You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Khoa Kế toán – Kiểm toán


----o0o----

ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT
ĐỘNG ACTIVITY BASED COSTING – ABC

Nhóm 02:
1. Đỗ Khánh Ly - 2014210089
2. Nguyễn Hoàng Anh - 2014210007
3. Hoàng Quỳnh Trang - 2114110333
4. Nguyễn Phương Anh - 2111210010
5. Lý Thị Hồng Nhung - 2114110248
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3

NỘI DUNG........................................................................................................... 4

1. Khái quát ...................................................................................................... 4

1.1 Giới thiệu mô hình ABC ......................................................................... 4

1.2 Sự ra đời của mô hình ABC ................................................................... 4

2. Khái quát chung về mô hình ABC ............................................................. 4

2.1 Khái niệm................................................................................................. 4

2.2 Phân loại .................................................................................................. 5

2.2.1 Mô hình ABC truyền thống .................................................... 5

2.2.2 Mô hình ABC sử dụng ma trận EAD..................................... 5

2.2.3 Mô hình ABC theo thời gian (TDABC) ................................. 6

3. Nội dung phương pháp ABC ...................................................................... 6

4. Hạn chế và lợi ích ......................................................................................... 8

4.1 Lợi ích ...................................................................................................... 8

4.2 Hạn chế .................................................................................................... 9

5. Thực trạng áp dụng ................................................................................... 10

5.1 Nghiên cứu về triển khai phương pháp ABC trên thế giới. .............. 10

5.2 Tình hình áp dụng tại Việt Nam .......................................................... 12

NGUỒN THAM KHẢO ................................................................................... 20

2
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán trong các doanh nghiệp trước đây thường sử dụng phương pháp hạch
toán truyền thống dựa trên các tiêu thức phân bổ sản phẩm gián tiếp. Tuy nhiên,
phương pháp này không thể áp dụng hoàn toàn triệt để vào các doanh nghiệp sản
xuất vì có nhiều danh mục hàng hóa khác nhau.
Hiện nay, việc quản lý chi phí phát sinh trong tổ chức sao cho hiệu quả luôn
là mối quan tâm hàng đầu, bởi lợi nhuận phụ thuộc và ảnh hưởng trực tiếp bởi
những chi phí này. Vì vậy, nắm rõ được từng loại chi phí giúp doanh nghiệp quản
lý tốt và có những quyết định chính xác, nhanh chóng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Vì thế mà hiện nay các doanh nghiệp đã bỏ phương pháp kế toán truyền thống
để chuyển sang phương pháp ABC trong công tác kế toán, kiểm toán. Ngoài ra,
những ứng viên đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm kế toán, kiểm toán thì cũng
cần có những hiểu biết về phương pháp ABC này.
Hệ thống kế toán chi phí hiện nay rất đa dạng và nhóm chúng em lựa chọn
nghiên cứu, phân tích về Hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC – Activity Based Costing). Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài làm
của nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong
nhận được sự góp ý, đánh giá của cô và các bạn để bài nghiên cứu của nhóm được
hoàn thiện hơn.

3
NỘI DUNG

1. Khái quát

1.1 Giới thiệu mô hình ABC

"ABC là phương pháp kế toán quản trị cung cấp thông tin chi tiết, chính
xác về đối tượng tính giá bằng cách gán các chi phí chung cho các đối
tượng trên cơ sở mức độ sử dụng các hoạt động sau khi đã xác định các
nguồn lực tiêu hao cho từng hoạt động đó."

1.2 Sự ra đời của mô hình ABC

Phương pháp ABC đã được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1980
bởi Robert S.Kaplan - một giáo sư người Mỹ. Phương pháp ABC được
phát minh ra để khắc phục những nhược điểm của phương pháp TDC khi
nó không còn phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Phương pháp này được đã
giúp đỡ rất nhiều cho các doanh nghiệp sản xuất trong công tác hạch toán
chi phí sản xuất.

2 Khái quát chung về mô hình ABC

2.1 Khái niệm

Theo Viện Kế toán Quản trị Công chứng (CIMA), phương pháp ABC
(Activity Based Costing) là một phương pháp tiếp cận chi phí và giám sát
các hoạt động liên quan đến việc truy tìm nguồn lực tiêu thụ và ấn định
chi phí cho đầu ra cuối cùng. Phương pháp này đạt được mục tiêu dựa trên

4
ước tính tiêu thụ, sử dụng trình điều khiển chi phí để gắn chi phí với đầu
ra.

2.2 Phân loại

2.2.1 Mô hình ABC truyền thống

Phương pháp ABC truyền thống xác định chi phí sản xuất sản phẩm,
dịch vụ. Phương pháp này coi việc tiến hành các hoạt động là cơ sở,
là nguồn gốc phát sinh chỉ phí và tập trung vào việc phân bổ chi phí
sản xuất chung cho các sản phẩm, dịch vụ dựa trên cơ sở các hoạt
động cần cho việc sản xuất sản phẩm, dịch vụ đó. Phương pháp
ABC được xây dựng trên cơ sở lập luận rằng việc thực hiện các hoạt
động sẽ làm phát sinh chi phí, trong khi đó các hoạt động lại được
thực hiện để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, ..

2.2.2 Mô hình ABC sử dụng ma trận EAD

Mô hình ABC sử dụng ma trận EAD là một mô hình hiệu quả và


không tốn kém để áp dụng, rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Mô hình này cung cấp thông tin chi phi chính xác giúp ra
quyết định để thiết lập chiến lược của công ty, xác định giá thành
sản phẩm, và cải thiện cơ cấu chi phí. Trong mô hình này, các hoạt
động được nhóm lại thành nhóm các hoạt động để đảm bảo sao cho
số lượng các hoạt động không quá nhiều. Sau đó, kể toán sử dụng
ma trận chi phí - hoạt động (ma trận EAD) để phân bổ chi phí nguồn
lực cho các hoạt động và sử dụng ma trận hoạt động - sản phẩm (ma
trận ADP) để tiến hành phân bố chi phí hoạt động cho sản phẩm.

5
2.2.3 Mô hình ABC theo thời gian (TDABC)

Mặc dù phương pháp ABC đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp,
nhưng phương pháp này vẫn không được chấp nhận trên phạm vi
toàn cầu. Trong một khảo sát hàng năm về việc áp dụng những công
cụ quản lý, phương pháp ABC được xếp dưới mức trung bình với
tỉ lệ áp dụng chỉ 50%.
Robert S.Kaplan, cha đẻ của phương pháp ABC, vào năm 2005 đã
giới thiệu về mô hình ABC điều chỉnh theo thời gian (Time-driven
ABC, viết tắt là TDABC). Mô hình này đơn giản hơn, chi phí triển
khai thấp hơn mô hình ABC truyền thống.
Mô hình TDABC đơn giản hóa quá trình tính toán chi phí bằng cách
loại bỏ việc phải phỏng vấn và khảo sát các nhân viên. Mô hình mới
này gán các nguồn lực về chi phí cho các đối tượng chi phí một cách
trực tiếp bằng cách sử dụng một bộ khung súc tích hơn và chỉ cần
hai ước tính. Đầu tiên, mô hình tính toán chi phí của việc cung ứng
công suất nguồn lực. Sau đó, TDABC sử dụng tỷ lệ chi phí công
suất để phân bổ chi phí nguồn lực theo bộ phận cho các đối tượng
chi phí bằng cách ước tính nhu cầu cho công suất nguồn lực (điển
hình là thời gian) mà mỗi đối tượng chi phí cần.

3 Nội dung phương pháp ABC

- Hệ thống kế toán chi phí truyền thống ngày càng bộc lộ rõ nét những hạn
chế trong thực tiễn. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, những
dây chuyền sản xuất tự động đã trở nên phổ biến, nhiều loại sản phẩm được
sản xuất ra hàng loạt, chi phí lao động chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong

6
tổng chi phí sản xuất, trong khi chi phí quản lý và sản xuất ngày càng tăng dần
lên và chiếm tỷ trọng lớn, cho nên phân bổ chi phí gián tiếp dựa trên tiêu thức
phân bổ đơn giản trở nên không còn phù hợp nữa.

- Phương pháp ABC phân bố các chi phí sản xuất chung theo một quy trình
gồm 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Xác định chỉ phi các hoạt động.
• Giai đoạn 2: Xác định chi phí các sản phẩm, dịch vụ.

Trình tự thực hiện:


➢ Nhận diện các chi phí trực tiếp
➢ Nhận diện các hoạt động
➢ Chọn tiêu thức phân bổ nguồn lực cho các hoạt động
➢ Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động

➢ Bước 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp. Thông thường, đối với các DN
sản xuất, chi phí được tập hợp và tính thẳng vào đối tượng chịu chi phí
để tính giá thành là chi phí vật liệu, nhân công trực tiếp. Do đó, độ tin cậy
về yếu tố chi phí này chiếm trong giá thành sản phẩm thường rất cao.

➢ Bước 2: Nhận diện các hoạt động. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất –
kinh doanh và quy trình công nghệ, mỗi DN có các hoạt động tạo ra chi
phí gián tiếp khác nhau. Các hoạt động đó thường xuất phát từ khâu đầu
tiên của quá trình sản xuất, vận hành máy, kiểm tra sản phẩm và nghiệm
thu… Do vậy, mỗi một hoạt động cần tập hợp chi phí riêng, sau đó chọn
tiêu thức khoa học phân bổ chi phí vào các đối tượng tính giá thành.
➢ Bước 3: Chọn tiêu thức phân bổ nguồn lực cho các hoạt động. Sau khi
chi phí gián tiếp được tập hợp cho từng hoạt động, sẽ tiến hành phân bổ

7
cho từng đối tượng tính giá theo các tiêu thức khoa học. Do vậy, cần chọn
tiêu thức đảm bảo tính đại diện của chi phí, tiêu thức dễ tính toán, phù
hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của kế toán Việt Nam.

➢ Bước 4: Phân bổ chi phí các hoạt động vào các đối tượng chịu chi phí.
Dựa trên chi phí của từng nhóm hoạt động, kế toán chọn các tiêu thức
khoa học phân bổ chi phí cho từng sản phẩm, dịch vụ. Nếu hoạt động liên
quan đến một loại sản phẩm thì kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí đó cho
đối tượng tính giá thành. Nếu hoạt động liên quan tới hai loại sản phẩm
trở lên thì phải tính toán hệ số phân bổ, sau đó xác định mức phân bổ chi
phí của từng hoạt động cho từng loại sản phẩm cụ thể.

4 Hạn chế và lợi ích

4.1 Lợi ích

• Là một công cụ quản lý chi phí chiến lược, nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
• Biến một chi phí gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với một đối
tượng tạo phí xác định.
• Là xu hướng tất yếu đối với quản trị.
• Là một công cụ quản lý chi phi chiến lược, nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
• Chuyển đổi dễ dàng từ phương pháp truyền thống sang phương pháp
ABC mà không đòi hỏi sự đầu tư lớn trong hệ thống thu thập dữ liệu
và không yêu cầu phải tái cấu trúc lại DN
- Phương pháp ABC phức tạp và tất nhiên là tốn kém hơn các phương
pháp truyền thống, vì vậy không phải bất cứ công ty nào cũng đủ điều

8
kiện áp dụng. Tuy nhiên, ABC sẽ là xu hướng tất yếu đối với quản trị
bởi:
• Năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí giảm thiểu đòi hỏi phải có
những số liệu chính xác hơn về chi phí, tránh tình trạng lợi nhuận giả
tạo.
• Sự đa dạng hóa ngày một tăng của các sản phẩm và dịch vụ cùng với
độ phức tạp của các phân đoạn thị trường. Vì thế, việc tiêu dùng các
nguồn lực cũng sẽ thay đổi theo các sản phẩm và dịch vụ.
• Chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn do tốc độ phát triển của
công nghệ làm công ty không đủ thời gian điều chỉnh giá cả và chi
phí.
• Xác định đúng chi phí là một phần quan trọng của việc ra quyết định
kinh doanh. Thiếu nó, sự chuẩn xác của quyết định sẽ giảm thiểu.
• Cách mạng trong công nghệ máy tính đã làm giảm được chi phí về
tiền bạc lẫn thời gian cho việc phát triển và vận hành hệ thống xác
lập chi phí có khả năng truy nguyên nhiều hoạt động.

4.2 Hạn chế

• Chi phí thu thập dữ liệu cao


• Chỉ tập hợp chi phí theo hoạt động mà chưa phân ra biến phí và định
phí
• Không tuân thủ theo quy định của GAAP
• Phức tạp hơn các phương pháp xác định chi phí khác
• Tốn nhiều nguồn lực hơn phương pháp truyền thống về thời gian, chi
phí và nguồn nhân lực
• Đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ nhiều bộ phận trong doanh nghiệp

9
• Không thích hợp cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn
giản, sản phẩm ít chúng loại, chi phí gián tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ
• Thông tin do phương pháp ABC cung cấp thường không đồng nhất
với thông tin của hệ thống chi phí truyền thống.

❖ Với những hạn chế này, sau gần 30 năm tồn tại, vẫn có nhiều luồng ý kiến
tranh cãi về ưu nhược điểm của mô hình ABC. Vì vậy, ABC nên áp dụng vào
ngành nghề kinh doanh nào cần phải dựa trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm
của mô hình này. Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới đang rơi
vào suy thoái, nhu cầu về tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hẹp hoạt động sản xuất
để tồn tại là một nhu cầu cấp bách. Việc có nên áp dụng phương pháp ABC
vào đơn vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đây có thể là một gợi ý có
giá trị thực tiễn.

5 Thực trạng áp dụng


5.1 Nghiên cứu về triển khai phương pháp ABC trên thế giới.

Swenson (1995) nghiên cứu lợi ích của phương pháp ABC trong doanh nghiệp
sản xuất. Kết quả phản hồi cho thấy các công ty đều có kết quả tích cực khi
áp dụng phương pháp này. Các công ty đều cho rằng chi phí sản xuất được cải
thiện và vấn đề kiểm soát chi phí có hiệu quả hơn.

Gosselin (1997) xem xét về cấu trúc tổ chức và hiện trạng chiến lược kinh
doanh đến việc chấp nhận và triển khai quản trị hoạt động. Nghiên cứu quản
trị hoạt động được chia thành thành ba cấp độ: nghiên cứu về phân tích hoạt
động, phân tích chi phí từng hoạt động, và phương pháp ABC. Kết quả chỉ ra
công ty có chiến lược cạnh tranh, có mô hình tập trung quyền lực dễ chấp

10
nhận phương pháp ABC hơn tổ chức có hình thức phân quyền, không có tổ
chức chính thống các bộ phân chức năng.

Nghiên cứu của Innes và Mitchell (1995) tại Anh cho thấy trong các công ty
áp dụng ABC có 36 công ty (chiếm 48,6%) là các công ty sản xuất, 20 công
ty (tương đương 27%) là các công ty tài chính và 23,4% các công ty còn lại là
các công ty dịch vụ. Innes et al (2000) khảo sát chấp nhận triển khai phương
pháp ABC và xây dựng mô hình chuẩn cho phương pháp này trên 1.000 đơn
vị. Kết quả cho thấy không nhiều dấu hiệu tích cực trong kinh nghiệm kỹ thuật
áp dụng phương pháp ABC. Có nhiều công ty cũng từ bỏ triển khai, không
quan tâm đến phương pháp ABC. Bên cạnh đó, Innes cho rằng vấn đề kỹ thuật
phức tạp triển khai, chi phí cao làm hạn chế triển khai.

Cotton et al (2003) nghiên cứu phương pháp ABC tại New Zealand, kết quả
có sự khác biệt chấp nhận phương pháp ABC tại New Zealand và Anh là do
sự ủng hộ của lãnh đạo và việc tham gia tích cực của kế toán viên. Công ty áp
dụng thành công giảm được chi phí, định giá sản phẩm hợp lý hơn, đánh giá
kết quả và đưa ra nhiều cải tiến quản lý. Theo Cotton các chi phí đầu tư cho
phương pháp này rất cao là cản trở cho việc áp dụng vào thực tế.

Nghiên cứu của Job và Rosebud (2014) cho thấy có tác động cùng chiều giữa
nhân tố huấn luyện nhân viên và cam kết lãnh đạo với việc chấp nhận phương
pháp ABC. Việc chấp nhận phương pháp ABC có tác động tích cực đến kết
quả kinh doanh của công ty.

Nghiên cứu của Amir (2015) cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc triển
khai phương pháp ABC tại Iran tương tự như các nước phương Tây. Mô hình
chỉ dừng lại ở việc so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các nhân tố tại

11
Iran và các nước phương Tây mà không chỉ ra mức độ tác động của từng nhân
tố.

Nhìn chung, các nghiên cứu đều đưa ra các lý thuyết vận dụng phương pháp
ABC vào các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, kết quả vận dụng vào thực tế hay
doanh nghiệp thật sự chấp nhận triển khai còn rất hạn chế. Việc áp dụng vào
thực tế còn thấp hơn nhiều.

5.2 Tình hình áp dụng tại Việt Nam

❖ Thực trạng

Phương pháp kế toán chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) đã và đang
phát triển rộng rãi ở hầu hết các nước tư bản tiên tiến trên thế giới do những
ưu việt của nó đem lại so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, đây là phương pháp còn rất mới, việc áp dụng thành công phương pháp
này là không nhiều. Điển hình như trong nghiên cứu “So sánh phương pháp
ABC và phương pháp tính giá truyền thống - Sự cần thiết áp dụng phương
pháp ABC cho các doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Huỳnh Tấn Dũng
và cộng sự (2011) khi nghiên cứu thực trạng phương pháp tính giá thành ở
Việt Nam. Có 500 bảng câu hỏi được gửi ngẫu nhiên, đạt 339 doanh nghiệp
trả lời, kết quả được tổng hợp theo bảng sau:

Số lượng Kết quả


Nội dung chính được hỏi
DN (%)

12
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá TDC 339 100

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá ABC 0 0

Mục đích tính giá thành nhằm phục vụ cho việc lập báo
243 71,68
cáo tài chính

Do kế toán tính, nhà quản trị không quan tâm 96 28,32

Dựa vào thông tin chi phí giá thành để ra quyết định 101 29,79

Ra quyết định dựa vào các phương pháp khác (kinh


238 70,21
nghiệm, thông tin thu thập từ bên ngoài…)

Mức độ tin cậy của thông tin chi phí giá thành phục vụ
72 21,24
cho việc ra quyết định

Từ mẫu thống kê cho thấy, phương pháp ABC chưa được áp dụng tại các
doanh nghiệp ở Việt Nam, hoặc có nhưng không đáng kể.

Như vậy, phương pháp ABC mặc dù được xem xét là có tính ưu việt hơn hẳn
phương pháp truyền thống trong việc đưa ra quyết định kinh doanh và tính chi
phí chính xác, song không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng có thể áp
dụng được. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa áp dụng các phương
pháp tính giá thành ABC vì nhiều lý do như:

13
• Nhóm lý do bên trong bao gồm: sự thiếu thông tin về ABC; hạn chế về
trình độ của nhà quản lý trong việc tiếp cận các phương pháp mới; thiếu
nguồn nhân lực thực hiện dự án.
• Nhóm lý do bên ngoài bao gồm: môi trường kinh tế của nước ta chưa
thật sự cạnh tranh gay gắt; chưa có doanh nghiệp nào công bố việc áp
dụng phương pháp ABC thành công để các doanh nghiệp khác học hỏi
và chia sẻ kinh nghiệm; yêu cầu cung cấp thông tin kế toán ra bên ngoài
còn chung chung, chưa có một sự đòi hỏi chi tiết từ cơ quan nhà nước
hay những người sử dụng.

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc ứng dụng phương pháp ABC có
những yếu tố thuận lợi và bất lợi như sau:

❖ Các yếu tố thuận lợi:

a. Quy trình sản xuất ngày càng phức tạp, yêu cầu thông tin ngày càng chính
xác được các nhà quản trị quan tâm.

Nước ta đi vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa với mức độ ngày
càng cao, quy trình sản xuất ngày càng trở nên phức tạp. Thị trường cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng.
Vì vậy, nhà quản lý cần nhiều thông tin thích hợp, chính xác, đáng tin cậy để
ra quyết định. ABC là một mô hình thích hợp để lựa chọn.

b. Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng ngày càng cao

Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, một bộ phận
doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển đổi quy trình sản xuất, từ quy trình sản

14
xuất lạc hậu sang quy trình sản xuất hiện đại, dẫn đến chi phí đầu tư lớn. Việc
đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển, quảng cáo, quảng bá đều làm gia
tăng đáng kể tỷ trọng chi phí gián tiếp trong giá thành sản phẩm dịch vụ. Vì
vậy, việc phân bổ chi phí gián tiếp theo phương pháp truyền thống không
chính xác sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định trong ngắn hạn cũng như
trong dài hạn của các nhà quản trị.

c. Tiết kiệm tài nguyên cho doanh nghiệp đồng thời tác động bảo vệ môi
trường

Hiệu quả công việc của các công ty không cao thường tiêu hao nhiều tài
nguyên và tạo ra nhiều phế phẩm, ABC theo dõi chi phí phát sinh theo từng
hoạt động sẽ cho các nhà quản trị biết được những hoạt động nào không mang
lại giá trị và tìm cách loại bỏ hay hạn chế chúng, giảm thiểu phế phẩm, giảm
hao phí trong quá trình sản xuất, tăng năng suất thúc đẩy doanh nghiệp phát
triển.

d. ABC không đòi hỏi trình độ quá cao về kế toán, nguồn lực kế toán của
chúng ta hiện nay có thể đáp ứng được.

e. Tin học giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi áp dụng
phương pháp ABC.

❖ Các yếu tố bất lợi:

a. Một bộ phận các doanh nghiệp có chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ

15
Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta có chi phí gián tiếp chiếm tỷ
trọng nhỏ, việc đầu tư máy móc thiết bị ít, sản xuất dựa vào công nhân là chủ
yếu.

b. Thực trạng quản lý còn lạc hậu

Các doanh nghiệp ở nước ta quen quản lý theo kiểu truyền thống, chủ yếu
đạt được mục tiêu đề ra cho bộ phận của mình mà ít chú ý tới mục tiêu chung
của doanh nghiệp, và tiêu chuẩn đánh giá sự hoàn thành mục tiêu là kế hoạch
đã đề ra. Tuy nhiên, các kế hoạch này được cần được xem xét được lập ra như
thế nào. Đại đa số các doanh nghiệp lập kế hoạch chủ yếu dựa trên kết quả
năm trước rồi điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống theo sự phân tích của những
người lập ra kế hoạch. Như vậy, bản thân kế hoạch được lập ra đã có chứa
đựng sai sót và nhiều khi không phù hợp với thực tế, tính khả thi thấp.

c. Tư tưởng quản lý còn lạc hậu

Thực trạng hiện nay có rất nhiều nhà quản lý doanh nghiệp chưa qua đào
tạo về kiến thức quản lý, chủ yếu quản lý bằng kinh nghiệm. Nước ta mới
chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường chưa đầy 30
năm, kiến thức về quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường còn lạc
hậu so với các trên thế giới vì vậy để áp dụng một phương pháp mới như ABC
trong doanh nghiệp sẽ gặp phải một rào cản rất lớn từ các nhà quản lý.

d. Lợi ích và chi phí khi áp dụng ABC

Để áp dụng phương pháp ABC, chắc chắn doanh nghiệp phải tốn kém nhiều
nguồn lực để thiết kế và thực hiện hơn phương pháp TDC. Xét trong ngắn

16
hạn, các nhà quản trị chưa thấy rõ được lợi ích của phương pháp ABC nên rất
khó được sự chấp nhận từ các nhà lãnh đạo.

❖ Giải pháp

• Sự hợp tác giữa các bộ phận, các nhóm làm việc


Để áp dụng thành công phương pháp ABC đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa
các phòng ban trong đơn vị cũng như tinh thần làm việc nhóm, góp phần thúc
đẩy sự thành công khi áp dụng phương pháp ABC. Để ứng dụng được ABC
thì bản thân nội bộ doanh nghiệp phải hợp tác và ủng hộ, nếu không có sự ủng
hộ từ các bộ phận khác thì ABC khó ứng dụng thành công trong tổ chức.

• Giải pháp nguồn nhân lực:

ABC không phải là một mô hình cứng ngắt, trong quá trình ứng dụng cũng
có sự thay đổi về mối quan hệ của các tiêu thức phân bổ chi phí, các trung tâm
chi phí vì vậy đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức sâu về phương pháp
ABC và kiến thức về kế toán quản trị. Yêu cầu các trường đại học cũng như
các cơ sở đào tạo phải có những dự án cụ thể để cho sinh viên thực hành và
phân tích những thuận lợi cũng như những khó khăn khi áp dụng ABC vào
trong doanh nghiệp. Chính phủ cũng như những trung tâm nghiên cứu ứng
dụng kế toán của Việt Nam cũng phải có những dự án ứng dụng cụ thể. Có
thể lựa chọn ứng dụng thí điểm các công ty có đủ điều kiện áp dụng ABC sau
đó công bố kết quả ứng dụng cho các công ty khác học hỏi và ứng dụng.

• Đẩy mạnh nghiên cứu:

17
Nước ta hiện nay việc nghiên cứu về tính ứng dụng phương pháp ABC cũng
như các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến quá trình ứng dụng ABC còn
quá ít. Chính vì vậy các doanh nghiệp thiếu nguồn tài nguyên quan trọng để
nghiên cứu và ứng dụng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu cũng
như những người thực hành kế toán phải nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn về
phương pháp ABC và phải cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc mua các
tài liệu cũng như các tạp chí khoa học trên thế giới.

• Thay đổi quan điểm của nhà quản lý:

Các nhà quản lý doanh nghiệp cần thay đổi thái độ trong quá trình điều
hành và quản lý doanh nghiệp. Tâm lý hiện nay của rất nhiều nhà quản lý là
trông chờ vào sự hướng dẫn hay sự bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền mà
bản thân họ không chủ động áp dụng những phương pháp quản lý mới. Một
phần do thiếu hụt về kiến thức quản lý, một phần là tâm lý sợ thay đổi, sợ thất
bại trong quá trình áp dụng cái mới. Chính vì vậy mà hệ thống tính giá thành
TDC đã tồn tại hàng trăm năm qua và có rất nhiều điểm không còn phù hợp
với sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay nhưng vẫn được các doanh nghiệp
Việt Nam áp dụng phổ biến và rộng rãi.

• Áp dụng phương pháp:

ABC phải gắn với nội lực doanh nghiệp và yêu cầu thực tế ABC không có
một tiêu chuẩn nào cho mỗi doanh nghiệp, vì vậy khi áp dụng ABC phải gắn
liền với tình hình thực tế của doanh nghiệp, không nên chạy theo phong trào
cũng không nên coi là mốt để rồi áp dụng không hiệu quả. Ngày nay, với sự
cạnh tranh gay gắt và thông tin đòi hỏi ngày càng đa dạng, bản thân ABC cũng
có nhược điểm vì vậy cần kết hợp phương pháp tính giá thành ABC với các

18
phương pháp khác như ABC kết hợp với phân tích biến phí, định phí; ABC
kết hợp với chi phí định mức; ABC kết hợp với BSC (Balanced Scorecard).

• Điện toán hóa kế toán:

Khám phá và sử dụng các phần mềm kế toán thích hợp với tình hình hiện
tại và đáp ứng được khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai, phần mềm
không chỉ theo dõi kế toán tài chính mà còn theo dõi được cả kế toán quản trị
và đặc biệt là phải đáp ứng được yêu cầu theo dõi chi phí phát sinh theo từng
hoạt động để phục vụ cho phương pháp ABC.

19
NGUỒN THAM KHẢO
1. Swenson, “The Benefits of Activity Based Cost Management to the
Manufacturing Indus-try,” Journal of Management Accounting Research,
Vol. 7, No. 4, 1995, pp. 167-180.
2. Gosselin, M. 1997. The effect of strategy and organizational structure on
the adoption and implementation of activity-based costing. Accounting,
Organizations and Society 22(2): 105-122.
3. Management Accounting Research, 14 (1). p. 67-72
4. Innes, J., and Mitchell, F., (1995). A Survey of Activity-Based Costing in
the UK’s largest companies. Management Accounting Research, 6(2), 137
- 153.
5. Cotton, W. D.J., Jackman, S. M., and Brown, R.A., (2003). Note on
a New Zealand replication of the Innes et al. UK activity-based costing
survey.
6. Amir Reza Ramezani (2015). Barriers to implementing Activity Based
Costing in listed companies on Tehran stock exchange. ICP Business,
Economics and Finance, 2(1), 27 - 34.
7. Huỳnh Tấn Dũng, Gong Guang Ming, Trần Phước, (2011). “So sánh
phương pháp ABC và phương pháp tính giá truyền thống - Sự cần thiết áp
dụng phương pháp ABC cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Đại học
Công nghiệp, trang 58-70.

20

You might also like