You are on page 1of 35

BÁO CÁO

CHƯƠNG 2
KIỂM TOÁN
TÀI LIỆU ĐỌC
• VSA 200 – “Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi
thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”;

• VSA 700 – “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về
BCTC”;

• VSA 705: “Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”;

• VSA 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo
cáo kiểm toán về BCTC”.
2-2
NỘI DUNG CHÍNH
• Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo kiểm toán;
• Nội dung cơ bản của Báo cáo kiểm toán;
• Các loại Báo cáo kiểm toán.

2-3
BÁO CÁO KIỂM TOÁN
• Mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán:
• Đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC trên cơ sở đánh giá các kết
luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được;
• Trình bày ý kiến kiểm toán một cách rõ ràng bằng văn bản, trong
đó nêu rõ cơ sở của ý kiến đó.
(Đoạn 06 - VSA 700)

2-4
KHÁI NIỆM BÁO CÁO KIỂM TOÁN
• Là văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và gửi cho các cổ đông
của đơn vị được kiểm toán;
• Mục đích nêu rõ ý kiến chính thức về BCTC đã được kiểm toán;
• Báo cáo kiểm bắt buộc phải được lập bằng văn bản (dưới dạng in ra
giấy và/hoặc bằng các phương tiện điện tử).

2-5
Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN
• Đối với KTV: Ghi nhận và thông báo về việc hoàn tất công việc
kiểm toán;
• Đối với đơn vị đươc kiểm toán: gia tăng giá trị cho BCTC đã được
kiểm toán;

• Đối với người sử dụng: là căn cứ để người sử dụng BCTC đưa ra


các quyết định phù hợp.

2-6
CẤU TRÚC BÁO CÁO KIỂM TOÁN
• Số hiệu và tiêu đề báo cáo;
• Ngưởi nhận báo cáo kiểm toán;
• Đoạn mở đầu (đoạn giới thiệu):
• Tên và BCTC được kiểm toán;
• Trách nhiệm của BGĐ và trách nhiệm của KTV;
• Mô tả tóm tắt về cuộc kiểm toán:
• Mô tả chuẩn mực áp dụng;
• Mô tả công việc KTV đã thực hiện trong cuộc kiểm toán.
2-7
CẤU TRÚC BÁO CÁO KIỂM TOÁN
• Ý kiến của KTV về BCTC:
• Cơ sở ý kiến trong trường hợp ý kiến không phải là chấp
nhận toàn phần.
• Đoạn nhấn mạnh hoặc đoạn khác.
• Chữ ký của KTV.
• Ngày lập Báo cáo kiểm toán;
• Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán.
2-8
CÁC LOẠI BÁO CÁO KIỂM TOÁN
1. Báo cáo chấp nhận toàn phần (unqualified);
2. Báo cáo ngoại trừ (qualified);
3. Báo cáo trái ngược (adverse);
4. Báo cáo từ chối (disclaimer).

2-9
CÁC LOẠI BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến của KTV
• Bản chất của vấn đề:
• BCTC có sai sót trọng yếu; hoặc
• BCTC có thể có sai sót trọng yếu mà KTV không thể thu thập
đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp;
• Xét đoán về ảnh hưởng lan tỏa hoặc những ảnh hưởng có thể có của
vấn đề nêu trên đối với BCTC. (Đoạn 2 - VSA 705)
2-10
CÁC LOẠI BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý kiến của KTV (tiếp)
• Lan tỏa: những ảnh hưởng (có thể có) của sai sót (nếu có) đối với
BCTC mà theo KTV:
• Không chỉ giới hạn đến 1 số khoản mục cụ thể của BCTC;
• Ảnh hưởng này (có thể) đại diện cho 1 phần quan trọng của BCTC;
• Nếu liên quan đến các thuyết minh thì là vấn đề căn bản để người
sử dụng hiểu được BCTC. (Đoạn 5a- VSA 705)

2-11
CÁC LOẠI BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Báo cáo kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần
• Cơ sở ý kiến kiểm toán:
• Phải có đoạn riêng có tên: “Cơ sở ý kiến kiểm toán” trước đoạn
“Ý kiến kiểm toán” khi Báo cáo kiểm toán không phải là chấp
nhận toàn phần;
• Mô tả rõ ràng những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến kiểm toán đó;
• Nếu có thể phải định lượng những ảnh hưởng đến BCTC và tham
chiếu đến thuyết minh (nếu có).
2-12
BÁO CÁO CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN
• Được nêu ra khi KTV kết luận rằng BCTC được lập, trên các khía
cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC
được áp dụng.
• Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng có thể là:

• Khuôn khổ về trình bày hợp lý hoặc;

• Khuôn khổ về tuân thủ.


(Đoạn 07 (b) – VSA 700)
2-13
BÁO CÁO CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN
• Khuôn khổ về tuân thủ:
• Tuân thủ theo các quy định của khuôn khổ lập và trình bày
BCTC được áp dụng.
• Khuôn khổ về trình bày hợp lý: thừa nhận rõ ràng hoặc ngầm ẩn
rằng để đạt được sự trình bày hợp lý của BCTC thì BGĐ có thể:
• Thuyết minh nhiều hơn so với quy định của khuôn khổ;
• Thực hiện khác với 1 hoặc 1 số yêu cầu của khuôn khổ.

2-14
BÁO CÁO CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN
Mẫu ý kiến chấp nhận toàn phần 1

2-15
BÁO CÁO CHẤP NHẬN TOÀN PHẦN
Mẫu ý kiến chấp nhận toàn phần 2

2-16
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
• Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập
được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có
ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc
KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng
những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu
có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa. (Đoạn 07 – VSA 705)

2-17
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
• Điều kiện:
• Phạm vi kiểm toán bị giới hạn nhưng không lớn;
• KTV và đơn vị có bất đồng ở mức độ nhỏ về một số thông tin
trên BCTC.
• Lưu ý:
• Có thể xảy ra cả 2 trường hợp nêu trên song tổng thể BCTC vẫn
được KTV đánh giá là trung thực và hợp lý.
2-18
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
• Giới hạn phạm vi kiểm toán: dẫn đến KTV không thể thu thập được
đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến;
• Nguyên nhân phát sinh giới hạn phạm vi kiểm toán:
• Các tình huống ngoài sự kiểm soát của đơn vị;
• Các tình huống liên quan đến nội dung hoặc lịch trình thực hiện
công việc kiểm toán;
• Các giới hạn do Ban Giám đốc đơn vị đặt ra. (Đoạn A8 – VSA 705)

2-19
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
• “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”:
• Mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của sai sót (kể
cả các thuyết minh BCTC mang tính định lượng);
• Nếu liên quan đến các thuyết minh trên BCTC:
• Giải thích rõ sai sót như thế nào trong các thuyết minh bằng lời;
• Mô tả tính chất và trình bày thông tin bị bỏ sót (nếu có) khi
thuyết minh thiếu thông tin.
(Đoạn 16-19 – VSA 705)

2-20
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
Mẫu ý kiến kiểm toán ngoại trừ 1

2-21
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
Mẫu ý kiến kiểm toán ngoại trừ 1 (tiếp)

2-22
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
Mẫu ý kiến kiểm toán ngoại trừ 2

2-23
BÁO CÁO KIỂM TOÁN NGOẠI TRỪ
Mẫu ý kiến kiểm toán ngoại trừ 2 (tiếp)

2-24
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TRÁI NGƯỢC
• Điều kiện:
• BCTC tồn tại sai sót sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh
hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC, có thể liên quan đến:
• Lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán;

• Trình bày trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC;

• Phù hợp của các thuyết minh BCTC.

2-25
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TRÁI NGƯỢC
Mẫu ý kiến kiểm toán trái ngược

2-26
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TRÁI NGƯỢC
Mẫu ý kiến kiểm toán trái ngược (tiếp)

2-27
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TỪ CHỐI
• Khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh
hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là
trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC;
(Đoạn 9 - VSA 705)

2-28
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TỪ CHỐI
• Khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng KTV vẫn kết
luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC do những ảnh
hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những
ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến BCTC .
(Đoạn 10 - VSA 705)

2-29
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TỪ CHỐI
Mẫu ý kiến kiểm toán từ chối 1

2-30
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TỪ CHỐI
Mẫu ý kiến kiểm toán từ chối 1 (tiếp)

2-31
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TỪ CHỐI
Mẫu ý kiến kiểm toán từ chối 2

32
BÁO CÁO KIỂM TOÁN TỪ CHỐI
Mẫu ý kiến kiểm toán từ chối 2 (tiếp)

2-33
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: BCKT dạng từ chối được lập ra trong trường hợp phạm vi kiểm
toán bị giới hạn nghiêm trọng? Đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2: Phân biệt Báo cáo kiểm toán từ chối và Báo cáo kiểm toán trái
ngược?
Câu 3: Trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn, KTV sẽ đưa ra Báo cáo
kiểm toán gì?
Câu 4: Khi không thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thì KTV
đưa ra Báo cáo kiểm toán gì?
2-34
35

You might also like