You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

__________

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHÂN TÍCH KINH DOANH

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
QUỐC CƯỜNG GIA LAI

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 3


Lớp học phần : Phân tích kinh doanh 03
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Mai Chi

Hà Nội, tháng 11 năm 2022


NHÓM 3 - PHÂN TÍCH KINH DOANH

STT Họ và tên MSV SĐT


1 Nguyễn Thu Hoài 11201564 0963070659
2 Nguyễn Thị Nhân Hậu 11201398 0966331813
3 Lê Thu Hường 11192345 0835722778
4 Trần Thị Thanh Hoa 11205327 0977508841
5 Nguyễn Thị Lan 11205688 0375470610

2
Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 4
I. Cơ sở lý thuyết về tình hình thanh toán.................................................................5
1. Tình hình thanh toán và ý nghĩa phân tích........................................................5
2. Phân tích tình hình thanh toán...........................................................................5
2.1. Đánh giá khái quát tình hình thanh toán.....................................................5
2.2. Phân tích tốc độ thanh toán..........................................................................5
II. Khái quát về công ty..............................................................................................6
1. Giới thiệu công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai..............................................6
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty..........................................................................7
3. Tính toán và phân tích về tình hình thanh toán của công ty............................8
3.1 Đánh giá khái quát tình hình thanh toán của công ty..................................8
3.2 Phân tích tốc độ thanh toán:..........................................................................9
4. So sánh với bình quân của ngành.....................................................................11
4.1. So sánh tình hình thanh toán với người mua của công ty Quốc Cường
Gia Lai với Ngành Bất Động Sản......................................................................11
4.2. So sánh tình hình thanh toán với nhà cung ứng của công ty Quốc Cường
Gia Lai với Ngành Bất Động Sản......................................................................12
KẾT LUẬN................................................................................................................13

3
LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với xu thế toàn cầu hóa ngày
càng phổ biến tự thân các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực tài chính của
mình để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển được.
Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, kinh tế trong
nước gặp nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chúng và Công ty cổ
phần Quốc Cường Gia Lai nói riêng đang cố gắng tìm mọi cách để vượt qua giai đoạn
khủng hoảng này. 
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là một công ty lớn có cổ phiếu được
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, tình hình tài chính tốt, ổn định,
minh bạch và năng lực tài chính không ngừng được nâng cao đã trở thành mục tiêu
quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Để đạt được điều đó, doanh
nghiệp luôn phải quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Bài tập nhóm dưới đây sẽ
không tập trung vào phân tích tình hình tài chính mà chủ yếu đi sâu vào phân tích tình
hình thanh toán của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai để phân tích các sự biến
động của các khoản phải thu, các khoản phải trả. Từ đó nhóm sẽ đưa ra đưa ra các
nhận định về tình hình thanh toán và tìm ra những nguyên nhân của những vấn đề
trong việc ngưng trệ thanh toán và thu hồi khoản nợ của công ty. Qua đó đề xuất một
số giải pháp phù hợp thu hồi khoản nợ, nâng cao khả năng thanh toán và khả năng tài
chính của công ty.

4
I. Cơ sở lý thuyết về tình hình thanh toán
1. Tình hình thanh toán và ý nghĩa phân tích
 Khái niệm: Tình hình thanh toán cho biết chất lượng của các hoạt động tại DN.
Tình hình này khả quan nếu các hoạt động được thực hiện thuận lợi, có hiệu
quả và ngược lại.
 Ý nghĩa: 
 Cung cấp cơ cấu, tình hình công nợ: Nợ ngắn hạn, dài hạn, nợ chưa đến
hạn, quá hạn,… từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp ứng xử kịp thời.  
 Đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế số vốn bị chiếm dụng nhưng vẫn
đảm bảo tình hình sản xuất kinh doanh.
2. Phân tích tình hình thanh toán
2.1. Đánh giá khái quát tình hình thanh toán
Tỷ lệ nợ  phải thu so với nợ phải trả = Tổng Nợ phải thuTổng Nợ phải trả * 100

=> Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm xem xét, cứ 100 đồng nợ DN phải trả (đi chiếm
dụng) tương ứng với bao nhiêu đồng nợ phải thụ bị chiếm dụng.

2.2. Phân tích tốc độ thanh toán


a. Chỉ tiêu phân tích
 Số lần thu hồi tiền hàng: Chỉ tiêu này cho biết số lần thu hồi tiền hàng bán ra
bình quân trong một kỳ phân tích (tháng, quý, năm) hay số lần chuyển từ nợ
phải thu khách hàng thành tiền.
Số lần thu hồi tiền hàng= Tổng tiền hàng bán chịu trong kỳNợ phải thu bình quân

 Thời gian thu hồi tiền hàng: Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu
hồi tiền hàng bán ra trong kỳ mất bao nhiêu ngày. Thời gian này ngắn chứng tỏ
tốc độ thu hồi tiền hàng sau khi bán chịu càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm
dụng vốn và ngược lại
Thời gian thu hồi tiền hàng= Thời gian kỳ nghiên cứuSố lần thu hồi tiền hàng
Nhận xét: Số lần thu hồi tiền hàng càng cao thì thời gian thu hồi tiền hàng càng ngắn
=> Tốc độ thu tiền hàng cao. Từ đó sẽ có ưu và nhược điểm như sau:
 Ưu: Thời gian quay vòng vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao, rủi ro tài chính
ít
 Nhược: Ảnh hưởng đến doanh thu của các kỳ sau (do mất khách hàng)
 Số lần thanh toán tiền hàng: Chỉ tiêu này cho biết số lần thanh toán tiền hàng
mua vào bình quân trong một kỳ phân tích (tháng, quý, năm) hay phản ánh tình
hình thanh toán của DN sau khi mua chịu các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp
Số lần thanh toán tiền hàng= Tổng tiền hàng mua chịu trong kỳNợ phải trả bình quân
 Thời gian thanh toán tiền hàng: Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để
thanh toán tiền hàng mua chịu trong kỳ, mất bao nhiêu ngày. Thời gian này
ngắn chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng với nhà cung cấp càng nhanh sau khi
mua chịu, khả năng tài chính của DN dồi dào.

5
Thời gian thanh toán tiền hàng= Thời gian kỳ nghiên cứuSố lần thanh toán tiền hàng
Nhận xét: Số lần thanh toán tiền hàng càng cao thì thời gian thanh toán tiền hàng
càng ngắn => Tốc độ thanh toán tiền hàng cao. Từ đó sẽ có ưu và nhược điểm như
sau:
 Ưu: Tạo uy tín đối với đối tác, có thể được chiết khấu thanh toán
 Nhược: Hiệu quả sử dụng vốn giảm đi

b. Bảng phân tích tốc độ thanh toán với người mua và người bán
Chỉ tiêu Kỳ Kỳ phân Chênh lệch kỳ phân tích so với
gốc tích kỳ gốc

+/- %
1. Số lần thu hồi tiền hàng
(lần)
2. Thời gian thu hồi tiền hàng
(ngày)

Chỉ tiêu Kỳ Kỳ phân Chênh lệch kỳ phân tích so


gốc tích với kỳ gốc

+/- %
1. Số lần thanh toán tiền hàng
(lần)
2. Thời gian thanh toán tiền
hàng (ngày)

II. Khái quát về công ty


1. Giới thiệu công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
 Công ty Quốc Cường Gia Lai được thành lập vào năm 1994 (tiền thân là công
ty chuyên cung cấp gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ chế biến và các sản phẩm gỗ xuất khẩu,
bàn ghế ngoài trời, trang trí nội thất...). 
 Địa chỉ trụ sở: đường Nguyễn Chí Thanh, tổ 1, Phường Trà Bá, Thành phố
Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam
 Hiện nay, Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai đã phát triển trở thành một trong
những tập đoàn có uy tín trong các lĩnh vực bất động sản, cao su, thủy điện, gỗ
và xây dựng. Sau quá trình phát triển cực thịnh của mình, từ năm 2016 đến nay
doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên bằng bản lĩnh và kinh nghiệm
của mình,  chủ đầu tư Quốc Cường Gia Lai vẫn đứng vững trên thương trường.
Đặc biệt, doanh nghiệp cam kết bảo vệ quyền lợi khách hàng trong mọi tình
huống. Chính vì vậy, các dự án của chủ đầu tư này được đánh giá rất cao.

6
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty 
 Hoạt động kinh doanh của Công ty tập trung vào 3 mảng mũi nhọn là: 
 Đầu tư phát triển các dự án Bất động sản, đa dạng sản phẩm cao
cấp và các dự án phát triển nhà ở. 
Cụ thể, năm 2001, Công ty phát triển mạnh ngành bất động sản, từ
đó đã đưa ra nhiều sản phẩm căn hộ, nhà phố liền kề, biệt thự vườn, biệt
thự ven sông, văn phòng cho thuê,... Trải qua hơn 16 năm hình thành và
phát triển ngành bất động sản, Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai đã luôn
nỗ lực hoàn thành mục tiêu mang lại cho khách hàng những sản phẩm
bất động sản phong phú về chất lượng cũng như những vị trí đắc địa bậc
nhất TP. HCM và Đà Nẵng. Đến nay công ty sở hữu hơn 18 dự án Bất
động sản với diện tích đất khuôn viên trên 1.562.129 m2, diện tích sàn
xây dựng 7.029.589 m2, ở các vị trí thuận lợi: Quận 1, Quận 2, Quận 3,
Quận 7, Quận 9, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, Quận Bình Tân.

 Dự án trồng và khai thác cao su tại Việt Nam và Campuchia


Năm 2008, Công ty đầu tư trồng cao su, đến nay công ty đã sở hữu
4.000ha cao su tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Năm 2009, Công ty đầu tư trồng cao su ở Campuchia, tỉnh Kratie;
Đến nay công ty sở hữu 3.000 ha cao su đã trồng 3, 2 và 1 năm tuổi
→ Tổng cộng hai dự án trên, công ty sở hữu 7.000 ha cao su sẽ khai
thác mủ từ năm 2013 và lần lượt đến 2017 là khai thác 100% trên 7.000
ha.

 Đầu tư khai thác các thủy điện vừa. 


Với mục tiêu hoạt động là đầu tư nhanh gọn hiệu quả, ổn định lâu
dài. Công ty hướng đến trở thành một trong những thương hiệu có uy
tín, chất lượng và chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, kinh
doanh bất động sản, đa dạng ngành nghề (thủy điện, cao su,...)
Cụ thể, năm 2012 đã  phát điện 3 tổ máy dự án thủy điện Iagrai 1
công suất 10,8MW. Có 3 công trình thủy điện: Iagrai 2; Pleikeo; Anyun
Trung công suất tổng cộng 40MW đang tiến hành thi công dự kiến đưa
vào khai thác năm 2014-2015.

→ Từ năm 1994 đến nay hàng năm công ty cung cấp hàng 100.000 m2 cửa, kệ bếp, tủ
âm tường và nội thất ra thị trường và các công trình, căn hộ, biệt thự, nhà phố v.v….
→ Cổ phần hóa công ty từ năm 2007 đến nay với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh
nghiệm đã xây dựng hàng năm từ 50.000 – 70.000 m2 sàn xây dựng các loại sản phẩm
như văn phòng cho thuê; căn hộ; biệt thự; nhà phố liên kế v.v…

7
3. Tính toán và phân tích về tình hình thanh toán của công ty
3.1 Đánh giá khái quát tình hình thanh toán của công ty

Bảng phân tích tình hình thanh toán 

Đơn vị tính: đồng


Chênh lệch năm 2018 so
với năm 2019
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019
+/- %

1. Các khoản 1.120.053.175.651 451.611.866.127 -668.441.309.524 -59,68%


phải thu
ngắn hạn
(MS;130)

2. Các khoản 153.330.268.940 141.691.268.940 -11.639.000.000 -7,59%


phải thu dài
hạn
(MS:210)

3. Tổng nợ 1.273.383.444.591 593.303.135.067 -680.080.309.524 -53,41%


phải thu
(1+2)

4. Nợ ngắn hạn 6.411.374.329.590 6.723.141.593.11 311.767.263.524 4,86%


(MS:310) 4

5. Nợ dài hạn 426.601.052.131 400.508.864.384 -26.092.187.748 -6,12%


(MS:330)

6. Tổng nợ 6.837.975.381.721 7.123.650.457.49 285.675.075.776 4,18%


phải trả 8
(4+5)

7. Tỷ lệ nợ 18,62% 8,33% -10,29% -55%


phải thu so
với nợ phải
trả (3/6)

8
Qua bảng phân tích cho thấy:

Trị số của chỉ tiêu Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp trong
hai năm 2018, 2019 đang nhỏ hơn 100%, điều đó chứng tỏ số nợ phải trả lớn hơn số
nợ phải thu nghĩa là doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều hơn số bị chiếm dụng và có
thể thấy Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần
một lượng 10,29% (từ 18,62% năm 2018 xuống còn 8,33% năm 2019) chiếm một
khoảng 55% và chiếm một tỉ lệ nhỏ càng chứng tỏ cho việc Doanh nghiệp đang đi
chiếm dụng vốn nhiều. Điều này phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều
ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Việc các khoản phải thu năm 2019 giảm 680,08 tỷ đồng so với năm 2018 tương
ứng với 1 lượng là 53,41% trong đó các khoản phải thu ngắn hạn giảm đáng kể với
một lượng là 668,4 tỷ đồng (tương đương 59,68%) còn các khoản phải thu dài hạn chỉ
giảm nhẹ 11,639 tỷ đồng (tương đương 7,59%) . Điều này thể hiện việc bị chiếm dụng
vốn của doanh nghiệp giảm .Nguồn vốn  bị chiếm dụng này chủ yếu đến từ phải thu
khách hàng do DN thắt chặt chính sách kinh doanh, chính sách tín dụng, dẫn tới cho
khách hàng nợ ít hơn, ngắn hơn với mục đích để giảm các khoản nợ quá hạn giảm tổn
thất do nợ không thể thu hồi. Mặc dù đây là một nhân tố tích cực cho doanh nghiệp
nhưng doanh nghiệp cũng nên có những giải pháp trong tương lai để giữ chân khách
hàng cho những chính sách trên.

Từ bảng phân tích số liệu, ta thấy: Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
tăng một lượng là 311,767 tỷ đồng (tương ứng 4,86%) và các khoản nợ dài hạn thì
giảm một lượng là 26,092 tỷ đồng(tương ứng 6,12%). từ sự biến động của hai con số
trên dẫn tới Tổng Các khoản nợ phải trả năm 2019 tăng một lượng 285,675 tỷ đồng so
với năm 2018 tương ứng một lượng là 4,18% cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng
nhiều vốn vay hơn. Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ tăng đến từ các khoản nợ ngắn
hạn trong khi đó các khoản nợ dài hạn có xu hướng giảm nên doanh nghiệp cần theo
dõi chặt chẽ, kết hợp với cân đối dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ. 

3.2 Phân tích tốc độ thanh toán:


Từ số liệu trong báo cáo tài chính năm 2018 và 2019, ta có bảng sau:
Bảng phân tích tốc độ thanh toán với người mua
Chênh lệch năm 2019 so
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 với năm 2018
+/- %
1. Các khoản phải
thu NH KH ĐN 144.367.296.865 136.086.940.124 -8.280.356.741 -5,74
2. Các khoản phải
thu NH KH CN 136.086.940.124 99.000.281.714 -37.086.658.410 -27,25
3. Các khoản phải
thu NH KH BQ 140.227.118.495 117.543.610.919 -22.683.507.576 -16,18
4. Các khoản phải 0 0 0 0,00

9
thu DH KH BQ
5. Nợ phải thu ng
mua BQ (3+4) 140.227.118.495 117.543.610.919 -22.683.507.576 -16,18
6. Tổng tiền hàng
bán chịu (Trong báo
cáo sử dụng DTT) 732.181.115.080 858.467.300.768 126.286.185.688 17,25
7. Số lần thu hồi tiền
hàng (lần) (6/5) 5,22 7,30 2,08 39,87
8. Thời gian thu hồi
tiền hàng (ngày)
(360/7) 68,95 49,29 -19,65 -28,51
Nhận xét:
Số lần thu hồi tiền hàng năm 2019 tăng 2,08 lần so với  năm 2018, tương ứng
với tốc độ tăng 39,87% đã khiến thời gian thu hồi tiền hàng ngắn lại, từ 68,95 xuống
còn 49,29 ngày. Chính vì vậy, tốc độ quay vòng vốn nhanh hơn và hiệu quả sử dụng
vốn tăng, rủi ro tài chính giảm. Tuy nhiên có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh thu kỳ sau
do mất khách hàng. 

Từ số liệu trong báo cáo tài chính năm 2018 và 2019, ta có bảng sau:
Bảng phân tích tốc độ thanh toán với nhà cung cấp
Chênh lệch năm 2019 so
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 với năm 2018
+/- %
1. Phải trả người bán 126.155.369.17
NH ĐN 112.996.648.198 3 13.158.720.975 11,65
2. Phải trả người bán 446.742.300.09
NH CN 66.594.918.338 5 380.147.381.757 570,84
3. Phải trả người bán 286.448.834.63
NH BQ 89.795.783.268 4 196.653.051.366 219,00
4. Phải trả người bán
DH BQ 0 0 0 0,00
5. Nợ phải trả người 286.448.834.63
bán BQ (3+4) 89.795.783.268 4 196.653.051.366 219,00
6. Tổng tiền hàng
mua chịu (Trong báo 742.882.704.56
cáo sử dụng GVHB) 494.605.504.983 5 248.277.199.582 50,20
7. Số lần thanh toán
tiền hàng (lần) (6/5) 5,51 2,59 -2,91 -52,92

10
8. Thời gian thanh
toán tiền hàng
(ngày) (360/7) 65,36 138,81 73,45 112,39

Nhận xét:
Số lần thanh toán tiền hàng năm 2019 giảm 2,91 lần so với năm 2018, tương
ứng với tốc độ giảm 52,92% đã khiến cho thời gian thanh toán tiền hàng dài thêm
73,45 ngày (Từ 65,96 ngày -> 138.81 ngày). Điều này sẽ làm giảm uy tín của doanh
nghiệp với các bên bán (đối tác), có thể không được chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên,
hiệu quả sử dụng vốn lại tăng do thời gian sử dụng vốn được kéo dài. 

4. So sánh với bình quân của ngành


4.1. So sánh tình hình thanh toán với người mua của công ty Quốc Cường Gia
Lai với Ngành Bất Động Sản
Bảng phân tích tốc độ thanh toán với người mua của công ty 
Quốc Cường và ngành Bất Động Sản
Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu
Quốc Ngành Quốc Ngành
Cường BĐS Cường BĐS

1. Số lần thu hồi tiền hàng 5,22 6,76 7,30 6,89


(lần)

2. Thời gian thu hồi tiền hàng 69 53 49 52


(ngày)
Từ bảng phân tích trên cho thấy: 
 Năm 2018, tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra của công ty Cổ phần Quốc Cường
Gia Lai đang chậm hơn so với ngành Bất Động Sản, cụ thể là số lần thu hồi tiền
hàng của công ty đạt 5,22 lần trong khi đó ngành BĐS đạt tận 6,76 lần (chậm
gấp 1,3 lần). Tuy tốc độ thu hồi tiền hàng của công ty chậm hơn so với ngành
nhưng nó có thể giúp công ty có thể giữ được khách hàng trong tương lai. Tốc
độ thu hồi tiền hàng của công ty chậm hơn chính là nguyên nhân làm cho thời
gian thu hồi tiền hành của công ty dài hơn của ngành cụ thể là dài hơn 16 ngày.
Điều này cho thấy, công ty bị chiếm dụng vốn lâu hơn so với toàn ngành.
 Tương tự, năm 2019, tốc độ thu hồi tiền hàng của công ty đang tăng khá nhanh,
nhanh hơn tốc độ của ngành, cụ thể là số lần thu hồi tiền hàng của công ty là
7,3 lần trong khi đó thì ngành bất động sản là 6,89 lần. Mặt khác, thời gian thu
hồi tiền hàng của doanh nghiệp cũng đang rút ngắn hơn so với toàn ngành
(ngắn hơn 3 ngày). Đây là một tín hiệu tốt cần phát huy trong tương lai bởi vì
nó giúp cho thời gian công ty bị chiếm dụng vốn rút ngắn lại, nhưng nó cũng
tăng nguy cơ mất các khách hàng trong tương lai. Chính vì vậy, doanh nghiệp
cần đưa ra các biện pháp phù hợp để giữ chân khách hàng.

11
 Chúng ta cũng có thể thấy được số lần thu hồi tiền hàng của công ty Quốc
Cường đã tăng lên cụ thể là năm 2018 chỉ đạt 5,22 lần nhưng đến năm 2019 thì
con số này đã lên đến 7,3 lần. Mặt khác, số lần thu hồi tiền hàng tăng lên sẽ
khiến cho thời gian thu hồi tiền hàng giảm xuống cụ thể năm 2018 là 69 ngày
nhưng đến năm 2019 thì chỉ còn là 49 ngày (giảm 20 ngày so với năm trước).
Chỉ số số lần thu hồi tiền hàng này tăng lên cũng cho chúng ta thấy được khả
năng thu hồi các khoản phải thu và các khoản nợ của doanh nghiệp hiệu quả
hơn. Chỉ số này còn cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp tăng lên sau khi
khách hàng thanh toán các khoản nợ khiến doanh nghiệp không có nhiều nợ
xấu và có thể đảm bảo việc giải phóng hạn mức tín dụng sau này. Bên cạnh đó
chúng ta có thể đưa ra đánh giá ban đầu về hoạt động của doanh nghiệp này
chủ yếu có xu hướng dựa trên tiền mặt tăng lên. Doanh nghiệp thận trọng trước
khi cấp tín dụng cho khách hàng điều này giúp cho doanh nghiệp ngăn ngừa rủi
ro nợ khó đòi. Tuy nhiên, nó có thể khiến cho doanh nghiệp mất đi các khách
hàng tiềm năng, mang lại lợi nhuận cho mình. Chính vì vậy doanh nghiệp cần
có những giải pháp cụ thể như: cần xây dựng lại tỷ lệ thanh toán cho từng đối
tượng khách hàng thân thiết phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của họ nhằm đưa
thời gian thu hồi tiền hàng lên xấp xỉ với doanh nghiệp cùng ngành nhằm đáp
ứng nhu cầu ưu thế cạnh tranh.
Do hạn chế về mặt dữ liệu nên nhóm chúng em chưa tiếp cận được với chỉ số
số lần thanh toán tiền hàng bình quân ngành Bất động sản. Chính vì vậy nên nhóm
chúng em sẽ so sánh tình hình thanh toán của công ty Quốc Cường với hai công ty
cùng ngành mà cùng tầm với dữ liệu của ngành bất động sản để so sánh là công ty cổ
phần tập đoàn đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) và công ty Cổ phần tập đoàn Hà Đô.
4.2. So sánh tình hình thanh toán với nhà cung ứng của công ty Quốc Cường Gia
Lai với Ngành Bất Động Sản
Bảng phân tích tốc độ thanh toán với nhà cung cấp giữa 3 công ty năm 2019
Novalan
Chỉ tiêu Quốc Cường Hà Đô
d
1. Số lần thanh toán tiền hàng (lần)
2,59 3,07 4,21

2. Thời gian thanh toán tiền hàng (ngày) 139 117 86

Từ bảng phân tích tốc độ thanh toán với nhà cung cấp của 3 công ty thì chúng
ta có thể thấy tốc độ thanh toán tiền hàng của công ty Hà Đô là cao nhất (4,21 lần),
đứng thứ 2 là Novaland (3.07 lần) và công ty Quốc Cường thấp nhất (2,59 lần). Mặt
khác, do số lần thanh toán tiền hàng của công ty Hà Đô cao nhất nên sẽ dẫn tới thời
gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp của công ty Hà Đô thấp nhất là 86 ngày
còn cao nhất là công ty Quốc Cường với 139 ngày. Qua đó chúng ta có thể thấy được
khả năng thanh toán công nợ, tài chính của công ty Hà Đô tốt hơn so với 2 công ty còn
lại. Do đây cũng là một trong những yếu tố then chốt để các nhà cung cấp quyết định
cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy công ty Quốc Cường nên có

12
những biện pháp để có thể cải thiện thêm về chỉ số số lần thanh toán tiền hàng này để
tránh các nhà cung cấp đánh giá thấp về tài chính và uy tín của doanh nghiệp do chỉ số
thấp sẽ chứng tỏ doanh nghiệp đang nợ nhiều, tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán.

13
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế
luôn mang lại cơ hội cũng như không ít rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy để có được
những quyết định đúng đắn trong sản xuất-kinh doanh, các nhà quản trị cần quan tâm
đến các vấn đề tài chính. Kết quả của phân tích tình hình tài chính là một bức tranh
tổng quát sinh động và trung thực về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính
của doanh nghiệp.

Trong đó, phân tích tình hình thanh toán là một vấn đề quan trọng nhưng rất
phức tạp. Vấn đề này tồn tại trong suốt quá trình kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn và
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình
thanh toán đóng vai trò quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước
đang chuyển mình sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Trên cơ sở những phân tích trên, góp phần nâng cao khả năng thanh toán và
nhanh chóng thu hồi nợ tại Công ty Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai , giúp cho
các nhà quản trị có nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính và ra quyết định
đúng đắn để giải quyết vấn đề công nợ một cách hợp lý, hiệu quả lành mạnh hóa tình
hình tài chính của doanh nghiệp hiện nay cũng trong thời gian tới.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính năm 2018 công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2018/BCTC/VN/NAM/
QCG_Baocaotaichinh_2018_Kiemtoan_Hopnhat.pdf 

2. Báo cáo tài chính năm 2019 công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2019/BCTC/VN/NAM/
QCG_Baocaotaichinh_2019_Kiemtoan_Hopnhat.pdf 
3. Chứng khoán Tân Việt: https://www.tvsi.com.vn/ 

4. Báo cáo tài chính năm 2019 công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Địa ốc Nova 
https://www.novaland.com.vn/Data/Sites/1/media/quan-h%E1%BB%87-
%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0/bctc-hop-nhat-fy2019-nvlg_vn_bw.pdf 

5. Báo cáo tài chính năm 2019 công ty Cổ phần tập đoàn Hà Đô.
https://hado.com.vn/Uploads/files/HDG_2019_BCTC_Hop_nhat_KPMG.pdf 

15

You might also like