You are on page 1of 8

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


====000====

MÔN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Chủ đề: Có quan điểm cho rằng: “Việc camera giám sát ở một số
quốc gia được đặt ở khắp nơi như ngoài đường, công sở… Điều này
liệu có vi phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và tự do
cá nhân?”

Họ và tên: Lê Thu Hường


Mã sinh viên: 11192345
Lớp học phần: 01
Lớp: Luật 61
1) Nguồn, nội dung của quyền con người liên quan đến chủ đề

Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 12 UDHR. Theo Điều này, không ai
phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở
hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có
quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy. Quy
định trong Điều 12 UDHR sau đó được tái khẳng định ở Điều 17 ICCPR, trong đó
nêu rằng: Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống
riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và
uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp
hoặc xâm phạm như vậy.

Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 17 ICCPR sau đó được UNHRC
làm rõ thêm trong Bình luận chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm
1988 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:

Thứ nhất, Điều 17 nhằm ngăn chặn những hành vi xâm phạm tùy tiện và bất hợp
pháp vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà có thể
do các quan chức nhà nước hay do các thể nhân và pháp nhân khác gây ra (đoạn 1).
Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ ngăn chặn cả các quan chức nhà nước và các
thể nhân hay pháp nhân khác có những hành động xâm phạm tùy tiện và bất hợp
pháp như vậy (đoạn 9).

Thứ hai, thuật ngữ can thiệp “bất hợp pháp” (unlawful) dùng trong Điều 17 hàm
nghĩa bất kỳ sự can thiệp nào vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín
của mọi người mà không được quy định trong pháp luật. Những can thiệp hợp
pháp vào đời tư phải được quy định trong pháp luật, và phải phù hợp với các quy
định khác của ICCPR (đoạn 3).

Thứ ba, thuật ngữ “can thiệp tùy tiện” (arbitrary interference) dùng trong Điều 17
hàm nghĩa cả những can thiệp bất hợp pháp và những can thiệp được quy định
trong pháp luật nhưng không phù hợp với các quy định khác của ICCPR (đoạn 4).

Thứ tư, thuật ngữ “gia đình” (family) dùng trong Điều 17 cần được hiểu rộng theo
nghĩa là bất cứ từ nào chỉ nhà ở hay nơi cư trú của một người mà được sử dụng
trong xã hội của các quốc gia thành viên, ví dụ như từ “home” ở nước Anh,
“manzel” ở các nước Arập, “zóhzhi” ở Trung Quốc, “domicile” ở Pháp,
“zhilische” ở Liên bang Nga, “domicilio” ở Tây Ban Nha...(đoạn 5).

 Thứ năm, vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền về sự riêng tư
không phải là quyền tuyệt đối. Tuy nhiên, các quốc gia chỉ nên thu thập thông tin
về đời tư nếu như những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung của xã
hội như được thừa nhận trong ICCPR. Các quốc gia cần chỉ ra trong báo cáo thực
hiện Công ước những quy định pháp luật nước mình liên quan đến những trường
hợp được và những biện pháp can thiệp vào đời tư cùng những hoàn cảnh cụ thể
được áp dụng (đoạn 7). Theo quy định ở Điều 17, tính toàn vẹn và bảo mật của thư
tín phải được bảo đảm cả về mặt pháp lý và thực tế. Thư từ phải được giao tận tay
người nhận mà không bị chặn lại, mở ra hay nói cách khác là xem trước. Việc theo
dõi, bất kể bằng biện pháp điện tử hay các biện pháp khác, ví dụ như: nghe trộm
điện thoại, điện tín... đều bị nghiêm cấm. Việc lục soát nhà cửa phải bị giới hạn chỉ
được sử dụng trong trường hợp để tìm chứng cứ cần thiết và không được phép gây
phiền nhiễu cho chủ nhà. Việc khám xét thân thể phải theo cách thức phù hợp để
bảo đảm nhân phẩm của người bị khám xét; người khám xét phải cùng giới tính
với người bị khám xét (đoạn 8). Việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân
trong máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan
chức nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong
pháp luật. Nhà nước phải có những biện pháp hiệu quả để bảo đảm rằng, những
thông tin cá nhân đó không rơi vào tay những người không được pháp luật cho
phép và không bị sử dụng vào các mục đích trái với Công ước. Để bảo đảm bảo vệ
đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có quyền được biết liệu thông tin cá
nhân của mình có thể bị thu thập, lưu giữ bởi chủ thể nào, ở đâu, nhằm mục đích
gì? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc xóa bỏ
thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác, hoặc
bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật ( đoạn 10).

Thứ sáu, Điều 17 cũng đặt ra trách nhiệm với các quốc gia thành viên trong việc
ban hành các quy định pháp luật cần thiết để bảo vệ danh dự và uy tín của các cá
nhân, bao gồm những quy định cho phép mọi người có khả năng tự bảo vệ trước
những sự can thiệp hoặc xâm hại bất hợp pháp hay tùy tiện vào danh dự, uy tín của
mình ( đoạn 11).

2,Quan điểm của bản thân:

Theo em được biết thì việc lắp đặt camera đường phố, công sở,… - các nơi
công cộng đang phổ biến ở các nước hiện nay. Em nghĩ điều đó là cần thiết vì
chúng ta có thể thấy như trên đường phố thì thường mọi người mà không thấy cảnh
sát giao thông thì một số người sẽ có xu hướng là vi phạm luật giao thông. Lắp
camera là một cách để chúng ta có thể nâng cao ý thức của người dân ở bất cứ nơi
đâu và bất cứ thời gian nào. Và nó cũng giống như là một bằng chứng khi mà cơ
quan chức năng có thể dung để xử phạt những cá nhân có hành vi vi phạm. Vì do
một số cá nhân vi phạm luật giao thông nhưng lại không hề nhận lỗi và nhận thức
về hành vi vi phạm của mình, thông qua camera giám sát thì các cơ quan chức
năng có thể dựa vào video ghi lại để các đối tượng đó không thể chối tội được. Hay
là việc đặt camera ở nơi công sở cũng là một cách để có thể giám sát được nhân
viên của mình. Ở những nơi công sở có thể hay xảy ra các sự cố như mất đồ, hay là
nhân viên thì đôi khi sẽ xảy ra một số sai phạm,..Camera công sở thì cũng là một
cách để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Nhưng chúng ta có thể thấy thì
một vấn đề thường có hai mặt lợi và hại. Hại ở đây chúng ta có thể thấy là các
camera này thì thường có tính bảo mật không cao khi mà có một trang web thì có
thể hack tất cả các camera này bằng các thủ thuật khá là đơn giản. Theo em thì
camera có thể đặt những nơi công cộng thì không có vấn đề gì nhưng nếu nó được
đặt ở một số nơi không cần thiết như là nhà wc hoặc những chỗ hơi riêng tư thì
theo em là không cần thiết. Vì các hacker sẽ lợi dụng điểm đó để đăng các video
nhạy cảm lên mạng để nhằm câu view câu like. Điều đó đã xâm phạm đến đời sống
riêng tư, bí mật của cá nhân. Và kể cả trong việc lắp camera đường phố hay công
sở thì nên để các camera đó có tính bảo mật nội bộ và chúng ta không nên lan
truyền ra ngoài để tránh ảnh hưởng xấu.

Cho nên, Quan điểm của em rằng việc lắp camera công cộng nhằm những mục
đích tích cực như nâng cao ý thức người dân, giám sát mọi người để trở nên
nghiêm túc hơn hay là nhằm mục đích ghi lại các vụ việc xảy ra và nhằm mục đích
điều tra của cơ quan chức năng thì em đồng ý. Nhưng chúng ta nên tránh các khu
vực riêng tư để tránh ảnh hưởng bí mật cá nhân và không nên lan truyền các video
đó ra ngoài để tránh ảnh hưởng đến đời sống riêng tư và bí mật cá nhân. Còn về
việc bị giám sát bằng camera như vậy có ảnh hưởng đến tự do cá nhân không thì
theo em là không vì đây là sự giám sát cần thiết để nâng cao ý thức của mọi người
dù ở bất kì nơi đâu.

3, - Đánh giá về việc tôn trọng, ghi nhận và bảo vệ, bảo đảm thực thi quyền đó trên
thực tế.
Hiện nay, Việt Nam đã công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình trong các văn bản pháp luật như Điều 21 Hiến pháp năm
2013, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 và pháp luật chuyên ngành như Khoản 2
Điều 46 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015…
Có thể thấy, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy
đủ và hoàn thiện về việc bảo vệ quyền được bảo vệ đời tư. Tuy nhiên, pháp luật về
được bảo vệ đời tư còn một số điểm hạn chế. Các quy định hiện hành mới tập trung
điều chỉnh việc bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, chưa có quy định
cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường ở ngoài đời thực. Điều này tạo
ra sự chia cắt trong điều chỉnh pháp luật giữa không gian thực và không gian ảo,
không phù hợp với thực tiễn có sự hòa trộn, kết nối một cách khó phân tách giữa
không gian thực và không gian ảo của thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 như
hiện nay.

Quyền tự do cá nhân đã từng bước được Nhà nước ta ghi nhận và bảo đảm thực
hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và các tiêu chuẩn tiến bộ về quyền
tự do cá nhân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.Các văn bản pháp luật
về bảo vệ thông tin cá nhân chưa dự liệu tới những tình huống thực tế trong thu
thập, xử lý thông tin cá nhân như: Việc thu thập và xử lý thông tin cá nhân là trẻ
em cần lấy ý kiến đồng ý của những ai, …

Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ
thể có hành vi sai trái trong việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân. Đây cũng
là khoảng trống pháp lý cần được xử lý.

 Ta có thể thấy rằng pháp luật nước ta chưa quy định rõ về quyền được bảo hộ bí
mật cá nhân, như thế khi bí mật cá nhân của người khác bị xâm phạm thì rất khó để
cho các cơ quan có thẩm quyền xác định được chủ thể xâm phạm, cũng như rất khó
để xác được mức độ thiệt hại của người bị xâm phạm. Vì pháp luật chưa quy định
rõ về mức độ thiệt hại hay các điều kiện để có thể xác định được mức độ thiệt hại
nhằm hướng đến chính sách bồi thường hợp lý của chủ thể bị xâm phạm. Những
quy định pháp luật nước ta chưa quy định rõ ràng còn kẻ hở, chưa tạo được sự ràng
buộc pháp lý đối với tất cả các chủ thể khi tham tham gia quan hệ pháp luật dân sự
nói chung cũng như quan hệ pháp luật về bảo hộ quyền bí mật cá nhân nói riêng.

4. Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hơn việc bảo đảm các quyền đó.

- Cần phải khắc phục những điểm chưa thống nhất, đồng bộ trong nội dung và kỹ
thuật lập pháp giữa các văn bản có liên quan về được bảo vệ đời tư.Xây dựng các
văn bản hướng dẫn rõ hơn về việc bồi thường thiệt hại (chế tài dân sự) đối với chủ
thể có hành vi vi phạm theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể thông tin bị
xâm hại quyền lợi có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.Sửa đổi, bổ sung các
quy định về chế tài với những hành vi vi phạm.

- Cần có luật bảo vệ quyền về bí mật cá nhân.Bí mật cá nhân tuy được bảo vệ trong
Bộ luật Hình sự và BLDS hiện hành nhưng chỉ được viện dẫn khi có “thiệt hại”
của nạn nhân chứ chưa quy định một cách cụ thể, đầy đủ. Hơn nữa, theo quy định
của Bộ luật Dân sự thì cũng thật khó xác định mức độ thiệt hại thực tế như thế nào
trong trường hợp bí mật cá nhân bị xâm phạm.

-Bảo đảm nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy về bảo vệ quyền đối với cá
nhân.Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy và
bảo vệ hiệu quả hơn quyền về sự riêng tư nói chung, quyền về dữ liệu cá nhân nói
riêng theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia. Thêm vào đó, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý
thức xã hội và xây dựng văn hóa pháp lý về bảo vệ quyền đối với đời tư; tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến bảo
vệ quyền đối với đời tư; đề cao trách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa cơ quan
nhà nước, các chủ thể liên quan trong việc bảo vệ quyền đối với đời tư.

You might also like