You are on page 1of 93

TRỪỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

XÁC NHẬN HOÀN THÀNH ĐỒ ÁN

Tên đề tài: Nghiên cứu lý thuyết, thực hiện mô hình hệ thống chống trộm.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Châu MSSV: 14145014

Sỳ Tấn Hoàng MSSV: 14145088

Ngành Công nghệ thuật ô tô

Sau khi tiếp thu và điều chỉnh theo góp ý của Giảng viên hứớng dẫn, Giảng viên phản biện
và các thành viên trong Hội đồng bảo vệ. Đồ án tốt nghiệp đã hoàn chỉnh đúng theo yêu cầu
về nội dung và hình thức.

Chủ tịch Hội đồng: ............................................................................................................

Giảng viên hướng dẫn: .......................................................................................................

Giảng viên phản biện: ........................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, chúng
em đã được học hỏi và lĩnh hội nhiều kiến thức quý báu từ quý thầy cô, để làm nền tảng
cho việc nghiên cứu và tiếp cận thêm nhiều tài liệu mới một cách có hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, chúng em xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
cho chúng em theo học lớp đại học chính quy, chuyên ngành Cơ Khí Động Lực.

Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Đại học chính quy về đại cương và chuyên
ngành Cơ khí động lực niên khóa 2014-2018 đã trang bị cho chúng em kiến thức giúp
chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

Thầy hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Thình đã chia sẻ những kiến thức, thông tin rất bổ
ích, hướng dẫn tận tình và đặc biệt những lời khuyên quý báu của Thầy cho chúng em
trong thời gian chúng em làm đồ án tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!


TÓM TẮT

Đồ án nghiên cứu về hệ thống chống trộm trên xe ô tô. Để thực hiện đề tài này chúng em
phải nghiên cứu về cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động và sơ đồ mạch điện thông qua
các hãng xe như: Toyota, Mazda, Frod, Honda. Sau đó chúng em tìm hiểu cách lập trình trên
Arduino để viết code cho hệ thống chống trộm. Kết quả của chúng em là làm ra được mô
hình hệ thống chống trộm. Thông qua mô hình chúng em đã hiểu được những quy trình hoạt
động chống trộm cụ thể trên xe. Mô hình hệ thống chống trộm có thể giúp cho sinh viên
ngành ô tô nghiên cứu và thực hành trực tiếp trên mô hình.
Mục Lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................................2
1.4. Phạm vi ứng dụng.................................................................................................................................2
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM TRÊN Ô TÔ..........................................................................3
2.1. Hệ thống chống trộm trên ô tô.............................................................................................................3
2.1.1. Khái quát........................................................................................................................................3
2.1.2. Cấu tạo...........................................................................................................................................3
2.1.3. Nguyên lý hệ thống chống trộm....................................................................................................5
2.1.4. Mạch điện hệ thống chống trộm một số hãng xe.........................................................................7
2.2. Chống trộm ô tô dùng công nghệ GSM.............................................................................................19
2.2.1. Công nghệ GSM...........................................................................................................................19
2.2.2. Công nghệ GSM áp dụng vào chống trộm ô tô..........................................................................21
2.3. Chống trộm ô tô bằng công nghệ định vị..........................................................................................23
2.3.1. Một số công nghệ áp dụng trong định vị xe...............................................................................23
2.3.2. Hệ thống định vị ô tô (tracking system).....................................................................................25
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG MÃ HÓA ĐỘNG CƠ.......................................................................................30
3.1. Giới thiệu về hệ thống mã hóa...........................................................................................................30
3.2. Các bộ phận của hệ thống mã hóa.....................................................................................................30
3.2.1. Tổng quan....................................................................................................................................30
3.2.2. Bộ khuyếch đại chìa thu phát.....................................................................................................31
3.2.3. Cuộn dây chìa thu phát...............................................................................................................31
3.2.4. Công tắc cảnh báo mở khóa........................................................................................................31
3.2.5. ECU động cơ................................................................................................................................31
3.2.6. Chìa khóa.....................................................................................................................................32
3.2.7. Đèn chỉ báo an ninh.....................................................................................................................32
3.2.8. ECU khóa động cơ.......................................................................................................................32
3.3. Nguyên lý hoạt động...........................................................................................................................34
3.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa khóa động cơ.............................................................................35
3.4.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota Camry / ACV40 GSV40 (2006).............................35
3.4.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota Yaris/ NCP90, 91, 92, 93(2008).............................38
3.5. Các công nghệ trong hệ thống mã hóa khóa động cơ.......................................................................42
3.5.1. Hệ thống mã hóa khóa động cơ sử dụng smart key...................................................................42
3.5.2. Hệ thống mã hóa hai tầng...........................................................................................................44
3.5.3. Hệ thống Perfectly Keyless..........................................................................................................45
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM ĐIỀU KHIỂN BẰNG ARDUINO...................48
4.1. Các bộ phận của hệ thống chống trộm..............................................................................................48
4.2. Hệ thống chống trộm sử dụng Arduino để điều khiển.....................................................................57
4.2.1. Lập trình Arduino để điều khiển hệ thống chống trộm............................................................57
4.2.2. Mô hình hệ thống chống trộm.....................................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.............................................................................................................................70
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................72
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

AGPS assisted global positioning system system

AUC authentication center

AVL automatic vehicle location

BSC base station controllers

BSS the base station system

BTS base transceiver stations

DBMS database management system

ECU electronic control unit

EIR equipment identity register

GIS geographical Information Systems

GPS global positioning system

GSM global system for mobile communication

GU i graphical user interface

HLR home location register

ID identification system

MSC mobile services switching center

OMC operations and maintenance center

OSS operation and support system

PCS personal communication services

PKES passive keyless entry and start


RF radio frequency

RFID radio frequency identification system

SS switching system

VLR visitor location register


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống chống trộm……………………………………….………..4


Hình 2.2a: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe
Corolla……………………………...7
Hình 2.2b: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Corolla…………………………..
….8
Hình 2.2c: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Corolla……………….…………..
…9
Hình 2.2d: sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Corolla……….……..…...
………...10
Hình 2.3a: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Innova………...….......……………
14
Hình 2.3a: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Innova……….……….……………
15
Hình 2.3c: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Innova……....…………...
………...16
Hình 3.1: Mô đun điều khiển mã hóa (Mazda)……………………………………………
33
Hình 3.2: Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota Camry / ACV40 GSV40 (2006)
……………………………………………………………………………………..………...35
Hình 3.3a: Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota YARIS/ / NCP90, 91, 92, 93(2008)
………………………………………………………..……………………………………...38
Hình 3.3b: Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota YARIS/ / NCP90, 91, 92, 93(2008)
………………………………..……………………………………………………………...39
Hình 3.4: Truyền tín hiệu giữa các hộp điều khiển………………………..………………
43
Hình 3.5: Tự động khóa xe ………………………………………………...…….
………...46
Hình 3.6: Tự động mở………………………………………………………….
…………..46
Hình 3.7: Khởi động động cơ……………………………………………….…….
………..47
Hình 4.1: Arduino uno R3………………………………………………….……..
………..49
Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý mạch cầu H…………………………………….……..
………..51
Hình 4.3: Sơ đồ điều khiển động cơ bằng cầu H………………………..……..
………......52
Hình 4.4: Mạch cầu HL298……………………………………………………….
………..52
Hình 4.5: Sơ đồ chân mạch cầu H L298…………………………………………..
………..53
Hình 4.6: Tay phát RF 315MHz PT2262 4 kênh……...…………………..……..
………...54
Hình 4.7: Mô đun Thu RF 315Mhz………………………………………..….….
………..56
Hình 4.8: Chuột khóa cửa………………………………………………….……..
………..57
Hình 4.9: Khai báo các biến………………………………………………..…..….
……….58
Hình 4.10: Cấu hình các chân Arduino……………………………………….
…………...59
Hình 4.11: Các hàm millis…………………………………………………….……………
60
Hình 4.12: Điều khiển nháy đèn và còi nút A……………………………..…..
…………...60
Hình 4.13: Thời gian nháy
đèn……………………………………………………..............61
Hình 4.14: Điều khiển đèn nháy và còi nút B……………………………...………………
61
Hình 4.15: Nháy đèn khi nhấn nút…………………………………………...……..
……..62
Hình 4.16: Điều kiện mô tơ lock……………………………………………..
……………..62
Hình 4.17: Điều khiển mô tơ lock…………………...
……………………………………..63
Hình 4.18: Thời gian mô tơ quay………...………………………………….
……………..63
Hình 4.19: Điều kiện mô tơ unlock………...……………………………….
……………...63
Hình 4.20: Điều khiển mô tơ unlock……...
………………………………………………..64
Hình 4.21: Thời gian mô tơ
quay…………………………………………………………..64
Hình 4.22: Điều kiện báo
động……………………………………………………………..64
Hình 4.23: Thời gian báo động…………………………………………...….
……………..65
Hình 4.24: Một số chi tiết khác…………………………………...
………………………..65
Hình 4.25: Mô hình hệ thống chống trộm trên ô tô………………………...
……………...66
Hình 4.26: Sơ đồ mạch điện mô hình hệ thống chống trộm………………………………
67
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay ngành công nghiệp ô tô trên thế giới phát triển rất mạnh. Thế nên việc sỡ hữu
một chiếc ô tô đã không còn quá khó như trước đây nữa. Tuy vậy giá trị của một chiếc ô tô
vẫn còn rất đắt vì vậy mà ô tô có thể trở thành một mục tiêu của kẻ trộm. Ở Việt Nam tuy
việc ô tô bị đánh cắp là rất hiếm nhưng kẻ trộm thường hướng tới việc trộm vặt, ví dụ như
gương chiếu hậu hay đập kính xe để trộm những vật dụng bên trong xe. Để bảo vệ chiếc xe
cũng như những tài sản khác có trong xe, người ta đã tạo ra hệ thống chống trộm trên ô tô.

Hệ thống chống trộm trên ô tô có nhiệm vụ phát hiện ra những xâm nhập trái phép vào
xe hay những rung động bất thường và phát ra báo động để cảnh báo tên trộm và những
người xung quanh biết. Hiện nay hệ thống chống trộm ô tô đã có rất nhiều trên thị trường,
các loại xe đời mới hiện nay đều đã được trang bị đầy đủ hệ thống chống trộm. Trong phạm
vi đề tài này chúng ta sẽ có một cách tiếp cận khác về hệ thống chống trộm trên ô tô.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình học tập tại trường, với những kiến thức đã được học về hệ thống điện trên
ô tô, lập trình AVR và adruino, chúng em áp dụng những kiến thức đó để nghiên cứu vào
những vấn đề sau:

 Thiết kế mô hình hệ thống chống trộm trên ô tô


 Thực hiện chế tạo mô hình hệ thống chống trộm trên ô tô sử dụng Arduino để điều
khiển.

Phạm vi nghiên cứu: đề tài đặt trọng tâm trong việc nghiên cứu và thiết kế ra mô hình của
hệ thống chống trộm sử dụng Arduino để điều khiển. Mô hình sau khi hoàn thiện có thể áp
dụng trong việc giảng dạy và nghiên cứu.

1
1.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài, chúng em sẽ sử dụng hai phương pháp chính để nghiên cứu:

 Nghiên cứu lý thuyết: dựa trên những kiến thức đã có chúng em sẽ nghiên cứu thêm
tài liệu về hệ thống chống trộm để làm cơ sở cho việc thực hiện mô hình và tìm hiểu
thêm về cách lập trình với ngôn ngữ Arduino.
 Nghiên cứu thực nghiệm: sau khi nghiên cứu lý thuyết chúng em sẽ tiến hành vào
việc thực hiện mô hình để thông qua đó có thể hiểu rõ hơn về hệ thống.
1.4. Phạm vi ứng dụng

Mô hình hệ thống chống trộm có thể được áp dụng trong việc nghiên cứu và giảng dạy.
Do đặc tính của Arduino có tính ứng dụng cao và rất dễ để học nên sẽ rất dễ dàng cho sinh
viên trong việc tiếp cận với hệ thống này. Tuy nhiên, hệ thống vẫn còn nhiều hạn chế và vẫn
chỉ được thiết kế dưới dạng mô hình nên nếu được áp dụng thực tế thì phải cần cải tiến thêm
nữa.

2
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM TRÊN Ô TÔ

2.1. Hệ thống chống trộm trên ô tô


2.1.1. Khái quát

Hệ thống chống trộm ô tô được thiết kế để phát hiện và phát ra chuông báo động khi có
bất kỳ một cửa nào hoặc nắp đậy khoang động cơ của xe bị mở khoá mạnh bất thường hoặc
cực của ắc qui bị tháo ra và sau đó được nối lại khi tất cả các cửa của xe đã được khoá. Hệ
thống báo động sẽ làm còi kêu một cách gián đoạn và nháy các đèn pha, đèn hậu và các đèn
bên ngoài khác. Hệ thống báo động chỉ cho những người xung quanh xe biết xe được trang
bị hệ thống chống trộm.

2.1.2. Cấu tạo

Hệ thống chống trộm có thể chia thành 3 phần chính:

Cảm biến có tác dụng nhận biết các hành vi xâm nhập trái phép lên xe:

 Cảm biến rung dùng trên xe tác dụng nhận biết những rung động bất thường của xe
thường là do quá trình cạy cửa hay đập vỡ kính xe.

3
 Công tắc dùng để nhận biệt trạng thái mở cửa của các cửa xe, nắp khoang động cơ,
cửa hành lý
 Khoá điện là công tắc xác định trạng thái hoạt động của xe và truyền tín hiệu tới
ECU chống trộm.

Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống chống trộm.

 Công tắc cảnh báo mở khoá bằng chìa là công tắc xác định xem chìa khoá có được
tra vào ổ khoá điện hay không và truyền tín hiệu tới ECU chống trộm.
 Cụm khoá cửa (công tắc vị trí).
 Công tắc mở cửa khoang hành lý bằng chìa.

Cơ cấu chấp hành của hệ thống chống trộm ô tô:

 Các đèn bên ngoài xe và còi xe. Đây chính là các thiết bị báo động để báo cho
người xung quanh biết xe đang bị trộm.

4
 Đèn chỉ báo an ninh là thiết bị cho biết hệ thống có ở trạng thái làm việc hay
không. Hệ thống ở trạng thái hoạt động, đèn chỉ báo nháy để báo cho xung quanh
biết xe được trang bị hệ thống chống trộm.
 Cụm khoá cửa (mô tơ): khi hệ thống đạt tới trạng thái báo động và các cửa được
mở khoá, thì hệ thống tự động khoá các cửa.

Bộ xử lý trung tâm (ECU chống trộm và ECU động cơ) là bộ phận quan trọng nhất của hệ
thống chống trộm. Nó nhận tín hiệu từ cảm biến, dựa vào các dữ liệu được lập trình sẵn
trong bộ xử lý mà xử lý tính hiệu rồi phát tín hiệu cho cơ cấu chấp hành làm việc. Bộ xử lý
của hệ thống chống trộm là ECU chống trộm, nó có thể được tích hợp vào ECU động cơ
hoặc độc lập ở bên ngoài tùy từng dòng xe.

2.1.3. Nguyên lý hệ thống chống trộm


2.1.3.1. Các trạng thái hoạt động

Có 4 trạng thái hoạt động của hệ thống chống trộm:

 Trạng thái không làm việc, không phát hiện trộm. Đây là lúc xe đang hoạt động
nên không kích hoạt hệ thống chống trộm
 Trạng thái chuẩn bị làm việc là thời gian trễ cho tới khi hệ thống đạt trạng thái báo
động. Ở trạng thái này không phát hiện được trộm.
 Trạng thái làm việc: hệ thống chống trộm đang hoạt động.
- Ở trạng thái này các các cảm biến sẽ liên tục gửi tín hiệu về cho ECU
chống trộm. ECU chống trộm sẽ so sánh dữ liệu mà cảm biến truyền về
với các dữ liệu có sẵn trong nó.
- Nếu xe đang không bị trộm tác động vào (xe không rung, các cửa xe đều
đóng) thì tin hiệu thu về không phù hợp với tín hiệu xe bị trộm nên ECU
chống trộm vẫn chưa gửi tín hiệu đến ECU động cơ.
- Nếu xe bị trộm (xe rung, cửa xe bị mở) tín hiệu trả về sẽ trùng với tín hiệu
xe bị trộm có sẵn trong ECU chống trộm. Lúc này ECU chống trộm sẽ gửi
tín hiệu đến cho ECU động cơ.

5
 Trạng thái báo động: hệ thống phát hiện được trộm và tiếp tục báo xung quanh
bằng tín hiệu ánh sáng và âm thanh.
- Ở trạng thái này ECU động cơ đã nhận được tín hiệu từ ECU chống trộm.
ECU động cơ sẽ gửi tín hiệu báo động tới các đèn ngoài xe và còi xe đồng
thời cũng gửi một tín hiệu về ECU chống trộm.
- ECU chống trộm sau khi nhận được tín hiệu phản hồi sẽ gửi một tín hiệu
đến đèn chỉ báo an ninh.
- Trong trường hợp ECU động cơ không nhận được tín hiệu từ ECU chống
trộm hoặc nhận được tín hiệu (có báo động bằng ánh sáng và âm thanh)
nhưng không trả về tín hiệu phản hồi cho ECU chống trộm. ECU chống
trộm sẽ hiểu hệ thống bị lỗi và không gửi tín hiệu lên đèn chỉ bảo an ninh.
2.1.3.2. Các loại hệ thống chống trộm

Loại chế độ hoạt động là chủ động: trạng thái làm việc được kích hoạt ngay khi các
cửa đóng và khóa. Khi chuyển từ trạng thái làm việc sang trạng thái báo động thì còi kêu
lập tức.

Loại chế độ hoạt động là bị động: trạng thái chuẩn bị hoạt động kích hoạt ngay khi
các cửa xe được đóng lại. Có thời gian trễ khi chuyển từ trạng thái làm việc sang trạng
thái báo động.

6
2.1.4. Mạch điện hệ thống chống trộm một số hãng xe
2.1.4.1. Mạch điện hệ thống chống trộm Toyota Corolla ZZE142

7
Hình 2.2a: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Corolla

8
Hình 2.2b: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Corolla

9
Hình 2.2c: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Corolla

10
Hình 2.2d: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Corolla

11
Hệ thống chống trộm của Toyata Corolla ZZE142 là loại có ECU động cơ và ECU chống
trộm tách rời.

Các cổng kết nối:

 DCTY (front driver door courtesy light) tín hiệu cửa trước bên trái mở.
 PCTY (front passenger door courtesy light) tín hiệu cửa trước bên phải mở.
 ILE tín hiệu từ cụm đèn trần xe.
 RCTY (rear right door courtesy light) tín hiệu cửa sau bên phải mở.
 LCTY (rear left door courtesy light) tín hiệu từ cửa sau bên trái mở.
 BECU (battery electronic control unit) nối với nguồn ác qui cung cấp cho ECU.
 GND1 (ground) nối mass cho ECU.
 LSWD (lock swich driver) tín hiệu từ cụm công tắc cửa tài xế.
 LSWP (lock swich passenger) tín hiệu từ cụm công tắc cửa hành khách.
 PRG tín hiệu từ cụm công tắc điều khiển cửa.
 RDA tín hiệu từ cụm công tắc điều khiển cửa.
 BCTY (back courtesy) nhận tín hiệu từ cụm công tắc khoang hành lý.
 KSW nhận tín hiệu từ cụm công tắc cảnh báo un-lock.
 DSWH nhận tín hiệu từ cụm công tắc khoang động cơ.
 IND (security indicator light) nối với cụm đèn cảnh báo an ninh.
 Còi báo an ninh nối với chân SH- của ECU chống trộm và được dẫn động thông
qua rờ le bằng chân HORN của ECU chống trộm.
 STX của ECU động cơ nối với BRK- của ECU chống trộm để cảnh báo cho ECU
chống trộm biết các cửa đã được khóa.
 SRX của ECU động cơ nối với BRK+ của ECU chống trộm để cảnh báo cho ECU
chống trộm biết là ECU động cơ phát hiện xâm nhập.

Các cụm trong hệ thống:

 ECU động cơ.

12
 ECU chống trộm.
 Cụm đèn trần xe.
 Cụm đèn chỉ báo an ninh.
 Cụm công tắc cửa hành khách.
 Cụm công tắc cửa tài xế.
 Cụm nhận tín hiệu điều khiển cửa.
 Cụm công tắc khoang hành lý.
 Còi báo và cụm đèn báo hiệu.
 Cụm công tắc khoang động cơ.

Nguyên lý hoạt động:

 Khi ECU nhận được tín hiệu khóa cửa từ cụm công tắc khoang hành lý => DSWH và
cụm công tắc cửa hành khách =>LSWP và cụm công tắc cửa tài xế => LSWD và cụm
công tắc khoang động cơ => DSWH và tín hiệu khóa ổ khóa điện => KSW, ngay lập
tức chân STX của ECU động cơ gửi tín hiệu tới chân BRK- của ECU chống trộm báo
cho ECU chống trộm biết các cửa đã khóa và hệ thống bắt đầu hoạt động.
 Trong khi hệ thống đang hoạt động nếu có tín hiệu mở cửa từ cụm công tắc khoang
hành lý => DSWH hoặc cụm công tắc cửa hành khách =>LSWP hoặc cụm công tắc
cửa tài xế => LSWD hoặc cụm công tắc khoang động cơ => DSWH hoặc tín hiệu mở
khóa ổ khóa điện => KSW, ngay lập tức chân SRX của ECU động cơ gửi tín hiệu tới
chân BRK+ của ECU chống trộm để cảnh báo cho ECU chống trộm biết các cửa đã
bị mở.
 Sau khi nhận được tín hiệu SRX => BRK+, ECU chống trộm gửi tín hiệu báo động từ
chân IND => cụm đèn chỉ báo an ninh và chân HORN => còi báo, hệ thống chống
trộm rơi vào trạng thái báo động.
 Trong khi hệ thống đang báo động nếu cụm nhận tín hiệu điều khiển mở cửa nhận
được tín hiệu từ bộ điều khiển, sẽ có tín hiệu từ chân PRG của cụm nhận tín hiệu điều
khiển cửa tới chân PRG của ECU động cơ. Chân SRX của ECU động cơ gửi tín hiệu

13
tới chân BRK+ để cảnh báo cho ECU chống trộm biết các cửa đã bị mở và ngừng báo
động.

Như vậy có thể thấy ECU động cơ làm nhiệm vụ nhận biết các trạng thái hoạt động diễn
ra trong xe rồi sau đó gửi tín hiệu nhận được về ECU chống trộm. Từ những tín hiệu nhận
được ECU chống trộm sẽ quyết định trạng thái của hệ thống.

14
2.1.4.2. Mạch điện hệ thống chống trộm xe Toyota Innova TGN 40

Hình 2.3a: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Innova

15
Hình 2.3b: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Innova

16
Hình 2.3c: Sơ đồ mạch điện hệ thống chống trộm xe Innova

17
Hệ thống chống trộm của Toyota Innova TGN 40 là hệ thống chống trộm mà ECU
chống trộm được tính hợp bên trong ECU động cơ.

Các cổng kết nối:

 SRLY (sheng teng relay) nối với cuộn dây điều khiển rờ le.
 CTY (door courtesy) nhận tín hiệu từ cụm công tắc cửa tài xế.
 CTY (door courtesy) nhận tín hiệu từ cụm công tắc cửa hành khách nhưng là một
cụm riêng biệt với cụm công tắc cửa tài xế.
 L2 (lock) nhận tín hiệu từ cụm ổ khóa cửa tài xế.
 UL3 (unlock) nhận tín hiệu từ cụm ổ khóa cửa tài xế.
 KSW nối với cụm công tắc cảnh báo un-lock.
 DSWH nối với cụm công tắc khoang động cơ.
 IND (security indicator pamp) nối với cụm đèn cảnh báo an ninh.
 SH- (security horn) nối với còi báo an ninh.
 BRK- nhận tín hiệu từ RDA của bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa.
 BRK+ nhận tín hiệu từ PRG của bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa.

Các cụm của hệ thống:

 ECU động cơ.


 Cụm đèn trần xe.
 Cụm công tắc cửa hành khách và khoan hành lý.
 Cụm công tắc cửa tài xế.
 Cụm công tắc ổ khóa cửa tài xế.
 Cụm nhận tín hiệu điều khiển cửa.
 Còi báo và cụm đèn báo hiệu.
 Cụm công tắc khoang động cơ.

18
Nguyên lý hoạt động:

 Khi cửa tài xế đóng nhưng chưa khóa cụm công tắc cửa tài xế => CTY báo hiệu cửa
đã đóng, cụm công tắc cửa tài xế => cụm ổ khóa cửa tài xế => UL3 báo hiệu ổ khóa
cửa chưa khóa, hệ thống vẫn chưa hoạt động.
 Khi ECU nhận được tín hiệu khóa cửa từ cụm công tắc cửa hành khách và khoang
hành lý =>CTY và cụm công tắc cửa tài xế => CTY và cụm công tắc khoang động cơ
=> DSWH và tín hiệu khóa ổ khóa điện => KSW. Lúc này thống vẫn chưa hoạt động,
tài xế phải khóa cửa để có tín hiệu từ cụm công tắc cửa tài xế => cụm ổ khóa cửa tài
xế => L2 báo hiệu ổ khóa cửa đã khóa khóa thì hệ thống mới bắt đầu hoạt động.
 Trong khi hệ thống đang hoạt động nếu có tín hiệu mở cửa từ cụm công tắc cửa hành
khách và khoang hành lý =>CTY hoặc cụm công tắc cửa tài xế => CTY hoặc cụm
công tắc khoang động cơ => DSWH hoặc tín hiệu mở khóa ổ khóa điện => KSW,
ngay lập tức tín hiệu từ chân IND => cụm đèn chỉ báo an ninh và chân HORN => còi
báo, hệ thống chống trộm bắt đầu trạng thái báo động.
 Trong khi hệ thống đang báo động nếu cụm nhận tín hiệu điều khiển mở cửa nhận
được tín hiệu từ bộ điều khiển, sẽ có tín hiệu từ chân PRG của cụm nhận tín hiệu điều
khiển cửa chống trộm tới chân BRK+ của ECU động cơ để ngừng báo động.

Ở xe Toyota Innova TGN40 các tín hiệu cửa mở, mở khóa ổ khóa được truyền trực tiếp
về ECU và ECU động cơ trực tiếp điều khiển hệ thống chống trộm. Vì vậy mà việc phản hồi
thông tin được nhanh hơn và có thể tránh được những báo động sai do việc sử dụng cùng lúc
hai ECU.

19
2.2. Chống trộm ô tô dùng công nghệ GSM

2.2.1. Công nghệ GSM

Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global system for mobile communication (GSM))
là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động. Các mạng thông tin di động GSM cho
phép có thể chuyển vùng với nhau do đó những điện thoại di động GSM của các mạng GSM
khác nhau có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới. GSM là mạng điện thoại di động thiết
kế gồm nhiều tế bào (cell) do đó các điện thoại di động kết nối với mạng bằng cách tìm kiếm
các cell gần nó nhất. Các mạng di động GSM hoạt động trên 4 tần số 900 MHz, 1800 MHz,
850 MHz và 1900 MHz. GSM gồm ba bộ phận chính là hệ thống chuyển mạch (switching
system (SS)), hệ thống trạm gốc (base station system (BSS)) và hệ thống vận hành và hỗ trợ
(OSS).

Hệ thống chuyển mạch (switching system (SS)): chịu trách nhiệm thực hiện xử lý
cuộc gọi và các chức năng liên quan đến thuê bao. Hệ thống chuyển mạch bao gồm các đơn
vị chức năng sau:

 Đăng ký vị trí của người dùng chính thức (home location register (HLR)) là một cơ sở
dữ liệu được sử dụng để lưu trữ và quản lý đăng ký. HLR được coi là cơ sở dữ liệu
quan trọng nhất, vì nó lưu trữ dữ liệu cố định về người đăng ký, bao gồm hồ sơ dịch
vụ của người đăng ký, thông tin vị trí và trạng thái hoạt động. Khi một cá nhân mua
một thuê bao từ một trong những nhà khai thác PCS (personal communication
services), người đó được đăng ký trong HLR của nhà điều hành đó.
 Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (mobile services switching center (MSC))
thực hiện các chức năng chuyển mạch điện thoại của hệ thống. Nó kiểm soát các cuộc
gọi đến và đi từ các hệ thống điện thoại và dữ liệu khác. Nó cũng thực hiện các chức
năng như giao tiếp mạng, tín hiệu kênh chung và các chức năng khác.
 Đăng ký vị trí của người dùng tạm thời (visitor location register (VLR)) là một cơ sở
dữ liệu chứa thông tin tạm thời về những người đăng ký cần thiết bởi MSC để phục
vụ những người đăng ký tạm thời, VLR luôn được tích hợp với MSC. Khi một thiết

20
bị động đi vào một khu Vực MSC mới, VLR kết nối với MSC trong khu vực mới sẽ
yêu cầu dữ liệu của thiết bị di động đó từ HLR quản lý thiết bị. Sau đó, nếu thiết bị di
động thực hiện cuộc gọi, VLR sẽ có thông tin cần thiết để thiết lập cuộc gọi mà
không phải tham vấn HLR mỗi lần.
 Trung tâm xác thực (authentication center (AUC)) cung cấp các thông số xác thực và
mã hóa để xác minh danh tính của người dùng và đảm bảo tính bảo mật của từng cuộc
gọi. AUC bảo vệ các nhà khai thác mạng khỏi việc bị đánh cắp thông tin và phá hoại.
 Đăng ký nhận dạng thiết bị (equipment identity register (EIR)) là một cơ sở dữ liệu
chứa thông tin xác nhận thiết bị di động giúp ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cuộc
gọi hoặc cuộc gọi từ những thiết bị bị chặn. AUC và EIR được thực hiện một cách
độc lập hoặc kết hợp với nhau.

Hệ thống trạm gốc (The Base Station System (BSS)) thực hiện tất cả các chức năng
liên quan đến radio, bao gồm các bộ điều khiển trạm gốc (base station controllers (BSC)) và
các trạm thu phát phụ (base transceiver stations (BTS)).

 BSC cung cấp tất cả các chức năng điều khiển và liên kết giữa MSC và BTS. Nó là
một công tắc công suất cao cung cấp các chức năng như chuyển đổi, cấu hình dữ liệu
và kiểm soát các mức công suất tần số vô tuyến (radio frequency (RF)) trong các trạm
thu phát cơ bản. Một số BSC được phục vụ bởi một MSC.
 BTS là thiết bị vô tuyến (thu phát và ăng ten) cần thiết để phục vụ trong mạng. Một
nhóm BTS được kiểm soát bởi BSC. BTS chính là điện thoại di động hoặc là một
thiết bị thu phát bình thường.

Hệ thống vận hành và hỗ trợ (operation and support system (OSS))

Trung tâm vận hành và bảo trì (operations and maintenance center (OMC)) được kết nối
với tất cả các thiết bị trong hệ thống chuyển mạch (SS) với hệ thống trạm gốc (BSC). Hoạt
động của OMC được gọi là hệ thống hoạt động và hỗ trợ (OSS). OSS là một chức năng mà
nhà điều hành mạng dùng để giám sát và điều khiển hệ thống. Một chức năng quan trọng của

21
OSS là cung cấp một cái nhìn tổng quan về mạng lưới và hỗ trợ các hoạt động bảo trì của hệ
thống.

2.2.2. Công nghệ GSM áp dụng vào chống trộm ô tô

Mục tiêu chính của hệ thống này là sử dụng công nghệ GSM để báo cáo chủ sở hữu của
chiếc xe về bất kỳ xâm nhập trái phép nào. Quá trình này được thực hiện bằng cách gửi một
tin nhắn SMS cho chủ sở hữu, và lợi thế của hệ thống này là chủ sở hữu có thể gửi lại tin
nhắn SMS với các hướng dẫn cần thiết để dừng xe ngay lập tức.

Các chức năng của hệ thống:

 Phát hiện xâm nhập trái phép lên xe.


 Báo động khi phát hiện xâm nhập trái phép lên xe.
 Nhắn tin tới số điện thoại chủ xe.

Cấu tạo hệ gồm thống các bộ phận sau:

 Bộ thu GSM: có nhiệm vụ gửi tin nhắn cho người dùng khi phát hiện xe bị xâm nhập
trái phép. Nhận tin nhắn phản hồi của chủ xe. Để có thể nhắn tin và nhận được tin
nhắn, bộ thu được tích hợp một thẻ sim.
 Bộ nhớ của bộ thu: để lưu trữ các số điện thoại chủ xe.
 Bàn phím và màn hình LCD: nhập số điện thoại của chủ xe.
 Các cảm biến rung và công tắc cửa xe: có tác dụng nhận biết những xâm nhập trái
phép từ bên ngoài.
 Cơ cấu chấp hành: các đèn và còi báo động, rờ le ngắt lửa và nhiên liệu.
 Bộ xử lý trung tâm: đây là bộ phận quan trọng của hệ thống, bộ phận này được lập
trình sẵn các thông số cần thiết. Khi nhận được các tín hiệu từ cảm biến nó sẽ phân
tích xem tín hiệu đó có cần báo động hay không. Nếu có nó sẽ gửi tín hiệu tới các đèn
báo, loa, và gửi tín nhắn đến cho chủ xe.
 Nguồn riêng cung cấp cho hệ thống đề phòng trường hợp ắc qui hết bình hoặc bị ngắt
nguồn đột ngột do trộm.

22
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

Nguyên lý hoạt động của hệ thống không khác nhiều so với hệ thống chống trộm truyền
thống. Tuy nhiên, nhờ được trang bị thêm bộ phận thu nhận tín hiệu GSM giúp hệ thống có
thể gửi tin nhắn cho chủ xe khi phát hiện có xâm nhập trái phép. Để thực hiện được tính
năng này chủ xe phải thực hiện nhập thông tin số thuê bao của mình vào hệ thống.

Ưu và nhược điểm của hệ thống:

Chủ xe có thể biết được tình trạng xe mặc dù không có mặt tại hiện trường, đây là điểm
cải tiến rất vượt bậc của hệ thống so với các hệ thống chống trộm truyền thống. Tuy nhiên,
để vận hành hệ thống cần có thêm nguồn dự phòng riêng. Trong trường hợp chủ xe ở xa chỉ
có thể nhận được thông tin báo là xe đã bị xâm nhập nhưng không biết được xe có thực sự bị
đánh cắp hay không, nếu có thì vị trí hiện tại của xe là ở đâu.

23
2.3. Chống trộm ô tô bằng công nghệ định vị

2.3.1. Một số công nghệ áp dụng trong định vị xe

2.3.1.1. Công nghệ định vị toàn cầu (Global positioning system (GPS))

GPS là viết tắt của "global positioning system" (hệ thống định vị toàn cầu), thực chất là
một mạng lưới bao gồm 27 vệ tinh quay xung quanh trái đất. Trong số 27 vệ tinh này, 24 vệ
tinh đang hoạt động, 3 vệ tinh còn lại đóng vai trò dự phòng trong trường hợp 1 trong số 24
vệ tinh chính bị hư hỏng. Dựa vào cách sắp đặt của các vệ tinh này, khi đứng dưới mặt đất,
bạn có thể nhìn được ít nhất là 4 vệ tinh trên bầu trời tại bất kì thời điểm nào. GPS cho phép
mọi người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS miễn phí. Nên bạn có thể sử
dụng đinh vị trên các thiết bị thu GPS để xác định vị trí của mình một cách chính xác và
hoàn toàn miễn phí. GPS bao gồm 3 bộ phận chính.

Phần không gian gồm 27 vệ tinh (24 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự phòng) nằm trên
các quỹ đạo xoay quanh trái đất. Chúng cách mặt đất 20.200 km, bán kính quỹ đạo
26.600 km. Chúng chuyển động ổn định và quay hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian
gần 24 giờ với vận tốc 7 nghìn dặm một giờ. Các vệ tinh trên quỹ đạo được bố trí sao cho
các máy thu GPS trên mặt đất có thể nhìn thấy tối thiểu 4 vệ tinh vào bất kỳ thời điểm nào.
Các vệ tinh được cung cấp bằng năng lượng Mặt Trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng để
duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửa nhỏ gắn
ở mỗi quả vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định.

Phần kiểm soát để kiểm soát vệ tinh đi đúng hướng theo quỹ đạo và thông tin thời gian
chính xác. Có 5 trạm kiểm soát đặt rải rác trên trái đất. Bốn trạm kiểm soát hoạt động một
cách tự động, và một trạm kiểm soát là trung tâm. Bốn trạm này nhận tín hiệu liên tục từ
những vệ tinh và gửi các thông tin này đến trạm kiểm soát trung tâm. Tại trạm kiểm soát
trung tâm, nó sẽ sửa lại dữ liệu cho đúng và kết hợp với hai ăng ten khác để gửi lại thông tin
cho các vệ tinh. Ngoài ra, còn một trạm kiểm soát trung tâm dự phòng và sáu trạm quan sát
chuyên biệt.

Phần sử dụng là thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh GPS và người sử dụng thiết bị này.

24
2.3.1.2. Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information Systems (GIS))

Hệ thống thông tin địa lý là một công nghệ cung cấp phương tiện thu thập và sử dụng dữ
liệu địa lý để hỗ trợ phát triển nông nghiệp. GIS là một loại bản đồ kỹ thuật số vì vậy mà có
giá trị lớn hơn nhiều so với bản đồ tương tự được in trên giấy vì phiên bản kỹ thuật số có thể
được kết hợp với các nguồn dữ liệu khác để phân tích thông tin bằng bản trình bày đồ họa.
Phần mềm GIS giúp bạn có thể tổng hợp một lượng lớn dữ liệu khác nhau, kết hợp các lớp
thông tin khác nhau để quản lý và truy xuất dữ.

GIS cho phép người dùng nhập, quản lý, thao tác, phân tích và hiển thị dữ liệu được
tham chiếu theo địa lý bằng hệ thống máy tính. Để thực hiện nhiều hoạt động với GIS, các
thành phần của GIS như phần mềm, phần cứng, dữ liệu, con người và phương pháp là rất
cần thiết.

Phần mềm:

Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích và
hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần phần mềm chính là:

 Cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý (Database management system (DBMS)).


 Công cụ cho đầu vào và thao tác địa lý thông tin.
 Các công cụ hỗ trợ truy vấn địa lý, phân tích và trực quan hóa.
 Một giao diện người dùng đồ họa (graphical user interface (GUI)) để dễ dàng truy cập
các công cụ.

Phần cứng:

Phần cứng là máy tính mà GIS hoạt động. Ngày nay, GIS chạy trên một loạt các loại
phần cứng, từ các máy chủ máy tính tập trung đến máy tính để bàn được sử dụng trong các
cấu hình độc lập hoặc được nối mạng.

Dữ liệu:

25
Thành phần quan trọng nhất của GIS là dữ liệu. Dữ liệu địa lý hoặc dữ liệu không gian
và dữ liệu bảng có liên quan có thể được thu thập nội bộ hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ
liệu thương mại. Dữ liệu không gian có thể ở dạng dữ liệu bản đồ, viễn thám như hình ảnh
vệ tinh và ảnh chụp trên không. Các biểu mẫu dữ liệu này phải được tham chiếu địa lý chính
xác (vĩ độ/kinh độ). Hầu hết các phần mềm GIS đi kèm với hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
sẵn có để tạo và duy trì một cơ sở dữ liệu để giúp tổ chức và quản lý dữ liệu.

Người Dùng:

Người dùng GIS bao gồm từ các chuyên gia kỹ thuật thiết kế và duy trì hệ thống cho
những người sử dụng nó để giúp họ thực hiện công việc hàng ngày của mình. Những người
dùng này phần lớn quan tâm đến kết quả phân tích và có thể không có sở thích hoặc kiến
thức về các phương pháp phân tích.

Phương Pháp:

Việc vận hành GIS thành công phụ thuộc vào một kế hoạch được thiết kế tốt và các quy
tắc kinh doanh, đó là các mô hình và thực hành hoạt động duy nhất cho từng tổ chức.

2.3.2. Hệ thống định vị ô tô (tracking system)

2.3.2.1. Hệ thống định vị

Hệ thống định vị (Tracking system) là công nghệ được sử dụng để xác định vị trí của
một chiếc xe sử dụng các phương pháp khác nhau như GPS (Global positioning system),
GIS (Geographical Information Systems) hệ thống định vị khác hoạt động thông qua các
trạm dựa trên vệ tinh và mặt đất. Hệ thống theo dõi xe hiện đại sử dụng công nghệ GPS để
theo dõi và xác định vị trí xe của chúng tôi ở bất cứ nơi nào trên trái đất, nhưng đôi khi các
loại công nghệ vị trí xe tự động khác nhau cũng được sử dụng. Hệ thống theo dõi xe được
trang bị bên trong xe cung cấp vị trí thời gian thực hiệu quả và dữ liệu thậm chí có thể được
lưu trữ và tải xuống máy tính có thể được sử dụng để phân tích trong tương lai. Hệ thống
này là một thiết bị cần thiết để theo dõi xe bất cứ lúc nào chủ sở hữu muốn theo dõi nó và
ngày nay nó rất phổ biến trong số những người có xe hơi đắt tiền, được sử dụng như phòng

26
chống trộm cắp và phục hồi của chiếc xe bị đánh cắp. Các dữ liệu thu thập có thể được xem
trên bản đồ điện tử thông qua internet và phần mềm. Thiết bị này bao gồm các thành phần
phần cứng và phần mềm hiện đại giúp theo dõi và định vị ô tô cả trực tuyến và ngoại tuyến.

2.3.2.2. Hệ thống định vị chủ động và bị động

Thông thường hệ thống định vị được phân loại là "bị động" và "chủ động". Các thiết bị
"bị động" lưu trữ vị trí GPS, tốc độ, tiêu đề và đôi khi một sự kiện kích hoạt như bật hoặc tắt
khóa, cửa mở hoặc đóng. Khi chiếc xe trở về điểm định trước, thiết bị sẽ bị xóa và dữ liệu
được tải xuống máy tính để đánh giá. Hệ thống bị động bao gồm loại tải xuống tự động
chuyển dữ liệu qua tải xuống không dây. Các thiết bị "chủ động" cũng thu thập thông tin
tương tự nhưng thường truyền dữ liệu trong thời gian thực thông qua mạng di động hoặc vệ
tinh đến máy tính hoặc trung tâm dữ liệu để đánh giá. 

Hệ thống định vị bị động:

 Hệ thống định vị bị động không theo dõi chuyển động trong thời gian thực. Hệ thống
sẽ không thể theo dõi mọi động thái cuối cùng mà một người hoặc đối tượng được
theo dõi tạo ra. Thay vào đó, thông tin được lưu trữ bên trong trình theo dõi bị động
phải được tải xuống máy tính. Khi các chi tiết theo dõi đã được tải xuống, sau đó có
thể xem chi tiết theo dõi.
 Sau khi đã thu thập tất cả thông tin cần thiết từ một bộ theo dõi bị động có thể đặt lại
bộ theo dõi trên cùng một phương tiện (hoặc khác).

Hệ thống định vị chủ động:

 Ngược lại với các thiết bị bị động, trình theo dõi GPS chủ động sẽ cho phép một thiết
bị xem dữ liệu theo dõi trong thời gian thực. Ngay sau khi đặt một hệ thống định vị
chủ động trên một chiếc xe, tất cả mội thông tin về vị trí, dừng thời gian, tốc độ, và
các chi tiết theo dõi khác từ các thông số của xe đều được theo giỏi một cách liên tục
và gần như ngay lập tức.

27
Có rất nhiều ưu điểm liên quan đến trình theo dõi thời gian thực. Ưu điểm quan trọng
nhất là máy định vị GPS thuận tiện. Thay vì chờ đợi để tải dữ liệu xuống máy tính (như
trường hợp với hầu hết các bộ theo dõi bị động), bộ theo dõi chủ động theo thời gian thực
không yêu cầu phải chờ đợi

Nhiều thiết bị theo dõi xe hiện đại kết hợp cả hệ thống theo dõi chủ động và bị động: khi
mạng di động khả dụng và thiết bị theo dõi được kết nối, nó truyền dữ liệu đến máy chủ; khi
mạng không có sẵn, thiết bị lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ trong và sẽ truyền dữ liệu được lưu
trữ đến máy chủ sau khi mạng trở nên khả dụng trở lại.

Định vị được thực hiện bằng cách cài đặt một hộp vào xe, hoặc tự cấp nguồn bằng pin
hoặc có dây vào hệ thống điện của xe. Ngày nay nhiều công ty đang ngày càng quan tâm đến
các công nghệ điện thoại di động mới nổi cung cấp theo dõi nhiều thực thể hơn.

2.3.2.3. Phân loại hệ thống định vị

Hệ thống định vị GPS có 3 loại chính được sử dụng rộng rãi. Tất cả đều sử dụng phương
thức định vị chủ động:

Hệ thống giám sát xe tự động (Automatic Vehicle Location (AVL)):

Hệ thống AVL là một phương pháp tiên tiến để theo dõi và giám sát bất kỳ phương tiện
từ xa nào với thiết bị nhận và gửi tín hiệu qua vệ tinh GPS. AVL bao gồm:

 Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS).


 Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) để cung cấp vị trí địa lý thực của xe.
 Phần mềm theo dõi dựa trên PC để gửi đi.
 Hệ thống radio.
 Bộ nhận GPS trên xe.
 Vệ tinh GPS.

Trong số hai loại hệ thống dựa trên GPS và Signpost, hệ thống dựa trên GPS được sử
dụng rộng rãi. Phương pháp theo dõi sử dụng vệ tinh GPS để định vị xe được trang bị
modem GPS bằng cách gửi tín hiệu vệ tinh.
28
Độ chính xác của phương pháp theo dõi phụ thuộc vào tình trạng của hệ thống AVL, nó
cung cấp vị trí xe với độ chính xác khoảng 5m đến 10m. Thông tin được truyền bởi hệ thống
theo dõi tới trạm gốc là vị trí, tốc độ, hướng, số dặm, thông tin bắt đầu và dừng và trạng thái
của xe. Thông tin của chiếc xe thường được chuyển đến hệ thống điều khiển trung tâm (trạm
gốc) từ xe sau mỗi 60 giây. Nếu trạm gốc nhận dữ liệu, nó sẽ hiển thị bản đồ trên máy vi
tính. Bộ thu GPS trên xe nhận được tín hiệu về vị trí địa lý của nó. Sau đó, người nhận gửi
dữ liệu đó cộng với tốc độ, hướng, vv đến trạm gốc thông qua hệ thống radio. Hệ thống có
thể cung cấp các dịch vụ bổ sung như: cơ sở phát lại tuyến đường xe, dữ liệu cảm biến bên
ngoài, cảnh báo tốc độ.

Hệ thống cũng có một số hạn chế như không thể nhận được dữ liệu vệ tinh chính xác, đầy
đủ ở các khu vực đô thị dày đặc hoặc trong nhà và bởi các vật cản tự nhiên như cây, đá,..
Điều này cũng có thể xảy ra trong môi trường có sóng RF.

Hệ thống GPS có hỗ trợ (Assisted GPS system (AGPS)):

Trong hệ thống AGPS, mạng RF (Radio Frequency) trên mặt đất được sử dụng để cải
thiện hiệu suất của máy thu GPS vì nó cung cấp thông tin về chòm sao vệ tinh trực tiếp cho
máy thu GPS. AGPS sử dụng cả mạng di động và mạng di động để định vị thông tin định vị
chính xác.

AGPS được sử dụng để khắc phục một số hạn chế của GPS. Với GPS không được hỗ
trợ, việc định vị vệ tinh, nhận dữ liệu và xác nhận vị trí chính xác có thể mất vài phút. Vị trí
của xe được cung cấp với độ chính xác từ 3m đến 8m, và tốc độ 1km khi sử dụng phương
pháp này. Thông tin như về xe và cảnh báo (giới hạn tốc độ, hỏng xe và tắc nghẽn giao
thông) được hệ thống theo dõi chuyển đến trạm gốc. Hệ thống cung cấp các bản cập nhật
liên tục sau mỗi 10 giây trong khi xe đang chuyển động. Nó cũng cung cấp lưu trữ dữ liệu
lên đến 1 năm.

Vị trí được truy xuất từ thiết bị GPS và được chuyển tiếp dưới dạng SMS tới điện thoại
di động của lái xe. Hệ thống này đắt hơn hệ thống AVL vì nó cập nhật liên tục vị trí của xe.
Hệ thống có thể cung cấp thêm các dịch vụ như thời gian nguyên tử (thời gian với độ chính

29
xác cao). Ngoài ra còn có một nút "Báo động". Khi nhấn nút bạn có thể liên hệ với một nhà
điều hành và họ sẽ giúp bạn ra ngoài hoặc giữ cho bạn an toàn khỏi tai nạn hoặc bị tấn công.

Hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification system


(RFID)):

RFID là một phương pháp nhận dạng tự động sử dụng các thiết bị được gọi là thẻ để lưu
trữ và truy xuất dữ liệu từ xa. Thiết bị này sử dụng sóng radio để thu thập dữ liệu từ các thẻ.
Phương pháp theo dõi RFID bao gồm ba thành phần:

 Thẻ (bị động, bán bị động và chủ động).


 Đầu đọc (ăng ten hoặc bộ tích hợp).
 Phần mềm (phần mềm trung gian).

Thẻ RFID chứa các mạch vi điện tử gửi thông tin về xe đến đầu đọc RFID từ xa, sau đó
được đọc qua phần mềm. Hệ thống này cung cấp vị trí của xe với độ chính xác từ 4m đến
6m. Thông tin như vị trí của chiếc xe, số dặm và tốc độ được cung cấp bởi hệ thống theo dõi
đến trung tâm. Thông tin được cập nhật mỗi một phút. Thông tin được gửi đến và nhận từ
thẻ RFID bởi một đầu đọc sử dụng sóng vô tuyến. Đầu đọc RFID, về cơ bản là bộ phát và
thu sóng vô tuyến (RF), được điều khiển bởi bộ vi xử lý hoặc bộ xử lý tín hiệu số. Đầu đọc
RFID với ăng ten kèm theo đọc dữ liệu từ thẻ RFID.

30
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG MÃ HÓA ĐỘNG CƠ

3.1. Giới thiệu về hệ thống mã hóa

Để giảm thiểu số lượng xe bị mất trộm, hệ thống mã hóa động được ra đời và phát triển
bởi các nhà sản xuất ô tô. Có nhiều hệ thống khác nhau trên thị trường phụ thuộc vào từng
loại xe và nhà sản xuất.

Nhưng về chức năng căn bản thì hầu hết các loại xe đều giống nhau: động cơ không thể
khởi động được khi không nhận được mã đăng ký phù hợp với mã đăng ký ban đầu từ hệ
thống mã hóa động cơ.

Do đó mỗi chìa khóa ban đầu của xe được trang bị một vi mạch chứa mã ID duy nhất
được đăng ký trong mô đun điều khiển của hệ thống mã hóa.

Hệ thống mã hóa tự động kích hoạt khi công tắc đánh lửa được chuyển sang vị trí ACC
hoặc LOCK. Chỉ có thể tắt hệ thống bằng khóa đã được đăng ký.

3.2. Các bộ phận của hệ thống mã hóa

3.2.1. Tổng quan

Các thành phần được sử dụng cho hệ thống mã hóa được mô tả như sau:

 Cuộn dây chìa thu phát.


 Bộ khuyếch đại chìa thu phát.
 Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa.
 ECU động cơ.
 ECU khóa động cơ.
 Chìa khóa điện.
 Đèn chỉ báo an ninh.

31
3.2.2. Bộ khuyếch đại chìa thu phát

Nhận tín hiệu từ ECU (Electronic Control Unit) khoá động cơ, bộ khuyếch đại chìa thu
phát cho phép dòng điện đi vào cuộn dây chìa thu phát và tạo ra từ trường. Bộ khuyếch đại
chìa thu phát nhận mã ID của chìa khóa, được thu bởi cuộn dây chìa thu phát. Sau đó bộ
khuyếch đại chìa thu phát gửi mã ID đến ECU khoá động cơ.

3.2.3. Cuộn dây chìa thu phát

Cuộn dây chìa thu phát tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa điện cấp nguồn cho bộ thu
phát trên chìa khóa. Nó truyền, nhận tín hiệu dữ liệu giữa mô đun điều khiển mã hóa và chìa
thu phát bằng tần số vô tuyến.

Cuộn dây chìa thu phát bao gồm một cuộn dây đồng quấn quanh ổ khóa. Hoạt động của
chìa thu phát được bắt đầu khi tra chìa khóa vào ổ khóa được nhận biết thông qua công tắc
cảnh báo mở khóa.

3.2.4. Công tắc cảnh báo mở khóa

Công tắc này nhận biết chìa khóa có được đưa vào ổ khóa điện hay chưa và gửi tín hiệu
gửi về ECU khóa động cơ.

3.2.5. ECU động cơ

Nhận tín hiệu từ ECU khóa động cơ, từ đó có cho phép động cơ hoạt động hay không.

ECU động cơ điều khiển việc kích hoạt phun nhiên liệu, đánh lửa và khởi động cho
động cơ theo tín hiệu khóa hoặc mở từ hệ thống mã hóa.

ECU động cơ hoạt động khác nhau trong hệ thống mã hóa:

 ECU động cơ được tích hợp mô đun điều khiển mã hóa.

 ECU động cơ hoạt động riêng biệt (so với mô đun điều khiển mã hóa). Mô đun mã
hóa như một thành phần xác minh bổ sung cho số ID và từ mã.

32
3.2.6. Chìa khóa

Ngoài chìa khóa cơ, trên chìa khóa còn được tích hợp thêm một bộ thu nhận tín hiệu,
nó bao gồm:

 Một vi mạch chứa mã ID duy nhất. Khi có tín hiệu yêu cầu mã ID từ mô đun điều
khiển mã hóa. Mã ID trên chìa khóa sẽ được gửi tới mô đun điều khiển.

 Một cuộn dây chuyển và nhận tất cả các tín hiệu dữ liệu đến mô đun điều khiển mã
hóa thông qua các ăng ten cuộn dây thu phát.

 Một tụ điện được tích hợp bên trong bộ thu phát và được sạc khi nằm trong từ
trường của cuộn dây thu phát.

Bộ thu phát hoạt động dựa trên nguyên lý của công nghệ RFID (Radio Frequency
Identification) để mã hóa động cơ.

Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng
bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống
thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu trữ thông tin từng đối tượng.
Đây là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết
bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.

3.2.7. Đèn chỉ báo an ninh

Đèn bảo mật được sử dụng để báo hiệu khi kích hoạt hệ thống mã hóa cũng như trục
trặc.

Được điều khiển bằng ECU khóa động cơ, khi được kích hoạt thì đèn sáng và nháy
liên tục, khi gặp trục tặc thì đèn sẽ sáng và nhấp nháy cụ thể.

3.2.8. ECU khóa động cơ

Nhận mã ID của chìa khóa từ bộ khuyếch đại chìa thu phát, sau đó sẽ so sánh với mã ID
đã được đăng kí trước đó. Sau đó ECU khóa động cơ sẽ gửi tín hiệu tới ECU động cơ để
điều khiển sự hoạt động của của động cơ.

33
ECU điều khiển mã hóa kết nối với:

 Cuộn dây chìa thu phát.

 ECU động cơ.

 Đèn báo an ninh.

 Công tắc cảnh báo.

 Mạch khởi động.

 Công tắc Ignition, +B, Ground.

Hình 3.1 Mô đun điều khiển mã hóa (Mazda)

1. Đèn báo an ninh.

2. ECU khóa động cơ.

3. Công tắc Ignition (vị trí Start).

4. Rờ le Starter.
34
5. Công tắc TR (ATX).

6. Starter.

7. ECU động cơ.

8. Cuộn dây thu phát.

9. Công tắc cảnh báo mở khóa.

3.3. Nguyên lý hoạt động

Để khởi động xe ta cần tra chìa khóa vào ổ khóa. Khi đó ECU mã hóa phát hiện ra
rằng công tắc cảnh báo mở khóa bật ở vị trí ON. Lúc này ECU lập tức cấp nguồn điện đến
cuộn dây chìa thu phát và tạo ra một sóng điện. Một con chíp thu phát nằm trong cán chìa
nhận được sóng điện, chíp thu phát sẽ phát ra tín hiệu mã ID của chìa này. Cuộn dây chìa
thu phát nhận được mã tín hiệu này, sau đó tín hiệu mã ID được khuyếch đại và được
truyền đến ECU khóa động cơ.

ECU khóa động cơ sẽ kiểm tra mã ID chìa khóa với mã ID của xe đã được đăng ký ban
đầu có trùng khớp với nhau hay không và thông báo kết quả tới ECU động cơ.

Sau khi kết quả nhận dạng cho thấy rằng mã ID của chìa khóa trùng khớp với mã ID của
xe và ECU khóa động cơ đã xác nhận sự trùng khớp của chúng:

 Hệ thống mã hóa khóa động cơ cho phép động cơ hoạt động và điều khiển khởi
động động cơ (điều khiển phun nhiên liệu và đánh lửa) chuyển sang chế độ sẵn
sàng.

 ECU khóa động cơ truyền một tín hiệu tới đèn báo an ninh mang thông tin "đèn báo
tắt" đến đồng hồ báo giờ. Sau đó đồng hồ tắt đèn báo an ninh.

35
3.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa khóa động cơ

3.4.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota Camry / ACV40 GSV40 (2006)

36
Hình 3.2: Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota Camry / ACV40 GSV40 (2006)

Các chân trên sơ đồ:

 Chân GND (Ground): Nối mass với thân xe.


 Chân +B (Battery): Nối ắc qui có dòng 12 V.
 Chân VC5 (Voltage Constant): Nguồn (khi không có chìa khóa trong ổ khóa điện
(dưới 1 V), cắm chìa khóa vào trong ổ khóa điện (4.6 đến 5.4 V)).
 Chân IG (Ignition): Tín hiệu khóa điện (khóa điện OFF hay ON).
 Chân KWS (Unlock Warning Switch): Tín hiệu công tắc mở khóa.
 Chân AGND (Amplifier Ground): Nối mass với thân xe.
 Chân TXCT: Tín hiệu liên lạc của bộ khuyếch đại chìa thu phát
 Chân CODE: Tín hiệu liên lạc của bộ khuyếch đại chìa thu phát.
 Chân EFIO (ECM communication output signal): Tín hiệu ra ECM (ECU động cơ).
 Chân EFII (ECM communication input signal): Tín hiệu vào ECM (ECU động cơ).
 Chân D: Liên lạc với máy chuẩn đoán.
 Chân CTY (Door Courtesy Switch): Tín hiệu công tắc cửa.
 Chân IND (Security Indicator Lamp): Tín hiệu đèn báo an ninh.
 Chân IMI: Tín hiệu vào ECU chìa thu phát.
 Chân IMO: Tín hiệu phát ra ECU chìa thu phát.

Các cụm chi tiết:

 E10 DLC3 (Data Link Connector 3): Nối với máy chuẩn đoán.
 F3 Clock: Đèn báo an ninh trên bảng ắc qui.
 N6 Door Courtesy SW (Front RH): Cụm công tắc cửa trước (phía người lái).
 A24 Egine ECU: ECU động cơ.

37
 A4, A42 Junction connector: Giắc nối từ ắc qui.
 A49 Junction connector: Giắc nối mass.
 E25 Transponder Key Amplifier: Bộ khuyếch đại chìa thu phát.
 E15 Transponder Key ECU: Cụm ECU chìa thu phát.
 E22 Unlock Warning SW: Cụm công tắc cảnh báo mở khóa.

Nguyên lý hoạt động:

Khi đưa chìa khóa vào trong ổ khóa, công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa đóng lại (ON),
điện áp cực KSW giảm xuống 0 V. ECU chìa thu phát cung cấp dòng điện tới bộ khuyếch
đại chìa thu phát qua chân VC5 (4.6 V đến 5.4 V).

Cùng lúc đó ECU chìa thu phát gửi tín hiệu thông qua chân TXCT (tín hiệu liên lạc của
bộ khuyếch đại chìa thu phát) tới bộ khuyếch đại chìa thu phát . Kết quả là dòng điện đi vào
cuộn dây chìa thu phát và tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa điện.

Khi từ trường được tạo ra xung quanh ổ khóa điện, tín hiệu mã ID của con chíp được đặt
bên trong chìa khóa sẽ gửi tín hiệu tới cuộn dây chìa thu phát, bộ khuyếch đại sẽ khuyếch
đại tín hiệu này và gửi về ECU chìa thu phát qua chân CODE.

ECU chìa thu phát sẽ so ánh mã ID của chìa khóa và mã ID đã được đăng kí. Nếu hai mã
trùng nhau thì ECU chìa thu phát sẽ gửi tín hiệu về cho ECM qua chân EFIO và ECM trả tín
hiệu về chân EFII. Từ đó, ECM cho phép động cơ hoạt động (cho phun xăng và đánh lửa).

38
3.4.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota Yaris/ NCP90, 91, 92, 93(2008)

39
Hình 3.3a: Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota YARIS/ / NCP90, 91, 92, 93(2008)

Hình 2.3b: Sơ đồ mạch điện hệ thống mã hóa Toyota YARIS/ / NCP90, 91, 92, 93(2008)

40
Các chân trên sơ đồ:

 Chân GND (Ground): Nối mass với thân xe.


 Chân +B (Battery): Nối Ắc qui có dòng 12 V.
 Chân VC5 (Voltage Constant): Nguồn (khi không có chìa khóa trong ổ khóa điện
(dưới 1 V), cắm chìa khóa vào trong ổ khóa điện (4.6 đến 5.4 V)).
 Chân IG (Ignition): Tín hiệu khóa điện (khóa điện OFF hay ON).
 Chân KWS (Unlock Warning Switch): Tín hiệu công tắc mở khóa.
 Chân AGND (Amplifier Ground): Nối mass với thân xe.
 Chân TXCT: Tín hiệu liên lạc của bộ khuyếch đại chìa thu phát.
 Chân CODE: Tín hiệu liên lạc của bộ khuyếch đại chìa thu phát.
 Chân EFIO (ECM communication ouput signal): Tín hiệu ra ECM (ECU động cơ).
 Chân EFII (ECM communication ouput signal): Tín hiệu vào ECM (ECU động cơ).
 Chân D: Liên lạc với máy chuẩn đoán.
 Chân CTY (Door Courtesy Switch): Tín hiệu công tắc cửa.
 Chân IND (Security Indicator Lamp): Tín hiệu đèn báo an ninh.
 Chân IMI: Tín hiệu vào ECU chìa thu phát.
 Chân IMO: Tín hiệu phát ra ECU chìa thu phát.

Các cụm chi tiết sơ đồ:

 Cụm D15 DLC3 (Data Link Connector): Giắc nối với máy chuẩn đoán.
 Cụm J1 Door Courtesy SW (Front RH): Cụm công tắc cửa trước (tay lái nghịch).
 Cụm J2 Door Courtesy SW (Front RH): Cụm công tắc cửa trước (tay lái thuận).
 Cụm A21 Egine ECU: ECU động cơ.
 Cụm D37, D38 Junction Connector: Giắc kết nối với ắc qui.
 Cụm D35 Junction Connector: Giắc nối với đèn báo an ninh taplo.
 Cụm D40 Junction Connector: Giắc nối với mass.

41
 Cụm D25 Security Indicator Lamp: Cụm đèn báo an ninh.
 Cụm D24 Transponder Key Amplifier: Bộ khuyếch đại chìa thu phát.
 Cụm D23 Transponder Key ECU: Cụm ECU chìa thu phát.
 Cụm D19 Unlock Warning SW: Cụm công tắc cảnh báo mở khóa.

Nguyên lý hoạt động:

Khi tra chìa khóa vào ổ khóa, công tắc cảnh báo chìa khóa (Unlock Warning SW) ở vị trí
ON dữ liệu được truyền thông qua chân KSW của ECU chìa thu phát.

ECU chìa thu phát cung cấp dòng điện tới bộ khuyếch đại chìa thu phát qua chân VC5,
cùng lúc đó ECU chìa thu phát gửi tín hiệu qua chân TXCT tới bộ khuyếch đại chìa thu
phát .Tạo ra dòng điện đi vào cuộn dây chìa thu phát và tạo ra từ trường xung quanh ổ khóa
điện, một tín hiệu mã ID của con chíp được đặt bên trong chìa khóa sẽ gửi tín hiệu tới cuộn
dây chìa thu phát, bộ khuyếch đại sẽ khuyếch đại tín hiệu này và gửi về ECU khóa động cơ
qua chân CODE.

ECU chìa thu phát sẽ so ánh mã ID của chìa khóa và mã ID đã được đăng kí. Nếu hai mã
trùng nhau thì ECU chìa thu phát sẽ gửi tín hiệu về cho ECM qua chân EFIO và ECM trả tín
hiệu về chân EFII. Từ đó, ECM cho phép động cơ hoạt động (cho phun xăng và đánh lửa).

42
3.5. Các công nghệ trong hệ thống mã hóa khóa động cơ

3.5.1. Hệ thống mã hóa khóa động cơ sử dụng smart key

Giới thiệu về hệ thống mã hóa động cơ sử dụng smart key

Những chiếc xe hiện đại ngày nay được trang bị những hệ thống điện tử phức tạp để cải
thiện sự an toàn và tiện lợi cho người lái. Trên những ô tô đời cũ, để vào được xe và khởi
động xe phải sử dụng chìa khóa để có thể khởi động xe. Tuy nhiên,, hệ thống này đã được
tăng cường bằng cách điều khiển từ xa, người dùng có thể mở xe từ xa bằng cách nhấn nút
trên chìa khóa của họ. Các chìa khóa này được gắn chíp mã hóa để ngăn chặn việc sao chép
chìa khóa.

Ngày nay các nhà sản xuất xe hơi đã cho ra đời hệ thống PKES (passive keyless entry
and start), cho phép người dùng mở cửa và khởi động xe của họ mà không cần phải dùng
đến chìa khóa. Tuy nhiên, hệ thống vẫn được trang bị một chìa khóa vật lý để đề phòng
trường hợp có sự cố sảy ra.

Các bộ phận chính:

 Công tắc động cơ: Khởi động xe khi nhận được tín hiệu chìa khóa bên trong xe.
 Bộ khuyếch đại, cuộn dây chìa thu phát: Nằm bên trong công tắc động cơ, có
nhiệm vụ nhận mã ID của chìa khóa, khuyếch đại mã ID và phát đến ECU xác
nhận.
 Bộ tạo sóng điện tử trong cửa: Truyền tín hiệu phát hiện có chìa khóa ở bên trong
xe khi nhận được tín hiệu yêu cầu từ ECU xác nhận. Tín hiệu yêu cầu từ ECU xác
nhận được gửi khi chìa khóa được đưa vào bên trong xe và công tắc động cơ được
ấn.
 Bộ nhận tín hiệu điều khiển khoá cửa: Nhận mã ID từ chìa khóa trong vùng phủ
sóng và truyền nó đến ECU xác nhận.
 Đèn báo an ninh: Sáng hay bắt đầu nháy (việc chiếu sáng được điều khiển bằng
ECU xác nhận).

43
44
 ECU xác nhận:
- Kích hoạt ăng ten để tìm kiếm chìa khóa bên ngoài hay bên trong xe sử dụng sóng RF
(sóng tần số thấp).
- Tiếp nhận thông tin chìa khóa thông minh từ ăng ten bên ngoài.
- So sánh với mã ID chìa khóa với hộp mã ID để điều khiển ECM (mô đun điều khiển
động cơ).
- Cho phép ECU chính thân xe điều khiển các rơle (ACC, IGN1, IGN2, STATER).
- Cảnh báo lỗi hệ thống chìa khóa thông minh: Phát ra âm thanh và hiển thị trên đồng
hồ taplo.
 ECU chính thân xe: Nhận tín hiệu nhận dạng mã chìa khóa và gửi tới ECU xác nhận.
 ECU khóa tay lái: Nhận tín hiệu từ hộp mã ID và thực hiện hoạt động khóa/mở vô
lăng bằng mô tơ điện.
 ECM: cho phép phun nhiên liệu và đánh lửa khi nhận được tín hiệu từ hộp mã ID.

Nguyên lý hoạt động:

Hình 3.4: Truyền tín hiệu giữa các hộp điều khiển

45
 Khi có chìa khóa trong xe người lái có thể nhấn công tắc động cơ cùng với bàn đạp
phanh để khởi động xe. ECU chính thân xe (hộp nối bảng ắc qui) sẽ xác nhận thao tác
khởi động và gửi tín hiệu xác nhận đến ECU chứng nhận.
 Sau khi nhận được tín hiệu, ECU chứng nhận gửi một tín hiệu đến bộ phát sóng chìa
khóa trong xe. Bộ phát sóng chìa khóa trong xe gửi tín hiệu dưới dạng sóng RF để
phát hiện xem chìa khóa có ở trong xe không.
 Khi chìa khóa nhận được tín hiệu của bộ phát song điện tử, chìa khóa sẽ gửi mã ID
của nó đến ăng ten của bộ nhận tín hiệu điều khiển cửa. Sau đó bộ nhận tín hiệu điều
khiển cửa sẽ gữi mã ID này về cho ECU xác nhận để phân tích.
 Nếu mã trùng khớp, ECU xác nhận gửi tín hiệu cho ECU chính thân xe (hộp nối bảng
ắc qui) để điều khiển rơ le (ACC, IG1, IG2, khởi động).
 Sau đó ECU xác nhận kiểm tra nguồn khởi động đã được thay đổi và gửi tín hiệu ra
lệnh mở khóa vô lăng đến ECU chính thân xe (Hộp nối bảng ắc qui).
 Sau khi nhận được tín hiệu này, ECU chính thân xe cấp nguồn đến bộ chấp hành vô
lăng (mô tơ khóa vô lăng vẫn chưa hoạt động).
 Sau đó ECU xác nhận lại gửi tín hiệu yêu cầu mở khóa vô lăng đến ECU khóa vô
lăng.
 Lúc này ECU khóa vô lăng mới tiến hành mở khóa vô lăng.
 Sau khi mở khóa vô lăng, một tín hiệu hoàn tất mở khóa từ ECU khóa vô lăng được
gửi đến ECU xác nhận.
 Khi nhận được tín hiệu này, ECU xác nhận truyền tín hiệu đến hộp mã ID, hộp mã ID
nhận được tín hiệu và gửi một tín hiệu đến ECM cho phép động cơ phun nhiên liệu và
đánh lửa.
 Sau đó gửi tín hiệu tắt đèn báo bảo vệ đến ECU chứng nhận.

3.5.2. Hệ thống mã hóa hai tầng

Mã hóa động cơ là một hệ thống chống trộm được xây dựng trong ECU động cơ. Nó
ngăn không cho động cơ khởi động khi dùng chìa khóa không chính chủ của xe. ECU không

46
kích hoạt hệ thống nhiên liệu và mạch đánh lửa nếu mã trong chìa khóa và mã được lưu trữ
trong trong hệ thống mã hóa không khớp.

Khi người điều khiển chèn chìa khóa vào ổ khóa hoặc đặt chìa khóa thông minh ở bên
trong xe, chìa khóa sẽ truyền mã điện tử đến hệ thống quản lý động cơ của xe. Động cơ chỉ
có thể khởi động nếu mã trong chip thu phát bên trong chìa khóa thông minh khớp với mã
trong hệ thống mã hóa động cơ.

Ngoài ra hệ thống mã hóa động cơ điện tử tiên tiến trong những chiếc xe mới nhất sử
dụng các mã an toàn có thể thay đổi được. Hệ thống này có trong xe BMW bao gồm bảo mật
hai cấp. Mã cá nhân cố định và mã thứ hai thay đổi. Mỗi khi chìa khóa khởi động động cơ,
hệ thống sẽ thay đổi mã thứ hai và lưu nó vào chìa khóa. Bất cứ khi nào người lái xe chuyển
sang chế độ khởi động, hệ thống mã hóa đầu tiên sẽ đọc mã cá nhân. Sau đó, sẽ yêu cầu mã
thay đổi thứ hai.

Sau khi cả hai mã này trùng khớp, hệ thống mã hóa gửi một tín hiệu được mã hóa khác
đến ECU động cơ để mở khóa động cơ. Trong trường hợp không có mã bảo mật thứ hai, thì
động cơ sẽ không khởi động.

3.5.3. Hệ thống Perfectly Keyless

Trong hệ thống này, một điện thoại thông minh thay thế các chìa khóa thông minh để
thực hiện việc khóa cửa xe hay khởi động xe.

Việc khóa và mở khóa của chiếc xe được thực hiện với giao tiếp không dây giữa điện
thoại thông minh và xe hơi của bạn. Khi người lái xe dừng xe, hệ thống sẽ tự động bắt đầu
tìm kiếm chìa khóa. Khi điện thoại thông minh được lấy ra khỏi vùng khóa xung quanh xe,
hệ thống sẽ tự động khóa xe và gửi thông báo xác nhận đến điện thoại thông minh.

Ngoài ra, nó cũng có thể trao đổi mã chìa khóa xe với người lái xe khác khi sử dụng ứng
dụng điện thoại thông minh. Mà không cần phải trực tiếp đưa chìa khóa cho người khác
Người lái xe khác nhận được chìa khóa trên điện thoại thông minh bất cứ nơi nào đều có thể
được. Mạng đám mây bảo mật xử lý toàn bộ cơ chế trao đổi mã của chìa khóa.

47
Hình 3.5: Tự động khóa xe

Khi điện thoại thông minh nằm trong phạm vi giao tiếp, lập tức xe nhận được tín hiệu
của điện thoại. Nếu điện thoại đi vào khu vực mở khóa hệ thống sẽ tự động mở khóa xe.

Hình 3.6: Tự động mở

48
Hệ thống này cung cấp một số tính năng hữu ích giúp hoạt động các thiết lập của một số
bộ phận trên xe. Các cài đặt này bao gồm cài đặt vị trí gương chiếu hậu, chiều cao chỗ ngồi
và kiểm soát điều hòa.

Trong hệ thống này, khi người lái xe nhấn nút khởi động động cơ thì hệ thống bắt đầu tìm
kiếm tín hiệu chìa khóa trong xe. Nếu tín hiệu chìa khóa trùng khớp thì động cơ cho phép
phun nhiên liệu và đánh lửa.

Hình 3.7: Khởi động động cơ

Với tất cả các tính năng này, Bosch hoàn toàn không dùng chìa khóa đã có thể khóa và
mở khóa không còn phức tạp như trước.

49
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM ĐIỀU KHIỂN
BẰNG ARDUINO

4.1. Các bộ phận của hệ thống chống trộm

4.1.1. Sơ lược về Arduino

Arduino là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình tương tác với các thiết bị phần
cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị khác. Đặc điểm nổi bật của Arduino là
môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng, với một ngôn ngữ lập trình có thể học
một cách nhanh chóng ngay cả với người ít am hiểu về điện tử và lập trình. Và điều làm là
tính chất nguồn mở từ phần cứng tới phần mềm. Một board Arduino cơ bản có khoảng 20
ngõ I/O có thể tương tác và điều khiển chừng ấy thiết bị.

Arduino ra đời tại thị trấn Ivrea thuộc nước Ý và được đặt theo tên một vị vua vào thế kỷ
thứ 9 là King Arđuin. Arduino chính thức được đưa ra giới thiệu vào năm 2005 như là một
công cụ nghiên cứu dành cho các sinh viên của giáo sư Massimo Ranzi, là một trong những
người phát triển Arduino, tại trường Interaction Design Instistute Ivrea (IDII). Mặc dù hầu
như không được tiếp thị gì cả, tín tức về Arduino vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt nhờ
những lời truyền miệng tốt đẹp của những người dùng đầu tiên. Hiện nay Arduino nổi tiếng
tới nỗi có người tìm đến thị trấn Ivrea chỉ để tham quan nơi đã sản sinh ra Arduino.

4.1.2. Arduino Uno R3

Arduino Uno được xây dựng với phần nhân là vi điều khiển ATmega328P sử dụng thạch
anh có chu kì dao động là 16 MHz. Với vi điều khiển này, ta có tổng cộng 14 pin (ngõ) ra /
vào được đánh số từ 0 tới 13 (trong đó có 6 pin PWM, được đánh dấu ~ trước mã số của
pin). Song song đó, ta có thêm 6 pin nhận tín hiệu analog được đánh kí hiệu từ A0 - A5, 6
pin này cũng có thể sử dụng được như các pin ra / vào bình thường (như pin 0 - 13) . Ở các
pin được đề cập, pin 13 là pin đặc biệt vì nối trực tiếp với LED trạng thái trên board.

50
Trên board còn có 1 nút reset, 1 ngõ kết nối với máy tính qua cổng USB và 1 ngõ cấp
nguồn sử dụng jack 2.1mm lấy năng lượng trực tiếp từ AC-DC adapter hay thông qua ắc-
quy nguồn. Ngoài ra, board Arduino còn cung cấp cho ta các pin khác nhau như pin cấp
nguồn 3.3V, pin cấp nguồn 5V, pin GND... 

Hình 4.1: Arduino uno R3

Các thông tin bộ nhớ:

 Flash Memory: bộ nhớ có thể ghi được, dữ liệu không bị mất ngay cả khi tắt điện.
Về vai trò, ta có thể hình dung bộ nhớ này như ổ cứng để chứa dữ liệu trên board.
Chương trình được viết cho Arduino sẽ được lưu ở đây. Kích thước của vùng nhớ này
thông thường dựa vào vi điều khiển được sử dụng, ví dụ như ATmega8 có 8KB flash
memory. Loại bộ nhớ này cho phép ghi/xoá khoảng 10,000 lần.
 RAM: tương tự như RAM của máy tính, sẽ bị mất dữ liệu khi ngắt điện nhưng bù lại
tốc độ đọc ghi xoá rất nhanh. Kích thước nhỏ hơn Flash Memory nhiều lần.
 EEPROM: một dạng bộ nhớ tương tự như Flash Memory nhưng có chu kì ghi / xoá
cao hơn - khoảng 100,000 lần và có kích thước rất nhỏ. Để đọc / ghi dữ liệu ta có thể
dùng thư viện EEPROM của Arduino.

51
Các thông số chi tiết của Arduino Uno:

Vi xử lý: Atmega328

Điện áp hoạt động: 5V

Điện áp đầu vào: 7-12V

Điện áp đầu vào (Giới hạn): 6-20V

Chân vào/ra kĩ thuật số: 14 (6 chân có thể cho đầu ra PWM)

Chân vào tương tự: 6

Dòng điện trong mỗi chân I/O: 40mA

Dòng điện chân nguồn 3.3V: 50mA

Bộ nhớ trong: 32 KB (ATmega328)

SRAM: 2 KB (ATmega328)

EEPROM: 1 KB (ATmega328)

Xung nhịp: 16MHz

52
4.1.3. Mạch cầu H

4.1.3.1. Nguyên lý mạch cầu H

Xét một cách tổng quát, mạch cầu H là một mạch gồm 4 "công tắc" được mắc theo hình
chữ H, giúp đảo chiều dòng điện qua một đối tượng, ở đây đối tượng được nói tới là động cơ
điện một chiều.

Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý mạch cầu H

Nguyên lý cơ bản của mạch cầu H: Để quay theo chiều thuận, ta đóng công tắc 2 và 4,
khi đó dòng điện đi từ cực dương ắc qui qua công tắc 2 đến mô tơ DC rồi qua công tắc 4 trở
về cực âm ắc qui. Để quay ngược lại, ta đóng công tắc 1 và 3, khi đó dòng điện đi từ cực
dương ắc qui qua công tắc 3 đến mô tơ DC rồi qua công tắc 1 trở về cực âm ắc qui.

53
Hình 4.3: Sơ đồ điều khiển động cơ bằng cầu H

4.1.3.1. Mạch cầu H L298

Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC, dòng tối đa
2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diod bảo vệ và IC nguồn 7805 giúp cấp nguồn 5VDC cho
các mô đun khác (chỉ sử dụng V này nếu nguồn cấp <12VDC).

Hình 4.4: Mạch cầu HL298

54
Thông số kỹ thuật:

 IC chính: L298 - Dual Full Bridge Driver


 Điện áp đầu vào: 5~30VDC
 Công suất tối đa: 25W 1 cầu (lưu ý công suất = dòng điện x điện áp nên áp cấp vào
càng cao, dòng càng nhỏ, công suất có định 25W).
 Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A
 Mức điện áp logic: Low -0.3V~1.5V, High: 2.3V~Vss
 Kích thước: 43x43x27mm

Các chân của L298:

 4 chân INPUT: IN1, IN2, IN3, IN4 được nối lần lượt với các chân 5, 7, 10, 12 của
L298. Đây là các chân nhận tín hiệu điều khiển.
 4 chân OUTUT: OUT1, OUT2, OUT3, OUT4 (tương ứng với các chân INPUT) được
nối với các chân 2, 3,13,14 của L298. Các chân này sẽ được nối với động cơ.
 Hai chân ENA và ENB dùng để điều khiển mạch cầu H trong L298. Nếu ở mức logic
“1” (nối với nguồn 5V) cho phép mạch cầu H hoạt động, nếu ở mức logic “0” thì
mạch cầu H không hoạt động

55
Hình 4.5: Sơ đồ chân mạch cầu H L298

Cách nối các chân L298:

 Khi ENA = 0: Động cơ không quay với mọi đầu vào.


 Khi ENA = 1:
 INT1 = 1; INT2 = 0: Động cơ quay thuận.
 INT1 = 0; INT2 = 1: Động cơ quay nghịch.
 INT1 = INT2: Động cơ dùng ngay tức thì.
 Với ENB cũng tương tự với INT3, INT4.

4.1.4. Mô đun thu phát RF 315MHz 4 kênh

Tay phát RF 315MHz PT2262 4 kênh

Một mô đun phát RF là một PCB kích thước nhỏ có khả năng truyền sóng vô tuyến và
điều chế sóng vô tuyến để mang dữ liệu. mô đun phát RF thường được áp dụng cùng với bộ
điều khiển vi mô, cung cấp dữ liệu cho mô đun có thể truyền được. Các máy phát này
thường phải tuân theo các yêu cầu điều khiển mà yêu cầu tối đa công suất của máy phát có
thể chấp nhận được o / p, dải băng tần và yêu cầu sóng dài. Mô đun được dùng là mô đun
tích hợp chip phát PT2262 4 kênh 315MHz.

Hình 4.6: Tay phát RF 315MHz PT2262 4 kênh


56
57
Các thông số kỹ thuật:

 Pin sử dụng: 12V/23A


 Chip mã hóa: PT2262 
 Kênh truyền tín hiệu: 4 kênh
 Công suất truyền: 32mW 
 Trở dao động 4.7M
 Dòng tiêu thụ: 3 - 15mA
 Điện áp sử dụng: 5-12V 
 Cự li phát: 30 -50m (lý tưởng) 
 Kích thước: 52x27x10mm

Thứ tự chân: các nút điều khiển A, B, C, D lần lượt tương ưng với các chân đầu ra V0,
V1, V2, V3 trên mô đun thu.

Mô đun Thu RF 315Mhz:

Một mô đun nhận RF nhận tín hiệu RF được điều chế để giải điều chế nó.  Có hai loại
mô đun thu RF, cụ thể là máy thu siêu phục hồi và bộ thu superheterodyne. Thông thường
các mô đun siêu tái tạo là thiết kế công suất thấp và chi phí thấp bằng cách sử dụng một loạt
các bộ khuếch đại để loại bỏ dữ liệu điều biến từ sóng mang. Các mô đun khác nhau, thường
không chính xác như hoạt động của tần số đáng kể với điện áp cung cấp điện áp và nhiệt
độ. Ưu điểm chính của các mô đun thu tín hiệu Superheterodyne là hiệu quả cao đối với siêu
tái tạo. Chúng cung cấp sự ổn định và độ chính xác cao hơn trong một phạm vi nhiệt độ và
điện áp lớn. Sự ổn định này đến từ một thiết kế pha lê ổn định, từ đó dẫn đến một sản phẩm
tương đối đắt hơn. Mô đun thu RF 315MHz là loại siêu tái tạo sử dụng chip thu PT2272-M4
là loại nhấn nút không nhớ trạng thái, trong thời điểm nhấn chỉ giữ 1 trạng thái của 4 bit, khi
nhả trạng thái về 0 cả 4 bit (4 nút nhấn).

58
Các thông số kỹ thuật:

 Điện áp sử dụng: 5V
 I <4.5mA khi ở trạng thái nghỉ
 Giải mã PT2272-M4
 Trở dao động: 820K
 Tần số thu: 315 Mhz
 Độ nhạy: -105dB
 Anten dài: 23CM
 Chân nguồn: Vcc(+5V); GND
 Chân VT (Valid Transmission): Chân báo tín hiệu khi nhận dữ liệu (Ở trạng thái
chờ đầu ra 0, khi có tín hiệu lên 1 và trở về 0 khi không còn tín hiệu)
 Tín hiệu ra: D0, D1, D2, D3 Khi chưa có tín hiệu các chân đầu ra ở mức 0, Khi
có tín hiệu các chân lên 1.

Hình 4.7: Mô đun Thu RF 315Mhz

59
60
4.1.5. Chuột lock cửa

Chuột cửa hay mô tơ lock cửa là một mô tơ điện một chiều có thể cấp điện dương và âm
vào cả hay chân. Tức là khi đảo chiều dòng điệu sẽ làm đảo chiều quay của mô tơ. Trong
chuột cửa có cơ cấu bánh răng thanh răng làm biến đổi chuyển động quay của mơ tơ thành
chuyển động tịnh tiến.

Hình 4.8: Chuột khóa cửa

4.2. Hệ thống chống trộm sử dụng Arduino để điều khiển

4.2.1. Lập trình Arduino để điều khiển hệ thống chống trộm

4.2.1.1. Một số yêu cầu của hệ thống trước khi đi vào lập trình

 Trường hợp hệ thống chống trộm chưa hoạt động:


- Khi nhấn nút A trên tay cầm (V0 trả về giá trị HIGH): mô tơ về vị trí LOCK và
kích hoạt hệ thống chống trộm đồng thời đèn xin nhan sẽ nháy lên để báo hiệu
cho người dùng biết là hệ thống đã được kích hoạt.
- Khi nhấn nút B trên tay cầm (V1 trả về giá trị HIGH): mô tơ không hoạt động.
 Trường hợp hệ thống chống trộm đang hoạt động:
- Khi nhấn nút A trên tay cầm (V0 trả về giá trị HIGH): mô tơ không hoạt động.
- Khi nhấn nút B trên tay cầm (V1 trả về giá trị HIGH): mô tơ về vị trí UNLOCK
và hệ thống chống trộm về trạng thái chờ đồng thời đèn xin nhan sẽ nháy lên để
báo hiệu cho người dùng biết là hệ thống chống trộm đã ngắt.

61
- Khi xe rung hoặc cửa mở hoặc đạp phanh thì ngay lập tức có báo động đèn nháy
và còi kêu.
- Nếu xe được khởi động sẽ ngắt điện tới kim phun và ngắt lửa (đối với động cơ
xăng). Trường hợp xe đang trong trạng thái báo động:
- Nhấn nút B xẽ lập tức ngưng trạng thái báo động và đưa hệ thống về trạng thái
không hoạt động đồng thời mô tơ về trạng thái UNLOCK và không ngắt điện
đến kim phun, bugi.
- Nhấn nút A mô tơ không hoạt động.
 Một số nút điều kiển khác:
- Khi có tín hiệu mở cửa, đèn báo cửa trên taplo sẽ sáng.
- Khi có tín hiệu đề, các đèn ST, IG, SW trên bảng hệ thống sẽ sáng.

4.2.1.2. Lập trình hệ thống chống trộm

Khai báo và cấu hình các chân Arduino:

Hình 4.9: Khai báo các biến

 A =4 là biến nhận giá trị của chân V0 bộ thu, chân số 4 của Arduino là chân
nhận tín hiệu.

62
 B =5 là biến nhận giá trị của chân V1 bộ thu, chân số 5 của Arduino là chân
nhận tín hiệu.
 C =6 là biến nhận giá trị của chân V2 bộ thu, chân số 6 của Arduino là chân
nhận tín hiệu.
 D =7 là biến nhận giá trị của chân V3 bộ thu, chân số 7 của Arduino là chân
nhận tín hiệu.
 haz = 3 là biến điều khiển tín hiệu đèn xin nhan và còi báo, chân số 3 của
Arduino là chân điều khiển
 door = 2 là biến nhận tín hiệu mở cửa, chân số 2 của Arduino là chân nhận
tín hiệu.
 lock1 = A0 và lock2 = A1 là hai biến điều khiển mô tơ cửa, chân A0 và A1
của Arduino lần lượt điều kiển hai chân này.
 readphanh =A3 biến đọc tín hiệu khi bàn đạp phanh được đạp, chân A3 của
Arduino là chân nhận tín hiệu.
 writephanh =A4 là biến điều khiển đèn báo phanh, biến này do chân A4 của
Arduino điều kiển.

Hình 4.10: Cấu hình các chân Arduino

 writedencua =A5 là biến điều khiển đèn báo mở cửa trên taplo, biến này do
chân A5 của Arduino điều kiển.
63
 readde = 8 là biến đọc tín hiệu đề khi hệ thống chống trộm hoạt động, biến
này do chân 8 của Arduino điều kiển.
 writede =9 là biến điều kiển rờ le ngắt kim phun và ngắt lửa, biến này do
chân số 9 của Arduino điều kiển.
 chân A2 của Arduino là chân nhận tín hiệu từ cảm biến rung.
 Các hàm millis:

Hình 4.11: Các hàm millis

- time1=millis () là biến thời gian nháy các đèn và hú còi.


- time2=millis () là biến thời gian quay của mô tơ.
- time3=millis () là biến thời gian báo động của hệ thống.

Điều kiển nháy đèn và hú còi khi nhấn nút A hoặc B khi hệ thống:

 Khi nhấn nút A:

Khi đọc được tín hiệu:

Hình 4.12: Điều khiển nháy đèn và còi nút A

64
- A=1 tức là nút A được nhấn.
- Door= HIGH tức là cửa đang không mở.
- Remsg [0] =LOW tức là mô tơ đang ở vị trí UNLOCK.

Sau khi có đủ các điều kiện trên thì sẽ haz= HIGH tức là có tín hiệu báo động và bắt
đầu đếm thời gian time1= millis ().

Hình 4.13: Thời gian nháy đèn

Để cho tín hiệu báo động chỉ nháy lên một cái rồi tắt thì sau khi time1 tăng lên thêm
100 mls thì sẽ ngắt tín hiệu báo động ().

Vậy là khi nấn nút A thì các tín hiệu báo động chỉ nháy lên một phát để báo hiệu cho
người dùng biết.

 Khi nhấn nút B:

Khi đọc được các tín hiệu:

Hình 4.14: Điều khiển đèn nháy và còi nút B

- B=1 tức là nút B được nhấn.

65
- Remsg [0] =HIGH tức là mô tơ đang ở vị trí LOCK.

Sau khi có đủ các điều kiện trên thì sẽ haz= HIGH tức là có tín hiệu báo động và bắt
đầu đếm thời gian time1= millis ().

hình 4.15: Nháy đèn khi nhấn nút

Để cho tín hiệu báo động chỉ nháy lên một cái rồi tắt thì sau khi time1 tăng lên thêm
100 mls thì sẽ ngắt tin hiệu báo động ().

Vậy là khi nấn nút B thì các tín hiệu báo động chỉ nháy lên một phát để báo hiệu cho
người dùng biết.

Có thề thấy là ở nút B không có điều kiện về trạng thái của các cửa vì khì nhấn nút B
có rất nhiều trường hợp xảy ra. Có thể là cửa đóng vì người dùng chỉ muốn mở UNLOCK hệ
thống để vào xe. Cũng có thể là xe vừa bị cạy cửa và báo động, lúc này các cửa mở, nên
người dùng muốn ấn B để tắt báo động.

Điều khiển mô tơ cửa người lái:

 Khi nhấn nút A:

Hình 4.16: Điều kiện mô tơ lock

66
Khi đọc được các tín hiệu:

- A=1 tức là nút A được nhấn.


- Door= HIGH tức là cửa đang không mở.
- Remsg [0] =LOW tức là mô tơ đang ở vị trí UNLOCK.

Sau khi các điệu kiện trên thỏa các biến remsg [0] = HIGH và remsg [1] = LOW, hai
biến này se được ghi ra 2 chân lock1 và lock2 và sẽ làm cho mô tơ quay theo chiều làm cửa
LOCK.

Hình 4.17: Điều khiển mô tơ lock

Sau khi có các giá trị điều kiển mô tơ sẽ hoạt động và biến time2 = mills (). Sau khi

time2 tăng lên 50mls thì sẽ ngắt không cho mô thơ quay nữa. Vì 50mls là đủ để mô tơ thực
hiện việc lock cửa, nếu thời gian dài hơn sẽ làm mô tơ dễ bị nóng và có thể cháy.

Hình 4.18: Thời gian mô tơ quay

 Khi nhấn nút B:

67
Khi đọc được các tín hiệu:

Hình 4.19: Điều kiện mô tơ unlock

- B=1 tức là nút B được nhấn.


- Remsg [0] =HIGH tức là mô tơ đang ở vị trí LOCK.

Sau khi các điệu kiện trên thỏa các biến remsg [0] = LOW và remsg [1] = HIGH, hai
biến này se được ghi ra 2 chân lock1 và lock2 và sẽ làm cho mô tơ quay theo chiều làm cửa
UNLOCK.

Hình 4.20: Điều khiển mô tơ unlock

Cũng giống như khi ta nhấn nút A sau khi có các giá trị điều kiển mô tơ sẽ hoạt động
và biến time2 = mills (). Sau khi time2 tăng lên 50mls thì sẽ ngắt không cho mô tơ quay nữa.

68
Hình 4.21: Thời gian mô tơ quay

Điều khiển quá trình báo động:

Khi đủ các điều kiện sau hệ thống sẽ phát báo động:

Hình 4.22: Điều kiện báo động

- Yêu cầu cửa tài xế đã được LOCK bằng điều khiển.


- Khi tín hiệu trả về cho thấy các cửa được mở nhưng lại không phải do tay phát
tín hiệu.
- Khi cảm biến rung phát hiện rung động trên xe.

Hình 4.23: Thời gian báo động

Khi đã có được các các điều kiện thì hệ thống sẽ bắt đầu báo động và time3 = millis ().
Để cho hệ thống chỉ báo động trong thời gian 1 phút thì khi time 3 tăng lên thêm 60000 mls
sẽ cho hệ thống ngừng báo động.

69
Một số nút nhấn trên bảng hệ thống:

Hình 4.24: Một số chi tiết khác

khi nhấn nút phanh thì đén báo phanh sáng, nhả ra đèn tắt.

khi nhấn nút đề thì đén báo đề sáng, nhả ra đèn tắt.

khi mở cửa thì đèn báo cửa sáng, nhả ra đèn tắt.

70
4.2.2. Mô hình hệ thống chống trộm

Hình 4.25: Mô hình hệ thống chống trộm trên ô tô.

Hệ thống sau khi hoàn thành sử dụng nguồn điện 12v để hoạt động. Đây cũng là điện áp
mà hầu hết các xe ô tô sử dụng nên tính linh hoạt của hệ thống khá cao. Có thể được áp dụng
vào nhiều loại xe khác nhau.

71
Cách sử dụng mô hình:

Mô hình sử dụng nguồn điện một chiều 12v để hoạt động.

Khi hệ thống chưa hoạt động:

 Bật ổ khóa điện sang vị trí ST sẽ mô phỏng đề máy và làm các đèn IG và kim phun
sáng.
 Nhấn các nút SW cửa, SW phanh, SW cốp sẽ làm cho các đèn tương ứng sáng.
 Nhấn nút A trên bộ điều khiển để hệ thống bắt đầu hoạt động (mô tơ cửa đóng lại,
đèn nháy một lần và còi báo).
 Nhấn nút B trên bộ điều khiển để hoặc hệ thống ngừng hoạt động (mô tơ cửa đóng
lại, đèn nháy một lần và còi báo).

Khi hệ thống đang hoạt động (nhấn nút A để hệ thống hoạt động):

 Nhấn các nút SW cửa, SW phanh, SW cốp và phát hiện rung động sẽ làm cho các
đèn tương ứng sáng và đồng thời hệ thống vào trạng thái báo động trong vòng 30s.
 Nhấn nút B để ngừng báo động và ngừng trạng thái hoạt động của hệ thống.

Ứng dụng của mô hình:

Mô hình hình hệ thống chống trộm có thể dùng trong hoạt động giảng dạy, giúp cho sinh
viên dễ dàng tiếp cận hơn khi nghiên cứu về hệ thống điện ô tô nói chung.

Cách kiểm tra:

Kiểm tra công tắc cửa và phanh:

Cấp điện cho mô hình, không kích hoạt hệ thống chống trộm.

Nhấn vào các nút, nếu đèn không sáng, dùng đồng hồ kiếm tra xem có dòng điện tới đèn
báo hay không, nếu có thì thay led rồi kiểm tra lại.

Kiểm tra thông mạch giữa hai chân nút nhấn khi nhấn, nếu đồng hồ không kêu tiến hành
thay nút nhấn.

72
Trường hợp led và các nút nhấn vẫn bình thường, kiểm tra các dây dẫn. Nếu các dây nối
không bị đứt và các giắc nối đúng vị trí Arduino bị hư.

Kiểm tra các đèn xi nhan, đèn phanh:

Nếu đèn không sáng, dùng đồng hô đo kiềm tra có dòng điện 12v tới các đèn trong
trường hợp báo động hay không. Nếu dòng không đủ 12 v kiểm tra lại nguồn, không có dòng
tới kiểm tra lại nguồn, rờ le đèn và công tắc.

Kiểm tra mô tơ:

Dung đồng hồ kiểm tra xem điện áp giữa 2 chân mô tơ khoảng 12v hoặc -12v khi nhấn
nút A hoặc B.

Nếu không có dòng điện, tiến hành kiểm tra L298, nếu có dòng điều khiển từ Arduino và
nguồn tới hay không, nếu có thì L298 hoặc bộ thu phát RF bị hư. Nếu không kiểm tra lại
Arduino và nguồn.

Kiểm tra bộ thu phát RF:


nếu không có dòng từ Arduino tới L298 thì kiểm tra xem bộ phát có còn pin hay không, bộ
thu có được cấp nguồn và kết nối với Arduino không. Nếu có thì bộ thu phát bị hư.

73
Sơ đồ mạch điện của hệ thống chống trộm:

Hình 4.26: Sơ đồ mạch điện mô hình hệ thống chống trộm

74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Như vậy sau khi thực hiện đề tài “nghiên cứu và thực hiện mô hình hệ thống chống trộm
trên ô tô” chúng em đã đạt được một số kết quả như sau:

 Chế tạo thành công mô hình hệ thống chống trộm trên ô tô.
 Có thêm kiến thức hệ thống điện ô tô và lập trình ngôn ngữ Arduino.

Tuy nhiên, mô hình vẫn chưa thực sự tốt, đôi khi vẫn không nhận được tín hiệu từ bộ điều
kiển (tín hiệu điều khiển không được nhạy). Trong quá trình nghiên cứu nhóm gặp rất nhiều
khó khăn về việc đọc hiểu sơ đồ mạch điện của các dòng xe và thiết kế sơ đồ mạch điện cho
hệ thống của nhóm do thiếu kiến thức về điện. Tuy nhiên, với sự nỗ lục trong quá trình thực
hiện đề tài, nhóm đã tìm hiểu được nhiều kiến thức mới kết hợp với những kiến thức đã học
và sự hướng dẫn của thầy GVC.ThS Nguyễn Văn Thình chúng em đã hoàn thành được đề tài
của mình. Mô hình nên được tích hợp thêm định vị giúp chủ xe có thể giám sát xe trực tiếp
khi xe bị đánh cắp và ra lệnh cho hệ thống từ xa thông qua mạng internet hoặc tin nhắn điện
thoại.

75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://carbiketech.com/engine-immobiliser/
[2] https://carbiketech.com/bosch-perfectly-keyless-real-keyless-entry/
[3] International Journal of Innovative Research in Computer and Communication
Engineering, Vol. 4, Issue 5, May 2016
[4] Ts. Lê Thanh Phúc, Điện ô tô 2, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

76
PHỤ LỤC

CODE CHƯƠNG TRÌNH

#include <SPI.h>

#include "RF24.h"

byte remsg[3];

const int A =4;

const int B =5;

const int C =6;

const int D =7;

const int haz = 3;

const int door = 2;

const int lock1 = A0;

const int lock2 = A1;

const int readphanh =A3;

const int writephanh =A4;

const int writedencua =A5;

const int readde = 8;

const int writede =9;

const int readphanhtay =10;

const int readcopxe =11;

77
const int writecopxe =12;

boolean baodong;

int ktbaodong;

int ktbut;

int ktdoor;

int kt;

int de;

unsigned long time1;

unsigned long time2;

unsigned long time3;

unsigned long time4;

void setup(){

pinMode(haz, OUTPUT);

pinMode(door, INPUT_PULLUP);

pinMode(readcopxe, INPUT_PULLUP);

pinMode(lock1, OUTPUT);

pinMode(lock2, OUTPUT);

pinMode(A4, INPUT);

pinMode(readphanh, INPUT);

pinMode(writephanh, OUTPUT);

78
pinMode(writedencua, OUTPUT);

pinMode(writecopxe, OUTPUT);

pinMode(readde, INPUT);

pinMode(writede, OUTPUT);

pinMode(readphanhtay, INPUT_PULLUP );

baodong= false;

de=0;

time1=millis();

time2=millis();

time3=millis();

time4=millis();

void loop(){

if (digitalRead (readphanh)==HIGH) {digitalWrite(writephanh, HIGH);}

if (digitalRead (readphanh)==LOW) {digitalWrite(writephanh, LOW);}

if (digitalRead (door)==LOW) {digitalWrite(writedencua, HIGH);}

if (digitalRead (door)==HIGH) {digitalWrite(writedencua, LOW);}

if (digitalRead (readcopxe)==LOW) {digitalWrite(writecopxe, HIGH);}

if (digitalRead (readcopxe)==HIGH) {digitalWrite(writecopxe, LOW);}

if (digitalRead (1)==LOW) {de=0;}

if(digitalRead(readde)==HIGH) {de=1;}

79
if (de==1){digitalWrite(writede, LOW);} else{

digitalWrite(writede, HIGH);

if(digitalRead (A)==1&&digitalRead(door)==HIGH&&remsg[0]==LOW){

remsg[0]=HIGH;

remsg[1]=LOW;

digitalWrite(haz, HIGH);

digitalWrite(writede, LOW);

time1=millis();

ktbut=1;

if(digitalRead(B)==1&&remsg[0]==HIGH){

remsg[1]=HIGH;

remsg[0]=LOW;

digitalWrite(haz, HIGH);

digitalWrite(writede, LOW);

time1=millis();

ktbut=1;

if((unsigned long) (millis()-time1)>100 && ktbut==1){

digitalWrite(haz, LOW);

80
ktbut=0;

if(remsg[0]==HIGH && remsg[1]==LOW && digitalRead(A)==1&& ktbut==1){

digitalWrite(lock1, HIGH);

digitalWrite(lock2, LOW);

time2=millis();

ktdoor=1;

if(remsg[1]==HIGH && remsg[0]==LOW && digitalRead(B)==1&& ktbut==1){

digitalWrite(lock1, LOW);

digitalWrite(lock2, HIGH);

time2=millis();

ktdoor=1;

if((unsigned long) (millis()-time2)> 500&& ktdoor==1){

digitalWrite(lock1, LOW);

digitalWrite(lock2, LOW);

ktdoor=0;

int value = analogRead(A2); //cam bien rung

if(remsg[0]==HIGH && remsg[1]==LOW){

81
if(digitalRead(door)==LOW || value<=500 || digitalRead(readcopxe)==LOW ){

digitalWrite(haz,HIGH);

time3=millis();

kt=1;

if (digitalRead(readde)==HIGH){digitalWrite(writede, HIGH);

de=0;

if((unsigned long) (millis()-time3)>30000 && kt==1 && ktbut!=1){

digitalWrite(haz,LOW);

kt=0;

82

You might also like