You are on page 1of 31

Các sai sót trong lập và trình bày

BCTC của công ty đại chúng,


công ty niêm yết

1
PHẦN 1
Các sai sót trong lập và trình bày
BCTC của công ty đại chúng,
công ty niêm yết
Nội dung chính
I. Sai sót trong việc tuân thủ pháp luật kế toán và kiểm toán
độc lập
II. Sai sót chung trong việc lập và trình bày BCTC
III. Sai sót do thiên lệch về kế toán cho mục đích thuế
IV. Sai sót về phân loại chi phí và vốn hóa chi phí
V. Sai sót trong ghi nhận doanh thu
VI. Sai sót trong kế toán các khoản dự phòng và chi phí
VII. Sai sót trong trình bày Báo cáo LCTT
VIII. Sai sót trong BCTC hợp nhất

3
I. Sai sót trong việc tuân thủ pháp luật kế toán và kiểm
toán độc lập
1. Trong tổ chức công tác kế toán: Chứng từ, tài liệu kế toán; tài
khoản kế toán và sổ kế toán; báo cáo tài chính; kiểm kê tài sản,...
2. Tuân thủ pháp luật về kiểm toán độc lập:
▪ BCTC chưa được kiểm toán (điểm khoản 3, điều 15, nghị định
17/2012/NĐ-CP quy định đối tượng bắt buộc phải kiểm toán, trong đó
có: “d) DN mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức
kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại
thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với BCTC hàng
năm”
▪ Thời điểm ký hợp đồng kiểm toán chưa phù hợp;
▪ Thuê DNKiT và KTV không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng kiểm
toán và ký BCKiT.
4
II. Sai sót chung trong việc lập và trình bày BCTC

1. Chưa phân loại đúng TS & nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn
2. Chưa áp dụng đúng qui định của chuẩn mực kế toán
3. Không lập dự phòng cho tài sản và nợ phải trả.
4. Không phản ánh đúng TS & nguồn vốn, doanh thu, chi phí
5. Thuyết minh BCTC không đầy đủ các nội dung theo quy định

5
II. Sai sót chung trong việc lập và trình bày BCTC
Thuyết minh BCTC không đầy đủ các nội dung theo quy định:
− TM thiếu chính sách kế toán của các khoản mục trọng yếu;
− TM thiếu việc thay đổi chính sách/ước tính kế toán và ảnh hưởng đến BCTC;
− Dự phòng về khả năng thu hồi/tổn thất các khoản tài sản: Chính sách kế toán cho
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi chưa dựa vào các đặc điểm hoạt động
ngành nghề, đặc thù khách hàng. Dẫn đến các khoản dự phòng được lập theo các
hướng dẫn cho mục đích thuế hơn là kế toán;
− Không công bố đầy đủ các cam kết về XDCB, mua sắm TSCĐ, các khoản đầu tư
tài chính dài hạn có giá trị lớn;
− Thuyết minh thiếu thông tin về các khoản mục có số dư trọng yếu (ví dụ: các khoản
đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các khoản vay…);
− Chưa công bố đầy đủ thông tin về các tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản
vay của Công ty hoặc các bên khác;

6
III. Sai sót do thiên lệch về kế toán cho mục đích thuế
1. Chưa phân biệt rõ các quy định về thuế và kế toán, đặc biệt là chưa phân
biệt rõ lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
2. Biết được sự khác biệt nhưng để đỡ phức tạp và tránh áp lực phải giải
trình nhiều với cơ quan thuế, kế toán có khuynh hướng áp dụng các thông
tư về thuế.
3. Sai sót trong kế toán thuế TNDN hoãn lại:
− Không tính chi phí thuế TNDN hoãn lại, tài sản, nợ phải trả thuế hoãn lại trong
các trường hợp theo quy định như giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ
giữa các công ty con; khi DN phát sinh lỗ, các khoản trích trước, dự phòng;
− Giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế chưa phù hợp.
− Nhầm lẫn trong việc áp dụng thuế suất thuế hoãn lại. Không tính thuế hoãn lại
trong các giao dịch hợp nhất trên BCTC hợp nhất.

9
IV. Sai sót về phân loại chi phí và vốn hóa chi phí

1. Chưa vận dụng hoặc hiểu đúng quy định về các chi phí được vốn hoá
2. Do thói quen/quan niệm "chưa có doanh thu thì chưa ghi nhận chi phí“
3. Cố tình vốn hóa chi phí với nhu cầu làm báo cáo đẹp hơn;
4. Hạch toán chi phí lãi vay:
− Không xác định đúng tài sản dở dang để vốn hoá chi phí đi vay
− Thời điểm bắt đầu vốn hoá, tạm dừng và chấm dứt việc vốn hóa không phù
hợp
− Xác định và hạch toán chi phí đi vay được vốn hoá chưa đúng cho:
+ Khoản vốn vay riêng biệt.
+ Khoản vay chung cho TS dở dang

10
V. Sai sót trong ghi nhận doanh thu
1. Áp dụng CMKT trong ghi nhận doanh thu chưa phù hợp (doanh thu bán
hàng, cung cấp dịch vụ, hợp đồng xây dựng, hợp đồng BCC, bán đất
nền,…)
2. Ghi nhận doanh thu theo tiến độ phát hành hóa đơn thay vì theo tiến độ
hoàn thành
3. Khó khăn trong việc xác định rõ ràng THỜI ĐIỂM rủi ro và lợi ích kinh tế
được chuyển giao cho người mua
4. Doanh thu và giá vốn không được ghi nhận cùng một thời điểm
− Hạch toán không chính xác giữa doanh thu chưa thực hiện với doanh thu đã thực
hiện
− Các trường hợp bán hàng có liên quan đến dịch vụ bảo hành bảo trì, chương trình
khách hàng thường xuyên
− Doanh thu chi tiết theo từng loại hình DN, theo từng phương thức bán hàng, cung
cấp dịch vụ (trao đổi, bán trả chậm,..)

12
VI. Sai sót trong kế toán khoản dự phòng và chi phí
1. Không trích lập hoặc lập không đầy đủ các loại dự phòng, hoặc lập dự
phòng sai;
2. Đối với các hợp đồng có rủi ro lớn, chi phí bắt buộc phải trả cho các
nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu
được từ hợp đồng đó, tuy nhiên, chưa có thủ tục đánh giá và lập dự
phòng cho các hợp đồng này;
3. Áp dụng theo TT48/2019/TT-BTC;
4. Cơ sở trích lập chưa phù hợp (trích dự phòng tái cơ cấu nhưng chưa đủ
cơ sở,...)
5. Chưa phân loại dự phòng phải thu khó đòi theo 2 loại ngắn hạn, dài hạn.
6. Không lập dự phòng trong BCTC giữa niên độ mà chỉ lập dự phòng
trong BCTC năm

13
VII. Sai sót trong trình bày Báo cáo LCTT
1. Chưa trình bày đúng các khoản khấu hao, các khoản dự phòng…/hoặc
trình bày sai dấu +/-
2. Chưa trình bày đúng các luồng tiền từ hoạt động đầu tư
3. Chưa trình bày đúng các luồng tiền từ hoạt động tài chính
4. Chưa thuyết minh đầy đủ các giao dịch không bằng tiền trọng yếu

15
VIII. Sai sót trong BCTC hợp nhất

1. Xác định chưa phù hợp, chưa đầy đủ các công ty con, công ty liên kết
cần hợp nhất;
2. Xác định tỷ lệ lợi ích chưa phù hợp;
3. Xác định lợi thế thương mại/lãi giao dịch mua rẻ chưa phù hợp, ví dụ
do chưa xác định được giá trị hợp lý của tài sản thuần được mua
trong giao dịch hợp nhất kinh doanh;
4. Sai sót trong tính toán Lợi ích cổ đông thiểu số trên BCTC hợp nhất;
5. Chưa hợp nhất đầy đủ các công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ
sở hữu.

16
PHẦN 2
Hiểu về các dạng ý kiến kiểm toán
trên báo cáo kiểm toán về báo cáo
tài chính.
Các thành phần chính của báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán độc lập
• Đoạn mở đầu
• Trách nhiệm của Ban giám đốc
• Trách nhiệm của Kiểm toán viên
• [Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ]
• Ý kiến kiểm toán [ngoại trừ]
• [Vấn đề cần nhấn mạnh]
• [Vấn đề khác]
• Ngày ký và chữ ký
18
Ý kiến kiểm toán

Mục đích của kiểm toán là đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các báo
cáo tài chính, xét một cách tổng thể, có các sai sót trọng yếu do gian lận
hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài
chính có được lập phù hợp, xét trên các khía cạnh trọng yếu, với khuôn
khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính hay không.

Kiểm toán được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Ý
kiến kiểm toán cũng cần được đưa ra trên cơ sở của bộ chuẩn mực này.

Ý kiến kiểm toán được xem là đúng nếu một kiểm toán viên khác, dựa
vào tập hợp bằng chứng kiểm toán có sẵn, cũng sẽ đưa ra cùng một ý
kiến.
19
Các loại ý kiến kiểm toán

▪ Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (VSA 700)


▪ Ý kiến kiểm toán có ngoại trừ do báo cáo tài chính có sai sót
(VSA 705)
▪ Ý kiến kiểm toán có ngoại trừ do không đủ bằng chứng kiểm
toán (VSA 705)
▪ Ý kiến kiểm toán trái ngược (VSA 705)
▪ Từ chối đưa ra ý kiến (VSA 706)
▪ Báo cáo kiểm toán có thêm vấn đề cần nhấn mạnh (VSA 706)
▪ Báo cáo kiểm toán có thêm vấn đề khác (VSA 706)
20
Các loại ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn
phần

Đánh giá của nhóm kiểm toán về mức độ ảnh hưởng


của vấn đề trên báo cáo tài chính
Tính chất của các vấn
đề dẫn đến ngoại trừ Trọng yếu nhưng không lan tỏa Trọng yếu và lan tỏa

Báo cáo tài chính có sai Ý kiến ngoại trừ


(loại có sai sót) Ý kiến trái ngược
sót trọng yếu

Nhóm kiểm toán không Ý kiến ngoại trừ Từ chối đưa ra ý


thể thu thập đủ bằng (loại không đủ bằng kiến
chứng chứng)

21
Hai loại ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Báo cáo tài chính có sai sót Không đủ bằng chứng kiểm toán
trọng yếu [mô tả khoản mục trên báo cáo tài
[mô tả vấn đề kế toán dẫn đến sai
sót]. Việc hạch toán như vậy chính không có đủ bằng chứng kiểm
không tuân thủ chuẩn mực kế toán gồm phương pháp hạch toán
toán Việt Nam …. Nếu Công ty và giá trị ghi sổ]. Chúng tôi không
hạch toán đúng, [mô tả ảnh thể thu thập bằng chứng kiểm toán
hưởng đến các khoản mục trên thích hợp về [cơ sở dẫn liệu] của
báo cáo tài chính hoặc nêu việc khoản mục trên do không thể thực
kiểm toán viên không ước tính hiện được [thủ tục] và các thủ tục
được ảnh hưởng] thay thế. Do đó chúng tôi không thể
xác định liệu có cần thiết phải điều
chỉnh các số liệu này hay không

22
Hai loại ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu:

Quy định:
VSA 705 - Đoạn 17: “Nếu có một sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính
liên quan đến những số liệu cụ thể của báo cáo tài chính (kể cả những
thuyết minh mang tính định lượng), kiểm toán viên phải mô tả và định lượng
ảnh hưởng về mặt tài chính của sai sót đó trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm
toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, trừ khi điều đó là không thể
thực hiện được. Nếu không thể định lượng được ảnh hưởng về mặt tài chính
của sai sót, kiểm toán viên phải trình bày điều này trong đoạn cơ sở của ý
kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”.

23
Tính chất của vấn đề dẫn đến ngoại trừ
Báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu – ví dụ:

▪ Chính sách kế toán sai


▪ Một/một vài khoản mục trên báo cáo tài chính bị ghi thiếu, thừa
▪ Thuyết minh sai một sự kiện
▪ Khả năng tiếp tục hoạt động:
➢ Thiếu thuyết minh
➢ Lập báo cáo tài chính dựa trên giả định hoạt động liên tục mặ dù
giả định này không còn đúng

24
Tính chất của vấn đề dẫn đến ngoại trừ
Không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán – ví dụ:

▪ Không tham dự kiểm kê hàng tồn kho cuối năm và không thể thực hiện
các thủ tục thay thế
▪ Không nhận đủ thư xác nhận và không thể thực hiện các thủ tục thay
thế
▪ Không nhận được thư giải trình
▪ Khả năng tiếp tục hoạt động:
➢ Không đủ bằng chứng để khẳng định khả năng tiếp tục hoạt động

25
Mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính

Trọng yếu:
• Sai sót hay bỏ sót được xem là trọng yếu nếu những sai sót này, xét riêng
hay tổng hợp các sai sót, có thể gây ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của
người sử dụng báo cáo tài chính
• Xét đoán về mức trọng yếu cần tính đến bản chất và qui mô của sai sót

Thuộc phạm trù xét


đoán chuyên môn

26
Mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính

Trọng yếu và lan tỏa:


• Không chỉ giới hạn ở một số yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của
báo cáo tài chính
• Nếu giới hạn ở một vài khoản mục cụ thể, ảnh hưởng là đại diện hoặc có
thể là đại diện cho một phần quan trọng của báo cáo tài chính
• Nếu liên quan đến thuyết minh, thì là thuyết minh cơ bản để người sử
dụng hiểu được báo cáo tài chính

Thuộc phạm trù xét


đoán chuyên môn
27
Vấn đề cần nhấn mạnh

Quy định:
VSA 706 – đoạn 06: “Nếu KTV thấy cần phải thu hút sự chú ý của người sử dụng đối
với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo xét đoán của
KTV, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính thì
KTV phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong BCKT, để thể hiện là KTV
đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho thấy vấn đề đó không bị sai sót
trọng yếu trong BCTC. Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” chỉ được đề cập đến các thông tin
đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính”.;
Đoạn 07: “Khi trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong BCKT, KTV phải: (a)
Trình bày đoạn này ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên” trong BCKT; (b) Sử dụng
tiêu đề: “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “Các vấn đề cần nhấn mạnh”; (c) Thể hiện sự
tham chiếu rõ ràng đến vấn đề được nhấn mạnh và đến các thuyết minh liên quan trong
BCTC có mô tả đầy đủ về vấn đề đó; (d) Thể hiện là ý kiến của KTV không bị thay đổi do
ảnh hưởng của vấn đề được nhấn mạnh đó”.

28
Vấn đề cần nhấn mạnh
Mục đích của đoạn này là để thu hút sự chú ý của người đọc báo cáo tài
chính tới vấn đề đã được trình bày trong báo cáo tài chính mà, theo đánh
giá của kiểm toán viên, là đặc biệt quan trọng để người đọc hiểu được
báo cáo tài chính.

Chính vì vậy, một vấn đề cần nhấn mạnh:


▪ Luôn tham chiếu đến một số liệu trình bày hoặc một nội dung thuyết
minh trong báo cáo tài chính,
▪ Số liệu hay thuyết minh này phải được kiểm toán viên đánh giá là chính
xác và đầy đủ
▪ Nêu rõ ý kiến kiểm toán không bị ngoại trừ bởi vấn đề cần nhấn mạnh
▪ Được trình bày ngay sau đoạn nêu ý kiến

29
Các trường hợp vấn đề nhấn mạnh được quy định
cụ thể trong VSA

Khuôn khổ về Nếu KTV đã xác định được rằng khuôn khổ về lập
lập và trình bày và trình bày BCTC theo yêu cầu của pháp luật và
BCTC các quy định là không thể chấp nhận (không phù
hợp) được nhưng đơn vị vẫn phải áp dụng vì đó là
yêu cầu bắt buộc của pháp luật và các quy định

Các sự kiện phát Khách hàng phát hành BCTC sửa đổi (ví dụ do phát
sinh sau ngày hiện sai sót sau khi phát hành lần trước) và KTV
kết thúc kỳ kế phát hành lại báo cáo kiểm toán
toán
Các trường hợp vấn đề nhấn mạnh được quy định cụ
thể trong VSA
Không chắc chắn KTV kết luận rằng việc sử dụng giả định hoạt động liên tục
trọng yếu liên quan là phù hợp nhưng có yếu tố không chắc chắn trọng yếu, và
đến giả định hoạt BCTC có đảm bảo các yêu cầu sau :
động liên tục
(a) Trình bày đầy đủ các sự kiện hoặc điều kiện chủ yếu có
thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên
tục của đơn vị được kiểm toán và kế hoạch của BGĐ đối
với các sự kiện hoặc điều kiện này;
(b) Trình bày rõ rằng có yếu tố không chắc chắn trọng yếu
liên quan đến sự kiện hoặc điều kiện đó có thể dẫn đến
nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị
được kiểm toán và do đó, đơn vị có thể sẽ không thực hiện
được giá trị tài sản và thanh toán các khoản nợ phải trả của
mình trong điều kiện kinh doanh bình thường
Các trường hợp vấn đề nhấn mạnh khác

• Sự không chắc chắn liên quan tới kết quả trong tương lai của các vụ
kiện tụng hoặc các quyết định của cơ quan quản lý;

• Việc áp dụng một CM kế toán mới trước ngày có hiệu lực (nếu được
phép) mà việc áp dụng đó có ảnh hưởng lan tỏa đối với BCTC;

• Một biến cố lớn đã ảnh hưởng hoặc tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến
tình hình tài chính của đơn vị.
Lưu ý khi sử dụng đoạn nhấn mạnh
• Nếu sử dụng rộng rãi đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” sẽ làm giảm tính hữu
hiệu của việc KTV trao đổi về vấn đề đó.
• Việc đưa thêm thông tin vào đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” so với các
thông tin đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC có thể làm người
sử dụng hiểu rằng vấn đề đó đã không được trình bày hoặc thuyết minh
phù hợp trong BCTC.
• Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” không thay thế cho việc:
(a) KTV đưa ý kiến kiểm toán ngoại trừ, trái ngược, hoặc từ chối đưa ra ý kiến,
theo yêu cầu thực tế của cuộc kiểm toán cụ thể (xem CMKiT số 705); hoặc
(b) BGĐ phải trình bày các thuyết minh trong BCTC theo yêu cầu của khuôn khổ
về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Vấn đề khác
Là vấn đề mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cần thiết để người sử
dụng báo cáo hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán
viên hoặc về báo cáo kiểm toán; và việc nêu các vấn đề này không bị pháp
luật và các qui định liên quan cấm

Ví dụ về “Vấn đề khác” có thể được nêu trong báo cáo kiểm toán:
▪ BCTC năm trước chưa được kiểm toán, hoặc được kiểm toán bởi một doanh
nghiệp kiểm toán khác
▪ Công ty có phát hành thêm BCTC lập theo khuôn mẫu kế toán khác
▪ BCTC lập cho mục đích đặc biệt và hạn chế sử dụng
▪ Vấn đề khác được trình bày ngay sau đoạn nêu ý kiến và sau đoạn vấn đề cần
nhấn mạnh

34
Trân trọng cảm ơn!

35

You might also like