You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
-------------------

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TỐI ƯU HÓA LỘ TRÌNH GIAO HÀNG CỦA CÔNG


TY PHÂN PHỐI VAN VÒI NHỰA

GVHD: PGS. TS ĐỖ NGỌC HIỀN

SVTH: TRƯƠNG KIỀU DIỄM

MSSV: 1710752

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
-------------------

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TỐI ƯU HÓA LỘ TRÌNH GIAO HÀNG CỦA CÔNG


TY PHÂN PHỐI VAN VÒI NHỰA

GVHD: PGS. TS ĐỖ NGỌC HIỀN

SVTH: TRƯƠNG KIỀU DIỄM

MSSV: 1710752

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021

i
LỜI CẢM ƠN

Đề cương luận văn “Tối ưu hóa lộ trình giao hàng của công ty phân phối van vòi
nhựa” được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô ở Bộ môn Kỹ Thuật Hệ
Thống Công Nghiệp, trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Đỗ Ngọc Hiền, người đã có
những định hướng giúp em hoàn thành đề cương luận văn tốt nghiệp của mình. Trong
thời gian thực hiện, thầy đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và cung cấp cho em những kiến
thức để hoàn thành đề cương này.

Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty TNHH
Phan Khang Home đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình làm việc tại công ty.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và ủng bộ em trong quá trình
làm đề cương luận văn.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của quý thầy cô.

Sau cùng em kính chúc mọi người luôn mạnh khỏe, đạt được nhiều thành tích trong
công tác, học tập và làm việc.

Em xin chân thành cảm ơn!

TPHCM, tháng 1 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trương Kiều Diễm

ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii

MỤC LỤC ............................................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................. 1

1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 1

1.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 2

1.4 Cấu trúc luận văn...................................................................................................... 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................... 4

2.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................... 4

2.1.1 Tổng quan về bài toán VRP .............................................................................. 4

2.1.2 Bài toán VRP với nhiều chuyến (Vehicle routing problem with multiple trips –
VRPMT) 10

2.1.3 Giải thuật di truyền ......................................................................................... 11

2.2 Phương pháp luận ................................................................................................... 11

2.3 Các nghiên cứu liên quan ....................................................................................... 13

2.3.1 Nghiên cứu 1 ................................................................................................... 13

2.3.2 Nghiên cứu 2 ................................................................................................... 13

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ........................... 14

3.1 Giới thiệu tổng quan công ty .................................................................................. 14

3.2 Tổng quan về bộ phận vận tải ................................................................................ 14

iii
3.2.1 Kho hàng ......................................................................................................... 14

3.2.2 Khách hàng ..................................................................................................... 14

3.2.3 Đội xe .............................................................................................................. 15

3.2.4 Quy trình vận hành ......................................................................................... 15

3.2.5 Yêu cầu ràng buộc trong giao hàng ................................................................ 17

3.3 Phân tích hiện trạng ................................................................................................ 17

3.3.1 Chi phí thuê xe ................................................................................................ 17

3.3.2 Trong tình trạng rớt đơn hàng ......................................................................... 19

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN ................................................................. 24

4.1 Mô hình bài toán gốc.............................................................................................. 24

4.2 Xây dựng mô hình bài toán của công ty................................................................. 25

4.2.1 Chỉ số .............................................................................................................. 25

4.2.2 Thông số ......................................................................................................... 25

4.2.3 Biến quyết định ............................................................................................... 26

4.2.4 Giả thuyết ........................................................................................................ 26

4.2.5 Mô hình ........................................................................................................... 26

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ................................................................................................. 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 29

iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Một số sản phẩm của công ty................................................................................ 14

Hình 3.2 Quy trình vận hành hiện tại................................................................................... 16

Hình 3.3 Nguyên nhân gây ra vấn đề giao hàng trễ ............................................................. 20

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Phương pháp luận .............................................................................................. 12

Bảng 3.1 Thông tin nhóm xe, loại xe ................................................................................ 15

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng xe tháng 9/2020 ................................................................. 17

Bảng 3.3 Chi phí thuê xe ................................................................................................... 18

Bảng 3.4 Thống kê số lượng đơn hàng rớt ...................................................................... 19

Bảng 3.5 Lý giải các nguyên nhân gây giao hàng trễ...................................................... 20

Bảng 3.6 Kết quả thu thập ................................................................................................ 22

Bảng 3.7 So sánh hiệu quả hiệu suất sử dụng ở hiện tại và kỳ vọng. ............................ 23

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Ý nghĩa

1 VRP Vehicle Routing Problem Bài tuyến định tuyến xe

2 AVRP Asymmetric VRP Bài toán VRP với khoảng cách bất đối
xứng

3 MDVRP Multi Depot VRP Bài toán VRP với nhiều kho hàng

4 CRVP Capacitated Vehicle Routing Bài toán VRP với ràng buộc sức chứa
Problem

5 DVRP Distance - Contrained VRP Bài toán VRP với ràng buộc độ dài tối
đa của quãng đường mà xe được phép

6 VRPTW VRP with Time Windows Bài toán VRP với ràng buộc khoảng
thời gian

7 VRPPD VRP Pickup and Delivery Bài toán VRP với yêu cầu giao và
nhận hàng

8 VRPB VRP with Backhauls Bài toán VRP với yêu cầu giao hàng
trước

9 VRPMT Vehicle routing problem with Bài toán VRP với nhiều chuyến
multiple trips

10 SDVRP VRP with Split Delivery Bài toán VRP với yêu cầu loại xe phù
hợp

11 MOVRP Multi Objective VRP Bài toán VRP đa mục tiêu

12 TSP Travelling Salesman Problem Bài toán người đưa thư

13 VNS Variable Neighborhood Thuật giải Variable Neighborhood


Search Search

14 GA Genetic algorithms Thuật toán di truyền

15 SEC Sài Gòn Express Công ty TNHH Sài Gòn Express

vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng
vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa
phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Logistics là hoạt động theo
chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Trong những năm gần đây, bài toán định tuyến xe (Vehicle Routing Problem – VRP) đặc
biệt thu hút sự quan tâm trong ngành Logistics do sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc sử
dụng các giải pháp, công nghệ trong hậu cần và vận chuyển. Các công ty đang ngày càng cố
gắng tối ưu hoạt động vận chuyển bằng cách áp dụng các công nghệ được đề xuất. Và đề tài
này tập trung nghiên cứu giải quyết bài toán VRP thực tế với nhu cầu cải tiến hoạt động điều
phối các xe giao hàng của công ty phân phối van vòi nhựa (công ty TNHH Phan Khang Home).

Theo báo cáo tài chính quý 3 năm 2020, tỉ trọng chi phí vận tải của công ty chiếm hơn 52%
trong cơ cấu chi phí Logistics. Đây là con số đáng báo động vì vậy việc giảm chi phí vận tải là
rất cần thiết để công ty giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Khi xem xét những nghiên cứu liên quan,
nghiên cứu về việc giao nhận vận chuyển sản phẩm hữu cơ của 59 nhà cung cấp tại Basel, Thụy
Sĩ năm 2014 cho thấy việc xác định tối thiểu số lượng xe sử dụng cùng với hành trình giao hàng
hợp lý đã giúp giảm đến 21% chi phí vận chuyển [1]. Đồng thời, Phan Khang Home thực hiện
việc điều phối xe giao hàng bằng tay với khoảng 50 đơn hàng mỗi ngày. Vì số lượng đơn hàng
lớn, nhu cầu và địa điểm giao hàng thay đổi mỗi ngày cùng với các ràng buộc khác nhau trong
quá trình giao hàng nên tốn nhiều thời gian trong quá trình điều phối, không tối ưu được năng
lực của xe. Trung bình mỗi ngày phải thuê 1.24 xe tăng cường. Bên cạnh đó thì việc làm sao để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cũng như số lượng hàng ngày càng tăng mà vẫn đáp ứng kịp
đơn hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Từ việc tìm hiểu những xu hướng trên thế giới
thông qua những nghiên cứu cùng với nhu cầu thực tế của công ty, việc xác định số lượng xe
cần thiết cùng với hành trình giao hàng hợp lý có thể giúp công ty tiết kiệm được một khoản
chi phí đáng kể. Từ đó hình thành nên đề tài “Tối ưu hóa lộ trình giao hàng của công ty phân
phối van vòi nhựa”, với mong muốn áp dụng những kiến thức và nghiên cứu vào môi trường
thực tế tại công ty, góp phần vào sự phát triển của công ty.

1.2 Mục tiêu đề tài

Đề tài: “Tối ưu hóa lộ trình giao hàng của công ty phân phối van vòi nhựa”.
1
Xây dựng mô hình bài toán lập kế hoạch và định tuyến đường đi của xe để cải thiện hiệu quả
hoạt động của công ty hướng đến:

• Xây dựng tuyến đường đi tối ưu


• Giảm số lượng xe giao hàng

Từ đó, công ty đạt được mục tiêu giảm chi phí vận chuyển.

1.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào hoạt động vận chuyển cho các cửa hàng có địa chỉ giao hàng
ở thành phố Hồ Chí Minh.

Một số yếu tố bất định mà nghiên cứu không đề cập đến: kẹt xe, tai nạn, thời tiết, sự cố kỹ
thuật, sự cố phát sinh từ khách hàng.

1.4 Cấu trúc luận văn


Dựa trên các phân tích bên trên, nội dung luận văn có 7 chương nghiên cứu:

Chương 1: Giới thiệu

Chương này sẽ làm rõ nguyên nhân hình thành đề tài luận văn và tính thiết yếu của đề tài
đối với công ty. Mục tiêu của đề tài gắn liền với các vấn đề của công ty. Giới hạn và phạm vi
sẽ cho biết đối tượng áp dụng của đề tài trong công ty và các giả định của đề tài khi thực hiện
giải pháp. Đồng thời đưa ra những nội dung chính và cách trình bày luận văn.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận

Chương này giới thiệu các lý thuyết được các nghiên cứu đánh giá cao liên quan đến đề tài
và phương pháp luận trình bày cách tiếp cận vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề. Đây là
chương làm rõ mạch suy luận, các bước đi của nghiên cứu thông qua phương pháp luận gắn
liền với các giải pháp và các lý thuyết.

Chương 3: Phân tích đối tượng nghiên cứu

Chương này giới thiệu về công ty, đối tượng nghiên cứu trong công ty cũng như những vấn
đề công ty đang gặp phải thông qua việc phân tích và đánh giá số liệu thu thập được, những
ràng buộc, nguồn lực của công ty. Từ đó nêu rõ các nguyên nhân gây ra vấn đề và làm nổi bật
nguyên nhân cốt lõi và đưa ra giải pháp ứng dụng.

Chương 4: Xây dựng mô hình bài toán

2
Chương 4 trình bày mô hình bài toán gốc, xác định các biến thể của bài toán định tuyến xe
liên quan đến bài toán vận tải của công ty, từ đó xây dựng mô hình toán với những ràng buộc
thực tế của công ty dựa vào bài toán gốc.

Chương 5: Giải mô hình bài toán

Chương 5 giải mô hình bài toán với sự hỗ trợ của ngôn ngữ lập trình Python dựa trên giải
thuật di truyền.

Chương 6: Kiểm tra và đánh giá kết quả

Chương 6 tiến hành kiểm tra các kết quả thu được. Trình bày kết quả thực nghiệm khi áp
dụng giải thuật, so sánh kết quả với kết quả xếp tay từ công ty, đánh giá hiệu quả của giải thuật
di truyền.

Chương 7: Kết luận và hướng phát triển

Chương này tóm tắt các kết quả đạt được theo các tiêu chí ban đầu đề ra, đánh giá kết quả
thực tiễn tại công ty nhằm làm rõ giá trị nghiên cứu của đề tài. Các kết luận và nhận xét về tính
hữu dụng của đề tài đối với công ty. Đồng thời đưa ra các kiến nghị cho đối tượng nghiên cứu
để nâng cao mức độ hiệu quả và cải tiến trong tương lai.

3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Tổng quan về bài toán VRP

2.1.1.1 Giới thiệu

Vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong mọi chuỗi cung ứng hiện đại. Vận chuyển là mạch
máu của nền kinh tế, giúp nối liền các ngành, các đơn vị sản xuất với nhau, vận chuyển nguyên
liệu thô từ nhà cung cấp đến nhà máy, bán thành phẩm giữa các nhà máy cũng như hàng hóa
cuối cùng đến các nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Cả hai quy trình cung cấp và phân
phối đều đòi hỏi khả năng quản lý các phương tiện vận chuyển một cách hiệu quả nhằm tiết
kiệm tối đa chi phí. Một trong các thước đo hiệu quả nhất cho việc quản lý này chính là hiệu
quả của việc lập kế hoạch giao hàng cho các xe vận chuyển. Tối ưu các lộ trình cho các xe với
các ràng buộc khác nhau đã phát sinh bài toán định tuyến xe hàng (VRP).

Bài toán định tuyến xe hàng (VRP) là một lớp các bài toán tối ưu hóa tổ hợp nhằm xác định
một tập các lộ trình tối ưu, mỗi lộ trình được thực hiện bởi một phương tiện vận tải (xe hàng)
bắt đầu và kết thúc tại kho hàng, đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng và thỏa mãn mọi
ràng buộc sao cho chi phí là tối thiểu. Việc phân phối hàng hóa liên quan tới dịch vụ của một
tập các khách hàng bởi một tập các phương tiện giao thông (vehicles) trong một giai đoạn thời
gian, các phương tiện giao thông được định vị trong một hoặc nhiều kho hàng, được lái bởi một
tập các lái xe (drivers) và thực hiện việc di chuyển bởi một mạng đường bộ thích hợp. [2]

VRP bắt nguồn từ năm 1959 khi George Dantzig và John Ramser thiết lập công thức toán
học và phương pháp tiếp cận bằng thuật toán để giải quyết vấn đề cung cấp xăng dầu cho các
trạm dịch vụ. Năm 1964, Clarke và Wright đã cải tiến cách giải của Dantzig và Ramser bằng
cách sử dụng một cách tiếp cận khác, được gọi là thuật toán tiết kiệm. Từ đó thì sự quan tâm
đến VRP đã được mở rộng từ một nhóm nhỏ các nhà toán học sang phạm vi rộng các nhà nghiên
cứu và các nhà thực hành, từ các ngành khác nhau, trong nhiều lĩnh vực. [3]

Các khái niệm được sử dụng trong bài toán bao gồm: [4]

• Xe (Vehicle): phương tiện được dùng để vận chuyển hàng hóa. Trong thực tế hầu như
các xe là không đồng nhất, chúng được phân loại dựa vào các đặc điểm như sức chứa
của xe (tức tải trọng hàng hóa tối đa xe có thể đáp ứng), loại hàng hóa mà xe có thể vận
chuyển (hàng hóa đông lạnh, hàng hóa khô…), chi phí vận chuyển (có hai loại chi phí

4
thông dụng: chi phí cố định – chi phí cần thiết ban đầu để xe có thể khởi hành, chi phí
này không phụ thuộc vào quãng đường mà xe phải đi; chi phí phát sinh – chi phí tiêu
tốn trên từng đơn vị quãng đường mà xe phải đi).

• Kho hàng (Depot): là nơi cất trữ hàng hóa hay cũng có thể là địa điểm xuất phát/quay
về của các xe. Trong một số bài toán, hàng hóa cần giao có thể được cất trữ trong một
vài kho hàng.

• Khách hàng (Customer): có thể đón hàng do xe giao tới hoặc chuyển hàng lên xe để
vận chuyển về kho hoặc cả hai. Mỗi khách hàng yêu cầu một lượng hàng hóa nhất định,
có thể đưa ra một số yêu cầu khác về thời gian cho phép xe đến giao hàng, thời gian
cho phép bốc dỡ hàng…

• Lộ trình (Route): mỗi hành trình bắt đầu đi từ điểm xuất phát rồi quay trở về điểm ban
đầu (kho hàng) của một xe được coi là một lộ trình.

Những thông số trong bài toán hoạch định tuyến đường: [5]

• Thời gian và khoảng cách: thời gian tối đa xe phải giao xong hàng và khoảng cách tối
đa xe cần đi.

• Tải trọng của xe: khả năng chuyên chở tối đa của xe là bao nhiêu, có chứa hết được sản
phẩm cần giao không.

• Số xe cần có: số xe ít nhất có thể để có thể giao hết hàng.

• Số nhân công cần có: tương tự, số nhân công tối thiểu để hoàn thành công việc.

• Chất lượng dịch vụ: đảm bảo không có lỗi xảy ra khi giao hàng đến khách hàng.

• Thời gian đóng mở cửa hàng: có cửa hàng chỉ nhận hàng từ 8am đến 5pm.

• Những vấn đề khác: số kho chứa hàng, điều kiện giao thông, loại hàng hóa, kích cỡ
hàng hóa, giờ cấm tải trong thành phố…

Mục tiêu của VRP: [6]

• Giảm thiểu tổng quảng đường các xe di chuyển

• Giảm thiểu tổng chi phí vận hành

• Giảm thiểu tổng số lượng các xe được gán cho 1 ngày

• Giảm thiểu các hình phạt cho dịch vụ chất lượng thấp
5
2.1.1.2 Các biến thể của bài toán VRP

Bài toán VRP có rất nhiều biến thể khác nhau dựa trên yêu cầu cụ thể của các bài toán thực
tế. Các biến thể này đã tạo thành các nhánh nghiên cứu khác nhau. Một số biến thể quan trọng
của bài toán VRP bao gồm: [4]

• Bài toán VRP với khoảng cách bất đối xứng (Asymmetric VRP-AVRP): bài toán trong
đó đồ thị biểu diễn đường đi là một đồ thị có hướng. Hầu hết các bài toán VRP trong
thực tế đều thuộc dạng này.

• Bài toán VRP với nhiều kho hàng (Multi Depot VRP, gọi tắt là MDVRP): bài toán với
nhiều kho hàng khác nhau, mỗi xe sẽ phụ thuộc vào một kho hàng duy nhất (home
depot).

• Bài toán VRP với ràng buộc sức chứa (Capacitated Vehicle Routing Problem, gọi tắt là
CRVP): trong bài toán này mỗi loại xe có sức chứa khác nhau, yêu cầu bài toán là tìm
đường đi cho các xe sao cho tổng lượng hàng mà xe phải chở tại thời điểm bất kỳ không
được vượt quá sức chứa của xe.

• Bài toán VRP với ràng buộc độ dài tối đa của quãng đường mà xe được phép (Distance-
Contrained VRP-DVRP): gắn với mỗi loại xe là một tham số thể hiện tổng độ dài quãng
đường tối đa mà mỗi xe được phép đi. Yêu cầu bài toán là tìm đường đi cho các xe sao
cho tổng quãng đường mà mỗi xe phải đi không được vượt quá tham số này.

• Bài toán VRP với ràng buộc khoảng thời gian (VRP with Time Windows, gọi tắt là
VRPTW): trong bài toán này, mỗi khách hàng chỉ cho phép xe đến giao hàng trong một
khoảng thời gian cho phép nhất định.

• Bài toán VRP với yêu cầu giao và nhận hàng (VRP Pickup and Delivery, gọi tắt là
VRPPD): bài toán này cho phép xe thực hiện cả hai chức năng – lấy hàng từ một số
khách hàng và đem đi giao cho khách hàng khác.

• Bài toán VRP với yêu cầu giao hàng trước (VRP with Backhauls, gọi tắt là VRPB):
tương tự như bài toán VRPPD, bài toán này cũng cho phép xe giao hàng và nhận hàng,
nhưng có một chút khác biệt, xe không đến gặp khách hàng lấy hàng rồi giao cho khách
hàng khác mà ràng buộc thứ tự gặp khách hàng ở đây sẽ là: xe sẽ đi giao hàng cho tất
cả các khách hàng cần nhận trước, rồi sao đó mới đến gặp khách hàng cần giao để lấy
hàng đem về kho.

6
• Bài toán VRP cho phép một xe đi nhiều chuyến (Vehicle routing problem with multiple
trips, gọi tắt là VRPMT): trong bài toán này mỗi xe có thể chạy nhiều hơn một chuyến,
nghĩa là một chiếc xe có thể xuất phát từ kho hàng, đi giao hàng, quay trở về kho hàng
và lại lấy hàng đi giao tiếp cho đến khi tổng thời gian giao hàng của xe chạm mức cho
phép.

• Bài toán VRP cho phép chia nhỏ đơn hàng (VRP with Split Delivery): trong bài toán
này mỗi đơn đặt hàng được phép phân nhỏ ra thành các đơn đặt hàng với số lượng nhỏ
hơn, khi đó, một khách hàng có thể được giao hàng nhiều hơn một xe.

• Bài toán VRP với nhiều loại xe khác nhau: là bài toán với tập các loại xe có sức chứa
và chi phí vận chuyển khác nhau. Bài toán này có hai biến thể con gồm:

o Bài toán VRP với đội xe cố định (Heterogeneous VRP hoặc VRP with Heterogeneous
fleet of vehicles): số lượng xe của mỗi loại là cố định.

o Bài toán VRP với đội xe biến động (Mixed fleet and size VRP, Fleet Size and Mix
VRP): số lượng xe của mỗi loại cũng là một biến số, nghĩa là ngoài việc định tuyến
còn phải xác định số lượng xe mỗi loại cần dùng sao cho tốt nhất.

• Bài toán VRP với yêu cầu loại xe phù hợp (VRP with site-dependent-SDVRP): trong
bài toán này, mỗi khách hàng chỉ chấp nhận một loại xe nhất định.

• Bài toán VRP với khách hàng được biểu diễn bởi các cung (Arc Routing Problems):
trong bài toán này, khách hàng thay vì được biểu diễn bởi các đồ thị sẽ được biểu diễn
bởi các cung.

• Bài toán VRP với đơn đặt hàng theo chu kỳ (Periodic VRP): trong bài toán này, các xe
giao hàng cho mỗi khách hàng trong nhiều ngày, mỗi xe có thể gặp khách hàng nhiều
hơn một lần trong suốt chu kỳ.

• Bài toán VRP đa mục tiêu (Multi Objective VRP – MOVRP): trong bài toán này, ngoài
mục tiêu cực tiểu hóa tổng chi phí (thời gian) vận chuyển, còn có các mục tiêu khác.

Tất nhiên, các biến thể trên của bài toán VRP có thể kết hợp lại với nhau để tạo nên các biến
thể mới cho phù hợp với bài toán thực tế.

7
2.1.1.3 Các hướng tiếp cận và ứng dụng của bài toán VRP

Các hướng tiếp cận cho bài toán VRP được chia thành 4 nhóm chính: nhóm các thuật toán
chính xác, nhóm các thuật toán xấp xỉ, nhóm các thuật toán heuristics cổ điển và nhóm các thuật
toán metaheuristics. [7]

• Nhóm các thuật giải chính xác (exact algorithms): là thuật toán mà lời giải thu được
luôn đảm bảo là lời giải tối ưu, các thuật toán chính xác cho bài VRP phần lớn được
phát triển lên từ các thuật toán chính xác cho bài toán TSP và các biến thể của nó, gồm
thuật toán branch and bound, quy hoạch động, các thuật toán dựa trên mạng phân luồng,
các thuật toán set partitioning. Do hạn chế về mặt thời gian tìm kiếm, các thuật toán
chính xác chủ yếu được sử dụng để giải quyết các bài toán VRP với kích thước nhỏ và
số lượng ràng buộc hạn chế.

• Nhóm các thuật giải xấp xỉ (approximate algorithms): là các thuật giải mà tỷ lệ giữa
chất lượng lời giải thu được so với lời giải tối ưu luôn được đảm bảo ở một mức nhất
định cho trước. Tương tự như các thuật toán chính xác, các thuật giải xấp xỉ cho bài
toán TSP cũng được mở rộng để áp dụng cho bài toán VRP và các biến thể của nó.

• Nhóm các thuật giải heuristics cổ điển: một số thuật giải tiêu biểu:

o Các thuật giải Savings: ban đầu khởi tạo n routes tương ứng với n khách hàng, sau
đó các routes này sẽ được ghép lại với nhau cho đến khi không thể ghép được nữa
(do giới hạn sức chứa của xe), việc chọn routes để ghép lại với nhau dựa trên một
hàng saving.

o Các thuật giải Insertion: các thuật giải của nhóm này sẽ xây dựng các routes của lời
giải bằng cách lần lượt chèn mỗi khách hàng vào một route, các route có thể được
xây dựng đồng thời hoặc tuần tự. Tiêu chí để chèn khách hàng vào các route thường
được xây dựng dựa trên thuật giải tham lam, một trong những tiêu chí đơn giản nhất
là chèn khách hàng vào route sao cho tổng quãng đường mà xe phải đi thêm là nhỏ
nhất.

o Các thuật giải gom nhóm khách hàng trước, tìm đường đi sau: quá trình tạo lập một
lời giải được chia làm 2 bước – bước thứ nhất: chia tập các khách hàng thành các tập
con, mỗi tập con tương ứng với một route, bước thứ hai: xác định đường đi cụ thể
cho từng route.

8
• Nhóm các thuật giải metaheuristic: đây là nhóm các hướng tiếp cận có nhiều triển vọng
nhất hiện nay và thu hút sự quan tâm của một lượng lớn các nhà nghiên cứu. Sở dĩ
metaheuristic phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây là do trong nhiều trường
hợp, các thuật giải metaheuristic cho phép tìm được các lời giải tương đối tốt trong
khoảng thời gian hợp lý cho các bài toán với không gian tìm kiếm quá lớn (đặc biệt là
các bài toán ứng dụng thực tế) mà các thuật toán chính xác hoặc thuật toán xấp xỉ không
thể khả thi. Tuy nhiên điểm bất lợi của các metaheuristic là vấn đề lựa chọn giá trị phù
hợp cho các tham số, cách làm thông dụng nhất hiện nay là dựa vào kinh nghiệm. Các
metaheuristic có thể chia làm hai nhóm:

o Nhóm các thuật giải tìm kiếm cục bộ (local search metaheuristic: bắt nguồn từ một
lời giải ban đầu có thể được tạo thành từ nhiều phương pháp khác nhau, các thuật giải
local search sẽ thực hiện lặp đi lặp lại việc tìm kiếm trong miền không gian tìm kiếm
của bài toán nhằm mục đích tìm ra lời giải tối ưu. Tại mỗi bước lặp của mình, thuật
giải sẽ tìm kiếm và chỉ lựa ra một lời giải duy nhất để làm cơ sở cho bước lặp tiếp
theo. Ở nhóm các thuật giải dựa trên quần thể, sau mỗi bước lặp, kết quả thu được là
cả một tập các lời giải. Tại mỗi bước lặp, thuật giải sẽ lấy lời giải duy nhất thu được
từ bước lặp trước làm lời giải hiện tại, thuật giải sẽ duyệt trong miền không gian láng
giềng của lời giải hiện tại để chọn ra lời giải thay thế cho lời giải hiện tại ở bước lặp
kế sau. Mỗi lời giải trong không gian láng giềng của lời giải hiện tại được gọi là một
láng giềng của lời giải hiện tại. Sự tác động lên lời giải hiện tại để biến nó thành một
lời giải láng giềng của nó gọi là một bước chuyển (move). Một số metaheuristic tiêu
biểu của nhóm này đã được áp dụng khá hiệu quả cho bài toán VRP gồm:

✓ Thuật giải Tabu Search: thành phần chính quan trọng nhất của giải thuật Tabu
Search là Tabu list, đây là một danh sách chứa một số phép move đã được áp
dụng trong quá khứ, một phép move sẽ không được phép áp dụng lên lời giải
hiện tại chừng nào phép move này còn nằm trong Tabu list. Nhiệm vụ của Tabu
list là để tránh quay trở lại những lời giải đã tìm trước đó, nhằm tăng tính đa
dạng của quá trình tìm kiếm.

✓ Thuật giải tôi luyện thép (Simualated Annealing): thuật giải mô phỏng quá trình
luyện thép trong tự nhiên vào lý thuyết để giải các bài toán tối ưu tổ hợp khó.

9
✓ Thuật giải Variable Neighborhood Search (VNS): thuật giải VNS đặc biệt ở chỗ
cho phép tìm kiếm trên nhiều tập láng giềng khác nhau, nhờ đó tăng tính đa
dạng của quá trình tìm kiếm.

✓ Thuật giải Large Neighborhood Search và Adaptive Neighborhood Search: các


miền láng giềng được xét tại mỗi bước lặp của các thuật giải của nhóm này
thường có kích thước rất lớn, điều này sẽ giúp quá trình tìm kiếm có thể vượt ra
khỏi những điểm tối ưu cục bộ.

o Nhóm giải thuật dựa trên quần thể: gồm các thuật giải tiến hóa (Evolutionary
Algorithm), thuật giải di truyền (Genetic Algorithm) và thuật giải Memetic.

Luận văn sử dụng giải thuật di truyền (Genetic Algorithm) thuộc nhóm các thuật giải
metaheuristic để tìm ra lời giải cho bài toán định tuyến xe.

2.1.2 Bài toán VRP với nhiều chuyến (Vehicle routing problem with multiple trips –
VRPMT)

Gọi G = (N, A) là đồ thị có hướng, trong đó N = {0, 1, …, N} là tập các nút và A={(i, j)|i,
j∈N} là tập các cung. Cung (i, j) ∈ A được đặc trưng bởi thời gian di chuyển Tij. Nút 0 đại diện
cho tổng kho nơi có đội xe V gồm các phương tiện giống nhau với công suất giới hạn Q có sẵn
tại thời điểm 0 và phải được trả về vào thời điểm TH. Các nút 1, …, N đại diện cho khách hàng
được phục vụ, mỗi nút yêu cầu một khối lượng các sản phẩm. VRPMT xác định một nhóm các
chuyến đi và chỉ định mỗi chuyến đi cho một phương tiện sao cho thời gian di chuyển được
giảm thiểu và thỏa mãn các điều kiện sau: [8]

• Mỗi chuyến đi bắt đầu và kết thúc tại kho.

• Mỗi khách hàng được đến chính xác một lần.

• Tổng nhu cầu khách hàng trong bất kỳ chuyến đi nào không vượt quá Q.

• Tổng thời lượng của các chuyến đi được chỉ định cho cùng một phương tiện không vượt
quá thời gian TH (thời gian của một chuyến đi là tổng thời gian di chuyển trên các cung
được sử dụng trong chuyến đi).

10
2.1.3 Giải thuật di truyền

Thuật toán di truyền (Genetic algorithms – GA) đã được phát minh bởi John Holland trong
những năm 1960, sau đó tiếp tục được phát triển bởi sinh viên và đồng nghiệp của ông tại Đại
học Michigan trong thập niên 1960 và thập niên 1970 [9].

Giải thuật di truyền (hay giải thuật tiến hóa nói chung) là một trong những phát triển quan
trọng của những nhà nghiên cứu về tính toán ứng dụng cuối thế kỷ trước trong việc giải xấp xỉ
các bài toán tối ưu toàn cục. Việc khai thác nguyên lí tiến hóa như là một định hướng heuristics
đã giúp cho giải thuật di truyền giải quyết hiệu quả các bài toán tối ưu (với các lời giải chấp
nhận được) mà không cần sử dụng các điều kiện truyền thống (liên tục hay khả vi) như là điều
kiện tiên quyết.

Các bước cơ bản của giải thuật di truyền được mô tả như sau:

• Bước 1: t=0, khởi tạo P(t) = {x1, x2, …, xN} với N là tổng số lượng cá thể.

• Bước 2: Tính giá trị các hàm mục tiêu cho P(t).

• Bước 3: Tạo bể lai ghép MP = se{P(t)} với se là toán tử lựa chọn.

• Bước 4: Xác định P’(t) = cr {MP}, với cr là toán tử lai ghép.

• Bước 5: Xác định P” (t) = mu{P’(t)}, với mu là toán tử đột biến.

• Bước 6: Tính giá trị các hàm mục tiêu cho P” (t)

• Bước 7: Xác định P(t+1) = P” (t) và đặt t = t+1

• Bước 8: Quay lại Bước 3, nếu điều kiện dừng chưa thỏa mãn.

2.2 Phương pháp luận

Phương pháp luận của luận văn được thực hiện lần lượt qua các bước sau:

Bước 1: Trình bày tổng quan về đề tài, bao gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu và nhiệm
vụ của đề tài. Sau đó trình bày những lý thuyết công cụ đề cập trong luận văn.

Bước 2: Tìm hiểu hoạt động vận tải của công ty, xác định vấn đề và tìm hiểu những nguyên
nhân có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất giao hàng từ đó xác định hướng giải quyết vấn đề và
thu thập các dữ liệu liên quan.

Bước 3: Tham khảo các tài liệu, nghiên cứu, sau đó dựa trên mô hình bài toán gốc tiến hành
xây dựng mô hình bài toán thực tế của công ty.

11
Bước 4: giải mô hình với ngôn ngữ lập trình Python và giải thuật di truyền. Kiểm chứng mô
hình với bộ dữ liệu mẫu bằng cách kiểm tra tính khả thi.

Bước 5: Sau khi mô hình đã được kiểm tra và xác thực, tiến hành so sánh với kết quả thực
tế để đánh giá sự hiểu quả của phương pháp và tính toán mức độ đáp ứng mục tiêu đề tài đặt ra.

Bước 6: Đưa ra kết luận và đề xuất hướng phát triển cho đề tài trong tương lai.

Bảng 2.1 Phương pháp luận


Bước Lưu đồ Mô tả

Bước 1 - Lý do chọn đề tài


- Mục tiêu đề tài
- Nhiệm vụ đề tài
- Các lý thuyết liên quan

Bước 2 - Xác định vấn đề


- Tìm hiểu nguyên nhân và
đưa ra hướng giải quyết

Bước 3 - Xây dựng mô hình bài toán


VRPMT

Bước 4 - Ngôn ngữ lập trình Python


- Giải thuật di truyền

Bước 5 - So sánh với kết quả điều phối


thực tế

12
Bước 6 - Kết luận và đề xuất hướng
phát triển cho đề tài

2.3 Các nghiên cứu liên quan

2.3.1 Nghiên cứu 1

Luận văn [10] xây dựng và giải quyết một bài toán định tuyến xe dựa trên giải thuật tiết
kiệm. Luận văn đề cập đến các mô hình toán học có thể áp dụng và nghiên cứu về các hướng
tiếp cận cho bài toán. Cung cấp các bước để tìm ra lời giải tối ưu theo giải thuật Tabu Search.
Sau đó thực hiện giải mô hình và so sánh kết quả với điều phối thực tế.

2.3.2 Nghiên cứu 2

Bài báo [11] trình bày một nghiên cứu về bài toán điều phối xe trong đó cho phép một xe đi
nhiều chuyến. Bài báo đưa ra một cái nhìn toàn diện về các bài toán điều phối xe đã được quan
tâm trong những năm gần đây.

Bài toán trong nghiên cứu 2 có một số yêu cầu tương đồng với bài toán thực tế của công ty,
đó là việc cho phép một xe có thể đi nhiều chuyến và mục tiêu là giảm tối thiểu quãng đường
di chuyển. Do đó, mô hình bài toán trong đề cương sẽ xây dựng dựa trên mô hình bài toán trong
nghiên cứu này với những ràng buộc phù hợp với bài toán thực tế.

13
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

3.1 Giới thiệu tổng quan công ty

Công ty TNHH Phan Khang Home là nhà phân phối độc quyền sản phẩm Watertec (nhà sản
xuất van, vòi nhựa lớn nhất thế giới) ở Việt Nam được đặt tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Được thành lập vào năm 2016, Phan Khang Home đã trở thành thương hiệu lớn về sản phẩm
van, vòi nhựa. Phan Khang Home đã và đang cung cấp cho hơn 400 đại lý lớn nhỏ trên cả nước.

Sản phẩm của công ty:

Hình 3.1 Một số sản phẩm của công ty


3.2 Tổng quan về bộ phận vận tải

3.2.1 Kho hàng

Công ty có 1 kho thuê ngoài là Sài Gòn Express (SEC) nằm ở Huỳnh Tấn Phát, quận 7 với
diện tích 300 m2.

3.2.2 Khách hàng

Mỗi ngày, bộ phận vận tải nhận yêu cầu từ khách hàng và chuyển yêu cầu đến bộ phận kho.
Bộ phận vận tải phục vụ cho hai nhóm khách hàng chính:

• Đại lý ở thành phố Hồ Chí Minh

• Đại lý ở tỉnh (vận chuyển đến chành ở thành phố HCM)

14
3.2.3 Đội xe

Đội xe của Phan Khang Home hiện nay phân thành 3 nhóm xe: xe nhà và xe thuê ngoài và
xe tăng cường. Mỗi nhóm xe có số loại xe, số lượng và tải trọng khác nhau. Thông tin cụ thể
về số lượng và tải trọng của xe được liệt kê trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Thông tin nhóm xe, loại xe


Nhóm xe Loại xe Số lượng Tải trọng (kg)

Xe nhà Xe máy 4 80

Xe tải bán tải 3 500

Xe thuê ngoài Xe tải 1.5 tấn 2 1,500

Xe tải 1.7 tấn 2 1,700

Xe tăng cường Xe tải 2.7 tấn 4 2,700

3.2.4 Quy trình vận hành

15
Quy trình vận hành hiện tại

Phân đơn cho Xong hết Phân đơn cho xe Xong hết
Bắt đầu Tổng hợp đơn No No
xe nhà đơn hàng tháng đơn hàng
Điều độ

Yes

Yes

Gọi xe tăng Xong hết đơn Phân đơn cho xe


No
cường hàng tăng cường

Yes

Giao hàng Trả tiền


Lấy hàng tại kho Giao hàng Yes Yes Thu tiền
thành công mặt
Giao hàng

No No

Neo hàng đợi giao


Chuyển khoản
hôm sau
Kết thúc

Kết thúc Về kho

Hình 3.2 Quy trình vận hành hiện tại


Quy trình vận hành có 3 bước chính:

Bước 1: Điều độ giao hàng

Nhân viên điều phối bắt đầu tổng hợp đơn hàng trước 16h mỗi ngày. Đối với những đơn
hàng trước 16h sẽ được giao vào những ngày sau đó. Không xét những trường hợp giao gấp,
nhận đơn và giao trong ngày. Hiên tại nhân viên điều phối thực hiện phân chia đơn hàng theo
các xe chủ yếu là theo kinh nghiệm, bằng cách gom những đơn hàng có địa chỉ gần nhau và
phù hợp với năng lực của xe. Nếu ở một khu vực chỉ có một đơn hàng thì đơn hàng đó sẽ được
để lại đến khi có đơn cùng khu vực.

Bước 2: Giao hàng

Sau khi hoàn tất việc lập kế hoạch giao hàng, bộ phận điều phối sẽ chuyển các yêu cầu này
cho bộ phận kho và kho SEC để tiến hàng soạn hàng. Nhiệm vụ của nhân viên giao hàng là giao

16
hàng đến các cửa hàng, các chành, thứ tự các chuyến thực hiện theo yêu cầu giao hàng. Khi
hoàn tất việc giao hàng, nhân viên giao hàng ký xác nhận với cửa hàng

Bước 3: Hoàn tất chuyến

Sau khi kết thúc việc giao hàng, nhân viên vận chuyển sẽ trở về kho.

3.2.5 Yêu cầu ràng buộc trong giao hàng


Các yêu cầu được đặt ra trong quá trình giao hàng như sau:
• Mỗi đơn hàng được phục vụ chính xác một lần bởi một xe.

• Lượng hàng mà mỗi xe chở tại mỗi thời điểm không vượt quá sức chứa của xe.

• Đảm bảo quá trình giao hàng không quá 8 tiếng mỗi ngày, từ 8h đến 16 giờ

3.3 Phân tích hiện trạng

3.3.1 Chi phí thuê xe

Việc điều phối giao hàng được thực hiện bởi người điều phối. Việc điều phối hàng ngày dựa
theo kinh nghiệm, chưa có công cụ hỗ trợ nên chưa tối ưu trong việc sắp xếp các địa điểm giao
hàng cho từng chuyến, gộp đơn hàng cùng tuyến theo năng lực xe có thể dẫn đến khoảng cách
di chuyển của xe lớn, xe tốn nhiều thời gian, không kịp thời gian giao cho khách hàng cũng như
chưa sử dụng hiệu quả số lượng xe, dẫn đến việc phát sinh thêm chi phí không đáng có.
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng xe tháng 9/2020

Ngày Số đơn Tổng khổi Số xe Số xe bán Số xe tải Số xe Số xe tăng


hàng lượng máy tải 1.5T tải 1.7T cường

1/9 43 5,673 2 1 2 2 1

2/9 40 7,483 4 2 2 2 1

3/9 37 5,802 2 3 2 2 0

4/9 39 8,422 4 3 2 2 2

5/9 34 6,359 3 4 2 2 1

7/9 48 10,289 3 1 2 2 3

8/9 47 4,938 3 1 2 2 0

10/9 45 7,928 4 2 2 2 1

11/9 51 8,283 2 2 2 2 2

17
12/9 46 5,456 3 1 2 2 1

14/9 52 9,918 4 1 2 2 2

15/9 32 6,918 4 3 2 2 1

16/9 46 8,663 3 2 2 2 2

17/9 41 10,948 3 3 2 2 2

18/9 38 8,245 4 4 2 2 1

19/9 42 6,924 4 2 2 2 1

21/9 49 6,092 3 2 2 2 1

22/9 34 4,902 2 3 2 2 0

23/9 37 8,129 3 1 2 2 2

24/9 46 4,013 2 2 2 2 0

25/9 43 7,013 2 3 2 2 1

26/9 46 8,013 2 2 2 2 2

28/9 38 6,130 2 3 2 2 1

29/9 35 9,314 4 3 2 2 2

30/9 43 7,019 2 2 2 2 1

Trung bình 1.24

Bảng 3.3 Chi phí thuê xe


Loại xe Trọng tải (kg) Số lượng Giá thuê tháng Giá thuê ngày
(VND/km)

Xe tải (thuê 1,500 2 18,000,000


tháng)
1,700 2 22,500,000

Xe tăng cường 1,700 4 39,000


(thuê ngày)

Theo bảng chi phí thuê xe, hàng tháng công ty phải chi một số tiền cố định cho việc thuê xe
là 40,500,000 VND. Đối với việc thuê xe ngày, giả sử trung bình mỗi ngày xe chạy 30km với
số lượng là 1.24 xe và tính cho 24 ngày thì chi phí phải trả thêm là 34,819,200 VND. Chi phí
cho việc thuê xe cao, cùng với việc thuê xe gấp dẫn đến công việc bị động, cũng là nguyên nhân
dẫn đến việc giao hàng trễ cho khách hàng. Trong khi đó chúng ta có thể giảm thiểu tình trạng
18
thiếu xe bằng cách điều phối lại cho hợp lý, hạn chế tối đa việc thuê xe bên ngoài và tối thiểu
chi phí vận chuyển. Và nếu việc điều phối tốt tính toán được thời gian đề quay đầu về kho và
kịp giao các đơn khác, thì công ty có thể giảm lượng đơn hàng rớt.

3.3.2 Trong tình trạng rớt đơn hàng

Bảng 3.4 Thống kê số lượng đơn hàng rớt


Ngày Tổng số đơn Số đơn rớt Ngày Tổng số đơn Số đơn rớt

1/9 43 7 16/9 46 8

2/9 40 6 17/9 41 7

3/9 37 0 18/9 38 7

4/9 39 7 19/9 42 9

5/9 34 0 21/9 49 10

7/9 48 12 22/9 34 6

8/9 47 9 23/9 37 7

10/9 45 11 24/9 46 9

11/9 51 14 25/9 43 11

12/9 46 8 26/9 46 12

14/9 52 12 28/9 38 8

15/9 32 7 29/9 35 0

30/9 43 13

Tổng 1009 200

Hiện tại công ty đang chịu một khoảng chi phí không nhỏ mỗi tháng cho việc thuê xe ngoài,
tuy nhiên việc thuê nhiều xe nhưng không phải lúc nào nhu cầu của khách hàng cũng được đảm
bảo. Hàng ngày, số lượng đơn hàng trả về (đơn rớt) lớn, do nhiều nguyên nhân và cũng là một
vấn đề công ty đang gặp phải.

Chỉ số phần trăm giao hàng đúng hạn (On-time delivery Percentage) được tính theo công
thức sau:
𝑆ố 𝑙ầ𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔 đú𝑛𝑔 ℎạ𝑛
OTDP = x 100%
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ầ𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔

𝑆ố 𝑙ầ𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 đú𝑛𝑔 ℎạ𝑛 200


Phần trăm giao hàng trễ = x 100% = 1009 𝑋 100% = 19.8 %
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ầ𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔

19
Suy ra

OTDP = 100% - 19.8% = 80.2%

Chỉ số OTDP càng lớn thể hiện khả năng đáp ứng cho khách hàng càng cao. Chỉ số OTDP
= 80.2% là không cao, thể hiện hiệu quả hoạt động của bộ phận vận tải chưa cao. Vì vậy cần
phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng trễ đơn hàng để cải thiện.
❖ Phân tích nguyên nhân gây rớt đơn trong vận hành
Khách hàng không hài lòng về dịch vụ vận tải có thể do nhiều yếu tố. Trong đó có vấn đề
giao hàng không đúng hẹn. Vì vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra vấn đề giao hàng
trễ hạng là quan trọng. Biểu đồ xương cá ở hình thể hiện những nguyên nhân có thể gây ra vấn
đề giao hàng trễ.

Hình 3.3 Nguyên nhân gây ra vấn đề giao hàng trễ


Việc rớt đơn hàng hay giao hàng trễ có thể do nhiều nguyên nhân, ngoài yếu tố bên ngoài
như kẹt xe, tai nạn, … thì còn có các yếu tố bên trong như sai sót, nhầm lẫn trong quá trình điều
phối.

Để giải thích rõ hơn các nguyên nhân gây trễ đơn hàng ta có bảng lý giải các nguyên nhân.

Bảng 3.5 Lý giải các nguyên nhân gây giao hàng trễ
Yếu tố Nguyên nhân Lí giải

Ngoại Tuyến đường cấm Điều phối viên


cảnh
Đợi đóng dỡ hàng Thời gian lấy hàng trong kho, đóng gói lâu

Thời tiết xấu Mưa bão ảnh hưởng đến thời gian di chuyển

20
Phương Thiếu xe Do nhu cầu đột biến, phương pháp phân hàng chưa hiệu
tiện quả dẫn đến không đủ xe

Sự cố trên đường Bị công an phạt, xe hư hỏng, rủi ro vận chuyển làm tốn
thời gian

Con người Kinh nghiệm hạn Điều phối viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc
chế phân chia tuyến đường hay việc kết hợp các đơn hàng với
tải trọng xe phù hợp

Nhầm lẫn Phân đơn theo kinh nghiệm nên gây ra nhầm lẫn trong
việc phân chia thời gian

Chạy không đúng Tài xế thiếu kinh nghiệm, đi nhầm đường dẫn đến không
tuyến kịp giao hàng

Phương Không phù hợp Do nhu cầu hàng ngày là khác nhau nên tuyến đường
pháp khi nhu cầu thay được chia mới mỗi ngày, dẫn đến nhiều khó khăn trong
đổi việc phân đơn, làm hiệu quả giao hàng giảm

Chia đơn cho từng Việc điều phối chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên dễ xảy
phương tiện chưa ra quá tải, quá nhiều đơn hàng trên một chuyến gây ra
hợp lý giao hàng không kịp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rớt đơn hàng với tần suất và mức độ nghiêm trọng
khác nhau. Vì vậy cần sử dụng phương pháp phân tích những nguyên nhân gây ra và sự ảnh
hưởng của nó để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Phương pháp thu thập:

• Khảo sát nhân viên bằng cách lập thang điểm đánh giá nguyên nhân.

• Cho điểm với các mục tương ứng.

• Tổng hợp.

21
Bảng 3.6 Kết quả thu thập
Nguyên nhân Thường xảy ra hay Hậu quả mang lại Tổng điểm Xếp
không hạng

Ít (1) – Nhiều (10) Ít (1) – Nhiều (10)

Tuyến đường 3 6.5 95 7


cấm

Đợi đóng dỡ 2.3 6 83 10


hàng

Thời tiết xấu 2 6.5 85 9

Thiếu xe 3 8 110 5

Sự cố trên 3.3 7.5 108 6


đường

Kinh nghiệm 4 8.5 125 2


hạn chế

Nhầm lẫn 5 7 120 3

Chạy không 4.5 7.3 118 4


đúng tuyến

Không phù hợp 3 6.2 92 8


khi nhu cầu thay
đổi

Chia đơn cho 5 8.5 135 1


từng phương
tiện chưa hợp lý

22
Qua bảng trên thấy được nguyên nhân chủ yếu gây chậm trễ trong giao hàng là:

• Chia đơn cho từng phương tiện chưa hợp lý

• Kinh nghiệm hạn chế

• Nhầm lẫn

Có thể thấy rằng việc lập kế hoạch vận tải bằng kinh nghiệm không thể tạo ra kết quả điều
phối xe tối ưu. Do vậy, công ty cần thay đổi phương pháp điều phối xe, thay vì dựa vào kinh
nghiệm thì cần tối ưu hóa bằng việc áp dụng sự hỗ trợ của phần mềm. Giải pháp đề xuất ở đây
là mô hình hóa bài toán thực tế của công ty, sau đó xây dựng chương trình để tìm ra lời giải tối
ưu nhất.

Bảng 3.7 So sánh hiệu quả hiệu suất sử dụng ở hiện tại và kỳ vọng.

Tiêu chí Hiện trạng Kỳ vọng

Tỷ trọng chi phí vận tải so với chi 52% 30%


phí Logistics

Phần trăm giao hàng đúng hạn 80.2% 97%

Sau khi tìm hiểu hoạt động điều phối xe hiện tại của công ty và thu thập đầy đủ các dữ liệu
cần thiết cho bài toán, chương 4 tiến hành xây dựng mô hình bài toán.

23
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN

4.1 Mô hình bài toán gốc

Bài toán VRP giải quyết cho trường hợp có 2 nhà kho và được mô tả chi tiết như sau: [10]

• Chỉ số:

n: số cửa hàng, n= {1, 2, …, N}

i, j: số lượng điểm đến bao gồm hai kho i = {0, 1, …, N+1}, j = {0, 1, …, N+1}

t: số lượng phương tiện, t= {1, 2, …, T}

• Thông số:

B1: số lượng xe trong kho 1

B2: số lượng xe trong kho 2

Dn: nhu cầu của mỗi cửa hàng n

dij: khoảng cách từ điểm i đến điểm j

Ct: năng lực của phương tiện t

Cmax_t: năng lực tối đa của phương tiện t

Hint: tải trọng của phương tiện t khi di chuyển từ i đến n

V: số chuyến

• Biến quyết định:

o 𝑥𝑖𝑗𝑡 = 1 nếu phương tiện t có di chuyển từ i đến j

o 𝑥𝑖𝑗𝑡 = 0 nếu phương tiện t không di chuyển từ i đến j

• Hàm mục tiêu:


Minimize Z = ∑𝑇𝑡=1 ∑𝑁+1 𝑁+1
𝑖=0 ∑𝑗=0 𝑑𝑖𝑗 𝑥𝑖𝑗𝑡 (1)

• Ràng buộc:

𝑥(𝑁+1)𝑖𝑡 = 0, ∀i= 1, 2, 3, …, N, t = 1, 2, …, B1 (2)

𝑥𝑂𝑛𝑡 = 0, ∀n= 1, 2, 3, …, N, t = B1 + 1, B1 +2, …, t (3)

∑𝑁+1
𝑖 𝑥𝑖𝑛𝑣 = ∑𝑁+1
𝑖 𝑥𝑛𝑖𝑣 , ∀n= 1, 2, …, N, t = 1, 2, …, T (4)

24
∑𝑁+1
𝑖 ∑𝑇𝑡=1 𝑥𝑖𝑛𝑡 ≤ V, ∀n= 1, 2, …, N (5)

∑𝑁+1
𝑖 𝑥𝑖𝑖𝑡 = 0, ∀t = 1, 2, …, T (6)

∑𝑁 𝑁
𝑛=1 𝑥0𝑛𝑡 = ∑𝑛=1 𝑥𝑛0𝑡 , ∀t = 1, 2, …, B1 (7)

∑𝑁 𝑁
𝑛=1 𝑥(𝑁+1)𝑛𝑡 = ∑𝑛=1 𝑥𝑛(𝑁+1)𝑡 , ∀t = B1 + 1, B1 + 2, …, T (8)

𝑥𝑖𝑛𝑣 ≤ Hint, ∀i= 1, 2, 3, …, N+1, n = 1, 2, 3, …, N, t = 1, 2, …, T (9)

Hint ≤ 𝑥𝑖𝑛𝑡 x Cmax_t x V, ∀i= 0, 1, 2, …, N+1, n = 1, 2, …, N, t= 1, 2, …, T (10)

∑𝑁+1 𝑇
𝑖=0 ∑𝑡=1 𝐻𝑖𝑛𝑡 = Dn, ∀n= 1, 2, …, N (11)

∑𝑁+1 𝑁
𝑖=0 ∑𝑛=1 𝐻𝑖𝑛𝑡 ≤ Ct, ∀t = 1, 2, …, T (12)
𝑁+1
∑𝑁
𝑖=1 ∑𝑗=1 𝑥𝑖𝑗𝑡 ≤ |T| - 1, ∀t = 1, 2, …, T (13)

Hàm mục tiêu (1) giảm thiểu tổng số khoảng cách đã di chuyển. Ràng buộc (2) và (3)
đảm bảo một chiếc xe chỉ phải khởi hành từ mỗi kho. Ràng buộc (4) đảm bảo tính liên
tục của phương tiện. Ràng buộc (5) thể hiện số chuyến đi tối đa cho mỗi điểm. Ràng
buộc (6) đảm bảo hai xe không thể di chuyển đến cùng một điểm. Ràng buộc (7) và (8)
đảo bảo mỗi phương tiện sẽ quay trở lại điểm khởi hành. Ràng buộc (9) và (10) cho thấy
tải trọng H có giá trị khi xe di chuyển từ điểm i đến điểm j. Ràng buộc (11) đảm bảo tải
trọng của mỗi điểm trên mỗi phương tiện bằng nhu cầu của nó. Ràng buộc (12) đảm bảo
tổng tải trọng của mỗi phương tiện nhỏ hơn khả năng tải của nó. Ràng buộc (13) đảm
bảo không có các chuyến phụ.

4.2 Xây dựng mô hình bài toán của công ty

4.2.1 Chỉ số

i, j là chỉ số điểm đến bao gồm kho và các cửa hàng, i = {0, 1, …, N}, j = {0, 1, …, N}

v là số phương tiện, v= {1,2, …, V}

4.2.2 Thông số

Qi: nhu cầu cho mỗi khách hàng i

dij: khoảng cách từ i đến j

Cmax_v: năng lực tối đa của phương tiện v

25
Hijv: tải trọng của phương tiện v đi từ i đến j

Tij: thời gian di chuyển từ nút i đến nút j

ti: thời gian bốc dở hàng ở nút i

Tv: thời gian tối đa của phương tiện v

𝑐1𝑣 : chi phí biến đối ứng với mỗi kilomet phương tiện v đi được

𝑐2𝑣 : chi phí cố định tính theo xe v

4.2.3 Biến quyết định


𝑥𝑖𝑗𝑣 : biến quyết định phương tiện v có di chuyển từ điểm i đến điểm j hay không

𝑥𝑖𝑗𝑣 = 1 nếu phương tiện v có di chuyển từ i đến j

𝑥𝑖𝑗𝑣 = 0 nếu phương tiện v không di chuyển từ i đến j

𝑞𝑖𝑗𝑣 : biến lưu lượng thể hiện tải trọng của phương tiện v khi di chuyển từ điểm i đến điểm j

4.2.4 Giả thuyết

Phương tiện phải trở về điểm xuất phát.

Tải trọng cho tuyến không vượt quá năng lực của phương tiện.

Không xét đến yếu tố hỏng hóc, tai nạn.

4.2.5 Mô hình

Tiến hành xây dựng mô hình phù hợp với thực tế công ty. Mục đích giảm thiểu chi phí vận
tải của công ty.

Hàm mục tiêu:

Min ∑𝑉𝑣=1 𝑐1𝑣 ∑𝑁 𝑁 𝑉 𝑣 𝑁 𝑁


𝑖=0 ∑𝑗=0 𝑑𝑖𝑗 𝑥𝑖𝑗𝑣 + ∑𝑣=1 𝑐2 ∑𝑖=0 ∑𝑗=0 𝑥𝑖𝑗𝑣

(1)

Ràng buộc:

𝑥𝑖0𝑣 = 0, ∀i= 1, 2, …, N, v = 1, 2, …, V (2)

𝑥𝑂𝑗𝑣 = 0, ∀j= 1, 2, …, N, v = 1, 2, …, V (3)

∑𝑁 N
𝑖 𝑥𝑖𝑗𝑣 = ∑𝑖 𝑥𝑗𝑖𝑣 , ∀j= 1, 2, …, N, v = 1, 2, …, V (4)

∑𝑁
𝑖 𝑥𝑖𝑖𝑣 = 0, ∀ v = 1, 2, …, V (5)

26
∑𝑁 𝑁
𝑗=1 𝑥0𝑗𝑣 = ∑𝑗=1 𝑥𝑗0𝑣 , ∀ v = 1, 2, …, V (6)

∑𝑁 𝑁
𝑖=0 ∑𝑗=1 𝐻𝑖𝑗𝑣 ≤ Cmax_v, ∀ v = 1, 2, …, V (7)

∑𝑁 𝑁
𝑗=0 𝑞𝑗𝑖𝑣 - ∑𝑗=0 𝑞𝑖𝑗𝑣 = 𝑄𝑖 , ∀ i= 1, 2, …, N, v = 1, 2, …, V (8)

∑𝑁 𝑁
𝑗 ∑𝑖=0(𝑇𝑖𝑗 + 𝑡𝑖 ) 𝑥𝑖𝑗𝑣 ≤ 𝑇𝑣 , ∀ v = 1, 2, …, V (9)

𝑥𝑖𝑗𝑣 ∈ {0, 1}, ∀ v = 1, 2, …, V (10)

𝑞𝑖𝑗𝑣 ≥ 0, ∀ v = 1,2, … V (11)

Hàm mục tiêu (1) của bài toán là cực tiểu chi phí vận chuyển, bao gồm chi phí biến đổi và
chi phí cố định. Ràng buộc (2), (3) cho biết mỗi phương tiện phải khởi hành từ kho. Ràng buộc
(4) đảm bảo sự liên tục của phương tiện. Ràng buộc (5) đảm bảo 2 xe không thể vận chuyển
cho 1 cửa hàng. Ràng buộc (6) đảm bảo xe phải trở về kho (điểm khởi hành). Ràng buộc (7)
đảm bảo tổng tải trọng cho mỗi phương tiện nhỏ hơn năng lực tối đa của nó. Ràng buộc (8) đảm
bảo sau mỗi điểm đi qua thì khối lượng hàng trên xe sẽ giảm bớt một lượng đúng bằng nhu cầu
của điểm đó. Ràng buộc (9) đảm bảo tổng thời lượng của các chuyến đi được chỉ định cho cùng
một phương tiện không vượt quá thời gian tối đa được phép sử dụng của phương tiện đó. Ràng
buộc (10) xác định miền giá trị cho biến. Ràng buộc (11) đảm bảo tải trọng phương tiện v cho
mỗi chuyến là phải là số dương.

27
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết một bài toán VRP thực tế từ nhu cầu của công ty
nhằm cải thiện hoạt động vận tải của công ty.

Đề cương kết thúc ở việc phân tích nguyên nhân vấn đề và xây dựng mô hình toán với các
ràng buộc được xây dựng dựa trên thực tế của công ty. Các chương tiếp theo sẽ tiến hành giải
mô hình toán bằng ngôn ngữ lập trình Python dựa trên giải thuật di truyền. Kết quả sau đó sẽ
được so sánh với với kết quả điều độ tay như hiện tại của công ty.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. Yonca Demir. Mert C. Demir (2014). Vehicle Routing Reduces Transportation Cost
for Organic Farmers Serving the Domestic Market.

[2] Đàm Thu Lan (2009), Giải thuật bầy kiến giải bài toán VRP với hạn chế thời gian, Luận
văn thạc sĩ khoa học, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.

[3] Dantzig, G. B., & Ramser, J. H. (1959). The truck dispatching problem. Management
Science, 6 (1), 80-91.

[4] Đặng Thị Thanh Nguyên, Phương pháp local search cho một bài toán giao hàng trong
thực tế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh.

[5] Đâu là lời giải tối ưu cho vấn đề hoạch định tuyến đường, https://logistics4vn.com/dau-
la-loi-giai-toi-uu-cho-van-de-hoach-dinh-tuyen-duong-vehicle-routing-problem_).

[6] Toth, P.; Vigo, D., eds (2002). The Vehicle Routing Problem. Monographs on Discrete
Mathematics and Applications.

[7] S. Ropke (2005), Heuristic and exact algorithms for vehicle routing problems, Ph.D.
Thesis, Computer science department at the University of Copenhagen (DIKU).

[8] Diego Cattaruzza, Nabil Absi, Dominique Feillet (2015). Vehicle routing problems with
multiple trips, Operation Research.

[9] Phan Việt Anh, Bùi Thu Lâm (2013). Giải thuật di truyền và ứng dụng trong hỗ trợ lập
lịch điều hành công tác bệnh viện. Chuyên san Công nghệ thông tin và truyền tâm.

[10] Nguyễn Tường Vy (2020). Cải thiện lộ trình vận chuyển cho một công ty phân phối
sữa. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh

[11] Geonwook Jeon, Herman R. Leep, Jae Young Shim (2007). A vehicle routing problem
solved by using a hybrid genetic algorithm. Computers & Industrial Engineering 53 (2007)
680–692.

29

You might also like