You are on page 1of 3

Bạn có biết hình ảnh của bản thân đã được thiết bị giám sát ghi lại ở nhiều nơi

bạn
đi qua và liệu bạn có cảm thấy thoải mái với việc đó? Có thể nói, vấn đề bảo đảm
an ninh đồng thời bảo mật riêng tư của mỗi cá nhân là thực trạng nhận được nhiều
sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày một phát triển và
Quyền con người ngày càng được chú trọng, đề cao hơn bao giờ hết. Có quan điểm
cho rằng: “Việc camera giám sát ở một số quốc gia được đặt ở khắp nơi như ngoài
đường, công sở… Điều này liệu có vi phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và tự do cá nhân?”

Trước hết, chúng ta cần nắm rõ những thuật ngữ liên quan trực tiếp đến vấn đề cần
bàn luận. Một trong số đó là CCTV. CCTV là viết tắt của cụm từ tiếng anh Closed
Circuit Television mà trong Tiếng Việt có nghĩa là camera quan sát. CCTV có
nhiệm vụ ghi hình và xử lý hình ảnh, sau đó truyền tải dữ liệu video đến màn hình
để người dùng truy cập xem được. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của công
nghệ, CCTV có khả năng nhận diện khuôn mặt rõ nét, ngay cả trong điều kiện ánh
sáng bị hạn chế hay thậm chí là ban đêm. Vì vậy, hệ thống CCTV có vai trò vô
cùng quan trọng trong lưu trữ lại mọi hình ảnh diễn ra để người dùng xem lại phục
vụ hiệu quả cho công tác giám sát an ninh khu phố, điều tra an ninh, trộm cắp…
Bên cạnh đó, đời sống riêng tư của cá nhân là tập hợp các yếu tố tạo thành nét
riêng đặc thù, độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân. Đời
sống riêng tư là một quan hệ phản ánh đời sống của một cá nhân có tính độc lập và
với tư cách chủ thể trong các quan hệ xã hội ổn định hoặc không ổn định trong
không gian và thời gian xác định được. Bí mật cá nhân là tổng thể các quan hệ quá
khứ, các thông tin liên quan đến cá nhân mang tính chất chi phối các quan hệ cụ
thể của cá nhân mà bị bộc lộ sẽ gây cho cá nhân những bất lợi hoặc dễ gây ra sự
hiểu lầm ở các chủ thể khác, mà bản chất của yếu tố bí mật cá nhân không gây ra
bất kỳ một thiệt hại nào cho chủ thể khác. Đời sống riêng tư và bí mật cá nhân là
hai thành tố hợp thành bí mật đời tư của cá nhân, là quyền nhân thân gắn với cá
nhân được pháp luật bảo hộ.

Kế tiếp đó, để trả lời cho câu hỏi “Việc camera giám sát ở một số quốc gia được
đặt ở khắp nơi như ngoài đường, công sở…liệu có vi phạm quyền về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân và tự do cá nhân hay không?”, chúng ta cần phân tích dựa
trên cơ sở pháp lý hiện hành. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình không những được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền con
người, mà mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ thực hiện những nguyên tắc
cơ bản trong việc bảo vệ quyền con người tại quốc gia thành viên. Hiện nay, Việt
Nam đã công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và pháp luật
chuyên ngành. Ví dụ, căn cứ Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ về quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương
tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về
trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, ta hoàn toàn có thể khẳng định
việc lắp đặt hệ thống camera giám sát trên những tuyến đường, khu dân cư phức
tạp của lực lượng công an hay các đơn vị chức năng nhằm mục đích phòng chống
tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự là hoàn toàn đúng đắn, không xâm phạm quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và tự do cá nhân. Mặt khác, dựa trên điều 17
ICCPR, điều 12 UDHR và điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, việc lắp đặt camera trong
từng cơ quan, tổ chức, đơn vị hay bởi cá nhân, hộ gia đình phải xem xét sao cho
hợp lý, đúng pháp luật về bảo vệ riêng tư, bí mật công tác, hoặc được sự đồng ý
thỏa thuận của các bên liên quan.

You might also like