You are on page 1of 85

BÁO CÁO ĐỀ ÁN 5

CHỦ ĐỀ: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Trần Thị Mỹ Châu

Nhóm sinh viên thực hiện : Trần Khánh Hùng – 19BA024

Đỗ Ngọc Thanh Hoàng – 19BA023

Nguyễn Văn Tuấn - 19BA071

Lớp : 19BA

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2021


Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghệ
Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn đã đưa môn học Đề án 5 vào chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – Ths. Trần Thị Mỹ
Châu đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm chúng em trong suốt thời
gian thực hiện Đề án 5 vừa qua. Trong thời gian thực hiện Đề án 5 dưới sự hướng dẫn của cô,
chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc.
Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước
sau này.
Bộ môn Đề án 5 là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao trong việc áp
dụng kiến thức bộ môn Quản Trị Tài Chính và Kế Toán Doanh Nghiệp. Tuy nhiên, do vốn
kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù, chúng em đã cố
gắng hết sức nhưng chắc chắn bài Đề án này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều
chỗ còn chưa chính xác. Kính mong Quý Thầy, Cô xem xét và góp ý để bài Đề án của chúng
em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

ii
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................ ii


MỤC LỤC ................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................................ vi
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK................ 1
1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................................. 1
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ................................................................................. 2
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh ........................................................... 4
1.3.1. Tầm nhìn ................................................................................................................................. 4
1.3.2. Sứ mệnh ................................................................................................................................... 4
1.3.3. Giá trị cốt lõi ............................................................................................................................ 4
1.3.4. Triết lý kinh doanh .................................................................................................................. 5
1.4. Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................................................... 5
1.5. Chiến lược phát triển ..................................................................................................................... 6
1.6. Vị thế của công ty ........................................................................................................................... 7
1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý..................................................................................................... 8
1.8. Phân tích thị trường....................................................................................................................... 8
1.8.1. Tổng quan ngành sữa Việt Nam 2020.................................................................................... 8
1.8.2. Thị trường sữa Vinamilk 2020 ............................................................................................. 12
1.8.3. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM – VINAMILK ................................................................................................................................ 16
2.1. Thông số khả năng thanh toán ................................................................................................... 16
2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời............................................................................................. 17
2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh................................................................................................. 18
2.1.3. Vòng quay phải thu khách hàng .......................................................................................... 18
2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân ............................................................................................................ 19
2.1.5. Vòng quay hàng tồn kho ....................................................................................................... 20
2.1.6. Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho ......................................................................................... 20
2.2. Thông số nợ .................................................................................................................................. 21

iii
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

2.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu ......................................................................................... 22


2.2.2. Tỷ lệ nợ trên tài sản ............................................................................................................... 22
2.2.3. Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn ................................................................................. 23
2.2.4. Số lần đảm bảo lãi vay .......................................................................................................... 23
2.3. Thông số khả năng sinh lợi ......................................................................................................... 24
2.3.1. Lợi nhuận gộp biên ............................................................................................................... 26
2.3.2. Lợi nhuận hoạt động biên ..................................................................................................... 26
2.3.3. Lợi nhuận ròng biên ............................................................................................................. 27
2.3.4. Vòng quay tài sản cố định ..................................................................................................... 27
2.3.5. Vòng quay tổng tài sản.......................................................................................................... 28
2.3.6. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) ........................................................................................ 28
2.3.7. Thu nhập trên vốn chủ (ROE) .............................................................................................. 29
2.4. Thông số thị trường ..................................................................................................................... 30
2.4.1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS) ............................................................................ 31
2.4.2. Giá trên thu nhập (P/E) ........................................................................................................ 31
2.4.3. Giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) ............................................................................. 31
2.5. Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty Vinamilk ....................................................... 32
2.5.1. Về tình hình tài sản ............................................................................................................... 32
2.5.2. Cơ cấu nguồn vốn ................................................................................................................. 33
2.5.3. Về khả năng quản lý tài sản ................................................................................................. 34
2.5.4. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh ......................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA BỘT OPTIMUM GOLD CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK ...................................................................... 37
3.1. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty và sản
phẩm 38
3.1.1. Môi trường vi mô ................................................................................................................... 38
3.1.1.1. Khách hàng ..................................................................................................................... 38
3.1.1.2. Nhà cung cấp .................................................................................................................. 39
3.1.1.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại............................................................................................. 39
3.1.1.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ............................................................................................. 42
3.1.1.5. Sản phẩm thay thế........................................................................................................... 42
3.1.2. Môi trường vĩ mô ................................................................................................................... 42
3.1.2.1. Yếu tố tự nhiên ................................................................................................................ 42
3.1.2.2. Yếu tố kinh tế .................................................................................................................. 42

iv
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

3.1.2.3. Yếu tố chính trị ............................................................................................................... 43


3.1.2.4. Yếu tố khoa học - công nghệ ........................................................................................... 45
3.1.2.5. Yếu tố văn hóa - xã hội ................................................................................................... 46
3.1.3. Phân tích mô hình SWOT .......................................................................................................... 47
3.2. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm sữa bột Optimum Gold .......................................... 49
3.2.1. Xây dựng kế hoạch Truyền thông Marketing ...................................................................... 49
3.2.1.1. Mục tiêu truyền thông ..................................................................................................... 49
3.2.1.2. Công chúng mục tiêu ...................................................................................................... 50
3.2.1.3. Xây dựng nội dung và lựa chọn công cụ truyền thông ................................................... 50
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tài chính ................................................................................................ 51
3.2.2.1. Xây dựng các ngân sách hoạt động ................................................................................ 51
a) Ngân sách bán hàng.............................................................................................................. 52
b) Ngân sách sản xuất ............................................................................................................... 55
c) Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu .................................................................................... 57
d) Ngân sách quản lý ................................................................................................................. 58
e) Ngân sách Marketing ............................................................................................................ 59
3.2.2.2. Xây dựng ngân sách tài chính ........................................................................................ 59
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK ........................ 65
4.1. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính ...................................................................................... 65
4.1.1. Về cấu trúc tài chính và chính sách tài trợ vốn ................................................................... 65
4.1.2. Theo dõi chặt chẽ và khoa học tình hình công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh toán
của Công ty ........................................................................................................................................... 65
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động..................................................................................... 66
4.2.1. Tăng doanh thu ..................................................................................................................... 66
4.2.2. Giảm chi phí .......................................................................................................................... 67
4.2.3. Quản lý các khoản phải thu .................................................................................................. 68
4.2.4. Quản lý các khoản phải trả ................................................................................................... 69
4.2.5. Nâng cao chất lượng nhân lực ............................................................................................. 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 71
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 76

v
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thông số khả năng thanh toán............................................................................ 16


Bảng 2.2: Thông số nợ........................................................................................................... 21
Bảng 2.3: Thông số khả năng sinh lợi.................................................................................. 24
Bảng 2.4: Thông số thị trường ............................................................................................. 30

Bảng 3.1: Giá các loại sữa Optimum Gold.......................................................................... 37


Bảng 3.2: So sánh các đối thủ cạnh tranh hiện tại với Vinamilk ...................................... 39
Bảng 3.3: Mô hình SWOT .................................................................................................... 47
Bảng 3.4: Ngân sách bán hàng của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021 ............ 53
Bảng 3.5: Ngân sách sản xuất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021.............. 55
Bảng 3.6: Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý
I/2021 ...................................................................................................................................... 57
Bảng 3.7: Ngân sách quản lý của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021 ............... 58
Bảng 3 8: Ngân sách Marketing của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021 .......... 59
Bảng 3.9: Ngân sách ngân quỹ của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021 ............ 60

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1: Logo hiện tại của Vinamilk ................................................................................... 1
Hình 1.2: Trụ sở chính của Vinamilk – Vinamilk Tower .................................................... 2
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý ............................................................................ 8
Hình 1.4: Tiêu thụ sữa bình quân đầu người 2019 (Theo Euromonitor) ......................... 11

Hình 3.1: Poster chiến dịch truyền thông Vinamilk .......................................................... 50

vi
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và
sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các công ty đang phải đối mặt với nhiều
vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
công ty trong nước và ngoài nước. Để có thể tự khẳng định mình và để sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả cao, việc nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp mình rất quan trọng vì
nó liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải
nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan
tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt
Nam. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết, bởi vì: phân tích
tình hình tài chính giúp những người quan tâm tới doanh nghiệp có thể đánh giá được thực tế
doanh nghiệp đó và đưa ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mình; phân
tích tài chính doanh nghiệp giúp các cơ quan quản lý đưa ra được chính sách quản lý cho từng
ngành, từng vùng,… Ngoài ra, phân tích tài chính cũng có thể giúp nhà quản lý doanh nghiệp
đưa ra được chiến lược về vốn, huy động vốn từ ngân hàng hay thu hút từ những nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam thành lập năm 1976 với nhiều mặt hàng kinh doanh.
Trong năm 2020 vừa qua, cũng như những doanh nghiệp khác, công ty cũng phải chịu ảnh
hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, công ty đã có những chính sách
để quản lý tài sản, vốn của mình để tạo ra doanh thu như dự kiến.
Mục đích cơ bản của đề tài là dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ của Công
ty Cổ phần Sữa Việt Nam để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh
tài chính của doanh nghiệp. Dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai
cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó, đưa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.
Từ mục tiêu cơ bản, các mục tiêu chính được xác định là:
- Hệ thống hóa về lý thuyết môn quản trị tài chính.

vii
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

- Ứng dụng bài học để phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh
doanh thông qua báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
- Từ kết quả phân tích, hệ thống hóa những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính
của công ty và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam.
Bài báo cáo được trình bày theo kết cấu 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk
Chương 3: Kế hoạch phát triển sản phẩm sữa bột Optimum Gold của Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam – Vinamilk
Chương 4: Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động
của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk

viii
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM –


VINAMILK
1.1. Giới thiệu chung
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock
Company – Vinamilk).

Hình 1.1: Logo hiện tại của Vinamilk


- Mã cổ phiếu: VNM
- Ngành nghề: Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Thành lập: 20 tháng 8 năm 1976
- Trụ sở chính: 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam
- Khu vực hoạt động: Việt Nam, Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu, Trung Đông, Châu
Phi, Bắc Mỹ
- Vốn điều lệ: 20.899.554.450.000 đồng
- Mã số thuế: 0300588569
- Điện thoại: (84-28) 54 155 555
- Fax: (84-28) 54 161 226
- Website: www.vinamilk.com.vn

1
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Hình 1.2: Trụ sở chính của Vinamilk – Vinamilk Tower


1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do
chế độ cũ để lại, gồm:
• Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
• Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
• Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle' - Thụy Sỹ).
- 1994: Thành lập Chi nhánh bán hàng Hà Nội.
- 1995: Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
- 1996: Thành lập Chi nhánh bán hàng Đà Nẵng.
Thành lập Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định (nay là Nhà máy Sữa Bình
Định).
- 1998: Thành lập Chi nhánh bán hàng Cần Thơ.
- 2001: Khánh thành Nhà máy Sữa Cần Thơ.
- 2003: Cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi thành CTCP Sữa Việt Nam.
- 2004: Mua thâu tóm CTCP Sữa Sài Gòn (nay là Nhà máy Sữa Sài Gòn).
- 2005: Thành lập Nhà máy Sữa Nghệ An.
- 2006: Chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng Khoán TP. HCM (HOSE)
2
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

vào ngày 19/01/2006.


Thành lập Phòng khám An Khang tại TP. HCM (Đây là phòng khám đầu tiên
tại Việt Nam với công nghệ thông tin trực tuyến).
Tháng 11, thành lập Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam.
- 2007: Thành lập Nhà máy Sữa Lam Sơn.
- 2008: Thành lập Nhà máy Sữa Tiên Sơn.
- 2010: Góp vốn 10 triệu USD (19,3% vốn điều lệ) vào công ty Miraka Limited. 2015,
tăng vốn đầu tư tại Miraka Limited lên 22,81%.
Thành lập Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.
- 2012: Thành lập Nhà máy Sữa Đà Nẵng.
- 2013: Khánh thành Nhà máy Sữa bột Việt Nam, Nhà máy Sữa Việt Nam (Mega).
Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa trở thành một công ty con của
Vinamilk, nắm giữ 96,11% vốn điều lệ. Năm 2017, Công ty trở thành công ty
100% vốn của Vinamilk.
Mua 70% cổ phần Driftwood Dairy Holding Corporation tại bang California,
Mỹ và chính thức nắm giữ 100% cổ phần vào tháng 5/2016.
- 2014: Góp 51% vốn thành lập Công ty AngkorMilk tại Campuchia và chính thức tăng
mức sở hữu vốn lên 100% vào năm 2017.
Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z Ograniczona
Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan.
- 2016: Góp 18% vốn vào CTCP APIS.
- 2017: Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi.
Đầu tư nắm giữ 65% CTCP Đường Việt Nam.
Góp vốn đầu tư 25% vốn cổ phần của CTCP Chế Biến Dừa Á Châu.
- 2018: Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam.
Đầu tư nắm giữ 51% cổ phần của Lao-Jargo Development Xiengkhouang Co.,
Ltd.
- 2019: Khởi công giai đoạn 1 trang trại bò sữa tại Lào với quy mô diện tích 5.000 ha và
quy mô tổng đàn bò 24.000 con.
3
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Tăng gấp đôi vốn đầu tư vào Driftwood Dairy Holding Corporation từ 10 triệu
USD lên 20 triệu USD.
Hoàn tất mua 75% cổ phần của CTCP GTNfoods, qua đó tham gia điều hành
CTCP Sữa Mộc Châu với quy mô đàn bò 27.500 con.
- 2020: Vững vàng vị trí dẫn đầu Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam năm 2020.
Là công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh là “Tài sản đầu tư có
giá trị của ASEAN”.
Chính thức niêm yết cổ phiếu Sữa Mộc Châu (mã chứng khoán: MCM) trên sàn
UPCoM vào tháng 12/2020.
Đưa vào hoạt động Trang trại bò sữa tại Quảng Ngãi với đàn bò 4.000 con.
Hoàn thiện Trung tâm cấy truyền phôi.
Mở rộng thực hiện Chương trình Sữa học đường tới các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai,
Hà Giang, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh
1.3.1. Tầm nhìn
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
phục vụ cuộc sống con người”
1.3.2. Sứ mệnh
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp
hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con
người và xã hội”
1.3.3. Giá trị cốt lõi
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
phục vụ cuộc sống con người”
Chính trực
Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng
Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp
tác trong sự tôn trọng.
4
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Công bằng
Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
Đạo đức
Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
Tuân thủ
Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công
ty.
1.3.4. Triết lý kinh doanh
“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì
thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.
Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.
1.4. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh
dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu hoặc đi thuê (theo quy
định tại điều 11.3 Luật kinh doanh Bất động sản năm 2014);
- Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải;
- Vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của công ty;
- Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống không cồn, nước khoáng, thực phẩm chế biến,
chè uống, cà phê rang-xay-phin-hòa tan (không sản xuất và chế biến tại trụ sở);
- Sản xuất và mua bán bao bì, sản phẩm nhựa (không hoạt động tại trụ sở);
- Phòng khám đa khoa (không hoạt động tại trụ sở);
- Chăn nuôi, trồng trọt;
- Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ
ngũ cốc, bột, tinh bột và thực phẩm khác.

5
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

- Bán lẻ đồ uống có cồn, đồ uống không chứa cồn (các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt,
có hoặc không có ga), nước khoáng thiên nhiên, rượu vang và bia cồn ở nồng độ thấp
hoặc không chứa cồn;
- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ trà và vang;
- Sản xuất, chăn nuôi, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi và hỗn hợp bột
phục vụ hoạt động chăn nuôi.
1.5. Chiến lược phát triển
Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong
Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, Vinamilk xác định chiến lược phát triển
với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:
Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
- Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh
cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng
và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của
người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú
và tiện lợi.
Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam
- Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn.
- Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc
biệt ở khu vực thành thị.
- Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông,
nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị phần
và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.
Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á
- Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp
tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp.

6
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

- Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục
đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.
- Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình
xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân
phối tại các thị trường trọng điểm mới.
1.6. Vị thế của công ty
Vinamilk hiện là thương hiệu sữa số 1 Việt Nam, là doanh nghiệp hàng đầu của ngành
công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9%
thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.
Không chỉ khẳng định vị thế thương hiệu sữa số 1 tại Việt Nam, Vinamilk đã đưa sản
phẩm và thương hiệu vươn ra nhiều thị trường trên thế giới. Tính đến nay, Vinamilk đã xuất
khẩu các sản phẩm đến 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch đạt hơn 2,4 tỷ USD.
Trong giai đoạn từ 2017 đến nay, doanh thu đến từ hoạt động xuất khẩu liên tục ghi nhận sự
tăng trưởng tích cực, song song việc mở rộng thêm các thị trường mới. Gần đây nhất, quý
I/2021, doanh thu xuất khẩu của Vinamilk đạt mức tăng trưởng hơn 8% so với cùng kỳ.
- 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (Tạp chí Forbes 2016 – 2020).
- Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2016 (Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) 2016 – 2020).
- 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam (Tạp chí Forbes 2013 – 2020).
- Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (Cty CP Báo cáo đánh giá VN 2013
– 2020).
- Thương hiệu quốc gia (Bộ Công thương 2012 – 2020).
- Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao (Hiệp hội hàng VN chất lượng cao 1995 – 2020).
- Giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu Châu Á (The Asian Export Awards 2019).
- Top 200 công ty doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương (Tạp chí
Forbes 2019).
- 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới (Tạp chí Forbes 2017).
- Top 50 công ty niêm yết lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương (Tạp chí Forbes 2016).

7
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

- Top 300 công ty năng động nhất Châu Á (Tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản)
2016 – 2020).
1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng
ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng
ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho Vinamilk hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp
các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý


1.8. Phân tích thị trường
1.8.1. Tổng quan ngành sữa Việt Nam 2020
8
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Theo Bộ Công thương, năm 2020 vừa qua kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đạt
302,7 triệu USD, tăng 10,5% so với năm 2019.
Sở dĩ ngành sữa Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng khả quan, theo Hiệp hội Sữa Việt Nam
là do nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ có trình độ tự
động hóa cao ngang tầm khu vực và thế giới, nhiều trang trại đạt chuẩn Global GAP, VietGAP,
trang trại hữu cơ… nhằm tăng sản lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản
phẩm và tiếp cận ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị sữa, sản phẩm sữa ở thị trường trong
và ngoài nước.
Vì thế, năm vừa qua bất chấp dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề, những sản phẩm sữa của
Vinamilk, Vinasoy… vẫn xuất ngoại đều đặn đến các thị trường lớn như Trung Quốc, Trung
Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Các sản phẩm sữa xuất ngoại của doanh nghiệp khá đa dạng, từ sữa chua, sữa đặc, sữa
hạt, sữa organic cho tới nước giải khát.
Ví dụ điển hình như Vinamilk đã xuất khẩu hợp đồng sữa trị giá 20 triệu USD qua Trung
Đông; xuất khẩu sữa hạt và trà sữa vào thị trường Hàn Quốc. Hay sản phẩm Vinasoy của Nhà
máy Sữa đậu nành Vinasoy đã được đưa vào 11 trang bán hàng trực tuyến hàng đầu và 61 siêu
thị thuộc 6 chuỗi siêu thị lớn tại Trung Quốc…
Đáng chú ý, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng
sản lượng sữa năm 2020 vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó:
• Sản lượng sữa tươi ước đạt 1.702,4 triệu lít, tăng 1% so với năm 2019.
• Sản lượng sữa bột ước đạt 131,6 ngàn tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ.
Kết thúc năm 2020, ngành sữa đạt tổng doanh thu 113.715 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng
5% so với năm 2019 nhờ nguồn cung nguyên liệu sữa trong nước dồi dào, nhu cầu tiêu thụ
sữa có xu hướng tăng, các doanh nghiệp sữa duy trì được hệ thống phân phối truyền thống và
kịp thời đẩy mạnh phân phối qua các kênh hiện đại.
Quá trình hợp nhất giữa các công ty nội địa tiếp tục diễn ra trong ngành sữa
Thị trường sữa Việt Nam giai đoạn 2019-2020 chứng kiến 02 thương vụ mua bán sáp
nhập quy mô khi Sữa Mộc Châu (MCM) trở thành thành viên của Vinamilk và Sữa Quốc Tế
(IDP) được CTCP Blue Point thâu tóm. Ngay sau đó, cả MCM và IDP đều đã niêm yết lên
9
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

sàn UPCoM, giúp các nhà đầu tư có thêm lựa chọn trong ngành sữa. Quá trình hợp nhất giúp
các công ty nhỏ hơn tiếp cận các thực hành quản trị và công nghệ sản xuất tiên tiến, qua đó
nhanh chóng gia tăng quy mô và hiệu quả hoạt động để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ
ngoại.
Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam đang thấp hơn 18% so với trung
bình một số quốc gia lân cận
Theo số liệu mới nhất của Euromonitor đến hết năm 2019, mức tiêu thụ sữa bình quân
theo đầu người tại Việt Nam đạt 21,8kg, thấp hơn 18% so với mức 26,7kg của một số quốc
gia lân cận trong khu vực Châu Á. Khoảng cách về thu nhập giữa Việt Nam và các quốc gia
được so sánh là một lý do quan trọng giải thích cho sự chênh lệch trong mức tiêu thụ sữa.
Theo đó, các dự báo nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,5-7,5%/năm tầm nhìn đến
năm 2030 (World Bank) , cùng với nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về tầm quan
trọng của thực phẩm có lợi cho sức khỏe, sẽ là những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành sữa
tiếp tục mở rộng quy mô trong trung và dài hạn.

10
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Hình 1.4: Tiêu thụ sữa bình quân đầu người 2019 (Theo Euromonitor)
Đang có sự phân hóa về tăng trưởng giữa các sản phẩm sữa khác nhau
Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hỗ trợ hệ tiêu hóa, bao bì tiện lợi như sữa
tươi 100%, sữa tươi Organic, sữa chua, sữa bột pha sẵn v.v. tiếp tục tăng trưởng khi người
tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về những lợi ích sức khỏe do các sản phẩm này mang
lại. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa bột truyền thống đang phải đối mặt với điều kiện thị trường
khá thử thách do các hạn chế của Chính phủ đối với hoạt động quảng cáo dành cho trẻ em
dưới 2 tuổi, xu hướng ưu tiên sữa mẹ và chuyển dịch tiêu dùng sang sữa bột pha sẵn hoặc sữa
tươi 100%.
Hiệp định EVFTA mang đến cả thách thức và cơ hội đối với ngành sữa Việt Nam
Một phần trong hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 là Việt Nam sẽ giảm thuế
nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Châu Âu về mức 3,5%-0% so với mức 5-15% như hiện tại
trong vòng 3-5 năm tới. Điều này sẽ khiến thị trường sữa cạnh tranh hơn khi sữa nhập khẩu
từ Châu Âu được hưởng lợi, nhưng đồng thời là động lực thúc đẩy các công ty sữa nội địa gia
tăng năng lực để cung cấp ra thị trường các sản phẩm chất lượng hơn. Bên cạnh đó, một số
công ty sữa nội địa đang nhập khẩu nguyên liệu bột sữa từ Châu Âu nên khi mức thuế giảm
sẽ giúp các công ty này cải thiện biên lợi nhuận.
Đại dịch COVID-19 đã kìm hãm sự tăng trưởng của ngành sữa trong năm 2020
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 tăng 2,91% tuy là mức tăng thấp nhất trong
giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu
cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng
trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Các biện pháp giãn cách xã hội ở khía cạnh tích cực đã
giúp kiểm soát hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, nhưng đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng tại
chỗ (on-premise) khi nhiều cơ sở du lịch, ăn uống, trường học phải đóng cửa trong khi mức
tăng của tiêu dùng tại nhà (off-premise) không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm này. Ngoài ra,
nhu cầu tiêu dùng còn bị ảnh hưởng khi cả nước có tới 32,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi dịch bệnh và thu nhập bình quân của người lao động giảm 2,3% (GSO). Theo đó, ngành
hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận mức giảm 7% về giá trị và riêng ngành sữa giảm 6% (AC
Nielsen).
11
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

1.8.2. Thị trường sữa Vinamilk 2020


Vinamilk vẫn tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường sữa tại nhiều phân khúc.
Tháng cuối của Quý 2/2020, Vinamilk liên tiếp nhận được sự đánh giá cao của những tổ
chức nghiên cứu, tư vấn uy tín trên thế giới. Cụ thể, theo Bộ phận Worldpanel thuộc Kantar,
Vinamilk là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liên tiếp
trong báo cáo “Dấu chân thương hiệu 2020” (Brand Footprint).
Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cũng công bố nhiều sản phẩm của
Vinamilk như Sữa tươi 100%, Sữa bột trẻ em… đều tiếp tục dẫn đầu các phân khúc quan trọng
của ngành sữa về cả doanh thu và sản lượng bán ra tại Việt Nam. Các kết quả này đều cho
thấy thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam vẫn đang duy trì vị thế dẫn đầu của mình trong việc
chinh phục người tiêu dùng Việt.
Năm 2019 Vinamilk liên tiếp ra mắt các dòng sản phẩm siêu cao cấp như Sữa bột trẻ em
Yoko, Organic. Không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Theo báo cáo năm 2020, điểm Điểm Tiếp Cận Người Tiêu Dùng (CRP*) của Vinamilk
dẫn đầu bảng xếp hạng và giúp Vinamilk trở thành thương hiệu được người tiêu dùng Việt
Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liền.
Đánh giá về kết quả của Vinamilk, trong báo cáo Brand Footprint về thị trường Việt
Nam, Kantar Worldpanel nhận xét “Vinamilk một lần nữa được ghi nhận là nhà sản xuất được
chọn mua nhiều nhất tại thành thị (4 TP chính) trong 8 năm liên tiếp. Nhà sản xuất nội địa này
đã tiếp cận được hơn 80% hộ gia đình Việt nhờ vào các hoạt động quảng cáo, truyền thông
nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm của họ mang lại cũng như không ngừng đổi mới
hình ảnh với nhiều sản phẩm mới được tung ra nhằm đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu
dùng.”
Thực tế ghi nhận năm 2019 là một năm bứt phá của Vinamilk trên khía cạnh đổi mới khi
cho ra mắt gần 20 sản phẩm mới và nắm bắt các xu hướng dinh dưỡng tiên tiến và cao cấp
như dòng sản phẩm Organic Gold, sữa gạo Zori, thức uống năng lượng Power, trà sữa Happy
Milk Tea, sữa bột trẻ em Yoko… Đồng thời, Vinamilk cũng thay đổi hình ảnh của chuỗi cửa
hàng giới thiệu sản phẩm Giấc Mơ Sữa Việt để tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới mẻ,
hiện đại hơn cho người tiêu dùng.
12
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Không chỉ dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Vinamilk tiếp tục là
thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Với mạng
lưới tiêu dùng rộng khắp, đặc biệt là ở khu vực thành thị, có gần 92% người tiêu dùng chọn
mua sản phẩm Vinamilk, cao hơn nhiều so với các thương hiệu khác trong top 10. Ngoài ra,
thương hiệu này còn thu hút thêm các hộ gia đình mới ở khu vực nông thôn bằng cách liên tục
nhấn mạnh hình ảnh và giá trị thương hiệu với sự đầu tư vào nhiều mặt hàng cao cấp, tốt cho
sức khỏe như các sản phẩm hữu cơ, sữa hạt…
Nhiều sản phẩm của Vinamilk xuất khẩu đi nhiều nước như Singapore, Hàn Quốc…
Với sự năng động và đổi mới ở tất cả các phân khúc chính gồm sữa nước, sữa bột trẻ em,
sữa chua uống, sữa đặc…, các sản phẩm của Vinamilk đều đứng đầu thị trường trong nước về
cả sản lượng lẫn doanh số bán ra trong nhiều năm liên tiếp. Kết quả này của Vinamilk đặc biệt
có ý nghĩa đối với sản phẩm sữa tươi thuộc ngành hàng sữa nước và sữa bột trẻ em khi đây là
hai phân khúc lớn và cạnh tranh nhất hiện nay.
Nếu sữa bột trẻ em được đầu tư về chất lượng thông qua các hợp tác quốc tế, ứng dụng
các công nghệ tiên tiến thì yếu tố giúp Vinamilk bền bỉ dẫn đầu phân khúc sữa tươi chính là
vùng nguyên liệu sữa tươi rộng lớn và chuẩn quốc tế. Vinamilk là đơn vị đang sở hữu hệ thống
trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất Châu Á với 12 trang trại trên cả nước. Đầu năm
2020, Vinamilk và Mộc Châu Milk “về chung một nhà”, góp phần nâng tổng đàn bò do
Vinamilk quản lý lên đến hơn 150.000 con, sản lượng sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày thu được
trên 1 triệu lít và đủ đáp ứng nhu cầu phát triển mọi sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng
ngày càng tăng.
Vùng nguyên liệu sữa tươi lớn với 12 trang trại đạt chuẩn quốc tế góp phần giúp sản
phẩm sữa tươi của Vinamilk dẫn đầu phân khúc trong nhiều năm liền.
Trong những năm trở lại đây, có thể thấy rõ chiến lược của Vinamilk về xây dựng nền
tảng vững vàng tại thị trường trong nước, tạo bước đà để vươn ra thế giới. Sự vững chắc ở nội
địa đã giúp Vinamilk không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn do COVID-19 đầu năm 2020,
mà còn ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2020 doanh thu tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ
2019, đạt 14.153 tỉ đồng. Trong đó, tăng trưởng doanh thu đến từ cả hai mảng: kinh doanh nội

13
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

địa tăng trưởng 7,9%, ghi nhận doanh thu thuần 12.092 tỉ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 1.081
tỉ đồng, tăng trưởng 7,5% so với 2019.
1.8.3. Đối thủ cạnh tranh
Theo như công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, sữa nước hiện nay có tính
cạnh tranh ít hơn so với sữa bột, bởi vì các doanh nghiệp trong nước sẽ có lợi thế về nguồn
cung. Ở phân khúc này Vinamilk tiếp tục dẫn đầu, chiếm 55% thị phần. Tuy nhiên, với một
số dự báo đầy tiềm năng của thị trường sữa nước, đặc biệt là thị trường sữa tươi chỉ mới đáp
ứng 35%. Trong khi đó phần còn lại phục thuộc chính vào nhập khẩu khiến những doanh
nghiệp khác đang tìm cách xâm nhập phân khúc này. Các đối thủ cạnh tranh trong nước của
Vinamilk ở phân khúc này gồm có:
TH True Milk
Ngay từ khi thành lập thì TH true Milk đã đặt mục tiêu chiếm đến 50% thị trường sữa
tươi vào 2020. Tập đoàn này đã rút “hầu bao” 1,2 tỷ USD cũng như rất nhiều nhân lực nhằm
xây dựng dự án trang trại để chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy chế biến sữa lớn
nhất Đông Nam Á.
Việc tập trung vào những dòng sản phẩm mới đã giúp TH true Milk có nhiều bước phát
triển. Chỉ trong 5 năm sau ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên, tính đến năm 2015, TH true Milk
là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất tại Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con.
Với diện tích trang trại rộng đến 8.100 ha tập trung ở Nghệ An.
Nutifood
Ngoài việc tập trung vào phân khúc sữa bột, thì theo xu hướng của người tiêu dùng cùng
với bệ đỡ của thương hiệu, Nutifood đã và đang nhắm tới phân khúc sữa nước với nhiều kế
hoạch táo bạo, trong đó có việc hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) để xây dựng vùng
nguyên liệu sữa tươi nguyên chất với gần 120.000 con bò sữa, có khả năng cung cấp lên đến
1,2 triệu lít sữa/ngày.
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại thì chương trình hợp tác trên không như mong đợi
dẫn đến lượng sữa tươi của Nutifood bán ra khá hạn chế, lý do là vì vùng nuôi bò của công ty
chỉ mới đạt được vài nghìn con, thấp hơn nhiều so với các công ty khác.
Các doanh nghiệp nước ngoài
14
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Các hãng sữa quốc tế như Abbott, Friesland Campina, Mead Johnson, Nestle… đang
tiếp tục phát triển tạo ra các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk.

15
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài
chính. Để phân tích tình hình tài chính của Công ty Sữa Vinamilk trong 3 năm vừa qua (2018,
2019, 2020) cần sử dụng các thông số tài chính (có các chỉ tiêu như thông số khả năng thanh
toán, thông số nợ, thông số khả năng sinh lợi, thông số thị trường). Tuy nhiên, để đánh giá
tổng quát hơn về tình hình tài chính của Vinamilk chỉ khi so sánh các chỉ số của công ty với
các chỉ số của ngành sữa. Những thông tin căn bản sử dụng để phân tích tình hình tài chính
của công ty được dựa trên nền tảng là các Báo cáo tài chính hợp nhất kết thúc cho năm 2018,
2019, 2020 (Phụ lục). Dưới đây là phân tích tình hình tài chính của Công ty Sữa Vinamilk qua
3 năm trên các chỉ tiêu tài chính:
2.1. Thông số khả năng thanh toán
Thông số khả năng thanh toán giúp đo lường khả năng của công ty trong việc sử dụng
các tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Dựa
trên Báo cáo tài chính hợp nhất qua 3 năm của Vinamilk và báo cáo tài chính ngành sữa để
phân tích thông số khả năng thanh toán của Công ty Sữa Vinamilk và bình quân ngành (phụ
lục), ta có kết quả tính trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thông số khả năng thanh toán

Công ty Vinamilk Ngành

Giá trị Giá trị


Chỉ tiêu Công thức
2018 2019 2020 2018 2019 2020

Khả năng 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 1,93 1,71 2,09 2,01 1,84 2,24
thanh toán 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 lần lần lần lần lần lần
hiện thời (Rc)

16
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Khả năng 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 1,41 1,37 1,74 1,35 1,48 2,2
thanh toán 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 lần lần lần lần lần lần
nhanh (Rq)

Vòng quay 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 15,03 16,43 15,60 15,38 16,94 14,56
phải thu Phải thu KH bình quân vòng vòng vòng vòng vòng vòng
khách hàng

Kỳ thu tiền 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (360) 23,96 21,91 23,08 23,4 21,25 24,73
bình quân Vòng quay phải thu KH ngày ngày ngày ngày ngày ngày

Vòng quay 5,86 5,66 6,47 5,86 5,6 6,1


hàng tồn kho 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 vòng vòng vòng vòng vòng vòng
Tồn kho bình quân

Chu kỳ 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (360) 61,43 63,60 55,64 61,43 64,29 59,02
chuyển hóa Vòng quay hàng tồn kho ngày ngày ngày ngày ngày ngày
hàng tồn kho

2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời


Thông số khả năng thanh toán hiện thời cho biết khả năng của công ty trong việc đáp
ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn.
Với năm 2018 mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty sữa Vinamilk có khoảng 1,93
đồng tài sản ngắn hạn được đảm bảo để thanh toán. Tuy nhiên với năm tiếp theo là 2019 chỉ
số đó có xu hướng giảm xuống (từ 1,93 giảm xuống còn 1,71). Nhưng đến năm 2020 thông
số khả năng thanh toán hiện thời đã tăng vọt lên 2,09. Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn
hạn đã tăng lên đáng kể, mặc dù tài sản ngắn hạn cũng có sự tăng lên nhưng khoản nợ ngắn
hạn vẫn tăng nhanh hơn. Dù vậy, nhìn chung qua 3 năm giá trị tài sản ngắn hạn của Vinamilk

17
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

lớn hơn nợ ngắn hạn, do đó tài sản của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn, đây là một dấu hiệu khá tốt của công ty về khả năng thanh toán.
So với ngành thông số khả năng thanh toán hiện thời của Vinamilk thấp hơn. Cụ thể
2018 thấp hơn 0,08 đối với 2019 là 0,13 còn về năm 2020 khả năng thanh toán hiện thời của
Vinamilk thấp hơn 0,15. Qua đó cho thấy khả năng thanh toán hiện thời không bằng so với
các công ty cùng ngành nhưng mức chênh lệch không đáng kể vẫn đáp ứng được khả năng
thanh toán.
2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh
Thông số khả năng thanh toán nhanh chủ yếu tập trung vào các tài sản có tính chuyển
hóa thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoán, phải thu khách hàng thay vì hàng tồn kho,
thuộc loại tài sản có tính khả nhượng thấp nhất trong số các tài sản ngắn hạn.
Thông số này có ý nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty sữa Vinamilk
trong đến hạn thanh toán sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có mức chuyển hóa thành tiền
cao.
Cụ thể năm 2018 được đảm bảo bằng 1,41 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã trừ đi hàng
tồn kho. Với năm 2019 chỉ số này giảm xuống còn 1,37 lần nhưng đến năm 2020 thông số này
tăng lên 1,74 lần. Nhìn chung từ năm 2018-2020 chỉ số thanh toán nhanh của Vinamilk có sự
biến động nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.
So sánh với bình quân ngành sữa, khả năng thanh toán nhanh của Vinamilk cũng có sự
biến động nhẹ. Cụ thể, năm 2018 chỉ số này của Vinamilk cao hơn bình quân ngành 0,06 lần,
nhưng năm 2019, 2020 lại thấp hơn ngành lần lượt là 0,11 lần và 0,46 lần. Điều này chứng tỏ,
công ty sữa Vinamilk đã có chỉ số hàng tồn kho lớn hơn so với các công ty cùng ngành.
2.1.3. Vòng quay phải thu khách hàng
Thông số vòng quay phải thu khách hàng cho biết mức độ hiệu quả của Vinamilk trong
hoạt động thu hồi nợ. Thông số này cho biết số lần phải phải thu khách hàng được chuyển hóa
tiền mặt trong năm.
Ở đây, công ty không có thông tin về doanh thu tín dụng nên được sử dụng số liệu của
tổng doanh thu để tính số vòng quay phải thu khách hàng. Thông số này có ý nghĩa là năm
2018 công ty sữa Vinamilk có 15,03 vòng phải thu khách hàng được chuyển hóa thành tiền
18
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

trong năm. Năm 2019 công ty có 16,43 vòng phải thu khách hàng được chuyển hóa thành tiền
trong năm. Và năm 2020 có 15,60 vòng phải thu khách hàng được chuyển hóa thành tiền trong
năm.
Số vòng quay phải thu khách hàng cả 3 năm đều lớn, vì thế thời gian chuyển hóa thành
tiền mặt sẽ càng ngắn. Từ năm 2018 đến 2020 vòng quay phải thu khách hàng của Vinamilk
có sự biến động nhẹ (năm 2018 đến 2019 tăng 1,4 vòng nhưng đến 2020 lại có sự giảm xuống
còn 15,6 vòng), mặc dù là thay đổi rất ít. Có thể nguyên nhân là do công ty chưa có một chính
sách tín dụng hợp lý, quản lý công tác thu hồi nợ chưa được chặt chẽ.
Còn với bình quân ngành sữa thì Vinamilk có số vòng quay phải thu thấp hơn. Điều này
có thể cho thấy dấu hiệu của chính sách thu hồi nợ lỏng lẻo và nhiều khách hàng vẫn chưa
thanh toán nợ cho công ty. Nhưng sự biến động số vòng qua các năm là không chênh lệch lớn.
Phải thu khách hàng chỉ khả nhượng khi chúng có thể được thu hồi trong một khoảng thời
gian hợp lý. Để xác định được nguyên nhân, có thể chuyển thông số vòng quay phải thu khách
hàng sang vòng quay phải thu khách hàng theo ngày hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân.
2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân
Thông số kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày doanh số duy trì dưới hình thức phải
thu khách hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển hóa thành tiền là bao nhiêu ngày.
Nhìn vào thông số kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm của công ty sữa Vinamilk có thể thấy
công ty có hiệu quả thu hồi nợ khá tốt với số ngày doanh số được duy trì dưới dạng phải thu
khách hàng cho đến khi thu hồi được và chuyển hóa thành tiền trong năm 2018 là 23,96 ngày,
lần lượt năm 2019 là 21,91 ngày, năm 2020 là 23,08 ngày. Năm 2018 và 2020 có số ngày dài
hơn 2019 bởi vì một số công tác thu hồi nợ chưa được chặt chẽ, khách hàng còn chưa chịu trả
nợ.
Bên cạnh đó, đối với bình quân ngành sữa trong năm 2018 và 2019 công tác thu hồi nợ
của Vinamilk nhanh hơn ngành và năm 2020 thì lại chậm hơn so với ngành nhưng chỉ số qua
các năm chỉ chênh lệch 1 đến 2 ngày. Điều đó cho thấy hiệu quả thu hồi nợ của Vinamilk và
các công ty cùng ngành đều tốt. Nói chung, phải thu khách hàng của công ty sữa Vinamilk có
chất lượng tốt, thời gian thu hồi nợ hợp lý, công ty ít bị chiếm dụng vốn. Không chỉ có phải

19
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

thu khách hàng mà hàng tồn kho cũng là một yếu tố để xem xét hiệu quả hoạt động quản trị
hàng tồn kho của công ty có tốt hay không.
2.1.5. Vòng quay hàng tồn kho
Thông số vòng quay hàng tồn kho cho biết công ty sữa Vinamilk có hàng tồn kho phải
quay 5,86 vòng để có thể chuyển hóa thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng
trong năm 2018. Tuy nhiên với năm 2019 thông số này đã có xu hướng giảm còn 5,66 vòng
và 2020 lại tăng lên 6,47 vòng. Nhìn chung qua 3 năm, số vòng quay hàng tồn kho của công
ty sữa Vinamilk có biến động nhẹ. Số vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn 2018-2019 bị
sụt giảm đi 0,2 vòng và từ 2018-2019 lại tăng lên 0,81 vòng. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa của
Vinamilk vào năm 2019 có dấu hiệu chững lại so với 2018 vì do sự tăng mạnh của hàng tồn
kho cuối kỳ, tăng trên 30% so với lượng hàng tồn kho đầu kỳ và năm 2020 lại tăng nhanh.
Đối với với bình quân ngành sữa, số vòng quay hàng tồn kho của Vinamilk tương đối
cao hơn. Cụ thể năm 2018 số vòng quay của Vinamilk bằng bình quân ngành sữa, năm 2019
hơn 0,06 vòng và năm 2020 hơn 0,37 vòng. Điều đó cho thấy Vinamilk làm rất hiệu quả trong
hoạt động quản trị hàng tồn kho. Để xem xét tốt hơn hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho
thì có thể chuyển đổi số vòng quay hàng tồn kho sang đơn vị là ngày hay còn gọi là chu kỳ
chuyển hóa hàng tồn kho.
2.1.6. Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho
Thông số chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho phản ánh số ngày lưu trữ hàng tồn kho là bao
nhiêu ngày.
Với công ty sữa Vinamilk, bình quân số ngày lưu trữ hàng tồn kho trong năm 2018 là
61,43 ngày, năm 2019 là 63,6 ngày, năm 2020 là 55,64 ngày. Số ngày bình quân chuyển hóa
hàng tồn kho của Vinamilk có biến động giảm tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2019 thời gian
chuyển hóa chậm hơn 2,17 ngày so với năm 2018 và chậm hơn năm 2020 7,96 ngày. Tuy
nhiên so với thời hạn sử dụng của sản phẩm khoảng từ 1 năm trở lên, thì thời gian chuyển hóa
hàng tồn kho của công ty khá ngắn. Đây là một dấu hiệu khá tốt cho công ty khi kinh doanh
về sữa.
Không những thế, Vinamilk còn có thời gian chuyển hóa hàng tồn kho nhanh hơn so với
ngành. Có thể thấy trong năm 2018 thời gian chuyển hóa hàng tồn kho của Vinamilk bằng với
20
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

ngành nhưng ở hai năm tiếp theo Vinamilk đều nhanh hơn ngành. Điều này chứng tỏ Vinamilk
đã có những chính sách quản trị hàng tồn kho tốt và hàng tồn kho không bị tồn đọng quá nhiều
so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Nhìn chung, các thông số thanh toán của công ty sữa Vinamilk đều ở mức tương đối tốt,
ngang so với các đối thủ cùng ngành. Mặc dù các khoản nợ ngắn hạn, lượng hàng tồn kho cuối
kỳ của công ty khá lớn nhưng so với giá trị tài sản ngắn hạn thì vẫn luôn được đảm bảo để
thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Giảm rủi ro về khả năng thanh toán các khoản nợ
hiện tại và trong tương lai của công ty, mang lại cảm giác an toàn cho các chủ nợ của công ty.
Bên cạnh đó, công tác thu hồi công nợ và chuyển hóa hàng tồn kho của công ty khá tốt, đảm
bảo hơn cho khả năng thanh toán của công ty.
2.2. Thông số nợ
Thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay
để tài trợ cho các tài sản của công ty. Dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất qua 3 năm của
Vinamilk và báo cáo tài chính ngành sữa để phân tích thông số nợ của công ty sữa Vinamilk
và bình quân ngành (Phụ lục), ta có kết quả tính trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thông số nợ

Công ty Vinamilk Ngành


Chỉ tiêu Công thức
2018 2019 2020 2018 2019 2020

Thông số nợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 42,23 50,35 43,94 40,35 49,24 48,05


trên vốn chủ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 % % % % % %
sở hữu

Tỷ lệ nợ trên 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 29,69 33,49 30,53 29,8 31,26 29,12


tài sản 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 % % % % % %

21
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Thông số nợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 2% 2% 15% 2% 2% 2%


dài hạn trên 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 + 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
vốn dài hạn

Số lần đảm 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 100,64 68,44 43,88 92,83 64,64 43,25
bảo lãi vay 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ lần lần lần lần lần lần

2.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu


Thông số nợ trên vốn chủ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Thông số này
cho biết các chủ nợ cung cấp bao nhiêu đồng tài trợ so với mỗi đồng mà cổ đông cung cấp.
Hay một đồng vốn chủ đang đảm bảo bao nhiêu đồng vốn vay.
Cụ thể ở công ty sữa Vinamilk, tỷ lệ này cho biết trong năm 2018 với một đồng vốn chủ
đang đảm bảo cho 0,4222 đồng vốn vay. Tương tự với năm 2019, một đồng vốn chủ đang đảm
bảo cho 0,5035 đồng vốn vay và trong năm 2020 là một đồng vốn chủ đang đảm bảo cho
0,4394 đồng vốn vay. Nhìn chung thông số nợ trên vốn chủ sở hữu của Vinamilk trong ba
năm 2018 đến 2020 có sự biến động. Tỷ lệ nợ này đã có sự tăng lên từ 2018 đến 2019 (tăng
8,12%) nhưng lại giảm xuống ở năm 2019 và 2020 (giảm 6,41%). Chứng tỏ trong năm 2018
công ty ít sử dụng vốn vay hơn so với năm 2019 và 2020. Hơn hết thì Vinamilk vẫn đảm bảo
đủ khả năng chi trả tiền vay của mình.
So với bình quân ngành sữa thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ của Vinamilk cao hơn. Năm 2018
tỷ lệ nợ của ngành thấp hơn so với Vinamilk (1,88%) đến năm 2019 tỷ lệ nợ của Vinamilk là
1,11%. Nhưng đến năm 2020 thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành lại cao hơn (cao hơn
4,11%). Có thể thấy, tỷ lệ nợ trên vốn chủ của Vinamilk tương đối cao so với các công ty cùng
ngành, sự chênh lệch này cho thấy mức vay của Vinamilk cao hơn so với các công ty cùng
ngành.
2.2.2. Tỷ lệ nợ trên tài sản
Thông số nợ trên tổng tài sản phản ánh tài sản được tài trợ từ nguồn vốn vay như thế
nào. Cứ một đồng tài sản sẽ đảm bảo bao nhiêu đồng vốn vay phải trả.

22
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Cụ thể, trong năm 2018 có 29,69% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và
70,31% còn lại là được tài trợ từ nguồn vốn chủ. Đến năm 2019 con số này tăng 3,8% (33,49%)
tài sản của công ty là được tài trợ bằng vốn vay. Nhưng đến năm 2020 tỷ lệ này lại giảm xuống
còn 30,53%. Nhìn chung tỷ lệ nợ trên tài sản của Vinamilk qua ba năm 2018 đến 2020 có sự
biến động vì tổng nợ có sự tăng giảm nhưng tổng tài sản vẫn tăng, nên cho thấy tỷ lệ nợ này
của Vinamilk qua các năm vẫn có xu hướng ổn định ở mức dưới 35%. Điều này thể hiện công
ty có chủ trương sử dụng nợ ở mức hợp lý và khá ổn định.
Khi so với bình quân ngành, Vinamilk vẫn có tỷ lệ nợ trên tài sản cao hơn cho thấy khả
năng tự chủ tài chính của công ty là thấp hơn và sẽ có nhiều ảnh hưởng khi có sự biến động
về lãi suất trên thị trường. Nhưng sự chênh lệch của Vinamilk và ngành không đáng kể vì vậy
có thể nói vẫn đảm bảo nợ trên tài sản của công ty.
2.2.3. Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn
Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn cho biết tỷ lệ nợ dài hạn chiếm bao nhiêu trong
tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty.
Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn của công ty sữa Vinamilk luôn ở mức thấp. Cụ thể,
trong năm 2018 và 2019 tỷ lệ nợ dài hạn chiếm 2% cơ cấu vốn dài hạn của công ty. Điều này
cho thấy Vinamilk có xu hướng sử dụng vốn tự có để thực hiện các hoạt động đầu tư sản xuất
và nợ của công ty cũng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nhưng năm 2020 tỷ lệ đó đã nhảy vọt lên
15% (tăng 13%) cho thấy công ty đã tăng các khoản nợ dài hạn nhiều so với tổng cơ cấu vốn
dài hạn.
So với bình quân ngành sữa, tỷ lệ này của Vinamilk cũng ngang bằng trong hai năm
2018 và 2019. Cho thấy được tỷ lệ nợ dài hạn cũng ngang với các công ty cùng ngành. Nhưng
năm 2020 thì cao hơn ngành hẳn 13%. Điều đó chứng tỏ công ty đang gặp vấn đề về các khoản
nợ dài hạn nên có tỷ lệ nợ dài hạn lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
2.2.4. Số lần đảm bảo lãi vay
Số lần đảm bảo lãi vay là thông số biểu thị khả năng đáp ứng các khoản nợ bằng thu
nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Ở đây, thông số đó nói lên rằng với mỗi đồng chi phí tài chính trong năm 2018 của
Vinamilk sẽ được đảm bảo bằng 100,64 đồng lợi nhuận sản sinh từ hoạt động kinh doanh của
23
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

công ty. Tuy nhiên, với hai năm tiếp theo số lần đảm bảo lãi vay của công ty giảm rất nhanh.
Năm 2019 chỉ còn 68,44 lần và năm 2020 là 43,88 lần. Nhìn vào thông số này của Vinamilk
qua các năm cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động
kinh doanh của công ty là rất cao. Nhưng bên cạnh đó thì còn cho thấy khả năng trang trải các
khoản nợ tiền lãi của công ty đang có dấu hiệu giảm mạnh qua từng năm. Từ năm 2018-2019
số lần đảm bảo lãi vay đã giảm đi 32,2 lần và giai đoạn 2019-2020 giảm 24,56 lần. Nguyên
nhân dẫn đến điều đó chủ yếu là do chi phí tài chính của công ty tăng rất nhanh. Tuy vậy, khả
năng trang trải của công ty sữa Vinamilk vẫn ở mức rất cao, tạo ra lớp đệm an toàn đối với
những người cho vay.
Với bình quân ngành sữa, thông số đảm bảo lãi vay của Vinamilk vẫn cao hơn nhiều. Cụ
thể, trong năm 2018 Vinamilk hơn ngành 7,81 lần và hai năm sau đó lần lượt hơn 3,8 và 0,63
lần. Điều đó cho thấy Vinamilk có một lề an toàn tương đối tốt, đảm bảo khả năng trang trải
các khoản nợ tiền lãi nhiều hơn so với các công ty cùng ngành.
Nhìn chung, công ty sữa Vinamilk có xu hướng sử dụng vốn tự có của mình trong các
hoạt động đầu tư hơn là vay nợ từ ngân hàng (riêng năm 2020 đầu tư nhiều hơn nên nợ dài
hạn tăng) và nợ ngắn hạn của công ty cũng chủ yếu là các khoản nợ phải trả nhà cung cấp. Vì
vậy, khả năng tài chính của Vinamilk là rất tốt và công ty có rất ít rủi ro về đòn cân nợ. Nhưng
việc sử dụng nguồn vốn chủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng nâng cao lợi nhuận công
ty và cổ tức phân chia cho cổ đông. Một lần nữa, khi so sánh tỷ lệ nợ của công ty với những
doanh nghiệp khác trong ngành sữa cho thấy công ty có tỷ lệ nợ khá thấp. Việc cung cấp tín
dụng cho Vinamilk là rất an toàn.
2.3. Thông số khả năng sinh lợi
Thông số khả năng sinh lợi phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các
thông số quá khứ và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với các thông số bình
quân ngành. Dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất qua 3 năm của Vinamilk và báo cáo tài chính
ngành sữa để phân tích thông số khả năng sinh lợi của công ty sữa Vinamilk và bình quân
ngành (Phụ lục), ta có kết quả tính trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thông số khả năng sinh lợi

24
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Công ty Vinamilk Ngành

Giá trị Giá trị


Chỉ tiêu Công thức
2018 2019 2020 2018 2019 2020

Lợi nhuận 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 46,82 47,18 46,40 45,13 45,61 45,68
gộp biên 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 % % % % % %

Lợi nhuận 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 22,60 22,72 22,70 21,57 21,59 21,89
hoạt động 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 % % % % % %
biên

Lợi nhuận 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 19,42 18,74 18,84 18,56 17,81 17,86
ròng biên 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 % % % % % %

Vòng quay 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 3,93 3,78 4,30 3,92 3,65 4,22
tài sản cố 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑟ò𝑛𝑔 vòng vòng vòng vòng vòng vòng
định

Vòng quay 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉 1,41 1,26 1,23 1,32 1,22 1,19
tổng TS 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 vòng vòng vòng vòng vòng vòng

Thu nhập 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 28,34 25,72 24,13 25,28 23,25 22,66
trên tổng TS 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 % % % % % %
(ROA) %

Thu nhập 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁 40,70 37,69 35,46 35,72 33,35 32,51
trên VCSH 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 % % % % % %
(ROE) %

25
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

2.3.1. Lợi nhuận gộp biên


Lợi nhuận gộp biên là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của việc quản lý chi phí sản
xuất và khả năng sinh lợi cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Chỉ tiêu
này cho biết, với mỗi đồng doanh thu tạo ra trong năm sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi
nhuận gộp, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
Cụ thể ở công ty Vinamilk năm 2018 cứ mỗi đồng doanh thu tạo ra trong năm sẽ thu về
được 0,4682 đồng lợi nhuận gộp, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. Con số này qua các năm
2019, 2020 lần lượt là 0,4718 và 0,460. Lợi nhuận gộp biên qua 3 năm từ 2018 đến 2020 của
công ty Vinamilk có sự biến động nhẹ nhưng nhìn chung Vinamilk đang có xu hướng duy trì
mức lợi nhuận gộp biên ổn định, khá cao qua từng thời kỳ. Cho thấy công ty đang có lợi thế
cạnh tranh tốt, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.
So với bình quân ngành thì tỷ số này của Vinamilk cao hơn. Cụ thể trong năm 2018, lợi
nhuận gộp biên của Vinamilk cao hơn bình quân ngành là 1,69%, năm 2019 là 1,57% và năm
2020 là 0,72%, chứng tỏ Vinamilk có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu
quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với các công ty khác trong ngành và cho thấy công
ty hoạt động tương đối hiệu quả hơn trên phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2.3.2. Lợi nhuận hoạt động biên
Thông số lợi nhuận hoạt động biên là công cụ đo lường hiệu quả trong hoạt động sản
xuất và Marketing của công ty.
Có thể thấy ở Vinamilk trong năm 2018 với mỗi đồng doanh thu tạo ra sẽ thu về được
0,226 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và ở năm 2019 tăng lên được 0,2272
đồng lợi nhuận thuần, tăng 0,12% so với năm 2018. Tỷ suất đó giảm nhẹ không đáng kể ở
năm 2020 (giảm 0,02%), khi với mỗi đồng doanh thu tạo ra thu về được 0,227 đồng lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh. Có sự sụt giảm vì chi phí sản xuất tăng lên so với doanh số và
điều này xảy ra hoặc là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động sản xuất giảm đi. Tuy
nhiên, nhìn chung qua 3 năm công ty đang có tỷ suất lợi nhuận hoạt động khá cao. Điều đó
cho thấy Vinamilk đã quản lý tương đối tốt các chi phí hoạt động của mình.
So với ngành chỉ số lợi nhuận gộp biên của Vinamilk cao hơn nhưng chênh lệch qua các
năm là không cao. Trong năm 2018 tỷ suất hoạt động của Vinamilk cao hơn ngành 1,03%,
26
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

năm 2019 hơn 1,13% và 2020 hơn 0,81%. Một lần nữa, chứng tỏ Vinamilk đã rất cố gắng
trong việc cắt giảm các khoản chi phí và hoạt động tương đối hiệu quả trên cả phương diện
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng để thấy rõ được hiệu suất và độ hấp dẫn của Vinamilk
so với các đối thủ trong ngành thì phải tính đến công cụ đo lường lợi nhuận sau khi giảm trừ
các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.3. Lợi nhuận ròng biên
Thông số lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi của công ty sau khi
tính đến tất cả các chi phí và thuế.
Tính đến trong năm 2018 của Vinamilk, công ty thu được 0,1942 đồng lợi nhuận sau
thuế trên mỗi đồng doanh số. Con số đó đã có xu hướng giảm nhẹ trong thời kỳ 2018-2019.
Cụ thể, trong năm 2019 Vinamilk thu được 0,1874 đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng
doanh số, đã giảm 0,68% so với năm 2018 nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí bán hàng tăng tương đối so với doanh số hoặc là do tiền lãi tăng lên. Năm 2020 tăng
nhẹ khi thu được 0,1884 đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng doanh số. Nhìn chung thông
số lợi nhuận ròng biên của Vinamilk qua các năm có sự biến động nhẹ nhưng vẫn đảm bảo
mức lợi nhuận của mình, công ty vẫn đang duy trì tỷ suất ròng biên khá cao qua từng năm.
Ngay cả khi so sánh với bình quân ngành thì tỷ lệ này của Vinamilk vẫn cao hơn. Trong
năm 2018, Vinamilk cao hơn ngành 0,86% và lần lượt hai năm sau đó là 0,93%, 0,98%. Qua
đây cho thấy trong giai đoạn 3 năm từ 2018 đến 2020 khả năng sinh lợi của Vinamilk tốt hơn
so với các công ty cùng ngành.
2.3.4. Vòng quay tài sản cố định
Thông số vòng quay tài sản cố định đo lường tốc độ chuyển hóa của tài sản cố định để
tạo ra doanh thu thuần.
Trong năm 2018 của Vinamilk, với 1 đồng tài sản cố định đầu tư sẽ tạo ra được 3,93
đồng doanh thu thuần. Năm 2019 giảm xuống 3,78 (giảm 0,15 lần) so với 2018 và năm 2020
tăng lên 4,30 (tăng 0,52 lần) so với 2019. Có thể thấy trong 3 năm tốc độ chuyển hóa của công
ty có sự biến động bởi vì mức tăng giảm của tài sản cố định ròng nhưng vẫn đảm bảo được
tốc độ chuyển hóa để tạo ra doanh thu tốt.

27
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Đối với bình quân ngành sữa cho thấy Vinamilk đã tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên
mỗi đồng tài sản cố định đầu tư. Cụ thể năm 2018 Vinamilk cao hơn ngành 0,01 lần, 2019 là
0,13 lần và 2020 là 0,08. Điều này cho thấy tốc độ chuyển hóa của tài sản cố định để tạo ra
doanh thu thuần của Vinamilk nhanh hơn và tốt hơn các công ty cùng ngành.
2.3.5. Vòng quay tổng tài sản
Ở đây, thông số vòng quay tổng tài sản để đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản
để tạo ra doanh thu, phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công
ty.
Có thể thấy trong năm 2018 của Vinamilk, với 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1,41 đồng doanh thu thuần và tốc độ chuyển hóa đó đã có sự suy
giảm ở hai năm tiếp theo. Năm 2019, với 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh chỉ tạo ra 1,26 đồng doanh thu thuần, giảm 0,15 lần so với 2018 và năm 2020 tạo ra
1,23 đồng, giảm 0,03 lần so với 2019. Nếu nhìn qua 3 năm có thể thấy rằng công ty đang sử
dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra được nhiều doanh thu. Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy
là vì đầu tư quá mức vào phải thu khách hàng và hàng tồn kho là nguyên nhân làm cho vòng
quay tổng tài sản thấp. Mặc dù tốc độ chuyển hóa đó có sự suy giảm qua từng thời kỳ nhưng
vẫn cho thấy Vinamilk có tốc độ chuyển hóa tài sản để tạo ra doanh thu rất là tốt.
Khi so sánh với bình quân ngành cho thấy Vinamilk đã tạo ra được nhiều doanh thu hơn
trên mỗi đồng tài sản. Cụ thể năm 2018 Vinamilk hơn 0,09 lần và lần lượt hai năm tiếp theo
đều là 0,04 lần. Chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu hiệu quả hơn so với
các doanh nghiệp trong ngành. Đây là một dấu hiệu tốt về khả năng sinh lời của công ty. Tuy
vậy, thông số này vẫn có thiếu sót là đã bỏ qua khả năng sinh lợi trên doanh số.
Có một công cụ có thể giải quyết được sự thiếu sót này của vòng quay tổng tài sản và lợi
nhuận ròng biên là thông số thu nhập trên tài sản hay còn gọi tắt là ROA.
2.3.6. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)
Thông số này đo lường khả năng sinh lợi trên tài sản đầu tư và phản ánh hiệu quả sử
dụng tài sản của công ty để tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Cụ thể, trong năm 2018 của Vinamilk, với mỗi đồng tài sản tạo ra được 0,2834 đồng lợi
nhuận sau thuế. Năm 2019 thì tạo ra lợi nhuận ít hơn là 0,2572 đồng và năm 2020 là 0,2413
28
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy chỉ số ROA của Vinamilk có xu hướng suy giảm qua
từng năm. Từ giai đoạn 2018-2019 tỷ lệ này đã giảm 2,62% và giảm 1,59% ở giai đoạn 2019-
2020. Nếu phân tích theo cách tiếp cận Dupont sẽ dễ dàng thấy được nguyên nhân làm cho
ROA giảm qua từng thời kỳ như vậy. Điều đó đã được phân tích ở những thông số trước, có
thể thấy chỉ số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản đều giảm dần qua từng năm nên
dẫn đến hệ quả là chỉ số ROA cũng giảm đi.
Tuy vậy, so với bình quân ngành thì Vinamilk có mức sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn.
Trong năm 2018 tỷ lệ này của Vinamilk đã cao hơn bình quân ngành 3,06% và vẫn cao hơn ở
hai năm 2019 và 2020, lần lượt một khoảng là 2,47% và 1,47%. Chứng tỏ Vinamilk sử dụng
ít tài sản hơn để tạo ra lợi nhuận so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Ngoài ROA, còn phải tính đến một công cụ đo lường hiệu quả của công ty trong việc tạo
ra thu nhập cho các cổ đông. Đó là thông số thu nhập trên vốn chủ hay được viết tắt là ROE.
2.3.7. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)
Đây có lẽ là thông số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy
khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Tuy vậy, thông số này của Vinamilk
cho họ một cảm giác khá bất an khi tỷ số ROE có xu hướng giảm tương đối nhanh qua từng
năm.
Cụ thể, trong năm 2018 với mỗi đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ thu về được 0,4070 đồng
lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 với mỗi đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ thu về được 0,3769 đồng
lợi nhuận sau thuế, đã giảm 3,01% so với năm 2018 và năm 2020 thu được 0,3546 đồng lợi
nhuận, tức giảm 2,23% so với năm 2019. Để giải thích được nguyên nhân làm cho tỷ số ROE
giảm thì dựa vào cách tiếp cận Dupont. Có thể thấy nguyên nhân dẫn đến điều đó chủ yếu là
do tỷ số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tổng tài sản đều giảm.
Dù vậy, so với bình quân ngành thì Vinamilk vẫn cao hơn rất nhiều, cụ thể trong năm
2018 cao hơn 4,98% và lần lượt hơn 4,34%, 2,95% ở hai năm tiếp theo. Nhìn chung 3 năm
chỉ số ROE của Vinamilk đang ở trên mức 35%. Do đó, công ty đang có cơ hội đầu tư lớn và
khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.

29
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Kết hợp hai nhóm thông số khả năng sinh lợi trên doanh số và khả năng sinh lợi trên đầu
tư ở trên thì cho thấy công ty sữa Vinamilk đang có khả năng sinh lợi tốt so với các doanh
nghiệp khác trong ngành. Vinamilk sẽ là chỗ đầu tư tốt vì có khả năng sinh lời cao.
2.4. Thông số thị trường
Thông số giá trị thị trường liên quan đến giá cổ phiếu của công ty so với thu nhập, dòng
ngân quỹ và giá trị kế toán. Nó cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về nhận định của người
đầu tư về hiệu quả hoạt động trong quá khứ và triển vọng trong tương lai của công ty. Ở đây,
có thể phân tích ba chỉ tiêu chủ yếu của thông số này là lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành
(EPS), giá trên thu nhập (P/E) và giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) của công ty sữa
Vinamilk. Dựa trên sàn chứng khoán ta có các chỉ số EPS, P/E và M/B của Vinamilk và bình
quân ngành sữa (Phụ lục) ở trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thông số thị trường

Công ty Vinamilk Ngành


Chỉ tiêu Công thức
2018 2019 2020 2018 2019 2020

Lãi cơ bản trên


cổ phiếu lưu 𝐿𝑁 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế − 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 ư𝑢 đã𝑖 6645 6076 6112 3339 3171 3266
hành (EPS) 𝑆ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ

Giá trên thu 𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 18,05 19,17 17,80 43,28 45,43 41,50
nhập (P/E) 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 lần lần lần lần lần lần

Giá thị trường 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 7,95 6,82 6,76 4,32 4,08 4,30
trên giá trị sổ 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 lần lần lần lần lần lần
sách (M/B)

30
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

2.4.1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)


Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành có lẽ là thông số căn bản nhất trong các thông số liên
quan đến cổ phiếu.
Chỉ số này cho biết, trong năm 2018 Vinamilk đã thu được 6645 đồng lợi nhuận cho mỗi
cổ phiếu lưu hành trong kỳ. Tuy nhiên, số thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty có xu hướng
giảm xuống ở hai năm sau đó. Năm 2019 EPS chỉ còn 6076 tức thu nhập trên mỗi cổ phiếu đã
giảm đi 8,56% so với năm trước và sang năm 2020 tăng nhẹ lên 6112. Dù vậy, nhìn chung
qua 3 năm công ty có mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang rất cao.
So với ngành chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành EPS của Vinamilk cao hơn gấp đôi
so với ngành qua các năm từ 2018 đến 2020. Điều này cho thấy mức lợi nhuận sau thuế của
Vinamilk đáng có được trên mỗi cổ phiếu là cao hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành,
phản ánh được hiệu quả của công ty trong việc tạo ra thu nhập cho mỗi cổ phiếu là rất hiệu
quả.
2.4.2. Giá trên thu nhập (P/E)
Hiển nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải sẵn sàng trả một một mức giá khá cao để có thể thu
về được lợi nhuận từ những lá cổ phiếu của công ty. Cụ thể, trong năm 2018 để có được 1
đồng lợi nhuận từ cổ phiếu của Vinamilk nhà đầu tư đã phải trả 18,05 đồng. Hai năm tiếp theo
thì nhà đầu tư đã phải trả giá cao hơn cho mỗi đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Năm 2019, nhà đầu
tư sẽ phải bỏ ra 19,17 đồng (+1,12 đồng) và năm 2020 là 17,8 đồng (-1,37 đồng) cho mỗi đồng
lợi nhuận. Tuy nhiên giá thị trường của cổ phiếu vẫn giao động trong mức giá là 110 nghìn
đồng. Nhìn chung, công ty có chỉ số P/E khá cao thường sẽ có xu hướng tốc độ tăng trưởng
cao trong tương lai.
Mặc dù so với bình quân ngành, chỉ số P/E của Vinamilk có thấp hơn đáng kể. Điều đó
cho thấy so với Vinamilk thì nhà đầu tư vào những công ty khác trong ngành sẽ phải bỏ ra
nhiều vốn hơn nhưng thu về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ít hơn.
2.4.3. Giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B)
Chỉ số M/B cho cho biết giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh
nghiệp bao nhiêu lần, biểu thị những đánh giá trên thị trường về một cổ phiếu, cung cấp cho
31
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

nhà đầu tư thông tin về mức độ thiên vị của thị trường đối với công ty, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ
ra bao nhiêu đồng để có thể sở hữu 1 đồng vốn của cổ phiếu.
Vào năm 2018, để có thể sở hữu 1 đồng vốn của cổ phiếu VNM thì phải bỏ ra 7,95 đồng.
Năm 2019, 2020 lần lượt là 6,82 và 6,76 đồng. Nhìn chung trong 3 năm, chỉ số có sự biến
động giảm dần qua các năm, cụ thể 2019 giảm 1,13 lần so với 2018 và 2020 giảm 0,06 lần so
với 2019. Chỉ số M/B giảm dần qua các năm bởi vì có sự biến động của giá thị trường cổ phiếu
VNM qua các năm. Mặc dù có giảm nhưng các giá trị vẫn lớn hơn 1, cho thấy được tình hình
cổ phiếu rất tốt trong tương lai, thu hút được nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu.
So với ngành, chỉ số M/B của công ty Vinamilk đều lớn hơn nhiều. Cụ thể các giá trị
trong 3 năm đều lớn hơn ngành lần lượt là 3,63, 2,74 và 2,46. Điều này cho thấy được giá trị
thị trường trên giá sổ sách của Vinamilk cao hơn và báo hiệu tương lai về cổ phiếu tốt hơn so
với các công ty cùng ngành.
Tóm lại, Vinamilk là một doanh nghiệp có thể cho thấy khả năng sinh lời tốt nếu đầu tư
cổ phiếu vào đây. Công ty có triển vọng tăng trưởng cao hơn trong tương lai so với những
công ty trong ngành.
2.5. Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty Vinamilk
2.5.1. Về tình hình tài sản
Vinamilk luôn là công ty sữa dẫn đầu nhiều năm trong ngành tại Việt Nam điều này đồng
nghĩa với việc Vinamilk là doanh nghiệp có cơ cấu tài sản lớn nhất trong ngành. Nhìn chung
từ năm 2018-2020 tài sản của doanh nghiệp tăng dần qua các năm đặc biệt giai đoạn từ 2019
đến 2020 Vinamilk có mức tăng tốt nhất trong ba năm.
Năm 2019, tổng tài sản của Vinamilk đạt 44.699 tỷ đồng, tăng 19,63% so với năm 2018,
đáng kể đến là hàng tồn kho giảm hơn 542 tỷ đồng (-10%), tài sản cố định tăng 1.528 tỷ đồng
(+11,43%). Ngoài ra thì các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn cũng
giảm so với năm trước. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 3.761 tỷ đồng (+43,37%),
tài sản dở dang dài hạn tăng 75 tỷ đồng (+8,64%) và bất động sản đầu tư giảm 31% so với
năm 2018.
Năm 2020 tổng tài sản của Vinamilk là 48.432 tỷ đồng, tăng 8,35% so với năm 2019,
đáng kể đến là tài sản ngắn hạn tăng 4.944 tỷ đồng so với năm 2019, tiền và các khoản tương
32
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

đương tiền giảm 554 tỷ đồng (-20,79%), tài sản cố định vô hình giảm 13 tỷ đồng (-1,13%).
Ngoài ra, trong năm 2020 các khoản phải thu ngắn hạn tăng, tồn kho giảm 78 tỷ đồng (-
1,57%).
Cụ thể tài sản ngắn hạn của Vinamilk trong năm 2020 tăng 4.944 tỷ đồng so với năm
2019. Nguyên nhân chính là do tiền giảm và các khoản tương đương tiền lại tăng. Mặt khác
sản lượng hàng tồn kho tăng trưởng không đồng đều, trong năm 2018 sản lượng hàng tồn kho
đạt mức cao nhất trong ba năm. Cuối năm 2020 sản lượng hàng tồn kho giảm so với hai năm
trước, đây là mức giảm sút đáng kể trong ba năm gần nhất của Vinamilk.
Như vậy, với phần vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng với phần thu được từ các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn, công ty sử dụng chủ yếu vào mua sắm hàng tồn kho và tài sản cố định.
Vị thế số một của Vinamilk được chứng tỏ qua các nhà máy sản xuất sữa của doanh nghiệp.
Chỉ xét riêng nhà máy sản xuất sữa nước tại Bình Dương của VNM, đây là nhà máy sản xuất
sữa với công suất lớn nhất cả nước với công suất là 800 triệu lít/năm. Công suất hiện tại của
nhà máy gấp 1,5 lần so với công suất của các nhà máy sữa từ các đối thủ cạnh tranh. Với việc
tiếp tục mở rộng quy mô thị trường trong tương lai, việc đầu tư vào các nhà máy sữa càng
khẳng định vị trí quan trọng hàng đầu của Vinamilk trong ngành. Trên đà tăng trưởng năm
2020 Vinamilk tiếp tục đầu tư vào trang trại bò sữa tại Lào và thu mua lại 75% cổ phần của
CTCP GTNFoods góp phần tăng Tài sản của Doanh nghiệp lên cao. Định giá khấu hao lên
đến hàng nghìn tỷ đồng cho thấy khối lượng tài sản cố định đồ sộ của ông lớn ngành sữa Việt
Nam. Trong báo cáo tài chính năm 2020, Vinamilk có định hướng tiếp tục mở rộng các nhà
máy sản xuất và trang trại chăn nuôi bò, dự đoán tài sản của Vinamilk vẫn tiếp tục tăng trong
những năm tới. Tuy nhiên năm 2021 đại dịch Covid quay trở lại tác động đến tình hình tài
chính của toàn thế giới nói chung cũng như Vinamilk nói riêng. Trước sức ảnh hưởng nặng
nề mà Covid-19 mang lại Vinamilk nên có những quyết định thận trọng trong việc đầu tư.
2.5.2. Cơ cấu nguồn vốn
Với vị trí dẫn đầu ngành sữa Vinamilk đang là Doanh nghiệp có nguồn vốn dẫn đầu của
ngành. Nguồn vốn của Vinamilk tăng dần qua các năm, trong năm 2018 (37.366 tỷ) nhưng
sang năm 2019 (44.699 tỷ) nguồn vốn có mức tăng mạnh là 7.333 tỷ đồng (+ 19,62%) và năm
2020 là 48.432 tỷ. Tuy nhiên các khoản nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn của Vinamilk tăng
33
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

dần theo thời gian như nợ ngắn hạn, dự phòng phải trả ngắn hạn. Vinamilk vẫn đẩy mạnh đi
vay trong năm 2019, vay ngắn hạn 4.188 tỷ trong khi đầu năm chỉ vay hơn 1.060 tỷ. Tuy nhiên
nếu so với tổng tài sản hơn 40.000 tỷ, mức nợ vay này vẫn trong tầm kiểm soát.
Nhìn chung trong những năm 2018-2020 nợ chỉ chiếm 30% cơ cấu vốn của Vinamilk
trong đó nguồn nợ ngắn hạn chủ yếu là do các khoản vay ngắn hạn để Doanh nghiệp bổ sung
vốn lưu động dành cho hoạt động. Nợ dài hạn chỉ chiếm 0,26% tổng nguồn vốn cho thấy năng
lực tài chính của Vinamilk thực sự vững mạnh. Việc cần nhiều sự hỗ trợ từ vốn vay khiến cho
Doanh nghiệp ít phần nào chủ động trong việc thực hiện các dự án đầu tư của mình mặt khác
chi phí tài chính lãi vay sẽ khiến cho lợi nhuận thuộc về cổ đông giảm bớt đi phần nào. Dù
vậy, các khoản vay ngắn hạn giúp Vinamilk xoay chuyển được nguồn tiền bổ sung cho hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất sở hữu 36% vốn. Tiếp đến là F&N Dairy Investments
Pte chiếm 17,31% và Platinum Victory Pte nắm 10,62% vốn. Ngoài 3 cổ đông lớn trên,
Vinamilk còn có sự tham gia của rất nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp như nhóm quỹ Mathews,
nhóm Genesis, Deutsche Bank, Vietnam Ventures, Government of Singapore, nhóm Dragon
Capital, nhóm Morgan Stanley... Nhóm 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk chiếm đến 80,68%
vốn công ty. Tổng sở hữu của các nhà đầu tư trong nước là 40,79%, trong khi đó các nhà đầu
tư nước ngoài nắm đến 59,21% vốn doanh nghiệp. Có thể thấy cơ cấu này rất có lợi cho Doanh
nghiệp khi sở hữu nước ngoài tăng đến sát mức giới hạn có thể, nhà nước là một cổ đông lớn
song không phải là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động. Với tỷ lệ sở hữu của các tổ chức
lên đến 80,68% cho thấy cơ cấu cổ đông của Vinamilk không bị phân tán và điều này giúp
cho việc định hướng hoạt động của Hội Đồng Quản Trị được tập trung và quyết định sẽ được
thực hiện nhanh chóng. Nhìn chung các công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao cũng là yếu tố
đánh giá tốt hoạt động của công ty.
2.5.3. Về khả năng quản lý tài sản
Vinamilk là ông lớn trong ngành sữa điều này gây nên sức ép nặng nề cho ban Quản trị
tài chính của công ty trong việc quản lý tài sản để đem lại lợi nhuận sau thuế tốt nhất cho
Doanh nghiệp. Nhận thấy thu nhập trên tổng tài sản của doanh nghiệp giảm dần qua 3 năm từ
34
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

2018-2020, tổng tài sản qua các năm của Vinamilk tăng cao nhưng doanh thu thuần không
tăng trưởng như dự kiến. Cụ thể trong năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng chậm
hơn doanh thu nguyên nhân là do giá nguyên liệu sữa nhập khẩu tăng cao khi chịu sức ảnh
hưởng từ sức mua nguyên liệu của Trung Quốc làm cho lợi nhuận biên của doanh nghiệp
giảm. Ngoài ra, vòng quay tài sản cố định của Vinamilk cũng giảm dần, trong năm 2018 giảm
6,6% trong năm 2019 giảm 14,6% việc giảm sút của vòng quay tài sản làm doanh thu của
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhận thấy xu hướng sử dụng sữa của Việt Nam không giảm
nhưng do các đại lý bán sỉ của Vinamilk tập trung vào đầu tư tài chính (Bất động sản và chứng
khoán) thay vì kinh doanh sữa nên việc nhập hàng bán có phần hạn chế.
Trong năm 2020, Vinamilk có gần 200 nhà phân phối và 240.000 điểm bán lẻ. Trong
240.000 điểm bán lẻ này có 10-15% là điểm sỉ nên khi các điểm sỉ này giảm lấy hàng sẽ tác
động lớn đến doanh thu của Doanh nghiệp. Tuy công tác quản lý tài sản để tạo ra doanh thu
của Doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như đề xuất nhưng Vinamilk đã rút ngắn được
khoảng thời gian của vòng quay tồn kho góp phần rút ngắn thời gian các khoản phải thu khách
hàng trong hoạt động bán hàng năm.
Sức khỏe tài chính của Vinamilk vẫn được đánh giá là tương đối tốt dù tỷ lệ nợ trên tài
sản có nhiều biến động, khả năng thanh toán lãi vay giảm nhưng vẫn ở mức cao, tỷ lệ nợ dài
hạn trong cơ cấu vốn dài hạn cũng tăng qua các năm do tăng đầu tư dài hạn của Vinamilk. Với
tốc độ tăng trưởng của Vinamilk vẫn rất chậm dù là công ty đầu ngành, điều này do đối với
ngành sữa Vinamilk đã tăng trưởng tối đa và khó để có thể tăng trưởng nhanh như các năm
trước. Trong năm 2020 dưới sức ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid nhưng doanh thu
thuần của Doanh nghiệp vẫn tăng đáng kể điều này sẽ tác động mạnh đến việc tạo ra doanh
thu thuần từ tổng tài sản. Khi tài sản cố định không thay đổi nhưng sức mua của người tiêu
dùng giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần, bên cạnh đó giá cổ phiếu lần lượt
giảm sút qua các kỳ giao dịch, các giá trị tài sản khác cũng giảm do sức ảnh hưởng của đại
dịch.
2.5.4. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh

35
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Vinamilk là công ty chiếm tỷ trọng tài chính lớn trong ngành, hơn thế nữa công ty luôn
được đánh giá là “Top 50 Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam” điều này một
lần nữa khẳng định vị thế cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vinamilk.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh vào năm 2019 là 3.757 tỷ
đồng (+7,15%) trong năm 2020 là 3.318 tỷ đồng (+5,89 %). Với mức tăng của doanh thu thuần
trong việc bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Vinamilk qua các năm. Tuy sức ép của giá vốn ảnh hưởng lớn đến doanh thu của
doanh nghiệp nhưng với sản lượng sữa tươi hiện hành, Vinamilk có thể thay thế nguồn nguyên
liệu nhập khẩu bằng nguồn sữa tươi giúp giảm bớt đi một nửa giá thành nguyên vật liệu. Điều
này góp phần giảm bớt giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp.

36
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA BỘT OPTIMUM


GOLD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
Sữa Optimum Gold là dòng sữa cao cấp của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thiết
kế tối ưu hơn Optimum thường, ngoài đạm Whey từ sữa giàu Alpha-Lactalbumin, chất xơ hòa
tan FOS và lợi khuẩn Probiotics như Optimum thường. Tháng 11/2019 một công thức hoàn
toàn “mới” của sữa bột Optimum Gold nhờ bổ sung dưỡng chất vàng HMO đã được kiểm
nghiệm lâm sàng, đạt chất lượng Châu Âu. HMO là Prebiotic có thành phần nhiều thứ 3 trong
sữa mẹ (hơn hẳn chất đạm). Dưỡng chất này giúp hình thành hệ vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa sự
bám dính tác nhân gây bệnh lên thành ruột, giúp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tiêu hóa tốt và tăng
cường sức đề kháng khỏe mạnh. Optimum Gold được bổ sung thêm 20% DHA từ tảo tinh
khiết theo đúng khuyến nghị của tổ chức y tế Thế giới (FAO/WHO) cùng các dưỡng chất tốt
cho trí não khác như Lutein, ARA, Taurin… giúp cho trẻ phát triển toàn diện thể chất và trí
tuệ, nhất là trí não và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa và
tăng cường miễn dịch cho trẻ tăng sức đề kháng khỏe mạnh.
Optimum Gold cung cấp nhiều dòng sữa để đáp ứng nhu cầu cho nhiều nhóm tuổi, hiện
nay trên thị trường có các loại sữa sau:
Bảng 3.1: Giá các loại sữa Optimum Gold

Tên sữa Đối tượng sử Đơn giá (VNĐ)


dụng

Optimum Gold 1 Trẻ em 0 - 6 tháng (400g) 213.686


(800g) 371.503

Optimum Gold 2 6 - 12 tháng (400g) 211.497


(800g) 362.846

Optimum Gold 3 1- 2 tuổi (400g) 202.488


(850g) 369.886
(1450g) 599.280

37
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Optimum Gold 4 2 - 6 tuổi (850g) 309.000


(1450g) 500.693

3.1. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
và sản phẩm
3.1.1. Môi trường vi mô
3.1.1.1. Khách hàng
Khách hàng chính là đối tượng mà công ty cần phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành
công hay thất bại của công ty. Ở đây, đối tượng sử dụng mà công ty hướng đến chính là nhóm
trẻ em từ 0-6 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em chỉ là đối tượng người tiêu dùng cuối cùng còn khách
hàng chủ yếu của công ty vẫn là những ông bố bà mẹ, vì họ là những người sẽ đưa ra quyết
định mua sản phẩm của công ty. Với từng khách hàng có mức thu nhập khác nhau, sản phẩm
sữa của công ty cũng có những khối lượng sản phẩm tương ứng, từ thu nhập cao đến thu nhập
bình dân cũng có thể mua sản phẩm Optimum Gold của Vinamilk. Tương ứng với nhóm khách
hàng có thu nhập khá cao có thể mua sản phẩm có khối lượng từ 800g trở lên. Với những
khách hàng có thu nhập trung bình có thể mua sản phẩm có khối lượng 400g. Hầu hết người
Việt hiện nay thường có xu hướng chuộng sữa, những gia đình có thu nhập thấp vẫn muốn
mua sữa cho con trẻ của mình.
Mặc dù giá thành Optimum Gold có cao hơn so với các dòng sữa nội địa khác, ngang
bằng với nhiều loại sữa ngoại thì với những ưu điểm nổi bật của sản phẩm đang có vẫn có thể
giữ chân được khách hàng trước những sự lựa chọn khác. Bởi vì trong thành phần của sữa có
dưỡng chất HMO, là Prebiotic có thành phần nhiều thứ 3 trong sữa mẹ (hơn hẳn chất đạm).
Dưỡng chất này giúp hình thành hệ vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa sự bám dính tác nhân gây bệnh
lên thành ruột, giúp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh.
Ngoài ra những thành phần khác cũng làm nên ưu điểm vượt trội cho sản phẩm. Những phụ
huynh mong muốn mua loại sữa giúp bé phát triển trí thông minh thì sữa Optimum Gold có
thể đáp ứng tốt nhu cầu này. Tuy nhiên, những bậc phụ huynh vẫn còn lo ngại về thành phần
đường có trong sữa, như hầu hết các loại sữa nội địa khác, thành phần đường carbohydrates
và chất béo trong sữa Optimum Gold có nhỉnh hơn so với sữa ngoại. Loại sữa này không được

38
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

mát bằng sữa mẹ và các dòng sữa Nhật, nếu bé mới chuyển từ sữa mẹ sang dùng Optimum
Gold thì sẽ gây khó tiêu hóa, phải mất vài ngày để bé quen dần với sữa. Đây là điểm yếu của
sản phẩm có thể khiến khách hàng lựa chọn những dòng sản phẩm khác thay vì chọn Optimum
Gold.
3.1.1.2. Nhà cung cấp
Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, Vinamilk đồng thời thực hiện việc nhập
khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Phần
lớn sữa bột để sản xuất sản phẩm của Vinamilk được nhập khẩu từ nước ngoài có chất lượng
cao, an toàn. Nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu đều có xuất xứ/nguồn gốc 100% từ
các nước Mỹ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản. Đây là những nước xuất khẩu sữa chất
lượng cao và đặc biệt là những nguyên liệu sữa dành cho trẻ em.
Tuy nhiên, giá nhập khẩu sữa bột của Vinamilk rất cao, vì thế bên cạnh nhập khẩu sữa
bột Vinamilk sử dụng khá ít nguồn nguyên liệu từ trong nước đến từ các trang trại chăn nuôi
bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên
biệt. So với những dòng sữa bột của Abbott, Dutch Lady, Nestle, Enfa… chủ yếu sử dụng
nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất sữa bột, ít nhập khẩu từ nước khác nên chi phí
nguyên vật liệu thấp hơn Vinamilk. Vì thế, Vinamilk luôn xây dựng mục tiêu lâu dài và bền
vững đối với các nhà cung cấp lớn trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên
liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh.
3.1.1.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp đều phải
chấp nhận. Mỗi một công ty thì phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Đó có thể
là những lực lượng, các công ty, tổ chức đang tham gia vào thị trường sữa bột làm ảnh hưởng
đến thị trường và khách hàng của công ty. Vì vậy, xác định đúng các đối thủ cạnh tranh là rất
quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Vinamilk nói riêng.
Trên thị trường sữa bột, những dòng sữa có khả năng cạnh tranh rất lớn với Optimum
Gold của Vinamilk như NAN của Nestle, Meiji, Abbott, Physiolac… dưới đây là bảng nhận
xét một số đối thủ cạnh tranh hiện tại về sản phẩm sữa bột.
Bảng 3.2: So sánh các đối thủ cạnh tranh hiện tại với Vinamilk
39
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Đối thủ Ưu điểm Nhược điểm

NAN Thương hiệu lâu năm, có uy tín. Ít chất đạm hơn so với các hãng
Chú trọng bổ sung nhiều axit sữa khác.
béo, DHA, các chất cần thiết cho Giá khá cao từ 330-400 nghìn
sự phát triển não bộ và võng mạc đồng/hộp.
của trẻ. Hạn chế táo bón cho bé,
nên rất thích hợp với trẻ có cơ địa
nóng, hay những trẻ lần đầu
uống sữa.

Meiji Thương hiệu uy tín của Nhật Giá thành đắt khoảng 490-500
Bản. nghìn đồng/hộp, không giúp bé
Sữa giúp bé cứng cáp hơn và tăng cân nhiều. Phải mua ở
phát triển chiều cao hiệu quả. Dễ những cửa hàng uy tín, có
uống, thơm tương tự sữa mẹ. thương hiệu vì sữa có nhiều
thông tin dễ bị làm nhái, giả.

Abbott Thương hiệu nổi tiếng trên thế Giá thành cao giao động từ
giới và có uy tín cao. 300-550 nghìn đồng/hộp, mùi
Sữa có nhiều chất dinh dưỡng, vị đa phần các sản phẩm khó
được đánh giá tốt nhất ở hạng uống, ít đáp ứng được mong
mục phát triển toàn diện cho trẻ, muốn của khách hàng.
bên cạnh đó còn giúp trẻ tăng
cân, kích thích tiêu hóa.

40
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Physiolac Tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Giá thành khá cao từ 360-380
của Pháp. nghìn đồng/hộp, sữa hay bị vón
Có thành phần chiết xuất từ một cục và rất sánh nếu pha ở nhiệt
loại hoa quả ở Pháp nên khi bé độ cao. Khó tìm thấy ở những
uống vào sữa sẽ bám vào thành cửa hàng nhỏ lẻ, siêu thị.
ruột mà không bị trào ra. Rất phù
hợp với cơ địa của trẻ còn nhỏ.

Optimum Gold Sử dụng công thức cải tiến mới. Nhiều phụ huynh lo ngại về
của Vinamilk Nguồn năng lượng và dinh thành phần đường có trong
dưỡng đậm đặc, phù hợp cho bé sữa, như hầu hết các loại sữa
có nhu cầu tăng trọng. nội địa khác, thành phần
Trong sữa có nhiều thành phần đường carbohydrates và chất
hỗ trợ tiêu hóa, có thể dùng cho béo trong sữa Optimum Gold
các bé kém hấp thu, tiêu hóa yếu có nhỉnh hơn so với sữa ngoại.
kém. Loại sữa này không được mát
Đối với những phụ huynh mong bằng sữa mẹ và các dòng sữa
muốn loại sữa giúp bé phát triển Nhật, nếu bé mới chuyển từ
trí thông minh thì sữa Optimum sữa mẹ sang dùng Optimum
Gold cũng có thể đáp ứng tốt nhu Gold thì sẽ gây khó tiêu hóa,
cầu này. phải mất vài ngày để bé quen
Vị sữa thơm béo, có vị giống với dần với sữa.
sữa bò, vị ngọt nên dễ uống, Giá thành cao hơn so với các
thích hợp cho những bé kén sữa. dòng sữa nội địa khác, ngang
bằng với nhiều loại sữa ngoại.

Do đó, nắm được hiểu biết về đối thủ cạnh tranh cùng với những điểm mạnh, điểm yếu
của mình, công ty cần phải biết phát huy điểm mạnh hơn so với đối thủ, và hạn chế những
điểm yếu để có thể tăng được thị phần trong nước và xâm nhập thị trường trên thế giới.
41
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

3.1.1.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


Thị trường sữa bột là một thị trường cao cấp, khó có thể gia nhập ngành. Với những công
ty có tiềm lực mạnh về tài chính, kinh nghiệm lâu năm hay có sự đổi mới vượt trội về công
nghệ mà những doanh nghiệp kinh doanh sữa bột hiện nay chưa có thì họ có khả năng để gia
nhập ngành. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn chưa có một doanh nghiệp lớn nhỏ nào có khả
năng đó để gia nhập được vào ngành sữa bột. Mặt khác, việc tìm kiếm nhà cung ứng nguyên
vật liệu có chất lượng cao là rất khó, chi phí cao. Thường những thương hiệu sữa bột hiện nay
đều có uy tín lâu năm trên thị trường, quy mô kinh doanh lớn, đặc biệt là hơn 70% thị phần
thị trường sữa bột là những dòng sữa ngoại và có chất lượng cao.
3.1.1.5. Sản phẩm thay thế
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu đáp ứng đầy đủ về dinh
dưỡng là tất yếu. Nhất là những lứa tuổi trẻ em cần được cung cấp dinh dưỡng hằng ngày.
Hiện trên thị trường có nhiều mặt hàng dinh dưỡng có thể thay thế cho sữa bột Optimum Gold
của Vinamilk như thức ăn dinh dưỡng, sữa hạt, ngũ cốc…
3.1.2. Môi trường vĩ mô
3.1.2.1. Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên được xem là yếu tố đầu vào cần thiết
cho hoạt động của công ty. Công nghiệp ngày càng phát triển và có thể đe dọa tới môi trường
tự nhiên: lũ lụt, ô nhiễm… Mội số xu thế của tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của công ty như: nạn khan hiếm một số nguyên vật liệu, tăng giá năng lượng…
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và quỹ đất chật hẹp sẽ tạo ra
những thách thức đối với ngành sữa. Hiện nay, nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng
được một phần nhỏ nhu cầu để sản xuất các loại sữa đặc, sữa tươi và sữa chua, còn nguyên
liệu để sản xuất sữa bột phải nhập khẩu 100%. Các sản phẩm sữa bột do các doanh nghiệp
trong nước như Công ty Vinamilk, Công ty Nutifood, Công ty TNHH FrieslandCampina…
sản xuất đều từ nguồn sữa bột nguyên liệu nhập ngoại.
3.1.2.2. Yếu tố kinh tế
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và
chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong
42
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002
đến 2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người
thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức
mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu
cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng
ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những
quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động y tế ban đầu của dịch bệnh
không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả
cấp trung ương và địa phương. Theo đánh giá của công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh
(HSC), Vinamilk được quản trị một cách xuất sắc và là một trong số ít các doanh nghiệp có
thể không bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhờ nhu cầu sản phẩm sữa cao trong giai đoạn dịch
COVID-19 do sữa được cho là thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch và giá sữa nguyên liệu giảm
2-3%. Trong đó, doanh thu bán sữa chua uống tăng 36%, sữa chua hộp 10,3% và sữa bột đối
với người già và trẻ nhỏ 14%, ba sản phẩm này được xem là “bổ dưỡng” và “tốt cho hệ miễn
dịch” đã được người tiêu dùng tín nhiệm và mua nhiều nhất với tâm lí bảo vệ sức khỏe trước
đại dịch, đối với trẻ em thì 2 sản phẩm được các bà mẹ mua nhiều nhất là Dielac Alpha Gold
và Optimum Gold. Nhu cầu đã tăng lên trong 2 tháng qua và do ảnh hưởng của dịch bệnh nên
nhiều khả năng vẫn sẽ ở mức cao.
Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao với mức hai con số, và có
nguy cơ bùng phát ở mức cao hơn nữa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn đầu tư
của công ty. Đồng thời, chi phí nguyên vật liêụ dùng cu từ các nhà cung ứng cũng tăng cao do
biến động của lạm phát và sản phẩm sữa bột cũng bị tác động không kém do là nguồn nguyên
liệu được nhập khẩu 100%. Không những vậy, lượng tiêu dùng cũng giảm đáng kể do tình
trạng giá sản phẩm tăng cao, đặc biệt là lượng tiêu dùng từ nông dân, vùng sâu, những người
có thu nhập thấp nay chịu áp lực nặng hơn từ lạm phát.
3.1.2.3. Yếu tố chính trị
43
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Hàng năm, căn cứ nhu cầu sữa bột của nền kinh tế quốc dân và nguồn sữa sản xuất trong
nước, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác định nhu cầu định
hướng về nhập khẩu sữa bột của năm tiếp theo. Trên cơ sở nhu cầu định hướng về sữa nhập
khẩu, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho
từng Công ty, thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu sữa để làm thủ tục
nhập khẩu với cơ quan hải quan. Căn cứ nhu cầu thị trường, Công ty và thương nhân kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu sữa bột quyết định khối lượng sữa nhập khẩu các loại để tiêu thụ
tại thị trường trong nước nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu được giao.
Đối với giá bán sữa bột:
Giá bán sữa bột được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.
Công ty, thương nhân được quyền quyết định giá bán buôn, việc điều chỉnh giá bán lẻ
sữa bột được thực hiên theo nguyên tắc, trình tự và có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo
quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình
ổn giá.
Thời gian giữa 02 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày dương lịch đối với
trường hợp tăng giá, tối đa là 10 ngày dương lịch đối với trường hợp giảm giá, khi điều chỉnh
giá bán lẻ sữa bột, Công ty và thương nhân đồng thời phải gửi quyết giá và phương án giá của
mình đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và phương án giá của
Công ty và thương nhân, có trách nhiệm giám sát để đảm bảo việc điều chỉnh giá của Công ty
và thương nhân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ tình hình kinh tế – xã hội, giá sữa thế giới trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính
phủ quyết định điều chỉnh các quy định nêu trên.
Đối với chất lượng sữa bột:
Chỉ được phép lưu thông sữa bột trên thị trường Việt Nam có chất lượng phù hợp với
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Công ty và thương nhân kinh doanh sữa bột phải thực hiện các quy định quản lý chất
lượng sữa trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và bán cho người
tiêu dùng; chịu trách nhiệm về chất lượng sữa trong hệ thống phân phối sữa của mình.
44
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Bộ Tài chính vừa có công văn tiếp tục gửi xin ý kiến các bộ, ngành về việc sửa đổi, bổ
sung một số nội dung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục
hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Bộ
Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có các mặt hàng sữa bột.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) cũng có kiến nghị Chính
phủ Việt Nam xem xét giảm thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng sữa công thức bao gồm:
sữa công thức cho trẻ em; sản phẩm dinh dưỡng y tế từ 10% xuống 7%. Bên cạnh đó, Hiệp
hội sữa Việt Nam đề nghị giảm thuế nhập khẩu mặt hàng sữa bột từ 5% xuống 3% vì sẽ góp
phần giảm giá sữa, tạo điều kiện mọi đối tượng nâng cao sức khỏe, cải thiện tầm vóc Việt, đa
dạng hóa nguồn nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh. Nếu quyết định này được thông qua thì đây
chính là tin vui đáng mừng cho Vinamilk để có thể nhập khẩu sữa bột và cạnh tranh với các
công ty khác trong và ngoài khu vực.
Giá sữa của Vinamilk Optimum Gold giao động từ 200.000-600.000 VNĐ (400g-1450g)
cho trẻ em từ 1-6 tuổi thấp hơn so với giá sữa của NAN Optipro Nestle từ 255.000-660.000
VNĐ và Abbott Grow 245.000-569.000 VNĐ đó chính là một điểm mạnh lớn để Vinamilk có
thể cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác.
3.1.2.4. Yếu tố khoa học - công nghệ
Nhà máy Sữa Bột Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa bột với thiết bị hiện
đại hàng đầu khu vực châu Á và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy
hoạt động với quy trình hoàn toàn khép kín, tự động hóa 100% từ khâu chế biến, đóng lon,
đóng thùng, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, nhà máy còn được trang bị hệ thống truy vết bằng mã vạch từ khâu nguyên
liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra để dễ dàng truy vết khi có bất kỳ khiếu nại nào liên quan
đến sản phẩm. Nguyên liệu với chất lượng tốt hàng đầu được kiểm tra dựa trên những tiêu
chuẩn nghiêm ngặt sẽ được nhập kho.
Nhà máy có một đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm có trình độ cao, được trang bị
các thiết bị và phương pháp kiểm tra tiên tiến, hiện đại. Tất cả công đoạn của quá trình chế
biến đều được kiểm tra một cách chặt chẽ, từ dịch sữa đến bán thành phẩm và thành phẩm.
45
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Nguyên liệu sau khi được kiểm tra chất lượng, sẽ được đưa vào hệ thống phối trộn theo
công thức. Nguyên liệu dùng để chế biến ướt sẽ được hòa trộn trong các bồn trộn chân không
để hạn chế những biến đổi bất lợi cho chất lượng sản phẩm. Hệ thống này cũng giúp việc cấp
liệu dễ dàng, tránh hiện tượng nhiễm chéo. Dịch sữa sau hòa trộn được kiểm tra chất lượng
dịch sữa và được chuyển qua các công đoạn: Thanh trùng, đồng hóa và xử lý nhiệt bằng hệ
thống tiệt trùng UHT do tập đoàn hàng đầu về dây chuyền sản xuất sữa bột GEA của Đức thiết
kế để đảm bảo loại trừ hoàn toàn các vi sinh vật gây hại. Hệ thống tiệt trùng UHT là hệ thống
tiệt trùng tiên tiến có thể gia nhiệt sữa lên tới 140oC và làm nguội nhanh nhằm giữ được hương
vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất của sản phẩm. Dịch sữa từ
UHT tiếp tục được chuyển đến tháp sấy. Tại đây, dịch sữa sẽ được sấy với thời gian sấy ngắn
để vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng.
Nhà máy có hệ thống tháp sấy thuộc loại hàng đầu châu Á, công nghệ và thiết bị hiện
đại, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của yêu cầu sản xuất sữa bột trẻ em theo tiêu
chuẩn Quốc tế Codex, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm cũng như giữ được đầy đủ
các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất và các vi lượng không bị biến đổi trong quá trình chế
biến. Thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14025, giảm tiêu thụ năng lượng,
giảm thiểu chất thải rắn, lỏng, khí.
3.1.2.5. Yếu tố văn hóa - xã hội
Thực tế cho thấy, sự phát triển của kinh tế, xã hội, con người có nhiều điều kiện để phát
triển toàn diện từ vật chất đến tinh thần. Nhận thức của con người luôn thay đổi và phát triển
theo hướng phát triển ngày càng cao. Thể hiện rõ nhất mà chúng ta có thể nhận thấy đó là vấn
đề về nhu cầu tiêu dùng. Con người ngày nay không chỉ quan tâm đến vấn đề ăn no mặc ấm
mà họ đã chuyển sang nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, sang trọng và an toàn. Họ ngày càng quan
tâm nhiều đến đề sức khỏe nhiều hơn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, con người sẵn sàng
chi nhiều tiền để đảm bảo vấn đề sức khỏe cho bản thân, gia đình và con cái của họ. Việc chi
nhiều tiền để mua các sản phẩm sữa bột dinh dưỡng là một minh chứng, với mục đích chăm
sóc sức khỏe bản thân, những đứa con thân yêu và những người thân khác trong gia đình.
Có thể nói rằng, sữa có một thị trường vô cùng rộng lớn cả trên phương diện là thức
uống cần thiết của con người và một số nước có dân số đông, cấu trúc dân số trẻ như Việt
46
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Nam- với cấu trúc dân số trẻ thì lượng tiêu thụ trung bình trên đầu người tăng cao. Do đó, Việt
Nam là một thị trường sữa đầy tiềm năng. Cũng như các ngành khác, ngành sữa là một chuỗi
các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng từ khâu sản xuất nguyên liệu từ sữa bò đến khâu chế biến
và đưa tới tay người tiêu dùng. Thị trường sữa Việt Nam hiện nay biến động không ngừng,
nổi trội hơn cả là thị trường sữa bột, cạnh tranh sữa nội sữa ngoại, giá sữa leo thang… đặc biệt
là sữa dành cho trẻ em. Về thực trạng, thị trường Việt Nam với gần 100 triệu dân, tỉ lệ tăng
hàng năm vào khoảng 1-2% nên mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, với mức tăng
GDP khoảng 6-8% mỗi năm và tỉ lệ suy dinh dưỡng ở mức tương đối cao (khoảng 20%) nên
các bà mẹ có xu hướng mua sữa bột tăng cường trí nhớ, sức đề kháng, hỗ trợ cho con và trong
đó Optimum Gold là một trong những sự lựa chọn hàng đầu.
Theo Bộ Công thương thì tiêu thụ sữa Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp so với các nước
và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và trên thế giới như Thụy Sỹ (140 lít/người/năm), Hà
Lan (120 lít/người/năm)… nên nhu cầu về sữa và tiềm năng của thị trường sữa, đặc biệt là sữa
bột còn rất lớn. Sản phẩm sữa bột Optimum Gold đa phần tập trung nhiều ở các khu đô thị lớn
và có mức thu nhập khá trở lên nhưng bên cạnh đó ở các phân khúc nông thôn thì sản phẩm
vẫn có tiềm năng phát triển bởi vì tâm lý tiêu dùng sữa dành cho con hiện nay của các bà mẹ
đã thay đổi rất nhiều, với các gia đình có mức thu nhập trung bình thì họ vẫn cố gắng đem đến
cho con loại sữa tốt nhất, dinh dưỡng nhất và Vinamilk đã làm rất tốt trong việc chứng minh
sự dinh dưỡng và nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng để phát triển sản phẩm Optimum Gold
ngày càng phát triển.
3.1.3. Phân tích mô hình SWOT
Bảng 3.3: Mô hình SWOT

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

47
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Vinamilk là một thương hiệu mạnh, chiếm Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu.
37% thị trường sữa trong nước. Thị phần sữa bột còn chưa cao do cạnh
Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu tranh với các nguồn sữa ngoại nhập.
của mọi đối tượng. Với giá thành phù hợp
với người tiêu dùng của từng phân khúc.
Mạng lưới phân phối phủ rộng cả trong và
ngoài nước, có hệ thống phân phối đa
kênh.
Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện
đại, chất lượng cao nhập khẩu từ nước
ngoài.
Có nguồn sữa tự nhiên, chất lượng, trang
trại đạt chuẩn quốc tế.
Xây dựng được các chương trình quảng
báo bài bản, chuyên nghiệp nhờ có đội ngũ
nghiên cứu hành vi khách hàng tốt.
Nguồn tài chính mạnh.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

48
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Nguồn nguyên liệu cung cấp đang được hỗ Sự tham gia thị trường của nhiều đối thủ
trợ từ chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có cạnh tranh mạnh như Nestle, Dutch Lady,
thuế suất giảm. Abbott… do Việt Nam có chính sách
Lượng khách hàng tiềm năng cao và có “mở cửa” và cắt giảm thuế nhiều mặt
nhu cầu lớn. hàng trong đó có sữa.
Đối thủ cạnh tranh đang dần suy yếu và tư Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn
duy sử dụng sữa của người Việt đang dần định.
thay đổi nhờ những cuộc vận động “Người Thị trường xuất khẩu có nhiều rủi ro, tâm
Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. lý thích dùng sữa ngoại của khách hàng.

3.2. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm sữa bột Optimum Gold
3.2.1. Xây dựng kế hoạch Truyền thông Marketing
Vinamilk là công ty sữa lớn nhất cả nước với chiếm 58% thị phần. Để đạt được những
thành quả và có được một thương hiệu Vinamilk vững mạnh như hiện nay phải kể đến chiến
lược truyền thông của Vinamilk - một chiến lược xuất sắc. Bản lĩnh của công ty là luôn năng
động, sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi đột phá trong chiến lược marketing nói chung, chiến
lược truyền thông của Vinamilk nói riêng.
Khi nhắc đến sữa nước của Vinamilk ta nhớ ngay đến hình ảnh những chú bò vui nhộn,
hài hước dí dỏm. Hay khi nhắc đến sữa bột dành cho trẻ em, người tiêu dùng sẽ nhớ ngay hình
ảnh những em bé thông minh có óc tư duy, sáng tạo cao.
Optimum Gold luôn đi kèm với thông điệp bổ sung thêm 20% DHA từ tảo tinh khiết
giúp trí não bé phát triển đã tạo nên thương hiệu riêng cho dòng sữa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
khách hàng chưa biết đến sự ưu Việt mà sản phẩm Optimum Gold mang lại, do đó nhóm
chúng em xin đề xuất kế hoạch truyền thông như sau:
3.2.1.1. Mục tiêu truyền thông
Nhằm tăng tính gợi nhớ, nhắc nhở cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm
Optimum Gold, duy trì việc biết đến sản phẩm, xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng

49
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến khích, kích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản
phẩm nhiều hơn thông qua chương trình khuyến mại trên Truyền hình, Internet và ngoài trời
trong 3 tháng đầu năm tiếp theo. Tăng 10% doanh số so với quý IV 2020 (14.429 tỷ) là 15.872
tỷ. Sản phẩm Optimum là một trong những dòng sản phẩm sữa bột đầu tiên của Vinamilk, với
những thành tựu có sẵn trong công tác truyền thông chiến dịch lần này một lần nữa khẳng định
chất lượng sản phẩm cũng như vị thế của Vinamilk trên thị trường.
3.2.1.2. Công chúng mục tiêu
Các gia đình có con nhỏ, trẻ em từ 6 tuổi trở xuống, khách hàng cần nhắm tới ở đây là
các bà mẹ có mong muốn tìm sản phẩm sữa phù hợp cho con của mình.
3.2.1.3. Xây dựng nội dung và lựa chọn công cụ truyền thông
Thông điệp truyền thông “Optimum Gold – Cùng bé lớn khôn”
Ý nghĩa thông điệp: Sữa bột Optimum Gold luôn đồng hành cùng với các bé trên con
đường phát triển về thể chất lẫn tinh thần, gắn liền với sự lớn khôn của các bé.
Poster

Hình 3.1: Poster chiến dịch truyền thông Vinamilk

50
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Thực hiện phát sóng chương quảng cáo trên truyền hình VTV1 và VTV3 vào khung giờ
trước và sau khi phát sóng chương trình Thời sự.
Kênh truyền thông truyền thống luôn mang đến những hiệu quả tích cực cho các chiến
dịch truyền thông của Vinamilk. Cụ thể ở các điểm bán, các chợ Vinamilk thường tổ chức
những hoạt động sự kiện lớn như: phát sữa miễn phí, khuyến mãi giá shock, tặng kèm quà
tặng khi mua sản phẩm Vinamilk…. Tuy nhiên đối với dòng sản phẩm Optimum Gold những
hoạt động này còn khá hạn chế. Do đó nhóm em xin đề xuất các phương án như sau:
Tổ chức các chương trình sự kiện “Vươn cao tầm vóc Việt” tại các hệ thống siêu thị lớn
trên toàn quốc. Kết hợp cùng các chương trình khuyến mãi và quà tặng kèm theo.
Phát hành chương trình khuyến mãi khi mua 1 hộp sữa Optimum Gold bất kỳ được tặng
kèm 4 hộp sữa nước pha sẵn Optimum Gold.
Phát hành cuộc thi “Optimum Gold - Cùng bé lớn khôn” với thể lệ mẹ chụp lại những
khoảnh khắc con đang uống sữa Optimum Gold, bức ảnh nào nhận được nhiều yêu thích nhất
trên Facebook sẽ dành chiến thắng và nhận được những phần quà có giá trị cao của Vinamilk.
Ngoài ra kênh truyền thông điện tử ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và sử
dụng nhiều hơn. Vinamilk hiện đang sở hữu 2 Website riêng của công ty trong đó
giacmosuaviet.com là Website chuyên về việc bán hàng và những chính sách khuyến mãi,
truyền thông riêng đối với sản phẩm. Người tiêu dùng dễ dàng đặt mua hàng tại Website
giacmosuaviet.com của Vinamilk và kiểm tra những ưu đãi mà công ty hiện hành đang cung
cấp.
Thực hiện truyền thông qua phương tiện quảng cáo ngoài trời: đặt các poster tại các điểm
vào ra và bên trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Vincom, Go (BigC cũ) …
Bên cạnh đó, thực hiện qua các kênh truyền thông điện tử khác như Facebook, YouTube,
Email… Khách hàng dễ dàng tương tác trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng để biết rõ
hơn về các chính sách mua hàng, chính sách khuyến mãi…
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tài chính
Dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam để dự đoán các ngân sách của công ty trong quý I/2021.
3.2.2.1. Xây dựng các ngân sách hoạt động
51
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Ngân sách hoạt động bao gồm một loạt các chương trình cho các thời kỳ hoạt động và
cuối cùng là dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân sách hoạt động bao gồm
các ngân sách cấu thành sau:
a) Ngân sách bán hàng
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2018-2020 của Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam cho thấy doanh thu của công ty tăng qua từng năm (2018-2019 tăng 7,16%,
2019-2020 tăng 5,89%). Đặc biệt những tháng cuối năm doanh thu của công ty tăng nhanh
hơn. Tuy nhiên, số liệu doanh thu từng tháng cuối năm của công ty không được cập nhật. Vì
thế, giả định rằng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp là doanh thu tín dụng, công ty sữa
Vinamilk chỉ kinh doanh một dòng sản phẩm sữa bột và doanh thu bán sữa bột của quý I/2021
như sau:
Doanh thu tháng 1 = 1,3* Doanh thu bình quân 2020 = 6469,84 tỷ đồng
Doanh thu tháng 2 = 1,1* Doanh thu bình quân 2020 = 5474,48 tỷ đồng
Doanh thu tháng 3 = 1,2* Doanh thu bình quân 2020 = 5972,16 tỷ đồng
Trong đó: Doanh thu bình quân 2020 = Tổng doanh thu năm 2020/12 = 59.722 tỷ/12 = 4976,8
tỷ đồng
Doanh thu tháng 10, 11, 12 năm 2020 = Tổng doanh thu quý IV 2020/3 = 14.429 tỷ/3 =
4809,6 tỷ đồng
Sản lượng lấy doanh thu của tháng đó/giá bán bình quân. Ở đây giá bán của công ty
không đổi nên sản lượng bán phải phù hợp với doanh thu.
Sản lượng bán tháng 10, 11, 12 = 4809,6/Giá bán bình quân = 13,78 triệu hộp
Sản lượng bán tháng 1 = 6469,84/Giá bán bình quân = 18,53 triệu hộp
Sản lượng bán tháng 2 = 5474,48/Giá bán bình quân = 15,68 triệu hộp
Sản lượng bán tháng 3 = 5972,16/Giá bán bình quân = 17,11 triệu hộp
Trong đó: Giá bán bình quân = 348.986 VNĐ
Giả thiết công ty sữa Vinamilk có những chính sách trong hoạt động bán hàng như sau:
Nhìn chung lượng hàng tồn kho thành phẩm của công ty trong ba năm qua luôn duy trì
tỷ lệ từ 19-21% của sản lượng bán tháng sau. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên
lượng hàng tồn kho thành phẩm của công ty có thể tăng lên nhiều. Vì thế, trong năm 2021 giả
52
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

định chính sách tồn kho của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam có mức tồn kho sản phẩm hoàn
thành cuối mỗi tháng bằng 20% sản lượng của tháng sau. Hàng tồn kho sản phẩm hoàn thành
cuối kỳ của năm 2020 còn lại là 3,3979 triệu hộp (lấy tổng giá trị hàng tồn kho thành phẩm
chia cho giá trung bình sản phẩm, theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020).
Để khuyến khích nhân viên, vào mỗi năm công ty có những chính sách tăng lương cũng
như thưởng theo doanh số. Có thể trong đầu năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
sẽ tác động đến tâm lý mọi người nói chung và nhân viên bán hàng của công ty nói riêng. Để
có thể đảm bảo đời sống của nhân viên đầy đủ, không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc thì
công ty có chính sách tăng lương cho nhân viên bán hàng năm 2021 tăng 20% so với năm
2020, tức bằng 1,2 lương năm 2020. Tổng lương nhân viên bộ phận bán hàng mỗi tháng trong
năm 2020 là 52,25 tỷ đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020).
Dự trù chi phí bán hàng khác của năm 2021 tăng 3% so với năm 2020, tức bằng 103%
chi phí bán hàng khác của năm 2020. Chi phí bán hàng khác (Chi phí dịch vụ khuyến mại,
trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng) bình quân mỗi tháng trong năm 2020 là
814 tỷ đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020).
Giá bán bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm không thay đổi trong suốt thời kỳ lập kế
hoạch là 348.986 đồng.
Bảng 3.4: Ngân sách bán hàng của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021

NGÂN SÁCH BÁN HÀNG

Tháng Tháng Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4


10 11 12

Sản lượng bán (triệu hộp) 13,78 13,78 13,78 18,53 15,68 17,11 17,96

Hàng tồn kho cuối kỳ 3,3979 3,136 4,422 3,539 3,539


(triệu hộp)

53
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Giá bán (đồng) 348.986 348.986 348.986 348.986 348.986 348.986 348.986

Doanh thu (tỷ đồng) 4809,6 4809,6 4809,6 6469,84 5474,48 5972,16 6270,77

Tổng lương nhân viên (tỷ 52,25 52,25 52,25 62,7 62,7 62,7 62,7
đồng)

Chi phí bán hàng khác (tỷ 814 814 814 838,42 838,42 838,42 838,42
đồng)

Tổng chi phí bán hàng (tỷ 866,25 866,25 866,25 901,12 901,12 901,12 901,12
đồng)

Sản lượng bán được tính theo công thức:


Sản lượng bán tháng 1 = Doanh thu tháng 1/Giá bán bình quân
Sản lượng bán tháng 2 = Doanh thu tháng 2/Giá bán bình quân
Sản lượng bán tháng 3 = Doanh thu tháng 3/Giá bán bình quân
Hàng tồn kho được tính theo công thức:
Hàng tồn kho tháng 1 = 20%* Sản lượng bán tháng 2
Hàng tồn kho tháng 2 = 20%* Sản lượng bán tháng 3
Hàng tồn kho tháng 3 = 20%* Sản lượng bán tháng 4
Giá bán = Giá bán bình quân của các sản phẩm
Doanh thu tháng 1 = 1,3* Doanh thu bình quân 2020
Doanh thu tháng 2 = 1,1* Doanh thu bình quân 2020
Doanh thu tháng 3 = 1,2* Doanh thu bình quân 2020
Lương nhân viên mỗi tháng trong năm 2021 = Lương nhân viên bán hàng mỗi tháng năm
2020* 20%
Chi phí bán hàng khác trong mỗi tháng năm 2021 = Chi phí bán hàng khác trong mỗi
tháng năm 2020* 103%

54
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Tổng chi phí bán hàng = Tổng lương nhân viên bán hàng + Chi phí bán hàng khác
b) Ngân sách sản xuất
Giả thiết trong hoạt động sản xuất của công ty Vinamilk có những chính sách như sau:
Trong quá trình sản xuất sẽ có sự hao hụt nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm
đó. Vì phải trải qua nhiều công đoạn và sàng lọc kỹ lưỡng để có thể có một lon sữa bột chất
lượng tốt. Giả định rằng định mức một đơn vị sản phẩm cần 2 đơn vị nguyên vật liệu.
Nguyên liệu sữa bột của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài và có chất lượng
cao. Tuy nhiên vẫn phải qua khâu sản xuất, sàng lọc kỹ lưỡng nhưng cũng không mất quá
nhiều thời gian. Vì vậy, giả định rằng định mức số giờ lao động trực tiếp trên mỗi đơn vị sản
phẩm là 3 giờ.
Theo chính sách lương cho nhân viên của công ty, lương quản lý sản xuất mỗi năm cũng
sẽ được tăng theo doanh số của công ty. Vì thế, giả định lương cho bộ phận quản lý sản xuất
năm 2021 tăng 15% so với năm 2020, tức bằng 1,15 lương năm 2020. Lương cho bộ phận
quản lý sản xuất năm 2020 là 63,85 tỷ đồng mỗi tháng (giả định lương bộ phận quản lý bằng
30% so với tổng chi phí nhân công bộ phận sản xuất, theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp
nhất năm 2020).
Theo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2018-2020 của công ty cho thấy tỷ lệ tăng
trưởng của giá vốn hàng bán qua hàng năm khá nhanh (2018-2019 tăng 6,42%, 2019-2020
tăng 7,47%). Do ảnh hưởng dịch bệnh, chi phí sản xuất trong năm 2021 có thể sẽ tăng khá
nhiều. Giả định giá vốn hàng bán năm 2021 tăng 10% so với năm 2020, tức bằng 1,1 giá vốn
hàng bán năm 2020. Giá vốn hàng bán bình quân mỗi tháng năm 2020 là 2663,92 tỷ đồng
(theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020).
Bảng 3.5: Ngân sách sản xuất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021

NGÂN SÁCH SẢN XUẤT

Tháng Tháng Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4


10 11 12

55
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Hàng tồn kho cuối kỳ 3,3979 3,136 4,422 3,539 3,539


(triệu hộp)

Sản lượng sản xuất 18,2681 17,966 16,227 16,227


(triệu hộp)

Nguyên vật liệu dùng 36,5362 35,932 32,545 32,545


vào sản xuất (nghìn tấn)

Chi phí nguyên vật liệu 1912,59 1880,96 1698,89 1698,89


trực tiếp (tỷ đồng)

Số giờ trực tiếp (triệu 54,80 53,89 48,68 48,68


giờ)

Chi phí nhân công trực 127,506 125,397 113,259 113,259


tiếp (tỷ đồng)

Lương quản lý (tỷ đồng) 73,43 73,43 73,43 73,43

Giá vốn hàng bán (tỷ 2663,92 2930,31 2930,31 2930,31 2930,31
đồng)

Chi phí sản xuất chung 1017,72 1049,35 1231,42 1231,42


(tỷ đồng)

Sản lượng sản xuất mỗi tháng năm 2021 được tính theo công thức:
Sản lượng sản xuất trong kỳ = Sản lượng bán trong kỳ + Hàng tồn kho trong kỳ - Hàng
tồn kho kỳ trước
Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất mỗi tháng năm 2021 = Sản lượng sản xuất* 2
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2021 = 30% * Giá bán* Sản lượng sản xuất
Số giờ trực tiếp mỗi tháng năm 2021 = Sản lượng sản xuất* Định mức số giờ lao động=
Sản lượng sản xuất* 3
56
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Chi phí nhân công trực tiếp mỗi tháng năm 2021 = 20%* Giá bán* Sản lượng sản xuất
Lương bộ phận quản lý sản xuất mỗi tháng năm 2021 = Lương bộ phận quản lý sản xuất
mỗi tháng năm 2020* 115%
Giá vốn hàng bán mỗi tháng năm 2021 = Giá vốn hàng bán mỗi tháng năm 2020* 1,1
Chi phí sản xuất chung = Giá vốn hàng bán - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
c) Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu
Giả định Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam có những chính sách trong việc mua sắm
nguyên vật liệu như sau:
Công ty duy trì mức tồn kho nguyên vật liệu cuối mỗi tháng bằng 20 ngày sản xuất của
tháng sau.
Chi phí một đơn vị nguyên vật liệu trong năm 2021 tương đương là 52,35 triệu đồng/tấn
(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/nguyên vật liệu dùng vào sản xuất).
Bảng 3.6: Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý
I/2021

NGÂN SÁCH MUA SẮM NGUYÊN VẬT LIỆU

Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Hàng tồn kho nguyên vật 24,36 23,95 21,7 21,7


liệu (nghìn tấn)

Lượng nguyên vật liệu 36,13 33,68 32,55


mua sắm trong kỳ (nghìn
tấn)

Chi phí mua sắm nguyên 1891,4 1763,15 1704


vật liệu (tỷ đồng)

Hàng tồn kho nguyên vật liệu cuối mỗi tháng năm 2021 được tính theo công thức:

57
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Hàng tồn kho nguyên vật liệu tháng 1 = (20/30) * NVL dùng vào sản xuất tháng 2
Hàng tồn kho nguyên vật liệu tháng 2 = (20/30) * NVL dùng vào sản xuất tháng 3
Hàng tồn kho nguyên vật liệu tháng 3 = (20/30) * NVL dùng vào sản xuất tháng 4
Lượng mua sắm nguyên vật liệu trong kỳ = Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất trong kỳ+
Hàng tồn kho nguyên vật liệu trong kỳ - Hàng tồn kho nguyên vật liệu kỳ trước
Chi phí mua sắm nguyên vật liệu mỗi tháng năm 2021 = Lượng mua sắm nguyên vật
liệu mỗi tháng*chi phí định mức 1 đơn vị nguyên vật liệu = Lượng mua sắm nguyên vật
liệu mỗi tháng*52,35
d) Ngân sách quản lý
Giả định ngân sách quản lý của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm 2021 như sau:
Theo chính sách lương của công ty, lương tất cả nhân viên, hội đồng trong công ty sẽ
được hưởng theo doanh số. Tuy nhiên, để khuyến khích nâng cao hiệu quả công việc trong
diễn biến dịch bệnh đang xảy ra, công ty nên có chính sách tăng lương. Giả định lương quản
lý năm 2021 tăng 15% so với năm 2020, tức bằng 115% lương quản lý năm 2020. Theo số
liệu thuyết minh trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của Vinamilk, chi phí quản lý
bình quân mỗi tháng là 48,08 tỷ đồng.
Giả định tiền thuê văn phòng 3 năm 2019-2021 không thay đổi và tiền thuê văn phòng
bình quân mỗi tháng là 2 tỷ đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020).
Bảng 3.7: Ngân sách quản lý của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021

NGÂN SÁCH QUẢN LÝ (ĐVT: Tỷ đồng)

Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Lương quản lý 48,08 55,3 55,3 55,3

Thuê văn phòng 2 2 2

Tổng cộng 57,3 57,3 57,3

Lương quản lý mỗi tháng năm 2021 = Lương quản lý mỗi tháng năm 2020*115%

58
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

e) Ngân sách Marketing


Vì ảnh hưởng xấu của dịch bệnh nên việc Marketing cho sản phẩm trở nên khó khăn hơn
và chi phí bỏ ra cũng cao hơn. Bên cạnh đó, nếu công ty vẫn tạo ra doanh thu lớn thì chứng tỏ
công ty đã cố gắng đưa ra nhiều chiến dịch Marketing cho sản phẩm. Vì vậy, để ngân sách
Marketing phù hợp với doanh thu tạo ra thì có thể giả định rằng ngân sách dành cho hoạt động
Marketing của công ty Cổ phần Sữa Vinamilk trong 3 tháng đầu năm 2021 bằng 10% doanh
thu.
Bảng 3 8: Ngân sách Marketing của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021

NGÂN SÁCH MARKETING (ĐVT: Tỷ đồng)

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Doanh thu 6469,84 5474,48 5972,16

Ngân sách Marketing 646,984 547,448 597,216

Ngân sách Marketing mỗi tháng = Doanh thu mỗi tháng*10%


3.2.2.2. Xây dựng ngân sách tài chính
Ngân sách ngân quỹ là tổng hợp của ngân sách thu tiền mặt và ngân sách chi tiền mặt.
Ngân sách này cung cấp thêm dự đoán về số dư tiền mặt tối thiểu dựa trên cấu trúc lịch sử.
Ngân sách ngân quỹ cho biết công ty có nhu cầu tài trợ do chi tiền mặt nhiều hơn hay thừa
tiền mặt do thu tiền mặt nhiều hơn trong từng thời kỳ. Ngoài ra ngân sách ngân quỹ cũng dự
đoán tiền lãi thu được từ đầu tư tiền mặt dư thừa và chi phí tài chính do vay nợ tạm thời.
Giả định trong ngân sách ngân quỹ năm 2021 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam có
những chính sách như sau:
Tiền mặt luôn phải được duy trì trong ngân sách của công ty, đề phòng cho những sự cố
xảy ra hay những khoản phải thanh toán thường xuyên. Năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
công ty càng cần phải dự trữ tiền mặt một mức cao hơn 2020. Giả định năm 2021, công ty sẽ
tăng thêm lượng tiền mặt cần duy trì tối thiểu vào cuối mỗi tháng là 10% so với năm 2020,
tương ứng với 1481,7 tỷ đồng. Vào ngày 31/12/2020, số dư tiền mặt là 1.347 tỷ đồng (theo
bảng cân đối kế toán năm 2020 của Vinamilk).
59
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Năm mươi phần trăm (50%) doanh thu được thanh toán ngay vào thời điểm bán hàng,
20% doanh thu sẽ được thu vào tháng tiếp theo và 30% còn lại sẽ được thu vào tháng thứ hai
sau tháng phát sinh doanh số.
Lãi suất ngân hàng năm 2021 có khả năng tăng lên. Dự kiến công ty sẽ đầu tư vào tiền
gửi ngân hàng thêm 15% so với năm 2020 để sinh lãi và tiền sẽ nhận vào cuối mỗi tháng. Khi
tiền gửi tăng lên 15% đồng nghĩa với tiền lãi cũng sẽ được tăng lên. Lãi tiền gửi bình quân
mỗi tháng trong năm 2020 là 95,6 tỷ đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm
2020).
Theo kế hoạch, công ty dự kiến thanh lý một tài sản cố định vào tháng 3 với giá trị thanh
lý dự kiến là 16 tỷ đồng để có thêm doanh thu phục vụ cho những hoạt động kinh doanh khác.
Theo kế hoạch tài trợ dài hạn, công ty sẽ vay dài hạn 100 tỷ đồng vào tháng 3.
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đều được mua tín dụng, nhà cung cấp yêu cầu trả 60%
tổng chi phí sau một tháng kể từ thời điểm mua hàng, 40% còn lại phải trả vào tháng tiếp theo.
Công ty đã đạt được cam kết thanh toán trên với nhà cung cấp. Giá trị mua sắm nguyên vật
liệu thực tế của tháng 11 và tháng 12 tương ứng là 1532,034 và 1702,26 triệu đồng.
Hàng tháng công ty đã thanh toán lương đầy đủ cho nhân viên vào ngày cuối của tháng.
Công ty sẽ chi 30 tỷ đồng tiền mặt để đầu tư thêm số lượng bò sữa vào tháng 1 và 60 tỷ
đồng để mua trang thiết bị mới vào tháng 2, đầu tư chứng khoán ngắn hạn 20 tỷ đồng vào
tháng 3.
Vào tháng 1 công ty sẽ thanh toán cho ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh) một khoản vay ngắn hạn 1000 tỷ đồng và 600 tỷ đồng vào mỗi tháng
2,3 cho những ngân hàng khác. Ngoài ra, công ty sẽ thanh toán 20 tỷ đồng tiền lãi vào tháng
1, 50 tỷ đồng tiền lãi vào mỗi tháng 2 và 3.
Trong các khoản phải trả, theo kế hoạch công ty sẽ phải thanh toán 1.500 tỷ đồng cổ tức
vào tháng 2.
Vào tháng 1 công ty sẽ thanh toán 300 tỷ đồng tiền thuế, 200 tỷ đồng tiền thuế vào tháng
2 và trả trước 1.500 tỷ đồng tiền thuế cho năm sau vào tháng 3.
Bảng 3.9: Ngân sách ngân quỹ của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam quý I/2021

60
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ (ĐVT: Tỷ đồng)

Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Doanh thu 4809,6 4809,6 6469,84 5474,48 5972,16

Tiền ngay 3234,92 2737,24 2986,08

Bán tín dụng 3234,92 2737,24 2986,08

Thu sau 1 tháng 961,92 1293,67 1094,89

Thu sau 2 tháng 1442,88 1442,88 1940,95

Tổng thu từ bán tín dụng 2404,80 2736,55 3035,84

Thu ròng từ kinh doanh 5639,72 5473,79 6021,92

Thu nhập từ tiền lãi 95,6 109,94 109,94 109,94

Thanh lý tài sản - - 16

Vay dài hạn - - 100

Tổng thu 5749,66 5583,73 6247,86

Mua sắm 1532,034 1702,26 1891,4 1763,15 1704

Thanh toán cho nhà cung cấp

Sau 1 tháng 1021,356 1134,84 1057,89

Sau 2 tháng 612,813 680,9 756,66

61
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Tổng thanh toán cho nhà cung 1634,169 1815,74 1814,55


cấp

Tiền lương 318,936 316,827 304,689

Thanh toán trong tháng 318,936 316,827 304,689

Thanh toán thuê văn phòng 2 2 2

Đầu tư 30 60 20

Trả nợ ngân hàng 1.000 600 600

Thanh toán lãi 20 50 50

Thanh toán cổ tức - 1.500 -

Thanh toán thuế 300 200 -

Thuế trả trước - - 1.500

Chi phí Marketing 646,984 547,448 597,216

Tổng chi 3952,089 5092,015 4888,455

Cân đối thu chi 1797,574 491,715 1359,405

Số dư chưa tài trợ 3144,574 3636,289 4995,694

Lề an toàn 1629,87 1629,87 1629,87

Tiền ngay = Doanh thu*50%


Bán tín dụng = Doanh thu - Tiền ngay
Thu sau 1 tháng được tính theo công thức:

62
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Tháng 1 = Doanh thu tháng 12*20%


Tháng 2 = Doanh thu tháng 1*20%
Tháng 3 = Doanh thu tháng 2*20%
Thu sau 2 tháng được tính theo công thức:
Tháng 1 = Doanh thu tháng 11*30%
Tháng 2 = Doanh thu tháng 12*30%
Tháng 3 = Doanh thu tháng 1*30%
Tổng thu từ bán tín dụng = Thu sau 1 tháng + Thu sau 2 tháng
Thu ròng từ kinh doanh = Tổng thu từ bán tín dụng + Tiền ngay
Thu nhập từ tiền lãi = Lãi từ tiền gửi bình quân mỗi tháng năm 2020*115%
Tổng thu = Thu ròng từ kinh doanh+Thu nhập từ tiền lãi+Thanh lý tài sản+Vay dài hạn
Thanh toán cho nhà cung cấp:
Sau 1 tháng được tính theo công thức:
Tháng 1 = Chi phí mua sắm tháng 12*60%
Tháng 2 = Chi phí mua sắm tháng 1*60%
Tháng 3 = Chi phí mua sắm tháng 2*60%
Sau 2 tháng được tính theo công thức:
Tháng 1 = Chi phí mua sắm tháng 11*40%
Tháng 2 = Chi phí mua sắm tháng 12*40%
Tháng 3 = Chi phí mua sắm tháng 1*40%
Tổng thanh toán cho nhà cung cấp = Thanh toán sau 1 tháng + Thanh toán sau 2 tháng
Tổng thanh toán lương = Thanh toán lương trong tháng = Tổng lương
Tổng chi = Tổng thanh toán cho nhà cung cấp + Thanh toán lương + Thanh toán thuê
văn phòng + Đầu tư + Trả nợ ngân hàng + Thanh toán lãi + Thanh toán cổ tức + Thanh
toán thuế + Thuế trả trước + Chi phí Marketing
Cân đối thu chi = Tổng thu - Tổng chi
Số dư chưa tài trợ được tính theo công thức:
Số dư chưa tài trợ tháng 1 = Số dư tiền mặt cuối 2020 + Cân đối thu chi tháng 1
Số dư chưa tài trợ tháng 2 = Số dư chưa tài trợ tháng 1 + Cân đối thu chi tháng 2
63
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Số dư chưa tài trợ tháng 3 = Số dư chưa tài trợ tháng 2 + Cân đối thu chi tháng 3
Lề an toàn = Số dư tiền mặt cuối 2020*1,1 = 1481,7*1,1
Nhận xét:
Qua thiết lập ngân sách ngân quỹ dự tính những chỉ tiêu cho quý I năm 2021 của công
ty sữa Vinamilk có thể thấy số dư tiền mặt mỗi tháng lớn hơn lề an toàn đặt ra của công ty
trong năm 2021. Cuối tháng 1 công ty có số dư tiền mặt lớn hơn lề an toàn một số là 1514,704
tỷ đồng, cuối tháng 2 cũng chênh lệch một khoản là 2006,419 tỷ đồng và tháng 3 dư 3365,824
tỷ đồng. Tiền mặt rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của công ty, nhất là khi phải
thường xuyên thanh toán các khoản tiền như trả lãi cho ngân hàng và các dịch vụ khác. Tuy
nhiên, tiền mặt bản thân nó không có khả năng sinh lợi. Vì thế, những số dư tiền mặt cuối mỗi
tháng công ty nên đầu tư tiền mặt vào tiền gửi ngân hàng để sinh lãi và đầu tư vào chứng
khoán.

64
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM – VINAMILK
4.1. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính
4.1.1. Về cấu trúc tài chính và chính sách tài trợ vốn
Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý
Với tình hình tài chính khá tốt hiện nay, công ty có thể chuyển sang hình thức huy động
vốn dưới dạng trái phiếu thu nhập dài hạn hoặc vay dài hạn, theo đó giúp giảm tỷ lệ nợ ngắn
hạn và giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả, giúp tăng nguồn vốn dài hạn
phục vụ cho mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp nâng cao tốc độ quay vòng
vốn, rủi ro và chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ.
Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn
Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn bằng cách xây dựng mô hình dự báo cấu trúc
vốn gắn với triển vọng kinh tế. Trong mô hình đó cấu trúc vốn phải phản ánh được các đặc
điểm của nền kinh tế, bao gồm mức độ hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển của thị
trường vốn, thuế suất…Các đặc tính của ngành kinh doanh bao gồm các biến động thời vụ,
các biến động theo chu kỳ, tính chất cạnh tranh, giai đoạn chu kỳ tuổi thọ, điều tiết chính phủ
và các thông lệ… Các đặc tính của công ty bao gồm quy mô, xếp hạng tín nhiệm, bảo đảm
quyền kiểm soát…
Công ty phải đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, về thời gian đáo hạn, về chủng loại qua đó gia
tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nhà tài trợ trong
tương lai. Việc xem xét đến các điều tiết của Chính phủ là rất quan trọng. Sự ảnh hưởng của
các quyết định của Chính phủ thể hiện rõ nhất khi thuế suất nhập khẩu của các nguyên liệu
sữa, đường đã gia tăng đáng kể trong thời gian qua, làm cho giá thành sản xuất tăng lên.
4.1.2. Theo dõi chặt chẽ và khoa học tình hình công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh
toán của Công ty
Đối với các khoản phải trả người bán
Để giữ vững được uy tín của Công ty đối với các đối tác kinh doanh, đặc biệt đối với
nhà cung cấp khi nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả thì Vinamilk phải

65
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

đảm bảo khả năng thanh toán nợ và đảm bảo thanh toán đúng hạn cho đối tác có số dư chiếm
tỷ trọng lớn.
Đối với các khoản phải thu
Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu và hiệu quả kinh doanh, giải pháp đầu tiên
đặt ra là công ty cần phải điều chỉnh lại chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý. Cụ thể đó là
cân nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về mức bình quân ngành, tất nhiên
phải theo lộ trình và có sự tính toán kỹ càng đến khả năng thanh toán và phản ứng từ phía
khách hàng để có mức điều chỉnh hợp lý nhất. Để đẩy nhanh việc thu hồi nợ công ty cần đưa
ra mức chiết khấu hợp lí để thúc đẩy việc khách hàng trả nợ sớm cho cty
Đối với các khoản phải thu khác, bao gồm khoản cho vay và khoản tạm ứng
Công ty cần xem xét và thực hiện thu hồi các khoản cho vay và khoản tạm ứng này để
có thêm nguồn vốn bổ sung, hối thúc các các cá nhân đã tạm ứng hoàn thành công việc của
mình liên quan đến hoạt động giao khoán hoặc thực hiện các công việc khác để khoản tạm
ứng thực sự phát huy tác dụng.
Nâng cao chất lượng dòng tiền
Cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Lập dự báo ngân quỹ và dự báo các khoản thu chi tiền một cách khoa học để có thể chủ
động trong quá trình thanh toán trong kỳ.
Xây dựng định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh
toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ để giữ uy tín, vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của số vốn
tiền mặt nhàn rỗi.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
4.2.1. Tăng doanh thu
Chất lượng sản phẩm
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá
trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra -giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận,
phân xưởng phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản
lý điều hành và cải tiến liên tục.
66
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Tận dụng tối đa các nguồn lực đang có vào hoạt động chính của công ty, tránh lãng phí
hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng
Công ty nên có chiến lược phát triển hệ thống bán hàng phù hợp.
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện pháp ổn
định giá cả, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường và tăng cường công tác chăm sóc khách
hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng
mới. Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh
đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi - cải thiện công tác quản lý - công nghệ kịp thời duy trì lợi
thế cạnh tranh.
Doanh nghiệp nên có cách nhìn nhận và đánh giá hợp lý rủi ro thu hồi nợ xảy ra để giảm
các khoản phải thu.
Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng tốt nhằm
tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Giảm hàng tồn kho cuối kỳ vì hàng tồn kho của công ty tăng nhanh, nhất là những năm
gần đây nên cần phải giải phóng lượng hàng tồn kho sớm để tránh rủi ro sản phẩm hết hạn sử
dụng.
Nâng cao chính sách bán hàng, làm mới chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm tồn kho
(trưng bày lại sản phẩm trên kệ hàng, trên website thì chụp lại ảnh sản phẩm kèm theo phần
mong mô tả chi tiết lợi ích sản phẩm mang lại).
Giảm giá sản phẩm hàng tồn kho thì sử dụng những chương trình Flash Sale (giảm 50-
70% so với giá gốc), mua 1 tặng 1 hoặc là “Số lượng có hạn” để kích thích khách hàng mua
vì sự khan hiếm của sản phẩm.
Tạo sự kiện giảm giá: tặng voucher, coupoun giảm giá khách hàng thân thiết, tặng quà
tri ân.
Tặng quà kèm theo.
Tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại tại các vùng nông thôn, khu dân cư.
4.2.2. Giảm chi phí

67
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Đầu tư thêm sản lượng đàn bò trong nước để đỡ chi phí nhập khẩu từ nước ngoài từ đó
giảm được chi phí đầu vào.
Giảm các chi phí liên quan đến vận hành nhà máy: chi phí tiện ích, cung cấp, lưu trữ,
giám sát, quản lí) và xây dựng lại các mục chi phí này theo ngày-tháng-năm để tiện theo dõi
và lưu trữ.
Cần đa dạng hóa nhà cung cấp để có sự cạnh tranh về giá và chất lượng nguyên liệu đầu
vào.
Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân xưởng với
mục tiêu tối đa hóa nguồn lực hiện có giảm thiểu chi phí.
Có chính sách quản lý và kiểm soát các khoản chi phí hợp lý với doanh thu và lợi nhuận
có được từ việc gia tăng chi phí đó. Như chi phí phải trả, trong đó điển hình là chi phí marketing
và lương bộ phận bán hàng tăng lên quá nhanh việc này tuy có thể làm tăng doanh thu nhưng
đồng thời cũng làm giảm lợi nhuận. Vì vậy công ty cần tận dụng tối đa các nguồn lực tránh
trường hợp chi phí bỏ ra quá nhiều so với lợi nhuận đạt được.
Công ty cần kiểm soát tốc độ tăng của chi phí tài chính, bằng cách giảm hàng tồn kho và
các khoản đầu tư để có thể giảm khoản vay ngân hàng, giảm chi phí lãi vay, tính toán nhu cầu
vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay có hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế
lạm phát cao.
Kiểm soát và sử dụng các phần tài sản cố định chưa được sử dụng hết nhằm tiết kiệm
chi phí tối đa.
Quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý và hiệu quả giảm tối thiểu chi phí lưu kho.
Có bộ phận thường xuyên rà soát và quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển cũng như bảo
quản hàng hóa giảm tối thiểu các hư hỏng, tổn thất có thể xảy ra.
Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân và bộ phận
thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình.
4.2.3. Quản lý các khoản phải thu
Áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh: chiết khấu thanh
toán.

68
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Để đẩy nhanh việc thu hồi nợ công ty cần đưa ra mức chiết khấu hợp lí để thúc đẩy việc
khách hàng trả nợ sớm cho cty
Cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với
khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng
tốt thì bán với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách
hàng yếu kém thì không nên bán chịu.
Kiểm soát chặt chẽ việc theo dõi công nợ và thu nợ.
Đánh giá và trích lập các khoản dự phòng phải thu hợp lý cho các khoản nợ khó đòi.
Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn
của công ty.
4.2.4. Quản lý các khoản phải trả
Công ty nên điều chỉnh lại các khoản tài sản ngắn hạn cho hợp lý để có thể vừa đảm bảo
thanh toán được các khoản nợ vừa sử dụng vốn hiệu quả hơn đồng thời tránh để hàng tồn kho
ứ đọng lâu giảm phẩm chất mất uy tín với khách hàng đồng thời đảm bảo được khả năng thanh
toán trong ngắn hạn.
Nếu trong điều kiện nền kinh tế ổn định thì công ty nên xem xét tận dụng lợi thế của đòn
bẩy tài chính bằng việc tăng tỷ số nợ lên đến mức an toàn nợ nhằm tận dụng tối đa nguồn nợ
vay thay cho việc tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ vay, gia
tăng thu nhập ròng. Còn trong điều kiện nền kinh tế lạm phát cao như hiện nay thì công ty nên
xem xét việc giảm tỷ số nợ dưới mức an toàn nợ.
Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể.
Công ty cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể
có thành tích nổi bật trong quản lý cũng như trong sản xuất để phát huy khả năng và hoàn
thành các công việc được giao một cách hiệu quả.
4.2.5. Nâng cao chất lượng nhân lực
Công ty áp dụng dây chuyền công nghệ vào sản xuất sản phẩm và quá trình hoạt động
kinh doanh cần linh hoạt nên nhân lực của Công ty phải là những người có chuyên môn, nghiệp
vụ, cụ thể:

69
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Đối với những người quản lý doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
quản lý như tham gia các lớp học quản trị kinh doanh, các lớp tìm hiểu tâm lý người lao động.
Đối với người lao động trực tiếp tham gia sản xuất cần nâng cao hiểu biết của người lao
động về hoạt động của dây chuyền sản xuất, cách vận hành và đánh giá về sản phẩm đầu ra
có đạt theo yêu cầu, hướng dẫn sử dụng tài sản tránh hỏng hóc, mặt khác phải đảm bảo người
lao động thực hiện an toàn lao động và các chính sách khuyến khích đối với ngƣời lao động
như chính sách thưởng khi có sáng kiến về kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và đưa các hình thức xử
lý phù hợp khi có sai phạm, thực hiện chế độ phúc lợi cho người lao động đầy đủ.

70
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

KẾT LUẬN
Phân tích và hoạch định tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính của công ty.
Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty
phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh
gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước…. Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm
đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành
một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác
phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ
quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng… trong việc ra quyết định. Nắm được tình hình
tài chính, quy mô, cơ cấu tài sản – nguồn vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những
vấn đề khác về nhu cầu, khả năng thanh toán hay mức độ đảm bảo của nguồn vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, mức độ độc lập tài chính của công ty sẽ giúp các nhà quản trị,
những đối tượng quan tâm đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh chính xác, đúng đắn
và tối ưu.
Đề án “Phân tích và xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam -
Vinamilk” đã đạt được các kết quả cụ thể sau:
Đề án đã đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần nhất, từ đó
phản ánh thực trạng đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác
quản lý tài chính tại Công ty Vinamilk. Xây dựng được kế hoạch tài chính trong 3 tháng tiếp
theo nhằm thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch, cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc
ra quyết định, và giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lí nhân sự thông qua việc
thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất. Đề án cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện
tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam –
Vinamilk.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm kiến thức chuyên sâu nên
khi phân tích đề án có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các kế hoạch và giải
pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ
sung từ phía các Thầy, Cô giáo để bài đề án được hoàn thiện hơn.
71
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

PHỤ LỤC
Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Năm 2018: 1553165148-45d4eafd8cc8e9eae59e5cc4306b0d3bc654c9b047c1bd403ec13bd4041aef90.pdf
(vinamilk.com.vn)
Năm 2019: 1582951466-f0616b494ccaf82021a51af885b49bae7c14f7920487da7031951233d2180ed7.pdf
(vinamilk.com.vn)
Năm 2020: 1614600464_BCTC_Hop_Nhat_31.12_.20_-_VN-FN_.pdf (vinamilk.com.vn)
Bảng cân đối kế toán 3 năm 2018, 2019, 2020 của Vinamilk

72
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

73
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

74
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2018, 2019, 2020 của Vinamilk

Báo cáo và chỉ số tài chính ngành sữa:


https://drive.google.com/drive/folders/1ReL9mNKSJ54bAfe6ZZ3YjcezLEZwZ52t?usp=sha
ring

75
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Website chính thức Vinamilk - Vươn cao Việt Nam - Vinamilk
2. Báo cáo thường niên 2020 của Vinamilk: 1617354921-
428a45ccc0746e6cdfa3569800fb919bbf8e6d36b54603862caf12ac95d89383.pdf
(vinamilk.com.vn)
3. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam 2019 - 2020 – 2021: Tổng quan thị trường sữa Việt
Nam 2019 - 2020 - 2021 (saigonoffice.com.vn)
4. Giáo trình Quản trị tài chính – Nguyễn Thanh Liêm
5. VietstockFinance (https://finance.vietstock.vn/)

76
Đề án 5: Quản trị tài chính Vinamilk

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Nhóm sinh viên thực hiện:
Trần Khánh Hùng – 19BA024
Đỗ Ngọc Thanh Hoàng – 19BA023
Nguyễn Văn Tuấn - 19BA071
Lớp: 19BA
Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử
Đề án 5 – Quản trị tài chính
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Mỹ Châu
Nhận xét:
Đề án hoàn thành tốt, tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc. Đồng ý cho bảo vệ đề án
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 11 năm 2021
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Ths. Trần Thị Mỹ Châu

77

You might also like