You are on page 1of 50

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO

ĐẠI HỌC UEH


KHOA TOÁN – THỐNG KÊ



BÀI LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG


KINH TẾ VÀ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THÓI QUEN SỬ DỤNG

TIKTOK CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.

Tp. Hồ Chí Minh


Tháng 5, 2022
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................................2

1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu...........................................................................................2

1.2. Phát triển vấn đề nghiên cứu..............................................................................................3

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................................3

1.2.2. Vấn đề nghiên cứu...........................................................................................................3

1.3. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................................3

1.3.1. Mục tiêu chung.................................................................................................................3

1.3.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................3

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4

1.4.1. Phạm vi nghiên đối..........................................................................................................4

1.4.1.1. Phạm vi về thời gian..................................................................................................4

1.4.1.2. Phạm vi về không gian..............................................................................................4

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................4

1.5. Nguồn số liệu của nghiên cứu.............................................................................................4

1.6. Nội dung của nghiên cứu.....................................................................................................4

1.7. Kết cấu đề tài........................................................................................................................7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................................8

2.1. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................................8

2.1.1. Ứng dụng TikTok…………………………………………………………………….…8

2.1.2. Thói quen……………………………………………………………………………..…8

2.1.3. Sinh viên…………………………………………………………………………………9

2.2. Cơ sở nghiên cứu trước đây…………………………………………………....................9

2.3. Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………………...…10


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………11

3.1. Mục tiêu dữ liệu…………………………………………………………….……………11

3.2. Cách tiếp cận dữ liệu…………………………………………………………………….11

3.2.1. Dữ liệu thứ cấp……………………………………………………………………......11

3.2.2. Dữ liệu sơ cấp…………………………………………………………………...…….11

3.3. Kế hoạch phân tích……………………………………………………………………....13

3.3.1. Các phương pháp……………………………………………………………..….…...13

3.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu………………………………………………………..........13

3.3.1.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu…………………………………………....13

3.3.1.3. Phương pháp thống kê mô tả……………………………………………………...14

3.3.1.4. Phương pháp thống kê suy diễn…………………………………………………...14

3.3.1.5. Phương pháp dự báo……………………………………………………………....14

3.3.2. Công cụ thống kê……………………………………………………………………...14

3.3.3. Chương trình máy tính sử dụng……………………………………………………….14

3.4. Độ tin cậy và độ giá trị……………………………………………………..…………….14

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………16

4.1. Tổng hợp khảo sát………………………………………………………………………..16

4.1.1. Giới tính…………………………………………………………………...…………..16

4.1.2. Trường……...…………………………………………………………………………16

4.1.3. Đối tượng khảo sát……………………………………………………………………17

4.1.4. Thời gian đã sử dụng TikTok…………………………………………………………19

4.1.5. Thời gian sử dụng TikTok trong một ngày……………………………………………19

4.1.6. Khoảng thời gian sử dụng TikTok trong ngà…………………………………………20

4.1.7. Mục đích sử dụng TikTok của sinh viên………………………………………....……21

4.1.8. Nội dung thường thấy trên TikTok……………………………………..………..……23

4.1.9. Những lợi ích của TikTok cho người dùng (sinh viên)……………………………..…24
4.1.10. Những bất lợi của TikTok đối với người dùng (sinh viên)…………………………..26

4.1.11. Những tác động của TikTok lên sinh viên……………………………………………28

4.1.12. Mức độ cảm nhận về các trào lưu trên TikTok………………………………………29

4.1.13. Những hoạt động sinh viên thường làm khi không sử dụng TikTok..………………..30

4.1.14. Việc sáng tạo nội dung trên TikTok của các bạn sinh viên…………………….……33

4.1.15. Việc sáng tạo nội dung trên TikTok trong tương lai……………………………...…33

4.1.16. Mức độ thời lượng sử dụng TikTok trong ngày giữa sinh viên nam và sinh viên nữ..34

4.2. Tổng số người sử dụng TikTok tại Việt Nam………..………………………………...37

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN………………………………………………...39

5.1. Đề xuất giải pháp……………………………………………………………………...…39

5.1.1. Về phía sinh viên………………………………………………………………………39

5.1.2. Về phía người dân Việt Nam …………………………………………………………40

5.2. Kết luận………………………………………………………………………..…………40

LỜI KẾT……………………………………………………………………...……….……….44

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...………45


LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, dưới sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, mạng xã hội đã trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đồng nghĩa với việc đó, các trang
mạng xã hội cũng ngày càng phát triển để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những người sử
dụng trong công việc, học tập cũng như vui chơi, giải trí hằng ngày. Là một trong những trang
mạng xã hội phát triển nhất hiện nay, TikTok đã làm khá tốt vai trò của mình.

TikTok nổi lên như một hiện tượng với những video ngắn chỉ từ 15 giây đến 1 phút, cho phép
người dùng có thể thoả sức sáng tạo nhiều nội dung khác nhau. Trên nền tảng TikTok, những
người sáng tạo nội dung có thể dựa vào những video mình đã tạo ra để tăng thêm nguồn thu nhập
cho bản thân; còn những người xem, họ có thể học tập, tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà
không cần phải dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu. Vì vậy, TikTok dường như trở thành một
trang mạng xã hội, một công cụ quá đỗi hoàn hảo cho tất cả những người sử dụng nó. Tuy nhiên,
có một sự thật rằng: “Không có gì là hoàn hảo”. TikTok là “một con dao hai lưỡi”, bên cạnh
nhiều lợi ích ta có thể nhận thấy như trên, TikTok cũng đã mang lại những hệ lụy khôn lường,
gây ảnh hưởng xấu đến một bộ phận không nhỏ người dùng. Những trào lưu toxic trên TikTok
luôn đầy rẫy khắp mọi nơi, chúng có thể len lỏi đến từng ngóc ngách nhỏ nhất trên FYP của
chúng ta. Vì vậy, nếu không biết cách kiểm soát những video mà mình tiếp cận, rất có thể chúng
ta sẽ bị rơi vào “cái bẫy TikTok” lúc nào không hay. Nhất là đối với giới trẻ nói chung và sinh
viên Việt Nam hiện nay nói riêng, những con người trẻ trung, đầy năng lượng và sáng tạo,
TikTok quả thật là một nơi đầy tiềm năng để có thể phát triển và trau dồi bản thân, nhưng cũng
là một nơi nguy hiểm nếu họ không biết sử dụng nó đúng cách. Vì vậy, trong giới hạn của bộ
môn Thông kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu
“Khảo sát về thói quen sử dụng TikTok của sinh viên hiện nay” dựa trên những số liệu đã thu
thập được. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về thói quen sử dụng TikTok của sinh viên
hiện nay để có thể xác định được những mặt lợi-hại của TikTok và định hướng được những biện
pháp giúp mọi người sử dụng TikTok một cách có hiệu quả hơn.

Thông qua dự án này, chúng em đã có được cơ hội hợp tác, làm việc và học hỏi được thêm
nhiều điều từ mỗi thành viên trong nhóm. Tuy vậy, vì đây là dự án đầu tiên của nhóm chúng em
nên có thể sẽ khó tránh được có nhiều thiếu sót, vì vậy mong cô chỉ dẫn nhiều hơn để chúng em
có thêm nhiều kinh nghiệm và tiến bộ hơn từng ngày. Qua đó, nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn
đến cô Trần Hà Quyên vì đã tận tình giúp đỡ để nhóm em có thể thuận lợi hoàn thành dự án này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Đại dịch Covid-19 không thể nghi ngờ là một trong những đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử
loài người, nó không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng về y tế mà còn dẫn đến cuộc khủng hoảng về
kinh tế, xã hội nghiêm trọng chưa từng có. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh lại kéo theo sự
gia tăng trong nhu cầu sử dụng mạng xã hội của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở giới trẻ. Dự
án của Nhóm 13 sau đây sẽ tập trung nghiên cứu về một ứng dụng rất thịnh hành và được ưa
chuộng hiện nay: TikTok.
Được ra mắt vào năm 2016 tại Trung Quốc, TikTok nhanh chóng trở thành một ứng dụng có
100 triệu lượt tải về, được ra mắt trên thị trường quốc tế vào năm 2017 và nhận được sự quan
tâm đông đảo của giới trẻ trên khắp thế giới. Đáng chú ý hơn là chỉ chưa đầy một năm sau đại
dịch Covid-19 bùng phát thì TikTok đã vượt mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng và trở thành ứng
dụng được ưa chuộng nhất năm 2020. Có thể thấy, những đợt giãn cách xã hội do dịch bệnh đã
ảnh hưởng rất nhiều lên thói quen sinh hoạt của người dân, trong đó có sự gia tăng trong thời
gian và tần suất sử dụng TikTok, do đó, trong vô thức, việc sử dụng mạng xã hội video này đã
trở thành một thói quen của giới trẻ.
Qua TikTok, chúng ta có thể tiếp cận được nhiều thể loại nội dung vô cùng đa dạng, từ nghệ
thuật, nhiếp ảnh, sức khỏe đến giáo dục, kỹ thuật/công nghệ,… thỏa mãn nhu cầu giải trí, học tập
của thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng, TikTok đề xuất video dựa
trên tương tác của người dùng và tạo nên “FYP”. Các nội dung được đề xuất thường là những
nội dung có thể phù hợp với sở thích của cá nhân hoặc có khả năng nhanh chóng trở nên phổ
biến, tạo thành các trào lưu trên mạng xã hội. Các trào lưu phổ biến trong hai năm gần đây có thể
kể đến: “Vũ điệu rửa tay”, “Trào lưu biến hình”, “Thử thách pha cà phê bọt biển Dalgona”,
“Trào lưu Tách kẹo đường Squid Game”, “Trend: Enjoy cái moment này”,…
Nhưng cũng chính vì thuật toán này của TikTok mà người dùng vô tình “swipe up” nhiều
hơn, dẫn đến thời gian sử dụng bị kéo dài, ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt khác của
họ. TikTok là một nền tảng dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, nhưng cũng vì chiêu
trò lôi kéo của ứng dụng mà một số thành phần thuộc thế hệ trẻ bị xao nhãng việc học tập, dù là
học sinh hay sinh viên. Dự án này sẽ chỉ đề cập đến thói quen sử dụng TikTok của sinh viên.
Đề tài nghiên cứu “Thói quen sử dụng TikTok của sinh viên” được thực hiện nhằm mục đích
phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng ứng dụng TikTok của sinh viên UEH nói riêng và sinh
viên cả nước nói chung. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp sinh viên sử dụng ứng dụng hiệu quả
hơn, đồng thời tối ưu hóa những lợi ích mà TikTok có thể đem lại, nâng cao ý thức khi sử dụng
mạng xã hội video của nước ta, góp phần làm đẹp cho bộ mặt của đất nước trên trường quốc tế.
[FYP: For You Page, một nhóm video TikTok cho là tương đồng với nội dung bạn đã tương tác]
[Trend: Trào lưu, xu hướng]
[Swipe up: Lướt lên để xem video tiếp theo]
1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên đã sử dụng TikTok bao lâu?
- Lượng thời gian và khoảng thời gian trong ngày mà sinh viên thường sử dụng TikTok?
- Mục đích sử dụng TikTok của sinh viên?
- Nội dung sinh viên thường thấy trên FYP?
- Sinh viên cảm thấy TikTok có những lợi ích và bất lợi nào?
- Sinh viên tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của TikTok lên bản thân?
- Các hoạt động sinh viên thường làm khi không sử dụng TikTok?
- Sinh viên có đang hay dự định trở thành người sáng tạo nội dung không?
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu
Dự án này nghiên cứu về thói quen sử dụng ứng dụng TikTok của sinh viên.
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu chung
Phân tích thói quen của sinh viên qua những yếu tố: thời gian sử dụng, mục đích sử dụng, lợi
ích và bất lợi, mức độ ảnh hưởng của TikTok lên bản thân người được khảo sát theo đánh giá
chủ quan. Từ đó đánh giá thói quen sử dụng và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm giúp giới
trẻ Việt Nam sử dụng TikTok lành mạnh và hiệu quả.
Dựa trên khảo sát một bộ phận nhỏ là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế và các trường đại
học khác, ta có thể đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện trải nghiệm sử dụng TikTok trên khắp
đất nước, đặc biệt là giúp cho TikTok không những là sân chơi lành mạnh cho mọi lứa tuổi mà
còn trở thành nền tảng tiếp thu kiến thức và văn hóa của các quốc gia trên thế giới.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Sinh viên đã sử dụng TikTok bao lâu rồi?
- Sinh viên thường sử dụng TikTok bao lâu một ngày?
- Sinh viên thường sử dụng TikTok vào khoảng thời gian nào trong ngày?
- Sinh viên sử dụng TikTok với mục đích gì?
- Lợi ích và bất lợi của TikTok là gì?
- Sinh viên tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của TikTok lên bản thân.

Từ đó, xem xét và đánh giá thói quen sử dụng TikTok của sinh viên.

- Đưa ra đề xuất và giải pháp để cải thiện trải nghiệm của người dùng TikTok.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.1. Phạm vi về thời gian
Phạm vi thời gian thực hiện khảo sát diễn ra trong 8 ngày, từ ngày 15/4/2022 đến ngày
22/4/2022 và nhận được hơn 250 câu trả lời đến từ các bạn sinh viên.
1.4.1.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu chủ yếu được thực hiện dựa trên ý kiến của các bạn sinh viên từ năm nhất đến
năm cuối của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu

Thói quen sử dụng ứng dụng TikTok của sinh viên.

1.5. Nguồn số liệu của nghiên cứu


Bài nghiên cứu lấy số liệu dựa trên việc thực hiện khảo sát bằng Google Biểu mẫu được gửi
đến các bạn sinh viên thông qua các nhóm học tập lớn, nhỏ trên Facebook.
1.6. Nội dung của nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, Nhóm 13 đã lập một mẫu khảo sát với nội dung như sau:
KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN SỬ DỤNG TIKTOK CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.
1. Giới tính của bạn là gì?
 Nam
 Nữ
 Khác

2. Bạn là sinh viên trường nào?

 Trường Đại học UEH


 Khác

3. Bạn là sinh viên năm mấy?


 Sinh viên năm 1
 Sinh viên năm 2
 Sinh viên năm 3
 Sinh viên năm 4

4. Bạn đã sử dụng TikTok được bao lâu rồi?

 Dưới 1 năm
 1-3 năm
 Trên 3 năm

5. Thời gian bạn sử dụng TikTok trong 1 ngày là bao lâu?

 Dưới 30 phút
 30 phút – 1 giờ
 Trên 1 giờ
 Trên 2 giờ
 Trên 3 giờ
 Khác

6. Bạn thường sử dụng TikTok vào khoảng thời gian nào?

 Sáng
 Trưa
 Chiều
 Tối
 Khuya

7. Bạn sử dụng TikTok với mục đích là gì?

 Học tập
 Giải trí
 Kiếm tiền
 Cập nhật tin tức
 Khác

8. Nội dung bạn thường thấy trên FYP?

 Thú cưng
 Thể thao
 Nghệ thuật
 Thời trang
 Giáo dục
 Văn hóa, lịch sử, chính trị
 Khác

9. Bạn cảm thấy TikTok đã mang lại lợi ích gì cho người dùng?

 Giải trí
 Biết thêm nhiều kiến thức mới
 Kết nối thông tin mọi lúc mọi nơi
 Cập nhật những tin tức mới nhất
 Tạo ra thu nhập cho người sáng tạo nội dung
 Khác

10. Bên cạnh những lợi ích trên, bạn nghĩ TikTok có những bất lợi nào?

 Có những thông tin sai lệch


 Dễ gây nghiện và làm xao nhãng các việc khác
 Ảnh hưởng đến sức khỏe
 Dễ tiếp cận với văn hóa ứng xử bạo lực của mạng xã hội
 Một số nội dung độc hại ảnh hưởng xấu
 Khác

11. Mức độ đánh giá của bạn

o TikTok ảnh hưởng đến bạn như thế nào?


 Rất xấu
 Xấu
 Bình thường
 Tốt
 Rất tốt
o Bạn cảm thấy như thế nào về những trào lưu trên TikTok?
 Rất xấu
 Xấu
 Bình thường
 Tốt
 Rất tốt

12. Thay vì sử dụng TikTok, bạn sẽ làm gì?

 Sử dụng những mạng xã hội khác


 Mua sắm
 Đọc sách
 Tập thể dục
 Khác

13. Bạn đã từng sáng tạo nội dung trên TikTok hay chưa?

 Rồi
 Chưa

14. Bạn có dự định sáng tạo nội dung trong tương lai hay không?

 Có
 Không
1.7. Kết cấu đề tài
Dự án được chia thành 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài
- Chương 2: Tổng quan
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Đề xuất và kết luận
CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Ứng dụng TikTok

Hiện nay, nếu tìm kiếm trên Google từ khóa “TikTok” chúng ta sẽ nhận được khoảng 4,12 tỉ
kết quả chỉ trong 0,4 giây với số lượng vô cùng lớn câu trả lời như thế, chúng ta có thể thấy được
độ phủ sóng vô cùng rộng lớn so với hàng triệu các ứng dụng khác. TikTok vẫn đang có xu
hướng mở rộng phạm vi mang tính toàn cầu, trải rộng khắp trên thế giới với nội dung đa dạng,
phong phú, phù hợp với mọi độ tuổi cho những ai có nhu cầu giải trí, học tập, giao lưu,… Khá là
đơn giản để chúng ta có thể định nghĩa một ứng dụng bởi vì nó được tạo ra bởi một người hoặc
một nhóm người nhất định.

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia :

“TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc”, có tên gốc là Douyin


hay Vibrato tức là “rung động”. TikTok là mạng xã hội video âm nhạc được phát hành bởi app
tin tức Jinri Toutiao và được sáng lập bởi Trương Nhất Minh vào năm 2016 tại Trung Quốc.
Cách thức hoạt động khá đơn giả, hầu hết video có thời lượng ngắn khoảng vài giây tới 15 giây.
Thế nhưng điểm tạo ra sức khác biệt của ứng dụng này là khả năng, tính năng chỉnh sửa vô cùng
độc đáo cùng với kho tàng hiệu ứng âm nhạc, âm thanh hết sức độc đáo để người dùng có thể tạo
ra những video gây sức hút. Hơn nữa, TikTok cũng có khả năng cá nhân hóa tùy từng người có
những tính năng khác nhau, đây là điểm khiến ứng dụng này trở nên hấp dẫn trên toàn thế giới.
Ngày nay, TikTok là ứng dụng có độ phủ khắp châu Á cũng như thế giới, họ được biết tới là ứng
dụng có tốc độ phát triển bậc nhất trên thế giới, với cộng đồng video âm nhạc lớn nhất trên toàn
cầu. Ứng dụng này có số lượng người dùng lên đến 150 triệu người dùng/ngày (500 triệu người
dùng hoạt động hàng tháng) vào tháng 6 năm 2018. TikTok cũng là ứng dụng được tải nhiều
nhất trên thế giới vào năm 2018 với ước tính 45,8 triệu lượt tải xuống với khoảng 1,29 tỷ người
dùng ở hiện tại.

2.1.2. Thói quen

Chúng ta rất dễ bắt gặp những hành động lặp lại trong ngày này qua ngày khác hay cùng một
thời điểm tromg này. Đó chính là thói quen.

12
Theo từ điển Wikipedia, thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện dò rèn luyện mà có ( nếp
sống, phương pháp làm việc,… ) đó được coi là những hành vi định hình trong cuộc sống, là ban
chất thứ hai của con người. Những hành vi này không phải tự nhiên hay bẩm sinh mà có, mà nó
được hình thành nhờ kết quả của sự sinh hoạt, học tập, rèn luyện và tu dưỡng của mỗi người
trong cuộc sống hằng ngày nhưng nó cũng có thể được hình thành từ các tác động ngoại cảnh
khác như bị ảnh hưởng từ những cá thể khác gần gũi.Có 2 loại thói quen chủ yếu là tốt và xấu
nhưng tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người nhận xét.

Những thói quen đó sẽ góp phần hình thành nên bài tiểu luận này, cho thấy được chỉ số chung
và riêng giữa mọi người với nhau.

2.1.3. Sinh viên

Sinh viên là một cụm từ được sử dụng để chỉ một tầng lớp trí thức – những người học tập tại
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Tại đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một
ngành nghề, chuẩn bị cho công việc tương lai của họ. Họ được xã hội công nhận thông qua bằng
cấp đạt được trong quá trình học tập.

Sinh viên là nhưng thanh thiếu niên trẻ tuổi, từ 18 đến 25 tuổi - đang chập chững bước vào
cuộc đời. Vì vậy rất hiếu kì, thích sự tìm tòi và sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới và thích cái mới.
Nhưng từ xưa tới nay đây cũng là tầng lớp non nớt và khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã
hội,… Đây là tầng lớp chủ yếu mà TikTok hướng tới. Vì vậy hiện tại họ có một sức ảnh hưởng
vô cùng to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của ứng dụng TikTok.

2.2. Cơ sở nghiên cứu trước đây

Dạo gần đây, vấn đề này đang dần trở nên đáng quan tâm hơn hết khi ứng dụng ngày càng
phát triển với phạm vi toàn cầu cùng hàng triệu người làm video và hàng triệu người xem. Đang
dần có nhiều hơn các nghiên cứu về vấn đề này:

American Scientific Research Journal for Engineering, Technology, and Sciences (ASRJETS)
hay được dịch là Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hoa Kỳ về Kỹ thuật, Công nghệ và Khoa học đã
nêu ra trong bài viết của mình về những điều đáng lo ngại về sự ảnh hưởng của ứng dụng TikTok
với thanh thiếu niên, trong đó có sinh viên và những quan điểm của mình “TikTok Influences on
Teenagers and Young Adults Students: The Common Usages of the Application TikTok” –
những sự ảnh hưởng của TikTok lên thanh thiếu niên và thanh niên học sinh: Các cách sử dụng
phổ biến của ứng dụng TikTok. Họ đã thực hiện một cuộc khảo sát với 650 thanh thiếu niên Thái

13
Lan về cách sử dụng, thói quen và quan điểm và so sánh với những mạng xã hội khác như
Facebook, Instagram, Tinder,…

Bên cạnh đó cũng có một vài các nghiên cứu khác từ những trang báo, công ty,… như
Entrepreneur bởi công ty Piper Sandler khảo sát trên 7,100 thanh niên ở Mỹ vào 16-22/3/2022,
Kết quả nghiên cứu thưc trang sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện bưu chính viễn thông
(2020), Luận văn “Ảnh hưởng của TikTok đến việc học của sinh viên trường Đại học Ngoại
Thương Cơ sở II – TPHCM” do Nguyễn Lê Quỳnh Như và Hoàng Lê Quốc Tuấn thực hiện,…

Không những thế, vấn đề này cũng đã được quan tâm và nhắc đến trong các chương trình
truyền hình, thời sự ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Và trong tình hình dịch bệnh covid
như những năm gần đây, mọi người phải cách xa nhau, chiếc điện thoại trở thành người bạn thì
những ứng dụng như TikTok lại được chú ý và sử dụng nhiều hơn. Tự mỗi người có thể thấy rõ
điều đó ở xung quanh và chính bản thân mình.

Vì muốn hiểu rõ chi tiết và cụ thể hơn về hiện trạng của vấn đề đang được rất quan tâm này
nên nhóm chúng em đã thực hiện nghiên cứu với hơn 200 người xung quanh.

2.3. Mô hình nghiên cứu

Sinh viên

TikTok

Tác động Sử dụng

Tốt Xấu Thời gian Mục đích

Mức độ quan trọng

14
Ảnh hưởng của TikTok đến đời sống của sinh viên
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mục tiêu dữ liệu

Bài tiểu luận nghiên cứu, phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của nền tảng video âm nhạc
và mạng xã hội lớn nhất hiện nay -TikTok thông qua việc khảo sát và thu thập dữ liệu về thời
gian, mục đích sử dụng, lợi ích cũng như mặt hạn chế của TikTok đối với sinh viên thuộc các
trường đại học, cao đẳng trên khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua bài tiểu luận
này, chúng em muốn đưa ra những thực tiễn và vấn đề tồn tại trong việc sử dụng TikTok song
song theo đó là những ý kiến và đề xuất giải pháp khuyến nghị giúp TikTok trở thành một người
bạn đồng hành hữu ích đối với các bạn sinh viên trong thời kỳ bùng nổ công nghệ và mạng xã
hội đang là con dao hai lưỡi như hiện nay.

3.2. Cách tiếp cận dữ liệu

Đề tài được tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu định lượng và áp dụng mô hình dữ liệu
thời điểm, với dữ liệu được thống kê từ nguồn “Khảo sát về thói quen sử dụng TikTok của sinh
viên hiện nay” do chúng em đã thu thập từ mẫu khảo sát online.

Tên đề tài: Phân tích thói quen sử dụng TikTok của sinh viên hiện nay.

Năm: 2022

Số lượng sinh viên tham gia khảo sát: 258 người

3.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu tổng số người trưởng thành (trên 18 tuổi) sử dụng TikTok ở Việt Nam

Tên biến Định nghĩa Thang đo Nguồn

Tổng số người Là tổng số lượng Khoảng We Are Social


người trưởng thành
sử dụng TikTok ở
Việt Nam.

3.2.2 Dữ liệu sơ cấp

15
Dữ liệu được thu thập gián tiếp từ các sinh viên thuộc trường đại học Kinh tế TPHCM và các
trường đại học khác bằng hình thức khảo sát thông qua biểu mẫu.

Đối tượng thu thập dữ liệu (đối tượng khảo sát): Sinh viên thuộc đại học Kinh tế TPHCM
cũng như các trường cao đẳng, đại học khác ở Việt Nam.

Độ tuổi: sinh viên từ năm 1 đến năm 4.

Giới tính: được khảo sát ngẫu nhiên.

Tên biến Định nghĩa Thang đo Nguồn lấy biến

Giới tính Nam/ Nữ Danh nghĩa https://docs.google.com/forms/d/e/


1FAIpQLSeo9sjwnTLkiVzws3cuNk
Thời gian sử Là khoảng thời gian Tỉ lệ
9kDb-
dụng TikTok tính từ lúc cá nhân bắt
_5mYuOh9NVquShIkpQYFQ4A/
đầu sử dụng TikTok
viewanalytics
cho đến thời điểm thực
hiện khảo sát.

Thời gian sử Là khoảng thời gian mà Tỉ lệ


dụng TikTok cá nhân sử dụng
trong ngày TikTok trong một ngày.

Khoảng thời Là những khung giờ cố Danh nghĩa


gian sử dụng định trong ngày mà cá
trong ngày nhân thường sử dụng
TikTok.

Mục đích sử Học tập, giải trí, kiếm Danh nghĩa


dụng TikTok tiền, cập nhật tin tức,...

Nội dung Thú cưng, thể thao, Danh nghĩa


thường thấy nghệ thuật, thời trang,...

Lợi ích Là thuật ngữ dùng để Danh nghĩa


chỉ mức độ hài lòng,
thỏa mãn mà cá nhân
nhận được khi sử dụng

16
TikTok (giải trí, cập
nhật tin tức mới nhất,
kết nối thông tin mọi
lúc mọi nơi,...).

Bất lợi Là thuật ngữ dùng để Danh nghĩa


chỉ những nhược điểm,
tác động không tốt đến
cá nhân sử dụng
TikTok (có nhiều thông
tin sai lệch, Dễ gây
nghiện và làm xao
nhãng các việc khác,...).

Mức độ đánh Rất xấu, xấu, bình Khoảng


giá thường, tốt, rất tốt.

Cách điều tra: thông qua điền biểu mẫu khảo sát online.

3.3. Kế hoạch phân tích

3.3.1. Các phương pháp

3.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu

Độ lớn mẫu: Chọn sai số thống kê là ɛ=0,03; độ tin cậy là 95%. Ta có độ lớn mẫu là:

ɛ= zα/2 x
√ p(1− p)
n
↔ 0.03=1,96 x

0,95(1−0,95)
n
=> n=203

Vì vậy, sau khi khảo sát nhóm đã chọn ra 258 sinh viên đang theo học tại các trường đại học
trên khắp Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện dự án này.

3.3.1.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Dữ liệu sau khi thu thập xong từ mẫu khảo sát online thường rất nhiều và hỗn độn vì thế cần
xử lý, trình bày, tính toán một cách cẩn thận giúp thể hiện khái quát đặc trưng của tổng thể.

3.3.1.3. Phương pháp thống kê mô tả

17
Dữ liệu sau khi được phân tích sẽ được trình bày dưới dạng bảng và đồ thị giúp dễ quan sát,
rõ ràng, dễ hiểu hơn, mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách
tổng quát.

3.3.1.4. Phương pháp thống kê suy diễn

Dữ liệu được ước lượng, đặt ra giả thuyết sau đó tiến hành nghiên cứu, phân tích mối liên hệ,
tính toán để kiểm tra xem giả thuyết đó đúng hay sai. Từ đó bác bỏ giả thuyết sai và đưa ra kết
luận.

3.3.1.5. Phương pháp dự báo

Từ mô hình chuỗi thời gian, rút ra tính xu hướng của mô hình đó. Áp dụng hồi quy xu hướng
tuyến tính để rút ra đặc điểm mô hình chuỗi thời gian và từ đó tiếp tục dự báo cho các năm tiếp
theo.

3.3.2. Công cụ thống kê

Dữ liệu được thống kê từ docs.google.com.

3.3.3. Chương trình máy tính sử dụng:

Excel, Word.

3.4. Độ tin cậy và độ giá trị:

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ liệu thu thập:

- Khảo sát có đúng đối tượng hay không?


- Phạm vi khảo sát đã thực sự rộng và đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bảng khảo sát hay
chưa?
- Thái độ và cách thức điền bảng khảo sát của đối tượng cũng rất quan trọng.
- Nội dung câu hỏi, thứ tự sắp xếp, cách dùng từ có phù hợp với người thực hiện khảo sát
và đúng mục đích của khảo sát hay không?
- Thu thập dữ liệu phải đúng với số liệu trong kết quả bảng khảo sát

Cách đề phòng và cách khắc phục:

- Đảm bảo câu hỏi trong mẫu khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tránh thừa
dữ liệu cũng như thiếu dữ liệu cần thiết.
- Khảo sát phải đầy đủ, câu hỏi phù hợp, dễ đọc, dễ hiểu, sắp xếp theo thứ tự logic để
người tham gia có thể trả lời đúng trọng tâm.

18
- Mẫu đại diện cần khả thi, trong khả năng khảo sát được và là mẫu tối thiểu có giá trị
thống kê, phân tích
- Xử lý, xuất dữ liệu một cách chính xác, tỉ mỉ
- Sử dụng câu từ phù hợp để tạo thiện cảm cho người thực hiện khảo sát, từ đó tăng độ
chính xác của dữ liệu từ thái độ nghiêm túc.

19
CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Tổng hợp khảo sát
4.1.1. Giới tính
Bảng thống kê về giới tính sinh viên khảo sát

Giới tính Tần Tần Tần suất


số suất phần trăm

Nam 64 0.248 24.8%

Nữ 194 0.752 75.2%

Tổng 258 1.00 100%

Hầu hết sinh viên thực hiện khảo sát là Nữ - chiếm 75.2%, còn Nam chỉ chiếm 24.8%.
Có thể xem quan sát số liệu cụ thể ở bảng Thống kê về giới tính được khảo sát ở trên.
Bởi vì đa số các sinh viên đã tham gia khảo sát là những sinh viên đến từ các trường đại học đặc
thù có số nữ nhiều hơn số nam (ví dụ như có thể kể đến trường đại hoc UEH - trường có số sinh
viên tham gia khảo sát lớn nhất - có thể xem ở mục tiếp theo) nên dẫn đến sự chênh lệch khá lớn
trong tỉ lệ số nam : nữ tham gia khảo sát.

4.1.2. Trường
Bảng thống kê về trường học sinh viên khảo sát

Trường Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Đại học UEH 181 0.7 70%

Đại học Ngoại Thương 8 0.03 3%

Đại học Bách Khoa TP HCM 8 0.03 3%

20
Đại học Sư Phạm TP HCM 5 0.02 2%

Đại học Sài Gòn 4 0.015 1.5%

Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM 4 0.015 1.5%

Đại học Khác 48 0.19 19%

Tổng 258 1.00 100%

Mẫu khảo sát gồm 258 sinh viên đến từ hơn 20 trường đại học/cao đẳng khác nhau trên cả
nước, nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Và như đã đề cập ở
trên, nhìn vào bảng Thống kê Trường học các sinh viên khảo sát có thể thấy đại học UEH có số
sinh viên tham gia khảo sát nhiều nhất, chiếm đến 70% tổng thể - có đến 181 sinh viên UEH đã
tham gia. Vì nhóm khảo sát cũng là những sinh viên UEH nên có cơ hội tiếp cận khảo sát các
bạn thuộc trường đại học này dễ dàng hơn so với các trường đại học còn lại, vì vậy kết quả khảo
sát với phần phần đông là UEHer là điều khá hiển nhiên.

4.1.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng Tần Tần suất Tần suất phần trăm


số

21
Sinh viên năm 1 227 0.88 88%

Sinh viên năm 2 18 0.07 7%

Sinh viên năm 3 9 0.03 3%

Sinh viên năm 4 4 0.02 2%

Tổng 258 1.00 100%

Đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất là các bạn sinh viên năm 1- với 88% trong tổng thể,
điều này khá dễ hiểu bởi hầu hết các nhóm sinh viên thực hiện dự án môn Thống kê Ứng dụng
trong Kinh doanh để kết thúc học phần đều là các sinh viên năm 1, nên các bạn thường sẵn sàng
hỗ trợ, giúp đỡ nhau bằng việc tích cực tương tác, tham gia khảo sát của nhau. Ngoài ra còn có
sự tham gia khảo sát của các bạn sinh viên năm 2 (chiếm 7%), năm 3 (chiếm 3%) và cuối cùng là
năm 4 (chiếm tỉ lệ 2% trong tổng thể).

22
4.1.4. Thời gian đã sử dụng TikTok
Bảng thống kê về khoảng thời gian sinh viên đã sử dụng TikTok

Đã dùng được Tần Tần suất Tần suất


số phần trăm

Dưới 1 năm 125 0.48 48%

1-3 năm 110 0.43 43%

Trên 3 năm 23 0.09 9%

Tổng 258 1.00 100%

Theo bảng thống kê, hầu hết các bạn sinh viên chỉ mới tham gia “thị trường” TikTok từ
khoảng dưới 1 năm (chiếm 48% trong tổng thể - cao nhất) hay khoảng từ 1 đến 3 năm gần đây
(chiếm thứ 2 trong bảng khảo sát - 43%). Điều này là hợp lý, bởi vì với các bạn bắt đầu sử
dụng dưới 1 năm, khoảng thời gian đó trùng với đợt dịch Covid căng thẳng nhất trên cả nước
(tầm từ nửa sau tháng 5/2021), khi mà mọi hoạt động xã hội gần như buộc phải ngưng trệ, mọi
người ở nhà nhiều hơn, thời gian dường như thong thả, rảnh rang hơn nên họ có xu hướng sử
dụng mạng xã hội mạnh mẽ hơn để luôn cập nhật các tình hịch dịch bệnh trên cả nước, và thật
trùng hợp là thời điểm đó các video trên TikTok về dịch bệnh rất thu hút và được mọi người chú
ý nhiều hơn và từ đó cũng kéo theo sự bùng nổ về số lượng người dùng tham gia nền tảng
TikTok và cũng vì có nhiều thời gian rảnh hơn nên mọi người cũng tranh thủ, thỏa sức sáng tạo
các nội dung. 
Còn với những đối tượng đã dùng được từ 1-3 năm, đó là trùng với đợt nghỉ dịch đầu
tiên trên cả nước (2/2020), khi đó vì đây vẫn là một nền tảng mới mẻ, đầu tiên là các nghệ sĩ,
các bạn trẻ nổi tiếng sử dụng tạo ra những nội dung thú vị, vì sự thích thú, thích những điều mới
mẻ mà do đó TikTok cũng thu hút được số lượng lớn người tham gia trong đó có thể kể đến các
bạn đã tham gia khảo sát của chúng ta.

4.1.5. Thời gian sử dụng TikTok trong một ngày


Bảng thống kê về số thời gian sử dụng TikTok trong một ngày của sinh viên

23
Thời gian sử dụng Tần số Tần Tần suất phần trăm
suất

Dưới 30 phút 87 0.34 34%

30 phút - 1 giờ 47 0.18 18%

Trên 1 giờ 61 0.24 24%

Trên 2 giờ 26 0.1 10%

Trên 3 giờ 30 0.12 12%

Khác 7 0.02 2%

Tổng 258 1.00 100%

Lượng sinh viên sử dụng TikTok dưới 30 phút trong ngày chiếm tỉ lệ cao nhất với 37,3%
trong tổng số lượng sinh viên tham gia khảo sát.
Từ biểu đồ ta cũng có thể thấy được rằng lượng sinh viên sử dụng TikTok trên 30 phút một
ngày lớn hơn hẳn lượng sinh viên sử dụng ít hơn 30 phút một ngày (64% so với 37,3%)

24
4.1.6. Khoảng thời gian sử dụng TikTok trong ngày

Bảng thống kê quãng thời gian (buổi) sử dụng TikTok của sinh viên

Buổi Tần số Tần suất Tần suất phần


trăm

Sáng 79 0,13 13%

Trưa 90 0,15 15%

Chiều 96 0,16 16%

Tối  193 0,33 33%

Khuya 134 0,23 23%

Tổng 592 1.00 100%

Hầu hết các bạn sinh viên tham gia


khảo sát dùng TikTok vào buổi tối
(chiếm tỉ lệ 33%-cao nhất), tiếp đến vào
khoảng khuya (chiếm tỉ lệ 23%). Có thể
dễ dàng lý giải điều này- bởi tất cả các
bạn trẻ thường đã chăm chỉ, vất vả học
tập, làm việc cả một ngày dài nên họ
thường có xu hướng dùng buổi tối,
khuya để cho phép bản thân giải trí, xả
stress sau 1 ngày dài căng thẳng. Còn
các buổi khác trong ngày, chiếm tỉ lệ khá
tương đương nhau sáng (13%), trưa (15%) và chiều (16%).

4.1.7. Mục đích sử dụng TikTok của sinh viên


Bảng thống kê mục đích sử dụng TikTok của sinh viên

25
Mục đích Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Học tập 126 0.251 25.1%

Giải trí 244 0.487 48.7%

Kiếm tiền 15 0.03 3%

Cập nhật tin 114 0.228 22.8%


tức

Khác 2 0.004 0.4%

Tổng 501 1.00 100%

Đồ thị Histogram sau đây nhằm minh họa một cách trực quan hơn về mục đích sử dụng
TikTok của sinh viên trường cao đẳng, đại học.

Nhìn vào biểu đồ Histogram trên, ta có thể nhận thấy rằng mục đích sử dụng TikTok của sinh
viên đang hơi lệch phải.

26
Lượng sinh viên sử dụng TikTok với mục đích giải trí tỏ ra vượt trội so với phần còn lại khi
đạt tỉ lệ 48,7%. Xếp lần lượt ở hai vị trí tiếp theo lần lượt là học tập và cập nhật tin tức với tỉ lệ
không chênh lệch nhiều so với nhau (25,1% và 22,8%)

Trong khi đó, lượng sinh viên sử dụng với mục đích kiếm tiền chỉ đạt tỉ lệ “khiêm tốn” 3% và
sử dụng với mục đích khác là 0,4%.

4.1.8. Nội dung thường thấy trên TikTok

Bảng thống kê nội dung thường thấy trên TikTok

Nội dung Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Thú cưng 100 0.133 13.3%

Thể thao 73 0.097 9.7%

Nghệ thuật 192 0.255 25.5%

Thời trang 162 0.215 21.5%

Giáo dục 124 0.164 16.4%

Văn hóa, lịch sử, chính trị 85 0.112 11.2%

Khác 18 0.024 2.4%

Tổng  754 1.00 100%

27
Phân phối về các nội dung bạn thường xem lệch về phía phải

Các nội dung xuất hiện trên TikTok phải nói là rất đa dạng và phong phú. Nhưng dường như
mọi người vẫn dành sự ưu tiên cho thế giới showbiz cho nên các video về nghệ thuật vẫn được
mọi người xem nhiều nhất (192 lượt bình chọn - chiếm 25.5% trên tổng thể). 

Đứng thứ 2 là các video về Thời trang (chiếm tỉ lệ 21.5%) bởi thời trang hay những nhu cầu
may mặc vẫn là một trong những nhu cầu thiết yếu và cơ bản nhất của con người. 

Tiếp sau đó là các vlog về Giáo dục (xuất hiện mạnh mẽ từ hashtag #LearnonTikTok) chiếm
tỉ lệ 16.4 %, nội dung Thú cưng xếp ngay sau đó (với tỉ lệ 13.3 %), Văn hóa-chính trị- lịch sử
chiếm 11.2% trong tổng thể, Thể thao thì được 73 lượt chọn - chiếm khoảng 9.7% và cuối cùng
là một vài nội dung khác như ẩm thực, các nội dung đang trendy nói chung,... chiếm 2.4%.

4.1.9. Những lợi ích của TikTok cho người dùng (sinh viên)

Bảng thống kê về lợi ích của TikTok cho người dùng

Lợi ích Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Giải trí 241 0.31 31%

Biết thêm nhiều kiến thức mới 179 0.23 23%

Kết nối thông tin mọi lúc mọi nơi 111 0.14 14%

28
Cập nhật những tin tức mới nhất 137 0.18 18%

Tạo ra thu nhập cho người sáng tạo nội dung 107 0.14 14%

Tổng 775 1.00 100%

Phân phối về lợi ích mà TikTok mang lại cho sinh viên lệch phải.
Khảo sát thu được từ 258 người cùng với 775 ý kiến đã đưa ra cho chủ đề lợi ích mà TikTok
mang lại. Trong đó, Giải trí là lợi ích mà sinh viên cho rằng TikTok  đã đáp ứng cho họ chiếm tỉ
lệ cao nhất (với 241 lượt bầu chọn- chiếm đến 31% trong tổng thể). Cũng như đã đề cập ở các
phần trên, sau một ngày làm việc mệt mỏi, dài dằn dặt thì nhu cầu được giải trí là rất lớn nên đây
xem như là điều dễ hiểu.
Ngoài những nội dung giúp giải trí thì như khảo sát ở câu hỏi trên các video về nội dung giáo
dục cũng rất được các bạn trẻ quan tâm bởi vậy nên đã có đến 179 lượt chọn lợi ích “Biết thêm
nhiều kiến thức mới” (cao thứ 2 - chiếm đến 23%) , họ là những người trẻ và luôn khao khát
muốn học hỏi nhiều điều mới mẻ và thông qua những video trên TikTok họ biết thêm được
không những kiến thức chuyên môn mà còn các kiến thức, kĩ năng, mẹo vặt trong cuộc sống.
Sau đó, có đến 137 lựa chọn chiếm  18% trong tổng số ý kiến cho rằng TikTok  giúp cho họ
dễ dàng trong việc cập nhật tin tức mới nhất. Đây là điều rất dễ hiểu các bạn gen Z luôn rất sẵn
sàng, nhanh nhạy trong việc cập nhật thông tin, không những là về showbiz, về các trend mà còn

29
các tin tức về dịch Covid, hay các tin tức nóng hổi ở chiến sự Nga-Ukraina,... các bạn gen Z
không bao giờ mong mình lạc hậu hay nói theo ngôn ngữ gen Z là trở nên tối cổ.
Tiếp đó là kể đến lợi ích “Kết nối thông tin mọi lúc mọi nơi” (chiếm tỉ lệ 14%)., Tương tự với
lợi ích vừa kể trên, không thật sự quá mới mẻ bởi  nhờ đặc tính nhanh chóng, nóng hổi, tiện lợi
vốn có của các mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng nên các thông tin thường lan rất
nhanh và dễ dàng tiếp cận với mọi người dù là ở bất kì đâu, bất kì thời điểm nào bởi các mạng xã
hội sẽ không bao giờ “ngủ” cả.
Cuối cùng là với 107 ý kiến trong tổng số 775 ý kiến (chiếm khoảng 14%) cho rằng một trong
những  lợi ích có thể kể đến của TikTok là “Tạo ra thu nhập”. Lợi ích này đặc biệt chỉ áp dụng
và có lợi đối với những bạn trẻ hành nghề “TikToker” cho nên lợi ích này có vẻ không được phổ
biến và nổi bật bằng các lợi ích đã nêu.

4.1.10 Những bất lợi của TikTok đối với người dùng (sinh viên)

Bảng thống kê về những bất lợi của TikTok đối với sinh viên

Bất lợi Tần Tần Tần suất


số suất phần trăm

Có nhiều thông tin sai lệch 191 0.242 24.2%

Dễ gây nghiện và làm xao nhãng các việc khác 210 0.267 26.7%

Ảnh hưởng đến sức khỏe 97 0.123 12.3%

Dễ tiếp cận với văn hóa ứng xử bạo lực của mạng xã 127 0.161 16.1%
hội

Một số nội dung độc hại ảnh hưởng xấu 161 0.204 20.4%

Khác 2 0.003 0.3%

Tổng 788 1.00 100%

Từ dữ liệu thu thập ở bảng trên, ta có biểu đồ sau đây:

30
Biểu đồ Histogram thống kê về tác hại của TikTok đối với sinh viên đang lệch phải.

Với số lượng 258 sinh viện được khảo sát, nhóm đã thu được tổng cộng 788 phản hồi về các
tác hại của TikTok. Trong số này, dễ gây nghiện và làm xao nhãng các việc khác chính là tác hại
phổ biến nhất với tổng số 210 phản hồi, chiếm tỉ lệ 26,7% trong tổng số các ý kiến được thống
kê. Có thể nói đây là một hiện tượng khá phổ biến xảy ra trong giới trẻ hiện nay, gây ra sự sụt
giảm về hiệu quả học tập cũng như công việc. Tuy nhiên vì khảo sát được thực hiện ở sinh viên -
lứa tuổi đã được xem là trưởng thành nên có thể tự phân bổ thời gian một cách hợp lí hơn cho
các hoạt động giải trí, nếu ta mở rộng phạm vi khảo sát ra các lứa tuổi nhỏ hơn như ở học sinh
phổ thông, tỉ lệ gây nghiện còn có thể sẽ lớn hơn.

Kế đến, những tác hại liên quan đến cập nhật thông tin sai lệch “bám sát” ngay phía sau với
191 lựa chọn, chiếm tỉ lệ 24,2%. Quả thực ngày nay, không khó để chúng ta bắt gặp các thông
tin sai lệch nhằm câu tương tác từ người xem gây ra không ít sự hiểu nhầm nếu như không được
tìm hiểu kĩ. Hiện tượng đặc biệt trở nên rất phổ biến khi đất nước ta còn ở trong giai đoạn giãn
cách vì dịch Covid-19, làm dấy lên những nỗi bất an từ người dân cũng như sự phẫn nộ từ cộng
đồng mạng. Bên cạnh đó, còn là những thông tin mang tính chất chống phá nhà nước được đưa
ra bởi các tài khoản ở nước ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng yêu nước của một bộ
phận giới trẻ.

Xếp ở vị trí thứ ba là các nội dung độc hại- xấu chiếm tỉ lệ 20,4% hay tương đương với 161
lựa chọn. Đây chính là những “loại rác” của TikTok nói chung. Hiện tượng này bắt nguồn từ
việc câu view bất chấp của 1 nhóm TikToker, có thể bao gồm: mặc các trang phục không phù

31
hợp và làm các hành động mang tính khiêu gợi; các nội dung nhảm nhí, không mang tính giáo
dục như “thử thách 24h làm chó”, các video tiêu cực hướng con người đến cái chết,... Những
video như vậy cần nhanh chóng được loại bỏ nhằm trả lại một cộng đồng TikTok trong sạch,
lành mạnh cho mọi người.

Xếp ở những vị trí cuối cùng là dễ tiếp cận với văn hóa ứng xử bạo lực của mạng xã hội và
ảnh hưởng đến sức khỏe, lần lượt chiếm tỉ lệ 16,1% và 12,3% (tương đương 127 và 97 lựa chọn).
Nếu như lối văn hóa ứng xử không đúng mực như những bình luận tiêu cực, mang tính xúc
phạm, phân biệt vùng miền có thể gây ra những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lí thì những ảnh
hưởng đến sức khỏe sẽ tác động trực tiếp đến người sử dụng. Chúng có thể bao gồm suy giảm về
thị lực, uể oải do cả ngày “dán mắt” vào điện thoại, cơ thể suy nhược do ăn uống thất thường,...

4.1.11. Những tác động của TikTok lên sinh viên

TikTok ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Tần số Tần suất Tần suất

phần trăm

Rất xấu 1 0.003 0.3%

Xấu 12 0.047 4.7%

Bình thường 181 0.702 70.2%

Tốt 56 0.217 21.7%

Rất tốt 8 0.031 3.1%

Tổng 258 1.00 100%

32
Từ biểu đồ phân phối Histogram trên, ta thấy được tác động của TikTok lên đời sống sinh
viên cao dần tới giữa biểu đồ thì thấp xuống lại.
Đã có đến 181 sinh viên cho rằng tác động của TikTok lên họ là bình thường, chiếm tỉ lệ lên
đến 70.2% - cao nhất trong tổng số 258 sinh viên. Tiếp đến là sinh viên cảm thấy tác động của
TikTok là tốt - chiếm tỉ lệ 21.7%, sau đó có 4.7% tổng số sinh viên nhận thấy TikTok ảnh hưởng
xấu đến cuộc sống của họ. Trong khi đó có 8 trên 258 sinh viên (chiếm tỉ lệ 3.1%) lại thấy ảnh
hưởng của TikTok lên họ là rất tốt. Cuối cùng, sinh viên cảm thấy nền tảng này là đang có vấn
đề, là rất xấu chiếm tỷ lệ thấp nhất - chỉ 0.3 %.

4.1.12. Mức độ cảm nhận về các trào lưu trên TikTok


Bảng thống kê mức độ cảm nhận về các trào lưu trên TikTok

Bạn cảm thấy như thế nào về các trào lưu trên Tần Tần Tần suất
TikTok? số suất phần trăm

Rất xấu 6 0.02 2%

Xấu 14 0.06 6%

Bình thường 186 0.72 72%

33
Tốt 44 0.17 17%

Rất tốt 8 0.03 3%

Tổng 258 1.00 100%

Từ biểu đồ phân phối Histogram trên, cũng tương tự mục trước, ta thấy được tác động của
TikTok lên đời sống sinh viên cao dần tới giữa biểu đồ thì thấp xuống lại.
Các cảm giác, đánh giá mà các sinh viên nhận thấy TikTok ảnh hưởng đến họ như nào (phía
mục trên) cũng ít nhiều bị tác động bởi các trào lưu trên TikTok → đó là lý do câu hỏi khảo sát
này ra đời.
Đã có đến 186 sinh viên cảm thấy các trào lưu mà họ thấy trên TikTok là bình thường, chiếm
tỷ lệ cao nhất lên đến 70% trong tổng thể. Tiếp đến là sinh viên dành lời khen ngợi cho các trào
lưu trên TikTok - họ nhận thấy các trào lưu này tốt - chiếm tỉ lệ 17%.  Trong khi đó có 6% tổng
số lại thấy các trào lưu này là xấu. Tuy nhiên vẫn có 3% trên tổng số 258 sinh viên đã tham gia
khảo sát nhận các trào lưu này là rất tốt. Cuối cùng, sinh viên cảm thấy các trào lưu trên TikTok
không có gì tốt đẹp là rất xấu chiếm tỉ lệ 2% (thấp nhất).

4.1.13. Những hoạt động sinh viên hay làm khi không sử dụng TikTok.

34
NAM

Việc thay thế Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Sử dụng mạng xã hội khác 44 0.4 40%

Mua sắm 8 0.073 7.3%

Đọc sách 26 0.236 23.6%

Tập thể dục 29 0.264 26.4%

Khác 3 0.027 2.7%

Tổng 110 1 100%

NỮ

Việc thay thế Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Sử dụng mạng xã hội khác 146 0.377 37.7%

Mua sắm 66 0.17 17%

Đọc sách 102 0.264 26.4%

Tập thể dục 66 0.17 17%

Khác 7 0.019 1.9%

Tổng 387 1.00 100%

35
Nhìn chung, cả nam sinh và nữ sinh đều có tỷ lệ phần trăm những việc làm khi không dùng
TikTok khá tương đồng nhau ở một số việc như: sử dụng MXH khác, đọc sách, và mục “khác”.
Có sự chênh lệch tỉ lệ phần trăm ở việc mua sắm và việc tập thể dục, thể thao giữa nam và nữ.

Cả nam sinh và nữ sinh đều dùng phần lớn thời gian của họ để dùng các mạng xã hội khác
thay vì dùng TikTok (ở nam chiếm tới 40%; ở nữ chiếm 37.7% - đều đứng cao nhất). Điều này
có thể dễ hiểu vì các mạng xã hội có đặc tính nhanh chóng, tiện lợi, giúp ích cho sinh viên cả
trong học tập lẫn công việc hay cuộc sống, các bạn cần kết nối với nhau để cùng nhau chạy
deadline, cùng nhau trao đổi kiến thức hay mọi chuyện trong cuộc sống nữa,...

Tiếp đến, đối với nam sinh, các bạn thường có xu hướng dành nhiều thời gian để rèn luyện
sức khỏe như tập thể dục, chơi thể thao: tập gym, đá bóng, chơi bóng rổ,... nên đã có đến 26.4%
sự lựa chọn của các nam sinh (29 bạn) - đứng thứ 2. Bên cạnh đó, vì nhu cầu giữ dáng sao cho
đẹp, cho chuẩn nên tỉ lệ phần trăm các bạn nữ tập thể dục, thể thao thay vì lướt TikTok cũng rất
lớn, chiếm 17% trong tổng thể với 66 lá phiếu.

Dù thời đại công nghệ có hiện đại thu hút giới trẻ ra sao thì những giá trị mà việc đọc sách
truyền thống vẫn đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống. Do đó, là nam hay nữ thì nhu cầu học hỏi,
biết thêm tri thức là rất lớn cho nên tỉ lệ phần trăm các bạn sinh viên chọn đọc sách khi ngừng sử
dụng TikTok cũng không hề nhỏ (ở nam sinh là 23.6%, ở nữ sinh thì lên đến 26.4%).

Có lẽ vì vẫn còn là sinh viên, chưa có nguồn thu nhập cá nhân ổn định, còn phụ thuộc vào bố
mẹ khá nhiều, và đặc biệt với 1 lượng rất lớn tham gia khảo sát là những sinh viên năm nhất nên
hoạt động mua sắm không diễn ra thật sự mạnh mẽ nếu phải thay thế việc lướt TikTok vì hoạt
động này xa xỉ mà hơn nữa chúng ta còn đang sống ở TP Hồ Chí Minh, một thành phố có mức
sống khá cao nữa. Do đó chỉ có 7.3% sinh viên nam, 17% sinh viên nữ trong tổng thể chọn mua
sắm nếu không dùng TikTok.

36
Cuối cùng, nhìn tổng thể biểu đồ tròn có thể kết luận các hoạt động bổ ích khác nếu không
đắm chìm vào TikTok mà các bạn sinh viên có thể chọn là rất đa dạng và hợp lý chứng tỏ các
bạn sinh viên cũng rất ý thức được việc nếu quá dấn thân, dành nhiều thời gian cho TikTok là
không hề hay một chút nào.  

4.1.14. Việc sáng tạo nội dung trên TikTok của các bạn sinh viên

Sáng tạo Tần số Tần suất Tần suất


nội dung phần trăm

Chưa từng 185 0.72 72%

Đã từng 73 0.28 28%

Tổng 258 1.00 100%

Phần lớn các bạn sinh viên tham gia thị trường TikTok này với vai trò là một người xem, một
người thưởng thức hơn là một “nghệ sĩ”, thể hiện qua việc có đến 72% - tương ứng với 185 trên
tổng số 258 sinh viên chưa từng sáng tạo nội dung, tạo ra những đứa con tinh thần cho bản thân;
chỉ mới có 73 bạn sinh viên là đã từng làm điều đó - chiếm 28% trong tổng số.

4.1.15. Việc sáng tạo nội dung trên TikTok trong tương lai

Sẽ sáng tạo nội Tần số Tần suất Tần suất


dung trong phần trăm
tương lai chứ?
Có khoảng 47% sinh viên sẽ sẵn

Sẽ  121 0.47 47% sàng sáng tạo nội dung, trình các sản
phẩm ra mắt mọi người. Nhưng phần
Sẽ không 137 0.53 53% đông hơn (53%) vẫn chọn lối sống
của người khán giả khi tiếp tục không
Tổng 258 1.00 100% sáng tạo nội dung trên TikTok. 

37
4.1.16. Mức độ thời lượng sử dụng TikTok trong ngày giữa sinh viên nam và sinh viên
nữ.

Thời gian sử dụng Tần số Tần Tần suất phần trăm


suất

Dưới 30 phút 87 0.34 34%

30 phút - 1 giờ 47 0.18 18%

Trên 1 giờ 61 0.24 24%

Trên 2 giờ 26 0.1 10%

Trên 3 giờ 30 0.12 12%

Khác 7 0.02 2%

Tổng 258 1.00 100%

Mức độ thời lượng sử dụng TikTok trong một ngày của nam và nữ được cho trong bảng so
với mức độ thời lượng sử dụng/ 1 ngày tối đa có thể là 5. Bảng này chỉ gồm 64 nam và 187 nữ từ
258 mẫu khảo sát (có thiếu đi 7 bạn sinh viên đã chọn lựa chọn “Khác” cho câu hỏi này khiến
chúng em không thể biết rõ chính xác mỗi ngày bạn dùng bao nhiêu thời gian để đánh giá đúng
mức).
Thang đo thời gian sử dụng trong 1 ngày

38
Từ bảng trên, giả thuyết đặt ra với độ tin cậy là 95%, có sự khác nhau giữa mức độ thời lượng
sử dụng TikTok trong 1 ngày giữa sinh viên nam và sinh viên nữ hay không?
Ta có:

Mức độ trung bình về thói quen sử dụng TikTok ở nữ:

x 1=
∑ xi × f i = 59 × 1+34 ×2+47 × 3+21 ×4 +26 ×5 = 482 ≈ 2,58
n1 187 187

Mức độ trung bình về thói quen sử dụng TikTok ở nam:

x 2=
∑ x i × f i = 28× 1+ 13× 2+14 ×3+5 × 4+ 4 × 5 = 136 ≈ 2,12
n2 64 64

Phương sai:

Ở nữ: s1
2
=
∑ f i ×( x i−x 1)
2
=1,933
n1−1

2
Ở nam s2 =
∑ f i ×(x i−x 2)2 =1,515
n2−1

Độ lệch chuẩn:

Ở nữ: s1= √ s12 ≈1,39

Ở nam: s2= √ s22 ≈1,23

Đầu tiên, ta tính ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% cho chệnh lệch trung bình tổng thể
mức độ về thói quen sử dụng TikTok giữa sinh viên nữ và sinh viên nam. Dữ liệu mẫu cho ta
biết n1= 187, x 1=2,58 , s1= 1,39 cho sinh viên nữ và n2 = 64, x 2=2,12, s2= 1,23 cho sinh viên
nam.

39
Tính bậc tự do cho t α/ 2 như sau:
2 2 2
s1 s2 1,392 1,232 2
( + ) ( + )
n1 n2 187 64
df = = =14,635 ≈14
1 s12 2 1 s 22 2 1 1,392 2 1 2,122 2
×( ) + ×( ) ×( )+ ×( )
n1−1 n1 n2−1 n2 187−1 187 64−1 64

Ta làm tròn xuống bậc tự do thành 14 để có giá trị t lớn hơn và ước lượng khoảng thận trọng
hơn.

Ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% cho chênh lệch trung bình mức độ về thói quen sử
dụng TikTok giữa sinh viên nữ và sinh viên nam như sau: :

x 1−x 2 ± t α ×
2 √
s 12 s 22
+
n1 n 2


2 2
=2,58−2,12± 2,145 × 1,39 + 1,23
187 64

¿ 0,46 ± 0,39

Ước lượng khoảng của chênh lệch trung bình tổng thể về thói quen sử dụng TikTok của sinh
viên nữ và sinh viên nam là 0,46, sai số biên là 0,39 và ước lượng khoảng với độ tin cậy là 95%
là từ 0,46 - 0,39 = 0,07 đến 0,46 + 0,39 = 0,85.

Gọi μ1 , μ 2 là mức độ trung bình về thói quen sử dụng TikTok của sinh viên nữ và sinh viên
nam.

Theo như đề bài đã đặt ra ta có kiểm định giả thuyết như sau:

H o =μ 1−μ2=0 (không có sự chênh lệch mức độ về thói quen sử dụng TikTok trung bình giữa
sinh viên nam và sinh viên nữ)

H α =μ1 −μ 2 ≠ 0 (có sự chênh lệch mức độ về thói quen sử dụng TikTok trung bình giữa sinh viên
nam và sinh viên nữ)

Ta sử dụng mức ý nghĩa: α =0.05 , độ tin cậy là 95 %

Theo như trên vừa tính:

μ1−μ 2=( 0,07 ;0,85 ) >0

μ1−μ 2>0 → Bác bỏ H o

40
Với độ tin cậy 95% thì mức độ thói quen sử dụng TikTok trung bình của sinh viên nam và
mức độ thói quen sử dụng TikTok trung bình của sinh viên nữ có sự khác nhau. Nhìn chung,
mức độ thói quen sử dụng TikTok trung bình của sinh viên nữ có phần lớn hơn mức độ thói quen
sử dụng TikTok trung bình của sinh viên nam. Có thể sự chênh lệch này đến từ việc sáng tạo nội
dung của các bạn nữ nhiều hơn các bạn nam do các bạn nam còn ngại. Tuy nhiên sử chênh lệch
này không quá nhiều.

4.2. Tổng số người sử dụng TikTok tại Việt Nam

Từ việc khảo sát số sinh viên sử dụng TikTok và thói quen sử dụng TikTok của sinh viên, ta
cùng tìm hiểu nghiên cứu số người dùng TikTok tại Việt Nam từ năm 2017 đến 2021. Từ đó dự
báo số người dùng TikTok tại Việt Nam từ 2022-2025. 

Tổng số người dùng TikTok tại Việt Nam từ 2017-2021 được thể hiện trong bảng dưới đây
(theo Social Media Report Viet Nam 2020):

(Đơn vị: triệu người)

Năm  2017 2018 2019 2020 2021

Tổng số người dùng TikTok 1.04 6.16 12.88 15.66 16.69

Nhìn vào biểu đồ ta thấy được: 

 Từ năm 2017 đến 2019: có sự tăng mạnh, nhanh chóng (22.84 triệu người)

 Từ năm 2019 đến 2021: tăng dần theo thời gian (3.81 triệu người)

41
Nhìn tổng quát ta thấy được người dùng TikTok tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh những
năm gần đây.

Vậy từ dữ liệu đã cho, ta có thể dự báo tổng số người sử dụng TikTok tại Việt Nam trong 4
năm tiếp theo (năm 2022-2025). Cụ thể qua từng năm tổng số người dùng TikTok gia tăng là bao
nhiêu?

Ta có phương trình tuyến tính xu thế:

T = b 0 + b1 x t

Trong đó: T: Tổng lượng người sử dụng TikTok ở kỳ t

    b0: Tung độ gốc của đường xu hướng 

    b1: Độ dốc của đường xu hướng 

     t: Thời gian 

Ta có:
n

∑ (t−t ) ×( Y t−Y ) 40,8


b 1= t =1 = =4,08
n
10
∑ (t−t)2
t =1

b 0=Y −b1 × t=10,48−4,08 ×3=−1,76

Ta có phương trình xu thế tuyến tính:

T = -1,76 + 4,08 × t

Tổng số lượng người sử dụng TikTok năm 2022-2025 được dự báo như sau:

Năm 2022: T 6=−1,76+ 4,08 ×6=22,72 (triệu người)

Năm 2023: T 7=−1,76+ 4,08 ×7=26,8 (triệu người)

Năm 2024: T 8=−1,76+ 4,08 ×8=30,88 (triệu người)

Năm 2025: T 9=−1,76+ 4,08 ×9=34,96 (triệu người)

 Nhận xét:

Tổng số người sử dụng TikTok tại Việt Nam tăng trung bình 4,08 triệu người/năm. Từ đó có
thể thấy được số lượng người dùng mạng xã hội tiếp cận với TikTok ngày càng phát triển tăng
dần qua từng năm. Thực tế, ta cũng có thể thấy được mọi người xung quanh trong cuộc sống đặc

42
biệt là lứa tuổi Gen Z, sinh viên, học sinh… ngày càng sử dụng TikTok một cách rộng rãi nhằm
đáp ứng các nhu cầu riêng đồng thời thị trường TikTok ngày càng thu hút một số lượng lớn
người sử dụng từ các mạng xã hội trước đó từ Facebook, Instagram,.. chuyển sang. Ngoài ra trên
thế giới, nếu như TikTok không được cấm ở một số quốc gia thì con số lượng người sử dụng
trong thị trường truyền thông còn tăng một cách kinh khủng.

43
CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN


5.1. Đề xuất giải pháp

Như đã trình bày ở chương 1, vấn đề nghiên cứu của nhóm là khảo sát về thói quen sử dụng
TikTok của sinh viên hiện nay. Sau khi thực hiện khảo sát và phân tích, chúng ta có thể thấy rõ
rằng mặc dù mục đích của mỗi người khi tham gia nền tảng TikTok rất đa dạng song có một
điểm chung là TikTok được rất nhiều bạn trẻ xem như một phần quan trọng không thể thiếu
trong cuộc sống hàng ngày. Vậy các bạn trẻ có thật sự sử dụng và khai thác các giá trị trên nền
tảng này một cách phù hợp và an toàn hay chưa, đó còn là một vấn đề rất đáng quan tâm. Vì vậy
chúng ta cần phải có những giải pháp tối ưu để có thể giúp các bạn khám phá, học hỏi và phát
triển bản thân một cách hiệu quả và an toàn. Đó cũng chính là mục đích của dự án mà nhóm đã
đưa ra trước đó.

5.1.1 Về phía sinh viên

Một số giải pháp mà nhóm đã đưa ra nhằm có thể giải quyết các vấn đề trước đó:

- Nắm rõ luật An ninh mạng, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng xử khi tham gia TikTok và tuyên
truyền, chia sẻ với mọi người xung quanh.
- Nắm rõ các Tiêu chuẩn cộng đồng và Nguyên tắc thực thi pháp luật của TikTok và nghiêm
túc tuân thủ.
- Xác định rõ mục đích sử dụng của bản thân để có thể kiểm soát nó tốt nhất có thể.
- Cài đặt những ứng dụng quy định thời gian sử dụng và nghiêm túc thực hiện.
- Cảnh giác với các hành vi lừa đảo và tự giác bảo mật thông tin cá nhân.
- Theo dõi những kênh TikTok phù hợp với lứa tuổi, mục đích sử dụng và biết chọn lọc, tiếp
thu những thông tin chính thống.
- Không bình luận, tung tin đồn sai sự thật hay bạo lực mạng với người khác.
- Có thể tận dụng cả thời gian giải trí khi sử dụng TikTok để biết thêm nhiều điều bổ ích bằng
việc theo dõi và xem các livestream của các kênh giáo dục hay dạy ngoại ngữ miễn phí, hoặc
kênh của những người truyền cảm hứng, những lĩnh vực mà bản thân quan tâm...
- Chia sẻ với những người xung quanh những nội dung bổ ích mà mình đã xem và rút ra bài
học.

44
- Nếu có ý tưởng, hãy tự tin lập một kênh TikTok sáng tạo nội dung để có thể phát triển bản
thân, tạo nên thương hiệu và khẳng định giá trị của mình thông qua các tài nguyên của
TikTok.
- Tiếp thu một cách có chọn lọc, giữ vững lập trường, không chạy theo xu hướng và xây dựng
nội dung phải phù hợp với đạo đức, chuẩn mực xã hội, tuân thủ pháp luật cũng như phù hợp
với thuần phong mỹ tục.
- Không để bản thân phụ thuộc hay bị điều khiển bởi TikTok và không lợi dụng TikTok để lừa
gạt người khác nhằm đem lại lợi ích cho bản thân.
- Dành thời gian cho bạn bè, gia đình hay tìm kiếm những sở thích khác để có thể giải trí, nâng
cao sức khỏe thay vì dành toàn bộ thời gian rảnh lướt TikTok.

5.1.2. Về phía người dân Việt Nam

Từ những thói quen sử dụng TikTok của sinh viên hiện nay, và những giải pháp dành cho
sinh viên mà nhóm đã đưa ra ở trên là cơ sở để chúng ta có thể rút ra được một số đề xuất để
giúp người dân Việt Nam nói chung sử dụng TikTok một cách hợp lý hơn

- Xác định rõ mục đích sử dụng và thời gian sử dụng hợp lý trong ngày để không bị điều
khiển, cũng như phụ thuộc vào TikTok.
- Theo dõi những kênh TikTok bổ ích về gia đình, giáo dục, giải trí, mẹo vặt, thể thao,...
- Chỉ tiếp thu những thông tin chính thống, không chia sẻ hay mù quáng tin vào những thông
tin không đúng sự thât.
- Dành thời gian nhiều hơn để chăm sóc, quan tâm đến gia đình như tổ chức đi du lịch, dã
ngoại, quây quần nói chuyện, tâm sự cùng nhau,...thay vì dành toàn bộ thời gian nghỉ ngơi để
lướt TikTok.
- Theo dõi, quan tâm cũng như hướng dẫn cách sử dụng TikTok phù hợp cho các bạn trẻ vị
thành niên để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.
- Trò chuyện, tâm sự cùng các bạn trẻ cũng như mọi người trong gia đình để biết nhu cầu
nguyện vọng của họ và hết mình ủng hộ, giúp đỡ nếu như có thành viên có ý tưởng sáng tạo
nội dung phù hợp trên TikTok.
- Chia sẻ những điều hay đã học được trên TikTok hay cách sáng tạo nội dung để kiếm thêm
thu nhập đến những người xung quanh.

5.1.3. Về phía Nhà nước

Bên cạnh các cá nhân, tập thể thì Nhà nước cũng phải có những giải pháp để giúp cho cộng
đồng TikTok an toàn hơn, hiệu quả hơn và dưới đây là một số đề xuất mà nhóm đã đưa ra:

45
- Theo dõi và nắm bắt tình hình sử dụng TikTok của người dân cũng như nhu cầu sử dụng của
từng lứa tuổi.
- Tăng cường công tác an ninh mạng, giám sát các hành vi sai trái để kịp thời chấn chỉnh và
tạo được một cộng đồng TikTok an toàn, văn minh.
- Tuyên truyền, phổ cập cho người dân về TikTok , các mặt tích cực, tiêu cực cũng như cách
sử dụng đến người dân.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để nâng cao ý thức, giúp học sinh, sinh viên có thêm các
kiến thức trong việc sử dụng TikTok.
- Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức sáng tạo nội dung TikTok không phù hợp với những quy
định mà pháp luật đã ban hành hay chuẩn mực đạo đức xã hội.

5.2. Kết luận

Bài tiểu luận này đã trình bày được mức độ ảnh hưởng, lợi ích, bất lợi, tác động, thời gian sử
dụng, việc sáng tạo nội dung trên TikTok đối với sinh viên thông qua 258 bạn đến từ hơn 20
trường đại học/cao đẳng khác nhau trên cả nước, nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là ở địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.

Theo như kết quả khảo sát ở trên chúng ta có thể thấy các bạn sinh viên chỉ mới tham gia “thị
trường” TikTok từ khoảng dưới 1 năm (chiếm 48% trong tổng thể - cao nhất) hay khoảng từ 1
đến 3 năm gần đây (chiếm thứ 2 trong bảng khảo sát - 43%). Lượng sinh viên sử dụng TikTok
dưới 30 phút trong ngày chiếm tỉ lệ cao nhất với 37,3% trong tổng số lượng sinh viên tham gia
khảo sát và thấp hơn hẳn lượng sinh viên sử dụng TikTok trên 30 phút một ngày ( 64% so với
37,3%). Hầu hết các bạn sinh viên tham gia khảo sát dùng TikTok vào buổi tối (chiếm tỉ lệ 33%
- cao nhất), tiếp đến vào khoảng khuya (chiếm tỉ lệ 23%). Còn các buổi khác trong ngày, chiếm
tỉ lệ khá tương đương nhau sáng (13%), trưa (15%) và chiều (16%).

Về mục đích sử dụng: Lượng sinh viên sử dụng TikTok với mục đích giải trí tỏ ra vượt trội so
với phần còn lại khi đạt tỉ lệ 48,7%. Xếp lần lượt ở hai vị trí tiếp theo lần lượt là học tập và cập
nhật tin tức với tỉ lệ không chênh lệch nhiều so với nhau (25,1% và 22,8%). Trong khi đó, lượng
sinh viên sử dụng với mục đích kiếm tiền chỉ đạt tỉ lệ “khiêm tốn” 3% và sử dụng với mục đích
khác là 0,4%.

Về nội dung thường thấy trên TikTok: các video về nghệ thuật vẫn được mọi người xem
nhiều nhất (192 lượt bình chọn - chiếm 25,5% trên tổng thể). Đứng thứ 2 là các video về Thời
trang (chiếm tỉ lệ 21,5%). Tiếp sau đó là các vlog về Giáo dục chiếm tỉ lệ 16,4 %, nội dung Thú
cưng xếp ngay sau đó (với tỉ lệ 13,3 %), Văn hóa - chính trị - lịch sử chiếm 11,2% trong tổng

46
thể, Thể thao thì được 73 lượt chọn - chiếm khoảng 9,7% và cuối cùng là một vài nội dung khác
như ẩm thực, các nội dung đang trendy nói chung,... chiếm 2,4%.

Về những lợi ích của TikTok cho người người dùng (sinh viên): giải trí là lợi ích mà sinh viên
cho rằng TikTok đã đáp ứng cho họ chiếm tỉ lệ cao nhất (với 241 lượt bầu chọn - chiếm đến
31% trong tổng thể), 179 lượt chọn lợi ích “Biết thêm nhiều kiến thức mới” (cao thứ 2 - chiếm
đến 23%), có đến 137 lựa chọn chiếm 18% trong tổng số ý kiến cho rằng TikTok giúp cho họ dễ
dàng trong việc cập nhật tin tức mới nhất, lợi ích “Kết nối thông tin mọi lúc mọi nơi” (chiếm tỉ lệ
14%) và 107 ý kiến trong tổng số 775 ý kiến (chiếm khoảng 14%) cho rằng một trong những lợi
ích có thể kể đến của TikTok là “Tạo ra thu nhập”.

Về những bất lợi của TikTok đối với người dùng (sinh viên): có tổng cộng 788 phản hồi về
các tác hại của Tiktok trong đó dễ gây nghiện và làm xao nhãng các việc khác chính là tác hại
phổ biến nhất với tổng số 210 phản hồi, chiếm tỉ lệ 26,7%. Kế đến, những tác hại liên quan đến
cập nhật thông tin sai lệch “bám sát” ngay phía sau với 191 lựa chọn, chiếm tỉ lệ 24,2%. Xếp ở vị
trí thứ ba là các nội dung độc hại- xấu chiếm tỉ lệ 20,4% hay tương đương với 161 lựa chọn; dễ
tiếp cận với văn hóa ứng xử bạo lực của mạng xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe, lần lượt chiếm
tỉ lệ 16,1% và 12,3% (tương đương 127 và 97 lựa chọn).

Về những tác động của TikTok lên sinh viên: có đến 181 sinh viên cho rằng tác động của
TikTok lên họ là bình thường, chiếm tỉ lệ lên đến 70,2% - cao nhất trong tổng số 258 sinh viên.
Tiếp đến là sinh viên cảm thấy tác động của TikTok là tốt - chiếm tỉ lệ 21,7%, sau đó có 4,7%
tổng số sinh viên nhận thấy TikTok ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ. Trong khi đó có 8 trên
258 sinh viên (chiếm tỉ lệ 3,1%) lại thấy ảnh hưởng của TikTok lên họ là rất tốt. Cuối cùng, sinh
viên cảm thấy nền tảng này là đang có vấn đề, là rất xấu chiếm tỷ lệ thấp nhất - chỉ 0,3 %.

Về mức độ cảm nhận về các trào lưu trên TikTok: có đến 186 sinh viên cảm thấy các trào lưu
mà họ thấy trên TikTok là bình thường, chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 70% trong tổng thể. Tiếp
đến là sinh viên dành lời khen ngợi cho các trào lưu trên TikTok - họ nhận thấy các trào lưu này
tốt - chiếm tỉ lệ 17%. Trong khi đó có 6% tổng số lại thấy các trào lưu này là xấu. Tuy nhiên vẫn
có 3% trên tổng số 258 sinh viên đã tham gia khảo sát cảm nhận các trào lưu này là rất tốt. Cuối
cùng, sinh viên cảm thấy các trào lưu trên TikTok không có gì tốt đẹp là rất xấu chiếm tỉ lệ 2%
(thấp nhất).

Về những hoạt động sinh viên hay làm khi không sử dụng TikTok: cả nam sinh và nữ sinh
đều dùng phần lớn thời gian của họ để dùng các mạng xã hội khác thay vì dùng TikTok (ở nam
chiếm tới 40%; ở nữ chiếm 37,7% - đều đứng cao nhất). Tiếp đến, đối với nam sinh, các bạn

47
thường nhiều thời gian để rèn luyện sức khỏe như tập thể dục, chơi thể thao,... nên đã có đến
26,4% sự lựa chọn của các nam sinh (29 bạn) - đứng thứ 2; tỉ lệ phần trăm các bạn nữ tập thể
dục, thể thao thay vì lướt TikTok cũng rất lớn, chiếm 17% trong tổng thể với 66 lá phiếu. Các
bạn sinh viên chọn đọc sách khi ngừng sử dụng TikTok cũng không hề nhỏ (ở nam sinh là
23,6%, ở nữ sinh thì lên đến 26,4%). Có 7,3% sinh viên nam, 17% sinh viên nữ trong tổng thể
chọn mua sắm nếu không dùng TikTok.

Về việc sáng tạo nội dung trên TikTok của các bạn sinh viên: có đến 72% - tương ứng với
185 trên tổng số 258 sinh viên chưa từng sáng tạo nội dung, chỉ mới có 73 bạn sinh viên là đã
từng làm điều đó - chiếm 28% trong tổng số.

Về việc sáng tạo nội dung trên TikTok trong tương lai: có khoảng 47% sinh viên sẽ sẵn sàng
sáng tạo nội dung, trình các sản phẩm ra mắt mọi người. Nhưng phần đông hơn (53%) vẫn chọn
lối sống của người khán giả khi tiếp tục không sáng tạo nội dung trên TikTok.

Qua khảo sát ta có thể thấy rõ rằng TikTok chiếm một phần khá quan trọng trong cuộc sống
của mỗi sinh viên, nó tác động đến sinh viên cả tích cực, lẫn tiêu cực. Vậy nên, mỗi sinh viên
phải ý thức, tự giác và điều khiển được hành vi sử dụng TikTok của mình để không lãng phí thời
gian và có thể hoàn thiện bản thân, phát triển một cách tốt nhất.

48
LỜI KẾT
Dự án này của nhóm chúng em đã trình bày được thói quen sử dụng TikTok của sinh viên
Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp để giúp sinh viên chúng ta sử dụng TikTok một cách
có hiệu quả hơn. Tổng quan lại những phần ta đã đi qua của dự án, có thể nói, TikTok có sức ảnh
hưởng không hề nhỏ đến đời sống của sinh viên hiện nay. Bên cạnh những lợi ích ta không thể
phủ nhận mà TikTok đã mang lại, cũng tiềm ẩn không ít tác hại, vì vậy, đòi hỏi những người sử
dụng TikTok cần kiểm soát tốt việc sử dụng TikTok của bản thân, tránh lạm dụng khiến gây ra
nhiều hậu quả không mong muốn.

Qua dự án này, ta có thể thấy được thói quen sử dụng của sinh viên trên nền tảng TikTok hiện
nay là khá lành mạnh. Mặc dù đối với một vài người sử dụng, TikTok vẫn là một nơi không
thích hợp để gửi gắm bản thân phát triển, nhưng với những định hướng phát triển mà nhóm
chúng em đã tìm ra như trên, chỉ cần mọi người cùng nhau chúng tay, em tin chắc rằng, chúng ta
sẽ sớm thấy được một TikTok lành mạnh hơn; trở thành một cộng đồng ảo, nơi mà mọi người có
thể cùng nhau học tập, làm việc, cùng nhau vui chơi, giải trí sau những thời gian bộn bề với cuộc
sống ở thế giới thực ngoài kia.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Wikipedia. TikTok, <https://vi.wikipedia.org/wiki/TikTok> [Truy cập ngày 10/05/2022]

Minh Tâm, 2021, <https://www.vietnamplus.vn/tiktok-vuot-moc-1-ty-nguoi-dung-moi-thang-


chi-xep-sau-facebook/743518.vnp> [Truy cập 10/05/2022]

Liqian Hou, 2018, Study on the perceived popularity of TikTok,


<http://dspace.bu.ac.th/bitstream/123456789/3649/1/Hou%20Liqian.pdf> [Truy cập 10/05/2022]

Elizabeth Dewit, 2021, Here’s what psychologists have to say about TikTok
<https://studybreaks.com/tvfilm/tiktok-and-psychology/> [Truy cập 10/05/2022]

Lương Hạnh, 2022, Tik Tok là gì? Tất tần tật về Tik Tok có thể bạn chưa biết,
<https://marketingai.vn/tik-tok-la-gi/> [Truy cập 10/05/2022]

50

You might also like