You are on page 1of 54

Báo cáo kiểm toán

Trình bày: Nguyễn Thị Thu Hiền


2023

1 Thuhien-23
Nội dung
 Khuôn khổ lập và trình bày BCTC
 Các loại ý kiến kiểm toán
 Sự phát triển của Báo cáo kiểm toán

2 Thuhien-23
1. Khuôn khổ lập và trình bày BCTC
 Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC cho mục đích chung là khuôn khổ về lập và
trình bày BCTC được xây dựng nhằm thỏa mãn nhu cầu chung về thông tin tài
chính của số đông người sử dụng.
 Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC có thể là khuôn khổ về trình bày hợp lý
hoặc khuôn khổ về tuân thủ.

3 Thuhien-23
1. Khuôn khổ lập và trình bày BCTC
 Là khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà trước hết yếu cầu phải tuân thủ các
quy định về khuôn khổ đó, và:
 Thừa nhận để đạt sự trình bày hợp lý của BCTC, BGĐ đơn vị có thể phải
thuyết minh nhiều hơn so với các quy định, hoặc;
 Thừa nhận rõ ràng rằng BGĐ có thể thực hiện khác với yêu cầu của khuôn
khổ để đạt được mục đích trình bày BCTC một cách hợp lý.

4 Thuhien-23
BCTC được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và
trình bày BCTC được áp dụng

KTV đảm bảo hợp lý về việc BCTC, xét trên phương diện tổng thể, không còn
sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn.

Sai sót không được BCTC được lập


KTV đã thu thập
điều chỉnh, khi xét phù hợp với khuôn
đầy đủ bằng
riêng lẻ hoặc tổng khổ về lập và trình
chứng kiểm toán
hợp lại, không bày BCTC được áp
thích hợp
trọng yếu dụng

5 Thuhien-23
BCTC được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

Các khía cạnh định tính, BCTC tham


Các quy định của BCTC có
kể cả dấu hiệu về sự chiếu/mô tả
khuôn khổ về lập được trình
thiên lệch trong xét đoán đầy đủ về
và trình bày BCTC bày hợp lý
của BGĐ khuôn khổ

Thuyết Các chính Các thông BCTC cung cấp Các


Các
minh đầy sách kế tin trong đầy đủ thuyết thuật
ước
đủ các toán nhất BCTC phù minh giúp hiểu ngữ
tính
chính sách quán với hợp, đáng được ảnh hưởng trong
kế
kế toán khuôn tin cậy, dễ của các giao dịch BCTC
toán
theo quy khổ và có hiểu và có và sự kiện trọng thích
hợp lý
định thích hợp thể so sánh yếu hợp

BCTC phản ánh đầy đủ, thích hợp các giao dịch và
Cách trình bày, cấu trúc và nội
sự kiện làm cơ sở để chứng minh BCTC đạt được
dung tổng thể của BCTC
mục tiêu trình bày hợp lý
6 Thuhien-23
2.Các loại ý kiến kiểm toán

 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

1. VSA 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm
toán về BCTC.
2. VSA 705: Ý kiến kiếm toán không phải ý kiến chấp nhận
toàn phần
3. VSA 706: Đoạn “Vấn đề nhấn mạnh” và “vấn đề khác”
trong báo cáo kiểm toán về BCTC.
4. VSA 710- Thông tin so sánh- Dữ liệu tương ứng & Báo cáo
tài chính so sánh
5. VSA-720 –Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã
kiểm toán

7 Thuhien-23
2. Các loại ý kiến kiểm toán

 Các loại ý kiến kiểm toán


 Chấp nhận toàn phần
 Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần
• Ngoại trừ
• Trái ngược
• Từ chối cho ý kiến
 Đoạn giải thích

8 Thuhien-23
Ý kiến chấp nhận toàn phần

VSA 700- 16: Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn
phần khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính được lập, trên các khía
cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được
áp dụng.

Ý kiến chấp nhận toàn phần hàm ý:


(1). Kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp
(2). Mọi thay đổi về CSKT và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá
đầy đủ và được công bố trong TMBCTC
(3). Không có nghi ngờ đáng kể về giả định hoạt động liên tục bị vi phạm

9 Thuhien-23
Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần

 Nguyên nhân:
• Sai sót trọng yếu (bất đồng ý kiến)
• Không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp (giới hạn phạm vi kiểm
toán)
 Các loại ý kiến:
•Ngoại trừ : (giới hạn phạm vi kiểm toán)/or (bất đồng ý kiến)
•Trái ngược : (bất đồng ý kiến)
•Từ chối cho ý kiến : (giới hạn phạm vi kiểm toán)

10 Thuhien-23
Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần

1. Sai sót trọng yếu


• Loại sai sót (kế toán)
• Giá trị
• Phân loại
•Trình bày hay thuyết minh.
• Loại sai sót (kiểm toán viên)
•Sai sót thực tế
•Sai sót xét đoán
•Sai sót dự đoán
 Sai sót trọng yếu
 Sai sót không trọng yếu
 Sai sót bỏ qua
11 Thuhien-23
Sai sót trọng yếu và ý kiến kiểm toán
So sánh sai sót chưa điều chỉnh
(SSCĐC)với mức trọng yếu (MTY)

SSCĐC << MTY


SSCĐC >>,=,# MTY

Không có SSTY
trong khoản mục Trong một vài khoản
mục có SSTY

Bổ sung thủ tục/yêu cầu GĐ điều chỉnh

Chấp nhận toàn phần Ngoại trừ Không chấp nhận

12 Thuhien-23
Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần

2. Không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp


• Các tình huống ngoài sự kiểm soát của đơn vị:
- Sổ, tài liệu kế toán bị phá hủy
- Sổ, tài liệu kế toán bị tịch thu…
• Các tình huống liên quan đến nội dung, lịch trình thực hiện công việc kiểm toán:
- KTV không thể chứng kiến kiểm kê HTK do thời điểm bổ nhiệm làm kiểm
toán diễn ra sau ngày kiểm kê
- KTV xác định rằng chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản là không đầy đủ,
nhưng các kiểm soát của đơn vị lại không hữu hiệu
• Các giới hạn do BGĐ đơn vị được kiểm toán đặt ra:
- BGĐ đơn vị không cho phép KTV chứng kiến kiểm kê HTK
- BGĐ đơn vị không cho phép KTV yêu cầu bên thứ ba xác nhận về số dư tài
khoản cụ thể

Kiểm toán viên không tìm được thủ tục kiểm toán thay thế
13 Thuhien-23
Trường hợp có liên quan đến nhiều yếu tố
không chắc chắn
 Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn,
KTV phải từ chối đưa ra ý kiến nếu:
• Mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp liên quan đến từng
yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng KTV vẫn kết luận về không thể đưa
ra ý kiến kiểm toán về BCTC do những ảnh hưởng tương tác có thể có của
những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố
này trên BCTC.

14 Thuhien-23
Trường hợp không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp bởi những
hạn chế do BGĐ đơn vị áp đặt sau khi KTV đã chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

Trao đổi với BGĐ đơn vị để gỡ bỏ các áp đặt

BGĐ không Trao đổi với BQT và xem xét liệu có


đồng ý thủ tục thay thế
gỡ bỏ

Không có thủ Kiểm toán viên phải xác định ảnh


tục thay thế hưởng của vấn đề đó

Lan tỏa

Ý kiến ngoại trừ


Rút lui khỏi Từ chối đưa ra ý
cuộc kiểm toán kiến
15 Thuhien-23
Ý kiến không phải chấp nhận toàn phần

Xét đoán của kiểm toán viên về tính trọng yếu &
tínhchất lan tỏa của các ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng
Bản chất của vấn đề dẫn tới
có thể có của vấn đề đó đối với báo cáo tài chính
việc kiểm toán viên phải đưa
ra ý kiến kiểm toán không
phải là ý kiến chấp nhận
toàn phần Trọng yếu nhưng không lan
Trọng yếu và lan tỏa
tỏa

Báo cáo tài chính có sai sót Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Ý kiến kiểm toán trái
trọng yếu (Bất đồng ý kiến) ngược
Không thể thu thập được đầy Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Từ chối đưa ra ý kiến
đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp (giới hạn phạm vi
kiểm toán)
16 Thuhien-23
Lan tỏa (*)
Ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính là những ảnh hưởng mà theo xét
đoán của kiểm toán viên:
 không chỉ giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ
thể của báo cáo tài chính;
 Kể cả chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc
khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính thì những ảnh hưởng này vẫn đại
diện hoặc có thể đại diện cho một phần quan trọng của báo cáo tài chính;
hoặc
 liên quan đến các thuyết minh, là vấn đề căn bản để người sử dụng hiểu
được báo cáo tài chính.

17 Thuhien-23
2. Các loại ý kiến kiểm toán

Báo cáo kiểm toán

Chấp nhận Không chấp nhận


toàn phần toàn phần

Có thêm (hoặc không) đoạn giải thích

Vấn đề nhấn mạnh Vấn đề khác

18 Thuhien-23
Đoạn giải thích

 Vấn đề cần giải thích

Vấn đề nhấn mạnh Vấn đề khác

Vấn đề đã được trình bày Ngoài các vấn đề đã được trình


hoặc thuyết minh phù hợp bày hoặc thuyết minh trong báo
trong báo cáo tài chính mà cáo tài chính, mà theo xét đoán
theo xét đoán của kiểm toán của kiểm toán viên, vấn đề khác
viên, vấn đề đó là đặc biệt đó là thích hợp để người sử
quan trọng để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm
dụng hiểu được báo cáo tài toán, về trách nhiệm của kiểm
chính toán viên hoặc về báo cáo kiểm
toán.

19 Thuhien-23
Vấn đề nhấn mạnh

 Sự không chắc chắn liên quan tới kết quả trong tương lai của các vụ kiện
tụng hoặc các quyết định của cơ quan quản lý;
Việc áp dụng một chuẩn mực kế toán mới trước ngày có hiệu lực (nếu
được phép) mà việc áp dụng đó có ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài
chính;
 Một biến cố lớn đã ảnh hưởng hoặc tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến
tình hình tài chính của đơn vị.

20 Thuhien-23
Vấn đề khác

(i) Làm rõ hơn cuộc kiểm toán:


Khi bị giới hạn phạm vi kiểm toán & ảnh hưởng lan tỏa,
nhưng KiTV không thể rút khỏi cuộc kiểm toán:
 Ý kiến: “Từ chối cho ý kiến” + “Vấn đề khác”- lý do
không rút khỏi cuộc kiểm toán

21 Thuhien-23
Vấn đề khác

(ii) Làm rõ hơn về trách nhiệm KiTV hay báo cáo kiểm toán
 Kiểm BCTC theo cả hai khuôn khổ
 BCKiT được sử dụng cho các đối tượng dự kiến cụ thể
 Dữ liệu tương ứng:
• BCTC kỳ trước KiTV tiền nhiệm kiểm
• BCTC kỳ trước chưa được kiểm
 BCTC so sánh:
• Ý kiến về BCTC kỳ trước khác ý kiến KiTV tiền nhiệm:
-> Vấn đề khác: lý do khác
• BCTC kỳ trước do KiTV tiền nhiệm kiểm hay chưa được kiểm
 Điểm không nhất quán giữa thông tin khác & BCTC: Thông tin khác cần chỉnh
sửa, nhưng BGĐ không chỉnh sửa
(iii) Khác:
 Báo cáo kiểm toán về hai báo cáo tài chính trở lên
Hạn chế việc cung cấp hoặc sử dụng báo cáo kiểm toán

22 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán

Chấp nhận Không chấp nhận


toàn phần toàn phần

Ngoại trừ Trái ngược Từ chối đưa ra ý kiến

Có thêm (hoặc không) đoạn giải thích

Vấn đề nhấn mạnh Vấn đề khác

23 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

 VSA 700:
o Số hiệu & tiêu đề của BCKiT
o Người nhận BCKiT
o Mở đầu
o Trách nhiệm của Ban giám đốc
o Trách nhiệm của kiểm toán viên
o Ý kiến của kiểm toán viên
o Các trách nhiệm báo cáo khác
o Chữ ký, ngày lập,tên/địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán

24 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần
Tên và địa chỉ CTKT
Số hiệu BCKT Đối tượng kiểm toán
Tiêu đề BCKT
Người nhận BCKT  Lập và trình bày BCTC
 Thiết lập & duy trì KSNB
Đoạn mở đầu

Trách nhiệm của BGĐ  Trách nhiệm đưa ra ý kiến


 Chuẩn mực kiểm toán
 Đảm bảo hợp lý
 Công việc và thủ tục kiểm toán đã thực
hiện:
 Thu thu thập bằng chứng kiểm toán

Trách nhiệm của KTV trên có sở xét đoán


 Đánh giá CSKT, UwTKT và trình
bày tổng thể
 Bằng chứng đầy đủ và thích hợp
Ý kiến của KTV
Địa điểm và thời gian lập BCKT
Chữ ký & đóng dấu
25 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

 Tiêu đề “Báo cáo kiểm toán độc lập” phân biệt với BCKiT khác
 Người nhận: Cổ đông, Ban quản trị, Ban giám đốc: Kiểm toán viên độc lập với
đơn vị được kiểm toán
 Đoạn mở đầu:
 Khẳng định Cty KiT thực hiện cuộc KiT
 Danh sách BCTC được kiểm toán, bao gồm cả ngày lập BCĐKT, kỳ kế toán
đối với Báo cáo KQKD & BC LCTT. BCTC so sánh.

26 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

 BGĐ chịu trách nhiệm lập BCTC:


 Trách nhiệm của Ban giám đốc  KiTV đưa ra ý kiến về BCTC:
 Trách nhiệm của kiểm toán viên  Phân biệt rõ Trách nhiệm của
KiTV với của BGĐ

 BGĐ chịu trách nhiệm:


 Lập & trình bày trung thực & hợp lý BCTC theo khuôn khổ hợp
lý hay tuân thủ:
 Lựa chọn chính sách kế toán
 Quyết định về ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố
 Về KSNB liên quan đến BCTC

27 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

 Trách nhiệm của KiTV:


 Đưa ra ý kiến về BCTC dựa vào kết quả kiểm toán được thực hiện:
- Tuân theo CMKiT.
- Đảm bảo hợp lý xem BCTC có còn sai sót trọng yếu hay không.
 Mô tả công việc của KiTV:
- Thu thập bằng chứng (số liệu & thuyết minh):
- Xét đoán lựa chọn thủ tục kiểm toán
- Xem xét KSNB liên quan đến BCTC
- Đánh giá tính thích hợp của các CSKT & tính hợp lý của các ước tính kế
toán & trình bày BCTC
 Nêu rõ liệu có tin tưởng các bằng chứng là đầy đủ và thích hợp là cơ sở hình

28 thành ý kiến Thuhien-23


Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

Mô tả công việc của KiTV:


“Thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính, do gian lận hoặc
nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá rủi ro, kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội bộ
của đơn vị liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý
nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên
không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
của đơn vị. Trong trường hợp kiểm toán viên cũng có trách nhiệm đưa ra ý kiến
về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ cùng với việc kiểm toán báo cáo tài chính,
kiểm toán viên sẽ bỏ đi đoạn nói rằng việc kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội
bộ không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của
đơn vị;"

29 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

 Ý kiến của kiểm toán viên


 “Theo ý kiến của chúng tôi”.
 Khuôn khổ phù hợp : ”BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các
khía cạnh trọng yếu,…Phù hợp với [khuôn khổ]
 Khuôn khổ tuân thủ : ”BCTC đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu,…
Tuân thủ với [Khuôn khổ]

30 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

Ý kiến chấp nhận toàn phần


 Khuôn khổ trình bày hợp lý:
 Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên
các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày
31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu
chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định
pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.
 Khuôn khổ tuân thủ:
 Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC của Công ty ABC cho năm tài chính
kết thúc ngày 31/12/20x1 đã được lập trên các khía cạnh trọng yếu, tuân
thủ [khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng].

31 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán (ý kiến ngoại trừ/trái ngược)
Tên và địa chỉ CTKT
Số hiệu BCKT
Tiêu đề BCKT
Người nhận BCKT

Đoạn mở đầu

Trách nhiệm của BGĐ Điều chỉnh cuối câu “đã thu thập
đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến
kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến
trái ngược
Trách nhiệm của KTV

Cơ sở của YK ngoại trừ hay trái ngược


Ý kiến KT ngoại trừ hay trái ngược
Địa điểm và thời gian lập BCKT
Chữ ký & đóng dấu Sai sót trọng yếu (bất
32 Thuhien-23 đồng ý kiến)
Báo cáo kiểm toán (Từ chối đưa ra ý kiến)
Tên và địa chỉ CTKT
Số hiệu BCKT
Tiêu đề BCKT
Người nhận BCKT

Đoạn mở đầu

Trách nhiệm của BGĐ Thêm câu “Tuy nhiên, do những


vấn đề mô tả tại đoạn Cơ sở của
việc từ chối đưa ra ý kiến, chúng
tôi không thể thu thập được đầy đủ
bằng chứng kiểm toán thích hợp để
Trách nhiệm của KTV làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán”

Cơ sở của YK từ chối

Ý kiến KT từ chối
Địa điểm và thời gian lập BCKT
Chữ ký & đóng dấu Giới hạn phạm vi kiểm
33 Thuhien-23 toán
Báo cáo kiểm toán ý kiến không phải chấp nhận toàn phần

 Trình bày BCKiT

(i) Đoạn cơ sở ý kiến:


• Tiêu đề:
• “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”,
• “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”
• “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”
• Mô tả:
• Sai sót về số liệu định lượng
•Sai sót liên quan đến thuyết minh bằng lời văn
•Lý do không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp

34 Thuhien-23
Cơ sở đưa ra ý kiến không phải chấp nhận toàn phần
 Nếu có SSTY liên quan đến những số liệu cụ thể của BCTC (kể cả những thuyết
minh mang tính định lượng), KTV phải mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài
chính của sai sót đó, trừ khi điều đó là không thể thực hiện được. Nếu không thể
định lượng cũng phải nêu rõ.
 Nếu có SSTY liên quan đến các thuyết minh bằng lời trên BCTC, KTV phải giải
thích rõ thuyết minh đó bị sai sót như thế nào.
 Nếu có SSTY liên quan đến việc không thuyết minh thông tin cần phải được thuyết
minh, KTV phải:
 Thảo luận về việc không thuyết minh thông tin với BQT
 Mô tả tính chất của thông tin bị bỏ sót.
 Trình bày thông tin bị bỏ sót nếu có thể thực hiện được và có bằng chứng
 Nếu việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần là do
kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp,
kiểm toán viên phải trình bày lý do.

35 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán ý kiến không phải chấp nhận toàn phần

(ii) Đoạn ý kiến:


• Tiêu đề:
• “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ”,
• “Ý kiến kiểm toán trái ngược”
• “Từ chối đưa ra ý kiến”

(iii) Đoạn mô tả trách nhiệm KiTV:


• Ý kiến ngoại trừ hay trái ngược: “đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán
trái ngược”
• Từ chối đưa ra ý kiến: “do những vấn đề mô tả tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối
đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán”.

36 Thuhien-23
Thí dụ -Ý kiến ngoại trừ (SSTY)

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ
và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dẫn đến khoản mục “Hàng tồn kho”
(Mã số 140) trên Bảng cân đối kế toán đang được phản ánh theo giá gốc là XXX1 VND thay
vì phải phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Việc ghi nhận như vậy là không
tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam. Các tài liệu tại Công
ty cho thấy, nếu phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì khoản mục “Hàng tồn
kho” trên Bảng cân đối kế toán sẽ giảm đi là XXX2 VND. Đồng thời, trên Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” sẽ tăng là XXX2 VND, chỉ tiêu “Chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” và “Lợi nhuận sau thuế” sẽ giảm đi tương ứng là
XXX3 VND.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến
kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh
trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt
động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù
hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp
lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
37 Thuhien-23
Thí dụ -Ý kiến ngoại trừ (giới hạn phạm vi)

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ
và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Khoản đầu tư của Công ty ABC vào Công ty DEF, một công ty liên doanh với nước ngoài
được mua lại trong năm và được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, được ghi nhận
với giá trị là XXX1 VND trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20x1, và phần sở hữu của
ABC trong khoản thu nhập ròng là XXX2 VND của DEF được bao gồm trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của ABC cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Chúng tôi không
thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về giá trị ghi sổ của khoản đầu tư
của ABC vào Công ty DEF tại ngày 31/12/20x1 cũng như phần sở hữu của ABC trong khoản
thu nhập ròng của Công ty DEF cho năm đó vì chúng tôi không được tiếp cận với thông tin
tài chính và báo cáo tài chính, Ban Giám đốc và kiểm toán viên của công ty DEF. Do đó,
chúng tôi không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu này hay không.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến
kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh
trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt
động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù
hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp
lý có38liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Thuhien-23
Thí dụ -Từ chối đưa ra ý kiến (giới hạn phạm vi)

Trách nhiệm của Kiểm toán viên


Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc
kiểm toán được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề mô
tả tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi đã không thể thu thập được đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán.
Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến
Khoản đầu tư của Công ty vào Công ty liên doanh DEF (tại nước X) đang được ghi nhận trên
Bảng cân đối kế toán với số tiền là XXX VND, chiếm hơn 90% giá trị tài sản thuần của
Công ty tại ngày 31/12/20x1. Chúng tôi đã không được phép tiếp cận với Ban Giám đốc và
kiểm toán viên của Công ty DEF cũng như tài liệu, hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên Công
ty DEF. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh đối với: (1) phần
tài sản của Công ty trong tài sản của DEF mà Công ty có quyền đồng kiểm soát; (2) phần nợ
phải trả Công ty trong các khoản nợ phải trả của DEF mà Công ty phải cùng chịu trách
nhiệm; (3) phần sở hữu của Công ty trong thu nhập, chi phí của DEF trong năm; (4) các
khoản mục trong Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Từ chối đưa ra ý kiến
Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi
không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến
kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đính
kèm.39 Thuhien-23
Báo cáo kiểm toán có đoạn giải thích

Trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”:


 Ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên”;
Tiêu đề: “Vấn đề cần nhấn mạnh”/ “Các vấn đề cần nhấn mạnh”
Tham chiếu rõ ràng đến vấn đề được nhấn mạnh và đến các thuyết minh liên
quan trong báo cáo tài chính có mô tả đầy đủ về vấn đề đó;
Ý kiến kiểm toán không bị thay đổi.

40 Thuhien-23
Vấn đề nhấn mạnh

“ Mặc dù không đưa ra ý kiến ngoại trừ, chúng tôi muốn lưu ý người đọc đến
Thuyết minh X trong báo cáo tài chính về khoản lỗ thuần ZZZ VND của Công ty
trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20x1 và tại ngày đó, các khoản nợ ngắn
hạn của Công ty đã vượt quá tổng tài sản của công ty là YYY VND. Những điều
kiện này, cùng những vấn đề khác được nêu trong Thuyết minh X, cho thấy sự tồn
tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về
khả năng hoạt động liên tục của Công ty”.

41 Thuhien-23
Vấn đề khác

Trình bày đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán:
• Tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.
• Ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên” và đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
(nếu có), hoặc ở một vị trí khác trong báo cáo kiểm toán nếu nội dung đoạn “Vấn
đề khác” là thích hợp với phần “Báo cáo về các yêu cầu khác của pháp luật và các
quy định”

42 Thuhien-23
3. Sự phát triển báo cáo kiểm toán

1. Thời kỳ sơ khai
2. Thời kỳ chuẩn hóa
3. Thời kỳ hoàn thiện
4. Nghiên cứu về báo cáo kiểm
toán

43 Thuhien-23
3.Sự tiến hóa của báo cáo kiểm toán

 Thời kỳ sơ khai (Cuối TK IXX- đầu TK XX):


•1844: Yêu cầu kiểm toán BCTC
•Joint Stock Companies Act(1856)- UK- The accounts of the
company shall be examined and the correctness of the balance
sheet ascertained by one or more auditor or auditors to be elected
by the company in general meeting.

• Phát hiện gian lận và miêu tả đúng khả năng trả


nợ (hay không trả được nợ) của DN trên BCĐKT.
• BCKiT hai đoạn: (i) Ý kiến của kiểm toán & (ii)
Thông tin khác
44 thuhien-19
3. Sự tiến hóa của báo cáo kiểm toán

Thời kỳ chuẩn hóa


• Securities and Exchange Commission Act 1934 (USA)
• Companies Act 1948 (UK).

Bổ sung kiểm toán Báo cáo kết quả kinh


doanh, nhưng vẫn chú trọng BCĐKT
Báo cáo kiểm toán chuẩn

45 thuhien-19
3. Sự tiến hóa của báo cáo kiểm toán

Thời kỳ hoàn thiện:


Development to 1988 – The demise of the short form auditor’s report
Development 1988 to 1993 – International adoption of the long form
report
Development 1993 to 2004 – The adequacy of the long form report
under question
Development in 2004 and beyond – A ‘new look’ long form audit
report and the next step

46 thuhien-19
Thời kỳ hoàn thiện báo cáo kiểm toán

1. Đến 1988 – The demise of the short form auditor’s report

Các nghiên cứu hàn lâm:

• Roth (1968): BCKiT được hiểu khác nhau giữa người lập & đọc
• Lee (1970): Người sử dụng BCTC hiểu sai chức năng kiểm toán
và trách nhiệm của BGĐ-Kiểm toán viên
• Epstein (1976): người sử dụng BCTC không quan tâm đến các
chi tiết trong BCKiT mà chỉ chú trọng đến dấu phê chuẩn.
• Alfano (1979): BCKiT như là “symbol”

47 thuhien-19
Thời kỳ hoàn thiện báo cáo kiểm toán

1. Đến 1988 – The demise of the short form auditor’s report


Nhà điều hành, tổ chức lập quy:
•Năm 1978, Ủy ban Cohen kiến nghị thay đổi BCKiT chuẩn:
Bổ sung đoạn mô tả chức năng trách nhiệm BGĐ/KiTV
 Sử dụng ngôn ngữ chuẩn

-> Vai trò đào tạo người sử dụng

• Năm 1982: AICPA phát hành cuốn sách nhỏ về đào tạo người sử
dụng BCTC về cả chức năng kiểm toán và BCKiT.
• Năm 1987: Dự thảo BCKiT
• Năm 1988: SAS No 58- Reports on Audited Financial
Statements
48 thuhien-19
Thời kỳ hoàn thiện báo cáo kiểm toán

1. Đến 1988 – The demise of the short form auditor’s report


SAS No 58- Reports on Audited Financial Statements:

(i) Một đoạn giải thích rằng BCTC là trách nhiệm của nhà quản trị
và trách nhiệm của KiTV chỉ là bày tỏ ý kiến đối với các BCTC, và
(ii) Mô tả ngắn gọn bản chất và hạn chế của quy trình kiểm toán.

BCKiT thay đổi từ dạng ngắn mà trong đó


chỉ bao gồm ý kiến của KiTV về BCTC
sang dạng như là một công cụ được sử dụng
để đào tạo người sử dụng BCTC.

49 thuhien-19
Thời kỳ hoàn thiện báo cáo kiểm toán

2. 1988 to 1993:International adoption of the long form report


Các nghiên cứu về mục tiêu đào tạo của BCKiT dạng dài
•Đa số người đọc ủng hộ BCKiT dạng dài:
• Kelly and Mohrweis (1989) (USA)
• Hatherly, Innes and Brown (1991) (UK)
•Zachry (1991): một nửa ủng hộ, một nữa không ủng hộ

The International Auditing Practices Committee (IAPC) (IFAC)


•1993: ISA- 700: The Auditor’s Report on Financial Statements
với khác biệt nhỏ so với SAS 58:
• “BCKiT độc lập -> BCKiT
• Phù hợp với IAS
50 thuhien-19
Thời kỳ hoàn thiện báo cáo kiểm toán

3. 1993 to 2004: The adequacy of the long form report under question
Các nghiên cứu sau khi ban hành IAS 700:

• Gay et al(1998): Người sử dụng hiểu được trách nhiệm KiTV.


•Porter et al (1993,2004): Người sử dụng hiểu trách nhiệm KiTV nhiều hơn
so với yêu cầu, thậm chí cả trách nhiệm bất khả thi -> Expectation Gap.
Nhà điều hành & Tổ chức lập quy:
• Yêu cầu công bố thông tin nhiều hơn: UK- Báo cáo tiền thưởng GĐ, Hội
đồng quản trị, Báo cáo của BGĐ về tình hình kinh doanh.
-> Trách nhiệm của KiTV tăng lên: BCKiT mở rộng “Đoạn giải thích”
-> Nghị sự: chi phí gia tăng và “lu mờ” ý kiến kiểm toán
-> 2003: IAASB công bố dự thảo chỉnh sửa IAS 700
51 thuhien-19
Thời kỳ hoàn thiện báo cáo kiểm toán

4. Từ 2004 : A ‘new look’ long form audit report and the next step
Nhà điều hành & Tổ chức lập quy:
• Dự án Clarity: 2004-2009, hoàn thành 15/12/2009:
-> từ 1 IAS 700 -> IAS 700 & IAS 705&IAS 706
-> BCKiT:
 Bổ sung “Độc lập”
 Hai loại ý kiến trên cùng một BCKiT
 “Vấn đề cần nhấn mạnh” áp dụng cho mọi loại ý kiến
 “Báo cáo về các yêu cầu khác…”

52 thuhien-19
Nghiên cứu về báo cáo kiểm toán

53 Thuhien-23
54 Thuhien-23

You might also like