỷ chi phí để có được hiện trạng hạ tầng dự án như hiện tại.

91
 Nguyên nhân
- Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn với nền kinh tế và các doanh
nghiệp ngành bánh kẹo khi mà khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ trong khu
vực ngân hàng và ngành Bất động sản vẫn đè nặng lên các ngành sản xuất. Từ đó,
kéo theo sức cầu tiêu dùng giảm. Ở thị trường quốc tế, nhiều nền kinh tế vẫn chịu
ap lực bị suy thoái và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…đều
có nguy cơ giảm mức độ tăng trưởng, và thậm trí rơi vào suy thoái.
- GDP của Việt Nam kết thúc năm 2013 tăng trưởng 5,4%, ở mức thấp trong
vòng 4 năm gần đây, dù có cải thiện hơn chút ít so với năm 2012. Trong khi đó, CPI
ở mức 6,08% so với 6,81% của 2012, cũng tạo ra quan ngại cho khả năng giảm phát
của nền kinh tế, khi mà sức cầu chung kém đi.
- Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, bánh kẹo nhập ngoại tăng trưởng cao
với tâm lý chuộng ngoại của người tiêu dùng, gay gắt nhất vẫn là phân khúc dòng
sản phẩm cao cấp.
- Chi phí phục hồi dây chuyền Lotte Pie do hỏa hoạn tháng 5/2011 rất lớn
(Khoảng 154 tỷ đồng) đến nay vẫn chưa được Bảo hiểm PVI chấp thuận bồi
thường, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn và chi phí tài chính của Công ty trong
năm 2013, đặc biệt trong các kế hoạch đầu tư lớn. Mức chênh lệch sau khi thương
thảo bồi thường (nếu phát sinh) sẽ còn có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
trong năm 2014.
- Nửa đầu năm 2013, Công ty chịu ảnh hưởng nhiều vì sự biến động đội ngũ
bán hàng, đặc biệt là bán hàng miền Bắc (Nghỉ việc 38 người: trong đó ASM 1,
ASM 5, GSBH 32 người). Việc thay mới đội ngũ bán hàng Miền bắc đã làm doanh
thu của BBC vào nửa đầu 2013 bị ảnh hưởng doanh thu Quý 2/2013 giảm 9,3% so
với cùng kỳ.
- Hoạt động Marketing yếu với chi phí cho Marketing là rất nhỏ (0.3%). Bên
cạnh đó, công ty còn thiếu chiến lược Marketing rõ ràng tổng thể và cho dòng sản
phẩm chủ lực.

92
- Hoạt động cung ứng của cả hệ thống còn chậm, và còn phản ứng chưa linh
hoạt khi yêu cầu thị trường thay đổi. Cuối năm 2013, khi nhu cầu thị trường cho
một số dòng bánh kẹo và sản phẩm tăng cao đột biến, cả hệ thống của công ty đã
phải rất vất vả để đáp ứng nhu cầu đó, nên không hoàn toàn tận dụng được cả cơ hội
tốt để tối ưu hóa lợi nhuận.

93
CHUƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

3.1 Định hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới.
Dù đang phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế, nhưng 4 năm nay,
Bibica vẫn liên tục mở rộng đầu tư. Từ việc xây dựng dây chuyền sản xuất bánh
Choco Pie tại nhà máy Bibica miền Đông cho đến việc xây dựng nhà máy mới ở
Hưng Yên. Tất cả đều nhằm mục đích đưa Bibica trở thành thương hiệu bánh kẹo
dẫn đầu thị trường.
- Tầm nhìn của Công ty đến năm 2018 sẽ trở thành đơn vị dẫn đầu ngành
bánh kẹo Việt Nam. Để đạt được điều đó, Bibica phải tăng quy mô, tăng điểm bán
hàng và độ phủ
+ Doanh thu : 2.500 tỷ đồng
+ Thị phần : 15%
- Sứ mạng:
+ Lợi ích người tiêu dùng: Giá trị dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Lợi ích xã hội: Mang đến 1000 xuất học bổng, 100 phòng học
- Kế hoạch 3 năm 2014 – 2016:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Doanh thu 1.250 tỷ tăng Doanh thu 1.600 tỷ tăng Doanh thu 2.010 tỷ tăng
19%, thị phần 11% 28%, thị phần 12% 26%, thị phần 13%
Sản xuất Sản xuất Sản xuất
- Cải tiết chất lượng sản - Kết hợp sản xuất bột - Đầu tư và khai thác dây
phẩm LottePie sắn tươi với dây chuyền chuyền sản xuất bánh tại
- Ứng dụng sản xuất kem nấu nha. Hưng Yên với công suất
cho bánh Pie - Đầu tư dây chuyền sản 20 tấn/ngày.
- Nâng cao chất lượng sản xuất kẹo mềm hoàn - Đầu tư và khai thác dây
phẩm bánh goody và chất chỉnh. chuyền sản xuất Creal
lượng hương trong kẹo. - Nâng công suất dây bar tại Hưng Yên với
công suất 500kg/giờ.
- Tăng năng suất sản xuất chuyền swissroll tăng
Hura Deli lên 20% 50%.

94
- Nghiên cứu đưa dòng kẹo - Nâng công suất dây
thảo dược vào sản xuất chuyền bánh trung thu
nướng tại nhà máy Biên
Hòa tăng 50%.
Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm
- Xây dựng nhãn chủ lực - Phát triển nhóm sản - Triển khai tung dòng
>=100 tỷ:Hura layecake, phẩm glucose, fructose sản phẩm mới Cupcake.
Hura Swissroll, Hura Deli, khách hàng công nghiệp - Triển khai tung dòng
LottePie, Goody, Sumika, - Nâng cấp công nghệ sản phẩm mới Cereal
Trung thu. sản xuất kẹo mềm. bar.
- Qui hoạch lại nhãn kẹo,
phát triển mới nhãn kẹo cao
cấp Michoco và dòng kẹo
thảo dược.
- Phát triển thêm SKUs cho
dòng sản phẩm dinh dưỡng.
Bán hàng Bán hàng Bán hàng
- Xây dựng kênh bán hàng - Nâng cấp hệ thống nhà - Nâng cấp hệ thống nhà
chuyên dinh dưỡng tại 6 phân phối chiến lược phân phối chiến lược của
Thành phố lớn. của Bibica. Bibica.
- Phát triển đội bán hàng - Nâng cấp công cụ hỗ
Direct sale. trợ nhân viên bán hàng
- Xây dựng 666 shop Bibica. bằng thiết bị PDA.
- Phục hồi thị trường
Campuchia và phát triển thị
trường Myanmar.
- Xây dựng chính sách công
nợ cho NPP thông qua hình
thức thấu chi hoặc bảo lãnh
ngân hàng

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công
ty cổ phần Bibica trong thời gian tới.
3.2.1 Quản lý các khoản phải trả.
Công ty nên điều chỉnh lại các khoản tài sản ngắn hạn cho hợp lý để có thể
vừa đảm bảo thanh toán được các khoản nợ vừa sử dụng vốn hiệu quả hơn, đồng

95
thời tránh để hàng tồn kho ứ đọng lâu giảm phẩm chất mất uy tín với khách hàng và
đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Nếu trong điều kiện kinh tế ổn định thì công ty nên xem xét tận dụng lợi thế
của đòn bẩy tài chính bằng việc tăng tỷ số nợ lên đến mức an toàn nợ nhằm tận
dụng tối đa nguồn nợ vay thay cho việc tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và tiết kiệm
thuế từ việc sử dụng nợ vay, gia tăng thu nhập ròng.
3.2.2 Quản lý hàng tồn kho:
Tồn kho có tác động tích cực giúp cho công ty chủ động hơn trong công tác
mở rộng hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty, chủ động trong
việc hoạch định kế hoạch, tiếp thị nhằm khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu thị
trường. Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí
liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, chi phi bảo quản và cả chi phí cơ
hội do vốn bị kẹt đầu tư vào tồn kho. Do vậy công ty cần xem xét sự đánh đổi giữa
lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho.
Do đặc thù về lĩnh vực của công ty đang hoạt động, nguyên vật liệu chủ yếu là
nhập khẩu nên công ty thường hay duy trì hàng tồn kho một số lượng lớn để tiết
kiệm chi phí giao dịch, vận chuyển, tỷ giá ngoại tệ. Tuy nhiên điều này cũng làm
cho chi phí tăng lên do hao hụt, bảo quản.
Do vậy, để dự trữ nguyên vật liệu vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được thông suốt, vừa giảm thiểu chi phí mua hàng công ty cần phải tính toán
lượng hàng vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa gấy ý đọng vốn.
Để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả công ty cân phải làm tốt công tác
tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng để hàng tồn kho nhanh
chóng được giải phóng từ đó tăng vòng quay của vốn.
3.2.3 Quản lý các khoản phải thu.
Công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm được
điều đó, công ty phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh: chiết
khấu thanh toán.

96
- Cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa
công ty với khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tài chính của khách
hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán
với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu.
- Kiểm soát chặt chẽ việc theo dõi công nợ và thu nợ.
- Đánh giá và trích lập các khoản dự phòng phải thu hợp lý cho các khoản nợ
khó đòi.
- Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa, chiếm
dụng vốn của công ty.
3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của công ty được thể hiện qua các tỷ số lợi nhuận trên
doanh thu, lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Vì vậy nâng cao
khả năng sinh lời đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận sau thuế , tăng doanh thu hoặc
giảm tài sản, giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, giảm tài sản và vốn chủ sở hữu
không khả thi và bất hợp lý vì điều đó đi ngược với mục tiêu và xu thế phát triển
của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao khả năng sinh lời của công ty, ta cần phải
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận được xác định dựa trên doanh thu và
chi phí.
 Tăng doanh thu
- Chất lượng sản phẩm:
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát
các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty nhằm đảm bảo chất lượng của
sản phẩm.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra – giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi
bộ phận, phân xưởng phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ
cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục.
- Tận dụng tối đa các nguồn lực đang có vào hoạt động chính của công ty,
tránh lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng:

97
- Công ty nên có chiến lược phát triển hệ thống bán hàng phù hợp.
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện
pháp ổn định giá cả, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường và tăng cường công tác
chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với khách
hàng tiềm năng, khách hàng mới. Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh
tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi – cải thiện
công tác quản lý – công nghệ kịp thời duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công ty nên có cách nhìn nhận và đánh giá hợp lý rủi ro thu hồi nợ xảy ra để
giảm các khoản phải thu.
- Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng
tốt nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh.
 Giảm chi phí
Việc hạ thấp chi phí đồng nghĩa với việc tiết kiệm vốn lưu động. Khi công ty
giảm được một lượng chi phí thì vốn lưu động cần có để đáp ứng yêu cầu kinh
doanh của công ty sẽ giảm xuống. Giảm chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với công
ty, giúp công ty tạo được lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh công tác thu hồi vốn, tăng
lợi nhuận.
Để có thể giảm chi phí, công ty có thể sử dụng một số giải pháp sau:
- Cần đa dạng hóa nhà cung cấp để có sự cạnh tranh về giá và chất lượng
nguyên liệu đầu vào.
- Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân
xưởng với mục tiêu tối đa hóa nguồn lực hiện có giảm thiểu chi phí.
- Có chính sách kiểm soát các khoản chi phí hợp lý với doanh thu và lợi
nhuận có được từ việc gia tăng chi phí đó. Như chi phí phải trả, trong đó điển hình
là chi phí Marketing và lương bộ phận bán hàng tăng lên quá nhanh, việc này tuy có
thể làm tăng doanh thu nhưng đồng thời cũng làm giảm lợi nhuận. Vì vậy công ty
cần tận dụng tối đa các nguồn lực tránh trường hợp chi phí bỏ ra nhiều so với lợi
nhuận đạt được.

98
- Công ty cần kiểm soát tốc độ tăng của chi phí tài chính, bằng cách giảm
hàng tồn kho và các khoản đầu tư để có thể giảm khoản vay ngân hàng, giảm chi
phí lãi vay, tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay có
hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát cao.
- Kiểm soát và sử dụng các phần tài sản cố định chưa được sử dụng hết nhằm
tiết kiệm chi phí tối đa.
- Quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý và hiệu quả giảm tối thiểu chi phí
lưu kho.
- Có bộ phận thường xuyên rà soát và quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển
cũng như bảo quản hàng hóa giảm tối thiểu các hư hỏng, tổn thất có thể xảy ra.
- Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân
và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình.
- Công ty nên có chính sách đôn đốc cũng như nhanh chóng hoàn thành dự án
nhà máy Bibica Miền Bắc và đi vào hoạt động ổn định nhằm giảm thiểu các định
phí phải bỏ ra (như tiền thuê đất)
3.2.5 Hoàn thiện công tác quản lý vốn kinh doanh.
 Vốn cố định
Mục tiêu của các doanh nghiệp nói chung là tối đa hoá lợi nhuận, để thực
hiện được mục tiêu đó doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Do vậy,
đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp công ty có thể
vươn lên có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Việc đầu tư ra
bên ngoài cũng có thể giúp công ty tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo an toàn về vốn.
Tuy nhiên muốn công ty vững mạnh thì cần chú ý đầu tư vào tài sản cố định, để tạo
nên sức mạnh cho chính công ty mình.
Thông qua việc phân tích các thông số tài chính, ta thấy vòng quay tài sản cố
định của công ty năm 2011 là 1,87 vòng, năm 2012 giảm đi là 1,72 vòng, và năm
2013 lại tăng lên là 1,84 vòng, nhưng con số này tăng lên không đáng kể, vì vậy
công ty cần phải quản lý tốt hơn vốn đầu tư dài hạn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ, vốn cố định thì công ty phải tổ chức tốt việc sử dụng TSCĐ, bao gồm:

99
- Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng
cao hiệu suất công tác của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất,
giảm chi phí khấu khao trong giá thành sản phẩm.
- Xử lý dứt điểm những TSCĐ không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm
thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm vốn cho sản xuất
– kinh doanh.
- Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty nhằm nâng
cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng,
bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, giảm tối đa thời gian ngừng việc giữa ca hoặc phải
ngừng việc để sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch.
- Công ty phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định,chẳng
hạn như: quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, không để mất mát hoặc hư hỏng
TSCĐ trước thời hạn khấu khao. Hàng năm phải lập hế hoạch khấu khao theo tỷ lệ
nhà nước quy định. Bên cạnh đó phải điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ khi có trượt
giá để tính đúng, tính đủ khấu khao vào giá thành sản phẩm, bảo toàn vốn cố định.
- Sau mỗi kỳ hế hoạch, người quản lý cần phải tiến hành phân tích, đánh giá
tình hình sử dụng vốn cố định, thông qua các chỉ tiêu phân tích và hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá hiệu. Từ đó có thể rút ra những bài học về quản lý, bảo toàn vốn cố định.
 Vốn lưu động
Quản lý vốn lưu động sẽ đảm bảo sự quay vòng của đồng vốn và sức mua
của đồng vốn không bị giảm sút, giúp ta biết được thời gian vốn lưu động nằm
trong khâu nào là nhiều, khâu nào ít và có bị ứ đọng vốn ở khâu nào không. Quản lý
vốn lưu động tốt sẽ giúp công ty kịp thời phát hiện ở đâu vốn lưu động đọng lại lâu
nhất để từ đó kịp thời tìm biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó việc quản lý tốt vốn
lưu động còn giúp các nhà quản lý tính toán chính xác số lượng vốn tối ưu cho hoạt
động của công ty, đồng thời giúp cho nhà quản lý xây đựng chính sách huy động
vốn hợp lý.
Do đó căn cứ vào tình hình thực tế của công ty cổ phần Bibica , để hoàn
thiện việc quản lý vốn lưu động công ty cần phải tăng cường các biện pháp quản lý
TSLĐ, vốn lưu động sau đây:

100
- Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất, kinh
doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu tính không đúng nhu cầu
vốn lưu động dễ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, công ty sẽ gặp khó khăn về khả năng
thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, hoặc là huy động thừa dẫn đến lãng
phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.
- Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu
mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém hoặc mất phẩm
chất vật tư, gây ứ đọng vốn lưu động.
- Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí
nguyên, nhiên, vật liệu trong giá thành sản phẩm.
- Tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường kỷ luật của sản xuất và các
quy định về kiểm tra, nghiệm thu số lượng, chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế đến
mức tối đa sản phẩm xấu, sai quy cách. Bằng các hình thức kích thích vật chất
thông qua tiền lương, tiền thưởng và kích thích tinh thần, nhằm động viên công
nhân viên chức nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tiết kiệm chi
phí tiền lương.
- Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông nhằm
góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
- Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động,
thông qua các thông số tài chính như: vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng
vốn lưu động, hệ số nợ…Việc này sẽ giúp ích cho người quản lý có thể điều khiển
kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.
3.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính tại công ty.
Người quản lý tài chính tại công ty cần được đào tạo để nâng cao trình độ
(hoặc công ty phải tìm được người quản lý tài chính giỏi) để:
- Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty để thấy
được thực trạng tình hình tài chính. Nhận ra được những điểm yếu, mạnh, cơ hội ,
thách thức và biết tận dụng những cơ hội, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và
vượt qua được những thách thức.

101
- Lập kế hoạch tài chính, có biện pháp phòng ngừa những rủi ro tiềm năng.
- Huy động vốn với chi phí thấp nhất và sử dụng vốn hiệu quả.
- Biết đầu tư hợp lý, đem lại lợi nhuận cho công ty...
Nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ quản lý nói chung và cán bộ tài
chính nói riêng, cán bộ quản lý tài chính là người dựa trên cơ sở các báo cáo tài
chính phải kiểm soát được ngân sách của doanh nghiệp, nắm rõ tình hình tài chính
của doanh nghiệp nhằm nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh,
hoạch định kế hoạch trong tương lai.
Để có được phân tích chuyên sâu cho từng hoạt động, từng khách hàng, từng
chỉ tiêu cụ thể... thì điều kiện tiên quyết là người phân tích phải nắm được các thông
tin chi tiết, cập nhật.
Để có thể nâng cao chất lượng của công tác phân tích tài chính thì việc
chuyên môn hóa công tác phân tích tài chính là một việc làm hết sức cần thiết. Nếu
cần công ty nên tách phòng tài chính và phòng kế toán thành 2 phòng riêng biệt.
Phòng kế toán sẽ thực hiện các nghiệp vụ ghi chép phản ánh hàng ngày. Phòng tài
chính sẽ đứng ra chuyên trách phân tích tài chính, dự đoán nhu cầu vốn, dòng tiền....
Hai bộ phận này sẽ kết hợp và bổ trơ thông tin cho nhau. Làm như vậy, công việc
phân tích tài chính sẽ được chuyên sâu hơn, phân tích chi tiết và nhanh hơn so với
để nhân viên kế toán kiêm nhiệm.
Công ty cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể cho việc phân tích tài chính, việc
phân tích tài chính phải thực sự có ích cho công ty, chứ không nên phân tích chung
chung, hoặc phân tích những chỉ tiêu không quan trọng. Báo cáo phân tích phải thực
sự chi tiết, khẳng định được công ty đang lâm vào hoàn cảnh gì, hoạt động kinh
doanh gì đang tăng trưởng tốt, hoạt động gì đang xấu đi và công ty phải làm gì để
khắc phục...
3.2.7 Củng cố các mối quan hệ tài chính.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải đảm bảo sự phối hợp
đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ, thị
trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm tạo ra
sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa.

102
Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua,
cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả, tình hình quản
lý tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2013 lại xuất hiện một số vấn
đề như: lượng hàng tồn kho tuy có giảm những vẫn cao so với các doanh nghiệp
khác cùng ngành, các khoản phải thu khác cao, giá vốn hàng bán và một số chi phí
khác tăng. Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa tạo lập và duy trì được mối quan
hệ với thị trường tiêu thụ, thị trường hàng hoá dịch vụ… Vì vậy yêu cầu cấp bách
đặt ra là: công ty phải kịp thời có bện pháp củng cố mối quan hệ với các thị trương
này. Do đó để công ty tiếp tục phát triển bền vững, để giải quyết vấn đề trước mắt
và lâu dài của công ty, em xin nêu ra một số giải pháp để củng cố các mối quan hệ
tài chính của công ty.
 Củng cố mối quan hệ tài chính giữa công ty với nhà nước.
Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối và tái phân phối Tổng
sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh
nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua các khoản thuế mà công ty có nghĩa vụ
phải nộp cho NSNN. Và ngược lại các chủ trương, chính sách tài chính vĩ mô của
nhà nước sẽ tác động đến quá trình thành lập và hoạt động của công ty. Như trên đã
phân tích, trong thời gian vừa qua công ty đã duy trì được mối quan hệ này chưa
được tốt. Số thuế còn phải nộp trong năm 2013 là 15.140 triệu VNĐ, tăng 3.449
triệu VNĐ so với năm 2012.
Để củng cố mối quan hệ với nhà nước, công ty phải nộp đầy đủ, đúng kỳ hạn
và nhanh chóng giải quyết thuế còn ứ đọng để tạo sự tin tưởng với nhà nước. Bên
cạnh đó, còn phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của hiến pháp
và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự tăng
trưởng GDP của đất nước và cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội , đặc
biệt là tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động.
 Củng cố mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính.
Công ty thực hiện quá trình trao đổi mua bán các sản phẩm nhằm thoả mãn
mọi nhu cầu về vốn của mình. Trong quá trình đó công ty luôn phải tiếp xúc với thị

103
trường tài chính, thông qua thị trường này để tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhau.
Mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính là mối quan hệ tương hỗ nhau.
Trên thị trường này, công ty có thể tạo được nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn để tài
trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể phát hành trái phiếu,
cổ phiếu để huy động vốn. Đối với nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng thì
công ty có thể đầu tư chứng khoán để kiếm lời. Ngược lại, thị trường tài chính cần
đến các doanh nghiệp vì đó là nơi hoạt động kinh doanh và sinh lãi của thị trường
tài chính.
Để củng cố mối quan hệ này, công ty cần phải tạo lập được tiềm năng tài
chính vững mạnh để thuận lợi cho việc huy động vốn. Để làm được điều này, công
ty cần phải tìm các biện pháp giảm thiểu các khoản nợ đang tồn đọng, tiến hành đổi
mới cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với điều kện cụ thể của công ty. Bên cạnh
đó, cũng cần phải xây dựng và ban hành các quy định đầu tư tài chính hợp lý.
Các nhà quản lý tài chính cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
 Tính toán cân nhắc cơ cấu vốn cho thật hợp lý.
 Nghiên cứu xem nên vay từ nguồn tài trợ nào sao cho chi phí thấp nhất -
hiệu quả nhất, thuận lợi cho hoạt động của công ty nhất.
 Đồng vốn lên đầu tư như thế nào, lĩnh vực nào và khi nào…để đem lại lợi
nhuận cao nhất cho công ty.
 Củng cố mối quan hệ giữa công ty với các thị trường khác.
Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, công ty quan hệ với thị trường cung
cấp đầu vào và thị trường cung phân phối đầu ra. Đó là thị trường hàng hoá, dịch
vụ, thị trường sức lao động…Thông qua các thị trường này, công ty có thể xác định
được nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Trên cơ sở đó, công ty xác định được
số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất kinh doanh , tiếp thị, quảng cáo, …nhằm thoả
mãn các nhu cầu thị trường và công ty thu được lợi nhuận tối đa với lượng chi phí
chi ra là thấp nhất, công ty luôn luôn đứng vững và liên tục phát triển trong môi
trường cạnh tranh. Như vậy, việc duy trì tốt mối quan hệ với các thị trường này khá
quan trọng trong tình hình của công ty hiện nay .

104
Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ với thị trường đầu vào với mục tiêu
giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để giảm giá vốn hàng bán, tăng khả năng
cạnh tranh của công ty, đảm bảo công ty có đủ sức mạnh về tài chính duy trì hoạt
động sản xuất vững mạnh và đi lên. Thực tế cho thấy giá cả thị trường đầu vào hiện
nay rất đắt. Vì vậy, mà công ty cần phải giữ mối quan hệ làm ăn với các nhà cung
cấp uy tín từ trước của công ty và thiết lập mối quan hệ với bạn hàng mới có chính
sách ưu đãi cho công ty. Để từ đó có được những đầu vào với giá cả hợp lý, chất
lượng đảm bảo, tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán, giảm chi phí phát sinh không
cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng của công ty trong năm 2013 lượng hàng tồn kho tuy
có giảm so với 2012 nhưng vẫn còn khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Vì vậy công ty cần thiết lập mối quan hệ với thị trường tiêu thụ sản phẩm với mục
tiêu giảm bớt hàng tồn kho và tránh ứ đọng vốn. Do vậy trong thời gian tới, công ty
cần phải tập trung đầu tư vào những khâu, những điểm tiêu thụ có hiệu quả, thực
hiện hình thức chiết khấu cho người mua với số lượng lớn, thanh toán ngay. Công
ty cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu, thăm dò, thâm nhập thị trường với mục
đích đánh giá khái quát về khả năng và tiềm năng phát triển của công ty ở giai đoạn
thị trường đó, để từ đó đưa ra các quyết định lựa chọn thị trường và có chiến lược
phù hợp.
Đối với thị trường lao động, Công ty phải xây dựng cho mình các tiêu chuẩn
và đưa ra các chính sách về tuyển dụng nhân sự. Với đặc điểm là một công ty
chuyên về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, công ty cần tổ chức các lớp huấn luyện,
đào tạo để năng cao tay nghề cho công nhân viên, để đảm bảo cho họ có đầy đủ
năng lực về trình độ và lý luận để tiếp nhận những tiến bộ về công nghệ không
ngừng thay đổi như hiện nay. Ngoài ra công ty nên xây dựng chế độ khen thưởng và
xử phạt hợp lý, để động viên khuyến khích công nhân viên tham gia tích cực vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho họ hăng say vào công việc, đồng
thời cũng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc hơn, đem lại lợi ích thiết
thực cho công ty.

105
 Củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
Biểu hiện của quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong công ty. Đây là các
quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, Giữa các đơn vị
thành viên với nhau, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn…Các mối quan
hệ này được biểu hiện thông qua chính sách tài chính của công ty, như:
- Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động
- Chính sách chia lãi cho các Cổ Đông
- Chính sách cơ cấu nguồn vốn
- Chính sách đầu tư và cơ cấu đầu tư
Về chính sách phân phối thu nhập cho người lao động, được thể hiện thông
qua chế độ lương thưởng. Do đó để củng cố mối quan hệ này công ty cần phải xây
dựng được chế độ lương thưởng hợp lý, để vừa tạo động lực làm việc vừa tạo sự
bình đẳng trong công ty. Bên cạnh đó cần phải nâng cao mức thu nhập theo doanh
thu cho cán bộ công nhân viên kinh doanh.
Về chính sách cơ cấu nguồn vốn, ta thấy vốn của công ty chủ yếu được tạo
thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, công ty ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn
bằng vay nợ, chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm,
đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, công ty
phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ
hợp lý.
3.3 Kiến nghị
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty cổ phần Bibica hoạt động tuân thủ
theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam, hoạt động dưới sự điều chỉnh của luật doanh
nghiệp. Vì vậy, để công ty hoạt động có hiệu quả hơn nữa phụ thuộc rất nhiều vào
việc đổi mới, tạo điều kiện từ phía cơ chế chính sách của nhà nước.
Trên cơ sở phân tích về thực trạng quản lý hoạt động tài chính của công ty,
đặc biệt từ những hạn chế, tồn tại mà công ty đang mắc phải và đi sâu tìm hiểu
nguyên nhân của những tồn tại đó. Em xin nêu ra một số kiến nghị như sau:

106
3.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước.
 Về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định,
lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho DN hoạt động, khi
Đảng và Nhà nước ban hành Nghị quyết, Nghị định... thì các bộ ngành phải nhanh
chóng hướng dẫn, triển khai bằng các thông tư, đồng thời sau khi có hiệu lực thì
phải quy định rõ thời gian thực hiện, quá thời hạn theo quy định thì kiến nghị giao
lãnh đạo các tỉnh, thành có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện để các chủ trương, chính
sách sớm đi vào cuộc sống. Những chủ trương, chính sách không còn phù hợp,
không đi vào cuộc sống được như Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Nghị định
71/2010/NĐ-CP... đề nghị cần nhanh chóng và kiên quyết điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình thực tế.
 Về vốn và lãi suất, cho phép các DN được đảo nợ thay cho mua bán nợ.
Có chính sách giúp DN tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho
vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như
nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp DN tiếp cận được
các nguồn vốn vay. Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản nên phân bổ
về các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện, điều này sẽ giúp ít sai sót nhưng lại nhanh
chóng, hiệu quả.
 Về chính sách thuế, phí, Chính phủ xem xét khi ban hành chính sách các
loại thì phải ổn định, lâu dài. Cụ thể, nên miễn thuế GTGT cho một số ngành hàng
trong nước giúp DN giảm giá bán, giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái sản
xuất; tạm ngưng ban hành thêm các loại thuế, phí phải thu của DN, người dân để
tăng cầu hàng hóa và hỗ trợ cho DN; thoái trả tiền thuế bảo vệ môi trường đối với
các DN sản xuất túi ni lông đạt các tiêu chí bảo vệ môi trường và được cấp giấy
chứng nhận trong khi các DN đó đã đóng thuế bảo vệ môi trường rất cao từ ngày
1/1 - 31/12/2012.
 Về vấn đề hàng gian, hàng giả, Nhà nước nên tăng cường công tác kiểm
tra thị trường và có biện pháp chống tình trạng nhập lậu hàng gian, hàng giả, hàng
kém chất lượng ảnh hưởng đến DN sản xuất trong nước và người tiêu dùng. Nhà

107
nước hiện nay chống hàng lậu tương đối tốt nhưng việc chống hàng gian, hàng giả
vẫn còn buông lỏng.
 Về môi trường, Nhà nước xem xét chỉ đạo các bộ, ngành cần thống nhất,
có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho DN trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi
trường, không làm khó dễ DN; đề xuất Nhà nước đầu tư xây dựng, xử lý môi trường
tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, qua đó, các DN khi sử dụng
dịch vụ này phải đóng phí tương ứng, không giao cho DN tự lên phương án thực
hiện vấn đề xử lý môi trường như hiện nay.
3.3.2 Một số kiến nghị với công ty cổ phần Bibica.
- Đề nghị Hội đồng quản trị họp đình kỳ theo quý để đánh giá tình hình thực
hiện hoạt động kinh doanh và thảo luận về kế hoạch kinh doanh quý sau.
- Đề nghị Ban lãnh đạo Công ty đẩy nhanh việc thương lượng với Bảo hiểm
PVI để thu hồi tiền bồi thường, giảm tối đa thiệt hại cho BBC và ảnh hưởng tới
quyền lợi của cổ đông.
- Đề nghị Ban lãnh đạo Công ty tính toán các phương án để thu hồi sớm
khoản tiền của Bông Bạch Tuyết để tránh nợ đọng vốn.
- Đề nghị Ban lãnh đạo Công ty cần triển khai sớm dự án Miền Bắc trong
năm 2014 nhằm tránh khả năng bị thu hồi, ảnh hưởng tới quyền lợi cổ đông.
- Hoạt động Marketing cần triển khai song song với phát triển hoạt động bán
hàng, với gia tăng chi phí phù hợp cho hoạt động Marketing cùng với xây dựng
chiến lược tổng thể cho hoạt động Marketing và Marketing cho từng dòng sản
phẩm.

108
KẾT LUẬN

Quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung như quản lý sản xuất, quản lý
bán hàng, quản lý kỹ thuật công nghệ…nhưng chỉ có quản lý tài chính mới có tính
tổng hợp cao nhất. Nắm được quản lý tài chính thì mới có thể nắm bắt được trọng
tâm của quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, người ta nhận thấy rằng quản lý tài chính là
một trong những khâu khó nhất của quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều
cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn. Mà đa số các doanh nghiệp
Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn và sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, hàm
lượng chất xám trong sản phẩm thấp, đo đó không nâng cao được năng lực cạnh
tranh trong sản phẩm. Bởi vậy, để tồn tại và đứng vững trên thị trường trong giai
đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải tìm cách huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu
quả, tức là phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tình hình quản lý tài chính trên cơ
sở các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bibica tôi đã
hoàn thành đề tài luận văn: “Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Bibica”
Sau quá trình nghiên cứu đề tài trên, trong khuôn khổ luận văn này có thể
đưa ra những kết luận sau:
Những đóng góp của luận văn:
- Xây dựng khung lý thuyết quản lý tài chính tại các doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình quản lý tài chính của công ty cổ phần Bibica có kết hợp
xem xét các yếu tố tác động phi tài chính nhằm tìm ra các điểm hạn chế trong hoạt
động quản lý tài chính của công ty.
- Đề xuất các giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại
Công ty cổ phần Bibica.
Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính thông qua
công tác phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Bibica được đưa ra trong
luận văn gồm:

109
1. Cải thiện khả năng thanh toán của công ty để nâng cao uy tín của công ty
đối với các chủ nợ, các ngân hàng từ đó có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay khi
công ty muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Nâng cao khả năng quản lý tài sản bằng cách đưa ra những giải pháp quản
lý các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho... từ đó công ty có thể tiết kiệm được chi
phí cũng như không bị ứ đọng vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Nâng cao khả năng sinh lời đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận sau thuế,
tăng doanh thu cho công ty.
4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính của công ty.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù rất cố gắng tuy nhiên không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá và
đóng góp ý kiến của các giảng viên, đồng nghiệp để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng đã tận tình
hướng dẫn và có nhiều ý kiến giúp đỡ hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các Giảng viên trường Đại học Kinh tế -
Đại học quốc gia Hà Nội,
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Công ty, lãnh
đạo các phòng ban và các đồng nghiệp tại Công ty cổ phần Bibica đã nhiệt tình giúp
đỡ trong quá trình hoàn thành bản luận văn này.

110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Thế Hiển - Quản trị tài chính công ty,lý thuyết và ứng dụng - NXB
Thống kê - Năm 2001,Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Liêm - Quản trị tài chính - NXB Thống kê - Năm 2007,Hà
Nội
3. Nguyễn Năng Phúc,Nghiêm Văn Lợi,Nguyễn Ngọc Quang - Phân tích tài
chính công ty cổ phần - NXB Thống Kê - Năm 2002,Hà Nội.
4. Nguyễn Hải Sản - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm
1996,Hà Nội.
5. Lê Thị Xuân (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại
học kinh tế quốc dân.
6. Khoa khoa học quản lý,trường ĐH Kinh tế Quốc Dân HN - Giáo trình
khoa học quản lý tập 2- PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà,PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc
Huyền - NXB Khoa hoạc và kỹ thuật - Năm 2002,Hà Nội.
7. Khoa Ngân Hàng Tài Chính,ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Giáo trình Tài chính
doanh nghiệp - PGS.TS Lưu Thị Hương - NXB Thống Kê - Năm 2005,Hà Nội.
8. Josette Peyrard - Phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm
2004, Hà Nội.
9. Josette Peyrard - Quản lý tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm
1994,Hà Nội.
10. Ross, Westerfied, Jordan (2010), Fundamentals of Corporate Finance,
Nhà xuất bản Mcgraw Hill - Irwin, 9th edition.
11. Công ty cổ phần Bibica, Báo cáo tài chính các năm 2011 - 2013

111
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2011 (Đã đƣợc kiểm toán)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
(Tại ngày 31/12/2011)
Mã số thuế: 0311258989
Người nộp thuế: Công ty cổ phần bibica

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Thuyết
STT CHỈ TIÊU Mã Số năm nay Số năm trƣớc
minh

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN


A 100 421.796.982.068 333.373.157.378
(100=110+120+130+140+150)

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền


I 110 60.321.483.966 89.081.437.503
(110=111+112)

1 1. Tiền 111 V.I 13.321.483.966 14.081.437.503

2 2. Các khoản tương đương tiền 112 V.I 47.000.000.000 75.000.000.000

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn


II 120 45.000.000.000
(120=121+129)

1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 V.XI 45.000.000.000

2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129

III. Các khoản phải thu ngắn hạn


III 130 229.704.535.224 78.425.252.867
(130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139)

1 1. Phải thu khách hàng 131 V.II 65.068.213.173 68.710.495.844

2 2. Trả trước cho người bán 132 18.346.461.915 4.272.255.959

5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.II 149.941.936.340 6.178.210.722

6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.II (3.652.076.204) (735.709.658)

IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 120.841.420.630 117.410.506.725

1 1. Hàng tồn kho 141 V.III 122.488.395.606 119.633.885.632

2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (1.646.974.976) (2.223.378.907)
V. Tài sản ngắn hạn khác
V 150 10.929.542.248 3.455.960.283
(150 = 151 + 152 + 154 + 158)

1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2.305.459.092 1.447.306.116

2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 V.IV 6.892.554.942

3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 411.818.225 283.539.824

5 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.319.709.989 1.725.114.343

B - TÀI SẢN DÀI HẠN


B 200 364.401.076.927 425.467.537.219
(200=210+220+240+250+260)

I- Các khoản phải thu dài hạn


I 210
(210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219)

II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 +


II 220 344.070.735.249 401.407.321.556
230)

1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.VI 309.297.066.544 364.344.884.606

- - Nguyên giá 222 514.025.137.736 548.573.965.150

- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (204.728.071.192) (184.229.080.544)

2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 +


2 224 V.VII
226)

3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.III 1.519.953.635 1.941.912.123

- - Nguyên giá 228 3.613.177.152 3.663.579.152

- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (2.093.223.517) (1.721.667.029)

4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.IX 33.253.715.070 35.120.524.827

III III. Bất động sản đầu tƣ (240 = 241 + 242) 240 V.X

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn


IV 250 V.XI 4.645.772.300 10.792.009.300
(250 = 251 + 252 + 258 + 259)

3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 15.398.497.149 26.017.353.763

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn


4 259 (10.752.724.849) (15.225.344.463)
(*)

V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 +


V 260 15.684.569.378 13.268.206.363
268)
1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.XII 15.684.569.378 13.268.206.363

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 786.198.058.995 758.840.694.597

NGUỒN VỐN

A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 211.890.762.223 214.267.071.869

I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 +


I 310 209.357.352.483 183.690.930.005
320)

1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.XIV 876.135.746 35.730.561.961

2 2. Phải trả người bán 312 V.XV 92.476.793.641 96.204.877.283

3 3. Người mua trả tiền trước 313 V.XV 7.059.878.473 3.661.811.878

4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.XVI 16.361.521.417 4.970.184.033

5 5. Phải trả người lao động 315 5.860.481.754 4.674.985.576

6 6. Chi phí phải trả 316 V.XVII 44.855.499.296 34.465.743.975

7 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 317 2.131.625.877 2.943.708.877

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây


8 318
dựng

9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.XVIII 39.735.416.279 1.039.056.422

10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 336 +


II 330 V.XXI 2.553.409.740 30.576.141.864
337)

3 3. Phải trả dài hạn khác 333 1.675.616.000 5.718.350.108

4 4. Vay và nợ dài hạn 334 23.999.998.016

5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335

6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 857.793.740 857.793.740

7 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337

B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 574.307.296.772 544.573.622.728

I. Vốn chủ sở hữu


I 410 574.307.296.772 544.573.622.728
(410 = 411 + 412 + ... + 420 + 421)
1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 V.XXI 154.207.820.000 154.207.820.000

2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 302.726.583.351 302.726.583.351

6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 317.338.936 (543.191.032)

7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 62.102.469.603 39.909.445.831

8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9.244.431.382 7.155.431.382

9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419

10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 45.708.653.500 41.117.533.196

11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác


II 430
(430=431+432+433)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 +


440 786.198.058.995 758.840.694.597
400)

CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG

1 1. Tài sản thuê ngoài

2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi

4 4. Nợ khó đòi đã xử lý

5 5. Ngoại tệ các loại

6 6. Dự toán chi hoạt động

7 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có


Phụ lục 02: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2011 (đã đƣợc kiểm toán)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT
Năm 2011
Mã số thuế: 0311258989
Người nộp thuế: Công ty cổ phần bibica
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Thuyết
STT Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trƣớc
minh
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 1.009.368.246.676 792.664.245.426
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 9.059.852.801 4.828.073.831
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
3 dịch vụ 10 1.000.308.393.875 787.836.171.595
(10 = 01 - 02)
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 709.972.778.184 578.217.499.791
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
5 dịch vụ 20 290.335.615.691 209.618.671.804
(20 = 10 - 11)
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 14.809.152.705 13.707.409.807
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 13.463.591.909 9.357.169.916
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6.728.033.220 5.151.610.567
8 Chi phí bán hang 24 188.969.964.301 139.920.749.105
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 49.105.784.274 35.003.982.524
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10 30 53.605.427.912 39.044.180.066
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
11 Thu nhập khác 31 5.623.241.655 7.153.795.506
12 Chi phí khác 32 3.899.544.846 1.072.926.905
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 1.723.696.809 6.080.868.601
Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
14 50 55.329.124.721 45.125.048.667
(50 = 30 + 40)
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 8.959.788.645 3.346.832.895
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
17 60 46.369.336.076 41.778.215.772
(60 = 50 - 51 - 52)
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 3.007 2.709
Phụ lục 03: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2012 (Đã đƣợc kiểm toán)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
(Tại ngày 31/12/2012)
Mã số thuế: 0311258989
Người nộp thuế: Công ty cổ phần bibica

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Thuyết
STT CHỈ TIÊU Mã Số năm nay Số năm trƣớc
minh

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN


A 100 376.745.058.329 421.796.982.068
(100=110+120+130+140+150)

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền


I 110 49.471.255.612 60.321.483.966
(110=111+112)

1 1. Tiền 111 V.I 27.471.255.612 13.321.483.966

2 2. Các khoản tương đương tiền 112 V.I 22.000.000.000 47.000.000.000

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn


II 120 2.851.249.601
(120=121+129)

1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 V.XI 8.957.906.315

2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 (6.106.656.714)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn


III 130 197.275.253.686 229.704.535.224
(130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139)

1 1. Phải thu khách hàng 131 V.II 47.682.655.439 65.068.213.173

2 2. Trả trước cho người bán 132 3.846.164.790 18.346.461.915

5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.II 151.702.925.981 149.941.936.340

6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.II (5.956.492.524) (3.652.076.204)

IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 120.092.660.181 120.841.420.630

1 1. Hàng tồn kho 141 V.III 122.346.015.582 122.488.395.606


2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (2.235.355.401) (1.646.974.976)

V. Tài sản ngắn hạn khác


V 150 7.054.639.249 10.929.542.248
(150 = 151 + 152 + 154 + 158)

1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 1.695.278.424 2.305.459.092

2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 V.IV 3.990.300.525 6.892.554.942

3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 707.894.068 411.818.225

5 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 661.166.232 1.319.709.989

B - TÀI SẢN DÀI HẠN


B 200 391.632.921.033 364.401.076.927
(200=210+220+240+250+260)

I- Các khoản phải thu dài hạn


I 210
(210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219)

II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 +


II 220 373.552.907.110 344.070.735.249
230)

1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.VI 325.847.392.497 309.297.066.544

- - Nguyên giá 222 565.065.524.339 514.025.137.736

- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (239.218.131.842) (204.728.071.192)

2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 +


2 224 V.VII
226)

3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.III 1.828.495.221 1.519.953.635

- - Nguyên giá 228 4.176.795.852 3.613.177.152

- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (2.348.300.631) (2.093.223.517)

4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.IX 45.877.019.392 33.253.715.070

III III. Bất động sản đầu tƣ (240 = 241 + 242) 240 V.X

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn


IV 250 V.XI 4.645.772.300
(250 = 251 + 252 + 258 + 259)

3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 15.398.497.149

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn


4 259 (10.752.724.849)
(*)
V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 +
V 260 18.080.013.923 15.684.569.378
268)

1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.XII 18.080.013.923 15.684.569.378

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 768.377.979.362 786.198.058.995

NGUỒN VỐN

A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 189.325.436.737 211.890.762.223

I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 +


I 310 187.574.820.737 209.357.352.483
320)

1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.XIV 1.201.997.681 876.135.746

2 2. Phải trả người bán 312 V.XV 81.797.110.420 92.476.793.641

3 3. Người mua trả tiền trước 313 V.XV 6.051.848.179 7.059.878.473

4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.XVI 11.691.953.680 16.361.521.417

5 5. Phải trả người lao động 315 5.641.268.612 5.860.481.754

6 6. Chi phí phải trả 316 V.XVII 39.906.938.005 44.855.499.296

7 7. Phải trả nội bộ 317 653.131.877 2.131.625.877

9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.XVIII 40.630.572.283 39.735.416.279

10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 336 +


II 330 V.XXI 1.750.616.000 2.553.409.740
337)

3 3. Phải trả dài hạn khác 333 1.750.616.000 1.675.616.000

6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 857.793.740

7 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337

B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 579.052.542.625 574.307.296.772

I. Vốn chủ sở hữu


I 410 579.052.542.625 574.307.296.772
(410 = 411 + 412 + ... + 420 + 421)

1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 V.XXI 154.207.820.000 154.207.820.000

2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 302.726.583.351 302.726.583.351


6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 317.338.936

7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 85.330.469.603 62.102.469.603

8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 11.562.431.382 9.244.431.382

10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 25.225.238.289 45.708.653.500

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác


II 430
(430=431+432+433)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 +


440 768.377.979.362 786.198.058.995
400)

CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG

1 1. Tài sản thuê ngoài

2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi

4 4. Nợ khó đòi đã xử lý

5 5. Ngoại tệ các loại

6 6. Dự toán chi hoạt động

7 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có


Phụ lục 04: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2011 (đã đƣợc kiểm toán)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT
Năm 2012
Mã số thuế: 0311258989
Người nộp thuế: Công ty cổ phần bibica
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Thuyết
STT Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trƣớc
minh
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 938.970.158.431 1.009.368.246.676
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 9.316.962.686 9.059.852.801
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
3 dịch vụ 10 929.653.195.745 1.000.308.393.875
(10 = 01 - 02)
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 664.229.356.533 709.972.778.184
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
5 dịch vụ 20 265.423.839.212 290.335.615.691
(20 = 10 - 11)
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 1.697.142.838 14.809.152.705
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 (439.767.877) 13.463.591.909
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6.728.033.220
8 Chi phí bán hàng 24 191.289.446.460 188.969.964.301
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 47.319.091.617 49.105.784.274
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10 30 28.952.211.850 53.605.427.912
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
11 Thu nhập khác 31 7.668.865.489 5.623.241.655
12 Chi phí khác 32 4.157.077.199 3.899.544.846
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 3.511.788.290 1.723.696.809
Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
14 50 32.464.000.140 55.329.124.721
(50 = 30 + 40)
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 6.578.415.349 8.959.788.645
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
17 60 25.885.584.791 46.369.336.076
(60 = 50 - 51 - 52)
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 3.303 3.007
Phụ lục 05: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2013 (Đã đƣợc kiểm toán)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
(Tại ngày 31/12/2013)
Mã số thuế: 0311258989
Người nộp thuế: Công ty cổ phần bibica

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Thuyết
STT CHỈ TIÊU Mã Số năm nay Số năm trƣớc
minh

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN


A 100 450.597.209.193 376.745.058.329
(100=110+120+130+140+150)

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền


I 110 151.707.165.726 49.471.255.612
(110=111+112)

1 1. Tiền 111 V.I 36.637.251.236 27.471.255.612

2 2. Các khoản tương đương tiền 112 V.I 115.069.914.490 22.000.000.000

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn


II 120 16.814.849.332 2.851.249.601
(120=121+129)

1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 V.XI 19.897.513.746 8.957.906.315

2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 (3.082.664.414) (6.106.656.714)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn


III 130 191.465.624.100 197.275.253.686
(130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139)

1 1. Phải thu khách hàng 131 V.II 45.620.756.135 47.682.655.439

2 2. Trả trước cho người bán 132 398.060.568 3.846.164.790

5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.II 151.487.375.699 151.702.925.981

6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.II (6.040.568.302) (5.956.492.524)
IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 87.595.585.182 120.092.660.181

1 1. Hàng tồn kho 141 V.III 90.251.456.778 122.346.015.582

2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (2.655.871.596) (2.235.355.401)

V. Tài sản ngắn hạn khác


V 150 3.013.984.853 7.054.639.249
(150 = 151 + 152 + 154 + 158)

1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2.554.734.730 1.695.278.424

2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 V.IV 3.990.300.525

3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 24.732.746 707.894.068

5 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 434.517.377 661.166.232

B - TÀI SẢN DÀI HẠN


B 200 357.696.823.870 391.632.921.033
(200=210+220+240+250+260)

I- Các khoản phải thu dài hạn


I 210
(210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219)

II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 +


II 220 339.988.129.671 373.552.907.110
230)

1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.VI 304.232.125.541 325.847.392.497

- - Nguyên giá 222 577.464.478.101 565.065.524.339

- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (273.232.352.560) (239.218.131.842)

2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 +


2 224 V.VII
226)

3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.III 1.425.368.987 1.828.495.221

- - Nguyên giá 228 4.065.288.785 4.176.795.852

- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (2.639.919.798) (2.348.300.631)

4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.IX 34.330.635.143 45.877.019.392
III III. Bất động sản đầu tƣ (240 = 241 + 242) 240 V.X

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn


IV 250 V.XI
(250 = 251 + 252 + 258 + 259)

V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 +


V 260 17.708.694.199 18.080.013.923
268)

1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.XII 16.911.976.305 18.080.013.923

2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.XIII 796.717.894

3 3. Tài sản dài hạn khác 268

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 808.294.033.063 768.377.979.362

NGUỒN VỐN

A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 213.413.001.860 189.325.436.737

I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 +


I 310 211.942.385.860 187.574.820.737
320)

1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.XIV 474.263.076 1.201.997.681

2 2. Phải trả người bán 312 V.XV 68.005.785.459 81.797.110.420

3 3. Người mua trả tiền trước 313 V.XV 3.987.574.542 6.051.848.179

4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.XVI 15.140.423.415 11.691.953.680

5 5. Phải trả người lao động 315 6.929.373.518 5.641.268.612

6 6. Chi phí phải trả 316 V.XVII 75.452.891.862 39.906.938.005

7 7. Phải trả nội bộ 317 1.294.279.240 653.131.877

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây


8 318
dựng

9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.XVIII 40.657.794.748 40.630.572.283

10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 336 +


II 330 V.XXI 1.470.616.000 1.750.616.000
337)

3 3. Phải trả dài hạn khác 333 1.470.616.000 1.750.616.000


B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 594.881.031.203 579.052.542.625

I. Vốn chủ sở hữu


I 410 594.881.031.203 579.052.542.625
(410 = 411 + 412 + ... + 420 + 421)

1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 V.XXI 154.207.820.000 154.207.820.000

2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 302.726.583.351 302.726.583.351

7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 90.122.557.514 85.330.469.603

8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 12.856.710.622 11.562.431.382

10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 34.967.359.716 25.225.238.289

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác


II 430
(430=431+432+433)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 +


440 808.294.033.063 768.377.979.362
400)

CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG

1 1. Tài sản thuê ngoài

2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi

4 4. Nợ khó đòi đã xử lý

5 5. Ngoại tệ các loại

6 6. Dự toán chi hoạt động

7 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có


Phụ lục 06: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2013 (đã đƣợc kiểm toán)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT
Năm 2013
Mã số thuế: 0311258989
Người nộp thuế: Công ty cổ phần bibica
Đơn vị tiền: Việt Nam Đồng
Thuyết
STT Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trƣớc
minh
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 1.059.258.875.844 938.970.158.431
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 6.296.256.821 9.316.962.686
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
3 10 1.052.962.619.023 929.653.195.745
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 721.264.092.735 664.229.356.533
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
5 20 331.698.526.288 265.423.839.212
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 3.235.685.123 1.697.142.838
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 (166.055.238) (439.767.877)
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8 Chi phí bán hàng 24 233.713.956.801 191.289.446.460
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 42.881.468.314 47.319.091.617
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
10 30 58.504.841.534 28.952.211.850
doanh (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
11 Thu nhập khác 31 4.364.924.649 7.668.865.489

12 Chi phí khác 32 6.565.208.433 4.157.077.199

13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (1.200.283.784) 3.511.788.290

Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế


14 50 57.304.557.750 32.464.000.140
(50 = 30 + 40)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
15 51 VI.30 13.221.100.226 6.578.415.349
hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
16 52 VI.30 (796.717.894)
hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
17 60 44.880.175.418 25.885.584.791
nghiệp (60 = 50 - 51 - 52)
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.910 1.679

You might also like