You are on page 1of 9

MỤC LỤC

MỤC LỤC :………………………………………………………………. 1


DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………………..... 3
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………….. 4
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu............................................................ 4
2. Tổng quan nghiên cứu............................................................................. 5
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….. 7
5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu………………………………………… 7
5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu…………………………… 8
6. Nội dung đề tài…………………………………………………………. 8
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN 9
1.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM , YÊU CẦU, QUẢN LÝ NVL, CCDC….. 9
1.1.1. Khái niệm NVL, CCDC……………………………………………. 9
1.1.2. Đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL, CCDC………………………….. 9
1.2.NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NVL,CCDC………………………………… 11
1.3. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NVL, CCDC………………………... 12
1.3.1. Phân loại……………………………………………………………. 12
1.3.2. Đánh giá……………………………………………………………. 14
1.3.2.1. Nguyên tắc đánh giá NVL, CCDC……………………………….. 14
1.3.2.2. Giá thực tế NVL, CCDC nhập kho……………………………… 14
1.3.2.3. Giá thực tế NVL, CCDC xuất kho……………………………….. 15
1.4. KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL, CCDC………………………………….. 16
1.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng………………………………………….. 16
1.4.2. Các phương pháp hạch toán chi tiết……………………………….. 17
1.4.2.1. Phương pháp thẻ song song………………………………………….. 17
1.4.2.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển………………………. 18
1.4.2.3. Phương pháp ghi sổ số dư………………………………………... 18
1.5. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NVL, CCDC ………………………………. 19
1.5.1. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NVL, CCDC theo phương pháp KKTX... 19
1.5.1.1. Khái niệm và đặc điểm…………………………………………… 19
1.5.1.2. Tài khoản sử dụng………………………………………………. 20
1.5.1.3. Phương pháp hạch toán…………………………………………... 21
1.5.1.3.1. Kế toán biến động tăng NVL, CCDC trong doanh nghiệp…….. 22
1.5.1.3.2. Kế toán biến động giảm NVL, CCDC trong DN……………... 25
1.5.2. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp KKĐK………... 29
1.5.2.1. Khái niệm và đặc điểm…………………………………………… 29
1.5.2.2. Tài khoản sử dụng………………………………………………... 29
1.5.2.3. Phương pháp hạch toán…………………………………………... 30
1.6. Các hình thức kế toán ghi sổ…………………………………………. 31
1.6.1. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái…………………………………… 31
1.6.2. Hình thức nhật kí chung……………………………………………. 32
1.6.3. Hình thức chứng từ ghi sổ………………………………………….. 33
1.6.4. Hình thức kế toán máy……………………………………………... 34
1.6.5. Hình thức sổ kế toán nhật ký – chứng từ…………………………... 35
1.6.5.1.Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chứng từ………………... 35
1..5.2.Trình tự sổ kế toán hình thức nhật ký chứng từ……………………. 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG 37
TY CP CƠ KHÍ VÀ XD HÀ THÁI
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY………………………………………... 37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển…………………………………… 37
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý………………………………….. 38
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty................................................. 38
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.......................................... 39

2.1.3. Đặc điểm tổ chức SXKD của công ty……………………………… 41


2.1.4. Đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh………………. 41
2.1.5. Những vấn đề chung về công tác kế toán…………………………... 42
2. 1.5.1. Các chính sách kế toán chung…………………………………… 42
2.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán……………………………………….. 43
2.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán……………………………………….. 43
2.1.5.4. Hình thức kế toán tại công ty…………………………………….. 45
2.1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán………………………………………… 45
2.1.5.6. Bộ máy kế toán tại công ty……………………………………….. 46
2.2. Kế toán NVL, CCDC tại công ty CP cơ khí và xây dựng Hà Thái….. 48
2.2.1. Phân loại và đánh giá………………………………………………. 48
2.2.1.1. Phân loại………………………………………………………….. 48
2.2.1.2. Đánh giá………………………………………………………….. 49
2.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán…………………………… 50
2.2.3. Kế toán chi tiết NVL, CCDC tại công ty…………………………... 50
2.2.3.1. Kế toán chi tiết…………………………………………………… 50
2.2.3.2. Kế toán tổng hợp…………………………………………………. 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NVL,CCDC TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XD HÀ 80
THÁI

3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL, CCDC ........................ 53


3.1.1. Ưu điểm……………………………………………………………. 53
3.1.2. Những tồn tại……………………………………………………….. 54
3.2. Những ý kiến đề xuất………………………………………………… 55
Kết luận…………………………………………………………………... 57
Phụ lục………………………………………………………………….. 58
DANH MỤC VIẾT TẮT

Cách viết Cách đọc

NVL Nguyên vật liệu

CCDC Công cụ dụng cụ

TSCĐ Tài sản cố định

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

CP Cổ phần

ĐT XD Đầu tư xây dựng

TMDVĐTXD Thương mại dịch vụ đầu tư xây dựng

SXKD Sản xuất kinh doanh

HĐGTGT Hóa đơn giá trị gia tăng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, nền kinh tế của nước
ta cũng đã và đang có những triển vọng mở ra nhiều hướng đi mới, con đường mới để
hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Trong cơ chế thị trường hiện nay nhờ sự phát triển của
khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ đã làm thay đổi cơ cấu thị trường. Trước nhữn tiến
bộ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt giữa Công ty này với Công ty khác
đang diễn ra với quy mô trên toàn cầu, những vấn đề bức thiết được đặt ra “làm thế nào
để doanh nghiệp phát triển và tồn tại lâu dài”.

Để giải quyết được những vấn đề trên doanh nghiệp đã đề ra những kế hoạch để xác định
cho doanh nghiệp có những bước đi thích hợp trong những khoảng thời gian nhất định
nhằm vươn lên chiếm lĩnh thị trường phục vụ tốt cho nhu cầu người tiêu dùng. Đạt được
mức lợi nhuận mong muốn và đem lại lợi ích cho xã hội. Từ những đặc điểm trên để đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để được tiến triển bình thường và
liên tục đòi hỏi phải có các khâu, các quy trình đặc biệt với doanh ngiệp cơ khí và xây
dựng thì công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là rất quna trọng vì nó có
thể phản ánh được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực hiện hạch toán trong cơ chế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải tự lấy
thu bù chi, tự lấy thu nhập của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra để có lợi nhuận. Để
thực hiện những yêu cầu đó các đơn vị phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình
xây dựng từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu được về vốn, đảm bảo thu nhập cho đơn vị
thực hiện đầy đủ với thực hiện ngân sách nhà nước và thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Muốn vậy các đơn vị xây dựng phải thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp, trong đó biện
pháp quan trọng hàng đầu không thể thiếu được là thực hiện quản lý kinh tế trong mọi
hoạt động xây lắp của doanh nghiệp.
Kế toán nguyên vật liệu là một trong những công cụ có hiệu quả nhất để phản ánh khách
quan và giám đốc có hiệu quả trong quá trình hoạt động xây lắp của doanh nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố của quá trình xây lắp kinh doanh,
thông thường chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ rất lớn khoảng từ 60% đến 80% giá trị
sản phẩm. Vì thế công tác quản lý nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thông
qua công tác quản lý nguyên vật liệu có thể làm tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm. Từ
đó buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc tiết kiệm triệt để chi phí nguyên vật
liệu, làm sao cho với một số lượng nguyên vật liệu như cũ sẽ làm ra nhiều sản phẩm hơn,
tức là giá thành giảm đi mà vẫn bảo đảm chất lượng. Bởi vậy làm tốt kế toán nguyên vật
liệu là nhân tố quyết định hạ thấp chi phí giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh
nghiệp, đây là một yêu cầu thiết thực, một vấn đề đang được quan tâm nhiều trong quá
trình sản xuất sản phẩm cảu các doanh nghiệp hiện nay.
Sau khi hoàn thành lý thuyết ở nhà trường và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty cổ
phần cơ khí và xây dựng Hà Thái em đã được thực tập em đã nhận thấy sự cần thiết của
công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong Công ty nên em đã mạnh dạn tìm
hiểu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ
phần cơ khí và xây dựng Hà Thái” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một đề tài nghiên cứu quan trọng được các tổ
chức và doanh nghiệp quan tâm vì nó là một yếu tố của chi phí sản xuất có liên quan và
tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đã có nhiều đề tài các cấp nghiên cứu
về vấn đề nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như:
Ngày 5/12/2018, tại phòng họp – Bộ Công Thương. Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Tố
Tâm - Phó Trưởng Khoa Kinh tế và Quản lý và nhóm nghiên cứu đã trình bầy đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương "Nghiên cứu công cụ phân tích dòng nguyên
vật liệu nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp nhiệt điện".
Năm 2019, luận án tiến sĩ kinh tế Vũ Thị Như Quỳnh nghiên cứu đề tài “Quản trị mua
nguyên vật liệu cả các doanh nghiệp” luận án thông qua các tiêu chí đánh giá và các
phương pháp đánh giá, luận án đi sâu nghiên cứu quản trị mua nguyên vật liệu của doanh
nghiệp và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quản trị mua nguyên vật liệu tại các
doanh nghiệp may ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu đăng tải trên các sách,
báo, tạp chí…Như vậy nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là mối quan tâm lớn của toàn xã
hội, là chính sách kinh tế quan trọng của quốc gia.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là mạng lại hiệu quả cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ tại Công ty Cổ phần cơ khí và xây dựng Hà Thái.

Về mặt không gian: Tập trung tại phòng Kế toán Công ty Cổ phần cơ khí và xây dựng Hà
Thái.

Về mặt thời gian: Tập trung nghiên cứu quá trình hạch toán thực tế tại Công ty Cổ phần
cơ khí và xây dựng Hà Thái thời gian từ 11/03/2021-08/05/2021, số liệu minh họa được
lấy ở tháng 12/2020

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đi sâu vào việc thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Có nhiều phương pháp thu thập thông tin, trong báo cáo của mình để thu thập thông tin,
tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp
thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử dụng trong
giai đoạn thu thập những thông tin cần thiết và những số liệu thô có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp liệt thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập
được phục vụ cho các bảng phân tích.

- Phương pháp phân tích kinh doanh: Là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để
phân tích những ưu nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm hiểu hơn các vấn đề
nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp dựa vào những số liệu có sẵn để tiến hành so
sánh, đối chiếu về số tương đối và tuyệt đối, thường là so sánh số liệu giữa ba năm liền
kề để tìm ra sự tăng giảm của giá trị nào đó, giúp cho quá trình phân tích kinh doanh cũng
như các quá trình khác

- Phương pháp hạch toán kế toán: Là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản, sổ sách
để hệ thống hóa và kiểm soát các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
Đây là phương pháp trọng tâm được sử dụng trong phương pháp hạch toán kê toán.

Ngoài ra tôi còn sử dụng một số biện pháp kinh tế khác.

5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu

Từ những tài liệu, thông tin đã thu nhận được cùng với kiến thức đã có được từ nghiên
cứu tài liệu, tôi đã tiến hành hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích số liệu, thông tin để rút ra
những kết luận về các phần hành kế toán tại Công ty.

6. Nội dung của đề tài

Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại
Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hà Thái.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
tại Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hà Thái.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập cũng như kiến thức còn hạn chế nên
bài chuyên đề của em sẽ có những thiếu sót, em mong cô giáo – HOÀNG KIM ƯNG
cùng các cô chú và anh chị trong Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hà Thái góp ý, chỉ
bảo để em hoàn thành tốt nhất bài chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên thực tập

You might also like