You are on page 1of 114

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2023

TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ ĐẶC


ĐIỂM BAN KIỂM SOÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI
VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Kinh tế và kinh doanh

Tháng 04, năm 2023


i

MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết.......................................................................................................2
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................5
1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của Kiểm toán độc lập tới chất lượng BCTC.........5
1.2.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm Ban kiểm soát tới chất lượng BCTC 6
1.3. Khoảng trống các nghiên cứu trước..................................................................8
1.4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.......................................................................8
1.4.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................8
1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................9
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................9
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................9
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................9
1.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................10
1.7. Tính mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài..........................................................10
1.8. Kết cấu của đề tài...............................................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................14
2.1. Cơ sở lý thuyết về quản trị trong công ty cổ phần...........................................14
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần.......................................................................14
2.1.2. Quản trị công ty trong công ty cổ phần..........................................................14
2.1.3. Mô hình Quản trị công ty hiệu quả................................................................17
2.2. Cơ sở lý thuyết về chất lượng báo cáo tài chính..............................................20
2.2.1. Tổng quan về chất lượng BCTC....................................................................20
2.2.2. Các phương pháp đánh giá và đo lường chất lượng BCTC...........................21
ii

2.3. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của KTĐL và đặc điểm BKS tới chất lượng
BCTC............................................................................................................................ 26
2.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)..............................................................26
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory)............27
2.3.3. Lý thuyết tam giác gian lận (The Fraud Triangle).........................................29
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa KTĐL và đặc điểm BKS
tới chất lượng báo cáo tài chính.................................................................................31
2.4.1. Ảnh hưởng của Kiểm toán độc lập đến chất lượng BCTC.............................31
2.4.2. Ảnh hưởng của đặc điểm Ban kiểm soát tới chất lượng BCTC.....................32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................42
3.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................42
3.2. Mô hình nghiên cứu định lượng........................................................................42
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................42
3.2.2. Giải thích các biến trong mô hình định lượng...............................................43
3.2.3. Mô hình hồi quy............................................................................................47
3.3. Kỹ thuật sử dụng................................................................................................50
3.4. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................54
4.1. Thống kê mô tả...................................................................................................54
4.1.1. Biến phụ thuộc: Chất lượng BCTC...............................................................54
4.1.2. Biến độc lập và biến kiểm soát......................................................................57
4.2. Ma trận tương quan...........................................................................................59
4.3. Kiểm định mô hình............................................................................................62
4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến...............................................................................62
4.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi............................................................63
4.3.3. Kiểm định tự tương quan...............................................................................63
4.4. Kết quả hồi quy..................................................................................................64
4.4.1. Kết quả hồi quy các biến độc lập...................................................................66
4.4.2. Kết quả hồi quy các biến kiểm soát...............................................................68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................72
5.1. Kết luận..............................................................................................................72
iii

5.2. Một số khuyến nghị............................................................................................73


5.2.1. Đối với doanh nghiệp niêm yết......................................................................73
5.2.2. Đối với cơ quan chức năng của Chính phủ....................................................75
5.2.3. Đối với cổ đông và nhà đầu tư.......................................................................76
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................77
5.3.1. Hạn chế của đề tài.........................................................................................77
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................viii
PHỤ LỤC ....................................................................................................................xxiv
iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

BCTC Financial Statement Báo cáo tài chính

BGĐ Board of Directors Ban giám đốc

BKS Inspection Committee/ Controlling Ban kiểm soát


Board/ Supervisory Board

DN Doanh nghiệp

FASB Financial Accounting Standards Board Ủy ban Chuẩn mực Kế toán


Tài chính

FGLS Feasible generalized least squares Uớc lượng bình phương bé


estimators nhất tổng quát khả thi

FRQ Financial Reporting Quality Chất lượng báo cáo tài chính

HĐQT Board of Management Hội đồng quản trị

HNX Hanoi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà


Nội

HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán


Thành phố Hồ Chí Minh

IAS International Accounting Standards Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

IASB International Accounting Standards Hội đồng Chuẩn mực Kế toán


Board Quốc tế

IFRS International Financial Reporting Chuẩn mực Báo cáo Tài chính
Standards Quốc tế

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

IIA Institute of Internal Auditors Viện Kiểm toán Nội bộ


v

KTĐL Independent Audit Kiểm toán độc lập

KTNB Internal Audit Kiểm toán nội bộ

OLS Ordinary Least Square Phương pháp ước lượng bình


phương nhỏ nhất

QTLN Earnings Management Quản trị lợi nhuận

UBKT Audit Committee Ủy ban kiểm toán

VSA Vietnam Standards Accounting Chuẩn mực kế toán Việt Nam


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 - Tổng hợp các phương pháp đánh giá và đo lường chất lượng BCTC..............23
Bảng 3.1 - Bảng tóm tắt các biến của mô hình..................................................................48
Bảng 3.2 - Thống kê tỷ trọng các ngành trong dữ liệu nghiên cứu...................................52
Bảng 4.1 - Thống kê mô tả các biến chất lượng BCTC.....................................................54
Bảng 4.2 - Thống kê mô tả các biến độc lập và biến kiểm soát khi chưa lấy logarit.........57
Bảng 4.3 - Ma trận tương quan.........................................................................................60
Bảng 4.4 - Kết quả kiểm định đa cộng tuyến....................................................................62
Bảng 4.5 - Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng
quát khả thi (FGLS)..........................................................................................................65

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1 - Mô hình quản trị công ty có BKS theo Điều 137 Luật DN 2020.....................15
Hình 2.2 - Mô hình 4 Tuyến Phòng vệ Rủi ro doanh nghiệp của BIS (2015) và IIA (2020)
.......................................................................................................................................... 16
Hình 2.3 - Mô hình Quản trị Hiệu quả trong doanh nghiệp của COSO (2020).................18
Hình 2.4 – Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................40
Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu tác động của KTĐL và đặc điểm BKS tới chất lượng
BCTC................................................................................................................................ 42
Hình 4.1 - Giá trị trung bình các biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2 và FRQ3 phân theo nhóm
doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 và nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi
Big 4 trong giai đoạn 2010-2021......................................................................................55
Hình 4.2 - Giá trị trung bình các biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2 và FRQ3 phân theo ngành
trong giai đoạn 2010-2021................................................................................................56
vii

DANH MỤC PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................................xxiv
PHỤ LỤC 2: Kết quả hồi quy ba mô hình FGLS ...........................................................xxv
PHỤ LỤC 3: Kết quả hồi quy ba mô hình OLS Fixed Effect - Robust ......................xxviii
PHỤ LỤC 4: Bảng giá trị trung bình các biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2, và FRQ3 phân
theo nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 và nhóm doanh nghiệp không được
kiểm toán bởi Big 4 trong giai đoạn 2010-2021 ............................................................xxxi
PHỤ LỤC 5: Bảng giá trị trung bình các biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2, và FRQ3 phân
theo ngành trong giai đoạn 2010-2021......................................................................... xxxii
PHỤ LỤC 6: Thống kê mô tả các biến đã lấy logarit ..................................................xxxii
PHỤ LỤC 7: Kiểm định hệ số VIF để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến ...............xxxiii
PHỤ LỤC 8: Kiểm định Breusch-Pagan để phát hiện phương sai sai số thay đổi ......xxxiii
PHỤ LỤC 9: Kiểm định Wooldridge Test để phát hiện tự tương quan ......................xxxiv
1

TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay, chất lượng báo cáo tài chính là
một trong những vấn đề được quan tâm nhằm cải thiện hiệu quả đầu tư và hỗ trợ các bên
liên quan trong chức năng giám sát tài chính ở các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
Kiểm toán độc lập (KTĐL) và Ban kiểm soát (BKS) được xem là các tuyến phòng vệ rủi
ro cao nhất trong cơ chế quản trị, nhằm hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận của các nhà
quản lý. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm 603 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết
trên 2 sàn chứng khoán HNX và HOSE trong giai đoạn 2010-2021, nghiên cứu đã chỉ ra
mối quan hệ lần lượt giữa KTĐL và đặc điểm BKS tới chất lượng BCTC. Cụ thể, các yếu
tố bao gồm quy mô, giới tính và thâm niên của BKS càng cao (lớn) thì chất lượng BCTC
càng tốt. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập thuộc Big 4 cũng giúp cải
thiện chất lượng BCTC. Kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị nhằm kiểm soát sát sao
các tiêu chí đáp ứng của BKS đối với doanh nghiệp, gợi ý về lựa chọn đơn vị kiểm toán
độc lập, đồng thời khuyến nghị các chính sách về định hướng quốc tế hóa các chuẩn mực
kế toán đối với cơ quan Nhà nước.

Từ khóa: Kiểm toán độc lập, Ban kiểm soát, Chất lượng báo cáo tài chính, Quản trị công
ty
2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Tính cấp thiết
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi việc đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên
kết giữa các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập càng được chú trọng thì việc nâng cao
chất lượng báo cáo tài chính (Financial Reporting Quality) là vô cùng cần thiết bởi đó là
nguồn thông tin hữu dụng để đánh giá thực tế hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc
cải thiện chất lượng thông tin BCTC nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đối với các nhà đầu
tư cá nhân và tổ chức, đồng thời là cơ sở để Nhà nước và các bên liên quan thực hiện
chức năng giám sát tài chính nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của các chủ thể quản lý. Bên
cạnh đó, chất lượng BCTC được cải thiện đóng góp trong việc tạo nên môi trường kinh
doanh lành mạnh, trong đó lợi ích của các bên liên quan cũng được củng cố.
Trong những năm gần đây, hoạt động tài chính của các cá nhân cũng như doanh
nghiệp trên các sàn chứng khoán cũng được diễn ra mạnh mẽ. Theo số liệu công bố của
Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC), tính đến thời điểm tháng 02/2023, có tổng cộng
2.162 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam với 3 sàn chứng khoán nổi
bật: HOSE, HNX, UPCOM, trong đó sàn HOSE có 402 doanh nghiệp, sàn HNX có 342
doanh nghiệp; tổng khối lượng chứng khoán đăng ký lên đến 228.282 tỷ chứng khoán
(tăng 0,32% so với cuối năm trước). Cùng với sự phát triển của hoạt động đầu tư, số
lượng doanh nghiệp ghi nhận giảm về lợi nhuận tính tới 30/1/2023 tiếp tục chiếm tỷ lệ áp
đảo (khoảng 60%), cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 42% trong Q3/2022 1. Tình hình kinh
doanh không ổn định là nguy cơ để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các hành vi
điều chỉnh BCTC nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế, nâng cao giá trị của công ty,
và thu hút vốn đầu tư thị trường. Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như công cụ quan
trọng giúp đánh giá hiệu quả tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của DN, nhưng
đồng thời cũng là công cụ để các nhà quản lý thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận
(Earnings Management) cho phù hợp với động cơ của doanh nghiệp. Về bản chất, QTLN
vận dụng các phương pháp kế toán lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên BCTC
nhằm điều chỉnh mức lợi nhuận trong kỳ theo mong muốn, khiến các doanh nghiệp đối
diện với các rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh, tiêu biểu là sự kiệt quệ tài chính. Hậu quả
của quản trị lợi nhuận khiến chất lượng BCTC bị sụt giảm khiến các thông tin không còn

1
Minh, T. (2023, 01 31). 60% doanh nghiệp niêm yết đã công bố lợi nhuận giảm
trong Quý 4/2022. Được truy lục từ Tạp chí điện tử
VnEconomy: https://vneconomy.vn/60-doanh-nghiep-niem-yet-da-cong-bo-loi-nhuan-
giam-trong-quy-4-2022.htm
3

đáng tin cậy, từ đó ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng BCTC đối với các bên liên quan (có
thể kể đến như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước, cơ quan thuế,...).
Chất lượng của BCTC càng nhận được sự quan tâm của đại chúng sau một loạt bê
bối tài chính chấn động ở đầu thế kỷ 21 2, có thể kể đến hàng loạt các công ty thuộc nhóm
đầu ngành trên thế giới bị phá sản sau khi hành động thao túng lợi nhuận của nhà quản trị
bị phanh phui như Enron, Lehman Brothers, Worldcom,…Một trong những vụ bê bối tốn
kém nhất trong lịch sử liên quan đến Công ty viễn thông đường dài lớn thứ hai Hoa Kỳ
WorldCom khi tốn đến gần 4 tỷ USD do gian lận kế toán 3. Vào năm 2001, WorldCom bắt
đầu tăng trưởng lợi nhuận bằng cách gian lận, điều khiển dữ liệu tài chính khi báo cáo lợi
nhuận và lỗ của mình. Scott Sullivan, giám đốc tài chính (CFO) của WorldCom đã thổi
phồng doanh thu thông qua các hợp đồng giả mạo và phân bổ hàng tỷ đô la chi phí hoạt
động vào loại tài khoản chi phí vốn. Điều này kéo dài trong nhiều năm, cho phép công ty
tăng doanh thu lên gần 3 tỷ đô la (2001) và báo cáo lợi nhuận là 1,4 tỷ đô la thay vì thua
lỗ. Hoạt động kiểm toán nội bộ đã phát hiện ra các khoản nhập không bình thường của
phân nhánh không dây của WorldCom, khiến cho công ty phải tuyên bố phá sản và các cổ
đông thiệt hại hàng tỷ đô la. Tại Việt Nam, gần đây vụ bê bối của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành ngân hàng Việt Nam. Cụ thể,
năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thực hiện kiểm toán đột xuất và phát
hiện nhiều sai phạm trong hoạt động của SCB khi thấy công ty đã thực hiện gian lận báo
cáo tài chính bằng cách đánh giá sai hơn 6.900 tỷ đồng (khoảng 305 triệu USD) nợ xấu
trong báo cáo tài chính năm 2011 và báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2012 và bán nợ
cho các công ty liên quan để trốn khỏi sự giám sát của SBV. Đây có thể coi là một trong
những bê bối tài chính lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, sự tiếp tay
cho các hành vi điều chỉnh BCTC của các đơn vị kiểm toán độc lập cũng đáng được lên
án và cân nhắc. Tiêu biểu là trường hợp Công ty Tư vấn và kiểm toán Arthur Andersen
(A&A) - một trong 5 công ty kiểm toán danh tiếng toàn cầu lúc bấy giờ, đã che giấu hành
vi gian lận của tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới Enron4 vào năm 1990 nhằm che giấu
2
Hằng, Đ. T. (2022, 07 10). Các hình thức gian lận trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp và hàm ý cho Việt Nam. Được truy lục từ Tạp chí Tài
chính: https://tapchitaichinh.vn/cac-hinh-thuc-gian-lan-tren-bao-cao-tai-chinhcua-doanh-
nghiep-va-ham-y-cho-viet-nam.html
3
International Banker. (2021). The WorldCom Scandal (2002). Được truy lục từ
International Banker: https://internationalbanker.com/history-of-financial-crises/the-
worldcom-scandal-2002/
4
Lan, P. (2022, 01 16). Tập đoàn Enron đã sụp đổ như thế nào? Được truy lục từ
VnEpress: https://vnexpress.net/tap-doan-enron-da-sup-do-nhu-the-nao-2667273.html
4

số nợ 1,2 tỷ USD. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận không những đến từ quy trình kiểm soát
nội bộ yếu kém của doanh nghiệp mà còn đến từ sự tiếp tay của các đơn vị kiểm toán độc
lập – những đơn vị được xem là khách quan để đảm bảo chất lượng thông tin công bố. Vì
vậy, vấn đề cần đặt ra là sự cải thiện về chất lượng thông tin trên BCTC để đảm bảo lợi
ích của các nhà đầu tư hay các bên liên quan khác.
Để nâng cao chất lượng BCTC, các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến khích
chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS
(International Financial Reporting Standards)5, theo đó yêu cầu khắt khe hơn về tính tuân
thủ hoạch toán, đảm bảo các tiêu chuẩn về tính minh bạch và trung thực theo chuẩn mực
kiểm toán. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt ra các bộ luật, điều khoản liên quan đến điều kiện
công bố BCTC ra thị trường đối với các công ty đại chúng. Cụ thể, thông tư số 200 do Bộ
Tài chính ban hành năm 2015 quy định rõ về các điều khoản cần có trong các mục của
BCTC; Luật kiểm toán độc lập do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
nhằm góp phần công khai, minh bạch các thông tin công bố của doanh nghiệp. Các tổ
chức Kế toán Kiểm toán ở Việt Nam cũng áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản “Cơ sở dồn tích –
Hoạt động liên tục – Giá gốc – Phù hợp – Nhất quán – Trọng yếu – Thận trọng” để đảm
bảo tính minh bạch, xác thực và chính xác của thông tin BCTC đối với những người có
liên quan.
Cùng với sự bổ sung các quy định, bộ luật hay nỗ lực nâng cao các chuẩn mực, quy
trình kế - kiểm toán,… quản trị công ty cũng là vấn đề đáng quan tâm ở các nghiên cứu về
nâng cao chất lượng BCTC trong các thời kỳ khủng hoảng tài chính (Erkens và cộng sự,
2012). Dựa trên cơ sở lý thuyết về vấn đề đại diện, ở các công ty cổ phần tồn tại mâu
thuẫn về lợi ích giữa các nhà quản trị và lợi ích của cổ đông doanh nghiệp. Theo đó, các
nhà quản lý sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi ích cá nhân của họ, hoặc điều chỉnh các thông tin
trong BCTC để đạt được chỉ tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Không những vậy, vấn đề thông
tin bất cân xứng cũng gây khó khăn trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Nhà quản trị
được cho rằng sẽ nắm nhiều thông tin hữu ích hơn do trực tiếp tham gia vào quá trình
điều hành doanh nghiệp và cố tình không công bố những thông tin sẽ gây bất lợi cho họ.

5
Quyết định 345/QĐ/BTC: Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại
Việt Nam. (2020, 03 16). Được truy lục từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM174021
5

Chính vì thế, để giám sát các hoạt động kinh doanh hằng ngày của bộ máy điều hành
doanh nghiệp, cụ thể là đối với HĐQT và BGĐ, Luật DN 2020 đã yêu cầu về việc thành
lập BKS và các điều khoản liên quan đến giám sát hoạt động của nhà quản lý thông qua
nguồn lực kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, việc chứng thực các thông tin tài chính, quy trình
kiểm toán của doanh nghiệp bởi bên thứ ba là vô cùng cần thiết, bởi nó đánh giá khách
quan chất lượng BCTC của doanh nghiệp. Chính vì thế, BCTC sau khi được kiểm toán
của DN sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy đối với các bên liên quan trong việc cân nhắc
các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Sự phối hợp của BKS và KTĐL được xem như
2 tuyến phòng vệ cuối cùng trong “Mô hình 4 tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro của
doanh nghiệp” được bổ sung đầy đủ bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), giúp cải
thiện chất lượng BCTC của doanh nghiệp.
Với những luận điểm được đề cập trên, việc nghiên cứu để phân tích tác động của
Kiểm toán độc lập và các đặc điểm Ban kiểm soát đến chất lượng BCTC ở các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là thực sự quan trọng và
cần thiết. Chính vì thế, nhóm tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động
của Kiểm toán độc lập và đặc điểm Ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo tài chính ở
các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của Kiểm toán độc lập tới chất lượng
BCTC
Xét về phạm vi nghiên cứu trên toàn thế giới, những nghiên cứu trước đây nhìn
chung chỉ xoay quanh về (i) quá trình chọn lọc và chấp thuận tổ chức KTĐL cho doanh
nghiệp; (ii) chất lượng kiểm toán và phí kiểm toán; (iii) ý kiến kiểm toán và quy trình
kiểm toán. Nghiên cứu của Johnson và cộng sự (2002) đã hướng phạm vi nghiên cứu
xoay quanh thâm niên của công ty kiểm toán độc lập đến chất lượng BCTC, qua đó thành
công đưa ra kết luận về mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa giữa hai chủ thể trên. Kết quả
nghiên cứu đó đã ủng hộ kết quả nghiên cứu của Knapp (1991). Knapp (1991) phân tích
kỹ lưỡng ảnh hưởng của quy mô, thâm niên và quy trình kiểm toán của công ty kiểm toán
độc lập tới chất lượng hoạt động kiểm toán, theo đó chỉ ra rằng các yếu tố trên đều là ảnh
hưởng cùng chiều có ý nghĩa tới chất lượng thông tin BCTC. Trong một nghiên cứu của
Cohen và cộng sự (2004) về mối tương quan giữa chất lượng thông tin BCTC và cơ cấu
quản trị công ty, tác giả đã cho rằng bộ phận kiểm toán bên ngoài, tức kiểm toán độc lập
đóng vai trò đáng kể trong việc giám sát quá trình ghi nhận thông tin tài chính doanh
6

nghiệp, qua đó nghiễm nhiên được suy xét là một cơ chế quan trọng trong việc quản trị
công ty. Đồng thời, sự tương tác ăn ý giữa HĐQT, ban giám đốc, KTĐL, KTNB… cũng
quan trọng không kém để đảm bảo tính chất minh bạch và mức độ tin cậy của BCTC
(Sarbanes-Oxley Act 2002). Nghiên cứu của Mohammad (2020) đã tập trung tìm hiểu ảnh
hưởng của mối quan hệ giữa hoạt động KTNB và KTĐL tới chất lượng BCTC. Với mẫu
thử là gần 312 công ty kiểm toán độc lập, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu đã chỉ ra
rằng chất lượng của BCTC sẽ được cải thiện hơn rất nhiều nếu có sự phối hợp nhịp nhàng
giữa hai bộ phận thực hiện KTNB và KTĐL.
Tại Việt Nam, phần lớn các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của KTĐL tập
trung phân tích ảnh hưởng của các công ty KTĐL đến chất lượng kiểm toán, qua đó đề
xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hệ thống chuẩn mực, nguyên tắc kế toán, kiểm toán
Việt Nam nói chung và quy trình kiểm toán ở công ty KTĐL nói riêng. Do kiểm toán viên
của các công ty KTĐL sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm toán BCTC của
doanh nghiệp, nên tính khách quan và độc lập của kiểm toán viên có tác động to lớn tới
chất lượng thông tin được kiểm toán. Chính vì thế, nghiên cứu của tác giả Trần Minh
Châu (2022), với mẫu khảo sát là 156 kiểm toán viên, đã kết luận được ảnh hưởng cùng
chiều có ý nghĩa của các yếu tố về bản sắc nghề nghiệp, văn hoá đạo đức của công ty
kiểm toán và kinh nghiệm kiểm toán đến tính khách quan của người thực hiện nhiệm vụ
kiểm toán; qua đó chỉ ra được ảnh hưởng của những yếu tố kể trên tới chất lượng thông
tin được kiểm toán. Hơn nữa, nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty KTĐL trên địa bàn
TP.HCM của tác giả Hoàng Thị Thu Hương (2016) đã tập trung kỹ hơn về nhóm nhân tố
về tính độc lập, kinh nghiệm, và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng
kiểm toán BCTC. Ngoài ra, Trương Vĩnh Thắng (2016) cũng đã chỉ ra thực trạng, lẫn các
nhân tố nội bộ của công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL. Như
vậy, với chủ thể nghiên cứu là hoạt động KTĐL, rất ít công trình trước đây đi theo hướng
phân tích về ảnh hưởng của hoạt động này tới chất lượng kiểm toán nói chung, hay cụ thể
hơn là chất lượng thông tin BCTC của doanh nghiệp.
1.2.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm Ban kiểm soát tới chất
lượng BCTC
Trên thế giới, vì mô hình BKS chỉ được áp dụng ở một số quốc gia nhất định như
Trung Quốc, Đức, Nhật Bản nên nhìn chung số lượng các nghiên cứu về ảnh hưởng của
đặc điểm BKS đến chất lượng BCTC không nhiều bằng ảnh hưởng của đặc điểm Uỷ ban
Kiểm toán đến chất lượng BCTC. Tusek và cộng sự (2009) đã tìm ra được bằng chứng
thực nghiệm chứng minh sự hiện diện của BKS sẽ giúp cải thiện tính minh bạch và chất
7

lượng của thông tin tài chính báo cáo của doanh nghiệp. Velte (2010) mở rộng phạm vi
nghiên cứu là mô hình BKS ở Đức và Úc và tác động của mô hình đó tới hiệu quả hoạt
động của công ty; đồng thời đưa ra kết luận rằng mô hình BKS có tác động tích cực đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như là thông tin BCTC được công bố trên thị
trường. Sau đó, Wagner (2011) khi nghiên cứu mẫu phân tích là 273 công ty niêm yết ở
Đức, cho rằng khi cơ cấu BKS bao gồm ít nhất 1/3 đại diện người lao động - tức người
đứng đầu các phòng ban trong doanh nghiệp - thì không đưa ra được sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về năng suất hoặc lợi nhuận so với các công ty không có mô hình BKS.
Còn Boneberg (2011) lại đưa ra một góc nhìn khác, rằng cơ cấu BKS khi bao gồm cả đại
diện người lao động tạo ra ảnh hưởng cùng chiều có ý nghĩa tới năng suất nhưng ngược
chiều có ý nghĩa tới lợi nhuận. Ở Trung Quốc, nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm
BKS có thể chia thành hai nhóm chính: (i) các nghiên cứu tiền đề về mức độ hiệu quả
trong hoạt động của BKS; và (ii) các bằng chứng định lượng về hiệu quả trong hoạt động
của BKS. Nghiên cứu của Fang và cộng sự (2015) là một trong những bài viết tiêu biểu
tóm gọn được cả hai phạm vi trên, đồng thời chỉ ra được ảnh hưởng của đặc điểm BKS
đến chất lượng BCTC. Với mẫu dữ liệu được thu thủ công từ 2.379 công ty niêm yết
trong giai đoạn 1999 - 2012, nghiên cứu chỉ ra được rằng trình độ và lĩnh vực chuyên môn
(đặc biệt là về tài chính), lương thưởng và tỷ lệ thành viên nữ gây nên tác động cùng
chiều có ý nghĩa đối với chất lượng BCTC.
Về ảnh hưởng của đặc điểm BKS đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Phan Thị Huyền (2019) đã xác định
được các đặc điểm bao gồm tỷ lệ thành viên nữ trên tổng số thành viên BKS, kinh nghiệm
chuyên môn về kế toán, tần suất họp, điểm trung bình độ học vấn, tổng tỷ lệ sở hữu cổ
phiếu của BKS, và độ tuổi trung bình của thành viên BKS có tác động tới chất lượng
BCTC. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu trên cho thấy 4 đặc điểm yếu tố đầu tiên có
tác động cùng chiều ý nghĩa với chất lượng thông tin BCTC, yếu tố về tỷ lệ nắm giữ cổ
phiếu có mối quan hệ ngược chiều, còn đặc điểm cuối cùng trong 6 đặc điểm kể trên
không có tác động tới chất lượng BCTC của doanh nghiệp. Hơn nữa, vì BKS là một cơ
quan trong mô hình quản trị công ty, tác giả Nguyễn Trọng Nguyên (2015) đã phân tích
tổng hợp tác động của quản trị công ty, bao gồm BKS, đến chất lượng thông tin BCTC.
Còn lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích về hoạt động giám sát
của BKS, cũng như ảnh hưởng của đặc điểm BKS đến hành vi QTLN và thông qua đó
đưa ra kết luận về mối quan hệ tới chất lượng BCTC.
8

1.3. Khoảng trống các nghiên cứu trước


Nhìn chung, hầu hết bài nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu tác động tổng quan của
KTĐL hay đặc điểm của BKS tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, song có rất ít
nghiên cứu đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của hai chủ thể, cả tách biệt lẫn kết hợp, đến
chất lượng BCTC. Mặc dù trên thế giới đã có vài công trình đã tiến hành nghiên cứu kết
hợp mối quan hệ giữa cả hai yếu tố giám sát hoạt động KTNB và KTĐL nhưng số lượng
không nhiều, cũng như chưa đi sâu vào giải thích nguồn lực thực hiện hoạt động giám sát
chất lượng BCTC trong doanh nghiệp và kết quả của sự kết hợp này. Xét về phạm vi đề
tài về ảnh hưởng của hoạt động KTĐL tới tính minh bạch của thông tin BCTC, rất ít công
trình trước đây đi theo hướng phân tích về ảnh hưởng của hoạt động ấy tới chất lượng
kiểm toán nói chung, hay cụ thể hơn là chất lượng thông tin BCTC của doanh nghiệp.
Còn xét về phạm vi đề tài về ảnh hưởng của đặc điểm BKS tới mức độ tin cậy của BCTC,
chưa nhiều bài viết ở phạm vi trong nước thực hiện nghiên cứu ở phương diện này; còn ở
phạm vi toàn thế giới hầu hết tiến hành phân tích ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT, ban
điều hành, hoặc Uỷ ban Kiểm toán - cơ quan có chức năng tương tự BKS - đến chất lượng
BCTC. Hiểu được những lỗ hổng nghiên cứu trên, nhận thức được tầm quan trọng của sự
kết hợp yếu tố giám sát cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, cũng như mức độ cần
thiết của việc đảm bảo chất lượng thông tin BCTC công bố trên thị trường, nhóm tác giả
đã kết hợp và phân tích đồng thời các yếu tố của KTĐL và đặc điểm của BKS đến việc
kiểm soát chất lượng thông tin tài chính báo cáo của doanh nghiệp. Các biến trong bài
phân tích như bộ phận KTĐL nói chung; tỷ lệ thành viên độc lập và thành viên nữ trong
BKS, thâm niên, trình độ chuyên môn…của các thành viên BKS sẽ được nhóm tác giả
nghiên cứu kỹ lưỡng với mục đích khai thác ở một phạm vi mới, có chiều sâu hơn về ảnh
hưởng của hoạt động KTĐL và đặc điểm của BKS đến chất lượng BCTC của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.4.1. Mục đích nghiên cứu
Về mục đích, nhóm tác giả mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận mới trong việc
phân tích, tìm ra các ảnh hưởng của KTĐL và BKS trong việc đảm bảo, cải thiện chất
lượng BCTC của doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu mong muốn đưa ra đánh
giá, tìm ra những đặc điểm riêng của thị trường nước ta và đưa ra một số đề xuất về mô
hình quản trị hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng BCTC của doanh nghiệp, từ đó nâng cao
tính minh bạch và trung thực của BCTC.
9

1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu


Đối với mục tiêu mà các tác giả đặt ra khi thực hiện bài nghiên cứu “Tác động của
Kiểm toán độc lập và đặc điểm Ban kiểm soát đến chất lượng BCTC ở các công ty niêm
yết tại Việt Nam”, nhóm tác giả muốn làm rõ các vấn đề:
(1) Hệ thống hóa các định nghĩa, cách đo lường chất lượng BCTC từ các nghiên cứu
trên thế giới và trong nước;
(2) Xác định các yếu tố tác động đến chất lượng BCTC thông qua các nghiên cứu, mô
hình của các tác giả đi trước;
(3) Thông qua mô hình, trọng tâm của nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của KTĐL
và đặc điểm BKS có tác động như thế nào đến chất lượng BCTC nói chung và việc
nâng cao chất lượng BCTC tại các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng;
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào ảnh hưởng của kiểm toán độc lập (KTĐL) tới chất
lượng BCTC, và ảnh hưởng của đặc điểm của ban kiểm soát (BKS) tới chất lượng báo cáo
tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam vào giai đoạn 2010-2021.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, bài nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp phi tài chính
được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam là HOSE và HNX (không bao
gồm các định chế tài chính như ngân hàng bảo hiểm, các quỹ,... do cách ghi chép báo cáo
tài chính đặc thù và phức tạp).
Về mặt thời gian, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn 2010-2021 nhằm lấy
mốc 2 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 với mục đích cho rằng lúc
này thị trường đã có sự ổn định, cân bằng trở lại.
Về mặt nội dung, bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu KTĐL và đặc điểm BKS
đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp, trong đó chất lượng BCTC được đo lường bằng
khả năng hạn chế quản trị lợi nhuận bằng phương pháp kế toán dồn tích.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất (OLS), trong đó chất lượng BCTC được ước tính dựa trên ngược chiều khoản dồn
tích được đo lường thông qua các mô hình nổi bật như: Mô hình Jones (Jones, 1991) 6, Mô

6
The Jones Model (Jones, 1991)
10

hình Jones điều chỉnh (Dechow và cộng sự, 1995) 7, và Mô hình Jones điều chỉnh kết hợp
hiệu suất hoạt động doanh nghiệp (Kothari và cộng sự, 2005) 8 để nghiên cứu mối quan hệ
giữa KTĐL, đặc điểm BKS lên chất lượng BCTC. Dữ liệu về đặc điểm BKS, KTĐL và
cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp được thu nhập từ báo cáo thường niên, báo cáo quản trị
và nghị quyết cổ đông của các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sàn HOSE
và HNX, cung cấp bởi Vietstock. Dữ liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp do
FiinPro cung cấp kết hợp với thông tin được nhóm tác giả tổng hợp, xử lý và phân tích
dựa trên phần mềm Microsoft Excel 2016 và Stata 17.
1.7. Tính mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đầu tiên, mặc dù có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất
lượng BCTC của doanh nghiệp trên thế giới và cả ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua,
nhưng chất lượng BCTC là phạm trù rộng lớn dẫn đến sự đa dạng về phương pháp đo
lường chất lượng BCTC và phân tích các yếu tố khác nhau đến BCTC trong các nghiên
cứu trước. Bài nghiên cứu lựa chọn đo lường chất lượng BCTC thông qua hạn chế hành vi
quản trị lợi nhuận. Nhóm nghiên cứu lựa chọn phân tích mẫu dữ liệu thu thập được bằng
cách tham khảo đa dạng 3 mô hình Mô hình Jones (Jones, 1991), Mô hình Jones điều
chỉnh (Dechow và cộng sự, 1995), và Mô hình Jones điều chỉnh kết hợp hiệu suất hoạt
động ROA (Kothari và cộng sự, 2005) để nghiên cứu triệt để và đảm bảo hiệu quả ước
lượng của mô hình, kiểm tra các khuyết tật và phân tích các khía cạnh một cách triệt để
nhất có thể.
Thứ hai, các bài nghiên cứu trước hầu hết tập trung vào phân tích tác động của bộ
máy điều hành doanh nghiệp là HĐQT hay BGĐ lên chất lượng BCTC, trong khi các bộ
máy kiểm soát điều hành cũng cần được chú ý. Bài nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu trọng
tâm về mô hình quản trị công ty hiệu quả, cụ thể BKS là chủ thể cần quan tâm, để phân
tích tác động lên hiệu quả chất lượng BCTC. Bài nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu về
ảnh hưởng của ban kiểm soát, cũng như tham khảo ủy ban kiểm toán do tính chất tương
đối giống nhau kết hợp với lý thuyết nền tảng về chất lượng BCTC được đo lường theo
hành vi quản trị lợi nhuận: lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết thông
tin bất cân xứng và lý thuyết tam giác lận để phân tích mối quan hệ giữa KTĐL, BKS và
chất lượng BCTC trong doanh nghiệp nhằm góp phần cung cấp thêm những góc nhìn và
đóng góp để hoàn chỉnh hơn bức tranh về nghiên cứu chất lượng BCTC.

7
The Modified Jones Model (Dechow et al, 1995)
8
The Performance-Matching Model (Kothari et al, 2005)
11

Thứ ba, bài nghiên cứu muốn tập trung xem xét về vấn đề minh bạch và trung thực
trong việc kiểm soát các BCTC độc lập, hay nói cách khác là vai trò của KTĐL trong việc
nâng cao chất lượng BCTC.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu về sự phối hợp giữa KTĐL
và BKS trong mô hình quản trị hiệu quả, nhằm đảm bảo bộ máy điều hành nội bộ hoạt
động trung thực, và thông tin được công bố ra ngoài thị trường là đáng tin cậy.
12

1.8. Kết cấu của đề tài


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Trình bày tính cấp thiết của đề tài, tổng quan các nghiên cứu trước đây, mục đích và
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính
mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các định nghĩa, phân loại, động cơ và các lý thuyết nền tảng liên quan đến
mô hình quản trị ở công ty niêm yết, chất lượng BCTC, và các yếu tố tác động đến chất
lượng BCTC.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết nền và kết quả, nhận định của các bài nghiên cứu trước đây để
đưa ra giả thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu hợp lý áp dụng cho thị trường Việt Nam.
Giải thích các biến phụ thuộc đo lường chất lượng BCTC bằng thang đo hạn chế quản trị
lợi nhuận, biến độc lập về tính hiệu quả của BKS, KTĐL. Lựa chọn mẫu dữ liệu và tiêu
chí chọn mẫu, phương pháp hồi quy.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Mô tả, tóm tắt dữ liệu thống kê, xem xét sự tương quan giữa các biến, đưa ra kết quả
hồi quy và giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình, so sánh kết quả với các nghiên
cứu trước, giải thích mối liên hệ giữa các biến, từ đó chấp nhận hoặc bác bỏ những giả
thuyết đề ra.
Chương 5: Kết luận và một số đề xuất
Kết luận vấn đề nghiên cứu, nêu một số giải pháp, gợi ý cho các cơ quan Chính phủ,
các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận. Nhận định những
hạn chế tồn đọng của bài nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
13

Sơ kết chương 1:
Trước hết, nghiên cứu đã trình bày về tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng
BCTC nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Tiếp đến, nhóm tác giả đã trình bày
lần lượt về tổng quan các nghiên cứu trước, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu; xác định mục
tiêu, mục đích của nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu; chỉ ra tính mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Qua bài nghiên cứu, nhóm sẽ tập
trung khai thác ảnh hưởng của KTĐL và đặc điểm BKS tới chất lượng BCTC, từ đó đề
xuất giải pháp đảm bảo tính minh bạch, trung thực của BCTC. Cơ sở lý thuyết có liên
quan sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về quản trị trong công ty cổ phần
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần
Theo Mục 3, Điều 111, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020, công ty cổ phần có
quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. Điều 123
của cùng bộ Luật có đưa ra quy định về các hình thức chào bán cổ phần, trong đó công ty
cổ phần có quyền chào bán cổ phần ra công chúng. Với mẫu dữ liệu của nghiên cứu, công
ty niêm yết là công ty cổ phần khi thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, đồng thời
đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán sau khi thoả mãn các điều kiện được quy
định tại Điều 109 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Trở thành công ty niêm yết đồng
nghĩa với việc công ty ấy có trách nhiệm tuân thủ những quy định pháp lý liên quan một
cách nghiêm ngặt về công khai thông tin và quy định về huy động vốn.
Tính đến thời điểm cuối năm 2022, toàn sàn HOSE có 515 mã chứng khoán niêm
yết với giá trị vốn hoá niêm yết đạt hơn 4,01 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 94% tổng giá trị
vốn hoá niêm yết toàn thị trường và tương đương 42,22% GDP năm 2022. Bên cạnh đó,
số lượng công ty niêm yết tại sàn HNX cũng đạt tới con số 359 doanh nghiệp, thuộc 12
lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Những con số trên phần nào chứng minh xu thế
chuyển đổi thành công ty niêm yết đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, song song với sự phát
triển của đầu tư chứng khoán - một trong các hình thức đầu tư có tỷ lệ thu lợi nhuận hấp
dẫn nhất. Theo đó, quy định ở Điều 15, Luật Chứng khoán 2019, doanh nghiệp niêm yết
sẽ dễ dàng tạo được lòng tin và thu hút kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư vì chịu sự quản lý
chặt chẽ của bộ phận cơ quan nhà nước và đảm bảo yêu cầu về khía cạnh tài chính và hiệu
quả hoạt động, cũng như có trách nhiệm công bố minh bạch mọi thông tin về cổ phiếu và
nguyên tắc phát hành chứng khoán để huy động vốn… Một số lợi thế khác của công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán như nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán
hay có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn càng giải thích và khẳng định rõ hơn xu thế chuyển
đổi trong một vài năm trở lại đây.
2.1.2. Quản trị công ty trong công ty cổ phần
Như đã đề cập ở mục trước, bản chất của công ty niêm yết chính là công ty cổ phần
được được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Theo
Coase (1937), mục đích chính yếu thành lập công ty cổ phần là để duy trì chi phí sản xuất
và phân phối sản phẩm thấp hơn chi phí giao dịch trên thị trường. Lý thuyết người đại
diện (Ross, 1973; Jensen và Meckling, 1976) đã bổ sung giải thích rằng mối quan hệ
15

người đại diện chính là phương pháp cắt giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể
hơn, lý thuyết trên cho rằng, trong doanh nghiệp, ban điều hành (nhà quản lý) sẽ hỗ trợ
thay thế cổ đông (chủ sở hữu) thực hiện quyền lực đưa ra quyết định quản lý và vận hành
công ty, và mối quan hệ tương hỗ đó được ràng buộc dưới dạng hợp đồng giữa hai bên.
Chính vì thế, công ty niêm yết, hay công ty cổ phần nói chung, tập hợp mối quan hệ, sự
tương tác phức tạp giữa nhiều cá thể và được hiện diện dưới dạng các hợp đồng giữa cổ
đông và bộ máy điều hành (Maitland, 1994; Shankman, 1999). Tuy nhiên, chính vì sự đa
dạng về lợi ích và mục đích của các cá nhân, khả năng nhà quản lý thực hiện những hành
vi quản trị trái với lợi ích của chủ sở hữu hay không đồng nhất với mục tiêu đã được đề
sẵn trên hợp đồng... là điều không thể tránh khỏi. Qua đó, lý thuyết người đại diện cũng
đồng thời là tiền đề cho sự phát triển những cơ chế, bộ phận kiểm soát lợi ích thống nhất
của cả hai bên (Shankman, 1999).
 Ở Việt Nam, mô hình quản trị công ty ở công ty cổ phần được khái quát ở Mục 1,
Điều 137, Luật Doanh nghiệp 2020, và công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản
lý và hoạt động theo mô hình sau đây. Đây cũng là mô hình quản trị nhóm tác giả lựa
chọn để nghiên cứu trong đề tài lần này vì mô hình có Uỷ ban Kiểm toán được giới thiệu
ở Luật Doanh nghiệp 2020 chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam, và hầu hết các doanh
nghiệp vẫn đang sử dụng mô hình có BKS.
Mô hình: Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ
chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm
soát

Hình 2.1 - Mô hình quản trị công ty có BKS theo Điều 137 Luật DN 2020
Nguồn: Nhóm tác giả, 2023
16

Vì chịu sự quản lý vô cùng khắt khe từ các cơ quan nhà nước, cách thức và hiệu
quả vận hành của doanh nghiệp niêm yết phải tuân theo các quy định pháp lý nghiêm
ngặt, đặc biệt ở khía cạnh công bố minh bạch BCTC. Cụ thể hơn, mức độ tin cậy của
thông tin được ghi nhận trong BCTC chính là cơ sở lý thuyết và thực tế rất quan trọng
nhằm giữ gìn tính ổn định của thị trường chứng khoán; qua đó nhà đầu tư có thể dễ dàng
nắm bắt những thông tin xác đáng nhất về tình hình tài chính và đưa ra các quyết định kêu
gọi vốn. Để đảm bảo tính minh bạch, xác thực của thông tin tài chính, bên cạnh vai trò
quản lý nhà nước của các cơ quan như Uỷ ban Chứng khoán, sự nhận thức và thái độ tiếp
nhận và vận hành của ban quản trị doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp niêm yết và công
ty kiểm toán độc lập có tác động vô cùng to lớn tới hoạt động quản lý, điều hành, và kiểm
soát hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm toán được xem là quan trọng trong việc
bảo đảm độ tin cậy của BCTC, cũng như là một thước đo để xác minh xem mục tiêu lợi
nhuận và lợi ích giữa các cổ đông và ban giám đốc có thống nhất.
Qua đó, để giám sát quá trình kiểm toán trong doanh nghiệp thực hiện đúng theo
bộ các nguyên tắc và chuẩn mực, mô hình 4 Tuyến Phòng vệ Rủi ro do IIA đề xuất, bổ
sung bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) và kết
hợp với mô hình quản trị công ty niêm yết ở trên, BKS và hoạt động KTĐL đóng vai trò
như “tuyến phòng vệ thứ ba” và “tuyến phòng vệ thứ tư”, phối hợp cùng nhau đảm bảo
mức độ tin cậy của thông tin BCTC.

Hình 2.2 - Mô hình 4 Tuyến Phòng vệ Rủi ro doanh nghiệp của BIS (2015) và IIA
(2020)
Nguồn: BIS (2015), IIA (2020)
17

2.1.3. Mô hình Quản trị công ty hiệu quả


Cả hoạt động của BKS và KTĐL khi tiến hành kiểm toán BCTC doanh nghiệp đều
phải dựa trên nguyên tắc độc lập và khách quan, và điều này đã được quy định rõ ở điều
104 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 8 Luật Kiểm toán Độc lập 2011. Mặc dù phạm vi
trách nhiệm, nghĩa vụ chức năng của BKS và KTĐL có sự khác biệt - tức trong khi
KTĐL chỉ tiến hành giám sát những hoạt động liên quan tới sổ sách kế toán, thông tin sức
khỏe tài chính doanh nghiệp, phạm vi hoạt động của BKS bao phủ rộng hơn khi phải tiến
hành rà soát và kiểm tra cả hoạt động vận hành chung của doanh nghiệp lẫn các hoạt động
pháp lý - nhìn chung cả hai hoạt động kể trên có một mục đích chung là đảm bảo trạng
thái chất lượng của BCTC.
Thực chất, Điều 161 của Luật Doanh nghiệp đã chỉ ra rõ một điểm về nghĩa vụ của
BKS là kiến nghị công ty kiểm toán độc lập, cũng như theo dõi và đánh giá sự độc lập,
khách quan của công ty kiểm toán và hiệu quả của quá trình kiểm toán. Hơn nữa, vì BKS
có quyền sử dụng nguồn lực của KTNB để tối ưu hóa chức năng kiểm soát, đồng thời
nhận được sự hỗ trợ của công ty kiểm toán độc lập, vai trò của BKS trong việc bảo đảm
tính chất lượng của BCTC càng được thúc đẩy, qua đó mức độ tin cậy của BCTC doanh
nghiệp cũng được cải thiện kèm theo. Mô hình 4 Tuyến Phòng vệ rủi ro do BIS đề xuất
cũng chỉ ra một vài tín hiệu tích cực cho quá trình ghi nhận BCTC của doanh nghiệp vì
động cơ gian lận BCTC hay hành vi quản trị lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được kịp thời phát
hiện và ngăn chặn, tránh tổn hại tới độ uy tín của thông tin tài chính và doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính nhận định, sự kết hợp của vai trò BKS và chức năng hoạt động KTĐL,
đặc biệt trong công ty niêm yết, sẽ giúp gia tăng sự khách quan và minh bạch cho thông
tin tài chính, tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư tiến hành những quyết định đầu tư
sau đó. Như vậy, khi xét theo mô hình quản trị hiệu quả do IIA kết hợp với COSO đề
xuất, KTNB, với chủ thể hoạt động là BKS kèm chức năng chính là Đưa ra đảm bảo và tư
vấn về việc các cấu trúc và các quy trình quản trị được thiết kế và vận hành hiệu quả, và
KTĐL với chức năng chính là đưa ra đảm bảo về việc lập BCTC, xét về mặt chức năng là
hai bộ phận tách biệt nhưng tương trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo chất lượng, mức độ uy
tín của BCTC mà doanh nghiệp công bố với công chúng. Mô hình quản trị hiệu quả trong
doanh nghiệp có thể được sơ đồ hoá như hình dưới.
18

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

KIỂM TOÁN

KIỂM TOÁN

KIỂM SOÁT
ĐỘC LẬP

NỘI BỘ
MÔ HÌNH

BAN
(sử
QUẢN TRỊ
HIỆU QUẢ

BAN
ĐIỀU HÀNH

Hình 2.3 - Mô hình Quản trị hiệu quả trong doanh nghiệp của COSO (2020)
Nguồn: COSO, 2020
Như vậy, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung phân tích hoạt động
KTĐL và đặc điểm của BKS nhằm xác định rõ hơn về tác động riêng biệt cũng như tác
động của mối quan hệ trên tới chất lượng thông tin tài chính trong doanh nghiệp niêm yết.
2.1.3.1. Vai trò của Kiểm toán độc lập
Mục 1, Điều 5 Luật Kiểm toán Độc lập Việt Nam định nghĩa KTĐL là việc kiểm
toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước
ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về BCTC và công việc kiểm
toán khác theo hợp đồng kiểm toán. Theo đó, mục đích của KTĐL, được quy định ở Điều
4 của cùng bộ luật, là nhằm (i) góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính
của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; (ii) làm lành mạnh môi trường
đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; (iii) phát hiện và
ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài
chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ Điều 10 Nghị
định 05/2019/NĐ-CP, công ty niêm yết có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều
kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội
bộ. Đồng thời, Khoản 1 và 2, Điều 37 Luật Kiểm toán Độc lập cũng liệt kê những doanh
nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh
nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán,
19

trong đó có doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, bên
cạnh hoạt động KTNB, để đảm bảo chất lượng và tính minh bạch của thông tin tài chính
công bố công khai với công chúng, doanh nghiệp niêm yết sẽ phải song song tuân thủ và
áp dụng quy trình kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập tiến hành.
Theo Bộ Tài chính, với nguyên tắc độc lập, khách quan và tính chuyên môn cao,
hoạt động của các công ty kiểm toán giúp nhà đầu tư nhìn nhận được thực tế sức khỏe tài
chính của doanh nghiệp khi KTĐL hỗ trợ phát hiện gian lận, điểm bất thường trên BCTC
doanh nghiệp công bố. Một số nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng khẳng định vai trò
này của KTĐL (Jensen và Meckling, 1976; Xiao và cộng sự, 2004), cho rằng khi BCTC
được tiến hành kiểm toán bởi một tổ chức độc lập với doanh nghiệp, (i) các sai sót trong
việc trình bày thông tin kế toán được giảm thiểu đáng kể (Patterson và cộng sự, 2019;
Hasan và cộng sự, 2020); (ii) tối ưu hoá hoạt động giám sát, quản lý và rà soát quá trình
ghi nhận thông tin BCTC (Almaqtari và cộng sự, 2021). Hơn thế nữa, trong báo cáo của
BIS năm 2015 giới thiệu về mô hình bổ sung, kế thừa từ Mô hình 3 Tuyến Phòng vệ
doanh nghiệp của IIA, đã đặt nền móng cho “tuyến phòng vệ thứ tư” với vai trò, chức
năng của tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, trong đó bao gồm cơ quan pháp lý và bộ phận
KTĐL. Theo BIS, Mô hình 4 Tuyến Phòng vệ rủi ro sẽ hỗ trợ điều phối, cải thiện kênh
liên lạc giữa KTĐL và KTNB, qua đó giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin giữa
các bên, đặc biệt là thông tin liên quan tới BCTC của doanh nghiệp. Từ đó, BCTC sẽ
được cải thiện đáng kể hơn, đảm bảo mức độ tin cậy cho các nhà đầu tư, tạo tiền đề vững
chắc cho sức khỏe tài chính của thị trường chứng khoán.
Tạm kết, KTĐL cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh
bạch của thông tin tài chính mà doanh nghiệp công bố trên thị trường qua các nghiệp vụ
kiểm toán phù hợp với quy định pháp lý lẫn nguyên tắc, chuẩn mực kế - kiểm được ban
hành trên thế giới.
2.1.3.2. Vai trò của Ban kiểm soát
Theo cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần quy định ở Điều 137, Luật Doanh nghiệp
2020, BKS là một bộ phận quản lý có chức năng giám sát hoạt động của HĐQT và ban
điều hành công ty. Điều 104, Luật Doanh nghiệp 2020 đã liệt kê các quy định về nghĩa vụ
hoạt động của BKS trong doanh nghiệp. Trong đó, luật quy định rõ chức năng giám sát về
(i) thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty; (ii) mức độ tuân thủ
quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy
chế quản trị nội bộ khác của công ty; (iii) tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong
công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu
20

liên quan; [...]. Như vậy, với phạm vi hoạt động được luật định, BKS có một vai trò đáng
kể trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình hoạt động KTNB doanh nghiệp, qua đó ảnh
hưởng trực tiếp với tính minh bạch, độ tin cậy của thông tin tài chính công bố trên thị
trường.
Trong Mô hình 4 Tuyến Phòng vệ Rủi ro doanh nghiệp, BKS là chủ thể của “tuyến
phòng vệ thứ ba”; mà theo Diễn đàn Công nhận Quốc tế (International Accreditation
Forum - IAF), “tuyến phòng vệ thứ ba” sẽ cung cấp đảm bảo về mức độ hiệu quả của các
biện pháp kiểm soát được áp dụng khi vận hành doanh nghiệp. Đồng thời theo đó, nghiên
cứu của Prawitt và cộng sự (2009) với mẫu là những doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ đã đưa
ra kết luận rằng mối quan hệ giữa chức năng của “tuyến phòng vệ thứ ba” và chất lượng
BCTC là cùng chiều một cách có ý nghĩa; tức khi hoạt động KTNB được giám sát chặt
chẽ về mức độ tuân thủ quy chế, chất lượng của BCTC được công bố với công chúng
cũng theo đó được cải thiện. Ngoài ra, theo điều 153 của Luật Doanh nghiệp 2020, HĐQT
và BKS là hai chủ thể trực tiếp rà soát và kiểm tra hoạt động KTNB doanh nghiệp; nhưng
HĐQT có xu hướng lợi dụng hoạt động ấy để đạt được mục tiêu kinh doanh với chi phí
vận hành thấp hơn, còn BKS có xu hướng tận dụng nguồn lực của KTNB để giám sát
xuyên suốt quá trình ghi nhận BCTC cũng như các hoạt động liên quan (Hermanson,
2002; Gray 2004; Abbott và cộng sự, 2010). Nghiên cứu của Sierra García và cộng sự
(2012) đã ủng hộ cho quan điểm trên khi tìm thấy mối tương quan cùng chiều có ý nghĩa
giữa sự hiện diện của KTNB trong nguồn lực của BKS và chất lượng BCTC. Đồng ý kiến
về kết quả nghiệm thu, Prawitt và cộng sự (2009) có bổ sung thêm rằng khi BKS có thể
tận dụng và trang bị đầy đủ quyền hạn của KTNB, tính minh bạch của thông tin tài chính
báo cáo sẽ được cải thiện đáng kể vì những động cơ gian lận doanh thu hay quản trị lợi
nhuận sẽ được kịp thời phát hiện và khắc chế.
Như vậy, vai trò chức năng của BKS khi có thể sử dụng tốt nguồn lực từ hoạt động
KTNB sẽ được tối ưu hoá trên nhiều phương diện. Trong đó, chức năng giám sát về chất
lượng BCTC của doanh nghiệp cũng theo đó được cải thiện, tạo ra một tín hiệu tích cực
cho tính minh bạch, mức độ tin cậy của thông tin được công bố rộng rãi trên thị trường.
2.2. Cơ sở lý thuyết về chất lượng báo cáo tài chính
2.2.1. Tổng quan về chất lượng BCTC
Báo cáo tài chính (BCTC) giúp cung cấp thông tin tài chính, kinh tế, dòng tiền và
các thông tin khác đến các đối tượng sử dụng thông tin nhằm đưa ra quyết định phù hợp
(Mackenzie và cộng sự, 2012). Theo hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB,
1980), BCTC cung cấp các thông tin hữu ích về các nguồn lực kinh tế cho quyết định cho
21

vay, đầu tư đồng thời giúp đánh giá về thời gian, tính không chắc chắn của dòng tiền cho
nhà đầu tư. Theo IASB (2010), BCTC là nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính,
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sự thay đổi tình hình tài chính trong doanh
nghiệp, từ đó cho thấy trách nhiệm giải trình và hiệu quả của nhà quản lý. Trong khi đó
tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 01 cũng đề cập đến việc lập và trình
bày BCTC “Báo cáo tài chính (BCTC) phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình
hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của DN. Theo VAS, hệ
thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC
phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và
các quy định có liên quan hiện hành.” Từ các quy định, nghiên cứu trên thế giới và Việt
Nam, có thể nhận thấy điểm chung rằng chất lượng BCTC được thể hiện qua “chất lượng
thông tin” được cung cấp đến các bên liên quan trong quá trình ra quyết định. Vậy nên
trong quá trình xây dựng BCTC cần đảm bảo các đặc điểm, thành phần của thông tin tài
chính nhằm đảm bảo chất lượng và độ tin cậy đối với người sử dụng.
Một trong những chủ đề đáng chú ý là ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Thông qua BCTC, các thông tin về tình hình tài
chính, hoạt động kinh doanh của công ty phải được cung cấp đầy đủ và minh bạch để huy
động vốn đầu tư. Chính vì vậy, các công ty niêm yết nhận được rất nhiều sự quan tâm của
các bên liên quan từ đó chịu áp lực đáng kể khi thể hiện chất lượng BCTC ra bên ngoài.
Ảnh hưởng của BCTC đối với hoạt động của doanh nghiệp có thể giúp gia tăng hiệu quả
đầu tư, và có khả năng ảnh hưởng và giúp quản lý tiền mặt tự do tốt hơn từ đó giảm thiểu
sự lãng phí tài nguyên và tăng cường thu hút khả năng đầu tư (Biddle và Halary, 2006).
Chốt lại, bài nghiên cứu định nghĩa rằng: Chất lượng BCTC là mức độ chính xác,
đáng tin cậy, thích hợp và có giá trị của thông tin trong BCTC, phản ánh thông qua khả
năng giải thích thông tin rõ ràng và cung cấp thông tin trung thực đối với các bên liên
quan, hỗ trợ quá trình ra quyết định. BCTC được xem là có chất lượng cao hơn khi giảm
thiểu những rào cản về thông tin tài chính trong việc đưa ra quyết định đầu tư bằng cách
hạn chế bất cân xứng thông tin (Biddle và cộng sự, 2009; Biddle và Hilary, 2006; Verdi,
2006).
2.2.2. Các phương pháp đánh giá và đo lường chất lượng BCTC
Chất lượng BCTC là chủ đề được giới học thuật thường gián tiếp đề cập với cụm từ
“chất lượng thông tin” (Dechow và cộng sự, 2010; Francis và cộng sự, 2005; Barth và
cộng sự, 2008). Bởi vì chưa có một định nghĩa chung, hoàn toàn được chấp thuận trên thế
giới về chất lượng BCTC nên việc đo lường chất lượng BCTC là rất khó để quan sát trực
22

tiếp. Việc đánh giá chất lượng BCTC yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác
nhau cũng như kết hợp các mô hình, chỉ số định lượng, đặc tính của các thông tin tài
chính, các yếu tố của BCTC. Cụ thể, được chia thành 2 nhóm phương pháp chính: Đo
lường theo đặc điểm chất lượng BCTC và đo lường theo chất lượng lợi nhuận (Bảng 2.1).
Phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo đặc điểm chất lượng là để xác định
tính về mức độ hữu ích của thông tin tài chính thông qua các kích thước, khía cạnh của
thông tin tài chính, phi tài chính trong BCTC. Mục đích hướng đến của phương pháp trên
là đánh giá mức độ hữu ích của thông tin qua các đặc điểm chất lượng đồng thời tập trung
nghiên cứu vào yếu tố bên trong là đặc điểm chất lượng thay vì tập trung vào các yếu tố
bên ngoài là quản trị lợi nhuận hay giá của cổ phiếu như các mô hình khác. Tuy nhiên,
phương pháp này còn tồn tại các hạn chế liên quan đến việc thiếu cơ sở trong xác định
thang đo các đặc điểm chất lượng, đồng thời thông tin thu thập được thiếu độ tin cậy do
còn phụ thuộc vào cảm tính và yếu tố chủ quan của người đánh giá hoặc của người được
khảo sát.
Khác với phương pháp trên, phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo chất
lượng lợi nhuận có nhiều ưu điểm hơn và độ tin cậy cao hơn bởi phương pháp này dựa
trên các dữ liệu có sẵn trong BCTC và BCTN của các doanh nghiệp (dữ liệu thứ cấp) và
có thể dựa trên các dữ liệu có sẵn này mà đánh giá trực tiếp chất lượng BCTC. Các
nghiên cứu phân chia các đặc điểm đo lường chất lượng lợi nhuận khác nhau, cụ thể:
(1) Theo Dechow và cộng sự (2010), có 3 biến đại diện đo lường chất lượng lợi
nhuận bao gồm các đặc tính của lợi nhuận (properties of earnings); phản ứng của các nhà
đầu tư với lợi nhuận (investor responsiveness to earnings); các chỉ tiêu ngoài sai sót trọng
yếu của lợi nhuận (external indicators of earnings misstatements). Bên cạnh đó, biến phản
ứng của nhà đầu tư với lợi nhuận thường sử dụng mô hình ERCs (Earnings response
coefficient) trong khi biến các chỉ tiêu ngoài sai sót trọng yếu của lợi nhuận lại bao gồm
các yếu tố: AAERs (SEC Accounting and Auditing Enforcement Releases), trình bày lại
(restatements) và sự thiếu sót trong thủ tục kiểm soát nội bộ theo SOX (Sarbanes Oxley
Act). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ không đề cập đến biến
các chỉ tiêu ngoài sai sót trọng yếu của lợi nhuận mà phân tích thêm về hai biến còn lại vì
phù hợp với cách phân loại đo lường chất lượng lợi nhuận (bao gồm 2 loại dựa trên cơ sở
kế toán và dựa trên cơ sở thị trường) của Francis và cộng sự (2004). Đây đồng thời là mô
hình được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu trước đây.
(2) Francis và các cộng sự (2004) dựa trên trên hai cơ sở là các nguyên tắc kế toán
và thị trường để phân tích, đo lường chất lượng lợi nhuận (đo lường gián tiếp chất lượng
23

báo cáo tài chính). Trong phạm vi nghiên cứu này, hai cơ sở phân tích trên tương đồng
với hai biến đại diện là các đặc tính của lợi nhuận (properties of earnings), phản ứng của
các nhà đầu tư với lợi nhuận (investor responsiveness to earnings). Trên cơ sở thị trường,
chất lượng lợi nhuận bao gồm tính thích hợp, tính thận trọng, tính kịp thời được ước tính
trên cơ sở sự phản ứng của lợi nhuận kế toán đối với thị trường hoặc giá thị trường. Trong
khi đó, dựa trên cơ sở kế toán, chất lượng lợi nhuận bao gồm các yếu tố như chất lượng
dồn tích (abnormal accruals), khả năng dự báo, tính ổn định của thu nhập (earnings
smoothness) và nhất quán. Theo nghiên cứu của Francis và cộng sự (2004), việc sử dụng
tiêu chí đo lường lợi nhuận dựa trên cơ sở kế toán giải thích mạnh hơn so với trên cơ sở
thị trường.
(3) Mặt khác, trong nghiên cứu của Sacer và Oluic (2003) khi đo lường chất lượng
lợi nhuận, các tác giả đã tập trung vào hai đặc điểm chất lượng chính của kế toán của
FASB (1980) là tính thích hợp và đáng tin cậy. Các tác giả cho rằng tính thích hợp có thể
được đo lường bằng việc sử dụng giá trị tiên đoán, bền vững, và phản hồi (tức dựa trên cơ
sở thị trường); trong khi đo lường ngược chiều độ tin cậy của lợi nhuận hay chất lượng lợi
nhuận bằng cách sử dụng biến kế toán dồn tích bất thường.
Bảng 2.1 - Tổng hợp các phương pháp đánh giá và đo lường chất lượng
BCTC

Dựa trên 2 đặc điểm cơ bản: tính thích hợp


Theo đặc
Beest và các và trình bày trung thực cũng như bao gồm 4
điểm chất
cộng sự (2009) yếu tố bổ sung: tính kịp thời, có thể hiểu
lượng
được, có thể so sánh và có thể kiểm chứng.

Dựa trên 3 biến đại diện bao gồm: đặc tính


Chất lượng của lợi nhuận (properties of earnings), phản
BCTC ứng của các nhà đầu tư với lợi nhuận
Dechow và cộng
(Financial (investor responsiveness to earnings) và các
sự (2010)
Reporting chỉ tiêu ngoài sai sót trọng yếu của lợi
Theo chất nhuận (external indicators of earnings
Quality) lượng lợi misstatements).
nhuận
Francis và các Dựa trên 2 cơ sở: nguyên tắc kế toán và
cộng sự (2004) nguyên tắc thị trường

Sacer và Oluic Dựa trên 2 đặc điểm chất lượng chính của
(2003) FASB: tính thích hợp và đáng tin cậy
24

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, 2023


Ở bài nghiên cứu của nhóm tác giả, khi kết hợp nghiên cứu của Francis và cộng sự
(2004) và Sacer và Oluic (2003), dựa trên cơ sở kế toán, chất lượng BCTC được đo lường
theo ngược chiều độ tin cậy của lợi nhuận bằng cách sử dụng biến kế toán dồn tích bất
thường. Hay nói cách khác, biến kế toán dồn tích bất thường (tức QTLN) càng nhỏ thì độ
tin cậy của lợi nhuận càng cao, tương đương với chất lượng BCTC càng tốt. Để củng cố
thêm về phương pháp đo lường chất lượng BCTC bằng thang đo QTLN, Healy và
Wahlen (1993) đã phân tích 2.281 trường hợp vi phạm tài chính ở Hoa Kỳ từ năm 1982
đến năm 1992 và cho thấy rằng việc gian lận BCTC thường được thực hiện thông qua
hành vi quản trị lợi nhuận, đặc biệt là qua việc tăng cao lợi nhuận trong năm cuối kỳ tài
chính. Beneish (1997) đã phát triển một mô hình dự báo gian lận BCTC dựa trên các chỉ
số tài chính, và kết quả chỉ ra rằng hành vi quản trị lợi nhuận là một trong những động cơ
chính để gian lận BCTC. Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã cho thấy
rằng hành vi quản trị lợi nhuận là một trong những động cơ chính để thực hiện hành vi
điều chỉnh BCTC. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu lần này, nhóm tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu và sử dụng chính QTLN để đo lường chất lượng BCTC.
Nghiên cứu Healy và Wahlen (1993) đã chia hành vi QTLN thành hai loại: QTLN
dựa trên cơ sở dồn tích (Accrual Earnings Management - AEM) và QTLN dựa trên cơ sở
giao dịch thực (Real Earnings Management - REM). Cụ thể:
Đối với quản trị lợi nhuận bằng phương pháp kế toán dồn tích (Accrual Earnings
Management - AEM), hành vi thay đổi phương pháp kế toán hoặc phương pháp ước
lượng khi thể hiện một giao dịch trên BCTC, được gọi là thao túng lợi nhuận trên cơ sở
dồn tích (Schipper, 1989; Healy và Wahlen, 1993). Cụ thể hơn, Ngo (2019) đã làm rõ hơn
qua các ví dụ hành vi các nhà quản trị lợi dụng các chính sách kế toán như định giá hàng
tồn kho, tỷ lệ khấu hao, ghi nhận doanh thu, bán hàng, và chi phí vốn hóa;... nhằm tác
động đến lợi nhuận doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các
giao dịch phát sinh doanh thu và chi phí hoạt động, các quyết định đầu tư hay thanh lý tài
sản cố định với mục đích đẩy nhanh hoặc trì hoãn việc ghi chép lợi nhuận hay thua lỗ ở
các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Với cơ sở trên, phương pháp này không
gây ảnh hưởng hay tổn hại tới tình hình hoạt động nói chung của doanh nghiệp, song tác
động trực tiếp tới cách trình bày những ghi nhận về các hoạt động sản xuất, kinh doanh và
kết quả kèm theo trong bảng cân đối kế toán từ đó ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và
giảm tính minh bạch của các thông tin tài chính được công bố ra bên ngoài. Ở đây, nếu
nhà quản trị cố gắng thao túng lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, họ không tác động lên
25

giá trị thực của công ty vốn được định giá bởi dòng tiền mà cố gắng điều chỉnh những yêu
cầu xử lý liên quan của dòng tiền đó (Walker, 2013).
Đối với quản trị lợi nhuận bằng phương pháp giao dịch thực (Real Earnings
Management - REM), Roychowdhury (2006) đã định nghĩa phương pháp này là những
hành động, quyết định quản trị, khác so với cách vận hành hoạt động bình thường của
doanh nghiệp, được tiến hành với mục tiêu chính là đạt được những ngưỡng lợi nhuận
nhất định. Nghiên cứu của Ngo (2019) đã đưa ra cách giải thích rõ ràng hơn, rằng hành vi
quản trị lợi nhuận bằng phương pháp giao dịch thực bao gồm nhiều quyết định dựa trên
cơ sở kinh tế để thay đổi chỉ tiêu lợi nhuận trong BCTC như đẩy nhanh doanh thu bán ra
qua việc gia tăng chiết khấu hoặc đưa ra nhiều điều khoản tín dụng khoan nhượng hơn
cho khách hàng (Cohen và Zarowin, 2010); thay đổi thời điểm thanh lý tài sản cố định và
quyết định đầu tư ở những thời kỳ ghi nhận lợi nhuận thấp (Bartov, 1993); sản xuất nhiều
hơn dự tính để giảm chi phí sản xuất cố định cho mỗi đơn vị thành phẩm, từ đó giảm luôn
chi phí sản xuất một sản phẩm và chi phí bán ra (Chi và cộng sự, 2011); hay thao túng các
loại chi phí trong kỳ khác như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chi phí quảng cáo, bán
hàng và quản lý chung (Cheng, 2007). Dựa trên các cách giải thích trên, phương pháp
quản trị lợi nhuận dựa trên phương pháp giao dịch thực bản chất đã thay đổi trực tiếp cách
luân chuyển vào và ra của dòng tiền tự do sở hữu bởi doanh nghiệp khi bao gồm cả việc
từ bỏ một số hoạt động ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của công ty; tức tạo ra
tác động tiêu cực đến hiệu suất hoạt động nói chung và lợi nhuận cổ phiếu trong tương lai
(Graham và cộng sự, 2005; Cohen và cộng sự, 2008; Kothari và cộng sự, 2016). Theo đó,
nếu áp dụng theo cơ sở quản trị lợi nhuận như trên, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng
trong thời điểm hiện tại của kỳ báo cáo, nhưng dòng tiền trong tương lai lại có thể giảm
nhiều so với dự tính bởi doanh nghiệp không thể đưa ra nhiều ưu đãi giảm giá sản phẩm
hơn cho khách hàng, và việc không thể đáp ứng kỳ vọng đồng nghĩa với tình hình doanh
thu giảm so với các kỳ trước đó.
Tóm lại, các phương pháp quản trị lợi nhuận bằng phương pháp giao dịch thực và
bằng phương pháp kế toán dồn tích đều gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng BCTC.
Trong quản trị lợi nhuận, việc quản lý trên cơ sở dồn tích có thể gây tác động tiêu cực hơn
so với quản lý bằng phương pháp thực bởi việc quản lý lợi nhuận dồn tích có thể dễ bị
điều chỉnh hơn và ít được các bên liên quan chú ý hơn so với dòng tiền, do đó các doanh
nghiệp có thể lợi dụng việc quản trị phần dồn tích để thao túng BCTC (Choi và Pae,
2011). Bên cạnh đó, dựa theo quy định hiện hành, kế toán doanh nghiệp phải được ghi
nhận theo phương pháp kế toán dồn tích, vì thế nghiên cứu sẽ đánh giá chất lượng BCTC
26

thông qua hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận bằng phương pháp dồn tích, phản ánh sự
thay đổi nguồn vốn lưu động trong kỳ của doanh nghiệp.
2.3. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của KTĐL và đặc điểm BKS tới chất lượng
BCTC
2.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
2.3.1.1. Mối quan hệ giữa vấn đề đại diện của cổ đông và nhà quản lý của công ty
Lý thuyết đại diện (Agency Theory) là một trong những lý thuyết quan trọng trong
lĩnh vực kinh tế và quản trị. Lý thuyết lần đầu được xây dựng bởi Berle và Means (1932)
và phát triển thêm bởi Jensen và Meckling (1976) giải thích mối quan hệ đại diện phổ
biến, trong đó một bên (người ủy nhiệm) ủy nhiệm công việc cho bên kia (người đại diện)
để thực hiện công việc. Lý thuyết cho rằng, người đại diện và người ủy nhiệm sẽ xảy ra
vấn đề đại diện, xung đột với nhau khi hai bên có lợi ích khác nhau và khi người đại diện
nắm nhiều thông tin hơn người ủy nhiệm (bất đối xứng thông tin). Từ đó nảy sinh khả
năng rằng người đại diện tận dụng các cơ hội để đạt được lợi ích cá nhân mà không hành
động trong lợi ích tốt nhất của người ủy nhiệm và tiến hành che dấu thông tin (Bosse và
Phillips, 2016). Chính vì lỗ hổng trong việc bất cân xứng thông tin mà các nhà quản lý có
thể thực hiện hành vi gian lận cho mục đích cá nhân như làm sai lệch số liệu BCTC từ đó
làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Sự
khác biệt về mục tiêu giữa quản lý và chủ sở hữu, cũng như sự xung đột về lợi ích, cũng
có thể gây ra các vấn đề đại diện và giảm khả năng quản lý trong việc thu thập thông tin
để giám sát hoạt động quản lý (Ronen, 2008). Các nhà quản lý quan tâm đến việc đầu tư
vào các dự án để tăng quy mô và danh tiếng của công ty thay vì mục tiêu tối đa hóa tài
sản của cổ đông. Bên cạnh đó, Jensen (1976) cho rằng sự mâu thuẫn giữa các cổ đông và
chủ nợ về chi phí đại diện xuất phát từ việc chuyển giao rủi ro từ chủ nợ cho các cổ đông
bằng cách làm cho các khoản đầu tư rủi ro hơn so với các khoản nợ đã tài trợ.
Vì xuất hiện vấn đề đại diện, nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa ban kiểm soát
và cổ đông trong việc đảm bảo chất lượng BCTC hoặc giảm thiểu hành vi quản trị lợi
nhuận nhằm đảm bảo quyền lợi của các cổ đông. Ban kiểm soát được coi là đại diện cho
các cổ đông (trường hợp này là người ủy nhiệm) để giám sát các hoạt động quản trị của
ban lãnh đạo, giảm thiểu các sai phạm với mục đích bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
Nghiên cứu của Cohen và Hanno (2000) chỉ ra rằng BCTC của doanh nghiệp có ban kiểm
soát thường có chất lượng cao hơn so với các doanh nghiệp không có ban kiểm soát độc
lập. Điều này có thể được giải thích thông qua nhiệm vụ của ban kiểm soát là giám sát
27

hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp và đảm bảo cho các quy trình, chính sách
được tuân thủ đúng mức. Từ đó, ban kiểm soát có thể xác định và đối phó với các mối đe
dọa, rủi ro có thể gây ra hành vi vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
Ở một khía cạnh khác, các nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra vai trò của BCTC trong việc
giải quyết các vấn đề đại diện. Thông tin tài chính trong BCTC là nguồn thông tin quan
trọng được các cổ đông sử dụng để giám sát hiệu quả của các nhà quản lý (Bushman và
Smith, 2001).
2.3.1.2. Vận dụng sự phối hợp giữa KTĐL và BKS nhằm giải quyết vấn đề đại diện
“Mô hình 4 tuyến phòng vệ rủi ro của doanh nghiệp” được đề xuất bởi IIA đã đề cập
đến sự kiểm soát của KTĐL và BKS như sau:
Thứ nhất, Ban kiểm soát được Đại hội cổ đông bầu chọn nhằm đảm bảo quy trình
kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hiệu quả, đảm bảo và tác động tích cực đến chất lượng
BCTC đồng thời góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lợi ích và
thông tin bất cân xứng giữa các bên.
Thứ hai, đơn vị Kiểm toán độc lập cũng được lựa chọn trong cuộc họp Đại hội cổ
đông hằng năm, góp phần cung cấp cái nhìn khách quan về kết quả hoạt động và tình hình
tài chính của doanh nghiệp từ đó có thể giúp các cổ đông, người ủy nhiệm trong việc
giám sát và giảm thiểu khả năng nhà quản lý che giấu thông tin hoặc thực hiện hành vi
thiếu trung thực.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu cho thấy BKS và KTĐL có thể giúp cải thiện chất
lượng BCTC, hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận và góp phần giải quyết tốt hơn các vấn
đề đại diện.
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information
Theory)
2.3.2.1. Mối quan hệ của thông tin bất cân xứng tới chất lượng BCTC
Thông tin bất cân xứng là tình trạng một bên nắm giữ nhiều hoặc ít thông tin hơn
bên còn lại hoặc tồn tại sự chênh lệch về thời gian nhận được thông tin hay về mức độ
chính xác của thông tin. Nguyên nhân của bất cân xứng thông tin xuất phát từ sự thay đổi
trong hành vi giữa các bên tham gia giao dịch: họ muốn đạt được những mục tiêu có lợi
nhất cho bản thân nên tạo ra lựa chọn bất lợi trong thị trường bằng cách che đậy thông tin
trước khi xảy ra giao dịch, dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro thông tin. Khi bất cân xứng
thông tin diễn ra, các bên liên quan không có đủ thông tin cần thiết, từ đó thiếu động cơ
và cơ sở để giám sát, tạo điều kiện để hành vi quản trị lợi nhuận diễn ra và tiếp tục thay
28

đổi thông tin trong BCTC cho tư lợi (Schipper, 1989; Warfield và cộng sự, 1995). Một
khía cạnh khác từ nghiên cứu của Gomariz và Balesta (2014) cho thấy sự bất đối xứng
thông tin giữa quản lý và chủ sở hữu, cũng như sự thiếu minh bạch trong quá trình BCTC
gây khó khăn cho quản lý trong việc thu thập thông tin để giám sát các hoạt động quản lý.
Điều này có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định quản lý không chính xác hoặc không
tối ưu, ví dụ như quyết định vay mượn không đúng mức hoặc đầu tư vào các dự án không
có khả năng sinh lợi cao. Nghiên cứu của Lai và cộng sự (2014) cũng đã chỉ ra rằng sự bất
đối xứng thông tin, thiếu minh bạch trong BCTC của công ty có thể dẫn đến việc quản lý
không đánh giá chính xác được hiệu quả của chiến lược kinh doanh và dẫn đến việc đưa
ra các quyết định kinh doanh không chính xác hoặc không tối ưu.
Để giảm thiểu các hậu quả trên, kiểm soát việc công bố thông tin trên BCTC có thể
góp phần giảm tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các bên liên quan trong doanh
nghiệp như cổ đông, các nhà đầu tư, công chúng nói chung. Theo Bushman & Smith
(2001) cho thấy nâng cao chất lượng BCTC có thể liên quan đến cải thiện hiệu quả đầu
tư, bằng cách giảm thiểu chi phí chọn lọc bất lợi (Verrecchia, 2001) và chi phí tài trợ bên
ngoài.
2.3.2.2. Giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin nhằm nâng cao chất lượng BCTC
Việc phối hợp giữa KTĐL và BKS có trách nhiệm đảm bảo tính thích hợp và đáng
tin cậy của BCTC để các bên liên quan có thể đưa ra quyết định hiệu quả và giảm thiểu
tình trạng thông tin bất cân xứng trong doanh nghiệp.
Về ảnh hưởng của BKS, nhiệm vụ ưu tiên của BKS là giám sát quy trình báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Cụ thể, BKS giải quyết các phát sinh giữa DN với kiểm toán
viên độc lập, đồng thời cho ý kiến về báo cáo tài chính của doanh nghiệp, quy trình kiểm
toán và kiểm toán nội bộ. Nelson và cộng sự (2000) cho rằng BKS bằng việc nắm giữ
thông tin giữa KTĐL và DN, đóng vai trò như trọng tài và đưa ra góc nhìn khách quan và
trung thực nhất về BCTC của DN. Từ đó, BKS được xem như cơ chế giám sát hiệu quả
nhằm giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin.
Về ảnh hưởng của KTĐL đến hạn chế bất cân xứng thông tin, DeAngelo (1981) cho
rằng việc lựa chọn đơn vị kiểm toán bởi Big 4 sẽ giảm thiểu bất cân xứng thông tin bởi
ràng buộc đánh mất đi danh tiếng nếu Big 4 thực hiện kiểm toán thiếu trung thực.
Simunic (1980) cũng cho rằng các công ty thuộc Big 4 có nguồn lực tốt hơn (như văn hóa
tổ chức, quy trình tuyển dụng, danh tiếng tốt hơn,,...) để tạo điều kiện nâng cao chất lượng
BCTC. Cụ thể, dù chi phí kiểm toán ở Big 4 cao hơn nhưng đòi hỏi chất lượng kiểm toán
cải thiện hơn, đồng thời quy trình kiểm toán đối với các khách hàng cũng chặt chẽ hơn, từ
29

đó hạn chế hành vi QTLN của nhà quản trị (Nelson và cộng sự, 2002). Bên cạnh đó,
Gramling và Stone (2001), Almutairi và cộng sự (2009) cũng cho rằng trình độ chuyên
môn và sự am hiểu về ngành của các kiểm toán viên ở Big 4 cũng có mối tương quan
dương với chất lượng kiểm toán, từ đó giúp nhà đầu tư cải thiện tình trạng bất cân xứng
thông tin.
2.3.3. Lý thuyết tam giác gian lận (The Fraud Triangle)
2.3.3.1. Mối quan hệ giữa động cơ gian lận của DN tới chất lượng BCTC
Lý thuyết tam giác gian lận lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Donald Cressey
(1950). Tác giả tìm thấy ba nhân tố hội tụ trong những phạm tội bao gồm áp lực, cơ hội
và thái độ hợp lý hóa hành vi gian lận khi hành vi gian lận xảy ra.
Về yếu tố Áp lực, nghiên cứu của Persons (1995) và Trần và cộng sự (2015) cho
rằng áp lực tài chính, sự đánh giá từ các nhà đầu tư, các cổ đông của công ty và thị trường
sẽ gây áp lực lên BGĐ, từ đó xuất hiện gian lận thay đổi các chỉ số trong BCTC nhằm
giảm bớt sức ép từ dư luận. Bên cạnh đó, Lou và Wang (2009) cho rằng khi xuất hiện các
dấu hiệu tiêu cực về tình hình tài chính của công ty biểu hiện qua dòng tiền hoạt động
kinh doanh liên tục bị âm, nhà quản lý đã gian lận để điều chỉnh theo hướng tích cực hơn
nhằm che giấu tình hình hiện tại. Theo Skousen và cộng sự (2009) và Trần và cộng sự
(2015), sự khó khăn trong dòng tiền còn cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp không thể tiếp
tục sử dụng nguồn tài trợ nội bộ để duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên, vậy nên
cần sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài và tiến hành gian lận thông qua điều chỉnh các
chỉ tiêu trên BCTC để thể hiện tình hình tài chính khả quan và thuận lợi trong huy động
nguồn tài trợ bên ngoài. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp
(sở hữu của nhà Nước, của nhà đầu tư và của nhà quản trị) mà có thể tăng hoặc giảm khả
năng phát sinh gian lận BCTC. Đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, Wang
và Yung (2011) và Uddin (2016), cho rằng tỷ lệ sở hữu càng cao thì sẽ càng hạn chế các
hành vi gian lận do các doanh nghiệp Nhà nước không phải chịu áp lực quá lớn về lợi
nhuận và có tính cam kết cao về mặt pháp lý. Chính vì vậy, các nhà quản trị cẩn trọng hơn
khi cung cấp BCTC. Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của tổ chức, Cornett và cộng sự
(2008) cho rằng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức đủ lớn để tăng cường giám sát hoạt
động quản trị của BGĐ (vì lợi ích của họ gắn liền với lợi ích công ty và vì họ có lĩnh vực
chuyên môn trong đầu tư dẫn đến việc thực hiện chức năng tốt hơn, giảm gian lận trong
BCTC).
Về yếu tố Cơ hội, Cressey (1953) tin rằng khi đã tồn tại động cơ hay áp lực cao,
nếu có cơ hội thuận lợi thì hành vi gian lận có thể sẽ được thực hiện. Cơ hội rõ ràng để
30

thực hiện hành vi gian lận có thể tồn tại khi một cá nhân cho rằng có thể khống chế kiểm
soát nội bộ, ví dụ vì cá nhân đó có một vị trí khuyết cụ thể của kiểm soát nội bộ (Bộ tài
chính, 2012, Đoạn A1,2). Beasley (1996) cho rằng nếu giám đốc điều hành nắm giữ nhiều
chức vụ họ có xu hướng thống trị, chuyên quyền trong các quyết định, cách hành động
vậy nên có thể gian lận để trục lợi cá nhân. Ngoài ra, Srivastava, Mock và Turner (2005)
cùng với Hooper và cộng sự (2010) lập luận rằng ngay cả khi áp lực cực lớn, gian lận tài
chính, chỉnh sửa thông tin BCTC không thể xảy ra trừ khi có cơ hội. Cơ hội bao gồm hai
khía cạnh chính (i) tính dễ dàng của tổ chức để thao túng và (ii) các điều kiện tổ chức có
thể khiến gian lận xảy ra ví dụ như phân công công việc không hợp lý, kiểm soát nội bộ
yếu kém, kiểm toán không thường xuyên, v.v., thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên
thực hiện hành vi gian lận.
Về yếu tố Thái độ, trước khi gian lận, các cá nhân thực hiện hành vi gian lận sở
hữu tư duy cụ thể cho phép họ biện minh hoặc bào chữa về hành động gian lận của họ
(Hooper và cộng sự 2010). Nhóm yếu tố này được các nhà nghiên cứu đề xuất gồm có: sự
lựa chọn công ty kiểm toán, sự thay đổi công ty kiểm toán. Khi lựa chọn các công ty kiểm
toán, Farber (2005) chỉ ra rằng những doanh nghiệp có chức năng quản trị yếu kém sẽ ít
sử dụng dịch vụ các công ty kiểm toán thuộc Big4 (vì BGĐ sợ sẽ bị phát hiện hành vi
gian lận). Trong khi đó, Alzoubi (2016) nghiên cứu các doanh nghiệp tại Jordan đã nhận
thấy các công ty kiểm toán Big4 có thể hạn chế đáng kể hành vi gian lận BCTC.
2.3.3.2. Vận dụng thực tiễn phân tích các tác động của DN tới chất lượng BCTC
Lý thuyết tam giác gian lận được nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn qua nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên cơ sở lý thuyết tam giác gian lận, các nhà điều tra
gian lận ở Mỹ khuyến cáo tuân theo “nguyên tắc 3C” bao gồm: tình hình doanh nghiệp
(organizations condition), cấu trúc công ty (corporate structure) và lựa chọn của nhà quản
lý (choices) trước áp lực, cơ hội và việc hợp lý hoá hành vi gian lận (Rezaee, 2002). Gần
đây nghiên cứu của Skousen và cộng sự (2009) tìm cách dự báo khả năng xảy ra gian lận
BCTC thông các các dấu hiệu được xây dựng dựa vào các khía cạnh của tam giác gian lận
như doanh thu, đòn bẩy tài chính, thay đổi kiểm toán viên,... thể hiện qua thông tin cung
cấp trong BCTC. Tại Việt Nam, Trần Thị Giang Tân (2009) cũng dựa vào lý thuyết tam
giác gian lận và theo hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) trong việc
phát hiện gian lận và dự báo gian lận ở các công ty niêm yết tại Việt Nam, các tác giả đã
phát triển các nhân tố liên quan đến tam giác gian lận. Đầu tiên, yếu tố động cơ cân nhắc
đến sự chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỷ lệ doanh thu
trên nợ phải thu, tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, ROA… Tiếp đến,
31

yếu tố cơ hội được phát triển bổ sung thêm gồm nợ phải thu trên doanh thu, hàng tồn kho
trên doanh thu, sự kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, uy tín của đơn vị kiểm
toán độc lập. Cuối cùng, sự thay đổi kiểm toán viên độc lập, ý kiến của kiểm toán viên
độc lập về BCTC, tiền sử gian lận… cũng được coi là biểu hiện của yếu tố thái độ.
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa KTĐL và đặc điểm BKS tới
chất lượng báo cáo tài chính
2.4.1. Ảnh hưởng của Kiểm toán độc lập đến chất lượng BCTC
Tính độc lập của kiểm toán viên là trọng tâm của tính trung thực của quy trình
kiểm toán, thường được mô tả như là nền tảng của kiểm toán và mang tính thiết yếu cho
báo cáo tài chính doanh nghiệp (Mautz và Sharaf, 1964; Previts và Merino, 1998). Lý giải
cho nhận định trên, kiểm toán được yêu cầu cung cấp sự đảm bảo và khách quan rằng báo
cáo tài chính của một doanh nghiệp phản ánh trung thực và hợp lý, từ đó nâng cao độ tin
cậy cho báo cáo tài chính. Qua đó, các bên liên quan (cổ đông, nhà đầu tư tiềm năng, thị
trường tài chính, công chúng…) có thể tin cậy vào sự khách quan và trung thực của
những báo cáo để có thể đưa ra quyết định phù hợp cho đầu tư.
Kiểm toán độc lập giúp giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và chủ sở
hữu (Jensen và Meckling, 1976; Xiao và cộng sự, 2004). Các nhà nghiên cứu đã công bố
kết luận về những công ty kiểm toán có quy mô lớn như sau: Thực hiện cuộc kiểm toán
hiệu quả hơn vì họ có danh tiếng tốt hơn (DeAngelo, 1981); Các công ty kiểm toán có
quy mô lớn thường mang nhiều danh tiếng hơn những công ty kiểm toán nhỏ, vì thế, chi
phí về danh tiếng cho các công ty nhỏ thấp hơn đáng kể so với các công ty kiểm toán lớn
(Hogan, 1997). Do đó, các công ty kiểm toán lớn sẽ có động lực để tiếp tục duy trì và phát
triển danh tiếng của họ thông qua việc phát hành các BCTC chính xác. Danh tiếng có thể
đại diện cho quy mô và cả phí kiểm toán trong việc xem xét mối quan hệ với chất lượng
kiểm toán. Dựa trên lý thuyết về vốn, vì có sự tín nhiệm cao hơn đối với các công ty kiểm
toán lớn hơn, các công ty kiểm toán có danh tiếng lớn thường được xem xét là có BCTC
chính xác hơn (Teoh và Wong, 1993; Lennox, 1999). (ii) Chất lượng kiểm toán thể hiện ở
số lượng và mức độ thực hiện các thủ tục kiểm toán của kiểm toán viên và các công ty
kiểm toán có nhiều nguồn lực - điều này đồng nghĩa với việc chất lượng kiểm toán thuộc
về các công ty kiểm toán có quy mô lớn (Dopuch và Simunic, 1982); (iii) Có sự tuân thủ
và chất lượng thông tin được công bố cao hơn tại các công ty kiểm toán không thuộc
nhóm Big 5 có quy mô lớn khi so sánh với các công ty kiểm toán cũng không thuộc nhóm
Big 5 có quy mô nhỏ hơn. (Krishnan và Schauer, 2000);
32

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tác động của kiểm toán độc lập đối với chất
lượng BCTC có kết quả không rõ ràng. Nghiên cứu của Davidson và các cộng sự (2005)
cho thấy không có sự khác biệt về chất lượng BCTC được kiểm toán bởi Big 5 và Non-
big 5. Tương tự, nghiên cứu của Almaqtari và cộng sự (2017), Hashed và Almaqtari
(2021) cũng cho thấy không có sự khác biệt về chất lượng giữa BCTC được kiểm toán bởi
Big 4 và Non-big 4. Dựa trên các kết quả trên, các tác giả đã đề xuất rằng vai trò của quản
trị doanh nghiệp cần được điều chỉnh để tăng cường vai trò của chất lượng BCTC và giới
hạn quản lý lợi nhuận.
Tuy có những quan điểm khác nhau, trong bài nghiên cứu này, nhóm đặt ra giả
thuyết rằng kiểm toán độc lập có tác động cùng chiều với chất lượng báo cáo tài chính vì
theo nghiên cứu của Hạnh (2015), kiểm toán độc lập tác động tích cực đến tính minh bạch
của BCTC và tính minh bạch thông tin của BCTC được kiểm toán bởi Big 4 cao hơn so
với BCTC không được kiểm toán bởi Big 4. Ở Việt Nam, bốn đơn vị kiểm toán độc lập
được đề cập đến trong nghiên cứu (Big 4) bao gồm Deloitte, KPMG, PwC, E&Y. Vì thế,
giả thuyết về ảnh hưởng của Kiểm toán độc lập đến chất lượng báo cáo tài chính được đặt
ra như sau:
H1: Doanh nghiệp được kiểm toán độc lập bởi Big 4 thì chất lượng BCTC càng
tốt
2.4.2. Ảnh hưởng của đặc điểm Ban kiểm soát tới chất lượng BCTC
2.4.2.1. Ảnh hưởng của quy mô BKS đến chất lượng BCTC
Theo điều 65 Luật DN Việt Nam 2020, BKS bao gồm một đến năm kiểm soát viên
để hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và thực hiện tốt các chức năng; và Ủy ban Chứng
khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) (1999) cùng các chuyên gia kiểm toán (IIA, 1991)
cũng khuyến khích rằng các ban kiểm soát nên bao gồm tối thiểu ba thành viên tham gia.
Các nghiên cứu trên thế giới chia làm hai luồng quan điểm trái chiều về ảnh hưởng
của quy mô BKS đến chất lượng BCTC của DN. Cụ thể, nghiên cứu của Goodstein và
cộng sự (1994) cho rằng quy mô BKS càng nhỏ càng có thể đưa ra các quyết định chiến
lược một cách kịp thời bởi hiệu quả giao tiếp nội bộ BKS sẽ nhanh chóng hơn (Jensen,
1993; Goodstein và cộng sự, 1994; Yermack, 1996; Eisenberg và cộng sự, 1998). Để ủng
hộ quan điểm này, nghiên cứu của Denis và cộng sự (2000) và Agrawal và cộng sự (1995)
chỉ ra rằng quy mô BKS càng lớn sẽ dẫn đến sự phân tán quyền lực gây mâu thuẫn giữa
các bên liên quan trong công ty do sự khác biệt về mục đích về lợi ích. Ngược lại, Xie và
cộng sự (2003) và Peasnell và cộng sự (2001) chỉ ra rằng nếu quy mô ủy ban càng lớn sẽ
33

hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận. Quy mô BKS càng lớn với đa dạng chuyên môn, lĩnh
vực và kinh nghiệm làm việc khác nhau có thể cung cấp góc nhìn đa chiều, giải quyết các
mâu thuẫn triệt để hơn và hạn chế trường hợp người đứng đầu thao túng, áp đặt ý kiến của
mình lên BKS. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Jizi và Salama (2005) cho thấy rằng số
lượng thành viên trong BKS càng lớn dẫn đến khả năng kiểm soát nội bộ càng chặt chẽ
hơn bởi các thành viên trong BKS sẽ tự giám sát lẫn nhau từ đó giảm thiểu khả năng thao
túng lợi nhuận và tăng cường tính minh bạch trong quá trình báo cáo tài chính. Tại Việt
Nam, kết quả nghiên cứu của Ngô Nhật Phương Diễm và các cộng sự (2021) chỉ ra rằng
BKS với quy mô từ 3 đến 4 thành viên thì vai trò giám sát của BKS là tốt nhất. Các
nghiên cứu này có điểm chung là đều ủng hộ quan điểm quy mô BKS có mối tương quan
ngược chiều với quản trị lợi nhuận, từ đó cải thiện chất lượng BCTC (Yang và Krishnan,
2005; Lin và Hwang, 2010).
Mặc dù có nhiều luồng ý kiến khác nhau về chiều tác động của mối quan hệ này, ở
trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra giả định rằng quy mô BKS có ảnh hưởng
ngược chiều tới hành vi QTLN, tức quy mô BKS càng lớn càng hạn chế hành vi thao túng
lợi nhuận của nhà quản trị, từ đó nâng cao chất lượng BCTC. Nghiên cứu lựa chọn theo
quan điểm này vì tình trạng bất cân xứng thông tin sẽ được giảm thiểu và BKS có thể đưa
ra các quyết định khách quan hơn dựa trên nhiều luồng thông tin thu thập được. Như vậy,
giả thuyết cho mối quan hệ giữa quy mô BKS và chất lượng BCTC được nghiên cứu đưa
ra như sau:
H2: Doanh nghiệp có quy mô BKS càng lớn thì chất lượng BCTC càng tốt
2.4.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ thành viên BKS có giới tính nữ đến chất lượng BCTC
Theo Thuyết Vai trò Xã hội (Social-role Theory) được Eagly trình bày từ những
năm thập niên 80, sự khác biệt vốn có về đặc điểm thể chất giữa nam và nữ đã dẫn tới sự
phân công lao động trong xã hội. Cụ thể hơn, chính vì sự khác biệt về cơ chế tự nhiên của
các giới đã sản sinh ra định kiến giới - bao gồm các kỳ vọng của xã hội về những hành vi
gắn liền với một giới tính xác định; từ đó đã hình thành nên “khái niệm” về những công
việc mang tính chất chỉ dành riêng cho nam giới hoặc nữ giới. Bản chất vai trò giới là dựa
theo các đặc điểm khác nhau giữa hai giới để phân chia các hoạt động phù hợp với thể
chất và tính cách của hai giới, qua đó hoàn thành tốt mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Nghiên cứu này của Eagly (1983) đã được bổ sung, làm rõ và phát triển bởi hàng
loạt các nghiên cứu khác về đặc điểm giới tính sau đó, và theo đó, nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra được hiệu quả rõ rệt về tính minh bạch trong công tác giám sát và quản lý, tác động
tích cực đến hoạt động quản trị doanh nghiệp khi có sự hiện diện của nữ giới ở các cấp
34

bậc quản lý của doanh nghiệp (Campbell và Minguez-Vera, 2008; Adams và Ferreira,
2009; Mahadeo và cộng sự, 2012; Sila và cộng sự, 2015; Faccio và cộng sự, 2016). Ví dụ,
trong bối cảnh doanh nghiệp, phụ nữ được cho rằng ít có xu hướng tham gia vào các hoạt
động phi đạo đức để giành lấy các lợi ích kinh tế cho bản thân (Betz, O’Connell và
Shepard, 1989; Khazanchi, 1995). Gul, Fung và Jaggi (2009) đã làm rõ hơn ý kiến trên
dựa vào đặc điểm tính cách của nữ giới là hạn chế rủi ro, đặc biệt ở những quyết định liên
quan tới tài chính (Powell và Ansic, 1997). Ngoài ra, theo Byrnes và cộng sự (1999), phụ
nữ thường cẩn trọng xem xét các yếu tố thông tin trước khi đưa ra quyết định thay vì
quyết đoán như nam giới (Terjesen và cộng sự, 2016); dẫn tới xu hướng tìm kiếm thêm
thông tin khi cảm thấy chưa đủ thuyết phục, qua đó giảm thiểu tình trạng bất cân xứng
thông tin giữa các bên. Chính vì thế, Gul và cộng sự (2009) cho rằng sự hiện diện của nữ
giới trong các cấp quản lý là một bước đệm tốt để giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận
của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Adams và Ferreira (2009) cũng đưa ra quan điểm
tương tự, rằng phụ nữ xuất hiện trong cơ chế giám sát giúp cải thiện chất lượng báo cáo
tài chính, đồng nghĩa ngăn cản hành vi quản trị lợi nhuận.
Ở một khía cạnh khác, Rosener (1995) đã chỉ ra rằng, sự linh hoạt, tính thích nghi
và kiểm soát tốt các vấn đề xuất hiện bất ngờ ở nữ giới mang tới nhiều hiệu quả trong
công tác giám sát và quản lý. Những đặc điểm trên đã giúp cải thiện tính độc lập nội bộ
cũng như giảm thiểu các vấn đề liên quan tới các cuộc họp nội bộ ban (Srinidhi và cộng
sự, 2011), từ đó gia tăng hiệu quả làm việc và kết quả sau cùng. Nói cách khác, sự hiện
diện của nữ giới trong các bộ phận như ban kiểm soát sẽ giúp khắc chế tốt hơn hành vi
quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp (Sabatier, 2015; Jizi và Nehme, 2017). Các nghiên
cứu trước đó của Gavious và cộng sự (2012), Peni và Vahamaa (2010), và Krishman và
Parsons (2008) cũng đồng thời kết luận rằng càng nhiều thành viên nữ trong các cơ quan
khắc chế như trên giúp hành vi quản trị lợi nhuận xảy ra ít hơn, từ đó cũng cải thiện chất
lượng BCTC. Như vậy, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa tỷ lệ thành
viên BKS có giới tính nữ và hành vi QTLN như sau:
H3: Doanh nghiệp có tỷ lệ thành viên nữ trong BKS càng cao thì chất lượng
BCTC càng tốt.
2.4.2.3. Ảnh hưởng của trung bình thâm niên BKS đến chất lượng BCTC
Nhiều nghiên cứu trước đó đã nhận định rằng thành viên với trung bình thâm niên
càng lớn đồng nghĩa với việc sở hữu tính độc lập cao và hiệu quả tốt trong công việc
(Kosnik, 1990; Hermalin và Weisbach, 1991). Nghiên cứu của Keller (2007) cũng đưa ra
35

kết quả tương tự, rằng trung bình thâm niên tỷ lệ thuận với kỹ năng và kinh nghiệm làm
việc, mà càng tích lũy nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp hoàn thành công việc một
cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, qua đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công
việc. Cụ thể hơn, Cron (1984) đã chia quá trình làm việc của một cá thể thành 4 giai đoạn
chính; trong đó qua từng giai đoạn, cá thể ấy dần quen thuộc hơn với quỹ đạo và tính chất
công việc theo thời gian, tức càng về sau, hiệu quả gắn liền cũng theo đó thay đổi theo
(Eweje và Brunton, 2010). Ở hai giai đoạn đầu là Phát triển (Exploration) và Xây dựng
(Establishment), một cá thể sẽ có xu hướng tập trung tìm kiếm những công việc khác
nhau phù hợp với bản thân (Super, 1957), cũng như tìm cách hòa nhập với môi trường
làm việc qua việc đóng góp nhiều công sức cho tổ chức (Schein, 1961). Hơn thế nữa, đặc
biệt ở giai đoạn hai, sự thăng tiến trong công việc cũng là một vấn đề được quan tâm, mà
năng suất làm việc vượt trội, cũng như liên hệ để thắc mắc vấn đề công việc với cấp trên
chính là một trong những điều kiện để được thăng cấp khi họ cho thấy được sự tận tụy,
ghi một dấu ấn tốt với cấp trên (Hall và Nougaim, 1968; Hall, 1971; Baird và Kram,
1983). Chính vì thế, so với hai giai đoạn sau, lượng kiến thức, kỹ năng cũng như kinh
nghiệm giải quyết công việc sẽ được tích lũy nhiều hơn ở hai giai đoạn đầu khi họ dành
nhiều thời gian để khám phá và phát triển sự nghiệp, trong khi các giai đoạn sau họ cố
gắng duy trì nhịp độ quỹ đạo công việc hiện tại để phân tán sự tập trung sang những vấn
đề khác như sức khỏe cá nhân, gia đình (Super, 1957; Hall, 1976; Near, 1980; Schein,
1980). Điều này cũng lý giải được cho việc những người có thâm niên càng cao sẽ có xu
hướng làm việc hiệu suất, giải quyết công việc một cách nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp
dựa vào những kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm đã tích góp ở những giai đoạn đầu của
sự nghiệp.
Như vậy, ở các hệ thống khắc chế hành vi quản trị lợi nhuận như ban kiểm soát,
các thành viên với tỷ lệ trung bình thâm niên cao sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc
khắc chế hành vi gian lận trong báo cáo tài chính, tác động tiêu cực tới hành vi quản trị lợi
nhuận. Báo cáo của Shu và cộng sự (2015) lại cho ra một kết luận khác khi chưa tìm ra
mối tương quan ý nghĩa giữa thâm niên các thành viên và hành vi quản trị lợi nhuận; hoặc
Waelchli và Zeller (2013) đã nghiên cứu thấy ảnh hưởng tiêu cực, song không có ý nghĩa,
giữa thâm niên trung bình và hành vi quản trị lợi nhuận. Tuy vậy, rất nhiều các bài nghiên
cứu khác đã cùng đi tới một kết luận, rằng trung bình thâm niên của các thành viên thuộc
ban kiểm soát có tác động ngược chiều với hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo Beasly (1996), khả năng gian lận báo cáo tài chính giảm dần khi các thành viên có
nhiều năm kinh nghiệm trong việc giám sát và khắc chế các hành vi gian lận, tức tỷ lệ
36

nghịch với trung bình thâm niên của các thành viên. Những bài nghiên cứu sau đó của
Chtourou và cộng sự (2001), Yang và Krishman (2005), Dhaliwal và cộng sự (2010), và
gần đây nhất là Xiong (2016) đã cho ra các kết quả tương tự, rằng thâm niên trung bình
của thành viên thuộc ban kiểm soát có tác động ngược chiều, giúp giảm thiểu các hoạt
động gian lận báo cáo tài chính và quản trị lợi nhuận ở doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu
quả chất lượng BCTC. Chính vì thế, nhóm tác giả đặt ra giả thuyết về mối quan hệ trên
như sau:
H4: Doanh nghiệp có trung bình thâm niên các thành viên BKS càng cao thì chất
lượng BCTC càng tốt.
2.4.2.4. Ảnh hưởng của trình độ chuyên môn BKS đến chất lượng BCTC
Với nhiệm vụ chính là giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chiến lược, kế hoạch
kinh doanh và đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, ban kiểm soát cần phải có những
kinh nghiệm trong các lĩnh vực nhất định. Trên phạm vi toàn thế giới, các nghiên cứu đã
phân tích trình độ chuyên môn ban kiểm soát trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, kế
toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Dựa trên tổng quan các bài nghiên cứu trước, nhóm tác giả
nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ chuyên môn ban kiểm soát đến hành vi quản trị lợi
nhuận ở các nước sử dụng mô hình quản trị có BKS và tham khảo thêm các nghiên cứu
liên quan đến UBKT để bổ sung thêm các luận điểm. Trong đó, đạo luật Sarbanes-Oxley
Act (SOX) - một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại
Hoa Kỳ (2002) nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyên môn kế - kiểm toán và tài chính
đối với UBKT.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung khai thác nghiên cứu hai chuyên
môn chính của BKS là kế-kiểm toán và tài chính. Dựa trên việc nhấn mạnh tầm quan
trọng của chuyên môn kế toán, tài chính đối với BKS theo đạo luật Sarbanes - Oxley
(2002), đây là hai chuyên môn quan trọng và cần thiết để BKS có thể thực hiện nhiệm vụ
hiệu quả và đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính. Theo Bédard và cộng sự (2004), việc
có ít nhất một thành viên có chuyên môn tài chính hoặc chuyên môn quản trị sẽ giúp hạn
chế hành vi quản trị lợi nhuận cực đoan. Lý giải cho nhận định trên, nghiên cứu của
DeZoort và Salterio (2001) cho thấy thành viên BKS có chuyên môn tài chính, kế toán sẽ
giúp tập trung nhiều hơn về cấu trúc, chất lượng của BCTC, từ đó có góc nhìn khách quan
hơn về quy trình kiểm toán của doanh nghiệp, và giúp giải quyết các tranh chấp giữa ban
quản lý doanh nghiệp và kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, thành viên BKS có kinh nghiệm
về tài chính, kế toán sẽ dễ dàng hơn trong việc hiểu các quy trình, tiêu chuẩn kiểm toán và
37

đồng thời tập trung vào chất lượng nội dung hơn hình thức của báo cáo tài chính (Shah,
1996; Nobes, 1991).
Trái với các nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam, cả hai nghiên cứu của Ngô
Nhật Phương Diễm và các cộng sự (2021), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017)
lại chỉ ra rằng không tìm thấy bằng chứng về tác động của thành viên BKS có chuyên
môn về tài chính, kế-kiểm toán đến quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, với nghiên cứu này,
nhóm tác giả cho rằng BKS có chuyên môn về kế - kiểm - tài chính là tối thiểu để thực
hiện chức năng giám sát BCTC, cũng như đủ năng lực để đưa ra các nhận xét mang tính
chính xác cao hơn về chất lượng BCTC của DN. Chính vì thế, nhóm tác giả đặt ra giả
thuyết về mối quan hệ trên như sau:
H5: DN có tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn về kế - kiểm toán và tài chính
càng cao thì chất lượng BCTC càng tốt
2.4.2.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ thành viên BKS độc lập đến chất lượng BCTC
Theo Bouton (2002), thành viên độc lập được hiểu là không thuộc cấp bậc quản lý
hay có quan hệ huyết thống với một trong những thành viên quản trị của công ty; không
tham gia điều hành công ty, công ty mẹ và công ty con; không đại diện cho bất kỳ cá
nhân, tổ chức nào với tư cách cổ đông công ty. Đồng thời, Klein (2002) cho rằng tính độc
lập của một hội đồng phụ thuộc chủ yếu bởi tỷ lệ thành viên độc lập của hội đồng ấy, tức
xét theo cấu trúc thì dựa vào nguyên tắc đa số - hơn 50% tổng số thành viên là thành viên
độc lập. Luật DN Việt Nam 2020 không đề cập rõ các quy định yêu cầu BKS phải có
thành viên độc lập hay điều kiện để được xem là thành viên độc lập trong BKS. Tuy
nhiên, Điểm b và c, Khoản 3, Điều 3 của Luật DN 2020 đã liệt kê một vài tiêu chuẩn liên
quan tới tính độc lập của kiểm soát viên, như “Không được là người quản lý công ty và
người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp
không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty; Không
phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ
tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế
toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty”. 
Đầu tiên, với nhiệm vụ chính là kiểm tra, giám sát và đảm bảo tính trung thực, hợp
pháp, minh bạch của hoạt động quản lý, điều hành trong doanh nghiệp, BKS đóng vai trò
quan trọng trong việc hạn chế các hành vi quản trị lợi nhuận và đảm bảo chất lượng
BCTC. Theo nghiên cứu của Phạm Quốc Việt (2010) nếu BKS hoạt động tích cực, giúp
cung cấp thông tin minh bạch đến HĐQT và cổ đông thì có thể giảm bớt xung đột do vấn
38

đề đại diện gây ra, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Ngoài ra, Bronson và
cộng sự (2009) cũng cho rằng “mức độ độc lập của các thành viên trong BKS có ảnh
hưởng tích cực đến chất lượng giám sát quá trình báo cáo tài chính”. Peasnell và cộng sự
(1998) khi phân tích khoảng 500 mẫu doanh nghiệp niêm yết ở Anh đã chỉ ra rằng, chức
năng giám sát của các thành viên nhìn tổng thể được thực hiện với hiệu quả tốt hơn nhiều
khi trong hội đồng có tỷ lệ độc lập cao hơn 51%. Kết quả nghiên cứu của Klein (2002)
cũng cho ra ý kiến tương tự khi đồng thời cho rằng, tỷ lệ thành viên độc lập cao đồng
nghĩa với việc mức độ giám sát cũng theo đó mà cao hơn, khó tạo cơ hội cho các nhà
quản trị thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận. Những thành viên độc lập thường đưa ra các
quan điểm trung lập nhất về lợi ích chung của doanh nghiệp, chính vì thế tình trạng bất
cân xứng thông tin giữa các bên sẽ được giảm thiểu đáng kể vì những thành viên độc lập
ấy sẽ yêu cầu cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết trước khi đưa ra bất kỳ quyết định
mang tính quan trọng (Rosenstein và Wyatt, 1990). Tính độc lập của BKS được xem như
đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát và khắc chế hành vi quản trị lợi nhuận
của doanh nghiệp, đặc biệt khi tỷ lệ thành viên độc lập không điều hành được gia tăng
(Beasley, 1996; Klein, 2002; Xie và cộng sự, 2003; Bédard và cộng sự, 2004; Peasnell và
cộng sự, 2005). Các bài nghiên cứu trên cùng nhận định rằng, các đặc điểm về quản trị
công ty, chẳng hạn như tăng tỷ lệ thành viên độc lập ở các cấp quản lý và giám sát, có
một mối tương quan ý nghĩa với việc giảm mức độ quản trị lợi nhuận. Tổng quan hơn,
trong bài nghiên cứu tổng hợp do Pomeroy và Thornton (2008) cùng nhau xem xét 27 bài
nghiên cứu liên quan về vấn đề trên, đã cho ra nhận định rằng, tính độc lập của các thành
viên tham gia vào các hệ thống nêu trên là một phương pháp thường được chọn để đánh
giá chất lượng hoạt động của họ; và một kết luận chung được đưa ra là tính độc lập tỷ lệ
thuận với chất lượng báo cáo tài chính, tức càng nhiều thành viên độc lập, làm việc tại
doanh nghiệp khác sẽ giúp giảm thiểu đáng kể hành vi quản trị lợi nhuận. 
Tuy vậy, một số nghiên cứu có thể kể đến như của Bradbury và cộng sự (2006) lại
cho ra kết quả rằng các doanh nghiệp niêm yết tại Malaysia và Singapore và không tìm ra
được mối liên kết nào giữa hành vi quản trị lợi nhuận và tính độc lập của các thành viên.
Tương tự, Setiawan và Nahumury (2014) cũng cho ra không tìm ra kết quả có ý nghĩa
thống kê khi phân tích 156 công ty niêm yết ở Indonesia. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, với các cơ chế còn chịu nhiều ảnh hưởng từ
tình hình kinh tế xã hội, và quan trọng hơn là luật doanh nghiệp áp dụng ở từng quốc gia
là khác nhau. Hơn nữa, một số nghiên cứu ở Việt Nam lại chứng minh tính độc lập của
BKS có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính, đồng thời nâng cao chất lượng BCTC
39

(Hoàng, 2022). Đồng thời, vai trò giám sát HĐQT và đảm bảo quy trình BCTC của BKS
đã được thừa nhận trong các bài nghiên cứu trên thế giới cũng như trong Luật Doanh
nghiệp 2020 và các thông lệ về QTDN tại Việt Nam. Từ các minh chứng trên, có thể thấy
rằng tính độc lập của BKS sẽ tạo điều kiện giúp BKS phát huy tối đa khả năng của mình.
Vậy nên, việc xây dựng các cơ chế và điều kiện pháp lý đảm bảo cho thành viên BKS
thực hiện nhiệm vụ của mình một cách độc lập là rất cần thiết. Chính vì thế, nhóm tác giả
đặt ra giả thuyết về mối quan hệ trên như sau:
H6: Doanh nghiệp có tỷ lệ thành viên độc lập trong BKS càng cao thì chất lượng
BCTC càng tốt.
Tóm lại, từ cơ sở lý thuyết và các giả thuyết trên, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp. Mô hình nghiên
cứu được hình thành từ 6 giả thuyết thể hiện ở hình 2.4.

Hình 2.4 – Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Nhóm tác giả, 2023
40

Sơ kết chương 2:
Đầu tiên, nhóm tác giả cung cấp cơ sở lý thuyết tổng quan về công ty niêm yết, mô
hình quản trị công ty và mô hình quản trị hiệu quả; qua đó giải thích được sự cần thiết của
việc kết hợp cơ chế kiểm soát bên trong (BKS) và cơ chế bên ngoài (KTĐL) doanh
nghiệp để đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy chất lượng BCTC công bố trên thị
trường. Kế đó, nhóm tác giả đã đề cập tới nhóm cơ sở lý thuyết để đưa ra định nghĩa về
chất lượng BCTC, tổng hợp các phương pháp đo lường chất lượng BCTC và đi tới kết
luận rằng sẽ tập trung phân tích chất lượng BCTC thông qua nhóm yếu tố về hành vi
QTLN trong doanh nghiệp. Đồng thời, các lý thuyết nền liên quan về ảnh hưởng của
KTĐL và đặc điểm BKS tới chất lượng BCTC cũng được nhóm tác giả thông tin trong đề
tài nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm tác giả đã cung cấp cơ sở lý thuyết cụ thể về từng biến
ảnh hưởng tới chất lượng BCTC, qua đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu của từng biến
gắn với phạm vi nghiên cứu của đề tài.
41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.1. Trước tiên, đề tài xác định vấn
đề nghiên cứu là “Tác động của KTĐL và đặc điểm BKS tới chất lượng BCTC của các
doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”. Sau đó, đề tài tiến hành lược khảo từ các nghiên
cứu trước nhằm có cái nhìn tổng quan, hình thành và lựa chọn khái niệm phù hợp với bài
nghiên cứu. Từ đó, đề tài tiến hành lược khảo lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, xác định lỗ
hổng nghiên cứu và xây dựng mô hình lý thuyết. Dựa trên khung lý thuyết nghiên cứu, đề
tài phân tích cơ sở dữ liệu để có chứng minh cho các giả thuyết đã đề ra.

Hình 3.5 - Quy trình nghiên cứu tác động của KTĐL và đặc điểm BKS tới
chất lượng BCTC
Nguồn: Nhóm tác giả, 2023
3.2. Mô hình nghiên cứu định lượng
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Với mục đích nghiên cứu tác động của đặc điểm BKS và KTĐL đến chất lượng
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, nhóm tác giả căn cứ vào các tiêu
chuẩn và điều kiện của BKS, KTĐL dựa trên Luật DN 2020 và Luật Kiểm toán độc lập,
kết hợp với các nghiên cứu trước đây để đề xuất các giả thuyết mô tả ảnh hưởng của biến
độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.
42

Từ giả thuyết đã được đề xuất, mô hình nghiên cứu đề xuất tổng quát như sau:
FRQ=β 0+ β1 AUBIG 4+ β 2 SBSIZE+ β 3 SBTEN + β 4 SBGEN + β 5 SBEXP + β 6 SBIDP+ β 7 CONTROL+ε(
3.2.2. Giải thích các biến trong mô hình định lượng
3.2.2.1. Biến phụ thuộc
Để đo lường chất lượng BCTC, nhóm tác giả đề xuất đo lường thông qua khả năng
hạn chế mức độ điều chỉnh quản trị lợi nhuận, tức mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng thấp
thì chất lượng BCTC càng cao. Trong đó, khoản dồn tích bất thường, tức khoản lợi nhuận
bị thao túng, được đo lường dựa trên các mô hình nổi bật bao gồm: Mô hình Jones (Jones,
1991), Mô hình Jones điều chỉnh (Dechow và cộng sự, 1995), và Mô hình Jones điều
chỉnh có kết hợp hiệu suất hoạt động doanh nghiệp (Kothari và cộng sự, 2005) (Klein,
2002; Diễm và cộng sự, 2005). Việc lựa chọn ba mô hình trên cơ sở mô hình sau có sự kế
thừa từ mô hình trước, nên nghiên cứu có cơ sở để so sánh, đảm bảo kết quả có độ chính
xác cao.
Dựa theo nguyên tắc cơ sở dồn tích kế toán, khoản dồn tích bất thường (DA) không thể
đo lường trực tiếp mà được tính gián tiếp qua công thức (2):
TA ij ,t =DA ij ,t + NDAij ,t (hay DA ij, t=TA ij, t −NDA ij ,t )(2)
TA ij ,t =Net ¿ij, t−Cash opij ,t (3)
Trong đó:
ij: công ty i thuộc ngành j
t: năm tài chính t; t-1: năm tài chính t-1
TA: tổng các khoản dồn tích trong kỳ
DA: khoản dồn tích tự định
NDA: khoản dồn tích không tự định
Net_op_profit: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Cash_op: dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh
Trong đó tổng các khoản dồn tích trong kỳ của doanh nghiệp (total discretionary
accruals - TA) được tính dựa trên công thức (3), là tổng các khoản dồn tích trong kỳ.
Tổng các khoản dồn tích được chia làm 2 thành phần bao gồm: NDA (non-discretionary
accruals) - tức khoản dồn tích không tự định, được ghi nhận đúng theo các chuẩn mực,
nguyên tắc kế toán để phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; và DA
(discretionary accruals) - tức khoản dồn tích tự định (hay dồn tích bất thường), do nhà
quản trị thao túng nhằm thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận phù hợp với động cơ của
doanh nghiệp.
43

Mô hình Jones 1991 (Jones, 1991)


Các biến của mô hình được chia cho độ trễ 1 năm của tổng tài sản trong kỳ của
doanh nghiệp nhằm tránh hiện tượng phương sai không đồng nhất (Introduction to
Earning Management, 2017). Mô hình Jones 1991 tập trung vào sự thay đổi của doanh thu
bán hàng như sự thay đổi chủ yếu của vốn lưu động. Bên cạnh đó, khoản hao mòn tài sản
cố định được cho rằng lớn hơn so với khoản vốn lưu động hằng năm của doanh nghiệp
nên các nghiên cứu thường loại bỏ biến này ra khỏi mô hình (Barth và cộng sự, 2001).
Tuy nhiên, đề tài vẫn quyết định giữ lại theo nghiên cứu của Jones (Jones, 1991).
TA ij ,t 1 ∆ Revij , t PPE ij ,t
=β 0 +α 1 +α +α 3 + ε (4)
Asset ij ,t −1 Asset ij ,t −1 2 Assetij ,t −1 Assetij , t−1 ij ,t
Trong đó: ij: công ty i thuộc ngành j
t: năm tài chính t; t-1: năm tài chính t-1
Asset: tổng tài sản doanh nghiệp trong năm tài chính
∆Rev: chênh lệch doanh thu thuần năm t so với doanh thu thuần năm t-1
PPE: nguyên giá tài sản cố định
Sau đó, khoản dồn tích không tự định NDA 1 là giá trị ước lượng (fitted value) của
phương trình (4).
1 ∆ Rev ij ,t PPE ij, t
NDA 1=β 0 + α^ 1 + α^ + α^ 3
Asset ij ,t −1 2 Asset ij ,t −1 Asset ij ,t −1
Mô hình Jones điều chỉnh (Dechow và cộng sự, 1995)
Tuy nhiên, mô hình Jones 1991 (Jones, 1991) chưa đưa các khoản chi phí khác để
giải thích về sự biến động của các khoản dồn tích, dẫn đến hiện tượng thiếu biến làm
chệch kết quả của ước lượng (Dechow và cộng sự, 1995). Mô hình Jones điều chỉnh
(Dechow và cộng sự, 1995) đã hạn chế sự thao túng doanh thu bán hàng của nhà quản lý
bằng cách loại bỏ phần khoản thu tín dụng dễ bị điều chỉnh. Nhóm tác giả sẽ chạy hồi quy
mô hình dựa trên công thức sau:
TA ij ,t 1 ∆ Rev ij, t −∆ Recij ,t PPE ij ,t
=β 0 +α 1 +α + α3 + ε (5)
Asset ij ,t −1 Asset ij ,t −1 2 Asset ij ,t−1 Asset ij, t−1 ij ,t
Trong đó:
ij: công ty i thuộc ngành j
t: năm tài chính t; t-1: năm tài chính t-1
Asset: tổng tài sản doanh nghiệp trong năm tài chính
∆Rev: chênh lệch doanh thu thuần năm t so với doanh thu thuần năm t-1
∆Rec: chênh lệch khoản phải thu năm t so với khoản phải thu năm t-1
44

PPE: nguyên giá tài sản cố định


Sau đó, khoản dồn tích không tự định NDA 1 là giá trị ước lượng (fitted value) được
xác định bằng cách sử dụng hệ số hồi quy (α ¿ ¿ 1 ,α 2 , α 3 )¿từ mô hình (4) như sau:
1 ∆ Rev ij, t−∆ Rec ij ,t PPE ij ,t
NDA 2=β o + α^ 1 + α^ + α^ 3
Asset ij ,t −1 2 Asset ij, t−1 Asset ij ,t −1
Mô hình Jones điều chỉnh kết hợp với hiệu quả hoạt động ROA (Kothari và cộng
sự, 2005)
Sự so sánh các công ty thuộc các ngành khác nhau dễ dẫn đến mối quan hệ phi tuyến
giữa hiệu quả hoạt động và phần dồn tích bất thường vì sự phát triển không đồng đều giữa
các ngành. Kế thừa 2 mô hình (4) và (5), mô hình (6) của Kothari và cộng sự (2005) đã
thêm vào tỷ suất sinh lời ROA để kiểm soát hiệu quả hoạt động giữa công ty với các công
ty cùng hoạt động trong cùng 1 ngành. Nhóm tác giả sẽ chạy hồi quy mô hình dựa trên
công thức sau:
TA ij ,t 1 ∆ Rev ij, t −∆ Recij ,t PPE ij ,t
=β 0 +α 1 +α + α3 + α ROA ij ,t −1 + ε ij, t (6)
Asset ij ,t −1 Asset ij ,t −1 2 Asset ij ,t−1 Asset ij, t−1 4
Trong đó:
ij: công ty i thuộc ngành j
t: năm tài chính t; t-1: năm tài chính t-1
Asset: tổng tài sản doanh nghiệp trong năm tài chính
∆Rev: chênh lệch doanh thu thuần năm t so với doanh thu thuần năm t-1
∆Rec: chênh lệch khoản phải thu năm t so với khoản phải thu năm t-1
PPE: nguyên giá tài sản cố định
ROA: lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản năm trước (hiệu suất hoạt động của
doanh nghiệp)
Sau đó, khoản dồn tích không tự định NDA 2 là giá trị ước lượng (fitted value) được
xác định bằng cách sử dụng hệ số hồi quy (α ¿ ¿ 1 ,α 2 , α 3 , α 4 )¿từ mô hình (6) như sau:
1 ∆ Revij , t−∆ Rec ij ,t PPE ij ,t
NDA 3=β 0 + α^ 1 + α^ + α^ 3 + α^ ROA ij, t−1
Asset ij ,t −1 2 Asset ij, t−1 Asset ij ,t −1 4
Để đo lường sự điều chỉnh dồn tích bất thường, ta lấy trị tuyệt đối hiệu của tổng dồn
tích (TA) và phần dồn tích không tự định (NDA) như công thức (2), để đo lường cường
độ của hành vi QTLN (Klein, 2002). Tiếp đó, để đo lường chất lượng báo cáo tài chính, ta
nhân khoản dồn tích bất thường với -1. Cách đo lường chất lượng BCTC (FRQ) được thể
hiện ở công thức (7):
45

FRQ=−|DA|=− | Asset
TA
−NDA|(7)

3.2.2.2. Biến độc lập


Đa phần các bài nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về đặc điểm của UBKT liên quan
đến chất lượng báo cáo tài chính. Dựa theo Luật DN 2020 cho phép tồn tại thay thế 2 mô
hình quản trị bao gồm BKS hoặc UBKT trong doanh nghiệp, nhóm tác giả cho rằng một
số đặc điểm liên quan đến BKS có thể được tham khảo từ các bài nghiên cứu có UBKT
trên thế giới.
Đối với kiểm toán độc lập, nhóm tác giả thêm vào biến kiểm soát về việc lựa chọn
đơn vị kiểm toán, được kỳ vọng sẽ làm tăng chất lượng của BCTC: doanh nghiệp được
kiểm toán bởi Big 4 gồm có KPMG, E&Y, Deloitte, PwC (AUBIG4). Lý giải về biến
kiểm soát Big4, Davidson và cộng sự (2005) cho rằng doanh nghiệp được kiểm toán bởi
các đơn vị uy tín có thể làm giảm mức độ quan tâm về vai trò của BKS trong doanh
nghiệp, nhưng cũng đồng thời làm giảm hành vi thao túng lợi nhuận của các nhà quản trị,
đồng nghĩa với việc chất lượng của BCTC được cải thiện.
Đối với đặc điểm Ban kiểm soát, theo nghiên cứu tổng hợp của Lin và Hwang
(2010), García‐Meca và Sánchez‐Ballesta (2009), Inaam và Khamoussi (2016), nhóm tác
giả đã tiến hành xem xét, chọn lọc những đặc điểm đặc trưng nhất của BKS và tham khảo
những đặc điểm được luật định trong Luật DN 2020 bao gồm: quy mô BKS (SBSIZE),
thâm niên trung bình của BKS (SBTEN), tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn tài chính -
kế toán (SBEXP), tỷ lệ thành viên trong BKS là nữ (SBGEN), tính độc lập của thành viên
BKS (SBIDP).
3.2.2.3. Biến kiểm soát
Nhóm tác giả kiểm soát những biến nhiễu bằng cách thêm vào mô hình những biến
được cho rằng có ảnh hưởng đến tính minh bạch và độ hiệu quả của BCTC (Bartov,
2002).
Đối với nhóm biến kiểm soát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, được kỳ vọng
có sự tương quan đến chất lượng báo cáo tài chính bao gồm: quy mô doanh nghiệp
(LNSIZE), dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh (CFOA), khả năng sinh lời
(ROA), đòn bẩy tài chính (LEV), tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng (GROWTH).
Các chỉ số tài chính được các ngân hàng, chuyên gia đầu tư và các công ty khác sử dụng
để đánh giá tình hình tài chính, nhằm thu hút sự đầu tư vào doanh nghiệp. Vì thế, nó cũng
ảnh hưởng đến hành vi thao túng lợi nhuận của nhà quản trị nhằm đạt được mục đích, kỳ
vọng của công ty trong kỳ kinh doanh.
46

Đối với nhóm biến kiểm soát về cơ cấu sở hữu doanh nghiệp, bài nghiên cứu sử
dụng tỷ lệ sở hữu BGĐ (OWN_MNG) bởi tỷ lệ sở hữu của BGĐ càng cao đồng nghĩa với
chất lượng BCTC được cải thiện theo hướng tích cực vì khi đó BGĐ sẽ tập trung hơn vào
việc tối đa hóa lợi ích công ty. Vấn đề lợi ích của họ khi này đồng nhất với các cổ đông
của doanh nghiệp (Alves, 2012). Bên cạnh đó, ở bối cảnh Việt Nam, LDN 2020 yêu cầu
BKS là bắt buộc đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nhằm
tăng cường sự kiểm soát của nhà nước với doanh nghiệp, cải thiện hành vi thao túng lợi
nhuận. Vì thế, nghiên cứu thêm vào biến kiểm soát tỷ lệ sở hữu nhà nước
(OWN_STATE) với kỳ vọng tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì chất lượng BCTC càng
được cải thiện.
3.2.3. Mô hình hồi quy
Từ mô hình nghiên cứu đề xuất tổng quát (1), nhóm tác giả đề xuất các mô hình hồi
quy cụ thể như sau:
Mô hình 1: đo lường ngược chiều khoản dồn tích bất thường theo mô hình Jones
(1991):
F RQ 1=β 0 + β 1 AUBIG 4+ β2 SBSIZE+ β3 SBTEN + β 4 SBGEN + β5 SBEXP+ β 6 SBIDP+ β7 CONTROL+ε
Mô hình 2: đo lường ngược chiều khoản dồn tích bất thường theo mô hình Jones
điều chỉnh (Dechow và cộng sự, 1995):
F RQ 2=β 0 + β 1 AUBIG 4+ β 2 SBSIZE+ β3 SBTEN + β 4 SBGEN+ β5 SBEXP+ β 6 SBIDP+ β7 CONTROL+ε
Mô hình 3: đo lường ngược chiều khoản dồn tích bất thường theo mô hình Mô hình
Jones điều chỉnh kết hợp với hiệu quả hoạt động ROA (Kothari và cộng sự, 2005):
F RQ 3=β 0 + β 1 AUBIG 4 + β 2 SBSIZE+ β 3 SBTEN + β 4 SBGEN + β 5 SBEXP+ β 6 SBIDP + β 7 CONTROL+ε
47

Bảng 3.2 - Bảng tóm tắt các biến của mô hình

Tên biến Ý nghĩa Giải thích cách tính Dấu kỳ Kế thừa


vọng

Biến phụ thuộc

FRQ1 Chất lượng


BCTC
−| Asset
TA
−NDA | 1
Theo mô hình Jones
(Jone, 1991)

FRQ2 Chất lượng


BCTC
−| Asset
TA
−NDA | 2
Theo mô hình Jones điều
chỉnh (Dechow và cộng
sự, 1995)

FRQ3 Chất lượng


BCTC
− | Asset
TA
−NDA | 3
Theo mô hình Jones điều
chỉnh kết hợp ROA
(Kothari và cộng sự,
2005)

Biến độc lập

Nhóm biến độc lập liên quan đến Kiểm toán độc lập

AUBIG4 Lựa chọn đơn vị =1: nếu được kiểm toán + Francis và cộng sự
kiểm toán độc bởi Big 4 (1999); Gallery và cộng
lập =0: còn lại sự (2008), Komal và cộng
sự (2021)

Nhóm biến độc lập liên quan đến đặc điểm thành viên BKS

SBSIZE Quy mô BKS Tổng số thành viên BKS + Abbott và cộng sự,
(2004); Lin và Hwang,
(2010); Ngô Nhật Phương
Diễm và cộng sự (2021)

SBTEN Thâm niên trung Logarit tự nhiên của (tổng + Chtourou và cộng sự
bình của thành số năm thuộc BKS/ tổng (2001), Yang và
48

Tên biến Ý nghĩa Giải thích cách tính Dấu kỳ Kế thừa


vọng

viên BKS số thành viên BKS) Krishman (2005),


Dhaliwal và cộng sự
(2010), Xiong (2016)

SBGEN Tỷ lệ thành viên Tổng số thành viên BKS + Gul và cộng sự (2009);
BKS là nữ là nữ/ tổng số thành viên Gavious và cộng sự
BKS (2012); Jizi và Nehme
(2017)

SBEXP Tỷ lệ thành viên Tổng số thành viên BKS + Dahya và cộng sự (1996);
BKS có chuyên có chuyên môn tài chính - Agrawal và Chadha
môn tài chính - kế toán/ tổng số thành (2015)
kế toán viên BKS

SBIDP Tính độc lập của =1: nếu tỷ lệ thành viên + Beasley (1996); Klein
thành viên BKS BKS hoạt động tại doanh (2002); Lin và Hwang
nghiệp khác > 51% (2010); Soliman và Ragab
=0: còn lại (2014)

Biến kiểm soát

Nhóm biến kiểm soát liên quan đến Tình hình tài chính doanh nghiệp

CFOA Dòng tiền từ Dòng tiền từ hoạt động +/- Dechow và các cộng sự
hoạt động kinh kinh doanh trong kỳ/ độ (1995), Chen và các cộng
doanh trễ 1 năm của tổng tài sản sự (2007), Cho và Chung
(2022)

LNSIZE Quy mô doanh Logarit tự nhiên của tổng + Mardessi và Fourati


nghiệp tài sản (2020), Chen và các cộng
sự (2007), Watts và
Zimmerman (1986)

ROA Khả năng sinh Lợi nhuận sau thuế/ tổng +/- Chen và các cộng sự
49

Tên biến Ý nghĩa Giải thích cách tính Dấu kỳ Kế thừa


vọng

lời tài sản (2007), Cho và Chung


(2022)

LEV Đòn bẩy tài Tổng nợ/ tổng tài sản + Chen (2007), Trần Thị
chính Giang Tân (2009), Li và
cộng sự (2021)

GROWTH Tốc độ tăng (Doanh thu bán hàng năm - Yang (2005),
trưởng doanh t - Doanh thu bán hàng Kusumaningtyas (2019)
thu bán hàng năm t-1)/ Doanh thu bán
hàng năm t

Nhóm biến kiểm soát liên quan đến Cơ cấu sở hữu doanh nghiệp

OWN_MNG Tỷ lệ sở hữu của Tổng cổ phần sở hữu bởi + Alves (2012), Kazemian
BGĐ BGĐ/Số cổ phần hiện và Sanusi (2015), Nguyễn
hành Thị Hồng Nhung (2017)

OWN_STATE Tỷ lệ sở hữu nhà Tổng cổ phần sở hữu bởi + Alves (2012), Kazemian
nước nhà nước/Số cổ phần hiện và Sanusi (2015)
hành

Nguồn: Nhóm tác giả (2023)


3.3. Kỹ thuật sử dụng
Các nghiên cứu trước đây của Gul, Lynn và Tsui (2002), Lin và Yang (2006), Ji,
Ahmed và Lu (2015) sử dụng kỹ thuật ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất (OLS - Ordinary Least Square) có kiểm soát hiệu ứng cố định theo năm và ngành.
Bài nghiên cứu cũng sẽ kế thừa bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy này cho mô hình
nghiên cứu.
Để đảm bảo hiệu quả ước lượng của mô hình, việc kiểm tra các khuyết tật của mô
hình bao gồm đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan là tối quan trọng. Bài
nghiên cứu lần lượt sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF để kiểm tra đa cộng tuyến,
kiểm định phương sai thay đổi Breusch-Pagan, và tự tương quan chuỗi bằng kiểm định
50

Wooldridge để kiểm tra các vi phạm giả định về mô hình hồi quy cổ điển. Nhóm tác giả
còn tiến hành kiểm tra chặt chẽ mối quan hệ giữa các biến bằng cách sử dụng ma trận
tương quan.
Để khắc phục các khuyết tật của mô hình, phương pháp hồi quy sai số chuẩn mạnh
(OLS - robust standard errors) và ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi
(FGLS - feasible generalized least squares estimators) sẽ được sử dụng để khắc phục các
lỗi và đảm bảo tính vững của mô hình.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tập trung vào 708 công ty phi tài chính được niêm
yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2021. Nghiên
cứu lựa chọn giai đoạn ổn định từ năm 2010 trở về sau, tức sau giai đoạn khủng hoảng
kinh tế toàn cầu năm 2008 nhằm tránh những ảnh hưởng bất thường từ hoạt động quản trị
lợi nhuận của nhà quản trị suốt thời kỳ suy thoái, và giảm thiểu tác động tiêu cực của các
yếu tố vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể, cơ hội thao túng lợi nhuận của các nhà quản
trị được dự đoán kém hơn trong giai đoạn này (Zalata và các cộng sự, 2018) và sự không
ổn định trong các chính sách của nhà nước, tâm lý thị trường,... cũng ảnh hưởng tiêu cực
đến tình hình tài chính bên trong của doanh nghiệp (Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính,
2009). Dữ liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp được thu nhập từ FinnPro kết hợp
với thông tin về đặc điểm BKS, KTĐL và cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp được truy xuất
từ báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, và nghị quyết cổ đông được công bố tại
Vietstock.
Về phương pháp xử lý dữ liệu, nghiên cứu loại bỏ những công ty niêm yết không đủ
điều kiện bao gồm các định chế tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ,... do cách
ghi chép báo cáo tài chính đặc thù và phức tạp; loại bỏ ngành có ít hơn 15 công ty-năm
quan sát; loại bỏ các quan sát không có đầy đủ dữ liệu của các biến; loại bỏ quan sát có
giá trị bất thường (outliers) có giá trị bé hơn mức 1% hoặc lớn hơn 99%. Kết quả của quá
trình xử lý thu được bộ dữ liệu bao gồm 3,630 quan sát của 180 công ty niêm yết trong 11
năm (giai đoạn từ 2010-2021). Thống kê tỷ trọng các ngành trong bộ dữ liệu được thể
hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.3 - Thống kê tỷ trọng các ngành trong dữ liệu nghiên cứu
51

STT Ngành Tỷ trọng (%)

1 Nguyên vật liệu 13,25

2 Công nghiệp 45,49

3 Hàng tiêu dùng 14,97

4 Dược phẩm và Y tế 3,5

5 Dịch vụ tiêu dùng 6,42

6 Tiện ích cộng đồng 6,28

7 Tài chính 9,7

8 Công nghệ thông tin 0,38

Tổng 100
Nguồn: Nhóm tác giả, 2023
52

Sơ kết chương 3:
Nhóm tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết được đề
xuất trước đó. Dựa trên cơ sở lý thuyết, bài nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề
xuất và giải thích chi tiết cách tính toán, ý nghĩa các biến trong mô hình bao gồm biến phụ
thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát. Phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ
nhất (OLS) được sử dụng để chạy ước lượng ban đầu, thông qua các kiểm định tối quan
trọng để phát hiện các vi phạm về giả định mô hình hồi quy cổ điển, nghiên cứu sử dụng
phương pháp hồi quy sai số chuẩn mạnh (OLS robust standard errors) và ước lượng bình
phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để đảm bảo tính vững và khắc khục các khuyết
tật của mô hình. Quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện trên bộ dữ liệu bao gồm 3.630
quan sát của 603 công ty niêm yết trên 2 sàn chứng khoán lớn HOSE và HNX trong giai
đoạn từ năm 2010 đến 2021. Các kết quả nghiên cứu của mô hình sẽ được trình bày ở
chương sau.
53

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thống kê mô tả
4.1.1. Biến phụ thuộc
Bảng 4.4 - Thống kê mô tả các biến chất lượng BCTC

Độ lệch Giá trị cực Giá trị cực


Tên biến Số quan sát Trung bình
chuẩn tiểu đại

FRQ1 3.630 -0,086 0,073 -0,649 0

FRQ2 3.630 -0,087 0,075 -0,647 0

FRQ3 3.630 -0,087 0,075 -0,642 0


Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 17 của nhóm tác giả, 2023
Thống kê mô tả các biến phụ thuộc của ba mô hình được thể hiện chi tiết qua bảng
4.1. Trong đó, FRQ1, FRQ2 và FRQ3 lần lượt là các biến phụ thuộc đại diện cho ngược
chiều mức độ quản trị lợi nhuận thông qua các khoản dồn tích bất thường.
Nhìn chung, ba biến FRQ1, FRQ2 và FRQ3 trong mô hình giá trị cực tiểu và giá trị
cực đại xấp xỉ gần bằng nhau. Điều này cho thấy sự nhất quán về mặt kết quả trong cả ba
cách xác định giá trị biến phụ thuộc đo lường chất lượng BCTC thông qua hạn chế hành
vi quản trị lợi nhuận. Số liệu cho thấy không có sự cách biệt quá lớn giữa giá trị trung
bình ở các biến này, trong đó biến FRQ1 ghi nhận giá trị trung bình cao nhất là -0,086 và
biến FRQ2, FQR3 ghi nhận giá trị trung bình thấp hơn là -0,087. So sánh với kết quả
nghiên cứu khác trên thế giới, tiêu biểu như của Feng Chen và Ole-Kristian Hope (2011)
ghi nhận giá trị từ -0,1 đến -0,047, ta nhận thấy chất lượng BCTC của Việt Nam còn thấp
hơn tương đối nhiều so với mặt bằng chung của các thị trường mới nổi trên thế giới.
54

4.1.1.1. Thực trạng chất lượng BCTC giữa 2 nhóm doanh nghiệp được kiểm toán
bởi Big 4 và không được kiểm toán bởi Big 4

Hình 4.6 - Giá trị trung bình các biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2 và FRQ3 phân
theo nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 và nhóm doanh nghiệp không
được kiểm toán bởi Big 4 trong giai đoạn 2010-2021
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Excel 2016 của nhóm tác giả, 2023
Hình 4.1 mô tả biến động của ba biến phụ thuộc đo lường chất lượng BCTC của ba
mô hình giữa doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 và được kiểm toán bởi các đơn vị
khác trong giai đoạn từ 2010 đến 2021. Nhìn chung, các doanh nghiệp được kiểm toán
bởi Big 4 có trung bình khoản dồn tích bất thường thấp hơn đáng kể so với các doanh
nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, đồng nghĩa rằng BCTC của nhóm doanh nghiệp
được kiểm toán bởi Big 4 có chất lượng cao hơn. Quan sát hình vẽ qua từng năm cho thấy
giá trị ngược chiều trung bình khoản dồn tích bất thường của các doanh nghiệp không
được kiểm toán bởi Big 4 nhìn chung không có sự biến động đáng kể trong giai đoạn
2010-2020 khi đạt giá trị trong khoảng từ -0,08 đến -0,12. Bên cạnh đó, nhóm nhận thấy
giá trị trung bình các khoản dồn tích của của các doanh nghiệp được kiểm toán bởi một
trong bốn công ty Big 4 lại có sự biến động mạnh trong giai đoạn 2010-2012 và 2017-
2019. Tuy nhiên, ở cả 2 nhóm doanh nghiệp, giai đoạn 2020-2021 chứng kiến sự biến
động đáng kể khi giá trị trung bình của cả ba biến đều giảm xuống rõ rệt, đồng nghĩa với
55

chất lượng BCTC bị sụt giảm mạnh trong giai đoạn này. Lý giải cho sự sụt giảm chất
lượng BCTC trong giai đoạn sau năm 2020 là vì ảnh hưởng của hậu đại dịch COVID-19
khiến tình hình kinh doanh của DN không ổn định. Hiệp hội kế toán viên công chúng Anh
Quốc (2023) đã dự đoán rằng các nhà quản trị có xu hướng thực hiện thủ thuật “Big Bath
Accounting”, tức làm chi phí trong năm kinh doanh thua lỗ cao hơn để ghi nhận chi phí
thấp và lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Từ hình vẽ, trên thang đo khả năng hạn chế QLTN, ta nhận thấy chất lượng BCTC
của nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 tốt hơn so với nhóm còn lại. Các
nghiên cứu của Beasley và cộng sự (2010), Joseph và Albert (2004), Saleh và cộng sự
(2007) cùng cho rằng các doanh nghiệp được kiểm soát bởi Big4 có chất lượng kiểm toán
cao hơn, đồng nghĩa với việc hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận tốt hơn doanh nghiệp
được kiểm toán bởi các đơn vị khác (Ahmad và cộng sự, 2010). Đồng thời, việc lựa chọn
công ty kiểm toán có đầy đủ năng lực cũng được khuyến nghị theo nguyên tắc số 7.6
trong Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo Thông lệ Tốt nhất của Việt Nam (Tổ chức Tài
chính Quốc tế, 2017).
4.1.1.2. Thực trạng chất lượng BCTC chia theo ngành

Hình 4.7 - Giá trị trung bình các biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2 và FRQ3 phân
theo ngành trong giai đoạn 2010-2021
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Excel 2016 của nhóm tác giả, 2023
Dựa theo mẫu dữ liệu của bài nghiên cứu, quan sát kết quả thu được từ hình 4.2,
nhóm nhận thấy nhóm ngành Tiện ích cộng đồng, Dược phẩm và y tế có giá trị trung bình
56

của các biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2 và FRQ3 là cao nhất, đồng nghĩa với việc các BCTC
của công ty thuộc nhóm ngành này có chất lượng cao hơn so với các ngành khác. Ngược
lại, nhóm ngành Công nghệ thông tin và Tài chính có giá trị trung bình ba biến trên thấp
nhất tương ứng với việc các BCTC được công bố của các công ty thuộc 2 nhóm ngành
này có chất lượng thấp nhất.
Đối với nhóm ngành Công nghệ thông tin, chất lượng BCTC có chất lượng kém do
cách ghi nhận chi phí đặc thù so với các ngành công nghiệp sản xuất. Khác với tính chất
vật lý của hàng hóa doanh nghiệp sản xuất, hàng hóa của ngành Công nghệ phần lớn là vô
hình, chỉ có thể đo lường dựa trên ước tính chi phí có thể tạo ra cho khách hàng (ví dụ
như mạng viễn thông, phần mềm vi tính,…). Trong cuốn “The End of Accounting”, giáo
sư Baruch Lev nhận định rằng BCTC dần trở nên kém hữu dụng đối với các quyết định về
thị trường vốn. Trong trường hợp các công ty kỹ thuật số, điều này được giải thích rằng
hệ thống kế toán tài chính không thể nắm bắt được nguyên tắc tạo nên giá trị cho các công
ty kỹ thuật số: tăng lợi nhuận theo quy mô cho tài sản vô hình, nên BCTC thường kém giá
trị và độ tin cậy sẽ không cao. Không những vậy, với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng
của các sản phẩm công nghệ trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, các công ty sẽ khó thích ứng
kịp với các nguyên tắc cân đối kế toán, cũng như ghi nhận doanh thu trong BCTC (đặc
biệt ở những thị trường non trẻ như Việt Nam). Chính vì thế, đây cũng là động cơ để các
nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN nhằm thu hút vốn đầu tư.
Đối với nhóm ngành Tài chính, vì mẫu dữ liệu nghiên cứu trên các công ty phi tài
chính nên các định chế tài chính như ngân hàng, bảo hiểm,… đã bị loại bỏ. Theo phân
ngành ICB (Industry Classification Benchmark), mẫu nghiên cứu chỉ còn lại những doanh
nghiệp phần lớn thuộc nhóm ngành Bất động sản (BĐS). Số liệu của Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến nay, thu hút FDI cả nước đạt hơn 440,5 tỷ
USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực BĐS đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư
(Cổng thông tin tài chính, 2023). Điều này cho thấy sức hút của ngành BĐS với thị trường
vốn. Bên cạnh đó, các doanh này còn thường tận dụng chi phí lãi vay để đầu tư vào các
dự án, đồng thời đóng vai trò như “lá chắn thuế” của DN (Võ Minh Long, 2017). Vòng
tuần hoàn giữa sức ép từ việc chi trả lãi vay và liên tục vay để đầu tư khiến các nhà quản
lý tìm cách cải thiện các chỉ số trên BCTC. Điều này nhằm tạo danh tiếng tốt với các bên
cho vay, đạt được chi phí lãi vay nhất định, đồng thời đảm bảo DN sẽ không rơi vào tình
trạng kiệt quệ tài chính do thiếu vốn. Hơn nữa, việc siết chặt chính sách tín dụng đối với
lĩnh vực kinh doanh BĐS của Chính phủ cũng là động cơ khiến nhà quản lý thực hiện
57

QTLN. Các nguyên do trên lý giải cho sự sụt giảm về chất lượng BCTC trong ngành
BĐS.
Đối với nhóm ngành Dược phẩm y tế và Tiện ích cộng đồng, nhóm ngành này vì
nhận được đầu tư và quan tâm của nhà nước nên hoạt động kiểm toán được thực hiện
nghiêm túc hơn. Tại Việt Nam, các cuộc kiểm toán, đánh giá đối với hoạt động của các
nhà cung cấp và nhà thầu dược phẩm được lặp đi lặp lại nhiều lần làm nâng cao chất
lượng kiểm soát nội bộ và cải thiện chất lượng BCTC. Ngoài ra, kiểm toán nhà nước cũng
chú ý đến nhóm ngành về y tế công cộng đặc biệt là đối với lĩnh vực kiểm toán chất thải
y tế.
4.1.2. Biến độc lập và biến kiểm soát
Nhằm phục vụ cho việc thực hiện phân tích hồi quy, nhóm tiến hành thống kê mô
tả các biến đề xuất sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Kết quả thống kê được thể hiện chi
tiết qua bảng 4.2.
Bảng 4.5 - Thống kê mô tả các biến độc lập và biến kiểm soát chưa lấy logarit

Số quan Trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn


Tên biến
sát bình chuẩn nhất nhất

AUBIG4 3.630 0,208 0,406 0 1

SBSIZE 3.630 3,003 0,321 3 5

SBTEN 3.630 7,060 4,3378 0 38

SBGEN 3.630 0,463 0,317 0 1

SBEXP 3.630 0,271 0,310 0 1

SBIDP 3.630 0,166 0,372 0 1

ROA 3.630 0,164 0,153 0 0,734

CFOA 3.630 0,055 0,131 -0,688 0,704

LEV 3.630 0,090 0,128 0 0,787

GROWTH 3.630 0,167 1,211 -0,953 48,802

LNSIZE 3.630 27,154 1,332 23,708 31,264


58

OWN_MNG 3.630 0,0634 0,112 0 0,854

OWN_STATE 3.630 0,167 0,238 0 0,830


Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 17 của nhóm tác giả, 2023
Biến AUBIG4 thể hiện lựa chọn đơn vị kiểm toán, với khoảng dao động từ 0 đến 1
và giá trị trung bình 0,208 tức 20,8% các doanh nghiệp lựa chọn đơn vị kiểm toán thuộc 1
trong 4 công ty kiểm toán KPMG, E&Y, Deloitte, PwC. Ở nước phát triển như Pakistan,
nghiên cứu của Zandi và cộng sự (2019) trên 220 công ty phi tài chính được niêm yết cho
thấy có gần 40% doanh nghiệp niêm yết lựa chọn Big 4 làm đơn vị kiểm toán độc lập.
Hay tại nước đã phát triển như Mỹ, báo cáo của Hallas (2022) đưa ra kết quả của 6.652
công ty đại chúng đã đăng ký tại Ủy ban chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) rằng số
lượng công ty lựa chọn đơn vị KTĐL là Big 4 đạt xấp xỉ 45%. Từ so sánh trên, ta thấy
việc lựa chọn đơn vị kiểm toán thuộc Big 4 ở Việt Nam còn khá thấp.
Quy mô của các thành viên BKS được thể hiện thông qua biến SBSIZE. Giá trị
trung bình của biến này là 3,000 với độ lệch chuẩn có giá trị là 0,324. Giá trị dao động từ
3 đến 5, điều này hoàn toàn hợp lý với số lượng BKS theo yêu cầu của Điều 65, Luật
Doanh nghiệp 2020 về số lượng BKS trong doanh nghiệp.
Thâm niên hoạt động trung bình của các thành viên BKS được biểu diễn qua biến
SBTEN. Kết quả cho thấy biến có giá trị trung bình là 7,06 và độ lệch chuẩn có giá trị là
4,338. Để hạn chế việc xuất hiện sự chênh lệch quá lớn giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung
bình dẫn đến một số hệ số hồi quy không có ý nghĩa hoặc làm sai lệch kết quả nghiên cứu,
nhóm đã thực hiện lấy logarit biến TEN.
Biến SBGEN thể hiện tỷ lệ thành viên là nữ trong BKS. Tỷ lệ này có độ lệch chuẩn
là 0,318 và giá trị dao động trong khoảng từ 0 đến 1. Bảng mô tả cũng cho thấy, số lượng
thành viên nữ trong BKS chiếm số lượng lớn, khi tỷ lệ đạt trung bình xấp xỉ 0,462, tức
trung bình 46,24% thành viên thuộc BKS là nữ. Điều này cho thấy tỷ lệ giới tính BKS ở
các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam khá đồng đều giữa 2 giới.
Biến SBEXP biểu hiện cho tỷ lệ thành viên trong BKS có chuyên môn tài chính-kế
toán. Tỷ lệ này là có độ lệch chuẩn là 0,313 và mang giá trị trung bình khoản 0,2756.
Điều này đồng nghĩa rằng trung bình 27,56% thành viên BKS có chuyên môn về tài
chính-kế toán.
Tỷ lệ thành viên độc lập được biểu diễn qua biến SBIDP. Biến chạy trong khoảng
từ 0 đến 1 và có độ lệch chuẩn là 0,373. Giá trị trung bình của biến IDP là 0,168, tức
59

trung bình 16,77% doanh nghiệp có tỷ lệ thành viên BKS độc lập theo nguyên tắc đa số
(trên 51%).

4.2. Ma trận tương quan


Bảng 4.3 cho thấy mối tương quan giữa các biến được bài nghiên cứu sử dụng.
Nhìn chung, ba biến phụ thuộc đo lường chất lượng BCTC FRQ1, FRQ2 và FRQ3 đều có
mối tương quan dương đối với các biến còn lại ngoại trừ ba biến là SBEXP, ROA và
GROWTH. Đề tài sử dụng 3 thước đo khác nhau đối với hành vi quản trị lợi nhuận do đó
mối tương quan giữa ba biến phụ thuộc này rất cao, cụ thể: tương quan giữa FRQ1 và
FRQ2 là 0,946, giữa FRQ1 và FRQ3 là 0,915, giữa FRQ2 và FRQ3 là 0,965. Điều này
hoàn toàn dễ hiểu khi cả ba biến phụ thuộc đều được tính toán trên cơ sở ngược chiều các
khoản dồn tích tự định (hay dồn tích bất thường). Tương quan giữa quy mô BKS
(SBSIZE), tỷ lệ nữ thành viên trong BKS (SBGEN) và nhiệm kì trung bình của BKS
(SBTEN) với chất lượng BCTC là tương quan dương và có ý nghĩa ở mức 5% mặc dù các
phương pháp tính toán là khác nhau. Kết quả này bổ sung minh chứng cho các giả thuyết
H2, H3, H4 mà nhóm tác giả đưa ra, cho rằng tỷ lệ nữ thành viên trong BKS (SBGEN),
quy mô BKS (SBSIZE) và nhiệm kì trung bình của BKS (SBTEN) tác động cùng chiều
đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp. Từ ma trận hệ số tương quan, ta có thể nhận
thấy mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp (LNSIZE) với đòn bẩy tài chính (LEV)
là tương quan dương với hệ số tương quan là 0,386. Đây cũng là hệ số tương quan giữa 2
biến kiểm soát có giá trị lớn nhất trong Bảng 4.3. Điều này hoàn toàn phù hợp khi các
doanh nghiệp có quy mô lớn thường sử dụng nhiều nợ để tiếp cận với những cơ hội đầu tư
lớn và tiềm năng. Các khoản nợ vay và lãi sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp
khiến doanh nghiệp trả ít thuế hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, hệ số
tương quan giữa biến độc lập AUBIG4 và quy mô doanh nghiệp (LNSIZE) có mối tương
quan lớn là 0,386. Điều này có thể được giải thích khi doanh nghiệp có quy mô lớn
thường sẽ chứng minh sự minh bạch trong báo cáo tài chính của mình thông qua việc lựa
chọn các đơn vị kiểm toán độc lập có danh tiếng (Big 4).
60

Bảng 4.6 - Ma trận tương quan

FRQ1 FRQ2 FRQ3 AUBIG SBSIZE SBTEN SBGEN SBEXP SBIDP ROA CFOA LNSIZE LEV GROW OWN_ OWN_
4 TH MNG STATE

FRQ1 1

FRQ2 0,946*** 1

FRQ3 0,915*** 0,965*** 1

AUBIG 0,043* 0,041* 0,047** 1


4

SBSIZE 0,051** 0,048** 0,047** 0,065*** 1

SBTEN 0,079*** 0,072*** 0,073*** -0,057*** 0,009 1

SBGEN 0,019 0,023 0,031 -0,076*** -0,034* -0,060*** 1

SBEXP -0,0005 -0,005 0,005 0,104*** -0,013 -0,062*** 0,134*** 1

SBIDP 0,001 0,009 0,003 0,050** 0,029 -0,028 0,069*** 0,078*** 1

ROA -0,005 -0,033* -0,032 -0,004 -0,047** -0,014 -0,063*** -0,011 -0,104*** 1

CFOA 0,083*** 0,094*** 0,1*** 0,039* 0,069*** 0,072*** -0,006 0,021 0,054** -0,285*** 1

LNSIZE 0,034* 0,029 0,033* 0,385*** 0,024 -0,077*** -0,002 0,152*** 0,156*** 0,143*** -0,06*** 1

LEV 0,025 0,024 0,024 -0,003 0,026 -0,015 -0,017 -0,012 0,077*** -0,131*** 0,02 0,386*** 1

GROW -0,034* -0,043** -0,05** -0,008 -0,008 -0,010 0,006 -0,008 0,012 -0,037* -0,052** 0,03 -0,005 1
TH

OWN_ 0,009 0,006 0,001 -0,121*** -0,034* 0,041* 0,003 -0,024 -0,106*** 0,171*** -0,088*** -0,037* -0,070*** 0,014 1
MNG

OWN_ 0,068*** 0,066*** 0,059*** -0,040* 0,086*** 0,066*** -0,045** -0,073*** 0,002 -0,06*** 0,134*** -0,023 0,164*** -0,048** -0,265*** 1
STATE
*
p < 0,05, ** p < 0,01, *** p < 0,001
Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê và tổng hợp từ phần mềm Stata 17, 2023
61

Chú thích: FRQ1 là giá trị tuyệt đối của phần dồn tích bất thường của mô hình Jones (Jones, 1991) nhân với -1; FRQ2 là giá trị tuyệt đối
của phần dồn tích bất thường của mô hình Jones điều chỉnh (Dechow và cộng sự, 1995) nhân với -1; FRQ3 là giá trị tuyệt đối của phần dồn
tích bất thường của mô hình Jones điều chỉnh kết hợp ROA (Kothari và cộng sự, 2005) nhân với -1; AUBIG4 là lựa chọn đơn vị KTĐL bằng 1
nếu DN được kiểm toán bởi Big 4 và bằng 0 nếu ngược lại; SBSIZE là quy mô BKS bằng tổng số thành viên BKS; SBTEN là thâm niên BKS
bằng logarit của trung bình thâm niên BKS; SBGEN là tỷ lệ thành viên BKS là nữ; SBEXP là tỷ lệ BKS có chuyên môn về kế - kiểm - tài
chính; SBIDP là tính độc lập của BKS bằng 1 nếu tỷ lệ BKS hoạt động tại DN khác lớn hơn 51% và bằng 0 nếu ngược lại; CFOA là dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh trong kỳ chia cho độ trễ 1 năm của tổng tài sản; LNSIZE là logarit của tổng tài sản; ROA là khả năng sinh lời bằng
lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản; LEV là đòn bẩy tài chính bằng tổng nợ chia tổng tài sản; GROWTH là tốc độ tăng trưởng doanh thu bán
hàng bằng chênh lệch doanh thu bán hàng năm t và t-1 chia doanh thu bán hành năm t; OWN_MNG là tỷ lệ sở hữu của BGĐ; OWN_STATE
là tỷ lệ sở hữu nhà nước.
62

4.3. Kiểm định mô hình


4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến
Khi giữa các biến có sự cộng tuyến cao thì rất khó tách biệt tác động riêng của
từng biến lên biến phụ thuộc. Nhằm kiểm tra liệu mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng
tuyến, nhóm sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) – một
thước đo mức độ trong đó phương sai của ước lượng OLS bị phóng đại do cộng tuyến
(Gujarati, 2011).
Bảng 4.7 - Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Biến VIF

AUBIG4 1,27

SBSIZE 1,02

SBTEN 1,02

SBEXP 1,06

SBGEN 1,04

SBIDP 1,06

CFOA 1,12

ROA 1,21

LNSIZE 1,59

LEV 1,32

GROWTH 1,01

OWN_STATE 1,15

OWN_MNG 1,14
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata 17 của nhóm tác giả (2023)
Kết quả thu được cho thấy giá trị trung bình các hệ số VIF đều nhỏ hơn 2. Trong
kiểm định mô hình với biến phụ thuộc FRQ1, FRQ2, FRQ3 trung bình các hệ số VIF có
63

giá trị 1,16 và không có giá trị dữ liệu ngoại lai vượt quá 2. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của Gujarati (2011), hệ số VIF của các biến trong mô hình nên có giá trị nhỏ hơn 2.
Ta kết luận ba mô hình lựa chọn đều không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Phương sai thay đổi không ảnh hưởng đến các tính chất không chệch và nhất quán
của các ước lượng OLS. Tuy nhiên, các ước lượng OLS trở nên không còn hiệu quả, đòi
hỏi cần có sự kiểm định. Nhóm sử dụng phương pháp Breusch–Pagan–Godfrey Test cho
giả thuyết:
H0: Phương sai sai số là bằng nhau/không đổi
H1: Phương sai sai số không bằng nhau/thay đổi
Trong kiểm định với biến phụ thuộc FRQ1, kết quả cho thấy:
- chi2(1) = 259,85
- Prob > chi2 =0,000
Trong kiểm định với biến phụ thuộc FRQ2, kết quả cho thấy:
- chi2(1) = 309,71
- Prob > chi2 =0,000
Trong kiểm định với biến phụ thuộc FRQ3, kết quả cho thấy:
- chi2(1) = 296,86
- Prob > chi2 =0,000
Cả ba kiểm định cho thấy Prob > chi2 = 0,000 đều nhỏ hơn 0,05 (mức ý nghĩa
5%). Do vậy, ta bắt buộc bác bỏ giả thiết về phương sai không thay đổi, kết luận phương
sai sai số không thuần nhất.
4.3.3. Kiểm định tự tương quan
Theo Gujarati (2011), các hạng nhiễu tương quan sẽ dẫn đến việc các ước lượng
OLS không còn BLUE nữa (ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất). Vì thế nhóm tiến
hành kiểm tra liệu hiện tượng tự tương quan có tồn tại trong ba mô hình bằng phương
pháp Wooldridge Test cho giả thuyết:
H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Kết quả kiểm định ở phụ lục 9 cho thấy:
- Mô hình sử dụng biến phụ thuộc FRQ1: Prob > F = 0,0000
- Mô hình sử dụng biến phụ thuộc FRQ2: Prob > F = 0,0000
- Mô hình sử dụng biến phụ thuộc FRQ3: Prob > F = 0,0001
64

Các kiểm định đưa ra giá trị Prob > F của ba mô hình đều nhỏ hơn 0,05 (mức ý
nghĩa 5%), tức xảy ra hiện tượng tự tương quan, ta bắt buộc bác bỏ giả thiết về tự tương
quan không xuất hiện, kết luận tự tương quan xuất hiện trong mô hình.
Tóm lại, các kiểm định giúp nhóm nhận thấy mô hình đã gặp hai khuyết tật là
phương sai sai số thay đổi và xuất hiện tự tương quan. Để khắc phục đồng thời hai hiện
tượng, phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible
Generalized Least Square - FGLS) được lựa chọn. Ước lượng FGLS nên được chọn để xử
lý hiện tượng phương sai của sai số thay đổi hay có hiện tượng tự tương quan phần dư
trong mô hình sử dụng dữ liệu bảng (Wooldridge, 2002). Đức và Thủy (2013) cũng sử
dụng ước lượng FGLS khi thực hồi quy mô hình nghiên cứu của họ.
4.4. Kết quả hồi quy
Sau khi tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình OLS, đề tài đã sử dụng hai
phương pháp ước lượng cho mô hình (1) phương pháp hồi quy sai số vững mạnh (OLS
robust standard errors) và (2) phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả
thi (FGLS - Feasible Generalized Least Square) với hiệu ứng cố định ngành và năm. Kết
quả hồi quy sai số vững mạnh (OLS robust standard errors) được thể hiện ở Phụ lục 3 đã
khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi làm các hệ số ước lượng bị chệch trong mô
hình OLS. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình. Do
đó, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả
thi (FGLS) để ước lượng mô hình hồi quy và đọc kết quả (Bảng 4.5). Kết quả hồi quy của
nhóm tác giả ở 2 phương pháp nêu trên không có nhiều sự khác biệt, tuy nhiên, FGLS là
phương pháp tối ưu nhất giúp khắc phục cả hai khuyết tật của mô hình là hiện tượng
phương sai thay đổi và tự tương quan, đồng thời kết quả mô hình FGLS cũng giải thích
nhiều hơn sự tác động của các biến độc lập và biến kiểm soát đến biến phụ thuộc (Kết quả
của mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh OLS được trình bày tại Phụ lục 2).
65

Bảng 4.8 - Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối
thiểu tổng quát khả thi (FGLS)

(1) (2) (3)


TÊN BIẾN FRQ1 FRQ2 FRQ3
0,00629* 0,00632* 0,00687**
AUBIG4
(0,00336) (0,00344) (0,00346)
0,00738** 0,00662* 0,00668*
SBSIZE
(0,00375) (0,00384) (0,00386)
0,00499** 0,00390 0,00485*
SBTEN
(0,00247) (0,00253) (0,00254)
0,00734* 0,00822** 0,0100**
SBGEN
(0,00389) (0,00398) (0,00400)
-0,00159 -0,00178 -0,000115
SBEXP
(0,00423) (0,00433) (0,00435)
0,00130 0,000726 -0,00145
SBIDP
(0,00335) (0,00343) (0,00345)
0,00505 -0,00870 -0,00709
ROA
(0,00902) (0,00924) (0,00928)
0,0311*** 0,0354*** 0,0409***
CFOA
(0,00988) (0,0101) (0,0102)
0,00278** 0,00286** 0,00288**
LNSIZE
(0,00121) (0,00124) (0,00125)
0,00768 0,00355 0,00440
LEV
(0,0110) (0,0112) (0,0113)
-0,00102 -0,00169* -0,00215**
GROWTH
(0,000992) (0,00102) (0,00102)
0,0280** 0,0287** 0,0237*
OWN_MNG
(0,0118) (0,0120) (0,0121)
0,0160*** 0,0154*** 0,0130**
OWN_STATE
(0,00562) (0,00576) (0,00579)
-0,222*** -0,221*** -0,225***
Constant
(0,0342) (0,0350) (0,0352)
Số quan sát 3.630 3.630 3.630
Cố định năm Có Có Có
Cố định ngành Có Có Có
Hệ số trong ngoặc đơn “()” là phương sai chuẩn và *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1
Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê dữ liệu bằng phần mềm Stata 17, 2023
66

4.4.1. Kết quả hồi quy các biến độc lập


Kết quả của nghiên cứu về ảnh hưởng của KTĐL đến chất lượng BCTC cho thấy
việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập thuộc Big 4 (AUBIG4) có tác động tích cực đối
với chất lượng báo cáo tài chính qua cả ba mô hình đo lường chất lượng báo cáo tài chính
và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%. Sở dĩ tồn tại mối quan hệ cùng chiều này là do
với tư cách là các công ty kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán thuộc Big 4 cần đảm
bảo danh tiếng của mình bằng cách trung thực trong hoạt động kiểm toán từ đó có thể
nâng cao tính minh bạch, trung thực và chất lượng của BCTC (Arioglu, 2019; Francis và
Wang, 2008). Hoạt động KTĐL phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán. Chính vì vậy, kiểm toán viên từ các
đơn vị KTĐL Big 4 giữ vai trò then chốt trong việc đưa ra ý kiến khách quan về việc liệu
BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán có được lập và trình bày một cách trung thực và
hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp so với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC
đang được áp dụng hay không. Từ đó tạo ra sự ràng buộc đối với doanh nghiệp trong việc
lập và trình bày BCTC, đảm bảo chất lượng BCTC. Kết quả này tương tự Becker và các
cộng sự (1998), Cho và Chung (2022), Kim và cộng sự (2003), Fan và Wong (2005),
Kinney và Martin (1994), Komal và cộng sự (2021).
Đối với kết quả nghiên cứu về đặc điểm BKS tới chất lượng BCTC, bảng 4.5 cho
thấy trong số 5 biến độc lập được đưa vào mô hình về đặc điểm của BKS thì có 3 biến có
ý nghĩa thống kê đó là quy mô ban kiểm soát (SBSIZE), tỷ lệ thành viên nữ trong ban
kiểm soát (SBGEN), thâm niên trung bình của thành viên ban kiểm soát (SBTEN). Về
dấu kỳ vọng, hệ số hồi quy của cả ba biến này đều mang dấu dương đúng với giả thuyết
H2, H3, H4 tương ứng mà nhóm tác giả đặt ra. Nhìn chung, kết quả của 3 mô hình nghiên
cứu được sử dụng tương ứng với ba cách đo lường chất lượng báo cáo tài chính khác nhau
cho ra nhiều điểm tương đồng về sự tác động của các đặc điểm thành viên BKS. Cụ thể:
Đối với biến quy mô của BKS (SBSIZE), kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ
cùng chiều giữa số lượng thành viên trong BKS và chất lượng báo cáo tài chính ở cả ba
mô hình đo lường quản lý thu nhập theo 3 thước đo. Biến SBSIZE có ý nghĩa thống kê ở
mức 5% đối với biến phụ thuộc FRQ1 được đo lường bởi Jones (1991) và có ý nghĩa ở
mức 10% đối với hai mô hình (2) và (3). Chính vì thế, bài nghiên cứu chấp nhận giả
thuyết H2. Điều này cho thấy quy mô BKS càng lớn thì càng nâng cao chất lượng báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm nghiên cứu của Klein (2002) cho thấy
rằng quy mô ban kiểm soát càng lớn thì chất lượng báo cáo tài chính càng được cải thiện.
Kết quả của nghiên cứu cũng trùng khớp với Yang và Krishnan (2005), Lin và cộng sự
67

(2006), Lin và Hwang (2010). Ở Việt Nam, Ngô Nhật Phương Diễm và các cộng sự
(2021) cũng đã chỉ ra kết quả đồng nhất khi cho rằng những công ty niêm yết có ban kiểm
soát với nhiều thành viên thì hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà quản lý giảm đáng kể.
Tại các doanh nghiệp Việt Nam, BKS được xem là một cơ chế giám sát hiệu quả để các
nhà quản lý giảm thiểu các hành vi gian lận trong BCTC bởi BKS đóng vai trò cao nhất
trong “Mô hình 4 tuyến phòng vệ rủi ro của doanh nghiệp”, đồng thời BKS phải tuân thủ
theo các chức năng giám sát tại Luật Doanh Nghiệp 2020. Do đó, số lượng thành viên của
ban kiểm soát càng nhiều thì việc kiểm soát và giám sát càng hiệu quả, nói cách khác môi
trường làm việc tập thể trong cơ cấu BKS sẽ cải thiện tính hiệu quả của việc giám sát hoạt
động của nhà quản trị từ đó hạn chế tối đa hành vi gian lận của họ trong BCTC, làm nâng
cao chất lượng BCTC. Tuy nhiên, kết quả của nhóm tác giả lại có sự khác biệt với một số
nghiên cứu không thừa nhận mối quan hệ giữa quy mô BKS và quản lý thu nhập (Xie và
các cộng sự, 2003; Bédard và cộng sự, 2004; Abbott và cộng sự, 2006).
Tỷ lệ thành viên nữ trong ban kiểm soát (SBGEN) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
đối với mô hình sử dụng biến phụ thuộc là FRQ1. Tuy nhiên lại có ý nghĩa thống kê ở
mức 5% đối với hai mô hình (2) và (3). Hệ số hồi quy ở cả 3 mô hình đều mang dấu
dương cho thấy sự hiện diện của nữ kiểm soát viên trong BKS nâng cao chất lượng
BCTC, điều này phù hợp với giả thuyết H3 mà nhóm tác giả đã đề ra. Kết quả này càng
ủng hộ các lý thuyết về vai trò của nữ giới trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp vì
phụ nữ có xu hướng thận trọng hơn trong việc ghi nhận thông tin BCTC và trung lập hơn
so với nam giới trong việc đưa ra quyết định đạo đức trong hành vi của họ từ đó hoạt
động giám sát của nữ kiểm soát viên có xu hướng cải thiện chất lượng BCTC. Tác động
cùng chiều của tỷ lệ thành viên nữ trong BKS lên chất lượng báo cáo tài chính mà nghiên
cứu chỉ ra có nét tương đồng với Panzer và Muller (2015), Halpern (2000), Alqatan
(2019), Gul và các cộng sự (2007), Li và các cộng sự (2021). Tuy nhiên, kết quả của mô
hình lại trái ngược với nghiên cứu của Kusumaningtyas và các cộng sự (2019), Sun và các
cộng sự (2011) khi cho rằng giới tính của BKS không có vai trò gì trong việc cải thiện
chất lượng BCTC.
Nhiệm kỳ trung bình của thành viên BKS (SBTEN) ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng BCTC với mức ý nghĩa 5% đối với mô hình (1) và có ý nghĩa ở mức 10% đối với
mô hình (3). Kết quả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H4. Điều này cho thấy kinh nghiệm
làm việc với vai trò kiểm soát viên càng dài càng cải thiện việc giám sát hành vi báo cáo
sai lệch của ban lãnh đạo công ty, hay nói cách khác sẽ làm tăng chất lượng BCTC. Thời
gian giữ nhiệm kỳ của kiểm soát viên góp phần nâng cao kiến thức cụ thể về công việc
68

của họ, trang bị cho họ khả năng giải quyết các thủ tục phức tạp của các bên liên quan từ
đó nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu
trùng khớp với Yang và Krishnan (2005), Pfeffer (1983), Kosnik (1990), Hermalin và
Weisbach (1991). Có thể thấy, thành viên BKS có thời gian hoạt động với vai trò kiểm
soát viên của công ty càng lâu thì họ càng có nhiều hiểu biết hơn về các hoạt động của
công ty và do đó có cơ sở để bảo vệ lợi ích của cổ đông và cải thiện hiệu quả hoạt động
của công ty tốt hơn nhờ vào việc giám sát của mình (Kosnik, 1990; Hermalin và
Weisbach, 1991). Tuy nhiên các lập luận trên lại khác biệt với kết quả mô hình (2) được
đo lường bởi Dechow và cộng sự (1995) vì kết quả cho thấy chưa có đủ bằng chứng để
kết luận nhiệm kỳ của BKS có tác động tích cực đến chất lượng BCTC. Kết quả này cũng
có nét tương đồng với Trần Hữu Cảnh (2020) khi cho rằng thâm niên sẽ không có ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC.
Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét sự ảnh hưởng của tỷ lệ thành viên BKS có
chuyên môn kế toán - tài chính (SBEXP) và tỷ lệ thành viên BKS độc lập (SBIDP) đến
chất lượng BCTC. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa tìm ra mối quan hệ đáng kể để kết luận
sự ảnh hưởng của hai biến độc lập trên đến tính minh bạch của BCTC ở cả 3 thước đo
FRQ1, FRQ2, FRQ3. Điều này đồng nghĩa với giả thuyết H5 và H6 không được chấp
nhận. Kết quả thực nghiệm chưa thể chứng minh rằng các thành viên BKS có chuyên môn
về tài chính - kế toán sẽ làm giảm chất lượng báo cáo tài chính. Điều này trùng khớp với
Carcello và các cộng sự (2008), Sun và các cộng sự (2011), Sun và Lan (2014). Lý giải
cho sự khác biệt này là do việc tiết lộ lý lịch về chuyên môn kế toán - tài chính của kiểm
soát viên tại Việt Nam là tự nguyện và chưa có tiêu chuẩn khai báo cụ thể về yêu cầu
bằng cấp, chứng chỉ. Do đó, việc nhóm tác giả sử dụng những kết quả được thu thập trong
BCTC niêm yết cũng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cũng chưa tìm thấy bằng chứng thực
nghiệm chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa tính độc lập của BKS và chất lượng báo
cáo tài chính. Kết quả này tương đồng với Kusnadi và các cộng sự (2016). Ngoài ra,
nghiên cứu của Klein (2002) cũng cho rằng sẽ không có sự khác biệt đáng kể về chất
lượng báo cáo tài chính đối với BKS có tất cả các kiểm soát viên độc lập so với những
BKS có đa số kiểm soát viên độc lập. Điều này phù hợp với điều kiện nghiên cứu của đề
tài tại thị trường Việt Nam khi hầu hết các doanh nghiệp được niêm yết tại Việt Nam đều
đã có đa số kiểm soát viên độc lập trong BKS.
4.4.2. Kết quả hồi quy các biến kiểm soát
Các biến kiểm soát nhóm tác giả đưa vào mô hình hồi quy được chia thành hai
nhóm (1) Nhóm biến kiểm soát về tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm: khả
69

năng sinh lời (ROA), quy mô doanh nghiệp (LNSIZE), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
(CFOA), đòn bẩy tài chính (LEV) và tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng (GROWTH);
(2) Nhóm biến kiểm soát về sở hữu của doanh nghiệp bao gồm: Sở hữu nhà nước
(OWN_STATE) và sở hữu của ban giám đốc (OWN_MNG). Trong số 7 biến kiểm soát ở
2 nhóm này có 5 biến có ý nghĩa thống kê. Cụ thể:
Đối với nhóm biến kiểm soát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, biến quy mô
doanh nghiệp (LNSIZE) mang dấu dương và có ý nghĩa ở mức 5% ở cả 3 mô hình trương
ứng với 3 thước đo chất lượng BCTC. Sự chú ý của thị trường sẽ đổ dồn vào các công ty
có quy mô lớn, do đó để tăng tính minh bạch trong báo cáo tài chính, các công ty lớn có
xu hướng khai báo đúng lợi nhuận thực tế trong báo cáo tài chính và nhà quản trị cũng có
xu hướng giảm thiểu hành vi gian lận thông qua BCTC của mình. Kết quả trùng khớp với
các nghiên cứu của Mardessi và Fourati (2020), Chen và các cộng sự (2007), Watts và
Zimmerman (1986). Hệ số thể hiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFOA) mang dấu
dương, có ý nghĩa ở mức 1% ở cả 3 mô hình. Điều này có nghĩa có nghĩa là khi khả năng
tạo ra tiền từ nội tại hoạt động doanh nghiệp càng lớn thì các nhà quản lý của công ty đó
càng ít phải điều chỉnh thông tin trong BCTC, bởi đã đáp ứng các nhu cầu trả nợ, chia cổ
tức cho cổ đông hay gia tăng đầu tư. Kết quả chứng minh dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh càng lớn thì chất lượng BCTC cũng được cải thiện. Điều này trùng khớp với các
nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (1995), Chen và các cộng sự (2007), Lobo và
Zhou (2006), Cho và Chung (2022). Biến GROWTH cho thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng và chất lượng báo cáo tài chính ở mô hình (2)
và (3), tức khi doanh thu tăng trưởng thì chất lượng BCTC bị sụt giảm. Điều này có thể
được giải thích rằng khi doanh thu tăng đồng nghĩa với chi phí và khoản phải thu khách
hàng tăng, nếu không quản trị tốt dễ dẫn đến tình trạng nợ xấu, hậu quả làm cho lợi nhuận
bị sụt giảm. Sự thay đổi về nguồn vốn lưu động cũng là nguy cơ để các nhà quản trị thực
hiện thao túng lợi nhuận trong trường hợp quản trị không tốt, từ đó làm sụt giảm chất
lượng BCTC.
Sự tác động của tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp đến chất lượng tài chính thể hiện qua
hai biến kiểm soát OWN_STATE và OWN_MNG. Cả hai biến sở hữu nhà nước
(OWN_STATE) và sở hữu của ban giám đốc (OWN_MNG) đều có tác động tích cực đến
chất lượng báo cáo tài chính ở cả ba mô hình đo lường. Biến OWN_MNG có ý nghĩa ở
mức 5% ở mô hình (1) và (2) và có ý nghĩa ở mức 10% đối với mô hình (3). Điều này cho
thấy tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc càng cao thì chất lượng BCTC càng tốt vì khi này
chức năng sở hữu và quản lý được đề cập trong “Lý thuyết đại diện” gần như trùng khớp
70

(Kazemian và Sanusi, 2015). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Warfield và các
cộng sự (1995), Alves (2012), Komal và các cộng sự (2021), Cho và Chung (2022). Sở
hữu nhà nước (OWN_STATE) có tác động đáng kể đến chất lượng BCTC thông qua hệ
số hồi quy dương và mức ý nghĩa thống kê 1% và 5%. Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà
nước cao thường có xu hướng báo cáo minh bạch hơn trong BCTC vì nhà nước thường
muốn kiểm soát chặt chẽ hoạt động của ban điều hành nên điều lệ của công ty bao gồm
nhiều ưu tiên cho cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, giảm quyền hạn cho các nhà điều hành,
từ đó thông tin của BCTC sẽ được bảo đảm và đáng tin cậy hơn, hạn chế hành vi quản trị
lợi nhuận làm sai lệch BCTC.
71

Sơ kết chương 4:
Trong chương 4, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các phương pháp thống kê mô tả,
phân tích tương quan giữa các biến đo lường chất lượng BCTC với từng nhóm biến độc
lập và kiểm soát để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Ngoài ra, ở chương 4, nhóm tác giả đã tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình
như: phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến để có thể tiến hành khắc phục các
khuyết tật trên và đọc kết quả của mô hình. Thông qua phân tích từ các mô hình hồi quy
theo phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), kết quả cho
thấy các đặc điểm BKS như: quy mô ban kiểm soát (SBSIZE), thâm niên trung bình của
thành viên ban kiểm soát (SBTEN), tỷ lệ thành viên nữ trong ban kiểm soát (SBGEN) có
ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC. Ngoài ra, ở khía cạnh của bên thứ 3 là kiểm
toán độc lập, nghiên cứu tìm ra mối quan hệ tác động tích cực giữa việc lựa chọn đơn vị
kiểm toán độc lập (AUBIG4) đối với chất lượng BCTC của doanh nghiệp. Về tính mới
của đề tài, ở chương 4 đã phân tích tác động hai chiều từ chất lượng kiểm toán nội bộ của
doanh nghiệp thông qua các đặc điểm BKS và việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập đến
chất lượng BCTC và các biến được đưa vào mô hình dường như đều có ý nghĩa thống kê
và giải thích được sự tương quan cùng chiều đến chất lượng BCTC, ngoại trừ tỷ lệ thành
viên BKS có chuyên môn kế toán - tài chính (SBEXP) và tỷ lệ thành viên BKS độc lập
(SBIDP).
72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1. Kết luận
Dựa trên mẫu dữ liệu gồm 3.630 quan sát tương ứng với 603 doanh nghiệp niêm
yết trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ
ảnh hưởng của các đặc điểm ban kiểm soát và kiểm toán độc lập đến chất lượng BCTC.
Từ lý luận trên cơ sở các lý thuyết nền tảng: lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên
quan, lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết tam giác gian lận; các giả thuyết
nghiên cứu đã được đề xuất bởi nhóm tác giả từ đó tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa
các đặc điểm ban kiểm soát bao gồm: tỷ lệ thành viên nữ trong ban kiểm soát, thâm niên
trung bình của thành viên ban kiểm soát, quy mô ban kiểm soát, tỷ lệ thành viên BKS có
chuyên môn kế toán hoặc tài chính, tỷ lệ thành viên BKS độc lập. Ngoài ra, nhóm tác giả
còn nghiên cứu ảnh hưởng của KTĐL đến chất lượng BCTC. Kết quả của các mô hình
hồi quy đã giải thích một cách có ý nghĩa tác động của một số biến tuy nhiên vẫn còn các
cặp biến chưa có mối tương quan với nhau cũng như mối quan hệ phụ thuộc của các biến
đo lường chất lượng BCTC đối với các biến này chưa được giải thích.
Đầu tiên trong nhóm biến về các đặc điểm BKS, nhóm tác giả đã tìm ra bằng
chứng thực nghiệm chứng minh tác động tích cực của tỷ lệ các kiểm soát viên nữ đối với
chất lượng BCTC. Điều này nghĩa là, chất lượng BCTC sẽ được nâng cao nếu tỷ lệ nữ
kiểm soát viên trong công ty càng cao. Giả thuyết được chấp nhận giúp cải thiện độ chính
xác và tính minh bạch của thông tin tài chính nhờ thiên tính cẩn trọng của nữ giới, khẳng
định vai trò của đa dạng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong
BKS nói riêng.
Xét đến ảnh hưởng của thâm niên trung bình của các thành viên BKS, kết quả thực
nghiệm chỉ ra tác động tích cực đáng kể giữa trung bình thâm niên của kiểm soát viên và
chất lượng BCTC. Các kiểm soát viên có thâm niên càng cao có xu hướng giám sát chặt
chẽ hơn các hoạt động của ban quản lý từ đó hạn chế các hành vi làm sai lệch BCTC vì
lợi ích cá nhân.
Liên quan đến quy mô BKS, kết quả hồi quy chỉ ra rằng BKS càng có nhiều thành
viên thì chất lượng BCTC càng được nâng cao. Số lượng kiểm soát viên lớn, phạm vi
giám sát rộng hơn, chất lượng giám sát cũng được cải thiện từ đó giảm thiểu hành vi gian
lận của ban quản lý, làm nâng cao chất lượng BCTC. Các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ
phải cân nhắc và thận trọng hơn trong việc đưa ra các quyết định làm sai lệch BCTC của
công ty.
73

Ngoài ra, nghiên cứu không có bằng chứng để kết luận sự ảnh hưởng của tỷ lệ
thành viên BKS độc lập và có chuyên môn về tài chính - kế toán đến chất lượng BCTC
theo như kết quả thực nghiệm từ mô hình trong giai đoạn 2010 đến 2021. Kết quả này có
thể bị ảnh hưởng do tính đặc thù của kiểm soát viên độc lập tại Việt Nam và việc khai báo
thông tin về chuyên môn của kiểm soát viên trong BCTC của công ty niêm yết đã kiểm
toán.
Cuối cùng, đối với tác động của KTĐL đến chất lượng BCTC, nghiên cứu tìm ra
mối quan hệ tích cực đáng kể. Các doanh nghiệp được KTĐL bởi Big 4 có chất lượng
BCTC tốt hơn. Điều này trùng khớp với các nghiên cứu trước và Điều 4, Luật kiểm toán
độc lập số 67/2011/QH12 của Quốc hội khi chỉ ra rằng hoạt động KTĐL nhằm góp phần
công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh
nghiệp, tổ chức khác.
5.2. Một số khuyến nghị
5.2.1. Đối với doanh nghiệp niêm yết
Các lý thuyết nền tảng đã chỉ ra tác động to lớn của chất lượng BCTC đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều
chính sách nâng cao chất lượng BCTC để giải quyết và triệt tiêu kịp thời cơ hội và động
cơ dẫn tới hành vi báo cáo sai lệch thông tin trong BCTC của nhà quản trị.
Thứ nhất, nhằm tạo thêm nhiều động lực lành mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ
của những thành viên thuộc BKS, doanh nghiệp nên đưa ra chính sách lương thưởng hợp
lý cũng như tạo ra môi trường làm việc công bằng. Chế độ thù lao hợp lý với khả năng và
nhiệm vụ đồng nghĩa với trách nhiệm và động lực hoàn thành tốt công việc được giao phó
mà không phải lo về gánh nặng tài chính; theo đó triệt tiêu mâu thuẫn về lợi ích cá nhân,
và BKS sẽ có xu hướng thực hiện tốt nghĩa vụ giám sát. Chi tiết hơn, yếu tố thâm niên
nên được xem xét là tiêu chí cần cân nhắc để tăng lương, thưởng khi xét tới mức độ cống
hiến cho công việc qua từng năm trong một thời gian dài. Theo kết quả nghiên cứu, trung
bình thâm niên của BKS tác động cùng chiều với chất lượng BCTC; chính vì thế, nhằm
giảm thiểu hành vi gian lận trong việc báo cáo doanh thu trong BCTC làm ảnh hưởng tiêu
cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên cân nhắc tiêu chí thâm
niên khi xây dựng chính sách thù lao, lương, thưởng cho BKS để họ có thể yên tâm cống
hiến khả năng, thực hiện tốt chức trách của mình theo đúng quyền hạn và nghĩa vụ trong
tâm thế được đền đáp xứng đáng. Bên cạnh đó, đặc điểm cơ bản nhất của một môi trường
làm việc công bằng là bình đẳng giới trong phân công nhân sự, nghĩa là tỷ lệ nữ giới và
nam giới ngang bằng nhau là một dấu hiệu tích cực trong việc cải thiện chất lượng hoạt
74

động quản trị. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ cùng
chiều chiều giữa tỷ lệ thành viên BKS là nữ và chất lượng BCTC; cũng như các lý thuyết
nền trước đó đã đưa ra nhiều minh chứng cho thấy phụ nữ thường có xu hướng cẩn trọng
hơn khi đưa ra quyết định và ứng phó nhanh nhạy với các tình huống xảy ra bất ngờ. Như
vậy, BKS có tỷ lệ nữ giới cao sẽ tác động tích cực hơn đến sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp vì giúp nâng cao chất lượng thông tin trong BCTC. Tức, để củng cố chức
năng của BKS, doanh nghiệp có thể tạo lập nhiều chính sách, yêu cầu tuyển chọn khắt
khe hơn để đảm bảo đa dạng giới trong cơ cấu nhân sự.
Thứ hai, các doanh nghiệp niêm yết cần nâng cao và kiểm soát sát sao hơn các chỉ
tiêu đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn của thành viên BKS; bởi nhóm tác
giả khi thu thập dữ liệu nhận thấy phần nhiều BKS của doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu
cầu chuyên ngành được ghi nhận ở Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam. Hơn nữa,
thông tin về thành viên BKS không được cung cấp đầy đủ và cụ thể ở báo cáo thường
niên của doanh nghiệp, dẫn tới nhiều khoảng trống dữ liệu trong quá trình thu thập; đồng
thời cho thấy được mức độ quan tâm và đầu tư chưa đáng kể của doanh nghiệp đến quá
trình tuyển chọn thành viên BKS. Vì thế, để khắc chế kịp thời góc khuất của tình hình
kinh doanh cũng như sai phạm trong việc vận hành của nhà quản trị, doanh nghiệp nên
tiến hành chọn lọc BKS một cách cẩn thận thông qua việc chấp hành nghiêm quy định
pháp lý về tiêu chuẩn và điều kiện trở thành BKS được công bố ở Điều 103, Luật Doanh
nghiệp 2020.
Thứ ba, tuy chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã được xây dựng phù hợp với
đặc điểm nền kinh tế và tình hình doanh nghiệp trong nước dựa trên các chuẩn mực kế
toán, tài chính quốc tế (IAS/IFRS), giữa VAS và IAS/IFRS vẫn còn tồn đọng một vài
khác biệt đáng kể, ví dụ như nguyên tắc ghi nhận báo cáo tài chính. Điều này thứ nhất đã
ảnh hưởng không tích cực đến quá trình hội nhập của bộ phận kế toán, kiểm toán nước ta;
đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp lợi dụng các chuẩn mực ấy để thao túng lợi nhuận
trên cơ sở kế toán dồn tích. Ngoài ra, ở một vài doanh nghiệp xảy ra thực trạng thực hành
nghiệp vụ kế toán không khớp với sự thay đổi thường xuyên của các chính sách kế toán
quan trọng hay áp dụng một cách không thống nhất qua các năm. Chính vì thế, nhóm tác
giả khuyến nghị doanh nghiệp nên chuyển đổi tự động hóa các quy trình hoạt động kinh
doanh, các biểu mẫu ghi nhận nghiệp vụ phát sinh, hạch toán kế toán theo chuẩn mực
IFRS. Đây được đánh giá là giải pháp nâng cao chất lượng BCTC dài hạn, hạn chế các
hành vi gian lận của nhà quản lý, từ đó có thể nâng cao chất lượng BCTC của doanh
nghiệp.
75

Bên cạnh việc chú trọng đến nguồn lực kiểm toán nội bộ thông qua hoạt động giám
sát của BKS, doanh nghiệp cần chú trọng đến khía cạnh về KTĐL trong mô hình quản trị
hiệu quả để có thể kịp thời phát hiện và kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro phát sinh, tránh
thông tin và báo cáo tài chính không trung thực hoặc có sai sót. Doanh nghiệp nên lựa
chọn những đơn vị KTĐL có uy tín, chất lượng để đảm bảo thông tin trên BCTC được
kiểm toán một cách minh bạch rõ ràng, phục vụ lợi ích của các bên liên quan. Các công ty
KTĐL Big 4 bao gồm: E&Y, Deloitte, KPMG và PwC được đánh giá là có độ tin cậy cao
hơn, thậm chí còn mang lại lợi ích vô hình cho doanh nghiệp vì quan điểm chung của
người sử dụng BCTC là các báo cáo do các công ty thành viên của các hãng kiểm toán
nước ngoài lớn thì có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán lựa chọn Big 4 là đơn vị KTĐL còn thấp, bởi vì tại Việt Nam tồn tại
chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khá quan ngại về chi phí kiểm toán. Các doanh
nghiệp cần có định hướng lâu dài trong việc lựa chọn đơn vị KTĐL bởi vì trong dài hạn
các nhà đầu tư thường đánh giá cao và đặt nhiều niềm tin hơn vào những doanh nghiệp đã
được kiểm toán bởi Big 4 từ lâu.
5.2.2. Đối với cơ quan chức năng của Chính phủ
Kết quả của nghiên cứu cho thấy những đặc điểm về chuyên môn, giới tính, thâm
niên, và quy mô BKS có tác động đến chất lượng BCTC ở doanh nghiệp, nhóm tác giả
đưa ra một số khuyến nghị cho cơ quan chức năng Chính phủ như sau:
Thứ nhất, Cục quản lý đăng ký kinh doanh cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để kiểm soát hiện tượng đăng ký vốn khống, nâng
vốn ảo,… xảy ra trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, lợi dụng
chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính, các doanh nghiệp đã thành lập các “công ty
ma” nhằm làm lũng đoạn thị trường, thu nhập bất chính. Vì vậy, việc tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp dễ dàng tham gia vào nền kinh tế cần đi kèm với sự kiểm soát chặt chẽ vốn
điều lệ thực tế so với thời điểm đăng ký gần nhất hằng năm.
Thứ hai, nhiều nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân khiến thông tin sai lệch trong BCTC
còn tiếp diễn là từ chế tài của nước ta còn kẽ hở và chưa đủ răn đe. Cụ thể, mức quy định
xử phạt hiện nay đối với hành vi gian lận trong BCTC chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành
chính nhưng thực chất có thể xử phạt hình sự theo hướng quy về hành vi gian lận và thu
lợi bất chính vì làm sai lệch thông tin trong BCTC. Nhìn chung những tác động tiêu cực
mang lại nhiều tổn thất đến bộ phận cổ đông và nhà đầu tư trên thị trường. Như vậy, chế
tài của nhà nước Việt Nam nên được sửa đổi ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đưa ra
các biện pháp xử lý, xử phạt kiên quyết, đủ mạnh và răn đe đến doanh nghiệp. Hơn nữa,
76

để đảm bảo và củng cố được quyền lợi chính đáng của bộ phận cổ đông và giới đầu tư
trên thị trường chứng khoán, cơ chế quản lý sửa đổi cần phải nhấn mạnh yêu cầu doanh
nghiệp giải trình BCTC phải đi thẳng vào những khúc mắc tiềm ẩn nguy cơ tổn thất thay
vì giải thích một cách máy móc dựa trên số liệu công bố.
5.2.3. Đối với cổ đông và nhà đầu tư
Một trong những mối quan tâm chính và mong muốn của các nhà đầu tư là nắm
được những thông tin chính xác về thông tin tài chính trên thị trường, đặc biệt thông qua
công tác lập BCTC. Về việc lập báo cáo tài chính, thông lệ kế toán nói chung và mong
muốn của nhà đầu tư là “báo cáo tài chính phải thật đáng tin cậy”. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho các bên liên quan trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực
cho doanh nghiệp (Dáhtbayaz và cộng sự, 2018). Trên thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện nay có khoảng 90% tổng giá trị giao dịch trong ngày được đóng góp bởi các nhà đầu
tư cá nhân. Trong khi đó, tại nhiều thị trường khác trên thế giới có sự tham gia hùng mạnh
của những nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, tình trạng bất cân
xứng thông tin trên thị trường tài chính, đặc biệt là thông tin kế toán có thể gây khó khăn
cho nhà đầu tư và cổ đông theo dõi hoạt động của công ty, nhất là các nhà đầu tư cá nhân
chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa vững vàng tâm lý. Các nhà đầu tư cá nhân sẽ rất khó
khăn để nhìn nhận ra điểm bất thường trên BCTC, thay vào đó họ sẽ thường tiếp cận
thông tin về thông qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ các chuyên viên môi giới,
chuyên viên phân tích tại các công ty chứng khoán để tìm hiểu sâu hơn về tình hình doanh
nghiệp và có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Việc tìm ra các chỉ số sai lệch trong
BCTC cần một lượng kiến thức chuyên môn nhất định về kiểm toán, và thị trường tài
chính. Điều này cản trở và có thể gây ra những sai lầm vô ích đối với quyết định của các
nhà đầu tư cá nhân, từ đó làm thị trường tài chính mất đi một nguồn vốn tư nhân dồi dào.
Các nhà đầu tư cá nhân cần được tiếp cận với nguồn tin chính thống, minh bạch và chính
xác để không bị các đối tượng tung tin đồn thất thiệt tiếp cận, lừa đảo khiến họ chạy theo
đám đông và có những hoạt động mua-bán ồ ạt gây rối loạn thị trường.
Mặt khác, các nhà đầu tư tổ chức hoặc các quỹ đầu tư, các trung gian môi giới
chứng khoán có thể có những góc nhìn dài hạn hơn. Các nhà đầu tư tổ chức thường ít bị
tác động bởi hiệu ứng đám đông hơn các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia vào thị trường
chứng khoán. Khi xuất hiện các tin đồn họ sẽ bình tĩnh xử lý vấn đề, xem xét lợi hại đến
đâu mới đưa ra quyết định bán - mua cổ phiếu. Các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục
đầu tư để có thể phân tán rủi ro và cần cân nhắc tính toán một cách kỹ lưỡng trước khi
đưa ra quyết định đầu tư các nguồn lực về vốn, nhân lực và công nghệ,... cho doanh
77

nghiệp. Các nhà đầu tư tổ chức cần tận dụng nguồn lực và công cụ phân tích chuyên sâu
để dò tìm ra điểm bất thường trong BCTC của doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư, tìm
kiếm lợi nhuận tối đa.
Doanh nghiệp thường có nhiều cách gian lận trong BCTC để che mắt cổ đông như
tăng vốn ảo và phát hành cổ phiếu, trái phiếu “rác”,... Điều này xuất phát từ sự tách biệt
giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Doanh nghiệp tồn tại sự kết nối mật thiết giữa các
cổ đông, ban giám đốc, HĐQT và BKS. BKS do đại hội đồng cổ đông bầu ra với mục
đích thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều
hành công ty, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh
doanh, báo cáo tài chính. Chính vì thế, BKS đại diện cho sự quan sát, kiểm soát từ xa của
các cổ đông, giúp đảm bảo và tối đa hóa lợi ích cổ đông trong doanh nghiệp. Hội đồng cổ
đông cần cân nhắc về các đặc điểm BKS để có quyết định về cơ cấu BKS phù hợp. Các
cổ đông nên thường xuyên kiểm tra và nắm quyền chủ động đối với cấu trúc quản trị của
công ty để hạn chế tối thiểu khả năng vấn đề đại diện xảy ra trong doanh nghiệp.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Hạn chế của đề tài
Đầu tiên, vì một vài hạn chế trên nhiều khía cạnh của thông tin được công bố trên
thị trường, quá trình thu thập và xử lý dữ liệu đã xảy ra một vài khó khăn. Cụ thể hơn, bộ
dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, tức nhóm tác giả đã thu thập
từ những báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết từ năm 2010 đến năm 2021.
Như vậy, tính xác thực của dữ liệu chỉ ở mức tương đối. Ngoài ra, vì mỗi doanh nghiệp có
quy chuẩn thu thập thông tin cho báo cáo riêng, dẫn tới sự thiếu đồng đều ở các mẫu dữ
liệu thu thập được, làm giảm số lượng mẫu để phân tích của đề tài nghiên cứu.
Kế đó, bài nghiên cứu còn thiếu tính bao quát về ảnh hưởng BKS và KTĐL của
toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì mẫu dữ liệu phân tích chỉ
được thu thập từ các công ty được niêm yết chứng khoán trên hai Sở Giao dịch Chứng
khoán là HOSE và HNX.
Ngoài ra, các đặc điểm của BKS được nghiên cứu trong bài viết nhìn chung vẫn
chưa đủ nhiều để khái quát đầy đủ và thực tế ảnh hưởng của BKS đến chất lượng BCTC ở
các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam. Cụ thể, về khía cạnh chuyên môn của BKS,
phần lớn các mẫu dữ liệu thu thập được chỉ dừng lại ở bằng cấp kèm lĩnh vực kinh tế nói
chung chứ không phân loại theo chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán. Điều này đã
gây khó khăn cho nhóm tác giả xác định trình độ chuyên môn của từng thành viên BKS,
dẫn đến việc giảm độ tin cậy ở thang đo đo lường biến chuyên môn của đề tài nghiên cứu.
78

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo


Sau khi hoàn tất bài nghiên cứu và xác định được mặt hạn chế còn tồn đọng của đề
tài, nhóm tác giả đề xuất một vài hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất, thay vì giới hạn phạm vi là các doanh nghiệp được niêm yết trên hai sàn
chứng khoán HOSE và HNX, phạm vi nghiên cứu nên được mở rộng hơn ở nhiều sàn
giao dịch khác ở quy mô lớn, vừa, và nhỏ. Qua đó, những bài nghiên cứu sau phân tích
ảnh hưởng của thành viên BKS lên chất lượng BCTC có thể đưa ra kết luận phản ánh một
cách toàn diện và khái quát nhất; gia tăng độ tin cậy của bài nghiên cứu.
Thứ hai, nhóm tác giả hi vọng những bài nghiên cứu sau sẽ đưa nhiều đặc điểm
khác của thành viên BKS vào biến độc lập. Theo đó, hình ảnh thành viên BKS điển hình
ở các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ được hình dung
cụ thể hơn; giúp các bài nghiên cứu sau có thể đưa ra nhiều đánh giá, kết luận khách quan
và đầy đủ hơn cho đề tài nghiên cứu.
Tóm lại, thông qua lý thuyết nền tảng và kết quả hồi quy có được sau khi hoàn
thành nghiên cứu, nhóm tác giả kỳ vọng những kết luận và khuyến nghị được đưa ra có
thể giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp niêm yết nâng cao chất lượng quản trị công ty,
cũng như xây dựng các chính sách phù hợp để giải quyết và triệt tiêu kịp thời cơ hội và
động cơ dẫn tới hành vi làm sai lệch thông tin trong BCTC của nhà quản trị. Bên cạnh đó,
ở chương này, nhóm tác giả đã chỉ ra một vài hạn chế còn tồn đọng, từ đó gợi ý các
hướng nghiên cứu cho các bài viết sau đó để tạo ra một cái nhìn toàn diện hơn về đề tài
nghiên cứu.
79

Sơ kết chương 5:
Bằng phương pháp định lượng, hồi quy OLS dựa trên phương pháp ước lượng bình
phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố
liên quan đến kiểm toán độc lập và các đặc điểm BKS có những tác động nhất định đến
chất lượng BCTC của doanh nghiệp. Tuy nhiên một doanh nghiệp không phải lúc nào
cũng có thể thỏa mãn tất cả những điều kiện một cách tốt nhất cho việc nâng cao chất
lượng BCTC theo yêu cầu của nhà đầu tư và cổ đông, do đó các doanh nghiệp nên có
những chính sách phù hợp về cơ cấu BKS và việc lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập để
đảm bảo chất lượng thông tin BCTC trong mắt các bên liên quan. Các doanh nghiệp nên
chú trọng giữ lại những nhân sự kiểm soát viên có thâm niên, kinh nghiệm, tuân thủ quy
định của Luật doanh nghiệp và quan tâm đến khía cạnh TNXH trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần hoàn thiện và có những sửa đổi
trong các bộ luật khuyến khích sự hiện diện của các kiểm soát viên nữ trong BKS doanh
nghiệp, cũng như có những biện pháp để răn đe các doanh nghiệp chưa có cơ cấu BKS
phù hợp như luật định khi chưa đủ số lượng thành viên trong BKS. Bên cạnh đó để thích
ứng với xu hướng hội nhập toàn cầu và tiếp cận nhanh với thị trường quốc tế, trong thời
gian tới các công ty, doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam cũng nên
xem xét việc sử dụng và tham khảo các định hướng phát triển của các tập đoàn lớn để áp
dụng cho công ty của mình nhằm hoàn thiện bộ máy, đáp ứng với chuẩn mực quản trị và
thông lệ quốc tế.
viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abbott, L. J., Parker, S., & Peters, G. F. (2006). Earnings management, litigation risk,
and asymmetric audit fee responses. Auditing: A journal of Practice & theory, 25(1),
85-98.
2. Abbott, L. J., Parker, S., & Peters, G. F. (2010). Serving two masters: The association
between audit committee internal audit oversight and internal audit activities.
Accounting Horizons, 24, 1–24.
3. Abbott, L. J., Parker, S., & Peters, G. F. (2012). Internal audit assistance and external
audit timeliness. Auditing: A Journal of Practice & Theory, 34, 3–20.
4. Adams, B. R., & Ferreira, D. (2009). Women in the boardroom and their impact on
governance and performance. Journal of Financial Economics, 94, 291–309.
5. Agrawal, A., Knoeber, C.R. (1996). Firm performance and mechanisms to control
agency problems between managers and shareholders. Journal of Financial and
Quantitative Analysis 31, 377 – 397.
6. Almaqtari, F. A., Hashed, A. A., Shamim, M., & Alahdal, W. M. (2021). Impact of
corporate governance mechanisms on financial reporting quality: A study of Indian
GAAP and Indian Accounting Standards. Problems and Perspectives in Management,
18(4), 1. http://dx.doi.org/10.21511/ppm.18(4).2020.01
7. Almaqtari, M. F. A., Al-Homaidi, M. E. A., & Ahmad, A. (2017). Impact of corporate
governance mechanisms on financial reporting quality: Evidence from India.
Emerging Issues in Finance, 2017, 144.
8. Almutairi, A. R., Dunn, K. A., & Skantz, T. (2009). Auditor tenure, auditor
specialization, and information asymmetry. Managerial Auditing Journal.
9. Alqatan, A. J. (2019). Board diversity, earnings management and firm performance:
the case of Kuwait (Doctoral dissertation, University of Portsmouth).
10. Alves, S. (2012). Ownership structure and earnings management: Evidence from
Portugal. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 6(1), 57-74.
11. Alzoubi, E. S. S. (2016). Audit quality and earnings management: evidence from
Jordan. Journal of Applied Accounting Research.
12. Arioglu, E. (2019). Female directors and earnings management: Director
characteristics and affiliation. Available at SSRN.
13. Arndorfer, I., & Minto, A. (2015). Financial Stability Institute Occasional Paper No.
11, The “four lines of defense model” for financial institutions. Available online at
http://www.bis.org/fsi/fsipapers11.pdf
14. Azzam, M., Alrabba, H., AlQudah, A., & Mansur, H. (2020). A study on the
relationship between internal and external audits on financial reporting quality.
Management Science Letters, 10(4), 937-942.
ix

15. Baird, L., & Kram, K. E. (1983). Career dynamics: Managing the superior
subordinate relationship. Organizational Dynamics, 11,46-64. 
16. Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H. (2008). International accounting
standards and accounting quality. Journal of accounting research, 46(3), 467-498.
17. Bartov, E. (1993). The timing of asset sales and earnings manipulation. Accounting
review, 840-855.
18. Beasley, M. S. (1996). An empirical analysis of the relation between the board of
director composition and financial statement fraud. Accounting review, 443-465.
19. Beasley, Mark S.; Hermanson, Dana R.; Carcello, Joseph V.; and Neal, Terry L.,
"Fraudulent financial reporting: 1998-2007 : an analysis of U.S. public companies"
(2010). Association Sections, Divisions, Boards, Teams. 453.
20. Beaver, W. H., Landsman, W. R., & Owens, E. L. (2012). Asymmetry in earnings
timeliness and persistence: A simultaneous equations approach. Review of Accounting
Studies, 17, 781-806.
21. Becker, C. L., DeFond, M. L., Jiambalvo, J., & Subramanyam, K. R. (1998). The
effect of audit quality on earnings management. Contemporary accounting research,
15(1), 1-24.
22. Beckmann, K. S., Escobari, D. A., & Ngo, T. (2019). The real earnings management
of cross-listing firms. Global Finance Journal, 41, 128-145.
23. Bedard, J. C., & Johnstone, K. M. (2004). Earnings manipulation risk, corporate
governance risk, and auditors' planning and pricing decisions. The Accounting
Review, 79(2), 277-304.
24. Bédard, J., Chtourou, S. M., & Courteau, L. (2004). The effect of audit committee
expertise, independence, and activity on aggressive earnings management. Auditing:
A journal of practice & theory, 23(2), 13-35.
25. Beest, F. V., G. Braam and S. Boelens, 2009. Quality of Financial Reporting:
measuring qualitative characteristics. Nijmegen Center for Economics (NiCE).
Institute for Management Research, 09-108.
26. Beneish, M.D.1997.Detecting GAAP Violation: Implications for assessing carings
management among firms with extreme financial performance. Journal of Accounting
and Public Policy, 16 (3): 271-309.
27. Berle, A. A., & Means, G. C. (1932), The Modern Corporation and Private Property,
Harcourt, Brace & World, New York.
28. Betz, M., O'Connell, L., & Shepard, J. M. (1989). Gender differences in proclivity for
unethical behavior. Journal of business ethics, 8, 321-324.
29. Biddle, G. C., & Hilary, G. (2006). Accounting quality and firm ‐level capital
investment. The accounting review, 81(5), 963-982.
x

30. Biddle, G. C., Hilary, G., & Verdi, R. S. (2009). How does financial reporting quality
relate to investment efficiency?. Journal of accounting and economics, 48(2-3), 112-
131.
31. Boneberg, F. (2011a). The economic consequences of one-third co-determination in
German supervisory boards. Jahrbücher für Nationalokonomie und Statistik, 231,
440–457. 
32. Boneberg, F. (2011b). One-third co-determination in German supervisory boards and
its economic consequences: New evidence from employment. Schmollers Jahrbuch,
131, 107–131.
33. Bosse, D. A., & Phillips, R. A. (2016). Agency theory and bounded self-interest.
Academy of management review, 41(2), 276-297.
34. Bradbury, M., Mak, Y. T., & Tan, S. M. (2006). Board characteristics, audit
committee characteristics and abnormal accruals. Pacific accounting review.
35. Bronson, S. N., Carcello, J. V., Hollingsworth, C. W., & Neal, T. L. (2009). Are fully
independent audit committees really necessary?. Journal of accounting and public
policy, 28(4), 265-280.
36. Bushman, R. M., & Smith, A. J. (2001). Financial accounting information and
corporate governance. Journal of accounting and Economics, 32(1-3), 237-333.
37. Bushman, R. M., & Smith, A. J. (2003). Transparency, financial accounting
information, and corporate governance. Financial accounting information, and
corporate governance. Economic Policy Review, 9(1).
38. Byrnes, J. P., Miller, D. C., & Schafer, W. D. (1999). Gender differences in risk
taking: A meta-analysis. Psychological Bulletin, 125, 367–383.
39. Campbell, K., & Mínguez-Vera, A. (2008). Gender diversity in the boardroom and
firm financial performance. Journal of business ethics, 83, 435-451.
40. Carcello, J. V., Hollingsworth, C. W., Klein, A., & Neal, T. L. (2008). Audit
committee financial expertise, competing corporate governance mechanisms, and
earnings management in a post-sox world. In University of Illinois 18th Symposium
on Audit Research, Illinois.
41. Châu, T. M. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến tính khách quan của kiểm toán viên
tại các công ty kiểm toán độc lập: nghiên cứu thực nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh.
42. Chen, Feng and Hope, Ole-Kristian and Li, Qingyuan and Wang, Xin, Financial
Reporting Quality and Investment Efficiency of Private Firms in Emerging Markets
(December 9, 2010). Accounting Review, Forthcoming, Available at SSRN:
https://ssrn.com/abstract=1722804
43. Chen, K. Y., Elder, R. J., & Hsieh, Y. M. (2007). Corporate governance and earnings
management: The implications of corporate governance best-practice principles for
Taiwanese listed companies. Journal of Contemporary Accounting & Economics,
3(2), 73-105.
xi

44. Chi, W., Lisic, L. L., & Pevzner, M. (2011). Is enhanced audit quality associated with
greater real earnings management?. Accounting horizons, 25(2), 315-335.
45. Chiến, V. N. (2023, 01 20). Chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả kinh doanh
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Được truy lục từ Tạp chí Tài chính:
https://tapchitaichinh.vn/chat-luong-bao-cao-tai-chinh-va-hieu-qua-kinh-doanh-trong-
boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html.
46. Cho, S., & Chung, C. (2022). Board Characteristics and Earnings Management:
Evidence from the Vietnamese Market. Journal of Risk and Financial Management,
15(9), 395.
47. Choi, T. H., & Pae, J. (2011). Business ethics and financial reporting quality:
Evidence from Korea. Journal of Business Ethics, 103, 403–427.
48. Coase, R. H. (1937). The nature of the firm. economica, 4(16), 386-405.
49. Cohen, D. A., & Zarowin, P. (2008). Economic consequences of real and accrual-
based earnings management activities. The Accounting Review, 83(3), 758-787.
50. Cohen, D. A., & Zarowin, P. (2010). Accrual-based and real earnings management
activities around seasoned equity offerings. Journal of accounting and Economics,
50(1), 2-19.
51. Cohen, D. A., Dey, A., & Lys, T. Z. (2008). Real and accrual‐based earnings
management in the pre‐and post‐Sarbanes‐Oxley periods. The accounting review,
83(3), 757-787.
52. Cohen, J., and D. Hanno, (2000). Auditors’ consideration of corporate governance
and management control philosophy in preplanning and planning judgments.
Auditing: A Journal of Practice and Theory 19 (Fall): 133–46.
53. Cohen, J. R., Krishnamoorthy, G., & Wright, A. (2004). The corporate governance
mosaic and financial reporting quality. Journal of accounting literature, 87-152.
54. Cornett, M. M., Marcus, A. J., & Tehranian, H. (2008). Corporate governance and
pay-for-performance: The impact of earnings management. Journal of financial
economics, 87(2), 357-373.
55. Cressey, D. R. (1950) The criminal violation of financial trust. American Sociological
Review 15 (6) : 738–743. 
56. Cressey, D. R. (1953) Other People’s Money: A Study in the Social Psychology of
Embezzlement. Glencoe: The Free Press. 
57. Cron, W. L. (1984). Industrial salesperson development: A career stages perspective.
Journal of marketing, 48(4), 41-52.
58. Dang, H. N., Pham, C. D., Nguyen, T. X., & Nguyen, H. T. T. (2020). Effects of
corporate governance and earning quality on listed Vietnamese firm value. The
Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(4), 71-80.
59. Davidson, R., Goodwin‐Stewart, J., & Kent, P. (2005). Internal governance structures
and earnings management. Accounting & Finance, 45(2), 241-267.
xii

60. DeAngelo, L. E. (1981). Auditor size and audit quality. Journal of accounting and
economics, 3(3), 183-199.
61. DeAngelo, L.E. (1981) “Auditor independence, ‘low balling’, and disclosure
regulation,” Journal of Accounting and Economics, 3(2), pp. 113–127. Available at:
https://doi.org/10.1016/0165-4101(81)90009-4. 
62. Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P. (1995). Detecting earnings
management. Accounting review, 193-225.
63. Dechow, P., Ge, W., & Schrand, C. (2010). Understanding earnings quality: A review
of the proxies, their determinants and their consequences. Journal of accounting and
economics, 50(2-3), 344-401.
64. Dechow, P.M., Myersb, L. A. and Shakespeare, C., (2010). Fair value accounting and
gains from asset securitizations: A convenient earnings management tool with
compensation side-benefits. Journal of Accounting and Economics, 50: 344-401.
65. Deepa, N., Pham, Q. V., Nguyen, D. C., Bhattacharya, S., Prabadevi, B., Gadekallu,
T. R., ... & Pathirana, P. N. (2022). A survey on blockchain for big data: approaches,
opportunities, and future directions. Future Generation Computer Systems.
66. DeZoort, F. T., and S. Salterio. 2001. The effects of corporate governance experience
and financial reporting and audit knowledge on audit committee members’
judgments. Auditing: A Journal of Practice & Theory 21 (September): 31–48.
67. Dhaliwal, D. A. N., Naiker, V. I. C., & Navissi, F. (2010). The association between
accruals quality and the characteristics of accounting experts and mix of expertise on
audit committees. Contemporary accounting research, 27(3), 787-827.
68. Diễm, N. N. P., Thư, T. N. N. A., Khuê, D. H. N., Thương, C. T., Nghi, T. T., & Nhi,
N. T. B. (2021). Ban kiểm soát và quản trị lợi nhuận: Bằng chứng thực nghiệm tại
Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing, 103-113.
69. Donald Frey, C.M.A. (2023) Detecting 'big bath' accounting in the wake of the covid-
19 pandemic, The CPA Journal. Available at:
https://www.cpajournal.com/2023/03/29/detecting-big-bath-accounting-in-the-wake-
of-the-covid-19-pandemic/ 
70. Dopuch, N. and Simunic, D. (1982). “Competition in Auditing: An Assessment”. In
Symposium on Auditing Research IV. Urbana: University of Illinois. pp. 401-450.
71. Đức và Thủy (2013), “Quyền kiêm nhiệm, kinh nghiệm của Hội đồng quản trị và vai
trò điều tiết của cơ hội tăng trưởng đối với hoạt động hiệu quả doanh nghiệp,” Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Mở TPHCM, 8(2). 
72. Dương, B. V., & Điệp, N. H. (2017). Đặc điểm hội đồng quản trị và hành vi quản trị
lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp Chí
Khoa Học Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh-Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh,
12(2), 113-126.
xiii

73. Eagly, A. H. (1983). Gender and social influence: A social psychological analysis.
American Psychologist, 38, 971-981.
74. Easton, P. D. (2004). PE ratios, PEG ratios, and estimating the implied expected rate
of return on equity capital. The accounting review, 79(1), 73-95.
75. Eisenberg, T., Sundgren, S., Wells, T.W. (1998). Larger board size and decreasing
firm value in small firms. Journal of Financial Economics 48, 35 – 54
76. Eweje, G., and M. Brunton. (2010). Ethical perceptions of business students in a New
Zealand university: Do gender, age and work experience matter? Business Ethics: A
European Review 19 (1):95–111.
77. Faccio, M., Marchica, M. T., & Mura, R. (2016). CEO gender, corporate risk-taking,
and the efficiency of capital allocation. Journal of corporate finance, 39, 193-209.
78. Fan, J. P., & Wong, T. J. (2005). Do external auditors perform a corporate governance
role in emerging markets? Evidence from East Asia. Journal of accounting research,
43(1), 35-72.
79. Farber, D. B. (2005). Restoring trust after fraud: Does corporate governance matter?.
The accounting review, 80(2), 539-561.
80. FASB, 1980. Qualitative Characteristics of Accounting Information, Statement of
Financial Accounting Concepts No.2 - CON2.
81. Final Rule: Disclosure Required by Sections 406 and 407 of the Sarbanes-Oxley Act
of 2002. Available at: http://www.sec.gov/rules/final/33–8177.htm
82. Francis, J. R., & Wang, D. (2008). The joint effect of investor protection and Big 4
audits on earnings quality around the world. Contemporary accounting research,
25(1), 157-191.
83. Francis, J., LaFond, R., Olsson, P. M., & Schipper, K. (2004). Costs of equity and
earnings attributes. The accounting review, 79(4), 967-1010.FF
84. Francis, J., LaFond, R., Olsson, P., & Schipper, K. (2005). The market pricing of
accruals quality. Journal of accounting and economics, 39(2), 295-327.
85. Francis, J., Schipper, K., & Vincent, L. (2003). The relative and incremental
explanatory power of earnings and alternative (to earnings) performance measures for
returns. Contemporary Accounting Research, 20(1), 121-164.
86. Frankel, R. M., Johnson, M. F., & Nelson, K. K. (2002). The relation between
auditors' fees for nonaudit services and earnings management. The accounting review,
77(s-1), 71-105.
87. Garcia Osma, B. (2008). Board independence and real earnings management: The
case of R&D expenditure. Corporate Governance: An International Review, 16(2),
116-131.
88. García‐Meca, E., & Sánchez‐Ballesta, J. P. (2009). Corporate governance and
earnings management: A meta‐analysis. Corporate governance: an international
review, 17(5), 594-610.
xiv

89. Gavious, I., Segev, E., & Yosef, R. (2012). Female directors and earnings
management in high‐technology firms. Pacific Accounting Review, 24(1), 4-32.
90. Gomariz, M. F. C., & Ballesta, J. P. S. (2014). Financial reporting quality, debt
maturity and investment efficiency. Journal of banking & finance, 40, 494-506.
91. Goodstein, J., Gautam, K., & Boeker, W. (1994). The effects of board size and
diversity on strategic change. Strategic Management Journal, 15(3), 241-250. 
92. Graham, J. R., Harvey, C. R., & Rajgopal, S. (2005). The economic implications of
corporate financial reporting. Journal of accounting and economics, 40(1-3), 3-73.
93. Gramling, A., and D. Stone. (2001). “Audit Firm Industry Expertise: A Review and
Synthesis of the Archival Literature.” Journal of Accounting Literature 20: 1-29.
94. Gray, G. L. (2004). Exploring the effects of the Sarbanes–Oxley Act on internal
auditors. Working Paper, http://raw.rutgers.edu/docs/wcars/…files/graypaper-r.doc
95. Gujarati, D.N. (2011) Econometrics by example.
96. Gul, F. A., Jaggi, B. L., & Krishnan, G. V. (2007). Auditor independence: Evidence
on the joint effects of auditor tenure and nonaudit fees. Auditing: A Journal of
Practice & Theory, 26(2), 117-142.
97. Gul, F. A., Srinidhi, B., & Ng, A. C. (2011). Does board gender diversity improve the
informativeness of stock prices?. Journal of accounting and Economics, 51(3), 314-
338..
98. Gul, F., S. Fung., & Jaggi. B. (2009). Earnings quality: Some evidence on the role of
auditor tenure and auditors’ industry expertise. Journal of Accounting and Economics,
47(3), 265–287.
99. Hallas, N. (2022) Who audits public companies - 2022 edition, Audit Analytics.
Available at: https://blog.auditanalytics.com/who-audits-public-companies-2022-
edition/ 
100. Halpern, D. F., & LaMay, M. L. (2000). The smarter sex: A critical review of sex
differences in intelligence. Educational Psychology Review, 12, 229-246.
101. Hằng, Đ. T. (2022, 07 10). Các hình thức gian lận trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp và hàm ý cho Việt Nam. Được truy lục từ Tạp chí Tài chính:
https://tapchitaichinh.vn/cac-hinh-thuc-gian-lan-tren-bao-cao-tai-chinhcua-doanh-
nghiep-va-ham-y-cho-viet-nam.html
102. Hạnh, L. T. M. (2015). Financial information transparency in listed companies on
Vietnam’s stock market. (PhD). University of Economic of Hochiminh City,
Hochiminh City. http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/42459
103. Hạnh, N. H. (2015). Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
104. Hasan, S., Kassim, A. A. M., & Hamid, M. A. A. (2020). The impact of audit
quality, audit committee and financial reporting quality: evidence from Malaysia.
International Journal of Economics and Financial Issues, 10(5), 272.
xv

105. Healy P., & Palepu. K. (1993). The challenges of investor.communication. Journal
of Financial Economics. 38: 111-140
106. Healy, P.M. (1985). The Effect of Bonus Schemes on Accounting Decisions.
Journal of Accounting and Economics. 7:.85-107
107. Hermalin, B. E., & Weisbach, M. S. (1991). The effects of board composition and
direct incentives on firm performance. Financial management, 101-112.
108. Hermanson, D. R. (2002). The growing stature of internal auditing. Internal
Auditing, 17, 43–44
109. Hoàng, K. A. K. N. B (2022). Tác động của quy mô hội đồng quản trị, cấu trúc sở
hữu và đặc điểm của ban kiểm soát đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm
yết tại Việt Nam.
110. Hogan, C. E. (1997). Costs and benefits of audit quality in the IPO market: A self-
selection analysis. Accounting review, 67-86.
111. Hooper, M. J,. & Pornelli, C. M. (2010). Deterring and detecting financial fraud: A
platform for action. http://www.thecaq.org/docs/reports-and-publications/deterring-
and-detecting financial-reportingfraud-a-platform-for-action.pdf? Retrieved on 2
August 2014. 
112. Hương, H. T. T. (2016). Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách
nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính-Nghiên cứu
thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn TPHCM.
113. Huyền, P. T. (2019). Tác động của đặc điểm ban kiểm soát đến chất lượng thông tin
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
114. IASB, 2010, The Conceptual Framework for Financial Reporting, Chapter 3-
Qualitative characteristics of useful financial information.
115. IIA. (2013). The three lines of defense in effective risk management and control.
Altamonte Springs/Fl: The Institute of Internal Auditors.
116. IIA. (2018). IIA Launches Global Review of ‘Three Lines of Defense’
117. IIA. (2019). IIA Exposure Document ‘Three Lines of Defense’, June 2019.
Available online at https://na.theiia.org/about-ia/PublicDocuments/3LOD-IIA-
Exposure-Document
118. IIA. (2020).THE IIA'S THREE LINES MODEL, Altamonte Springs/FI: The
Institute of Internal Auditors.
119. Inaam, Z., & Khamoussi, H. (2016). Audit committee effectiveness, audit quality
and earnings management: a meta-analysis. International Journal of Law and
Management, 58(2), 179-196.
120. International Banker. (2021). The WorldCom Scandal (2002). Được truy lục từ
International Banker: https://internationalbanker.com/history-of-financial-crises/the-
worldcom-scandal-2002/
xvi

121. Jensen, M. (1993). Modern industrial revolution, exit, and failure of internal control
systems. Journal of Finance, 48(3), 831-880
122. Jensen, M. C. & Meckling, W. H. (1972). “Theory of the Firm: Managerial
Behavior, Agency Costs and Ownership Structure”. Journal of Financial Economics,
vol. 3. pp. 305-360.  
123. Jensen, M.C. and W.H. Meckling. (1976), ‘Theory of the Firm: Managerial
Behaviour, Agency Costs and Ownership Structure’, Journal of Financial Economics
3 (4), 305-360.
124. Jizi, M. I., Salama, A., Dixon, R., & Stratling, R. (2014). Corporate governance and
corporate social responsibility disclosure: Evidence from the US banking sector.
Journal of business ethics, 125, 601-615.
125. Johnson, V. E., Khurana, I. K., & Reynolds, J. K. (2002). Audit ‐firm tenure and the
quality of financial reports. Contemporary accounting research, 19(4), 637-660.
126. Kazemian, S., & Sanusi, Z. M. (2015). Earnings management and ownership
structure. Procedia Economics and Finance, 31, 618-624.
127. Khazanchi, D. (1995). Unethical behavior in information systems: The gender
factor. Journal of Business Ethics, 14, 741-749.
128. Kim, J. B., Chung, R., & Firth, M. (2003). Auditor conservatism, asymmetric
monitoring, and earnings management. Contemporary accounting research, 20(2),
323-359.
129. Kinney Jr, W. R., & Martin, R. D. (1994). Does auditing reduce bias in financial
reporting? A review of audit-related adjustment studies. Auditing, 13(1), 149.
130. Klein, A. (2002). Audit committee, board of director characteristics, and earnings
management. Journal of accounting and economics, 33(3), 375-400.
131. Klein, A. (2002). Firm performance and board committee structure. The Journal of
Law and Economics, 41(1), 275-304.
132. Komal, B., Ezeani, E., Shahzad, A., Usman, M., & Sun, J. (2021). Age diversity of
audit committee financial experts, ownership structure and earnings management:
Evidence from China. International Journal of Finance & Economics.
133. Kosnik, R. D. (1990). Effects of board demography and directors' incentives on
corporate greenmail decisions. Academy of Management journal, 33(1), 129-150.
134. Kothari, S. P., Mizik, N., & Roychowdhury, S. (2016). Managing for the moment:
The role of earnings management via real activities versus accruals in SEO valuation.
The Accounting Review, 91(2), 559-586.
135. Krishnan, G. V., & Parsons, L. M. (2008). Getting to the bottom line: An
exploration of gender and earnings quality. Journal of Business Ethics, 78(1/2), 65-
76.
xvii

136. Krishnan, J., & Schauer, P. C. (2000). The differentiation of quality among auditors:
Evidence from the not‐for‐profit sector. Auditing: A Journal of Practice & Theory,
19(2), 9-25.
137. Kusnadi, Y., Leong, K. S., Suwardy, T., & Wang, J. (2016). Audit committees and
financial reporting quality in Singapore. Journal of business ethics, 139, 197-214.
138. Kusumaningtyas, M., Chariri, A., & Yuyetta, E. N. A. (2019, November). Board of
commissioners, audit committee gender, institutional ownership and earnings
management. In 5th International Conference on Accounting and Finance (ICAF
2019) (pp. 103-108). Atlantis Press.
139. Lai, S., Ng, L., & Zhang, B. (2014). Does PIN affect equity prices around the
world?. Journal of Financial Economics, 114(1), 178-195.
140. Lan, P. (2022, 01 16). Tập đoàn Enron đã sụp đổ như thế nào? Được truy lục từ
VnEpress: https://vnexpress.net/tap-doan-enron-da-sup-do-nhu-the-nao-
2667273.html.
141. Lara, J. M. G., Penalva, J., & Scapin, M. (2022). Financial reporting quality effects
of imposing (gender) quotas on boards of directors. Journal of Accounting and Public
Policy, 41(2), 106921.
142. Lennox, C. S. (1999). Audit quality and auditor size: An evaluation of reputation
and deep pockets hypotheses. Journal of Business Finance & Accounting, 26(7‐8),
779-805.
143. Lennox, C. S. (1999). Non-audit fees, disclosure and audit quality. European
accounting review, 8(2), 239-252.
144. Li, X., Than, E. T., Ahmed, R., Ishaque, M., & Huynh, T. L. D. (2021). Gender
diversity of boards and executives on real earnings management in the bull or bear
period: Empirical evidence from China. International Journal of Finance &
Economics.
145. Lin, J. W., & Hwang, M. I. (2010), “Audit quality, corporate governance, and
earnings management: a meta-analysis”, International Journal of Auditing, Vol. 14,
pp. 57-77
146. Lin, J. W., Li, J. F., & Yang, J. S. (2006). The effect of audit committee
performance on earnings quality. Managerial Auditing Journal.
147. Lobo, G. J., & Zhou, J. (2006). Did conservatism in financial reporting increase after
the Sarbanes‐Oxley Act? Initial evidence. Accounting horizons, 20(1), 57-73.
148. Lokanan, M., Tran, V., & Vuong, N. H. (2019). Detecting anomalies in financial
statements using machine learning algorithms: The case of Vietnamese listed firms.
Asian Journal of Accounting Research, 4(2), 181-201.
149. Lou, Y. I., & Wang, M. L. (2009). Fraud risk factor of the fraud triangle assessing
the likelihood of fraudulent financial reporting. Journal of Business & Economics
Research (JBER), 7(2).
xviii

150. Luật Chứng khoán Việt Nam 2019, số 54/2019/QH14


151. Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020, số 59/2020/QH14
152. Luật Kiểm toán Nhà nước 2015, số 81/2015/QH13
153. Luật Kiểm toán Độc lập 2011, số 67/2011/QH12
154. M. C. Jensen (1986). Agency costs of free cash flow, corporate finance, and
takeovers. American Economic Review, 76, May, 323-29.
155. Mackenzie, B., Coetsee, D., Njikizana, T., Chamboko, R., Colyvas, B., & Hanekom,
B. (2012). Wiley IFRS 2013: Interpretation and application of international financial
reporting standards. John Wiley & Sons.
156. Mahadeo, J. D., Soobaroyen, T., & Hanuman, V. O. (2012). Board composition and
financial performance: Uncovering the effects of diversity in an emerging economy.
Journal of business ethics, 105, 375-388.
157. Maitland, I. (1994). The morality of the corporation: An empirical or normative
disagreement?. Business Ethics Quarterly, 445-458.
158. Mardessi, S. M., & Fourati, Y. M. (2020). The impact of the audit committee on real
earnings management: Evidence from Netherlands. Corporate Governance, 4(1), 33-
46.
159. Marrakchi Chtourou, S., Bedard, J., & Courteau, L. (2001). Corporate governance
and earnings management. Available at SSRN 275053.
160. Mautz, R. K., & Sharaf, R. (1964). The Philosophy of Auditing, American
Accounting Association. Sarasota, FL
161. Merino, B., & Previts, G. (1998). A History of Accountancy in the United States:
The Cultural Significance of Accounting.
162. Miên, M. (2022 04 14). Nhà đầu tư cá nhân: 'Con mồi' của tin đồn. Được truy lục từ
Tuổi trẻ Online: https://tuoitre.vn/nha-dau-tu-ca-nhan-con-moi-cua-tin-don-
20220413231229251.htm.
163. Minh, H (2020, 11 06). Doanh nghiệp niêm yết có vốn nhà nước chi phối rơi vào thế
kẹt. Được truy lục từ tinnhanhchungkhoan:
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep-niem-yet-co-von-nha-nuoc-chi-
phoi-roi-vao-the-ket-post254121.html.
164. Minh, T. (2023, 01 31). 60% doanh nghiệp niêm yết đã công bố lợi nhuận giảm
trong Quý 4/2022. Được truy lục từ Tạp chí điện tử VnEconomy:
https://vneconomy.vn/60-doanh-nghiep-niem-yet-da-cong-bo-loi-nhuan-giam-trong-
quy-4-2022.htm.
165. Mohd Nor, J., Ahmad, N. and Mohd Saleh, N. (2010), "Fraudulent financial
reporting and company characteristics: tax audit evidence", Journal of Financial
Reporting and Accounting, Vol. 8 No. 2, pp. 128-142.
xix

166. Mohd Saleh, N., Mohd Iskandar, T. and Mohid Rahmat, M. (2007), "Audit
committee characteristics and earnings management: evidence from Malaysia", Asian
Review of Accounting, Vol. 15 No. 2, pp. 147-163.
167. Ndege Joseph, O. Albert, and John B. (2004), "Effect of Internal Control on Fraud
Detection and Prevention in District Treasuries of Kakamega County", International
Journal of Business and Management Invention, 4(2), pp.47-57.
168. Near, J. P., Rice, R. W., & Hunt, R. G. (1980). The relationship between work and
nonwork domains: A review of empirical research. Academy of Management Review,
5(3), 415-429.
169. Nelson, M. W., Elliott, J. A., & Tarpley, R. L. (2000, October). Where do
companies attempt earnings management, and when do auditors prevent it?. In AFA
2001 New Orleans Meetings.
170. Nemanich, L. A., & Keller, R. T. (2007). Transformational leadership in an
acquisition: A field study of employees. The leadership quarterly, 18(1), 49-68.
171. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP
172. Nghị định số 155/2020/NĐ-CP
173. Nguyên, N. T. (2014). Vai trò của Ban kiểm soát đối với báo cáo tài chính các công
ty niêm yết. Tạp chí tài chính.
174. Panzer, L., & Müller, S. (2015). Earnings quality and gender diversity on German
supervisory boards: an empirical analysis. Problems and perspectives in management,
(13, Iss. 4), 9-18.
175. Patterson, E. R., Smith, J. R., & Tiras, S. L. (2019). The effects of auditor tenure on
fraud and its detection. The Accounting Review, 94(5), 297-318.
176. Peasnell, K. V., Pope, P. F., & Young, S. (2001). The characteristics of firms subject
to adverse rulings by the Financial Reporting Review Panel. Accounting and Business
Research, 31(4), 291-311.
177. Peni, Emilia and Sami Vahamaa. (2010). Female Executive and Earnings
Management. Managerial Finance, 36(7), 629-645
178. Persons, O. (1995). Using financial statement data to identify factors associated with
fraudulent financial reporting. Journal of Applied Business Research, 11(3), 38–46.
179. Pfeffer, J. (1983). Organizational demography. Research in organizational behavior.
180. Pomeroy, B., & Thornton, D. B. (2008). Meta-analysis and the accounting literature:
The case of audit committee independence and financial reporting quality. European
accounting review, 17(2), 305-330.
181. Pope, P. F., Peasnell, K. V., & Young, S. (1998). Outside directors, board
effectiveness, and earnings management. Board Effectiveness, and Earnings
Management (April 1998).
xx

182. Powell, M., & Ansic, D. (1997). Gender differences in risk behaviour in financial
decision-making: An experimental analysis. Journal of economic psychology, 18(6),
605-628.
183. Prawitt, D. F., Smith, J. L., & Wood, D. A. (2009). Internal audit quality and
earnings management. The Accounting Review, 84, 1255–1280.
184. Previts & Merino (1998). A History of Accountancy in the United States. Ohio: The
Ohio State University.
185. Quốc hội (2020). Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14
186. Quyết định 345/QĐ/BTC: Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại
Việt Nam. (2020, 03 16). Được truy lục từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM174021
187. Ran, G., Fang, Q., Luo, S., & Chan, K. C. (2015). Supervisory board characteristics
and accounting information quality: Evidence from China. International Review of
Economics & Finance, 37, 18-32.
188. Ronen, J. (2008). Earnings management. Springer.
189. Rosener, J. B. 1995. American’s Competitive Secret: Utilizing Women as a
Management Strategy. New York: Oxford University Press
190. Rosenstein, S., & Wyatt, J. G. (1990). Outside directors, board independence, and
shareholder wealth. Journal of financial economics, 26(2), 175-191.
191. Ross, S. A. (1973). The economic theory of agency: The principal's problem. The
American economic review, 63(2), 134-139.
192. Roychowdhury, S. (2006). Earnings management through real activities
manipulation. Journal of accounting and economics, 42(3), 335-370.
193. Sabatier, M. (2015). A women’s boom in the boardroom: effects on performance?.
Applied Economics, 47(26), 2717-2727.
194. Schein, E. H. (1971). The individual, the organization, and the career: A conceptual
scheme. The Journal of Applied Behavioral Science, 7(4), 401-426.
195. Schipper, K, 1981. Discussion of voluntary corporate disclosure: The case of interim
reporting. Journal of Accounting Research. 19:85 88
196. Schipper, K., & Vincent, L. (2003). Earnings quality. Accounting horizons, 17, 97-
110.
197. Schipper, K., 1989. Commentary on earnings management. Accounting Horizons.
3(4). 91-102.
198. SEC, Plaintiff, v. KPMG LLP, Joseph T. Boyle, Michael A. Conway, Anthony P.
Dolanski and Ronald A. Safran, Defendants. Civil Action No. 03-CV-0671(DLC).
199. Securities and Exchange Commission (SEC). 2000. Proposed Rule 34-41987.
Washington, D.C.: SEC.
xxi

200. Setiawan, G., & Nahumury, J. (2014). The effect of board of commissioners, audit
committee, and stock ownership concentration on audit report lag of banking
companies in Indonesia Stock Exchange. The Indonesian Accounting Review, 4(1),
15-28.
201. Shah, A.K., (1996). Creative compliance in financial reporting. Accounting
Organization and Society. 21 (1), 26.
202. Shankman, N. A. (1999). Reframing the debate between agency and stakeholder
theories of the firm. Journal of Business Ethics, 19, 319-334.
203. Shu, P. G., Yeh, Y. H., Chiu, S. B., & Yang, Y. W. (2015). Board external
connectedness and earnings management. Asia Pacific Management Review, 20(4),
265-274.
204. Sierra García, L., Barbadillo, E. R., & Pérez, M. O. (2012). Audit committee and
internal audit and the quality of earnings: Empirical evidence from Spanish
companies. Journal of Management and Governance, 16, 305–331
205. Simunic, D. A. 1980. The pricing of audit services: Theory and evidence. Journal of
Accounting Research 18:161–190.
206. Skousen, C. J., Smith, K. R., & Wright, C. J. (2009). Detecting and predicting
financial statement fraud: The effectiveness of the fraud triangle and SAS No. 99. In
Corporate governance and firm performance (Vol. 13, pp. 53-81). Emerald Group
Publishing Limited.
207. Srivastava, R. P., Mock, T. J., & Turner, J. L. (2005). Fraud risk formulas for
financial statement audits. Australian National University Business and Information
Management Auditing Research, 1-48.
208. Sun, J., Lan, G., & Liu, G. (2014). Independent audit committee characteristics and
real earnings management. Managerial Auditing Journal.
209. Sun, J., Liu, G., & Lan, G. (2011). Does female directorship on independent audit
committees constrain earnings management?. Journal of Business Ethics, 99, 369-
382.
210. Super, D. (1957). The psychology of careers. New York: Harper.
211. Teoh, S. H., & Wong, T. J. (1993). Perceived auditor quality and the earnings
response coefficient. Accounting review, 346-366.
212. Terjesen, S., & Sealy, R. (2016). Board gender quotas: Exploring ethical tensions
from a multi-theoretical perspective. Business Ethics Quarterly, 26(1), 23-65.
213. Thắng, T. V. (2016). Các nhân tố bên trong của công ty kiểm toán tác động đến chất
lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại TPHCM.
214. The Bouton (2002) report, The Financial Security Law (2003) 
215. TheLEADER. (2017 12 16). Doanh nghiệp Việt Nam ít thuê kiểm toán Big 4 dù độ
tin cậy cao. Được truy lục từ theleader.vn: https://theleader.vn/doanh-nghiep-viet-
nam-it-thue-kiem-toan-big-4-du-do-tin-cay-cao-2017121616243745.htm
xxii

216. Tušek, B., Filipović, D., & Pokrovac, I. (2009). Empirical evidence about the
relationship between external auditing and the supervisory board in the Republic of
Croatia. Ekonomski Pregled, 60, 3–27.
217. Trần Thị Giang Tân (2009). Gian lận trên Báo cáo tài chính - Thực trạng và kiến
nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 7, tr. 41-47
218. Tran, T. G. T., T. T. Nguyen, N. T. Dinh, T. H. Hoang and D. H. U. Nguyen, 2015,
Risk assessment of fraud in financial statements, Journal of Economic Development,
26 (1), 74-94.
219. Tuyết, A. (2022 09 21). Kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính gian lận. Được
truy lục từ VnEconomy: https://vneconomy.vn/kiem-toan-doc-lap-cac-bao-cao-tai-
chinh-gian-lan.htm?fbclid=IwAR3Hj3-
7HlGhX4MlPwS1h5zRCljoIumfI1UfUYVJ5Trvl-wfjDkgsVZcFy4
220. Uddin, M. H. (2016). Effect of government share ownership on corporate risk
taking: Case of the United Arab Emirates. Research in International Business and
Finance, 36, 322-339.
221. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2019). Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo
Thông lệ Tốt nhất dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam.
222. Vai trò của kế toán, kiểm toán đối với các công ty niêm yết chứng khoán: Hiểu thế
nào cho rõ? (2005). Viện Chiến Lược Và Chính Sách Tài Chính. In press.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=BTC336590
223. Velte, P. (2010). The link between supervisory board reporting and firm
performance in Germany Austria. European Journal of Law and Economics, 29, 295–
331.
224. Verdi, R. S. (2006). Financial reporting quality and investment efficiency. Available
at SSRN 930922.
225. Verrecchia, R. E. (2001). Essays on disclosure. Journal of accounting and
economics, 32(1-3), 97-180.
226. Waelchli, U., & Zeller, J. (2013). Old captains at the helm: Chairman age and firm
performance. Journal of banking & finance, 37(5), 1612-1628.
227. Wagner, J. (2011). One-third codetermination at corporate supervisory boards and
firm performance in German manufacturing industries: First direct evidence from a
new type of enterprise data. Schmollers Jahrbuch, 131, 91–106.
228. Walker, M. (2013). How far can we trust earnings numbers? What research tells us
about earnings management. Accounting and Business Research, 43(4), 445-481.
229. Wang, L., & Yung, K. (2011). Do state enterprises manage earnings more than
privately owned firms? The case of China. Journal of Business Finance &
Accounting, 38(7‐8), 794-812.
xxiii

230. Warfield, T. D., Wild, J. J., & Wild, K. L. (1995). Managerial ownership,
accounting choices, and informativeness of earnings. Journal of accounting and
economics, 20(1), 61-91.
231. Watts, R. L., & Zimmerman, J. L. (1986). Positive accounting theory.
232. Wooldridge, J., M., (2002), “Introductory Econometrics: A Modern Approach”. 2nd
Ed., South-Western College.
233. Xiao, J. Z., Yang, H., & Chow, C. W. (2004). The determi-nants and characteristics
of voluntary Internet-based disclosures by listed Chinese companies. Journal of
Accounting and Public Policy, 23(3), 191–225. https://doi.org/10.1016/j.jaccpubpol.
2004.04.002
234. Xie, B., Davidson III, W. N., & DaDalt, P. J. (2003). Earnings management and
corporate governance: the role of the board and the audit committee. Journal of
corporate finance, 9(3), 295-316.
235. Xiong, J. (2016). Chairman characteristics and earnings management: Evidence
from Chinese listed firms. Open Journal of Accounting, 5(4), 82-94.
236. Yang, J. S., & Krishnan, J. (2005). Audit committees and quarterly earnings
management. International journal of auditing, 9(3), 201-219.
237. Yasser, Q., Entebang, H., Mansor, S. (2011). Corporate governance and firm
performance in Pakistan: The case of Karachi stock exchange (KSE). Journal of
Economics và International Finance, 3(8), 482-491.
238. Yermack, D. (1996). Higher market valuation of companies with small board of
directors. Journal of Financial Economics, 40(2), 185-211. 
239. Yin, Q. J., & Cheng, C. A. (2004). Earnings management of profit firms and loss
firms in response to tax rate reductions. Review of Accounting & Finance, 3(1), 67.
240. Zalata, Alaa Mansour, Venancio Tauringana, and Ishmael Tingbani. "Audit
committee financial expertise, gender, and earnings management: Does gender of the
financial expert matter?." International review of financial analysis 55 (2018): 170-
183.
241. Zandi, G., Sadiq, M. and Mohamad, S. (2019) “Big-four auditors and Financial
Reporting Quality: Evidence from Pakistan,” Humanities & Social Sciences Reviews,
7(2), pp. 369–375. Available at: https://doi.org/10.18510/hssr.2019.7243. 
xxiv

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN


xxv

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY BA MÔ HÌNH FGLS


xxvi
xxvii
xxviii

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY BA MÔ HÌNH OLS FIXED EFFECT –
ROBUST
xxix
xxx
xxxi

PHỤ LỤC 4: BẢNG GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC BIẾN PHỤ THUỘC FRQ1,
FRQ2, VÀ FRQ3 PHÂN THEO NHÓM DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KIỂM TOÁN
BỞI BIG 4 VÀ NHÓM DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC KIỂM TOÁN BỞI BIG
4 TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2021

FRQ - Được kiểm toán bởi


Năm FRQ - Không được kiểm toán bởi BIG4
BIG4
2010 -0,097688314 -0,100697648 -0,10216752 -0,09943 -0,1037 -0,10239
2011 -0,090746335 -0,092863525 -0,095983628 -0,08684 -0,08798 -0,08751
2012 -0,079469989 -0,081312287 -0,081877047 -0,06116 -0,065 -0,06992
2013 -0,077477535 -0,080147177 -0,081638042 -0,06627 -0,06904 -0,06831
2014 -0,090861913 -0,086591038 -0,08743632 -0,07347 -0,07356 -0,07192
2015 -0,091752521 -0,091422628 -0,092604455 -0,07466 -0,07296 -0,07307
2016 -0,089485631 -0,088970347 -0,089152673 -0,07157 -0,0758 -0,07781
2017 -0,093150902 -0,09295456 -0,091790266 -0,09603 -0,09788 -0,09806
2018 -0,090352434 -0,090684215 -0,091340929 -0,08238 -0,08476 -0,08493
2019 -0,077993573 -0,077131985 -0,078954401 -0,06684 -0,06503 -0,067
2020 -0,074369754 -0,07709508 -0,077140025 -0,07464 -0,07457 -0,07142
2021 -0,106407595 -0,115373509 -0,115390941 -0,09594 -0,09317 -0,08897
xxxii

PHỤ LỤC 5: BẢNG GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC BIẾN PHỤ THUỘC FRQ1,
FRQ2, VÀ FRQ3 PHÂN THEO NGÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2021

Giá trị trung bình Giá trị trung bình Giá trị trung bình
Ngành
của FRQ1 của FRQ2 của FRQ3

Công nghệ Thông


-0,103128336 -0,102589199 -0,104898633
tin

Công nghiệp -0,08302095 -0,083276838 -0,084011666

Dịch vụ Tiêu dùng -0,08308975 -0,084997767 -0,08651897

Dược phẩm và Y tế -0,068891167 -0,075177059 -0,074515064

Hàng Tiêu dùng -0,087238022 -0,089643822 -0,090374346

Nguyên vật liệu -0,092993753 -0,09462375 -0,094670026

Tài chính -0,103802486 -0,102372312 -0,102245287

Tiện ích Cộng đồng -0,071054046 -0,072664232 -0,073859234

PHỤ LỤC 6: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐÃ LẤY LOGARIT


xxxiii

PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ VIF ĐỂ PHÁT HIỆN HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG
TUYẾN

PHỤ LỤC 8: KIỂM ĐỊNH BREUSCH-PAGAN ĐỂ PHÁT HIỆN PHƯƠNG SAI


SAI SỐ THAY ĐỔI
xxxiv

PHỤ LỤC 9: KIỂM ĐỊNH WOOLDRIDGE TEST ĐỂ PHÁT HIỆN TỰ TƯƠNG


QUAN

You might also like