You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


---------***---------

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU


Tên đề tài:
Tác động của mạng xã hội TikTok đến quyết định
lựa chọn quán ăn của Gen Z tại thành phố Hà Nội
(trong giai đoạn hậu Covid 19)
Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh
Mã môn học: KTE206

Lớp: KTE206(GD1-HK2-2223).11
Nhóm sinh viên: Nhóm 16
Giáo viên giảng dạy: ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân
Tên thành viên:
1. Nguyễn Vũ Trâm Anh - 2214210012
2. Nguyễn Thị Diệu Hằng - 2211210057
3. Đoàn Cẩm Ly - 2215210115
4. Nguyễn Cẩm Ly - 2214210116
5. Nguyễn Trần Bảo Ngọc - 2214210143

Hà Nội, 6/2023
MỤC LỤC

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 1


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1. Lời mở đầu .................................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 2
2.1. Trong nước:........................................................................................... 2
2.2. Nước ngoài: ........................................................................................... 2
2.3. Khoảng trống nghiên cứu: ..................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................ 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
3.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5
3.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
4. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu .......................................................... 5
4.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5
4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 12
5.1. Quy trình nghiên cứu:.......................................................................... 12
5.2. Mẫu dữ liệu: ........................................................................................ 12
5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu: ............................................................ 13
5.4. Phương pháp phân tích dữ liệu: ........................................................... 16
6. Tính ứng dụng của của đề tài .................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 17
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN ............. 20
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 5.1: Bảng thang đo mức độ ....................................................................... 14
Bảng 5.2: Bảng thang đo Linkert ....................................................................... 14

DANH MỤC HÌNH


Hình 4.1. Các giai đoạn của quá trình quyết định ................................................ 8
Hình 4.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý ......................................................... 8
Hình 4.3. Mô hình chấp nhận công nghệ............................................................... 9
Hình 4.4. Mô hình chấp nhận công nghệ............................................................... 9
Hình 4.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 11
Hình 5.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................. 12
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng thì mức độ
tiếp cận tới các thiết bị thông minh của con người càng ngày càng tăng mà phải kể đến
là các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,…. Song hành cùng với sự tăng
trưởng vượt bậc đó là sự ra đời của hàng loạt các ứng dụng, tiện ích để hỗ trợ, phục vụ
cho quá trình sử dụng của người tiêu dùng, tiêu biểu là mạng xã hội TikTok, một nền
tảng mạng xã hội cho phép người dùng sáng tạo video ngắn hay bán hàng, mua sắm.
Theo số liệu của DataReportal, tính đến tháng 2/2023, ở nước ta có khoảng 49,9
triệu người sử dụng mạng TikTok. Tuy chỉ vừa chính thức ra mắt từ cuối tháng 4/2019
nhưng TikTok đã tạo ra tầm ảnh hưởng to lớn đối với thị trường Việt Nam và dần dần
khẳng định vị thế của mình khi trở thành một trong những ứng dụng được yêu thích
hàng đầu của giới trẻ. Hơn thế nữa, khi nhu cầu về ăn uống của giới trẻ cũng ngày càng
phong phú, đa dạng thì TikTok lại trở thành một nguồn tài nguyên lớn để giúp cho Gen
Z ngày nay có thể chọn lọc, lựa chọn cho mình một địa điểm ăn uống thích hợp dựa vào
các video ngắn từ food reviewer.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, sự phát triển công nghệ thông tin
là điều tất yếu cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội. Dịch
Covid-19 bùng phát cũng đã biến thành chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của các
hình thức truyền thông xã hội. Do sự hạn chế trong việc di chuyển, khám phá trong
giai đoạn Covid-19, con người đã sáng tạo ra nhiều phương thức thú vị hơn để có thể
tìm hiểu về những tri thức mới mà không cần phải rời xa khỏi khu vực sinh hoạt. Từ
đó, các nền tảng xã hội dần được người dùng để mắt nhiều hơn bởi khả năng truyền
tải thông tin nhanh, nhiều, cô đọng với các tính năng tiện lợi, dễ sử dụng mà không
cần tốn nhiều thời gian để có thể cập nhật thông tin hàng ngày và hơn thế là không
cần phải di chuyển từ không gian này đến không gian khác để có thế tiếp thu tri thức.
Vì vậy mà ở giai đoạn hậu Covid-19, con người được thừa hưởng lại những sáng kiến
đó và tiếp tục cải tiến, nâng cao thêm các tính năng mới phù hợp với thời đại, nhằm
đáp ứng cho quá trình sử dụng, tiếp thu nhanh chóng, tinh gọn.
Sự đột phá của TikTok cũng là minh chứng cho điều này. Theo TechCrunch,
ngày nay để tìm kiếm các nhà hàng, Gen Z có xu hướng xem review trên các ứng
dụng như TikTok thay vì chọn cách tìm kiếm trên Google. Nó là một môi trường đầy
tiềm năng để quảng bá thương hiệu và tiếp cận với người dùng một cách tối ưu nhất.
Nhận thức được sự phổ biến của TikTok ở Việt Nam, nơi có lượng Gen Z đang dần
1
chiếm ưu thế cùng với nhu cầu đa dạng về ăn uống và sự phát triển rầm rộ của các
quán ăn, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Tác động của mạng xã hội TikTok đến
quyết định lựa chọn quán ăn của Gen Z tại thành phố Hà Nội (trong giai đoạn hậu
Covid 19)” nhằm phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của TikTok đến quyết định
lựa chọn quán ăn ở TP Hà Nội của giới trẻ với mong muốn đưa ra những giải pháp
thiết thực làm tăng quyết định của Gen Z đối với việc lựa chọn nơi ăn uống.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Trong nước:
Một nghiên cứu của Le Hong Long (2022) đã kiểm chứng được rằng những
nội dung trên TikTok có tác động mạnh mẽ đến ý định tiêu dùng. Một nghiên cứu
khác (Nguyễn Hải Ninh, 2019) chỉ ra được rằng: Sự tin cậy, thu hút, chuyên môn, sự
quen thuộc và sự phù hợp của đại sứ thương hiệu có tác động cùng chiều đến ý định
mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu này chỉ ra được tính chuyên môn, tính
thu hút tác động vừa phải đến hành vi của người tiêu dùng, bao gồm cả quyết định
của người tiêu dùng. Độ tin cậy, chất lượng thông tin được đánh giá là có mức ảnh
hưởng thấp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong nghiên cứu (Ngô Mỹ
Trân & Ngọc Thanh, 2017)
Bài nghiên cứu về Tác động của các reviewer TikTok đến việc lựa chọn địa
điểm ăn uống ở Thành phố Hồ Chí Minh của nhóm nghiên cứu (Diễm Trinh và cộng
sự, 2022) là một nghiên cứu khá tương đồng với nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chỉ
ra niềm tin là nhân tố quan trọng nhất đến quyết định của người tiêu dùng, ngoài ra
cũng chỉ ra yếu tố chất lượng nội dung và tính thu hút ảnh hưởng đến ý định và quyết
định trải nghiệm địa điểm ăn uống của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã sử dụng mô
hình 5 biến độc lập tác động đến quyết định của người tiêu dùng bao gồm: Niềm tin,
Chất lượng thông tin, Tính chuyên môn, Các thông tin tiêu cực, Tính thu hút. Phương
pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài, thông tin thu thập theo phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết quả thu được là cà 5 nhân tố nêu trên đều có ảnh
hưởng đến quyết định của người dùng TikTok trong việc lựa chọn địa điểm ăn uống.
Nghiên cứu được đánh giá là khá toàn diện tuy nhiên nghiên cứu đã bỏ qua vấn đề là
nhóm nhân tố chất lượng nội dung cũng tác động lên niềm tin của người tiêu dùng.
Hầu hết các bài nghiên cứu chưa nghiên cứu sâu sắc vào khía cạnh nội dung
đánh giá địa điểm trên mạng xã hội TikTok tác động đến quyết định của người tiêu
dùng, cụ thể hơn là người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn Hà Nội.
2.2. Nước ngoài:
Các bài nghiên cứu thế giới có liên quan đến nội dung đánh giá (review) hiện
tại nhóm nghiên cứu thu thập được chưa có những nghiên cứu cụ thể về nền tảng
mạng xã hội TikTok. Các nghiên cứu về các bài viết đánh giá (review) chỉ rõ về các

2
nhân tố là tính thu hút, tính chuyên môn, niềm tin được nghiên cứu trong một số bài
nghiên cứu.
• Niềm tin:
Trong nghiên cứu của Patma T. S. và cộng sự (2022) chỉ rõ khi có những thông
tin tiêu cực về đánh giá làm ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, khách hàng
có xu hướng quyết định không sử dụng dịch vụ khách sạn này. Điều này đồng nghĩa
là niềm tin vào bài viết đánh giá ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Bài nghiên cứu (Moon S. và cộng sự, 2014) này sử dụng thiết kế nghiên cứu
định tính đưa ra kết quả rằng những đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng là rất
quan trọng với những khách hàng khác. Một nghiên cứu của Lee Jumin và cộng sự
(2011) chỉ ra rằng khi niềm tin ở mức cao, thông tin cung cấp càng thêm ý nghĩa và
tác động đến quyết định tiêu dùng của khách hàng. Một nghiên cứu khác thực hiện
bởi Abdulaziz Elwalda và các cộng sự (2015) nghiên cứu mẫu PDA (Perceived
Derived Attributes), sử dụng một số lý thuyết để tiến hành nghiên cứu nhân tố niềm
tin và các nhân tố khác của những bài đánh giá sản phẩm trực tuyến cùng tác động
nên quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Trong đó nhân tố niềm tin đóng vai
trò là biến độc lập và quyết định mua hàng là biến phụ thuộc. Thông qua thước đo
CFA (Confirmatory Factor Analysis), sử dụng thiết kế nghiên cứu hỗn hợp, sử dụng
dữ liệu thứ cấp từ Amazon. Kết quả thu được rằng, biểu hiện của niềm tin lên ý định
mua hàng của người tiêu dùng không quá sâu sắc với những người tiêu dùng không
thường xuyên đọc các đánh giá trực tuyến, tuy nhiên niềm tin với những người thường
xuyên xem các nội dung đánh giá trực tuyến sẽ lớn hơn đối với sản phẩm đó và chi
phối đến ý định mua hàng rõ ràng hơn.
• Tính thu hút:
Tao Chen và các cộng sự (2021) thông qua thực hiện nghiên cứu đã chỉ ra
rằng các đánh giá sản phẩm có khả năng thu hút thị giác có thể ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Dr.A.S.Gayathri và Husna Anwar (2019)
cho thấy sự ảnh hưởng từ tính thu hút của các reviewer tới quá trình quyết định của
người theo dõi họ trên các nền tảng mạng xã hội. Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu dữ
liệu và thu thập dữ liệu về ý định mua hàng của người tiêu dùng theo ba nhân tố:
Niềm tin, Tính chuyên môn, Tính thu hút. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
phân tầng với 60 phụ nữ, tuân theo mô hình với ba nhân tố: Niềm tin, Tính chuyên
môn, Tính thu hút là biến độc lập và Ý định mua hàng của người tiêu dùng là biến
phụ thuộc, nghiên cứu thu được rằng quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng khá tương
đương với ba nhân tố đã đề ra, cụ thể là nhân tố tính thu hút ảnh hưởng lớn nhất
(0,331); nhân tố tính chuyên môn tiếp theo (0,325) và nhân tố niềm tin được xác định
là ít ảnh hưởng nhất (0,304). Kết quả đưa ra đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên kích thước
mẫu bé, chưa đảm bảo được tính chính xác của nghiên cứu trên quy mô lớn hơn.
3
• Tính chuyên môn:
Vẫn từ nghiên cứu của, Dr.A.S.Gayathri và Husna Anwar, sự hiểu biết của
những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội về sản phẩm mà họ đánh giá có tác
động tích cực tới ý định mua hàng của người xem. Đồng ý với ý kiến trên, nghiên
cứu của Cheung & Thadani (2012) cho rằng,tiếp thị điện tử truyền miệng là một quá
trình ảnh hưởng cá nhân, trong đó giao tiếp giữa người truyền thông (người gửi) và
người nhận có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Do đó
độ chuyên sâu trong kiến thức của người truyền đạt thông tin có thể gây ảnh hưởng
đến quyết định chi tiêu của người nhận.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu:
Các nghiên cứu hiện tại khi nghiên cứu đang khai thác chủ yếu ảnh hưởng của
các nhân tố niềm tin, tính thu hút, tính chuyên môn. Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của chất lượng thông tin của review đang còn khá ít. Ở Việt Nam, những nghiên cứu
về khía cạnh nội dung đánh giá địa điểm ăn uống mặc dù lĩnh vực có tiềm năng và
đang phát triển ở nước ta. Những bài nghiên cứu thu thập được khá ít tập trung vào
một lứa tuổi nhất định, cụ thể là thế hệ Z - thế hệ sử dụng nhiều các nền tảng mạng
xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok. Cho nên, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu
đề xuất tập trung nghiên cứu về Ảnh hưởng của các nội dung đánh giá nghiên cứu về
địa điểm ăn uống trên nền tảng TikTok đến quyết định lựa chọn địa điểm ăn uống của
thế hệ Z trên địa bàn Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học nghiên cứu tác động của TikTok đến Gen Z đang
sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nhóm đối tượng nằm trong độ tuổi bị ảnh hưởng
nhiều nhất bởi những thông tin trên mạng xã hội. Cụ thể ở đây, nhóm nghiên cứu về
sự ảnh hưởng của các video ngắn về quán ăn trên nền tảng TikTok đến quyết định
lựa chọn địa điểm ăn uống của thế hệ người trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nhận thấy đề tài mang lại giá trị to lớn và là vấn đề cấp thiết của xã hội, nhóm
nghiên cứu thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu chung là nhằm xác định được sự
tác động của các nội dung đánh giá quán ăn của những nhà sáng tạo nội dung trên
mạng xã hội TikTok đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng gen Z tại Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể:
Để hướng đến mục tiêu lớn nhất, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những
mục tiêu cụ thể hơn. Trước hết, để khám phá được quyết định của người tiêu dùng,
cần thiết phải xác định được thông tin của các mục tiêu sau:
4
- Đánh giá được tầm ảnh hưởng của phản ứng, tính chuyên môn, chất lượng
thông tin (Chất lượng nội dung) đến quyết định của người tiêu dùng.
- Đánh giá được sự tác động của yếu tố niềm tin và tính thu hút đến quyết
định của người tiêu dùng.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng tương quan giữa các nhân tố chất lượng nội
dung đến yếu tố niềm tin của người tiêu dùng.
Từ đây, những câu hỏi nghiên cứu cũng được xây dựng dựa trên các mục tiêu
của nghiên cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thành phố Hà Nội, Việt Nam. Các
dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm
2023.
3.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Lựa chọn dữ liệu:
• Dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu định lượng thu được
thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi.
Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhóm nghiên cứu thực hiện khai thác và
tìm hiểu thông tin từ những nghiên cứu liên quan đến TikTok và sự ảnh
hưởng của đánh giá trực tuyến trước đó, từ đó xây dựng các lý luận về đề
tài nghiên cứu.
• Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát
trực tuyến bằng phần mềm Google Forms với số lượng mẫu là 270.
4. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
4.1.1. Một số khái niệm liên quan
• Nền tảng TikTok
TikTok được định nghĩa là nền tảng cho những video âm nhạc và là một mạng
xã hội của Trung Quốc được ra mắt đầu tiên vào năm 2017, dành cho các thị trường
bên ngoài Trung Quốc. Nó được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép,
khiêu vũ,... kéo dài khoảng 3 – 15s và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60 giây. Điểm
tạo ra sự khác biệt của ứng dụng này phải kể đến kho tàng hiệu ứng âm nhạc, âm
thanh hết sức độc đáo dựa trên đặc điểm, sở thích cùng rất nhiều tính năng chỉnh sửa
giúp cho người dùng tạo ra được những video đặc sắc. Chính điều này đã giúp cho

5
ứng dụng này trở nên hấp dẫn trên toàn thế giới. Theo Statista, một số dạng content
phổ biến dễ nhận được sự theo dõi của người dùng trên TikTok có thể kể đến: Kể
chuyện, chia sẻ kiến thức, review sản phẩm, tạo trend,...
Theo thống kê của Decision Lab, đối tượng người dùng chủ yếu của TikTok
là Gen Z vì độ phổ biến của ứng dụng ở nhóm này đứng thứ 2. Dù Facebook vẫn đang
là mạng xã hội chiếm ưu thế lớn nhưng với những đối tượng thuộc gen Z thì TikTok
vẫn là nền tảng cực kỳ phù hợp và có rất nhiều tiềm năng để khai thác.
• Khái niệm về Gen Z
Gen Z (Generation Z – Thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh
ra trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2012 theo định nghĩa của Pew Research.
Thuật ngữ thế hệ Z được sử dụng lần đầu tiên trong một bài báo (Thời đại quảng cáo
vào tháng 9 năm 2000) Gen Z còn có các tên gọi khác là: iGeneration, Homeland
Generation, Net Gen, Hậu – Millennials, Zoomer, Gen Wii, Gen-Tech,...
Vì là những người được sinh ra trong thời đại Internet phát triển và bùng nổ
nên những người ở Gen Z dễ dàng đón nhận các thông tin từ phương tiện truyền thông
như Facebook, Instagram, TikTok,... Cùng sự quan tâm đối với các nguồn ý kiến trên
Internet, xếp hạng cao trong tìm kiếm và đánh giá là một phần tác động đến Gen Z
trong mua hàng.
• Khái niệm về Review
Review là cung cấp thông tin nhằm giúp người nghe có cái nhìn đầy đủ và
chính xác nhất về sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn sử dụng. Review không phải là
quảng cáo. Nếu như quảng cáo thiên về tính năng của sản phẩm, dịch vụ và mọi thứ
đều hoàn hảo thì review sẽ cho biết những lợi ích mà nó mang lại bao gồm cả mặt tốt
và mặt hạn chế của sản phẩm, dịch vụ đó. Để có một bài review tốt người nói (viết)
cần phải có một quá trình nghiên cứu, sử dụng và trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ
đó để đưa ra những nhận xét chính xác nhất.
• Khái niệm về Reviewer
Reviewer có thể hiểu một cách đầy đủ là người chia sẻ nội dung và những trải
nghiệm khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nhất định. Bản chất của các reviewer là
đưa ra những nhận xét, phê bình theo thế giới quan cá nhân với mục đích cụ thể, từ
đó giúp mọi người quyết định có nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó nữa hay không.
Nhu cầu của con người chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của công việc
reviewer. Trước khi quyết định mua, sử dụng một sản phẩm nào đó, họ đều có tâm lý
sẽ tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ bằng cách thông qua các video review, bài đánh giá từ
những người đã sử dụng trước.
• Khái niệm về Video Review
6
Các video review có thể được hiểu như một dạng giới thiệu, mô tả, đánh giá
về một sản phẩm nào đó bằng việc thể hiện hình ảnh về sản phẩm và những trải
nghiệm thực tế sử dụng của người review (reviewer). Video review có khả năng tiếp
cận đến lượng độc giả rất lớn. Nội dung có thể dễ dàng được đăng tải thông qua các
mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok. Đây là một trong những cách tiết kiệm
chi phí nhất giúp lan truyền nội dung của mình qua mạng xã hội.
• Lựa chọn địa điểm ăn uống
Theo tiến sĩ William Glasser – người đưa ra lý thuyết lựa chọn cho rằng tất cả
các hành vi của con người đều được thúc đẩy bởi mong muốn thỏa mãn như cầu cơ
bản. . Mọi người cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của các lựa chọn tiềm năng trước
khi quyết định hành động. Việc đưa ra quyết định chọn lựa địa điểm ăn uống cũng
như vậy. Mọi người đều cân nhắc để lựa chọn một địa điểm ăn uống hợp lý theo từng
nhu cầu và tiêu chí của các nhân. Đặc biệt là với thời điểm mạng xã hội đang phát
triển bùng nổ như hiện nay thì hầu như mọi quyết định lựa chọn địa điểm ăn uống
đều được tham khảo qua các video review trên TikTok, Facebook,…
• Khái niệm về marketing
Marketing là một thuật ngữ Tiếng Anh được sử dụng lần đầu tiên vào năm
1902 trên giảng đường đại học Tổng hợp Michigan ở Mỹ. Trải qua nhiều giai đoạn
phát triển và hoàn thiện bao gồm: hướng theo sản xuất, hướng theo marketing, hướng
theo việc thiết lập các mối quan hệ, marketing được định nghĩa là nghệ thuật tạo dựng
giá trị từ khách hàng, xây dựng truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa
mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
• Hình thức marketing liên quan đến TikToker Review
Review marketing được xem là e-Word of Mouth (phương thức truyền miệng
điện tử). Hình thức này sử dụng review (đánh giá) của khách hàng để xây dựng danh
tiếng. Hình thức Marketing trên TikTok phổ biến liên quan đến TikTok hiện nay là
sử dụng TikToker review để lan truyền nội dung. Đây được xem là một hình thức
marketing sử dụng video để chia sẻ nội dung về những trải nghiệm khi sử dụng một
sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng đến thị trường. Các doanh nghiệp sẽ trả tiền cho
người review thay vì sử dụng hình thức marketing trực tiếp đến với khách hàng.
Những TikToker này sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét đánh
giá từ trải nghiệm của bản thân. Thông thường, những người đạt số lượng followers
lớn là những người có khả năng tạo nội dung chất lượng và viral.

4.1.2. Lý thuyết và hành vi ra quyết định mua của người tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng được định nghĩa là tất cả các hành vi tâm lý, xã hội và thể
chất của khách hàng tiềm năng khi họ nhận thức, đánh giá, mua, tiêu dùng và nói với
7
người khác về sản phẩm và dịch vụ. Bằng việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
nhằm mục đích nhận biết đặc điểm cá nhân, nhu cầu, sở thích, thói quen mua sắm của
họ để từ đó xây dựng các chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sản
phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Theo Philip Kotler, người tiêu dùng trước khi đi đến quyết định mua thường
phải trải qua một quá trình bao gồm năm giai đoạn được biểu diễn như sau:
Đánh giá Hành vi
Nhận thức Tìm kiếm Quyết
về nhu cầu thông tin các tùy định mua sau khi
chọn mua
Hình 4.1. Các giai đoạn của quá trình quyết định
4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
4.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết
• Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Icek Ajzen
và Martin Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được bắt nguồn từ những nghiên cứu
trước đây về tâm lý học xã hội, các mô hình về sự thuyết phục và các lý thuyết về thái
độ. Xu hướng tiêu dùng chính là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng và được
thể hiện rõ nét thông qua mô hình TRA. Thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng
là các yếu tố quan trọng góp phần đến xu hướng mua.
Thái độ đối với
hành vi
Ý định hành vi Hành vi

Chuẩn chủ
quan
Hình 4.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý
• Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được đề xuất và phát triển bởi Davis
(1989). Dựa trên lý thuyết hành động hợp lý TRA, mục đích chính của mô hình chấp
nhận công nghệ (TAM) là cung cấp cơ sở cho việc khảo sát tác động của các yếu tố
bên ngoài và các yếu tố bên trong như: niềm tin, thái độ và ý định của người sử dụng.
Theo TAM giữa thái độ, ý định và hành vi của con người sử dụng có mối quan hệ
nhân quả với nhau. TAM cho rằng nếu người dùng tin rằng công nghệ sẽ mang lại
giá trị cho công việc hoặc nhu cầu của họ và sử dụng công nghệ là dễ dàng, họ sẽ có
xu hướng sử dụng công nghệ đó.

8
Sự hữu ích cảm
nhận

Biến bên Thái độ Ý định Thói quen


ngoài sử dụng sử dụng

Sự dễ sử dụng
cảm nhận
Hình 4.3. Mô hình chấp nhận công nghệ
• Mô hình chấp nhận thông tin (Information Adoption Model - IAM)
IAM được phát triển dựa trên mô hình của Sussman và Siegal (2003). Mô hình
này giúp xem xét mối quan hệ giữa các biến: chất lượng, độ tin cậy, tính hữu ích và
sự chấp nhận thông tin. Với IAM, mỗi cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi thông tin theo
hai hướng: trung tâm và ngoại biên. Bên cạnh đó, mô hình lý thuyết hành động hợp
lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được Fishbein và Ajzen (1977) xây dựng
nhằm xác nhận sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi có chủ định. Trong đó, xu
hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Xu
hướng hành vi chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: thái độ và chuẩn chủ quan.
Chất lượng của
thông tin
Tính hữu ích Sự chấp nhận
của thông tin thông tin
Độ tin cậy của
thông tin
Hình 4.4. Mô hình chấp nhận công nghệ
4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
H1: Chất lượng thông tin, tính chuyên môn, yếu tố tiêu cực tác động đến niềm
tin của người tiêu dùng.
Chất lượng thông tin là sự phù hợp để sử dụng hoặc đáp ứng nhu cầu của người
sử dụng của thông tin (F.Sidi và cộng sự, 2012). Patma và các cộng sự (2022) đã
nghiên cứu ra rằng: Hai yếu tố chất lượng thông tin và chất lượng trải nghiệm có thể
giúp xây dựng lòng tin của khách hàng về một sản phẩm hoặc thương hiệu. Kết quả
của nghiên cứu cũng cho thấy rằng chất lượng thông tin có ảnh hưởng tích cực và đầy
ý nghĩa đến niềm tin của khách hàng.
H1a: Chất lượng thông tin tác động cùng chiều đến niềm tin của người tiêu dùng.
Theo Cheung & Thadani (2012), kiến thức về sản phẩm, dịch vụ và hiểu biết
về thương hiệu của người đánh giá sẽ tác động đến sự phân tích và xếp loại mức độ

9
tin cậy của đánh giá. Wang & cộng sự (2013) cho rằng, những khách hàng có hiểu
biết về sản phẩm và thương hiệu có khả năng phân loại và đưa ra các nhận định có
chất lượng cho các nội dung đánh giá trực tuyến cao hơn những người không có nhiều
hiểu biết. Người đánh giá được xác định có vai trò cốt lõi trong việc xác định độ tin
cậy cho nội dung của bài đánh giá, làm cơ sở xây dựng niềm tin của người tiêu dùng.
H1b: Tính chuyên môn tác động cùng chiều đến niềm tin của người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, yếu tố tiêu cực trong quảng cáo được định nghĩa là yếu
tố gây cảm giác và cảm xúc khó chịu được tạo ra do tiếp xúc với video quảng cáo
(Nguyễn Hoàng Sinh, 2012). Có nhiều yếu tố trong quảng cáo có thể xuất hiện trong
quá trình đánh giá và tiếp nhận thông tin, gây ra cảm giác khó chịu về tâm lý. Đây
chính là bước đầu tiên làm mất niềm tin của người tiêu dùng, dẫn tới các phản ứng
về hành vi tiêu dùng (W. Ahmad và Jin Sun, 2017).
H1c: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực tác động ngược chiều đến niềm
tin của người tiêu dùng.
H2: Chất lượng thông tin, tính chuyên môn, yếu tố tiêu cực tác động đến quyết
định lựa chọn quán ăn của người tiêu dùng.
Thông qua các video đánh giá trực tuyến, chất lượng thông tin trong video có
thể phản ánh chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ (Wang và Strong, 1996). Khi tiếp
nhận thông tin từ về sản phẩm từ các video review, người tiêu dùng trở nên phụ thuộc
vào thông tin có sẵn đó (Szymanski và Hise, 2000). Khi đó, chất lượng thông tin trở
thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ này
của người tiêu dùng.
H2a: Chất lượng thông tin tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn quán ăn
của người tiêu dùng.
Tính chuyên môn của người đánh giá cần được nhận xét dựa trên tầm hiểu biết
và mức độ uy tín của người này. Wang & cộng sự (2010) quan điểm rằng mặc dù
người đánh giá phải bỏ công sức, thời gian để viết ra những bài đánh giá, tuy nhiên
động cơ đánh giá và uy tín của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Do đó, người tiêu
dùng cần cân nhắc và xem xét uy tín, chuyên môn của người đánh giá trước khi dựa
vào đó để đưa ra các quyết định tiêu dùng (Pavlou & Dimoka, 2006).
H2b: Tính chuyên môn tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn quán ăn của
người tiêu dùng.
Như đã phân tích ở H1c, các yếu tố tiêu cực cấu thành thái độ và cảm xúc của
người tiêu dùng. Hirschman, E., và M. Holbrook (1982) cho rằng cảm xúc của người
tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng và tiêu dùng cho nhiều loại sản

10
phẩm. Việc gia tăng cảm xúc khó chịu, tức gia tăng các yếu tố tiêu cực gây ảnh hưởng
tiêu cực đến quyết định lựa chọn tiêu dùng của khách hàng.
H2c: Mức ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực tác động ngược chiều đến quyết định
lựa chọn quán ăn của người tiêu dùng.
H3: Niềm tin, tính thu hút tác động đến quyết định lựa chọn quán ăn của người
tiêu dùng.
Theo James (2002), niềm tin của một người trong lĩnh vực kinh tế được định
nghĩa là sự kỳ vọng vào một hành động rủi ro trong điều kiện không chắc chắn và
thiếu hụt thông tin dựa trên các động cơ thúc đẩy đã được tính toán cho hành động
đó. Việc có niềm tin là một hành động sẽ mang lại giá trị giúp thoả mãn nhu cầu nào
đó khiến cho người tiêu dùng đi đến quyết định có thực hiện nó hay không. Niềm tin
càng lớn, động lực thực hiện hành động càng mạnh mẽ.
H3a: Niềm tin tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn quán ăn của người
tiêu dùng.
Tính thu hút của một video được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau và phụ
thuộc vào từng đối tượng sử dụng, ví dụ như sự hữu ích của các thông tin được truyền
tải, sự mạch lạc của các video, bố cục của các video, ... Sự thu hút về mặt thị giác của
một mặt hàng có gây ảnh hưởng tích cực lên sự bốc đồng trong mua sắm của người
tiêu dùng, dẫn tới quyết định tiêu thụ của người tiêu dùng cho sản phẩm đó (H.
Khachatryan và cộng sự, 2018)
H3b: Tính thu hút tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn quán ăn của người
tiêu dùng.
4.2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Qua xây dựng giả thuyết, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu như
sau:

H2a H1a Tính thu hút


Tính chuyên môn Quyết định của
người tiêu dùng
H2b
Chất lượng thông tin
H1b Niềm tin

H2c Yếu tố tiêu cực H1c

Hình 4.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

11
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu:
Nhằm đảm bảo nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất, dưới đây là quy trình nghiên
cứu đã được thực hiện của bài nghiên cứu này:

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Xác định phương pháp nghiên cứu cho bài nghiên cứu

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bảng hỏi

Thu thập dữ liệu người tiêu dùng

Phân tích dữ liệu được thu thập

Tiến hành báo cáo và đánh giá nghiên cứu

Đưa ra kết luận về nghiên cứu và các giải pháp


Hình 5.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
5.2. Mẫu dữ liệu:
5.2.1. Kiểu dữ liệu và kĩ thuật lựa chọn mẫu dữ liệu:
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu nhóm được xác định là dữ liệu sơ
cấp khi được thu thập bởi chính nhóm nghiên cứu, đáp ứng được yêu cầu bám sát với
đề tài nghiên cứu và cập nhật nhất. Ngoài ra, dữ liệu thu được là dữ liệu định lượng,
được phân tích và thống kê thông qua thông tin mà mỗi người trả lời mang lại.
Dựa trên thực tế và đảm bảo hiệu quả của nghiên cứu cũng như khả năng của
nhóm, nhóm nghiên cứu đề xuất kỹ thuật lựa chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là sử dụng
hai kĩ thuật: kĩ thuật lấy mẫu có mục đích (hoặc lấy mẫu theo tính thuận tiện) và lấy
mẫu theo mô hình quả cầu tuyết. Giải thích cho lựa chọn kĩ thuật này, nhóm nghiên
cứu quyết định tận dụng những mối quan hệ bạn bè đang trong độ tuổi 1997 – 2012
để thu thập thông tin cũng như có thể mở rộng quy mô dữ liệu từ sự hỗ trợ của những
người trả lời trước đó.
5.2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi mẫu dữ liệu:
Đối tượng nghiên cứu là người dùng TikTok thuộc thế hệ Z.

12
Phạm vi nghiên cứu không gian là địa bàn Hà Nội, thời gian trong khoảng
tháng 5 đến tháng 6 năm 2023.
5.2.3. Kích cỡ mẫu dữ liệu:
Xem xét về khả năng của nhóm nghiên cứu và cấu trúc của nghiên cứu, kích
cỡ dữ liệu được đưa ra là vào khoảng 270 mẫu nghiên cứu.
Thông qua công thức xác định
kích thước mẫu: n: kích cỡ mẫu cần tìm
𝑝×(1−𝑝)
𝑛 = 𝑍2 × trong đó: p : tỷ lệ lượng mẫu thành công/ độ lệch chuẩn
𝑒2
Z : mức độ tin cậy
e : sai số cho phép/ khoảng tin cậy
Sau khi xem xét các biến số,
độ tin cậy của dữ liệu vào khoảng 90% tương ứng mức độ tin cậy Z= 1,645, độ lệch
chuẩn p=0,5 đảm bảo giá trị 𝑝 × (1 − 𝑝) lớn nhất, sai số cho phép rơi vào khoảng
e=5%=0,05. Theo công thức, kích cỡ mẫu tìm được rơi vào khoảng 270 mẫu.
5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nhóm đề xuất tiến hành tiếp cận bài nghiên cứu thực hiện theo thiết kế nghiên
cứu định lượng bằng phương pháp đề xuất là phương pháp điều tra bảng hỏi.
5.3.1. Quá trình thu thập dữ liệu:
Trước hết, để thu thập được dữ liệu, nhóm nghiên cứu xây dựng hệ thống câu
hỏi xoay quanh chủ đề: “Ảnh hưởng của mạng xã hội TikTok đến quyết định lựa chọn
địa điểm ăn uống của gen Z trên địa bàn Hà Nội” và thiết kế bảng hỏi trực tuyến qua
trình duyệt Google Forms hoặc Microsoft Forms.
Thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Messenger, Zalo,
Instagram,... nhóm nghiên cứu liên hệ với các người trả lời trực tuyến và tiếp cận
bảng hỏi đến nhiều người trả lời hơn thông qua những người trả lời trước.
5.3.2. Bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng gồm hai phần: Thông tin cá nhân và Khảo sát.
THÔNG TIN CÁ NHÂN:
• Giới tính: Nam/Nữ/Khác.
• Độ tuổi: 11-18 tuổi/ 19-22 tuổi/ 23-26 tuổi.
• Mức chi tiêu hàng tháng: Dưới 5 triệu/5-10 triệu/10-15 triệu/từ 15 triệu trở
lên.
• Nghề nghiệp: Học sinh/Sinh viên/Nhân viên văn phòng/Khác.
• Nơi sinh sống và làm việc hiện tại: Hà Nội/Khác.

13
KHẢO SÁT:
Phần khảo sát bao gồm một ma trận câu hỏi là thang đo Linkert 5 mức độ và
một số câu hỏi mở nhằm thu thập được lượng thông tin cá nhân hóa, đa dạng và toàn
diện hơn, từ đó phân tích hành vi người tiêu dùng chính xác, đa chiều và sâu sắc hơn.
Một số câu hỏi mở dự kiến:
• Bạn có thường lựa chọn quán ăn theo “review” trên tik tok không? Vì sao?
• Điều gì khiến bạn đưa ra lựa chọn như vậy?
• Bạn cảm thấy như thế nào về trải nghiệm đó? Vì sao?
• Sau những trải nghiệm đó, bạn có muốn tiếp tục tin tưởng vào những
“reviewer” trên TikTok không? Vì sao?
5.3.3. Thang đo
Mẫu nghiên cứu được chia thành 4 nhân tố tương ứng với 4 phần trong ma
trận bảng hỏi được xây dựng, bao gồm: niềm tin, chất lượng nội dung, tính thu hút và
yếu tố tiêu cực. Về thành phần Chất lượng nội dung, có hai nhân tố cấu thành: Chất
lượng thông tin và Tính chuyên môn.
Thang đo nghiên cứu tầm ảnh hưởng của các nội dung trên mạng xã hội về địa
điểm ăn uống lên người tiêu dùng gen Z ở Hà Nội trình bày dưới đây:
Bảng 5.1: Bảng thang đo mức độ

1. 2. 3. 4. 5.
Hoàn toàn Hoàn toàn đồng
Không đồng ý Trung lập Đồng ý
không đồng ý ý
Bảng 5.2: Bảng thang đo Linkert

ST Kí
Câu hỏi Tài liệu tham khảo
T hiệu
NIỀM TIN
Tôi tin tưởng lượng tương tác của các reviewer và bài
1 NT1
đăng của họ trên TikTok.
Tôi tin tưởng những nhà sáng tạo nội dung về địa điểm
2 NT2
ăn uống/food reviewer có lượt theo dõi cao.
Nhóm nghiên cứu
Tôi tin tưởng vào tính trung thực của các đánh giá từ
3 NT3 CLC19DMA02 –
các reviewer trên TikTok.
Khoa Marketing –
Tôi tin tưởng vào các đánh giá của các nhà sáng tạo
Trường Đại học Tài
4 NT4 nội dung TikTok về địa điểm ăn uống/food reviewer
chính-Marketing
hơn những nguồn tin khác.
Tôi tin tưởng vào các nội dung đánh giá địa điểm ăn
5 NT5 uống/ reviewing videos trên nền tảng TikTok không
nhận quảng cáo.

14
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
Tôi cảm thấy các nhà sáng tạo nội dung/reviewer về
6 Pos1
địa điểm ăn uống truyền tải thông tin dễ hiểu.
Tôi cảm thấy thông tin từ các nhà sáng tạo nội Nhóm nghiên cứu
7 Pos2 dung/reviewer trên TikTok mang lại sự tích cực và CLC19DMA02 –
khách quan. Khoa Marketing –
Tôi cảm thấy các nhà sáng tạo nội dung/reviewer trên Trường Đại học Tài
8 Pos3
TikTok mang lại thông tin mới lạ và bổ ích. chính-Marketing
Tôi cảm thấy thông tin từ các nhà sáng tạo nội
9 Pos4
dung/reviewer mang lại đúng với thực tế.
TÍNH CHUYÊN MÔN
Tôi cảm thấy tin tưởng vào các nhà sáng tạo nội
10 CM1 dung/reviewer về địa điểm ăn uống trên nền tảng
TikTok có kiến thức trong lĩnh vực ẩm thực.
Tính chuyên môn của các nhà sáng tạo nội
dung/reviewer về địa điểm ăn uống trên nền tảng
11 CM2
TikTok làm tôi tin tưởng về dịch vụ ăn uống mà họ Nhóm nghiên cứu
quảng bá. CLC19DMA02 –
Tôi thấy việc đầu tư xây dựng hình ảnh viên của các Khoa Marketing –
nhà sáng tạo nội dung/reviewer về địa điểm ăn uống Trường Đại học Tài
12 CM3
trên nền tảng TikTok thông qua các video TikTok thể chính-Marketing
hiện sự chuyên nghiệp của họ.
Tôi thấy bố cục nội dung và bố cục thời gian của các
video TikTok thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà sáng
13 CM4
tạo nội dung/reviewer về địa điểm ăn uống trên nền
tảng TikTok.
YẾU TỐ TIÊU CỰC
Tôi cảm thấy thông tin các nhà sáng tạo nội
14 Neg1 dung/reviewer về địa điểm ăn uống trên nền tảng
TikTok thường truyền tải không đúng với thực tế.
Tôi cảm thấy nhà sáng tạo nội dung/reviewer về địa
15 Neg2 điểm ăn uống trên nền tảng TikTok không có trách
nhiệm với thông tin họ truyền tải. Nhóm nghiên cứu
Tôi cảm thấy các nhà sáng tạo nội dung/reviewer về CLC19DMA02 –
16 Neg3 địa điểm ăn uống trên nền tảng TikTok chỉ làm các nội Khoa Marketing –
dung để làm các nội dung để nhận quảng cáo. Trường Đại học Tài
Tôi cảm thấy các nhà sáng tạo nội dung/reviewer về chính-Marketing
17 Neg4 địa điểm ăn uống trên nền tảng TikTok quảng cáo cho
địa điểm ăn uống quá lộ liễu.
Tôi cảm thấy không thiện cảm với các video của nhà
18 Neg5 sáng tạo nội dung/reviewer về địa điểm ăn uống trên
nền tảng TikTok sau khi đọc bình luận tiêu cực về họ.
TÍNH THU HÚT
Các video của nhà sáng tạo nội dung/reviewer về địa Nhóm nghiên cứu
TTH
19 điểm ăn uống trên nền tảng TikTok thu hút sự tò mò CLC19DMA02 –
1
của tôi. Khoa Marketing –
15
Chất lượng thông tin từ nhà sáng tạo nội Trường Đại học Tài
TTH dung/reviewer về địa điểm ăn uống trên nền tảng chính-Marketing
20
2 TikTok tác động đến lựa chọn địa điểm ăn uống của
tôi.
Chuyên môn của nhà sáng tạo nội dung/reviewer về
TTH
21 địa điểm ăn uống trên nền tảng TikTok tác động đến
3
lựa chọn địa điểm ăn uống của tôi.
Các thông tin tiêu cực từ nhà sáng tạo nội
TTH dung/reviewer về địa điểm ăn uống trên nền tảng
22
4 TikTok tác động đến lựa chọn địa điểm ăn uống của
tôi.

5.4. Phương pháp phân tích dữ liệu:


Sau khi đạt được số lượng mẫu đã đề ra trước là 270 mẫu dữ liệu, toàn bộ dữ
liệu được thu thập, thống kê và phân tích, quá trình được đề xuất sử dụng phần mềm
SPSS. Phương pháp phân tích được dự trù là phân tích miêu tả (Descriptive analysis),
phương pháp cho phép nhóm nghiên cứu diễn giải dữ liệu thu thập được thành các
kết quả và kết luận có giá trị. Sử dụng công cụ đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha
để đánh giá mức độ tin cậy của tổng thể dữ liệu, phân tích nhân tố khám phá EFA đo
lường sự tương thích của mẫu khảo sát, phân tích tương quan Pearson và phân tích
quy hồi để xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến đưa ra. Khi có được kết
quả phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận chung.
6. Tính ứng dụng của của đề tài
Nghiên cứu đánh giá về tác động của TikTok đến việc lựa chọn quán ăn của
giới trẻ hiện nay sẽ có những ứng dụng thực tiễn đối với bản thân Gen Z và những
nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok.
Thứ nhất, giới trẻ sẽ nhìn nhận rõ và tốt hơn các nhân tố đã và đang tác động
đến quyết định lựa chọn nhà hàng, quán ăn của mình từ đó sẽ trở nên chủ động, sáng
suốt hơn khi đưa ra quyết định, từ đó giúp họ chi tiêu hợp lý và hiệu quả hơn.
Thứ hai, vì nghiên cứu phản ánh các mặt thu hút, không thu hút đối với người
xem TikTok nên các nhà sáng tạo nội dung sẽ tham chiếu được ý kiến người xem của
mình, từ đó phát triển các hướng xây dựng nội dung tốt hơn, hoàn thiện hơn. Tức là,
các reviewer có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để cải thiện chất lượng video, mang
đến cho người xem trải nghiệm tốt hơn.
Cuối cùng, các nhà hàng, quán ăn có thể dõi theo xu hướng của các bạn trẻ,
vốn là một tệp khách hàng lớn để phát triển hướng kinh doanh, phục vụ phù hợp để
thu hút hơn với Gen Z, bên cạnh đó cần phải tìm những đối tượng hợp tác phù hợp
với bản thân và với xu hướng của giới trẻ.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmad, W. & Sun, J., 2018. Modeling consumer distrust of online hotel
reviews. International Journal of Hospitality Management, Volume 71, pp. 77-90.
2. Cervi, L., 2021. Tik Tok and generation Z. Theatre, Dance and Performance
Training, 12(2), pp. 198-204.
3. Chen, T. et al., 2021. Impact of Competition on Innovations of IT Industry:
An Empirical Investigation. Journal of Management Information Systems, 38(3), pp.
647-666.
4. Cheung, C. M. & Thadani, D. R., 2012. The impact of electronic word-of-
mouth communication: A literature analysis and integrative model. Decision Support
Systems, 54(1), pp. 461-470.
5. Cheung, C. M. & Thadani, D. R., n.d. The impact of electronic word-of-mouth
communication: A literature analysis and integrative model. Decision Support
Systems, 1(54), p. 461–470.
6. Chi, P. L., Anh, N. Q., Thu Huyền, B. T. & Tú, M. A., 2022. Ảnh hưởng của
mạng xã hội TikTok đến thế hệ Z. [Online]
Available at: https://sti.vista.gov.vn/tw/Pages/tai-lieu-
khcn.aspx?ItemID=354205&Type_CSDL=TAILIEUKHCN&Keyword=&searchIn
Fields=Title&datasearch=[%7B%22FieldSearch%22:%22Keyword_Chuan%22,%2
2Keyword%22:%22TikTok%22,%22Operator%22:%22AND%22%7D]&NamXuat
Ban=&LinhVuc_Ma=&Lis
7. Cư, T. N., Minh Quân, Đ. H., Quốc, T. N. & Trường, P. M., 2022. Truyền
miệng trực tuyến và ý định lựa chọn nhà hàng: Vai trò của chất lượng, độ tin cậy và
nhu cầu thông tin. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 13(2), pp. 66-80.
8. Davis, F. D., Bagozzi, R. P. & Warshaw, P. R., 1989. User Acceptance of
Computer Technology: A Comparison of Two Theoretical Models. 35(8), pp. 998-
1003.
9. Diễm Trinh, H. T. et al., 2022. NGHIÊN CĄU TÁC ĐÞNG CĂA CÁC
REVIEWER TRÊN NÀN TÀNG TIK TOK ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỦA GEN Z.
10. Elwalda, A., Lü, K. & Ali, M., 2015. Perceived derived attributes of online
customer reviews. Computers in Human Behavior, pp. 306-319.
11. Fishbein, M. & Ajzen, I., 1977. Belief, attitude, intention, and behavior: An
introduction to theory and research, s.l.: s.n.
12. Gayathri, A. S. & Anwar, H., 2019. Consumers' Perception of the Credibility
of Social Media Influencers and its Impact on Purchase Intention. ADALYA
JOURNAL, 8(10), pp. 1-8.
13. Hirschman, E. & Holbrook, M., 1982. Hedonic Consumption: Emerging
Concepts, Methods, and Propositions. Journal of Marketing, pp. 92-101.
14. Hợp, N. T., 2019. TÌM HIỂU MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN. Tạp
chí Khoa học, Volume 36, pp. 114-119.
15. James Jr., H. S., 2002. The trust paradox: a survey of economic inquiries into
the nature of trust and trustworthiness. Journal of Economic Behavior &
Organization, 47(3), pp. 291-307.
16. Khachatryan, H., Rihn, A., Behe, B. K. & Hall, C. R., 2018. Visual attention,
buying impulsiveness, and consumer behavior. Marketing Letters, 29(4).

17
17. Kotler, P. & Keller, K. L., n.d. Marketing Management. 14 ed. s.l.:Pearson
Education.
18. Lee, J., Park, D.-h. & Han, I., 2011. The different effects of online consumer
reviews on consumers’ purchase intentions depending on trust in online shopping
malls. 21(2), pp. 187-206.
19. Long, L. H., 2022. FACTORS ON TIKTOK VIDEOS AFFECTING
CUSTOMERS’ PURCHASE INTENTION. s.l.:s.n.
20. Maulida, A. I., Noviyanti, P. & Wahyunengsih, 2022. THE EFFECT OF
USING TIKTOK ON Z GENERATION ETIQUETTE. pp. 80-86.
21. Middle East University, 2022. The Impact of TikTok User Satisfaction on
Continuous Intention to Use the Application. 8(125).
22. Moon, S., Moon, Y. & Park, S. K. Y., 2014. The impact of text product reviews
on sales. European Journal of Marketing, 48(11/12), pp. 2176-2197.
23. Ngô Mỹ Trân & Ngọc Thanh, M. V., 2017. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
QUẢNG CÁO QUA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, 48(D), pp. 66-76.
24. NhuTung, n.d. Lịch sử ra đời và phát triển Marketing. [Online]
Available at: https://nhutung.com/lich-su-ra-doi-va-phat-trien-marketing
25. Ninh, N. H., Oanh, Đ. V. & Quỳnh Như, L. B., 2019. KINH DOANH SỐ
&MARKETING TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA DIGITAL BUSINESS &
MARKETING IN GLOBALIZTION ERA. s.l., s.n., pp. 285-303.
26. Patma, T. S., Djajanto, L., Widodo, S. & Rahayu, K. S., 2022. The Effect of
Information Quality and Experience Quality on Trust and Its Impact on Customer
Loyalty. s.l., s.n.
27. Pavlou, P. Ạ. & Dimoka, A., 2006. The nature and role of feedback text
comments in online marketplaces: Implications for trust building, price premiums,
and seller differentiation. Information Systems Research, 17(4), pp. 392-414.
28. Phương, N., 2022. Nghề reviewer thu hút giới trẻ, mang lại thu nhập khủng.
[Online]
Available at: https://govi.vn/nghe-reviewer-thu-hut-gioi-tre-mang-lai-thu-nhap-
khung/?fbclid=IwAR2J-Ht5mMTEO_f-
StGRDuJ2jeiAuC3KZyDzh8bBtBV7k53VVzgiyojb7uM
29. Sidi, F. et al., 2012. Data Quality:A Survey of Data Quality Dimensions. s.l.,
s.n., pp. 300-305.
30. Sinh , N. H., 2013. Highly attractive models in advertising: What causes
negative affect?. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, 16(1), pp. 20-34.
31. Sussman, S. W. & Siegal, W. S., 2003. Informational influence in
organizations: An integrated approach to knowledge adoption, s.l.: Information
systems research.
32. Szymanski, D. M. & Hise , R. T., 2000. E-satisfaction: an initial examination.
Journal of Retailing, 76(3), pp. 309-322.
33. Thùy Miên, P. T., 2021. Nghiên cứu tác động của marketing dựa vào người
nổi tiếng đến hành vi tiêu dùng của giới trẻ: Nghiên cứu tại Biti's. [Online]
Available at: https://sti.vista.gov.vn/tw/Pages/tai-lieu-
khcn.aspx?ItemID=320130&Type_CSDL=TAILIEUKHCN&Keyword=&searchIn
Fields=Title&datasearch=%5B%7B%22FieldSearch%22:%22Keyword_Chuan%22
18
,%22Keyword%22:%22Gi%E1%BB%9Bi+tr%E1%BA%BB%22,%22Operator%2
2:%22AND%22%7D%5D&NamXu
34. Uyen, V., 2023. Marketing Trên TikTok Hiệu Quả Cho Kinh Doanh Nhà
Hàng. [Online]
Available at: https://fnbvietnam.vn/marketing-tren-
TikTok/?fbclid=IwAR2qlbcPcOiDNmnsqsqLD7Q7IcU48Qt-
y7tOeVts6rubIjouvtNEmY2i0_0
35. Wang , H., Lu, Y. & Zhai, C., 2010. Latent aspect rating analysis on review
text data: a rating regression approach. s.l., s.n., pp. 783-792.
36. Wang , R. Y. & Strong, D. M., 1996. Beyond Accuracy: What Data Quality
Means to Data Consumers. Journal of Management Information Systems, 12(4), pp.
5-34.
37. Wang , S., Mai, F. & Chiang, H. L. R., 2014. Database Submission—Market
Dynamics and User-Generated Content About Tablet Computers Market Dynamics
and User-Generated Content About Tablet Computers. 3(33), pp. 449-458.

19
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSV ĐÓNG GÓP


1 Nguyễn Vũ Trâm Anh 2214210012 20%
2 Nguyễn Thị Diệu Hằng 2211210057 20%
3 Đoàn Cẩm Ly 2215210115 20%
4 Nguyễn Cẩm Ly 2214210116 20%
5 Nguyễn Trần Bảo Ngọc 2214210143 20%

20

You might also like