You are on page 1of 11

TÌM HIỂU HỆ THỐNG KẾ TOÁN ẤN ĐỘ

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN ẤN ĐỘ.


I.1. Sơ lược về đất nước Ấn Độ.
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với
Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Afghanistan. Ấn Độ là nước đông
dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên 1 tỷ người, và đồng thời thứ 7 về diện tích. Cộng hòa
Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Ấn Độ có nền văn minh Ấn
hà (Indus) phát triển rực rỡ cách đây năm nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo
quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jinni và đạo Sikh. Là quốc gia có
nhiều nét đặc biệt về văn hóa, chính trị, kinh tế nên hệ thống kế toán Ấn Độ cũng mang trong
mình những nét đặc trưng riêng có của đất nước mình.
I.2. Lịch sử hình thành kế toán.
Cùng điểm lại những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử hình thành kế toán Ấn Độ
như sau:
- Năm 1857, các công ty luật đầu tiên ở Ấn Độ luật hóa.
- Năm 1866, luật liên quan đến bảo trì tài sản và kiểm toán được giới thiệu.
- Năm 1913, luật doanh nghiệp mới ban hành. Sổ kế toán phải được duy trì đúng quy đinh.
Bằng cấp chính thức để hoạt động như kiểm toán viên được đặt tên.
- Năm 1918, GDA (Government Diploma in Accounting đưa ra tại Bombay. Khi nhận được
bằng này và hoàn thành 3 năm làm việc như 1 kế toán, một người đã đủ điều kiện để được
tổ chức cấp Giấy chứng nhận không hạn chế. Giấy chứng nhận này cho phép người sở hữu
nó hành nghề như là 1 kiểm toán viên trên khắp đất nước Ấn Độ. Sau đó, vấn đề không
giới hạn này đã được ngừng vào năm 1920.
- Năm 1927, hội kiểm toán viên được thành lập ở Madras.
- Năm 1930, đăng kí kế toán (RA) được duy trì bởi chính phủ Ấn Độ, được thực hiện để
kiểm soát các thành viên.
Toàn quyền trong hội đồng thay thế chính quyền địa phương là cơ quan theo luật định
cấp giấy chứng nhận cho kiểm toán viên. Kiểm toán viên được thực hành khắp đất nước
Ấn Độ.
- Năm 1932, hội đồng quản trị kế toán hình thành.
- Năm 1933, cuộc thi đầu tiên được tổ chức bởi hội đồng kế toán Ấn Độ, những kế toán
viên đã có GDA được miễn thi.
- Năm 1943, GDA bị bãi bỏ.
- Năm 1948, ủy ban chuyên gia được thành lập để kiểm tra các chương trình của một tổ
chức tự trị của kế toán viên ở Ấn Độ.
- Năm 1949, luật kế toán được thông qua ngày 1/5/1949. Luật kế toán chartered có hiệu lực
ngày 1/7/1949. Viện kế toán của Ấn Đọ được thành lập.
- Năm 1999, ICAI được hoàn thành sau 50 năm vào ngày 1/7/1999.
II. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾ TOÁN ẤN ĐỘ.
II.1. Nhân tố Chính trị.
Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến
pháp Ấn Độ. Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền
lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật".
Sự thay đổi của kế toán bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính trị chính:
- Thay đổi kế toán bị ảnh hưởng bởi chính phủ (hoặc ngầm hoặc rõ ràng) trong
quy định kế toán.
- Thay đổi kế toán được ban hành bằng cách sử dụng hệ thống nghị viện , sự tham
gia của quốc hội.
- Thay đổi kế toán là kết quả của cuộc đàm phán giữa các bên khác nhau quan tâm
và tham gia vào kế toán.
Cụ thể cho điều này thì chuẩn mực kế toán của Ấn Độ được ban hành bởi ICAI (the
Institute of Chartered Accountants of India) Viện Kế toán Ấn Độ là một cơ quan theo luật định
thành lập bởi Quốc Hội Ấn Độ theo Luật Kế toán năm 1949 (Luật số XXXVIII năm 1949). ICAI
đã thúc đẩy việc sử dụng chuẩn mực kế toán, đào tạo kế toán viên và khu vực doanh nghiệp về
lợi ích của chuẩn mực kế toán và sự cần thiết phải tuân thủ chuẩn mực kế toán và phải thực hiện
bắt buộc. Điều này phù hợp trong rất nhiều với quan điểm của chính quyền hỗn hợp cho hệ thống
kế toán với cả kiểm soát theo luật định mạnh và kiểm soát chuyên nghiệp mạnh mẽ. Nó cũng thể
hiện tính thống nhất của hệ thống kế toán.
Hệ thống chính trị Ấn Độ bị ảnh hưởng một phần do trước đây là thuộc địa của Anh
Quốc (Nobes). Việc chịu ảnh hưởng của chính trị Anh được coi là một nhân tố chính ảnh hưởng
đến hệ thống kế toán và hệ thống báo cáo. Trong thực tế, hệ thống kế toán của hầu hết các nước
trước đây là thuộc địa của Anh thì có nguồn gốc từ mô hình kế toán Anh (Úc, New Zealand,
Malaysia, Pakistan, Ấn Độ và Nam Phi) nên hệ thống kế toán Ấn Độ có một phần nào đấy là
kém thận trọng, linh hoạt hơn, ít bảo mật hơn. Cụ thể:
- Theo AS 06 thì khoản 2 trong phần giới thiệu chuẩn mực kế toán khấu hao
(Depreciation Accounting) có viết: “2. Different accounting policies for depreciation are
adopted by different enterprises. Disclosure of accounting policies for depreciation
followed by an enterprise is necessary to appreciate the view presented in the financial
statements of the enterprise.”.Tức là chính sách kế toán khấu hao khác nhau áp dụng cho
các doanh nghiệp khác nhau và việc công bố thông tin là cần thiết để đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp.
- Theo AS 01 khoản 12 thì “The choice of the appropriate accounting principles
and the methods of applying those principles in the specific circumstances of each
enterprise calls for considerable judgement by the management of the enterprise”. Việc
lựa chọn các phương pháp và nguyên tắc kế toán thích hợp áp dụng trong những trường
hợp cụ thể của mỗi doanh nghiệp yêu cầu sự phán xét, điều chỉnh đáng kể bởi sự quản lý
của doanh nghiệp.
Cho thấy hệ thống kế toán Ấn Độ là tương đối linh hoạt.
Mối quan hệ giữa Thuế và Kế Toán
Tại Ấn Độ, như ở Anh, không có liên kết trực tiếp giữa kế toán và thuế. Lợi nhuận kế
toán là điểm khởi đầu cho việc tính thuế, và đây là sau đó điều chỉnh để có được số thuế phải nộp
của một công ty. Các luật thuế doanh nghiệp là một phần của Luật Thuế thu nhập năm 1961 và
Đạo luật này đã gián tiếp ảnh hưởng đến kế toán thực hành của các công ty.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và tài chính của chính quyền trung ương. Nó quản
lý nền kinh tế và tài chính của đất nước, quy định và giám sát chi tiêu của Chính phủ và chịu
trách nhiệm về thu thuế. Thuế Doanh nghiệp (Corporation tax) được quản lý bởi Hội đồng quản
trị Trung ương Thuế trực tiếp(the Central Board of Direct Taxes (CBDT) thuộc Sở Thu Thuế
(the Department of Revenue) trong Bộ Tài chính.
Hai thay đổi quan trọng nhất với hệ thống kế toán đã diễn ra ở Ấn Độ do ảnh hưởng của
thuế trên hệ thống kế toán là những quy định về kiểm toán thuế và các quy định về chuẩn mực kế
toán thuế. Theo AS 20 khoản 6 thì: Thu nhập chịu thuế được tính theo quy định của pháp luật về
thuế. Trong một số trường hợp, Thu nhập chiu thuế tính theo luật thuế có thể khác với lợi nhuận
kế toán trước thuế tính theo các chính sách kế toán, sự khác nhau này co thể gây nên sự khác
biệt. Sự khác biệt này có thể phân thành sự khác biệt lâu dài và sự khác biệt về mặt thời gian. Ví
dụ, theo mục đích tính thuế, luật thuế chỉ chấp nhận một phần chi phí, phần không chấp nhận sẽ
dẫn đến sự khác biệt vĩnh viễn.
II.2. Nhân tố Kinh tế.

Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng
nổi tiếng thế giới. Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến
79% GDP của cả khu vực. Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông
nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ
vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng
và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ.

Do sự bùng nổ của ngành bảo hiểm, trong số 37 chuẩn mực của kế toán Ấn Độ đã dành
riêng chuẩn mực số 104 để quy định về những hợp đồng bảo hiểm của ngành này. Mục đích của
chuẩn mực này là để khắc phục những hạn chế trong việc kế toán của một công ty bảo hiểm
đồng thời công bố thông tin, giải thích số liệu trong BCTC của một công ty bảo hiểm nhằm giúp
người mua hạn chế rủi ro và dễ dàng đưa ra quyết định. Cụ thể, trong điều 36 và 37 Ind AS 104
quy định Doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố thông tin nhận dạng và giải thích các số liệu
trong báo cáo tài chính phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, bao gồm:

(a) Chính sách kế toán cho các hợp đồng bảo hiểm và các tài sản liên quan, nợ phải trả,
thu nhập và chi phí.

(b) Công nhận tài sản, công nợ, thu nhập và chi phí

(c) Phương pháp được sử dụng để xác định các khoản mục được mô tả ở mục (b).

(d) Tác động của những thay đổi trong các giả định được sử dụng để đo lường bảo hiểm
tài sản và nợ bảo hiểm, thể hiện một cách riêng biệt ảnh hưởng của mỗi thay đổi có ảnh
hưởng trọng yếu về báo cáo tài chính.

Ngoài ra, trong phụ lục B18 và B19 của chuẩn mực này có quy định rõ ràng đâu được coi
là hợp đồng bảo hiểm:

(a) Bảo hiểm chống trộm cắp hoặc thiệt hại tài sản.

(b) Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, trách nhiệm nghề nghiệp, dân dụng.

(c) Bảo hiểm nhân thọ và kế hoạch tang lễ trả trước.


(d) Niên kim và lương hưu sống ngũ.

(e) Khuyết tật và bao gồm y tế.

(f) Trái phiếu bảo lãnh, trái phiếu trung thực, trái phiếu hiệu suất và trái phiếu đấu thầu
(tức là hợp đồng cung cấp bồi thường nếu một bên khác khôngthực hiện nghĩa vụ theo
hợp đồng, ví dụ như một nghĩa vụ xây dựng một tòa nhà).

Sự minh bạch, rạch ròi về thông tin và những quy định cụ thể trong chuẩn mực kế toán
này giúp ích rất nhiều cho quyết định mua hợp đồng bảo hiểm của người mua và giảm thiểu tối
đa rủi ro cũng như gian lận trong hợp đồng bảo hiểm đồng thời thể hiện ngành bảo hiểm đang
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ hiện nay.

Ngoài ngành bảo hiểm, khai thác tài nguyên khoáng sản cũng là một trong những ngành
có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Ấn Độ với tỉ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu
GDP vào khoảng 2,5%. Theo Bộ Mỏ của nước này, hiện Ấn Độ khai thác và chế biến tới 87 loại
khoáng sản trong đó có 04 loại khoáng sản nhiên liệu, 10 khoáng sản kim loại, 47 loại phi kim và
26 loại khoáng sản khác (bao gồm cả khoáng sản phục vụ cho ngành xây dựng). Theo số liệu
thống kê của Bộ Mỏ Ấn Độ, tổng giá trị khoáng sản sản xuất trong năm 2010-2011 vào khoảng
41,79 tỷ USD trong đó các loại khoáng sản nhiên liệu đạt giá trị 28,17 tỷ USD, chiếm 67,42%;
khoáng sản kim loại là 8,7 tỷ USD và khoáng sản phi kim là 4,89 tỷ USD. Trong năm 2010, Ấn
Độ xuất khẩu một luonwgj khoáng sản trị giá 30,79 tỷ USD. Quặng sắt là một trong những
khoáng sản xuất khẩu chủ chốt của Ấn Độ. Theo đó, Ind ASs có riêng chuẩn mực số 106 quy
định về Exploration for and Evaluation of Mineral Resources (Thăm dò và đánh giá tài nguyên
khoáng sản). Cụ thể, mục 9 của chuẩn mực này quy định về chi phí được phép ghi nhận khi khai
thác tài nguyên khoáng sản như sau:

(a) Mua lại quyền thăm dò;

(b) Nghiên cứu địa hình, địa chất, địa hóa học và địa vật lý;

(c) Khoan thăm dò;

(d) Đào rãnh;

(e) Lấy mẫu;

(f) Liên quan đến việc đánh giá tính khả thi kỹ thuật và khả năng thương mại để lấy tài
nguyên khoáng sản

Hoặc có sự phân loại nhất quán giữa TS vô hình và hữu hình như mục 15 và 16:

15) Một thực thể tiến hành phân loại thăm dò và đánh giá tài sản hữu hình hoặc vô hình
theo bản chất của tài sản và áp dụng các phân loại một cách nhất quán.

16) Một số tài sản thăm dò và đánh giá được coi là vô hình (ví dụ: quyền khoan), trong
khi những người khác là hữu hình (ví dụ như xe và giàn khoan). Trong phạm vi mà một
tài sản hữu hình được tiêu thụ trong việc phát triển một tài sản vô hình, số lượng phản
ánh tiêu thụ là một phần của chi phí của các tài sản vô hình. Tuy nhiên, sử dụng một tài
sản hữu hình để phát triển một tài sản vô hình không thay đổi một tài sản hữu hình thành
một tài sản vô hình.
II.3. Nhân tố Văn hóa.
II.3.1. Khoảng cách quyền lực (77).

- Tiêu chí này nhằm xem xét mức độ con người chấp nhận sự bất bình đẳng trong
xã hội. Một nền văn hóa có khoảng cách quyền lực cao xem sự bất bình đẳng là cất thiết,
quyền lực chính là biểu tượng cho danh giá, quan niệm mỗi người có một vị trí riêng
trong xã hội và người có quyền không nên che giấu quyền lực.

- Theo nghiên cứu của ITIM, Ấn độ là nước có khoảng cách quyền lựuc khá lớn với
con sô 77. Ở Ấn độ địa vị thường quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước đựoc xem là có uy tín hơn những công việc ở
cơ quan tư nhân. Điều này cũng thể hiện ở việc tuy chỉ có khoảng 30% dân số sống ở
thành thị nhưng ấn độ lại xuât hiện những tỉ phú thuộc vào dạng giàu nhất thế giới,trong
khi phần lớn dân sống ở nông thôn, đới nghèo và mù chữ là hiện tựong dễ bắt gặp ở đất
nước này. Ấn độ là nước có GDP bình quân đầu người cao tuy nhiên song song với đó, tỷ
lệ mù chữ và hộ nghèo cũng cao hàng đầu thế giới.

II.3.2. Sự tránh né những vấn đề không chắc chắn (40).

- Tiêu chí này đưa ra nhằm xem xét sự chịu đựng của con người trước những sự
việc không chắc chắn. Chỉ số UAI của Ấn độ là 40- mức độ tuơng đối cao.

- Từ xa xưa tới nay, rất nhiều tôn giáo triết học đã và đang song song tồn tại bên
cạnh nhau một cách hòa hợp mặc dù có thể là những giáo phái đối lập nhau. Nguời ấn độ
cũng có xu hướng chấp nhận sự việc, hòa hợp hơn là chinh phục, họ cảm thấy ít bị căng
thẳng và sẵn sàng chấp nhận sự bất đồng.

II.3.3. Đặc điểm về giới (56).

- Chỉ số MAS được dung để đo lường tính mềm mỏng hay cứng rắn của nền văn
hóa, theo nghiên cứu của ITIM chỉ số này ở Ấn độ đạt mức trung bình cao là 56. Điều đó
có nghĩa dường như mang ý nghĩa nam quyền hơn là nữ quyền.

- Thật vậy, tại Ấn độ đàn ông có vai trò thống trị là trụ cột gia đình. Việc buôn
bán và kiếm tiền chỉ có đàn ông thực hiện. Ra chợ hay đến bất kì công sở, nhà hàng,
khách sạn, khu mua sắm nào sẽ đều rất ít khi thấy bong dáng phụ nữ. Tất cả công vuệc
buôn bán kinh doanh thuộc về đàn ông, từ việc nặng nhọc cho tới việc nhẹ nhàng.

- Lí giải cho điều đó là vì tại đất nước này là phụ nữ đi hỏi cuới đàn ông và phải
đáp ứng đầy đủ yêu cầu lễ vật của bên nhà trai nếu không muốn từ hôn, do vậy, sau khi
lấy nhau người đàn ông phải ra ngoài kiếm tiền nuôi vợ con, phụ nữ ở nhà chăm sóc con
cái, gia đình.

II.3.4. Chủ nghĩa cá nhân (48).

- Chỉ số IDV của ấn độ ở mức 48, đây không phải là con số cao song cũng không
hề thấp. Con số này cho thấy văn hóa ấn độ ở mức trung lập giữa việc đề cao chủ nghĩa
cá nhân và chủ nghĩa tập thể tỏng xã hội. Sự hài hòa khi nào nên coi trọng ý kiến cá nhân,
khi nào là ý kiến tập thể có thể sẽ là nét dộc đáo trong văn hóa ấn độ. Tuy nhiên điều này
có thể gây trở ngại cho các doanh nghiệp, doanh nhân đến làm ăn tại đất nước này.

II.3.5. Quan điểm định hướng dài hạn (61).

- Chỉ số LTO của Ấn độ đựoc đánh giá là 61 điểm, có nghĩa là văn hóa ấn độ mang
tính định hướng dài hạn. Điều này là hoàn toàn chính xác.Do vị trí địa lý, địa hình mà ấn
độ đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt,tách biệt với thế giới bên ngoài.

- Tuy nhiên sau quá trình giao lưu văn hóa, thưong mại cùng sự xuất hiện xâm
chiếm của ngoại bang đã khiến văn hóa ấn độ thay đổi phù hợp hơn với cuộc sống hiện
đại. Người ấn độ có khuynh hướng hòa hợp hơn là chinh phục, họ cho rằng không nhất
thiết pahỉ đấu tranh mà để cho mọi việc diễn ra 1 cách tự nhiên, họ sẵn sàng phục vụ
người khác.

 Tóm lại, Ấn độ là 1 đất nước có khoảng cách quyền lực cao, chủ nghĩa cá
nhân ở mức trung bình và định hướng dài hạn cao, điều này đã ảnh
hưởng tương đối rõ nét tới kế toán Ấn độ ở sự bảo thủ, kiểm soát bắt
buộc thông qua các quy định luật một cách thống nhất, thông tin được
bảo mật. Các kế toán viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kế
toán Ấn độ, điều này làm hạn chế đi tính linh hoạt cũng như năng động
sang tạo của các kế tóan viên, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản
ánh trung thực hợp lý tình hình tài chính.

III. XU HƯỚNG HÒA HỢP VÀ HỘI TỤ CỦA KẾ TOÁN ẤN ĐỘ VỚI KẾ TOÁN QUỐC
TẾ.
III.1. Hòa hợp và hội tụ.

- Hòa hợp: Hòa hợp trong kế toán là quá trình giảm sự khác biệt trong khi vẫn duy trì tính
kinh hoạt cao của thực tiễn kế toán.
- Hội tụ: Hội tụ là việc áp dụng các hệ thống chuẩn mực kế toán chung trên toàn thế giới
- Sự cần thiết của hòa hợp và hội tụ:
 Lập BCTC hợp nhất.
 Tiếp cận thị trường vốn nước ngoài.
 Khả năng so sánh giữa các BCTC.
 Thiếu thông tin kế toán chất lượng cao.

III.2. Quá trình hòa hợp và hội tụ của kế toán Ấn Độ với kế toán Quốc tế.
Trong xu hướng hòa hợp và hội tụ chuẩn mực kế toán theo IFRS, vào năm 2007, ICAI
bắt đầu quá trình phát triển để ra đời một bộ chuẩn mực kế toán hòa hợp với IFRS – được biết
đến với tên gọi chuẩn mực kế toán ấn độ hay Ind Ass. ấn độ quyết định áp dụng chuẩn mực kế
toán quốc tế IFRS ban hành bởi IASB thay vì một chuẩn mực chỉnh sửa, bổ sung theo IFRS,
chính phủ ấn độ đã cam kết sẽ hòa hợp chuẩn mực kế toán ấn độ với IFRS từ 1/4/2011.

SEBI (Securities and Exchange Board of India) đã chủ động tham gia vào quá trình hội tụ
của chuẩn mực kế toán Ấn Độ với IFRS là một bước tiến trong việc khuyến quá trình này. Các tổ
chức niêm yết có công ty con đã được cho phép một tùy chọn để trình báo cáo hợp nhất theo
IFRS. Tuy nhiên họ sẽ tiếp tục nộp BCTC theo GAAP Ấn Độ.

35 chuẩn mực kế toán ấn độ phù hợp với IFRS có hiệu lực vào ngày 1/4/2011, ngoại trừ
IFRS 9 công cụ tài chính, IAS 26 hạch toán và báo cáo về lợi nhuận hưu trí và IAS nông nghiệp,
đã được công bố trên website của Bộ nội vụ.

Tuy nhiên ngày 1/4/2011 đã được lùi lại để giải quyết một số vấn đề trong đó có vấn đề
về thuế. Trong thời gian đó, ICAI vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực để xây dựng, điều chỉnh Ind Ass dựa trên
IFRS. Các chuẩn mực này được yêu cầu áp dụng bởi các công ty đã niêm yết và công ty lớn chưa
niêm yết. Chính phủ sẽ công bố lộ trình để thực hiện bổ sung ngay trong thời gian ngắn nhất.
những chuẩn mực kế toán đàn tồn tại sẽ tiếp tục được áp dụng bởi công ty nhỏ và vừa, các đơn
vị này cũng sẽ được cho phép áp dụng Ind Ass nếu hộ muốn.

Sau khi thảo luận chi tiết về những thách thức trong việc thực hiện, đặc biệt là liên quan
đến khung pháp lý và kế toán, các vấn đề quá độ, và đối tượng quan tâm đặc biệt, lộ trình hòa
hợp với IFRS đã được hoàn tất:

Ngày áp dụng Áp dụng cho

1. Công ty là thành viên của NSE – Nifty 50 - National Stock


Exchange of India Ltd.
2. Công ty là thành viên của BSE – Sensex 30Bombay Stock
Giai Exchange Sensex.
01/04/2011
đoạn 1 3. Công ty có cổ phiếu hoặc tài sản khác được niêm yết trên thị
trường chứng khoán ngoài Ấn Độ.
4. Công ty niêm yết hoặc chưa được niêm yết, có giá trị vượt quá
Rs. 1,000 crores tại ngày 31/3/2009.

Công ty niêm yết hoặc chưa được niêm yết, có giá trị vượt quá
Giai
01/04/2013 Rs. 500 crores nhưng không quá Rs.1,000 crores, tại ngày
đoạn 2
31/3/2009
Giai
01/04/2014 Công ty đã niêm yết có giá trị dưới Rs. 500 crores
đoạn 3
1. Công ty chưa niêm yết cso giá trị nhỏ hơn Rs. 500 crores và
IFRSs sẽ không áp chứng khoán của công ty chưa được niêm yết trên thị trường
dụng cho chứng khoán ngoài ấn độ .
2. SMEs
Lộ trình hội tụ với IFRS đối với các công ty bảo hiểm, các tổ chức ngân hàng và công ty
tài chính phi ngân hàng như sau:

Loại công ty Ngày áp dụng


1. Công ty bảo hiểm 01/04/2012

2. Tổ chức ngân hàng


- Tất cả các ngân hàng thương mại đã có kế hoạch và NH hợp 01/04/2013
tác với họ (URBAN CO-OPERATIVE BANKS (UCBs) IN
INDIA) có giá trị vượt quá Rs.300crores.
- UCBs có giá trị vượt quá Rs.200crores nhưng không quá 01/04/2014
Rs.300 crores.
- UCBs có giá trị không vượt quá Rs.200 crores và những NH IFRS không bắt buộc,
vùng miền nông thôn Regional Rural Banks (RRBs). có thể tùy chọn.

3. Tổ chức phi Ngân hàng (NBFCs)


- Tất cả NBFCs là thành viên của NSE-Nifty 50,
01/04/2013
BSE- Sensex30, có giá trị vượt quá Rs.1,000 crores.
- Tất cả NBFCs đã niêm yết và chưa niêm yết không thuộc
01/04/2014
vào trường hợp trên và có giá trị vượt quá Rs.500 crores.
- NBFCs chưa niêm yết có giá trị nhỏ hơn Rs.500 crores. IFRS không bắt buộc,
có thể tùy chọn.

IV. SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ IAS VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
ẤN ĐỘ Ind AS.
IV.1 Chuẩn mực kế toán về: “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái”
(IAS21 và Ind AS2).

Ind AS 21 IAS 21
Balance sheet Statement of finacial position
Thuật ngữ sử dụng
(bảng cân đối kế toán) (báo cáo tình hình tài chính)
Chênh lệch tỷ giá nêu tại khoản
39 (c) kết quả từ:
(A) Chuyển đổi thu nhập và chi
Chênh lệch tỷ giá nêu tại khoản
phí theo tỷ giá tại ngày phát sinh
39 (c) kết quả từ:
giao dịch, tài sản và
(A). Chuyển đổi thu nhập và chi
nợ phải trả theo tỷ giá đóng
phí theo tỷ giá tại ngày phát sinh
cửa. Chênh lệch tỷ giá phát sinh
Chuyển đổi đòng giao dịch, tài sản và
trên cả các khoản thu nhập và
tiền được trình bày nợ phải trả theo tỷ giá đóng cửa.
chi phí ghi nhận trong lãi hoặc lỗ
(B) chuyển đổi tài sản thuần mở
và những ghi nhận vào vốn chủ
với tỉ giá đóng cửa khác với giá
sở hữu.
đóng cửa trước đó.
(B) Chuyển đổi tài sản thuần mở
với tỉ giá đóng cửa khác với giá
đóng cửa trước đó.
Một thực thể phải công bố:
(C) Chênh lệch tỷ giá thuần ghi
nhận vào vốn chủ sở hữu và tích
Không quy định
Công bố thông tin lũy trong một thành phần riêng
biệt của vốn phù hợp với đoạn
29A, và hòa giải sự khác biệt số
tiền ngoại tệ ở đầu và cuối kỳ.

Không đưa ra quy định chuyển


tiếp vì tất cả các quy định chuyển
tiếp liên quan đến ass Ấn Độ đã
được đưa vào Ind AS 101, lần đầu
Tỷ giá ngoại tệ
áp dụng Đưa ra các qui định chuyển tiếp
Chuẩn mực kế toán Ấn Độ tương
ứng với IFRS 1, lần đầu Thông
qua Chuẩn mực Báo cáo tài chính
quốc tế.
Yêu cầu tiết lộ thực tế, lý do cho Yêu cấu tiết lộ thực tế và lý do
Thay đổi trong
sự thay đổi và ngày thay đổi trong cho sự thay đổi trong chức năng
chức năng tiền tệ
chức năng tiền tệ. tiền tệ

IV.2 Chuẩn mực kế toán: “ hàng tồn kho” (IAS2 và Ind AS2).

Ind AS 2 IAS2
Công bố thông Không được qui định trong IAS 2 Lượng hàng tồn kho được công nhận
tin (IAS2-38, mà được qui định trong IAS 1 là một khoản chi phí trong giai đoạn
IndAS2-38) này, thường được gọi là chi phí bán
hàng, bao gồm những chi phí trước
đây gồm sự đo lường của hàng tồn
kho hiện đã được bán ra và các chi
phí sản xuất chưa được phân bổ và
các khoản bất thường của chi phí sản
xuất của hàng tồn kho. Những tình
tiết của đơn vị cũng có thể đảm bảo
sự bao gồm các khoản khác như chi
phí phân phối

V. LIÊN HỆ VIỆT NAM.

V.1. Kinh nghiệm hòa hợp và hội tụ.

- Không hòa hợp và hội tụ một cách rợp khuôn các chuẩn mực kế toán quốc tế mà phải
hòa hợp và hội tụ một cách có chọn lọc phù hợp với kế toán Việt Nam.

- Không hòa hợp và hội tụ ồ ạt cùng một lúc cho tất cả các tổ chức kinh tế mà phải chia ra
từng giai đoạn hòa hợp và hội tụ cho từng loại.
- Việc hòa hợp và hội tụ chuẩn mực kế toán Quốc tế cần phải có thời gian và gặp nhiều
khó khăn đòi hỏi phải có sự kiên trì và vốn hiểu biết sâu rộng.

V.2. Tác động của các nhân tố tới kế toán Việt Nam.

V.2.1. Yếu tố chính trị.


V.2.1.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam.
Hệ thống pháp luật Việt Nam theo luật dân sự/Luật châu Âu lục địa. Do đó, luật Việt
Nam đưa ra các văn bản qui phạm pháp luật, là nguồn chính của luật. Trong kế toán, luật
Việt Nam quy định cụ thể về cách hạch toán, tính khấu hao, lập các BCTC theo mẫu …
thông qua luật kế toán, thông tư, nghị định và các chuẩn mực kế toán

V.2.1.2. Tác động của thuế đến kế toán.


Ở Việt Nam, chuẩn mực kế toán chịu sự chi phối của Nhà nước. Các quy định về thuế và
chuẩn mực kế toán có nhiều điểm tương đồng nhau. Giữa kế toán và thuế thường có mối
quan hệ chặt chẽ. VD: doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nào thì thông báo
với cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ tính thu nhập chịu thuế trên phương pháp đó. Do đó,
thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán thường giống nhau.

V.2.1.3. Sự gắn kết về kinh tế chính trị.


Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đó kinh tế
nhà nước chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế. Kinh tế và chính trị có sự gắn kết với
nhau, việc chia sẻ thông tin dễ dàng hơn => hệ thống kế toán tương đồng nhau

V.2.2. Yếu tố văn hóa.

V.2.2.1. Khoảng cách quyền lực.

Theo nghiên cứu, ở Việt Nam khoảng cách quyền lực là khá lớn với số điểm là 70. Đặc
tính khoảng cách quyền lực lớn thể hiện trong đời sống thường ngày của người Việt,cũng
như trong công việc. Trong gia đình, con cái phải nghe theo lời cha mẹ. Trong tổ chức, có
thể thấy rõ mối quan hệ kiểu sếp – nhân viên có sự phân biệt đảng cấp. giữa những nhà
lãnh đạo và quần chúng cũng có một khoảng cách biệt rất xa.

V.2.2.2. Chủ nghĩa cá nhân.

Ở Việt Nam, chỉ số này được chấm 20 điểm, chứng tỏ xã hội Việt Nam có xu hướng tập
thể. Chủ nghĩa tập thể đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Nó đặc trưng bởi hệ thống lề lối
xã hội chặt chẽ và các cộng đồng tự vận hành. Những người trong nhóm trông cậy vòa
việc cả nhóm bảo vệ và che chở cho mình, và đảm bảo cuộc sống không rủi ro cho họ, và
trả lại là họ sẽ trung thành tuyệt đối. Việc đặt nặng vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất
mặt người khác. Trong xung đột, người Việt mình muốn giải pháp hai bên cùng đạt kết
quả. Một đặc tính quan trọng của xã hội Việt Nam là không dám nói thẳng, bởi họ coi đó
là làm mất mặt người khác.

V.2.2.3. Sự tránh né những vấn đề không chắc chắn.

Chỉ số này của Việt Nam ở mức trung bình với 30 điểm. Mọi người trong xã hội có cảm
giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ rang (hay không biết trước kết quả), và cố
gắng tránh những tình huống như thế bằng cách tìm công việc ổn định, thiết lập các luật
lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến. Ngời Việt, đặc biệt là
người miền Bắc tương đối ngại thay đổi môi trường sống. Đây cũng là một trở ngại cho
việc xâm nhập của các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn thống trị.

Việt Nam là một nước có khoảng cách quyền lực cao, chủ nghia cá nhân thấp và sự
tránh né những vấn đề không chắc chắn trung bình. Điều này làm cho kế toán Việt
Nam thống nhất, bảo thủ, bảo mật và kiểm soát bắt buộc.

You might also like