You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN


--------***--------

TIỂU LUẬN

Môn: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY


ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9


Lớp: KET306.1
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSV Ghi chú

1 Hoàng Thanh Hương 2111810021 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Mai Lan 2111810023

3 Trần Nguyễn Khánh Linh 2111810024

4 Cao Xuân Thương 2111810040

5 Lại Phương Trúc 2111810043


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG BCTC VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA QTCT ĐẾN CHẤT LƯỢNG BCTC.............................................................. 2
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chất lượng BCTC ..................................... 2
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của QTCT đến chất lượng BCTC
.................................................................................................................................... 3
1.2.1. Nghiên cứu về quy mô HĐQT ................................................................................. 3
1.2.2. Nghiên cứu về sự độc lập của HĐQT ..................................................................... 4
1.2.3. Nghiên cứu về kiêm nhiệm chức vụ ........................................................................ 4
1.2.4. Nghiên cứu về chuyên môn của HĐQT .................................................................. 4
1.2.5. Nghiên cứu về tần suất họp HĐQT ........................................................................ 5
1.2.6. Nghiên cứu về sự tồn tại của uỷ ban kiểm toán ...................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG BCTC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
QTCT TỚI CHẤT LƯỢNG BCTC ..................................................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng BCTC ............................................................................ 7
2.1.1. Những vấn đề chung về chất lượng BCTC ............................................................. 7
2.1.1.1. BCTC ................................................................................................................... 7
2.1.1.2. Chất lượng BCTC ................................................................................................ 8
2.1.2. Các phương pháp đo lường CLTT BCTC ............................................................... 9
2.1.2.1. Đo lường chất lượng BCTC theo thuộc tính CLTT ............................................. 9
2.1.2.2. Đo lường chất lượng BCTC bằng mức độ QTLN ............................................. 10
2.2. Cơ sở lý luận về QTCT ............................................................................................ 10
2.2.1. Khái niệm QTCT ................................................................................................... 10
2.2.2. Cơ chế QTCT ........................................................................................................ 10
2.2.3. Nguyên tắc QTCT ................................................................................................. 11
2.3. Cơ sở lý luận về tác động của quản trị công ty tới chất lượng BCTC ..................... 11
2.3.1. Các lý thuyết nền .................................................................................................. 11
2.3.1.1. Lý thuyết đại diện .............................................................................................. 11
2.3.1.2. Lý thuyết các bên có liên quan .......................................................................... 12
2.3.1.3. Lý thuyết tam giác gian lận ............................................................................... 13
2.3.1.4. Lý thuyết chủ nghĩa cơ hội ................................................................................ 14
2.3.1.5. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ....................................................................... 14
2.3.1.6. Lý thuyết chi phí chính trị ................................................................................. 14
2.3.2. Tác động của quản trị công ty tới chất lượng BCTC ........................................... 14
2.3.2.1. Quy mô HĐQT................................................................................................... 14
2.3.2.2. Sự độc lập của HĐQT ....................................................................................... 15
2.3.2.3. Kiêm nhiệm chức vụ .......................................................................................... 15
2.3.2.4. Chuyên môn HĐQT ........................................................................................... 16
2.3.2.5. Tần suất họp HĐQT .......................................................................................... 16
2.3.2.6. Sự tồn tại của uỷ ban kiểm toán ........................................................................ 17
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH .............................................. 18
3.1. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 18
3.2. Mô hình hồi quy và đo lường biến trong mô hình ................................................... 19
3.2.1. Mô hình hồi quy .................................................................................................... 19
3.2.2. Đo lường biến trong mô hình ............................................................................... 19
3.2.2.1. Đo lường biến phụ thuộc ................................................................................... 19
3.2.2.2. Đo lường biến độc lập ....................................................................................... 21
3.2.2.3. Đo lường biến kiểm soát.................................................................................... 22
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BCTC CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............. 24
4.1. Các giải pháp hoàn thiện HĐQT công ty nhằm nâng cao chất lượng BCTC từ phía
doanh nghiệp ...................................................................................................................... 24
4.2. Một số khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan tới QTCT nhằm nâng
cao chất lượng BCTC ......................................................................................................... 24
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 26
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Từ đầy đủ
1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
2 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4 BCTC Báo cáo tài chính
5 BGĐ Ban giám đốc
6 CLTT Chất lượng thông tin
Discretionary Accruals
7 DA
(Phần dồn tích có thể điều chỉnh)
8 DN Doanh nghiệp
9 HĐQT Hội đồng quản trị
Ho Chi Minh Stock Exchange
10 HOSE
(Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh)
Hanoi Stock Exchange
11 HNX
(Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Financial Accounting Standards Board
12 FASB
(Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính)
International Accounting Standards Board
13 IASB
(Tổ chức tiêu chuẩn kế toán quốc tế)
International Financial Reporting Standards
14 IFRS
(Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)
NonDiscretionary Accruals
15 NDA
(Phần dồn tích không thể điều chỉnh)
16 QTCT Quản trị công ty
17 QTLN Quản trị lợi nhuận
Total Accrual
18 TA
(Tổng giá trị dồn tích)
PHỤ LỤC HÌNH
Hình 2.1: Đối tượng sử dụng BCTC 7
Hình 2.2: Phân loại BCTC 8
Hình 2.3: Mô hình chất lượng thông tin BCTC theo FASB và IASB (2010) 9
Hình 2.4: Mô hình CLTT BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002) 9
Hình 2.5: Mô hình lý thuyết tam giác gian lận 13
Hình 2.6: Mô hình tác động của QTCT tới chất lượng BCTC 17
PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến tác động của QTCT đến chất lượng
BCTC...................................................................................................................................6
Bảng 1.2: Bảng tổng kết các biến, cách đo lường và dấu kỳ vọng liên quan tới các biến
phụ thuộc và biến độc lập của mô hình nghiên cứu..........................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
BCTC có vai trò quan trọng trong việc phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của đơn
vị, đồng thời các thông tin này rất hữu ích cho việc đưa ra các quyết định kinh tế của các
đối tượng sử dụng thông tin như nhà quản trị, chủ nợ, nhà đầu tư… Chất lượng BCTC tốt
có thể giúp DN thu hút sự đầu tư bên ngoài, giúp tăng cường uy tín, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của các DN. Đồng thời, chất lượng BCTC cũng ảnh hưởng đến tính minh bạch
của thị trường. Do đó, chất lượng BCTC luôn là một trong những chủ đề được các nhà khoa
học trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm.
Có thể thấy quá trình tạo lập, trình bày và công bố BCTC của các công ty niêm yết chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài DN. Tuy nhiên, trách nhiệm lập và
trình bày BCTC một cách trung thực và hợp lý, phản ánh đúng tình hình tài chính của công
ty thuộc về ban điều hành. Do đó, QTCT đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo
CLTT trên BCTC.
QTCT được kỳ vọng sẽ phát huy chức năng giám sát, nhằm ngăn ngừa và phát hiện các
hành vi gian lận, điều chỉnh thông tin, từ đó nâng cao chất lượng BCTC. Nhằm cung cấp
bằng chứng thực nghiệm về tác động của QTCT tới chất lượng BCTC, các nhà khoa học đã
nghiên cứu mối quan hệ này trong bối cảnh ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhiều nghiên cứu
trên thế giới cho thấy gốc rễ của gian lận và sai sót trên BCTC phần lớn xuất phát từ QTCT
yếu kém như cơ cấu HĐQT không đảm bảo đủ số lượng thành viên, tính độc lập của HĐQT
chưa cao, sự hoạt động của các uỷ ban trực thuộc HĐQT không hiệu quả hay không có chế
độ đãi ngộ phù hợp với thành viên HĐQT (Beasley, 1996).
Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề chất lượng BCTC,
và QTCT được xem là một giải pháp nâng cao chất lượng BCTC. Với mục tiêu đề xuất các
giải pháp nhằm giúp các DN có thể phát huy được chức năng kiểm soát của QTCT, các
nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của QTCT tới chất lượng BCTC
trong bối cảnh nghiên cứu trên BCTC Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Ảnh hưởng của QTCT đến chất lượng BCTC”. Bài viết đưa ra khung lý thuyết
tổng quát, đề xuất mô hình về tác động của QTCT đến chất lượng BCTC, từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC cho các công ty niêm yết tại Việt Nam.

1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG BCTC
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QTCT ĐẾN CHẤT LƯỢNG BCTC
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chất lượng BCTC
Nghiên cứu về chất lượng BCTC là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học trong lĩnh vực tài chính kế toán và được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết ở
các nghiên cứu, chất lượng BCTC đều được thể hiện một cách gián tiếp thông qua các thang
đo như: đặc điểm chất lượng, chất lượng lợi nhuận hoặc các sai sót gian lận trên BCTC.
Nghiên cứu về chất lượng BCTC trên khía cạnh đặc điểm chất lượng
Jonas và Banchet (2000) đã khảo sát và xây dựng thang đo tổng hợp về chất lượng
BCTC theo FASB gồm hai đặc tính quan trọng nhất là tính tin cậy và thích hợp, cùng với
11 thuộc tính có liên quan bao gồm: phản hồi, dự báo, kịp thời có thể kiểm chứng, trung
lập, trung thực, có thể hiểu được, nhất quán, có thể so sánh, rõ ràng và đầy đủ.
Beest và cộng sự (2009) đánh giá định lượng các đặc điểm chất lượng BCTC dựa trên
các đặc điểm cơ bản và các đặc điểm bổ sung. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 231 BCTC
của các công ty niêm yết ở Mỹ, Anh và Hà Lan giai đoạn 2005 – 2007 và sử dụng BCTC
để đánh giá 21 chỉ tiêu chất lượng chi tiết cho hai đặc điểm cơ bản của CLTT là thích hợp,
trung thực, và ba đặc điểm bổ sung: có thể so sánh, có thể hiểu và tính kịp thời. Nghiên cứu
cũng tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
Ngoài ra, Gacheru (2017) đã đề xuất các biến đo lường CLTT bao gồm tính tin cậy,
thích hợp và có thể so sánh và thu được kết quả nghiên cứu cho thấy CLTT có tác động
dương tới hiệu quả của việc ra quyết định.
Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tại Việt Nam, các nhà khoa
học cũng đã xây dựng các thang đo tổng hợp để đo lường chất lượng BCTC.
Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014) xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng BCTC của các công ty niêm yết, trong đó việc đo lường chất lượng BCTC dựa
trên nền tảng quan điểm của các tổ chức kế toán như FASB, IASB và Hệ thống Chuẩn mực
kế toán Việt Nam, bao gồm: tính phù hợp, đáng tin cậy, trung thực và khách quan, đầy đủ,
kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh được, tính xác nhận.
Nguyễn Trọng Nguyên (2015) đã đo lường CLTT BCTC bằng cách sử dụng thang đo
16 thuộc tính dựa trên đặc điểm chất lượng của IASB và FASB. Kết quả cho thấy CLTT kế
toán ở dưới mức trung bình, thậm chí có 158/195 công ty trong mẫu nghiên cứu có chất
lượng yếu kém, thể hiện chủ yếu ở hai hoạt động trình bày và công bố báo cáo.
Nghiên cứu về chất lượng BCTC trên khía cạnh chất lượng lợi nhuận
Các nghiên cứu trước đây dựa trên cơ sở cho rằng QTLN có thể thực hiện bằng cách
điều chỉnh giao dịch thực tế xảy ra trong năm tài chính hoặc thay đổi phương pháp kế toán
hay các ước lượng khi thể hiện trên BCTC làm phát sinh các khoản dồn tích bất thường.
Kết luận cho thấy hành vi QTLN ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của lợi nhuận, làm giảm
chất lượng BCTC (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và cộng sự, 1995...)
Qinghua và cộng sự (2007) đã nghiên cứu mẫu gồm 1192 công ty trên thị trường chứng
khoán Trung Quốc trong năm 2002 để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.

2
Chất lượng BCTC thể hiện qua QTLN được đo lường bằng mô hình Jones điều chỉnh, sử
dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố.
Nghiên cứu của Ebraheem Alzoubi (2012) đã sử dụng QTLN để đánh giá chất lượng
BCTC và đưa ra khung nghiên cứu về mối liên hệ của các đặc điểm của Ban giám đốc với
QTLN. Tác giả tóm tắt các nghiên cứu trước đây và đưa ra khung nghiên cứu gồm có các
nhân tố ảnh hưởng đến QTLN gồm có: Tính độc lập của Ban giám đốc, sự kiêm nhiệm của
CEO, chuyên môn tài chính của HĐQT, Quy mô HĐQT, Các cuộc họp của HĐQT.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chất lượng BCTC thông qua chất lượng lợi nhuận có
thể kể đến như: Nghiên cứu của Phùng Anh Thư và Nguyễn Vĩnh Khương (2018), Phùng
Anh Thư và Thái Hồng Thụy Khánh (2018) đều sử dụng QTLN để phản ánh CLTT BCTC.
Kết quả nghiên cứu của Phùng Anh Thư và Nguyễn Vĩnh Khương (2018) cho thấy khả năng
hoạt động liên tục có tác động thuận chiều tới chất lượng BCTC, phản ánh tình hình sức
khỏe tài chính của công ty có ảnh hưởng tới chất lượng BCTC. Bên cạnh đó, Phùng Anh
Thư và Thái Hồng Thụy Khánh (2018) chỉ ra rằng quy mô DN, khả năng sinh lời, đòn bẩy
tài chính có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết.
Nghiên cứu về chất lượng BCTC trên khía cạnh sai sót trên BCTC
Các BCTC tồn tại các sai sót/ gian lận được coi là BCTC thiếu trung thực, đồng nghĩa
với việc chất lượng BCTC kém, gây phương hại tới quyền lợi của người sử dụng thông tin.
Các nghiên cứu theo khía cạnh này xác định DN có sai sót/gian lận bằng cách dựa vào báo
cáo về gian lận như báo cáo AAERs (Accounting and Auditing enforcement Release)
(Roden và cộng sự, 2016). Ngoài ra một số nghiên cứu khác dựa vào chênh lệch BCTC
trước và sau kiểm toán vượt ngưỡng trọng yếu, tính trên lợi nhuận, doanh thu, hoặc tài sản
(Kinney và cộng sự, 1994), cho thấy công ty đã công bố BCTC không đảm bảo chất lượng.
Một hướng tiếp cận khác về chất lượng BCTC qua sai sót đó là dựa vào ý kiến của đơn
vị kiểm toán độc lập. Nghiên cứu của Kim và Yang (2007) cho rằng báo cáo kiểm toán có
khả năng cung cấp một sự đảm bảo phù hợp về tính trung thực của báo cáo kế toán. Maines
và Wahen (2006) cho rằng báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần chính là điều kiện cần
thiết để thể hiện thông tin trên BCTC là đáng tin cậy và được trung thực. Do vậy, bên cạnh
QTLN, ý kiến kiểm toán thể hiện báo cáo không còn sai sót trọng yếu được coi là thước đo
thể hiện chất lượng BCTC (Dechow và cộng sự, 2011).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hà (2014) sử dụng phương pháp thống
kê mô tả với thước đo chênh lệch BCTC trước và sau kiểm toán cho thấy chất lượng BCTC
thiếu tin cậy của các công ty niêm yết trên thị trường. Số liệu trong năm nghiên cứu cho
thấy hầu hết DN đều có hiện tượng giảm lợi nhuận sau kiểm toán, thậm chí chuyển lãi thành
lỗ, từ lỗ nhẹ sang lỗ nặng, chủ yếu điều chỉnh ở chỉ tiêu chi phí tài chính.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của QTCT đến chất lượng
BCTC
1.2.1. Nghiên cứu về quy mô HĐQT
Vafeas (2000) sử dụng mẫu gồm 350 DN ở Mỹ để nghiên cứu ảnh hưởng của đặc thù
HĐQT tới chất lượng BCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty có số lượng thành viên
HĐQT càng ít thì khả năng cung cấp thông tin về thu nhập của DN đó càng cao. Tương tự,
3
nghiên cứu của Holtz và Sarlo Neto (2014) chỉ ra số lượng thành viên HĐQT có mối quan
hệ ngược chiều đến chất lượng BCTC. Trong đó, chất lượng BCTC được tác giả đo lường
qua mức độ phù hợp của thông tin và tính thông tin về lợi nhuận.
Fathi (2013) đo lường chất lượng BCTC được tính gần đúng bằng các khoản dồn tích
tùy ý. Tác giả xem xét mối quan hệ giữa chất lượng BCTC được công bố và cơ chế quản trị
đối với một số đặc điểm của HĐQT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô HĐQT có tác
động tích cực tới chất lượng BCTC. Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của Xie và
cộng sự (2003). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017)
cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT với chất lượng BCTC.
Trong khi đó, Dimitropoulos và Asteriou (2010) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa số
lượng thành viên HĐQT tới chất lượng BCTC.
1.2.2. Nghiên cứu về sự độc lập của HĐQT
Xie và cộng sự (2003) cung cấp bằng chứng cho thấy HĐQT có vai trò quan trọng trong
việc QTLN, cụ thể những công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức
độ QTLN càng thấp. Trong đó, tác giả chỉ ra tỷ lệ thành viên độc lập là các tổ chức và thành
viên độc lập trong HĐQT có chuyên môn về tài chính có tác động tích cực tới chất lượng
BCTC.
Holtz và Sarlo Neto (2014) ủng hộ quan điểm cho rằng mức độ độc lập giữa các thành
viên ban quản trị có tác động tích cực đến CLTT tài chính được báo cáo. Nghiên cứu của
Kukah và cộng sự (2016) phân tích ý nghĩa của cơ chế quản trị nội bộ DN đối với chất
lượng BCTC sử dụng phương pháp dồn tích tùy ý làm cơ sở. Kết quả cho thấy tính độc lập
của HĐQT thao túng lợi nhuận dẫn đến CLTT trên BCTC tốt hơn. Kết quả này tương tự
với phát hiện của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016).
1.2.3. Nghiên cứu về kiêm nhiệm chức vụ
Các nghiên cứu của Holtz và Sarlo Neto (2014), Roden và cộng sự (2016) chỉ ra tính
kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT có tác động ngược chiều tới chất lượng BCTC. Kukah và
cộng sự (2016) cung cấp bằng chứng về việc tách biệt vai trò của chủ tịch HĐQT và giám
đốc điều hành có tác động tích cực đến CLTT tài chính được báo cáo.
Cùng quan điểm với các nghiên cứu trên, tại Việt Nam, Trần Thị Giang Tân và cộng
sự (2015) đã xem xét nhân tố thuộc về đặc thù quản trị, cụ thể là sự kiêm nhiệm chức danh
giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, là yếu tố ảnh hưởng tới gian lận BCTC. Kết quả
nghiên cứu cho thấy việc kiêm nhiệm hai chức danh nói trên dẫn đến rủi ro phát sinh gian
lận BCTC, hay nói cách khác làm suy giảm chất lượng BCTC. Tương tự, Nguyễn Thị
Phương Hồng (2016) coi QTCT là một nhân tố tác động tới chất lượng BCTC và đưa ra kết
quả nghiên cứu thể hiện các DN có giám đốc điều hành kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT sẽ có
chất lượng BCTC thấp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác như Xie và cộng sự (2003), Nguyễn Trọng Nguyên
(2015), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017) lại không tìm thấy bằng chứng về mối
quan hệ giữa tính kiêm nhiệm và CLTT BCTC.
1.2.4. Nghiên cứu về chuyên môn của HĐQT

4
Chất lượng giám sát của HĐQT phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của người tham
gia giám sát. Các nhà nghiên cứu tin rằng HĐQT có các thành viên có chuyên môn trong
lĩnh vực tài chính có khả năng phát hiện các hành vi QTLN của BGĐ nhờ vào những am
hiểu của mình (Xie và cộng sự, 2003) và do đó làm tăng chất lượng BCTC (Qinghua và
cộng sự, 2007). Các phát hiện của Agrawal và Chadha (2005) khi nghiên cứu về các công
ty Hoa Kỳ đã nêu bật tầm quan trọng kiến thức kế toán của các thành viên HĐQT không
điều hành trong việc giảm khả năng phải điều chỉnh BCTC.
Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017) đã xem xét ảnh hưởng của HĐQT lên hành
vi quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng quy mô của HĐQT, tỷ lệ
thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT có mối quan
hệ cùng chiều với chất lượng thông tin BCTC.
1.2.5. Nghiên cứu về tần suất họp HĐQT
Kết quả nghiên cứu của Andres (2008) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng
các cuộc họp của HĐQT với hoạt động giám sát của cơ quan quản lý cấp cao, thể hiện tính
chủ động của ban quản trị trong việc nâng cao CLTT trên BCTC. Các phát hiện của Xie và
cộng sự (2013) kết luận tần suất họp HĐQT cao hơn ngụ ý áp lực lớn hơn đối với các nhà
quản lý trong việc công bố thông tin, đồng thời giúp HĐQT có nhiều thời gian thảo luận về
những kế hoạch và giám sát ban điều hành, có quan hệ tích cực trong việc hạn chế hành vi
QTLN, từ đó nâng cao chất lượng BCTC. Tương tự, Saleem và Alzoubi (2012) chỉ ra số
cuộc họp HĐQT có mối quan hệ nghịch biến với QTLN. Tần suất họp tăng chứng tỏ HĐQT
hoạt động thường xuyên và quan tâm giải quyết các vấn đề của DN theo sự uỷ thác của đại
hội cổ đông, từ đó làm tăng chất lượng BCTC.
Tuy nhiên Qinghua, Pingxin và Junming (2007) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa
HĐQT và chất lượng BCTC kết luận rằng tần suất họp của HĐQT không ảnh hưởng đáng
kể đến chất lượng BCTC mà thậm chí còn tác động theo hướng tiêu cực bất thường.
1.2.6. Nghiên cứu về sự tồn tại của uỷ ban kiểm toán
Ủy ban kiểm toán là một bộ phận trực thuộc HĐQT, được ví như là “cánh tay nối dài”
của HĐQT với chức năng chủ yếu là cầu nối thông tin của DN đến HĐQT và đảm bảo bộ
phận kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu lực cũng góp phần làm giảm rủi ro xảy ra sai sót
trọng yếu trên BCTC.
Nghiên cứu của Huang (2011) đã chỉ ra rằng những công ty không có uỷ ban kiểm toán
thì có mức độ công bố lại BCTC cao. Tương tự, AL - Shammari (2010) cho rằng sự tồn tại
của uỷ ban kiểm toán có tác động đáng kể và tích cực đến việc công bố thông tin trên BCTC.
Nghiên cứu của Ran và cộng sự (2014) đã kiểm định ảnh hưởng của đặc điểm uỷ ban
kiểm soát trong mối quan hệ với CLTT BCTC với dữ liệu là các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Trung Quốc. Nhóm tác giả đã đo lường CLTT BCTC thông qua mức
độ quản trị lợi nhuận dồn tích của Kothari và cộng sự (2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy
thành viên của uỷ ban kiểm toán có chuyên môn về kế toán và uỷ ban kiểm toán có tỷ lệ nữ
cao sẽ tác động tích cực tới CLTT BCTC. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa cung cấp
được bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô uỷ ban kiểm toán và CLTT BCTC.

5
Chiều
Đặc điểm
STT Cách đo lường Nghiên cứu ảnh
của QTCT
hưởng

-Vafeas (2000)
-
- Holtz và Sarlo Neto (2014)

Quy mô Số lượng thành viên - Fathi (2013)


1 - Xie và cộng sự (2003) +
HĐQT HĐQT
- Bùi Văn Dương và cộng sự (2017)

Dimitropoulos và Asteriou (2010) x

- Xie và cộng sự (2003)


- Holtz và Sarlo Neto (2014)
+
Sự độc lập Tỷ lệ thành viên độc - Kukah và cộng sự (2016)
2
của HĐQT lập trong HĐQT - Nguyễn Thị Phương Hồng (2016)

- Vafeas (2000)
x
- Fathi (2013)

- Holtz và Sarlo Neto (2014)


- Roden và cộng sự (2016)
- Biến giả = 1 nếu chủ - Trần Thị Giang Tân và cộng sự -
Tính kiêm tịch HĐQT kiêm CEO (2015)
3 nhiệm chức - Biến giả = 0 nếu chủ - Nguyễn Thị Phương Hồng (2016)
vụ tịch HĐQT không - Xie và cộng sự (2003)
kiêm CEO - Nguyễn Trọng Nguyên (2015)
x
- Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng
Điệp (2017)

- Xie và cộng sự (2003)


Chuyên Tỷ lệ thành viên - Qinghua và cộng sự (2007)
4 môn của HĐQT có chuyên môn - Agrawal và Chadha (2005) +
HĐQT về kế toán, tài chính - Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng
Điệp (2017)

- Andres (2008)
- Xie và cộng sự (2013) +
Tần suất
5 Số lần họp HĐQT - Saleem và Alzoubi (2012)
họp HĐQT
Qinghua, Pingxin và Junming (2007) -

Sự tồn tại Biến giả = 1 nếu có Ủy - Huang (2011)


6 của Ủy ban ban kiểm toán. Ngược - AL - Shammari (2010) +
kiểm toán lại, biến giả = 0. - Ran và cộng sự (2014)
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến tác động của QTCT đến chất lượng BCTC

6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG BCTC VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA QTCT TỚI CHẤT LƯỢNG BCTC
2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng BCTC
2.1.1. Những vấn đề chung về chất lượng BCTC
2.1.1.1. BCTC
Khái niệm BCTC
Theo điều 03, khoản 01, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, “BCTC là hệ thống thông tin
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán.”
Đối tượng sử dụng BCTC
BCTC là một công cụ quan trọng cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động
kinh doanh và dòng tiền của một tổ chức. Do đó, đối tượng sử dụng BCTC bao gồm người
sử dụng bên trong và bên ngoài đơn vị (được thể hiện theo sơ đồ dưới đây).

Hình 2.1: Đối tượng sử dụng BCTC

(Nguồn: IASB 2010)


Như vậy, đối tượng sử dụng BCTC đa dạng gồm cả bên ngoài và bên trong DN. Do đó,
đơn vị cần xác định nhu cầu thông tin, khả năng tiếp cận và phân tích thông tin cho từng
đối tượng để cung cấp thông tin phù hợp, hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín, minh bạch và
thúc đẩy sự phát triển của DN.
Phân loại BCTC
BCTC là hệ thống các bảng biểu thể hiện tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và
dòng tiền của DN tại một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đó, BCTC
có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, theo thông tư số 200/2014/TT-
BTC có hướng dẫn phân loại Hệ thống BCTC của DN thành BCTC năm và BCTC giữa
niên độ (như hình 2.2)

7
Hình 2.2: Phân loại BCTC

(Nguồn: Thông tư số 200/2014/TT-BTC)


Nhìn chung, dù BCTC năm hay BCTC giữa niên độ thì BCTC cũng bao gồm 4 loại báo
cáo phổ biến như: BCKQKD, BCĐKT, BCLCTT, Thuyết minh BCTC. Việc phân loại
BCTC giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết, từ đó đánh giá tình hình tài
chính, hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của DN một cách hiệu quả.
2.1.1.2. Chất lượng BCTC
Khái niệm chất lượng BCTC
Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ FASB, CLTT BCTC là các
thuộc tính làm cho thông tin trở nên hữu ích cho các quyết định kinh doanh và kinh tế
(FASB, 1980). Theo quan điểm của Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, CLTT
BCTC là những thuộc tính làm cho thông tin BCTC trở nên hữu ích cho cho việc ra quyết
định của các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác (IASB,
2010). Như vậy, các khái niệm về chất lượng BCTC đều tập trung vào vấn đề tính hữu ích
của thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng BCTC.
Các đặc điểm của chất lượng BCTC
Một là, đối với chuẩn mực quốc tế, các đặc tính về CLTT kế toán được Hội đồng chuẩn
mực kế toán Hoa Kỳ FASB đề xuất trong việc ra quyết định khi đảm bảo được hai thuộc
tính cơ bản là tính thích hợp (relevance) và tính tin cậy (reliability), ngoài ra bổ sung đặc
tính có thể so sánh (comparability). Sau này, theo quan điểm đồng thuận với FASB, Hội
đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB đã ban hành một bộ khung khái niệm về các quy
tắc trình bày và công bố thông tin kế toán, theo đó CLTT kế toán thể hiện trong BCTC phản
ánh khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng được xác định qua hai nhóm
đặc tính cơ bản là tính trình bày trung thực (faithful representation), tính thích hợp
(relevance) và một số đặc điểm nâng cao nhằm gia tăng CLTT kế toán bao gồm có thể so
sánh (comparability), dễ hiểu (understandability), kịp thời (timeliness) và khả năng kiểm
chứng (verifiability). Mô hình đó được thể hiện qua sơ đồ:

8
Hình 2.3: Mô hình chất lượng thông tin BCTC theo FASB và IASB (2010)

(Nguồn: IASB 2010)


Hai là, đối với chuẩn mực kế toán Việt Nam, thông tin kế toán trình bày trong BCTC
phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản, bao gồm tính trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời,
dễ hiểu, và có thể so sánh. Mô hình đó được thể hiện qua sơ đồ:

Hình 2.4: Mô hình CLTT BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002)

(Nguồn: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, 2002)


2.1.2. Các phương pháp đo lường CLTT BCTC
2.1.2.1. Đo lường chất lượng BCTC theo thuộc tính CLTT
Phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo thuộc tính CLTT dựa vào các thuộc tính
về CLTT được quy định bởi các tổ chức nghề nghiệp IFRS hoặc của Nhà nước. Các thông
tin hữu ích đảm bảo các đặc điểm định tính như: Trung thực, khách quan, kịp thời, dễ hiểu,
có thể so sánh. Hướng nghiên cứu này được vận dụng rộng rãi trên thế giới cũng như Việt
Nam như bài nghiên cứu đánh giá chất lượng BCTC của Jonas Gregory J & Blanchet
Jeannot (2000) và nghiên cứu của Jensen & Meckling (1976) đã tập trung vào một số yếu
9
tố cụ thể trên BCTC để đánh giá CLTT của toàn bộ BCTC. Hay như nghiên cứu của Nguyễn
Trọng Nguyên (2015) đã sử dụng thang đo để đánh giá 5 đặc tính chất lượng BCTC theo
FASB và IASB.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể vận dụng thang đo thông qua các đặc điểm
định tính về CLTT được quy định ở chuẩn mực kế toán và đo lường CLTT BCTC trực tiếp
ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khó xác định các đặc điểm
thang đo chất lượng và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người đánh giá, từ đó có thể
không phản ánh đúng thực trạng CLTT trên BCTC mà các công ty đã công bố.
2.1.2.2. Đo lường chất lượng BCTC bằng mức độ QTLN
Hướng nghiên cứu đo lường chất lượng BCTC theo mức độ QTLN đo lường CLTT
BCTC gián tiếp thông qua hành vi QTLN. QTLN xảy ra khi nhà quản trị can thiệp vào việc
ghi nhận thông tin tài chính hay cấu trúc lại những giao dịch mua bán thông thường để thay
đổi con số cuối cùng trên BCTC, làm sai lệch kỳ vọng của cổ đông vào tình trạng kinh tế
thực sự của công ty hoặc tác động tích cực lên kết quả các hợp đồng dựa vào số liệu kế toán
được công bố (Healy và Wahlen, 1999).
Ưu điểm của phương pháp này thông tin lợi nhuận của các công ty có thể thu thập dễ
dàng tuy nhiên phương pháp này chỉ dựa vào yếu tố lợi nhuận để đánh giá toàn bộ CLTT
BCTC và bỏ qua các thông tin phi tài chính khác.
Nhìn chung, các phương pháp đánh giá CLTT BCTC đa dạng và mỗi phương pháp đều
có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong bài tiểu luận, nhóm tác giả lựa chọn đánh giá
theo phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo QTLN bởi vì phương pháp này sử dụng
dữ liệu thứ cấp có thể dễ dàng thu thập được qua BCTC và Báo cáo thường niên của các
DN niêm yết.
2.2. Cơ sở lý luận về QTCT
2.2.1. Khái niệm QTCT
QTCT, theo nghĩa rộng, là hệ thống những cơ chế mà thông qua đó nhà đầu tư bên
ngoài DN bảo vệ mình khỏi những hành vi gây tổn hại đến quyền sở hữu DN của họ trước
những thành phần nội bộ. Trong khi đó, theo nghĩa hẹp, QTCT chỉ bao gồm cơ chế quản trị
từ bên trong đơn vị, thể hiện qua cơ chế giám sát nội bộ.
Tại Việt Nam, Chính phủ (2017) đã ban hành Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quy chế
QTCT rằng “QTCT là hệ thống các nguyên tắc bao gồm, đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý,
đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát; đảm bảo quyền lợi của cổ đông và
những người có liên quan; đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; công khai minh
bạch cho mọi hoạt động của công ty”.
Nhìn chung, QTCT là các cơ chế nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông và các bên liên
quan, hướng tới sự công bằng, công khai, minh bạch về hoạt động kinh doanh của DN.
2.2.2. Cơ chế QTCT
Cơ chế QTCT thường tập trung vào hai vấn đề quan trọng là về cấu trúc sở hữu và đặc
điểm QTCT.

10
Về cấu trúc sở hữu, cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo quyền,
có mối tương quan với tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu. Mỗi công
ty, tùy vào số lượng sở hữu cổ phần khác nhau của các cổ đông, sẽ có cấu trúc sở hữu khác
nhau.
Cấu trúc sở hữu tập trung có thể tác động lên CLTT BCTC theo hai hướng. Thứ nhất,
hướng tích cực – tính tập trung quyền sở hữu cao sẽ làm giảm khả năng điều chỉnh thông
tin kế toán bởi nhà quản lý. Thứ hai, hướng tiêu cực – khi phần lớn cổ phần tập trung vào
một số cổ đông lớn, sẽ phát sinh lợi ích nhóm, các cổ đông lớn này có thể gây sức ép tác
động lên Ban giám đốc, khiến họ phải thực hiện những hành vi điều chỉnh báo cáo dẫn đến
suy giảm CLTT BCTC.
Về đặc điểm QTCT, đặc điểm QTCT bao gồm HĐQT và Ban kiểm soát.
HĐQT là một cơ chế quản trị, gồm những thành viên do cổ đông lựa chọn, đóng vai trò
trung tâm trong hệ thống giám sát. Với chức năng là cơ quan quản lý của DN, HĐQT đại
diện cho cổ đông thực hiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của Ban giám đốc và đóng một vị
thế quan trọng trong việc kiểm soát vấn đề đại diện. Còn Ban kiểm soát có trách nhiệm thực
hiện giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành DN.
2.2.3. Nguyên tắc QTCT
Một là, đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý. Mỗi DN đều có một đặc thù riêng, do vậy
nhiệm vụ của QTCT là cần thiết kế và vận hành một cơ cấu hợp lý về quy mô, thành phần,
phù hợp pháp luật, hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo sự minh bạch, công bằng.
Hai là, đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT và Ban kiểm soát. Hoạt động QTCT
hiệu quả khi HĐQT và Ban kiểm soát thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, đặc biệt là
chức năng giám sát để ngăn chặn các hành vi gian lận, gây phương hại tới lợi ích của các
bên liên quan.
Ba là, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và các bên có liên quan. QTCT cần phải hướng
tới nhiệm vụ tôn trọng và đảm bảo cho quyền lợi của các bên liên quan bao gồm các cá
nhân bên trong và bên ngoài DN, cũng như chịu trách nhiệm về các khiếu nại, tố cáo khi vi
phạm quyền, luật lao động, quyền được tiếp cận thông tin kịp thời và tin cậy, quyền của chủ
nợ trong trường hợp phá sản.
Bốn là, đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông. Việc QTCT cần đối xử công bằng
giữa các cổ đông, liên quan tới các chính sách biểu quyết, hạn chế các giao dịch nội gián,
giảm thiểu xung đột lợi ích và hướng tới sự chính trực, công bằng.
Năm là, công khai, minh bạch mọi hoạt động của công ty. Việc công khai, minh bạch
không chỉ đảm bảo lợi ích của các bên liên quan mà còn làm tăng uy tín của đơn vị. Nhà
nước, chủ nợ, nhà đầu tư hay các đối tác sẽ đánh giá cao các đơn vị có hệ thống thông tin
công bố minh bạch.
2.3. Cơ sở lý luận về tác động của quản trị công ty tới chất lượng BCTC
2.3.1. Các lý thuyết nền
2.3.1.1. Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện lần đầu được nghiên cứu bới Jensen và Meckling (1976). Cổ đông
11
bản chất là những người sở hữu thực sự của công ty cổ phần nhưng việc điều hành không
hoàn toàn phụ thuộc vào cổ đông. Tuy nhiên, số lượng cổ đông không giới hạn ảnh hưởng
đến việc điều hành trực tiếp DN của các chủ sở hữu. Do vậy, giải pháp đưa ra là chủ sở hữu
ký hợp đồng với nhà quản trị nhằm thay mặt cổ đông điều hành DN. Tuy nhiên, mối quan
hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản trị tiềm ẩn xung đột lợi ích do sự bất đối xứng thông tin và
mục tiêu. Xung đột lợi ích xuất phát từ việc chủ sở hữu mong muốn lợi nhuận cao nhất,
trong khi nhà quản trị có thể có mục tiêu khác như tăng lương, thưởng, quyền lực, hoặc
giảm thiểu rủi ro. Thêm vào đó, nhà quản trị sở hữu nhiều thông tin hơn về hoạt động kinh
doanh của công ty so với chủ sở hữu, dẫn đến sự bất đối xứng thông tin. Do xung đột lợi
ích và bất đối xứng thông tin, nhà quản trị có thể tham gia vào các hoạt động QTLN, điều
chỉnh thông tin kế toán, che giấu các vấn đề, làm đẹp BCTC để tối đa hóa lợi ích cá nhân,
lợi dụng việc đánh giá khen thưởng dựa trên các con số kế toán. Các hành vi này bao gồm
tăng chi phí để giảm lợi nhuận hiện tại, trì hoãn việc trả thuế, giảm chi phí, tăng doanh thu
để tăng lợi nhuận hiện tại và nhận thưởng cao hơn, hoặc sử dụng các phương thức kế toán
sáng tạo để che giấu kết quả kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, các cổ đông cần có biện
pháp để kiểm soát hành vi của các nhà quản trị để đảm bảo BCTC khi phát hành có chất
lượng tốt. Khi đó, các cổ đông phải chấp nhận chi phí đại diện (agency cost). Theo Jensen
và Mecklink (1976), chi phí đại diện bao gồm các chi phí: chi phí kiểm soát; chi phí giao
kèo và chi phí cơ hội. Những chi phí này giúp duy trì hệ thống quản trị DN, giám sát các
hoạt động của nhà quản lý.
2.3.1.2. Lý thuyết các bên có liên quan
Lý thuyết các bên có liên quan cung cấp một khuôn khổ để xác định các bên liên quan,
phân loại họ dựa trên mức độ ảnh hưởng và mức độ cấp bách, xác định mục tiêu và mối
quan tâm của họ. Sau đó, lý thuyết này giúp phân tích mối quan hệ giữa DN và các bên liên
quan, xác định các xung đột lợi ích tiềm ẩn và ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt
động của DN. Cuối cùng, lý thuyết các bên có liên quan cung cấp hướng dẫn để quản lý
mối quan hệ với các bên liên quan, phát triển các chiến lược đáp ứng nhu cầu và mong đợi
của họ, xây dựng mối quan hệ hợp tác và bền vững.
Lý thuyết đại diện trong quản trị DN thường chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa cổ
đông và Ban Giám đốc. Nghiên cứu của Wearing (2005) chỉ ra rằng việc này có thể dẫn đến
việc các nhà điều hành tập trung quá mức vào việc đáp ứng nhu cầu lợi ích ngắn hạn của cổ
đông, mà không xem xét đến những hậu quả dài hạn. Thay vào đó, lý thuyết các bên liên
quan nhấn mạnh vai trò của tất cả các đối tượng liên quan đến DN và cả sự ảnh hưởng của
họ đến hoạt động của DN, bao gồm cổ đông, nhà nước, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng
và thậm chí là công chúng. Vậy nên, HDQT không chỉ đại diện cho cổ đông mà còn phải
đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan, từ đó tránh được những rủi ro và xung đột có
thể phát sinh từ bên trong tổ chức, như Ban Giám đốc hoặc cổ đông kiểm soát.
Về mặt thông tin kế toán, đó là cơ sở quan trọng để các bên liên quan ra quyết định, từ
quyết định đầu tư của nhà đầu tư đến quyết định về cho vay hoặc thu hồi nợ của chủ nợ. Do
đó, HDQT cần đảm bảo cung cấp thông tin kế toán chất lượng cho tất cả các bên liên quan,
nhằm tạo ra niềm tin và sự ổn định cho công ty trong tương lai. Điều này cũng mang lại lợi
12
ích cho thị trường tài chính, khi minh bạch trong thông tin kế toán tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển bền vững và thu hút các nhà đầu tư. Tóm lại, việc hiểu và áp dụng các lý
thuyết quản trị hiện đại là chìa khóa để nâng cao CLTT kế toán và xây dựng một hệ thống
giám sát hoạt động DN hiệu quả.
2.3.1.3. Lý thuyết tam giác gian lận
Lý thuyết tam giác gian lận do Donald R. Cressey đề xuất là lý thuyết nghiên cứu về
tội phạm và đánh giá nguy cơ gian lận trong các tổ chức và thiết kế các biện pháp kiểm soát
nhằm ngăn chặn hành vi gian lận. Lý thuyết này bao gồm 3 yếu tố chính: áp lực (Pressure),
sự hợp lý hóa (Rationalization) và cơ hội (Opportunity).

Hình 2.5: Mô hình lý thuyết tam giác gian lận

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)


Áp lực (Pressure): Đây là yếu tố đầu tiên trong tam giác gian lận. Áp lực về tài chính,
tinh thần đến từ gia đình, công việc hoặc từ xã hội. Những áp lực này có thể tạo ra một động
lực mạnh mẽ để một người tìm cách lừa đảo hoặc gian lận.
Hợp lý hóa (Rationalization): Đây là quá trình mà một người tạo ra các lý do hoặc biện
hộ tâm lý để chấp nhận hành vi gian lận, điều này còn tùy thuộc vào thái độ và cá tính của
từng cá nhân. Đa phần các cá nhân có hành vi gian lận thường biện hộ cho hành vi phạm
tội của mình, họ tự trấn an rằng sẽ không lặp lại sai lầm. Nhưng nếu tiếp tục, người đó sẽ
không còn thấy khó chịu hay khó xử về hành vi mình đang làm. Khi đó mọi việc diễn ra dễ
dàng hoặc thường xuyên hơn, họ cảm thấy hợp lý cũng như dễ chấp nhận hơn.
Cơ hội (Opportunity): Cơ hội là yếu tố thứ ba và quan trọng nhất trong tam giác gian
lận. Đó là hoàn cảnh môi trường cho phép một người thực hiện hành vi gian lận mà không
gặp phải sự phát hiện hoặc kiểm soát. Ví dụ, cơ hội có thể bao gồm kiểm soát yếu, thiếu
của kiểm toán nội bộ hoặc sự thiếu ứng xử của các quản lý.
Sau đó, lý thuyết tam giác gian lận đã trở thành lý thuyết cơ bản trong nghiên cứu gian
lận và cũng là cơ sở để xây dựng Chuẩn mực kiểm toán chung về các chỉ số gian lận trong
BCTC. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng lý thuyết tam giác gian lận để cải thiện đặc điểm
gian lận trong Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm
toán BCTC. Do đó, gian lận bao gồm động cơ hoặc áp lực thực hiện gian lận, cơ hội rõ ràng

13
để thực hiện hành vi đó và lý do hợp lý hóa hoạt động gian lận, cho dù đó là việc lập BCTC
gian lận hay biển thủ tài sản.
Thông tin kế toán sai lệch xảy ra khi HĐQT có động cơ hoặc áp lực để thao túng
BCTC, có hệ thống quản lý yếu kém hoặc có thái độ kém. Vì vậy, vấn đề cấp bách là nâng
cao hiệu quả quản trị DN nhằm ngăn chặn cơ hội điều chỉnh thông tin kế toán.
2.3.1.4. Lý thuyết chủ nghĩa cơ hội
Lý thuyết chủ nghĩa cơ hội cho rằng các nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận
được báo cáo để tối đa hóa lợi ích cá nhân của họ. Nhà quản trị có thể tăng mức lương và
thưởng bằng cách tăng lợi nhuận hiện tại để nhận thưởng cao hơn hoặc giảm lợi nhuận hiện
tại để trì hoãn việc trả thuế. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy các nhà
quản trị điều chỉnh lợi nhuận theo nhiều cách khác nhau để tối đa hóa lợi ích cá nhân của
họ. Healy (1985) đã phát hiện việc sử dụng các khoản dồn tích để tối đa hóa các khoản
thưởng. Watts and Zimmerman (1990) cho rằng các nhà quản lý có động lực thúc đẩy báo
cáo lợi nhuận từ tương lai đến kỳ kế toán hiện hành khi áp dụng kế hoạch thưởng dựa trên
lợi nhuận.
2.3.1.5. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information theory) phát biểu rằng hiện
tượng thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên có ít thông tin hơn hoặc có thông tin không
chính xác so với bên đối tác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết
định không chính xác và đồng thời, bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi
gây bất lợi cho bên đối tác. Godfrey và các cộng sự (2003) cho rằng sự mất cân đối về mặt
thông tin giữa người lập BCTC và người có nhu cầu sử dụng thông tin là luôn tồn tại. Các
DN có xu hướng không công bố những thông tin gây tổn hại đến mình và ngược lại, các
thông tin có lợi cho DN thường được cung cấp một cách chi tiết và đầy đủ hơn (Staubus,
2000).
2.3.1.6. Lý thuyết chi phí chính trị
Chi phí chính trị là chi phí mà DN phải chịu thông qua một hành vi mang tính chính trị
từ tác động bên ngoài như Nhà nước, nghiệp đoàn hay các nhóm cộng đồng. Theo lý thuyết
lý thuyết phi chính trị, DN có thể tiết lộ nhiều thông tin hơn để giảm thiểu chi phí chính trị
tiềm ẩn. Ví dụ, DN có thể tiết lộ thông tin về hoạt động môi trường của mình để tránh bị
chính phủ phạt hoặc bị các nhóm môi trường chỉ trích. Tuy nhiên, DN cũng có thể che giấu
thông tin để giảm thiểu chi phí chính trị. Ví dụ, DN có thể che giấu thông tin về hoạt động
tài chính của mình để tránh bị chính phủ đánh thuế cao hơn hoặc bị các nhà đầu tư mất niềm
tin.
2.3.2. Tác động của quản trị công ty tới chất lượng BCTC
2.3.2.1. Quy mô HĐQT
Quy mô HĐQT, hay số lượng thành viên trong HĐQT phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực
hoạt động, nhu cầu quản trị của từng DN cũng như quy định pháp luật của nước sở tại. Tại
Việt Nam, điều 154 Luật DN 2020 quy định số lượng thành viên HĐQT của công ty đại

14
chúng tối thiểu là 03 thành viên và tối đa 11 thành viên. Như vậy, quy mô HĐQT sẽ khác
nhau đối với các DN khác nhau và ở các quốc gia khác nhau.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tác động của quy mô HĐQT
đến chất lượng BCTC. Trong đó, nhiều tác giả cho rằng HĐQT có quy mô lớn sẽ góp phần
nâng cao CLTT công bố tự nguyện, giảm mức độ QTLN của Ban giám đốc và tăng khả
năng quản trị (Xie và cộng sự, 2003; Al-Shammari, 2010; Fathi, 2013). Nhiều thành viên
trong HĐQT sẽ dẫn đến sự đa dạng về chuyên môn, kinh nghiệm, ý kiến tư vấn (Boone &
cộng sự, 2007), từ đó góp phần tăng cường hiệu quả của chức năng giám sát, hạn chế sự
cấu kết trong nội bộ và bảo vệ lợi ích của các cổ đông (Nguyễn Thu Hằng và cộng sự,
2018).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng quy mô HĐQT lớn có thể khiến sự
phối hợp giữa các thành viên rời rạc, và các mối quan hệ trở nên phức tạp hơn (Jensen,
1993). Bởi khi có nhiều thành viên cùng đưa ra quan điểm về một vấn đề sẽ tốn nhiều thời
gian và chi phí để thống nhất ý kiến, đồng thời điều này cũng khiến xung đột nội bộ gia
tăng (Firth và cộng sự, 2007). Một số nghiên cứu của các tác giả Yermack (1996), Vafeas
(2000), Holtz và cộng sự (2014) cũng đồng tình với quan điểm rằng HĐQT có quy mô nhỏ
sẽ thực hiện chức năng giám sát hiệu quả hơn.
2.3.2.2. Sự độc lập của HĐQT
Sự độc lập của HĐQT được thể hiện thông qua tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT. Các
thành viên độc lập trong HĐQT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giám sát các
hoạt động của DN, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu
tư bởi họ là những người không tham gia điều hành DN và không có quan hệ lợi ích với
công ty (ngoài các khoản phụ cấp). Các thành viên độc lập được kỳ vọng sẽ tạo ra sự cân
bằng trong HĐQT, giảm thiểu các xung đột lợi ích (Klein 2002a, b; Bédard et al. 2004), là
cơ quan giám sát hiệu quả (Armstrong et al. 2010) và ngăn ngừa các hành vi gian lận
(Carcello and Neal 2003; Xie et al, 2003).
Ngoài ra, trong lý thuyết đại diện, các thành viên độc lập HĐQT đáng tin cậy hơn các
thành viên điều hành trong việc giám sát công ty (Fama và Jensen, 1983). Khác với các
thành viên độc lập, các thành viên HĐQT trong Ban điều hành vẫn phải chịu trách nhiệm
trước các cổ đông về hiệu quả hoạt động của DN. Vì vậy, các thành viên điều hành trong
HĐQT thường có xu hướng bao che, thông đồng hoặc tạo điều kiện cho các nhà quản lý
điều chỉnh thông tin kế toán nhằm tạo một bức tranh tài chính tốt hơn.
Do đó, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các DN có tỷ lệ thành viên độc lập trong
HĐQT cao sẽ thực hiện chức năng giám sát hiệu quả hơn, từ đó hạn chế các hành vi QTLN
của Ban Giám Đốc và nâng cao CLTT kế toán (Cheng and Courtenay, 2006; Dimitropoulos
và Asteriou, 2010; Holtz và cộng sự, 2014; Roden và cộng sự, 2016). Một số nghiên cứu
tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016)
cũng có cùng kết luận rằng tỷ lệ thành vi độc lập trong HĐQT cao tác động tích cực đến
chất lượng BCTC.
2.3.2.3. Kiêm nhiệm chức vụ

15
Tính kiêm nhiệm là việc Chủ tịch HĐQT có đồng thời giữ chức vụ giám đốc điều hành
hay không. Vai trò của chủ tịch HĐQT là điều hành HĐQT, giám sát hoạt động của Ban
Giám Đốc và giải quyết xung đột trong HĐQT. Trong khi đó, giám đốc điều hành là người
triển khai các chiến lược, mục tiêu, quyết định của HĐQT và quản lý toàn bộ hoạt động
trong DN. Việc kiêm nhiệm cả hai chức vụ chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành đồng
nghĩa với việc người kiêm nhiệm sẽ đồng thời có trách nhiệm giám sát và thực hiện.
Sự kiêm nhiệm chức vụ có thể làm giảm tính trung thực và khách quan của BCTC bởi
khi chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành, quyền lực sẽ tập trung vào một người, tạo cơ
hội cho các hành vi thao túng thông tin tài chính (Saleh, 2005; Fathi, 2013) và việc che dấu
các cổ đông về những thông tin tiêu cực của công ty (Al-Shammari, 2010). Ngoài ra, tính
kiêm nhiệm cho phép giám đốc điều hành kiểm soát thông tin truyền đạt đến các thành viên
khác trong HĐQT, gây trở ngại cho quá trình giám sát (Jensen, 1993). Do đó, sự kiêm nhiệm
chức vụ Chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành làm giảm khả năng giám sát, ảnh hưởng
tiêu cực đến chất lượng BCTC.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc có thể giúp triển
khai kế hoạch nhanh hơn, tăng hiệu suất hoạt động và tránh sự mâu thuẫn trong quản lý,
giám sát và điều hành DN (Finkelstein và D'Aveni, 1994; Elsayed, 2007; Guest, 2009).
2.3.2.4. Chuyên môn HĐQT
Chất lượng giám sát của HĐQT phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của người tham
gia giám sát. Các nhà nghiên cứu tin rằng HĐQT có các thành viên có chuyên môn trong
lĩnh vực tài chính có khả năng phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận của BGĐ nhờ vào
những am hiểu của mình (Xie và cộng sự, 2003) và do đó làm tăng chất lượng BCTC
(Qinghua và cộng sự, 2007). Skousen và Wright (2008) cho rằng khả năng phát sinh gian
lận trên BCTC sẽ cao hơn nếu HĐQT thiếu vắng các chuyên gia tài chính. Ngoài ra, các
phát hiện của Agrawal và Chadha (2005) khi nghiên cứu về các công ty Hoa Kỳ đã nêu bật
tầm quan trọng kiến thức kế toán của các thành viên HĐQT không điều hành trong việc
giảm khả năng phải điều chỉnh BCTC. Nhìn chung việc các thành viên HĐQT có năng lực
chuyên môn đi cùng với sự hiểu biết trong lĩnh vực tài chính và kế toán giúp hệ thống giám
sát của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong vấn đề phát hiện các hành vi điều chỉnh BCTC, từ
đó giúp nâng cao chất lượng BCTC.
2.3.2.5. Tần suất họp HĐQT
Mục tiêu của việc tham gia các cuộc họp HĐQT nhằm đánh giá các vấn đề của công ty,
đưa ra quyết định mang tính chiến lược và đề xuất kế hoạch kinh doanh của DN. Các nhà
nghiên cứu cho rằng khi các cuộc họp HĐQT được tổ chức thường xuyên hơn sẽ đặt áp lực
lớn hơn lên việc các nhà quản trị cung cấp thông tin, có nhiều thời gian xem xét, nhìn nhận
được nhiều vấn đề hơn, từ đó giám sát được hoạt động điều hành của Ban Giám đốc (Xie
và cộng sự, 2003; Cohen và cộng sự, 2002). Điều này có nghĩa rằng khi số lượng cuộc họp
HĐQT trong công ty tăng lên, hành vi QTLN giảm xuống. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng
sự năng động của HĐQT sẽ gia tăng công tác tư vấn, giám sát hiệu quả, qua đó giúp quản
lý nghiêm ngặt kỷ luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty (Sarkar và các cộng sự,
2008). Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu đưa ra kết quả ngược lại. Gulzar và các cộng
16
sự (2011), Metawee (2013) cho rằng khi số lượng cuộc họp HĐQT tăng lên sẽ làm giảm
mức độ QTLN của người quản lý.
2.3.2.6. Sự tồn tại của uỷ ban kiểm toán
Ủy ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn thuộc HĐQT tập trung chủ yếu vào nhiệm
vụ giám sát hoạt động của DN, từ đó nâng cao khả năng kiểm soát nội bộ và hiệu quả của
chức năng kiểm soát nội bộ. Các thành viên trong ủy ban kiểm toán là thành viên không
điều hành HĐQT. Do đó nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thành lập riêng một ủy ban
kiểm toán trong công ty có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin tự nguyện (Al-
Shammari, 2010). Huang (2011) cũng đưa ra kết luận tương tự khi chỉ ra các công ty không
có ủy ban kiểm toán thì mức độ công bố lại BCTC cao. Một trong những lý do cho kết quả
này là bởi các thành viên ủy ban kiểm toán độc lập có nhiều khả năng yêu cầu chất lượng
kiểm toán cao hơn nhằm đảm bảo danh tiếng của họ (Abbott & Parker, 2000; Carcello &
Neal, 2000). Ngoài ra, một số nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu mối liên hệ giữa tính
độc lập của ủy ban kiểm toán và kết quả BCTC chỉ ra rằng các công ty có nhiều thành viên
độc lập hơn sẽ thể hiện chất lượng BCTC tốt hơn. Ví dụ, Beasley và cộng sự. (2000) nhận
thấy rằng các công ty phạm tội gian lận BCTC có ít ủy ban độc lập hơn so với tiêu chuẩn
ngành. Tương tự như vậy, Abbott và cộng sự (2000), dựa trên 78 cặp công ty gian lận và
không gian lận nhận thấy rằng các công ty không gian lận có xu hướng có ủy ban kiểm toán
hơn là các công ty gian lận.
Từ những phân tích trên, nhóm tổng hợp mô hình các yếu tố của QTCT ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC.

Hình 2.6: Mô hình tác động của QTCT tới chất lượng BCTC

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)


17
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
3.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu của Fathi (2013), Xie và cộng sự (2003), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng
Điệp (2017)... cung cấp các bằng chứng cho thấy số lượng thành viên HĐQT có sự tác động
tích cực đến chất lượng BCTC. Khi HĐQT có quy mô lớn sẽ tập hợp được nhiều ý kiến,
kinh nghiệm của các nhà chuyên môn cũng như phát huy hiệu quả của chức năng giám sát
có thể hạn chế được hành vi điều chỉnh các thông tin trên BCTC, từ đó nâng cao chất lượng
BCTC. Đồng quan điểm với các nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết 1 như sau:
Giả thuyết H1: Số lượng thành viên HĐQT càng lớn thì chất lượng BCTC càng cao
Phần lớn các nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng các thành viên HĐQT độc lập đóng
vai trò quan giám sát quan trọng để duy trì tính toàn vẹn và độ tin cậy của BCTC được công
bố, hay nói cách khác tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa sự độc lập của HĐQT đối với
chất lượng BCTC (Holtz và Sarlo Neto, 2014, Kukah và cộng sự, 2016, Nguyễn Thị Phương
Hồng, 2016...). Các thành viên HĐQT độc lập thể hiện tính khách quan và được đánh giá
cao trong quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động của ban điều hành, họ giữ vai trò trung lập
và không bị ràng buộc bởi mối quan hệ với BGĐ, làm tăng độ tin cậy và nâng cao chất
lượng BCTC. Từ đó, giả thuyết 2 được đặt ra là:
Giả thuyết H2: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng lớn thì chất lượng BCTC càng cao
Mối quan hệ giữa tính kiêm nhiệm chức vụ của chủ tịch HĐQT và chất lượng BCTC
được khẳng định là ngược chiều theo nghiên cứu của Holtz và Sarlo Neto (2014), Roden và
cộng sự (2016), Kukah và cộng sự (2016), Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2015), Nguyễn
Thị Phương Hồng (2016),... Kết quả này được giải thích khi chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm
chức vụ tổng giám đốc sẽ dẫn tới tình trạng một cá nhân nắm trong tay cả hai chức năng là
chức năng giám sát và chức năng điều hành, điều này tạo ra mối lo ngại về việc lợi dụng
quyền lực để trục lợi và che đậy thông tin. Khi đó, vai trò của HĐQT suy yếu làm suy giảm
chất lượng BCTC. Dựa trên cơ sở này, giả thuyết 3 được đặt ra như sau:
Giả thuyết H3: Các công ty có chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc thì chất
lượng BCTC càng thấp
Các nhà nghiên cứu tin rằng HĐQT có các thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực tài
chính có khả năng phát hiện các hành vi QTLN của BGĐ nhờ vào những am hiểu của mình
(Xie và cộng sự, 2003) và do đó làm tăng chất lượng BCTC (Qinghua và cộng sự, 2007).
Các nghiên cứu của Qinghua và cộng sự (2007), Skousen và Wright (2008) đều đánh giá
cao ảnh hưởng tích cực của việc HĐQT có chuyên môn tài chính và kế toán lên chất lượng
thông tin BCTC. Bằng sự am hiểu về kế toán và tài chính, các thành viên này được kỳ vọng
sẽ phát hiện được các hành vi điều chỉnh thông tin BCTC của nhà điều hành, từ nó giúp
nâng cao chất lượng BCTC. Với luận điểm này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H4:
Giả thuyết H4: Tỷ lệ thành viên trong HĐQT có chuyên môn về kế toán - tài chính càng lớn
thì chất lượng BCTC càng cao
Các phát hiện của Xie và cộng sự (2013) kết luận tần suất họp HĐQ cao hơn ngụ ý áp
lực lớn hơn đối với các nhà quản lý trong việc công bố thông tin, đồng thời giúp HĐQT có
nhiều thời gian thảo luận về những kế hoạch và giám sát ban điều hành, có quan hệ tích cực
18
trong việc hạn chế hành vi QTLN, từ đó nâng cao chất lượng BCTC. Tương tự, Ronen và
Yarri (2008), Conger và cộng sự (1998) chỉ ra rằng các cuộc họp của HĐQT diễn ra thường
xuyên sẽ làm tăng hiệu quả giám sát của HĐQT, từ đó làm giảm hành vi QTLN góp phần
làm tăng chất lượng BCTC. Với luận điểm này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H5:
Giả thuyết H5: Tần suất họp HĐQT càng cao thì chất lượng BCTC càng cao
Là cơ quan chuyên môn trực thuộc HĐQT, ủy ban kiểm toán gồm các thành viên HĐQT
không điều hành với chức năng tư vấn, giám sát nhằm đảm bảo tính hiệu quả về hệ thống
kiểm soát nội bộ và đáp ứng các yêu cầu về BCTC ra bên ngoài. Do vậy, rất nhiều kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có ủy ban kiểm toán sẽ có mức độ công bố thông tin tự
nguyện cao hơn (Al-Shammari, 2010; Ran và cộng sự, 2014) và ngược lại, các công ty có
gian lận BCTC thường không có ủy ban kiểm toán (Beasley et al., 2000; Abbott et al. 2000).
Dựa trên chức năng và quy định về ủy ban kiểm toán cùng kết quả của các nghiên cứu trước,
nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H6:
Giả thuyết H6: Sự tồn tại của ủy ban kiểm toán có tác động tích cực đến chất lượng BCTC
3.2. Mô hình hồi quy và đo lường biến trong mô hình
3.2.1. Mô hình hồi quy
𝐸𝑀𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 × 𝐵_𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 + 𝛽2 × 𝐵_𝐼𝑛𝑑𝑒𝑝𝑒𝑛𝑑𝑒𝑛𝑐𝑒𝑖𝑡 + 𝛽3 × 𝐵_𝐷𝑢𝑎𝑙𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡
+𝛽4 × 𝐵_𝐸𝑥𝑝𝑒𝑟𝑡𝑖𝑠𝑒𝑖𝑡 + 𝛽5 × 𝐵_𝑀𝑒𝑒𝑡𝑖𝑛𝑔𝑖𝑡 + 𝛽6 × 𝐵_𝐴𝑢𝑑𝑖𝑡𝐶𝑜𝑚𝑚𝑖𝑡𝑡𝑒𝑖𝑡 + 𝛽7 × 𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 +
𝛽8 × 𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽9 × 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡
Trong đó:
𝐸𝑀𝑖𝑡 : Mức độ QTLN của công ty i năm t
𝐵_𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 : Quy môn HĐQT của công ty i năm t
𝐵_𝐼𝑛𝑑𝑒𝑝𝑒𝑛𝑑𝑒𝑛𝑐𝑒𝑖𝑡 : Tính độc lập HĐQT của công ty i năm t
𝐵_𝐷𝑢𝑎𝑙𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡 : Tính kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và CEO của công ty i năm t
𝐵_𝐸𝑥𝑝𝑒𝑟𝑡𝑖𝑠𝑒𝑖𝑡 : Chuyên môn của HĐQT của công ty i năm t
𝐵_𝑀𝑒𝑒𝑡𝑖𝑛𝑔𝑖𝑡 : Số lần họp HĐQT của công ty i năm t
𝐵_𝐴𝑢𝑑𝑖𝑡𝐶𝑜𝑚𝑚𝑖𝑡𝑒𝑒𝑖𝑡 : Sự tồn tại của ủy ban kiểm toán trong công ty i năm t
𝑆𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 : Quy mô công ty i năm t
𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 : Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 : Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của công ty i năm t
𝜀𝑖𝑡 : Sai số ước tính của công ty i năm t
3.2.2. Đo lường biến trong mô hình
3.2.2.1. Đo lường biến phụ thuộc
Nhóm tác giả dùng biến phụ thuộc là QTLN trên cơ sở dồn tích (AEM - Accrual-based
earnings management) để đo lường chất lượng BCTC. Theo đó, QTLN và chất lượng BCTC
có mối quan hệ ngược chiều: công ty có mức độ QTLN càng cao thì chất lượng BCTC càng
thấp (Phaithun Intakhan và cộng sự, 2009; Yadollah Tariverdi và cộng sự, 2012; Andry
Priharta và cộng sự 2019). Theo Gordon (1964), QTLN trên cơ sở dồn tích là hành vi điều
chỉnh lợi nhuận thông qua sự linh hoạt trong việc lựa chọn các chính sách và ước tính kế
toán trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung. Trong đó, các

19
nhà quản lý sẽ tìm cách để tác động đến sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và dòng tiền
thực tế của DN để tạo ra các khoản dồn tích bất thường DA.
Cụ thể, BCKQHĐKD được lập trên cơ sở dồn tích. Theo đó, doanh thu và chi phí được
ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không căn cứ vào việc đã thu hay chi tiền. Một
số nghiệp vụ ghi nhận doanh thu hoặc chi phí không bằng tiền như doanh thu bán chịu cho
khách hàng, chi phí phải trả, chi phí trích trước, chi phí khấu hao, chi phí dự phòng giảm
giá tài sản, ...Trong khi đó, BCLCTT theo phương pháp trực tiếp được lập dựa trên cơ sở
tiền. Phần chênh lệch giữa lợi nhuận trên BCKQHĐKD và dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh trên BCLCTT chính là khoản dồn tích.
Ta có công thức đo lường tổng các khoản dồn tích TA (Total Accruals):
𝑇𝐴𝑖𝑡 = 𝑁𝐼𝑖𝑡 − 𝑂𝐶𝐹𝑖𝑡 (1)
Trong đó:
𝑇𝐴𝑖𝑡 : Tổng các khoản dồn tích của công ty i trong năm t
𝑁𝐼𝑖𝑡 : Lợi nhuận sau thuế của công ty i trong năm t
𝑂𝐶𝐹𝑖𝑡 : Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t
BCLCTT theo phương pháp trực tiếp chỉ ghi nhận những giao dịch phát sinh tiền theo
nguyên tắc thực thu-thực chi, nên các nhà quản lý không thể điều chỉnh các nghiệp vụ. Do
đó, họ sẽ thực hiện điều chỉnh lợi nhuận bằng cách tác động lên các khoản dồn tích trên
BCTC hay các giao dịch không bằng tiền trên BCKQHĐKD. Theo các nhà nghiên cứu,
tổng giá trị dồn tích (TA) gồm hai phần: phần không thể điều chỉnh (NDA –
NonDiscretionary Accruals) và phần có thể điều chỉnh (DA - Discretionary Accruals).
TA = NDA + DA
Hay DA = TA - NDA
Phần giá trị dồn tích không thể điều chỉnh NDA là các khoản dồn tích có thể xuất hiện
hoặc biến mất một cách tự nhiên, phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh, sự phát triển, và thời
gian hoạt động của công ty hoặc khi DN thực hiện đúng theo nguyên tắc kế toán. Còn phần
dồn tích có thể điều chỉnh DA là các khoản dồn tích do các nhà quản lý thực hiện nhằm
mục đích điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ. Khi DA mang giá trị dương nghĩa là các nhà quản
lý đã thổi phồng lợi nhuận trong kỳ và ngược lại, khi DA mang giá trị âm thì có khả năng
các nhà quản lý đã điều chỉnh giảm lợi nhuận. Do các khoản dồn tích có thể điều chỉnh DA
đại hiện cho hành vi QTLN của các nhà quản lý nên không thể quan sát hay tính toán trực
tiếp được. Do đó, để xác định biến DA, các nhà nghiên cứu cần xác định giá trị khoản dồn
tích không thể điều chỉnh NDA.
Có rất nhiều mô hình đo lường mức độ QTLN trên cơ sở dồn tích của DN, bắt đầu
từ mô hình Healy (1985), mô hình DeAngelo (1986), mô hình Friedlan (1994), mô hình của
Jones (1991), mô hình của Dechow và cộng sự (1995), mô hình của Kothari, và cộng sự
(2005),... Trong đó, ba mô hình được các nhà nghiên cứu đánh giá là mô hình tiên tiến, hữu
hiệu và được sử dụng phổ biến nhất là mô hình của Jones (1991) và 2 mô hình cải tiến từ
mô hình gốc Jones là mô hình của Dechow, Sloan và Sweedney (1995) và mô hình của
Kothari, Leone và Wasley (2005). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Anh Hiền và
Phạm Thanh Trung (2015) về “Kiểm định và nhận diện mô hình nghiên cứu hành vi điều
20
chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam” dựa trên mẫu nghiên cứu là 380
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 đã chứng minh mô hình
Kothari, Leone và Wasley (2005) là mô hình phù hợp nhất để phát hiện hành vi QTLN trong
bối cảnh Việt Nam. Do đó, nhóm tác giả sẽ sử dụng mô hình Jones điều chỉnh (2005) để
xác định biến phụ thuộc DA của mô hình hồi quy đa biến.
Mô hình đo lường QTLN được thể hiện qua phương trình hồi quy sau:
𝑻𝑨𝒊𝒕 1 ∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 −∆𝑅𝐸𝐶𝑖𝑡 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡
= 𝛽1 × + 𝛽2 × + 𝛽3 × + 𝛽4 × 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 (2)
𝑨𝒊𝒕−𝟏 𝑨𝒊𝒕−𝟏 𝑨𝒊𝒕−𝟏 𝑨𝒊𝒕−𝟏
Trong đó:
𝑇𝐴𝒊𝒕 : Tổng dồn tích của công ty i trong năm t
𝐴𝒊𝒕−𝟏 : Tổng tài sản năm t-1 của công ty i trong năm t
∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 : Sự thay đổi doanh thu của công ty i năm t so với năm t-1
∆𝑅𝐸𝐶𝑖𝑡 : Sự thay đổi các khoản phải thu của công ty i năm t so với năm t-1
𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡 : Nguyên giá TSCĐ hữu hình của công ty i cuối năm t
𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡−1 : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty i năm t-1
𝛽1 , 𝛽2 , 𝛽3 , 𝛽4 : Các tham số ước tính
𝜀𝑖𝑡 : Sai số ước tính của công ty i năm t
Từ đó phần dồn tích không thể điều chỉnh NDA và phần dồn tích có thể điều chỉnh
DA được tính bằng công thức sau:
𝑵𝑫𝑨𝒊𝒕 1 ∆𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 −∆𝑅𝐸𝐶𝑖𝑡 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡
= 𝛼1 × + 𝛼2 × + 𝛼3 × + 𝛼4 × 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡−1 (3)
𝑨𝒊𝒕−𝟏 𝑨𝒊𝒕−𝟏 𝑨𝒊𝒕−𝟏 𝑨𝒊𝒕−𝟏
Trong đó:
𝑁𝐷𝐴𝒊𝒕 : Phần dồn tích không thể điều chỉnh của công ty i trong năm t
𝛼1 , 𝛼2 , 𝛼3 ,: Tham số ước tính thông qua phương pháp hồi quy Pooled OLS.
𝐷𝐴𝑖𝑡 = 𝑇𝐴𝑖𝑡 − 𝑁𝐷𝐴𝑖𝑡 (4)
Biến phụ thuộc mức độ QTLN (EM) được xác định bằng giá trị tuyệt đối của các
khoản dồn tích có thể điều chỉnh DA.
Vì các nhà quản lý có điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận nên DA có thể mang
giá trị dương hoặc giá trị âm. Do đó, giá trị tuyệt đối sẽ là thước đo phù hợp để thể hiện sự
can thiệp của các nhà quản lý đến lợi nhuận. Giá trị tuyệt đối của DA càng lớn thì mức độ
QTLN càng cao.
3.2.2.2. Đo lường biến độc lập
• B_Size - Quy mô HĐQT: được tính bằng số lượng thành viên HĐQT.
• B_Independence - Tính độc lập HĐQT: được tính bằng tỷ lệ giữa số thành viên độc lập
HĐQT trên tổng số thành viên của HĐQT.
• B_Duality- Tính kiêm nhiệm: là một biến giả, nhận giá trị 1 khi Chủ tịch HĐQT đồng
thời là Giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp và bằng 0 nếu hai chức vụ này được
đảm nhiệm bởi hai người khác nhau.
• B_Expertise - Chuyên môn HĐQT: được tính bằng tỷ lệ giữa số thành viên thuộc HĐQT
có chuyên môn kế toán tài chính và tổng số thành viên của HĐQT. Trong đó, chuyên
môn của thành viên HĐQT được xác định dựa trên lĩnh vực chuyên môn theo bằng cấp
(như Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ) của thành viên đó.
21
• B_Meeting - Tần suất họp HĐQT: được tính bằng số lần họp HĐQT.
• B_AuditCommitee - Uỷ ban kiểm toán: là một biến giả, nhận giá trị 1 khi DN có uỷ ban
kiểm toán. Ngược lại biến giả nhận giá trị bằng 0.
3.2.2.3. Đo lường biến kiểm soát
Tương tự các nghiên cứu của Beneish (1997), Peikun và Jing (2010), Anwar và
Buvanendra (2019), mô hình còn có 3 biến kiểm soát là quy mô DN (SIZE), đòn bẩy tài
chính (LEV) và lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nhóm đưa thêm 3 biến kiểm soát này vào mô
hình vì các lý do sau.
Có một sự tác động ngược chiều giữa quy mô DN và QTLN vì các công ty lớn thường
có xu hướng phơi bày các khoản dồn tích bất thường hơn (Hope, 2011). Các công ty có quy
mô lớn sẽ có ít khả năng thực hiện hành vi QTLN vì phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các
ngân hàng đầu tư, chủ nợ, uỷ ban chứng khoán và các nhà phân tích tài chính.
Đòn bẩy tài chính cho biết tổng số tài sản hiện tại của DN được tài trợ bao nhiêu phần
trăm là nợ vay. Nếu tỷ lệ này quá cao có thể dẫn tới tình trạng DN không đủ khả năng trả
nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá thấp có nghĩa là DN chưa tận dụng kênh huy động vốn
bằng nợ. Các nhà đầu tư sẽ không rót vốn cho những công ty có mức đòn bẩy tài chính cao
vì họ cho rằng những công ty này sẽ gặp rủi ro tài chính cao và có nguy cơ phá sản (Andrade
& Kaplan, 1998). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi đòn bẩy tài chính cao, nhà quản lý sẽ
có động lớn để bóp méo thu nhập nhằm mục đích nới lỏng các quy định về vay vốn (Ali và
cộng sự, 2008).
ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận
thấp, ban quản lý có động lực cao hơn để tăng lợi nhuận hoặc giảm chi phí nhằm làm tăng
các khoản dồn tích có thể điều chỉnh (DA) (McNichols, 2000). Mặt khác, các nhà quả lý
thường thực hiện QTLN làm giảm lợi nhuận thực tế rồi chuyển chúng sang doanh thu của
kỳ kế toán khác nhằm mục đích tránh thuế và giảm chi phí (Chen at al., 2007).
Các biến kiểm soát được đo lường như sau:
• Quy mô doanh nghiệp (SIZE) - được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản.
• Đòn bẩy tài chính (LEV) - được tính bằng tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu.
• Lợi nhuận trên tài sản (ROA) - được tính bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
bình quân.
Dấu
Tên biến Ý nghĩa Cách tính kỳ
vọng

Biến phụ thuộc

Giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích bất


Mức độ
EM thường, ước lượng từ mô hình của Kothari
QTLN
và cộng sự (2005)

Biến độc lập

22
Quy mô
B_Size Số lượng thành viên HĐQT -
HĐQT
Tính độc Tỷ lệ giữa số thành viên độc lập HĐQT trên -
B_Independence
lập HĐQT tổng số thành viên của HĐQT
Nếu chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh
Giám đốc điều hành, biến giả nhận giá trị
Tính kiêm
B_Duality bằng 1. Ngược lại, biến giả nhận giá trị +
nhiệm
bằng 0.

Chuyên Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về


B_Expertise môn tài chính và kế toán -
HĐQT

Tần suất
B_Meeting Số lần họp HĐQT -
họp HĐQT

Một biến giả, nhận giá trị 1 khi DN có uỷ


Uỷ ban
B_AuditCommitee ban kiểm toán. Ngược lại biến giả nhận giá -
kiểm toán
trị bằng 0.

Biến kiểm soát

Quy mô
Size Logarit tự nhiên của tổng tài sản -
DN
Đòn bẩy tài +
LEV Tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu
chính

Lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình -
ROA
trên tài sản quân

Bảng 1.2: Bảng tổng kết các biến, cách đo lường và dấu kỳ vọng liên quan tới các biến phụ thuộc và biến
độc lập của mô hình nghiên cứu.

23
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
4.1. Các giải pháp hoàn thiện HĐQT công ty nhằm nâng cao chất lượng BCTC từ
phía doanh nghiệp
Một là, xét về quy mô HĐQT, các công ty cần xem xét số lượng thành viên HĐQT, cân
đối phù hợp với quy mô DN. Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát, cần có sự phân
công phân nhiệm cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo hoặc giám sát mang tính hình thức.
Hai là, các công ty có thể nâng cao tính độc lập của HĐQT bằng cách thuê các đơn vị
tư vấn, kiểm toán để đánh giá tính độc lập của thành viên HĐQT hàng năm. Ngoài ra, để
nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy các ưu thế từ thành viên độc lập, các chính sách
lương thưởng cũng cần được thiết kế phù hợp, tránh tình trạng cấu kết với các thành phần
nội bộ, gây phương hại lợi ích của các bên có liên quan.
Ba là, các công ty có thể nâng cao chuyên môn của HĐQT bằng cách tạo điều kiện, hỗ
trợ các thành viên tham dự các khóa học trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn, từ đó áp dụng trong thực tế quản trị tại chính đơn vị mình.
Bốn là, nâng cao trách nhiệm của HĐQT. Khuôn khổ QTCT cần đảm bảo định hướng
chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm
của HĐQT đối với công ty và cổ đông.
Năm là, quy định về công bố thông tin và tính minh bạch. Khuôn khổ QTCT phải đảm
bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến
công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT.
4.2. Một số khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan tới QTCT nhằm
nâng cao chất lượng BCTC
• Hoàn thiện khung pháp lý về QTCT
Một là, cơ quan quản lý Nhà nước nên xem xét gia tăng số lượng thành viên trong
HĐQT nhằm đem lại hiệu quả quản trị ngày càng cao, nâng cao công tác kiểm tra giám sát
đối với hoạt động của Ban giám đốc và hạn chế nguy cơ Ban điều hành thực hiện hành vi
QTLN. Cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra các quy tắc và quy định nhằm đảm bảo thông
tin được công bố kịp thời, chính xác bởi DN. Sự tồn tại của cơ chế quản lý DN đến từ bên
ngoài có thể góp phần làm tăng liên kết giữa tỷ lệ thành viên HĐQT và mức độ công bố
thông tin tự nguyện.
Hai là, các văn bản Nhà nước cần chú trọng về vấn đề chuyên môn HĐQT, đề ra những
lĩnh vực chuyên môn cụ thể, những kiến thức, kinh nghiệm mà thành viên HĐQT cần có để
đảm bảo sự cân đối trong HĐQT. Tại Việt Nam, phần đa các DN quan tâm đến việc công
bố thông tin liên quan tới chuyên môn của thành viên HĐQT thông qua các bậc Cao đẳng,
Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những chuyên gia không có chuyên
môn trong lĩnh vực liên quan nhưng có các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CFA liên quan
đến các vị trí mà DN đang nhắm đến. Điều này gây khó khăn trong quá trình tuyển dụng

24
các thành viên chuyên môn HĐQT. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước nên ban hành các
hướng dẫn chi tiết đi kèm nhằm hướng dẫn các công ty thực hiện.
Ba là, các DN khi bị phát hiện hành vi QTLN nghiêm trọng nên bị xử phạt nghiêm,
nâng cao mức xử phạt mang tính răn đe bởi số tiền DN làm thất thu của Nhà nước có thể
gấp nhiều lần so với mức xử phạt. Nhà nước cần xem xét tăng mức xử phạt về tài chính và
áp dụng một số biện pháp nghiêm khắc khác như ngừng giao dịch, niêm yết trên sàn chứng
khoán, truy tố với các cá nhân chính lên kế hoạch và thực thi hành vi gian lận, để lại hậu
quả trên nhiều khía cạnh.
• Hỗ trợ các công ty niêm yết hoàn thiện hệ thống QTCT
Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao vai trò của QTCT.
Hàng năm, cuộc bình chọn DN niêm yết là sự mở rộng từ Cuộc Bình chọn Báo cáo thường
niên, do HOSE, HNX và Báo đầu tư đồng phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh việc thực hiện
các thông lệ tốt về quản trị và điều hành công ty thể hiện qua các thông tin của DN được
công bố nội bộ và qua các kênh thông tin của các cơ quan quản lý thị trường. Các giải
thưởng được xem như sự động viên, lời ghi nhận đến từ cơ quan Nhà nước đến các DN nhờ
nỗ lực hoàn thiện hệ thống QTCT, góp phần nâng cao uy tín các đơn vị. Do vậy, các cuộc
thi, cuộc bình chọn như vậy cần được tổ chức thường xuyên, có quy mô, chuyên nghiệp
hơn để vinh danh các đơn vị có hệ thống QTCT và chất lượng báo cáo thường niên tốt.
Hai là, Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức các diễn đàn, sự
kiện, các lớp học để chia sẻ về các khía cạnh của QTCT, từ đó hỗ trợ các công ty, nhất là
công ty niêm yết gia tăng nhận biết, kinh nghiệm, học hỏi để áp dụng cho DN của mình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc các thành viên HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính
tốt sẽ phát huy hiệu quả giám sát của hệ thống quản trị, nâng cao CLTT kế toán. Do đó, các
cơ quan, Hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp có thể tổ chức các khóa học chuyên sâu về kế toán,
tài chính nhằm giúp các cá nhân có kiến thức chuyên môn tốt hơn, từ đó áp dụng cho DN
của mình. Bên cạnh đó, vai trò của các Hiệp hội DN đóng vai trò gắn kết, chia sẻ những
khó khăn, cơ hội và kinh nghiệm của các DN trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống
QTCT cũng nên được đánh giá cao, từ đó tạo ra không gian giao lưu tích cực, giúp các DN
học hỏi lẫn nhau để cải thiện hoạt động quản trị của mình.
Nhìn chung, các giải pháp, khuyến nghị liên quan tới các chính sách, hỗ trợ sẽ giúp các
công ty nhận thức được tốt hơn vai trò của QTCT cũng như xây dựng các cơ chế, chính
sách nhằm tăng cường hiệu quả giám sát, qua đó nâng cao CLTT kế toán, tăng cường uy
tín của đơn vị. Trên góc độ quản lý thị trường, sự minh bạch của các công ty chính là cơ sở
cho sự phát triển bền vững của TTCK.

25
KẾT LUẬN
Chất lượng BCTC là một vấn đề quan trọng, thu hút sự nhiều sự quan tâm của người
sử dụng BCTC nói chung và đối với các nhà nghiên cứu nói riêng, đồng thời là một trong
những nhân tố góp phần quyết định sự phát triển về thông tin kinh tế cho một quốc gia.
Chất lượng BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó QTCT được quan tâm nhiều
trong những năm gần đây. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng QTCT tốt sẽ dẫn đến BCTC
có chất lượng cao và ngược lại chất lượng BCTC thấp phần lớn xuất phát từ những DN có
QTCT yếu kém (Cohen, 2004). QTCT tốt sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, đáng tin
cậy về tình hình tài chính của DN; từ đó, hỗ trợ các bên liên quan đưa ra những quyết định
kinh tế đúng đắn.
Trong bài nghiên cứu này, QTCT được nghiên cứu tập trung vào những yếu tố bên
trong DN bao gồm: quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, tính kiêm nhiệm giữa hai chức
vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, tính chuyên môn trong HĐQT, tần suất họp HĐQT
và sự tồn tại của uỷ ban kiểm toán trong HĐQT. Thông qua các phân tích, bài nghiên cứu
sẽ giúp người đọc có những cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về những tác động của QTCT
đến chất lượng BCTC, đồng thời đưa ra những giải pháp tăng cường QTCT nhằm nâng cao
chất lượng BCTC để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của các đối tượng
sử dụng BCTC.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhóm chúng em rất biết ơn khi nhận được sự
hướng dẫn tận tình của giảng viên Nguyễn Thị Thu Hằng. Song do thời gian có hạn, bài
nghiên cứu mới chỉ dừng lại dưới góc độ lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu và chưa đi
sâu vào thực tế của các DN, điều này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng em rất
mong nhận được sự góp ý của cô để bài nghiên cứu có thể được hoàn thiện hơn.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Bùi Văn Dương & Ngô Hoàng Điệp (2017), “Đặc điểm hội đồng quản trị và hành
vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học, 12(2), 113-126.
2. Đinh Công Hiển, Trần Kiều Nga, Nguyễn Thiện Phong, Võ Hồng Hạnh và
Nguyễn Phương Tâm (2020), “Nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường
Đại học Tây Đô, số 09-2020.
3. Đỗ Thùy Linh, Vũ Hùng Phương (2023), “Đo lường mức độ quản trị lợi nhuận:
Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết”, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, số 312 tháng 6/2023.
4. Giáp Thị Lệ (2020), “Đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến chất lượng báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công Thương.
5. Nguyễn Anh Hiền, Phạm Thanh Trung (2015), “Kiểm định và nhận diện mô
hình điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí phát
triển KH & CN tập 18, số Q3 - 2015.
6. Nguyễn Thị Thu Vân (2020), “Tổng quan các phương pháp đo lường chất lượng
thông tin BCTC”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán cơ quan ngôn luận TW Hội Kế
toán và Kiểm toán Việt Nam, 65-68.
7. Nguyễn Thị Hải Hà (2014), “Chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, Tập 30, số 3 (2014) 37-45.
8. Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Mạnh Hiệp, Trần Thị Tuyết Trâm (2018), “Quản trị
công ty và hành vi thao túng lợi nhuận của công ty niêm yết Việt Nam”, Tạp chí
công nghệ Ngân hàng.
9. Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thị Phượng Loan, Nguyễn Minh Thao (2016), “Nhận diện hành vi
quản trị lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Tạp chí phát triển KH & CN, tập 19, số Q4 - 2016.
11. Nguyễn Trọng Nguyên (2015), “Tác động của quản trị công ty đến chất lượng
BCTC tại các công ty niêm yết tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Phùng Anh Thư và Nguyễn Vĩnh Khương (2018), “Tác động của khả năng hoạt
động liên tục đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà
Nội: Kinh tế và kinh doanh, Tập 34, Số 3(2018) 1-10.
13. Phùng Anh Thư và Thái Hồng Thụy Khánh (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam”, Nghiên cứu khoa học
kiểm toán, số 128 13-19.
14. Trần Thị Giang Tân, Nguyễn Trí Tri, Đinh Ngọc Tú, Hoàng Trọng Hiệp và
Nguyễn Đinh Hoàng Uyên (2014), “Đánh giá rủi ro gian lận BCTC của các công
ty niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26 1, 74-94.
15. Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Nguyễn Tố Tâm (2014), “Xây dựng
mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin của
công ty niêm yết”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, Tập 30,
Số 3 (2014) 26-36.
16. Trần Phúc Hậu (2023), “Lý thuyết đại diện trong nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng
đến kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp”, Hiệp hội kế toán và kiểm toán
viên Việt Nam.
17. Báo Đầu tư, “Cuộc bình chọn DN niêm yết 2023: Bắt kịp xu hướng và tiêu chuẩn
mới”, 15/12/2023,
https://baodautu.vn/cuoc-binh-chon-doanh-nghiep-niem-yet-2023-bat-kip-xu-
huong-va-tieu-chuan-moi-d205145.html.
18. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD - Organisation for Economic
Cooperation and Development, truy cập ngày 05/03/2024, từ
https://www.oecd.org/daf/ca/corporategovernanceprinciples/45034702.pdf
19. Luật Kế toán số 88/2015/QH13
20. Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quy chế Quản trị công ty
21. Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
II. Tài liệu Tiếng Anh
1. Al-Shammari, B. (2010), “Corporate governance and voluntary disclosure in
Kuwait”, International Journal of Disclosure and Governance, Vol. 7 No. 3, pp.
262 - 280.
2. Anup Agrawal, Sahiba Chadha (2005), “Corporate Governance and Accounting
Scandals”, The Journal of Law and Economics ,Vol. 48, No. 2.
3. Almontaser Abdallah Mohammad Qadorah, Faudziah Hanim Bt Fadzil (2018),
“The Effect of Board Independence and Board Meeting on Firm Performance:
Evidence from Jordan”, Journal of Finance and Accounting, 6(5), 105-109.
4. Armstrong, C. S., Guay, W. R., & Weber, J. P. (2010), “The role of information
and financial reporting in corporate governance and debt contracting”, Journal
of Accounting and Economics, 50(2–3), 179–234.
5. Beest, F.V., Braam, G.J.M. and Boelens, S. (2009), “Quality of Financial
Reporting: measuring qualitative characteristics”.
6. Be´dard, J., Chtourou, S. M., & Courteau, L. (2004), “The effect of audit
committee expertise, independence, and activity on aggressive earnings
management”, Auditing: A Journal of Practice and Theory, 23(2), 13–35.
7. Carcello, J. V., & Neal, T. L. (2003), “Audit committee characteristics and
auditor dismissals following ‘‘new’’ going-concern reports”, The Accounting
Review, 78, 95–117.
8. Dechow, P.M., Sloan, R.G. and Sweeney, A.P. (1995), “Detecting earnings
management”, Accounting review, pp.193-225.
9. Dechow, P.M., Ge, W., Larson, C.R. and Sloan, R.G. (2011), “Predicting
material accounting misstatements”, Contemporary accounting research, 28(1),
pp.17-82.
10. Degeorge, F., Patel, J. & Zeckhauser, R. (1999)., “Earnings management to
exceed thresholds”. The Journal of Business, 72, 1-33.
11. Dimitropoulos, P.E. and Asteriou, D. (2010), “The effect of board composition
on the informativeness and quality of annual earnings: Empirical evidence from
Greece”, Research in International Business and Finance, 24(2), pp.190-205.
12. Ebraheem Saleem Salem Alzoubi, Mohamad Hisyam Selamat (2012), “The
impact of corporate governance mechanisms on earning management: Literature
review and proposing framework”, International Journal of Accounting and
Financial Reporting, Số 1 (2012).
13. Eugene C.M. Cheng, Stephen M. Courtenay (2006), “Board composition,
regulatory regime and voluntary disclosure”, The International Journal of
Accounting 41(3), 262-289.
14. Fama, E. F., & Jensen, M. C. (1983), “Separation of ownership and control”,
Journal of Law and Economics, 26(2), 301–325.
15. Fathi, J. (2013), “The determinants of the quality of financial information
disclosed by French listed companies,” Mediterranean Journal of Social
Sciences, 4(2), pp.319-319.
16. Fathi J. (2013), “Corporate governance system and Quality of financial
information ”, Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol. 4 No. 2, pp. 151 -
170.
17. Finkelstein, S. & D’ ve i, R.A. (1994), “CEO Duality as a Double-Edged
Sword: How Boards of Directors Balance Entrenchment Avoidance and Unity
of Command”, Academy of Management Journal, Vol. 37 No. 5, pp. 1079 - 1108.
18. Firth, M., Fung, P.M. and Rui, O.M. (2007). “Ownership, two-tier board
structure, and the informativeness of earnings–Evidence from China”. Journal of
accounting and public policy, 26(4), pp.463-496.
19. Gacheru, F.A.I.T.H., 2017, “Effect of Financial Accounting Information Quality
on Decision Making: a Survey of Public Benefit Organizations in Nairobi
County”.
20. Guest, P.M. (2009), “The Impact of Board Size on Firm Performance: Evidence
from the UK”, The European Journal of Finance, 15, 385-404.
21. Healy, P.M. and Wahlen, J.M. (1999), “A review of the earnings management
literature and its implications for standard setting”, Accounting horizons, 13(4),
pp.365-383
22. Holtz, L. and Sarlo Neto, A. (2014), “Effects of board of directors' characteristics
on the quality of accounting information in Brazil”, Revista Contabilidade &
Finanças, 25(66), pp.255-266.
23. Jensen, M. (1993), “ The Modern Revolution, Exit, and the Failure of Internal
Control Systems Industrial”, The Journal of Finance, Vol. 48 No. 3, pp. 831 -
880.
24. Jonas, G.J. and Blanchet, J. (2000), “Assessing quality of financial reporting”,
Accounting horizons, 14(3), p.353.
25. Jones, J. J. (1991),”Earnings management during import relief investigations”.
Journal of Accounting Research, 29, 193–228.
26. Katmon, N. & Al Farooque, O. (2015), “Exploring the impact of internal
corporate governance on the relation between disclosure quality and earnings
management in the UK listed companies”, Journal of Business Ethics, 142(2),
345-367.
27. Kasznik, R. (1999), “On the association between voluntary disclosure and
earnings management”, Journal of Accounting Research, 37(1), 57–81.
28. Khaled Elsayed (2007), “Does CEO Duality Really Affect Corporate
Performance?”, Corporate Governance, Vol.15, No.6.
29. Kim, K. and Yang, J.S. (2014), “Director tenure and financial reporting quality:
evidence from Korea”, Review of Integrative Business and Economics Research,
3(1), p.237.
30. Kinney JR, W. R. M. R. D., (1994), “Does auditing reduce bias in financial
reporting? A review of audit-related adjustment studies”, Auditing, p. 149.
31. Klein, A. (2002a), “Audit committee, board of director characteristics, and
earnings management”, Journal of Accounting and Economics, 33, 375–400.
32. Kukah, M.A., Amidu, M. and Abor, J.Y. (2016), “Corporate governance
mechanisms and accounting information quality of listed firms in Ghana. African
Journal of Accounting”, Auditing and Finance, 5(1), pp.38-58
33. Maines, L.A. and Wahlen, J.M. (2006), “The nature of accounting information
reliability: Inferences from archival and experimental research”, Accounting
Horizons, 20(4), pp.399-425.
34. Michael C. Jensen, William H. Meckling, “A theory of the firm: governance,
residual claims and organizational forms”, Harvard University Press, December
2000, Journal of Financial Economics (JFE), Vol. 3, No. 4, 1976.
35. Mubarak Abbati Bako (2018), “The Impact of Corporate Governance on the
Quality of Financial Reporting in the Nigerian Chemical and Paint Industry”,
Journal of Finance and Accounting, Vol.9, No.7, 2018.
36. Pablo de Andres (2008), “Corporate governance in banking: The role of the board
of directors”, Journal of Banking & Finance, Vol. 32, No. 12, 2570-2580.
37. Qinghua, W.U., Pingxin, W., and Junming, Y. I. N. (2007), “Audit committee,
board characteristics and quality of financial reporting: An empirical research on
Chinese securities market”, Business Review, 1(3), pp. 385–400
38. Roden, D.M., Cox, S.R. and Kim, J.Y. (2016), “The fraud triangle as a predictor
of corporate fraud”, Academy of Accounting and Financial Studies Journal,
20(1), p.80.
39. Saleh, Z. (2005), “ Development in Governmental Accounting and Reporting in
Malaysia: An analysis Using Luder's Contingency Model'', Cappelan Akademisk
Forlag, Vol. 14 No.1, pp. 67 - 79.
40. Vafeas, N. (2000), “Board structure and the informativeness of earnings”,
Journal of Accounting and Public policy, 19(2), pp.139-160.
41. WU Qinghua, WANG Pingxin, YIN Junming (2007), “Audit committee, board
characteristics and quality of financial reporting: An empirical research on
Chinese securities market”, Brill.
42. Xie, B., Davidson III, W.N. and DaDalt, P.J. (2003), “Earnings management and
corporate governance: the role of the board and the audit committee”, Journal of
corporate finance, 9(3), pp.295-316.
43. Yermack, D., (1996), “Higher market valuation of companies with a small board
of directors”, Journal of financial economics, Vol.40, pp.185-211.

You might also like