You are on page 1of 74

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA SNA

i. Các khái niệm và phân tổ chủ yếu của thống kê Tài khoản Quốc gia.
A. Khái niệm sản xuất

3.1 Tài khoản Quốc gia 1993 của Thống kê Liên hợp quốc định nghĩa khái niệm sản xuất như sau: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc
thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”1.

3..2 Qua định nghĩa nêu trong mục 3.1, phạm trù sản xuất trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia không chỉ bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất nhằm
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường với mục đích để bán hoặc trao đổi mà còn bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nhà nước, của tổ chức
không vị lợi cấp không cho tiêu dùng của hộ gia đình và toàn bộ xã hội. Tuy vậy, phạm trù sản xuất không bao gồm hoạt động sản xuất ra dịch vụ để tự
tiêu dùng trong nội bộ hộ gia đình như: các thành viên trong hộ gia đình tự nấu nướng chuẩn bị bữa ăn; dậy con cái học tập; quét dọn sắp xếp nhà cửa v.v..

3.3 Các hoạt động sau đây do hộ gia đình thực hiện cũng thuộc vào phạm trù sản xuất:
i. Tự sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản để tiêu dùng;

ii. Tự sản xuất ra các hàng hóa khác để dùng như: tự xây dựng; chế biến lương thực thực phẩm, may vá quần áo, v.v..;

iii. Dịch vụ nhà tự có tự ở;

3.4 Phạm trù sản xuất cũng bao gồm các hoạt động bất hợp pháp tạo ra hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm của những người sản xuất bất hợp pháp) và sản
xuất ra sản phẩm bất hợp pháp của người sản xuất hợp pháp. Từ nội dung trong định nghĩa sản xuất, những sản phẩm không do đơn vị thể chế nào tạo ra,
chẳng hạn như: phát triển tự nhiên của rừng cây, của đàn cá ở biển, ở sông không được coi là kết quả của hoạt động sản xuất và do vậy không thuộc phạm
trù sản xuất.

3.5 Khái niệm sản xuất áp dụng trong thống kê Tài khoản Quốc gia của Việt Nam phù hợp với phạm trù sản xuất của thống kê Tài khoản quốc gia
1993 của Liên hợp quốc nhưng có một điểm khác là không bao gồm các hoạt động bất hợp pháp bị cấm trong Hiến pháp và các bộ luật hiện hành như:
buôn lậu ma tuý; hoạt động mại dâm; hoạt động mê tín dị đoan…

1
Mục 1.20 Tài khoản Quốc gia 1993
1
B. Khái niệm thường trú

3.6 Tài khoản Quốc gia định nghĩa nền kinh tế là tập hợp toàn bộ các đơn vị thể chế thường trú. Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của một
quốc gia nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó.

3.7 Một đơn vị thể chế được gọi là có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu đơn vị đó có trụ sở đơn vị, có địa điểm sản
xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài (thường trên một năm).
Như vậy khái niệm thường trú trong Tài khoản Quốc gia không dựa trên tiêu chuẩn quốc tịch hay tiêu chuẩn pháp lý của quốc gia.

3.8 Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý của Nhà nước mà ở đó cư dân, hàng hóa, tài sản và vốn được tự do lưu
thông. Những quốc gia có biển, lãnh thổ kinh tế còn bao gồm các hòn đảo thuộc quốc gia đó và chịu sự điều chỉnh của những chính sách tài khóa và tiền
tệ như đất liền. Cụ thể, lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm2:

i. Vùng đất, vùng trời, thềm lục địa nằm trong lãnh hải quốc tế mà quốc gia có quyền bất khả xâm phạm trong khai thác cá và các tài nguyên;

ii. Lãnh thổ quốc gia ở nước ngoài sử dụng cho mục đích ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sự quán), mục đích quân sự (căn cứ quân sự), nghiên
cứu khoa học (trạm nghiên cứu khoa học)…

3.9 Từ định nghĩa lãnh thổ kinh tế của quốc gia và trung tâm lợi ích kinh tế, thành viên của hộ gia đình thường trú rời khỏi lãnh thổ kinh tế của quốc
gia dưới một năm vẫn coi là cư dân thường trú của quốc gia đó. Chẳng hạn thành viên của một gia đình thường trú của Việt Nam ra nước ngoài công tác,
đi du lịch, chữa bệnh… dưới một năm vẫn là cư dân thường trú của Việt Nam. Riêng trường hợp sinh viên và các bệnh nhân ở nước ngoài trên một năm
vẫn coi là thường trú của quốc gia mà gia đình họ là thường trú.

3.10 Các đại sứ quán, lãnh sự quán, căn cứ quân sự của nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam thuộc lãnh thổ kinh tế của nước ngoài; Tuy vậy, những
nhân viên người Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam là cư dân thường trú của Việt Nam. Những quy
định trong mục 3.9 và mục này ảnh hưởng tới tính chính xác khi đánh giá chỉ tiêu Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ và Tiêu dùng cuối cùng cùng như
chỉ tiêu Thu nhập quốc gia và các chỉ tiêu khác của Hệ thống TàI khoản quốc gia.

3.11 Như đã nêu trong mục 2.94, dưới đây đề cập cụ thể tới khái niệm thường trú áp dụng cho cấp tỉnh và thành phố.

2
Mục 14.9 Tài khoản quốc gia 1993
2
3.12 Căn cứ vào chế độ hạch toán, chế độ báo cáo và điều tra thống kê thu thập thông tin, Tổng cục Thống kê quy định đơn vị kinh tế cơ sở là đơn vị
thường trú của tỉnh, thành phố nếu có các điều kiện sau:
i. Đơn vị đang thực hiện các hoạt động kinh tế trong lãnh thổ hành chính của tỉnh, thành phố từ một năm trở lên;

ii. Đơn vị có địa điểm sản xuất hoặc nơi giao dịch cố định tại tỉnh, thành phố để tiến hành các hoạt động kinh tế;

iii. Đơn vị có chủ thể quản lý các hoạt động kinh tế (có tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh tế)

3.13 Với các điều kiện nêu ra trong mục 3.12, các đơn vị, cơ sở kinh tế (tổ chức hay cá nhân) thuộc các ngành, loại hình kinh tế dưới đây được coi là
thường trú của tỉnh, thành phố:

i. Các đơn vị thuộc quyền quản lý của tỉnh, thành phố (có hạch toán kinh tế độc lập và không hạch toán kinh tế độc lập) đang hoạt động kinh
tế trong lãnh thổ hành chính của tỉnh, thành phố;

ii. Các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc quyền quản lý của các Bộ, Ngành (kinh tế Trung ương) và của các tỉnh, thành phố khác đang
hoạt động kinh tế trong lãnh thổ hành chính của tỉnh, thành phố;

iii. Các đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của các Bộ, Ngành và tỉnh, thành phố khác đang hoạt động kinh tế trong lãnh thổ hành chính của
tỉnh, thành phố được quyền chủ động tương đối về mặt tài chính, có hạch toán riêng (có thể hạch toán được đầu vào hoặc đầu ra);

iv. Quy ước một đơn vị, cơ sở kinh tế chỉ là thường trú của duy nhất một tỉnh, thành phố.

3.14 Một số nét cụ thể khi xác định đơn vị thường trú của tỉnh, thành phố:
i. Nếu tỉnh, thành phố có một bộ phận là văn phòng hoặc ban đại diện hạch toán phụ thuộc đang hoạt động tại tỉnh, thành phố khác từ
một năm trở lên chỉ với chức năng giao dịch, không sản xuất kinh doanh, mọi nghĩa vụ quyền lợi đều phụ thuộc vào công ty mẹ, quy
ước bộ phận này vẫn là thường trú của tỉnh, thành phố;

ii. Đối với bộ phận văn phòng của các tổng công ty, công ty đóng ở đâu thì coi bộ phận văn phòng này là thường trú của tỉnh, thành phố
đó;

iii. Đối với đơn vị vận tải có nhiều bộ phận hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau trong năm, quy ước thường trú theo công ty mẹ;

3
iv. Những người lao động tự do của các tỉnh, thành phố khác đến hoạt động kinh tế tại tỉnh, thành phố với thời gian trên một năm được
coi là thường trú của tỉnh, thành phố sở tại. Riêng đối với người xây dựng tự do, đơn vị thường trú được tính theo nguyên tắc công
trình xây dựng ở đâu thì tính cho thường trú của tỉnh, thành phố đó;

v. Các trường hợp hoạt động kinh tế cá thể như họp chợ lưu động trên sông, xay xát lưu động, xe ôm,… không có địa điểm cố định tại
một số tỉnh, thành phố thì căn cứ vào nơi người đó hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc nơi đóng thuế để xác định nơi thường trú.
Riêng trường hợp lao động cá thể, tự do không xác định được địa điểm, thời gian hoạt động kinh tế,… thì coi nơi hộ gia đình của
người đó đang sinh sống là thường trú của người lao động đó.

C. Các phân tổ chủ yếu

Phân ngành kinh tế

3.15 Định nghĩa ngành kinh tế trong thống kê Tài khoản Quốc gia thống nhất với định nghĩa trong phân ngành kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế (ISIC):
“Ngành bao gồm một nhóm các đơn vị sản xuất có liên quan tới cùng một loại hoạt động hay các hoạt động tương tự”3.

3.16 Cơ sở để phân ngành kinh tế dựa trên các đơn vị sản xuất (đơn vị cơ sở). Đơn vị sản xuất trong thống kê Tài khoản Quốc gia là đơn vị thể chế chỉ
thực hiện một loại hoạt động sản xuất hay hoạt động sản xuất chính chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu giá trị tăng thêm của đơn vị trong trường có hai hoạt
động sản xuất trở lên.

3.17 Thông thường, trong một đơn vị sản xuất theo ngành kinh tế, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn có hoạt động sản xuất kinh doanh
phụ. Về nguyên tắc, phải hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh phụ vào các ngành tương ứng. Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh phụ so với sản
xuất kinh doanh chính chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 10%) và không hạch toán riêng thì quy ước gộp vào hoạt động kinh doanh chính của đơn vị.

3.18 Do đặc trưng của ngành kinh tế là một nhóm các đơn vị có liên quan tới cùng một loại hoạt động nên phân ngành kinh tế có vai trò quan trọng việc
đánh giá chỉ tiêu GDP bằng phương pháp sản xuất. Phân ngành kinh tế còn giúp cho việc xác định cơ cấu kinh tế theo ngành, xác định mối quan hệ kinh
tế giữa các ngành.

3.19 Phân ngành kinh tế áp dụng trong Tài khoản quốc gia của Việt Nam cơ bản dựa trên phân loại hoạt động kinh tế theo chuẩn mực quốc tế (ISIC).
Ngày 27 tháng 10 năm 1993, Chính phủ đã ký Nghị định số 75/ CP ban hành Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân áp dụng thống nhất trong cả nước.

3
Mục 5.40 Tài khoản Quốc gia 1993
4
Trong bảng phân ngành này có 20 ngành kinh tế cấp I; 60 ngành kinh tế cấp II; 159 ngành kinh tế cấp III; 299 ngành kinh tế cấp IV và cần lưu ý một số
quy định sau:

i. Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội có nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước được xếp vào ngành
Quản lý Nhà nước và An ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;

ii. Hoạt động xổ số được xếp vào ngành Tài chính tín dụng;

Phân ngành sản phẩm

3. 20 Sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) là kết quả hoạt động sản xuất của các đơn vị thể chế. Phân ngành sản phẩm phục vụ cho thống kê, đánh giá các
hoạt động giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các đơn vị thường trú với nhau, giữa đơn vị thường trú và không thường trú. Trong thống kê Tài khoản
Quốc gia, phân ngành sản phẩm dùng cho lập Bảng cân đối liên ngành; tính Tích lũy theo loại tài sản và Tiêu dùng cuối cùng theo nhóm sản phẩm. Phân
ngành sản phẩm cũng được dùng trong thống kê Ngoại thương.

3.21 Nguyên tắc áp dụng trong phân ngành sản phẩm dựa trên tính chất lý hóa học của sản phẩm, nghĩa là dựa trên nguyên, vật liệu dùng để tạo ra sản
phẩm; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng; sản phẩm có thể cất giữ trong kho hay không.

3.22 Căn cứ cụ thể để xác định các sản phẩm giống nhau xếp vào một ngành như sau.
i. Căn cứ vào công dụng sản phẩm: các sản phẩm xếp trong cùng một ngành phải có công dụng giống nhau. Để biết công dụng của sản phẩm
phải xét tới giá trị sử dụng của nó dùng trong sản xuất và tiêu dùng. Đối với sản phẩm có nhiều công dụng thì dựa vào công dụng chính;

ii. Căn cứ vào nguyên vật liệu chính: các sản phẩm dùng nguyên, vật liệu chính giống nhau để sản xuất ra chúng được xếp vào cùng một ngành
sản phẩm, nói cách khác một ngành sản phẩm bao gồm những sản phẩm sản xuất ra từ những nguyên, vật liệu chính giống nhau;

iii. Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm: những sản phẩm được tạo ra có quy trình công nghệ giống nhau và gần giống nhau
được xếp vào cùng một nhóm ngành sản phẩm.

3.23 Ba căn cứ đề cập trong mục 3.22, thứ tự ưu tiên dùng trong sắp xếp các sản phẩm vào nhóm ngành sản phẩm lần lượt như sau: căn cứ (i), tiếp đến
căn cứ (ii) và căn cứ (iii).

3.24 Phân ngành sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế được gọi là: “Phân loại sản phẩm trung tâm” (Central product classificasion), bao gồm: 10 nhóm
ngành sản phẩm cấp I; 69 nhóm ngành sản phẩm cấp II; 291 nhóm ngành sản phẩm cấp III; 1036 nhóm ngành sản phẩm cấp IV và 1787 nhóm ngành sản
5
phẩm cấp V. Ngày 2 tháng 12 năm 1996, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ra Quyết định số: 582 / TCTK – PPCĐ về việc ban hành Hệ thống phân
loại sản phẩm chủ yếu của Việt nam. Trong Hệ thống phân loại sản phẩm này gồm 10 loại sản phẩm cấp I; 68 loại sản phẩm cấp II; 294 loại sản phẩm cấp
III; 1047 loại sản phẩm cấp IV và 1813 loại sản phẩm cấp V.

3.25 Tính tương thích luôn tồn tại giữa phân ngành kinh tế và phân ngành sản phẩm. Tuy vậy, một ngành kinh tế có thể sản xuất ra một hoặc nhiều loại
sản phẩm và những sản phẩm này được phân loại theo hai nhóm ngành sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn thịt và da là sản phẩm của cùng một hoạt động
giết mổ nhưng hai sản phẩm này được xếp vào hai ngành sản phẩm khác nhau. Da chưa chế biến xếp vào nhóm ngành sản phẩm nông, lâm nghiệp; trong
khi đó thịt được xếp vào nhóm thực phẩm.

Phân theo thành phần kinh tế

3.26 Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh ở tất cả các ngành kinh tế. Cơ sở để phân loại các đơn vị sản xuất, kinh doanh theo thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu
về tư liệu sản xuất. Phân theo thành phần kinh tế là đặc trưng của thống kê Việt Nam và được áp dụng trong phân loại khi tính toán các chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp của Hệ thống Tài khoản quốc gia.

3.27 Mục đích phân loại theo thành phần kinh tế nhằm phản ánh cơ cấu kinh tế theo chế độ sở hữu và sự biến động của nó. ở nước ta, phân loại theo
thành phần kinh tế có ý nghĩa kinh tế và xã hội rất lớn, phục vụ cho chủ trương của Đảng về việc phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo.

3.28 Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Từ các hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể hình thành nên nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp 4. Hiện nay, thành phần
kinh tế ở nước ta (theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX) gồm:

i. Kinh tế nhà nước: dựa trên sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất;

ii. Kinh tế tập thể: dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất;

iii. Kinh tế tư bản nhà nước: dựa trên cơ sở hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và tư bản tư nhân nước
ngoài;

iv. Cá thể tiểu chủ: dựa trên sở hữu tư nhân quy mô nhỏ về tư liệu sản xuất;

4
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (trang 96)
6
v. Kinh tế tư bản tư nhân: dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất;

vi. Có vốn đầu tư nước ngoài.

3.29 Để phục vụ việc phân loại theo thành phần kinh tế, Tổng cục Thống kê đã đưa ra danh mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng trong điều
tra và báo cáo thống kê như sau:

i. Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước


Doanh nghiệp nhà nước trung ương
Doanh nghiệp nhà nước địa phương
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần nhà nước
Công ty cổ phần khác
Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Liên doanh giữa nước ngoài với doanh nghiệp nhà nước
Liên doanh giữa nước ngoài với các đơn vị khác ở trong nước

ii. Đơn vị kinh tế tập thể

iii. Đơn vị kinh tế cá thể

iv. Đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, hiệp hội
Cơ quan nhà nước
Đơn vị sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công
7
Đơn vị sự nghiệp bán công
Đơn vị sự nghiệp dân lập
Đơn vị của tổ chức chính trị
Đơn vị của tổ chức chính trị – xã hội
Đơn vị của tổ chức xã hội- nghề nghiệp
Đơn vị của Nhà nước
Đơn vị ngoài Nhà nước
Đơn vị của tổ chức xã hội và các đơn vị khác
Đơn vị của Nhà nước
Đơn vị ngoài Nhà nước

Phân theo vùng, lãnh thổ

3.30 Theo luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, qua thực tiễn quản lý của các tỉnh, thành phố ở nước ta trong thời gian qua cho thấy hoạt
động thường nhật của cấp này liên quan tới các vấn đề sau:

i. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố;

ii. Quản lý hoạt động kinh tế của tỉnh, thành phố;

iii. Giữ vững trật tự, an ninh xã hội;

iv. Quản lý hành chính về diện tích và dân số của tỉnh, thành phố;

v. Tổ chức đời sống của nhân dân và cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân trong tỉnh, thành phố.

3.31 Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu thông tin dùng trong quản lý của cấp tỉnh, thành phố liên quan tới những lĩnh vực đề cập trong mục 3.30, việc biên
soạn một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia theo tỉnh và vùng còn phục vụ cho nhu cầu xây dựng chiến lược phát triển vùng
của Chính phủ. Hiện nay, các Cục Thống kê tỉnh, thành phố đã tính một số chỉ tiêu như: Giá trị sản xuất; Chi phí trung gian; Giá trị tăng thêm; Tích lũy
tài sản; Tiêu dùng cuối cùng theo ngành, thành phần kinh tế.

Đơn vị thể chế

8
3.32 Theo tài khoản quốc gia 1993 của Liên hợp quốc, đơn vị thể chế (institutional units) là đơn vị thống kê chung và được định nghĩa như sau: “Đơn vị
thể chế là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế
khác”5.

3.33 Đơn vị thể chế có các thuộc tính sau:

i. Có quyền sở hữu hàng hóa và tài sản, do vậy đơn vị thể chế có thể trao đổi quyền sở hữu này thông qua hoạt động giao dịch với đơn vị thể
chế khác;

ii. Có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định kinh tế của mình và đối với các hoạt động kinh tế có liên quan
của đơn vị;

iii. Có khả năng phát sinh tiêu sản (có quyền huy động vốn), thực hiện các nghĩa vụ, cam kết và có tư cách pháp nhân tham gia vào các hợp
đồng;

iv. Có điều kiện lập các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán trong đó có cả bảng cân đối kế toán, theo yêu cầu của quản lý sản xuất và
pháp luật của Nhà nước.

3.34 Trong thực tế, đơn vị thể chế chia ra làm hai loại: đơn vị thể chế hộ gia đình (gồm một người hay một nhóm người hình thành hộ) và tổ chức kinh
tế-chính trị-xã hội được pháp luật thừa nhận. ở Việt Nam, đơn vị thể chế bao gồm các loại sau:
i. Hộ gia đình: hộ gia đình tiêu dùng và hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
ii. Doanh nghiệp: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
iii. Cơ quan hành chính và sự nghiệp;
iv. Tổ chức chính trị, chính trị –xã hội;
v. Tổ chức không vị lợi: hiệp hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng

3.35 Có hai loại đơn vị giao dịch trong thống kê Tài khoản Quốc gia: loại thứ nhất liên quan tới những giao dịch xuất hiện trong Tài khoản tạo thu nhập;
phân phối thu nhập, Tài khoản vốn- tài sản và Tài khoản tài chính; loại thứ hai liên quan tới các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ trong sản xuất, tiêu dùng
và tích lũy. ứng với hai hình thức giao dịch nêu trên, Hệ thống Tài khoản Quốc gia dùng hai loại đơn vị thống kê: doanh nghiệp (enterprise) dùng cho
thống kê về thu nhập, chi tiêu và thống kê tài chính; đơn vị ngành kinh tế (kind - of – activity units) dùng cho thống kê sản xuất.

5
Tài khoản quốc gia 1993, mục 4.2.
9
3.36 Doanh nghiệp là một đơn vị thể chế hoặc là một liên kết của các đơn vị ngành kinh tế cùng chịu sự quản lý (trực tiếp hay gián tiếp) trong hoạt động
sản xuất6. Một doanh nghiệp có quyền sở hữu tài sản, đưa ra các quyết định và điều hành sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động
sản xuất thuộc nhiều ngành kinh tế, tại nhiều địa điểm khác nhau. ở Việt Nam doanh nghiệp là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập và chịu
sự điều chỉnh của các luật: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3.37 Đơn vị ngành kinh tế có thể là một đơn vị thể chế hoặc một phần của đơn vị thể chế chỉ liên quan tới một loại hoạt động sản xuất nhất định nhưng
có thể diễn ra ở nhiều địa điểm (nơi) khác nhau. Đối với Việt Nam đó là các đơn vị hạch toán toàn ngành như: hoạt động sản xuất và phân phối điện
thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng không
dân dụng Việt Nam, hoạt động bưu chính viễn thông thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam…. Khi biên soạn Tài khoản quốc gia theo vùng,
lãnh thổ, tỉnh, thành phố, kết quả sản xuất (Giá trị sản xuất và Giá trị tăng thêm) của đơn vị trên sẽ được tính toán và phân bổ cho các vùng, lãnh thổ, tỉnh,
thành phố khác nhau.

3.38 Đơn vị cơ sở (establishment) là một đơn vị thể chế hay một phần của đơn vị thể chế đóng tại một địa điểm và tiến hành một loại hoạt động sản
xuất, đơn vị cơ sở là một dạng đặc thù của đơn vị ngành kinh tế. Nếu doanh nghiệp chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất ở một địa điểm thì doanh
nghiệp này cũng là một đơn vị cơ sở. Đối với Việt Nam, đơn vị cơ sở còn là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức từ
thiện, tôn giáo, hiệp hội… chỉ thực hiện một hoạt động, ở một nơi nhất định.

3.39 Đơn vị cơ sở là đơn vị lý tưởng cho thống kê sản xuất. Doanh nghiệp dùng làm đơn vị thống kê trong lĩnh vực thống kê thu nhập, chi tiêu và thống
kê tài chính. Không có đơn vị thống kê chung dùng để thu thập thông tin biên soạn các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Tài khoản Quốc gia. Cùng một chỉ
tiêu, nếu áp dụng phương pháp tính toán khác nhau thì phải dùng đơn vị thống kê khác nhau, chẳng hạn khi tính chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất,
đơn vị thống kê là đơn vị cơ sở; nếu tính GDP theo khu vực thể chế thì đơn vị thống kê là doanh nghiệp, .

Khu vực thể chế

3.40 Tài khoản Quốc gia 1993 chia nền kinh tế thành sáu khu vực thể chế:
i. Khu vực Phi tài chính;
ii. Khu vực Tài chính;
iii. Khu vực Nhà nước;
iv. Không vị lợi phục vụ hộ gia đình;
v. Khu vực hộ gia đình;
vi. Khu vực nước ngoài.

6
Mục 79 trong cuốn phân ngành ISIC
10
3.41 Để phản ánh mối quan hệ giao dịch kinh tế giữa các đơn vị thể chế hoạt động trong nền kinh tế, Hệ Thống Tài khoản Quốc gia đã phân loại các
đơn vị thể chế theo từng khu vực thể chế.

3.42 Nguyên tắc cơ bản để phân loại đơn vị thể chế vào từng khu vực thể chế như sau:

i. Một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế nhất định;

ii. Những đơn vị thể chế có cùng chức năng hoạt động thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế;

iii. Những đơn vị thể chế có cùng tính chất về nguồn vốn (nguồn tài chính) cung cấp cho hoạt động thì xếp cùng vào một khu vực thể chế.

iv. Nếu một đơn vị thể chế có nhiều chức năng hoạt động khác nhau thì căn cứ vào chức năng hoạt động chính để xếp vào khu vực thể chế
tương ứng.

3.43 Nội dung từng khu vực thể chế áp dụng trong thống kê Tài khoản quốc gia Việt Nam :

i. Khu vực Phi tài chính bao gồm: các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp,
luật đầu tư nước ngoài không kể các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số;

ii. Khu vực Tài chính bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính và
cho thuê tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, các công ty xổ số kiến thiết;

iii. Khu vực Nhà nước bao gồm: các cơ quan hành chính sự nghiệp, An ninh quốc phòng, các tổ chức chính trị xã hội (Đảng cộng sản Việt
Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam…);

iv. Khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình bao gồm: các hiệp hội từ thiện, hữu ái, các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng;

v. Khu vực hộ gia đình bao gồm: các hộ gia đình thuần tuý tiêu dùng cuối cùng và các hộ gia đình vừa sản xuất vừa tiêu dùng (thành phần
kinh tế cá thể tiểu chủ: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương, dịch vụ cá thể…);

vi. Khu vực nước ngoài bao gồm: các đơn vị thể chế không thường trú.

D. Thuế và trợ cấp trong Tài khoản Quốc gia.


11
3.44 Thuế là khoản phải nộp bắt buộc, một chiều, bằng tiền hay bằng hiện vật từ đơn vị thể chế cho Nhà nước 7. Thuật ngữ một chiều có nghĩa đơn vị
nộp thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ bắt buộc.

3.45 Thuế trong Tài khoản Quốc gia được chia thành hai nhóm chính : thuế sản xuất và nhập khẩu, trợ cấp sản xuất và nhập khẩu; thuế hiện hành đánh
vào thu nhập, của cải.

Thuế sản xuất và nhập khẩu, trợ cấp sản xuất và nhập khẩu.

3.46 Thuế sản xuất và hàng nhập khẩu bao gồm8:

i. Thuế sản phẩm phải nộp khi người sản xuất đưa hàng hóa và dịch vụ vào lưu thông dưới bất kỳ hình thức nào như: bán, chuyển nhượng…
như vậy, đối tượng của thuế đánh vào sản phẩm không bao gồm thành phẩm tồn kho. Loại thuế này gồm cả thuế hàng nhập khẩu khi hàng
nhập khẩu đi vào lãnh thổ kinh tế hay dịch vụ phục vụ cho đơn vị thường trú từ đơn vị không thường trú;

ii. Thuế sản xuất khác bao gồm thuế đánh vào quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng, tài sản khác dùng trong sản xuất; hay thuế
đánh vào thuê mướn lao động, trả thu nhập cho người lao động.

3.47 Thuế sản phẩm do các đơn vị sản xuất phải nộp cho Nhà nước, dựa trên cơ sở số lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và tính theo tỷ lệ phần trăm
của giá của một đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Thuế sản phẩm bao gồm: Thuế giá trị gia tăng (Value added tax-VAT), thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất nhập khẩu,v.v. Thuế sản xuất khác đánh trên cơ sở đơn vị sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất, không kể đơn vị sản xuất nhiều hay ít sản
phẩm.

3.48 Thuế giá trị gia tăng (VAT) là trường hợp đặc biệt của thuế sản phẩm. VAT được thu theo từng giai đoạn của đơn vị sản xuất, nhưng cuối cùng
toàn bộ thuế giá trị gia tăng đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Đơn vị sản xuất phải nộp thuế giá trị gia tăng bằng phần thuế VAT ghi trong hóa đơn
bán sản phẩm cho khách hàng của đơn vị trừ đi thuế VAT đơn vị đã trả khi mua nguyên, vật liệu dùng trong chi phí trung gian hay mua tài sản tạo thành
tích lũy tài sản cố định của đơn vị. Vì vậy thuế VAT đánh vào sản phẩm đơn vị gồm phần thuế được khấu trừ và không được khấu trừ.

3.49 Chi tiết các loại thuế sản phẩm trong Tài khoản quốc gia 1993 như sau:

7
Tài khoản quốc gia 1993, mục 7..48
8
Tài khoản quốc gia 1993, mục 7..49

12
i. Thuế dạng giá trị gia tăng. Loại thuế này gồm thuế giá trị gia tăng theo mặt hàng; thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và thuế giá trị gia
tăng không khấu trừ; thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

ii. Thuế nhập khẩu và thuế hàng nhập khẩu, không kể thuế VAT. Loại thuế này gồm thuế nhập khẩu và thuế đánh vào hàng nhập khẩu.
Thuế đánh vào hàng nhập khẩu bao gồm: thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt; lợi nhuận độc quyền
nhập khẩu; thuế do hệ thống đa tỷ giá hối đoái.

iii. Thuế xuất khẩu. Loại thuế này bao gồm: thuế xuất khẩu; lợi nhuận độc quyền xuất khẩu; thuế do hệ thống đa tỷ giá hối đoái.

iv. Thuế sản phẩm khác. Loại này bao gồm: thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt; thuế giao dịch vốn
và tài chính; lợi nhuận độc quyền tài khóa.

3.50 Thuế sản xuất khác trong Tài khoản quốc gia 1993 gồm các loại sau:

i. Thuế đánh vào quỹ lương hoặc lực lượng lao động.

ii. Thuế đất, nhà xưởng hay vật kiến trúc khác.

iii Giấy phép kinh doanh và giấy phép hành nghề.

iv. Thuế sử dụng tài sản cố định.

v. Thuế tem .

vi. Thuế ô nhiễm môi trường.

vii. Thuế giao dịch quốc tế.

3.51 Hiện nay, thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác ở Việt Nam là các loại thuế phát sinh phải nộp trong năm, gồm các loại sau:

i. Thuế sản phẩm bao gồm:


- Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT hàng bán nội địa, thuế VAT hàng nhập khẩu),
- Thuế nhập khẩu;
- Thuế xuất khẩu;
13
- Thuế tiêu thụ đặc biệt;

ii. Thuế sản xuất khác: thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê đất, thuế môn bài.

3.52 Lệ phí. Pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước Việt Nam quy định: “ Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí”. Các loại lệ phí được chia thành năm nhóm:

i. Lệ phí quản lý nhà nước liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân;

ii. Lệ phí quản lý nhà nước liên quan tới quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
iii. Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh;

iv. Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia;

v. Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác.

3.53 Thống kê Tài khoản Quốc gia Việt Nam coi lệ phí là một dạng thuế và quy định cụ thể như sau: các loại lệ phí thuộc nhóm (iii), nhóm (iv) và nhóm
(v) là thuế sản xuất khác. Tuy nhiên, do nguồn thông tin để xác định loại lệ phí nào thuộc nhóm (iv) và nhóm (v) là thuế sản xuất còn hạn chế, nên quy
ước hiện nay chỉ các lệ phí thuộc nhóm (iii) tính vào thuế sản xuất khác.

3.54 Đối với phí, pháp lệnh phí và lệ phí cũng quy định: “ Phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân khác cung cấp
dịch vụ được quy định trong danh mục phí”. Theo pháp lệnh này, thống kê Tài khoản Quốc gia Việt Nam quy định toàn bộ các loại phí do đơn vị chi trả
đưa vào chi phí trung gian. Nói cách khác, phí không phải là thuế.

3.55 Trợ cấp sản xuất là chuyển nhượng một chiều của Nhà nước cho các doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất hiểu theo nghĩa là thuế sản xuất âm và làm
tăng giá trị thăng dư của doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất bao gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác.

3.56 Trợ cấp sản phẩm gồm:

i. Trợ cấp nhập khẩu;

ii. Trợ cấp xuất khẩu gồm: trợ cấp trực tiếp vào hàng xuất khẩu, trợ cấp do thua lỗ của các tổ chức thương mại nhà nước, trợ cấp do hệ
thống đa tỷ giá hối đoái. Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện trợ cấp xuất khẩu dưới các hình thức “Thưởng” do tìm được thị trường
xuất khẩu mới, do tăng kim ngạch xuất khẩu…
14
iii. Trợ cấp sản phẩm khác gồm: trợ cấp cho sản phẩm sử dụng trong nước, trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay ở Việt Nam
đang thực hiện trợ cấp đối với các mặt hàng thiết yếu đối với vùng sâu, vùng xa…

3.57 Trợ cấp sản xuất khác gồm:

i. Trợ cấp quỹ lương hoặc lực lượng lao động;

ii. Trợ cấp làm giảm ô nhiễm môi trường.

Thuế hiện hành đánh vào thu nhập, của cải

3.58 Thuế hiện hành đánh vào thu nhập, của cải chủ yếu gồm thuế đánh vào thu nhập của hộ gia đình và thu nhập doanh nghiệp. Tuy vậy các đơn vị
không thường trú, đơn vị Nhà nước và tổ chức không vì lợi cũng có liên quan đến loại thuế này. Trong tài khoản quốc gia 1968, thuế hiện hành đánh vào
thu nhập, của cải gọi là thuế trực thu.

3.59 Thuế hiện hành đánh vào thu nhập, của cải gồm hai nhóm: thuế đánh vào thu nhập; thuế hiện hành khác.

3.60 Thuế đánh vào thu nhập được xác định trên cơ sở thu nhập thực tế hay thu nhập ước đoán của cá nhân dân cư, hộ gia đình, tổ chức không vị lợi,
doanh nghiệp. Thuế đánh vào thu nhập gồm các loại sau:

i. Thuế đánh vào thu nhập cá nhân hay hộ gia đình;

ii. Thuế thu nhập doanh nghiệp;

iii. Thuế đánh vào thu chênh lệch giá;

iv. Thuế đánh vào giải thưởng xổ số, cờ bạc.

3.61 Thuế hiện hành khác gồm các loại thuế sau: thuế hiện hành đánh vào đất đai, nhà cửa; đánh vào sở hữu tài sản khác; thuế chi tiêu; thuế xin cấp giấy
phép v.v.

15
3.62 Hiện nay ở nước ta đang áp dụng thuế thu nhập đối với cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận. Một loạt các lệ phí thuộc
nhóm (i) liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân và nhóm (ii) liên quan tới quyền sở hữu và sử dụng tài sản như đã đề cập trong mục 3.51 ở trên thuộc
nhóm thuế hiện hành khác.

E. Giá cả trong thống kê Tài khoản Quốc gia.

Giá cơ bản, giá sản xuất, giá sử dụng.

3.63 Có một số loại giá chủ yếu sau đây dùng trong thống kê Tài khoản Quốc gia: giá cơ bản, giá sản xuất, giá sử dụng, v.v. Với nội dung của thuế sản
xuất, trợ cấp sản xuất đã đề cập trong các mục từ 3.46 đến 3.57 ở trên, nội dung và sự khác biệt giữa các loại giá như sau.

3.64 Nội dung của từng loại giá được Tài khoản quốc gia 1993 định nghĩa như sau:

i. Giá cơ bản (Basic price) là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế đánh vào sản
phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải không do người sản xuất trả khi bán hàng;

ii. Giá sản xuất (Producer’s prices) là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế giá
trị gia tăng (VAT) hay thuế được khấu trừ tương tự. Giá sản xuất không bao gồm phí vận tải không do người sản xuất trả khi bán hàng;

iii. Giá sử dụng (Purchasers’ prices) là số tiền người mua phải trả để nhận được một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ tại thời gian và địa điểm do
người mua yêu cầu. Giá sử dụng không bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hay thuế tương tự được khấu trừ. Giá sử dụng bao
gồm cả phí vận tải do người mua phải trả.

3.65 Mối liên hệ (sự khác biệt) của ba loại giá như sau:

i. Giá sản xuất bằng giá cơ bản cộng với thuế sản phẩm (các khoản ii; iii; iv của mục 3.49), không bao thuế giá trị gia tăng (VAT), hay thuế
được khấu trừ tương tự do người mua phải trả trừ đi trợ cấp sản phẩm.

ii. Giá sử dụng bằng giá sản xuất cộng với thuế VAT không được khấu trừ hay loại thuế tương tự không được khấu trừ, cộng với phí vận tải
và phí thương nghiệp do đơn vị khác cung cấp.

16
iii. Trường hợp người sử dụng mua trực tiếp từ người sản xuất (không qua thương nghiệp bán buôn hay bán lẻ), giá sử dụng lớn hơn giá người
sản xuất bởi hai yếu tố sau: (a) Giá trị của thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ do người mua phải nộp và (b) Phí vận tải do người
mua phải trả khi mua hàng hóa.

3.66 Giá sản xuất là giá “ngoại lai” giữa giá cơ bản và giá sử dụng vì nó không bao gồm một số loại thuế sản phẩm. Giá sản xuất không phải là số tiền
người sản xuất nhận được khi bán sản phẩm và cũng không phải số tiền người sử dụng phải trả khi mua hàng. Nhà sản xuất dựa vào giá cơ bản để đưa ra
các quyết định kinh tế; trong khi đó người tiêu dùng dựa vào giá sử dụng để quyết định việc mua hàng. Thống kê Tài khoản quốc gia 1993 khuyến nghị
các nước nên dùng giá cơ bản khi đánh giá chỉ tiêu Giá trị sản xuất và giá sử dụng khi đánh giá các chỉ tiêu sử dụng cuối cùng.

3.67 Tài khoản quốc gia 1993 có đề cập tới giá thị trường. Giá thị trường là giá thực tế thoả thuận giữa các đối tượng khi hoạt động giao dịch. Trong hệ
thống thuế được khấu trừ như thuế VAT, sẽ dẫn đến hai loại giá thực tế thỏa thuận cho một hoạt động giao dịch nếu đứng trên quan điểm của nhà sản xuất
(giá cơ bản) và người sử dụng (giá sử dụng).

3.68 Cho đến nay, Thống kê Việt Nam dùng giá sản xuất để tính chỉ tiêu Giá trị sản xuất, Giá trị tăng thêm. Từ năm 2005 trở đi, sẽ dùng giá cơ bản đồng
thời với giá sản xuất để đánh giá hai chỉ tiêu trên theo ngành và thành phần kinh tế.

Giá thực tế và giá so sánh

3.69 Giá thực tế là giá dùng trong giao dịch của năm báo cáo. Giá thực tế phản ánh giá trị trên thị thường của hàng hóa, dịch vụ, tài sản chu chuyển từ
quá trình sản xuất, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng thời với sự vận động của tiền tệ, tài chính và thanh toán. Qua đó giúp ta nhận thức
đúng đắn thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ phân phối thu nhập, mối quan hệ giữa kết
quả sản xuất với phần huy động được vào ngân sách… trong từng năm.

3.70 Giá so sánh là giá thực tế của năm được chọn làm gốc. Để nghiên cứu thay đổi thuần về khối lượng và loại trừ sự biến động của yếu tố giá, các chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp của những năm khác được tính theo giá của năm gốc. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, năm được chọn làm gốc để tính giá so sánh có
thể là năm trước hoặc sau năm báo cáo. Trong thực tế thường chọn năm trước thường là năm đầu của thời kỳ kế hoạch. Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp theo giá so sánh sẽ giới thiệu ở phần sau.

17
II. Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chủ yếu trong hệ thống Tài khoản Quốc gia

A. Chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

4.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định thường
là một năm. Thuật ngữ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị hàng hóa và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong
quá trình sản xuất ra sản phẩm.

4.2 Dựa vào phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế, các nhà kinh tế vĩ mô đã chứng minh trong nền kinh tế luôn tồn tại một
đồng nhất thức mô tả mối liên hệ giữa Tổng thu nhập (từ sản xuất), Tổng chi tiêu và Tổng sản phẩm trong nước như sau:

Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu = Tổng sản phẩm trong nước

4.3 Tổng thu nhập gồm thu nhập từ các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất: thu nhập từ cung cấp dịch vụ lao động được thể hiện qua chỉ
tiêu tiền lương và có tính chất lương; thu nhập từ máy móc, thiết bị tham gia vào sản xuất được thể hiện qua chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định; thuế sản
xuất và giá trị thặng dư.

4.4 Tổng chi tiêu của nền kinh tế gồm những khoản chi tiêu đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cuối cùng gồm: chi cho đầu tư (tích lũy tài sản); chi cho tiêu
dùng cuối cùng; chi cho xuất khẩu.

4.5 Từ đồng nhất thức trong mục 4.2, các nhà kinh tế đưa ra ba phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời gian
nhất định.

i. Phương pháp thứ nhất đánh giá GDP bằng cách cộng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong nước theo
từng ngành kinh tế. Nói cách khác, phương pháp thứ nhất đánh giá kết quả của các đơn vị sản xuất. Phương pháp tính GDP theo cách này
gọi là phương pháp sản xuất.

ii. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ tạo ra thu nhập dưới dạng thu của người lao động; khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và thặng dư/ thu
nhập hỗn hợp. Phương pháp đánh giá GDP bằng cách cộng những khoản thu nhập trên được gọi là phương pháp thu nhập.

18
iii. Phương pháp thứ ba căn cứ vào những khoản chi tiêu cần thiết cho các mục đích: tiêu dùng cuối cùng; tích lũy tài sản; xuất, nhập khẩu
của quốc gia. Phương pháp này gọi là phương pháp sử dụng.

Phương pháp sản xuất

4.6 Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được tạo ra theo ngành, thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị
sản xuất và chi phí trung gian.

4.7 Khái niệm giá trị sản xuất dùng để đánh giá kết quả của đơn vị sản xuất (đơn vị cơ sở hoặc doanh nghiệp), không dùng đánh giá cho từng công
đoạn sản xuất của đơn vị. Vì vậy giá trị sản xuất chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ do đơn vị sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm
chu chuyển nội bộ cho các công đoạn sản xuất của đơn vị. Thu do chênh lệch giá cũng không tính vào giá trị sản xuất.

4.8 Giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí trung gian và giá trị tăng thêm, như vậy có sự tính trùng trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Mức độ tính
trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế. Phân ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng của chỉ tiêu
giá trị sản xuất càng lớn.

4.9 Nội dung giá trị sản xuất theo giá cơ bản bao gồm các yếu tố sau:

i. Doanh thu thuần bán hàng hóa và dịch vụ;

ii. Trợ cấp sản phẩm

iii. Doanh thu bán phế liệu thu hồi, sản phẩm kèm theo tận thu;

iv. Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị có người điều khiển và các tài sản khác không kể đất;
v. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất phụ;

vi. Chênh lệch sản phẩm dở dang;

vii. Chênh lệch thành phẩm tồn kho;

viii. Chênh lệch hàng gửi đi bán chưa thu được tiền.

19
4.10 Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất, dịch vụ cho sản xuất và không bao gồm khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung
gian bao gồm các yếu tố sau:

i. Chi phí sản phẩm vật chất, gồm:


- Nguyên vật liệu chính, phụ;
- Nhiên liệu;
- Điện, nước khí đốt;
- Chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng.
- Chi phí sản phẩm vật chất khác

ii. Chi phí dịch vụ, gồm:


- Vận tải;
- Bưu điện
- Bảo hiểm;
- Dịch vụ ngân hàng;
- Dịch vụ pháp lý;
- Dịch vụ quảng cáo;
- Chi phí dịch vụ khác

4.11 Những sản phẩm vật chất và dịch vụ tính vào chi phí trung gian phải là chi phí sản xuất, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phải là kết quả
sản xuất do các ngành sản xuất ra trong năm hoặc sản xuất từ năm trước chuyển sang cho sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Những sản phẩm không
phải là kết quả của sản xuất mà sử dụng từ tự nhiên như ánh sáng mặt trời, nước tự nhiên, không tính vào chi phí trung gian. Chẳng hạn, nước mưa sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp không tính vào chi phí trung gian của ngành nông nghiệp.

4.12 Như đã đề cập trong mục 3.54, chi trả phí của đơn vị sản xuất tính vào chi phí trung gian. Chi tiền tàu xe, khách sạn nhà trọ trong chi công tác phí
tính vào chi phí trung gian. Những chi phí sau đây cho người lao động cũng tính vào chi phí trung gian: công cụ và thiết bị; quần áo bảo hộ lao động hay
quần áo dùng cho giao dịch kinh doanh; chi khám và kiểm tra sức khỏe cho người lao động; chi cải tạo, nâng cấp phòng tắm, khu vệ sinh tại đơn vị sản
xuất.

4.13 Tài khoản Quốc gia của Liên hợp quốc quy định chi ăn trưa ca ba cho người lao động (bằng tiền hay hiện vật) là chi phí trung gian vì những khoản
chi này nhằm phục hồi sức khỏe cho người lao động để sản xuất tốt hơn. Khoản chi này phục vụ cho lợi ích của người thuê mướn lao động. Do thực tế ở
nước ta, chi ăn trưa ca ba thường dưới dạng bằng tiền và người lao động dùng khoản thu này để chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, nên quy định
chi ăn trưa, ca ba bằng tiền không tính vào chi phí trung gian mà tính vào yếu tố thu nhập của người lao động trong giá trị tăng thêm.

20
4.14 Ranh giới giữa chi phí trung gian và tích lũy tài sản: chi phí trung gian gồm những chi phí về hàng hóa và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản
xuất. Tích lũy tài sản gồm hàng hóa sử dụng nhiều lần trong sản xuất và có giá trị lớn. Các khoản chi sau đây thuộc chi phí trung gian:

- Chi mua công cụ nhỏ;


- Chi bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ thường xuyên tài sản cố định;
- Chi nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, chi đào tạo, chi nghiên cứu thị trường và các khoản chi tương tự.

4.15 Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng nghĩa là bao gồm cả phí vận tải và các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất phải trả để đưa
nguyên, nhiên vật liệu,v.v vào sản xuất. Trong khi đó chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể tính theo ba loại giá.

4.16 Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng
thêm cũng tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu thị theo công thức sau:
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
4.17 Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ. Dưới dạng công thức, GDP được biểu thị như sau:

Tổng sản phẩm trong nước = Tổng giá trị + Thuế nhập khẩu
tăng thêm hàng hóa và dịch vụ
Tổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng. Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính như
sau:
Tổng sản Tổng giá trị tăng Thuế sản phẩm trừ Thuế nhập khẩu
phẩm = thêm theo giá + trợ cấp sản phẩm + hàng hoá và
trong nước cơ bản dịch vụ
Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau :

Tổng sản Tổng giá trị tăng thêm Thuế giá trị gia tăng Thuế nhập khẩu
phẩm = theo giá sản xuất + (VAT) phải nộp + hàng hoá và
trong nước dịch vụ

Phương pháp thu nhập.

21
4.18 Như đề cập trong mục 4.5, tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu nhập bằng tổng của các yếu tố sau: thu nhập của người lao động
từ sản xuất; Thuế, trợ cấp sản xuất; khấu hao tài sản cố định; thặng dư/ thu nhập hỗn hợp.
4.19 Tài khoản Quốc gia 1993 định nghĩa thu nhập của người lao động từ sản xuất như sau: “Tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải
trả cho người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất trong kỳ hạch toán”9. Thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm tiền
lương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội đơn vị sản xuất nộp thay cho người lao động.
4. 20 Tiền lương còn gồm cả thuế thu nhập phải nộp của người lao động do đơn vị sản xuất nộp thay.
4.21 Lương bằng tiền bao gồm các loại sau:
i. Tiền lương trả đều đặn theo kỳ, bao gồm cả trả lương theo kết quả của từng công việc; trả tiền làm thêm giờ, làm đêm; làm vào các ngày
nghỉ cuối tuần; đi công tác …
ii. Chi hỗ trợ định kỳ về nhà ở và đi lại từ nhà đến nơi làm việc và sản xuất;

iii. Tiền lương phải trả người lao động do nghỉ việc tạm thời vì lý do của đơn vị sản xuất, không kể nghỉ do ốm đau, tai nạn lao động;
iv. Tiền thưởng đột xuất, và các khoản thanh toán cho người lao động liên quan tới hoạt động sản xuất của đơn vị theo những hợp đồng có
thưởng;
v. Tiền hoa hồng do đơn vị sản xuất trả cho người lao động.

4.22 Lương bằng tiền không bao gồm tiền hoàn trả lại của đơn vị sản xuất cho người lao động do người lao động ứng tiền trước để mua một số vật dụng
dùng trong sản xuất như: mua công cụ, dụng cụ lao động; mua quần áo bảo hộ lao động; tiền hoàn trả lại cho người lao động do họ phải chuyển nhà đến
nơi ở mới do yêu cầu của công việc.
4.23 Đơn vị sản xuất trả lương bằng hiện vật cho người lao động vì các lý do: sản xuất thừa không tiêu thụ được sản phẩm; cấp nhà hay phương tiện đi
lại cho những người lao động thường xuyên làm việc xa nhà theo yêu cầu của sản xuất... Lương bằng hiện vật thường trả dưới các dạng sau:

i. Quần áo đồng phục phát cho người lao động dùng được cả trong thời gian làm việc và không làm việc;
ii. Nhà ở hay dịch vụ nhà ở cho gia đình người lao động;
iii. Phương tiện đi lại và các đồ dùng lâu bền cho người lao động sử dụng;
iv. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ là sản phẩm của đơn vị không thu tiền, thí dụ: đơn vị vận tải chuyên chở công nhân không lấy tiền; nhà
hàng không thu tiền ăn của người lao động

9
Tài khoản Quốc gia 1993, mục 7..21
22
v. Chuyên chở người lao động từ chỗ ở tới nơi làm việc
vi. Cung cấp dụng cụ thể thao, vui chơi giải trí;
vii. Nhà trẻ, mẫu giáo cho con người lao động.
4.24 Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bao gồm những khoản đơn vị sản xuất phải nộp bảo hiểm xã hội vì quyền lợi của người lao động cho
các quỹ bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp bảo hiểm và những đơn vị khác liên quan tới quản lý và điều hành những chương trình bảo hiểm xã hội. ở Việt
Nam các khoản đơn vị sản xuất nộp cho Nhà nước bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
4.25 ở Việt Nam, bên cạnh những thu nhập của người lao động đã nêu ở trên, còn có một số khoản thống kê Tài khoản quốc gia coi là thu nhập khác
của người lao động: phụ cấp hội nghị; tiền trả cho báo cáo viên; tiền lưu trú và phụ cấp đi đường khi đi công tác...
4.26 Thuế sản xuất, trợ cấp sản xuất là chỉ tiêu cấu thành thứ hai trong phương pháp thu nhập dùng để tính GDP đã đề cập chi tiết trong các mục từ 3.45
đến 3.57.
4.27 Khấu hao tài sản cố định phản ánh giá trị của tài sản cố định tiêu dùng trong quá trình sản xuất và tính bằng chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ giá
trị kinh tế thực của tài sản (giá trị kinh tế thực của tài sản là giá trị thực tế của tài sản trên thị trường tại thời điểm đánh giá). Khấu hao tài sản cố định dựa
trên cơ sở thời gian dự kiến dùng vào sản xuất của tài sản. Khấu hao tài sản cố định không bao gồm giá trị tài sản cố định bị hủy hoại do thiên tai, hỏa
hoạn hoặc chiến tranh… Khấu hao tài sản cố định xuất hiện trong Tài khoản vốn - tài sản, trong khi đó giá trị tài sản bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn,
chiến tranh xuất hiện trong Tài khoản những thay đổi khác về khối lượng tài sản.

4.28 Tài khoản Quốc gia đánh giá khấu hao tài sản cố định dựa trên giá trị kinh tế thực của tài sản. Thống kê Việt Nam tính khấu hao tài sản cố định
theo khái niệm khấu hao của doanh nghiệp, nghĩa là dựa vào nguyên giá tài sản cố định và thời gian dự kiến dùng vào sản xuất. Hiện tại không có cơ sở
thông tin để tính khấu hao tài sản theo khái niệm của Tài khoản quốc gia.

4.29 Thặng dư/ Thu nhập hỗn hợp là thu nhập từ sản xuất của đơn vị sản xuất và được tính bằng giá trị tăng thêm trừ đi thu nhập của người lao động từ
sản xuất, trừ thuế sản xuất phải nộp và cộng với trợ cấp sản xuất. Trong tài khoản tạo thu nhập (Tài khoản II.1.1) Thặng dư / Thu nhập hỗn hợp đóng vai
trò là chỉ tiêu cân đối của tài khoản.

4.30 Thặng dư / Thu nhập hỗn hợp là hai thuật ngữ chỉ cùng một nội dung của đơn vị sản xuất là hộ gia đình. Thuật ngữ thu nhập hỗn hợp được dùng
phản ánh thu nhập của đơn vị sản xuất hộ gia đình vì người quản lý sản xuất và lao động là thành viên của hộ, do không hạch toán riêng tiền lương của
người quản lý và các thành viên của hộ. Thu nhập của đơn vị sản xuất này bao gồm cả tiền lương của người quản lý sản xuất, của lao động là thành viên
hộ gia đình và lợi nhuận từ sản xuất được gọi là thu nhập hỗn hợp. Thặng dư là thuật ngữ áp dụng cho đơn vị sản xuất không phải dạng hộ gia đình, ở đó
hạch toán được riêng tiền lương và lợi nhuận từ sản xuất.

23
4.31 Thặng dư / Thu nhập hỗn hợp là thu nhập từ sản xuất trước khi trừ mọi khoản chi trả sở hữu liên quan tới sản xuất như: trả lãi tiền vay, trả cổ tức…
và được tính trên cơ sở gộp hoặc thuần. Thặng dư / Thu nhập hỗn hợp thuần bằng thặng dư / thu nhập hỗn hợp gộp trừ đi khấu hao tài sản cố định.

Phương pháp sử dụng

4.32 Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng bằng Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của Nhà nước cộng với Tích lũy tài sản
và cộng với chênh lệch Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nội dung chi tiết các chỉ tiêu này sẽ đề cập trong các chương 26; 27 và 28. Dưới dạng công
thức, Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng được viết như sau:

Chênh lệch Xuất,


GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích lũy tài sản + Nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ

4.33 Tiêu dùng cuối cùng là một phần của Tổng sản phẩm trong nước sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân dân cư, hộ gia
đình và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm hai phần:

i. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình;


ii. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

4.34 Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình là tiêu dùng về sản phẩm vật chất và dịch vụ do hộ gia đình mua trên thị trường, do tự sản xuất tự tiêu dùng
và hưởng thụ không phải trả tiền từ các tổ chức nhà nước và không vị lợi phục vụ trực tiếp hộ gia đình. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình được phân
theo mục đích sử dụng (Classification of individual consumption by purpose – COICOP)

4.35 Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước là tiêu dùng về sản phẩm vật chất và dịch vụ của các cơ quan nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực khoa học
và công nghệ; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc, trong các tổ chức chính trị, các đơn vị hoạt động từ ngân sách phục vụ
nhu cầu chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước được phân theo chức năng hoạt động (Classification of the Functions of the Government –
COFOG)

4.36 Tích luỹ tài sản là một phần của tổng sản phẩm trong nước được sử dụng để đầu tư tăng tài sản nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của dân cư.

24
4.37 Tích lũy tài sản gồm tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tài sản quý hiếm. Trong tích lũy tài sản bao gồm cả tài sản là gia súc, gia
cầm, vườn cây lâu năm, sản phẩm hàng hóa dự trữ trong dân cư, dự trữ quốc gia, tài sản vô hình, các công trình kiến trúc khác như: Đê, kè, cầu, cống,
đường giao thông, các công trình và tài sản vừa sử dụng cho quốc phòng, an ninh, vừa sử dụng cho đời sống sinh hoạt của dân cư.

4.38 Tích lũy tài sản còn được phân theo ngành, thành phần kinh tế và theo loại tài sản.

4.39 Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bao gồm toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng… giữa các đơn vị, tổ
chức, cá nhân dân cư là đơn vị thường trú của Việt Nam với các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư không thường trú. Những hàng hóa và dịch vụ được coi
là xuất, nhập khẩu khi đã thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa đó giữa một bên là đơn vị thường trú và bên kia là đơn vị không thường trú, không lệ thuộc
vào hàng hóa đó đã ra hoặc chưa ra khỏi biên giới quốc gia.

4.40 Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông qua các hình thức chủ yếu sau:

i. Mua bán, trao đổi của các đơn vị kinh doanh ngoại thương;

ii. Mua bán, trao đổi trực tiếp của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước với nước ngoài;

iii. Mua bán, trao đổi của các tổ chức, cá nhân ở các cửa khẩu biên giới, hải phận…;

iv. Hàng hóa do chuyên gia, lao động, học sinh, khách du lịch tự mang vào hoặc đưa ra khỏi biên giới Việt Nam;

v. Hàng hóa viện trợ của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ cho Việt Nam. Hàng hóa do bà con Việt kiều gửi về nước;

vi. Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông qua việc mua bán, tiêu dùng trực tiếp của các đơn vị không thường trú như: khách du lịch, nhân
viên đi công tác, lưu học sinh, các sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức an ninh quốc phòng.

B. Thu nhập quốc gia; Thu nhập quốc gia khả dụng; Để dành

4.41 Chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước biểu thị kết quả sản xuất được tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia. Tất cả sản phẩm cuối cùng do các
đơn vị thường trú tạo ra trong năm được tính vào GDP mà không quan tâm tới đơn vị đó thuộc sở hữu của quốc gia hay không.

4.42 Trong thực tế, nhiều đơn vị là thường trú của một quốc gia nhưng thuộc sở hữu của quốc gia khác (đơn vị có 100 % vốn đầu tư nước ngoài) hay
đồng sở hữu của hai hoặc nhiều quốc gia (đơn vị liên doanh với nước ngoài). Đối với đơn vị liên doanh, thặng dư thu được từ sản xuất sau khi đã trừ đi
25
thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp và họ có toàn quyền sử dụng thu nhập này dưới dạng chuyển ra nước ngoài hay
dùng để tái đầu tư. Rõ ràng một phần hay toàn bộ thặng dư sau thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị 100% vốn nước ngoài / đơn vị liên doanh không
phải là thu nhập của nước sở tại. Tương tự như vậy, nước sở tại cũng đầu tư ra nước ngoài và chuyển thu nhập về trong nước.

4.43 Để đánh giá đúng thu nhập tạo nên từ các nhân tố sản xuất của một quốc gia, thống kê Tài khoản Quốc gia dùng khái niệm Thu nhập quốc gia. Mối
liên hệ giữa Thu nhập quốc gia gộp (Gross national income - GNI) và Tổng sản phẩm trong nước như sau:

Thu nhập quốc gia gộp (GNI) bằng (=)


GDP
Cộng (+) Thu nhập của người lao động thường trú thuần từ nước ngoài
Cộng (+) Thu nhập sở hữu thuần từ nước ngoài

4.44 Thu nhập của người lao động thường trú thuần từ nước ngoài là chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và
thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra nước ngoài.

4.45 Thu nhập (chi trả) sở hữu giữa đơn vị thể chế trong nước với nước ngoài là lợi tức thu được (chi trả) của một đơn vị thể chế với đơn vị thể chế
khác do cung cấp tài sản tài chính và tài sản hữu hình không sản xuất ra. Thu nhập (chi trả) sở hữu gồm các loại sau: lãi tiền gửi; cổ tức; tiền thuê tài
nguyên, đất đai, vùng trời vùng biển; lợi tức từ thu nhập tái đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu nhập sở hữu thuần từ nước ngoài bằng chênh lệch
giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả nước ngoài.

4.46 Chỉ tiêu GNI phản ánh Thu nhập của quốc gia được tạo nên từ các yếu tố sản xuất. Bên cạnh các giao dịch về những yếu tố sản xuất giữa các quốc
gia còn có một loạt những giao dịch khác cũng ảnh hưởng tới thu nhập của quốc gia như: viện trợ, quà biếu…. Những hoạt động giao dịch này được gọi
là chuyển nhượng trong Tài khoản quốc gia.

4.47 Chuyển nhượng là hoạt động giao dịch khi một đơn vị thể chế cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản cho một đơn vị thể chế khác mà không nhận
lại tiền, hàng hóa, dịch vụ hay tài sản tương ứng. Chuyển nhượng có thể bằng tiền hoặc hiện vật và gồm hai loại: chuyển nhượng hiện hành và chuyển
nhượng tài sản.

4.48 Chuyển nhượng hiện hành là trao đổi thu nhập giữa các đối tượng giao dịch, làm giảm thu nhập của đơn vị thể chế cho và làm tăng thu nhập của
đơn vị thể chế nhận, với mục đích để chi tiêu dùng cuối cùng.

4.49 Khác với chuyển nhượng hiện hành, chuyển nhượng tài sản thực hiện với mục đích cung cấp tài sản hoặc tài chính cho đơn vị thể chế để tích lũy
tài sản.

26
4.50 Thu nhập quốc gia khả dụng (National disposable income- NDI) là nguồn thu nhập dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành của quốc gia. Thu
nhập quốc gia khả dụng phản ánh tổng thu nhập từ sản xuất, thu nhập sở hữu và thu nhập từ chuyển nhượng hiện hành. Mối liên hệ giữa thu nhập quốc
gia khả dụng (NDI) và thu nhập quốc gia gộp như sau:

Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) bằng (=)


GNI
Cộng (+) Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài

4.51 Trên góc độ tổng hợp từ tài khoản theo khu vực thể chế, GNI bằng tổng chỉ tiêu cân đối thu nhập lần đầu (chỉ tiêu cân đối) của Tài khoản phân bổ
thu nhập lần đầu theo các khu vực thể chế; NDI bằng tổng chỉ tiêu thu nhập khả dụng điều chỉnh của Tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật theo
các khu vực thể chế.

4.52 Để dành (Sn) là phần không sử dụng hết cho tiêu dùng cuối cùng của thu nhập quốc gia khả dụng và là nguồn vốn để tích lũy tài sản. Tổng hợp từ
tài khoản theo khu vực thể chế, để dành của toàn bộ nền kinh tế bằng tổng cộng các chỉ tiêu để dành theo khu vực thể chế trong Tài khoản sử dụng thu
nhập khả dụng. Dưới dạng công thức, mối liên hệ giữa Để dành với Thu nhập quốc gia khả dụng và Tiêu dùng cuối cùng như sau:

Để dành (Sn) = Thu nhập quốc gia khả dụng - Tiêu dùng cuối cùng

C. Đánh giá Tổng sản phẩm trong nước; Thu nhập quốc gia; Thu nhập quốc gia khả dụng; Để dành theo giá so sánh.

Phương pháp luận

4.53 Trong phần này chỉ đề cập về mặt lý thuyết các phương pháp có thể áp dụng để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá so
sánh. Cách tính cụ thể cho từng ngành sẽ trình bày chi tiết khi giới thiệu trong phần ba.

4.54 Có ba phương pháp cơ bản để tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của nền kinh tế theo giá so sánh năm gốc, đó là: Phương pháp đánh giá trực tiếp từ
lượng và giá theo từng loại sản phẩm của năm gốc; phương pháp giảm phát và phương pháp ngoại suy khối lượng.

4.55 Phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá theo từng loại sản phẩm tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm của năm cần tính nhân với đơn
giá sản phẩm của năm gốc. Phương pháp này đòi hỏi phải có thông tin chi tiết, đầy đủ về khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ và đơn giá tương ứng
của năm gốc vì vậy phương pháp này có phạm vi áp dụng hạn chế. Thống kê các nước thường áp dụng phương pháp này đối với các sản phẩm ngành nông
nghiệp.

27
4.56 Phương pháp giảm phát: dùng chỉ số giá phù hợp để loại trừ biến động về giá trong các chỉ tiêu theo giá thực tế của năm cần tính chuyển về giá so
sánh năm gốc. Phương pháp này có một số ưu điểm sau:

i. Bao gồm cả sản phẩm mới và các ngành sản xuất mới xuất hiện trong nền kinh tế;

ii. Có thể dễ dàng chỉnh lý yếu tố thay đổi về chất lượng sản phẩm khi xây dựng chỉ số giá.

4.57 Phương pháp ngoại suy khối lượng: lấy giá trị của năm gốc nhân với (x) chỉ số khối lượng phù hợp của năm cần tính với năm gốc. Phương pháp
này có một số nhược điểm sau:

i. Rất khó giải quyết vấn đề của sản phẩm mới xuất hiện;

ii. Khó khăn trong chỉnh lý yếu tố chất lượng sản phẩm thay đổi;

iii. Khó xác định đơn vị khối lượng của những sản phẩm dịch vụ.

4.58 Nếu nền kinh tế không có lạm phát cao, phương pháp giảm phát sẽ cho kết quả chính xác hơn phương pháp ngoại suy theo khối lượng vì tương
quan về giá ít biến động hơn so với tương quan về lượng. Từ phương pháp luận tổng quát nêu trong các mục 4.55 đến 4.57 và dựa vào thực tế nguồn
thông tin hiện có, các nhà thống kê đã đưa ra những phương pháp cụ thể dùng để tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
khác theo giá so sánh.

Các phương pháp dùng để tính chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất

4.59 Tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất đồng nghĩa với việc cần tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế theo giá so
sánh. Vì giá trị tăng thêm không thể phân tích thành hai yếu tố giá và lượng, do vậy không có chỉ số giá nào phù hợp để giảm phát trực tiếp giá trị tăng
thêm từ giá thực tế về giá so sánh. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian theo
giá so sánh.

4.60 Các phương pháp dùng để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh phụ thuộc vào:

i. Sử dụng chỉ tiêu đơn hay chỉ tiêu cùng cặp;

ii. Sử dụng các chỉ tiêu liên quan tới sản lượng hay chi phí sản xuất;

28
iii. Sử dụng phương pháp ngoại suy hay giảm phát;

iv. Có sử dụng chỉ tiêu thay thế cho chỉ tiêu cần có hay không. Sử dụng chỉ tiêu thay thế thường áp dụng cho một số ngành thuộc khu vực dịch
vụ khi không có thông tin trực tiếp về giá trị như: chỉ tiêu số lượng giáo viên là chỉ tiêu thay thế dùng để đánh giá dịch vụ giáo dục.

4.61 Phương pháp chỉ tiêu cùng cặp liên quan tới loại trừ biến động về giá trong cả hai chỉ tiêu giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Phương pháp chỉ
tiêu đơn để tính giá trị tăng thêm theo giá so sánh có nghĩa dùng một chỉ tiêu mà biến động của nó liên quan chặt chẽ với chỉ tiêu giá trị tăng thêm.

Phương pháp chỉ tiêu cùng cặp

4.62 Phương pháp chỉ tiêu cùng cặp có các hình thức sau:

i. Giảm phát cùng cặp: dùng chỉ số giá để giảm phát cả hai chỉ tiêu giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

ii. Ngoại suy cùng cặp: dùng chỉ số khối lượng để ngoại suy giá trị sản xuất và chi phí trung gian của năm gốc.

iii. Kết hợp giữa ngoại suy và giảm phát: theo phương pháp này dùng chỉ số khối lượng để ngoại suy giá trị sản xuất của năm gốc cho năm
cần tính và chỉ số giá để giảm phát chi phí trung gian theo giá thực tế của năm cần tính về giá so sánh.

Phương pháp chỉ tiêu đơn

4.63 áp dụng phương pháp chỉ tiêu đơn, các nhà thống kê Tài khoản Quốc gia luôn giả sử mối quan hệ giữa giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị
tăng thêm theo giá so sánh không đổi qua các năm. Phương pháp chỉ tiêu đơn phụ thuộc vào:

i. Chỉ tiêu lựa chọn để tính giá so sánh liên quan tới giá trị sản xuất hay chi phí trung gian;

ii. Dùng kỹ thuật giảm phát hay ngoại suy;

iii. Các biến số mô tả khối lượng dùng thay thế cho chỉ số khối lượng.

4.64 Phương pháp chỉ tiêu đơn có thể áp dụng theo những cách sau:

29
i. Phương pháp chỉ tiêu đơn liên quan tới giá trị sản xuất: theo phương pháp này, giá trị tăng thêm theo giá so sánh được tính bằng cách: dùng
chỉ số giá của giá trị sản xuất giảm phát trực tiếp chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá thực tế; Dùng chỉ số khối lượng của giá trị sản xuất ngoại
suy trực tiếp giá trị tăng thêm của năm gốc.

ii. Phương pháp chỉ tiêu đơn liên quan tới chi phí trung gian: theo phương pháp này giá trị tăng thêm theo giá so sánh được tính theo một trong
các cách sau: dùng chỉ số giá của chi phí trung gian giảm phát trực tiếp giá trị tăng thêm theo giá thực tế; Dùng chỉ số khối lượng của chi
phí trung gian để ngoại suy trực tiếp giá trị tăng thêm của năm gốc; Dùng chỉ số khối lượng lao động để ngoại suy trực tiếp giá trị tăng thêm
của năm gốc với giả sử giờ làm việc của một lao động không đổi theo thời gian.

4.65 Phương pháp chỉ tiêu đơn liên quan tới giá trị sản xuất được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp chỉ tiêu đơn liên quan tới chi phí trung gian vì
chỉ số của giá trị sản xuất thường chính xác hơn chỉ số của chi phí trung gian.

4.66 Hiện nay Thống kê Việt Nam áp dụng đồng thời cả ba phương phương pháp nêu trên.

i. Đối với các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp áp dụng phương pháp thứ nhất để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất. Phương pháp
thứ hai dùng tính chuyển chỉ tiêu chi phí trung gian

ii. Đối với các ngành dịch vụ áp dụng phương pháp thứ hai và thứ ba.

Dùng bảng Nguồn và Sử dụng để dánh giá chỉ tiêu GDP theo giá so sánh

4.67 Dùng bảng SUT để đánh giá GDP theo giá so sánh bằng hai phương pháp: sản xuất và sử dụng. Để áp dụng SUT trong đánh giá chỉ tiêu GDP theo
giá so sánh bằng phương pháp sản xuất cần phải lập SUT theo giá cơ bản và biên soạn hệ thống chỉ số giá bao gồm: chỉ số giá sản xuất đầu vào (PPI-I)
và chỉ số giá sản xuất đầu ra (PPI-O) theo ngành sản phẩm; chỉ số giá sản xuất của các ngành dịch vụ phi thị trường (tính dựa trên chi phí sản xuất của
những ngành này); chỉ số giá xuất, nhập khẩu và chi tiết chỉ số tiêu dùng (CPI).

4.68 Dùng SUT để đánh giá chỉ tiêu GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất cho phép áp dụng phương pháp giảm phát cùng cặp và các bước
tiến hành như như sau:

Bước 1: Dùng bảng nguồn theo giá cơ bản (bảng 2 trong chương 2) và PPI-O theo ngành sản phẩm tính được chỉ tiêu giá trị sản lượng theo giá so
sánh của các ngành sản phẩm vật chất và các ngành dịch vụ. Dùng chỉ số giá sản xuất đầu ra phù hợp với từng nhóm ngành sản phẩm để loại trừ yếu tố
giá.

30
Bước 2: Dùng bảng sử dụng (bảng 3 trong chương 2) và các loại chỉ số giá như PPI-I theo ngành sản phẩm, chỉ số hàng nhập khẩu, chỉ số giá của
các ngành dịch vụ phi thị trường để tính chuyển chi phí trung gian về giá so sánh;

Bước 3: Giá trị tăng thêm theo giá so sánh bằng hiệu của giá trị sản xuất và chi phí trung gian theo giá so sánh tính được ở các bước trên;

Bước 4: Tính thuế sản phẩm theo giá so sánh. Thuế sản phẩm chia thành hai loại: thuế sản phẩm sản xuất trong nước và thuế hàng nhập khẩu. Cụ
thể tính thuế sản phẩm theo giá so sánh của từng loại như sau:

i. Đối với thuế sản phẩm sản xuất trong nước: dùng tỷ lệ của trị giá thuế sản phẩm sản xuất theo ngành so với sản lượng sản xuất theo ngành
theo giá cơ bản của năm cần tính nhân với sản lượng sản xuất theo ngành của năm cần tính theo giá so sánh (đã tính ở bước 1).

ii. Đối với thuế hàng hoá nhập khẩu: dùng tỷ lệ của trị giá thuế hàng hoá nhập khẩu theo nhóm hàng so với trị giá hàng hoá nhập khẩu của
nhóm hàng đó theo giá cơ bản của năm cần tính nhân với trị giá hàng hoá nhập khẩu theo nhóm hàng của năm cần tính theo giá so sánh.
Dùng chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu để tính chuyển hàng hóa nhập khẩu từ giá thực tế về giá so sánh theo từng nhóm hàng hóa.

Bước 5: cộng giá trị tăng thêm của các ngành theo giá so sánh với thuế theo giá so sánh thu được GDP theo giá so sánh.

4.69 Hiện tại chưa đủ điều kiện áp dụng bảng SUT để đánh giá chỉ tiêu GDP theo giá so sánh, song Tổng cục Thống kê đã có kế hoạch áp dụng bảng
này trong những năm tới.

Tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác theo giá so sánh trong Tài khoản Quốc gia

4.70 Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như: Tổng sản phẩm trong nước; Thu nhập quốc gia gộp; Thu nhập quốc gia khả dụng; Để dành đều có các “chỉ tiêu
liên kết” mô tả mối liên hệ giữa chúng với nhau. Chẳng hạn, GDP cộng với thu nhập của người lao động thuần từ nước ngoài và cộng với thu nhập sở hữu
thuần với bên ngoài bằng GNI.

4.71 Các chỉ tiêu liên kết giữa GDP, GNI, NDI và Sn không thể phân tích thành hai yếu tố giá và lượng vì vậy không có chỉ số giá tương ứng để tính
chuyển. Thống kê Tài khoản Quốc gia dùng chỉ số giảm phát GDP (chỉ số giá của toàn bộ nền kinh tế) để tính chuyển những “chỉ tiêu liên kết” giữa GDP,
GNI, NDI, Sn từ giá thực tế về giá so sánh. Nói cách khác, từng chỉ tiêu liên kết đều dùng cùng chỉ số giảm phát GDP để chuyển từ giá thực tế về giá so
sánh.

4.72 Chỉ số giảm phát GDP được định nghĩa như sau:

31
GDPt theo giá thực tế
Chỉ số giảm phát GDPt = -------------------------------- x 100
GDPt theo giá so sánh

ở đây ký hiệu: GDPt là tổng sản phẩm trong nước của năm t.

32
III. Một số chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ mô từ số liệu của hệ thống Tài khoản Quốc gia

5.1 Hệ thống Tài khoản quốc gia bao gồm một loạt các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh quá trình sản xuất, phân phối và phân phối lại ở tầm vĩ mô
của nền kinh tế. Căn cứ vào những chỉ tiêu này, chúng ta có thể xác dịnh được cơ cấu, tốc độ và quan hệ tỷ lệ, các cân đối lớn…giúp phân tích, đánh giá
thực trạng nền kinh tế và làm cơ sở dự đoán trong tương lai, phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp.

5..2 Do đặc thù phân cấp quản lý của nền kinh tế nước ta, vì vậy hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh tế cần biên soạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu quản lý,
phân tích và ra chính sách ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp cho yêu cầu quản lý ở cấp tỉnh, thành phố.

5.3 Qua thực tế, thông tin dùng cho quản lý, phân tích, hoạch định chính sách gồm các nhóm sau đây:

i. Kết quả sản xuất tổng hợp của nền kinh tế, tốc độ phát triển của những năm hiện tại so với những năm đã qua và làm cơ sở dự đoán xu
hướng phát triển trong các năm tiếp theo.

ii. Cơ cấu của nền kinh tế và sự biến động của nó qua các thời kỳ;

iii. Mức độ lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế trong những năm qua và triển vọng của tình hình trong tương lai;

iv. Quá trình hình thành và kết quả hoạt động quan hệ kinh tế với nước ngoài; xác định tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia với đồng ngoại tệ.

v. Tình hình phân phối thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các khu vực thể chế trong nước, giữa trong nước với nước ngoài…Tình hình
thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ, giá cả, tiền lương.

5.4 Xuất phát từ yêu cầu và nguyên tắc quản lý vĩ mô của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Một số chỉ tiêu phân tích chủ
yếu mang tính nguyên tắc được đưa ra ở các mục dưới đây.

Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
5.5 Những chỉ tiêu thuộc nhóm này gồm:
i. Giá trị sản xuất;
ii. Tổng sản phẩm trong nước;
iii. Tiêu dùng cuối cùng;
33
iv. Tích lũy tài sản;
v. Xuất, Nhập khẩu.

5.6 Những chỉ tiêu đưa ra trong mục 5.5 cần tính theo cả giá thực tế và giá so sánh. Mặt khác, để phản ánh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, ngoài
phần tính cho tổng số còn cần tính theo ngành, khu vực kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo vùng lãnh thổ và tính bình quân đầu người.

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu của nền kinh tế


5.7 Các chỉ tiêu này được tính thông qua việc phân tích sự biến động về cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước qua các năm hoặc giữa các thời kỳ khác
nhau trên cơ sở vận dụng các cách phân tổ sau đây:
i. Cơ cấu theo ba khu vực kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ.
ii. Cơ cấu ngành kinh tế, là xác định tỷ trọng giá trị tăng thêm theo từng ngành kinh tế.
iii. Cơ cấu thành phần kinh tế để xác định tỷ trọng giá trị tăng thêm theo thành phần kinh tế.
iv. Cơ cấu vùng kinh tế để xác định tỷ trọng GDP của vùng kinh tế trong tổng GDP của cả nền kinh tế.
5.8 Cơ cấu GDP theo vùng lãnh thổ, xác định tỷ trọng GDP của từng vùng chiếm trong GDP của cả nước. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, phân tích vị trí
và tầm quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm – còn gọi là các vùng động lực kinh tế. Thông qua việc tính và so sánh tốc độ phát triển, cơ cấu GDP
của các vùng trọng điểm này để đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược đã hoạch định.
5.9 Cơ cấu theo thành phần kinh tế, là xác định tỷ trọng GDP của từng thành phần kinh tế trong GDP. Cũng có thể xác định tỷ trọng GDP theo ba khu
vực “Nhà nước” , “Ngoài nhà nước” và “Đầu tư nước ngoài” .
5.10 Cơ cấu theo khu vực thể chế: từ những thông tin của Thống kê Tài khoản quốc gia theo khu vực thể chế có thể xác định GDP của từng khu vực thể
chế chiếm trong GDP của toàn bộ nền kinh tế.
5.11 Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tính các chỉ
tiêu phản ánh các mối liên kết kinh tế giữa hai khu vực “Thành thị” và “Nông thôn”. Mặt khác cũng cần phản ánh sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội
bộ khu vực kinh tế nông thôn.
5.12 Khi phân tích theo các nội dung trên, cần bám sát các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của từng thời kỳ, của từng cấp… để đánh giá và đưa
ra những kiến nghị hợp lý, có tính khả thi.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất xã hội

34
5.13 Năng suất lao động xã hội. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa Tổng sản phẩm trong nước với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân bình quân năm.
Năng xuất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)

5.14 Tăng Tổng sản phẩm trong nước trong năm do tăng các nguồn: lao động, tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) và tiến bộ khoa học công
nghệ. Chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghệ hiện tại được gọi là năng xuất nhân tố tổng hợp.

5.15 Năng xuất nhân tố tổng hợp có thể thay đổi vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn hiểu biết ngày càng tốt hơn về phương thức sản xuất của nền kinh tế;
giáo dục phát triển; những quy định mới của Nhà nước thúc đẩy sản xuất. Năng xuất nhân tố tổng hợp đã nắm bắt tất cả những yếu tố làm thay đổi mối
quan hệ giữa đầu vào và sản lượng tính được10.

5.16 Dưới dạng biểu thức, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được viết như sau11:

Yt Kt Lt A


-------- =  ------- +  ------ + --------- (*)
Yt Kt Lt A

Tăng trưởng = Đóng góp + Đóng góp của + Đóng góp của năng
sản lượng của tài sản lao động xuất nhân tố tổng
hợp

ở đây ký hiệu:
Yt : Hiệu số GDP của năm t với GDP của năm (t-1)
Kt : Giá trị tài sản dùng trong sản xuất của nền kinh tế tại thời điểm cuối kỳ của năm t
Kt : Chênh lệch giá trị tài sản dùng trong sản xuất cuối kỳ và đầu kỳ của năm t (tích lũy tài sản của năm t)
Lt : Lao động tham gia vào sản xuất của nền kinh tế tại thời điểm cuối kỳ của năm t
Lt : Chênh lệch lao động tham gia vào sản xuất cuối kỳ và đầu kỳ của năm t
A : Phản ánh trình độ công nghệ hiện tại của nền kinh tế

10
Kinh tế vĩ mô” - N. Gregory Mankiw, Nhà xuất bản thống kê, (Hà nội 1999) trang 129.
11
Bạn đọc quan tâm đến lý do tồn tại đẳng thức mô tả tỷ lệ tăng trưởng kinh tế xin tham khảo phần phụ lục: “ Cách tính nguồn tăng trưởng kinh tế” trang 126 của cuốn “Kinh tế vĩ mô” - N.
Gregory Mankiw, Nhà xuất bản thống kê, (Hà nội 1999).

35
A : Phản ánh tăng trình độ công nghệ của nền kinh tế.
 : Tỷ lệ thu nhập từ tài sản dùng trong sản xuất so với tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của nền kinh tế.
 : Tỷ lệ thu nhập của người lao động từ sản xuất so với tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của nền kinh tế.

Giả sử hàm sản xuất của nền kinh tế có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô12, định lý Euler cho biết tổng  và  bằng một ( +  =1)13.
5.17 Vì không thể quan sát và thu thập thông tin để tính trực tiếp năng xuất nhân tố tổng hợp, từ công thức (*), tăng trưởng của năng xuất nhân tố tổng
hợp được tính gián tiếp qua công thức sau:

A GDPt Kt Lt


-------- = ---------- -  ------ -  ------ (**)
A GDPt Kt Lt

5.18 Năng xuất nhân tố tổng hợp (A/ A) biểu thị phần thay đổi của GDP không do lao động và tài sản tạo nên. Vì vậy khi phân tích nguyên nhân tăng
trưởng GDP cần phải chỉ rõ ba nguồn tăng trưởng: lao động, tài sản và tiến bộ khoa học công nghệ. Tính năng xuất nhân tố tổng hợp cho phép đánh giá
tốt hơn chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

5.19 Để tính năng xuất nhân tố tổng hợp cần có thông tin về các chỉ tiêu khác nhau trong công thức (**). Thông tin về giá trị tài sản dùng trong sản xuất
của nền kinh tế tại thời điểm cuối kỳ của năm t (Kt) được xác định như sau:

Kt = It-15 + It-14 +…… + It-3 + It-2 + It-1 + It (***)

Trong công thức (***) It là tích lũy tài sản của năm t (t ≥ 15).

5.20 Hiệu quả của đồng vốn. Chỉ tiêu này được tính cho tổng số vốn sản xuất nói chung và riêng cho vốn cố định đã bỏ ra để có được Tổng sản phẩm
trong nước của năm nghiên cứu. Công thức tính như sau:

GDP (năm nghiên cứu)

12
Hàm sản xuất có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô nghĩa là nếu tài sản và lao động tăng cùng một tỷ lệ thì sản lượng sẽ tăng theo tỷ lệ đó. Dưới dạng biểu thức, hàm sản xuất có tính chất
lợi suất không đổi theo quy mô được viết như sau: zY = F(zK, zL)

13
Sách đã dẫn, trang 128
36
Tổng số vốn sản xuất (năm nghiên cứu)

5.21 Hiệu quả của một đồng chi phí. Hiệu quả của một đồng chi phí là hiệu quả đem lại từ một đồng chi phí trung gian; có thể tính cụ thể theo các nội
dung sau đây:
- Với giá trị sản xuất:

Giá trị sản xuất tạo ra trong năm

Chi phí trung gian trong năm

- Với giá trị tăng thêm:

Giá trị tăng thêm được tạo ra trong năm

Chi phí trung gian trong năm

- Với lợi nhuận:

Lợi nhuận thu được trong năm

Chi phí trung gian trong năm

5.22 Thu nhập bình quân một lao động. Thu nhập bình quân một lao động là kết quả so sánh tổng thu nhập của người lao động năm nghiên cứu với
tổng số lao động trung bình của năm đó.
5.23 Hệ số ICOR. Hệ số ICOR là chỉ tiêu khái quát mối quan hệ và tác động qua lại giữa Vốn đầu tư với tăng trưởng GDP, phản ánh: muốn tăng 1 đồng
GDP cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư hay muốn tăng 1% GDP cần tăng bao nhiêu % vốn đầu tư so với GDP và được tính như sau:

Tổng số vốn đầu tư thực hiện trong năm nghiên cứu


Hệ số ICOR
= -------------------------------------------------------------
năm nghiên cứu (GDP năm nghiên cứu – GDP năm trước đó)

37
5.24 Tỷ lệ động viên tài chính vào ngân sách từ GDP. Tỷ lệ động viên tài chính là tỷ lệ so sánh giữa tổng thu của Ngân sách Nhà nước từ trong nước so
với Tổng sản phẩm trong nước.

Tổng thu ngân sách từ trong nước

GDP

5.25 Các khoản thuế và lệ phí, đặc biệt là thuế sản xuất, là khoản thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của Ngân sách Nhà nước, vì vậy cần
tính để phân tích cụ thể đối với khoản thu này: Thu thuế và lệ phí/GDP; trong đó thuế sản xuất / GDP… Với những chỉ tiêu trên cần tính chung cho toàn
bộ nền kinh tế và tính riêng cho từng ngành và từng thành phần kinh tế.

Lạm phát.
5.26 Lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay đổi liên tục của mặt bằng giá chung theo thời gian (thường là tháng, quý, năm). Qua định nghĩa của lạm phát cần
lưu ý hai điểm:
i. Lạm phát là quá trình tăng giá trên cơ sở liên tiếp, không phải tăng giá một lần;
ii. Lạm phát là quá trình tăng mặt bằng giá chung của nền kinh tế chứ không phải tăng giá của một số loại hay một nhóm hàng hoá và dịch
vụ cụ thể nào.
5.27 Có hai chỉ tiêu được dùng để đánh giá lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động
về giá của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong một rổ hàng hóa cố định. Rổ này đại diện cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cho
đời sống sinh hoạt của các loại hộ gia đình trong lãnh thổ Việt Nam.

5.28 Chỉ số giảm phát GDP đo sự biến động về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra thuộc lãnh thổ kinh tế của Việt Nam.
Công thức tính chỉ số giảm phát GDP của năm t như sau:
GDPt theo giá thực tế
Chỉ số giảm phát GDPt = ------------------------------ x 100
GDPt theo giá so sánh

5.29 Sự khác nhau giữa CPI và chỉ số giảm phát GDP dùng trong đánh giá lạm phát thể hiện ở một số nét sau:

38
i. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh biến động giá của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong nền kinh tế; CPI chỉ phản ánh mức
thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng mua. Thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước và khối doanh nghiệp mua
không thể hiện trong CPI;
ii. Giảm phát GDP chỉ bao gồm hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, không bao gồm vật phẩm tiêu dùng nhập khẩu. Thay đổi giá của vật
phẩm tiêu dùng nhập khẩu không ảnh hưởng trực tiếp vào giảm phát GDP nhưng lại ảnh hưởng tới CPI;
iii. CPI được tính trên rổ hàng hóa và dịch vụ có quyền số cố định. Hàng hóa và dịch vụ trong rổ của chỉ số giảm phát GDP thay đổi theo thời
gian.
5.30 Do bản chất và kỹ thuật tính khác nhau nên CPI và chỉ số giảm phát GDP không bao giờ bằng nhau. Sự khác biệt giữa CPI và chỉ số giảm phát
GDP phản ánh thay đổi giá tương quan giữa hàng hóa và dịch vụ là vật phẩm tiêu dùng với toàn bộ hàng hóa khác trong nền kinh tế.
5.31 Chỉ số giảm phát của giá trị sản xuất biểu thị mức độ biến động về giá của sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế bao gồm cả biến động về giá của
các sản phẩm dùng làm chi phí trung gian. Chỉ số này được định nghĩa như sau:

Chỉ số giảm phát Giá trị sản xuất của năm t theo giá thực tế
giá trị sản xuất = --------------------------------------------------- x 100
của năm t Giá trị sản xuất của năm t theo giá so sánh

5.32 Tình trạng thất nghiệp, được tính thông qua các tỷ lệ sau:

Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động


chưa có việc làm (đang chờ việc)

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động có khả


năng lao động

5.33 Các chỉ tiêu phản ánh sự phân chia GDP và sự hình thành Thu nhập quốc gia (GNI). Gồm hai loại
i. Phân chia GDP theo 3 lợi ích: Lợi ích của cá nhân người lao động (thu của người lao động từ sản xuất); Lợi ích của Nhà nước (thuế sản
xuất); Lợi ích của chủ doanh nghiệp (khấu hao tài sản cố định và giá trị thặng dư). Sự phân chia hài hòa giữa ba lợi ích trên thực sự trở thành
động lực thúc đầy nền sản xuất và thực hiện công bằng xã hội.

39
ii. Sự phân chia GDP giữa trong nước với nước ngoài và sự hình thành GNI. Cần tính toán để mô tả chi tiết các mục trong thu, chi lợi tức sở
hữu về các nhân tố sản xuất, tính và phân tích một số tỷ lệ như: Thu lợi tức sở hữu/ GDP, Chi lợi tức sở hữu/ GDP. Phân tích sự hình thành
GNI và phân tích sự biến động của nó trong mối quan hệ với GDP thông qua việc tính và phân tích tỷ lệ so sánh giữa GNI với GDP.
5.34 Các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế. Cần tính toán để phân tích sự thay đổi của các quan hệ tỷ lệ quan trọng sau đây:
i.

Tiêu dùng cuối cùng

GDP

ii.

Tích luỹ tài sản

GDP

iii.

Xuất khẩu

GDP

iv.

Nhập khẩu

GDP

v.

40
Chênh lệch xuất, nhập khẩu

GDP

vi.

Nhập siêu

Xuất khẩu

vii.

Thâm hụt ngân sách Nhà nước

GDP

viii.

Thâm hụt cán cân lai vãng

GDP

ix.

Nợ trung hạn và dài hạn

GDP

x.

Dự trữ ngoại tệ

41
GDP

xi.

Ngoại tệ tăng trong năm

GDP

xii.

Vốn trong năm (từ để dành)

Tổng tích lũy tài sản

xiii.

Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI)

GDP

xiv.

Tiêu dùng cuối cùng

NDI

xv. GNI / GDP

(Thu lợi tức sở hữu – Chi lợi tức sở hữu)

GNI

42
(Thu chuyển nhượng hiện hành - Chi chuyển nhượng hiện hành)

NDI

xvi.

Để dành thuần (hoặc để dành gộp)

GDP

5.35 Các chỉ tiêu so sánh về sản xuất và đời sống, gồm hai nhóm chỉ tiêu
i. So sánh giữa các vùng lãnh thổ trong nước
* GDP bình quân đầu người:

GDP

Dân số trung bình năm

* Tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người:

Tổng tiêu dùng cuối cùng

Dân số trung bình năm

* Thu nhập bình quân của một lao động:

Thu nhập của người lao động

43
Lao động trung bình năm

ii. So sánh giữa nước ta với nước ngoài thông qua các chỉ tiêu dưới đây, sau khi đã chuyển ra đồng ngoại tệ (USD).
* GDP bình quân đầu người:

GDP (theo USD)

Dân số trung bình năm

* GNI bình quân đầu người:

GNI (theo USD)

Dân số trung bình năm

* Tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người

Tiêu dùng cuối cùng


(theo USD)

Dân số trung bình năm

* Thu nhập bình quân đầu người:

Thu nhập của người lao động


(theo USD)

44
Lao động trung bình năm

Chú ý: Khi tính toán và phân tích các chỉ tiêu nói trên cần loại trừ ảnh hưởng của sự biến động, chênh lệch về giá cả giữa các thời kỳ và giữa các
vùng.

Tỷ giá hối đoái


5.36 Tỷ giá hối đoái được định nghĩa đơn giản là giá của một loại tiền đo bằng loại tiền khác. Có hai phương pháp để biểu thị tỷ giá hối đoái:
i. Số đơn vị tiền trong nước trên một đơn vị ngoại tệ. Chẳng hạn lấy Việt Nam đồng là tiền trong nước, ngày 11 tháng 4 năm 2003 cần khoảng
15.424,0 Việt Nam đồng để mua 1 Đolla Mỹ;
ii. Số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị tiền trong nước, lại lấy Việt Nam đồng là tiền trong nước, Đolla Mỹ là ngoại tệ, ngày 11 tháng 4 năm 2003
một Đolla Mỹ mua được khoảng 15.424,0 Việt Nam đồng.
Phương pháp (ii) là nghịch đảo của phương pháp (i), do vậy cần chú ý khi nói tăng hay giảm tỷ giá hối đoái vì ý nghĩa hoàn toàn ngược nhau theo
hai phương pháp. Tỷ giá hối đoái thay đổi do nhiều nguyên nhân trong đó biến động của quan hệ cung- cầu của thị trường ngoại tệ là quan trọng nhất.
5.37 Tỷ giá theo sức mua tương đương (Purchasing power parity). Tỷ giá theo sức mua tương đương được định nghĩa như sau:
P
S = -------
P*
S là tỷ giá định nghĩa theo số đơn vị tiền trong nước trên một đơn vị ngoại tệ;
P là giá của một rổ hàng biểu thị bằng tiền trong nước;
P* là giá của rổ hàng tương tự ở nước ngoài biểu thị bằng ngoại tệ.
Khi tương quan của mức giá trong nước so với mức giá nước ngoài tăng sẽ làm giảm giá tiền trong nước so với ngoại tệ. Sức mua tương đương
thường sử dụng trong so sánh quốc tế về mức sinh hoạt, bởi vì tỷ giá hối đoái do bị ảnh hưởng nặng nề của lưu lượng vốn có thể làm lệch lạc số GDP hoặc
GNI tính theo đầu người khi chuyển sang cùng một hệ thống tiền tệ chung.
IV. Nội dung các tài khoản trong hệ thống tài khoản quốc gia của liên hiệp quốc

45
Các tài khoản kinh tế tổng hợp hình thành từ ba nhóm tài khoản:
i. Nhóm tài khoản hiện hành (Current accounts): mô tả quá trình sản xuất tạo ra thu nhập, phân phối và sử dụng thu nhập. Nhóm này bao gồm các
tài khoản: Tài khoản sản xuất (Production account); Tài khoản phân phối thu nhập (Distribution of income accounts).

ii. Nhóm tài khoản tích lũy (Accumulation accounts): mô tả những thay đổi về tích sản, tiêu sản và của cải thuần (chênh lệch giữa tích sản, tiêu
sản) của từng khu vực và toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tài khoản tích lũy gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm Tài
khoản vốn-tài sản (Capital account) và Tài khoản tài chính (Financial account); nhóm thứ hai gồm Tài khoản đánh giá lại tài sản và những thay đổi
khác về khối lượng tài sản (Other changes in volume assets account and revaluation account).

iii. Bảng tổng kết tài sản (Balance sheets): mô tả giá trị tích sản, tiêu sản và của cải thuần tại đầu và cuối kỳ hạch toán.
A. Tài khoản sản xuất (Tài khoản I)

Sơ đồ tài khoản sản xuất (Tài khoản I)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Chi phí trung gian Giá trị sản xuất

Giá trị tăng thêm, gộp

Khấu hao tài sản cố định

Giá trị tăng thêm, thuần

Giá trị sản xuất có thể đánh giá theo giá cơ bản hoặc giá người sản xuất, hai loại giá này khác nhau bởi chỉ tiêu thuế, trợ cấp đánh vào sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là thuế, trợ cấp đánh vào sản phẩm). Chi phí trung gian luôn đánh giá theo giá sử dụng cuối cùng. Tài khoản sản xuất được
lập cho toàn bộ nền kinh tế, cho từng khu vực thể chế, cho ngành kinh tế hoặc cho đơn vị thể chế. Do đặc thù của sản phẩm được tạo ra trong nền kinh tế
từ các khu vực thể chế khác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau, nên chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể tách thành hai nhóm: sản phẩm có tính thị trường
và sản phẩm không có tính thị trường. Giá trị sản xuất và chi phí trung gian trong Tài khoản sản xuất chỉ thể hiện dưới dạng tổng số, không tách theo loại
sản phẩm.

B. Tài khoản phân phối thu nhập (Tài khoản II )

46
Tài khoản phân phối thu nhập mô tả quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập và tách ra thành ba quá trình chính: phân phối lần đầu (primary
distribution), phân phối lần hai (secondary distribution) và phân phối lại thu nhập bằng hiện vật (redistribution in kind). Quá trình phân phối lần đầu đề
cập tới phân phối giá trị tăng thêm theo các yếu tố lao động, tài sản và cho chính phủ (qua thuế, trợ cấp cho sản xuất và nhập khẩu). Phân phối lần hai liên
quan tới quá trình phân phối lại thông qua chuyển nhượng hiện hành bằng tiền. Tài khoản mô tả quá trình này nhằm đánh giá chỉ tiêu Thu nhập khả dụng
(disposable income). Phân phối lại thu nhập liên quan tới quá trình phân phối lại thông qua chuyển nhượng hiện hành bằng hiện vật. Tài khoản mô tả quá
trình này nhằm đánh giá chỉ tiêu thu nhập khả dụng đã điều chỉnh.

• Tài khoản phân phối lần đầu thu nhập (Tài khoản II.1 )

Sơ đồ tài khoản tạo thu nhập (Tài khoản II.1.1 )

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thu nhập của người lao động Giá trị tăng thêm

Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu

(Trừ) Trợ cấp sản xuất và nhập


khẩu

Giá trị thặng dư/Thu nhập hỗn


hợp

Sơ đồ tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu ( Tài khoản II.1.2 )

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thu nhập (lợi tức) sở hữu Giá trị thặng dư/ Thu nhập hỗn
hợp

47
Thu nhập của người lao động

Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu

(Trừ) Trợ cấp sản xuất

Thu nhập (lợi tức) sở hữu

Cân đối thu nhập lần đầu

• Tài khoản phân phối thu nhập lần hai (Tài khoản II.2 )
Sơ đồ tài khoản phân phối thu nhập lần hai ( Tài khoản II.2 )

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thuế thu nhập và tài sản Cân đối thu nhập lần đầu

Bảo hiểm xã hội Thuế thu nhập và tài sản

Trợ cấp xã hội không kể Bảo hiểm xã hội


chuyển nhượng xã hội bằng
hiện vật.

Chuyển nhượng hiện hành Trợ cấp xã hội không kể chuyển


khác nhượng xã hội bằng hiện vật.

Chuyển nhượng hiện hành khác

Thu nhập khả dụng

48
.

• Tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật (Tài khoản II.3)

Sơ đồ tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật ( Tài khoản II.3 )

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Chuyển nhượng xã hội bằng Thu nhập khả dụng


hiện vật.

Chuyển nhượng xã hội bằng hiện


vật.

Thu nhập khả dụng đã điều


chỉnh.

• Tài khoản sử dụng thu nhập (Tài khoản II.4 )

Sơ đồ tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng (Tài khoản II.4.1)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Chi tiêu dùng cuối cùng Thu nhập khả dụng

Điều chỉnh những thay đổi cổ Điều chỉnh những thay đổi cổ
phần không hưởng lãi cố định phần không hưởng lãi cố định
thuần của hộ gia đình về quỹ thuần của hộ gia đình về quỹ
hưu trí. hưu trí.

49
Để dành

Sơ đồ tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng điều chỉnh (Tài khoản II.4.2)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thực tế tiêu dùng cuối cùng Thu nhập khả dụng điều chỉnh

Điều chỉnh những thay đổi cổ Điều chỉnh những thay đổi cổ
phần không hưởng lãi cố định phần không hưởng lãi cố định
thuần của hộ gia đình về quỹ thuần của hộ gia đình về quỹ
hưu trí. hưu trí.

Để dành

C. Tài khoản tích lũy

Như đề cập trong mục 2.2, Tài khoản tích lũy gồm hai nhóm tài khoản: nhóm thứ nhất gồm Tài khoản vốn - tài sản và Tài khoản tài chính; nhóm
thứ hai gồm Tài khoản đánh giá lại tài sản và những thay đổi khác về khối lượng tài sản. Tài khoản tích luỹ mô tả thay đổi tích sản, tiêu sản và của cải
thuần, do vậy cách thể hiện của tài khoản này giống như thể hiện theo truyền thống của Bảng tổng kết tài sản với bên trái mô tả tích sản, bên phải mô tả
tiêu sản và của cải thuần. Tất cả những thay đổi về tích sản (dù tăng hay giảm) đều xuất hiện bên trái; những thay đổi về tiêu sản và của cải thuần (dù tăng
hay giảm) xuất hiện bên phải của tài khoản.

Tài khoản vốn - tài sản (Tài khoản III.1) mô tả các giao dịch liên quan tới việc nhận được tài sản phi tài chính và chuyển nhượng vốn do phân phối
lại của cải. Bên phải của tài khoản bao gồm chỉ tiêu để dành thuần, chuyển nhượng vốn có thể nhận được và chuyển nhượng vốn phải trả (mang dấu âm)
để có được chỉ tiêu thay đổi của cải thuần do thay đổi để dành và chuyển nhượng vốn. Bên trái của tài khoản mô tả đầu tư vào các loại tài sản phi tài chính
khác nhau gồm tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm. Khấu hao tài sản cố định làm giảm giá trị tài sản vì vậy xuất hiện ở bên trái của tài
khoản với dấu âm. Cho vay thuần hoặc đi vay thuần là chỉ tiêu cân đối của tài khoản này; cho vay thuần biểu thị số lượng vốn thuần hiện có của đơn vị

50
hay khu vực thể chế có thể cung cấp cho đơn vị hay khu vực thể chế khác. Ngược lại, đi vay thuần biểu thị số lượng vốn đơn vị hay khu vực thể chế phải
đi vay từ đơn vị hay khu vực thể chế khác.

Tài khoản tài chính (Tài khoản III.2) mô tả giao dịch liên quan tới tích sản, tiêu sản tài chính theo từng khu vực thể chế và cho toàn bộ nền kinh tế.
Bên trái của tài khoản biểu thị giá trị nhận được trừ đi thanh lý tài sản tài chính, bên phải của tài khoản biểu thị chênh lệch giữa phát sinh tiêu sản với trả
nợ. Chênh lệch giữa phát sinh tiêu sản tài chính thuần và nhận được tích sản tài chính thuần bằng về giá trị nhưng ngược dấu với chỉ tiêu cân đối của tài
khoản tài sản (cho vay thuần/ đi vay thuần).

Sơ đồ tài khoản vốn - tài sản (Tài khoản III.1 )

Thay đổi tích sản Giá trị Thay đổi tiêu sản và Giá trị
của cải thuần
Tích lũy tài sản cố định gộp Để dành thuần

Khấu hao tài sản cố định (-) Chuyển nhượng vốn được
nhận (+)

Tích lũy tài sản lưu động Chuyển nhượng vốn phải trả
(-)

Nhận được trừ đi thanh lý tài


sản quý hiếm

Nhận được trừ đi thanh lý tài


sản phi tài chính không sản xuất
ra
Thay đổi của cải thuần do thay
đổi để dành và chuyển nhượng
vốn.
Cho vay thuần (+)/Đi vay
thuần (-)

51
Sơ đồ tài khoản tài chính (Tài khoản III.2 )

Thay đổi tích sản Giá trị Thay đổi tiêu sản và Giá trị
của cải thuần
Nhận được thuần tài sản tài Phát sinh thuần tiêu sản
chính
Vàng tiền và quyền rút vốn đặc
biệt
Tiền mặt và tiền ký gửi Tiền mặt và tiền ký gửi
Chứng khoán Chứng khoán
Nợ Nợ
Phần hùn và các sở hữu cổ phần Phần hùn và các sở hữu cổ
khác phần khác
Dự phòng kỹ thuật của các quỹ Dự phòng kỹ thuật của các quỹ
bảo hiểm bảo hiểm
Khoản được nhận khác Khoản phải nộp khác
Cho vay thuần (+)/ Đi vay
thuần (-)

Sơ đồ tài khoản những thay đổi khác về khối lượng tài sản (Tài khoản III.3.1)

Thay đổi tích sản Giá trị Thay đổi tiêu sản và Giá trị
của cải thuần

Tài sản phi tài chính Tiêu sản

1.Tài sản do sản xuất tạo ra Mất mát do thiên tai


Nguyên nhân kinh tế Tịch thu
Thay đổi khác về tích sản và
Mất mát do thiên tai tiêu sản tài chính.
52
Tịch thu Thay đổi do phân loại và
cơ cấu.
Thay đổi do phân loại và
cơ cấu
2. Tài sản không do sản xuất tạo
ra
Nguyên nhân kinh tế
Tăng trưởng tự nhiên của
nguồn thực vật tự nhiên
Mất mát do thiên tai
Tịch thu
Thay đổi khối lượng khác
Thay đổi do phân loại và cơ
cấu
Tài sản tài chính
Mất mát do thiên tai
Tịch thu
Thay đổi khối lượng khác
Thay đổi do phân loại và cơ
cấu
Thay đổi của cải thuần do
thay đổi khối lượng khác

Sơ đồ tài khoản đánh giá lại giá trị tài sản (Tài khoản III.3.2)

Thay đổi tích sản Giá trị Thay đổi tiêu sản và Giá trị
của cải thuần

Chênh lệch giá danh nghĩa Chênh lệch giá danh nghĩa

Tài sản phi tài chính Tiêu sản


53
Tài sản do sản xuất tạo ra

Tài sản không do sản xuất tạo


ra

Tài sản tài chính


Thay đổi của cải thuần do
chênh lệch giá danh nghĩa

Sơ đồ tài khoản chênh lệch giá trung lập (Tài khoản III.3.2.1)

Thay đổi tích sản Giá trị Thay đổi tiêu sản và Giá trị
của cải thuần

Chênh lệch giá trung lập Chênh lệch giá trung lập

Tài sản phi tài chính Tiêu sản

Tài sản do sản xuất tạo ra

Tài sản không do sản xuất tạo


ra

Tài sản tài chính


Thay đổi của cải thuần do
chênh lệch giá trung lập

Sơ đồ tài khoản chênh lệch giá thực (Tài khoản III.3.2.2)

Thay đổi tích sản Giá trị Thay đổi tiêu sản và Giá trị
của cải thuần
54
Chênh lệch giá thực Chênh lệch giá thực

Tài sản phi tài chính Tiêu sản

Tài sản do sản xuất tạo ra

Tài sản không do sản xuất tạo


ra

Tài sản tài chính


Thay đổi của cải thuần do
chênh lệch giá thực

D. Bảng tổng kết tài sản

Bảng tổng kết tài sản là một bức tranh mô tả giá trị tích sản và tiêu sản tại một thời điểm cụ thể nào đó. Giống như các tài khoản trình bày ở trên,
Bảng tổng kết tài sản được lập cho từng khu vực thể chế và toàn bộ nền kinh tế.

Sơ đồ bảng tổng kết tài sản ( Tài khoản IV )

Tài khoản IV.1: Bảng tổng kết tài sản đầu kỳ

Tích sản Giá trị Tiêu sản và Giá trị


của cải thuần

Tài sản phi tài chính Tiêu sản


Tài sản sản xuất
Tài sản không do sản xuất tạo
nên

55
Tài sản tài chính

Của cải thuần

Tài khoản IV.2: Những thay đổi trong bảng tổng kết tài sản

Tổng thay đổi tích sản Giá trị Tổng thay đổi tiêu sản Giá trị

Tài sản phi tài chính Tiêu sản


Tài sản sản xuất
Tài sản không do sản xuất tạo
nên

Tài sản tài chính

Thay đổi của cải thuần, tổng số


Thay đổi của cải thuần do để
dành và chuyển nhượng vốn

Thay đổi của cải thuần do


những thay đổi khác về khối
lượng tài sản

Thay đổi của cải thuần do


chênh lệch giá

Tài khoản IV.3: Bảng tổng kết tài sản cuối kỳ

56
Tích sản Giá trị Tiêu sản và Giá trị
của cải thuần

Tài sản phi tài chính Tiêu sản


Tài sản sản xuất
Tài sản không do sản xuất tạo
nên

Tài sản tài chính

Của cải thuần

hệ thống các tài khoản chủ yếu theo các khu vực thể chế
( Theo tài liệu SNA - 1993 )

nhóm tài khoản hiện hành


I - tài khoản sản xuất
Sử dụng Nguồn
Các khu vực thể chế Các khu vực thể chế
Sản Khu Tổng Các giao dịch và Tổng Khu Sản
Tổng phẩm vực nền KV KV KV KV KV Mã các khoản mục cân đối KV KV KV KV KV nền vực phẩm Tổng
vật kinh Vô phi Hộ Vô kinh vật
cộng chất Nước tế vị Hộ Nhà tài phi số tài tài Nhà gia vị tế Nước chất cộng
và lợi lợi và
dịch Ngoài PV gia nước chính tài chính chính nước đình PV Ngoài dịch
vụ HGĐ đình chính HGĐ vụ

3604 3604 P1 Giá trị sản xuất 1753 102 440 1269 40 3604 3604
3057 3057 p11 Giá trị sản xuất thị trường 1722 102 80 1129 24 3057 3057
171 171 p12 Gía trị sản xuất tự sản tự tiêu 31 0 0 140 0 171 171
376 376 p13 Giá trị sản xuất không có tính thị trường khác 360 16 376 376
1883 1883 9 694 252 29 899 P2 Chi phí trung gian 1883
57
D21-
133 133 D31 Thuế trừ trợ cấp sản phẩm 133 133
1854 1854 31 575 188 73 854 B1g Giá trị tăng thêm gộp/ GDP
222 222 3 42 30 10 137 K1 Khấu hao tài sản cố định
1632 1632 28 533 158 63 717 B1n Giá trị tăng thêm thuần/GDP thuần

II- tài khoản tạo thành thu


nhập
Sử dụng Nguồn
Các khu vực thể chế Các khu vực thể chế
Sản Khu Tổng Các giao dịch và Tổng Khu Sản
Tổng phẩm vực nền KV KV KV KV KV Mã các khoản mục cân đối KV KV KV KV KV nền vực phẩm Tổng
vật kinh Vô Hộ phi phi Hộ Vô kinh vật
cộng chất Nước tế vị gia Nhà tài tài số tài tài Nhà gia vị tế Nước chất cộng
và lợi lợi và
dịch Ngoài PV đình nước chính chính chính chính nước đình PV Ngoài dịch
vụ HGĐ HGĐ vụ
B1g Giá trị tăng thêm gộp/ GDP 854 73 188 575 31 1854 1854
B1n Giá trị tăng thêm thuần/GDP thuần 717 63 158 533 28 1632 1632
762 762 23 39 140 15 545 D1 Thu nhập của người lao động
569 569 12 39 87 10 421 D11 Lương
193 193 11 0 53 5 124 D12 BHXH do người sử dụng lao động đóng
174 174 10 0 48 4 112 D121 BHXH người sử dụng lao động thực tế đóng
19 19 1 0 5 1 12 D122 Các khoản tương tự đóng BHXH
235 235 0 3 2 3 86 D2 Thuế sản xuất & nhập khẩu
141 141 D21 Thuế sản phẩm
121 121 D211 Thuế giá trị gia tăng và thuế tương tự
Thuế nhập khẩu &thuế hàng nhập khẩu (không
17 17 D212 kể VAT)
17 17 D2121 Thuế nhập khẩu

58
0 0 D2122 Thuế hàng nhập khẩu (không kể VAT& thuế NK)
1 1 D213 Thuế xuất khẩu
D214 Thuế sản phẩm không gồm: VAT, thuế
2 2 nhập khẩu, thuế xuất khẩu
94 94 0 3 2 3 86 D29 Thuế sản xuất khác
-44 -44 0 -1 0 0 -35 D3 Các khoản trợ cấp cho sản xuất
-8 -8 D31 Trợ cấp sản phẩm
0 0 D311 Trợ cấp nhập khẩu
0 0 D312 Trợ cấp xuất khẩu
-8 -8 D319 Trợ cấp sản phẩm khác
-36 -36 0 -1 0 0 -35 D39 Trợ cấp sản xuất khác
459 459 8 92 46 55 258 B2g Giá trị thăng dư gộp
442 442 442 B3g Thu nhập hỗn hợp gộp
247 247 5 60 16 45 121 B2n Giá trị thặng dư thuần
432 432 432 B3n Thu nhập hỗn hợp thuần

III- tài khoản phân phối thu


nhập lần đầu
Sử dụng ( chi ) Nguồn (Thu)
Các khu vực thể chế Các khu vực thể chế
Sản Khu Tổng Các giao dịch và Tổng Khu Sản
Tổng phẩm vực nền KV KV KV KV KV Mã các khoản mục cân đối KV KV KV KV KV nền vực phẩm Tổng
vật kinh Vô Hộ phi phi Hộ Vô kinh vật
cộng chất Nước tế vị gia Nhà tài tài số tài tài Nhà gia vị tế Nước chất cộng
và lợi lợi và
dịch Ngoài PV đình nước chính chính chính chính nước đình PV Ngoài dịch
vụ HGĐ HGĐ vụ

B2g Giá trị thăng dư gộp 258 55 46 92 8 459 459


B3g Thu nhập hỗn hợp gộp 442 442 442
B2n Giá trị thặng dư thuần 121 45 16 60 5 247 247
B3n Thu nhập hỗn hợp thuần 432 432 432
6 6 D1 Thu nhập của người lao động 766 766 766
6 6 D11 Lương 573 573 573
D12 BHXH do người sử dụng lao động đóng 193 193 193
D121 BHXH do người sử dụng lao động thực tế đóng 174 174 174
D122 Các khoản tương tự đóng BHXH 19 19 19
D2 Thuế sản xuất &nhập khẩu 235 235 235
D21 Thuế sản phẩm 141 141 141
59
D211 Thuế giá trị gia tăng và thuế tương tự 121 121 121
Thuế nhập khẩu &thuế hàng nhập khẩu ( không
D212 kể VAT) 17 17 17
D2121 Thuế nhập khẩu 17 17 17
D2122 Thuế hàng nhập khẩu (không kể VAT & thuế NK) 0 0 0
D213 Thuế xuất khẩu 1 1 1
D214 Thuế trên phẩm không gồm: VAT, thuế 0 0 0
nhập khẩu, thuế xuất khẩu
D29 Thuế sản xuất khác 94 94 94
D3 Các khoản trợ cấp cho sản xuất -44 -44 -44
D31 Trợ cấp sản phẩm -8 -8 -8
D311 Trợ cấp nhập khẩu 0 0 0
D312 Trợ cấp xuất khẩu 0 0 0
D319 Trợ cấp sản phẩm khác -8 -8 -8
D39 Trợ cấp sản xuất khác -36 -36 -36
454 63 391 6 41 42 167 135 D4 Lợi tức (thu nhập) sở hữu 86 141 32 150 7 416 38 454
230 13 217 6 14 35 106 56 D41 Tiền lãi 33 106 14 49 7 209 21 230
120 36 84 0 0 0 36 48 D42 Lợi tức được phân phối của doanh nghiệp 3 25 18 57 0 103 17 120
60 0 60 0 0 0 36 24 D421 Cổ tức (Tiền lãi cổ phần) 3 25 5 13 0 46 14 60
Rút từ thu nhập của DN coi như đủ tư cách pháp
D422 nhân
Thu nhập giữ lại từ đầu tư trực tiếp ngoài nước
14 14 0 0 0 0 0 0 D43 được đầu tư trở lại 4 7 0 3 0 14 0 14
25 25 0 0 0 25 0 D44 Lợi tức sở hữu quy cho người có bảo hiểm 5 0 0 20 0 25 0 25
Chi quyền sử dụng tài sản không từ sản xuất tạo
65 65 0 27 7 0 31 D45 ra 41 3 0 21 0 65 0 65
Cân đối thu nhập lần đầu gộp /Thu nhập
1883 1883 9 1409 227 29 209 B5g quốc gia gộp (GNI )
Cân đối thu nhập lần đầu thuần/Thu nhập
1661 1661 6 1367 197 19 72 B5n quốc gia thuần

60
IV- tài khoản phân phối lại thu
nhập
Sử dụng ( chi ) Nguồn ( Thu )
Các khu vực thể chế Các khu vực thể chế
Sản Khu Tổng Các giao dịch và Tổng Khu Sản
Tổng phẩm vực nền KV KV KV KV KV Mã các khoản mục cân đối KV KV KV KV KV nền vực phẩm Tổng
vật kinh Vô Hộ phi phi Hộ Vô kinh vật
cộng chất Nước tế vị gia Nhà tài tài số tài tài Nhà gia vị tế Nước chất cộng
và lợi lợi và
dịch ngoài PV đình nước chính chính chính chính nước đình PV ngoài dịch
vụ HGĐ HGĐ vụ

Cân đối thu nhập lần đầu gộp /Thu nhập quốc
B5g gia gộp (GNI ) 209 29 227 1409 9 1883 1883
Cân đối thu nhập lần đầu thuần/Thu nhập
B5n quốc gia thuần 72 19 197 1367 6 1661 1661
213 1 212 178 10 24 D5 Các loại thuế thu nhập và tài sản 213 213 213
204 1 203 176 7 20 D51 Thuế thu nhập 204 204 204
9 9 2 3 4 D59 Thuế hiện hành khác 9 9 9
322 322 322 D61 Đóng góp xã hội 14 39 268 1 322 322
303 303 303 D611 Đóng góp xã hội thực tế 2 38 263 303 303

61
Đóng góp xã hội thực tế của người sử dụng lao
174 174 174 D6111 động 1 18 155 174 174
Đóng góp xã hộithực tế bắt buộc của người sử
160 160 160 D61111 dụng lao động 1 15 144 160 160
Đóng góp xã hội thực tế tự nguyện của người sử
14 14 14 D61112 dụng lao động 3 11 14 14
97 97 97 D6112 Đóng góp xã hội của người lao động 1 20 76 97 97
85 85 85 D61121 Đóng góp xã hội bắt buộc của người lao động 1 15 69 85 85
12 12 12 D61122 Đóng góp xã hội tự nguyện của người lao động 5 7 12 12
Đóng góp xã hội của các đối tượng không phải
32 32 32 D6113 LĐ làm thuê 32 32 32
Đóng gỡngã hội bắt buộc của các đối tượng
22 22 22 D61131 không phải LĐ làm thuê 22 22 22
Đóng góp xã hội tự nguyện của các đối tượng
10 10 10 D61132 không phải LĐ làm thuê 10 10 10
19 19 19 D612 Các khoản tương tự đóng góp xã hội 12 1 5 0 1 19 19
332 332 1 0 289 29 13 D62 Phúc lợi xã hội ( không dưới dạng hiện vật) 332 332 332
Trợ cấp xã hội bằng tiền từ quỹ bảo hiểm xã hội
232 232 232 D621 của nhà nước 232 232 232
29 29 28 1 D622 Phúc lợi xã hội từ quỹ bảo hiểm cá nhân 29 29 29
Phúc lợi xã hội cho người lao độngkhông thuộc
19 19 1 5 1 12 D623 quỹ 19 19 19
52 52 52 D624 Trợ cấp xã hội bằng tiền mặt 52 52 52
278 9 269 2 71 139 46 11 D7 Các chuyển nhượng hiện hành khác 10 49 108 36 36 239 39 278
45 2 43 31 4 8 D71 Đóng bảo hiểm phi nhân thọ ( thuần ) 45 45 45
45 45 45 D72 Đền bù từ quỹ bảo hiểm phi nhân thọ 6 1 35 42 3 45
100 4 96 96 D73 Chuyển nhượng hiện hành giữa hệ thống nhà nước 96 96 4 100
32 1 31 31 D74 Chuyển nhượng hiện hành quốc tế 1 1 1
56 2 54 2 40 8 1 3 D75 Chuyển nhượng hiện hành khác 4 4 10 1 36 55 1 56
1854 1854 43 1206 388 32 185 B6g Thu nhập khả dụng gộp
1632 1632 40 1164 358 22 48 B6n Thu nhập khả dụng thuần

62
V- tài khoản sử dụng thu nhập
khả dụng
Sử dụng ( chi ) Nguồn ( Thu )
Các khu vực thể chế Các khu vực thể chế
Sản Khu Tổng Các giao dịch và Tổng Khu Sản
Tổng phẩm vực nền KV KV KV KV KV Mã các khoản mục cân đối KV KV KV KV KV nền vực phẩm Tổng
vật kinh Vô Hộ phi phi Hộ Vô kinh vật
cộng chất Nước tế vị gia Nhà tài tài số tài tài Nhà gia vị tế Nước chất cộng
và lợi lợi và
dịch Ngoài PV đình nớc chính chính chính chính nớc đình PV ngoài dịch
vụ HGĐ HGĐ vụ

B6g Thu nhập khả dụng gộp 185 32 388 1206 43 1854 1854
B6n Thu nhập khả dụng thuần 48 22 358 1164 40 1632 1632
1399 16 1015 368 P3 Chi tiêu dùng cuối cùng 1399 1399
1243 16 1015 212 P31 Chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình 1243 1243
156 156 D32 Chi tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước 156 156
Điều chỉnh về tăng giảm sở hữu cá nhân
11 0 0 11 D8 trong quỹ hưu trí 11 11 0 11
455 455 27 202 20 21 185 B8g Để dành gộp

63
233 233 24 160 -10 11 48 B8g Để dành thuần
-41 -41 B12 Chênh lệch cán cân thanh toán với nớc ngoài

nhóm tài khoản tích luỹ


VI- tài khoản vốn - tàI sản
Sử dụng ( Tích sản ) Nguồn ( Tiêu sản )
Các khu vực thể chế Các khu vực thể chế
Sản Khu Tổng Các giao dịch và Tổng Khu Sản
Tổng phẩm vực nền KV KV KV KV KV Mã các khoản mục cân đối KV KV KV KV KV nền vực phẩm Tổng
vật kinh Vô Hộ phi phi Hộ Vô kinh vật
cộng chất Nước tế vị gia Nhà tài tài số tài tài Nhà gia vị tế Nước chất cộng
và lợi lợi và
dịch Ngoài PV đình nước chính chính chính chính nước đình PV ngoài dịch
vụ HGĐ HGĐ vụ

B8g Để dành thuần 48 11 -10 160 24 233 233


B12 Chênh lệch cán cân thanh toán với nước ngoài -41 -41
376 376 19 61 37 9 250 P51 Tích luỹ Tài sản cố định 376 376
303 303 14 49 23 8 209 P511 Tăng trừ (-) Giảm tài sản cố định hữu hình 303 303
305 305 13 50 24 7 211 P5111 Tăng tài sản cố định hữu hình mới 305 305
11 11 1 4 1 1 4 P5112 Tăng tài sản cố định hữu hình hiện có 11 11
-13 -13 0 -5 -2 -6 P5113 Giảm tài sản cố định hữu hình hiện có -13 -13

64
51 51 10 12 12 1 21 P512 Tăng trừ (-) Giảm tài sản cố định vô hình 51 51
53 53 10 9 12 1 21 P5121 Tăng tài sản cố định vô hình mới 53 53
6 6 3 2 1 P5122 Tăng tài sản cố định vô hình hiện có 6 6
-8 -8 -5 -2 -1 P5123 Giảm tài sản cố định vô hình hiện có -8 -8
Tăng giá trị của các tài sản phi tài chính không do sản
22 22 2 20 P513 xuất tạo ra 22 22
5 5 2 3 P5131 Cải tạo (tu bổ ) lớn tài sản không do sản xuất tạo ra 5 5
Phí chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản không do sản xuất
17 17 17 P5132 tạo ra 17 17
-
-222 -222 -3 -42 -30 -10 137 K1 Khấu hao tài sản cố định 0 0
28 28 2 26 P52 Tích luỹ tài sản lưu động 28 28
10 10 5 3 2 P53 Tăng trừ (-) giảm tài sản quý hiếm 10 10
0 0 1 4 2 -7 k2 Tăng trừ (-) giảm tài sản không do sản xuất tạo ra
0 0 1 3 2 -6 k21 Tăng trừ (-) giảm tài sản hữu hình không do sản xuất tạo ra
0 0 1 -1 k22 Tăng trừ (-) giảm tài sản vô hình không do sản xuất tạo ra
D9 Thu chuyển nhượng Tài sản 33 6 23 62 4 66
D91 Thu thuế vốn 2 2 2
D92 Thu các khoản trợ cấp đầu tư 23 23 4 27
D99 Thu chuyển nhượng vốn khác 10 4 23 37 37
D9 Chi chuyển nhượng Tài sản -16 -7 -34 -5 -3 -65 -1 -66
D91 Chi thuế vốn -2 -2 -2
D92 Các trợ cấp đầu tư -27 -27 -27
D99 Chi chuyển nhượng vốn khác -16 -7 -7 -3 -3 -36 -1 -37
-38 38 4 148 -50 5 -69 B9 Cho vay thuần (+ ) đi vay thuần ( - )
B101 Các thay đổi về giá trị của cải thuần do để dành
và chuyển nhượng vốn 65 4 -38 178 21 230 -38 192

65
66
VII- tài khoản tài chính
Tài sản có (Tích sản ) Tài sản nợ ( Tiêu sản )
Các khu vực thể chế Các khu vực thể chế
Sản Khu Tổng Các giao dịch và Tổng Khu Sản
Tổng phẩm vực nền KV KV KV KV KV Mã các khoản mục cân đối KV KV KV KV KV nền vực phẩm Tổng
vật kinh Vô Hộ phi phi Hộ Vô kinh vật
cộng chất Nước tế vị gia Nhà tài tài số tài tài Nhà gia vị tế Nước chất cộng
và lợi lợi và
dịch ngoài PV đình nước chính chính chính chính nước đình PV ngoài dịch
vụ HGĐ HGĐ vụ

B9 Cho vay thuần (+ ) đi vay thuần ( - ) -69 5 -50 148 4 38 -38 0


691 50 641 32 181 120 237 71 F Tăng thuần về tích sản tài chính
F Tăng thuần về tiêu sản tài chính 140 232 170 33 28 603 88 691
0 1 -1 -1 F1 Vàng tiền và quyền rút vốn đặc biệt SDR
130 11 119 12 68 7 15 17 F2 Tiền mặt và tiền ký gửi 130 2 132 -2 130
37 3 34 2 10 2 15 5 F21 Tiền mặt 35 35 2 37
64 2 62 7 41 4 10 F22 Các khoản tiền ký gửi có khả năng chuyển nhượng 63 2 65 -1 64
29 6 23 3 17 1 2 F29 Các khoản tiền gửi khác 32 32 -3 29
143 5 138 12 29 26 53 18 F3 Chứng khoán (không phải phần hùn) 6 53 64 123 20 143
56 2 54 2 22 11 4 15 F31 Ngắn hạn 2 34 15 51 5 56
87 3 84 10 7 15 49 3 F32 Dài hạn 4 19 49 72 15 87
254 10 244 5 45 167 27 F4 Nợ 71 94 28 24 217 37 254
86 3 83 3 1 63 16 F41 Ngắn hạn 16 32 11 17 76 10 86
168 7 161 2 44 104 11 F42 Dài hạn 55 62 17 7 141 27 168
46 2 44 3 36 3 2 F5 Phần hùn và các sở hữu cổ phần khác 26 13 4 43 3 46
36 36 36 F6 Dự phòng kỹ thuật của các quỹ bảo hiểm 36 36 36
Sở hữu cổ phần thuần quỹ bảo hiểm nhân thọ & quỹ
33 33 33 F61 hưu trí 33 33 33
22 22 22 F611 Sở hữu cổ phần thuần quỹ bảo hiểm nhân thọ 22 22 22
11 11 11 F612 Sở hữu cổ phần thuần quỹ hưu trí 11 11 11
Đóng bảo hiểm trả trước và dự phòng bồi thường
3 3 3 F62 bảo hiểm 3 3 3
82 21 61 8 40 6 7 F7 Các khoản phải thu / phải chi khác 37 10 5 52 30 82
36 18 18 11 1 6 F71 Tín dụng thương mại và tiền trả trước 8 6 4 18 18 36
46 3 43 8 29 5 1 F79 Các khoản phải thu / phải chi khác không gồm tín 29 4 1 34 12 46
dụng thương mại và tiền trả trước

67
G. Bảng Nguồn và Sử dụng, bảng cân đối liên ngành và các tài khoản vệ tinh

Bảng Nguồn và Sử dụng

Bảng Nguồn và Sử dụng (The supply and use table - SUT) bao gồm hai bảng:
i. Bảng nguồn: mô tả chi tiết về nguồn sản phẩm do sản xuất trong nước và
nhập khẩu tạo nên;

ii. Bảng sử dụng: mô tả chi tiết về sử dụng nguồn sản phẩm cho tiêu dùng
trung gian trong sản xuất, tích luỹ tài sản, tiêu dùng cuối cùng và xuất
khẩu (theo dòng). Bảng sử dụng cũng mô tả tài khoản sản xuất và tài
khoản tạo thu nhập (theo cột).
Chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế có thể được tính theo ba phương
pháp và cho cùng một kết quả: phương pháp sản xuất; phương pháp sử dụng và phương
pháp thu nhập (chi tiết ba phương pháp sẽ đề cập trong chương bốn). Dưới dạng đồng nhất
thức, ba phương pháp tính GDP theo giá thực tế được viết như sau:

GDP = O - I + T = C + G + K + X - M = COE + CFC +TP + OS (1)

ở đây ký hiệu:
O : Giá trị sản xuất theo giá cơ bản; X : Xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ;
I : Chi phí trung gian (theo giá sử M : Nhập khẩu hàng hóa và dịch
dụng) vụ;
T : Thuế trừ trợ cấp sản phẩm 14 COE : Thu nhập của người lao động;
C : Chi tiêu dùng của hộ gia đình; CFC : Khấu hao tài sản cố định;
G : Chi tiêu dùng của Nhà nước; TP : Thuế trừ đi trợ cấp sản xuất
K : Tích lũy tài sản; OS : Thặng dư.

Trong đồng nhất thức (1), hiệu số giữa giá trị sản xuất theo giá cơ bản và chi phí
trung gian theo giá sử dụng (O- I) mô tả giá trị tăng thêm theo giá cơ bản. Giá trị tăng thêm
theo giá cơ bản cộng với thuế sản phẩm và trừ đi trợ cấp sản phẩm biểu thị GDP theo giá
sử dụng. Tiêu dùng cuối cùng và tích lũy đánh giá theo giá sử dụng, xuất và nhập khẩu
hàng hoá đánh giá theo giá FOB15, xuất và nhập khẩu dịch vụ đánh giá theo giá giao dịch,
khi đó GDP bên sử dụng đánh giá theo giá sử dụng.

Theo phương pháp sản xuất và sử dụng, đồng nhất thức (1) được viết lại như sau:
O - I + T = GDP = C + G + K + X - M (2)

14
Nội dung chi tiết thuế sản xuất trong Tài khoản Quốc gia sẽ đề cập trong chương ba.
15
Giá FOB của hàng hoá xuất và nhập khẩu là giá trị thị trường của hàng hoá tại cửa khẩu hải quan của nước
xuất khẩu.
68
Cộng chi phí trung gian (I), nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (M) vào hai vế của đẳng
thức (2), nhận được đẳng thức sau:

O+M+T=I+C+G+K+X (3)

Vế trái của đẳng thức (3) biểu thị nguồn hàng hóa và dịch vụ và vế phải mô tả sử
dụng hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế. Tổng nguồn được định nghĩa bằng tổng
sản lượng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú của nền kinh tế tạo ra (O) cộng với
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (M) và cộng với tất cả các loại thuế đánh vào sản phẩm và
trừ đi trợ cấp sản phẩm (T). Tổng nguồn bằng tổng sử dụng (biểu thị bên vế phải của đẳng
thức) được định nghĩa bằng tổng chi phí trung gian (I) của tất cả các đơn vị sản xuất thường
trú cộng chi tiêu dùng của hộ gia đình (C) cộng chi tiêu dùng của Nhà nước (G) cộng tích
lũy tài sản (K) và cộng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (X).

Bảng 1 mô tả bảng nguồn và sử dụng đơn giản, đây là một ma trận có các dòng biểu
thị ngành sản phẩm, các cột biểu thị nguồn và sử dụng. Tổng sản lượng và chi phí trung
gian trong bảng 1 thực chất là các ma trận con với các dòng biểu thị ngành sản phẩm và
các cột biểu thị ngành kinh tế (sản phẩm x kinh tế). Ngành sản phẩm áp dụng theo bảng
phân loại sản phẩm trung tâm (central product classification - CPC) và ngành kinh tế áp
dụng theo bảng phân ngành kinh tế chuẩn quốc tế của Liên hợp quốc (International standard
of industrial classification - ISIC).

Dùng bảng nguồn và sử dụng để đánh giá chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước theo
giá so sánh sẽ đề cập tóm tắt trong chương bốn.

Bảng 1. Bảng nguồn và sử dụng đơn giản

Sản TổngS Sản


Nguồn Sử Dụng
phẩm ố phẩm
O M đc đc T I C G K X
Ngành (a) (b) Ngành
kinh tế kinh tế

Hàng 2240 372 10 78 113 2813 1339 636 5 391 442 Hàng
Hóa Hóa

Dịch 1364 84 -10 -78 20 1380 544 381 363 23 69 Dịch


vụ vụ

đc(c) 43 43 14 29 đc(c)

69
Tổng số Tổng số
3604 499 0 0 133 4236 1883 1031 368 414 540

- Nguồn: Theo bảng 15.1 trong cuốn tài khoản quốc gia 1993.
- đc(a): điều chỉnh để chuyển hàng hóa nhập khẩu theo giá FOB về giá cơ bản (giá CIF);
- đc(b): điều chỉnh phí vận tải và phí thương nghiệp đối với hàng hóa (kể cả hàng nhập khẩu) lưu
chuyển trong nền kinh tế, cộng với thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm để nhận được giá trị sản
phẩm theo giá sử dụng.
- Các ký hiệu khác có cùng ý nghĩa với ký hiệu trong đồng nhất thức 1.

Bảng 2. Bảng nguồn

Nguồn
Sản O Tổng số
phẩm Thị Phi thị trường M đc(a) đc(b) T
trường Tự tiêu Khác
dùng
Ngành kinh Ngành kinh Ngành kinh
tế tế tế

Hàng 2193 47 372 10 78 113 2813


Hóa

Dịch vụ 884 100 380 84 -10 -78 20 1380

đc(c) 43 43

Tổng số 3077 147 380 499 0 0 133 4236

Nguồn: Theo bảng 15.1 trong cuốn tài khoản quốc gia 1993

70
Bảng 3. Bảng sử dụng

sử dụng

I C G K X
Thị Phi thị trường
trường Tự Khác
tiêu
dùng
Ngành Ngành Ngành Hộ Vô Chi Chi TS TS TS
kinh tế kinh tế kinh tế gia vị cho cho cố lưu quý
đình lợi cá cộng định động hiếm
nhân đồng

2813 1194 33 112 636 5 353 28 10 442

1380 400 17 127 365 16 207 156 23 69

đc(c)
43 14 29

4236 1594 50 239 1015 16 212 156 376 28 10 540 Tổng


số

Nguồn: Theo bảng 15.1 trong cuốn tài khoản quốc gia 1993

Bảng cân đối liên ngành

71
Bảng cân đối liên ngành (Input - Output table: I/O) cung cấp một lược đồ phân tích
chi tiết các hoạt động sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ và mô tả luồng chu chuyển nguồn
hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy Bảng cân đối liên ngành trong Hệ thống Tài
khoản quốc gia thể hiện sự kết hợp hài hòa, tinh tế với phân loại chi tiết hơn của các tài
khoản sau:
ii. Tài khoản mô tả nguồn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo từng loại sản phẩm
(Tài khoản hàng hóa và dịch vụ – Tài khoản O);

iii. Tài khoản sản xuất, Tài khoản tạo thu nhập.
Bảng cân đối liên ngành có thể phân thành:
- Bảng cân đối liên ngành giá trị, hiện vật;
- Bảng cân đối liên ngành tĩnh, động;
- Bảng cân đối liên ngành lập cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế; lập cho
phạm vi từng vùng, lãnh thổ.

Cấu trúc của Bảng cân đối liên ngành gồm các ô:
- Ô I: phản ánh chi phí trung gian để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch
vụ theo từng loại ngành, được chia thành 1,2,….n ngành sản phẩm (theo
dòng và theo cột);
- Ô II: phản ánh từng loại sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng cho nhu
cầu: tiêu dùng cuối cùng, tích lũy, xuất và nhập khẩu;
- Ô III: phản ánh các yếu tố của Giá trị tăng thêm: thu nhập của người lao
động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư/ thu nhập
hỗn hợp;
- Theo hàng (Ô I và Ô II) phản ánh kết cấu sử dụng Giá trị sản xuất của
từng ngành sản phẩm;
- Theo cột (Ô I và Ô III) phản ánh kết cấu giá trị của Giá trị sản xuất của
từng ngành sản phẩm.

Bảng cân đối liên ngành là công cụ quan trọng và hiệu quả dùng trong phân tích và
dự báo kinh tế. Mô hình tổng quát áp dụng cho mục đích phân tích và dự báo có dạng:

X = (E* - A)-1 [ C + G + I + (E – M) ]

ở đây ký hiệu:
X - Giá trị sản xuất;
E* - Ma trận đơn vị;
(E* - A)-1 – Ma trận hệ số chi phí toàn phần;
A - Ma trận hệ số chi phí trực tiếp;
C - Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình;
G - Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước;
I - Tích lũy tài sản;
E - Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ;
72
M - Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Sơ đồ Bảng cân đối liên ngành

Sử dụng cho sản xuất


Sử dụng cuối cùng Tổng
(chi phí trung gian)
giá trị
Tiêu dùng Tích luỹ Xuất khẩu - sử dụng
1 2 3 … n
cuối cùng tài sản nhập khẩu
1
2
3 I II

N
Cộng CPTG
Giá trị tăng
thêm
Thuế nhập
III
khẩu
Tổng sản
phẩm trong
nước
Tổng giá trị
sản xuất

Mô hình cho biết giá trị sản xuất tăng bao nhiêu đồng khi nhu cầu sử dụng cuối
cùng tăng thêm một đồng. Dùng mô hình cân đối liên ngành, các nhà kinh tế vĩ mô cũng
73
đánh giá mức độ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng
đối với giá cả khi chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Mô hình phản ánh thay
đổi giá trị tăng thêm ảnh hưởng tới giá cả của sản phẩm như sau:

P = ( E* - A’) –1 v = [(E* - A)-1]’ v

ở đây ký hiệu:
P - Giá của sản phẩm;
v - Giá trị tăng thêm
E* - Ma trận đơn vị;
A’ - Ma trận chuyển vị của ma trận hệ số chi phí trực tiếp;
[(E* - A)-1]’ – Chuyển vị của ma trận hệ số chi phí toàn phần.

74

You might also like