You are on page 1of 6

SOẠN Ý ĐỀ TÀI: Phân tích ưu và nhược điểm của mạng xã hội TikTok

đối với giới trẻ độ tuổi từ 16 đến 25 tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1 Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về lý thuyết
Tiktok là gì?
Tik Tok là được hiểu là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc
được ra mắt công chúng vào năm 2017. Trước kia úng dụng này có tên là
Douyin và Vibrato, có nghĩa là “Rung động”. Cách thức hoạt động của ứng dụng
này cũng khá đơn giản, chủ yếu là những video được chèn nhạc với thời gian từ
vài giây đến 15 – 30 giây. Bên cạnh chỉ chèn nhạc thông thường thì Tik Tok cho
phép người dùng chỉnh sửa hiệu ứng, tạo nên các hiệu ứng độc đáo mạng lại cho
người xem sự khác biệt. Đặc biệt ứng dụng này còn có khả năng có nhận hóa,
tức là tùy vào đặc điểm người sử dụng khác nhau mà có những tính năng phù
hợp cho chủ nhân của mình. Chính vì vậy, Tik Tok nhanh chóng trở thành mạng
xã hội được yêu thích nhất hiện nay trên các diễn đàn điện tử.
Hiểu theo ngôn ngữ khoa học thì đây là phần mềm trí tuệ nhân tạo thông minh
(AI). Có khả năng tạo ra hiệu ứng động kết hợp với âm nhạc, hình ảnh video
cùng một lúc. Cho phép người dùng ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia đều có thể thể
sử dụng chỉ với một vài thao tác đơn giản mà không cần phải học qua trường lớp
đào tạo công nghệ thông tin. Bởi trên thực tế, trước khi để có thể edit một video
âm nhạc có hiệu ứng động hay hình ảnh có hiệu ứng động, người lập trình cần
thông thạo các kỹ thuật điện tử thông minh, phải học tập dài hạn mới có thể sản
xuất ra một video. Đến với Tik Tok của thời đại 4.0 thì bạn cũng có thể trở thành
một chuyên gia edit chỉ trong vài giây.
2.1.2 Tổng quan về các nghiên cứu
2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Tik Tok hay Douyin được sáng lập do ByteDance Zhang Yiming công bố ở thị
trường điện tử Trung Quốc vào tháng 9 năm 2016. Đầu tiên ứng dụng này có tên
là A.me sau đó được đổi tên thành Douyin và Vibrato. Sau một thời gian thịnh
hành trong nước thì doanh nghiệp này đã muốn đưa ứng dụng này mở rộng ra
thị trường thế giới. Đến năm 2017 ứng dụng này chính thức được ra mắt thị
trường quốc tế. Sau một năm hoạt động là 2018 thì Tik Tok đã lọt Top các ứng
dụng tải xuống nhiều nhất trên cửa hàng điện tử. Đến này 2020 thì Tik Tok trở
thành một sản phẩm quen thuộc với tất cả các quốc gia trên thế giới và được
mệnh danh là “Ông trùm” của các ứng dụng điện tử thông minh. Không những
phủ sóng trên diện rộng bởi các video động mà còn được nhà sáng lập cập nhật
75 ngôn ngữ. Giúp cư dân mạng trên toàn cầu thỏa sức sức sáng tạo theo cách
riêng của mình.

Tuy nhiên, hiện nay Tik Tok đang bị hạn chế ở một số quốc gia lớn như Ấn Độ,
Mỹ, Nga… các chuyên gia phân tích phần mềm trí tuệ nhân tạo cho biết ứng
dụng này có thể đánh cắp thông tin người dùng thông qua việc đăng nhập và sử
dụng. Bởi vậy chính quyền các nước đã lên tiếng cảnh báo người dân hãy cẩn
thận hơn với các hành vi của mình trong quá trình sử dụng app này.

2.1.2.2 Hợp nhất với Musical.ly


Vào ngày 9 tháng 11 năm 2017, công ty mẹ của TikTok, ByteDance, đã chi tới 1
tỷ đô la để mua musical.ly, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thượng Hải
với văn phòng tại Santa Monica, California.[36][37] Musical.ly là một nền tảng
video trên mạng xã hội cho phép người dùng tạo các video hát nhép và hài ngắn,
được phát hành lần đầu vào tháng 8 năm 2014. Nó đã được nhiều người biết
đến, đặc biệt là đối với khán giả nhỏ tuổi. Mong muốn tận dụng cơ sở người
dùng trẻ của nền tảng kỹ thuật số Hoa Kỳ, TikTok đã hợp nhất với musical.ly
vào ngày 2 tháng 8 năm 2018 để tạo ra một cộng đồng video lớn hơn, với các tài
khoản và dữ liệu hiện có được hợp nhất thành một ứng dụng, giữ nguyên tiêu đề
là TikTok. Điều này đã kết thúc musical.ly và đưa TikTok trở thành ứng dụng
trên toàn thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, vì Trung Quốc có Douyin
2.1.2.3 Mở rộng ra các thị trường khác
Tính đến năm 2018, TikTok đã có mặt ở hơn 150 thị trường và bằng 75 ngôn
ngữ. TikTok đã được tải xuống hơn 104 triệu lần trên App Store của
Apple trong nửa đầu năm 2018, theo dữ liệu do Sensor Tower cung cấp
cho CNBC.
Sau khi hợp nhất với musical.ly vào tháng 8, lượt tải xuống đã tăng lên và
TikTok trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ vào tháng 10 năm
2018, điều mà musical.ly đã từng làm trước đó. Vào tháng 2 năm 2019, TikTok,
cùng với Douyin, đã đạt một tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu, không bao gồm lượt
cài đặt Android ở Trung Quốc. Vào năm 2019, các phương tiện truyền thông đã
trích dẫn TikTok là ứng dụng di động được tải xuống nhiều thứ 7 trong thập kỷ,
từ năm 2010 đến năm 2019. Nó cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất
trên App Store của Apple trong năm 2018 và 2019, vượt
qua Facebook, YouTube và Instagram.
2.1.2.4 Trí tuệ nhân tạo
TikTok sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích sở thích và sở thích của
người dùng thông qua tương tác của họ với nội dung và hiển thị nguồn cấp nội
dung được cá nhân hóa cho từng người dùng. TikTok có một thuật toán trong đó
họ xử lý các sở thích của người dùng dựa trên các video mà họ "thích", nhận xét
và cả thời lượng họ xem video. So với các thuật toán tiêu dùng khác như
YouTube và Netflix với danh sách các video được đề xuất, TikTok diễn giải sở
thích cá nhân của người dùng và cung cấp nội dung mà họ sẽ thích.
2.1.2.5 Kiểm duyệt
Vào ngày 3 tháng 7 năm 2018, TikTok bị cấm ở Indonesia, sau khi chính phủ
Indonesia cáo buộc họ truyền bá “nội dung khiêu dâm, nội dung không phù hợp
và xúc phạm tôn giáo”. Ngay sau đó, TikTok cam kết ủy nhiệm 20 nhân viên
làm việc với nội dung bị kiểm duyệt tại Indonesia, [84] và lệnh cấm được dỡ bỏ
vào ngày 11 tháng 7 năm 2018
Vào tháng 11 năm 2018, chính phủ Bangladesh chặn không cho truy cập internet
ứng dụng TikTok.
Vào tháng 1 năm 2019, chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ bắt các nhà phát
triển ứng dụng như ByteDance chịu trách nhiệm về nội dung người dùng được
chia sẻ qua các ứng dụng như Douyin, và liệt kê 100 loại nội dung mà chính phủ
Trung Quốc sẽ kiểm duyệt. Một số nội dung bất lợi cho Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã bị giới hạn cho người dùng bên ngoài Trung Quốc, chẳng hạn như nội
dung liên quan đến các cuộc Biểu tình tại Hồng Kông 2019. TikTok đã cấm
các video liên quan đến nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là các vụ lạm dụng
ở Tân Cương. Các chính sách của TikTok cũng ngăn chặn các nội dung liên
quan đến một danh sách cụ thể các nhà lãnh đạo nước ngoài như Vladimir
Putin, Donald Trump, Barack Obama, và Mahatma Gandhi. Chính sách của
nó cũng cấm nội dung chỉ trích Recep Tayyip Erdoğan và nội dung được coi là
ủng hộ người Kurd.
Vào tháng 2 năm 2019, một số chính trị gia Ấn Độ kêu gọi cấm TikTok hoặc
quy định chặt chẽ hơn, sau khi có những lo ngại về nội dung khiêu dâm, đe doạ
trực tuyến và các vụ lừa đảo.
TikTok cũng cấm nội dung có thể được coi là có cái nhìn tích cực về những
người đồng tính hoặc quyền đồng tính, bao gồm cả các cặp đồng giới nắm tay
nhau, kể cả ở các quốc gia nơi đồng tính luyến ái chưa bao giờ là bất hợp pháp.
Theo Reuters ngày 28 tháng 12 năm 2022, ứng dụng TikTok đã bị cấm cài đặt
và sử dụng trên toàn bộ các thiết bị thuộc Hạ viện Mỹ, và quyết định này được
thi hành trước khi chính phủ Mỹ áp dụng biện pháp tuơng tự.
2.2 Phân tích những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
2.2.1

Ưu điểm

 Đầu tiên Tik Tok mang đến cho chúng ta những phát giây giải trí vui vẻ
và mới lạ chưa ứng dụng nào hiện nay có được. Đem đến cho người dùng
những trải nghiệm tuyệt vời nhất với trí tuệ nhân tạo AI.
 Thao tác sử dụng đơn giản nhưng mang đến cho chúng ta những sản phẩm
độc đáo
 Tiếp đến kích thích sự sáng tạo của con người trong mọi hoàn cảnh.
 Có thể tìm hiểu về nhiều nền văn hóa mới trên nhiều quốc gia khác nhau.
Ví dụ như bạn ở Việt Nam những bạn có thể xem cách người Trung Quốc
tổ chức một đám cưới theo phong cách cổ điển, bạn có thể xem cách chế
tạo ra những chiếc bình thủy tinh, cách làm ra những vật dụng trong đời
sống hàng ngày…
 Là nơi giao lưu kết nối bạn bè quốc tế, trao đổi và trau dồi thm trình độ
ngoại ngữ.

Nhược điểm

 Nội dung đăng tải lên Tik Tok không đựng kiểm định trước khi đăng. Do
đó, dẫn đến tình trạng có nhiều video bạo lực, tình dục, phản cảm… cũng
được đăng tải. Dẫn đến những mối nguy hiểm cho người xem đặc biệt là
giới trẻ và trẻ em. Hiện nay sau khi có nhiều phản hồi thì có nhiều video
không hợp lệ có nội phản cảm, gây ảnh hưởng đến tâm lý người xem cũng
đã bị tháo gỡ… tuy nhiên biện pháp này chưa thực sự triệt để.
 Gây nghiện, bạn có thể dừng ra hàng giờ đồng hồ chỉ để lướt và xem các
video được chia sẻ trên Tik Tok mà không đem đến bất kì một mục tiêu
gì. Đơn thuần chỉ là ngồi và lướt.
 Dùng các vật dụng nguy hiểm tác động trực tiếp lên cơ thể mình hoặc
người khác để quay video và chia sẻ cho người dùng xem. Mang đến
những thương tích đau thương cho chính bản thân mình.
 Dùng các chiêu trò “phản cảm” để có nhiều lượt yêu thích và chia sẻ. Dẫn
đến tình trạng tâm lý bất ổn, thường xuyên ảo tưởng…
 Khả năng bị rò rỉ thông tin người dùng rất lớn, Tik Tok sẽ dùng các thuật
toán để đoán định nhu cầu, mục đích người dùng để cung cấp những sản
phẩm dịch vụ.

Giúp người chơi kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online, hay quảng cáo
thương hiệu…

CHƯƠNG 2 : Thực trạng vấn đề của mạng xã hội tiktok đối với giới trẻ độ
tuổi từ 16 – 25 tại thành phố Hồ Chí Minh
1. Thực trạng nhận thức
Theo dữ liệu từ tháng 6/2020 cho tới nay, chúng ta có thể thấy được rằng trẻ em
và thanh thiếu niên dành nhiều thời gian sử dụng TikTok hơn là YouTube.
Theo số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 6/2020 tới thời điểm hiện tại, TikTok
đã bắt đầu vượt qua YouTube về số phút trung bình mỗi ngày mà nhóm người
thuộc độ tuổi từ 4 đến 18 dành ra để sử dụng các nền tảng này. Khi TikTok lần
đầu vượt YouTube, số liệu cho thấy trung bình người trẻ sử dụng 82 phút mỗi
ngày để truy cập vào TikTok. Trong khi đó, con số này của YouTube chỉ là 75
phút.
Kể từ đó, TikTok tiếp tục thống trị phân khúc giới trẻ. Vào cuối năm 2021, số
liệu cho thấy giới trẻ đã sử dụng trung bình 91 phút mỗi ngày cho TikTok còn
YouTube sụt giảm xuống chỉ còn 56 phút.
Những dữ liệu này dựa trên việc trẻ em cũng như thanh thiếu niên sử dụng
TikTok và YouTube trên các nền tảng khác nhau và được ãng phần mềm kiểm
soát dành cho phụ huynh Qustodio thu thập từ hơn 400.000 gia đình có trẻ em
và thanh thiếu niên sử dụng dịch vụ của công ty theo yêu cầu của chuyên trang
công nghệ TechCrunch. Đây là những con số thực thể hiện mức độ sử dụng
thông qua dữ liệu thực tế, không phải là con số ước tính.
Có lẽ YouTube cũng đã nhận thức được mức độ đe dọa của TikTok đối với
mình. Đó là lý do tại sao YouTube đã sao chép nguồn cấp dữ liệu video dọc
dạng ngắn của TikTok với các sản phẩm của riêng họ và cho ra đời YouTube
Shorts. YouTube Shorts là một nền tảng video ngắn mà họ tin rằng sẽ chứng tỏ
là một công cụ khám phá sẽ hướng người dùng đến những video dài hơn của
mình.
Bất chấp sự phát triển của YouTube Shorts nghiên cứu của Qustodio chỉ ra rằng,
người trẻ vẫn ưu ái TikTok nhiều hơn. Không chỉ vậy, TikTok cũng đã bắt đầu
cho phép người dùng của mình đăng tải các video dài hơn. Ví dụ, năm nay,
TikTok đã mở rộng thời lượng video tối đa lên 10 phút.
YouTube dù thua TikTok nhưng vẫn dẫn trước các dịch vụ phát video trực tuyến
khác về thời gian sử dụng. Trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu đã dành 56
phút/ngày trên YouTube vào năm ngoái, vượt Disney+ (47 phút), Netflix (45
phút), Amazon Prime (40 phút), Hulu (38 phút) hay Twitch (20 phút).

You might also like