You are on page 1of 68

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN


THÔNG VIỆT- HÀN

BÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ


Học Phần: “QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH”
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DAMSAN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH


Nhóm sinh viên thực hiện: Lương Gia Hy
Phạm Thị Hồng
Nguyễn Thị Thùy Trang
Võ Đức Sinh

Đà Nẵng, ngày 9 tháng 1 năm 2023

1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN


THÔNG VIỆT- HÀN

BÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ


Học Phần: “QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH”
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DAMSAN

Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH


Nhóm sinh viên thực hiện: Lương Gia Hy
Phạm Thị Hồng
Nguyễn Thị Thùy Trang
Nguyễn Đức Sinh

Đà Nẵng, ngày 9 tháng 1 năm 2023

2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thị
Như Quỳnh. Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện Đồ án môn học Quản trị tài chính,
chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô.
Cô giúp chúng em tích lũy được nhiều kiến thức và có cái nhìn sâu sắc hơn về quản trị tài
chính của một doanh nghiệp. Từ những kiến thức mà cô truyền tải cũng như chỉ dẫn,
chúng em đã hoàn thành được việc Quản trị tài chính của doanh nghiệp. Thông qua bản
báo cáo này, chúng em xin trình bày lại những gì mà mình đã được học và tự mình phân
tích về tình hình tài chính của công ty cổ phần Damsan.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bản Đồ án môn học Quản trị tài chính chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía các thầy cô để
bài Báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

3
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................................. 9
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................................. 11
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 12
1. Lý do lựa chọn đề tài.......................................................................................................12
2. Mục đích đề tài............................................................................................................. 12
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................13
5. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................... 13
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DAMSAN.........................................................14
1.1. Thông tin công ty............................................................................................................ 14
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển..........................................................................15
1.3. Mục tiêu và sứ mệnh......................................................................................................17
1.4. Lĩnh vực kinh doanh.......................................................................................................17
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý........................................................................................19
1.6. Chiến lược phát triển......................................................................................................21
1.7. Vị thế của công ty.......................................................................................................... 21
1.8. Phân tích thị trường......................................................................................................... 22
1.8.1. Thị trường ngành sản xuất sợi của Việt Nam hiện nay...............................................22
1.8.2. Khách hàng thị trường ngành sản xuất sợi Việt Nam.................................................23
1.8.3. Diễn biến giá xuất nhập khẩu sợi Việt Nam..............................................................24
1.9. Đối thủ cạnh tranh........................................................................................................... 25
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY...................................................26
2.1. Phân tích khối và phân tích chỉ số.....................................................................................26
2.1.1. Phân tích khối.......................................................................................................26
2.1.2. Phân tích chỉ số....................................................................................................27
2.2 Phân tích thông số............................................................................................................ 28
2.2.1 Khả năng thanh toán..............................................................................................28
2.2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời (Rc)...............................................................30
2.2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (Rq)...................................................................31
2.2.1.3 Vòng quay phải thu khách hàng (VPTKH).......................................................32
2.2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân (KTTbq)......................................................................34
2.2.2. Thông số nợ.......................................................................................................... 38
2.2.3 Khả năng sinh lợi...................................................................................................45
2.2.4 Thông số thị trường................................................................................................57
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DAMSAN...........................................................62
3.1. Vấn đề tài chính mà Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền hiện đang gặp phải.............................62
3.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả của công ty..................62

4
3.2.1. Tăng doanh thu.....................................................................................................62
3.2.2. Giảm chi phí......................................................................................................... 63
3.2.3. Khả năng thanh toán nợ.........................................................................................64
3.2.4. Quản lý hàng tồn kho.............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 67

5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

NNH Nợ ngắn hạn

TSNH Tài sản ngắn hạn

HTK Hàng tồn kho

NDH Nợ dài hạn

VPTKH Vốn phải thu khách hàng

VQPTKH Vòng quay phải thu khách hàng

VQTK Vòng quay tồn kho

CKCHHTK Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho

KTTbq Kỳ thu tiền bình quân

TVCSH Tổng vốn chủ sở hữu

ROA Thu nhập trên tổng tài sản

ROE Thu nhập trên vốn chủ

EPS Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành

6
P/E Giá trên thu nhập

LNGB Lợi nhuận gộp biên

Rd Tỷ lệ nợ trên tài sản

Rd/E Thông số nợ trên vốn chủ

LNRB Lợi nhuận ròng biên

7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Hiện Thời Của Công Ty Cổ Phần Damsan
Và Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 – 2021

Biểu đồ 2.2. Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Nhanh Của Công Ty Cổ Phần Damsan Và
Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.3. Hệ Số Vòng Quay Phải Thu Khách Hàng Của Công Ty Cổ Phần
Damsan Và Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.4. Hệ Số Kỳ Thu Tiền Bình Quân Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.5. Hệ Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.6. Hệ Chu Kỳ Chuyển Hóa Hàng Tồn Kho Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.7. Hệ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.8. Hệ Số Nợ Trên Tài Sản Của Công Ty Damsan Và Bình Quân Ngành
Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.9. Hệ Số Nợ Dài Hạn Trên Vốn Dài Hạn Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.10. Hệ Số Số Lần Đảm Bảo Vay Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.11. Hệ Số Lợi Nhuận Gộp Biên Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

8
Biểu đồ 2.12. Hệ Số Lợi Nhuận Hoạt Động Biên Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.13. Hệ Số Lợi Nhuận Ròng Biên Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.14. Hệ Số Vòng Quay Tài Sản Cố Định Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.15. Hệ Số Vòng Quay Tổng Tài Sản Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.16. Hệ Số Thu Nhập Trên Tổng Tài Sản (ROA) Của Công Ty Damsan Và
Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.17. Hệ Số Thu Nhập Trên Vốn Chủ (ROE) Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.18. Hệ Số Lãi Cơ Bản Trên Cổ Phiếu Lưu Hành (EPS) Của Công Ty
Damsan Và Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Biểu đồ 2.19. Hệ Số Giá Trên Thu Nhập (P/E) Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

9
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1:Logo công ty.................................................................................................................. 14
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý.....................................................................................................19
Hình 1.3: Biểu đồ khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam.............................................23
Hình 1.4: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu sợi của Việt Nam.......................................................24

10
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Ngoài vấn đề về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, một công ty không thể hoạt
động khả thi trong thời gian dài nếu như nó không thành công về mặt tài chính. Việc
quản trị tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp
đang hoạt động như thế nào? Hiện đang lỗ hay lãi? Có trong tay bao nhiêu tiền mặt? Có
đủ tiền để đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn hay không? Sử dụng tài sản hiệu
quả như thế nào? So sánh tốc độ phát triển và lợi nhuận thuần với các đối thủ trong cùng
ngành kinh doanh? Nguồn vốn đến từ đâu?….

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường
cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn
đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của nhiều doanh
nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà
quản lý cần phải cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định
đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và sử dụng vốn vay hiệu quả. Muốn vậy, các doanh
nghiệp cần nắm bắt những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng
nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên
cơ sở phân tích. Tuy vậy, trong khả năng hạn hẹp của mình, nhóm em xin phép được
trình bày phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi và các chỉ
số thị trường của doanh nghiệp.

2. Mục đích đề tài

Nội dung đề tài là tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính để thấy rõ
thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sản
phẩm của công ty và đưa ra giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt
động của công ty.

11
. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ
phần Damsan cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và sản phẩm
của công ty.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Tại Công ty cổ phần Damsan.
+ Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2019-2021.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của bài báo cáo dựa trên phân tích và tổng hợp các số
liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phân tích tình hình tài chính của công ty một cách rõ
ràng và khách quan nhất.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận thì đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Damsan

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty

Chương 3: Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty.

12
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DAMSAN
1.1. Thông tin công ty

Hình 1.1:Logo công ty

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DAMSAN

- Tên tiếng Anh : DAMSAN JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: Damsan JSC

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô A4 – Đường Bùi Viện – KCN.Nguyễn Đức Cảnh - Thành
phố Thái Bình.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 1000389853 do Sở Kế hoạch và Đầu


tư tỉnh Thái Bình cấp lần đầu ngày 12/06/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày
31/12/2021

- Vốn điều lệ : 380.694.500.000 đồng (tính đến ngày 31/12/2021 - Báo Cáo Thường
Niên 2021)

- Tel: (022) 7364.3826

- Fax: (022) 7364.2312

- Website: http://damsanjsc.vn/

- Mã cổ phiếu : ADS

13
- Sàn giao dịch: Hose

1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Tính đến nay Công ty Cổ phần Damsan đã thành lập được 16 năm. Sau đây là quá trình
hình thành và phát triển của công ty:
- Tháng 03/2006, Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Thái Bình và Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Artexport) đã đàm phán hợp tác đầu tư
thực hiện dự án Nhà máy kéo sợi dệt may hoàn tất công suất 3.500 tấn/năm tại Thái Bình.
Tháng 4/2006, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định phê duyệt dự án và cho Công ty
Cổ phần Thương mại đầu tư Thái Bình thuê đất để xây dựng Nhà máy sợi tại Khu công
nghiệp Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình.
- Tháng 06/2006, Công ty khởi công xây dựng nhà máy Damsan I với tổng vốn đầu
tư 121 tỷ đồng với công suất 2.880 tấn sợi OE/năm và 2.220 tấn sợi CD/năm tại khu công
nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình với các máy móc chính nhập
từ Cộng hòa LB Đức và Thụy Sỹ.
- Năm 2009, Công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam vàng” của Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
- Tháng 6/2010, Công ty tiếp tục mở rộng đầu tư nhà máy Damsan II với tổng vốn
đầu tư là 10 triệu USD với công suất là 3.600 tấn sợi OE/năm và 720 tấn khăn/năm tại
khu công nghiệp Gia Lễ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Các máy móc dây chuyền
công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ Cộng hòa LB Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản,..
- Năm 2013, Công ty được chứng nhận đáp ứng các tiêu chí về năng lực cạnh tranh
quốc tế và được trao tặng giải thưởng Sao vàng Đất Việt cùng danh hiệu Top 100
Thương hiệu Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Khai thác tối đa thị trường nước ngoài,
đưa kim ngạch xuất khẩu khăn và sợi từ 32 triệu USD (năm 2012) lên 38,7 triệu USD
(năm 2013).
- Năm 2014, Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh sợi OE, CD và kinh
doanh bông nguyên liệu, kinh doanh sợi qua việc gia công, sản xuất và xuất khẩu khăn
bông; Đầu tư thành công dây chuyền sợi cọc với 12.000 cọc và lắp đặt lại máy móc thiết

14
bị cho phù hợp với sản xuất; Xây dựng chủ trương dài hạn phát triển công ty tới năm
2018; Vận hành tài chính tiền tệ trong xuất nhập khẩu, đảm bảo có lãi.
- Ngày 19/11/2015, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Damsan, phù
hợp với định hướng phát triển và chiến lược của Công ty giai đoạn 2015 - 2020.
- Năm 2015, bàn giao đưa vào sử dụng tòa nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại
56 Trần Hưng Đạo, Phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình. Bên cạnh đó, Công ty
đã được Tỉnh Thái Bình chấp thuận đầu tư tòa nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại
Tổ 39, 40 Phường Quang Trung, thành phố Thái Bình cao 15 tầng, quy mô 286 căn hộ
- Ngày 29/06/2016, Công ty thực hiện ngày giao dịch cổ phiếu đầu tiên trên HOSE
với mã chứng khoán là ADS. Trong năm 2016, Công ty đầu tư thành công nhà máy sợi
EIFFEL gần 300 tỷ với quy mô 40.000 cọc sợi tại Xã Đông Mỹ, Huyện Đông Hưng, Tỉnh
Thái Bình.
- Ngày 15/12/2017, phát hành chào bán thành công 8,6 triệu cổ phiếu với giá bán
trung bình 17.000đ/cổ phiếu. Bên cạnh đó, bàn giao đưa vào sử dụng tòa nhà ở xã hội cho
người thu nhập thấp tại Tổ 39, 40 Phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, quy mô
286 căn hộ vào tháng 7/2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt hơn 42 triệu USD, tăng 78%
so với năm 2016 và vượt 6% so với kế hoạch, cho thấy Công ty đã rất nỗ lực đẩy mạnh
tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu trong năm vừa qua.
- Năm 2018, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, bám sát diễn biến thị
trường, linh hoạt trong xử lý tình huống, đa dạng thị trường tiêu thụ và phát triển khách
hàng, các dự án bất động sản triển khai thuận lợi. Các lô đất hiện Công ty đã bán 95%,
tiền bán đất cơ bản đã thu theo đúng tiến độ. Toà nhà xã hội cho người thu nhập 15 tầng
tại Phường Quang Trung đã đi vào khai thác.
- Năm 2020, Công ty tăng vốn điều lệ lên 280.694.500.000 đồng thông qua việc
phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019.
- Tháng 12/2021, Công ty đã hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ
đông hiện hữu với tổng số cổ phiếu chào bán thành công là 10.000.000 cổ phiếu theo
Giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng số 218/GCN-UBCK
ngày 04/10/2021, tăng vốn điều lệ của Công ty lên 380.694.500.000 đồng.

15
1.3. Mục tiêu và sứ mệnh

● Mục tiêu: Sáng tạo không ngừng phát triển con người và trở thành doanh nghiệp
toàn cầu đứng hàng đầu, tiên phong trong ngành sợi/dệt và phát triển tập trung chuyển
đổi vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao nhưng vẫn giữ cốt lõi là dệt may và bất động
sản.

● Sứ mệnh: Chúng tôi ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường,
quản trị hiện đại, đội ngũ chuyên nghiệp và văn hóa doanh nghiệp cầu tiến sáng tạo,
thông qua tiết giảm tiêu hao nguồn tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường để đóng
góp cho xã hội, mang đến cho cộng đồng những sản phẩm dịch vụ hiện đại và thân thiện.
Lấy tầng lớp thu nhập trung lưu và thu nhập thấp làm trung tâm.

● Giá trị cốt lõi: - Phục Vụ Khách Hàng: Trân trọng khách hàng, luôn có giải pháp
hữu ích, hợp lý để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

- Đồng Tâm Hiệp Lực: Mỗi người trong Damsan cần chung sức cùng nhau hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Liên Tục Cầu Tiến: Không thỏa mãn với hiện trạng, luôn khát vọng cải tiến kết
quả công việc, hiệu quả làm việc và chất lượng cuộc sống.

- Cùng Nhau Phát Triển: Gắn kết sự phát triển của Damsan với mọi người trong xã
hội và mỗi cán bộ công nhân viên Damsan.

1.4. Lĩnh vực kinh doanh

Công ty Cổ phần Damsan đang hoạt động trên thị trường với các lĩnh vực kinh doanh
như:

- Gia công, sản xuất :

+ Sản xuất vải dệt thoi

+ Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)

+ Sản xuất thảm, chăn, đệm.

+ Sản xuất sợi

16
+ Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

- Xây dựng:

+ Xây dựng công trình đường bộ

+ Xây dựng công trình điện

+ Xây dựng công trình cấp nước, thoát nước

+ Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc

+ Xây dựng công trình công ích khác

+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

+ Xây dựng nhà không để ở

+ Xây dựng nhà để ở

- Bán buôn:

+ Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép

+ Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

+ Bán buôn kim loại và quặng kim loại

+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

- Bán lẻ trong các cửa hàng chuyên doanh:

+ Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da

+ Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt trong xây dựng

- Lắp đặt:

+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí

+ Lắp đặt hệ thống điện

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ hữu hình khác không kèm người điều khiển

- Hoàn thiện sản phẩm dệt

17
- Hoàn thiện công trình xây dựng

Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của Công ty

- Sản phẩm sợi

- Khăn bông

- Bất động sản

1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý

18
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm có:

1. Đại hội đồng Cổ đông;

2. Hội đồng Quản trị;

3. Ban Kiểm soát;

4. Ban Điều hành (Ban giám đốc);

5. Các Phòng ban chức năng.

Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Damsan (ĐHĐCĐ) gồm tất cả các cổ đông
có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty thực hiện quyền và
nghĩa vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định và phương án, nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, tăng (giảm) vốn Điều lệ, phân chia lợi nhuận , cổ tức; quyết định sửa đổi, bổ
sung Điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết
định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp
luật và Điều lệ Công ty.

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01
(một) Chủ tịch HĐQT và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ 05 (năm) năm. HĐQT nhân
danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt
động của Ban Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và
nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và
Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ Công ty bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài
chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng giám đốc.

Tổng Giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có quyền và nhiệm vụ thực hiện
các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông. Quyết định các vấn đề
mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Công ty

19
ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh
hằng ngày của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.

1.6. Chiến lược phát triển

- Đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại tân tiến nhất tại mỗi thời điểm đầu tư

- Xây dựng đội ngũ lao động lành nghề và trung thành

- Tạo lập hệ thống quản trị hiện đại và văn hóa doanh nghiệp lành mạnh

- Hội nhập và phục vụ toàn cầu

- Công ty phát triển theo luật pháp và luôn vì lợi ích của cổ đông cùng toàn thể
người lao động trong công ty

- Trách nhiệm xã hội, từ thiện cùng cộng đồng chung tay để giải quyết khó khăn của
xã hội

1.7. Vị thế của công ty

Thị trường cung ứng xơ sợi của Việt Nam hiện nay có thể chia làm 3 nhóm chính bao
gồm các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Là doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần Damsan đã không ngừng nỗ lực, vượt
qua những khó khăn thử thách từ các yếu tố bên ngoài đến nội bộ Công ty để nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển bền vững và nắm bắt cơ hội từ xu thế dệt may
toàn cầu và của Việt Nam. Công ty hiện đang quản lý trực tiếp 02 nhà máy và quản lý
gián tiếp 01 nhà máy thông qua công ty con - Công ty Cổ phần Sợi Eiffel với tổng công
suất 16.560 tấn sợi/năm và 2.040 tấn khăn/năm.

Hiện nay, Công ty đang chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản, cả bất động sản
nhà ở lẫn bất động sản khu công nghiệp. Do bất động sản trước giờ không phải là mảng
kinh doanh chính của Công ty nên Công ty đang từng ngày nỗ lực xây dựng phát triển,
hoàn thiện mình với quyết tâm cao nhất thông qua việc đầu tư những dự án bất động sản
có pháp lý hoàn chỉnh, vị trí đắc địa, đẩy nhanh quá trình thi công các dự án... Từ đó,

20
từng bước xây dựng vị thế Công ty trong lĩnh vực bất động sản tỉnh Thái Bình và trên
toàn quốc.

1.8. Phân tích thị trường

1.8.1. Thị trường ngành sản xuất sợi của Việt Nam hiện nay

Theo nhận định của các chuyên gia, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
(CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang là những cơ hội
rất lớn cho ngành dệt may sự phát triển của ngành dệt may. Đặc biệt các yêu cầu về quy
tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của CPTPP và từ vải của EVFTA để được hưởng ưu đãi thuế
đang vừa là thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam từng bước
giải quyết được “nút thắt cổ chai” tại khâu dệt nhuộm của chuỗi cung ứng. Hiện các DN
ngành may vẫn đang phải nhập khoảng hơn 6 tỷ m 2 vải mỗi năm để làm hàng xuất khẩu.
Dưới tác động của CPTPP và EVFTA, chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển về
Việt Nam. Các nhà đầu tư dệt may chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư các nhà máy sản
xuất vải. Sự dịch chuyển này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành sợi.

Có thể nói Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA quan trọng. Sau
hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15% năm, dệt may Việt
Nam đã vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, đứng top đầu về xuất khẩu
(đạt gần 40 tỷ USD năm 2019) và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may đứng
thứ 5 thế giới

Kết quả khảo sát của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho thấy, về độ sẵn sàng và
mức độ công nghệ phù hợp nhất với CMCN 4.0 của các DN dệt may ngành sợi đang ở
mức cao nhất. Đồng thời đây cũng đang ở mức cao nhất về tự động hóa.

21
Hình 1.3: Biểu đồ khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam

1.8.2. Khách hàng thị trường ngành sản xuất sợi Việt Nam

Với ngành sản xuất sợi thì khách hàng chủ yếu là các nhà máy may tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nguồn cung vải trong nước để khai
thác lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam – Anh (UKVFTA)…. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã khai thác lợi thế sản
xuất trong nước để xuất khẩu sang châu Âu, hưởng lợi thế theo EVFTA. Theo các doanh
nghiệp, cơ hội tăng xuất khẩu sang châu Âu đã tạo chất xúc tác để các nhà sản xuất
nguyên phụ liệu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nhà máy, chuẩn bị và cung ứng nguyên phụ liệu
“made in Vietnam” nhiều hơn. Việt Nam còn xuất khẩu sợi ra các nước như Hàn Quốc,
Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar. Các cơ chế chính sách hỗ trợ đối với doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn được nhà nước tiếp tục duy trì. Đồng thời, chính
sách quản lý bông tồn kho tại Trung Quốc dẫn tới giá bông đầu vào tại Trung Quốc cao
hơn giá bông thế giới, Trung quốc cần nhập số lượng sợi cotton lớn phục vụ cho nhu cầu
sản xuất vải trong nước. Sợi cotton Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được hưởng ưu
đãi thuế quan 0% theo FTA Asean Trung Quốc. Năng lực cạnh tranh của sợi Việt Nam
tại thị trường Trung Quốc được cải thiện và khai thác thêm thị trường khăn bông chất

22
lượng cao tại Nhật Bản, Úc. Myanmar giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng
đột biến ngay từ đầu năm 2021.

Hình 1.4: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu sợi của Việt Nam

1.8.3. Diễn biến giá xuất nhập khẩu sợi Việt Nam

Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA) cho
thấy, xuất khẩu hàng dệt may, xơ sợi, vải... của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 đạt
18,73 tỷ USD, tăng 20,81% so với cùng kỳ 2021. Còn theo con số của Hiệp hội Dệt may
Việt Nam (Vitas) đưa ra, trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu xơ sợi dự kiến đạt xấp
xỉ 3 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm 2021 là 5,6 tỷ USD.

Với kết quả này, VCOSA cho biết Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Hàn Quốc để
trở thành nước xuất khẩu xơ sợi lớn thứ 6 thế giới. Tính chung năm 2021, lượng bông
nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt 1,67 triệu tấn, trị giá 3,23 tỷ USD, tăng 14,5% về
lượng và tăng 41,6% về trị giá so với năm 2020. Về giá, theo xu hướng tăng của giá bông
thế giới, giá bông nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng trong năm 2020. Trong
đó, giá bông nhập khẩu trung bình vào Việt Nam trong tháng 12/2021 ở mức 2.219
USD/tấn, giá tăng 27 USD/tấn so với tháng 11/2021 và tăng 656 USD/tấn so với tháng
12/2020 (tăng 1,2% so với tháng 11/2021 và tăng 41,9% so với tháng 12/2020). Năm

23
2021, giá bông nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt trung bình 1.927 USD/tấn, tăng
24,5% so với năm 2020.

"Năm 2021, giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất xơ, sợi tăng khiến giá xuất khẩu
trung bình mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ,
sợi dệt của Việt Nam sang các thị trường trong năm 2021 đa phần tăng trưởng ở mức hai
con số so với năm 2020", báo cáo của Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam cho hay. Giá xuất
khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.317
USD/tấn, tăng 32,5% so với tháng 11/2021 và tăng 86,9% so với tháng 12/2020. Tính
chung năm 2021, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đạt 2.965
USD/tấn, tăng 37,9% so với năm 2020. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu xơ, sợi dệt sang
thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) có mức giá cao nhất là 5.493 USD/tấn và giá xuất
khẩu sang thị trường Mỹ có thấp nhất, đạt 1.284 USD/tấn. Đáng chú ý, giá xuất khẩu
trung bình mặt hàng này sang một số thị trường tăng mạnh như: Thổ Nhĩ Kỳ tăng
103,3%; Pakistan tăng 134,1%.

1.9. Đối thủ cạnh tranh

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong rất ít quốc gia tại châu Á đã
mở rộng hoạt động sản xuất của ngành kéo sợi. Không chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài
như Texhong Group (Hồng Kông), Itochu (Nhật Bản) mà cả các doanh nghiệp trong
nước như Sợi Thế Kỷ, Việt Thắng,Vũ Đăng cũng đã tăng vốn đầu tư vào ngành công
nghiệp này. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu phần lớn lượng sợi sản xuất ra, tình hình
cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá bán diễn ra gay gắt. Không chỉ thế, việc Hiệp
định TPP và các hiệp định thương mại tự do khác được ký kết năm 2015 sẽ không chỉ
tạo ra cơ hội mà cũng thêm nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may vì họ phải
đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp mới (cả trong nước và nước
ngoài) thành lập hoặc mở rộng nhà máy tại Việt Nam để được hưởng lợi ích từ các hiệp
định này.

24
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
- Phân tích tài chính là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động
tài chính. Các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần hoàn
trong cơ thể con người. Hầu như mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động của công ty
đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Bản thân công ty cũng như các nhà cung
cấp vốn bên ngoài – chủ nợ và nhà đầu tư - tất cả đều cần phải phân tích tài chính để
nắm vững tình hình tài chính của công ty.

2.1. Phân tích khối và phân tích chỉ số

- Phân tích khối và phân tích chỉ số thường được kết hợp với phân tích thông số.
Nếu sử dụng cả ba ông cụ hỗ trợ theo những cách thức khác nhau thì việc phân tích sẽ
giúp các nhà quản trị đưa ra các hành động điều chỉnh chỉnh tốt hơn. Do vậy, phân tích
báo cáo tài chính đầy đủ phải bao gồm cả phần phân tích thông số, chỉ số, và phân tích
khối.

2.1.1. Phân tích khối

- Phân tích khối là phương pháp biểu diễn các khoản mục của bảng cân đối kế toán
theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản và các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số.

25
Hình 2.1: Phân tích khối của Bảng cân đối kế toán

Hình 2.2: Phân tích khối của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.2. Phân tích chỉ số

- Phân tích chỉ số là một phương pháp phân tích các báo cáo tài chính theo cách mà
nhà quản lý so sánh các khoản mục trong báo cáo với các giá trị lịch sử.

26
Hình 2.3: Phân tích chỉ số của Bảng cân đối kế toán

Hình 2.4: Phân tích chỉ số của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.2 Phân tích thông số

2.2.1 Khả năng thanh toán

Phân tích tình hình tài chính, khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến
động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực
trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ trong
các thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ

27
tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Bảng 1:Thông số khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Công Đơn vị Công ty Ngành


thức

2019 2020 2021 2019 2020 2021

TSNH
Rc NNH 1.12 1.15 1.24 1.19 1.36 1.28

TSNH− HTK
Rq NNH 0.80 0.79 0.80 0.61 0.67 0.78

DTTD Vòng
VQPTK PTKHbq
H 7.00 5.37 7.11 6.86 5.65 5.77

360 Ngày
KTT(bq) VQPTKH
51.43 67.04 50.63 52.55 63.76 63.97

GVHB Vòng
VQTK TKbq 4.18 2.96 2.56 3.38 3.05 2.73

360 Ngày
CKCHH VQTK
TK 86.12 121.62 140.63 153.87 188.44 205.52

2.2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời (Rc)

28
Biểu đồ 2.1. Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Hiện Thời Của Công Ty Cổ Phần Damsan
Và Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 – 2021

Một trong những thông số phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để đo lường khả
năng thanh toán là thông số khả năng thanh toán hiện thời. Thông số này đo lường khả
năng của công ty trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó
với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Thông số này nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa
thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn tương quan với các khoản nợ ngắn hạn. Thông số
này còn cho biết một đồng nợ ngắn hạn khi đến hạn trả thì sẽ có bao nhiêu đồng tài sản
ngắn hạn tài trợ.

Nhìn vào sơ đồ 2.1, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty của năm 2019
là 1.118 lần, sang năm 2020 tăng lên 1.153 lần và năm 2021 tăng lên 1.236 lần. Tức là
năm 2019, 1 đồng NNH được đảm bảo 1.118 đồng TSNH, sang năm 2020 thì 1 đồng
NNH được đảm bảo bằng 1.153 đồng TSNH và năm 2021 thì 1 đồng NNH được đảm bảo
bằng 1.236 đồng TSNH. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
của Damsan ở mức tốt ( >1 ). Thông số khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng

29
dần qua các năm nhưng năm 2019, 2020, 20212021 vẫn đều lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty
có khả năng đáp ứng tốt trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khả năng
thanh toán hiện thời mặc dù còn rất thấp nhưng đã tăng dần qua các năm , công ty cũng
đã đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Từ đó ta thấy công ty đang làm ăn ổn
định.

2.2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (Rq)

Biểu đồ 2.2. Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Nhanh Của Công Ty Cổ Phần Damsan Và
Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Thông số này là một công cụ hỗ trợ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện
thời khi đánh giá khả năng thanh toán thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn trừ
hàng tồn kho với nợ ngắn hạn, phản ánh một đồng nợ ngắn hạn khi đến hạn trả sẽ có bao
nhiêu nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính chuyển hóa thành tiền cao (như tiền mặt và
phải thu khách hàng) tài trợ.

30
Nhìn vào sơ đồ 2.2, ta thấy năm 2019, một đồng NNH của công ty đang được đảm
bảo bằng 0,799 đồng TSNH sau khi đã trừ đi HTK. Năm 2020 chỉ số này giảm xuống
0,792 đồng và tiếp tục tăng trong năm 2021 lên 0,798 đồng.Với thông số khả năng thanh
toán nhanh của công ty tăng và giảm dần qua các năm nhưng đều nhỏ hơn 1 trong những
năm 2019, 2020 và 2021. Chứng tỏ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của
công ty nằm ở mức đi không ổn định. Cụ thể như sau, chỉ số này là 0.799 vào năm 2019,
đến năm 2020 là 0.792 giảm 0.07 so với năm 2019. Năm 2021 chỉ số này là 0,798 tăng
0.06 so với năm 2020.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số khả năng thanh toán nhanh của CTCP
Damsan qua 3 năm đều cao hơn nhưng không nhiều lắm. Cụ thể năm 2019 cao hơn 0.389
và năm 2020, 2021 cao hơn lần lượt là 0.125 và 0.013. Khi kết hợp với thông số khả năng
hiện thời, có thể tạm kết luận rằng công ty cũng hiện đang duy trì tương đối nhiều hàng
tồn kho hơn so với các công ty trong ngành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công
ty nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty vẫn chưa
ổn, nhưng các chỉ số này đều cao hơn ngành nên vẫn tốt hơn các công ty trong ngành.

Tóm lại, so sánh khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của
CTCP Damsan qua các năm và so với bình quân ngành cho thấy khả năng thanh toán
hiện thời lớn hơn 1 nhưng khả năng thanh toán nhanh lại nhỏ hơn 1. Như vậy ta thấy
được khả năng thanh toán hiện thời ổn định hơn khả năng thanh toán nhanh.

2.2.1.3 Vòng quay phải thu khách hàng (VPTKH)

31
Biểu đồ 2.3. Hệ Số Vòng Quay Phải Thu Khách Hàng Của Công Ty Cổ Phần Damsan
Và Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Thông số này cho biết số lần phải thu khách hàng được chuyển hóa thành tiền trong
năm. Thông số này cho biết số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh thu
thành tiền mặt càng ngắn. Ở đây, công ty không có thông tin về doanh thu tín dụng nên
được sử dụng số liệu của tổng doanh thu để tính số vòng quay phải thu khách hàng.

Nhìn vào biểu đồ 2.3, ta thấy VQPTKH của CTCP Damsan năm 2019 công ty có 7
vòng phải thu khách hàng được chuyển hóa thành tiền trong năm. Con số này ở năm 2020
và 2021 lần lượt là 5,37 và 7,11. Số vòng của công ty giảm rồi lại tăng lên của số
VQPTKH từ năm 2019 đến 2021 (2019 - 2020 giảm 1,63 vòng, 2020 - 2021 tăng lên 1,74
vòng). Với Hệ số vòng quay khoản phải thu vừa lên vừa xuống chứng tỏ chứng tỏ doanh
khả năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của Công ty Damsan chưa hiệu
quả. Chỉ số này cao cũng cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp tăng sau khi khách hàng
thanh toán các khoản nợ. Doanh nghiệp không có nhiều nợ xấu và có thể đảm bảo việc
giải phóng hạn mức tín dụng sau này. Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng có thể

32
đưa ra đánh giá ban đầu về hoạt động của Công ty này chủ yếu dựa trên tiền mặt. Công ty
cũng rất thận trọng trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này sẽ giúp Công ty
ngăn ngừa rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên, nó có thể làm Công ty Damsan mất đi các khách
hàng tiềm năng, mang lại lợi nhuận cho mình. Nhìn chung có thể đánh giá là một trạng
thái tài chính tích cực cho công ty.

So với chỉ số bình quân ngành, VQPTKH bình quân của ngành thấp hơn so với Công
Ty Damsan vào năm 201919 và 2021. Cụ thể năm 2019 thấp hơn 0,14 vòng vào 2019,
2021 thấp hơn và 1,37 vòng. Điều đó cho thấy phải thu khách hàng của Công ty Damsan
có tốc độ chuyển hóa chậm hơn nhiều so với ngành, mức độ hiệu quả của công ty trong
khả năng thu nợ là không được tốt. Đồng thời cũng có thể nhận thấy dấu hiệu của chính
sách thu hồi nợ lỏng lẻo trong những năm gần đây khiến doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc thu hồi nợ khách hàng.

Để xác định được hiệu quả thu hồi nợ trên thực tế của công ty Damsan có thực sự tốt
hay không thì nên chuyển số vòng quay phải thu sang đơn vị là ngày để biết được số
ngày bình quân doanh số được duy trì dưới hình thức phải thu khách hàng đến khi thu hồi
nợ và chuyển hóa thành tiền. Điều đó dựa trên thông số kỳ thu tiền bình quân.

2.2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân (KTTbq)

33
Biểu đồ 2.4. Hệ Số Kỳ Thu Tiền Bình Quân Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Thông số này cho biết số ngày doanh thu duy trì dưới hình thức phải thu khách hàng
cho đến khi được thu hồi và chuyển hóa thành tiền là bao nhiêu ngày. Thông số này càng
nhỏ sẽ càng tốt.

Nhìn vào biểu đồ 2.4, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của Damsan có sự tăng và giảm
qua các năm. Thông số này cho biết số ngày doanh số duy trì dưới hình thức phải thu
khách hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển hóa thành tiền từ năm 2019 đến năm
2021 lần lượt là 51.429 ngày 67,039 ngày và 50.633 ngày. Ta thấy chỉ số qua 3 năm có
xu hướng thấp dần cho thấy công ty thu hồi tiền thanh toán nhanh hơn.

So với chỉ số bình quân ngành, kỳ thu tiền bình quân của Damsan có sự chỉ số thấp
hơn. Cụ thể năm 2019 và 2021 thấp hơn lần lượt là 1,125 và 13,334 ngày và 2020 cao
hơn 3,277 ngày. Có thể thấy thấp hơn so với ngành. Vì thông số vòng quay khách hàng

34
cao hơn nên kỳ thu tiền bình quân của công ty ngắn hơn so với các công ty cùng ngành.
Số liệu này cho thấy công ty đã cố gắng tốt ở mặt này.

2.2.1.5. Vòng quay hàng tồn kho (VTK)

Biểu đồ 2.5. Hệ Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Để nắm được hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty, chúng ta xem
xét thông số VQHTK. Thông số này cho biết hàng tồn kho phải quay bao nhiêu vòng để
chuyển thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm. Nhìn vào sơ
đồ 2.5, ta thấy số VQHTK của Damsan có xu hướng giảm qua các năm, giảm mạnh năm
2019-2020, và năm 2020- 2021 mức giảm không đáng kể. Cụ thể, thông số vòng quay
hàng tồn kho cho biết Damsan có hàng tồn kho phải quay 4,18 vòng để có thể chuyển hóa
thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm 2019. Và hai năm
tiếp theo thông số này đã có xu hướng giảm đi, lần lượt năm 2020 là 2,96 vòng và năm
2021 là 2,56 vòng. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng giảm qua các năm nghĩa là hàng
tồn kho nhiều hơn, doanh nghiệp bán hàng chậm hơn, tiền mặt bị đọng vào hàng tồn

35
kho/giá vốn. Qua đây, chứng tỏ hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty qua các năm
kém hiệu quả dần. Vòng quay hàng tồn kho thấp qua các năm có thể cho thấy doanh số
bán hàng bán hàng của những năm sau giảm dần và có thể nhu cầu đối với sản phẩm của
công ty giảm.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số vòng quay hàng tồn kho của Damsan năm
2019 cao hơn bình quân ngành, cụ thể cao hơn 0,797. Nhưng kể từ năm 2020 đến 2021
thì thông số vòng quay hàng tồn kho của Damsan nhỏ hơn bình quân ngành, cụ thể lần
lượt là 0,093 và 0,193. Từ đó cho thấy năm 2019 có dấu hiệu kém hiệu quả trong hoạt
động quản trị hàng tồn kho nhưng đến năm 2020 và 2021 hàng tồn kho bắt đầu có phát
triển tốt. Để xem xét tốt hơn hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho thì có thể chuyển
đổi số vòng quay hàng tồn kho sang đơn vị là ngày hay còn gọi là chu kỳ chuyển hóa
hàng tồn kho.

2.2.1.6. Đối với Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho (CKCHHTK)

Biểu đồ 2.6. Hệ Chu Kỳ Chuyển Hóa Hàng Tồn Kho Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

36
Thông số cuối cùng trong nhóm các thông số khả năng thanh toán là chu kỳ chuyển
hóa hàng tồn kho hay còn gọi là kỳ dự trữ bình quân. Thông số này xác định số ngày dự
trữ hàng trong kho. Nếu số ngày dự trữ dài hơn so với mức bình quân ngành, điều này
chứng tỏ tồn kho bị tồn đọng quá nhiều và có nguy cơ công ty phải giảm giá mạnh để giải
phóng hàng tồn kho.

Nhìn vào biểu đồ 2.6, ta thấy số chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho của Damsan có xu
hướng tăng qua các năm.Với Damsan, số ngày lưu trữ hàng tồn kho trong năm 2019 là
86,124 ngày, năm 2020 là 121,622 ngày, năm 2021 là 140,625 ngày. Qua đây, cho thấy
thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho qua 3
năm của Damsan là lớn dần. Thông số này càng thấp thì chứng tỏ công ty hoạt động tốt
hơn. Nhưng so với bình quân ngành thì công ty xi măng Damsan có sự chênh lệch khá
lớn. Cụ thể là Bình quân ngành với chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho cao hơn 67.741
ngày so với công ty Damsan vào năm 2019. Và cao hơn năm 2020 và 2021 lần lượt là
66.819 và 144,9. Từ đó cho thấy so với các công ty khác trong ngành, hàng tồn kho của
Damsan còn rất nhiều.

2.2.1.7. Nhận Xét Chung Về Thông Số Khả Năng Thanh Toán

Nhìn chung, sau khi so sánh thông số khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh
toán nhanh, vòng quay phải thu khách hàng, kỳ thu tiền bình quân kết hợp với vòng quay
hàng tồn kho và chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho qua các năm và so với bình quân ngành
cho thấy công ty có dấu hiệu khá tốt về khả năng thanh toán vẫn nhỉnh hơn các công ty
trong ngành. Công ty đang làm chưa tốt công tác thu hồi các khoản phải thu, vòng quay
chuyển hóa hàng tồn kho chậm hơn so với các công ty cùng ngành, công ty cần cố gắng
cải thiện.

2.2.2. Thông số nợ

Phân tích tình hình tài chính, thông số nợ là đánh giá tình hình chiếm dụng vốn
của doanh nghiệp cũng như đánh giá việc doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Phân tích
công nợ bao gồm phân tích các khoản công nợ phải thu và các khoản công nợ phải trả để

37
từ đó đánh giá sự hợp lý của các khoản công nợ, và đưa ra giải pháp điều chỉnh. Cụ thể là
:
Bảng 2:Thông số nợ

Chỉ tiêu Công thức Công ty Ngành

2019 2020 2021 2019 2020 2021

Thông số nợ trên Tổng nợ


vốn chủ (Rd/e)

TVCSH 3.30 3.35 2.40 2.00 1.88 1.39

Tỷ lệ nợ trên tài Tổng nợ


sản (Rd)

Tổng tài sản 0.77 0.77 0.71 0.63 0.59 0.54

Tổng nợ dài hạn TNDH


trên vốn dài hạn

TNDH+VCSH 0.22 0.19 0.15 0.16 0.11 0.08

Số lần đảm bảo lãi Lợi nhuận 0.14 0.30 2.65 3.32 3.45 12.89
vay thuần

38
Chi phí tài
chính

2.2.2.1 Thông số nợ trên vốn chủ (Rd/e)

Biểu đồ 2.7. Hệ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Thông số nợ trên vốn chủ được dùng để phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của công
ty. Thông số này cho biết các chủ nợ cung cấp bao nhiêu đồng tài trợ so với mỗi đồng mà
cổ đông cung cấp. Hay một đồng vốn chủ đảm bảo bao nhiêu đồng vốn vay. Đây là thông
số mà thông thường các chủ nợ đều muốn thông số này thấp.

39
Nhìn vào sơ đồ 2.7, ta thấy RD/E của Damsan qua các năm tăng giảm không ổn định
và duy trì ở mức lớn hơn 1.Thông thường, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 thì tài sản của công ty
được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của công ty được tài trợ
chủ yếu bởi các vốn chủ sở hữu. Cụ thể, năm 2019, một đồng vốn chủ sở hữu đang đảm
bảo cho 3,3 đồng vốn vay. Hay nói cách khác, các chủ nợ cung cấp 3,3 đồng tài trợ so với
mỗi đồng vốn mà cổ đông cung cấp. Năm 2020, 2021, tỷ lệ này lần lượt là 3,354 và 2,4
lần. Nguyên nhân tăng giảm qua các năm là vì nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả
người bán và người mua trả tiền trước chưa giảm nhiều đến tổng nợ có lúc tăng rồi giảm,
đồng thời, VCSH tăng trong các giai đoạn 2019 – 2020 và 2020 - 2021. Điều này cho
thấy qua 3 năm thì công ty có nguồn vốn doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, nhưng
vẫn còn nợ bên ngoài không nhiều nên chịu nhiều áp lực tài chính và kinh doanh ít có
hiệu quả.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ nợ trên vốn chủ của công ty cao hơn so với bình quân
ngành. Cụ thể năm 2019 cao hơn 1,301 và năm 2020, 2021 cao hơn lần lượt là 1.471 và
1,008. Qua đây, có thể thấy thông số nợ trên vốn chủ của Damsan cao hơn bình quân
ngành và lớn hơn 1, do đó có thể kết luận, mức độ sử dụng vốn vay của Damsan không
được tốt. Tỷ lệ này tạo cho chủ nợ một cảm giác không an toàn vì họ biết được công ty có
sử dụng nhiều vốn vay.

2.2.2.2. Tỷ lệ nợ trên tài sản (Rd)

40
Biểu đồ 2.8. Hệ Số Nợ Trên Tài Sản Của Công Ty Damsan Và Bình Quân Ngành Giai
Đoạn 2019 - 2021

Tiếp theo là thông số nợ trên tài sản, thông số này phản ánh tài sản được tài trợ từ
nguồn vốn vay như thế nào. Thông số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của công
ty được tài trợ bằng vốn vay. Nhìn vào biểu đồ 2.8, ta thấy thông số này tăng nhẹ năm từ
năm 2019 - 2020 rồi giảm từ năm 2020 - 2021 với tỷ lệ lần lượt là 0,767 tiếp theo là 0,77
và 0,706. Điều này cho thấy công ty vẫn đang trả nợ tốt qua các năm. Trong năm 2019,
76,7% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 23,3% còn lại được tài trợ từ vốn
chủ. Tương tự, tỷ lệ này vào năm 2020 là 77% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn
vay, 23% còn lại được tài trợ từ vốn chủ và năm 2021 là 70,6% tài sản của công ty được
tài trợ bằng vốn vay, 29,4% còn lại được tài trợ từ vốn chủ. Tỷ lệ này được cho là chưa
an toàn. Tỷ lệ này giảm dần qua 3 năm cho thấy mức nợ đã tăng nhẹ năm 2020 và giảm
nhẹ năm 2021 trong khi vốn chủ sở hữu tăng dần, tình hình tài chính của công ty đã có
dấu hiệu chuyển biến tích cực qua 3 năm.

41
So với chỉ số bình quân ngành, thông số nợ trên tài sản của Damsan qua 3 năm đều
cao hơn. Cụ thể năm 2019 cao hơn 0,139 và năm 2020, 2021 cao hơn là 0,181 và 0,168.
Điều này cho thấy, rủi ro tài chính của công ty cao hơn so với ngành.

2.2.2.3 Tổng nợ dài hạn trên vốn dài hạn

Biểu đồ 2.9. Hệ Số Nợ Dài Hạn Trên Vốn Dài Hạn Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Ngoài hai thông số trên, chúng ta có thể tính tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn
của công ty. Thông số này cho biết tỷ lệ nợ dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng cơ cấu
vốn dài hạn của công ty và thông số này được đánh giá là càng nhỏ càng tốt. Nhìn vào
biểu đồ 2.9, ta thấy thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn của Damsan qua 3 năm có sự
biến động. Cụ thể, tỷ lệ nợ dài hạn chiếm 0.219 trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty
vào năm 2019, chiếm 0.188 trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty vào năm 2020 và
0.148 vào năm 2021. Thông số này của Damsan giảm từ năm 2019 - 2021, nợ dài hạn của
công ty giảm và công ty có sự chuyển biến tích cực về tài chính. Tuy nhiên, thông số này
duy trì ở mức bé hơn 1 rất rất nhiều chứng tỏ công ty vẫn hoạt động tốt.

42
So với chỉ số bình quân ngành, thông số nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn của
Damsan qua 3 năm đều cao hơn. Cụ thể năm 2019 cao hơn 0.062 và năm 2020, 2021 cao
hơn lần lượt là 0.077 và 0.066. Điều đó chứng tỏ khả năng tài chính của công ty chưa tốt,
có nhiều nợ dài hạn hơn so với các công ty trong cùng ngành.

2.2.2.4. Số lần đảm bảo lãi vay

Biểu đồ 2.10. Hệ Số Số Lần Đảm Bảo Vay Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Số lần đảm bảo lãi vay là một công cụ đo lường về khả năng của công ty trong việc
đáp ứng các khoản nợ chi phí tài chính và khả năng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Nói cách
khác, nó biểu thị khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động
kinh doanh của công ty. Thông số này lớn hơn 1 cho biết công ty có thể đáp ứng khoản
chi trả tiền lãi và tạo ra được một lớp đệm an toàn đối với người cho vay.

Nhìn vào biểu đồ 2.10, ta thấy thu nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty
có thể đáp ứng 0,144 lần các khoản nợ tài chính vào năm 2019. Thông số này ở năm

43
2020, 2021 lần lượt là 0,3 và 2,646. Ở đây số lần đảm bảo lãi vay của Damsan tăng qua
các năm. Cụ thể, tăng lên năm 2019 đến 2021. Và thông số này đều duy trì ở mức lớn nhỏ
hơn 1 vào năm 2019 - 2020 rất nhiều lần cho biết công ty không thể đáp ứng các khoản
chi trả tiền lãi và khó tạo ra lớp đệm an toàn đối với bên cho vay.

So với bình quân ngành số lần đảm bảo lãi vay của Damsan thấp hơn. Cụ thể năm
2019 thấp hơn 3,177 và năm 2020, 2021 thấp hơn lần lượt là 3.147 và 10.246. Nói chung,
thông số này càng thấp thì khả năng trang trải các khoản nợ tiền lãi càng thấp. So với
bình quân ngành, khả năng của Công ty Damsan trong việc trang trải chi phí tài chính
trong 3 năm từ nguồn thu nhập hoạt động cho thấy họ có một lề chưa tốt.

2.2.2.5. Nhận Xét Chung Về Thông Số Nợ

Nhìn chung, sau khi so sánh thông số nợ trên vốn chủ, nợ trên tài sản kết hợp các chỉ
số nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn, số lần đảm bảo lãi vay qua các năm và so với bình
quân ngành cho thấy thông số nợ của công ty chuyển biến chưa tốt qua 3 năm, mức độ sử
dụng vốn vay của Damsan là chưa tốt, khả năng tài chính của công ty chưa tốt, có nhiều
nợ dài hạn hơn so với bình quân ngành. Qua các thông số được liệt kê ở trên, ta thấy về
thông số nợ của Công ty Damsan đang thực hiện chưa được tốt hơn so với bình quân
ngành.

2.2.3 Khả năng sinh lợi

Phân tích tài chính về khả năng sinh lợi các thông số này cho biết hiệu quả chung
của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số quá
khứ và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với các thông số bình quân
ngành.
Bảng 3: Khả năng sinh lợi

Công ty Damsan Bình quân ngành

Chỉ tiêu Công thức Đơn


2018 2019 2020 2018 2019 2020

44
theo số chỉ tiêu vị

L ợ i nhu ậ n g ộ p
Lợi Doanh thu thu ầ n 0,033 0,047 0,117 0,098 0,102 0,152
nhuận
gộp biên Lần

Lợ i nhu ậ n thu ầ n
Lợi Doanh thu thu ầ n 0,004 0,010 0,072 0,054 0,052 0,092
nhuận
hoạt Lần
động
biên

Lợi LNT sau thu ế TNDN 0,005 0,018 0,066 0,048 0,047 0,087
Doanh thu thu ầ n
nhuận
ròng Lần
biên

Doan h t h u t h u ầ n
Vòng TSC Đ r ò ng 5,15 4,89 6,73 3,718 3,556 4,221
quay
TSCĐ vòng

Doanh thu thu ầ n


Vòng T ổ ng t à i s ả n 0,98 0,73 0,76 1,128 0,972 0,953
quay
tổng tài vòng
sản

Thu LNT sau t h u ế TNDN 0,0012 0,0137 0,0526 0,0530 0,0456 0,0875
T ổ ng t à i s ả n
nhập
trên

45
tổng tài Lần
sản
(ROA)

Thu LNT sau t h u ế TNDN 0,0052 0,0596 0,1787 0,1185 0,1022 0,1817
T ổ ng VCSH
nhập
trên vốn Lần
chủ
(ROE)

2.2.3.1. Khả Năng Sinh Lợi Trên Doanh Số

2.2.3.1.1. Lợi Nhuận Gộp Biên

Biểu đồ 2.11. Hệ Số Lợi Nhuận Gộp Biên Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

46
Thông số đầu tiên trong nhóm khả năng sinh lợi là lợi nhuận gộp biên, đây là một chỉ
số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông số này đo lường hiệu quả
trong hoạt động sản xuất và cho biết công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp trên
mỗi đồng doanh số. Nhìn vào biểu đồ 2.11, ta thấy lợi nhuận gộp biên của Damsan có xu
hướng tăng từ năm 2019-2021. Cụ thể, tại năm 2019 công ty thu được 0,033 đồng lợi
nhuận gộp trên mỗi đồng doanh số. Con số này vào năm 2020 tăng lên 0.047 và 2021
tăng lên thành 0.117 đồng đồng lợi nhuận trên mỗi đồng doanh số.Tỷ suất lợi nhuận gộp
tăng qua các thời kỳ là tín hiệu rất tốt. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp đang được nâng cấp giúp tối ưu giá vốn. Nó đồng nghĩa với lợi thế và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số này của Damsan thấp hơn bình quân ngành
năm 2019 - 2021. Cụ thể năm 2019, 2020, 2021 thấp hơn lần lượt là 0.065, 0.055 và
0.035. Chứng tỏ công ty có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử
dụng nguyên vật liệu và lao động so với các công ty cùng ngành. Điều này cũng cho thấy
công ty đang có lợi thế cạnh tranh chưa tốt so với các công ty cùng ngành, sản phẩm đáp
ứng được nhu cầu thị trường.

2.2.3.1.2. Lợi nhuận hoạt động biên

47
Biểu đồ 2.12. Hệ Số Lợi Nhuận Hoạt Động Biên Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Thông số lợi nhuận hoạt động biên đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và
kinh doanh của doanh nghiệp. Thông số này cho biết công ty thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận thuần trên mỗi đồng doanh số, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền
lương, nguyên liệu, chi phí bán hàng và các chi phí khác trước khi trả lãi và thuế. Nhìn
vào biểu đồ 2.12, ta thấy lợi nhuận hoạt động biên của Damsan có xu hướng tăng liên tục
qua 3 năm. Cụ thể, năm 2019 công ty có 0.004 đồng lợi nhuận thuần trên 1 đồng doanh
số. Con số này vào năm 2020 và 2021 lần lượt tăng lên là 0.01 và 0.072. Điều này chứng
tỏ hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cải thiện rõ rệt qua từng năm
và có xu hướng ngày càng tốt dần.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số này của Damsan qua 3 năm đều thấp hơn.
Cụ thể năm 2019 thấp hơn 0.005 và năm 2020, 2021 thấp hơn lần lượt là 0.042 và 0.02.
Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vào thời điểm
này là chưa tốt so với các công ty cùng ngành. Ta có thể thấy, chỉ số lợi nhuận hoạt động

48
biên của Damsan thấp hơn nhiều và có sự chênh lệch so với bình quân ngành. Như vậy ta
thấy Damsan cần phải cố gắng trong hoạt động tiêu thụ và sản xuất để có được hiệu quả
tốt trên phương diện tiêu thụ và sản xuất qua từng năm.

2.2.3.1.3. Lợi Nhuận Ròng Biên

Biểu đồ 2.13. Hệ Số Lợi Nhuận Ròng Biên Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Lợi nhuận ròng biên là thông số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty. Thông số
này đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất, marketing và quản lý tổng chi phí.
Thông số này cho biết công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng
doanh số. Nhìn vào biểu đồ 2.13, ta thấy lợi nhuận ròng biên của Damsan năm 2019 thu
được 0.005 đồng lợi nhuận sau thuế từ 1 đồng doanh số. Con số này vào năm 2020 và
2021 lần lượt tăng lên là 0.018 và 0.066. Có thể thấy, công ty có sự tăng trưởng về lợi
nhuận ròng biên trong 3 năm liền là một dấu hiệu tốt. Điều này chứng tỏ Damsan hoạt
động ngày càng hiệu quả hơn khi có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận từ một đồng doanh

49
số. Sự tăng trưởng đều qua các năm của Damsan thì có thể khẳng định được đây là doanh
nghiệp có định hướng kinh doanh tốt.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số này của Damsan qua 3 năm đều thấp hơn.
Cụ thể năm 2019 thấp hơn 0,043 và năm 2020, 2021 thấp hơn lần lượt là 0.029 và 0.011.
Điều này cho thấy khả năng sinh lợi trên doanh số và hiệu quả kinh doanh của công ty
qua 3 năm thấp hơn so với các công ty cùng ngành.

Như vậy, công ty có chỉ số lợi nhuận ròng biên thấp hơn so với đối thủ là các công ty
cùng ngành, kết hợp với hai chỉ số lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên cho
thấy khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty tương đối thấp so với những doanh
nghiệp khác trong ngành. Cũng có thể thấy rằng Damsan quản lý chưa hiệu quả trong
hoạt động sản xuất, marketing và quản lý tổng chi phí của Damsan hơn so với các công ty
trong ngành.

2.2.3.1.4 Nhận Xét Chung Về Khả Năng Sinh Lợi Trên Doanh Số

Nhìn chung, sau khi so sánh thông số lợi nhuận ròng biên với đối thủ là các công ty
cùng ngành, kết hợp với hai chỉ số lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên cho
thấy khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty tương đối thấp so với những doanh
nghiệp khác trong ngành. Cũng có thể thấy rằng Damsan quản lý chưa hiệu quả trong
hoạt động sản xuất, marketing và quản lý tổng chi phí của Damsan so với các công ty
trong ngành trong những năm gần đây.

2.2.3.2.Khả Năng Sinh Lợi Trên Vốn Đầu Tư

2.2.3.2.1. Vòng Quay Tài Sản Cố Định

50
Biểu đồ 2.14. Hệ Số Vòng Quay Tài Sản Cố Định Của Công Ty Damsan Và Bình
Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Thông số này được các nhà đầu tư phân tích, xem xét, đánh giá để đo lường hiệu suất
hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản cố định của mình để tạo ra doanh thu
như thế nào và mang đến hiệu quả gì. Nó đo lường tốc độ chuyển hóa của TSCĐ để tạo ra
doanh thu. Thông số này còn cho biết cứ 1 đồng tài sản cố định đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Nhìn vào biểu đồ 2.14, ta thấy vòng quay TSCĐ của Damsan có xu
hướng tăng rồi giảm. Cụ thể, năm 2019 cứ 1 đồng tài sản cố định đầu tư sẽ tạo ra 5.15
đồng doanh thu. Con số này vào năm 2020 giảm xuống còn 4.89 và 2021 tăng lên 6.73.
Điều này cũng thể hiện sự hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của công ty được cải
thiện rõ rệt và có xu hướng tốt dần qua các 3 năm.

So với bình quân ngành thì công ty Damsan cao vượt trội qua 3 năm. Cụ thể năm
2019 cao hơn 1.432 vòng. Và năm 2020 và 2021 cao hơn lần lượt là 1.334 và 2.509 vòng.
Kết quả trên cho thấy so với ngành, Damsan tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên mỗi
đồng đầu tư.

51
2.2.3.2.2 Vòng Quay Tổng Tài Sản

Biểu đồ 2.15. Hệ Số Vòng Quay Tổng Tài Sản Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Về vòng quay tổng tài sản, thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản
để tạo ra doanh thu, phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của
công ty. Các doanh nghiệp lớn đầu tư nhiều vào tài sản cho các hoạt động sản xuất, kinh
doanh thì thông số này còn cho biết cứ 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu.

Nhìn vào biểu đồ 2.15, ta thấy vòng quay tổng tài sản của Damsan có sự giảm rồi
tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2019 với 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0.98 đồng doanh
thu thuần. Con số này vào năm 2020 và 2021 lần lượt là 0.73 và 0.76. Năm 2019 - 2020
công ty giảm 0.25 và năm 2020 - 2021 tăng 0.03. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài
sản của Damsan giảm, doanh nghiệp đầu tư vào các kế hoạch mua sắm tài sản chưa hợp
lý, công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra được nhiều doanh thu, việc

52
chuyển hóa tổng tài sản để tạo ra duy trì và phát huy các chính sách sử dụng tài sản để tạo
ra thêm doanh thu và sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn nữa.

So với chỉ số bình quân ngành, thông số này của Damsan thấp hơn bình quân ngành
từ năm 2019 - 2021. Cụ thể năm 2019 thấp hơn 0.148. Năm 2020, 2021 thấp hơn lần lượt
là 0.242 và 0.193. Từ đó chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu
của công ty là thấp hơn so các công ty cùng ngành.

2.2.3.2.3. Thu Nhập Trên Tổng Tài Sản (ROA)

Biểu đồ 2.16. Hệ Số Thu Nhập Trên Tổng Tài Sản (ROA) Của Công Ty Damsan Và
Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Về thông số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) đây là nhóm thông số đo lường khả
năng sinh lợi trên tài sản đầu tư. Thông số này cho biết cứ 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay cho thấy một công ty sử dụng tài sản của mình
hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so với tài sản
của chính nó.

53
Nhìn vào biểu đồ 2.16 ta thấy thông số này của Damsan có xu hướng tăng dần qua
các năm từ 2019 - 2021. Cụ thể năm 2019 cứ 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0.0012 đồng
lợi nhuận sau thuế, con số này năm 2020 - 2021 lần lượt là 0.0137 và 0.0526. Có thể thấy
chỉ số ROA của Damsan có xu hướng tăng nhẹ từ 2019 - 2020 nhưng tăng mạnh từ năm
2020 - 2021. Giai đoạn 2019 - 2020 tăng 0.0125 và tăng 0.0389 giai đoạn 2020 - 2021.
Nếu phân tích theo cách tiếp cận Dupont sẽ dễ dàng thấy được nguyên nhân làm cho
ROA tăng qua từng thời kỳ như vậy. Cụ thể, điều đó đã được phân tích ở những thông số
trước, có thể thấy chỉ số lợi nhuận ròng biên tăng mạnh và vòng quay tổng tài sản giảm
mạnh 2019 - 2020 nhưng tăng nhẹ từ 2020 - 2021 nên dẫn đến hệ quả là chỉ số ROA cũng
tăng nhẹ lên qua 3 năm. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn qua
từng năm. Đây là tín hiệu rất tích cực của công ty cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày
càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có qua 3 năm từ 2019 đến 2021

So với bình quân ngành thông số này của Damsan qua các năm đều thấp hơn. Cụ thể,
năm 2019 thấp hơn 0.0518 và năm 2020 2021 thấp hơn lần lượt là 0.0319 và 0.0349.
Công ty có chỉ số ROA cả 3 năm đều thấp hơn so với bình quân ngành là một dấu hiệu
chưa tốt cho thấy công ty đang quản trị tài sản chưa hiệu quả, chưa vượt trội so với mức
trung bình ngành qua 3 năm.

Ngoài ROA, còn phải tính đến một công cụ đo lường hiệu quả của công ty trong
việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông. Đó là thông số thu nhập trên vốn chủ hay được viết
tắt là ROE.

2.2.3.2.4 Thu Nhập Trên Vốn Chủ ( ROE )

54
Biểu đồ 2.17. Hệ Số Thu Nhập Trên Vốn Chủ (ROE) Của Công Ty Damsan Và
Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Về thông số thu nhập trên vốn chủ (ROE), thông số này phản ánh khả năng sinh lợi
trên vốn đầu tư, đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trên thu nhập cho các cổ đông. Đây
có lẽ là thông số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả
năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Thông số này cho biết 1 đồng vốn chủ
sở hữu bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhìn vào biểu đồ 2.17, ta thấy thông số này của Damsan có xu hướng tăng qua 3
năm. Cụ thể năm 2019, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bằng 0.0052 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2020 với mỗi đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ thu về được 0.0596 đồng lợi nhuận sau
thuế và năm 2021 với mỗi đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ thu về được 0.1787 đồng lợi
nhuận sau thuế. Để giải thích được nguyên nhân làm cho tỷ số ROE tăng qua 3 năm thì
dựa vào cách tiếp cận Dupont. Có thể thấy nguyên nhân dẫn đến điều đó chủ yếu là do tỷ
số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản đều tăng qua 3 năm. Điều này chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn của Damsan có xu hướng tốt và tăng dần qua các năm, có hiệu quả

55
trong việc tạo ra thu nhập cho cổ đông của họ. Đồng thời khẳng định cũng Damsan có cơ
hội đầu tư lớn và khả năng quản lý chi phí tốt.

So với bình quân ngành thông số của Damsan qua các năm đều thấp hơn. Cụ thể,
năm 2019 thấp hơn 0.1133 và năm 2020, 2021 thấp hơn lần lượt là 0.0.0426 và 0.003.
Thông số này thấp hơn bình quân ngành cho thấy khả năng thu lợi nhuận của các cổ đông
trong công ty Damsan được lợi ít hơn so với các cổ đông khác trong ngành. Do đó, công
ty cần có có cơ hội đầu tư lớn và khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn so với các doanh
nghiệp trong ngành.

2.2.3.2.5. Nhận Xét Chung Về Khả Năng Sinh Lợi Trên Vốn Đầu Tư

Nhìn chung, sau khi so sánh thông số vòng quay TSCĐ, vòng quay tổng tài sản với
đối thủ là các công ty cùng ngành, kết hợp với hai chỉ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA)
và thu nhập trên vốn chủ (ROE) cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của công ty có
sự biến động và có tín hiệu chưa tích cực hơn so với các công ty trong ngành. Cũng có
thể thấy rằng Damsan sử dụng TSCĐ của mình tốt hơn so với đối thủ để tạo ra được mức
doanh thu cao cho doanh nghiệp. Công ty đang quản trị tài sản hiệu quả, vượt trội so với
mức trung bình ngành qua 3 năm. Và công ty cũng đang chưa có nhiều cơ hội đầu tư lớn,
khả năng thu lợi nhuận cho các cổ đông và khả năng quản lý chi phí chưa hiệu quả hơn so
với các doanh nghiệp trong ngành.

2.2.3.3 Nhận Xét Chung Về Khả Năng Sinh Lợi

Kết hợp hai nhóm thông số khả năng sinh lợi trên doanh số và khả năng sinh lợi trên
đầu tư ở trên thì cho thấy công ty Damsan đang có khả năng sinh lợi chưa tốt so với các
doanh nghiệp khác trong ngành. Công ty Damsan chưa phải là chỗ đầu tư tốt cho các cổ
đông vì có khả năng sinh lời còn thấp.

2.2.4 Thông số thị trường

Nhóm thông số cuối cùng là nhóm các thông số giá trị thị trường liên quan đến giá
cổ phiếu của công ty so với thu nhập, dòng ngân quỹ và giá trị kế toán. Các thông số này

56
cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về nhận định của người đầu tư về hiệu quả hoạt
động trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty. Cụ thể:

Bảng 4:Thông số thị trường

Công ty Damsan Bình quân ngành

Chỉ Công thức theo số chỉ


Giá trị Giá trị
tiêu tiêu

2019 2020 2021 2019 2020 2021

Lãi cơ LNT sau t h u ế TNDN−CTUD 2507,64 2106,52 3688,28


S ố c ổ p h iế u lư u hà n h trong k ỳ
bản 307,48 797,86
trên cổ 2951,57
phiếu
lưu
hành
(EPS)

Giá Gi á t h ị tr ư ờ ng c ủ a c ổ p hi40,33
ếu 12,78 12,32 17,19 9,83 11,07
EPS
trên thu
nhập
(P/E)

2.2.4.1 Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

57
Biểu đồ 2.18. Hệ Số Lãi Cơ Bản Trên Cổ Phiếu Lưu Hành (EPS) Của Công Ty
Damsan Và Bình Quân Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành có lẽ là thông số căn bản nhất trong các thông số
liên quan đến cổ phiếu. Thông số lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS) cho biết mức
lợi nhuận sau thuế TNDN và công ty đang có được trên mỗi cổ phiếu thường được phát
hành và lưu hành, phản ánh hiệu quả của công ty trong việc tạo ra thu nhập cho mỗi cổ
phiếu.

Nhìn vào biểu đồ 2.18, ta thấy thông số này của Damsan tăng qua 3 năm, cụ thể năm
2019 với 1 cổ phiếu của Damsan tạo ra 307,48 đồng thu nhập.Tương tự với năm 2020;
2021 con số này lần lượt là 797,86 đồng 2.951,57 đồng. EPS dương chứng tỏ công ty làm
ăn có lãi, tỷ lệ trả cổ tức sẽ cao từ đó giá cổ phiếu cũng sẽ phát triển. Dựa vào chỉ số EPS
của Damsan từ năm 2019 - 2021 có thể nhận xét, qua ba năm chỉ số này tăng. Điều này
chứng tỏ lợi nhuận mà công ty thu được trên mỗi cổ phiếu phát hành và lưu hành, đang
tăng và có hiệu quả. Chỉ số EPS tăng cũng cho thấy công ty thu được nhiều hơn cho mỗi

58
đồng cổ phiếu, làm cho giá cổ phiếu của Damsan tăng cao. Có thể thấy rõ mức độ phát
triển của Damsan đang đi theo chiều hướng tích cực.

So với bình quân ngành, thông số này thấp hơn rất nhiều so với bình quân các đối thủ
trong ngành, cụ thể năm 2019 thông số EPS của Damsan là 307,48 thấp gấp 8,16 lần so
với bình quân ngành là 2507,64. Năm 2020 thấp gấp 2,64 lần, năm 2021 thấp gấp 1,25
lần. Nhìn chung EPS của Damsan thấp hơn so với các công ty trong cùng ngành, điều này
chứng tỏ Damsan thu được lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thấp hơn so với các công ty trong
ngành trong năm 2019 - 2021.

2.2.4.2 Giá trên thu nhập (P/E)

Biểu đồ 2.19. Hệ Số Giá Trên Thu Nhập (P/E) Của Công Ty Damsan Và Bình Quân
Ngành Giai Đoạn 2019 - 2021

Đối với thông số giá trên thu nhập (P/E), thông số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng
trả bao nhiêu cho mỗi đồng lợi nhuận. Hay nói cách khác, nó phản ánh mức độ mà nhà
đầu tư đánh giá một công ty. Nhìn vào biểu đồ 2.19 ta thấy thông số này của Damsan

59
giảm qua 3 năm, cụ thể trong năm 2019 để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu của
Damsan nhà đầu tư đã phải trả cho nó 40,33 đồng. Hai năm tiếp theo thì nhà đầu tư phải
trả giá thấp hơn cho mỗi đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Năm 2020, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra
12,78 đồng (-27,55 đồng). Và năm 2021 là 12,32 đồng (-0,46 đồng) cho mỗi đồng lợi
nhuận. Điều này cho thấy bản thân Damsan đang có xu hướng giảm trong tương lai.

So với bình quân ngành, thông số này cao hơn so với bình quân ngành. Như với
năm 2019 Damsan cao hơn 23,14 đồng, năm 2020 cao hơn 2,95 đồng và năm 2021 cao
hơn 1,25 đồng. Nhưng chỉ số EPS của ngành có xu hướng tăng, từ 2507,64 - 3688,28
đồng. Điều đó cho thấy đây là không phải là cơ hội để các nhà đầu tư đầu tư vào Damsan.
Các nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra nhiều vốn hơn nhưng thu về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ít
hơn so với các công ty khác cùng ngành. Tóm lại, đây là không phải là cơ hội để các nhà
đầu tư đầu tư vào Damsan.

60
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DAMSAN

3.1. Vấn đề tài chính mà Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền hiện đang gặp
phải
Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty DAMSAN qua các thông số ở phần
2 thì có thể nhận thấy công ty đang gặp phải một số vấn đề như sau:

Thông số nợ trên vốn chủ của Damsan cao hơn bình quân ngành và lớn hơn 1 cho
thấy rằng mức độ sử dụng vốn vay của Damsan không được tốt, ROA thấp hơn so với
bình quân ngành đây là dấu hiệu công ty quản trị tài sản chưa tốt

Rủi ro tài chính của công ty cao hơn so với ngành điều này chứng tỏ khả năng tài
chính của công ty chưa tốt, có nhiều nợ dài hạn hơn so với các công ty trong cùng ngành.

Số lần đảm bảo lãi vay của Damsan tăng qua các năm, thấp hơn bình quân ngành
không thể đáp ứng các khoản chi trả tiền lãi và sẽ gặp nhiều khó khăn đối với bên cho
vay.

Khả năng sinh lợi của công ty vẫn còn thấp hơn so với các công ty cùng ngành.

Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho qua các năm tăng, thông số này càng thấp thì chứng
tỏ công ty hoạt động tốt hơn. Nhưng so với bình quân ngành thì công ty xi măng Damsan
có sự chênh lệch khá lớn. Điều này cho thấy số ngày chuyển hóa hàng tồn kho của
Damsan dài hơn, bán hàng chậm hơn và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều hơn các công ty
hoạt động cùng ngành khác.

3.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả của
công ty

3.2.1. Tăng doanh thu

Để tăng doanh thu và đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra, công ty có thể sử dụng
các biện pháp sau:

61
+ Theo sát diễn biến thị trường để có những giải pháp linh hoạt, ứng phó kịp thời với
tình hình biến động của thị trường. Đồng thời duy trì và phát triển vững chắc các thị
trường chiến lược, thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa thị trường
tiêu thụ

+ Tăng cường công tác quản lý sản xuất, chú trọng kiểm soát quá trình sản xuất để
nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra chặt chẽ chất lượng đầu vào nguyên liệu và đầu
ra thành phẩm, nhằm đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cả về
chất lượng và hình thức mẫu mã.

+ Cố gắng khai thác thị trường hơn nữa, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng.
Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi với các khách hàng để củng cố mối quan hệ thêm bền
lâu với công ty. Thực hiện chính sách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng riêng
biệt, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng để tạo ấn tượng tốt ban đầu.

3.2.2. Giảm chi phí

Để quản lý chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp, cắt giảm chi phí cũng được coi là
một cách hợp lý. Bởi một vài chi phí như vận hành cao cũng đồng nghĩa với việc lợi
nhuận của công ty bị giảm sút, dưới đây là một số phương án cắt giảm chi phí mà không
gây ảnh hưởng đến lộ trình phát triển của Damsan:

+ Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh, và đánh giá nghiêm túc các
khoản đầu tư, đẩy nhanh hoàn thành các dự án để không mất nhiều thời gian và khoản chi
phí phát sinh khác.

+ Củng cố và nâng cao năng lực quản lý sản xuất, chú trọng công tác hợp lý hóa các
khâu sản xuất nhằm tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

+ Bố trí, sắp xếp lại các khâu sản xuất một cách hợp lý, hạn chế thuê mướn nhân
công bên ngoài nhằm tiết giảm chi phí và không ảnh hưởng đến quỹ lương.

+ Sử dụng công nghệ trong kinh doanh cho phép các doanh nghiệp có thể tiết kiệm
tiền, từ các dịch vụ điện thoại, thanh toán trực tuyến, các phần mềm quản lý bán hàng và

62
các ứng dụng máy tính quản lý từ xa, giờ đây công ty không cần tốn thời gian và nhân lực
để vận hành theo hình thức kinh doanh truyền thống.

3.2.3. Khả năng thanh toán nợ

Khả năng thanh toán nợ của Damsan có úc tăng có lúc giảm, điều này không hiệu
quả và giải pháp được đề xuất như sau:

+ Yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực
hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm. Luôn luôn
lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của bạn với khách hàng như email, thư,
cuộc gọi,…đòi nợ. Bạn có thể cần những thứ này cho việc tranh tụng sau này.

+ Chuyển tiền: Thay vì thực hiện thủ công, công ty nên sử dụng công nghệ hiện đại
nhằm thực hiện tự động hóa quy trình chuyển tiền. Điều này giúp công ty có thể giảm bớt
thời gian “chờ” dành cho việc “xác nhận” hóa đơn từ ban giám đốc và việc “xác nhận”
thanh toán của khách hàng.

+ Công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc về các khoản phải
thu thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp công ty
quản lý tốt các khoản phải thu mà còn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

+ Thiết lập các chỉ số nhằm đo lường hiệu quả hoạt động các khoản phải thu. Các chỉ
số này sẽ giúp các nhà quản lý nhìn thấy được và đo được hiệu quả hoạt động các khoản
phải thu. Công ty nên sử dụng 3 chỉ tiêu cơ bản sau để đo lường hiệu quả hoạt động của
khoản phải thu như vòng quay các khoản phải thu, tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh
thu, sắp xếp tuổi nợ các khoản phải thu. Các chỉ tiêu này cần phải đáp ứng được 3 tiêu
chuẩn : nhất quán, chuẩn hóa, phải được thông báo và hiểu bởi các bộ phận liên quan
trong công ty.

3.2.4. Quản lý hàng tồn kho

+ Việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đối với mỗi vật tư/ hàng hóa sẽ giúp
công ty tránh được việc mua hàng và sản xuất quá tay, nhập về nhiều hơn mức cần thiết,
đồng thời giảm thiểu và hạn chế tối đa các chi phí tồn kho của doanh nghiệp.

63
+ Công ty nên quản lý hàng hóa trong kho theo nhóm, đối tượng sản phẩm.

Công ty phải tiến hành kiểm kê hàng hóa trong kho. Khi kiểm đếm lại số lượng các
mặt hàng, doanh nghiệp cũng có thể phát hiện ra hàng hư hỏng, hàng lỗi hoặc hết hạn.
Đây là hoạt động vô cùng cần thiết. Việc kiểm kê thường xuyên cũng sẽ giúp công ty
quản lý tồn kho dễ dàng và chính xác hơn, hạn chế sai sót và chi phí hủy hàng hỏng. Ít
nhất công ty nên thực hiện việc này 6 tháng một lần.

+ Công ty nên sắp xếp vật tư/ hàng hóa theo vị trí, đây là cách khoa học, thuận tiện
và hợp lý nhất. Mỗi loại vật tư/ hàng hóa cần được phân loại để chứa vào những khu vực
phù hợp trong kho, cách này cũng sẽ giúp thủ kho dễ dàng nắm bắt về vị trí hàng trong
kho khi cần xuất kho hay kiểm kho. Quản lý theo vị trí cũng giúp công ty tránh được thất
thoát do nhầm lẫn hay bị mất cắp hàng hóa.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hàng tồn kho nói riêng và toàn bộ
công việc của công ty nói chung (ví dụ: phần mềm ERP).

64
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị
trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các công ty đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các công ty trong nước và ngoài nước. Để có thể tự khẳng định mình và để
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, việc nắm vững tình hình tài chính của doanh
nghiệp mình rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích báo cáo tài chính của Công ty Damsan,
báo cáo “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Damsan” đã đạt được các kết
quả cụ thể sau:

Về mặt lý luận, báo cáo đã góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận, cơ sở phân tích
tài chính doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn, báo cáo đã đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty, từ đó
phản ánh thực trạng đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong
công tác quản lý tài chính của Công ty Cổ phần Damsan.

Từ đó nhóm đã báo cáo đã đề xuất các giải pháp và các điều kiện thực hiện giải
pháp nhằm nâng cao quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Damsan. Tuy nhiên, do hạn
chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do chưa có nhiều thông tin
“động” khi phân tích do đó những đánh giá trong bài báo cáo có thể chưa thật sát thực,
còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu, rất mong sự đóng
góp, bổ sung từ phía các Thầy Cô giáo, để bài báo cáo hoàn thiện hơn.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tài chính
Quy N. X. (2021, November 9). Ngành Sợi tìm điểm cân bằng mới trong năm 2022.
Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.

https://vinatex.com.vn/nganh-soi-tim-diem-can-bang-moi-trong-nam-2022/

Tháng 1/2022, Việt Nam xuất hơn 473 triệu USD xơ, sợi các loại. (2022, March 7).
Tạp Chí Công Thương.

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thang-12022-viet-nam-xuat-hon-473-trieu-usd-
xo-soi-cac-loai-87404.

Master, W. (2021, January 18). Ngành sợi có nhiều cơ hội để tăng tốc phát triển. Vũ
Đăng Company.

https://vudang.vn/nganh-soi-co-nhieu-co-hoi-de-tang-toc-phat-trien/

Khuê - V. (2022, July 20). Xuất khẩu xơ, sợi Việt Nam đứng thứ 6 thế giới, vượt qua
Hàn Quốc. Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới.

https://vneconomy.vn/xuat-khau-xo-soi-viet-nam-dung-thu-6-the-gioi-vuot-qua han-
quoc.htm

(TTXVN/Vietnam+). (2022, January 7). Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xơ,
sợi tăng trưởng khả quan | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus). VietnamPlus.

https://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-san-xuat-cac-mat-hang-xo-soi-tang-
truong-kha-quan/760726.vnp

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/trien-vong-kinh-doanh-
cua-nganh-det-may-trong-nam-2020/

66
BẢNG PHÂN CHIA PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP

Tên thành viên Công việc Phần trăm đóng góp

Lương Gia Hy 25%

Phạm Thị Hồng 25%

Nguyễn Thị Thùy Trang 25%

Võ Đức Sinh 25%

67
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
HẾT.

68

You might also like