You are on page 1of 126

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

----------

NGUYỄN QUANG HUY


Lớp: CQ57/11.09

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ

PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI

Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp


Mã số : 11
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.Bùi Văn Vần

Hà Nội, 2023
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

----------

NGUYỄN QUANG HUY


Lớp: CQ57/11.09

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ

PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI

Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp


Mã số : 11
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.Bùi Văn Vần

Hà Nội, 2023
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quang Huy

SV: Nguyễn Quang Huy i Lớp CQ55/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...............................................................v
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DN.......6
1.1. Tài chính DN và quản trị tài chính DN.........................................................6
1.1.1. Tài chính DN và các quyết định tài chính DN...........................................6
1.1.2. Quản trị tài chính DN................................................................................10
1.2. Tình hình tài chính của DN..........................................................................14
1.2.1. Khái niệm tình hình tài chính DN............................................................14
1.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của DN...............15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính DN....................................29
1.3.1. Các nhân tố chủ quan................................................................................29
1.3.2. Các nhân tố khách quan............................................................................31
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CẦU 7 THĂNG LONG TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2020.................33
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội. 33
2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước
giải khát Hà Nội..........................................................................................33
2.1.2.Đặc điểm hoạt động của công ty..............................................................34
2.1.3.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh của công ty...43
2.2. Thực trạng tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà
Nội................................................................................................................. 44
2.2.1.Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn...................................................45
2.2.2. Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty.........................................53

SV: Nguyễn Quang Huy ii Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
2.2.3.Đánh giá tình hình công nợ và KNTT của công ty..................................62
2.2.5. Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty..................................69

2.2.6. Tình hình khả năng sinh lời của công ty.................................................73
2.3 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty..........................................80
2.3.1 Ưu điểm......................................................................................................80
2.3.2 Hạn chế......................................................................................................81
CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI............................................................................................................... 82
3.1 Mục tiêu và định huướng phát triển của công ty Cổ phần Cầu 7 Thăng
Long.................................................................................................................... 82
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội...........................................................................82
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty...........................................................87
3.1.3 Mục tiêu.....................................................................................................89
3.2 Những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty...............90
3.2.1 Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng nâng cao khả năng
tự chủ về tài chính..............................................................................................90
3.2.2 Xây dựng kế hoạch thu – chi vốn bằng tiền cho các thời kỳ trong năm,
đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và nâng cao khả năng sinh lời của vốn
bằng tiền.............................................................................................................. 92
3.2.3 Đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ phải thu nhằm tăng tốc độ luân chuyển
VLĐ nói riêng, VKD nói chung........................................................................93
3.2.4 Tăng cường công tác quản trị chi phí giúp nâng cao lợi nhuận và hiệu
quả hoạt động của công ty..................................................................................95
3.2.5 Áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất luân chuyển vốn về
hàng tồn kho của công ty....................................................................................96
3.2.6 Coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong DN...............98

SV: Nguyễn Quang Huy iii Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
3.2.7 Tiếp tục hoàn thiện công tác tài chính trong công ty, thực hiện tốt hơn
việc phân tích, đánh giá tài chính DN..............................................................100
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp..............................................................102

3.3.1 Phía Nhà nước..........................................................................................102


3.3.2. Phía công ty..............................................................................................103
KẾT LUẬN.......................................................................................................104

SV: Nguyễn Quang Huy iv Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DN Doanh nghiệp
LNST Lợi nhuận sau thuế
VLĐ Vốn lưu động
VCĐ Vốn cố định
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
SXKD Sản xuất kinh doanh
TS Tài sản
VCSH Vốn chủ sở hữu
VKD Vốn kinh doanh
NV Nguồn vốn
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế

SV: Nguyễn Quang Huy v Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


Bảng 2.1: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn.............................................45
BẢNG 2.2 : CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO QUAN HỆ SỞ HỮU................50
Bảng 2.3: Tình hình tài trợ của công ty..............................................................51
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của CTCP Cầu & Thăng Long năm 2019-2020.......54
Bảng 2.5: Diễn biến nguồn tiền của công ty.......................................................60
Bảng 2.6: Nợ phải thu và nợ phải trả ngắn hạn..................................................62
Bảng 2.7 : Tình hình quản lý công nợ của công ty năm 2019-2020..................64
Bảng 2.8 : Khả năng thanh toán của công ty......................................................66
Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.....................................................69
Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động......................................................70
Bảng 2.11: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho................................................71
Bảng 2.12: Tình hình luân chuyển nợ phải thu..................................................71
Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng vốn cố định.........................................................72
HÌNH 1 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY CỦA CÔNG TY...................................................36
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN 2 NĂM 2019-2020...................................45

SV: Nguyễn Quang Huy vi Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước hiện nay,
cùng với sự khó khăn của nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động của các DN đóng
một vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của một nền kinh tế. DN được
coi là những tế bào kinh tế, là những mắt xích quan trọng hình thành nên nền
kinh tế .Vì vậy việc kinh doanh phát triển một DN không chỉ là một vấn đề mà
chỉ có DN quan tâm mà đây là mối quan tâm của quốc gia, của chính phủ, các
ban ngành quản lý nhà nước cũng nhưng bất kỳ nhà đầu tư nào hay mỗi người
dân lao động cũng đều có sự quan tâm nhất định. Do vậy, tình hình tài chính của
DN là vấn đề quan tâm bậc nhất của các nhà quản trị .
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trưởng mở cửa tiếp nhận vô số các DN
cũng như những ngành nghề kinh doanh khác nhau, sự cạnh tranh ngày càng
khố liệt và đòi hỏi DN không ngừng đổi mới tư duy chiến lược cũng như cách
thức quản lý để tồn tại và phát triển
Bất kì một DN để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển, DN cần có một
tình hình tài chính vững mạnh lâu dài.Vì vậy, mỗi một DN phải quan tâm đến
công tác quản trị tài chính, thường xuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp,
đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũng như việc dự án tình hình tài chính của
DN trong những khoảng thời gian nhất định.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, qua thời gian thực tập tại Tổng công ty
Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận
tình của PGS.TS.Bùi Văn Vần và các cán bộ phòng tài chính – kế toán của
công ty, em lựa chọn đề tài nghiên cứu ―Tình hình tài chính của Tổng công
ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội .
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu :
Do nhận thức được tầm quan trọng của tài chính đối với hoạt động của

SV: Nguyễn Quang Huy 1 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DN nên đã có nhiều công trình, luận án, luận văn được thực hiện xung quanh
chủ đề này. Có thể chi ra một số công trình tiêu biểu như sau :
- Luận án Tiến sĩ ―Phân tích tài chính trong các DN giao thông đường
bộ ở Việt Nam ― – Phạm xuân Kiên (2013) – Đại học Kinh tế quốc dân .Luận
án này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính trong DN,
đánh giá thực trạng phân tích tài chính trong các DN giao thông đường bộ
Việt Nam. Qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính trong
các DN giao thông đường bộ Việt Nam .
- Luận án Tiến sĩ Kinh tế ― Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của
các công ty chứng khoán Việt Nam ‖-Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2013)-Đại học
Kinh tế quốc dân đã làm rõ bản chất và vai trò của tài chính, hoạt động tài
chính và tình hình tài chính, đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính
của các công ty chứng khoán. Từ đó, đã khẳng định những thành công và chỉ
ra những hạn chế trong phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng
khoán .Trên cơ sở đó, đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình
tài chính nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính công bố của các công
ty chứng khoán
- Luận văn Thạc sĩ ―Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc
phân tích báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam‖ – Hồ Thị
Nguyệt Thu (2011) – Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ thống
hoá các vấn đề lý thuyết về đánh giá tình hình tài chính DN; Trên cơ sở xem
xét, đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Tập đoàn DABACO, chỉ ra
được những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong phân tích – đánh
giá tình hình tài chính củaTập đoàn DABACO; từ đó, đề xuất hệ thống các
giải pháp giúp DABACO hoàn thiện phân tích các Báo cáo tài chính DN,
phục vụ cho việc đánh giá sâu sắc, xác đáng và toàn diện hơn tình hình tài
chính của Tập đoàn.

SV: Nguyễn Quang Huy 2 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Luận văn Thạc sĩ ―Đánh giá tình hình tài chính và giải pháp cải
thiện tình hình tài chính tại TCT xây dựng Lũng Lô, Bộ Quốc phòng‖ – Hồ
Tiến Dũng (2015) – Học viện Tài chính‖. Luận văn đã đánh giá sâu sắc thực
trạng đánh giá tình hình tài chính tại TCT xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc
phòng; từ đó, đề xuất nhiều giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính của
đơn vị trong những năm tới.
- Luận văn Thạc sĩ ―Đánh giá tình hình tài chính và giải pháp cải
thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Thép Biên Hoà‖ – Nguyễn Duy
Dũng (2016) – Học viện Tài chính‖. Luận văn đã đi sâu xem xét thực trạng đánh
giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần Thép Biên Hoà thuộc TCT Thép Việt
Nam; chỉ ra những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong hoạt động
tài chính hiện nay của công ty cổ phần Thép Biên Hoà; từ đó, đề xuất các giải
pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới.
- Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phân
tích tình hình tài chính DN và các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình
hình tài chính DN. Ví dụ như:―Phân tích tình hình tài chính tại Công
ty TNHH Toyota Thái Nguyên‖ – Lê Duy Tùng (2014) Luận văn thạc sỹ kinh
tế
– Đại học Kinh doanh – công nghệ Hà Nội; ―Hoàn thiện công tác phân tích
tài chính khách hàng DN của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc
Quảng Bình‖ – Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Cao Thị Hải Yến (2014) – Đại học
Đà Nẵng; ―Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần nước giải khát
Sài Gòn - Tribeco‖ – Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh
(2013) – Nguyễn Hồng Thăng…
Như vậy, có thể thấy rằng: đã có rất nhiều công trình, luận án và luận
văn đã thực hiện xung quanh tình hình tài chính DN; Tuy nhiên, các đề tài,
công trình nghiên cứu kể trên: hoặc đi sâu vào việc hoàn thiện công tác phân
tích tình hình tài chính trong các DN thuộc một nhóm ngành cụ thể; hoặc đi

SV: Nguyễn Quang Huy 3 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

sâu đánh giá thực trạng tình hình tài chính và đề xuất các giải pháp cải thiện
tình hình tài chính của một DN cụ thể; chưa có công trình, hoặc đề tài nào
nghiên cứu về tình hình tài chính và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài
chính tại Công ty Cổ phần Cầu 7 Thăng Long Do vậy, đề tài ―Tình hình
tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội ‖ mà
học viên đã chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là hoàn toàn
độc lập, không trùng lắp với các kết quả nghiên cứu khác đã từng công bố ở
Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
4. Mục đích nghiên cứu :
Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại đơn vị thực tập trong thời gian tới
5. Phạm vi nghiên cứu :
Về không gian: Nghiên cứu về tình hình tài chính và các biện pháp nhằm
cải thiện tình hình tài chính trong phạm vi Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu -
Nước giải khát Hà Nội
Về thời gian: Chủ yếu trong giai đoạn 2019-2020, kết hợp với một vài
chỉ tiêu năm 2018
Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo báo tài
chính các năm 2018,2019,2020 và các sổ sách chứng từ có liên quan .
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lenin, phướng
pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic… đồng thời sử dụng các
bảng biểu để minh họa

SV: Nguyễn Quang Huy 4 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

7. Kết cấu đề tài :


Ngoài phần mở đầu và kết luận , luận văn được chia thành 3 chương :
Chương 1: Lý luận chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Chương 2: : Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Cầu 7
Thăng Long trong giai đoạn 2019-2020
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính
tại Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

SV: Nguyễn Quang Huy 5 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1 :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DN
1.1. Tài chính DN và quản trị tài chính DN
1.1.1.Tài chính DN và các quyết định tài chính DN
1.1.1.1.Khái niệm tài chính DN
DN là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luận nhằm thực hiện
các hoạt động kinh doanh. Theo luật DN 2005, kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi. Quá trình hoạt động kinh doanh của DN cũng là quá trình kết
hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng , máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,..
cùng với đó là sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa, sau cùng là
tiêu thụ hàng hóa đó để thu về lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các DN khi tiến hành hoạt động
SXKD đòi hỏi phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Từ số vốn tiền tệ ban
đầu , DN mua sắm các yếu tố cần thiết như máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu... phục vụ cho quá trình SXKD.Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất ,
DN thực hiện bán hàng và thu được tiền hàng.Số tiền bán hàng thu được sử
dụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người
lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước, phần còn lại là
LNST. Từ số LNST này, DN tiếp tục phân phối cho mục đích tích lũy và tiêu
dùng .Như vậy, có thể thấy quá trình hoạt động của DN cũng là quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của DN.
Quá trình ấy làm phát sinh, tạo ra sự vận động dòng tiền bao gồm dòng tiền
vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh
thường xuyên, hằng ngày của DN.

SV: Nguyễn Quang Huy 6 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN là các quan hệ
kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của DN và bao
hàm các quan hệ tài chính chủ yếu như:
Quan hệ tài chính giữa DN với Nhà nước: Quan hệ này được thực
hiện chủ yếu khi DN thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, ví dụ :
nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách. Riêng với các DN nhà nước còn thể
hiện thông qua việc Nhà nước đầu tư vốn và bổ sung vốn cho DN.
Quan hệ tài chính giữa DN với người lao động trong DN : Quan hệ
này được thể hiện trong việc DN thanh toán tiền công, thực hiện thưởng phạt
vật chất đối với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh
doanh của DN .
Quan hệ tài chính giữa DN với các chủ sở hữu của DN: Mối quan hệ
này thể hiện qua đầu tư, góp vốn, rút vốn của chủ sở hữu và qua phân chia
LNST của DN như thế nào.
Quan hệ tài chính trong nội bộ DN: Đây là quan hệ thanh toán giữa
các bộ phận nội bộ của DN trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành
và sử dụng các quỹ của DN.
 Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
 Xét về bản chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị
nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của DN trong quá
trình hoạt động của DN.
 Xét về hình thức, TCDN là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân
phối , sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của DN.
 Việc nhận thức đúng đắn quan niệm về tài chính DN và bản chất tài
chính DN có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn.Điều này sẽ tạo cơ sở
cho việc vận dụng các quan hệ tài chính tồn tại khách quan trong công tác
quản lý tài chính để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn nhằm đạt được

SV: Nguyễn Quang Huy 7 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

mục tiêu của DN .


1.1.1.2.Các quyết định tài chính DN
Tương lai của một DN phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định tài chính
được đưa ra ở hiện tại. Việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực
hiện các quyết định đều nhằm giúp các DN tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng
gia tăng giá trị DN trên cơ sở cung ứng tốt nhất sản phẩm hàng hóa cho xã hội
và tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường.
Nền kinh tế và các vấn đề tài chính là bất biến, tức là luôn vận động và
thay đổi, chính vì vậy nó đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải có năng lực
chuyên môn và phẩm chất nhất định để có thể nắm bắt được các vấn đề từ đó đưa
ra các quyết định đầu tư không chỉ trong ngắn hạn mà còn cả về dài hạn, tổ
chức thực hiện các quyết định đầu tư hiệu quả nhằm mục tiêu của DN. Để có
các quyết định tài chính thống nhất, khoa học và hợp lý, các nhà quản trị cần
đề ra một chiến lược kinh doanh làm cơ sở, xác định rõ mục tiêu, lộ trình thực
hiện và có sự kết hợp với tình hình tài chính hiện tại.
Tài chính DN thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu, đó
là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định phân phối lợi nhuận.
 Quyết định đầu tư : Là những quyết định liên quán đến tổng giá trị
tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn).
Quyết định đầu tư ảnh hưởng đến bên trai (phần tài sản) của bảng cân đối kế
toán.Các quyết định đầu tư chủ yếu của DN bao gồm : Quyết định đầu tư tài
sản ngắn hạn, quyết định đầu tư tài sản dài hạn, quyết định quan hệ cơ cấu
giữa đầu tư tài sản ngắn hạn và đầu tư tài sản dài hạn,…
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các
quyết định của tài chính DN bởi nó tạo ra giá trị cho DN, qua đó làm gia tăng
giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai lầm sẽ làm
tổn thất giá trị DN dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sỡ hửu DN.

SV: Nguyễn Quang Huy 8 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Quyết định huy động vốn ( quyết định nguồn vốn ) : Là những
quyết định liên quan đến việc lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các
quyết định đầu tư.Quyết định nguồn vốn có tác động đến bên phải bảng cân
đối kế toán (phần nguồn vốn) .Các quyết định huy động vốn chủ yếu của DN
bao gồm cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Các quyết định huy động vốn là một thử thách không nhỏ đối với các
nhà quản trị tài chính của DN.Để có các quyết định huy động vốn đúng đắn,
các nhà quản trị phải nắm vững những điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng đúng
các công cụ huy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo
đúng đắn diễn biến thị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết
định huy động vốn .
 Quyết định phân chia lợi nhuận : gắn liền với quyết định về phân
chia cổ tức của DN.Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử
dụng phần LNST để chia cổ tức, hay giữ lại để tái đầu tư .Những quyết định
này liên quan đến việc DN nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào
và liệu chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị DN hay giá cổ
phiếu của công ty trên thị trường hay không.
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính DN như trên đã đưa ra
còn có rất nhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh
của DN như quyết định mua bán, sát nhập DN, quyết định phòng ngừa rủi ro
tài chính trong hoạt động SXKD …
Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính của DN
thành 2 nhóm là quyết định tài chính dài hạn và quyết định tài chính ngắn hạn.
Quyết định tài chính dài hạn :
Đây là quyết định có tính chất chiến lược, có tầm ảnh hưởng lâu dài đến
sự tồn tại và phát triển DN. Mỗi quyết định này đòi hỏi nhà quản trị phải cân
nhắc kỹ lưỡng, phân tích một cách bài bản và khoa học để đảm bảo hạn chế

SV: Nguyễn Quang Huy 9 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Thuộc quyết định tài chính bao gồm: Quyết
định đầu tư dài hạn, quyết định huy động vốn dài hạn(quyết định nguồn vốn
dài hạn) và quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của DN.
Quyết định tài chính ngắn hạn :
Đây là những quyết định có tính chất tác nghiệp, ảnh hưởng không lớn
đến sự tồn tại và phát triển DN; vì vậy, người ta còn gọi là các quyết định tài
chính chiến thuật.Thuộc quyết định tài chính ngắn hạn bao gồm: Quyết định
dự trữ vốn bằng tiền, quyết định về nợ phải thu, quyết định về việc thực hiện
chiết khấu thanh toán, quyết định về dự trữ vốn tồn kho, quyết định về việc
khấu hoa TSCĐ,… Tính hợp lý và đúng đắn của các quyết định này có ảnh
hưởng nhất đến rủi ro và lợi ích cho DN, cũng như cho chủ sở hữu DN.
=> Tóm lại, nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định tài chính
nhằm tối đa hóa giá trị DN.Với mỗi quyết định tài chính nhà quản trị phải
luôn đối mặt với mâu thuẫn giữa rủi ro và sinh lời. Mỗi quyết định tài chính
khôn ngoan là quyết định có thể tối đa hoa được giá trị DN, muốn vậy quyết
định tài chính phải đảm bảo tối thiểu hóa được rủi ro và tối đa hóa được tỷ
suất sinh lời cho chủ sở hữu .Đây là điều khó cho các nhà quản trị trong quá
trình phân tích và ra quyết định lựa chọn các quyết định tài chính phù hợp.
1.1.2. Quản trị tài chính DN
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản trị tài chính DN
 Khái niệm:
Quản trị TCDN là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện
các quyết định tài chính nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của DN.
Quản trị tài chính DN bao gồm các hoạt động của người quản lý(nhà
quản trị) liên quan tới việc đầu tư , mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của DN
nhằm đạt mục tiêu đề ra. Có thể thấy rằng quản trị tài chính DN liên quan đến
ba quyết định chính : quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn(quyết định tài

SV: Nguyễn Quang Huy 10 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trợ) và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra sao cho có lợi nhuận cho các
chủ sở hữu DN.
Quản trị tài chính DN là một bộ phận và nội dung quan trọng hàng đầu
trong quản trị DN, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các mặt
hoạt động của DN. Hầu hết các quyết định quản trị DN dựa trên cơ sở những
kết quả rút ra từ viện đánh giá về mặt tài chính của hoạt động quản trị tài
chính DN. Điều này xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác quản trị tài
chính đối với DN.
 Vai trò:
Vai trò của quản trị tài chính trong DN có sự thay đổi lớn qua các thời kỳ.
+ Trong thời lỳ thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung (Trước
năm 1986), vai trò quản trị tài chính DN rất mờ nhạt, chủ yếu dừng lại ở việc
là đi tìm kiếm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của DN, thông qua việc xác định
quy mô vốn xin ngân sách cấp và số vốn vay ngân hàng Nhà nước.
+Hiện nay, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường, vai trò của quản trị tài chính DN ngày càng trở
nên hết sức quan trọng hơn đối với hoạt động của DN. Cụ thể :
+>Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của DN diễn ra bình
thường và liên tục.
Bởi vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của DN nên việc đảm bảo
cho các hoạt động của DN được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất
lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính DN. Nếu không có vốn thì
hoạt động của DN sẽ bị trì trệ, kém hiệu quả. Nhà quản trị tài chính trên cơ sở
xem xét tình hình thị trường tài chính, nhu cầu vốn và điều kiện cụ thể của
DN, từ đó đưa ra quyết định tối ưu nhất trong việc tổ chức huy động các
nguồn vốn (bên trong, bên ngoài ) đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động của
DN.

SV: Nguyễn Quang Huy 11 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+> Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của DN.
Huy động được vốn đã là một vấn đề nan giải nhưng sử dụng vốn sao
cho tiết kiệm, hiệu quả lại càng phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng hơn.Lựa
chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa tỷ suất sinh lời,
chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư...tạo tiền đề cho việc
sử dụng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.Việc huy động tối đa số vốn hiện có vào
hoạt động kinh doanh có thể giúp DN tránh được những thiệt hại do ứ đọng
vốn , tăng vòng quay tài sản , giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả
lãi vay, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế của DN.
+> Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động SXKD của DN.
Quá trình SXKD của DN là quá trình vận động chuyển hóa hình thái vốn
của tiền tệ.Vì vậy, thông qua việc xem xét tình hình thu,chi tiền tệ hằng ngày ,
và nhất là thông qua việc phân tích đánh giá tình hình tài chính DN và thực
hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời
và toàn diện các mặt hoạt động của DN, từ đó chỉ ra những tiềm năng chưa
được khai thác để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động
nhằm đạt được mục tiêu đề ra của DN
1.1.2.2. Nội dung của quản trị tài chính DN.
 Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.
Triển vọng của một DN trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định
đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở
rộng SXKD, sản xuất sản phẩm mới...Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi DN
phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính.Trong
đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính
thu nhập do đầu tư đưa lại; nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền
vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính.Đó

SV: Nguyễn Quang Huy 12 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư vả đánh giá hiệu quả tài chính của
việc đầu tư.
 Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời,
đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của DN
Tất cả các hoạt động của DN đều đòi hỏi phải có vốn. Nhà quản trị tài
chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của DN ở trong
kỳ ( bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn); tiếp theo phải tổ chức huy động
các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của DN.
Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích
hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như :Kết cấu nguồn vốn, những
điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi
nguồn vốn...
 Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản
thu, chi và đảm bảo KNTT của DN.
Nhà quản trị tài chính phải tùm mọi biện pháp huy động tối đa vốn hiện
có của DN vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ động, theo
dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các
khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong
quá trình hoạt động của DN;thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng
giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho DN luôn có KNTT các khoản nợ
đến hạn.
 Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của DN.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sử
dụng tối các quỹ của DN sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển DN, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong DN, giải quyết
hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài - sự phát triển
của DN.

SV: Nguyễn Quang Huy 13 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của DN.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính
,tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình
hoạt động của DN. Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tích tình
hình tài chính của DN để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm
mạnh và yếu trong quản lý, dự báo trước tình hình tài chính của DN, từ đó
giúp các nhà lãnh đạo, quản lý DN kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp
điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính của DN trong thời kỳ tới.
 Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Các hoạt động tài chính của DN cần được dự kiến trước thông qua
việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì DN mới có thể đưa ra
các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của DN.Quá
trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải
pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động.
1.2. Tình hình tài chính của DN
1.2.1. Khái niệm tình hình tài chính DN
Tình hình tài chính của doanh nghiệp là thực trạng của doanh nghiệp
về cách thức tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Những hoạt động mà doanh
nghiệp đã và đang làm được như khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh
lời và khả năng thanh toán, mức lợi nhuận tối đa. Như vậy tình hình tài chính
thực ra là một bức tranh phác họa lại những gì mà doanh nghiệp đang vẽ ra,
bức tranh đó sẽ thể hiện được sức mạnh của doanh nghiệp đó về mặt tài
chính, là những thông tin tài chính của một doanh nghiệp được rất nhiều các
đối tượng quan tâm đến như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp.

SV: Nguyễn Quang Huy 14 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của DN
1.2.2.1. Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của DN
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho
việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để
biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành sự thật thì đòi hỏi DN phải
có nguồn vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động. Do
vậy DN cần phải tổ chức nguồn vốn thật tốt.
Dựa vào quan hệ sở hữu vốn nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia
thành nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, bao gồm
số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở
hữu sẽ phản ánh sức mạnh tự chủ về vốn và sức mạnh chung của DN.
Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà DN có trách nhiệm
phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả
cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong DN. Nợ phải trả phản
ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài của DN.
Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả

NỢ PHẢI TRẢ
TÀI SẢN
VỐN CHỦ SỞ
HỮU

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường
một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành
mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên
cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

SV: Nguyễn Quang Huy 15 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn vốn của doanh
nghiệp có thể chia thành nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên.

TÀI SẢN LƯU


NỢ NGẮN HẠN
ĐỘNG

NỢ DÀI HẠN
TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản
dài hạn hoặc
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả
ngắn hạn
Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm
thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm
thời thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín
dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định
của doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này
thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài
sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài
hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá
trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng
bởi lẽ:
SV: Nguyễn Quang Huy 16 Lớp CQ57/11.09
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết
định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay
công ty cổ phần.
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng
đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của
doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu
sau:
Nợ phảitrả
Hệ số nợ (Hd) = Tổng nguồn vốn

Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ
nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì
tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp DN bị phá
sản.Trong khi đó, các chủ sở hữu DN lại ưu thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắm trong
tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính
sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận.
Von chǔ sơ hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu (He) =
Tong nguon von

Hoặc Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ


Hệ số này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn
hiện nay của DN.Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ DN có nhiều vốn
chủ sở hữu, tính độc lập cao với các khoản nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc
bị sức ép của các khoản nợ vay. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này
càng cao càng tốt vì họ thấy một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn
trả đúng hạn.

SV: Nguyễn Quang Huy 17 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tỷ số tự tài trợ TSCĐ

Tỷ số tự tài trợ TSCĐ = Von chǔ sơ hữu


Giá tr TSCÐ
Phản ánh tỷ lệ TSCĐ được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ tự tài trợ > 1 phản ánh DN có khả năng tài chính lành mạnh và
vững vàng.

1.2.2.2. Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của DN


Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các DN phải có các yếu tố
cơ bản như tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó, DN phải bỏ ra một số vốn tiền
tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện của DN. Số vốn tiền tệ ứng trước
để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói rằng vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng
trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành nên tài sản cần thiết cho hoạt động
sản xuấ kinh doanh của của DN. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Căn cứ theo kết quả của hoạt động đầu tư thì vốn kinh doanh được chia
thành vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài
chính.
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn thì vốn kinh doanh được chia thành
vốn cố định và vốn lưu động.
Sự biến động về quy mô qua các chỉ tiêu trong phần tài sản giúp cho nhà
quản trị đánh giá được tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để làm cơ sở

SV: Nguyễn Quang Huy 18 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

dự toán tiềm năng tài chính tương lai của DN, qua đó có thể sử dụng vốn kinh
doanh của mình một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Khi xem xét cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản
mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài
sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để tư đó có giải pháp cụ thể.
Khi đánh giá tình hình vốn của doanh nghiệp ta cần chú ý một số chỉ số
sau:
 Hệ số đầu tư ngắn hạn.
Hệ số đầu tư ngắn hạn (H
𝑇o𝑛g 𝑡ài 𝑠ǎ𝑛 𝑛ga𝑛 ℎạ𝑛
Đn) = 𝑇o𝑛g 𝑡ài 𝑠ǎ𝑛
𝑇ài 𝑠ǎ𝑛 𝑑ài ℎạ𝑛
Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn =
𝑇o𝑛g 𝑡ài 𝑠ǎ𝑛

Hai hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh
nghiệp: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
1.2.2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của DN
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ của DN và chỉ ra rằng, các hoạt động có đem lại lợi
nhuận cho DN hay không, tình hình sử dụng vốn như thế nào , hiệu suất và
hiệu quả ra sao . Qua đó, các nhà quản trị có biện pháp nhằm tăng lợi nhuận ,
tiết kiệm chi phí cho các kỳ tiếp theo
 Cơ cấu lợi nhuận:
Chi tiết này cho biết hiệu quả hoạt động của từng hoạt động trong kỳ
và cho biết hoạt động nào chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động SXKD của DN,
bao gồm :
Lợi nhuận từ HĐKD = DTT – CPBH – CPQLDN

Lợi nhuận từ HĐTC = DTTC – CPTC

Lợi nhuận từ HĐ khác = TN khác – Chi phí khác

SV: Nguyễn Quang Huy 19 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Mức độ sử dụng chi phí :


Giá von hàng bán
Hệ số GVHB =
Doanh thu thuan
Chi phí quǎn lý DN
Hệ số CPQLDN =
Doanh thu thuan
Chi phí bán hàng
Hệ số CPBH =
Doanh thu thuan
Các chỉ tiêu này cho biết, bình quân trong năm để thu được 1 đồng
doanh thu thuần thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
1.2.2.4. Tình hình dòng tiền của DN
Dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm: dòng tiền ra và dòng tiền vào,
dòng tiền thuần.
+ Dòng tiền ra là dòng tiền phát sinh đi ra khỏi doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động. Dòng tiền ra là các khoản chi tiêu tiền của doanh nghiệp để
đầu tư mua sắm tài sản, để thanh toán các khoản tiền mua nguyên vật liệu, trả
lương, nộp thuế, nộp bảo hiểm, mua dịch vụ bên ngoài cung cấp, trả nợ vay,
chi trả lãi vay, chia cổ tức cho chủ sở hữu…
+ Dòng tiền vào là dòng tiền phát sinh đi vào doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động. Dòng tiền vào là các khoản tiền thu được từ bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đi vay vốn, phát hàng cổ phiếu, thanh lý tài sản,
rút vốn đầu tư…
+ Dòng tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của
doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yêu cầu cực kì bức thiết, quyết
định trực tiếp đến sự sống còn của cả một DN, vậy nên việc phân tích dòng
tiền trong DN cũng là điều vô cùng cần thiết.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm các
chỉ tiêu sau:

SV: Nguyễn Quang Huy 20 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh


Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6
tháng hoặc hàng năm nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền
từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được. Cách xác định chi tiêu
này như sau:

Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh à ạ


doanh =
á à
 Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng

Hệ số doanh thu bằng tiền so với


doanh thu =
á à
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ.
Qua đây đánh giá khả năng thu hòi tiền từ doanh thu.
 Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động
Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sản
xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không.
Cách xác định chỉ tiêu này như sau:

Hệ số đảm bảo thanh a ạ ǎ ǎ


toán lãi vay từ dòng =
tiền thuần hoạt động ǎ ǎ
 Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động
Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động. Thông qua đó, đánh
giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả
nợ hay không.

Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ a ạ


=
dòng tiền thuần hoạt động o ợ a ạ

SV: Nguyễn Quang Huy 21 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2.2.5. Tình hình công nợ của doanh nghiệp

 Tình hình công nợ của doanh nghiệp


Phân tích tình hình công nợ sẽ cũng cấp cho DN những thông tin hữu ích
về tình hình công nợ giữa DN và các chủ nợ và giữa DN với các khách nợ.
Trên cơ sở kết quả phân tích sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể đánh giá
được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh
toán, đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại tương lai cũng như dự đoán được
tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.
+ Hệ số các khoản phải trả = Các khoǎn phǎi trǎ
Tong tài sǎn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và
cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn được tài
trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
+ Hệ số các khoản phải thu = Tong các khoǎn phǎi thu
Tong tài sǎn

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
Trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.
+ Hệ số các KPThu so với các KPTrả = Tong các khoǎn phǎi thu
Tong các khoǎn phǎi trǎ

Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị
chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu
chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ
hơn số vốn đi chiếm dụng.
Tài sǎn ngan hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (HNH) =
Nợ ngan hạn

Hệ số này lớn chưa chắc đã là tín hiệu lạc quan cho chủ DN, vì khi đã có
một lượng tài sản cố định tồn trữ lớn, không sinh lời, phản ánh việc sử dụng
tài sản không hiệu quả. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề
kinh doanh của DN.

SV: Nguyễn Quang Huy 22 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tien và 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ǎ𝑛 tương đương tien


+ Hệ số thanh toán tức thời = Nợ ngan hạn

Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có
của DN. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ
tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn
của DN. Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một
doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho
không tiêu thụ được và điều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi
EBIT
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay

Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm


bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng
ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản
lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không.
Luân chuyen tien thuan
+ Hệ số khả năng chi trả bằng tiền =
Nợ ngan hạn bình quân

Hệ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động,
thể hiện cố tiền sẽ được tạo ra từ hoạt động kinh doanh có thể đủ đáp ứng và
chi trả các khoản nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp hay không. Do doanh
nghiệp phải dùng tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nên việc so sánh
giữa lưu chuyển tiền thuần và nợ ngắn hạn là rất có ý nghĩa.
1.2.2.6. Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
 Nhóm tỷ số hiệu suất sử dụng vốn.
Giá von hàng bán
 Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng ton kho bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng
trong một kỳ và được xác định bằng công thức trên. Số vòng quay hàng tồn
kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngàng kinh doanh và chính sách
hàng tồn kho của doanh nghiệp. Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho

SV: Nguyễn Quang Huy 23 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

cao so với các doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng. Việc tổ chức và quản lý
dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ
kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay
hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức
dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể
dẫn đến dòng tiền vào doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp
vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.
360
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
So vòng quay hàng ton kho
 Số vòng quay nợ phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải
thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh mức độ thu hồi công nợ
của doanh nghiệp như thế nào.
Doanh thu bán hàng
Số vòng quay nợ phải thu =
So nợ phǎi thu bình quân trong ky
Có thể sử dụng doanh thu bán hàng hoặc doanh thu bán chịu, nhưng cần
nhất quán trong việc sử dụng công thức xác định giữa các kỳ và giữa các
doanh nghiệp để đảm bảo cho dự đánh giá không bị sai lệch. Thông qua chỉ
tiêu này ta sẽ tính được kỳ thu tiền bình quân với công thức sau:
360
Kỳ thu tiền bình quân =
So vòng quay nợ phǎi thu
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán
hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng hóa cho đến khi thu tiền bán
hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính
sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, khi xem
xét kỳ thu tiền bình quân, cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng
doanh thu của doanh nghiệp. Khi kỳ thu tiền bình quân quá dài so với các
doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
Doanh thu thuan trong ky
 Số vòng quay vốn lưu động =
So von lưu đ®ng bình
quân

SV: Nguyễn Quang Huy 24 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm. Vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất
sử dụng vốn lưu động càng cao. Từ chỉ tiêu này ta sẽ tính được Kỳ luân
chuyển vốn lưu động với công thức như sau:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360


So vòng quay von lưu
đ®ng

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao
nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng
nhanh và ngược lại.
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố định
của doanh nghiệp trong kỳ:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuan trong ky


 Vòng quay tài sản So von co đ nh bình quân trong
ky
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số
vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau:
Doanh thu thuan trong ky
Vòng quay tổng vốn =
So tài sǎn bình quân dùng trong ky
 Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu
thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh
thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhu n sau thu trong ky
doanh thu (ROS) =
Doanh thu thuan trong ky
Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản
lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi
phí thì sẽ nâng cao được tỷ suất này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn
SV: Nguyễn Quang Huy 25 Lớp CQ57/11.09
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh
của doanh nghiệp.
 Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước
lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh
lời tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng nguồn gốc của
vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cách xác định như sau:
Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài Lợi nhu n trư c lãi vay và thue
sản (BEP) =
Tong tài sǎn Von kinh doanh bình
quân
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi
suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu
cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng
sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ
quản trị vớn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Lợi nhu n sau thue
kinh doanh (ROA) =
Von kinh doanh bình quân trong ky

 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)


Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường
mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vớn của vốn chủ sở hữu trong
kỳ. Cách xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở Lợi nhu n sau thue
hữu (ROE) =
Von chǔ sơ hữu sǔ dụng bình quân trong ky
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị
tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản,

SV: Nguyễn Quang Huy 26 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.


 Phương pháp Dupont
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp
của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy
được sự tác động của mối quan hệ giữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn,
quản trị nguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu doanh nghiệp, người ta đã
xây dựng hệ thống chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ. Sau đây là các phương trình xem xét nhân tố ảnh
hưởng thông qua các hệ số tài chính.
 Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
(ROA
Như đã đề cập ở trên ROA được xác định với công thức như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhu n sau thue
vốn kinh doanh (ROA) =
Von kinh doanh bình quân trong ky

ROA = Lợi nhu n sau thue Doanh thu thuan


x Von kinh doanh bình quân trong ky
Doanh thu thuan

ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn (1)


Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất
lợi nhuận sau thế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế
nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó người
quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn kinh doanh.
Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có thể thiết lập từ các
mối quan hệ sau:

SV: Nguyễn Quang Huy 27 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở Lợi nhu n sau thue


hữu (ROE) =
Von chǔ sơ hữu sư dụng bình quân trong
ky

ROE = Lợi nhu n sau thue


Tong von kinh
Tong von kinh doanh x doanh Von chǔ sơ
hữu
Tong von kinh doanh 1
Trong công thức trên, tỷ số
= 1−H so nợ
Von chǔ sơ hữu
Được gọi là hệ số vốn chủ sở hữu và thể hiện ra là nhân tố mức độ sử
dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Từ đó:
1
ROE = ROA x
1−H so nợ
Từ công thức số (1) ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
bằng công thức sau:

ROE = Doanh thu thuan 1


Lợi nhu n sau thue
Doanh thu thuan x x 1−H so nợ
Tong von kinh doanh
Như vậy
1
ROE= ROS x Vòng quay toàn bộ vốn x
1−H so nợ
Qua công thức trên , cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là:
+ ROS: phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh
nghiệp.
+ Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản
của doanh nghiêp.
+ Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh trình độ quản trị tổ chức
nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2.7.Tình hình phân phối lợi nhuận.
Sau khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và thu về lợi nhuận
nhuận, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận đó. Việc phân phối lợi
SV: Nguyễn Quang Huy 28 Lớp CQ57/11.09
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
nhuận sẽ không làm cho số lợi nhuận thay đổi, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến
lợi ích của các chủ thể trong quá trình phân chia lợi nhuận, mặt khác việc

SV: Nguyễn Quang Huy 29 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

phân phối lợi nhuận có thể tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển trong tương lai, đồng thời có thể làm tăng giá cổ phần trên thị trường.
Chính vì vậy, phân phối lợi nhuận được xem là 1 trong 3 chính sách tài chính
chiến lược, có tầm ảnh hưởng lớn và lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp.
Một số hệ số phản ánh tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
bao gồm:
 Cổ tức một cổ phần thường
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ
tức mỗi năm.
Cổ tức của một Lợi nhu n sau thue dành trǎ co tức cho co đông thường
cổ phần thường = So co phan thường đang lưu hành
(DPS)

 Hệ số chi trả cổ tức


Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập
để trả cổ tức cho cổ đông.
Hệ số chi trả cổ tức Co tức cǔa m®t co phan thường
= Thu nh p cǔa m®t co phan thường
Hệ số chi trả cổ tức là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ
tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp tương lai.
 Tỷ suất cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng đầu tư vào cổ phần
của công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu cổ tức.

Co tức cǔa m®t co phan


Tỷ suất cổ tức = Giá tr cǔa m®t co phan

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính DN
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
- Trình độ quản trị tài chính của DN

SV: Nguyễn Quang Huy 30 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Quản trị tài chính là việc lựa chọn đưa ra các quyết định tài chính và tổ
chức thực hiện các quyết định tài chính phục vụ cho việc thực hiện các mục
tiêu của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, trình độ quản trị tài chính của DN ảnh
hưởng trực tiếp đến việc DN đưa ra các quyết định tài chính, tính đúng đắn và
kịp thời của các quyết định tài chính. Vì vậy, đây có thể coi là một trong
những nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính
của DN. Trình độ quản trị tài chính gắn liền với trình độ của đội ngũ làm công
tác tài chính trong DN: trình độ chuyên môn đào tạo, khả năng cập nhật các
kiến thức hiện đại về quản lý tài chính vào thực tiễn, khả năng nhạy bén trong
xử lý các thông tin kinh tế - tài chính phục vụ cho việc ra các quyết định tài
chính của DN.
- Việc lựa chọn quy mô và cơ cấu SXKD của DN
Quy mô của DN lớn hay nhỏ sẽ chi phối quy mô và cơ cấu nguồn lực huy
động và sử dụng cho hoạt động kiểm soát, điều này sẽ chi phối các quyết định
huy động vốn và đầu tư của DN , mức độ rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
cũng như mức độ vững chắc và tài chính của DN. Mặt khác , việc lựa chọn cơ
cấu SXKD theo hướng đơn ngành hay đa ngành , chuyên môn hóa một loại sản
phẩm hay sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ biến
động về hiệu quả hoạt động của DN khi thị trường có sự biến động.
- Việc lựa chọn ngành nghề , lĩnh vực kinh doanh
Việc đưa ra các quyết định về ngành nghề , lĩnh vực kinh doanh thuộc
lĩnh vực sản xuất, thương mại hay dịch vụ sẽ dẫn tới sự khác biệt trong bố trí
cơ cấu tài sản , nguồn vốn , khả năng huy động vốn và đặc điểm vận động vốn
trong các DN .
- Việc lựa chọn hình thức tổ chức SXKD
Tùy thuộc DN tổ chức hoạt động kinh doanh theo mô hình tập trung hay
phân tán sẽ dẫn tới yêu cầu và phân cấp đối với việc quản lý, sử dụng các loại

SV: Nguyễn Quang Huy 31 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

tài sản khác nhau. Bên cạnh đó, việc công ty tổ chức SXKD theo hình thức
tập trung hay phân tán sẽ ảnh hưởng đến mức độ tập trung được nguồn lwacj
tài chính, từ đó quyết định đến hiệu quả của quản trị tài chính DN
- Mức độ coi trọng công tác tài chính của lãnh đạo DN
Nếu lãnh đạo quan tâm và coi trọng công tác quản lý tài chính trong DN
sẽ gắn liền với việc tổ chức bộ phận quản lý tài chính trong DN một cách hợp
lý, nhằm phát huy được vai trò của quản trị tài chính đối với hoạt động của
DN . Trong thực tế hiện nay, ở nhiều DN do không tổ chức bộ phận tài chính
riêng biệt nên thiếu một lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ thu xếp vốn,
kiểm soát tình hình hoạt động của DN, chủ động dự báo và ngắn ngừa giảm
thiểu các tác động do những biến động bất thường do môi trường kinh doanh
tạo ra;vì vậy, hoạt động tài chính dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát, thụ
động, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ….
1.3.2. Các nhân tố khách quan
- Hình thức pháp lý tổ chức DN :
Mỗi DN đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức
doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp 2005, có 4 hình thức
pháp lý cơ bản của DN bao gồm : Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
* Doanh nghiệp tư nhân : là DN do một các nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
*Công ty hợp danh: Là DN, trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh;
ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
*Công ty trách nhiệm hữu hạn : Theo luật DN hiện hành ở Việt Nam, có hai
dạng công ty trách nhiệm hữu hạn: công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành
viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
*Công ty cổ phần: Là DN trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần

SV: Nguyễn Quang Huy 32 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

bằng nhau gọi là cổ phần.


- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Những DN hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì VLĐ chiếm
tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển VLĐ cũng nhanh hơn so với các ngành
nông nghiệp, công nghiệp,đặc biệt là công nghiệp nặng.Ở các ngành
này,VCĐ thường chiếm tỷ lệ cao hơn VLĐ,thời gian thu hồi vốn cũng chậm
hơn.
Những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì
nhu cầu VLĐ giữa các thời kì trong năm thường không có biến động lớn, DN
cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng,nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm
cân đối giữa thu và chi bằng tiền mặt , cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu
cầu kinh doanh.
- Môi trường kinh doanh :
DN tồn tài và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi
trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh
hướng đến hoạt động của DN: Môi trường kinh tế - tài chính , môi trường chính
trị , môi trường luật pháp , môi trường công nghệ , môi trường văn hóa- xã
hội…Xem xét tác động của môi trường kinh tế-tài chính đến hoạt động tài chính
của doanh nghiệp như: Tình trạng của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng của nền kinh
tế,lãi suất thị trường, lạm phát, chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước
đối với DN, mức độ cạnh tranh, thị trường tài chính và hệ thống các trung gian
tài chính.

SV: Nguyễn Quang Huy 33 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG


CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2020

2.1. Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Tổng công ty Cổ phần Bia -
Rượu - Nước giải khát Hà Nội
a, Tên công ty
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Tên giao dịch : THANG LONG BRIDGE N07 JOINT STOCK
COMPANY
Tên tiếng anh : THANG LONG BRIDGE N07 JOINT STOCK
COMPANY
b, Đại diện pháp lý của công ty :
Tổng giám đốc : Trần Việt Khoa
c,Trụ sở chính : Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Địa chỉ : 26 Phạm Văn Đồng , Phường Xuân Đỉnh , Quận Bắc Từ Liêm ,
Hà Nội
Chi nhánh Hồ Chí Minh : 42 Lê Đức Thọ Đường số 4 KP12 Căn cứ 26
P.17,Quận Gò Vấp , TP Hồ Chí Minh
 Điện thoại: 02437576127
 Fax : 0437576116
 Ngành nghề kinh doanh chính : Xây dựng công trình đường bộ
 Mã số thuế : 0100106049
d,Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội được thành
lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh mã số thuế 0100106049 do sở kế hoạch
và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 30 tháng 4 năm 1993 và thay đổi
lần thứ 5 ngày 13 tháng 04 năm 2015

SV: Nguyễn Quang Huy 34 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
e, Tổng vốn điều lệ : 56.000.000.000 đồng

SV: Nguyễn Quang Huy 35 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bằng chữ : Năm mươi sáu tỷ đồng


Mệnh giá cổ phần : 100.000 đồng
Tổng số lượng cổ phần : 560.000 cổ phần
Danh sách cổ đông sáng lập gồm có :
1. Ông Trần Việt Quang nắm giữ 198.000 cổ phần chiếm 35.4%. Giá trị
cổ phần : 19.800.000.000 đồng
2. Ông Lê Quang Hưng nắm giữ 150.000 cổ phần chiếm 26,7%. Giá trị
cổ phần : 15.000.000.000 đồng
3. Ông Lê Hoàng Hà nắm giữ 120.000 cổ phần chiếm 21,4 %. Giá trị cổ
phần: 12.000.000.000 đồng
4. Ông Trần Xuân Khương nắm giữ 92.000.000 cổ phần chiếm 16,5 %.
Giá trị cổ phần: 9.200.000.000
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội trước đây là DN
Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long được thành lập
theo Quyết định số 507/QĐ/TCCB/-LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
cấp ngày 27 tháng 03 năm 1993, với tên gọi ban đầu là Công ty Cầu 7 Thăng
Long.Công ty chuyển thành Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát
Hà Nội theo Quyết định số 1373/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 06 năm 2011 về
việc phê duyệt phương án xử lý tài chính và chuyển Công ty Cầu 7 Thăng Long
thành Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội .
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm dịch vụ chủ yếu
a. Loại hình DN :
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội được tổ chức
và hoạt động tuân thủ theo luật DN 2005, các luật khác có liên quan và điều lệ
công ty .
Công ty được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần chưa niêm yết trên
sàn chứng khoán

SV: Nguyễn Quang Huy 36 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

b. Ngành nghề kinh doanh :


Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh như :
- Xây dựng công trình đường sắt
- Xây dựng công trình đường bộ :
Chi tiết : Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại
đường cho người đi bộ, xây dựng đường băng sân bay , sân đỗ máy bay
- Xây dựng công trình khai khoáng
- Xây dựng công trình viễn thông , thông tin liên lạc
* Danh sách các gói thầu đã tham gia ;
- Gói 02/VT2-XL: thi công xây dựng cầu đoạn từ trụ 25 đến trụ 47
- Gói thầu số 03: thi công xây dựng đường, cầu vượt đường Vành đai 3+
nhánh ramp
- Gói thầu XL9:xây lắp và khảo sát, thiết kế BVTC đoạn Km78+000-
Km81+500( Bao gồm các cầu : Khe thương , Tuần , Châu Ê , Cầu vượt QL49,
cầu vượt tránh Huế )
- Cầu 7 Thăng Long được chỉ định 2 gói thầu lớn thuộc dự án BOT giao
thông nghìn tỷ. Gói thầu XL.04: Thi công xây dựng công trình phần cầu dẫn
bờ Hà Nội từ mố M1 đến hết trụ T14 và 14 nhịp cầu dẫn, Công ty CP Cầu 7
Thăng Long trúng thầu với giá là 143,8 tỷ đồng; còn tại Gói thầu XL.05: Thi
công xây dựng công trình phần cầu chính, cầu dẫn bờ Hà Nội (gồm 2 trụ
chính và 6 nhịp cầu dẫn), Công ty trúng thầu với giá là 188,7 tỷ đồng.
* Những thành tích đã đạt được :
Từ ngày thành lập tới nay dù trong điều kiện cơ chế nào Công ty cũng
giữ vững truyền thống và hoàn thành xây lắp các công trình đúng tiến độ, đảm
bảo chất lượng, không ngừng vươn lên thích ứng với mọi cơ chế, nhờ vậy
luôn là Công ty hàng đầu của Tổng công ty xây dựng Thăng Long và nghành

SV: Nguyễn Quang Huy 37 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Giao thông vận tải nên đã được Nhà nước, và các nghành khen thưởng.
- Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng lao động.
- Huân chương lao động hạng nhất.
2.1.2.2. Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

HÌNH 1 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY CỦA CÔNG TY


* Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận
 Đại hội đồng cổ đông :
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng
công ty
- Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.
Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ
ngày kết thúc năm tài chính và có nhiệm vụ :
+ Thông qua Điều lệ , phương thức hoạt động ;
+ Bầu , bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ;

SV: Nguyễn Quang Huy 38 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định


- Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hằng năm, phương án phân
phối sử dụng lợi nhuận và các quỹ do hội đồng quản trị đề nghị. Thông qua
các báo cáo cùng tài liệu khác có liên quan của hội động quản trị
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, trừ trường hợp điều
chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần
được quyền cháo bán quy định trong điều lệ này
 Hội đồng quản trị
+ HĐQT là cơ quan quản lý công ty do đại hội đồng cổ đông bầu ra với
nhiệm kỳ 5 năm, thay mặt cho đại hội đồng cổ đông của công ty giữa 2 kỳ đại
hội.
+ HĐQT chịu trách nhiệm tập thể trước đại hội đồng cổ đông về việc
quản lý công ty theo pháp luật, theo điều lệ và quy chế hoạt động của HĐQT
do đại hội đồng cổ đông ban hành
+ Xây dựng và đề nghị đại hội đồng cổ đông quyết định theo chiến lược
phát triển của công ty.
• Ban kiểm soát
+ Thẩm định báo cáo tài chính hằng năm của công ty, kiểm tra từng vấn
đề cụ thể liên quan tới quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy
cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông,yêu cầu của cổ đông,
nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời gian hạn liên
tục ít nhất 6 tháng.
+ Trình đại hội đồng cổ đông, báo cáo thẩm tra và các bảng tổng kết năm
tài chính của công ty.
 Giám đốc:
Là do hội đồng quản trị bộ nhiệm trong số các thành viên của HĐQT
hoặc thuê người người khác làm giám đốc ( nhiệm kỳ 5 năm), là người phụ

SV: Nguyễn Quang Huy 39 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trách toàn công ty.


 Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ
 Chịu trách nhiệm với nhà nước, trước cơ quan pháp luật,cơ quan đối tác
về mọi lĩnh vữ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
 Là người có quyền quyết định cao nhất trong các vấn đề liên quan đến
công tác tổ chức, sản xuất kinh doanh, mua bán tài sản, thiết bị và đầu tư, quyết
định hình thức trả lương cho nhân viên dựa trên KQHĐKD của DN.
- Phó tổng giám đốc :
Là người tham mưu cho tổng giám đốc công ty theo từng lĩnh vực được
phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc, cán bộ nhân viên về kết quả
công tác trong lĩnh vực được phân công .
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một các trung thực, mẫn
cán ,vì lợi ích hợp pháp của công ty.
Phòng tài chính - kế toán :
+ Tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế
tài chính và hạch toán kết toán, xúc tiến huy động tài chính và quản lý công
tác đầu tư tài chính.
+Thực hiện và theo dỗi công tác kế toán tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập, chi trả theo chế độ , chính sách đối với người lao động trong
công ty .Thanh toán, quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản
xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định.
Phòng tổ chức lao động :
- Có nhiệm vụ quản lý lao động trong toàn công ty, giúp Tổng giám đốc
công ty xác lập các hợp đồng lao động đối với người lao động. Biên lập định
mức lao động, quản lý quỹ tiền lương, đào tạo nâng cao tay nghề cho công
nhân viên và công tác quản lý hành chính trong toàn công ty.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch

SV: Nguyễn Quang Huy 40 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đội ngũ cán bộ kế cận.


Phòng kĩ thuật thi công :
Đảm bảo tiến độ thi công , kế hoạch và các dự án của công ty. Đồng thời
đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời nhanh chóng sửa chữa , khắc phục các
lỗi liên quan đến công nghệ , máy móc , bảo dưỡng theo quy định , đảm bảo
hệ thống máy móc , thiết bị làm việc suôn sẻ ,không để xảy ra tình trạng gián
đoạn gây ảnh hưởng trong quá trình thi công
Phòng phát triển dự án :
Tham mưu , tư vấn cho ban giám đốc công ty về các vấn đề liên quan
đến việc quản lý quá trình thực hiện dự án .Nghiên cứu phương án hiệu quả
để phát triển dự án nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường .Đảm bảo
các dự án hoàn thành đúng thời hạn và đạt các yêu cầu về chất lượng cũng
như mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DN .
Phòng pháp chế:
Có nhiệm vụ giám sát tất cả các hoạt động pháp lý của Công ty. Đảm
bảo rằng tất cả các hoạt động của Công ty đều thực hiện theo đúng pháp luật
liên quan , nội quy, quy định và điều lệ Công ty
Văn phòng :
Các chức năng chủ yếu: tham mưu tổng hợp, là bộ máy trực tiếp giúp
cho việc điếu hành quản lý của ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Dự án thông
qua các công việc cụ thể như xây dựng chương trình, kế hoạch còng tác ngày,
tuần, tháng, quý… và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch đó, hậu cần…
 Sơ đồ bộ máy kế toán- tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu
- Nước giải khát Hà Nội

SV: Nguyễn Quang Huy 41 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán kiêm


kế
toán tổng hợp

Kế toán Kế toán
Kế toán Kế toán
tiền mặt- Kế toán Kế toán
tiêu thụ Thủ quỹ tập hợp TSCĐ,
tiền gửi tiền NVL,
XĐKQ chi phí , XDCB ,
kiêm công lƣơng CCDC
thuế tính giá SCL
nợ , BHXH
thành

Phòng kế toán-tài chính là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện công
tác tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu SXKD của công
ty cổ phần nhằm khai thác, huy động, đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn kinh
doanh hiệu quả nhất
Nhiệm vụ của phòng kế toán –tài chính :
+ Tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý công ty
+ Kiểm tra , giám sát các khoản phải thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu
nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sự dụng tài sản và nguồn hình thành
tải sản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế
toán .
+Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện đúng theo pháp
lệnh kế toán và thống kê của Nhà nước ban hành
+Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động SXKD của công ty
+Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đầy đủ chính xác
+Phân tích hoạt động SXKD của công ty nhằm phát hiện ra các tổn thất

SV: Nguyễn Quang Huy 42 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

,thiệt hại ,đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục để công ty hoạt động hiệu
quả hơn
+Thu hồi công nợ và lo vay vốn cho SXKD
+Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về tính chính xác,
đúng đắn của số liệu tài chính của công ty
* Nội dung mọi khâu của công việc kế toán đều do bộ máy kế toán của
công ty đảm nhiệm. Qua sơ đồ trên :
+Kế toán trưởng : thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài
chính trong công ty, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính.
Là người chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng kế toán –tài chính
cung cấp, và thực hiện các khoản đóng góp của công ty vào ngân sách nhà
nước.
+Kế toán tổng hợp : là người tổng hợp số liệu báo cáo, tổng hợp các
thông tin kế toán do các các phần hành kế toán khác cung cấp.
+Kế toán tiền mặt-tiền gửi kiêm công nợ: Thực hiện phần liên quan đến
các nghiệm vụ thu chi quỹ tiền mặt và nghiệp vụ ngân hàng
+Kế toán tiêu thụ XĐKQ thuế: có trách nhiệm theo dõi thu chi từ đó tập
hợp xác định kết quả trong kì và tính toán nghĩa vụ về thuế phải nộp cho Nhà
nước
+Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành :là phần công việc rất quan
trọng trong bộ máy kế toán của DN, theo dõi tập hợp chi phí, tính toán giá
thành sản phẩm để căn cứ vào đó tham mưu cho giám đốc nên điều chỉnh thế
nào cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế .
+Kế toán TSCĐ,XDCB,SCL: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ , tính
và phân bổ khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch sửa chữa và tính toán chi
phí sửa chữa
+Kê toán tiền lương , BHXH:thanh toán số lượng phải trả trên cơ sở tiền

SV: Nguyễn Quang Huy 43 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỉ lệ % theo quyết định hiện nay , tính
ra số BHXH, BHYT, KPCĐ. Căn cứ vào bảng kiểm duyệt quỹ lương, kế toán
tiến hành lập bảng thanh toán lương, kiểm tra bảng chấm công .
+Kế toán NVL, CCDC : Theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu để
kiểm soát xem có phù hợp với tình hình sản xuất hay không
+Thủ quỹ: tiến hành thu chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu chi
đã được phê duyệt, hành ngày cân đối các khoản thu chi vào cuối ngày, lập
báo cáo quỹ, cuối tháng lập báo cáo quỹ tiền mặt
2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty chuyển thành Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát
Hà Nội theo Quyết định số 1373/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 06 năm 2011 về
việc phê duyệt phương án xử lý tài chính và chuyển Công ty Cầu 7 Thăng
Long thành Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội .Tổng
công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là công ty với ngành nghề
chính là xây dựng đường bộ
Với kinh nghiệm hơn 28 năm trong ngành xây dựng . có tiềm năng hùng
hậu về thiết bị thi công tiên tiến, có đội ngũ chuyên gia, lý sư và công nhân
lành nghề … sẵn sàng thi công mọi công trình cầu đường, bến cảng .. trên mọi
nẻo đường của đất nước. Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà
Nội được xem là một trong những đơn vi xây dựng cầu đường hàng đầu Việt
Nam
Với tôn chỉ vững bước tiên phong. Tự hào mang đến cho cộng đồng
niềm vui mỗi ngày trên những con đường, cây cầu mang dấu ấn Thăng Long.
Mang trong mình sứ mệnh là niềm tin số 1 của khách hàng về các sản phẩm
dịch vụ, vững bước hội nhập khu vực và thế giới .Cam kết không bao giờ thỏa
mãn, không bao giờ lùi bước. Tuân thủ pháp luận, trách nhiệm với khách
hàng, cộng sự, cổ đông và cộng đồng. Thay đổi và thích ứng nhanh,tiên
phong ứng dụng công nghệ mới, tiên phong sáng tạo, tiên phong trong học tập

SV: Nguyễn Quang Huy 44 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
.

SV: Nguyễn Quang Huy 45 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thị trường cạnh tranh : Mối quan hệ giữa các DN cùng ngành và cùng
cung cấp dịch vụ một nhóm hàng có thể trở thành bạn hàng của nhau trong
kinh doanh nhưng có thể lại là đối thủ của nhau trên thị trường đầu vào và đầu
ra. Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu
cầu của xã hội ngày càng cao nên ngành xây dựng được đánh giá là một
ngành có tiềm năng phát triển mạnh , tính cạnh tranh cao. Đòi hỏi công ty
phải không ngừng đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tìm ra chiến lược
phát triển. Không chỉ là những đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn là những
đối thủ cạnh tranh trên trường quốc tế. Đòi hỏi phải học hỏi nhanh, tiếp cận
với những phương pháp kỹ thuật tiên tiến trên thế giới .
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh của công ty
Trong SXKD việc thường xuyên phân tích điểm mạnh , yếu của bản
thân cũng như đánh giá thuận lợi và khó khăn của ngành nói riêng và của cả
nền kinh tế nói chung là một việc đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh chung
của nền kinh tế thế giới và đất nước nói riêng , hoạt động SXKD của Tổng
công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội có những thuận lợi và khó
khăn chủ yếu như sau :
Thuận lợi:
- Với sự hình thành và phát triển trong vòng 28 năm và con đường tạo
dựng thương hiệu riêng cho mình, công ty đã nâng tầm giá trị và đạt được chỉ
số uy tín vô cùng ngưỡng mộ, là một cái tên quen thuộc đối với khách hàng.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội được xem là một
trong những đơn vi xây dựng cầu đường hàng đầu Việt Nam.
- Công ty được sự hậu thuẫn chắc chắn từ phía Tổng công ty xây dựng
Thăng Long . Tổng công ty xây dựng Thăng Long là 1 thương hiệu mạnh, lâu
năm trong ngành xây dựng ở Việt nam với mạng lưới công ty con và các
chinh nhánh có mặt khắp nơi trên toán quốc, hoạt động trong nhiều lĩnh vực
đa dạng, sự ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi của Tổng công ty xây dựng Thăng

SV: Nguyễn Quang Huy 46 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Long là 1 lợi thế lớn cho hoạt động kinh doanh của công ty
- Về mặt tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, linh hoạt, có kinh
nghiệm quản lý
- Về mặt nhân lực, đội ngũ công nhân hầu hết đã qua đào tạo, tốt nghiệp
từ các trường đại học , cao đẳng chuyên ngành kĩ thuật có trình độ, năng động
, sáng tạo
- Về máy móc trang thiết bị : Công ty có đầy đủ các trang thiết bị hiện
đại, đáp ứng nhu cầu của hầu hết các công trình, ứng dụng khoa học công
nghệ trong công trình thi công
Khó khăn :
- Bên cạnh những thuận lợi Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải
khát Hà Nội tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thử thách. Bài toán về huy
động vốn là bài toán hết sức nan giải, các kênh liên kết ngân hàng thương mại
cần được điều chỉnh. Quy trình thủ tục của ngân hàng đôi khi hơi chặt chẽ,
nhiều lúc không hỗ trợ kịp cho DN
- DN còn có những khó khăn về nguồn lực, kể cả lao động trực tiếp và
gián tiếp. DN đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi lao động mùa vụ, vì ý thức
trách nhiệm của họ chưa cao, ảnh hưởng đến tiến độ công trình
- Đặc biệt trong năm 2020, dịch bệnh Covid đã gây ảnh hưởng nặng nề
đến nền kinh tế toàn thế giới, và ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ
- Ngoài những yếu tố khách quan, còn phải kể đến những vấn đề nội tại
như: sự chênh lệnh giá nguyên vật liệu, vốn nợ đọng nằm trong các công trình
Công ty thi công nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán, nhiều dự án đang
thực hiện dở dang không thu hút được vốn để triển khai
2.2. Thực trạng tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát
Hà Nội
Xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty, công ty đã luôn nỗ lực, cố
gắng phấn đấu để đưa công ty trở thành một thương hiệu nổi trội trong lĩnh

SV: Nguyễn Quang Huy 47 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

vực xây dựng trên thị trường. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, liên
kết, hợp tác với nhiều công ty trong và ngoài nước.
2.2.1. Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn
So sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn
vốn giữa hai năm 2019 và 2020, chúng ta sẽ xem xét tỷ trọng từng khoản mục
nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn và xu hướng biến động của chúng để
thấy được mức độ hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn .Tình hình quy
mô và cơ cấu nguồn vốn được thể hiện trong các hình dưới đây

31/12/2020 31/12/2019

Nợ phải trả Vốn chủ sở


hữu Nợ phải trả

Vốn chủ sở
hữu

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN 2 NĂM 2019-2020


Dựa vào biểu đồ trên, nhìn chung nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng
lớn , chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2019-2020

SV: Nguyễn Quang Huy 48 Lớp CQ57/11.09


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đvt :nghìn đồng


Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Tăng (Giảm)
Tỷ Tỷ
Tỷ trọng
Số tiền Số tiền trọng Số tiền Tỷ lệ (%) trọng
(%)
(%) (%)

A.NỢ PHẢI TRẢ 156,948,200 78.86 216,733,394 83.43 -59,785,194 27.58 -4.57
I.Nợ ngắn hạn 115,683,021 73.71 209,338,957 96.59 -93,655,936 -44.74 -22.88
1.Phải trả người bán NH 19,195,815 16.59 25,641,787 12.25 -6,445,972 -25.14 4.34
2,Người mua trả tiền trước NH 22,708,637 19.63 44,576,843 21.29 -21,868,206 -49.06 -1.66
3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 242,166 0.21 299,450 0.14 -57,284 -19.13 0.07
4.Phải trả người lao động 4,677,499 4.04 2,864,579 1.37 1,812,920 63.29 2.67
5.Phải trả ngắn hạn khác 10,871,631 9.40 14,182,221 6.77 -3,310,590 -23.34 2.62
6.Vay và nợ thuê tài chính NH 57,928,438 50.08 121,417,263 58.00 -63,488,825 -52.29 -7.93
II.Nợ dài hạn 41,265,178 26.29 7,394,437 3.53 33,870,741 458.06 22.76
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 42,070,728 21.14 40,037,596 19.13 2,033,132 5.08 2.01
I.Vốn chủ sỡ hữu 42,070,728 100 40,037,596 19.13 2,033,132 5.08 80.87
1.Vốn đầu tư của CSH 91,000,000 216.30 91,000,000 43.47 0 0.00 172.83
4.LNST chưa phân phối -48,316,601 -114.85 -50,349,733 -24.05 2,033,132 -4.04 -90.79
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 199,018,928 100 259,770,991 124.09 -60,752,063 -23.39 -24.09
Bảng 2.1: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 46 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

* Tổng nguồn vốn: Thông qua các số liệu đã tính toán ở bảng 2.1, có thể
đưa ra những nhận xét như sau. Quy mô nguồn vốn của công ty có xu hướng
giảm mạnh trong giai đoạn 2019-2020, lượng giảm chủ yếu ở nợ phải trả, vốn
chủ sở hữu có sự biến động tăng lên nhưng không đáng kể. Tổng nguồn vốn
cuối năm 2020 là 199,018,928 nghìn đồng so với đầu năm là 259,770,991
nghìn đồng giảm 60,752,062 nghìn đồng tương ứng với 23,39%. Điều này thể
hiện công ty đã giảm việc huy động vốn , thu hẹp quy mô kinh doanh trong
năm 2020.Trong tổng nguồn vốn thì: Nợ phải trả đầu năm 2020 là
156,948,200 nghìn đồng so với đầu năm là 216,733,394 nghìn đồng giảm
59,785,194 nghìn đồng tương ứng với 27,58% .Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu
tăng từ 40,037,596 nghìn đồng lên 42,070,728 nghìn đồng trong năm 2020
với tỷ lệ tăng 5,08%
* Nợ phải trả : Như đã nói ở trên, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn tử năm 2019 đến năm 2020. Các khoản này lần lượt chiếm
78,86% , 83,43% tổng nguồn vốn. Cụ thể, nợ phải trả ở năm 2019 là
216,733,394 nghìn đồng và ở năm 2020 giảm còn 156,948,200 nghìn đồng
giảm 59,785,194 nghìn đồng tương ứng với 27,58%. Nợ phải trả chiếm tỷ
trọng tương đối lớn và chênh lệch rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Để tìm ra
nguyên nhân của sự phân bổ này thì ta phải phân tích các chỉ tiêu sau đây
+ Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của công ty là chỉ tiêu có tỷ trọng lớn
nhất trong các chỉ tiêu của khoản mực nợ của công ty. Năm 2019 nợ ngắn hạn
là 209,338,957 nghìn đồng chiếm 96,59% trong tổng nợ phải trả. Còn năm
2020 nợ ngắn hạn là 115,683,021nghìn đồng chiếm 78,86% trong tổng nguồn
vốn. Như vậy đã giảm đi 93,655,935 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 44,74%
Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là khoản chi tiêu có tỷ trọng
lớn nhất trong khoản mục nợ ngắn hạn. Trong năm 2019 là 121,417,263
nghìn đồng chiếm tỷ trọng 58% , đến năm 2020 là 57,928,438 nghìn đồng với

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 47 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

tỷ trọng 50,08%. Giá trị chênh lệch là 63,488,824 nghìn đồng tương ứng với
tỷ lệ 52,29%. Mặc dù nợ phải trả ở mức cao nhưng công ty luôn trả nợ đúng
hạn, chưa từng có nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như
uy tín của công ty. Do năm 2020 là một năm đầy biến động, đại dịch Covid 19
gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó bao gồm cả ngày xây dựng,
việc giảm nợ, thu hẹp quy mô kinh doanh là việc làm hợp lý .
+ Phải trả người bán từ năm 2019 đến 2020 giảm từ 25,641,787 nghìn
đồng xuống còn 19,195,815 nghìn đồng. Giá trị chênh lệch là 6,445,971 nghìn
đồng tương ứng với 25,14%.Khoản mục phải trả người bán giảm là do công
ty đã thanh toán được một phần số tiền nợ từ kỳ trước cho bên cung cấp
nguyên liệu đầu vào. Lý do khác còn là do tình hình kinh doanh của công ty
không tốt nên công ty cũng giảm thiểu mua sắm nguyên vật liệu.Phải trả
người bán cũng là một khoản vốn mà công ty chiếm dụng được của đối tác ,
tuy nhiên nếu sử dụng khoản vốn này tốt và trả đúng hạn thì sẽ không gây ảnh
hưởng tới uy tín của DN
+ Người mua trả tiền trước: Đây là tiêu chí có tỷ trọng lớn thứ hai trong
tổng nợ ngắn hạn. Năm 2019 là 44,576,843 nghìn đồng chiếm tỷ trọng
21,29% , năm 2020 là 22,708,637 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 19,63%. Giá trị
chênh lệch giảm là 21,868,205nghìn đồng với mức giảm 49,06%. Khoản mục
này giảm là do trong năm các hợp đồng xây dựng mà công ty kí kết đang phải
trì hoãn lại do dịch bệnh Covid lây lan.nhu cầu về các công trình trên thị
trường ngày càng ít, đồng thời do khách hàng và nhà đầu tư đã giảm trả trước
cho việc mua nguyên vật liệu xây xựng của công ty .
+ Phải trả người lao động năm 2019 2,864,579 nghìn đồng , năm 2020
là 4,677,499 nghìn đồng . Giá trị chênh lệch là 1,812,919 nghìn đồng tương
ứng với tỷ lệ 63,29%. Nguyên nhân là do trong năm 2020 công ty đã thực
hiện điều chỉnh chính sách tiền lương , gia tăng thu nhập cho người lao động ,

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 48 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hỗ trợ, trợ cấp cho người lao động nhằm đảm bảo, nâng cao đời sống cho cán
bộ công nhân viên , khuyến khích gia tăng hiệu quả lao động
+ Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác cũng có xu hướng giảm
theo xu hướng giảm của nợ phải trả. Năm 2019 là 14,182,221nghìn đồng,
năm 2020 là 10,871,631nghìn đồng, giảm 3,310,589nghìn đồng với tỷ lệ giảm
23,34% . Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác giảm cũng là do sự giảm
mạnh của các khoản phải trả, phải nộp khác trong công ty
+ Nợ dài hạn: cuối năm 2019 là 7,394,437nghìn đồng chiếm 3,35% tổng
nợ phải trả. Cuối năm 2020 là 41,265,178 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 26,29%
tổng nợ phải trả. Giá trị chênh lệch là 33,870,741 ng.đồng tườn ứng với
458,06%. Nợ dài hạn tăng cho thấy DN sử dụng hiệu quả vốn, biết sử dụng
đòn bẩy tài chính cho mức sinh lời cao. Việc giảm nợ ngắn hạn vừa thể hiện
sự đảm bảo cân đối được chế độ thanh toán trong thời gian ngắn vừa phù hợp
với việc đầu tư dài hạn sử dụng nguồn vốn dài hạn .
* Vốn chủ sở hữu : ở năm 2020 nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng
nhẹ so với năm 2019. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2019 đạt 40,037,596 nghìn
đồng chiếm tỷ trọng 19,13% trong tổng nguồn vốn. Năm 2020 đạt 42,070,728
nghìn đồng chiếm tỷ trọng 21,14% trong tổng nguồn vốn.Giá trị chênh lệch là
2,033,132 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 5,08%. Nguyên nhân do khoản lợi nhuận
sau thuế có xu hướng tăng lên
Như vậy, nợ phải trả giảm, lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy khả năng tự
chủ tài chính của công ty tăng lên, độ rủi ro thanh toán giảm xuống. Mặc dù là
do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh nhưng công ty cũng cần kiểm soát tỉ
lệ giữa hai nguồn này để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.
Về hệ số cơ cấu nguồn vốn :
Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty được tính toán qua bảng sau

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 49 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2020 31/12/2019Số tuyệt đối Tỷ
(Ng.Đồng) lệ(%)
1.Hệ số nợ (1)=(a)/(b) Lần 0.7886 0.8441 -0.0555 -6.5709
Nghìn -
a.Nợ phải trả Đồng 156,948,200 216,733,394 -59,785,194 27.5847
Nghìn -
b.Nguồn vốn Đồng 199,018,928 256,770,991 -57,752,063 22.4917
2.Hệ số VCSH
(2)=(c)/(b) Lần 0.2114 0.1559 0.0555 35.5700
Nghìn
c.VCSH Đồng 42,070,728 40,037,596 2,033,132 5.0781
BẢNG 2.2 : CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO QUAN HỆ SỞ HỮU
( Nguồn : Bảng cân đối kế toán 2019-2020)

 Hệ số nợ : Cuối năm 2020 hệ số nợ là 0,7886 nghĩa là cứ 1 nghìn đồng


vốn thì có 0,7886 nghìn đồng là vốn vay.So với đầu năm 2019 hệ số nợ là
0,8441 nghĩa là cứ 1 nghìn đồng vốn thì có 0,8441 nghìn đồng là vốn vay .Hệ
số nợ giảm nhẹ 0,0555 tương ứng với tỷ lệ giảm 6,5709% so với đầu năm
2020 . Nguyên nhân của hệ số nợ giảm là do cả nợ phải trả và nguồn vốn đều
giảm. Nợ phải trả giảm từ 216,733,395 nghìn đồng ở năm 2019 xuống
156,948,200 nghìn đồng ở năm 2020. Giá trị chênh lệch là 59,785,194 nghìn
đồng tương ứng với tỷ lệ 27.58% .
Hệ số nợ giảm làm cho rủi ro thanh toán của công ty giảm xuống.Điều
này chứng tỏ công ty đã giảm sự dụng đòn bẩy tài chính trong việc kinh
doanh. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là con dao 2 lưỡi trong hoạt động kinh
doanh của công ty.Nếu việc quản lý và sử dụng vốn vay tốt thì sẽ khuếch đại
vốn chủ , tăng hiệu quả kinh doanh . Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính
không tốt sẽ tăng rủi ro tài chính của doanh nhiệp , nếu vay quá nhiều sẽ có
thể dẫn đến mất KNTT . Do đó công ty cần phải cân nhắc trong việc sử dụng
vốn vay như thế nào cho hiệu quả cũng như là cơ cấu vốn hợp lý để tạo hiệu
quả cao nhất
 Hệ số vốn chủ sở hữu

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 50 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hệ số vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu ngược của hệ số nợ .Hệ số này cho ta
biết mức độ tự chủ tài chính của công ty .
Cuối năm 2020, hệ só vốn chủ sở hữu là 0,2114 nghĩa là trong 1 đồng
vốn của DN thì sẽ có 0,2114 đồng vốn chủ sở hữu. Tăng so với đầu năm 2020
là 0,1559 nghĩa là trong 1 đồng vốn của DN thì có 0,1559 đồng vốn chủ sỡ
hữu, với mức chênh lệch 0,555 tương ứng 35,57%. Hệ số này tăng bởi vốn
chủ sở hữu của công ty tăng từ 40,037,596 nghìn đồng ở năm 2019 lên
42,070,728 nghìn đồng với mức chênh lệch 2,033,132 nghìn đồng tương ứng
với 5,07%. Vốn chủ sở hữu tăng là do khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng.
Hệ số vốn chủ sở hữu ở đầu năm và cuối năm 2020 đều ở mức thấy
(<0,5).Đây là con số thể hiện mức độ tự chủ tài chính của công ty rất thấp,
cho thấy rủi ro tài chính của công ty khá cao.Với chỉ số như vậy thì nếu có
khoản thanh toán bất ngờ công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán bà
các nghĩa vụ nợ khi đến hạn, nếu không thể kịp thời điều chỉnh công ty có thể
rơi vào tình trạng phá sản
 Tình hình tài trợ của công ty
Chênh lệch
Chỉ tiêu 12/31/2020 12/31/2019 Số tuyệt Tỷ lệ
đối (%)
-
1.Nợ ngắn hạn 115,683,021 209,338,957 93,655,936 -44.7
-
2.Tài sản ngắn hạn 144,705,029 193,011,237 48,306,208 -25.0
3.Nguồn VLĐ thường xuyên -
(3)=(2)-(1) 29,022,008 -16,327,720 45,349,728 277.7
4.Nguồn VLĐ tạm thời -
(4)=(2)-(3) 115,683,021 209,338,957 93,655,936 -44.7
5.Nợ dài hạn 41,265,178 7,394,437 33,870,741 458.1
6.Vốn chủ sở hữu 42,070,728 40,037,596 2,033,132 5.1
7.Nguồn vốn thường xuyên
(7)=(5)+(6) 83,335,906 47,432,033 35,903,873 75.7
Bảng 2.3: Tình hình tài trợ của công ty

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 51 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Qua bảng 2.3 ta có thể nhận thấy rằng nguồn vốn lưu động thường xuyên
của công ty đã tăng ở thời điểm cuối năm với một lượng tăng là 45,349,728
nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 277,7% .Tại thời điểm cuối năm 2020 NWC
là 29,022,008 nghìn đồng , còn ở thời điểm đầu năm NWC là -16,327,720
nghìn đồng. Vốn lưu động thường xuyên tăng vào cuối năm là do tốc độ tăng
của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn .
Tại thời điểm đầu năm 2020 , tình hình tài trợ vốn của công ty ở tình
trạng bất ổn, NWC < 0 tức là nợ ngắn hạn lúc này đang lớn hơn so với tài sản
ngắn hạn. Đây là dấu hiệu sử dụng vốn không an toàn. Nguồn vốn lưu động
thường xuyên âm dẫn đến DN sẽ gặp khó khăn khi cần mua sắm, hình thành
TSCĐ và một bộ phần tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của DN. Tuy nhiên đến cuối năm 2020 , NWC > 0 , đây là dấu
hiệu an toàn, điều này sẽ tạo ra sự ổn định trong hoạt động SXKD của công ty
vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử
dụng cho hoạt động kinh doanh. Sự đảm bảo trong tình hình tài trợ vốn của
công ty ở thời điểm cuối năm cho thấy công ty đã có cố gắng trong công tác
quản lý, sử dụng vốn hợp lý và cẩn thận.
=> Kết luận : Trong năm 2020, công ty đã thu hẹp quy mô kinh doanh
bằng cách giảm nguồn vốn. Việc giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu cho
thấy công ty đã có cách làm hợp lý để giảm bớt nợ phải trả, ổn định và trách
mất cân bằng trong thanh toán. Hệ số nợ giảm sẽ giảm rủi ro trong tải chính,
rủi ro thanh toán, tăng khả năng tự chủ của công ty, không khiến công ty lâm
vào tình trạng nợ cao, phá sản. Thời điểm 2020 là một thời điểm nhạy cảm,
nền kinh tế khó khăn chung không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới do
đại dịch Covid 19. Chính vì thế đây có thể xem là một bước đi ăn toàn. Và
cuối cùng ở năm 2020, mô hình tài trợ vốn của công ty khá ổn khi đảm bảo
NWC >0, chứng tỏ công tác quản trị vốn của công ty rất phù hợp .

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 52 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.2. Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty


Đầu tư là quá trình hoạt động sử dụng vốn của công ty để thực hiện các
hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao. Công tác quản trị đầu tư và sử
dụng vốn của DN đang quan tâm tới việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
chủ yếu bằng phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV), đồng thời nghiên cứu
tác động của đòn bẩy kinh doanh trong việc gia tăng lợi nhuận trước thuế và
lãi vay, xác định quy mô kinh doanh thông qua cơ cấu của các chỉ tiêu tài sản

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 53 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.2.1.Cơ cấu và sự biến động của tài sản


31/12 2020 12/31/2019 Tăng (Giảm)
Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ Trọng Tỷ lệ Tỷ trọng
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%) (%)
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 144,705,029 72.71 193,011,237 0.08 -48,306,208 -25.03 72.63
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 2,603,836 1.80 53,989,719 0.02 -51,385,883 -95.18 1.78
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 106,918,135 73.89 104,681,223 0.04 2,236,912 2.14 73.85
1.Phải thu khách hàng 53,627,327 37.06 74,626,907 0.03 -20,999,580 -28.14 37.03
2.Trả trước cho người bán 2,660,650 1.84 3,010,378 0.00 -349,728 -11.62 1.84
5.Các khoản phải thu khác 40,461,451 27.96 16,414,893 0.01 24,046,558 146.49 27.95
IV.Hàng tồn kho 35,001,726 24.19 34,008,356 0.01 993,370 2.92 24.18
V.Tài sản ngắn hạn khác 181,332 0.13 331,937 0.00 -150,605 -45.37 0.13
1.Thuế và các khoản phải thu ngắn hạn 181,332 100 331,937 100 -150,605 -45.37 0.00
ĐVT : nghìn đồng
Cuối năm 2020 Đầu năm 2020 Tăng(Giảm)
Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ Tỷ trọng
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%) (%)
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 52,313,899 26.29 63,759,753 24.83 -11,445,854 -17.95 1.45
I.Các khoản phải thu dài hạn 100,000 0.19 100,000 0.16 0 0 0.03
II.Tài sản cố định 16,332,796 31.22 19,260,882 30.21 -2,928,086 -15.20 1.01
III. Bất động sản đầu tư 185,265 0.35 185,265 0.29 0 0.00 0.06
VI.Tài sản dài hạn khác 37,881,103 72.41 44,398,871 69.63 -6,517,768 -14.68 2.78
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 199,018,928 100 256,770,991 100 -57,752,063 -22.49 0.00

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của CTCP Cầu & Thăng Long năm 2019-2020

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 54 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Dựa trên số liệu BCĐKT , tính toán bảng Cơ cấu và sự biến động của tài
sản năm 2020, ta có nhận xét như sau

Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)

TSNH
TSNH TSDH

Cơ cấu tài sản 31/12/2020 Cơ cấu tài sản 31/12/2019


Dựa vào biểu đồ trên, nhìn chung tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ
trọng rất lớn, chiếm khoảng 70% tổng tài sản giai đoạn 2019-2020.Hơn nữa,
cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn không có nhiều thay đổi, ta có thể
cụ thể hơn về tỷ trọng các nguồn tài sản của công ty theo biểu đồ cơ cấu tài
sản ngày 31/12/2020; 31/12/2019
Trước hết có thể thấy rằng quy mô tài sản của Tổng công ty Cổ phần Bia -
Rượu - Nước giải khát Hà Nội có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2019-
2020.Cụ thể trong năm 2019,tổng tài sản là 256,770,991 nghìn đồng,năm 2020
giảm còn 199,018,928 nghìn đồng với mức giảm là 57,752,062 nghìn đồngtương
ứng với tỷ lệ 22,49% .Khoản giảm này chủ yếu là do tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn đều giảm. Để có thể rõ hơn về sự tăng giảm của từng khoản mục
tài sản, ta cần đi vào phân tích sâu hơn, cụ thể :
 Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2020 là 144,705,029 nghìn đồng
giảm đi so với đầu năm là 193,011,237 nghìn đồng với chênh lệch là
48,306,207 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 25,03%.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 55 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: cuối năm 2020 là 2,603,836
nghìn đồng so với đầu năm 2020 là 53,989,719 nghìn đồng, giảm đi 1 khoản
chênh lệch là 51,385,883 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 95,18% , trong năm
công ty đã dùng một khoản tiền lớn để chi trả nợ gốc và vay nợ ngắn hạn .
Bên cạnh việc chi thu bằng tiền mặt, cuối năm 2020 công ty đã trích một phần
để gửi vào tài khoản gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng
Vietcombank với lãi suất 6%/năm. Việc dự trữ tiền mặt có thể dễ dàng đối
phó với những bất thường xảy ra, nâng cao KNTT tức thời cũng như dễ dàng
chớp thời cơ được cơ hội kinh doanh, nhưng việc này cũng đồng thời làm cho
vốn bị ứng động , giảm tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn.Vậy nên
việc giảm tiền và các khoản tương đương tiền của DN là hợp lý
+ Các khoản phải thu ngắn hạn là một khoản mục luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty. Ở cuối năm 2020 là 106,918,135
nghìn đồng chiếm 73,89% trong tài sản ngắn hạn. Còn thời điểm đầu năm
2020 là 104,681,223 nghìn đồng chiếm 40,77% trong tổng tài sản ngắn hạn
.Nguyên nhân của tình trạng này là do xuất phát từ đặc điểm ngành của công
ty. Sở dĩ như vậy là do nhiều công trình và hạng mục công trình được xây
dựng trong thời gian dài (5-20 năm) khiến cho phải tăng các khoản tạm ứng
liên quan. Các DN trong lĩnh vực xây dựng còn có một quy định mang tính
bắt buộc trong phương thức thanh toán đó là để lại 5% giá trị công trình để
bảo hành.Trên thực tế vẫn còn một số chủ đầu tư cố tình thanh toán chậm,
chiếm dụng vốn của DN. Có thể nói khoản phải thu ngắn hạn của Tổng công ty
Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội có thay đổi thường xuyên, Cụ thể :
Phải thu khách hàng: đầu năm 2019 là 74,626,907 nghìn đồng chiếm tỷ
trọng 29,06 % trong các khoản phải thu ngắn hạn. Đến cuối năm 2020 là
53,627,327 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 37,06% trong các khoản phải thu ngắn
hạn. Mức chênh lệch là 20,999,580 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 28,14%.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 56 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Khi hoạt động SXKD càng lâu thì lượng khách hàng cũng tăng lên đáng
kể.Tuy nhiên việc có nhiều khách hàng dẫn đến khó khăn trong công tác quản
lý , đặc biệt là quản lý nợ , công ty cũng dễ gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ từ
khách hàng. Khoản phải thu khách hàng giảm , cho thấy công ty đã nhận ra
những rủi ro trên nên đã hạn xhees việc để khách hàng chiếm dụng vốn. Tuy
nhiên việc này cũng làm giảm khả năng tìm kiếm , hợp tác của khách hàng
với công ty trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay
Trả trước cho người bán: Khoản trả trước cho người bán cũng có xu
hướng giảm dần, cụ thể ở đâu năm 2020 là 3,010,378 nghìn đồng tương ứng với
1,17%, đến cuối năm 2020 là 2,660,650 nghìn đồng tương ứng với 1,84%. Điều
này là do các công trình thi công đang đi vào hoạt thiện và công ty không đặt
trước mua hàng hóa do tác động giá cả vật liệu xây dựng đang bất ổn và
không thuận lợi
Các khoản phải thu khác : Phải thu khác của công ty bao gồm bảo hiểm
thất nghiệp, phải thu từ các xí nghiệp trực thuộc, các cá nhân và các đối tượng
khác. Đầu năm 2020 là 16,414,893 nghìn đồngchiếm tỷ trọng 6,39% trong các
khoản phải thu ngắn hạn , cuối năm 2020 là 40,461,451 nghìn đồng chiếm tỷ
trọng 27,96% .Giá trị chênh lệch là 24,046,557 nghìn đồng tương ứng với tỷ
lệ 146.49%.Sở dĩ tăng mạnh như vậy là do lượng tiền phải thu từ các xí nghiệp
đều tăng nhiều, cho thấy công ty đang dần đẩy nhanh tiến độ công trình .
+Hàng tồn kho :Năm 2020, công ty đã hoàn thành xong một số công
trình lớn như công trình cầu Phú Tiên, công trình cầu Hưng Hà, công trình
cầu Xáng Múc, công trình cầu Sông Sắt. Đầu năm 2020 hàng tôn kho là
34,008,356 nghìn đồng , cuối năm 2020 là 35,001,726 nghìn đồng. Hàng tồn
kho có tăng, tuy nhiên lượng tăng không đáng kể, lượng tăng chủ yếu do chi phí
SXKD dở dang. Ngoài việc hoàn thành một số công trình cũ công ty cũng

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 57 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

tiến hành mở rộng thi công các dự án còn lại, như dự án cầu Đà Rằng, cầu
Long Kiềng. Công ty nên có sự quản lý thi công các dự án hợp lý, tiết kiệm
chi phí.Vì thị trường xây xựng và bất động sản vẫn còn ảm đạm, việc tiêu thụ
hàng tồn kho của công ty chậm nên số vòng quay hàng tôn kho giảm làm
nguồn vốn công ty bị ứ đọng, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Bên cạnh
đó hàng tồn kho tăng làm tăng chi phí quản lý. Công ty cần tìm ra những giải
pháp hiệu quả cho mình để giảm thiểu chi phí phát sinh do vấn đề này cũng
như tránh bị ứ đọng vốn.
+ Tài sản ngắn hạn khác : Cuối năm 2020 là 181,332 nghìn đồng, giảm
so với đầu năm là 331,937 nghìn đồng, mức chênh lệch là 150,605 nghìn
đồng với tỷ lệ 45,37%.
Trong năm, các đơn vị thi công đã thanh toán khoản tạm ứng mà kì trước
xông ty đã ứng ra để thi công các hợp đồng xây lắp
 Tài sản dài hạn
- Tài sản dài hạn đầu năm 2020 là 63,759,753 nghìn đồng, chiếm tỷ
trong 24,83% trong tổng tài sản, cuối năm 2020 là 52,313,899 nghìn đồng ,
chiếm tỷ trọng 26,29%. Giá trị chênh lệch là 11,445,854 nghìn đồng, tương
ứng với tỷ lệ 17,95%. Tỷ trọng các khoản mục và sự biến đổi được thể hiện ở
bảng 2.4
+TSCĐ : Đầu năm 2020 là 19,260,882 nghìn đồng so với cuối năm 2020
là 16,332,796 nghìn đồng, mức chệnh lệch là 2,928,086 nghìn đồng tương
ứng với tỷ lệ 15,2%. Trong năm công ty có sự thay đổi về nguyên giá TSCĐ ,
có giá trị hao mòn lũy kế là tăng nên giá trị TSCĐ bị giảm. Khác với giai
đoạn trước, giai đoạn này công ty tiến hành thanh lý một số cụ thể TSCĐ như
trang thiết bị máy móc do xây dựng cơ bản hoàn thành .
+Bất động sản đầu tư : Trong giai đoạn 2019-2020 bất động sản đầu tư
của công ty không thay đổi là 185,265 nghìn đồng. Cho thuê bất động sản

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 58 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

cũng là một hoạt động kinh doanh của công ty tuy nhiên tài sản của công ty
đầu tư vào bất động sản như vậy là tương đối nhỏ, không có sự đầu tư tăng thêm
theo thời gian
+Tài sản dài hạn khác : Đầu năm 2020 là 44,398,871 nghìn đồng , chiếm
tỷ trọng 69,63% trong tổng tài sản dài hạn, cuối năm 2020 là 37,881,103
nghìn đồng , chiếm tỷ trọng 72,41% trong tổng tài sản dài hạn. Đây là khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn. Mức giảm trong giai đoạn
này là 6,517,768 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 14,68%.
Nhận xét : Có thể thấy trong cả 2 năm 2019-2020, tài sản ngắn hạn đều
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (Khoảng >70 %) . Ngược lại tài sản dài
hạn chiếm một phần nhỏ hơn trong tổng tài sản. Sở dĩ công ty có cơ cấu tài
sản ngắn hạn và dài hạn như trên là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của
công ty. Kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên thời gian hoàn thành một
công trình là khá lâu, thời gian thu hồi vốn chậm, các khoản phải thu khách
hàng cao. Cũng chính vì thời gian hoàn thành lâu nên chi phí SXKD dở dang
lớn đồng thời các khoản đầu tư cho vật liệu hay máy móc thiết bị cũng lớn .
2.2.2.1.Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định
KNTT nhanh của DN.Trong công tác quản trị vốn bằng tiền hiện nay, DN đã
chủ động lập và thực hiện kế hoạch lư chuyển tiền tệ hằng năm và thực hiện
nguyên tắc thu chi tiền mặt phải qua quỹ .Tuy nhiên việc xác định mức dự trữ
vốn bằng tiền còn thiếu chính xác, bị phụ thuộc nhiều vào chính sách thanh
toán từ phía khách hàng

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 59 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

ĐVT: đồng
Số tiền ( Tỷ Tỷ
Số tiền (Nghìn
Sử dụng tiền Nghìn trọng Diễn biến nguồn tiền trọng
Đồng)
Đồng) (%) (%)
1.Giảm phải thu ngắn hạn của
1.Giảm phải trả người bán ngắn hạn 6,445,972 5.19% khách hàng 20,999,580 16.92%
3.Tăng phải thu ngắn hạn khác 24,046,558 19.37% 2.Giảm TSDH khác 6,517,768 5.25%
3.Tăng phải trả cho người lao
4.Tăng hàng tồn kho 993,370 0.80% động 1,812,920 1.46%
5.Giảm người mua trả tiền trước ngắn 4.Giảm trả trước cho người bán
hạn 21,868,206 17.62% ngắn hạn 349,728 0.28%
6.Giảm vay và nợ thuê tài chính dài 5. Giảm tiền và các khoản tương
hạn 1,086,120 0.87% đương tiền 51,385,883 41.39%
7.Giảm LNST chưa phân phối 2,033,132 1.64% 6.Giảm phải thu nội bộ ngắn hạn 442,203 0.36%
8.Giảm vay và nợ thuê tài chính ngắn 7.Tăng nguồn kinh phí và quỹ
hạn 63,488,824 51.14% khác 4,646,266 3.74%
9.Giảm thuế và các khoản phải nộp
nhà nước 58,284 0.05% 8.Giảm tài sản ngắn hạn khác 150,605 0.12%
10.Giảm quỹ khen thưởng phúc lợi 2,379,523 1.92% 9.Giảm tài sản cố định 2,928,086 2.36%
11.Giảm quỹ đầu tư và phát triển 1,743,656 1.40% 10.Tăng phải trả dài hạn khác 34,760,000 28.00%
11.Giảm thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 150,605 0.12%
124,143,64
Tổng sử dụng tiền 5 100% Tổng diễn biến nguồn tiền 124,143,644 100%

Bảng 2.5: Diễn biến nguồn tiền của công ty

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 60 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Về sử dụng tiền :
+ Qua bảng trên ta thấy giảm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là
63,488,824 nghìn đồng , chiếm tỷ trọng 51,14 % trong tổng sử dụng tiền. Đây
là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sự dụng tiền. Điều này cho
thấy công ty đang dần giảm các khoản tiền đi vay.Vay và nợ thuê tài chính,
tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán
nợ thuê tài chính của DN. Sự giảm bớt vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là
phù hợp với bối cảnh khi công ty đang thu hẹp quy mô kinh doanh. Điều này
giúp công ty giảm bớt các gánh nặng về tài chính
+ Tăng phải thu ngắn hạn khác với số tiền 24,046,557 nghìn đồng chiếm
tỷ trọng 19,37 % trong tổng sử dụng tiền. Chứng tỏ công ty đang thực hiện
chính sách bán hàng mở rộng, cho khách hàng nợ nhiều để kích cầu nhiều
hơn. Tuy nhiên công ty cần xem xét để thu hồi nợ càng nhanh càng tốt để
tránh tình trạng nợ khó đòi , ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty
+Giảm người mua trả tiền trước với mức giảm là 21,868,205 nghìn đồng
với tỷ trọng 17,62 %. Công ty tạo cho khách hàng sự tin tưởng hơn để kích
thích khách hàng
Về nguồn tiền :
+ Giảm tiền và các khoản tương đương tiền với mức giảm 51,385,883
nghìn đồng chiếm tỷ trọng 41,39%. Việc tiền và các khoản tương đương tiền
giảm giúp cho công ty tránh bị ứ đọng vốn, giúp nguồn tiền được sử dụng một
cách có hiệu quả. Tuy nhiên với lượng tiền giảm nhanh chóng, trong một số
trường hợp cần những khoản thanh toán phát sinh bất ngờ thì công ty sẽ dễ bị
động, khó khăn trong khả năng thanh khoản.Với tính chất là công ty xây dựng
,ví dụ khi giá cả của nguyên vật liệu rẻ, thì công ty lại không có lượng tiền
mặt đủ để mua vào, gây thất thoát cho DN .
+Giảm phải thu ngắn hạn của khách hàng là 20,999,580 nghìn đồng

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 61 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

chiếm tỷ trọng 16,92% .Điều này cho thấy công ty đang thắt chặt việc bán
chịu, chiết khấu thương mại để tránh rủi ro tài chính, nợ khó đòi để lâu sẽ gây
mất mát nguồn vốn của công ty
2.2.3. Đánh giá tình hình công nợ và KNTT của công ty
Công nợ và KNTT là một nội dung rất quan trọng trong phân tích
TCDN, giúp ta có cái nhìn đầy đủ hơn khi đánh giá quá trình tạo lập và phân
bổ vốn của DN, đồng thời cũng đánh giá được mức độ rủi ro tài chính của
DN. Để đảm bảo điều này cuối mỗi năm DN tiến hành đánh giá quy mô, tình
hình công nợ cũng như xem xét các chỉ tiêu KNTT để từ đó xay dựng kế
hoạch hành động cho năm tài chính tới .
Tình hình công nợ
12/31/2020 12/31/2019 Chênh lệch
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ
Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền
(%)
(%) (%)
I.Các khoản phải thu
NH 96,749,428 100% 94,052,178 100% 2,697,250 0%
-
1.Phải thu của KH 53,627,327 55% 74,626,907 79% 20,999,580 -24%
2.Trả trước cho
người bán 2,660,650 3% 3,010,378 3% -349,728 0%
3.Phải thu NH khác 40,461,451 42% 16,414,893 17% 24,046,558 24%
II.Các khoản phải trả -
NH 115,623,186 100% 208,982,143 100% 93,358,957 0%
1.Phải trả cho người
bán 19,195,815 17% 25,641,787 12% -6,445,972 4%
2.Người mua trả tiền
trước 22,708,637 20% 44,576,843 21% #NAME? -2%
3.Thuế và các khoản
phải nộp NN 241,166 0% 299,450 0% -58,284 0%
4.Phải trả người lao
động 4,677,499 4% 2,864,579 1% 1,812,920 3%
5.Phải trả ngắn hạn
khác 10,871,631 9% 14,182,221 7% -3,310,590 3%
6.Vay và nợ thuê tài -
chính NH 57,928,438 50% 121,417,263 58% 63,488,825 -8%
Bảng 2.6: Nợ phải thu và nợ phải trả ngắn hạn

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 62 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Qua bảng trên cho thấy, quy mô các khoản phải thu có xu hướng tăng
nhẹ và quy mô các khoản phải trả thì giảm mạnh ở thời điểm cuối năm 2020
so với đầu năm 2020
Các khoản phải thu năm 2020 là 96,749,428 ng.đồng so năm 2019 là
94,052,178 ng.đồng , mới mức tăng là 2,697,250 nghìn đồng .Khoản mục
này tăng chủ yếu do phải thu ngắn hạn khác tăng .Việc tăng các khoản phải
thu chứng tỏ nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty tăng lên, công ty cần thắt
chặt việc bán chịu để giảm rủi ro nợ khó đòi, cũng như chi phí quản lý nợ .
Các khoản phải trả năm 2020 là 115,623,186 ng.đồng so với năm 2019
là 208,982,143 ng.đồng , giảm 93,3% .Khoản mục này giảm đi chủ yếu là do
vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm mạnh. Cụ thể ở năm 2020 vay và nợ
thuê tài chính ngắn hạn là 121,417,263 ng.đồng vào năm 2019 là 57,928,438
nghìn đồng với mức giảm 63,488,824 ng đồng
Như vậy ở thời điểm này thì quy mô các khoản phải thu cũng nhỏ hơn
quy mô các khoản phải trả, công ty vẫn chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm
dụng vốn. Việc chiếm dụng vốn sẽ giúp công ty có nguông vốn tạm thời vào
hoạt động SXKD, mang lại doanh thu lớn cho công ty. Tuy nhiên, công ty
cũng nên xem xét lại số lượng vốn bị chiếm dụng bởi nếu chiếm dụng quá
nhiều sẽ giảm bớt uy tín, và có thể gây khó khăn nếu đến hạn trả nợ

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 63 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tình hình công nợ


Chênh lệch
Tỷ lệ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Số tiền (%)
Nghìn
1.Doanh thu thuần Đồng 59,254,115 53,222,956 6,031,159 11.30%
2.Các khoản phải thu bình Nghìn
quân Đồng 105,799,679 113,837,648 -8,037,968 -7.10%
3.Vòng quay các khoản
phải thu =(6)*1.1/(7) Vòng 0.62 0.51 0.1 19.80%
4.Kỳ thu hồi nợ bình -
quân=360/(8) Ngày 584.35 700 -115.64 16.50%
5.Tổng giá trị hàng mua Nghìn
vào Đồng 51,014,920 48,917,256 2,097,663 4.30%
-
Nghìn 46,653,66 -
6.Nợ phải trả bình quân Đồng 186,840,797 233,494,461 4 20.00%
7.Vòng quay các khoản
phải trả= (10)/(11) Vòng 0.27 0.21 0.06 30.30%
8.Kỳ trả nợ bình quân -
=360/(12) Ngày 1,318.49 1,718.37 -399.88 23.30%
Bảng 2.7 : Tình hình quản lý công nợ của công ty năm 2019-2020
Hệ số các khoản phải thu ở thời điểm cuối năm 2020 là 0,54 lần tức là
trong 1 đồng tài sản thì có 0,54 đồng là vốn bị chiếm dụng. Đầu năm 2020 là
0.41lần nghĩa là trong 1 đồng tài sản thì có 0,41 đồng vốn bị chiếm dụng.
Cuối năm tăng so với đầu năm là 0,13 lần tương ứng với 31,89% so với đầu
năm. Nguyên nhân là do các khoản phải thu tăng lên và tổng tài sản giảm
mạnh. cụ thể tổng tài sản đầu năm 2020 là 256,770,991 nghìn đồng , cuối năm
tổng tài sản giảm còn 199,081,928,872 đồng với mức giảm 57,689,062 nghìn
đồng tương ứng với tỷ lệ 22,47% .Tổng các khoản phải thu ở thời điểm đầu
năm là 104,681,223 nghìn đồng, thời điểm cuối năm là 106,918,135 nghìn
đồng tăng so với đầu năm là 2,236,911 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 2,14%. Điều
này cho thấy tình hình vốn chiếm dụng của công ty đã tăng lên
Hệ số các khoản phải trả ở thời điểm điểm cuối năm là 0,79 lần, tức là
trong 1 đồng tài sản thì có 0,79 đồng hình thành từ vốn đi chiếm dụng, còn ở

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 64 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

thời điểm đầu năm là 0,84 lần nghĩa là trong 1 đồng tài sản thì có 0,84 đồng
từ vốn đi chiếm dụng. Hệ số này giảm 0,05 lần tương ứng với tỷ lệ giảm
5,92% so với đầu năm là do các khoản phải trả giảm đi đồng thời tổng tài sản
cũng giảm đi . Tốc độ giảm của các khoản phải trả cũng gần bằng tốc độ giảm
của tổng tài sản. Cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn khá nhiều để phục vụ
hoạt động SXKD nhưng công ty cũng đã xem xét rất kỹ về vấn đề nguồn vốn
từ nhiều khoản vay nợ khác thay vì đi chiếm dụng vốn sẽ làm giảm bớt uy tín
của công ty.Việc giảm tổng tài sản cho thấy công ty đang thu hẹp quy mô
kinh doanh để thích nghi với nền kinh tế thị trường biến động, nhất là trước
đại dịch Covid 19
Vòng quay các khoản phải thu cuối năm 2020 đạt 0,62 vòng , đầu năm là
0,51 vòng nghĩa là cuối năm so với đầu năm tăng 0,1 vòng với tỷ lệ tăng
19,79%. Do doanh thu thuần tăng nhanh hơn và các khoản phải thu bình quân
giảm . Từ đó dẫn tới kỳ thu hồi nợ bình quân cuối năm 2020 là 584 ngày giảm
so với đầu năm 2020 là 700 ngày, như vậy công ty đã giảm được 116 ngày
với tỷ lệ giảm 16,52% Công ty đã rút ngắn được thời gian thu hồi vốn, tốc độ
thu hồi nợ của DN càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu
sang tiền mặt cao, điều này tạo sự chủ động tài trợ vốn lưu động trong kinh
doanh , giảm khả năng thất thoát vốn của công ty.
Vòng quay các khoản phải trả cuối năm 2020 là 0,27 vòng , đầu năm
2020 là 0,21 vòng. Nghĩa là cuối năm đã tăng so với đầu năm là 0,06 vòng
tương ứng với 30,33% so với đầu năm. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán
tăng nhanh hơn và các khoản nợ bình quân giảm đi .Kỳ trả nợ bình quân cuối
năm 2020 là 1318 ngày, đầu năm 2020 là 1718 ngày .Kỳ trả nợ rút ngắn cho
thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty giảm đi và có vẻ đang tiến hành
trả nợ sớm.Mặc dù dấu hiệu không toota cho việc sử dụng vốn chiếm dụng
nhưng đây đây là cách mà DN giữ vững được uy tín của công ty do thời gian

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 65 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trả nợ ngắn hơn.


Kết luận : Công nợ phải thu tăng và công nợ phải trả giảm . Trong đầu năm và
cuối năm thì số vốn đi chiếm dụng luôn lớn hơn số vốn bị chiếm dụng. Công tác thu
hồi nợ của công ty đạt kết quả tốt, thời gian thu hồi nợ được rút ngắn hơn nhưng
công tác hoàn trả nợ cũng bị rút ngắn, vốn chiếm dụng sẽ nhanh bị thu hồi hơn.
Do đó công ty cần lập kế hoạch để thu hồi nợ cũng như trả nợ hợp lý để tránh rủi ro,
nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ đúng hạn, cũng như công ty
phải có nghĩa vụ trả nợ cho các đối tác tránh mất uy tín của công ty .
Tình hình KNTT của công ty
Đánh giá KNTT là việc đánh giá tài sản của công ty có đủ để thanh toán
các khoản nợ phải trả hay không. Các hệ số về KNTT được sử dụng để phân
tích là những hệ số trong bảng sau đấy :
Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT 12/31/2020 12/31/2019 Số tuyệt Tỷ lệ
đối (%)
1.TSNH Nghìn Đồng 144,705,029 193,011,237 -48,306,208 -25%
2.Tiền và các khoản tương
đương tiền Nghìn Đồng 2,603,836 53,989,719 -51,385,883 -95%
3.Hàng tồn kho Nghìn Đồng 35,001,726 34,008,356 993,370 3%
4.Nợ ngắn hạn Nghìn Đồng 115,683,021 209,338,957 -93,655,936 -45%
5.Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời (5)=(1)/(4) Lần 1.25 0.92 0.33 36%
6.Hệ số khả năng thanh toán
nhanh(6)=((1)-(3))/(4) Lần 0.95 0.76 0.19 25%
7.Hệ số khả năng thanh toán
tức thời (7)=(2)/(4) Lần 0.02 0.26 -0.24 -91%
-
8.Lợi nhuận trước thuế Nghìn Đồng 1,152,668 -20,825,589 21,978,257 106%
9.Chi phí lãi vay Nghìn Đồng 6,333,976 9,654,971 -3,320,995 -34%
10.Lợi nhuận trước lãi vay và
thuế (10)=(8)-(9) Nghìn Đồng -5,181,308 -30,480,560 25,299,252 -83%
11.Hệ số khả năng thanh toán
lãi vay (11)=(10)/(9) Lần -0.82 -3.16 2.34 -74%

Bảng 2.8 : Khả năng thanh toán của công ty

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 66 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Qua bảng ta thấy KNTT hiện thời, KNTT nhanh, KNTT lãi vay có xu
hướng tăng có xu hướng tăng ở thời điểm cuối năm.
Nhưng hệ số KNTT tức thời lại giảm mạnh, cụ thể :
Hệ số KNTT hiện thời :
Tại thời điểm cuối năm 2020, hệ số này là 1,25 lần có nghĩa là 1 đồng nợ
ngắn hạn của công ty được đảm bảo bảo bởi 1,25 đồng tài sản ngắn hạn hiện
có của DN.Tại thời điểm đầu năm 2020, hệ số này là 0,92 lần, tức là trong 1
đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,92 đồng tài sản ngắn hạn. Như vậy,
so với cuối năm 2020 hệ số này tăng lên 0,33 lần tương ứng với 36% cho thấy
KNTT hiện thời của công ty tăng lên nhanh. Nguyên nhân là do sự giảm đi
đồng thời của cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Ở thời điểm đầu năm, hệ số
này nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty vẫn chưa hoàn toàn đủ KNTT tất cả các
khoản nợ ngắn hạn bằng tại sản ngắn hạn hiện có. Tuy nhiên ở thời điểm cuối
năm, hệ số này tăng và cụ thể lớn hơn 1, ta có thể thấy rằng công ty đã có
những biện pháp hợp lý và hiệu quả để đáp ứng được KNTT
So sánh với trung bình ngành, hệ số trung bình ngành năm 2020 là 2,16.
Trong khi chỉ tiêu này của công ty trong 2019, 2020 lần lượt là 0,92 ; 1,25 .
Cho thấy KNTT hiện thời còn thấp so với ngành. Cần có những biện pháp để
tăng chỉ tiêu này lên.
Hệ số KNTT nhanh :
Theo bảng trên ta thấy, cuối năm 2020 hệ số KNTT nhnah của công ty là
0,95 lần tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng
nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 0,95 đồng tài sản ngắn
hạn . Đầu năm, hệ số KNTT nhanh của công ty là 0,76 lần nghĩa là với 1 đồng
nợ ngắn hạn của công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 0,76 đồng tài sản
ngắn hạn. Cuối năm so với đầu năm đã tăng thêm 0,19 lần tương ứng với tỷ lệ
tăng 25% .

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 67 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

So sánh với trung bình ngành, hệ số KNTT nhanh là 1,66 cao hơn so với
công ty trong cả 2 năm 2019; 2020. Tại cả thời điểm cuối năm và đầu năm hệ
số này đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty không đủ KNTT nhanh toàn bộ nợ
ngắn hạn , mặc dù cuối năm so với đầu năm hệ số này đã có sự tăng thêm.
Nguyên nhân chính là do trong tài sản ngắn hạn của công ty thì hàng tồn kho
chiếm tỷ trọng lớn
Hệ số KNTT tức thời :
Qua bảng trên ta thấy hệ số KNTT tức thời của DN khá thấp, và cuối
năm hệ số này còn giảm mạnh. Cuối năm hệ số này là 0,02 lần trong khi đó
đầu năm là 0,26 lần, cuối năm giảm so với đầu năm là 0,24 lần với tỷ lệ giảm
91%.Hệ số này giảm do tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh. Cả
cuối năm và đầu năm hệ số này đều bé hơn 1, hệ số thanh toán tức thời thấp
cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của công ty là khá thấp .Công ty sẽ
gặp khó khăn trong thanh toán nếu có những khoản nợ bất ngờ cần trả .Điều
này có thể dẫn đến các khoản nợ đến hạn sẽ thành nợ quá hạn và chịu lãi suấy
quá hạn, đây chi phí tài chính tăng lên. Bên cạnh đó sẽ giảm uy tín của công
ty. Công ty cần xem xét lại khoản tiền mặt hiện có của DN và quản trị hiệu
quả hơn để giảm thiểu rủi ro thanh toán trong kinh doanh
Hệ số KNTT lãi vay
Hệ số này cho biết KNTT lãi tiền vay xủa công ty đồng thời phản ánh
mức độ rủi ro đối với các chủ nợ. Lãi vay được trả bằng lợi nhuận trước lãi
vay và thuế, như vậy hệ số này cao khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế cao, lãi
vay phải trả thấp
Tại thời điểm đầu năm 2020 , hệ số KNTT lãi vay là -3,26 lần, sang đến
thời điểm cuối năm 2020 là -0,82 lần. Nghĩa là đầu năm so với cuối năm thì
hệ số này đã giảm đi 2,43 lần với tỷ lệ giảm 74% .Theo bảng phân tích có thể
thấy KNTT lãi vay ở công ty đáng bảo động bởi đang bị âm rất nhiều.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 68 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Nguyên nhân là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế bị âm, tuy ở cuối năm công
ty đã cố gắng để lợi nhuận trước thuế ở mức dương tuy nhiên điều này là chưa
đủ khi chi phí lãi vay qua cao, vượt quá lợi nhuận trước thuế nhiều lần. Điều
này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công ty nếu có khoản lãi vay cần thanh toán mà
lợi nhuận lại không đủ, công ty có khả năng sẽ bị phá sản. Chính vì vậy, công
ty cần xem xét lại quản trị doanh thu chi phí để có lợi nhuận nhiều hơn so với
chi phí lãi vay phải trả, có như vậy hoạt động kinh doanh mới vững mạnh về
lâu dài.
2.2.5. Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Vòng quay vốn kinh doanh là chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu suất sử
dụng VKD của công công ty. Theo bảng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
,vòng quay VKD của công ty có xu hướng tăng, ta có bảng sau :
Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Số tuyệt
Tỷ lệ
đối
1.Doanh thu thuần Nghìn Đồng 59,254,115 53,222,956 6,031,159 11%
2.Tổng vốn kinh -
doanh bình quân Nghìn Đồng 227,894,960 263,434,678 35,539,719 -13%
3.Vòng quay vốn
kinh doanh =(1)/(2) Vòng 0.26 0.20 0.06 29%

Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh


Năm 2020, vòng quay vốn kinh doanh của công ty là 0,26 vòng còn năm
2019 vòng quay vốn kinh doanh là 0,20 vòng đã tăng lên 0,06 vòng tương
ứng với tỷ lệ 29%. Cụ thể :
Hiệu suất sử dụng VLĐ :

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 69 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Số tuyệt
Tỷ lệ (%)
đối
Nghìn
1.Vốn lưu động bình quân Đồng 6,347,144 3,559,086 2,788,058 78%
Nghìn
2.Doanh thu thuần Đồng 59,254,115 53,222,956 6,031,159 11%
Nghìn
3.Lợi nhuận sau thuế Đồng 1,152,668 -20,825,589 21,978,257 -106%
4.Số vòng quay VLĐ
=(2)/(1) Vòng 9.34 14.95 -5.62 -38%
5.Kỳ luân chuyển VLĐ =
360/(4) Ngày 38.56 24.07 14.49 60%
6.Hàm lượng VLĐ
=(1)/(2) Lần 0.11 0.07 0.04 60%
7.Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
=(3)/(1) Lần 0.18 -5.85 6.03 -103%

Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động


Năm 2020 vòng quay vốn lưu động là 9,34 vòng giảm 5,62 tương ứng
với tỷ lệ 38% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự biến động là do doanh
thu thuần tăng nhanh hơn so với vốn lưu động bình quân của công ty.Từ đó
làm kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2020 tăng lên so với năm 2019 là
14,49 ngày tương ứng với tỷ lệ 60%. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm
dẫn đến lãng phí nguồn vốn lưu động của công ty.
Xét về hàm lượng vốn lưu động thì năm 2020 là 0,11 lần, năm 2019 là 0,07
lần tăng lên 0,04 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 60% so với năm 2019. Như vậy để
tạo 1 đồng doanh thu thì trong năm trong năm 2020 cần sử dụng 0,11 đồng vốn
lưu động trong khi năm 2019 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,07 đồng vốn lưu
động
Bên cạnh đó, chỉ tiêu TSLN vốn lưu động của công ty cũng tăng 1 cách
đáng kể. Năm 2019 , TSLN VLĐ là -5,85 lần trong khi đó năm 2020 là 0,18
lần . tăng 6,03 lần với tỷ lệ tăng 103%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế
tăng nhanh hơn so mới mức tăng của vốn lưu động bình quân

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 70 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Kết luận : Công ty cần tăng cường công tác quản lý vốn lưu động .Quản
trị doanh thu chi phí hiệu quả để lợi nhuận không bị âm, ảnh hưởng đến hiệu
suất hoạt động kinh doanh của DN .
Về hàng tồn kho :
Chênh lệch
ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Số tuyệt Tỷ lệ
đối (%)
Nghìn Đồng 51,254,115 48,917,256 2,336,859 4.78%
Nghìn Đồng 34,505,041 32,810,997 1,694,044 5.16%
Vòng 1.485 1.491 -0.005 -0.37%
Ngày 242.36 241.47 0.89 0.37%
Bảng 2.11: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho
Năm 2020, số vòng quay hàng tồn kho là 1,485 vòng , năm 2019 là
1,491 vòng. Năm 2020 đã giảm đi so với năm 2019 là 0,005 vòng với tỷ lệ
giảm 0,37%. Tương ứng với sự giảm đi của số vòng quay hàng tồn kho là sự
tăng lên của số ngày một vòng luân chuyển hàng tồn kho.Từ 214,47 ngày ở
năm 2019 lên 242,36 ngày năm 2020 với mức tăm 0,89 ngày tương ứng với
tỷ lệ tăng 0,37%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán và
giá trị hàng tồn khi bình quân.
Về các khoản phải thu
Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Tỷ lệ
Số tuyệt đối
(%)
Nghìn
1.Doanh thu thuần bán hàng Đồng 59,254,115 53,222,956 6,031,159 11.3%
Nghìn
2.Số nợ phải thu bình quân Đồng 105,931,179 113,887,648 -7,956,469 -7.0%
3.Số vòng quay nợ phải thu =(1)/(2) Vòng 0.56 0.47 0.09 19.7%
4.Kỳ thu tiền trung bình =360/(3) Ngày 643.59 770.34 -126.75 -16.5%

Bảng 2.12: Tình hình luân chuyển nợ phải thu

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 71 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Năm 2020 số vòng quay nợ phải thu 0,56 vòng, năm 2019 số vòng quay
nợ phải thu là 0,47 vòng. Năm 2020 đã tăng lên 0,09 vòng so với năm 2019
với tỷ lệ tăng 19,7% so với năm 2019. Tương ứng làm cho kỳ thu tiền trung
bình năm 2020 là 643,59 ngày giảm so với năm 2019 là 770,34 ngày mới mức
giảm 126,75 ngày tương ứng với tỷ lệ 16,5%
Số vòng quay nợ phải thu tăng là do doanh thu thuần bán hàng năm 2020
tăng, tuy số nợ phải thu bình quân có giảm tuy nhiên mức giảm chậm hơn so
với sự tăng lên của doanh thu thuần bán hàng.Trong năm 2020 công ty đã
kinh doanh tốt nên doanh thu thuần tăng, bên cạnh đó số nợ phải thu giảm cho
thấy công ty đã siết chặt hơn chính sách bán chịu, tín dụng thương mại nên số
vòng quay nợ phải thu tăng lên, kỳ thu tiền trung bình được rút ngắn lại. Đây
là con số có lợi cho công ty, bởi nó giúp công ty nhanh chóng thu hồi nợ,
giảm nợ xấu khó đòi, tránh rủi ro tài chính. Do vậy DN cần duy trì tốt công
tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn,
góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty
Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chênh lệch
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Tỷ lệ
Số tuyệt đối
(%)
Nghìn
1.Doanh thu thuần Đồng 59,254,115 53,222,956 6,031,159 11%
Nghìn
2.Vốn cố định bình quân Đồng 17,796,839 19,105,430 -1,308,591 -7%
Nghìn
3.Lợi nhuận sau thuế Đồng 1,152,668 -20,825,589 21,978,257 -106%
4.Hiệu suất sử dụng
VCĐ=(1)/(2) Lần 3.33 2.79 0.54 20%
5.Hàm lượng VCĐ=(2)/(1) Lần 0.30 0.36 -0.06 -16%
6.Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
=((3)/(2) % 6.5% -109% 115% -106%
Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng vốn cố định

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 72 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2020 là 3,33 lần tức là cứ 1 đồng
vốn cố định tạo ra 3,33 đồng doanh thu, trong khi đó năm 2019 hiệu suất sử
dụng vốn cố định là 2,79 lần tức là cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 2,79 đồng
vốn doanh thu, như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng lên 0,54 lần
tương ứng với tỷ lệ 20%. Bên cạnh đó hàm lượng vốn cố định cũng giảm từ
0,30 xuống 0,36 lần tức là đã giảm 0,06 lần với tỷ lệ giảm 16%. Nghĩa là năm
2019, để tạo ra 1 đồng doanh thu mất 0,36 đồng vốn định thì năm 2020 chỉ
mất 0,30 đồng vốn cố định.Điều này là rất tốt cho công ty bởi khi sử dụng vốn
cố định mà doanh thu thuần tạo ra gấp nhiều lần như vậy sẽ giúp công ty có
nền tài chính tốt.
Bên cạnh đó TSLN vốn cố định tăng mạnh. Cụ thể ở năm 2019 , TSLN
VCĐ ở mức -109% tuy nhiên đến năm 2020 thì con số này tăng trưởng dương
(6,5%) mức tăng 115% tương ứng với tỷ lệ 106%. Điều này cho thấy lợi
nhuận sau thuế tăng mạnh, công ty làm ăn có hiệu quả
=>Kết luận : Năm 2020 công ty sử dụng vốn cố định tương đối hiệu quả
doanh thu thuần tăng, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. Công ty cần tiếp tục phát
huy.
2.2.6. Tình hình khả năng sinh lời của công ty
Ta có bảng tính toán dưới đây :

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 73 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chênh lệch
Tỷ lệ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Số tuyệt đối (%)
Nghìn
41,054,162 49,959,015 -8,904,853 -17.8%
1.Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng
Nghìn
227,894 263,434,678 -263,206,784 -99.9%
2.Vốn kinh doanh bình quân Đồng
3.Lợi nhuận trước lãi vay và Nghìn
7,486,644 -11,170,617 18,657,261 -167.0%
thuế Đồng
Nghìn
1,152,668 -20,825,589 21,978,257 -105.5%
4.Lợi nhuận trước thuế Đồng
Nghìn
1,152,668 -20,825,589 21,978,257 -105.5%
5.Lợi nhuận sau thuế Đồng
6.Doanh thu thuần bán hàng Nghìn
59,254,115 53,222,956 6,031,159 11.3%
hàng và CCDV Đồng
7.Tỷ suất sinh lời trên doanh % 1.9% -39.1% 41.1% -105.0%
thu (ROS) (7)=(5)/(6)
8.Tỷ suất sinh lời kinh tế cuat % 3285.1% -4.2% FALSE 0.0%
tài sản (BEP) (8)=(3)/(2)
9.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
-
trên vốn kinh % 505.8% -7.9% 513.7%
6498.0%
doanh (9)=(4)/(2)
10.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
-
trên vốn kinh doanh % 505.8% -7.9% 513.7%
6498.0%
(ROA) (10)=(5)/(2)
11.Tỷ suất lợi nhuận vốn % 2.8% -41.7% 44.5% -106.7%
chủ sở hữu (ROE)
(11)=(5)/(1)
+ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) : Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh
thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ số này phụ thuộc rất nhiều vào
đặc điểm ngành kinh doanh.Do đó khi tiến hành đánh giá cần so sánh với bình
quân ngành hoặc so sánh với các DN tương tự cùng ngày
Năm 2020 tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 1,9% nghĩa là cứ 100 đồng
doanh thu thì nhận được đồng lợi nhuận, vào năm 2019 là -39,1%. Từ năm 2019-
2020 tỷ suất này tăng lên 41,1%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng
mạnh, đồng thời doanh thu thuần cũng tăng. Lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy
công tác quản trị doanhtrị doanh thu, chi phí của công ty tốt, công ty làm

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 74 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

ăn có hiệu quả nên lợi nhuận sinh ra tăng mạnh .


+TSLN trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời
kinh tế của tài sản (BEP) : Đây là tỷ suất sinh lời của công ty mà chưa tính
đến tác động của chi phí lãi vay và thuế TNDN , cho biết hiệu quả kinh tế của
tài sản .Năm 2020 , BEP=3,3% tức là 100 đồng vốn bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra 3,3 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Tăng lên so với năm 2019
với mức tăng 7,5% tương ứng với tỷ lệ tăng 177,5% . Nguyên nhân là do độ
tăng của EBIT lớn và nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn kinh
doanh.Chứng tỏ trong năm 2020 , công ty sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả,
lợi nhuận sinh ra chưa kể lãi vay cao đủ chi trả khoản vay .
+TSLN trước thuế trên vốn kinh doanh :
Tỷ suất này phản ánh một đồn vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế khi chưa tính đến ảnh hưởng của thuế TNDN nhưng
đã xét ảnh hưởng của chi phí lãi vay đối với lợi nhuận của công ty. Năm 2020
là 0,5% , tăng lên so với năm 2017 1 lượng tăng là 8,4% tương ứng với mức tăng
106,4%. Có sự thay đổi này là do lợi nhuận trước thuế cao vốn kinh doanh bình
quân thì giảm đi
+TSLN sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản
(ROA)
Tỷ suất này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế của hoạt động SXKD. Năm 2019 tỷ suất này là -7,9%
, tức là 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra bị âm 7,9 đồng lợi nhuận sau thuế đến
năm 2020 thì tỷ suất này tăng và tăng mạnh trở lại đạt 0,5% , tức là cứ 100
đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo ra 0,5 đồng lợi nhuận sau thuế , với mức
tăng 7,4% tương ứng với tỷ lệ tăng 106,4%. Nguyên nhân tỷ suất này tăng là
do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của
công ty đang ngày một tốt lên .

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 75 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

So sánh với trung bình ngành, ROA là 3,82%. Như vậy cho thấy TSLN
sau thuế trên vốn kinh doanh của công ty thấp hơn rất nhiều so với trung bình
ngành. Điều này là một tín hiệu không tốt cho công ty
+TSLN vốn chủ sở hữu (ROE) :
Đây là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư – chủ sở hữu DN.
Năm 2019 ROE là -41,7% , nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra
thì bị âm 41,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2020 ROE là 2,8%, nghĩa là
cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra được 2,8 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2020 đã tăng lên so với năm 2019 một lượng tăng là 44,5% tương ứng
với tỷ lệ tăng 106,7%. Nguyên nhân của việc này là do lợi nhuận sau thuế
tăng mạnh, vốn chủ sở hữu có giảm nhưng giảm rất ít so với tốc độ tăng của
lợi nhuận sau thuế.
TSLN vốn chủ sở hữu ROE trung bình ngành là 10,91%. Trong năm
2019;2020 tỷ suất này của công ty Cầu 7 Thăng Long là -41,7% và 2,8%. Cho
thấy vốn của chủ sỡ hữu bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận sau thuế thì không được
bao nhiêu.Tuy mức ính lời vốn chủ sở hữu trong năm của công ty có tăng
mạnh nhưng điều này vẫn là một con số thấp đối với trung bình ngành
=> Kết luận : Tất cả các tỷ suất sinh lời trong năm 2020 đều tăng , đây là
một tín hiệu đáng mừng cho công ty. Cho thấy công ty có công tác quản trị tốt
doanh thu- chi phí , đạt hiệu quả cao. Công ty cần tiếp tục phát huy.
Trên đây ta đã xem xét từng hệ số tài chính của công ty. Để đánh giá
tổng quát, xác định tình hình tài chính của DN, cần xem xét tổng thệ các hệ số
tài chính, nhìn nhận mối liên hệ giữa các hệ số
Phân tích DUPONT đối với ROA
Xem xét mối quan hệ giữa TSLN sau thuế trên vốn kinh doanh với vòng
quay toàn bộ vốn và tỷ suất lãi ròng của công ty như sau
ROA = ROS × Vòng quay toàn bộ vốn

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 76 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

ROA2020= 1,9% ×0,13= 0,247%

ROA2019= -39,1% × 0.1= -3,91%


Có thể thấy , ROA năm 2020 tăng so với năm 2019 là do ROS tăng lên
và vòng quay toàn bộ vốn cũng đang có xu hướng tăng lên. ROS năm 2019 là
-31,9% , đến năm 2020 là 1,9% , đã tăng 41,1 %, trong khi số vòng quay toàn
bộ vốn cũng tăng từ 0,1% lên 0,13%, điều này khiến cho ROA của công ty
tăng từ -3,91% lên 0,247%.
Phân tích DUPONT đối với ROE :
Để thấy được các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (
ROE) và mức độ tác động của các yếu tố đó chúng ta sử dụng phương pháp
phân tích DUPONT :
1
ROE = ROS× Vòng quay toàn bộ vốn ×
1−𝐻 𝑠o 𝑛ợ

ROE2020 = 1,9%×0,13 × 1
= 1,17%
1−0,789
1
ROE2019 = -39,1% × 0.1 × = -25,06%
1−0,844
Như vậy
+ Năm 2019: bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì bị âm 25,06
đồng lợi nhuận sau thuế , bởi vì :
- Sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,1 đồng doanh thu
thuấn.
- Trong 100 đồng doanh thu thuần bị âm 39,1 đồng lợi nhuận sau thuế
- Bình quân sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh công ty huy động nợ 0,844
đồng
+ Năm 2020 : bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ đưa lại 1,17 đồng
lợi nhuận sau thuế , bởi vì
- Sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,13 đồng doanh thu

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 77 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

thuần
- Trong 100 đồng doanh thu thuần có 1,9 đồng lợi nhuận sau thuế
- Bình quân sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh công ty huy động nợ 0,789
đồng
Từ đó ta thấy việc tăng ROE là do lợi nhuận sau thuế tăng là chủ yếu ,
mặc dù các chỉ tiêu còn lại đều tăng. ROE tăng mạnh nhưng so với mặt bằng
chung thì con số này vẫn còn thấp, công ty cần tăng cường công tác quản trị
doanh thu và chi phí. Sử dụng tiến kiệm chi phí SXKD và nâng cao hiệu quả
khai thác và sử dụng vốn của công ty
Sơ đồ phân tích DUPONT
Khi đã tính toán và xác định các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của
vốn chủ để có thể thấy một cách trực quan được sự thay đổi của từng yếu tố
đã tốc động như thế nào đến ROE của công ty

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 78 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Sơ đồ mối quan hệ giữa các hệ số tài chính

TSLN vốn chủ sở hữu


=2,8%

Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu


Nhân ( ×) TSLN sau thuế trên vốn kinh
=2,114%
doanh = 0,5%

TSLN sau thuế trên doanh thu Vòng quay toàn bộ vốn :0,13
=0,019%

Nhân ( ×)

Doanh
LNST : 1,152,668, Doanh thu thuần : 59,254,115,888 đồng
429 đồng thu
Tổng tài sản ;
Chia thuần
199,081,928,8
59,254,
Chia 72
115,88
8 đồng

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 79 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.3 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty
2.3.1 Ưu điểm
 Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh cho thấy hoạt động SXKD
của công ty có hiệu quả. Tuy năm 2020 là một năm khó khăn chung đối với
toàn thế giới , nhiều công ty làm ăn thua lỗ , phá sản . Nhưng công ty đã có
những cố gắng vượt bật để đảm bảo lợi nhuận sau thuế dương
 NWC của công ty đã dần cải thiện rõ rệt về cuối năm ( >0) cho thấy
chính sách tài trợ đã dần trở về an toàn , hoạt động kinh doanh ổn định hơn do có
một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng.
 Cơ cấu đầu tư tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty duy trì TSNH
chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu .Tỷ lệ đầu tư vào TSNH giảm đi và tỷ lệ đầu tư vào
TSDH tăng lên khiến cho cơ cấu vốn bớt đi sự chênh lệch . Công ty đang dần
nhận thấy những dấu hiệu , và dần xem xét về cơ cấu để tránh nhiều rủi ro tài
chính , mất cân đối vốn . Ngoài ra công ty cần có những phương án quản lý
hàng hóa phù hợp tránh ứ động ,
 Nợ phải trả giảm , lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy khả năng tự chủ
tài chính của công ty tăng lên , độ rủi ro thanh toán giảm xuống .Mặc dù là do
tính đặc thù của hoạt động kinh doanh nhưng công ty cũng cần kiểm soát tỉ lệ
giữa hai nguồn này để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.
 Quy mô các khoản phải thu cũng nhỏ hơn quy mô các khoản phải trả ,
công ty vẫn chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn. Việc chiếm
dụng vốn sẽ giúp công ty có nguông vốn tạm thời vào hoạt động SXKD ,
mang lại doanh thu lớn cho công ty
 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng , tỷ suất sinh lời kinh tế của tài
sản tăng tạo ra bước ngoặt để công ty tiếp tục phát triển hơn
 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ; TSLN trước , sau thuế trên vốn kinh
doanh ; TSLN vốn chủ sở hữu đều tăng

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 80 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

 Nợ dài hạn tăng cho thấy DN sử dụng hiệu quả vốn , biết sử dụng đòn
bẩy tài chính cho mức sinh lời cao. Việc giảm nợ ngắn hạn vừa thể hiện sự
đảm bảo cân đối được chế độ thanh toán trong thời gian ngắn vừa phù hợp với
việc đầu tư dài hạn sử dụng nguồn vốn dài hạn .
2.3.2 Hạn chế
 Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh, gây khó khăn trong
việc thanh toán tức thời, các khoản nợ phải trả bất ngờ , khó đối phó với
những sự việc bất thường xảy ra; làm mất cơ hội kinh doanh
 Hệ số vốn chủ sở hữu ở đầu năm và cuối năm 2020 đều ở mức thấy
(<0,5).Đây là con số thể hiện mức độ tự chủ tài chính của công ty rất thấp, cho
thấy rủi ro tài chính của công ty khá cao. Với chỉ số như vậy thì nếu có khoản
thanh toán bất ngowg công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán bà các nghĩa vụ
nợ khi đến hạn , nếu không thể kịp thời điều chỉnh công ty có thể rơi vào tình trạng
phá sản
 Các khoản phải thu ngắn hạn tăng Nguyên nhân của tình trạng này là
do xuất phát từ đặc điểm ngành của công ty. Sở dĩ như vậy là do nhiều công
trình và hạng mục công trình được xây dựng trong thời gian dài (5-20 năm)
khiến cho phải tăng các khoản tạm ứng liên quan. Các DN trong lĩnh vực xây
dựng còn có một quy định mang tính bắt buộc trong phương thức thanh toán
đó là để lại 5% giá trị công trình để bảo hành. Trên thực tế vẫn còn một số
chủ đầu tư cố tình thanh toán chậm , chiếm dụng vốn của DN
 Có thể thấy trong cả 2 năm 2019-2020, tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản (Khoảng >70 %). Ngược lại tài sản dài hạn chiếm
một phần nhỏ hơn trong tổng tài sản. Sở dĩ công ty có cơ cấu tài sản ngắn hạn và
dài hạn như trên là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Kinh doanh
trong lĩnh vực xây dựng nên thời gian hoàn thành một công trình là khá lâu, thời
gian thu hồi vốn chậm, các khoản phải thu khách hàng cao.Cũng chính vì thời gian
hoàn thành lâu nên chi phí SXKD dở dang lớn.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 81 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC
GIẢI KHÁT HÀ NỘI
3.1 Mục tiêu và định huướng phát triển của công ty Cổ phần Cầu 7
Thăng Long
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội
Kinh tế thời giới năm 2020 đi qua những khoảng tối và con đường phục
hồi mong manh
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến mức tăng trưởng của nhiều nền
kinh tế trên toàn cầu bị suy giảm mạnh chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ
qua. Dù các nền kinh tế đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong quý III/2020, tuy
nhiên con đường trở lại bình thường vẫn còn mong manh khi vắcxin ngừa
Covid-19 đã được phân phối tại nhiều quốc gia, nhưng số ca mắc mới vẫn gia
tăng vào dịp cuối năm, đặc biệt khi xuất hiện biến thể của Covid-19. Hầu hết
các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định, kinh tế toàn cầu khó có thể phục
hồi trong ngắn hạn mà sẽ phải mất nhiều năm.
Đầu năm 2020, giới chuyên gia từng lạc quan đưa ra dự báo về những
gam màu sáng trong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tất cả đã
thay đổi khi đại dịch Covid -19 xuất hiện. Sức tàn phá ghê gớm của dịch
Covid -19 là đòn giáng ―chí mạng‖ vào nền kinh tế thế giới. Đại dịch
trở thành ―sát thủ vô hình‖ đẩy nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong
giai đoạn phục hồi mong manh sa lầy vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ
Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ
công nghiệp, giao thông vận tải đến các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí... kéo
theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng.
Kinh tế thế giới bỗng chốc―bốc hơi‖ hàng nghìn tỷ USD, kéo theo không ít
thành quả gây dựng trong nhiều năm qua bị tiêu tan.Kinh tế thế giới cần thời
gian ít nhất từ 2-3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 82 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

khi dịch bệnh

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 83 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

bùng phát và lây lan.


Để đối phó với tác động xấu do Covid -19, các nước đã đồng loạt tung ra
các gói kích thích cùng nhiều biện pháp tiền tệ và cho vay khẩn cấp để giải
cứu nền kinh tế. Tổng trị giá các gói hỗ trợ của Mỹ hay Nhật Bản thậm chí lên
tới 20% GDP. Trong tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hai lần hạ lãi
suất khẩn cấp. Trong khi đó, một loạt ngân hàng trung ương trên thế giới như
châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Australia... đã hạ lãi suất
xuống các mức thấp kỷ lục.
Những tháng cuối năm 2020, kinh tế toàn cầu đang xuất hiện những tín
hiệu cho thấy sự phục hồi. Các tổ chức quốc tế nhận định, tín hiệu tích cực
trong những tháng cuối năm 2020 đã thắp lên hy vọng về việc kinh tế thế giới
sẽ phục hồi khả quan hơn trong năm 2021 và nền kinh tế toàn cầu có thể trở
lại mức trước đại dịch Covid -19 vào cuối năm sau. Theo Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD), sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2020 (-4,2%),
GDP toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 4,2% vào năm 2021 và 3,7% vào
năm 2022. Vào cuối năm 2021, GDP toàn cầu sẽ ở mức trước khủng hoảng
nhờ phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc.Bên cạnh đó, các tổ chức
quốc tế cũng nhận định, vắcxin ngừa Covid -19 sẽ là nhân tố giúp thúc đẩy đà
phục hồi kinh tế toàn cầu.
Kinh tế việt nam đồng long vượt qua khó khăn trong bối cảnh tác động
của đại dịch Covid 19
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn
đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới
được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền
kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên,
kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt
2,91%.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 84 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã
hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp
diễn. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động
của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm
ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc
thực hiện mục tiêu kép ―vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế
– xã hội‖, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng
trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-
2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một
thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới.
Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở
châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh
tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD

TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2010-2020


Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và
xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm
vào mức tăng chung.
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 85 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đến đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng
dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân
thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa
các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5
tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự
do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Năm 2020,
xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ
01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ
USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước[3]. Điều này phản ánh năng lực
sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh
được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt
hái được nhiều thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế
khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19
diễn biến phức tạp.
Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động
đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở
Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất,
cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm
bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo
tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập
trung thực hiện mục tiêu kép ―vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa
tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng
thái bình thường mới‖; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa nền
kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 86 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Triển vọng ngành xây dựng năm 2021


Bước sang năm 2021, Covid-19 đã thay đổi cách thế giới vận hành và
theo đó tác động đáng kể đến lĩnh vực xây dựng. Trong đó, những thay đổi
lớn nhất bao gồm: (1) Có nhiều nhà đầu tư lớn và thông thái hơn tham gia xây
dựng với yêu cầu cao hơn về quy mô và phân phối dự án; (2) Gia tăng mức độ
quan tâm của khách hàng đối với các tòa nhà ―thông minh‖ (ứng dụng
kỹ thuật số như IoT, sử dụng năng lượng, vận hành hiệu quả…); (3) Khách hàng
chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững trong ngành; (4) Lao động lành nghề
trở nên khan hiếm và đắt đỏ; và (5) Các quy định và quy tắc xây dựng đang
thay đổi, trở nên hài hòa hơn để tạo ra phương pháp xây dựng tiêu chuẩn.
Một thị trường thay đổi, cùng với tiến bộ công nghệ và những nhân tố
mới có tính đột phá sẽ tạo ra cú hích thay đổi toàn diện hoạt động của ngành.
Những cú hích như công nghệ sản xuất mới, quá trình số hóa sản phẩm, số
hóa các kênh bán hàng, công nghệ vật liệu mới đều được dự báo tăng lên so
với giai đoạn trước. Tất cả những thay đổi trên đã và đang làm cho toàn ngành
xây dựng - vật liệu xây dựng cũng như từng DN dần ―lột xác‖ với một
diện mạo hoàn toàn mới, trở nên mạnh hơn, bền bỉ hơn. Tuy nhiên, chúng ta
còn một con đường dài phía trước.
Kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục sau một năm gián đoạn do đại dịch
COVID-19 nhưng mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4% vào năm 2021. Trong
khi đó, theo FMI, hoạt động xây dựng thường có độ trễ từ 12 đến 18 tháng so
với suy thoái chung. Riêng đối với Việt Nam - một trong 10 nước trên thế
giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất, một trong 16 nền kinh tế mới nổi
thành công nhất trong năm vừa qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng
vào bức tranh kinh tế tươi sáng hơn trong năm nay. 31,6% số DN ngành xây
dựng- vật liệu xây dựng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng tình
hình kinh doanh sẽ tốt hơn trong 6 tháng đầu năm và có tới 47,4% số DN dự

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 87 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

báo sẽ tăng trưởng trong 12 tháng tới. Đáng chú ý, khoảng 15,8% số DN cho
rằng sẽ có bùng nổ ở một vài phân khúc và thị trường khu vực nhất định trong
6 tháng tới.
Dự báo kịch bản chung cho hoạt động toàn ngành
Thứ nhất, nền kinh tế như chiếc lò xo bị nén lại suốt một năm bị gián
đoạn hoạt động do dịch bệnh đã sẵn sàng bật tăng trở lại. Theo đánh giá của
một số chuyên gia, sắp tới sẽ có một cuộc chạy đua quyết liệt để bù đắp
những mất mát trong thời gian qua. Động lực chạy đua là sinh kế của chính
DN. Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những động thái tích cực
trong việc giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính gây ra sự chững lại của
thị trường trong giai đoạn 2019 - 2020. Thứ ba, tình hình dịch bệnh trên thế
giới đã cải thiện rất nhiều với việc vắc-xin được đưa vào sử dụng.
Tóm lại, hội tụ tất cả các yếu tố trên sẽ tạo ra thời cơ cho sự phát triển
của thị trường trong năm 2021.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty
Từ những khó khăn do cạnh tranh khốc liệt là cơ hội để công ty nhìn lại ,
xác định vị trí của mình trên thị trường và tìm ra hướng đi đúng đăn. Định hướng
phát triển của công ty được nghiên cứu và đưa ra dựa trên kết quả hoạt động kinh
doanh trong những năm gần đây , cụ thể là từ năm 2019- 2020.Những quyết
định dựa trên cơ sở thực tế và phân tích cụ thể để đảm bảo hướng đi đúng đắn và
cải thiện tình hình lợi nhuận. Dưới đây là những định hướng phát triển của công
ty trong thời gian tới :
Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty, giữ vững Công ty CP Cầu 7 là
một DN mạnh, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và
bền vững của Công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là xây
lắp các công trình cầu giao thông, dân dụng, công nghiệp. Tiếp tục đầu tư mở
rộng qui mô kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh nhà ở và hạ tầng đảm

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 88 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

bảo cho Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các DN
trong nước và trong khu vực.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại , phù hợp với ngành
nghề
Cải cách, tinh giảm bộ máy quản lý của công ty một cách năng động ,
gọn nhẹ và hiệu quả. Thường xuyên có những chính sách để thu hút nhân tài ,
lực lượng lao động có tay nghề , trình độ cao.Tăng cường đạo tạo đội ngũ cán
bộ công nhân viên lành nghề , chuyên nghiệp phù hợp với sự phát triển của
thị trường đồng thời có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút cán bộ
công nhân viên làm việc có hiệu quả và tận tình với công việc hơn.Công ty
cần xem xét lại việc quản lý các phòng ban , thực hiện việc cấu trúc lại tổ
chúc để chống lãng phí .
Công ty cần xây dựng chính sách lương và chế độ lương phù hợp : có
điều kiện làm việc , chế độ quyền lợi, bảo hiểm đầy đủ cho người lao động
nhằm thu hút lao động trình độ cao và giữ chân những lao động cũ gắn bó với
công ty .Bên cạnh đó cần xây dựng một môi trường làm việc thoải mái để
nhân viên có thể phát huy những điểm mạnh để giúp công ty đạt hiệu quả tốt
trong hoạt động SXKD
Thực hiện đầy đủ và ngày càng tăng nghĩa vụ nộp ngăn sách, tích cực
vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động xã hội , từ thiện , đền
ơn đáp nghĩa
Cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết trong quản lý và hoạt động
SXKD để hạ giá thành sản phẩm , dịch vụ làm nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường
Căn cứ vào sự đánh giá về tiềm năng và xu hướng phát triển nhành xây
dựng công ty sẽ tiếp tục tập trung phát triển kinh doanh các lĩnh vực mà công
ty có thế mạnh như xây dựng , thi công lắp đặt và cho thuê bất động sản

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 89 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Công ty luôn coi việc định hướng vào khách hàng là trung tâm của hoạt
động kinh doanh, là yếu tố chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển của
công ty trong tương lai.Nhằm giữu vững và mở rộng thị trường, thu hút khách
hàng .Công ty luôn cố gắng tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách
hàng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của khách hàng.Đầu tiên là
việc nâng cao sức mạnh nội lực để phát trirnt, củng cố sức mạnh của đội ngũ
quản lý, đầy mạnh đào tạo và phát triển nhân sự.Hơn nữa , công ty cố gắng ổn
định và phát triển thị trường truyền thống , khoog ngừng mở rộng thị trường
đối với những khi vực có nhiều tiềm năng .Cuối cùng là chủ động phối hợp
với các nhà cung cấp để tìm và giải quyết triển để các nguyên nhân khi có
những nguyên vật liệu không phù hợp
3.1.3 Mục tiêu
*Công tác đổi mới DN :
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới DN, xây dựng và phát triển công ty
thành công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh
tranh cao
- Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong lĩnh vữ nhà ở
, xây dựng dân dụng và công trình giao thông
- Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài nước để tạo thêm
sức mạnh trong SXKD
*Công tác đầu tư
- Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu
xây dựng
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, các văn phòng cho thuê
- Đầu tư nâng cao thiết bị công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp
ứng yêu cầu SXKD phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình có yêu
cầu kĩ thuật cao

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 90 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Tham gia đầu tư góp vốn vào các dự án của các đơn vị khác
*Công tác quản lý
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các đơn vị trong công ty
- Tăng cường công tác hạch toán SXKD có hiệu quả và tích lũy vốn để
phát triển
- Phân cấp và giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong quá
trình SXKD, gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ quản lý.
*Công tác phát triển nguồn lực
- Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động SXKD của Công ty. Xây
dựng và phát triển nguồn lực con người của Công ty mạnh về mọi mặt đủ về
chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới.
- Tìm mọi biện pháp để huy động mọi nguồn vốn, đảm bảo đủ cho đầu tư
và SXKD.
*Các công tác khác:
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển
và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát
triển năng lực Công ty là DN xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao
trong nước và Quốc tế.
- Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu và uy tín của Công ty
trên thị trường.
3.2 Những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty
3.2.1 Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng nâng cao khả
năng tự chủ về tài chính.
Cơ cấu nguồn vốn của DN thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính hay
sự lành mạnh về tài chính của công ty, thể hiện được giá trị cũng như uy tín
của công ty trong SXKD

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 91 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Theo kết quả phân tích chương 2, ta nhận thấy hiện nay Tổng công ty Cổ
phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đang sử dụng một cơ cấu vốn với vốn
vay nhiều hơn rất nhiều lần vốn chủ .Đây là kết quả nhằm mục đích tốt đa hóa
lợi nhuận cho DN, sử dụng đòn bẩy tài chính .Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ
giúp donah nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của VCSH khi DN đang hoạt động
hiệu quả, công ty không có vốn chủ sở hữu nhiều thì tăng rủi ro về thanh toán,
giảm khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tuy nhiên, sử dụng vốn nợ thì việc
lưu chuyển tiền linh hoạt và cần nguồn cung nhanh nhạy và hiệu quả hơn
Trước thực trạng tình hình tài chính của công ty ở chương 2, hệ số nợ
của công ty công ty đã giảm đi. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ
phải trả, điều này cũng có nghĩa là công ty phải đối mặt với rủi ro tài chính
.Trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu đồng thời
thực hiện tốt việc thanh toán với nhà cung cấp, người lao động cũng như
khách hàng … nhằm nâng cao uy tín của công ty trong quan hệ tín dụng,
tránh mất KNTT
Như vậy với mục tiêu tăng tốc độ độc lập tự chủ, giảm hệ số nợ trước
tiên công ty cần sử dụng hiệu quả những đồng vốn chiếm dụng được, vì đây
là những đồng vốn mà DN có thể sử dụng mà không mất chi phí sử dụng,
đảm bảo khả năng sinh lời tốt, tạo niềm tin từ nhà cung cấp, giảm áo lực
thanh toán dồn dập trong ngắn hạn. Sau đó trên cơ sở điều kiện kinh doanh tốt
, sản xuất đạt lợi nhuận cao có thể tăng phần lợi nhuận để lại để tái đầu tư;
trích lập thêm quỹ đầu tư phát triển, cách này giúp công ty có thể nhanh
chóng tăng vốn chủ sở hữu
Yêu cầu về điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đối với công ty là cần thiết
nhằm giảm rủi ro về tài chính, đưa mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính về mức
hợp lý từ đó sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc tăng tỷ suất sinh lời vốn
chủ.Những biện pháp cụ thể em xin được đề xuất như sau :

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 92 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ Sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư nột cách tối ưu và hiệu quả
nhất.Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi công ty làm ăn có lãi thì mới
bổ sung được lợi nhuận để lại .Khi công ty giảm các chi phí không cần thiết
thì lợi huận sẽ tăng lên
+Trong tương lai công ty nên tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm dần
nguồn vốn vay nợ đặc biệt là giảm vay nợ ngắn hạn nhằm giảm thiểu gánh
nặng nợ và áp lực thanh toán trong ngắn hạn.tăng vốn chủ sở hữu bằng cách
huy động thêm vốn góp của cổ đông, từ đó tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn, giảm hệ số nợ.
3.2.2 Xây dựng kế hoạch thu – chi vốn bằng tiền cho các thời kỳ trong năm,
đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và nâng cao khả năng sinh lời của
vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định
KNTT nhanh của DN.Trong công tác quản trị vốn bằng tiền hiện nay, DN đã
chủ động lập và thực hiện kế hoạch lư chuyển tiền tệ hằng năm và thực hiện
nguyên tắc thu chi tiền mặt phải qua quỹ .Tuy nhiên việc xác định mức dự trữ
vốn bằng tiền còn thiếu chính xác, bị phụ thuộc nhiều vào chính sách thanh
toán từ phía khách hàng
Hiện nay các khoản tiền và tương đương tiền của DN đang giảm , lượng
tiền mặt tồn quỹ của DN cũng không cao, điều này gây ra khó khăn lớn cho
DN khi phải thanh toán các khoản nợ. Giải pháp để tăng lượng tiền dự trữ cho
DN hiện nay là :
+ Tăng lượng dự trữ tiền mặt để tránh việc tăng chi phí sử dụng vốn và
tránh việc vốn bị chiếm dụng. Quản lý chặt chẽ các khoản thu-chi bằng tiền
mặt. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu—chi đều phải thông qua quỹ, hạn
chế thu – chi ngoài.Việc xuất- nhập quỹ đều phải dựa trên những chứng từ
hợp pháp.Thường xuyên thực hiện việc kiểm kê, đối chiếu quỹ tiền mặt với

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 93 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

sổ quỹ hằng ngày.theo dõi các khoản tạm ứng …


+ Tình toán đúng và đủ lượng tiền và các khoản tương đương tiền cho DN
dùng trong một khoảng thời gian thích hợp, phù hợp với các khoản phải thanh
toán của DN.Lập kế hoạch lượng tiền phải sử dụng trước để có các biện pháp sử
dụng và huy động phù hợp
+ Đẩy nhanh các khoản nợ phải thu, thương lượng thời gian thanh toán,
quy định rõ ràng trong hợp đồng.
3.2.3 Đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ phải thu nhằm tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ nói riêng, VKD nói chung.
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ở trên, so với cuối năm
2019, nợ phải thu ngắn hạn cuối năm 2020 tăng mạnh cả về tương đối và
tuyệt đối; tỷ trọng nợ phải thu ngắn hạn tăng 33,12%; gồm tăng cả nợ phải thu
từ khách hàng và nợ phải thu ngắn hạn khác. Điều này ảnh hưởng không tốt
đến hoạt động SXKD cũng như cơ hội đầu tư của công ty và ảnh hưởng tiêu
cực đến tốc độ luân chuyển VLĐ, vòng quay VKD và luân chuyển tiền thuần
của DN.Chính vì vậy, công ty cần tiến hành các giải pháp nhằm giảm tỷ trọng
các khoản phải thu, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu
hồi công nợ nhằm cải thiện lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và tránh được rủi
ro khách hàng không thanh toán.
Biện pháp đặt ra cho công ty là phải siết chặt các khoản phải thu khách
hàng đặc biệt là nợ xấu, nợ quá hạn với chính sách thu hồi nợ của từng loại
khách hàng. Tuy nhiên nếu không thực hiện tín dụng thương mại sức cạnh
tranh của DN sẽ thấp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế và lợi nhuận về sau. Vì
vậy công ty cũng cần có những chính sách mềm dẻo với khách hàng như:
chấp nhận việc trả chậm việc trả tiền thực hiện công trình nhưng cũng quy
định rõ các biện pháp xử phạt sẽ áp dụng khi khách hàng chiếm dụng vốn sẽ
không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Ngoài ra việc phân loại khách

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 94 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hàng cũng cần được lưu ý: đối với khách hàng truyền thống trước khi ký kết hợp
đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắn rằng
khách hàng không có tiền sử nợ xấu và có KNTT nợ. Đối với hợp đồng có
giá trị lớn yêu cầu khách hàng phải đặt cọc phần trăm giá trị hợp đồng. Đối với
khách hàng mới, trước khi ký hợp đồng cần tìm hiểu thông tin khách hàng.
Cụ thể :
Phân tích KNTT của khách hàng : Đây là công tác khá quan trọng quyết
định đến việc các khoản nợ có thu hồi được hay không.Bất kì doanh nghiệp
nào cũng vậy, việc đi chiếm dụng vốn của người khác và bị người khác chiếm
dụng vốn là hết sức bình thường.Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các khoản nợ đó
có khả năng thu hồi hay không? Có trả đúng hạn hay không ? Để trả lời
những câu hỏi đó trước khi tiến hành kí hợp đồng với khách hàng, DN cần
phải tiến hành phân tích, xem xét khả năng của bên đối tác như thế nào ? Mặc
dù đối tác phần lớn đều là các chủ đầu tư lớn, đa số là công trình của nhà
nước nên khả năng thu hồi nợ là rất lớn tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài công
nợ cũng rất dễ gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN.
Trước khi kí kết hợp đồng với khách hàng DN cần đưa ra thảo luận và
thống nhất các điều khoản về thanh toán với khách hàng như: quy định rõ thời
hạn trả tiền, phương thức thanh toán, điều khoản vi phạm hợp đồng .. một
cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong
hợp đồng.
DN nên có chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng để nâng cao
hơn nữa tốc độ thu hồi nợ như : chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu,
giảm giá hàng bán đối với những hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường
xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm.Đồng thời phải có sự ràng buộc
chặt chẽ trong hợp đồng nếu có vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 95 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

thì DN thu được lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là một công ty
với hơn 28 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thi công và hoàn thiện
nhiều công trình lớn, được hỗ trợ bởi tổng công ty xây dựng Thăng Long.
Chính vì vậy cũng phần nào khẳng định được độ uy tín của mình trên thị trường
và trong long khách hàng. Nhờ đó sẽ dễ dàng tìm kiếm khách hàng tiềm năng
hơn.
Bên cạnh đó công ty nên chuẩn bị sẵn sang các chứng từ cần thiết đối
với các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán nhằm thực hiện kịp thời các thủ tục
thanh toán. Cần lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi . Việc lập dự phòng
này sẽ đảm bảo cho DN tránh được những rủi ro khi không thu hồi được các
khoản phải thu đến hạn, những khó khăn về tài chính của DN bởi lẽ các
nguồn thu hiện tại đôi khi gặp vấn đề về thời gian thu hồi kéo dài
3.2.4 Tăng cường công tác quản trị chi phí giúp nâng cao lợi nhuận và
hiệu quả hoạt động của công ty
Mục tiêu hoạt động của mọi DN luôn luôn là tối đá hóa lợi nhuận và tối
đa hóa giá trị thị trường của DN.Tuy nhiên, việc tăng lợi nhuận phải phù hợp
với bản chất nền kinh tế, phải có quan điểm đúng đắn trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Lợi nhuận của DN chịu
tác động nhiều của nhiều nhân tố khách quan như: giá vốn hàng bán , thị
trường, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế …và nhân tố chủ quan là
việc tổ chức quản lý của DN. Để đạt được lợi nhuận mong muốn, cách hữu
hiệu nhất đối với mọi DN luôn là tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí.
Trong năm 2020 vừa qua công tác quản trị chi phí hiệu quả nên lợi
nhuận tăng lên, DN cần tiếp tục nỗ lực và phát huy. Có thể tham khảo một số
biện pháp sau :
+ Sử dụng nợ vay hợp lý góp phần giảm chi phí hoạt động tài chính cũng
là một phương pháp góp phần tăng lợi nhuận của DN.Chi phí tài chính chủ

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 96 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

yếu là chi phí lãi vay, vì vậy quản lý sử dụng tốt các khoản vốn vay là yếu tố
chính giúp DN giảm được chi phí tài chính
+ DN cũng cần giảm bớt chi phí quản lý DN bằng cách tinh gọn bộ máy
.Đây là DN xây dựng, nhiều công trình với vị trí địa lý khác nhau, dẫn đến chi
phí quản lý DN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Tiết kiệm được những
khoản chi phí này DN đã tăng được lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh nhờ đó
mà được nâng cao .
+ Tăng cường công tác giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí yếu
tố đầu vào. Cần giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, đồng thời quản
lý chặt ché các khoản chi phí như chi phí văn phòng, chi phí tiếp khách …để
giảm các khoản chi phí này, trước hết lãnh đạo DN phải quán triệt ý thức tiết
kiệm đến từng phòng ban, từng nhân viên và có các biện pháp quản lý chặt
chẽ
+ Lập định mức chi phí như định mức cho các khoản chi phí theo những
tiêu chuẩn dựa trên đặc điểm hoạt động SXKD của công ty. Lựa chọn các
nguồn vốn vay có lãi suất huy động thấp, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Kiểm
soát chặt chẽ ngân sách đơn vị
+Thu thập thông tin về chi phí thực tế của công ty, từ đó chủ động hơn
trong việc xử lý thông tin về chi phí, phân bổ chi phí thành từng loại cụ thể
+ Thường xuyên đánh giá phân tích các báo cáo chi phí để có thể năm
bắt được tình hình sử dụng và quản lý chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp
kiểm soát chi phí hiệu quả
3.2.5 Áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất luân chuyển vốn
về hàng tồn kho của công ty
Một trong những vấn đề quan trọng để tăng tốc độ luân chuyển vốn là
phải thực hiện quản lý tốt dự trữ hàng tồn kho. Đối với DN xây dựng thì hàng
tồn kho là nguyên vật liệu xây dựng trong kỳ nhập vào nhưng khi công trình

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 97 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đang dang dở thì được xếp vào hàng tồn kho. Bên cạnh đó, công ty còn kinh
doanh và cho thuê bất động sản… nên các bất động sản chưa bán được cũng
được xếp vào hàng tồn kho của công ty.
Đối với Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội thì hàng
tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản lưu động đã gây ra không ít
khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vấn đề nâng cao KNTT
của công ty.Để quản lý tốt HTK, công ty cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu
mua sắm, vận chuyển và dự trữ trong kho. Do vậy, việc cấp thiết mà công ty phải
làm là có phương pháp quản lý hàng tồn kho thật tốt,phương pháp đó có thể thể
là :
- Lập kế hoạch cho hoạt động SXKD trên cơ sở tình hình của năm báo
cáo,chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Luôn kiểm tra kỹ chất lượng
nguyên vật liệu nhập về, khi phát hiện kém chất lượng cần đề nghị với nhà
cung cấp để đổi hàng hoặc đền bù thiệt hại cho công ty
- Với đặc thù là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, hàng tồn kho
của công ty chủ yếu là các công trình đang thi công dở dang. Để quản lý thật
hiệu quả công ty cần chú ý đến việc thực hiện đúng tiến độ công trình, bàn
giao cho nhà đầu tư đúng thời hạn.Quản lý tiến độ thực hiện dự án cần thực
hiện các nội dung chủ yếu sau:
+ Trước khi triển khai thực hiện dự án phải lập tiến độ thực hiện công
việc liên quan ( gọi chung là tiến độ thi công). Tiến độ thi công phải xây dựng
phù hợp với tổng tiến độ của dự án được duyệt. Đối với công trình xây dựng
quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ thi công công trình phải
được lập cho từng giai đoạn theo thàng, quý, năm.
+ Công ty có nghĩa vụ lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí trình tự thực
hiện các công việc hợp lý ( tuần tự, song song, xen kẽ ) bảo đảm phù hợp với
tổng tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch đã được duyệt.
+ Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các bên liên quan có

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 98 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công và điều chỉnh tiến độ trong
trường hợp cần thiết nhưng không được làm ảnh hướng đến tổng tiến độ của dự
án.Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư
phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng
tiến độ của dự án.
+ Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ trên cơ sở bảo đảm chất lượng
công trình. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ thi công đem lại hiệu quả cao hơn
cho dự án thì nhà thầy được xét thưởng theo hợp đồng, trường hợp kéo dài
tiến độ gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt hợp
đồng
3.2.6 Coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong DN
Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của một DN.Các DN nên quan tâm đến chất lượng đội ngũ
lao động. Đây là nhân tố sống còn quyết định đến sự thành bại của một DN.
Do đó DN cần phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động khơi dậy trong
họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng.
Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất.Tiêu chuẩn tối ưu
của lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn và phải đào
tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như cải thiện
tình hình tài chính, DN cần phải có kế hoạch đào tạo ,bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lao động
DN cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng
lao động tuyển thêm. Đồng thời cố gắng nâng cao tay nghề cho nguồn lao
động có sẵn. Đặc biệt nên có những chính sách tuyển chiêu mộ, tìm kiếm
những sinh viên có thành tích tốt, có những công trình nghiên cứu thực tiễn
đối với chuyên ngành xây dựng, kỹ thuật.Tạo điều kiện cho những nhân viên
có trình độ tốt đi học tập và đào tạo ở nước ngoài.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 99 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đối với đội ngũ công nhân, cần phải thường xuyên tổ chức các lớp học
bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hướng dẫn bảo hộ lao động giúp họ có những
hiểu biết cần thiết đối với các máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng và các
máy móc thiết bị hiện đại mới. Chỉ có như vậy việc kinh doanh mới đem lại
hiệu quả , tăng cương sức mạnh DN.
Người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ của
khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng.Vì vậy bên cạnh chính
sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, DN cần phải chú ý đến việc phân phối thù
lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động.
Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình
độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả hơn
Hiệu quả của việc bồi dưỡng đội ngũ lao động là rất lớn. Việc DN quan
tâm đến đào tạo con người chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, từ
đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực tài chính cho DN
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý DN nghĩa là nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý .Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biến bố trí đúng
người, đúng việc, góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả sức lao động của
DN qua đó tác động tích cực đến việc nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động
SXKD của DN. Nhà quản trị kinh doanh trình độ cao có khả năng chớp được
thời cơ và biết cách động viên khuyến khích huy động mọi nguồn lực trong
DN để biến cơ hội kinh doanh thành khả năng sinh lời cao. Tóm lại, việc đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên của DN có thể đem lại hiệu quả
vô cùng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả SXKD của DN.
Để làm được như vậy DN cần
- Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao
động
- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên có

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 100 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

điều kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn


- Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ công nhân viên đã qua đào
tạo trình độ được nâng cao lên như đề bạt tăng lương, tuyên chuyển vị trí công
tác đến nơi phù hợp có trình độ cao hơn.
- Cải thiện chính sách đãi ngộ người lao động trong công ty:
+ Để có thể giữu chân người lao động tốt và thu hút những lao động tiềm
năng Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội cần tăng cường
những chính sách đãi ngộ người lao động tốt hơn, như :
+ Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để tạo cho người lao động
một môi trường làm việc tốt nhất, tạo môi trường tinh thần giúp họ có thể
cống hiến hết năng lực của mình nhằm nâng cao năng suất lao động
+ Rà soát lại hệ thống lương thưởng bằng cách: phòng hành chính nhân
sự thống kê lại toàn bộ nhân viên và thông tin của toàn bộ nhân viên trong
công ty, kết hợp với phòng tài chính- kế toán để xây dựng lại hệ thống lương
thưởng mới theo từng bộ phận, từng vị trí phù hợp với tình hình kinh doanh
của công ty.
3.2.7 Tiếp tục hoàn thiện công tác tài chính trong công ty, thực hiện tốt hơn
việc phân tích, đánh giá tài chính DN
- Công tác quản lý tài chính trong công ty cần phải được hoàn thiện,
thay đổi kịp thời và tuân theo các quy định của Nhà nước và các văn bản
hướng dẫn thực hiện nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý. Đồng thời hằng
năm phải lập kế hoạch tài chính, dự kiến các nhu cầu về vốn, tổ chúc nguồn
vốn cho hoạt động SXKD nhằm đạt được các kết quả, mục tiêu nhất định,
đánh giá mức độ thực hiện các kế hoạch đó. Ngoài ra cần phải thực hiện tốt
việc đánh giá tài chính ( đánh giá các hệ số tài chính và phân tích diễn biến
nguồn vốn và sử dụng vốn ) nhằm phát hiện, đánh giá kịp thời những vấn đề
bất cập, chưa hợp lý để từ đó có biện pháp khắc phục.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 101 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Công tác phân tích TCDN có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt
động của công ty. Nhất là trong bối cảnh thị trường hiện nay , việc phân tích
sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn chính xác nhất về tình hình cụ thể của
công ty mình, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.Hiện tại
, công tác phân tích tài chính DN tại công ty chưa được hoàn thiện và triệt để,
cần có sự quan tâm hơn.Để khắc phục tình trạng này , công ty cần tiến hành
phân tích TCDN một cách kỹ lưỡng, thường xuyên trên cơ sở phân tích và
báo cáo kết quả phân tích. Công tác này thực hiện tốt sẽ góp phần làm cho
tình hình TCDN của công ty đạt hiệu quả cao hơn, từ đó cải thiện những hạn
chế trong hoạt động SXKD .
- Việc phân tích hiệu quả SXKD đòi hỏi công ty phải chú trọng phân tích
tình hình tài chính. Tại công ty, công tác phân tích tài chính được tiến hành
thông qua các báo cáo tài chính như đã đề cập ở chương 2. Kết quả phân tích
chủ yếu được sử dụng cho mục đích báo cáo, tổng kết chưa phục vụ cho công
tác đánh giá nhằm đưa ra các quyết định tài chính phù hợp để tăng hiệu quả
SXKD. Như vậy, ban lãnh đạo công ty và các bộ phận phân tích cần nhận
thức được vai trò và ý nghĩa của công tác phân tích tài chính để nó trở thành
công việc có vị trí, có quy trình thực hiện chặt chẽ
- Xây dựng phương án huy động vốn dài hạn: Hiện nay Công ty không
tích cực trong việc sử dụng nguồn tài trợ từ nợ dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn
vay dài hạn từ phía đối tác thường không ổn định mặc dù có thể nói đây là
một nguồn vốn không không lãi suất hoặc lãi suất cực thấp. Điều này phụ
thuộc vào uy tín từ phía công ty và đối tác.Nếu tiếp cận được nguồn vốn này
thì đây là một hướng đi khả quan và lợi thế hơn. Nguồn nợ dài hạn từ ngân
hàng tuy có chi phí sửu dụng cao, nhưng công ty có đủ thời gian và uy tín để
có thể trả nợ tốt .Trong năm 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-
19, trước tình hình khó khăn chung, các ngân hàng tung hỗ trợ cho DN. Theo

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 102 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

ngân hàng nhà nước, từ đầu năm 2020 đến nay, để giảm bớt khó khăn do tác
động của dịch COVID-19, từ đó nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh,
tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với nền kinh tế, trên cơ sở diễn
biến kinh tế trong và ngoài nước, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần
các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, sẵn
sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương
mại tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện
giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi SXKD. Công ty cần xây
dựng kế hoạch đầu tư dài hạn.Khả thi nhất là tập trung vào mở rộng hoạt động
kinh doanh và đầu tư máy móc, các dây chuyền hiện đại để thay thế các máy
móc cũ. Việc đầu tư mở rộng này mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, một
mặt tiếp cận được nguồn đầu tư dài hạn từ các ngân hàng, ngoài ra giúp cho tỷ
lệ sinh lời đạt mức cao nhất.
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1 Phía Nhà nước
+ Nhà nước cần tiếp tục duy trì sự ổn định về chính trị , đầu tư phát triển
hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội tạo nền tảng, môi trường kinh tế lành mạnh,
ổn định cho các DN phát triển
+ Các chính sách, định hướng phát triển lâu dài cần được công bố rộng
rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp các DN xác định được hướng
đầu tư dài hạn
+ Nhà nước nên xây dựng các chỉ tiêu trung bình chuẩn cho ngành, qua
đó làm cơ sở để xác định được vị thế, từ đó tìm ra các điểm mạnh yếu để có
biện pháp điều chỉnh phù hợp.
+Kiềm chế lạm phát và giảm lãi suất huy động vốn từ các ngân hàng và
tổ chức tín dụng. Để có thể giúp cho các DN tiếp tục yên tâm SXKD.Bên
cạnh việc kiềm chế lạm phát thì việc Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải hạ

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 103 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

mức lãi suất trần huy động vốn, bởi mức lãi suất cao như hiện nay rất ít các
DN dám tiếp cận nguồn vốn này vì nguy cơ không trả nợ được cao.
+ Giải quyết kịp thời việc hoàn thuế GTGT được khấu trừ để công ty có
thêm vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh
3.3.2. Phía công ty
- Hoàn thiện quy trình đánh giá : Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích
rõ ràng để từ đó công tác tập hợp số liệu,thu thập tài liệu liên quan một cách
đầy đủ và có hệ thống, đảm bảo thông tin chính xác và kịp thời. Lập kế hoạch
phân tích và tiến hành phân tích có trọng tâm hơn thông qua việc xây dựng
một hệ thống các chỉ tiêu phân tích.
- Hoàn thiện các phương pháp đánh giá phân tích tình hình tài chính
trong DN
-Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công tác quản trị TCDN
-Kết hợp tốt công tác hạch toán kế toán , kiểm toán nội nộ với đánh giá
tài chính trong quản trị TCDN.

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 104 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

KẾT LUẬN
Đối với bất kỳ DN nào việc huy động và sử dụng vốn như thế nào cho
hiệu quả là điều quyết định sự thành bại của DN đó .Huy động được vốn đã
khó , sử dụng triệt để lại càng khó hơn.Chính vì vậy công tác quản trị và phân
tích tài chính trong DN là vô cùng quan trọng.
Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước
giải khát Hà Nội nhìn chung tình hình tài chính của công ty tương đối lành
mạnh , công tác quản trị tài chính đã được những hiệu quả nhất định.Tuy lợi
nhuận sau thuế thu về chưa cao nhưng công ty đã và đang từng bước khắc phục
tốt hơn. Sau quá trình thực tập , tìm hiểu ,đánh giá thực tế kết hợp với những
kiến thức đã học em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để DN
tham khảo và lựa chọn được giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình tài
chính
Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế , thời gian nghiên cứu tương đối
ngắn, hơn nữa đây lại là một đề tài khá rộng lớn. Vì vậy bài luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong nhận được sự thông cảm cũng như sự
đánh giá góp ý bổ sung cuat thầy cô giáo và các cô chú công tác tại Tổng
công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội để bài luận văn này được
hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn , giúp đỡ hết sức tận
tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Bùi Văn Vần cũng như sự hỗ trợ nhiệt
tình của các anh chị trong phòng tài chính – kế tóan nói riêng và tập thể cán
bộ công nhân viên Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
nói chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài luận này.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên :
Nguyễn Quang Huy

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 105 Lớp CQ55/11.03


Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tài chính Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
2018, 2019, 2020
2. Bộ Tài chính, “Thông tư 228/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ trích lập và
sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu
tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình
xây lắp tại doanh nghiệp” ngày 7/12/2009.
3. PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS. Nghiêm Thị Thà (đồng chủ
biên) (2015), “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” NXB Tài chính.
4. PGS.TS.Bùi Văn Vần – TS.Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình tài chính
doanh nghiệp , NXB Tài chính
5. Các luận văn chuyên đề cùng đề tài

SV: Đoàn Vũ Quỳnh Nga 106 Lớp CQ55/11.03


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên:

Khóa: ; Lớp

Đề tài: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
Nội dung nhận xét:

1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên


..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

2. Về chất lượng và nội dung của luận văn

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Hà Nội, ngày ….tháng....năm 2020


Điểm: - Bằng số Người nhận xét

- Bằng chữ
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện:..................................................................

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên:

Khóa: ; Lớp

Đề tài: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
Nội dung nhận xét:
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

.........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Điểm: - Bằng số: Người nhận xét

- Bằng chữ:

You might also like