You are on page 1of 108

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
“TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH VÂN LONG”

Chuyên ngành : Tài Chính- Doanh Nghiệp


Họ và tên : Phạm Thùy Dung
Lớp : CQ56/11.10
Giáo viên hướng dẫn : TS. Hồ Quỳnh Anh

Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Phạm Thùy Dung


(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................11
5. Kết cấu luận văn..................................................................................11
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP.............................................................................................12
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp........12
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh
nghiệp..............................................................................................................12
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp......................................12
1.1.1.2 Các quyết định tài chính doanh nghiệp..............................14
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp................................................16
1.1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
.......................................................................................................................16
1.1.2.2 Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp...................18
1.2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp............................................20
1.2.1 Khái niệm tình hình tài chính của doanh nghiệp.....................20
1.2.2 Nội dung và chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp..............................................................................................................20
1.2.2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
.......................................................................................................................20
1.2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp..........23
1.2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
.......................................................................................................................24
1.2.2.4 Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp...............................25
1.2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp...........................................................................................................27
1.2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp...............................................................................................31
1.2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.............37
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp39
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan.......................................................39
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan...........................................................41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY TNHH VÂN LONG TRONG THỜI GIAN QUA....................................44
2.1 Tổng quan về công ty TNHH VÂN LONG.....................................44
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH VÂN
LONG..............................................................................................................44
2.1.1.1 Sơ lược về công ty.................................................................44
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty................45
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty..............................45
2.1.2.1 Lĩnh vực Hoạt động..............................................................45
2.1.2.2 Mục tiêu chiến lược...............................................................46
2.1.2.3 Chiến lược phát triển............................................................46
2.1.2.4 Chính sách chất lượng..........................................................47
2.1.2.5 Tổ chức bộ máy công ty........................................................48
2.1.2.6 Tổ chức bộ máy kế toán.......................................................50
2.1.2.7 Đặc điểm hoạt động kinh doanh..........................................53
2.1.3 Tình hình tài chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vân
Long.................................................................................................................55
2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của
công ty................................................................................................... 55
2.1.3.2 Khó khăn..........................................................................56
2.2. Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Vân Long. . .57
2.2.1 Tình hình quy mô cơ cấu và nguồn vốn của công ty................57
2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của công ty...........................64
2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.............70
2.2.4 Tình hình dòng tiền của công ty................................................73
2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.........74
2.2.5.1 Tình hình công nợ của công ty..........................................74
2.2.5.2 Khả năng thanh toán của công ty.....................................76
2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động của công ty..........79
2.2.6.1 Hiệu suất hoạt động của công ty.......................................79
2.2.6.2 Hiệu quả hoạt động của công ty.......................................82
2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của công ty..............................84
2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty TNHH Vân
Long....................................................................................................................85
2.3.1 Những kết quả đạt được.............................................................85
2.3.2 Những hạn chế.............................................................................87

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TCDN Tài chính doanh nghiệp

TSCĐ Tài sản cố định

TSLĐ Tài sản lưu động

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSDH Tài sản dài hạn

HĐKD Hoạt động kinh doanh

HĐTC Hoạt động tài chính

HĐ Hoạt động
DTT Doanh thu thuần

DTTC Doanh thu tài chính

CPBH Chi phí bán hàng

CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

CPTC Chi phí tàu chính

GVHB Giá vốn hàng bán

HTK Hàng tồn kho

VCĐ Vốn cố định

VKD Vốn kinh doanh

VCSH Vốn chủ sở hữu

LNST Lợi nhuận sau thuế

KPThu Khoản phải thu

KPTrả Khoản phải trả

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

SX Sản xuất

SXKD Sản xuất kinh doanh

LN Lợi nhuận

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

NPT Nợ phải trả

VCSH Vốn chủ sở hữu

BCTC Báo cáo tài chính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khái quát tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2020-2021 ………59
Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn 2020 & 2021...............................60
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2020 – 2021....................................65
Bảng 2.4: Nguồn vốn lưu động thường xuyên 2020-2021..................................70
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2020 – 2021..............71
Bảng 2.6: Đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp.................................73
Bảng 2.7: Quy mô công nợ của công ty..............................................................74
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán........................................76
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động 2 năm 2020 – 2021..........79
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 2 năm 2020 – 2021........82
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty...................................................48
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán...................................................52
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty..................................................59
Hình 2.4: Cơ cấu tài sản của công ty........................................................67
Hình 2.5: Sơ đồ biến động của các hệ số khả năng thanh toán ................77
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỉ
qua kéo theo sự thay đổi rõ rệt trong các doanh nghiệp và nhất là trong phương
thức quản lý. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần
kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và hợp tác
quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng mang đến cho các doanh nghiệp trong nước
những cơ hội, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn và thử thách, đặc biệt phải
chịu sự cạnh tranh gay gắt do nguồn vốn đầu tư ồ ạt từ nước ngoài vào. Đứng trước
những thách thức đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng tạo trong kinh
doanh, biết nắm bắt cơ hội kịp thời, đồng thời doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn và tổ chức quản lý hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm
thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Với sự phát triển của đất nước trong thập kỷ qua, cùng với xu thế toàn cầu hóa,
kinh doanh cả trong và ngoài nước ngày càng phát triển đã tác động to lớn và sâu
sắc đến nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Vài năm trở lại đây, nền kinh tế chung
toàn cầu trở nên khó khăn và biến động khó lường. Vì vậy các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau vô cùng gay gắt và phải không ngừng thay đổi để tồn tại và phát
triển bền vững và có chỗ đứng trên thị trường.

Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy
rõ thực trạng tài chính, tìm ra nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
tác động đến tình hình bức tranh tài chính, từ đó có thể xác định được điểm mạnh
và điểm yếu của doanh nghiệp để làm cơ sở cho hoạt động phù hợp với nền kinh tế
và đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện tình hình tài chính, cũng như nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó có giải
pháp hữu hiệu để ổn định và phát triển tình hình tài chính.

Công ty TNHH Vân Long được thành lập năm 1999, là 1 doanh nghiệp 100%
vốn tư nhân và đã hoạt động gần 20 năm, là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nhựa. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do
tác động của suy thoái kinh tế, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là
Công ty chưa chú trọng vào nâng cao chất lượng quản trị tài chính thông qua phân
tích tài chính để tìm ra các biện pháp hữu hiệu tăng cường hiệu quả kinh doanh và
cải thiện tình hình tài chính. Mặc dù hệ thống kế toán tương đối hoàn thiện nhưng
báo cáo tài chính của công ty chưa hề được phân tích, những con số thể hiện trên
báo cáo của doanh nghiệp chỉ là những con số vô bổ.
Đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng chúng một
cách hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, kết hợp với lý luận thực tiễn cùng với sự giúp đỡ và
hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên TS. Hồ Quỳnh Hương và các anh chị trong
phòng Kế toán của công ty, em đã quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là
“Tình hình tài chính tại công ty TNHH Vân Long”.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty trong năm
2020 và năm 2021, từ đó chỉ ra những mặt mạnh và yếu và nguyên nhân dẫn đến
tình hình làm cơ sở để đề xuất ra những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và
cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH Vân Long để công ty hoạt động
hiệu quả, bền vững hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tài chính của công ty TNHH Vân
Long. Cụ thể như sau:
Về mặt nội dung: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải
pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH Vân Long.
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tại chính công ty
TNHH Vân Long.
Về mặt thời gian: Trong 2 năm 2020 và 2021.
Nguồn số liệu: Số liệu từ các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các năm 2020,
2021 và các sổ sách liên quan.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Thu thập các dữ liệu và số liệu từ công ty.
- Thu thập các tài liệu từ sách báo và website.
- Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp
so sánh, ngoài ra cùng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, thống kê
mô tả liên hệ đối chiếu với số liệu thực tế đã thu thập được tại công ty và minh họa
bằng bảng biểu, biểu đồ, số liệu qua từng năm cùng với phương pháp kế thừa
những nghiên cứu đã có, tham khảo sách, các tài liệu liên quan đến tài chính của
công ty, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận.

5. Kết cấu luận văn


Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm có các thành phần
chính như sau:
Chương 1: Lý luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH Vân Long trong
thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH Vân
Long.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn, không tránh khỏi những
thiếu sót, lập luận chưa thấu đáo, kinh nghiệm thực tế chưa thông, còn mang tính lý
thuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý
thầy cô và các anh chị trong công ty để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Hồ Quỳnh Hương và các anh chị trong
công ty TNHH Vân Long đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ giúp em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất và cung
ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Quá
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố
đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố
đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp
phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Tùy từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh
nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tiền tệ đó
doanh nghiệp sẽ mua những thứ cần thiết để phục vụ sản xuất kinh doanh. Sau khi
sản xuất xong, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán hàng hóa và thu tiền bán hàng. Số
tiền thu từ bán hàng sẽ bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công
cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước và phần còn
lại là lợi nhuận sau thuế. Từ phần lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ sử dụng cho
mục đích tiêu dung hoặc tích lũy.
Vì vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng chính là quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Trong quá trình đó đã làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao gồm
dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh
thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp.
Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp cũng là
quá trình phát sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ
tài chính doanh nghiệp bao gồm :
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước.
Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài
chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách…
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác và các
tổ chức xã hội.
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác rất đa dạng
và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh
nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau (bao hàm
cả các dịch vụ tài chính).
Ngoài quan hệ tài chính với các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệp có thể có
quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác, như doanh nghiệp thực hiện tài trợ
cho các tổ chức xã hội…
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và người lao động trong doanh
nghiệp.
Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công,
thực hiện thưởng, phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham gia vào
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp
vốn vào, hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp,
cũng như khi phân phối kết quả kinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ doanh
nghiệp.
Như vậy xét về mặt bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế
dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình
tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Việc nhận thức đúng đắn quan niệm về tài chính doanh nghiệp và bản chất tài
chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Điều đó tạo cơ sở
cho việc vận dụng các quan hệ tài chính để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn
nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Các quyết định tài chính doanh nghiệp
Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanh nghiệp về
mặt ngôn từ; tuy nhiên, có sự đồng thuận khi các quan niệm khác nhau về tài chính
doanh nghiệp đều cho rằng: Tài chính doanh nghiệp thực chất là quan tâm nghiên
cứu ba quyết định chủ yếu đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết
định phân phối lợi nhuận.
* Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và
giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Quyết định đầu tư
ảnh hưởng đến bên trái (phần tài sản) của bảng cân đối kế toán. Các quyết định đầu
tư của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho,
quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài sản chính ngắn hạn…
- Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định,
quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố
định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định hòa vốn.
Có thể nói, quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong
các quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó
làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ
làm tổn thất giá trị doanh nghiệp, dẫn đến thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu doanh
nghiệp.
* Quyết định huy động vốn (Quyết định nguồn vốn): Là những quyết định
lien quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu
tư. Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải (phần nguồn vốn) của bảng cân
đối kế toán. Các quyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng
tín dụng thương mại.
- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thông qua
vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty; quyết định phát hành vốn
cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi); quyết định quan hệ cơ cấu giữa
nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính); quyết định vay để mua, hay thuê tài
sản…
Các quyết định huy động vốn là một thách thức không hề nhỏ đối với các nhà
quản trị tài chính doanh nghiệp. Để có các quyết định huy động vốn đúng đắn, các
nhà quản trị tài chính phải có sự nắm vững những điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng
các công cụ huy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng
đắn diễn biến thị trường - giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy
động vốn.
* Quyết định phân chia lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phân chia cổ
tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa
chọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữ lại để
tái đầu tư. Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổi
một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động đến giá trị
doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không.
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệpnhư trên thì còn
rất nhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngừa rủi
ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính của doanh
nghiệp ra làm 2 nhóm là quyết định tài chính dài hạn và quyết định tài chính ngắn
hạn.
* Quyết định tài chính dài hạn:
Đây là những quyết định có tính chất chiến lược, có tầm ảnh hưởng lâu dài đến
sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Mỗi quyết định này đòi hỏi nhà quản trị phải
cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích một cách bài bản và khoa học để đảm bảo hạn chế
thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Thuộc quyết định tài chính dài hạn bao gồm:
- Quyết định đầu tư dài hạn.
- Quyết định huy động vốn dài hạn.
- Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Quyết định tài chính ngắn hạn:
Đây là những quyết định có tính chất tác nghiệp, ảnh hưởng không lớn tới sự
tồn tại và phát triển doanh nghiệp; vì vậy, người ta còn gọi là các quyết định tài
chính chiến thuật. Thuộc quyết định tài chính ngắn hạn bao gồm:
- Quyết định dự trữ vốn bằng tiền.
- Quyết định về nợ phải thu.
- Quyết định vềchiết khấu thanh toán.
- Quyết định về dự trữ vốn tồn kho.
- Các quyết định tài chính ngắn hạn khác.
Tóm lại, nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp. Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị phải luôn luôn
đối mặt với sự mâu thuẫn giữa rủi ro và sinh lời. Một quyết định tài chính khôn
ngoan là quyết định có thể tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp, muốn vậy quyết
định tài chính phải đảm bảo tối thiểu hóa được rủi ro và tối đa hóa được tỷ suất sinh
lời cho chủ sở hữu. Đây là điều rất khó cho các nhà quản trị tài chính trong quá
trình phân tích và ra quyết định lựa chọn các quyết định tài chính phù hợp.
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức
thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp. Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trình
hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản lý
(nhà quản trị) liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của
doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Có thể thấy quản trị tài chính
doanh nghiệp gắn liền với ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định
huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra, sao cho có lợi nhất cho các
chủ sở hữu doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, là nội dung quan trọng hàng
đầu của quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ và và ảnh hưởng tới tất cả
các mặt hoạt động của doanh nghiệp. hầu hết các quyết định quản trị doanh nghiệp
đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính của hoạt
động quản trị tài chính doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ vai trò của công tác
quản trị tài chính đối với doanh nghiệp.
Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh
nghiệp được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:
* Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình
thường và liên tục.
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và
dài hạn cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên, cũng như cho nhu cầu đầu tư
phát triển của doanh nghiệp. Nếu không huy động kịp thời và đủ vốn sẽ khiến cho
các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy,
việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên
tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp.
Nhà quản trị tài chính trên cơ sở xem xét tình hình thị trường tài chính, nhu
cầu vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tối ưu nhất
trong việc tổ chức và huy động các nguồn vốn (bên trong, bên ngoài) đáp ứng nhu
cầu cho các hoạt động của doanh nghiệp. Một chính sách tài trợ đúng đắn không
những giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro tài chính, mà còn tác động rất lớn
đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
* Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Với việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa tỷ
suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư…nhà quản trị
tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp
được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Việc lựa chọn
các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu
có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh
doanh có thể giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay
tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay, góp phần tăng lợi
nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
* Kiểm tra giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động,
chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ. Vì vậy, thông qua việc phân tích đánh giá tình
hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản
trị tài chính có thể kiểm soát những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác
để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục
tiêu đề ra của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
* Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào các
quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công
nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới… Để đi đến quyết định
đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp cần phải cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế kỹ thuật và
tài chính. Trong đó xét về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho
đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại, nói cách khác là xem xét dòng tiền ra
và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài
chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính
của việc đầu tư.
* Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu
cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Nhà quản trị
tài chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho cáo các hoạt động của doanh
nghiệp ở trong kỳ (bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn); tiếp theo,phải tổ chức
huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của
doanh nghiệp. Để đi đến quyết định về lựa chọn hình thức và phương pháp huy
động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: Kết cấu nguồn vốn,
những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi
nguồn vốn…
* Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi
và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có
của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng,
theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các
khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp, thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân
bằng giữu thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn.
* Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh
nghiệp.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sử dụng
tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh
nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh
nghiệp, giải quyết sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu
dài - sự phát triển của doanh nghiệp.
* Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hằng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình
thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của
doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp để đánh giả được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh
và điểm yếu trong quản lý, dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó
giúp cho các nhà lãnh đạo kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp để điều chỉnh
hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới.
* Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua
việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể
đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh
nghiệp. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra
các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động.
1.2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm tình hình tài chính của doanh nghiệp
Với các lý thuyết trên ta có thể hiểu được thế nào là tài chính doanh nghiệp.
Theo cách hiểu chung nhất thì tài chính doanh nghiệp chính là các quỹ tiền tệ được
hình thành và sử dụng trong doanh nghiệp. Vậy như thế nào là tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Chưa có khái niệm nào thể hiện rõ được nội dung về tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta có thể hiểu khái niệm này như sau:
Tình hình tài chính doanh nghiệp là tình hình tài chính của doanh nghiệp
thông qua các hệ số như hệ số vốn, hệ số tài trợ, hệ số đầu tư, khả năng thanh toán,
khả năng sinh lời...qua đó nhận biết được tình trạng doanh nghiệp đang gặp phải để
đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được diễn ra liên tục và
được diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế với mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao.
Điều này đồng nghĩa với việc nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy hay dự đoán
được tình hình tài chính của doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng, nó quyết định
đến việc nắm bắt cơ hội đầu tư cũng như các chiến lược trong việc huy động, phân
phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Do đó, đánh giá thực trạng tài
chính của doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
1.2.2 Nội dung và chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình
thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý
tưởng và kế hoạch kinh doanh thành sự thật thì đòi hỏi DN phải có nguồn vốn để
hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động. Do vậy DN cần phải tổ chức
nguồn vốn thật tốt.
Dựa vào quan hệ sở hữu vốn nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành
nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, bao gồm số vốn
chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu sẽ phản
ánh sức mạnh tự chủ về vốn và sức mạnh chung của DN.
Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà DN có trách nhiệm phải
thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho người
bán, cho nhà nước, cho người lao động trong DN. Nợ phải trả phản ánh khả năng
tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài của DN.
Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả

NỢ PHẢI TRẢ
TÀI SẢN
VỐN CHỦ SỞ
HỮU

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một
doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự
kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp
hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình
kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn vốn của doanh nghiệp
có thể chia thành nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên.
TÀI SẢN LƯU
NỢ NGẮN HẠN
ĐỘNG Nguồn vốn tạm thời

NỢ DÀI HẠN
TÀI SẢN CỐ Nguồn vốn thường xuyên
ĐỊNH
VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm)
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời thường bao
gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn
hạn khác.
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định của
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường
được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu
động thường xuyên cần thiết cho hoạt đưộng kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn
để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
thường xuyên liên tục thì tướng ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường
xuyên phải có 1 lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn luân
chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán hàng
thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng.
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị
nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp cần sử dụng 2 nhóm chỉ
tiêu:
- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm: Giá trị tổng nguồn vốn và
từng chỉ tiêu nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán (B0-DN).
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp như hệ số nợ, hệ
số vốn chủ sở hữu thông qua các công thức:
Nợ phảitrả
Hệ số nợ (Hd) = Tổng nguồn vốn
Hệ số được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các
chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì
tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh
nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại ưa thích tỷ lệ nợ
cao vì họ nắm trong tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và
các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận.
Vốnchủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu (He ) = Tổng nguồn vốn
Hoặc: Hệ số vốn chủ sở hữu (He) = 1 – Hệ số nợ (Hd)
Hệ số này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay
của doanh nghiệp. Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều
vốn chủ sở hữu, tính độc lập cao với các khoản nợ, do đó không bị rang buộc hoặc
bị sức ép của các khoản nợ vay. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này càng cao
càng tốt vì họ thấy một sử đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn.

⮚ Mô hình tài trợ của công ty:

Mục đích phân tích: Hoạt động tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản với
nguồn vốn hình thành tài sản đó trên cả ba phương diện: thời gian, giá trị và hiệu
quả. Tiến hành đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp để xem xét việc sử
dụng nguồn vốn của doanh nghiệp đã hiệu quả hay chưa, có phù hợp với cơ cấu
nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp hay không.
Chỉ tiêu phân tích: Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu như nguồn vốn lưu dộng thường xuyên, nguồn vốn lưu động tạm
thời, nhu cầu vốn lưu động.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC – Net working capital): là nguồn
vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động
(TSLĐ) thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài sạn – Tài sản dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp. Các nhà quản trị thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản
ánh khả năng thanh toán để đánh giá mức độ rủi ro hay an toàn tài chính trong hoạt
động doanh nghiệp
1.2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tài sản. Vốn kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn nhiều hay ít, tăng hay
giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn
đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình
tài sản là để đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh
nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động,
từng loại tài sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài
sản cũng như từng loại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô
kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, cũng như
việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Thông qua cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện của doanh
nghiệp, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư
của doanh nghiệp.
Tình hình tài sản của doanh nghiệp được thể hiện thông qua 2 nhóm chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu quy mô tài sản trên Bảng cân đối kế toán
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như tỷ lệ đầu tư vào
TSNH, tỷ lệ đầu tư vào TSDH thông qua các công thức:
Tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ đầu tư vào TSNH = Tổng tài sản
Tài sản dàihạn
Tỷ lệ đầu tư vào TSDH = Tổng tài sản
1.2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ của doanh nghiệp và chỉ ra rằng các hoạt động có đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp hay không, tình hình sử dụng vốn như thế nào, hiệu suất và hiệu
quả ra sao. Qua đó, các nhà quản trị có biện pháp nhằm gia tăng lợi nhuận, tiết
kiệm chi phí cho các kỳ tiếp theo.
* Cơ cấu lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả hoạt động của từng hoạt động trong kỳ và cho
biết hoạt động nào chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, bao gồm:
Lợi nhuận từ HĐKD = DTT – CPBH – CPQLDN
Lợi nhuận từ HĐTC = DTTC – CPTC
Lợi nhuận từ HĐ khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
* Mức độ sử dụng chi phí
Giá vốn hàng bán
Hệ số GVHB = Doanhthu thuần
Chi phí bán hàng
Hệ số CPBH = Doanhthu thuần
Chi phí quảnlý doanh nghiệp
Hệ số CPQLDN = Doanh thu thuần
Các chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm để thu được một đồng doanh
thu thuần thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
1.2.2.4 Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp
Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trong một
thời kỳ nhất định từ các hoạt động của một doanh nghiệp. Trên góc độ tài chính
doanh nghiệp, lợi nhuận kế toán và dòng tiền là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Lợi nhuận phản ánh khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thực tế phát sinh
trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động của một doanh nghiệp. Dòng tiền và
lợi nhuận kế toán đều là những chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của một
doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi chỉ tiêu lại cho phép nhà quản trị sử dụng với một
mục đích khác nhau trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp. Thông
thường, dòng tiền để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp và do vậy, nó
xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong khi lợi nhuận kế toán
được dùng để đánh giá khả năng sinh lời. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có lợi
nhuận kế toán cao nhưng lại không đảm bảo được khả năng thanh toán do thiếu tiền
mặt và ngược lại có những doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ nhưng
lại có kết quả lợi nhuận kế toán không cao, thậm chí là âm.
Dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm: dòng tiền vào, dòng tiền ra và dòng tiền
thuần.
- Dòng tiền vào: Là dòng tiền phát sinh đi vào doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động. Dòng tiền vào là các khoản tiền thu được từ bán sản phẩm, hàng hóa,
cung cấp dịch vụ, đi vay vốn, phát hành cổ phiếu, thanh lý tài sản, rút vốn đầu tư…
- Dòng tiền ra: Là dòng tiền phát sinh đi ra khỏi doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động. Dòng tiền ra là các khoản chi tiêu tiền của doanh nghiệp để đầu tư mua
sắm tài sản, để thanh toán các khoản tiền mua nguyên vật liệu, trả lương, nộp thuế,
nộp bảo hiểm, mua dịch vụ bên ngoài cung cấp, trả nợ vay, chi trả lãi vay, chia cổ
tức cho chủ sở hữu…
- Dòng tiền thuần: Là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của
doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yêu cầu cực kì bức thiết, quyết định
trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp, vậy nên việc phân tích dòng
tiền trong doanh nghiệp cũng là điều vô cùng cần thiết.
Để đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp, ta đánh giá các nhóm chỉ
tiêu sau:
* Chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền
Là khoảng thời gian kể từ lúc tiền mặt vận động chuyển hóa qua các chu kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh và trở về thành tiền mặt.
- Kỳ thu tiền trung bình (ADR – Average days in receivables): Là số ngày
được tính bình quân từ lúc cho khách hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu từ
khách hàng.
Nợ phải thu bình quân
Kỳ thu tiền trung bình = Doanhthu bán chịu bình quân một ngày
- Kỳ trả tiền trung bình (ADP – Average days in payables): Là số ngày được
tính bình quân từ lúc mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho đến khi doanh nghiệp phải
thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
Nợ phảitrả nhà cung cấp bình quân
Kỳ trả tiền trung bình = Giá trị hàng hóa mua chịubình quân một ngày
- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân (ADI – Average days in inventory):
Là số ngày bình quân từ lúc nguyên vật liệu, hàng hóa được nhập kho cho đến lúc
xuất kho và bán cho khách hàng.
Hàngtồn kho bình quân
Kỳ luân chuyển HTK bình quân = Giá vốn hàng bán bình quân một ngày
- Thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền = ADR + ADI – ADP
Như vậy, số ngày tồn kho càng lớn, số ngày cho khách hàng chịu càng dài
hoặc số ngày trả nợ bình quân càng nhỏ thì thời gian chuyển hóa của tiền cũng càng
lớn và ngược lại.
* Chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp
Bao gồm:
- Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòngtiền vào từ hoạt động kinh doanh
Hệ số tạo tiền từ HĐKD = Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng hoặc
hàng năm nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động
kinh doanh so với doanh thu đạt được.
- Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng
Doanhthu bằng tiền
Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu = Doanhthu bán hàng
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ. Qua
đây đánh giá khả năng thu hòi tiền từ doanh thu.
- Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động
Hệ số đảm bảo thanh toán lãi = Dòngtiền thuần từ HĐKD + Lãi vay phảitrả
Lãi vay phải trả
vay từ dòng tiền thuần hoạt
động

Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất
kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không.
- Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động
Hệ số đảm bảo thanh toán = Dòngtiền thuần từ hoạt động kinhdoanh
Tổng nợ ngắn hạn
nợ từ dòng tiền thuần hoạt
động

Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động. Thông qua đó, đánh giá khả
năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợ hay
không.
1.2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
* Tình hình công nợ của doanh nghiệp
Phân tích tình hình công nợ sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm
dụng như thế nào? Doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao? Trong kinh doanh,
việc bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các
quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như Nhà nước, khách hàng,
nhà cung cấp... điều làm các nhà quản trị doanh nghiệp lo ngạilà các khoản nợ dây
dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả
không có khả năng thanh toán. Để nhận biết được điều đó thì cần phải phân thích
tình hình công nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Trên thực tế, nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải
trả thì doanh nghiệp đó đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn là tăng nhu cầu tài trợ.
Ngược lại, nếu các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn các khoản công nợ phải trả thì
doanh nghiệp đó đã đi chiếm dụng vốn làm giảm nhu cầu tài trợ.
Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ:
- Các chỉ tiêu phản ánh về quy mô nợ bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nợ phải
thu và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.
- Các nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ như:
+Hệ số các khoản phải thu
Tổng các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu = Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm
dụng.
+Hệ số các khoản phải trả
Tổng các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả = Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và cho
biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn được tài trợ bằng
nguồn vốn đi chiếm dụng.
+Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Tổng các khoản phải thu
Hệ số các KPThu so với các KPTrả = Tổng các khoản phảitrả
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các
khoản đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị
chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ
tiêu này nhỏ hơn 1chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi
chiếm dụng.
+Hệ số thu hồi nợ (Số vòng thu hồi nợ)
Doanhthu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hệ số thu hồi nợ = Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
Hệ số này cho biết trong kỳcác khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp
quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các
khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng
quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng
kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn
hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do
phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian
ngắn).
+Kỳ thu hồi nợ bình quân
360
Kỳ thu hồi nợ bình quân (trong 1 năm) = Hệ số thu hồinợ
Kỳ thu nợ cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu được
nợ.
+Hệ số hoàn trả nợ
Trị giá hàng hóa mua vào
Hệ số hoàn trả nợ = Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao
nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan. Nếu
số vòng quay của các khoản phải trả lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền
hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn nên tạo ra uy tín cao đối với người cung cấp.
Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bởi vì khi đó mức độ chiếm dụng vốn
của doanh nghiệp ít, nên doanh nghiệp phải ứng thêm vốn cho hoạt động kinh
doanh hoặc doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán
rẻ hàng hoá, dịch vụ...).
+Kỳ trả nợ bình quân
360
Kỳ trả nợ bình quân (Trong 1 năm) = Hệ số hoàn trả nợ
Chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán
của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày. Thời gian thanh toán tiền càng ngắn, chứng tỏ
tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại,
thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiền càng chậm, số vốn doanh
nghiệp đi chiếm dụng nhiều.
* Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để
ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp.
Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng
thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp, thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy
động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có biện pháp quản lý kịp thời.
Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ
tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn
bằng tài sản ngắn hạn hiện có.
Tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu cho thấy những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính
vì mất cân bằng tài chính, công ty đã dùng 1 phần nguồn vốn nợ ngắn hạn để đầu tư
dài hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Trong doanh nghiệp, hàng tồn kho thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng
tài sản và thường khó bán nên doanh nghiệp sẽ mất một thời gian để biến chúng
thành tiền trả nợ khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán. Do đó, khi phân tích cần xem
xét đến hệ số khả năng thanh toán.
Tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn
Đây là 1 chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không
cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hang tồn kho. Nhìn chung, hệ số ngy mà cao
thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể
vay vốn dễ dàng trong tương lai. Nhưng nếu tỷ trọng các khoản phải thu lớn là lớn
trong tổng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp cũng cần xem xét tới khả năng thu hồi
nợ để đảm bảo tính chủ động về tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần
nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu
này thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.
Tiềnvà các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn
Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh
nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu
thụ được và điều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi. Nhìn chung, hệ số
này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy
nhiên, cũng như hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn , độ lớn của hệ số này
cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải
trả trong kỳ.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ
phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã
trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuậntrước lãi vay và thuế
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Số lãi tiền vay phải trảtrong kỳ
Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả
lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được
số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao
nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không. Nếu chỉ tiêu này càng lớm thì
chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo
cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh.
1.2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
* Hệ số hiệu suất hoạt động
- Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn: Là chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất
sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp.
Doanhthu thuần trong kỳ
Vòng quay tài sản = Tổng tài sản
Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả
và có khả năng cần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất. Nếu chỉ tiêu này
thấp cho thấy vốn được sử dụng chưa hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp có những tài
sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực xây dựng là một phần không thể thiếu. Vốn lưu động bao gồm vốn
bằng tiền, các khoản phải thu, hang tồn kho…Quản trị vốn lưu động trong doanh
nghiệp không phải là một vấn đề dễ dàng đối với các nhà quản trị, nhưng nếu quản
trị tốt vốn lưu động sẽ là nền tảng giúp công ty có thể quản trị tốt được dòng tiền
của mình. Để có được những quyết định mang tính phù hợp, kịp thời và khả thi thì
trước hết, các nhà quản trị cần phân tích một số chỉ tiêu sau:
+Số vòng quay vốn lưu động: Là chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu
động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động = Số vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn
lưu động càng cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp…do đó tiết kiệm
chi phí, tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì có thể tiền mặt tồn quỹ
nhiều, số lượng các khoản phải thu lớn.
+Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Là chỉ tiêu phản ánh để thực hiện một vòng
quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày.
360
Kỳ luân chuyển vốn lưu dộng = Số vòng quay vốn lưu động
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, doanh
nghiệp không bị ứ đọng vốn lưu động và ngược lại.
- Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho
+Số vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao
nhiêu vòng trong một kỳ.
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngành kinh
doanh và chính sách hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho
càng cao so với các doanh nghiệp trong ngành thì tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp đó được đánh giá càng tốt. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi
lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc
sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào doanh nghiệp bị
giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương
lai.
+Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Cho biết số ngày cần thiết để thực
hiện một vòng quay HTK.
360
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này có quan hệ tỷ lệ nghịch với số vòng quay HTK, nghĩa là trong kỳ
HTK càng quay nhanh thì kỳ luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn, doanh nghiệp
chỉ phản ứng ra số tiền nhỏ để tài trợ cho HTK, giúp tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Hiệu suất quản lý nợ phải thu
+Số vòng quay nợ phải thu: Là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu
luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh mức độ thu hồi công nợ của doanh
nghiệp như thế nào.
Doanhthu bán hàng(có thuế )
Số vòng quay nợ phải thu =
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
+Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán
hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng hóa cho đến khi thu tiền bán hàng.
360
Kỳ thu tiền trung bình = Số vòng quay nợ phải thu
Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách
bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, khi xem xét kỳ thu
tiền bình quân, cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của
doanh nghiệp. Khi kỳ thu tiền bình quân quá dài so với các doanh nghiệp trong
ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố định của
một doanh nghiệp trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng VCĐ và = Doanhthu thuần trong kỳ
VCĐ và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ
vốn dài hạn khác
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất
kinh doanh có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanhthu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá tài sản cố địnhbình quân
* Hệ số hiệu quả hoạt động
Là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là kết quả tổng hợp
của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS – Return on sales)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần
trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong
kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanhthu thuần trong kỳ
trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi
phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao
được tỷ suất này. Bên cạnh đó, tỷ suất này còn phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế
kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ
các doanh nghiệp cạnh tranh bằng sự khác biệt thường có hệ số này cao, trong khi
các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc dẫn đầu về chi phí thấp thường có hệ số này
thấp. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, việc thay đổi ROS còn có thể
do doanh nghiệp điều chỉnh thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP – Basic earning point)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi
vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời tài
sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng nguồn gốc của vốn kinh doanh
và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời kinh tế = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tổng tài sản(Vốn kinh doanh bình quân)
của tài sản (BEP)
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất
vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với
khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá
trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
Vốnkinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
trên vốn kinh doanh

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA – Return on assets)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế
Vốnkinh doanh bình quân trong kỳ
trên vốn kinh doanh (ROA)

Hệ số này phản ánh số lợi nhuận còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ
cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước được sinh ra trên một đồng vốn kinh doanh bỏ
vào tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity)
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức
lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vớn của vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn = Lợi nhuận sau thuế
Vốnchủ sở hữu sủ dụng bình quân trong kỳ
chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính
gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản
trị nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Thu nhập một cổ phần thường (EPS – Earning per share)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần
phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
Thu nhập một cổ phần = LNST −Cổ tức trả cho cổ đôngưu đãi
Tổng số cổ phiếuthường đang lưu hành
thường (EPS)
* Phân tích khả năng sinh lời qua phương trình Dupont
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của
hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự
tác động của mối quan hệ giữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị
nguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ
thống chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ. Sau đây là các phương trình xem xét nhân tố ảnh hưởng thông qua các hệ số
tài chính.
- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
(ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA = Vốnkinh doanh bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
= Doanhthu thuần x Vốnkinh doanh bình quân trong kỳ
Như vậy:
ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn (1)
Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi
nhuận sau thế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến
tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó, người quản lý doanh
nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
kinh doanh.
- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
ROE = Vốnchủ sở hữu sử dụng bình quântrong kỳ

Lợi nhuận sau thuế Vốnkinh doanh bình quân


= Vốnkinh doanh bình quân x Vốn chủ sở hữubình quân
VKD bình quân 1
Trong công thức trên, tỷ số VCSH bìnhquân = 1−Hệ số nợ bìnhquân được gọi là
hệ số vốn chủ sở hữu và thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp.
Từ đó:
1
ROE = ROA x 1−Hệ số nợ bìnhquân (2)

Từ công thức (1) và (2) ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ
sở hữu bằng công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế Doanhthu thuần 1
ROE = Doanhthu thuần x Vốnkinh doanh bình quân x 1−Hệ số nợ bìnhquân

Như vậy:
1
ROE = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn x 1−Hệ số nợ bìnhquân
Qua công thức trên, cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là:
+ROS: Phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
+Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của
doanh nghiêp.
+Hệ số nợ bình quân: Phản ánh trình độ huy động vốn của doanh nghiệp.
1.2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, kết thúc mỗi thời kỳ nhất định
chủ sở hữu quyết định phân chia kết quả kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy chế
quản lý tài chính nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với đặc thù về quản lý tài
chính đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm
vững chính sách quản lý tài chính của Nhà nước cũng như quy chế quản lý tài
chính nội bộ để đề xuất phương án phân phối lợi nhuận vừ đảm bảo được lợi ích
trước mắt, lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đồng thời giải quyết được một cách
hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ doanh nghiệp, người lao động và các bên có liên
quan, tránh xảy ra tình trạng xung đột về lợi ích.
Để đảm bảo cho việc phân chia lợi nhuận có thể hài hòa lợi ích giữa 2 bên,
cũng như sự phát triển lâu dài, đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải tuân thủ một số
nguyên tắc sau:
+Nguyên tắc lợi nhuân đã thực hiện: Lợi nhuận thực hiện phân phối cần phải
dựa theo phần lợi nhuận đã làm ra, không dựa vào phần lợi nhuận dự tính.
+Nguyên tắc lợi nhuận ròng: Công ty chỉ được phân chia lợi nhuận cho chủ sở
hữu sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
+Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: Phân chia lợi nhuận nhưng phải
đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như phải đảm bảo khả
năng thanh toán cho chủ sở hữu, cổ đông.
+Phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể như: chủ
nợ, chủ sở hữu, Nhà nước, người lao động.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp
lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát
triển khoa học và cộng nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo luật định, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo từng
mục riêng.
Đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân:
Lợi nhuận phân phối được chia làm hai phần:
- Một phần giữ lại để thực hiện tái đầu tư thông qua việc trích lập các quỹ.
- Một phần chia cho các cổ đông dưới hình thức trả cổ tức hay chia cho các
chủ sở hữu.
* Chỉ tiêu phân tích tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu tuyết đối: Tổng lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận
chi trả cho các chủ sở hữu…trong đó: Tổng lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh
kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong mỗi kỳ cho biết quy mô phân phối kết
quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu tương đối: Hệ số lợi nhuận giữ lại, hệ số lợi nhuận phân phối
vào các quỹ, tỷ lệ chi trả cổ tức… cho biết cơ cấu phân phối kết quả kinh doanh.
* Một số hệ số phản ánh tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
- Cổ tức một cổ phần thường (DPS)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức
mỗi năm.
Cổ tức của một = Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thường
Số cổ phần thường đanglưu hành
cổ phần thường
(DPS)

- Hệ số chi trả cổ tức


Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả
cổ tức cho cổ đông.
Cổ tức một cổ phần thường
Hệ số chi trả cổ tức = Thu nhập một cổ phầnthường
Hệ số chi trả cổ tức là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ tăng
trưởng bền vững của doanh nghiệp tương lai.
- Tỷ suất cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng đầu tư vào cổ phần của
công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu cổ tức.
Cổ tức của một cổ phần
Tỷ suất cổ tức = Giá thị trường một cổ phần

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một
hoặc một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Mỗi ngành nghề kinh doanh khác
nhau sẽ có những đặc điểm riêng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính
của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì vốn lưu
động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn
so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng. Ở
các ngành này, vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gian thu
hồi vốn cũng chậm hơn.
Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn
thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động
lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ
dàng bảo đảm cân đối giữ thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho
nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản
phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn. Những
doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về
vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi
bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian. Đó là điều phải tính đến
trong việc tổ chức tài chính, nhằm bảo đảm vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của
doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền.
- Yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc
hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực iện mục tieue của doanh nghiệp.
Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính
trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát
triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh
trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh
nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu…
Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh
nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh
hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố
chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia
vào thị trường.
- Môi trường kinh doanh
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao
thông thông tin liên lạc, điện, nước…) thì sẽ giám bớt được nhu cầu vốn đầu tư của
doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí
trong kinh doanh.
Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng thì có
nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải
tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư.Ngược lại,
nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ
hội tốt để đầu tư.
Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động
tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến
chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất
thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều
hơn tiêu dung, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh
nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có
thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh
doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Như các
chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu,
chế độ khấu hao tài sản cố định…đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề về tài
chính của doanh nghiệp.
Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề,
lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho
việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo,
tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm…
Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của doanh
nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia
tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng
them mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián
tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các công cụ và các hình thức huy
động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức
thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán…
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ
Sự phát triển của kỹ thuật - công nghệ tác động hai mặt tới doanh nghiệp. Một
mặt thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Mặt khác,
nó tác động tới các doanh nghiệp khi khi đưa ra các quyết định về đầu tư, lựa chọn
phương pháp và thời gian khấu hao TSCĐ. Sự phát triển của công nghệ thông tin
cho phép các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường; mặt khác
cũng đòi hỏi chi phí cho việc ứng dụngcác tiến bộ kỹ thuật công nghệ và quản lý
SXKD tăng lên.
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan
- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ
chức doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 4 hình thức
pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp
danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài
chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức
quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm
của chử sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…
Khi phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính thù nhà quản trị tài
chính không thể bỏ qua hình thức pháp lý của doanh nghiệp, bởi với mỗi hình thức
pháp lý doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau trong việc lựa chọn các
quyết định tài chính, chẳng hạn như quyết định về huy động vốn hay quyết định về
phân phối lợi nhuận.
- Trình độ tổ chức quản lý
Một trong những yếu tố bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp là trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản
trị trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh nào cũng đều
phải lựa chọn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh của mình một cơ cấu tổ chức
quản lý riêng. Có sự hợp lý và khoa học trong cơ cấu tổ chức và quản lý thì doanh
nghiệp mới có năng lực tài chính tốt, sử dụng tốt nguồn lực, giúp cho việc ra quyết
định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hòa phối
hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra.
- Yếu tố về công nghệ sản xuất
Việc nghiên cứu chính sách đầu tư của doanh nghiệp vào công cụ sản xuất
cũng là điều cần thiết trong việc phân tích chiến lược, nhằm mục đích nghiên cứu
và phát triển những chi tiết cho việc đầu tư và máy móc thiết bị và các tài sản hữu
hình là hoàn toàn cần thiết. Vậy, khi doanh nghiệp thấy có sự giảm sút về các
khoản khấu hao, cũng có nghĩa là tăng về kết quả kinh doanh, thì cần phải biết
nguyên nhân vì sao, có phải do máy móc thiết bị đã lỗi thời, hoặc do doanh nghiệp
không có dự án khả thi, dẫn đến nguy cơ suy giảm về sản xuất, giảm sút về năng
lực cạnh tranh. Do vậy, yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả sản xuất cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Yếu tố về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh được nói đến ở đây là cách phân chia những giới
khách hàng khác nhau trong tổng doanh thu của nó. Trên thực tế, một doanh nghiệp
phải luôn phụ thuộc vào khách hàng và nhà cung cấp. Vì vậy, điều quan trọng với
một doanh nghiệp là không nên tập trung quá vào một nhóm đối tượng khách hàng.
Mở rộng nhiều nhóm khách hàng tốt hơn là tập trung vào một khách hàng lớn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY


TNHH VÂN LONG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Tổng quan về công ty TNHH VÂN LONG
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH VÂN LONG
2.1.1.1 Sơ lược về công ty
 Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÂN LONG
Van Long Plastic Co.,Ltd
 Tên giao dịch quốc tế: CDC-HP
 Tên viết tắt: CDC-HP
 Ngày thành lập: 04/09/1999
 Giấy CNĐKDN và Mã số doanh nghiệp: 0202000184 do Sở Kế hoạch &
Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 15/01/2001, đăng ký thay đổi
lần thứ 5 ngày 21/03/2005.
 Mã số thuế: 0200367100
 Người đại diện trước pháp luật: Ông Trần Tuấn Khanh
Giám đốc: Ông Nguyễn Trọng Tuấn.
 Địa chỉ: KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - SINGAPORE HẢI PHÒNG,
Số 15A - Đường An Trì - Phường Hùng Vương - Quận Hồng Bàng - Thành
phố Hải phòng
 Điện thoại: (+84-225).3798.886
Fax: (+84-225).3798.887
 Email: vanlong@vanlongplastic.com.vn
 Vốn điều lệ: 1,780,000 USD
 Trang web: http://vanlongplastic.com.vn/
 Trang web Fact-Link Vietnam: https://www.factlink.com.vn/home/vanlong/
 Tổng diện tích: 18.000 m²
 Nhân viên: 300 người
 Chứng nhận / ISO: ISO 9001: 2015; ISO 140001: 2015
 Khách hàng lớn: LG VIET NAM, TOTAL, IDEMITSU, KATARA
TOMY…
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Vân Long là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được
thành lập vào năm 1999, là một doanh nghiệp 100% vốn tư nhân. Tọa lạc tại thành
phố Hải Phòng, Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến và hiện đại, công ty
TNHH Vân Long là một trong những nhà máy sản xuất nhựa đúc, thổi khuôn hiện
đại nhất trên địa bàn, có thể sản xuất và lắp ráp các cấu kiện nhựa dùng cho công
nghiệp, gia dụng thiết bị và kỹ thuật.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, hiện tại Vân Long đã vươn lên trở thành
một trong những công ty hàng đầu về sản xuất và gia công các sản phẩm nhựa tại
Hải Phòng.Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất nhựa, hiện đang là
đối tác uy tín của các thương hiệu hàng đầu như LG Electronics, Tohoku Pioneer,
Idemitsu, JX Nippon, Chevon, Vinfast,.....
* 1999: Thành lập Công ty TNHH nhựa Vân Long với vốn điều lệ là 1,780,000
USD.
* 2002: Nhà máy số 1 được xây dựng với hoạt động của Khuôn ép nhựa.
* 2009: Nhận chứng chỉ ISO 9001: 2004
* 2010: Ký hợp đồng hợp tác với LG Electronics Việt Nam
* 2012: Xây dựng nhà máy số 2 hiện đại cho PE, Công nghệ đúc thổi nhựa
* 2013: Ký hợp đồng hợp tác với Idemitsu Lube Việt Nam
* 2014: Nhận chứng chỉ ISO 14001: 2004
* 2016: Ký hợp đồng hợp tác với Tohoku Pioneer (Nhật Bản) để sản xuất Loa ô tô
* 2017: Ký hợp đồng với Chevron Lubricants Việt Nam
* 2017: Xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản cho Công ty NIKKO GIKEN
* 2019: Ký kết hợp tác hợp đồng với VinFast Trading and Production Ltd

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty


2.1.2.1 Lĩnh vực Hoạt động
Công ty Trách nhiệm hữu hạn vân Long là công ty hoạt động trong các lĩnh vực
sau:

● Sản xuất và kinh doanh sản phẩm từ plastic, sản xuất bộ vỏ bình ắc
quy, chai PE – PP và gia công các sản phẩm nhựa

● Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện,
động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện); Bán buôn
phương tiện vận tải thuỷ; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
công nghiệp
2.1.2.2 Mục tiêu chiến lược
 Trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam sản xuất
các sản phẩm về nhựa.
 Trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu mà khách hàng lựa
chọn để cung cấp hàng hóa và chăm sóc khách hàng.
 Nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống của công nhân viên chức trong công ty
để mang lại thu nhập ổn định cho mọi người.
 Thực hiện chính sách thu hút nhân tài đến làm việc, cống hiến cho xã
hội và ngành công nghiệp nhựa.
2.1.2.3 Chiến lược phát triển
 Tầm nhìn của Vân Long là trở thành doanh nghiệp gia công nhựa hàng
đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng nhanh chóng theo dõi các
xu hướng mới cũng như phân nhánh ra thị trường quốc tế đồng thời
đóng góp vào việc nâng cao vị thế của ngành công nghiệp Việt Nam.
 Sứ mệnh của Vân Long là cung cấp các sản phẩm phù hợp với yêu cầu
của khách hàng. Thành công của chúng tôi được đánh giá bởi mức độ
hài lòng của khách hàng về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.
 Vân Long đang nỗ lực không ngừng để hiện thực hóa mục tiêu trở
thành công ty dẫn đầu và có giá trị trong ngành, đồng thời khẳng định
vị thế và uy tín tại Việt Nam cũng như trên thế giới trước năm 2025.
 Công ty TNHH Vân Long xác định chiến lược phát triển:
1/ Chính sách nguồn nhân lực là cam kết có được nguồn nhân lực
chất lượng cao trong nước và quốc tế.
2/ Đào tạo và tái đào tạo liên tục để nâng cao kỹ năng và kỹ thuật
quản lý.
3/ Sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ được đo lường bằng kỹ năng
chuyên nghiệp.
4/ Phát triển văn hóa kinh doanh, đo lường giá trị của người lao
động, có chính sách phù hợp với giá trị được tạo ra.
5/ Không ngừng cải tiến và đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất.
6/ Phát triển bền vững.
2.1.2.4 Chính sách chất lượng
 1/ Luôn đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng bằng cách
cung cấp các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, dịch vụ tốt nhất và giá cả tốt
nhất.
 2/ Thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng: Với sự
tham gia của tất cả nhân viên dưới sự giám sát của quản lý. Luôn cải
tiến để có được hiệu quả.
 3/ Xây dựng văn hóa công ty:
- Nền tảng là đào tạo nhân viên.
- Môi trường làm việc năng động, tinh thần đồng đội cao và mỗi nhân
viên đều được đánh giá bằng hiệu quả làm việc.
 4/ Luôn đầu tư công nghệ hiện đại: Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của
khách hàng.
Công ty TNHH Vân Long cam kết:
1/ Về chất lượng:
- Phù hợp với mọi tiêu chuẩn và nhu cầu.
- Chất lượng ổn định được quản lý bởi Hệ thống quản lý chất lượng
phù hợp với ISO 9001/2008 và các tiêu chuẩn.
2/ Về cải tiến:
- Luôn cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng với các công cụ quản lý
hiện đại như: FI-11; 5S; PLI, … Nhằm nâng cao chất lượng và giảm
chi phí.
3/ Về công nghệ:
- Thế mạnh công nghệ được khẳng định bằng cách không ngừng đổi
mới và sẵn sàng đầu tư vào công nghệ như của khách hàng
yêu cầu.
4/ Về thương hiệu:
- Thương hiệu của chúng tôi trên thị trường được đánh giá bằng sự hài
lòng của khách hàng.
2.1.2.5 Tổ chức bộ máy công ty
Công ty TNHH Vân Long là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân và được tổ chức quản lý theo lí theo mô hình tập trung thống nhất, với cơ cấu
này các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực hiện theo sự chỉ đạo của ban giám
đốc, tham mưu cho Giám đốc. Vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các
phòng ban chức năng vừa bảo đảm quyền chỉ huy, điều hành của ban Giám đốc. Sơ
đồ bộ máy tổ chức được thể hiện như ở dưới.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phòng Xưởng
Phòng Phòng Phòng Xưởng
Ngiên sản
Kinh Tài Nhân sản
cứu và xuất 2
doanh chính sự xuất 1
phát
kế hành
triển
toán chínhbộ máy công ty
sản Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức
Bà: Nguyễn Thị Ninh Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát
Ông: Nguyễn Trọng Tuấn Chức vụ: Giám đốc
Ông: Trần Tuấn Khanh Chức vụ: Người đại diện pháp lý
Bà: Nguyễn Thị Huế Chức vụ: Kế toán trưởng

Hội đồng quản trị:


Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông như: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển
trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định giải pháp
phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua một số hợp đồng có giá trị
lớn. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.
Ban kiểm soát:
Là người giám sát mọi hoạt động của Công ty, kiểm tra công tác hạch toán kế
toán của Công ty. Tiến hành kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động của giám đốc điều
hành cũng như các phòng ban nghiệp vụ, giúp các cổ đông kiểm soát mọi vấn đề
kinh tế cũng như tài chính của Công ty.
Giám đốc:
Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, là người điều hành công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
Các phòng ban chức năng và các xưởng sản xuất:
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh
doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc đồng thời trợ giúp ban giám
đốc công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng mục tiêu đề ra và
hoàn thành tốt các mục tiêu đó.
- Phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
Nghiên cứu & phát triển sản phẩm (Product R&D) được đánh giá là nhiệm
vụ nổi bật của phòng R&D. Bản chất của việc làm này là nghiên cứu tính chất, ưu
nhược điểm của sản phẩm, … để đưa ra những thay đổi phù hợp với nhu cầu thực
sự của khách hàng.
- Phòng Kinh doanh: Cập nhật sản phẩm thực tế từ các xưởng sản xuất, lên kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty; tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, bán hàng
cho mạng lưới khách hàng trong nước và quốc tế; kết hợp với các bộ phận có
liên quan xây dựng giá thành sản phẩm trình giám đốc; Tổng hợp giá thành
xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu trang thiết bị máy móc cho Công ty; Thực
hiện các hoạt động Marketing.
- Phòng Tài chính kế toán: Xây dựng kế hoạch Kế toán - Tài chính hàng năm
theo Nghị quyết cùa HĐQT. Quản lý vốn và sử dụng đúng mục đích mà
HĐQT- Tổng Giám đốc đã đề ra. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch lưu
chuyển hàng hóa, giá cả, quản lý sử dụng tài sản. Tổ chức chỉ đạo kiểm tra
thực hiện công tác hạch toán, thống kê, kế toán, thu thập xử lý thông tin kế
toán nội bộ. Quan hệ giao dịch với các ngân hàng trong việc vay vốn để đầu
tư cho SXKD. Quản lý ngân quỹ thu chi của toàn Công ty. Theo dõi, quản lý,
đôn đốc thu hồi công nợ.
- Phòng Nhân sự hành chính: Quản lý nhân sự thực hiện công tác quản lý và
sử dụng lao động, quản trị hành chính. Thực hiện chính sách, chế độ đối với
CBCNV và công tác tiền lương, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật,
nghĩa vụ quân sự. Quản lý các thiết bị văn phòng, công tác văn thư lưu trữ,
bảo quản tài liệu, văn bản, công văn; soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế và
lưu các hợp đồng đã thực hiện. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, thực
hiện các nghiệp vụ về công tác quản lý nhân sự. Xây dựng kế hoạch đào tạo
cán bộ quản lý, công nhân lành nghề và hàng ngũ cán bộ kế cận, tuyển dụng
lao động khi có nhu cầu.
- Các xưởng sản xuất: Sản xuất từng mặt hàng theo từng dây chuyền máy móc
thiết bị; sản xuất theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc, thể hiện thông qua các
văn bản như quyết định giao việc, định mức khoán sản phẩm, đơn giá tiền
lương từ ban giám đốc giao.
2.1.2.6 Tổ chức bộ máy kế toán.
Phòng kế toán có chức năng phản ánh tới giám đốc một cách liên tục và toàn
diện các mặt hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Những thông tin mà kế toán
cung cấp được sử dụng để ra các quyết định quản lý. Tại công ty, chức năng chính
của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh vào sổ sách mọi nghiệp vụ phát sinh giúp
tính toán chi phí, lợi nhuận. Có thể nói phòng kế toán là trợ thủ đắc lực cho lãnh
đạo công ty trong việc đưa ra các quyết định.
Bộ phận tài chính kế toán của công ty gồm 6 người: Kế toán trưởng, kế toán
tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, thủ quỹ.
 Kế toán trưởng: Là người bao quát toàn bộ công tác kế toán của Công ty,
quyết định mọi việc trong phòng kế toán, tham mưu giúp việc cho Giám đốc
và là người chịu trách nhiệm của công ty. Đồng thời kế toán trưởng còn kiêm
phần hành kế toán vật tư, lên báo cáo biểu kế toán. Kế toán trưởng chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
 Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm về tài chính của công ty và làm
công việc kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp phụ trách chung và có quyền
yêu cầu, giám sát và giao nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên kế toán và kiểm tra
công việc của họ, giám sát sử dụng vốn của phòng kinh doanh, phân tích,
đánh giá, thuyết minh báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp sẽ phụ trách tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 Kế toán vật tư: ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất để đảm bảo số hàng
hóa còn tồn trong kho theo quy định của doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng
hoạt động sản xuất. Đánh giá tình hình hàng hóa, chất lượng của sản phẩm
bằng cách thường xuyên làm việc với những kế toán quản lý hoạt động khác
để thu thập thông tin của hàng hóa. Hạch toán vật liệu, các nguyên tắc, thủ
tục nhập, xuất kho vật liệu một cách chính xác. Lên báo cáo kế toán về sản
phẩm gửi cho quản lý nắm rõ tình hình.
 Kế toán kho: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng
loại vật tư trong quá trình thi công. Cuối kỳ, phải gửi báo cáo tồn kho cho
nhân viên kinh doanh để theo dõi số lượng, chủng loại vật tư đã có sẵn trong
kho để tiện cho việc xuất kho vật tư đi công trình một cách kịp thời và hiệu
quả theo niên độ kế toán

 Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi quản lí tình hình chi tiền mặt bảo
đảm đáp ứng kịp thời, chính xác phục vụ tất cả mọi hoạt động của công ty.
Tập hợp và kiểm soát chứng từ trước khi thu chi, thanh toán, cung cấp các
thông tin và lập báo cáo theo yêu cầu quản lý.
 Thủ quỹ: Là người chuyên thu tiền, chi tiền khi có các nghiệp vụ liên quan
đến tiền mặt phát sinh, hàng ngày lập sổ quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ tồn quỹ
với kế toán thanh toán.

Sơ đồ 2.3 :Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh
Kế toán vật tư Kế toán kho Thủ quỹ
toán

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


Hình thức kế toán áp dụng:
Hình thức kế toán được Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung sử
dụng phần mềm kế toán CNS. Đây là hình thức ghi sổ kế toán tiên tiến và rất phù
hợp với công tác hiện đại hóa, chuyên môn hóa công tác kế toán theo trình độ phát
triển tin học và đang được áp dụng khá phổ biến vì nó tiên tiến và phù hợp với việc
sử dụng công tác kế toán trên máy vi tính.
Các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty như sau:
 Kế toán áp dụng tại công ty tuân thủ theo Luật kế toán và các Chuẩn mực kế
toán Việt Nam.
 Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng: theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC
ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006.
 Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
 Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo trị giá gốc.
 Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định là theo nguyên giá.
 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được khấu hao
theo phương pháp đường thẳng.
 Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
 Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
 Đơn vị tiền tệ được sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ).
Áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, báo cáo tài chính của
Công ty bao gồm:
 Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN
 Bảng Cân đối số phát sinh các tài khoản - Mẫu số F01-DNN
 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN
 Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp - Mẫu số B03-DNN
 Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN
Tất cả các báo cáo này do các nhân viên trong Phòng tài chính – kế toán hỗ
trợ cho kế toán tổng hợp lập. Sau khi lập xong sẽ được Kế toán trưởng rà soát và
xem xét đã lập đúng theo quy định và chuẩn mực quy định hay không. Tất cả các
báo cáo này đều được lập theo đúng quy định về cách thức, biểu mẫu, thời gian, số
lượng. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp về sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế
toán ghi bằng tay.
2.1.2.7 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
a) Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Sản phẩm nhựa công nghệ ép phun, công nghệ thổi tự động
Tại Nhà máy số 1, lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất sử dụng các dàn máy ép
phun với công nghệ của Hàn Quốc, Nhật Bản, có công suất máy từ 98 đến 900 tấn
sản xuất các loại vỏ, linh kiện nhựa máy giặt, máy hút bụi, vỏ loa ô tô và vỏ bình ắc
quy. Tại nhà máy số 2, trang bị dàn máy thổi nhựa sử dụng công nghệ của Hồng
kông và Nhật Bản, trong đó có hệ thống máy thổi tự động sử dụng hoàn toàn bằng
robot chuyên sản xuất can, chai nhựa đựng dầu nhớt, chất tẩy rửa.
Quy trình sản xuất hạt nhựa sẽ tùy thuộc vào từng loại hạt nhựa khác nhau,
phổ biến nhất gồm hai loại:
 Hạt nhựa tái sinh: Được sản xuất từ nhựa thu gom như PP, HDPE, ABS,

PE,PVC… sau đó phân loại và tái chế theo các phương pháp khác nhau. Hạt
nhựa tái chế này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, là nguyên liệu sản
xuất trong ngành công nghiệp, xây dựng…
 Hạt nhựa nguyên sinh: Là loại hạt nhựa nguyên chất không pha tạp, không

chất phụ gia. Gồm các loại như ABS, PC, HIPS, PMMA, POM, PA… Các
sản phẩm được làm từ nhựa nguyên sinh có những đặc tính ưu việt như mềm
dẻo, đàn hồi tốt, chịu được áp lực cong vênh, màu sắc tươi sáng, bề mặt bóng
mịn mang tính thẩm mỹ cao.
Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh:
Bước 1: Thu gom nhựa đã qua sử dụng
Bước 2: Phân loại và cắt nhựa thu gom thành từng miếng nhỏ
Bước 3: Làm sạch nhựa để loại bỏ chất bẩn rồi đem sấy khô
Bước 4: Đem nhựa làm sạch đi nung chảy và ép qua máy đùn thành sợi hoặc hạt
nhựa tái sinh.
Quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh
So với sản xuất hạt nhựa tái sinh, hạt nhựa nguyên sinh có quy trình sản xuất
phức tạp hơn gồm:
 Hydrocacbon sẽ được làm nóng và trải qua quá trình “cracking” để phân hủy

thành ethylene và propylen.


 Tiếp đến những hợp chất có khối lượng phân tử thấp phải trải qua phản ứng

trùng hợp để tạo ra nhựa polymer.


 Thêm thuốc nhuộm màu, chất dẻo, chất chống cháy, … sau khi quá trình

cracking kết thúc sẽ tạo thành polime để chế tạo các sản phẩm khác nhau.
Còn polyvinyl chloride và styrene là những chất dùng để chế tạo hạt nhựa
nguyên sinh.
b) Nguồn nhân lực của công ty

Công ty TNHH Vân Long là một công ty có quy mô thuộc diện trung
bình, số lượng nhân viên cũng có nhiều nhưng Công ty vẫn luôn đòi hỏi những
nguồn lao động có khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc, có trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình năng động sáng
tạo và tâm huyết với công việc.
Đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại tiên tiến phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty vẫn luôn chú trọng và
làm tốt việc sắp xếp ổn định tổ chức, áp dụng phương pháp quản lý sản xuất,
kinh doanh khoa học hiện đại, đồng thời luôn có chiến lược đào tạo lại nguồn
nhân lực để đáp ứng với nhu cầu hiện nay.
2.1.3 Tình hình tài chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vân Long
2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Vân Long đã vươn
lên trở thành một trong những Công ty mạnh có bề dày truyền thống và kinh
nghiệm hàng đầu về sản xuất và gia công các sản phẩm nhựa tại Hải Phòng. Công
ty đã khẳng định được uy tín của mình trên thị trường, được các chủ đầu tư, các đối
tác, khách hàng đánh giá cao.
- Về Thành tích: Năm 2008, công ty được liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 thương hiệu ngành nhựa hàng đầu
tại Việt Nam. Năm 2011: nhận được bằng khen của chủ tịch phòng
thương mại & công nghiệp VN về việc đã có thành tích xuất sắc trong
hoạt động sản xuất kinh. Từ năm 2013 đến nay, công ty liên tục nhận
được chứng nhận nhà cung cấp hàng đầu của công ty LG Electronics Việt
Nam. Đây thực sự là những cột mốc quan trọng trên con đường phát triển
của Vân Long.
- Về sản phẩm: Công ty chuyên sản xuất các loại vỏ, linh kiện nhựa của
máy giặt, máy hút bụi và thiết bị âm thanh trong ô tô; các sản phẩm chủ
lực là vỏ bình ắc quy, chai nhựa đựng nước khoáng; các loại can, chai
nhựa đựng dầu nhớt, chất tẩy rửa và hóa mỹ phẩm đều đa dạng về chủng
loại có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn ISO 9001/2015; ISO 140001/2015
và được công nhận bởi tổ chức UKAS.
- Về vị trí địa lý: Công ty được đặt ở thành phố Hải Phòng với vị trí địa lý
và giao thông thuận tiện: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường
hàng không tạo ưu thế cho công ty có thể đáp ứng một cách kịp thời và
hiệu quả nhu cầu của khách hàng.
- Về cơ sở vật chất: Công ty có hệ thống máy móc thiết bị nhập từ Nhật
Bản, Thụy Điển, Đài Loan, Trung Quốc để gia công và chế tạo các sản
phẩm nhựa.
- Về đội ngũ nhân sự: Công ty có hơn 300 nhân sự với đội ngũ nhân viên
giàu kinh nghiệm, có chuyên môn trong lĩnh vực khai thác, có trách
nhiệm và không kém phần năng động, sáng tạo. Bên cạnh đó, ban lãnh
đạo có trình độ, luôn tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên phát huy hết khả
năng của mình.
- Về mạng lưới sản xuất kinh doanh: ngoài trụ sở chính ở quận Hông Bàng,
Hải Phòng, công ty còn có chi nhánh tại huyện An Dương, Hải Phòng.
- Về đầu ra của sản phẩm: Sản phẩm của công ty phục vụ cho thị trường
trong nước và xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản với các đối
tác lớn như LG Electronics, Total, Idemitsu, Katara Tomy,...
2.1.3.2 Khó khăn
- Trong năm 2021 do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế biến động xấu, kết
hợp với đó là sự ảnh hưởng của nền kinh tế bị suy thoái do dịch bệnh.
Đây có thể được coi là một năm khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, khi
mức sụt giảm của ngành sản xuất kinh doanh lên đến 30% tại thời điểm
cuối quý 1 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021 là một năm
đầy thách thức đối với Công ty, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các
đối thủ hiện hữu và cả các đối thủ mới trong nước
- Trong điều kiện ngân sách đầu tư hạn chế, sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường tuyển dụng các nhân sự có trình độ cao về công nghệ, đủ khả năng
xây dựng, triển khai và vận hành hệ thống theo định hướng chiến lược
Công nghệ Thông tin của công ty là thách thức chính.
- Các sản phẩm xây dựng liên tục phải chịu sự cạnh tranh bởi các sản phẩm
cùng loại của các công ty cùng ngành.
- Vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm với những quy định chặt
chẽ cũng gây những thách thức nhất định với công ty.
- Việc phân tích, dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp chưa được công ty
chú trọng đa phần đều dựa vào kinh nghiệm tích lũy do đó việc quản lý
tài chính còn chưa được tốt, chưa đem lại hiệu quả tối đa cho doanh
nghiệp.
Xét về yếu tố thị trường thì doanh nghiệp phải cạnh tranh nhiều hơn, khốc liệt hơn
do lượng cầu giảm nhiều. Giá cả vật tư cũng leo thang khiến cả yếu tố đầu vào lẫn
đầu ra của doanh nghiệp gặp khó khăn.
2.2. Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Vân Long
2.2.1 Tình hình quy mô cơ cấu và nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh được hình
thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay. Chi phí huy động vốn của các
doanh nghiệp này là khác nhau, vì vậy khi quyết định đưa ra quyết định huy động
vốn DN cần có sự đánh giá sao sát về tình hình tài chính của mình đảm bảo về khả
năng thanh toán và hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá tình hình tài chính
của công ty TNHH Vân Long ta cần xem xét bảng sau:

Bảng 2.1 Khái quát tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2020-2021

Đơn vị tính: đồng

31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch


Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ
TỔNG NGUỒN VỐN
292,122,210,370 250,907,801,886 41,214,408,484 16.43%
(1)
Nợ phải trả (2) 169,931,421,708 154,238,865,720 15,692,555,988 10.17%

I. NPT ngắn hạn (3) 145,797,731,804 110,093,156,074 35,704,575,730 32.43%


II. NPT dài hạn (4) 24,133,689,904 44,145,709,646 -20,012,019,742 -45.33%
Vốn chủ sở hữu (5) 122,190,788,662 96,668,936,166 25,521,852,496 26.40%

Hệ số nợ = (2)/(1) 0.582 0.615 -0.033 -5.37%

Hệ số VCSH = (5)/(1) 0.418 0.385 0.033 8.57%

Hệ số nợ/VCSH 1.391 1.595 -0.205 -12.84%


Tỷ trọng NPT ngắn
85.8% 71.38% 0.144 20.20%
hạn
Tỷ trọng NPT dài hạn 14.2% 28.62% -0.144 -50.38%
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)

Qua bảng 2.1 ta thấy:

Tổng nguồn vốn của công ty năm 2021 tăng 41,214,408,484 đồng, tương đương
mức tăng 16.43% so với năm 2020. Từ đây có thể thấy công ty đang tăng trưởng và
phát triển, gia tăng về quy mô nguồn vốn trong 2 năm gần đây. Năm 2021 là một
năm nguồn vốn tăng mạnh hơn năm 2020, điểu này có thể giải thích là do sự phục
hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch COVID.

Xét về cơ cấu nguồn vốn thì công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn nợ. Hệ số nợ của
công ty qua các năm đều thấp hơn trung bình ngành là khoảng 0.65. Hệ số nợ của
công ty vào cuối năm 2020 là 0.615 và vào cuối năm 2021 là 0.582. Có nghĩa cuối
năm 2020, với mỗi một đồng vốn công ty đi huy động thì công ty sẽ huy động
0.615 đồng từ nợ phải trả, còn cuối năm 2021, với mỗi một đồng vốn công ty đi
huy động thì công ty sẽ huy động 0.582 đồng từ nợ phải trả. Cuối năm 2021, công
ty giảm hệ số nợ xuống 0.033 lần cho thấy công ty đã nhìn thấy rủi ro trong khả
năng thanh toán các khoản nợ, xét về mặt bằng chung thì hệ số nợ của công ty đang
có xu hướng thấp xuống, chứng tỏ công ty đã nhận thức được tình hình nợ cao, từ
đó có những giải pháp kịp thời để điều chỉnh, tránh đưa công ty vào hoàn cảnh
thêm khó khăn. Vì vậy, công ty cần có những quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo
sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Hệ số vốn chủ sở hữu của công ty vào cuối năm 2020 là 0.385 và vào cuối năm
2021 là 0.615 Có nghĩa cuối năm 2020, với mỗi một đồng vốn công ty đi huy động
thì công ty sẽ huy động 0.385 đồng từ chủ sở hữu, còn cuối năm 2021, với mỗi một
đồng vốn công ty đi huy động thì công ty sẽ huy động 0.615 đồng từ chủ sở hữu.
Cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 25,521,852,496 đồng với
tỷ lệ 26.40% so với cuối năm 2020, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm
vừa qua của công ty đã có biến chuyển tốt.

Tình hình cơ cấu nguồn vốn:

31/12/2020 31/12/2021

38.53% 41.83
NPT % NPT
VCSH VCSH
61.47% 58.17
%

Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty


Về cơ cấu, năm 2020 đến cuối năm 2021 công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn
nợ, cụ thể tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn vào cuối năm 2021 là
61.47%, cho thấy chính sách huy động vốn của công ty là ưu tiên huy động bởi
nguồn vốn nợ, chấp nhận mạo hiểm và tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính. Đến 2021
đại dịch Covid bùng phát, theo đó là suy thoái kinh tế làm cho công ty gặp nhiều
khó khăn và buộc phải huy động vốn nội bộ để để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn
kinh doanh cũng như giảm rủi ro tài chính xuống. Công ty cần cẩn trọng trong việc
sử dụng nguồn vốn nợ để tránh gây áp lực thanh toán và rủi ro tài chính. Nên hạ tỷ
trọng nợ vay ngắn hạn và gia tăng huy động vốn từ VCSH để ổn định nguồn vốn an
toàn và lâu dài.
Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên cho thấy công ty đang có xu hướng mở
rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên cần đi sâu vào phân tích và đánh giá để có cái
nhìn đúng hơn về tình hình tài chính của công ty.

Bảng 2.2 Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn công ty năm 2020 & 2021
Đơn vị tính: đồng

31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch


CHỈ TIÊU
ST TT ST TT ST TL TT
C- NỢ PHẢI 58.17 61.47 10.17 -
169,931,421,708 154,238,865,720 15,692,555,988
TRẢ % % % 3.30%
I. Nợ ngắn 85.80 71.38 32.43 14.42
145,797,731,804 110,093,156,074 35,704,575,730
hạn % % % %
1. Phải trả
38.64 -
người bán 46,180,541,834 31.67% 42,539,173,707 3,641,368,127 8.56%
% 6.96%
ngắn hạn
2. Người -
-
mua trả tiền 179,317,342 0.12% 358,915,360 0.33% -179,598,018 50.04
0.20%
trước %
3. Thuế và
các khoản 251.82
4,431,330,250 3.04% 1,259,547,731 1.14% 3,171,782,519 1.90%
phải nộp Nhà %
nước
4. Phải trả
-
người lao 5,197,555,840 3.56% 4,883,731,020 4.44% 313,824,820 6.43%
0.87%
động
5. Chi phí
135.76
phải trả ngắn 10,104,931,252 6.93% 4,286,189,110 3.89% 5,818,742,142 3.04%
%
hạn
9. Phải trả -
-
ngắn hạn 719,591,709 0.49% 1,034,866,172 0.94% -315,274,463 30.47
0.45%
khác %
15. Các
50.62 41.73
khoản vay 78,984,463,577 54.17% 55,730,732,974 23,253,730,603 3.55%
% %
ngắn hạn
- -
II. Nợ dài 14.20 28.62 -
24,133,689,904 44,145,709,646 45.33 14.42
hạn % % 20,012,019,742
% %
8. Vay và nợ 24,133,689,904 100% 44,145,709,646 100% - - 0%
thuê tài chính 45.33
20,012,019,742
dài hạn %
-
-
b, Nợ dài hạn 24,133,689,904 100% 44,145,709,646 100% 45.33 0%
20,012,019,742
%
D - VỐN
41.83 38.53 26.40
CHỦ SỞ 122,190,788,662 96,668,936,166 25,521,852,496 3.30%
% % %
HỮU
I. Vốn chủ 26.40
122,190,788,662 100% 96,668,936,166 100% 25,521,852,496
sở hữu %
1. Vốn góp -
56.90
của chủ sở 55,000,000,000 45.01% 55,000,000,000 0 0.00% 11.88
%
hữu %
8. Quỹ đầu tư 23.59 -
22,808,822,669 18.67% 22,808,822,669 0 0.00%
phát triển % 4.93%
10. Quỹ khác
-
thuộc vốn 117,670,485 0.10% 117,670,485 0.12% 0 0.00%
0.03%
chủ sở hữu
11. Lợi
nhuận sau 19.39 136.17 16.84
44,264,295,508 36.23% 18,742,443,012 25,521,852,496
thuế chưa % % %
phân phối
TỔNG
CỘNG 16.43
292,122,210,370 100% 250,907,801,886 100% 41,214,408,484
NGUỒN %
VỐN
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)

Vào cuối năm 2021, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 292,122,210,370
đồng, đã tăng 41,214,408,484 đồng so với cuối năm 2020 với tỷ lệ tăng là 16.43%
cho thấy quy mô nguồn vốn huy động của doanh nghiệp năm 2021 đã tăng lên khá
đáng kể và đang có xu hướng mở rộng, đây được coi là một tín hiệu tốt. Tổng
nguồn vốn tăng lên nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả đã tăng 15,692,555,988
đồng và vốn chủ sở hữu tăng 25,521,852,496 đồng. Về tổng quát thì đây là một tín
hiệu vô cùng khả quan. Như vậy, trong năm 2021, cơ cấu nguồn vốn của công ty đã
dịch chuyển theo hướng tích cực: giảm dần tỷ trọng nợ phải trả, tăng tỷ trọng
VCSH, làm tăng mức độ tự chủ về tài chính cho công ty. Việc nợ phải trả chiếm tỷ
trọng cao cho thấy doanh nghiệp huy động vốn chủ yếu từ nguồn bên ngoài, cụ thể
là từ các khoản nợ ngắn hạn, công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao.
Do vậy, nếu các khoản vốn vay không được sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng rủi ro
cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy tài
chính.
Chi tiết cụ thể:
Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty cuối năm 2021 là 169,931,421,708 đồng, cuối năm
2020 là 154,238,865,720 đồng, tăng 15,692,555,988 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
là 10.17%. Về tỷ trọng của nợ phải trả vào cuối năm 2020 là 61.47% , cuối năm
2011 là 58.17%, giảm 3,30%. Và trong cơ cấu của nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn
hạn.
Nợ ngắn hạn của công ty tại thời điểm cuối năm 2021 là 145,797,731,804
đồng so với cuối năm 2020 là 110,093,156,074 đồng đã tăng 35,704,575,730 đồng,
tương ứng với tỷ lệ 32.43%. Sự tăng lên về quy mô của nợ ngắn hạn chủ yếu là do
phát sinh từ khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải
trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn và vay ngắn hạn. Có thể thấy, chính
sách huy động vốn của công ty chủ yếu được huy động từ các khoản vay ngắn hạn,
nhưng có xu hướng thay đổi theo hướng tăng huy động từ vốn chiếm dụng. Điều
này giúp tiết kiệm chi phí vốn, nhưng cần được theo dõi để thanh toán kịp thời cho
các nhà cung cấp các khoản nợ đến hạn, đảm bảo uy tín của công ty.
Phải trả người bán của công ty có xu hướng tăng lên cả về số tiền và giảm đi
về tỷ trọng trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Cụ thể, vào cuối năm 2021, phải trả người
bán đạt 46,180,541,834 đồng, chiếm 31.67% trong cơ cấu nợ ngắn hạn, còn cuối
năm 2020 là 42,539,173,707 đồng, chiếm 38.64% trong cơ cấu nợ ngắn hạn, tăng
3,641,368,127 đồng với tỷ lệ 8.56%. Việc tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp đã
giúp công ty có thêm một khoản vốn sử dụng không mất phí để mở rộng đầu tư, có
thêm nhiều cơ hội trong tương lai. Tuy nhiên, điều này lại khiến công ty kém tự
chủ về mặt tài chính, dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì vậy, công ty
nên cân nhắc việc sử dụng nguồn vốn này hợp lý để tận dụng nguồn vốn chiếm
dụng này, giúp giảm chi phí sử dụng vốn trong tương lai.
Người mua trả tiền trước của công ty cũng có xu hướng giảm đi cả về số tiền
lẫn tỷ trọng trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Người mua trả tiền trước là nguồn vốn mà
công ty chiếm dụng được, giúp công ty có đủ nguồn vốn cho quy trình sản xuất
kinh doanh. Sử dụng tốt nguồn vốn này sẽ giúp công ty tiết kiệm được nhiều hơn so
với sử dụng vốn vay. Người mua trả tiền trước giảm phản ánh công ty đã giao trả
hàng, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trả trước đúng hạn góp phần tăng thêm
uy tín với khách hàng. Tuy nhiên lượng vốn này giảm mạnh cho thấy lượng tiền đặt
cọc từ trước của khách hàng có sự giảm sút, chính sách bán hàng chưa tốt, sản
phẩm của công ty chưa đủ sự thu hút đối với người mua công ty nên cải thiện chất
lượng, chiến lược marketing.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của công ty cuối năm 2021 là
4,431,330,250 đồng, tăng 3,171,782,519 đồng với tỷ lệ 251.82% so với cuối năm
2020 và chiếm 3.04% trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước tăng phản ánh số phí, lệ phí, tiền thuế công ty chưa thanh toán cho nhà nước
tăng, lượng vốn công ty chiếm dụng được nhiều hơn giúp tăng cơ hội đầu tư sinh
lời. Việc chiếm dụng từ nguồn này cũng không tốt cho công ty, công ty nên có kế
hoạch chi trả sớm khoản nợ này tránh để kéo dài sẽ có thể bị phạt tiền chậm nộp
thuế và gây gián đoạn sản xuất kinh doanh. Các khoản này chỉ chiếm một phần rất
nhỏ trong nợ ngắn hạn và cho thấy công ty đang tích cực thực hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
Các khoản vay ngắn hạn của công ty cuối năm 2021 là 78,984,463,577 đồng
so với cuối năm 2020 đã tăng 23,253,730,603 đồng với tỷ lệ 41.73%, tỷ trọng của
nó tăng từ 50,62% lên 54.17%, cho thấy công ty có nhu cầu vay vốn nhiều hơn
trước. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp, tuy nhiên nếu sử dụng không tốt
thì công ty có thể gặp phải rủi ro về mặt tài chính.
Nợ dài hạn tại thời điểm cuối năm 2020 là 24,133,689,904 đồng, cuối năm
2019 là 44,145,709,646 đồng, giảm 20,012,019,742 đồng. Khoản vay này được
công ty sử dụng một phần để bổ sung nguồn vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định
phục vụ sản xuất kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2020 là 96,668,936,166 đồng, cuối năm
2020 là 122,190,788,662 đồng, tăng 25,521,852,496 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
là 26.40%. Về tỷ trọng của vốn chủ sở hữu vào cuối năm 2020 là 38.53%, cuối năm
2021 là 41.83%, tăng 3,30%. Vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối tăng.
Qua bảng 2.2, ta thấy vốn góp của chủ sở hữu của công ty trong giai đoạn
2020 – 2021 là không đổi, cho thấy công ty vẫn đang giữ nguyên chính sách góp
vốn của mình.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty cuối năm 2021 là
44,264,295,508 đồng, chiếm 36.23% trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, tăng
25,521,852,496 đồng so với cuối năm 2020 với tỷ lệ 136.17%. Đây là một tín hiệu
tốt đối với công ty, cho thấy công ty làm ăn có lãi, giúp công ty tự chủ về mặt tài
chính, đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản của mình cũng như thu nhập
cho chủ sở hữu.
Tóm lại, quy mô vốn của công ty là vừa và nhỏ và cuối năm 2021 có sự mở
rộng, trong đó có tăng nợ phải trả ngắn hạn và tăng vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng của
nguồn vốn chủ có xu hướng tăng nhẹ, cho thấy công ty vẫn đang ưu tiên sử dụng
nguồn vốn chủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy công ty có
khả năng độc lập tài chính cao, ít bị phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, điều này
cũng góp phần làm mạnh sự tự chủ cũng như là sức mạnh tài chính của bản thân
doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn ngắn hạn có khá nhiều rủi ro về thời hạn thanh
toán, đặc biệt là các nguồn nợ ngắn hạn khách hàng. Vì vậy, công ty cần xem xét
các khoản vay đến hạn để tránh rủi ro về mặt thanh toán.
2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của công ty
Tổng tài sản của công ty tại thời điểm cuối năm 2019 là 87.398.220 nghìn
đồng, giảm 3.666.775 nghìn đồng so với thời điểm cuối năm 2018, tương ứng với
tỷ lệ 4,03%, chứng tỏ công ty đang thu hẹp quy mô tài chính.
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2020 – 2021
Đơn vị tính: đồng

31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch


Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền Số tiền trọn
trọng (%)
(%) g
Tài sản

A - TÀI SẢN 173,784,587,37 59.49 111,991,330,67 44.63 61,793,256,69 55.18 14.86


NGẮN HẠN
(100=110+12
1 % 6 % 5 % %
0+130+140+1
50)
I. Tiền và các -
10.31 12.74 25.59
khoản tương 17,921,785,197 14,269,712,827 3,652,072,370 2.43
% % %
đương tiền %
25.59
1.Tiền 17,921,785,197 100% 14,269,712,827 100% 3,652,072,370 0%
%
II. Các
khoản dầu tư 7.14 12,400,000,00 7.14
12,400,000,000 0%
tài chính % 0 %
ngắn hạn
3. Đầu tư nắm
12,400,000,00
giữ đến ngày 12,400,000,000 100%
0
đáo hạn
III. Các -
115,115,715,03 66.24 69.03 37,803,533,52 48.90
khoản phải 77,312,181,505 2.79
1 % % 6 %
thu ngắn hạn %
1. Phải thu 109,810,071,47 95.39 85.87 43,422,090,78 65.41 9.52
66,387,980,685
khách hàng 3 % % 8 % %
2. Trả trước 2.47 2.41 52.40 0.06
2,843,618,778 1,865,921,900 977,696,878
cho người bán % % % %
- -
6. Phải thu 2.14 11.72 -
2,462,024,780 9,058,278,920 72.82 9.58
ngắn hạn khác % % 6,596,254,140
% %
-
IV. Hàng tồn 15.13 16.47 42.57
26,296,300,586 18,444,575,723 7,851,724,863 1.34
kho % % %
%
1. Hàng tồn 100.0 100.0 42.57 0.00
26,296,300,586 18,444,575,723 7,851,724,863
kho 0% 0% % %
V. Tài sản -
1.18 1.75
ngắn hạn 2,050,786,557 1,964,860,621 85,925,936 4.37% 0.57
% %
khác %
1. Chi phí trả -
74.09 77.95 -
trước ngắn 1,519,486,208 1,531,639,418 -12,153,210 3.86
% % 0.79%
hạn %
2. Thuế -
14.49 -
GTGT được 0 0% 284,767,842 -284,767,842 14.49
% 100%
khấu trừ %
3. Thuế và các
khoản khác 25.91 7.56 257.8 18.35
531,300,349 148,453,361 382,846,988
phải thu Nhà % % 9% %
nước
- - -
B - TÀI SẢN 118,337,622,99 40.51 138,916,471,21 55.37
20,578,848,21 14.81 14.86
DÀI HẠN 9 % 0 %
1 % %
54,297,489,628 73,553,115,328 - - -
II. Tài sản cố 45.88 52.95
19,255,625,70 26.18 7.06
định % %
0 % %
54,297,489,628 100% 73,553,115,328 - -
1. Tài sản cố 100.0 0.00
19,255,625,70 26.18
định hữu hình 0% %
0 %
- Nguyên 174,850,899,18 322.0 182,906,080,49 248.6 - - 73.35
giá 1 2% 0 7% 8,055,181,309 4.40% %
- Giá trị - - - -
(120,553,409,55 (109,352,965,16 10.24
hao mòn luỹ 222.0 148.6 11,200,444,39 73.35
3) 2) %
kế (*) 2% 7% 1 %
3. Tài sản cố
định vô hình
- Nguyên
370,830,250 370,830,250 0 0% 0%
giá
- Giá trị (370,830,250) (370,830,250) 0 0% 0%
hao mòn luỹ
kế (*)
III. Bất động 0.22 0.20 - 0.02
256,977,536 279,990,452 -23,012,916
sản đầu tư % % 8.22% %
- Nguyên 232.8 213.7 19.14
598,335,782 598,335,782 0 0.%
giá 4% 0% %
- Giá trị (341,358,246) - (318,345,330) - -23,012,916 7.23% -
hao mòn luỹ 132.8 113.7 19.14
kế (*) 4% 0% %
IV. Tài sản 333,752,355 383,542,500 -49,790,145 -
0.28 0.28 0.01
dở dang dài 12.98
% % %
hạn %
Chi phí xây 333,752,355 100% 383,542,500 100% -49,790,145 - 0%
dựng cơ bản 12.98
dở dang %
V. Đầu tư tài 49.69 42.33 7.36
58,800,000,000 58,800,000,000 0 0.00%
chính dài hạn % % %
Đầu tư vào
58,800,000,000 100% 58,800,000,000 100% 0 0% 0%
công ty con
4,649,403,480 5,899,822,930 - -
VI. Tài sản 3.93 4.25 -
21.19 0.32
dài hạn khác % % 1,250,419,450
% %
4,649,403,480 100% 5,899,822,930 100% -
Chi phí trả - 0.00
21.19
trước dài hạn 1,250,419,450 %
%
TỔNG 292,122,210,37 100 250,907,801,88 100 41,214,408,48 16.43
CỘNG TÀI 0 % 6 % 4 %
0%
SẢN (270 =
100 + 200)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)

31/12/2020 31/12/2021

40.51
TSNH % TSNH
55.37% 44.63% 59.49
TSDH TSDH
%

Hình 2.4: Cơ cấu tài sản của công ty


Nhận xét:

Tổng tài sản của công ty vào cuối năm 2021 là 292,122,210,370 đồng so với
năm 2020 đã tăng 41,214,408,484 đồng tương ứng với 16.43% . Điều này cho thấy
vào cuối năm 2021 quy mô kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể so với đầu
năm. Trên góc nhìn tổng quát cho thấy sự biến động mở rộng quy mô tài sản của
công ty được cho là hợp lý, tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét đến cơ cấu tăng
giảm của các chỉ tiêu trong tổng tài sản cũng như nguyên nhân dẫn đến sự biến
động của nó để có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất.

Qua bảng 2.2 và biểu đồ trên, ta thấy tổng tài sản của công ty có xu hướng
tăng nhưng cơ cấu tài sản không có sự thay đổi lớn. Theo đó, tổng tài sản của công
ty tăng là do sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể:
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2020 là 111,991,330,676 đồng, cuối
năm 2021 là 173,784,587,371 đồng, tăng 61,793,256,695 đồng với tỷ lệ 55.18%,
tuy nhiên tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng 14.86%. Sự tăng lên
về quy mô của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do phát sinh từ khoản tiền và các khoản
tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tại thời điểm cuối năm 2021
là 17,921,785,197 đồng so với cuối năm 2020 là 14,269,712,827 đồng đã tăng
3,652,072,370 đồng, tương ứng với tỷ lệ 25.59%. Về tỷ trọng của tiền vào cuối
năm 2020 chiếm 12.74%, cuối năm 2021 chiếm 10.31%. Đây là loại tài sản có tính
thanh khoản cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền và chi trả các khoản nợ
đến hạn. Theo như tài liệu chi tiết thì chỉ tiêu tiền tăng nguyên nhân là do phần tiền
trong tài khoản ngân hàng đang tăng, cho thấy có thể công ty đang thực hiện cơ cấu
lại tiền mặt của công ty. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm một phần nhỏ
trong tài sản ngắn hạn của công ty và có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến khả năng
thanh khoản của mình trong ngắn hạn. Công ty cần có biện pháp phòng ngừa, lập
kế hoạch dòng tiền, tăng cường thu hồi các khoản nợ phải thu.
Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản
ngắn hạn và có xu hướng tăng cả về quy mô và giảm tỷ trọng. Cụ thể, tại thời điểm
cuối năm 2021 là 115,115,715,031 đồng so với cuối năm 2020 là 77,312,181,505
đồng đã tăng 37,803,533,526 đồng, tương ứng với tỷ lệ 48.90%. Về tỷ trọng của
các khoản phải thu ngắn hạn vào cuối năm 2020 chiếm 69.03%, cuối năm 2019
chiếm 66.24%, giảm 2.79%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu là do sự
biến động của các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và trả trước cho người
bán. Chỉ tiêu phải thu của khách hàng cuối năm 2021 đạt 109,810,071,473 đồng,
tăng 43,422,090,788 đồng, tương ứng tăng 65.41%, nguyên nhân là do công ty đã
thay đổi chính sách tín dụng đối với khách hàng, từ đó đã thu được về các khoản nợ
ngắn hạn từ phía khách hàng, giúp giảm tình trạng bị chiếm dụng vốn, có thêm
nguồn lực tài chính để đầu tư vào máy móc thiết bị và các dự án mới. Về chỉ tiêu
trả trước cho người bán ngắn hạn, cuối năm 2021 là 2,843,618,778 đồng, tăng
977,696,878 đồng, tương ứng tăng 52.40%, cho thấy công ty đã có chính sách
thanh toán cho nhà cung cấp, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá
trình sửa chữa, sản xuất, đồng thời làm tăng uy tín của công ty đối với nhà cung
cấp.
Hàng tồn kho của công ty tại thời điểm cuối năm 2020 là 18,444,575,723 đồng
nhưng cuối năm 2021 gia tăng là 26,296,300,586 đồng. Hàng tồn kho của công ty
TNHH Vân Long chủ yếu là nguyên vật liệu và bán thành phẩm các loại chai nhựa,
chi tiết máy móc, vì vậy trong năm 2021 tỉ trọng hàng tồn kho tăng dẫn đến việc
chưa giải quyết được hàng tồn kho và không thể chuyển hóa thành tiền ngay được,
gấy bất lợi cho công ty. Tỷ trọng hàng tồn kho cao trong tài sản ngắn hạn có thể
gây ra nhiều rủi ro hơn cho doanh nghiệp, như hàng hóa tồn kho lâu ngày bị giảm
phẩm cấp buộc phải bán với giá rẻ hơn, tăng các chi phí bảo quản hàng hóa trong
kho, chi phí nhân công trông coi kho…Hơn nữa tính thanh khoản của hàng tồn kho
tương đối kém, do đó nếu doanh nghiệp cần thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho đổi lấy
tiền phục vụ sản xuất là việc rất khó khăn.
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của công ty vào cuối năm 2021 là 118,337,622,999 đồng, vào
cuối năm 2020 là 138,916,471,210 đồng, giảm 20,578,848,211 đồng với tỷ lệ -
14.81%, tuy nhiên tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm 14.86%. Sự
giảm xuống về quy mô của tài sản dài hạn chủ yếu là do phát sinh từ khoản tài sản
cố định và tài sản dài hạn khác.
Tài sản cố định của công ty cuối năm 2020 là 73,553,115,328 đồng, cuối năm
2021 là 54,297,489,628 đồng, giảm 19,255,625,700 đồng, tương ứng giảm 26.18%.
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản dài hạn, cụ thể, vào cuối năm
2020 chiếm 52.95%, còn cuối năm 2019 chiếm 45.88%. Nguyên nhân của sự giảm
xuống về tài sản cố định là do công ty vẫn tiếp tục sử dụng và chưa có kế hoạch
đầu tư thêm hoặc thay mới máy móc thiết bị, dẫn đến sự giảm dần về giá trị sử
dụng và giá trị của tài sản cố định.
Ngoài ra, trong việc giảm tài sản dài hạn tại hai thời điểm cuối năm 2020 và
cuối năm 2021 có sự góp mặt của bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, tài
sản dài hạn
Như vậy, trong năm 2021 cơ cấu tài sản của công ty thiên về tài sản ngắn hạn
nhiều hơn, điều này là hợp lý với đặc điểm hoạt động kinh doanh và ngành nghề
hoạt động của công ty. Công ty cần xem xét và quản lý chặt chẽ công tác quản lý
nợ phải thu ngắn hạn để tránh tình trạng nợ xấu gây thất thoát các khoản phải thu,
làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp:

Bảng 2.4: Nguồn vốn lưu động thường xuyên 2020-2021


Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019

I. Nguồn vốn
lưu động
thường xuyên 27,986,855,567 1,898,174,602

( I = 1-2 )

1. Tài sản ngắn


173,784,587,371 111,991,330,676
hạn
2. Nợ ngắn hạn 145,797,731,804 110,093,156,074
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020, 2021)
Dựa vào bảng phân tích trên, ta thấy các chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường
xuyên (NWC) ở cả 2 thời điểm cuối năm 2020, 2021 đều lớn hơn 0 cho thấy công
ty áp dụng mô hình tài trợ an toàn, một phần vốn dài hạn (bao gồm nợ dài hạn và
vốn chủ sở hữu) được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Mô hình tài trợ này
được đánh giá là khá phù hợp do đặc thù của ngành, cần sử dụng mô hình tài trợ
an toàn.
2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2020 – 2021
Đơn vị tính: đồng

Chênh lệch
Chỉ tiêu 2021 2020

Số tiền Tỉ lệ
1. Doanh thu bán hàng và 124,312,158,690 33.17%
499,105,109,055 374,792,950,365
cung cấp dịch vụ
2. Caùc khoaûn giaûm tröø 5,356,818,647 24,537,406 5,332,281,241 21731.23%
doanh thu
3. Doanh thu thuaàn veà 493,748,290,408 374,768,412,959 118,979,877,449 31.75%
baùn haøng vaø cung caáp
dòch vuï (10 = 01 - 03)
4. Giaù voán haøng baùn 432,767,681,731 323,951,624,808 108,816,056,923 33.59%
5. Lôïi nhuaän goäp veà 60,980,608,677 50,816,788,151 10,163,820,526 20.00%
baùn haøng vaø cung caáp
dòch vuï (20 = 10 -11)
6. Doanh thu hoaït ñoäng 2,682,246,846 710,771,813 1,971,475,033 277.37%
taøi chính
7. Chi phí taøi chính 6,899,800,425 8,013,678,105 (1,113,877,680) -13.90%
- Trong ñoù: Laõi vay phaûi 6,246,303,769 6,616,662,427 (370,358,658) -5.60%
traû
8. Chi phí baùn haøng 5,735,574,090 3,932,223,643 1,803,350,447 45.86%
9. Chi phí quaûn lyù doanh 20,654,716,111 16,988,288,125 3,666,427,986 21.58%
nghieäp
10. Lôïi nhuaän töø hoaït 30,372,764,897 22,593,370,091 7,779,394,806 34.43%
ñoäng kinh doanh [30 = 20 +
(21 - 22) - (24 + 25)]
11. Thu nhaäp khaùc 23,253,583,667 128,166,503 23,125,417,164 18043.26%
12. Chi phí khaùc 21,767,031,171 406,941,568 21,360,089,603 5248.93%
13. Lôïi nhuaän khaùc (40 = 1,486,552,496 (278,775,065) 1,765,327,561 -633.24%
31 -32)
14. Toång lôïi nhuaän keá 31,859,317,393 22,314,595,026 9,544,722,367 42.77%
toaùn tröôùc thueá (50 = 30+
40)
15. Chi phí thueá TNDN
hieän haønh
16. Chi phí thueá TNDN
hoaõn laïi
17. Lôïi nhuaän sau thueá 31,859,317,393 22,314,595,026 9,544,722,367 42.77%
(60 = 50 - 51 - 52)
18. Laõi cô baûn treân coå
phieáu
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)

Từ bảng phân tích trên, cho thấy kết quả kinh doanh của công ty khá khả quan:
Tổng LNST năm 2021 so với năm 2020 đã tăng 9,544,722,367 đồng với tỷ lệ
42.77%. Việc tăng quy mô lợi nhuận là cơ sở để công ty tăng trưởng ổn định. Để có
cái nhìn toàn diện hơn, cần phân tích chi tiết.
 Đối với hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm chủ yếu trong tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2021
là 30,372,764,897 đồng, năm 2020 là 22,593,370,091 đồng, tăng 7,779,394,806
đồng với tỷ lệ 34.43%. Điều đó chứng tỏ trong năm 2021 quy mô lợi nhuận và khả
năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng lên. Tình hình đó là do
sự tác động của doanh thu, chí phí hoạt động kinh doanh.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chính của công ty, tại
thời điểm năm 2021 là 499,105,109,055 đồng, năm 2020 là 374,792,950,365 đồng,
tăng 124,312,158,690 đồng với tỷ lệ 33.17%. Năm vừa qua hoạt động kinh doanh
vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chính và quy mô lợi nhuận khá lớn, có xu
hướng tăng so với năm 2020 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ
của công ty trong năm 2021 đã tốt lên, nguyên nhân có thể là do công ty đã mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Giá vốn hàng bán năm 2021 là 432,764,681,731 đồng, tăng 108,816,056,923
đồng tương ứng với tỷ lệ 33.59% so với năm 2020 là 323,951,624,808 đồng. Năm
2021 giá vốn của công ty tăng lên, nguyên nhân là do công ty có nhập khẩu thêm
nguyên vật liệu để sản xuất nhựa, điều này khiến cho khoản doanh thu về việc bán
cắc sản phẩm về nhựa tăng lên.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong
doanh thu thuần, bởi vì thế mạnh của công ty chủ yếu là cung cấp các sản phẩm từ
nhựa, không phải là các dịch vụ. Cụ thể, trong năm 2021, doanh thu hoạt động tài
chính là 2,682,246,846 đồng
Chi phí tài chính của công ty trong năm 2021 là 6,899,800,425 đồng, giảm
1,113,877,860 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13.90%. Trong năm, chi phí tài
chính có giảm xuống so với năm 2020, công ty đã chú trọng xem xét, tiết kiệm chi
phí, tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Chi phí quản lý kinh doanh của công ty trong năm 2021 tăng. Nguyên nhân
của sự tăng lên có thể do tình hình cạnh tranh ngày càng cao, để quảng bá công ty,
quảng bá dịch vụ đến gần với thị trường nên công ty phải tăng chi phí quản lý kinh
doanh. Tuy nhiên, công ty cần kiểm soát chặt chẽ, tránh sự tăng lên quá cao của chi
phí quản lý kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
 Đối với hoạt động khác:
Trong năm 2021, thu nhập khác của công ty đạt 23,253,583,667 đồng, chi phí
khác là 21,767,031,171 đồng, trong khi năm 2020 thì cả 2 chỉ tiêu này đều bằng
thấp đáng kể, dẫn đến sự tăng lên của thu nhập khác và chi phí khác, từ đó làm lợi
nhuận khác tăng 1,765,327,561 đồng.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2021 là tương đối
tốt, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên nhiều. Điều này cho thấy trong năm vừa
qua công tác quản trị chi phí của công ty đạt hiệu quả tốt, tuy nhiên chi phí có xu
hướng tăng, vì vậy công ty không nên chủ quan lơ là mà cần tập trung tăng cường
hơn nữa công tác quản lý chi phí của mình.
2.2.4 Tình hình dòng tiền của công ty
Bảng 2.6: Đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp
Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Cuối năm 2021 Cuối năm 2020 Chênh lệch
Lưu chuyển tiền
216,612,287,19 108,865,745,72
thuần từ hoạt 325,478,032,916
1 5
động kinh doanh
Lưu chuyển tiền
(11,940,140,164
thuần từ hoạt (7,457,877,048) (4,482,263,116)
)
động đầu tư
Lưu chuyển tiền
245,085,224,38
thuần từ hoạt 318,949,595,863 73,864,371,478
5
động tài chính
Tiền và tương
469,570,932,03 177,215,173,43
đương tiền cuối 646,786,105,470
2 8
kỳ
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Lưu chuyển từ hoạt động sản suất kinh doanh năm 2021 là 325,478,032,916
đồng tăng hơn so với năm 2020 là 108,865,745,725 đồng. Nguyên nhân do trong
năm qua công ty làm việc hiệu quả và có lãi, tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ nhiều.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2021 là -11,940,140,164
đồng, so với năm 2020 thì giảm 4,482,263,116 đồng. Nguyên nhân là trong năm
qua DN không có khoản thu hồi nào cho vay, bán lai công cụ nợ của đơn vị khác.
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính năm 2021 tăng 73,864,371,478
đồng. Nguyên nhân là do tiền thu từ nhận vốn góp của CSH tăng mạnh.
Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng 177,215,173,438 đồng so với
năm 2020 nguyên nhân là do DN phát sinh các khoản phát sinh trong kỳ.
2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty
2.2.5.1 Tình hình công nợ của công ty
Để phân tích công nợ của công ty chúng ta sẽ xem xét các khoản phải thu, các
khoản phải trả của công ty. Qua phân tích tình hình công nợ của công ty chúng ta
sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính của công ty.
Bảng 2.7: Quy mô công nợ của công ty
Đơn vị tính: đồng

31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch


Chỉ tiêu Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%)
1. Tổng khác khoản
115,115,715,031 77,312,181,505 37,803,533,526 48.90%
phải thu
2. Tổng tài sản 292,122,210,370 250,907,801,886 41,214,408,484 16.43%
3. Hệ số các khoản
0.394 0.308 0.086 27.89%
phải thu. (=1/2)
4. Tổng các khoản
169,931,421,708 154,238,865,720 15,692,555,988 10.17%
phải trả
5. Hệ số các khoản
0.582 0.615 (0.033) -5.37%
phải trả (=4/2)
Hệ số các khoản
phải thu so với các
0.677 0.501 0.176 35.15%
khoản phải trả.
(=3/5)
Chỉ tiêu
6. Doanh thu thuần 493,748,290,408 374,768,412,959 118,979,877,449 31.75%
7.Các khoản phải
thu ngắn hạn bình 96,213,948,268 71,202,904,199 25,011,044,070 35.13%
quân
8. Số vòng quay các
khoản phải thu 5.132 5.263 (0.132) -2.50%
(=6/7)
9. Kỳ thu hồi nợ
70.151 68.397 1.754 2.56%
(=360/8)
10. Giá vốn hàng
432,767,681,731 323,951,624,808 108,816,056,923 33.59%
bán
11. Các khoản phải
trả ngắn hạn bình 127,945,443,939 113,749,627,781 14,195,816,159 12.48%
quân
12. Số vòng quay
các khoản phải trả 3.382 2.848 0.535 18.77%
(=10/11)
12. Kỳ trả nợ bình
106.432 126.407 (19.975) -15.80%
quân(=360/12)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)
Qua bảng 2.7 ta thấy, các khoản phải thu của công ty cuối năm 2021 tăng so
với cuối năm 2020 cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng của công ty tăng lên, và các
khoản phải trả của công ty cuối năm 2021 cũng tăng lên so với cuối năm 2020 cho
thấy quy mô vốn chiếm dụng của công ty đồng thời tăng. Hệ số các khoản phải thu
so với các khoản phải trả của công ty cuối năm 2021 là 0.677 lần, cuối năm 2020 là
0.501 lần, tăng 0.176 lần với tỷ lệ 35.15%. Tại cả 2 thời điểm, hệ số này đều bé hơn
1 cho thấy công ty được hưởng lợi vì số vốn mà công ty đi chiếm dụng lớn hơn số
vốn mà công ty bị chiếm dụng. Ngoài ra, tốc độ và hoàn trả nợ của công ty có xu
hướng giảm cho thấy hiệu quả quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả của
công ty giảm xuống.
Các khoản phải thu của công ty cuối năm 2021 là 115,115,715,031 đồng, cuối
năm 2020 là 77,312,181,505 đồng, tăng 37,803,533,526 đồng với tỷ lệ 48.90%.
Các khoản phải thu tăng phản ánh quy mô vốn mà công ty bị chiếm dụng tăng lên.
Trong các khoản phải thu, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tuyệt đối
cho thấy công ty bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn ngắn hạn. Hệ số các khoản
phải thu của công ty cuối năm 2021 là 0.394 lần, cuối năm 2020 là 0.308 lần, tăng
0.086 lần với tỷ lệ 27.89%. Hệ số các khoản phải thu tăng phản ánh mức độ vốn bị
chiếm dụng trong tổng tài sản của công ty tăng lên. Điều này làm tăng nhu cầu huy
động vốn cho công ty. Kỳ thu hồi nợ bình quân của công ty năm 2020 là 70.151
ngày, năm 2020 là 68.397 ngày, tăng 1.754 ngày với tỷ lệ 2.56%. Hệ số thu hồi nợ
giảm thì thu hồi nợ bình quân tăng phản ánh tốc độ thu hồi nợ của công ty giảm.
Điều này làm tăng rủi ro thất thoát vốn đối với công ty.
Các khoản phải trả của công ty vào cuối năm 2021 là 169,931,421,708 đồng,
cuối năm 2020 là 154,238,865,720 đồng, tăng 15,692,555,988 đồng với tỷ lệ
10.17%. Các khoản phải trả tăng phản ánh quy mô vốn mà công ty đi chiếm dụng
tăng lên. Trong các khoản phải trả, các khoản phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng hầu
hết cho thấy công ty đi chiếm dụng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Hệ số các khoản phải
trả của công ty cuối năm 2021 là 0.582 lần, cuối năm 2020 là 0.615 lần, giảm 0.033
lần với tỷ lệ -5.37%. Hệ số các khoản phải trả giảm phản ánh mức độ vốn đi chiếm
dụng trong tổng tài sản của công ty giảm xuống. Điều này làm tăng chi phí sử dụng
vốn cho công ty. Kỳ trả nợ bình quân của công ty năm 2021 là 106.432 ngày, năm
2020 là 126.407 ngày, giảm 19.975 ngày với tỷ lệ -15.80%. Hệ số hoàn trả nợ giảm
thì kỳ trả nợ bình quân giảm phản ánh tốc độ hoàn trả nợ của công ty tăng. Điều
này phản ánh rủi ro mất khả năng thanh toán của công ty giảm xuống nhiều.
Như vậy, tình hình công nợ của công ty sang năm 2021 đã có dấu hiệu tốt lên,
sự chênh lệch giữa thu và phải trả tại hai thời điểm cuối năm 2020 và cuối năm
2021 đã được cải thiện sang dương. Các khoản vốn bị chiếm dụng ít hơn các khoản
vốn chiếm dụng, điều này giúp công ty giảm được nhu cầu vay nợ để tài trợ cho tài
sản lưu động thường xuyên, giúp giảm chi phí tài chính và khả năng sinh lời của
công ty.
2.2.5.2 Khả năng thanh toán của công ty
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đơn vị tính: đồng
Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch
(%)
1.Tài sản ngắn 61,793,256,69
173,784,587,371 111,991,330,676 55.2%
hạn 5
2.Tiền và các
khoản trương 17,921,785,197 14,269,712,827 3,652,072,370 25.6%
đương tiền
3.Hàng tồn kho 26,296,300,586 18,444,575,723 7,851,724,863 42.6%
35,704,575,73
4.Nợ ngắn hạn 145,797,731,804 110,093,156,074 32.4%
0
5.Hệ số khả năng
thanh toán hiện 1.192 1.017 0.175 17.2%
thời (=1/4)
6.Hệ số khả năng
thanh toán nhanh 1.012 0.850 0.162 19.1%
(= (1-3)/4)
7. Hệ số khả
năng thanh toán 0.123 0.130 (0.007) -5.2%
tức thời (=2/4)
8.Lợi nhuận 38,105,621,162 28,931,257,453 9,174,363,709 31.7%
trước lãi vay và
thuế
9.Chi phí lãi vay 6,246,303,769 6,616,662,427 (370,358,658) -5.6%
10.Hệ số khả
năng thanh toán 6.101 4.372 1.728 39.5%
lãi vay (=8/9)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)

Khả năng thanh toán


7
6.101
6
Hệ số khả năng thanh toán hiện
5 thời
4.372
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
4
Hệ số khả năng thanh toán tức
3 thời

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay


2
1.017 1.012
0.85
1 1.192
0.13 0.123
0
31/12/2020 31/12/2021

Hình 2.5. Sơ đồ biến động của các hệ số khả năng thanh toán
Từ kết quả tính trên cho thấy, về cơ bản khả năng thanh toán của doanh nghiệp
năm 2021 so với năm 2020 đã có sự thay đổi đáng kể, cụ thể: Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán lãi
vay tăng lên, còn hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm xuống.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cuối năm 2021 là 1.192
lần, cuối năm 2020 là 1.017 lần, tăng 0.175 lần với tỷ lệ 17.2%. Năm 2021 là năm
mà tổng tài sản của công ty tăng khá tốt, nhưng chủ yếu là tăng tài sản dài hạn do
công ty đang đầu tư mua sắm máy móc mới. Tuy vậy, mức tăng của nợ ngắn hạn
chậm hơn mức tăng của tài sản ngắn hạn nên khả năng thanh toán hiện thời của
công ty tăng nhẹ. Công ty cần tiếp tục phát huy để ổn định tình hình tài chính trong
tương lai gần..
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cuối năm 2021 là 1.012 lần,
cuối năm 2020 là 0.850 lần, tăng 0.162 lần với tỷ lệ 19.1%. Đây là hệ số phản ánh
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ bộ phận có
tính thanh khoản kém là hàng tồn kho. Hệ số này có xu hướng tăng, cho thấy công
ty đang cố gắng nâng cao khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ
ngắn hạn. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy công ty đang bị ứ đọng vốn bằng tiền,
mặc dù công ty dự trữ tiền để phản ứng với những biến động bất ngờ nhưng cũng
cần quản lý tốt nguồn tiền, tránh ứ đọng vốn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cuối năm 2021 là 0.123 lần,
cuối năm 2020 là 0.130 lần, giảm 0.007 lần với tỷ lệ -5.2%. Hệ số này có xu hướng
giảm, nguyên nhân là do nợ ngắn hạn quá cao, vượt qua cả ngưỡng tiền và các
khoản tương đương tiền. Vì vậy, nhà quản trị cần phải thường xuyên theo dõi các
khoản nợ phải trả đến hạn để có các biện pháp thanh toán, tránh nguy cơ chậm trả,
mất uy tín của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2021 là 6.101 lần, năm
2020 là 4.372 lần, tăng 1.728 lần với tỷ lệ 39.5%. Hệ số này trong cả 2 năm đều lớn
hơn 1 cho thấy công ty làm ăn có lãi và công ty đủ khả năng để thanh toán lãi vay
bằng chính kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số này có xu hướng tăng
phản ánh công ty hoạt động có hiệu quả hơn, qua đó khả năng chi trả các khoản lãi
tốt hơn.

2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động của công ty
2.2.6.1 Hiệu suất hoạt động của công ty
Nhóm tỷ số này sẽ cho chúng ta biết hiệu quả quản trị tài sản của công ty
như thế nào. Trên cơ sở tính toán các tỷ số này, chúng ta có thể đánh giá các số liệu
về các loại tài sản trong bảng cân đối kế toán là cao hay thấp so với hiện tại cũng
như mức độ hoạt động trong tương lai.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động 2 năm 2020 – 2021
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
(%)
1.Vốn kinh
doanh bình 271,515,006,128 243,221,731,325 28,293,274,803 11.63%
quân
2.Vốn lưu
động bình 128,627,047,105 114,822,638,644 13,804,408,461 12.02%
quân
4. Các khoản
phải thu bình 96,213,948,268 71,202,904,199 25,011,044,070 35.13%
quân
5.Hàng tồn kho -
22,370,438,155 26,305,631,075 -3,935,192,921
bình quân 14.96%
6.Nguyên giá
tài sản cố định 178,878,489,836 168,941,637,297 9,936,852,539 5.88%
bình quân
7.Doanh thu
493,748,290,408 374,768,412,959 118,979,877,449 31.75%
thuần
8.Giá vốn hàng
432,767,681,731 323,951,624,808 108,816,056,923 33.59%
bán
10.Số vòng
quay vốn lưu 3.839 3.264 0.575 17.61%
động (=7/2)
11.Kỳ luân
chuyển vốn lưu -
93.784 110.298 -16.514
động 14.97%
(=360/10)
12.Số vòng
quay hàng tồn 19.346 12.315 7.031 57.09%
kho (=8/5)
14.Số vòng
quay nợ phải
5.645 5.790 -0.145 -2.50%
thu
(=(7x1,1)/4)
15.Kỳ thu tiền
trung bình 63.774 62.179 1.595 2.56%
(=360/14)
17.Hiệu suất
sử dụng tài sản 2.760 2.218 0.542 24.43%
cố định (=7/6)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)

Nhận xét:
Số vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2021 là 3.839 vòng, năm 2020 là
3.264 vòng, tăng 0.575 vòng với tỷ lệ 17.61%. Có nghĩa trong năm 2021, bình quân
một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được
3,893 đồng doanh thu thuần, còn trong năm 2020, bình quân một đồng vốn lưu
động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 3,264 đồng doanh
thu thuần. Số vòng quay vốn lưu động tăng có thể là do cả nguyên nhân chủ quan
lẫn khách quan. Về mặt chủ quan, số vòng quay vốn lưu động tăng có thể là do
hoạt động kinh doanh của công ty trong năm khá hiệu quả, đồng thời vốn lưu động
của công ty đang được quản lý và sử dụng hiệu quả, lượng vốn lưu động cần thiết
để tạo ra một đồng doanh thu ngày càng giảm. Về mặt khách quan, số vòng quay
vốn lưu động tăng có thể là do nhu cầu thị trường phát triển cũng như áp lực cạnh
tranh từ các đối thủ.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2021 là 93.784 ngày, năm 2020
là 110.298 ngày, giảm 16.514 ngày với tỷ lệ -16.514%. Có nghĩa trong năm 2021,
để thực hiện một vòng quay vốn lưu động thì công ty cần 93.784 ngày, còn trong
năm 2020, để thực hiện một vòng quay vốn lưu động thì công ty cần 110.298 ngày.
Do hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên trong năm 2021 đã khiến cho kỳ luân
chuyển vốn lưu động của công ty giảm xuống lên, điều này chứng tỏ hoạt động sử
dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2021 hiệu quả hơn so với năm 2020.
Số vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2021 là 19.346 vòng, năm 2020 là
12.315 vòng, tăng 7.031 vòng với tỷ lệ 57.09%. Có nghĩa trong năm 2021, bình
quân một đồng vốn tồn kho quay được 19.346 vòng, còn trong năm 2020, bình
quân một đồng vốn tồn kho quay được 12.315 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho có
xu hướng tăng, nguyên nhân là do trong năm 2020 tốc độ giảm của giá vốn hàng
bán chậm hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân. Đây là một tín hiệu tốt đối
với công ty, cho thấy công ty không bị ứ đọng vốn ở chỉ tiêu hàng tồn kho. Công ty
cần tính toán lại lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm làm giảm những chi phí
không cần thiết phát sinh liên quan đến hàng tồn kho và có biện pháp thúc đẩy
vòng quay hàng tồn kho đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt
nhất.
Số vòng quay nợ phải thu của công ty năm 2021 là 5.645 vòng, năm 2020 là
5.790 vòng, giảm 0.145 vòng với tỷ lệ -2.5%. Có nghĩa trong năm 2021, bình quân
một đồng nợ phải thu luân chuyển được 5.645 vòng, còn trong năm 2020, bình
quân một đồng nợ phải thu luân chuyển được 5.790 vòng. Vòng quay các khoản
phải thu giảm là do công ty có những đối tác còn chưa trả nợ nhanh chóng, điều
này cho thấy khả năng thu vốn còn chậm, vốn của công ty bị tồn đọng và bị các
đơn vị khác chiếm dụng tạo ra bất lợi trong thanh toán cho công ty. Như vậy, có thể
thấy công ty chưa có chính sách cấp tín dụng hợp lý dành cho khách hàng. Công ty
cần xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp để vừa có thể thu hút
khách hàng vừa nâng cao doanh thu và đồng thời tăng được tốc độ thu tiền.
Kỳ thu tiền trung bình của công ty năm 2021 là 63.774 ngày, năm 2020 là
62.179 ngày, tăng 1.595 ngày với tỷ lệ 2.56%. Có nghĩa trong năm 2021, để thực
hiện một vòng quay các khoản phải thu thì công ty mất 63,774 ngày, còn trong năm
2020, để thực hiện một vòng quay các khoản phải thu thì công ty mất 66,172 ngày.
Do trong năm 2021 số vòng quay nợ phải thu giảm đi đã khiến cho kỳ thu tiền
trung bình của công ty tăng lên, cho thấy khách hàng của công ty chậm trễ công nợ
và có khả năng thanh toán kém.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2021 là 2.760 lần, năm
2020 là 2.218 lần, tăng 0.542 lần với tỷ lệ 24.43%. Có nghĩa trong năm 2021, bình
quân mỗi một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ tạo ra 2,760 đồng doanh thu thuần, còn trong năm 2020, bình quân
mỗi một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh sẽ tạo ra 2,218 đồng doanh thu thuần. Việc hiệu suất sử dụng tài sản cố định
tăng là do trong năm 2021, nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng chậm hơn so
với tốc độ tăng của doanh thu thuần, cho thấy chất lượng công tác quản lý và sử
dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp đã được cải thiện. Công ty nên nâng cao hiệu
suất sử dụng tài sản cố định để giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.
2.2.6.2 Hiệu quả hoạt động của công ty
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh, nếu chỉ phân tích sự tăng
giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm ta sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự
tăng giảm đó. Chính vì thế, ta phải thông qua nhóm tỉ số về hệ số sinh lời để đánh
giá mức độ biến động của nó có phù hợp hay không.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động 2 năm 2020 – 2021
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
(%)
1. Vốn kinh
doanh bình 271,515,006,128 243,221,731,325 28,293,274,803 11.63%
quân
2.Vốn chủ sở
109,429,862,414 87,823,069,124 21,606,793,291 24.60%
hữu bình quân
3. Doanh thu
thuần về bán
493,748,290,408 374,768,412,959 118,979,877,449 31.75%
hàng và cung
cấp dịch vụ
4.Lợi nhuận
trước lãi vay 38,105,621,162 28,931,257,453 9,174,363,709 31.71%
và thuế
5.Lợi nhuận
31,859,317,393 22,314,595,026 9,544,722,367 42.77%
sau thuế
6.Tỷ suất lợi 6.45% 5.95% 0.50% 8.37%
nhuận sau thuế
trên doanh thu
(ROS) (=5/3)
7.Tỷ suất sinh
lời kinh tế của
14.03% 11.90% 2.14% 17.99%
tài sản (BEP)
(=4/1)
9.Tỷ suất lợi
nhuận sau thuế
trên vốn kinh 11.73% 9.17% 2.56% 27.90%
doanh (ROA)
(=5/1)
10.Tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ
29.11% 25.41% 3.71% 14.58%
sở hữu (ROE)
(=5/2)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2020, 2021)
Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của công ty năm 2021 là
6.45%, năm 2020 là 5.95%, tăng 0.5% với tỷ lệ 8.37%. Có nghĩa trong năm 2021
bình quân cứ mỗi đồng doanh thu mà công ty thu về thì công ty được giữ lại 0,0645
đồng lợi nhuận sau thuế, còn trong năm 2020 bình quân cứ mỗi đồng doanh thu mà
công ty thu về thì công ty được giữ lại 0,059 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong cả 2
năm, ROS đều lớn hơn 0 cho thấy công ty làm ăn có lãi. ROS có xu hướng tăng,
nguyên nhân là do trong năm qua doanh thu thuần tăng và lợi nhuận sau thuế tăng
lên, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang chuyển biến rất tích
cực.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) của công ty năm 2021 là 14.03%,
năm 2020 là 11.90%, tăng 2.14% với tỷ lệ 17.99%. Có nghĩa trong năm 2021 bình
quân mỗi đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, công ty thu về 0,1403 đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay, còn trong năm 2020 bình quân mỗi đồng vốn đầu tư
vào sản xuất kinh doanh, công ty thu về 0,1190 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi
vay. Trong cả 2 năm, BEP đều lớn hơn 0 cho thấy doanh thu mà công ty tạo ra đủ
bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh chưa tính tới lãi vay. BEP có xu hướng tăng
cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty tốt lên và công ty cần có biện pháp duy trì.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) năm 2021 là 11.73%,
năm 2020 là 9.17%, tăng 2.56% với tỷ lệ 27.90%. Có nghĩa trong năm 2021 bình
quân mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo
ra 0,1173 đồng lợi nhuận sau thuế, còn trong năm 2020 bình quân mỗi đồng vốn
kinh doanh tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,0917 đồng lợi
nhuận sau thuế. ROA trong cả 2 năm đều lớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp làm ăn
có lãi. ROA có xu hướng tăng, nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau
thuế lớn hơn tốc độ tăng của tài sản. Nhìn một cách bao quát, ta thấy được công ty
đang có kết quả hoạt động kinh doanh tốt so với năm trước.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty năm 2021 là 29.11%,
năm 2020 là 25.41%, tăng 3.71% với tỷ lệ 14.58%. Có nghĩa trong năm 2021 bình
quân cứ mỗi đồng vốn chủ được đầu tư thì các chủ sở hữu thu về 0,2911 đồng lợi
nhuận sau thuế, còn trong năm 2020 bình quân cứ mỗi đồng vốn chủ được đầu tư
thì các chủ sở hữu thu về 0,2541 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong cả 2 năm, ROE
đều lớn hơn 0 cho thấy công ty làm ăn có lãi và ROE có xu hướnng tăng cho thấy
công tác sử dụng vốn chủ vẫn hợp lý và công ty hoạt động hiệu quả.
Tóm lại, các hệ số trong nhóm hiệu quả hoạt động đều lớn hơn 0 và có xu
hướng tăng cho thấy công ty hoạt động có lãi, hiệu suất hoạt động tốt và tình hình
tài chính của công ty đang được ổn định. Tuy nhiên, công ty vẫn cần phải xem xét
kỹ lại tình hình của công ty để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty.
2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của công ty
Trong 2 năm vừa qua, công ty TNHH Vân Long kinh doanh tương đối hiệu
quả nên không bị thua lỗ, năm nào hoạt động cũng có lãi và công ty đã thực hiện
tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp. Cả 2 năm 2021 và
2020 đều tính thuế thu nhập doanh nghiệp đúng quy định về lợi nhuân thực hiện và
tiến hành nộp thuế đúng thời hạn quy định. Hầu hết phần lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp được công ty đưa vào phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,
bởi vì mô hình của công ty là mô hình gia đình, là công ty TNHH hai thành viên
nên khoản chia lợi tức hàng năm là không có. Tuy nhiên, qua bảng số liệu, ta thấy
tình hình phân phối lợi nhuận của công ty chưa được khả quan lắm khi lợi nhuận
chưa phân phối của công ty qua 2 năm liên tục tăng từ 18,742,443,012 đồng năm
2020 lên 44,264,295,508 đồng năm 2021. Vì vậy, công ty cần chú trọng vào việc
phân phối lới nhuận và trích lập các quỹ cần thiết nhằm cải thiện tình hình tài chính
của công ty.
Công ty đang chưa chú trọng vào việc trích lập dự phòng các quỹ như quỹ dự
phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi… điều này có sự ảnh hưởng vô cùng
lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Như ta được biết quỹ dự phòng tài
chính của sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp những thiệt hại về tài sản. Quỹ khen thưởng
phúc lợi là các quỹ dùng để xây dựng sửa chữa phúc lợi cho doanh nghiệp, trợ cấp
khó khăn trực tiếp thường xuyên cho người lao động, khen thưởng cuối năm, khen
thưởng thành tích cho công nhân viên. Việc trích lập quỹ này là vô cùng quan trọng
bởi nó ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty. Trong mấy
năm gần đây công ty không trích lập các quỹ này cho thấy công ty chưa thực sự
chú trọng tới công nhân viên trong doanh nghiệp.

2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty TNHH Vân Long
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong 2 năm 2020 và 2021, sau những biến động của nền kinh tế Việt Nam,
ảnh hưởng của đại dịch Covid và sau phục hồi kinh tế, nhìn chung tình hình tài
chính của công ty là lành mạnh, công ty vẫn duy trì được hoạt động một cách ổn
định và đạt được những thành tựu nhất định.
Quy mô vốn kinh doanh của công ty tăng lên liên tục trong năm 2020 và
2021, chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng đầu tư kinh doanh, đầu tư thêm
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu thuần doanh nghiệp đều tăng
trong các năm 2020, 2021 và bên cạnh đó lợi nhuận gộp 2021 lại tăng, đây là điều
tốt, cho thấy công ty đã giảm được chi phí đầu vào.

Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng ít hơn nhiều so với vốn nợ nhưng lại liên tục
được bổ sung trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, số tiền đi vay ở hai năm 2020 và
2021 đều tăng lên cho thấy công ty đang tích cực sử dụng nguồn vốn có chi phí
thấp để đầu tư. Ngoài ra, công ty còn chiếm dụng được nhiều vốn của đối tác, giúp
cho công ty có thể tận dụng được nguồn vốn này trong ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng nhưng hệ số vốn chủ sở hữu
tăng, hệ số nợ giảm dần trong các năm 2020, 2021 cho thấy công ty đang giảm dần
việc sử dụng vốn vay, tránh để tỷ trọng vốn vay quá cao.

Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính tăng lên mạnh mẽ trong năm 2020 và
2021 trong khi chi cho hoạt động tài chính giảm, từ đó công ty có thêm nguồn tiền
đi đầu tư vào các dự án mới.

Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều qua các năm, chứng tỏ công ty đã
biết cách điều phối công việc hợp lí, sử dụng tiết nguyên vật liệu, máy móc, qua đó
giảm giá vốn đầu vào của sản phẩm.

Hệ số nợ của công ty 2 năm 2020 và 2021 dao động ở mức 0,6 là thấp và có
xu hướng tăng, cho thấy công ty có đòn bẩy tài chính ở mức độ thấp. Đòn bẩy tài
chính luôn là con dao hai lưỡi. Nếu chúng được sử dụng hiệu quả và đúng đắn thì
sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn cho công ty, thúc đẩy quá trình sinh lợi cho công ty
mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu tình hình kinh doanh trở nên xấu đi không như mong đợi
nó có thể là “cơn ác mộng” với các chủ sở hữu. Ở đây, công ty đang sử dụng tốt
đòn bẩy tài chính, từ đó giúp công ty ít gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ và giảm
thiểu rủi ro phá sản của công ty.

Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2021 tăng so với năm 2020 và cả 2
năm lợi nhuận trước thuế đều lớn hơn 0 cho thấy doanh thu mà công ty tạo ra đủ bù
đắp các chi phí sản xuất kinh doanh chưa bao gồm lãi vay. Ngoài ra, lợi nhuận sau
thuế của công ty năm 2021 cũng tăng so với năm 2020 và đều lớn hơn 0 cho thấy
công ty làm ăn có lãi.

Các khoản phải trả tại thời điểm cuối năm 2021 nhiều hơn các khoản phải
thu cho thấy khoản vốn đi chiếm dụng của công ty nhiều hơn khoản vốn bị chiếm
dụng. Đây là một diễn biến theo chiều hướng tốt đối với công ty, giúp làm giảm chi
phí huy động vốn cho công ty.
Năm 2021 so với năm 2020 thì khả năng thanh toán của công ty có sự biến
động. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh
tăng, điều đó cho thấy tín hiệu tích cực trong khả năng thanh toán tài chính của
công ty được cải thiện, làm giảm rủi ro thanh toán và rủi ro phá sản.

Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động của công ty năm 2021 tăng so với năm
2020 phản ánh hiệu quả quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động của công ty tăng.
Trong cả 2 năm, nhóm hệ số này đều lớn hơn 0 cho thấy công ty làm ăn có lãi. Dù
vốn kinh doanh giảm nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng nên không làm nhóm
hệ số này giảm đi, đây là một dấu hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của công
ty.

2.3.2 Những hạn chế


Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong 2 năm vừa qua, công ty vẫn còn
tồn tại một số hạn chế:
Nguồn vốn nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn
của công ty, cho thấy công ty bị hạn chế trong sự tự chủ về mặt tài chính, công ty bị
phụ thuộc vào các khoản vốn đi vay nhiều hơn.
Tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định và các tài sản dài
hạn khác.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty có xu hướng giảm, nguyên
nhân là do nợ ngắn hạn quá cao, vượt qua cả ngưỡng tiền và các khoản tương
đương tiền. Vì vậy, nhà quản trị cần phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải
trả đến hạn để có các biện pháp thanh toán, tránh nguy cơ chậm trả, mất uy tín của
công ty.
Số vòng quay nợ phải thu giảm thì kỳ thu tiền trung bình tăng phản ánh tốc
độ thu hồi nợ của công ty giảm. Điều này làm tăng rủi ro thất thoát vốn đối với
công ty.
Công ty không trích lập các quỹ dự phòng, điều này cho thấy công ty khá chủ
quan, chưa quan tâm nhiều đến tác dụng của các quỹ đó. Ngoài ra, việc không có
quỹ khen thưởng phúc lợi sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lý làm việc của cán bộ,
công nhân viên. Công ty cần phải chú ý nhiều hơn nữa tới vấn đề về phân phối lợi
nhuận.
2.3.3. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan:

+ Năm 2020 và 2021 tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, là đỉnh điểm
của đại dịch Covid , khiến cho nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng gặp nhiều
khó khăn và không kịp thích ứng ngay, dẫn đến việc công ty vào có thể đưa ra
những quyết định chưa thật sự phù hợp.
+ Không chỉ trong nước, tình hình thế giới cũng diễn ra vô cùng phức tạp. Tình
hình giá nguyên vật liệu lên xuống thất thường. Việt Nam là một nước nhỏ, vẫn lệ
thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới, nên không khỏi kéo theo các doanh
nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân bị liên quan.
+ Công ty phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với những công ty lớn khác đã hoạt
động lâu năm cũng lĩnh vực trên thị trường. Vì vậy, công ty phải tìm mọi cách để
thu hút khách hàng, hạ giá thành một số loại sản phẩm cũng như cho phép trả chậm
để thu về lượng khách hàng lớn hơn và trúng các gói thầu tốt.

 Nguyên nhân chủ quan:


+ Ban lãnh đạo công ty gặp khó khăn với những tình huống bất ngờ, dẫn tới việc
chưa đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
+ Năng lực tài chính chưa cao, khả năng tiếp cận các nguồn vốn còn hạn chế.
Doanh có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế, chưa thúc đẩy được
cho hoạt động kinh doanh.
+ Công tác ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất còn ít và chưa mang lại
hiệu quả nhiều. Hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ
còn thiếu một kế hoạch tổng thể, một chiến lược đầu tư dài hạn, chưa tính toán kỹ
hiệu quả, dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm thấp, chưa có khả năng
chiếm lĩnh thị trường.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận về tình hình tài chính đã nghiên cứu ở chương 1, chương 2 đã
trình bày toàn bộ tình hình tài chính của Công ty TNHH Vân Long qua các nội
dung sau:
- Giới thiệu chung về công ty, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, bộ
máy của công ty.
- Phân tích chi tiết về tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2020 – 2021
bằng cách phân tích cấu trúc, quy mô, lợi nhuận, khả năng thanh toán, quy mô nợ
và kết quả kinh doanh được thể hiện thông qua các số liệu, thông tin thu thập được
từ báo cáo tài chính của công ty.
- Qua đó có thể thấy trên phương diện quản lý tài chính cùng hoạt động kinh doanh
của Công ty TNHH Vân Long đã đạt được những kết quả tốt tuy nhiên vẫn tồn tại
những hạn chế cần phải đưa ra giải pháp thích hợp.
- Việc phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân ở
chương 2 sẽ là tiền đề cho các giải pháp, kiến nghị nhằm cảm thiện tình hình tài
chính của Công ty TNHH Vân Long ở chương 3 từ đó năng cao hiệu quả quản lý
tài chính và giúp công ty đưa ra các quyết định đúng đắn để công ty ngày càng phát
triển lớn mạnh hơn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH VÂN LONG
3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của công ty TNHH
Vân Long
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Năm 2021 diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước; là năm đầu thực hiện
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và các kế hoạch 5 năm
2021-2025 trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ
hội, thuận lợi. Nhận định bối cảnh năm 2021 so với năm 2020 khó khăn rất nhiều,
đặc biệt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh
tế xã hội, sức khỏe, đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
và người dân, đợt bùng phát dịch lần thứ tư tác động cực kỳ bất lợi, ảnh hưởng
nặng nề đến nền kinh tế. Quan điểm chỉ đạo điều hành tiếp tục kiên định thực hiện
“mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh, trong đó, mục
tiêu phục hồi phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới” là thách thức lớn
nhất đối với Chính phủ nhiệm kỳ này.
Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III
giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%). Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng
tăng 2,09% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%. Về cơ cấu nền
kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.

Kim ngạch xuất khẩu 2021 ước đạt 667,5 tỉ đô la Mỹ, vượt qua con số kỷ lục 600 tỉ
đô la đã đề ra trước đó. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm 2020, đạt
mục tiêu đề ra (Quốc hội giao chỉ tiêu 4%) và là mức tăng thấp nhất kể từ năm
2016 trong bối cảnh giá cả thế giới đang tăng cao, nhất là xăng dầu, nguyên liệu vật
liệu, hàng hóa cơ bản…, lạm phát cơ bản cả năm tăng 0,81%.

Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương
trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ
về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng
giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá
trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2021 ước tính tăng 4,82% so với
năm trước (quý I tăng 6,44%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 4,4%; quý IV tăng
6,52%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37% (quý I tăng
8,9%; quý II tăng 13,35%; quý III giảm 4,09%; quý IV tăng 7,96%),

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm
31/12/2021 tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 21,9% so với cùng
thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 25,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn
ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2021 là 79,1% (năm 2020 là 71,9%).

Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt
phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu
cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia
nhập thị trường trong năm 2021 đạt gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so
với năm 2020; 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong
đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ. Tính
chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Số
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng
18% so với năm trước; 48,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục
giải thể, tăng 27,8%; 16,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%,
trong đó có 14,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4%;
211 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%.

Trong năm 2021, về kết quả nổi bật từ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
trước tiên phải kể đến việc triển khai thành công, đẩy nhanh tiến độ bao phủ
vaccine, từ chỗ chỉ có dưới 0,5% dân số được tiêm chủng vào cuối tháng 4/2021,
đến nay đã có khoảng hơn 80% dân số được tiêm (khoảng 100% dân số trên 18
tuổi). Tiếp đó, sau các đợt phong tỏa, giãn cách xã hội diện rộng kéo dài gây ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, Chính phủ đã kịp
thời chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch phù hợp tình hình mới, từ Zero
COVID sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19,
vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Thêm một kết
quả nổi bật của năm 2021 phải nhắc đến là việc Chính phủ ban hành kịp thời các
chính sách tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân,
người lao động trước những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thể hiện qua
những văn bản như Nghị quyết 68/NQ-CP; Nghị quyết 105/NQ-CP; Nghị định
92/2021/NĐ-CP; Nghị quyết 116/NQ-CP;… Các chính sách được triển khai theo
hướng khẩn trương, quyết liệt hơn, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình triển khai trước đó, nâng cao hiệu quả tiếp cận và lan tỏa của các gói hỗ
trợ. Đặc biệt, Chính phủ đang khẩn trương xây dựng Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 với nhiều giải pháp đột phá về tư duy,
thể chế.

Việc ban hành và triển khai kịp thời Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021
nhằm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, vừa phòng,
chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần quan trọng trong
khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh
nghiệp. Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hoạt
động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại.
Quý IV/2021 so với quý III/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tăng 28,1%; vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách
tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng
28,4%; khách quốc tế đến nước ta tăng 62,7%.

Với những nỗ lực đó, nền kinh tế đang từng bước được phục hồi, ổn định vĩ mô
được giữ vững, bức tranh kinh tế xuất hiện nhiều hơn những gam màu sáng.

 Nhìn chung, năm 2021, nền kinh tế nước ta lần đầu tiên đối mặt với tác động
nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có trong lịch sử cả về
y tế, kinh tế, xã hội. Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đã tác động lớn đến mọi
mặt của nền kinh tế, không chỉ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân mà
còn phải đối mặt với sự tê liệt trong hoạt động các khu công nghiệp, nguy cơ
đứt gẫy chuỗi sản xuất, sức mua trong nước giảm sút, công nhân lao động
trong các khu công nghiệp, lao động tự do bị ảnh hưởng nặng nề, khu vực
dịch vụ, du lịch, vận tải, nhà hàng… bị ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng GDP
năm 2021 và một số chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP không đạt
mục tiêu đề ra.
 Tuy nhiên, vào cuối năm 2021 nền kinh tế hiện đang bước vào quỹ đạo phục
hồi, dần thích ứng linh hoạt với dịch bênh; hầu hết các ngành, lĩnh vực đang
trên đà tăng trưởng trở lại; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sồng người
dân, người lao động ổn định và phát triển trở lại trong trạng thái mới. Chúng
ta lạc quan tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và sự điều
hành quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bước sang năm
2022, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những thuận lợi, cơ hội mới để sớm đẩy
lùi dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến lên
trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển.
 Cơ hội ngành nghề:
Với mức tăng trưởng doanh thu chung 16-18% trong giai đoạn 2016- 2020,
ngành nhựa được dự báo sẽ tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng cao, khoảng
15%/năm trong những năm tới. Các doanh nghiệp ngành nhựa đã đề ra những
chiến lược kinh doanh bền vững để đón bắt cơ hội. Bước sang năm 2022, triển
vọng cho ngành nhựa rất thuận lợi nhờ việc Việt Nam ký kết hàng loạt các FTA
thế hệ mới trong thời gian gần đây (như CPTPP, EVFTA, RCEP) giúp mở ra cơ
hội thu hút đầu tư không chỉ ở các nước đối tác FTA mà cả các nước khác để đầu
tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội của FTA. Đồng thời,
ngành nhựa của Việt Nam có nhiều tiềm năng, đầu tư nước ngoài trong ngành
nhựa trong những năm qua cũng chưa nhiều, dư địa cho các nhà đầu tư nước
ngoài vẫn còn rất lớn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nhựa trong nước cũng đã bắt
đầu đầu tư lớn cho công nghệ để cho ra nhiều sản phẩm nhựa chất lượng cao,
phục vụ trong nước và xuất khẩu

 Thách thức:
Tuy có tốc độ tăng trưởng nhưng giá trị mang lại chưa cao và đang đứng trước
sức ép cạnh tranh lớn của hàng nhựa các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái
Lan. Các doanh nghiệp ngành nhựa trong nước vẫn còn nhiều hạn chế về vốn và
nguồn nguyên liệu. Trong đó, khó khăn nhất là về nguồn nguyên liệu, bởi các
doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI đã có sẵn nguồn cung cấp, trong khi
các doanh nghiệp nhựa trong nước lại có tới 80% nguồn nguyên liệu nhập khẩu
nên ảnh hưởng đến việc cạnh tranh về giá thành. Vì vậy, cần có những ưu đãi về
thuế, vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp nhựa bứt phá trong thời gian tới.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH Vân Long

Với những cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành sản xuất nhựa trong nước và
các nước trong khu vực, với những thành tích đạt được trong quá trình hoạt động
kinh doanh gần 20 năm, hợp tác và cung cấp sản phẩm về nhựa cho các nhãn hàng
lớn quốc tế và sản xuất kinh doanh nội địa; cùng với những hạn chế còn tồn tại
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong công tác quản lý điều hành bộ
máy của công ty, công ty TNHH Vân Long đang nỗ lực phân đấu để phát triển
mạnh hơn, tiếp tục gặt hái thành công và đạt được những thành tựu đáng kể trong
những năm tới.
Căn cứ thêm vào tình hình thực tế của mình, công ty TNHH Vân Long đã đề
ra mục tiêu phát triển trong năm 2022 như sau:
 Phát triển theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hoá. Nghiên cứu
và luôn cập nhật nhanh chóng sự phát triển của khoa học công nghệ,
đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị, sử dụng công nghệ vật liệu mới
đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, an toàn, vệ sinh, đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế.
 Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hoạt động tài chính, nâng cao năng
suất lao động, hướng tới mục tiêu tăng 30% doanh thu và lợi nhuận so
với năm 2020.
 Tiếp tục thi công và hoàn thiện việc xây dựng nhà máy sản xuất thứ 2
với quy mô lớn hơn cùng với máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại ở
KCN Tràng Duệ, An Dương, Hải Phòng.
 Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ bao gồm cả bán lẻ nội địa và xuất
khẩu, cung cấp độc quyền sản phẩm cho các đối tác lớn nước ngoài.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút các khách
hàng mới.
 Tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn, tiết kiệm trong sử dụng
hiệu quả nguồn lực của công ty.
 Tiếp tục tìm kiếm thêm nguồn vốn đầu tư vào công ty.
 Xây dựng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên, đào tạo và nâng cao
chuyên môn, đặc biệt là về kỹ thuật có trình độ cao, làm việc chuyên
nghiệp để nâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh của công ty, giúp
công ty cạnh tranh giành chỗ đứng trên thị trường.
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH Vân Long
Tình hình tài chính tại doanh nghiệp sẽ đánh giá được hoạt động của doanh
nghiệp, tìm ra nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tình
hình bức tranh tài chính từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện tình hình
tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, tăng cường công tác phân tích tình hình tài chính là
một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH
Vân Long nói riêng.
Sau thời gian làm thực tập sinh tại Công ty TNHH Vân Long, có cơ hội tìm hiểu
và quan sát hoạt động kinh doanh thực tế của công ty và dựa trên phân tích trên, tôi
đã nhận ra một số thành tựu và hạn chế trong quá trình hoạt động. Với kiến thức
hạn chế, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh của
công ty.
3.2.1. Tái cấu trúc nguồn vốn
Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 2 năm gần đây, ta thấy,
công ty đang duy trì cơ cấu nguồn vốn với vốn vay chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ
sở hữu. Ngoài ra, vay và nợ của công ty chiếm 54% - 68% trong tỷ trọng nợ phải
trả của công ty. Cơ cấu này của công ty là chưa hợp lý, cho thấy công ty bị hạn chế
trong sự tự chủ về mặt tài chính, công ty bị phụ thuộc vào các khoản vốn đi vay
nhiều hơn cũng như làm tăng chi phí huy động nguồn vốn vay. Vì vậy, công ty cần
đánh giá lại tình hình sử dụng vốn vay của mình, nên giảm vay và nợ của mình và
sử dụng một số nguồn vốn khác như sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, sử
dụng nguồn vốn chiếm dụng, sử dụng ngồn vốn từ các tổ chức tín dụng…Ngoài ra,
công ty cần giảm mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách tiếp tục giảm tỉ
trọng vốn nợ và tăng tỉ trọng vốn chủ:
- Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hiệu quả sự dụng vốn của mình,
lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn rõ ràng, cụ thể. Công ty cần có
định hướng huy động vốn từ các nguồn khác nhau đảm bảo chi phí sử
dụng vốn bình quân là thấp, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng hoặc thiếu
vốn. Kế hoạch sử dụng vốn cũng cần được vạch ra chi tiết để sử dụng
hiệu quả nhất nguồn vốn huy động được.
- Sau khi lập kế hoạch huy động vốn, công ty cần chủ động trong việc phân
phối và sử dụng số vốn đã được tạo lập sao cho mang lại hiệu quả cao
nhất. Công ty cần căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến
động của thị trường để đưa ra quyết định phân bổ vốn cả về mặt số lượng
và thời gian, cụ thể cần dự báo bao nhiêu hàng tồn kho là hợp lý và hiệu
quả...Đồng thời, công ty cần có sự phân bổ hợp lý nguồn vốn dựa trên
chiến lược phát triển. Từ kế hoạch tổng thể, công ty cần đưa ra các kế
hoạch chi tiết.

3.2.2. Quản lí chặt chẽ dòng tiền của doanh nghiệp


Tiền được xem là mối quan tâm hàng đầu khi nói đến việc quản lý tài chính của
một công ty có quy mô vừa và nhỏ đang trên đà phát triển, nó mang tính quyết định
tới khả năng thanh toán, tính thanh khoản của doanh nghiệp. Sự chậm trễ giữa
khoảng thời gian doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà cung cấp và tiền lương nhân
viên so với khoảng thời gian mà nguồn tiền phải thu về từ khách hàng là cả một
vấn đề, và giải pháp cho vấn đề này là việc quản lý dòng tiền. Hiểu một cách đơn
giản nhất, quản lý dòng tiền có nghĩa là trì hoãn việc chi tiêu tiền càng lâu càng tốt
trong khi huy động bất cứ khoản tiền người khác nợ, trả càng nhanh càng tốt. Dưới
đây là một số cách quản trị dòng tiền hiệu quả:
 Dự báo dòng tiền
Dự báo dòng tiền một cách thường xuyên liên tục để kiểm soát và cân đối
giữa dòng tiền vào ra. Kiểm tra và giám sát chi phí, các khoản nợ, các hợp đồng
chờ thanh toán. Cần chuẩn bị kế hoạch dòng tiền cho năm tiếp theo, quý tiếp theo
và thậm chí là tuần tiếp theo. Vì một kế hoạch dòng tiền chính xác có thể báo động
một cách tốt nhất cho những vấn đề trước khi nó xảy ra.
Việc lập kế hoạch dòng tiền không chỉ là cái nhìn thoáng qua trong tương lai.
Ban cố vấn cần phải được rèn luyện khả năng dự đoán rằng việc cân bằng một số
yếu tố, bao gồm lịch sử thanh toán của các khách hàng, việc xử lý triệt để những
khoản nợ của khách hàng khi xác định những chi phí sắp tới, và cả sự kiên nhẫn
của các nhà cung cấp. Những kế hoạch này có tầm quan trọng và được xếp hạng
ngang bằng với kế hoạch kinh doanh hay bản báo cáo công việc trong tất cả những
vấn đề mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho kế hoạch trong tương lai.
 Cải thiện những khoản phải thu
Nếu doanh nghiệp được trả tiền ngay khi vừa bán hàng thì sẽ không bao giờ
gặp vấn đề với dòng tiền mặt của mình. Nhưng điều đó thường không xảy ra, tuy
nhiên công ty vẫn có thể cải thiện dòng tiền mặt của mình bằng cách cải thiện
những khoản phải thu. Điều cơ bản là cải thiện nhanh chóng tốc độ mà doanh
nghiệp chuyển hàng tồn kho trở thành những khoản phải thu, và những khoản phải
thu thành tiền mặt:
₋ Đưa ra những chính sách giảm giá cho những khách hàng chi trả hoá đơn một
cách nhanh chóng.
₋ Yêu cầu khách hàng thực hiện cam kết thời gian thanh toán tại thời điểm đơn đặt
hàng được thực hiện.
₋ Yêu cầu kiểm tra tín dụng trên tất cả những khách hàng mới mà không thanh toán
bằng tiền mặt.
₋ Phát hành hoá đơn kịp thời và ngay lập tức theo dõi nếu xuất hiện có sự chi trả
chậm hoặc nguy cơ chi trả chậm trong thời gian tới.
₋ Theo dõi những khoản phải thu để xác định và ngăn chặn những khách hàng trả
chậm. Xây dựng một chính sách thanh toán khi hoàn thành là một cách khác để từ
chối hợp tác với những khách hàng chi trả chậm hoặc có thể yêu cầu đặt cọc trước,
đồng thời lập dự phòng phải thu khó đòi nếu thấy cần thiết, có những ưu đãi cho
khách hàng trả tiền ngay hoặc trả trước hạn.
 Quản lý những khoản phải trả
Thương lượng với các nhà cung cấp kéo dài thời hạn thanh toán các khoản
phải trả. Một số sẽ cho phép thời hạn thanh toán lên đến 90 ngày nếu công ty là một
khách hàng uy tín của họ từ trước. Thương lượng thời hạn thanh toán với nhà cung
cấp giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh hiệu quả và có thêm thời gian
để huy động đủ nguồn tiền mặt cần thiết. Chính vì vậy, trước khi làm việc với nhà
cung cấp, hãy thảo luận về các điều khoản thanh toán và cố gắng thương lượng thời
hạn thanh toán dài nhất có thể.
Một lựa chọn khác được nhiều doanh nghiệp sử dụng là phương pháp trả
chậm. Doanh nghiệp cần phải thỏa thuận điều này với nhà cung cấp khi lần đầu tiên
giao dịch với họ. Trả chậm hiểu theo một cách đơn giản là cho phép doanh nghiệp
thanh toán hóa đơn chậm nếu các khách hàng của mình không thanh toán đúng hạn,
hoặc khi bạn gặp vấn đề về tiền mặt. Nếu thấy trước các vấn đề về tiền mặt, doanh
nghiệp nên thông báo với bên cung cấp càng sớm càng tốt để họ có thể điều chỉnh
thời hạn thanh toán. Lưu ý, trả chậm không phải là công cụ nên sử dụng thường
xuyên vì nếu việc này diễn ra hơn 1 hoặc 2 lần, các nhà cung cấp sẽ bắt đầu nghi
ngờ về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có thể ngừng giao dịch
hoặc yêu cầu thanh toán trước.
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Đối với vốn cố định, công ty cần:
Khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất máy móc, thiết bị, sử
dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.
Đánh giá tài sản cố định một cách thường xuyên, xác định mức khấu hao hợp
lý, tăng cường củng cố hệ thống tài sản cố định, sử dụng tài sản cố định hợp lý, tìm
cách hạn chế giảm thiểu hao mòn vô hình.
Xử lý nhanh những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng để tránh ứ đọng
vốn, thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện
để mua sắm những tài sản cố định mới thay thế, nâng cao năng lực kinh doanh của
công ty.
Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao
trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, giảm tối đa thời gian nghỉ
việc.
Thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định, thực hiện nghiêm
chỉnh các nội dung của công tác bảo toàn và phát triển vốn.
Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty: Cán bộ quản lý phải
thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ hiện đại; trình độ của đội ngũ lao
động phải được nâng cao để giữ gìn, bảo quản tốt máy móc thiết bị, giúp máy móc
thiết bị hoạt động với hiệu suất cao nhất.
Đối với vốn lưu động, công ty cần:
Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ kinh doanh,
tình hình vốn hiện tại, tình hình vốn hiện có nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn
bổ sung.
Công ty nên có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tốt các nghiệp vụ kinh
doanh để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Để đẩy nhanh vòng quay vốn
phải tăng cường thu hồi các khoản phải thu, kiểm soát các khoản nợ khó dòi để xử
lý kịp tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ nguyên vật liệu nhằm hạn chế tình trạng
ứ đọng nguyên vật liệu dự trữ, dẫn đến ứ đọng vốn lưu động. Hiện tại dự trữ tồn
kho cũng như công cụ ứ đọng của công ty là ít và không đáng kể đối với loại hình
kinh doanh dịch vụ. Tận dụng được tối đa công suất hoạt động của máy móc tài sản
cố định để tránh tình trạng các máy móc nằm không biến động và chưa hoạt động
được tối đa thời gian.
Xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên
thương trường. Tổ chức tốt quá trình thanh toán, tránh và giảm các khoản nợ đến
hạn hoặc quá hạn chưa đòi được.
Tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường các biện pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất và tinh thần cho
người lao động.
3.2.4. Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro thanh toán.

3.2.4.1. Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh


 Nâng cao doanh thu
Mở rộng, khai thác thị trường lớn nhỏ khác nhau, đẩy mạnh công tác tìm
kiếm, quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh công ty cũng như chất
lượng sản phẩm, công trình mà công ty kinh doanh đến từng khách hàng.
Nghiên cứu thị trường cùng như nhu cầu của khác hàng. Ngày nay sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp lại vô cùng gay gắt. Khi nghiên cứu thị trường tốt sẽ
giúp công ty đưa ra được những kế hoạch và quyết định đúng đắn có hiệu quả giảm
bớt được rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Để nghiên cứu tốt thị
trường tiêu thụ sản phẩm công ty cần phải có chính sách đào tạo hơn nữa năng lực
trình độ của nhân viên nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực marketing của
phòng kinh doanh.
Bên cạnh việc tìm hiểu thị trường mới doanh nghiệp cần phải mở rộng hơn
nữa thị trường của chính mình bằng việc giữ tốt các mối quan hệ đã sẵn có thông
qua đó tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Đào tạo nhân viên kinh doanh những
kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài để có thể mở rộng thị trường qua các nước
lân cận mà không chỉ có trong nước.
Thực hiện chính sách giá linh hoạt, đối với nhóm khách hàng tiềm năng nên
có giá mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu. Doanh nghiệp cần phải xây dựng được
một chính sách giá mềm dẻo hợp lý thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng và tham khảo giá của các công ty cùng lĩnh vực.
Doanh nghiệp nên hoàn thiện hơn về công tác và phương thức bán hàng của
chính mình, bên cạnh đó cũng cần phát triển hình ảnh sản phẩm, công trình rộng
hơn nữa. Thêm nữa doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng cùng chính sách
thanh toán linh hoạt để đảm bảo lợi ích của 3 bên.
 Kiểm soát chi phí
Ngoài các biện pháp tăng doanh thu thì việc giảm chi phí cũng đóng vai trò
không nhỏ, nếu không có chính sách quản lý và tiết kiệm chi phí hợp lý thì cho dù
có tăng doanh thu đến đâu thì cũng không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đối
với doanh nghiệp thì chi phí giá vốn hàng bán là chiếm phần lớn.
Để giảm bớt được chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
công ty cần phải quản lý thật tốt giá vốn hàng bán. Doanh nghiệp cần tìm kiếm
nguồn cung ứng hàng hóa có giá cả hợp lý và có lợi, ký hợp đồng để duy trì liên tục
quá trình cung ứng. Kiểm soát các chi phí vận chuyển để giảm thiểu được giá vốn.
Công ty phải có các chính sách cho chi phí vận chuyển, lập một đội ngũ vận
chuyển chuyên dụng để giảm thiểu chi phí vận chuyển giao hàng.
Doanh nghiệp cần tổ chức phân công lao động hợp lý, tránh tình trạng nhân
viên không đảm đương được công việc được giao tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Ngoài ra cần có chính sách để nhân viên phát huy khả năng và cống hiến nhiệt tình
cho công ty bằng cách gắn kết quả kinh doanh với tiền lương của họ. Tránh tình
trạng tuyển dụng lao động không cần thiết.
Cần phải quản lý khoản chi phí dịch vụ mua ngoài bởi đây là khoản chi phí
dễ bị sử dụng lãng phí nhất. Đó là các chi phí về tiền điện, tiền điện thoại, điện báo,
chuyển phát nhanh, … Để giảm được chi phí này doanh nghiệp cần xây dựng cụ
thể những quy định đối với các khoản chi phí này để nâng cao được ý thức và tinh
thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thương thảo các gói vay có lãi vay thấp để giảm chi phí lãi vay. Doanh
nghiệp cần xây dựng uy tín tốt và mối quan hệ tốt với các ngân hàng địa phương để
có thể có các gói vay tốt với chi phí lãi vay thấp.
3.2.4.2. Hạn chế rủi ro trong thanh toán của chính bản thân doanh nghiệp.
Trước khi ký kết hợp đồng công ty cần cân nhắc khả năng thanh toán của
khách hàng và có điều khoản ràng buộc cụ thể trong hợp đồng về thanh toán tiền
hàng. Thành lập bộ phận chuyên môn theo dõi công nợ và thực hiện thu hồi công
nợ, bộ phận này sẽ gặp gỡ đôn đốc khách hàng trả nợ, đề ra các biện pháp thu hồi
nợ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng vốn của cônh ty bị
chiếm dụng nhiều, từ đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
công ty. Công ty cần xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và cụ thể đối với từng
khách hàng, lập sổ theo dõi công nợ với từng khách hàng, qua đó phân loại việc thu
hồi đối với từng khách hàng. Đối với khách hàng có nợ khó đòi cần có những biện
pháp đòi nợ mềm dẻo thích hợp hoặc áp dụng các biện pháp kinh tế như kiên quyết
xử phạt nợ quá hạn theo lãi suất vay ngân hàng hoặc thông qua các cơ quan pháp
luật.
Để nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể
thực hiện các giải pháp như bổ sung thêm lượng vốn bằng tiền ở một mức độ hợp
lý hơn để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh tốt hơn. Công ty nên lập kế hoạch
luân chuyển tiền mặt để xác định mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý sao cho đảm bảo
thanh toán nhưng không bị ứ đọng vốn quá mức. Giám sát hiệu quả các khoản thu
của doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp thu đúng tiền hàng, tiếp tục kiểm soát
như vậy thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho công ty.
3.2.1. Đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị và nguồn nhân lực
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới máy móc thiết bị nhằm góp phần
thiết thực vào việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, công ty cần chú ý đổi
mới đồng bộ từ máy móc thiết bị đến nâng cao trình độ kỹ thuật của đội ngũ lao
động.
Lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp, đặt mục tiêu đủ sức cạnh tranh lên
hàng đầu, có trình độ tiên tiến nhất đảm bảo tuổi thọ lâu dài nhằm đem lại hiệu quả
kinh doanh cao nhất cho công ty.
Tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Nâng cao trình độ quản lý, trong
đó chú trọng đến vai trò của quản lý kỹ thuật. Mặt khác, tích cực đào tạo đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề trên sơ sở đảm bảo bồi dưỡng vật
chất thỏa đáng cho họ.
Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đặc biệt là đối với bộ
phận kỹ thuật, đảm bảo chất lượng lao động được tuyển thêm. Mặt khác, do công
nghệ ngày càng phát triển và hiện đại nên công ty cần khuyến khích người lao động
không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Công ty cần chú ý đến chính sách lương thưởng, phân phối thù lao lao động
và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Như vậy sẽ tạo
động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành
công việc có chất lượng và hiệu quả cao, góp phần tăng kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty. Ngoài chế độ khen thưởng, công ty cũng cần đề ra chế độ xử
phạt nghiêm mình, thực hiện phê bình nghiêm khắc đối với những cá nhân vi phạm
quy định và kỷ luật chung của công ty.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
* Đối với Nhà nước
Nhà nước cần bình ổn nền kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị xã hội và hoàn
thiện cơ chế quản lý trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nhà nước nên xây dựng các chỉ tiêu trung bình chuẩn cho từng ngành, trong
đó có ngành sản xuất nhựa để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế,
từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu nhằm đưa ra các phương hướng điều chỉnh
thích hợp.
Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện hệ thống chuẩn mức kế toán tuân thủ
theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế tạo hành lang pháp lý về công
tác kế toán và quản lý tài chính cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở xác
định đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà nước cần tăng cường thêm các công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ như giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế hay ưu đãi về lãi suất.
Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thị trường năng động,
hạn chế các thủ rục rườm rà trong đầu tư kinh doanh và các thay đổi về chính sách,
luật phải được thông báo minh bạch cho công ty.
* Đối với doanh nghiệp
Công ty cần tăng cường công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính của
đơn vị để giúp cho lãnh đạo công ty có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng tài
chính của công ty mình, từ đó kịp thời điểu chỉnh nhằm đưa ra những quyết định
kinh doanh đúng đắn và bảo đảm tình hình tài chính của công ty luôn ổn định.
Công ty cần tuyển dụng thêm và hoàn thiện hơn nữa bộ máy kế toán, đảm bảo
hạch toán kế toán chính xác, đúng chế độ, đúng chuẩn mực kế toán, từ đó tăng hiệu
quả cho việc đánh giá và điểu chỉnh tình hình tài chính của công ty.
Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực cho
nhân viên, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật để đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao,
đồng thời phân công công việc rõ ràng, phù hợp với năng lực của từng nhân viên.
Phải tìm giải pháp thu hồi vốn để tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty và
tăng thêm khả năng thanh toán cho công ty.

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa sống còn
đối với các doanh nghiệp. Hoạt động tài chính gắn liền với tất cả các khâu của quá
trình kinh doanh từ huy động vốn cho tới khi phân phối lợi nhuận. Hơn thế, thông
qua nó các nhà quản trị có thể giải quyết các mối quan hệ phát sinh cũng như đánh
giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong kì đồng thời đưa ra các
quyết định đúng đắn, kịp thời.
Từ thực trạng tài chính của Công ty TNHH Vân Long cùng với những kiến
thức đã được trang bị trong suốt 4 năm học tại Học viện Tài chính, sinh viên đã
hoàn thành khóa luận với đề tài:
“Tình hình Tài chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vân Long”
Với sự giúp đỡ tận tình của giảng viên TS. Hồ Quỳnh Anh và sự chỉ bảo nhiệt
tình của các anh, chị trong công ty, sinh viên đã hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do thời gian học tập, nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty không dài và
những hiểu biết, tình độ kiến thức còn nhiều hạn chế cho nên bài khóa luận của
sinh viên không tránh khỏi những những thiếu sót. Sinh viên rất mong nhận được
sự đóng góp, đánh giá của thầy cô và các anh chị trong công ty TNHH Vân Long
để hoàn thiện cũng như bổ sung kiến thức thực tế và trau dồi kỹ năng.
Một lần nữa, sinh viên xin chân thành cảm ơn thầy cô giảng viên Học viện Tài
chính đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý giá và bổ ích. Đặc biệt là
giảng viên TS. Hồ Quỳnh Anh đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian nghiên
cứu; cảm ơn các anh chị ở các phòng ban của công ty TNHH Vân Long đã tạo điều
kiện cho sinh viên được học tập, giúp đỡ sinh viên tận tình trong suốt thời gian thực
tập để có thể hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Phạm Thùy Dung


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Bùi Văn Vần, PGS.TS. Vũ Văn Ninh, Giáo trình “Tài chính
doanh nghiệp”, NXB Tài Chính, Học viện Tài Chính.
2. GS.TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình “Phân tích
tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính, Học viện Tài Chính.
3. Báo cáo Tài chính công ty TNHH Vân Long các năm 2020, 2021
4. Website: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=52629&idcm=293
5. Website: https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-2021-nhung-an-tuong-duoi-
goc-nhin-chuyen-gia-102306230.htm
6. Website: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tiem-nang-va-xu-
huong-phat-trien-nganh-nhua-viet-nam-310736.html
7. Website: http://vanlongplastic.com.vn/

You might also like