You are on page 1of 39

Trường Đại học Công Nghệ

Đại học Quốc Gia Hà Nội

BÁO CÁO CUỐI KỲ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TƯ ĐỘNG BƠM THOÁT NƯỚC
CÔNG TY THAN UÔNG BÍ

Nhóm: 09
Môn học: Nhập môn Tự động hoá (EMA 2044_1)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Sinh viên thực hiện:
Thành viên nhóm
Lê Văn Cường : 19021583
Nguyễn Công Kiên : 19021604
Nguyễn Đình Dương : 19021592
Nguyễn Quang Huy : 19021603
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2022

LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận đến nay, em đã nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của cô, bạn bè xung quanh. Đặc biệt, với tấm lòng biết ơn vô
cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến Giảng viên Bộ môn
Nhập môn Tự Động Hoá của trường Đại Học Công Nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể
truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập môn học.
Em cảm ơn cô đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói
chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài
tiểu luận này của em đã hoàn thành một cách suất sắc nhất. Một lần nữa, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến cô. Bài tiểu luận với đề tài: “Hệ Thống điều khiển tự động
bơm thoát nước công ty Than Uông Bí”. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, dù đã
cố gắng hoàn thiện đề tài qua các tài liệu tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng
cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của Cô để bài luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


Mục Lục
Hệ thống điều khiển tự động bơm thoát nước

công ty Than Uông Bí


LỜI CẢM ƠN.................................................................................................2
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THAN UÔNG BÍ.....5
1. KHÁI QUÁT CHUNG.....................................................................................................................................5
1.1 Giới thiệu....................................................................................................................................................5
1.2 Vị trí địa lý..................................................................................................................................................6
1.3 Địa hình khu mỏ khai thác..........................................................................................................................6
1.4 Hệ thống giao thông vận tải........................................................................................................................6
2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC THAN..................................................................................................................6
2.1 Phương pháp khai thác than.......................................................................................................................6
2.2 Phương pháp đào lò chuẩn bị.....................................................................................................................7
2.3 Hệ thống khai thác than của tổ máy...........................................................................................................7
3. CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI..........................................................................................................................8
3.1 Vận tải bằng máng cào...............................................................................................................................8
3.2 Vận tải bằng băng tải..................................................................................................................................8
4. CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC TRONG HẦM MỎ.........................................................................................10
4.1 Hệ thống thoát nước khu vực lò giếng mức -40........................................................................................10
4.2 Hệ thống thoát nước ở hầm bơm trung tâm mức -80................................................................................10
4.3 Hệ thống thoát nước ở mức -160..............................................................................................................11

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN VÀ BƠM NƯỚC CÔNG TY


KHAI THÁC THAN UÔNG BÍ..................................................................13
1. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY....................................................................................13
2. HỆ THỐNG BƠM THOÁT NƯỚC CỦA CÔNG TY...............................................................................13
2.1 Nguyên lý hoạt động...........................................................................................................................13
2.2 Sơ đồ bố trí thiết bị bơm.....................................................................................................................15
2.3 Hệ thống truyền động điện của máy bơm...........................................................................................15
2.4 Nhận xét và đưa ra phương án cải tạo hệ thống.................................................................................17
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG BƠM
THOÁT NƯỚC.............................................................................................20
1. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ.....................................................................................................................20
1.1 Giới thiệu về PLC S7-1200.................................................................................................................20
1.2 Lựa chọn thiết bị điều khiển................................................................................................................23
2. CÁC THIẾT BỊ CẢM BIẾN......................................................................................................................23
2.1 Cảm biến đo mức kiểu phao................................................................................................................23
2.2 Cảm biến áp suất chất lưu..................................................................................................................24
2.3 Cảm biến lưu lượng kế kiểu cơ khí.....................................................................................................25
3. VAN ĐIỆN TỪ...........................................................................................................................................26
4. THIẾT BỊ BƠM THOÁT NƯỚC..............................................................................................................28

CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG BƠM


THOÁT NƯỚC CÔNG TY THAN UÔNG BÍ..........................................29
1. CÁCH YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ BƠM THOÁT NƯỚC CÔNG TY THAN
UÔNG BÍ............................................................................................................................................................29
1.1 Công nghệ điều khiển hệ thống bơm thoát nước................................................................................30
2.1 Các tín hiệu vào của PLC...................................................................................................................33
2.2 Các tín hiệu ra của PLC.....................................................................................................................33
3. ĐẶC TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA CẢM BIẾN..........................................................................................34
4. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN CỦA HỆ THỐNG.............................................................................35
4.1 Sơ đồ vòng quét điều khiển hệ thống tự động bơm thoát nước...........................................................35
5. NHẬN XÉT................................................................................................................................................38

KẾT LUẬN...................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................40
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THAN UÔNG BÍ

1. KHÁI QUÁT CHUNG


1.1 Giới thiệu
Tên gọi tiếng Việt: “CÔNG TY THAN UÔNG BÍ - TKV - Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam”

Tên gọi bằng tiếng Anh: “VINACOMIN - UONGBI COAL COMPANY”

Tên viết tắt: VUBC

Địa chỉ: Tổ 17, Khu 3 - Phường Trưng Vương - Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng
Ninh

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Sản xuất, khai thác, chế biến kinh doanh than và các khoáng sản khác.

- Thăm dò khảo sát địa chất và địa chất công trình.

- Tư vấn đầu tư, lập dự toán, thiết kế và thi công xây lắp các công trình mỏ, công trình
công nghiệp, giao thông và dân dụng.

- Thiết kế và chế tạo, sửa chữa thiết bị mỏ, ô tô, phương tiện vận tải thủy, bộ, sản xuất
ắc quy và đèn mỏ.

- Sản xuất vật liệu xây dựng.

- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, quản lý, khai thác cảng và bến thủy nội
địa.

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.

- Khai thác, sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết.


- Kinh doanh, xuất nhập khẩu than, xăng dầu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa. Đại
lý các sản phẩm cho các tổ chức sản xuất trong và ngoài nước.

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

1.2 Vị trí địa lý


Nằm cách Thủ đô Hà Nội 130km, cách thành phố Hải Dương 60km, cách trung tâm
thành phố Hải Phòng 30km, cách thành phố Hạ Long 45km; có mạng lưới giao thông
đường bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận tiện cho việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa.
Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, do đó rất thuận tiện cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

1.3 Địa hình khu mỏ khai thác


Hiện nay, Công ty Than Uông Bí - TKV hoạt động khai thác khoáng sản tại 2 khu
vực chính (Khu Tràng Bạch và Khu Đồng Vông). Tại những khu vực này đều có điều
kiện địa chất tương đối phức tạp. Các vỉa than nhiều góc dốc, nghiêng, nhiều phay phá,
áp lực lò lớn, không thể khai thác bằng công nghệ truyền thống nhưng cũng rất khó
khăn trong việc lựa chọn công nghệ hiện đại đồng bộ.

1.4 Hệ thống giao thông vận tải


Khu mỏ của công ty có nhiều thuận lợi về giao thông đường thủy lẫn giao thông
đường bộ. Có thể sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau để chuyển chở sản phẩm đi
tiêu thụ

2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC THAN


2.1 Phương pháp khai thác than
- Phương pháp khoan nổ mìn mở rộng phân tầng khai thác bằng lò chợ.

- Phương pháp khấu đuổi toàn phần và khấu giật từng phần

Để đáp ứng cho tình hình sản xuất phát triển của công ty, hằng năm tăng hơn so với
năm trước. Do vậy, mục tiêu của công ty là mỗi năm phải tăng thêm ít nhất một lò chợ
khai thác, từ đó dẫn đến là tất cả các khâu phục vụ dây chuyền phục vụ sản xuất cũng
phải đáp ứng để sản xuất an và bền vững, đặc biệt là năng lực thiết bị phải được cải
thiện, trình độ cán bộ công nhân phải được nâng cao.

2.2 Phương pháp đào lò chuẩn bị


- Phương pháp khoan nổ mìn, bốc xúc đá bằng máy xúc được sử dụng để đào lò
chuẩn bị, chống giữ bằng vì chống kim loại (vì sắt lòng mo) hoặc đổ bê tông.

- Khi lò đi qua vùng phay phải áp dụng công nghệ đặc biệt là khoan thăm dò rồi
dùng máy nén bê tông áp lực 200at để bơm bê tông làm đông cứng vùng phay đó sau đó
mới dùng búa chèn để đào. Dùng phương pháp này thì tiến độ đào lò chậm nhưng đảm
bảo an toàn.

2.3 Hệ thống khai thác than của tổ máy


Điện năng có một ưu điểm nổi bật là có thể sản xuất tập trung với nguồn công suất
lớn, có thể truyền tải đi xa và phân phối tới nơi tiêu thụ với tổn hao tương đối nhỏ.
Điện năng dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác. Mặt khác quá trình
biến đổi năng lượng và tín hiệu điện từ dễ dàng tự động hóa và điều khiển từ xa, cho
phép giải phóng lao động chân tay và cả lao động trí óc của con người. Chính vì vậy
con người đã không ngừng tìm tòi những công nghệ mới và tối ưu nó để sản suất ra điện
năng. Các Nhà máy nhiệt điện sản xuất điện năng dựa trên nguyên tắc cơ bản là biến
nhiệt năng từ việc đốt các nhiên liệu hoá thạch thành cơ năng quay máy phát điện và
sinh ra điện.

Trong một nhà máy nhiệt điện thì không thể thiếu hệ thống chế biến than vì đây là
một phần trong dây chuyền sản xuất điện năng của một nhà máy nhiệt điện. Tại Công
ty nhiệt điện Uông Bí hệ thống chế biến than do nhà thầu Fam cung cấp thiết bị và lắp
đặt.
3. CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI
3.1 Vận tải bằng máng cào
Do công nghệ khai thác là khấu đuổi nên việc lắp đặt máng cào là không cố định mà
thường xuyên phải di chuyển hoặc mắc thêm cầu máng, ảnh hưởng đến năng suất vận
tải.

3.2 Vận tải bằng băng tải


Khi than được quang lật đổ xuống để cấp liệu rót xuống băng tải, băng tải chuyển
than nguyên khai lên mặt bằng và tiếp tục đổ vào các tuyến bằng khác chuyển than về
nhà sàng
Động cơ điện. Hộp chất tải và ống chuyền tải

Khớp nối thủy lực. Tang bị động.

Phanh điện thủy lực. Gạt chữ A (gạt mặt băng tải hồi).

Hộp giảm tốc. Con lăn nhánh băng tải hồi.

Trục ra hộp giảm tốc. Tang đổi hướng.

Tang chủ động. Đối trọng căng băng.

Dây băng. Gạt băng mang tải.

Con lăn báo lệch băng. Hộp dỡ tải.

Con lăn nhánh mang tải. Gạt chữ A (gạt mặt băng tải hồi).

Khung băng. Con lăn chống lệch băng.

Ngoài ra công ty còn sử dụng các phương pháp vận tải khác như tầu hoả, ô tô, trục tải
4. CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC TRONG HẦM MỎ
Công ty than Uông Bí đã trải qua một thời gian khai thác rất dài, với khí hậu nắng,
mưa nhiều. Lượng nước ngầm và nước mặt rất lớn, do vậy hệ thống thoát nước của
công ty rất tốn kém kinh phí đầu tư thiết bị và điện năng tiêu thụ.

Do khu khai thác rất rộng và đặc biệt những năng gần đây và những năm tiếp theo
công suất khai thác của công ty ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác thoát
nước của công ty, đặc biệt là 2 mức -80 và -160

4.1 Hệ thống thoát nước khu vực lò giếng mức -40


Lưu lượng về mùa khô: khoảng 70m3/h

Lưu lượng về mùa mưa: khoảng 200m3/h

Tại mức -40 này, công ty đã lắp đặt trạm bơm gồm 4 máy bơm. Cho phép 2 máy
bơm vận hành đồng thời còn 2 máy dự phòng.

- Công suất một máy là 280m3/h

- Chiều cao đẩy 70m

- Chiều cao hút 5,5m

- Động cơ 132kW do Trung Quốc sản xuất

- Đường ống hút Φ200mm

- Đường ống đẩy Φ168mm, chiều dài 246m

- Hai tuyến đường ống đẩy đặt cách nền lò: 1,8m

4.2 Hệ thống thoát nước ở hầm bơm trung tâm mức -80
Tại đây công ty cho xây dựng một hầm bơm trung tâm để đảm bảo chứa nước, dung
tích là 3600m3.

Lưu lượng về mùa mưa: 500m3/m


Lưu lượng về mùa khô: 170m3/m

Hiện tại công ty đã lắp đặt tại đây 6 máy bơm cao áp (do Liên Xô sản xuất). Trong đó 4
máy hoạt động đồng thời và 2 máy dự phòng

- Công suất động cơ: 630kW

- Điện áp: 6000V

- Lưu lượng: 1250m3/h

- Chiều cao hút: 5m

- Chiều cao đẩy: 125m

- Đường kính ống hút: Φ600mm

- Đường kính ống đẩy: Φ377mm, chiều dài 480mm (ống thép)

4.3 Hệ thống thoát nước ở mức -160


Đây là khu vực đang được thi công đào lò chuẩn bị. Tại đây giếng chính được lắp
đặt 4 máy bơm do Nhật Bản sản xuất, trong đó 2 máy bơm vận hành đồng thời và 2 máy
dự phòng

- Công suất động cơ: 140kW

- Lưu lượng 300m3/h

- Chiều cao hút: 4,3m

- Chiều cao đẩy: 105m

- Đường ống hút: Φ220mm (ống cao su cốt thép)

- Hai tuyến đường ống đẩy có chiều dài: 412m

- Đường kính ống đẩy: Φ200mm

- Được lắp đặt cách nền lò: 2,3m


CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN VÀ BƠM NƯỚC CÔNG TY
KHAI THÁC THAN UÔNG BÍ

1. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY


- Trạm biến áp chính 35/6KV
- Trạm phân phối điện 6KV trên mặt bằng
- Các trạm biến áp 6/0.4KV
2. HỆ THỐNG BƠM THOÁT NƯỚC CỦA CÔNG TY
2.1 Nguyên lý hoạt động
- Kiểm tra trước khi khởi động máy bơm: Trước khi khởi động máy bơm, người vận
hành phải sử dụng đầy đủ các trang bị phòng hộ lao động đã được cấp phát và thực
hiện các bước kiểm tra sau:
• Xác nhận có chất lỏng đi qua: Hố hút, kết hút phải được làm sạch và làm đầy chất
lỏng cần bơm. Mỗi ống nối phải được nối kín để đảm bảo vận hành không rò rỉ.
• Kiểm tra các chất bôi trơn: Lượng các dầu bôi trơn phải được kiểm tra bằng dụng cụ
đo mức dầu, thiết bị dẫn động cũng phải được kiểm tra tương tự.
• Xác nhận về nguồn năng lượng: Đối với các máy bơm dẫn động bằng động cơ điện,
phải chuẩn bị đầy đủ dây cáp và nguồn điện. Các thiết bị bảo vệ cần phải được kiểm tra
để đảm bảo hoạt động tốt.
• Thiết bị và dụng cụ phụ trợ: Mọi thiết bị có liên quan phải được xác nhận là hoạt
động chính xác
• Vận hành thử: Chạy thử động cơ gốc và vận hành thử máy bơm phải được tiến hành
theo thứ tự sau đây:
+ Kiểm tra cuối cùng của độ đồng trục của bộ nói trục (các bulông phải luôn được
phanh để tránh bị nối lỏng)
+ Điều chỉnh các đệm khít và quay tay máy bơm (trục máy bơm phải quay được bằng
tay một cách dễ dàng)
+ Xác định sự liên hoàn khi khởi động, nếu được trù tính trong tụ điều khiển
+ Kiểm tra chiều quay của động cơ gốc (chiều quay của động cơ cảm ứng 3 pha có thể
được thay đổi bằng việc thay đổi 2 trong các đầu nối)
+ Chạy hết tốc độ để kiểm tra động cơ gốc khi ngắt ra khỏi máy bơm
+ Đóng bộ nối trục bằng cách xiết cố định bulông nối trục
+ Mở hoàn toàn van hút (nếu có)
+ Sau khi đã thực hiện các bước cần thiết theo yêu cầu khởi động thông thường, vận
hành thử của bơm được làm bằng cách mở và đóng nguồn điện trước khi bơm đạt
được vận tốc toàn phần để kiểm tra xem động cơ quay có đúng không.

- Khởi động máy bơm:


Thực hiện việc khởi động và dừng phải theo những trình tự đã được quy định. Trong
trường hợp có lắp đặt thiết bị điều khiển liên tục, trình tự được đảm bảo một cách tự
động. Trong những trường hợp bình thường, trình tự sau đây phải được thực hiện tùy
theo loại bơm:
+ Xác nhận van đẩy đã hoàn toàn đóng (đối với các máy bơm có dòng hướng trục, van
đẩy phải được mở hoàn toàn)
+ Xác nhận động cơ gốc đã sẵn sàng khởi động
+ Xác nhận cao độ hay áp lực chất lỏng ở nơi hút là bình thường.
+ Khởi động và xác nhận độ bịt kín, bôi trơn và làm lạnh cần thiết
+ Mồi nước bằng bơm chân không nếu có lắp đặt trên tổ máy
+ Xác nhận máy bơm đã được mồi nước đầy đủ
+ Đóng động cơ gốc
+ Xác nhận áp lực đẩy đạt đến giá trị cho phép sau khi chạy hết vận tốc
+ Mở van đẩy và kiểm tra áp lực đẩy xem có ứng với các trị số trong phạm vi vận hành
hay không.
- Trình tự dừng
+ Đóng hoàn toàn van đẩy (đối với các máy bơm có dòng chảy hướng trục phải giữ gìn
van đẩy hoàn toàn mở)
+ Ngắt động cơ phát lực
+ Đưa động cơ gốc trở lại vị trí ban đầu
+ Sau khi làm máy bơm dừng hoàn toàn, thì dừng hệ thống bịt kín, bôi trơn và làm lạnh.
2.2 Sơ đồ bố trí thiết bị bơm

2.3 Hệ thống truyền động điện của máy bơm


Động cơ dẫn động cho máy bơm là động cơ không đồng bộ roto lồng sóc, việc điều
khiển chế độ làm việc của động cơ là khởi động từ.
a. Cấu tạo

Khởi động từ bao gồm 4 thành phần chính là: Nam châm điện, hệ thống dập hồ quang
và hệ thông tiếp điểm.
Nam châm điện: Bao gồm 3 thành phần chính là:
o Cuộn dây dùng để tạo ra lực hút nam châm.
o Lõi sắt.
o Lò xo tác dụng để đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch thì một số các tiếp điểm sẽ bị cháy và mòn
dần. Chính vì vậy mà cần hệ thống dập hồ quang.

Hệ thống tiếp điểm: Hệ thống tiếp điểm của khởi động từ trong tủ điện liên hệ với
phần lõi từ di động thông qua bộ phận liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua
các tiếp điểm mà chúng ta có thể chia các tiếp điểm thành 3 loại như sau:
o Tiếp điểm chính: Có khả năng cho những dòng điện lớn đi qua. Là loại tiếp điểm
thường đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor ở trong tủ điện.
o Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho những dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn
5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái đó là: Thường đóng và thường hở.
o Tiếp điểm thường đóng: Là loại tiếp điểm khi cuộn dây nam châm trong
contactor ở trạng thái nghỉ thì nó sẽ ở trạng thái đóng. Tiếp điểm này sẽ hở ra khi
contactor ở trạng thái hoạt động.

b. Nguyên lý hoạt động:


Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng cách nhấn vào nút khởi động thì cuộn dây
Contactor có điện hút lõi thép di động và mạch sẽ từ từ khép kín lại. Làm đóng các
tiếp điểm chính để khởi động động cơ. Còn đóng tiếp điểm phụ thường hở để duy trì
mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động.

Khi nhấn nút dừng, khởi động từ sẽ cũng từ đó mà bị ngắt điện. Dưới tác dụng của
lò xo nén sẽ làm cho phần lõi di động trở về với vị trí ban đầu, theo đó, các tiếp điểm trở
sẽ trở về trạng thái thường hở. Động cơ lúc này sẽ dừng hoạt động. Rơle nhiệt sẽ thao
tác làm ngắt mạch điện cuộn dây khi có sự cố quá tải động cơ. Do đó mà cũng sẽ ngắt
khởi động từ và dừng động cơ điện.

Trong khởi động từ có chứa trang bị bảo vệ rò điện, bảo vệ cực đại và bảo vệ mất
pha.

2.4 Nhận xét và đưa ra phương án cải tạo hệ thống


a. Nhận xét
Công ty than Uông Bí là công ty khai thác than hầm lò lớn nhất Tập đoàn công
nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, sản lượng khai thác càng ngày càng tăng, năm sau
cao hơn năm trước. Hiện nay khu khai thác chủ yếu ở mức -25 đến mức -155, do đó đòi
hỏi công tác thông gió, bơm nước là hết sức quan trọng.
Do khu vực khai thác rộng đến hàng trục km đường lò nên lượng nước thẩm thấu
là rất lớn đặc biệt về mùa mưa đòi hỏi phải có hệ thống bơm thoát nước thật tốt, để đáp
ứng được việc thoát nước trong hầm lò.
Tuy nhiên, hầu hết các trạm bơm ở trong mỏ hiện nay mức độ tự động hoá chưa có,
hầu hết vận hành các bơm nước đều do con người vận hành một cách thủ công. Đóng
cắt điện bằng tay, mồi bơm bằng van, đóng mở van điều chỉnh lưu lượng đều bằng tay.
b. Phương án cải tại hệ thống.
 Công nghệ vận hành

Chế độ khởi động một bơm được thực hiện khi mức nước trong bể chứa đạt mức
H >= H2, sau khi mức nước giảm xuống mức H< H2 thì dừng bơm.
Điều khiển hệ thống bơm B1 trong trường hợp này theo trình tự sau:
- Mở van mồi VM1.
- Sau khi mồi đủ lượng nước thì đóng VM1 lại.
- Khởi động bơm B1.
- Khi áp suất trong buồng bơm B1 đạt áp suất cho phép thì dừng bơm B1.

o Chế độ vận hành thứ hai:


Chế độ vận hành 2 bơm thực hiện khi mức nước trong bể đạt mức nước H <= H2, thực
hiện điều khiển hệ thống bơm (B3) theo trình tự sau:
- Mở van mồi VM2.
- Sau khi mồi đủ lượng nước thì đóng van mồi VM2.
- Khởi động bơm B3.
- Khi áp suất trong buồng bơm B3 đạt áp suất cho phép thì dừng bơm B3.

o Chế độ vận hành thứ ba:


Khi mức nước trong bể đạt đến mức cần bơm H <= H1 thì cho hệ thống nhóm bơm thứ
hai vào hoạt động, trình tự khởi động bơm B2 như sau.
- Mở van mồi VM1.
- Sau khi mồi đủ lượng nước thì đóng các van VM1 lại.
- Khởi động bơm B2.
- Khi áp suất trong buồng bơm đạt áp suất cho phép thì dừng bơm B2.

o Chế độ sự cố bơm
Vào mùa mưa, có thể xảy ra 1 số sự cố như: 1 trong số các bơm bị hỏng, mất điện, tắc
đường ống nước … Tuỳ vào từng trường hợp sẽ có hướng giải quyết khác nhau.
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG BƠM
THOÁT NƯỚC

1. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ


1.1 Giới thiệu về PLC S7-1200

PLC (Programmable Logic Control) là thiết bị điều khiển logic khả trình, cho phép thực
hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

PLC S7 - 1200 là một dòng PLC mới của Siemens, là thiết bị tự động hóa đơn giản
nhưng có độ chính xác cao. PLC S7 - 1200 được thiết kế dạng module nhỏ gọn, linh
hoạt, phù hợp cho một loạt các ứng dụng. PLC S7-1200 có một giao diện truyền thông
đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của truyền thông công nghiệp và đầy đủ các tính năng công
nghệ mạnh mẽ tích hợp sẵn làm cho nó trở thành một giải pháp tự động hóa hoàn chỉnh
và toàn diện.
Với thiết kế theo dạng module, tính năng cao, dòng sản phẩm SIMATIC S7-
1200 thích hợp với nhiều ứng dụng tự động hóa khác nhau, cấp độ từ nhỏ đến trung
bình. Đặc điểm nổi bật là PLC S7-1200 được tích hợp sẵn cổng truyền thông Profinet
(Ethernet), sử dụng chung một phần mềm Simatic Step 7 Basic cho việc lập trình PLC
và các màn hình HMI. Điều này giúp cho việc thiết kế, lập trình, thi công hệ thống điều
khiển được nhanh chóng, đơn giản.
Hình 3.1 CPU SIMATIC S7-1200

a. Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:


- 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống như
điều khiển AC hoặc DC phạm vi rộng.
- 2 mạch tương tự và số mở rộng điều khiển mô-đun trực tiếp trên CPU làm giảm chi
phí sản phẩm.
- 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau.
- 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP.
- Bổ sung 4 cổng Ethernet.
- Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC.

Hình 3.2 Phương thức truyền thông PLC

b. Ứng dụng của PLC Siemens S7-1200


- Hệ thống băng tải
- Hệ thống đèn chiếu sáng
- Điều khiển bơm cao áp
- Máy đóng gói, máy in, máy dệt, máy trộn…
c. Board tín hiệu của PLC S7-1200
Là một dạng module mở rộng tín hiệu vào/ra với số lượng tina hiệu ít, giúp tiết kiệm chi
phí cho các ứng dụng yêu cầu mở rộng số lượng tín hiệu ít. Gồm các board:
- 1 cổng tín hiệu ra analog 12 bit (+-10VDC, 0-20 mA)
- 2 cổng tín hiệu vào + 2 cổng tín hiệu ra số, 0.5A
d. Modules mở rộng tín hiệu vào/ra
Module mở rộng rất đa dạng, được gắn trực tiếp vào phía bên phải của CPU.
e. Module truyền thông
Ngoài truyền thông Ethernet được tích hợp sẵn, CPU S7-1200 có thể mở rộng được 3
module truyền thông khác nhau, giúp cho việc kết nối được linh hoạt. Các module
RS232 và RS485 hỗ trợ các protocol truyền thông như modbus, USS…

Module RS232 Module RS485

Hình 3.3 Module giao tiếp


f. Giao tiếp
PLC S7-1200 hỗ trợ kết nối Profitbus và kết nối PTP (point to point).
Giao tiếp PROFITNET với:
- Các thiết bị lập trình
- Thiết bị HMI
- Các bộ điều khiển SIMATIC
Hỗ trợ các giao thức kết nối:
- TCP/IP
- SIO-on-TCP
- Giao tiếp với S7
1.2 Lựa chọn thiết bị điều khiển

CPU 1212C DC/DC/DC

Hình 3.4 Hình dáng PLC S7-1200 CPU 1212C DC/DC/DC

Bao gồm:

a) CPU 1212C có 3 versions với điện áp nguồn và điện áp điều khiển khác nhau
b) Tích hợp nguồn 24 V cho encoder hoặc cảm biến. Nguồn dòng 300 mA sử dụng cho
các loại tải khác.
c) Tích hợp 8 ngõ DI 24 VDC, 6 ngõ DO, 2 ngõ AI 0…10V
d) 2 nguồn xung với tần số lên đến 100kHz
e) Tích hợp giao tiếp Ethernet (TCP/IP native, ISO-on-TCP)
f) 4 counter với 3 counter 100 kHz và 1 counter 30 kHz
g) Board tín hiệu mở rộng tương tự hoặc số được cắm trên CPU
h) Tích hợp điều khiển PID, và đồng hồ thời gian thực
2. CÁC THIẾT BỊ CẢM BIẾN
2.1 Cảm biến đo mức kiểu phao
Đo mức kiểu phao là biện pháp đơn giản nhất. Chọn cảm biến đo mức kiểu phao rộng
(0.5 đến 20 m) gồm phao 1 nối với đối trọng 4 bằng dây mềm 2. Phía dưới đối trọng có
gắn kim chỉ thị giá trị mức chất lỏng theo thang chia 3.

Hình 3.5 Sơ đồ đo mức bằng phao

Nâng mức chất lỏng sẽ làm thay đổi chiều sâu nhúng chìm của phao (h 1) do lực đẩy
Acsimet làm cho biểu thức: Gr = Gph – S.h1.pl.g không cân bằng.
(Gr là trọng lượng của đối trọng
Gph là trọng lượng của phao
S là diện tích phao
h1 là chiều sâu nhúng chìm của phao
pl là tỷ trọng của chất lỏng)
- Đối trọng hạ xuống đến khi chiều sâu nhúng chìm của phao bằng h1.
- Khi mức chất lỏng giảm, sức đẩy lên phao giảm, phao lại hạ xuống đến khi chiều
sâu nhúng chìm bằng h1.
- Hệ thống xenxin dùng để truyền thông tin về mức chất lỏng trong bể. Trục của
xenxin phát nối với tang quay và được nối với hệ thống dây dẫn, còn trục xenxin thu
được gắn vào bộ phận đếm.
2.2 Cảm biến áp suất chất lưu

Hình 3.6 Bộ biến đổi đo áp suất thành tín hiệu điện bằng biến áp vi sai

Phần tử biến đổi là một khung cách điện có quấn một cuộn dây sơ cấp (cuộn số 7), 2
cuộn dây thứ cấp đấu ngược chiều nhau (cuộn 4, 5). Trong rãnh của cuộn dây có một lõi
thép động (lõi số 6) nối với lò xo 1 và dây kéo căng 3. Cửa ra cuộn thứ cấp đấu với điện
trở R1
Khi có dòng I1 chạy qua cuộn sơ cấp sẽ tạo ra từ thông trong hai nửa cuộn thứ cấp. Hai
nửa cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e1 và e2.
Suất điện động tổng: E = e1 – e2 = 2πf.I1.(M1 – M2) với M là hỗ cảm giữa 2 cuộn sơ cấp
và thứ cấp.
Điện áp của bộ biến đổi U ra = 2πf.I1.Mra với Mra phụ thuộc vào độ dịch chuyển δ của lõi
δ
thép 6: Mra = Mmax . δmax
2 πf . I 1. Mmax
 Ura = δmax

δ = k.P (Trong đó: δ là độ biến dạng của lò xo


k là hệ số biến đổi
Cấp chính xác của bộ cảm biến từ 1 - 1.5
2.3 Cảm biến lưu lượng kế kiểu cơ khí

Hình 3.7 Lưu lượng kế Plalette


Dưới tác động của dòng chảy sẽ đẩy Plalette đi lên, xuống tùy thuộc vào lưu lượng,
ngoài ra Plalette còn chịu tác động của trọng lực và phản lực của lò xo. Vị trí cân bằng
của Plalette phụ thuộc vào lưu lượng và sự biến đổi ra tín hiệu điện nhờ 1 biến trở có
trục quay gắn với Plalette. Đáp ứng có thể tuyến tính hay không tuyến tính còn phụ
thuộc vào dạng đưa vào mạch đo. Ưu điểm của loại cảm biến này là chắc chắn, cấu tạo
đơn giản và rẻ tiền.
3. VAN ĐIỆN TỪ
Van điều khiển số dùng để điều khiển chính xác dòng chảy trong hệ thống điều
khiển. Nó có lợi thế là có khả năng điều khiển lưu lượng hoạt động có điều khiển của
nó. Thông thường chất lỏng chảy qua van được dùng để điều khiển hoạt động của nó,
tùy nhiên một vài van được điều khiển bằng khí nén
- Nguyên lý hoạt động: Hoạt động dựa trên nguyên lý cân bằng Piston
Khi áp suất ở 2 đầu van chính cân bằng, lò xo ở đầu piston hoạt động như một lực vi
sai và đóng piston van chính. Khi áp lực tác động vào đáy piston tăng lên vượt quá áp
lực lò xo, van sẽ mở. Cuộn dây điều khiển sẽ đóng hoặc mở hoàn toàn và để xác định vị
trí piston van chính theo yêu cầu điều khiển dòng chảy. Tất cả hoạt động của cuộn dây
điều khiển được kiểm soát bởi bộ điều khiển đặt trước BCU. Các trạng thái hoạt động
của van như sau:
+ Khi van ở trạng thái đóng, cả 2 cuộn dây đều không được kích hoạt, cuộn dây
thường đóng sẽ đóng, cuộn dây thường mở sẽ mở. Đầu Y (có áp suất P3) tới đầu Z (có
áp suất P2) sẽ đóng, áp suất P1 tại đầu X và áp suất P3 tại đầu Y cân bằng. Lò xo van
chính chịu một lực vi sai giữ cho Piston đóng.
+ Khi van ở trạng thái mở, cả 2 cuộn dây đều được kích hoạt, cuộn dây thường đóng
sẽ mở và thông với đầu Z (có áp suất P2) và đầu Y tới đầu X (có áp suất P1) sẽ bị đóng
bởi cuộn dây thường mở. Áp suất P1 lớn hơn áp suất P3 cộng với lực lò xo, P1 – P2 lớn
hơn lực lò xo do áp suất P1 đẩy piston mở.
+ Khi van ở trạng thái điều khiển, cả 2 cuộn dây thường đóng và thường mở đều
đóng lại. Đầu Y tới đầu Z bị đóng, đầu X tới đầu Y cũng bị đóng.
+ Khi cả 2 cuộn dây được kích hoạt thì van bắt đầu mở. Nó sẽ mở theo lưu lượng
được lập trình trước tại bộ điều khiển BCU. Thông thường bộ điều khiển BCU được lập
trình sao cho lưu lượng thấp lúc khởi động sau đó tăng dần và đạt tối đa, sau đó giảm
dần trước khi đóng van. Bộ điều khiển sẽ kích hoạt hoặc ngắt các cuộn dây một cách tự
động theo vị trí của van và lưu lượng tối đa. Khi đạt lưu lượng yêu cầu, van sẽ giữ
nguyên vị trí. Tất cả trạng thái của van được thực hiện bằng cách điều khiển kỹ thuật số.
4. THIẾT BỊ BƠM THOÁT NƯỚC
Gồm có các thiết bị: máy bơm nước, máy bơm mồi, cảm biến siêu âm mực nước,
ống nước, van hút, bảng báo trạng thái.

Hình 3.8 Sơ đồ bố trí thiết bị bơm


CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG BƠM
THOÁT NƯỚC CÔNG TY THAN UÔNG BÍ

1. CÁCH YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ BƠM THOÁT
NƯỚC CÔNG TY THAN UÔNG BÍ

Xuất phát từ tình hình thực tế và những bất cập vận hành của hệ thống bơm hiện nay
của công ty, chúng em xin tiến hành cải tạo hệ thống theo hướng tự động hoá cho hệ
thống. Để điều khiển tự động hoá cho hệ thống thì hệ thống cần được đảm bảo các yêu
cầu như sau:

- Hệ thống cần được đảm bảo về phòng nổ cho các thiết bị trong mỏ. Đây là yêu
cầu cực kì quan trọng đối với hệ thống bơm thoát nước của công ty.
- Hệ thống làm việc phải tin cậy, đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị đang
được sử dụng cho công tác tuyển than của công ty.
- Đẩm bảo điều khiển tự động trong quy trình thoát nước mỏ.
- Tự động đưa hệ thống bơm vào hoạt động và dừng bơm theo mức nước
- Tự động đưa bơm vào hoạt động theo chế độ tự động hoặc độc lập:

+ Chế độ hoạt động theo công nghệ điều khiển tự động

+ Chế độ hoạt động theo công nghệ điều khiển bán tự động, điều khiển bằng tay.

Mục đích cho việc sửa chữa, chạy thử bơm, hoặc hiệu chỉnh các thông số.
1.1 Công nghệ điều khiển hệ thống bơm thoát nước

Hình 4.1 Sơ đồ tổng quan về hệ thống tự động bơm thoát nước

1.1.1 Nguyên lý làm việc của hệ thống


a. Chế độ vận hành 1 bơm (Mode 1)

Hình 4.2 Sơ đồ mức nước của bể chứa


Chế độ thực hiện 1 bơm (Mode 1) khi mức nước trong bể đạt H>H1, sau đó khi mức
nước giảm xuống còn H<=H1 thì dừng bơm.
Điều khiển hệ thống chế độ bơm Mode 1 trong trường hợp này theo thứ tự như sau:
- Khi cảm biến siêu âm đo được mực nước H>H1
- Mở bơm mồi một 5s
- Sau khi bơm mồi một hoạt động đủ 5s thì tắt bơm mồi.
- Ngay lập tức, van hút 1 và máy bơm 1 được khởi động.
- Nước hút ra từ hầm mỏ sẽ qua ống thoát nước đến một hồ nhân tạo hoặc bể chứa
nhân tạo đã được thiết kế sẵn.
- Sau khi mức nước giảm xuống còn H<=H1 thì dừng bơm và đóng van hút 1.

Hình 4.3 Mô phỏng chế độ thực hiện 1 bơm (mode 1)

b. Chế độ vận hành 2 bơm (Mode 2)


Chế độ thực hiện 2 bơm (Mode 2) khi mức nước trong bể đạt H>H2, sau đó khi mức
nước giảm xuống còn H<=H2 thì chuyển về chế độ thực hiện 1 bơm (mode 1).
Điều khiển hệ thống chế độ bơm Mode 2 trong trường hợp này theo thứ tự như sau:
- Khi cảm biến siêu âm đo được mực nước H>H2
- Mở bơm mồi một và bơm mồi 2 trong 5s
- Sau khi bơm mồi hoạt động đủ 5s thì tắt cả hai bơm mồi.
- Ngay lập tức, van hút 1,2 và máy bơm 1,2 được khởi động.
- Sau khi mức nước giảm xuống còn H<=H2 thì dừng bơm 2 và đóng van hút 2
- Chuyển sang chế độ làm việc của mode 1.

Hình 4.4 Mô phỏng chế độ thực hiện 2 bơm (mode 2)

c. Chế độ vận hành 3 bơm (mode 3)


Chế độ thực hiện 3 bơm (Mode 3) khi mức nước trong bể đạt H>H3, sau đó khi mức
nước giảm xuống còn H<=H3 thì chuyển về chế độ mode 2.
Điều khiển hệ thống chế độ bơm Mode 3 trong trường hợp này theo thứ tự như sau:
- Khi cảm biến siêu âm đo được mực nước H>H3
- Mở bơm mồi một, bơm mồi hai, bơm mồi 3 trong 5s
- Sau khi các bơm mồi hoạt động đủ 5s thì tắt bơm mồi.
- Ngay lập tức, van hút 1,2,3 và máy bơm 1,2,3 được khởi động.
- Sau khi mức nước giảm xuống còn H<=H3 thì dừng bơm 3 và đóng van hút 3,
chuyển trạng thái sang trạng thái vận hành mode 2.
1.1.2 Các sự cố
- Hệ thống đang hoạt động, nếu một trong các bơm gặp sự cố thì phải tự động dừng
hệ thống và đưa bơm khác vào hoạt động.
- Nếu khi mức nước trong hầm mỏ vượt các mức giới hạn như H1, H2, H3 mà các
mode 1, mode 2, mode 3 không hoạt động thì có nút bấm tay khởi động để đề phòng các
sự cố.
2. QUY ĐỊNH TÍN HIỆU VÀO RA CỦA PLC
2.1 Các tín hiệu vào của PLC
- Nút khởi động hệ thống I0.5
- Nút bật bơm 1 I0.0
- Nút tắt bơm 1 I0.1
- Nút bật bơm 2 I0.2
- Nút tắt bơm 2 I0.3
- Nút bật bơm 3 I0.4
- Nút tắt bơm 3 I0.5
- Nút tắt hệ thống I0.7
- Tín hiệu cảm biến mực nước MW0
- Mực nước thực tế MD5
2.2 Các tín hiệu ra của PLC
- Khởi động Mode 1 Q0.0
- Khởi động Mode 2 Q0.1
- Khởi động Mode 3 Q0.3
- Khởi động bơm mồi 1 Q0.4
- Khởi động bơm mồi 2 Q0.5
- Khởi động bơm mồi 3 Q0.6
3. ĐẶC TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA CẢM BIẾN
- Căn cứ vào chiều cao chứ mực nước và tín hiệu từ cảm biến siêu âm, ta dùng bộ
chuyển đổi NORM_X và SCALE_X trong PLC để chuyển đổi mức nước cảm biến
siêu âm thực tế thu nhận thành tín hiệu trong PLC.

Hình 4.5 NORM_X trong PLC

Hình 4.6 SCALE_X trong PLC


4. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN CỦA HỆ THỐNG
4.1 Sơ đồ vòng quét điều khiển hệ thống tự động bơm thoát nước

Hình 4.7 Lưu đồ thuật toán thể hiện quá trình tự động hoá hệ thống bơm thoát nước
CHƯƠNG TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG CẤP THOÁT NƯỚC

Chuyển đổi tín hiệu từ cảm biến siêu âm ngoài thực tế thành tín hiệu trong PLC để hệ
thống được điều khiển một cách tự động hoá

Khi mức H>H1, sẽ dùng 2 timer là TON và timer TP để bật và ngắt bơm mồi sau 5s
mới cho bơm hút nước hoạt động
Khi mực nước giảm xuống nhỏ hơn mức H1, Reset cụm bơm 1 cũng chính là dừng vận
hành hoạt động của Mode 1

Tương tự tiến trình như khởi động Mode 1


5. NHẬN XÉT
- Chương trình chính thực hiện điều khiển hệ thống bơm theo đúng yêu cầu đã đề ra.
- Các chương trình điều khiển các chế độ vận hành Mode1, Mode2, Mode3 đảm bảo
được công việc cũng như độ chính xác của hệ thông.
KẾT LUẬN
Sau thời gian làm đề tài, dưới sự hướng dẫn tận tính của GV. Thạc sĩ Nguyễn Thị
Hồng Hạnh, chúng em đã hoàn thành được báo cáo với đề tài: “Tự động hoá hệ thống
bơm thoát nước trong ty than Uông Bí bằng PLC S7-1200”. Từ bài tập này, chúng em
đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành
tự động hoá. Việc sử dụng PLC để điều khiển với việc lập trình theo ngôn ngữ đã mang
lại điều kiện thuận lợi cho việc điều khiển và vận hành, tính khả thi cao, linh kiện gọn
nhẹ, hiện đại. Tuy nhiên việc điều khiển hệ thống cũng có nhiều vấn đề phức tạp và
mang tầm vĩ mô hơn, do trình độ cũng như kiến thức có hạn của mình bài báo cáo còn
nhiều sai sót và có những vấn đề chưa được đề cập tới sâu.
Em mong được sự chỉ bảo, nhận xét, góp ý của cô để bản báo cáo của nhóm bọn em
được hoàn thiện hơn. Cuối cùng nhóm bọn em xin chân thành cảm ơn cô-GV Nguyễn
Thị Hồng Hạnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Diên Tập (2004), Đo lường và điều khiển bằng máy tính, Nhà xuất bản khoa
học – kĩ thuật.
2. Nguyễn Hữu Khái (2006), Nhà máy điện và trạm biến áp, Nhà xuất bản khoa học –
kĩ thuật.
3. http://www.thanuongbi.vn/
4. http://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tu-dong-hoa-bom-nuoc-mo-ham-
lo-nhu-cau-thiet-thuc-201806021438302085.htm
5. https://mesidas.com/plc-s7-1200/

---------------------------------Hết----------------------------

You might also like